Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Qui chế thực tập tốt nghiệp – Thực hiện luận văn và báo cáo tốt nghiệp của sinh viên khoa CNTY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.95 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

****


<b>QUI CHẾ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP – THỰC HIỆN LUẬN VĂN </b>
<b>VÀ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA CNTY </b>


<b>I. GIỚI THIỆU </b>


Trong khi chờ đợi những quy định chính thức của nhà trường về vấn đề thực tập tốt
nghiệp (TTTN) và xây dựng luận văn tốt nghiệp (LVTN), Ban Chủ Nhiệm Khoa CNTY căn
cứ trên những ý kiến đóng góp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa để xây dựng qui chế
cho sinh viên thực tập tốt nghiệp, thực hiện luận văn và báo cáo tốt nghiệp thống nhất trong
phạm vi của Khoa. Qui chế này áp dụng cho tất cả sinh viên các khóa chính qui, tại chức tập
trung tại trường, tại chức tại các trung tâm tỉnh. Sinh viên các lớp chuyển tiếp sẽ có qui chế thi
và tốt nghiệp riêng tùy theo tình hình cụ thể.


Qui chế này xác định trình tự và thủ tục sinh viên cần tuân thủ trong thời gian TTTN,
đồng thời đề nghị một định dạng chung cho các luận văn tốt nghiệp đại học để sinh viên tham
khảo thực hiện.


<b>II. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP </b>


<b>2.1. Thời gian và đối tượng thực tập tốt nghiệp </b>


Tất cả các khóa đào tạo Kỹ sư Chăn Nuôi hoặc Bác sĩ Thú Y đều có thời gian thực tập
tốt nghiệp là 06 tháng. Để phù hợp với điều kiện hiện tại, sẽ có các hình thức thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên như sau:


<b>2.1.2. Với các lớp đào tạo hệ tập trung (chính quy) </b>


Tất cả các sinh viên sau khi học xong 7 học kỳ (lớp Chăn Nuôi) hoặc 9 học kỳ (lớp
Thú Y) nếu đã hoàn tất các u cầu mơn học theo khung chương trình qui định sẽ tiến hành


đợt thực tập tốt nghiệp.


Trước khi kết thúc khóa học một tháng, thường là vào tháng 12 hoặc tháng 1 đối với
các lớp Chăn Ni, Thú Y hệ chính qui, Khoa sẽ tìm hiểu yêu cầu của giáo viên và nguyện
vọng của sinh viên đăng ký thực tập để phân sinh viên thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên sinh
viên có thể và nên liên hệ tìm giáo viên hướng dẫn từ sớm hơn để có thời gian chuẩn bị ý
tưởng hoặc các điều kiện làm việc cho đề tài thực tập sẽ được giao. Trong một lớp, mỗi giáo
<b>viên sẽ không trực tiếp hướng dẫn quá 05 sinh viên. Một số cán bộ khoa học ngồi trường </b>
cũng có thể xin sinh viên thực tập tốt nghiệp trong lãnh vực liên quan nhưng phải có giáo viên
của Khoa đứng tên hướng dẫn thứ nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dung thực tập, sinh viên phải được GVHD đề nghị chính thức bằng văn bản về Khoa để thay
đổi địa điểm, nội dung thực tập, đổi GVHD khác hoặc thay hình thức báo cáo luận văn bằng
thi tốt nghiệp tùy theo tình hình cụ thể.


Các sinh viên không báo cáo luận văn mà tham dự kỳ thi tốt nghiệp thì các mơn học
cần chuẩn bị bao gồm:


<b>- Môn Nội khoa – Dược Lý và môn Bệnh Truyền Nhiễm cho sinh viên lớp Thú Y </b>
<b>- Môn Dinh Dưỡng – Giống và ba môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa cho sinh viên lớp </b>
Chăn Nuôi


<b>Thời gian thực tập tốt nghiệp của sinh viên Chăn Nuôi hoặc Thú Y là 26 tuần, bao </b>
gồm: (xem bảng 1)


