Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dự án đầu tư nuôi tôm sú tại xã Đông Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.68 KB, 3 trang )

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dự án đầu tư nuôi tôm sú tại xã Đông Hải
huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
4.1 Kết luận
Dự án đầu tư nuôi tôm sú tại xã Đông Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình là
một dự án mang tính cộng đồng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập,
cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá và nhất là phát huy được thế mạnh trong
diện tích nuôi tôm của địa phương. Đây cũng có thể là một điểm để bà con nuôi
trồng thuỷ sản tại những địa phương lân cận đến tham quan, học tập, trao đổi kinh
nghiệm. Dự án này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao thể hiện qua các phân tích
kinh tế và tài chính ở phần trên, vừa tăng thu nhập cho cộng đồng nhưng cũng
đồng thời tăng thu ngân sách cho địa phương. Tuy có nhiều thuận lợi như được sự
quan tâm của các cấp, các ngành tại địa phương, sự hỗ trợ của SUMA, nhân dân đã
tiến hành nuôi trồng thuỷ sản hàng chục năm nay, cần cù chịu khó nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn trước mắt như hệ thống cấp nước ngọt chưa đảm bảo nhu cầu, vốn
đầu tư trong dân còn rất khó khăn, kinh nghiệm và kiến thức để nuôi trồng thuỷ sản
theo những phương thức mới như bán thâm canh, thâm canh còn hạn chế. Nhưng
đây cũng là một dự án đầu tư hứa hẹn nhiều thành công.
4.2 Kiến nghị
Nhà nước ở đây là các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã cần
phải có những việc làm cấp bách như tổ chức giao lại đất, giám sát dân xây dựng
ao nuôi đúng quy cách, kỹ thuật và cung cấp tài chính đúng thời hạn, đủ. Ngân
hàng cần xem xét cho dân vay vốn trên cơ sở lấy ao nuôi làm thế chấp và thời gian
cho vay xây dựng cơ bản với thời gian 5 năm và vay vốn lưu động trong thời gian
6 tháng.Do còn khó khăn về cung cấp nước ngọt trong thời gian tới đề nghị tăng
cường công tác thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng thêm những trạm bơm
để đảm bảo đủ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Thiết kế kỹ thuật cần phải chú ý đến nền đất yếu ở khu vực dự án.
Thường xuyên mở các lớp khuyến ngư, tham quan học hỏi kinh nghiệm ở
những địa phương khác nhằm tăng kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân.
Dự án mở ra cho cá nhân mỗi con người cũng như cả cộng đồng ở đây một
cơ hội tìm kiếm và xác lập những kế sách sinh nhai khả thi nhất, vừa đạt hiệu quả


cao, vừa đảm bảo tính bền vững. Phương thức khai thác này nếu đảm bảo được
tính khoa học và hạn chế tối thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường (cả tại chỗ
và khu vực xung quanh) thì nó cho phép càng thâm canh cao sẽ càng tạo ra doanh
thu lớn hơn và ổn định.
Trên bình diện chung sản xuất ngư nghiệp Việt Nam có lợi thế cả về tuyệt đối
lẫn tương đối như tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học cao thích
nghi nhiều loại giống loài thuỷ sản cho năng xuất và chất lượng cao, nguồn lao
động dồi dào, năng động nhạy bén tiếp thu khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý thuận
lợi, chi phí thấp…để phát huy và khai thác tốt các yếu tố thuận lợi cần phải tạo lập
đầy đủ hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và sự đầu tư của nhà nước trong lĩnh
vự KHCN, công nghệ gen, đào tạo nguồn nhân lực..
Tập chung xây dựng và tạo lập lên một sự đồng bộ quản lý từ TƯ đến địa
phương, từ những thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào chế biến, nuôi
trồng, khai thác và xuất khẩu kinh tế khác nhau cùng tham gia vào chế biến, nuôi
trồng, khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản xuất khẩu mũi nhọn chủ
lực của nền kinh tế nông nghiệp sinh thái của Việt Nam.
Tạo lập và phát triển ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản kể cả thị
trường trong nước và ngoài nước. Các chương trình hỗ trợ (KHCN, vốn,…) nâng
cao chất lượng sản phẩm, chuyên môn hoá và đa dạng hoá các sản phẩm chế biến
thuỷ sản cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng của thị trường thế giới.

×