<b>Bảng 1. Lịch thực tập của sinh viên chính qui Chăn Nuôi Thú Y </b>


STT Công việc Thời gian1 Từ tuần thứ Đến tuần thứ


1


2
3
4
5
6
7


Thực tập tại cơ sở


Xử lý số liệu, viết, in luận văn (bản thảo)
Trình bày luận văn trước Bộ môn


Nộp luận văn tại Khoa
Báo cáo luận văn


Chỉnh sửa lại luận văn sau khi báo cáo
Lễ tốt nghiệp2


16 tuần
6 tuần
1 - 2 ngày


1 ngày
1 – 3 ngày


01
17
24
25
26


27
16
23
24
25
26
27


1<sub> Thời gian của mục 1 và 2 có thể tăng giảm trong phạm vi 22 tuần tùy theo thảo luận giữa </sub>


GVHD và sinh viên thực tập tốt nghiệp


2<sub> Lễ tốt nghiệp tổ chức theo kế hoạch của Trường nên chưa xác định rõ thời gian </sub>


<b>2.1.3. Các lớp hệ vừa học vừa làm (tại chức) </b>


Vào đầu học kỳ cuối cùng còn học các môn học, thường là học kỳ 9, Khoa sẽ chọn
50% số sinh viên trong lớp để thực tập tốt nghiệp với trình tự như qui định trong mục 2.1.2.
<b>Các sinh viên được chọn thực tập tốt nghiệp dựa theo điểm bình quân lần 1 của học kỳ 4 đến </b>
học kỳ 8 theo thứ tự từ cao nhất trở xuống cho đủ 50% tổng số sinh viên còn tham gia lớp học
cho đến thời điểm chọn. Các sinh viên này sẽ tự đăng ký nguyện vọng thực tập để Khoa có cơ
sở phân cơng giáo viên hướng dẫn. Các sinh viên đủ điểm để làm đề tài nhưng vẫn muốn thi
thì làm đơn xin nộp Khoa. Các sinh viên cịn lại trong lớp khơng được chọn làm đề tài tốt
nghiệp sẽ thực tập thực tế (gọi tắt là thực tập) và đăng ký với Khoa về giáo viên quản lý để
thực hiện các công việc sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nội dung báo cáo, và sinh viên phải báo cáo lại để bộ môn đánh giá và cho điểm. Báo cáo này
không phải là luận văn khoa học mà chỉ là báo cáo về nội dung các công việc đã thực hiện nên
có hình thức trình bày do chính giáo viên quản lý quyết định nhưng không nên quá 10 – 15
trang.



- Nếu sinh viên đạt sẽ đủ điều kiện thi một môn tốt nghiệp. Nếu không sẽ phải thi hai
môn.


<b>- Sinh viên đã đạt yêu cầu trong đợt thực tập sẽ thi một môn với hội đồng chấm thi 3 - </b>
5 giáo viên. Sinh viên được đăng ký tự chọn trước môn thi vào lúc đăng ký giáo viên quản lý.
Môn thi sẽ là một trong các môn sau: Giống; Dinh Dưỡng; Chăn nuôi gia cầm; Chăn nuôi
heo; hoặc Chăn nuôi thú nhai lại đối với sinh viên ngành chăn nuôi hoặc chăn nuôi thú y. Môn
Bệnh truyền nhiễm heo, gà; Bệnh truyền nhiễm chó mèo, trâu bị và các bệnh truyền nhiễm
chung; Ký sinh trùng; hoặc Nội khoa đối với sinh viên ngành thú y. Môn thi nên được chọn
phù hợp theo đơn vị thực tập.


- Thời gian quản lý các sinh viên thực tập được tính là 12 tiết thay vì 25 tiết như khi
hướng dẫn sinh viên thực tập đề tài tốt nghiệp. Giáo viên chấm thi (vấn đáp) tính 1 tiết/5 sinh
viên (giống như khi chấm báo cáo tốt nghiệp).


- Một giáo viên không nhận cùng lúc hướng dẫn tốt nghiệp và quản lý sinh viên thực
tập quá 05 sinh viên trong cùng một lớp. Không đứng tên quản lý sinh viên thực tập chung
với giáo viên khác. Khơng phân cho giáo viên ngồi khoa quản lý sinh viên thực tập.


<b>2.1.4. Áp dụng </b>


Việc phân công sinh viên thực tập tốt nghiệp và thực tập thực tế được bắt đầu áp dụng
sau tháng 9/2005 (trừ lớp Vĩnh long 2000 vẫn tiến hành như cũ)


<b>2.2. Các thủ tục sinh viên cần hoàn thành để tốt nghiệp </b>
<b>2.2.1. Nộp luận văn tốt nghiệp </b>


Sau khi kết thúc TTTN, sinh viên tiếp tục làm việc với GVHD để xử lý số liệu và viết
luận văn. Bản thảo luận văn sẽ được in và trình cho GVHD hoặc báo cáo trước Bộ mơn để


<b>được góp ý sửa chữa. Luận văn sau khi sửa chữa sẽ được làm thành hai (02) bản nộp về </b>
Khoa. Sau khi báo cáo chính thức trước hội đồng báo cáo tốt nghiệp ở Khoa, nhận các góp ý,
sinh viên sẽ làm việc lại với GVHD để hồn chính luận văn. GVHD sẽ ký xác nhận vào trang
<b>thứ hai của luận văn và sau đó sinh viên sẽ nộp hai bản chính thức cho Khoa. Ngồi ra sinh </b>
viên cịn có nghĩa vụ nộp một bản cho GVHD và một bản cho cơ sở thực tập tốt nghiệp.


Trước khi tổ chức báo cáo luận văn cho sinh viên, GVHD phải gửi về Khoa một giấy
<b>đề nghị (theo mẫu tại Văn phòng Khoa) cho phép sinh viên được báo cáo và có cho điểm </b>
theo thang điểm 10. Mức cho điểm của GVHD tùy vào chất lượng cơng việc sinh viên đã
hồn thành theo yêu cầu của GVHD và cũng dựa một phần vào chất lượng luận văn của sinh
viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Sau khi báo cáo tốt nghiệp, nếu điểm các môn học đã đạt yêu cầu theo quy định (có
thể tham khảo quy chế thi và kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo tại Khoa), sinh viên sẽ nộp
hai tấm ảnh, khám sức khỏe cuối khóa (theo thơng báo chung từ Phịng Đào Tạo), xin xác
nhận đã thanh lý cơng việc với các phịng, ban, bộ mơn liên quan (lấy mẫu từ phịng Đào Tạo)
và nộp tất cả về Khoa để hoàn thành thủ tục cấp bằng tốt nghiệp. Mẫu giấy thanh lý tài sản
được thực hiện sớm nhất là 1 tuần sau khi thi hoặc báo cáo tốt nghiệp. Trong phạm vi của
Khoa, sinh viên chỉ cần xin ký xác nhận ở mục Bộ môn là đơn vị đã quản lý thực tập và sau
đó ở Khoa mà khơng cần chữ ký của tất cả các bộ môn trong Khoa.


<b>III. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP </b>
<b>3.1. Hình thức luận văn </b>


<b>3.1.1. Định dạng chung </b>


Luận văn phải được soạn thảo bằng máy vi tính hoặc máy đánh chữ. In một mặt.
Cần in trực tiếp bằng máy in laser hoặc sao chụp bằng máy photocopy laser để tránh mực bị
phai, mất chữ sau một thời gian bảo quản.



Khơng có giới hạn cụ thể số trang cho một luận văn tốt nghiệp song không nên quá
ngắn (dưới 30 trang) và cũng không nên quá dài (trên 80 trang).


Sử dụng giấy trắng khổ A4 (21 cm x 29.7 cm). Lề trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3
<b>cm và lề phải 2 cm. Phần nội dung luận văn có khoảng cách giữa các dòng là 1.5. Kiểu chữ </b>
Times (VNI-Times, VN-Times, VnTime … hoặc Times New Roman tùy theo phần mềm sử
<b>dụng). Cỡ chữ 13. Các từ khoa học tiếng Latinh phải được in nghiêng. Khơng nên đưa vào các </b>
hình, ký hiệu, đường kẻ trang trí hoặc các dịng tiêu đề trang (header, footer) làm rối mắt
người đọc.


Luận văn sẽ bao gồm hai phần : phần phụ và phần chính.
<b>3.1.2. Phần phụ </b>


Theo thứ tự từ ngồi vào, luận văn sẽ gồm các trang, mục sau đây (xem phụ lục):
<b>• Trang bìa một : luận văn được đóng tập với bìa giấy cứng, màu xanh dương nhạt cho </b>


<b>lớp thú y, màu vàng nhạt cho lớp chăn ni. Gáy được đóng theo kiểu bấm kim và dán </b>
<b>thơng thường. Khơng đóng gáy luận văn theo kiểu vịng xoắn do khó sắp xếp lưu trữ </b>
trong tủ, kệ sách. Nội dung trang bìa gồm :


(dòng 1) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM (cỡ 14, in đậm)
(dịng 2) KHOA CHĂN NI THÚ Y (cỡ 12, in đậm)


(dòng 3 – dòng 10) (để trống)


(dòng 11) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (cỡ 36)


(dòng 12 – dòng 15) (để trống)


(dòng 16) “Tên luận văn” (khơng ghi chữ “Đề tài: “ )



(dịng 17 – dòng 24) (để trống)


(dòng 24) Ngành : (cỡ 12)


(dịng 25) Khố : (năm nhập học – năm tốt nghiệp) (cỡ 12)
(dòng 26) Lớp : (ghi đầy đủ tên lớp, thí dụ “Thú Y Vĩnh Long 1999)
(dịng 27) Sinh viên thực hiện : (cỡ 12)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(dòng 33) - 200 - (cỡ 14)
Đóng khung tất cả các dịng trên.


• Trang bìa thứ hai : giấy trắng với nội dung giống như trang bìa ngồi từ dòng 1 đến dòng
26.


(dòng 27) Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(dịng 28 – dịng 33) giống như trang bìa.


Trang này cũng được đóng khung như trang ngồi.


• Trang thứ ba: (dùng cho giáo viên hướng dẫn sau khi sinh viên đã báo cáo và chỉnh sửa
xong luận văn) có nội dung như sau:


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập:


Tên luận văn:


Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng
góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ________ (ngày báo cáo)



Giáo viên hướng dẫn


(ký tên và ghi rõ họ tên)


• Lời cảm tạ : chỉ nên dùng một đến hai trang giấy để ghi lời cảm tạ đến các cá nhân, cơ
quan có quan hệ giúp đỡ trong q trình học và thực tập tốt nghiệp. Không nên dùng một
trang cho mỗi một cá nhân, đơn vị.


• Mục lục : ghi đầy đủ các đề mục trong phần nội dung, số trang.
• Danh mục các bảng : ghi đầy đủ tên các bảng, số trang.


• Danh mục các biểu đồ (nếu có) : ghi đầy đủ tên các biểu đồ, số trang


• Tóm tắt luận văn : không nên quá một trang giấy A4. In dịng một. Nêu cơ đọng bố trí thí
nghiệm, kết quả và kết luận. Nếu có khả năng, Khoa khuyến khích sinh viên soạn thêm
một trang tóm tắt bằng ngoại ngữ thông dụng (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) để có thể thuận
tiện trong việc giao lưu khoa học quốc tế.


• Ở phần phụ các trang được đánh số bằng chữ số la tinh chữ thường (i, ii, iii, iv, v, ....) và
đặt ở giữa – bên dưới trang giấy, cách mép giấy phía dưới 1.5 cm. Trang bìa 1 và trang bìa
2 không ghi số trang nhưng vẫn kể theo thứ tự nên trang thứ ba trở đi sẽ có số thứ tự được
hiển thị là iii, kế tiếp iv, ...


<b>3.1.3. Các phần chính trong luận văn </b>


Thơng thường phần chính của luận văn sẽ bao gồm 07 phần sau đây (tùy theo
tính chất, luận văn có thể giảm bớt một phần) :


<b>Phần I. MỞ ĐẦU </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khi hoàn tất thời gian thực tập tốt nghiệp. Nên để riêng thành hai đoạn, “Mục đích” và “u
cầu”.


Khơng cần thiết phải có thêm một trang cho dòng chữ “Phần I. MỞ ĐẦU”, “Phần II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN” v.v... mà nên đặt tiêu đề này ở trên cùng, giữa trang giấy.


Từ trang đầu tiên của phần mở đầu trở đi sẽ được đánh số trang bằng chữ số Ả rập (1,
2, 3, 4, ...) và đặt ở góc trên bên phải của trang giấy, cách mép trên 1.5 cm sát lề phải. Không
ghi thêm chữ “trang “.


<b>Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN (hoặc TỔNG QUAN TÀI LIỆU) </b>


Phần này dùng để nêu tóm tắt các cơng trình trong và ngồi nước đã được thực hiện có
liên quan với nội dung thí nghiệm hoặc khảo sát của tác giả. Khơng mơ tả lại các cơng trình
trên mà chỉ rút ra những ý chính về vấn đề đang thực hiện, các nhận xét, kết luận hoặc đề nghị
của những tác giả trước để từ đó củng cố cho dự định của tác giả giả sẽ thực hiện được mô tả
trong Phần III. Phương pháp tiến hành. Các bảng số trích dẫn sử dụng trong phần này phải
nêu rõ xuất xứ của tài liệu.


<b>Phần III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH </b>
Trong phần này cần nêu rõ một số các mục sau :


<b>Thời gian và địa điểm thực hiện </b>
<b>Bố trí thí nghiệm </b>


Nêu rõ cách phân lơ thí nghiệm, kiểu bố trí (hồn tồn ngẫu nhiên, la tinh bình phương
v.v...), yếu tố thí nghiệm, số lần lập lại/lơ, số thú (đối tượng thí nghiệm) trong lơ (lần lập lại).
Nếu là các khảo sát, điều tra thì cần nêu rõ cách chọn mẫu, địa điểm điều tra, số lượng mẫu
thu thập v.v...



<b>Các điều kiện trong lúc tiến hành thí nghiệm </b>


Chỉ nêu những gì có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thí nghiệm như các
chăm sóc thú thí nghiệm, chuồng trại, lịch chủng ngừa. Những vật dụng thí nghiệm đặc biệt
cần nêu rõ xuất xứ (hãng sản xuất, cách sử dụng)


<b>Chỉ tiêu theo dõi </b>


Nêu các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm. Phương pháp cụ thể để đo lường, ghi nhận
được chỉ tiêu. Cơng thức, đơn vị tính. Thí dụ : chỉ tiêu tăng trọng tuyệt đối của thú sẽ cần xác
định cân thú lúc nào, bao nhiêu con, loại cân sử dụng (độ nhạy) và cơng thức tính.


<b>Xử lý số liệu </b>


Ghi lại phương pháp xử lý số liệu. Thường là phương pháp thống kê sinh vật học. Cần
nêu rõ tên trắc nghiệm thống kê sử dụng (trắc nghiệm F, Duncan, v.v...)


Nếu sử dụng các phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và xử lý số liệu thơng thường thì
chỉ cần ghi tên của phương pháp. Thí dụ : chỉ tiêu hàm lượng đạm thơ trong thịt gà thí nghiệm
chỉ cần ghi được phân tích bằng phương pháp Kjeldahl. Những phương pháp đặc biệt nên
được mô tả chi tiết trong phần phụ lục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tùy theo tính chất của cuộc nghiên cứu, các chỉ tiêu có thể được trình bày tất cả các
kết quả ghi nhận thông qua số liệu trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, tính sai khác về thống kê
hết rồi mới thảo luận cùng lúc hoặc có thể trình bày lần lượt từng chỉ tiêu rồi thảo luận riêng
rẽ về chỉ tiêu này. Cần lưu ý các bảng số, hình ảnh có liên quan đến chỉ tiêu theo dõi nên được
trình bày ngay trong phạm vi của chỉ tiêu đã nêu để tiện cho người đọc theo dõi.


Các đề mục ghi trong từng phần nên đánh số theo cách sau để người đọc tiện theo dõi :


I. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


1.1. Thời gian và địa điểm
1.2. Bố trí thí nghiệm


1.2.1. Phân lô thí nghiệm
1.2.2. Thức ăn thí nghiệm


Bảng số sẽ được trình bày với tên bảng in đậm rồi đến thân bảng. Nếu nội dung bảng
số khá dài thì các hàng bên trong nên được soạn với khoảng cách dịng 1 thay vì 1.5 và có thể
dùng cỡ chữ 10 thay vì 12 để tồn bộ bảng số được thể hiện trong một trang giấy. Không để
bảng số bị cắt ngang qua hai trang. Số thứ tự của bảng, biểu đồ bao gồm 2 chữ số. Chữ số thứ
nhất chỉ số chương (phần) và chữ số thứ hai chỉ số thứ tự của bảng trong chương đó. Thí dụ:
<b>Bảng 4.2. --- là bảng thứ 2 của phần IV. </b>


Các biểu đồ và hình ảnh được trình bày với tên gọi in đậm nhưng đặt bên dưới biểu
đồ, hình ảnh thay vì bên trên như tên bảng. Những trang giấy có biểu đồ, hình ảnh cũng phải
được đánh số trang liên tục, không để những trang không số chen lẫn bên trong luận văn.


Khi thảo luận về kết quả đã thực hiện, sinh viên cần dẫn chứng và so sánh với các kết
quả có liên quan của những tác giả trước. Việc so sánh không thể chỉ dừng lại ở việc cái nào
hơn, cái nào kém mà cần phân tích nguyên nhân đưa đến sự sai khác. Khi trích dẫn ý tưởng
hoặc số liệu của tác giả khác đã công bố phải ghi chú tài liệu tham khảo. Chỉ ghi tên tác giả và
năm cơng bố tài liệu. Thí dụ : (Nguyễn Vĩnh Phước, 1983), (Creswell, 1997), ...


<b>Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ </b>


Phần kết luận dùng để nêu lại kết quả chính yếu của từng chỉ tiêu đã theo dõi nhưng
khơng cịn thảo luận nữa. Từ những kết luận và/hoặc tồn tại đã nêu, tác giả luận văn sẽ quyết
định đưa ra những đề nghị cụ thể trên vấn đề đã nghiên cứu.



<b>Tài liệu tham khảo </b>


Tài liệu tham khảo để nêu tên những tác giả với cơng trình có liên quan đã được trích
dẫn trong luận văn để người đọc có thể tìm tra cứu khi cần tìm hiểu kỹ hơn về những cơng
trình này. Do đó tài liệu tham khảo phải được ghi một cách có hệ thống, chính xác. Tất cả
những tên tác giả đã được trích dẫn trong luận văn (từ phần I đến phần V) đều phải được liệt
kê trong Tài liệu tham khảo. Ngược lại trong tài liệu tham khảo không thể liệt kê tên bất cứ
tác giả, tác phẩm nào nếu không hề sử dụng đến để trích dẫn trong suốt nội dung luận văn.
Các bài giảng trong lớp chưa được xuất bản chính thức thì khơng xem là tài liệu tham khảo.


<b>Cách ghi tài liệu tham khảo </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ngành (American Animal Science, luận văn tốt nghiệp Master và Ph.D của Đại Học Los
Baños) và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy cách của luận văn cao học, xem như
là quy ước chung của Khoa để các sinh viên thực hiện thống nhất.


• Xếp các tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài riêng, tiếng Việt riêng. Tiếng Việt trước,
tiếng nước ngồi sau. Lưu ý là xếp theo ngơn ngữ sử dụng trong tài liệu chứ không phải
tên tác giả vì một số tác giả người nước ngồi nhưng tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt
thì phải xếp ở phần tiếng Việt và ngược lại một số tác giả người Việt nhưng tác phẩm là
những báo cáo, bài viết bằng tiếng nước ngồi thì phải xếp ở phần tiếng nước ngồi.
• Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một đoạn văn có


khoảng cách dịng là 1. Giữa hai đoạn bỏ một dòng trống. Dòng đầu của đoạn theo sát lề
trái trong khi các dòng dưới được thụt đầu dòng khoảng 1.5 cm để làm rõ tên tác giả phía
trên.


• Đánh số riêng trong từng phần tiếng theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Đối với tên tác giả
Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ tự họ – đệm – tên, không đảo ngược như phần lớn tên tác


giả người nước ngồi.


• Thứ tự trình bày một tài liệu được tham khảo như sau :


(số thứ tự) (dấu chấm) (tên tác giả) (dấu phẩy) (năm) (dấu chấm) (tên bài báo hoặc chủ đề)
(dấu chấm) (tên tạp chí hoặc sách) (dấu chấm) (số tạp chí) (dấu chấm) (tên nhà xuất bản,
đơn vị ấn hành) (dấu chấm) (trang, có thể ghi tắt là tr. hoặc p. ). Thí dụ :


<b>Phần tiếng Việt </b>


1. Grigorev A., 1984. Nhu cầu axit amin ở gia cầm (sách dịch). NXB Nông nghiệp. Tr.
102 – 114.


2. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1996. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm.
Tập I. Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tr. 28 – 64.


<b>Phần tiếng nước ngoài </b>


1. Creswell D., 1997. Enzyme supplementation on wheat based broiler diets. Feed
International. 3/97. p. 24 – 25.


2. Man N. V., B. X. An, 1991. Study on growth capacity of grass varieties on grey land of
Eastern South of Vietnam. Proceeding of International seminar on Sustainable
Livestock Production in Tropical countries. (Edited by T. R. Preston and B. Ogle)
SAREC. p. 48.


<b> PHẦN VI. PHỤ LỤC </b>


Phần phụ lục được dùng để liệt kê chi tiết các phương pháp thực hiện, các biểu mẫu
hoặc các số liệu thơ, các bảng phân tích thống kê … tùy theo nhận định của tác giả. Ở phần


này và phần Tài liệu tham khảo cũng phải được đánh số trang nối tiếp cho đến hết.


<b>IV. PHỤ LỤC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN


CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO NHẬP



NỘI TẠI TRẠI HEO GIỐNG X



Ngành : Thú Y


Khóa : 200 - 200


Lớp : Thú Y Vĩnh Long 2000
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn X


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN


CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO NHẬP



NỘI TẠI TRẠI HEO GIỐNG X




Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :


PGS, TS LÊ VĂN B TRẦN HOÀNG A


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN </b>



Họ tên sinh viên thực tập:
Tên luận văn:


Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ________ (ngày báo cáo)


Giáo viên hướng dẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>LỜI CẢM TẠ </b>



Chúng tôi xin chân thành cảm tạ :
• PGS, TS Lê Văn B.


đã hết lịng hướng dẫn, giúp đỡ chúng tơi
trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp
• Ban Giám Đốc Cơng ty X


• Kỹ sư Phan Quốc M.


• Các Anh chị Cơng nhân Trại Chăn ni Y
đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng
tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp
• Bạn Cơng Tằng Tơn Nữ Thị H.



• Bạn T. T. Kh


• Các bạn bè thân yêu lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>MỤC LỤC </b>



Trang
<b>Phần I. MỞ ĐẦU </b>


<b>Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>


I. Khái niệm về công tác giống heo


II. Một số giống heo hiện được nuôi quanh TP. HCM
1. 1. Heo Landrace


1.1.1. Đặc điểm ngoại hình thể chất
1.1.2. Nguồn gốc giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>DANH SÁCH CÁC BẢNG </b>



Trang
Bảng 2.1. Các chiều đo của giống heo Landrace


Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thức ăn trên sự tăng trưởng của heo thịt
Bảng 4.1. Một số bệnh thông thường trên heo nái sinh sản


Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về đặc điểm ngoại hình thể chất 20 heo nái



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH </b>



Trang
Biểu đồ 4.1. Tăng trọng tích lũy của heo cai sữa đến xuất chuồng


Biểu đồ 4.2. Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm
Hình 3.1. Ngoại hình chuẩn của heo đực giống ngoại


Hình 4.1. Heo khơng đạt tiêu chuẩn chọn giống
Hình 4.2. Heo có dị tật


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Tám mươi heo con cai sữa trọng lượng bình quân 15 – 16 kg, thuộc bốn công thức lai
Y x D, Y x L, Y x Y và D x L được chia vào bốn lơ theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên, năm lần
lập lại, hai đực và hai cái cho một lần lập lại để khảo sát các đặc tính về ngoại hình, tăng
trưởng, chất lượng quày thịt trong thời gian từ 20/01/2000 đến tháng 05/2000 tại trại chăn
nuôi heo X.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Phần I. MỞ ĐẦU</b>



<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Công tác giống heo là vấn đề đang được hết sức quan tâm từ các trại chăn nuôi giống
cũng như người chăn nuôi heo thương phẩm để cho ra các sản phẩm ....


<b>II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU </b>
<b>2.1. Mục đích </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>




<b>Phần tiếng Việt </b>


1. Grigorev A., 1984. Nhu cầu axit amin ở gia cầm (sách dịch). NXB Nông nghiệp. Tr. 102 –
114.


2. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1996. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm. Tập
I. Tủ sách Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tr. 28 – 64.


3. Lâm Hồng Trúc, 1984. Điều tra tình hình dịch tễ trên bị sữa tại các huyện ngoại thành TP.
Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ thú Y. Khoa Chăn ni thú Y. Đại học Nơng
Lâm TP. Hồ Chí Minh.


<b>Phần tiếng nước ngoài </b>


1. Creswell D., 1997. Enzyme supplementation on wheat based broiler diets. Feed
International. 3/97. p. 24 – 25.


2. Man N. V., B. X. An, 1991. Study on growth capacity of grass varieties on grey land of
Eastern South of Vietnam. Proceeding of International seminar on Sustainable
Livestock Production in Tropical countries. (Edited by T. R. Preston and B. Ogle)
SAREC. p. 48.


</div>

<!--links-->

×