Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.81 KB, 10 trang )

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA NHỎ
I: Khái niệm doanh vừa và nhỏ
Ở Việt Nam hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề được
Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều
vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Mà trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế
thị trường thì doanh nhiệp quy mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, hoàn chỉnh về doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp này người ta thường căn
cứ vào hai tiêu chí.
Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản
lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng
thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử
dụng trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị tài
sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng
hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có
thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Hãy xem xét khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế
giới để tham khảo.
Hàn Quốc: Là một nước công nghiệp trẻ, đạt được nhiều thành công chính là
nhờ sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản
về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được công
nhận là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào lĩnh vực
hoạt động cụ thể như sau.
Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: doanh nghiệp có dưới 300 lao
động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Trong số này doanh nghiệp nào có dưới 20 lao động được coi là doanh
nghiệp nhỏ.
Trong lĩnh vực thương mại: doanh nghiệp có dưới 20 lao động thường xuyên
và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/ năm
(nếu là bán buôn) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này doanh


nghiệp nào có dưới 5 lao động thưòng xuyên được coi là doanh nghiệp nhỏ
1
(các
tiêu thức này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã
thay đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần).
Nhật Bản: là một nước đã tạo nên huyền thoại “thần kỳ” trong phát triển kinh
tế vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Từ những năm 60, Nhật Bản có
đạo luật cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định doanh nghiệp vừa
và nhỏ như sau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: doanh nghiệp có dưới 300 lao động và một
khoản tư bản hoá (vốn đầu tư) dưới 100 triệu Yên (tương đương với 1. 000. 000
USD) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có
dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.
Đối với doanh nghiệp bán buôn: doanh nghiệp có dưới 100 lao động hoặc có
một khoản tư bản hoá dưới 30 triệu Yên (tương đương 100.000 USD) được coi là
doanh nghiệp nhỏ.
Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: doanh nghiệp có dưới 50 lao động
hoặc một khoản tư bản hoá dưới 10 triệu yên (tương đương 100. 000 USD) được
coi là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có dưới
5 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ (những tiêu thức này nay được xác định từ
những năm 60, hiên nay vốn đã tăng lên hàng chục lần)
2
.
1 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa v nhà ỏ, 1/1997, tr 2.
2 Industrial Policy of Japan. p 534. (Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa v nhà ỏ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam)-tr 12
Trong khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản chỉ quan tâm đến hai
tiêu thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình doanh nghiệp
nhỏ, Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực châu á.
Phải chăng các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, họ quan tâm

đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn.
Thái Lan: là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, họ quan
niệm doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 200 lao động, doanh nghiệp nhỏ có dưới 50
lao động
3
. Như vậy Thái Lan chỉ quan tâm đến tiêu thức lao động và cũng không
tính đến tính chất đặc thù của nghành kinh tế (tiêu thức này gần giống với Việt
Nam).
Các nước khác như Phi-lip-pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và giá trị
tài sản cố định; In-đô-nê-xi-a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao động; Trung
quốc lại lấy tiêu thức sản lượng đầu tư. Mỹ lấy tiêu thức lao động, trị số hàng hoá
bán ra (doanh thu tiêu thụ) đối với doanh nghiệp bán buôn, dịch vụ, đối với doanh
nghiệp sản xuất thì có tính đến yếu tố ngành sản xuất.
ở nước ta, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định DNV & N
nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hổ trợ DNV & N đã đưa ra tiêu thức riêng để
xác định DNV & N phục vụ công tác của mình. Theo Công văn số 681/CP-KNT nêu
trên, các doanh nghiệp có vốn điều lệ DNV & Nưới 5 tỷ đồng và số lao động trung
bình hàng năm dưới 200 ngưòi là các DNV & N.
Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong cộng văn 681/CP-KTN chỉ là quy ước
hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hổ trợ DNV & N , là cơ sở để các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với
khu vực DNV & N. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính không có
chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNV & N áp dụng các tiêu
chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng hổ trợ khác nhau.
3 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa v nhà ỏ, 1/1997, tr3
Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNV & N mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các
tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vưc DNV & N ở Việt Nam, bởi vì có rất
nhiếu các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng, các chủ thể kinh doanh được
coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực DNV & N. Vì vậy, nhiều ý kiến cho
rằng cần quy định rõ DNV & N ở Việt Nam là cơ sở sản xuất có đăng ký, không

phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và/ hoặc lao động thoả mãn qui định
của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của
nền kinh tế.
Một số tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ đã được áp dụng ở Việt Nam
Cơ quan, tổ chức đưa
ra tiêu chí
Vốn Doanh thu Lao động
Ngân Hàng công
Thương Việt Nam
Vốn cố định dưới 10 tỷ
đồng, vốn lưu động dưới
8 tỷ đồng
dưới 20 tỷ
đồng/tháng
Dưới 500 ngưòi
Liên Bộ Lao Động &
Tài chính
Vốn pháp định dưới 1 tỷ
đồng
dưới 1 tỷ
đồng/năm
dưới 100 người
Dự án VIE/US/95 (Hỗ
trợ DNV & N ở Viêt
Nam của UNIDU)
+ Doanh nghiệp nhỏ
+doanh nghiệp vừa
Vốn đăng ký dưới 0,1
triệu USD
Vốn đăng ký dưới 0,4

triệu USD
dưới 30 người
Từ 30 dến 500
người
Quỹ hỗ trợ DNV & N
(Chương trình Việt
Nam- EU)
Vốn điều lệ từ 50.000
đến 300.000
Từ 10 đến 500
người
Nguồn: Bộ kế hoạch & Đầu Tư
II. Sự cần thiết khách quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1 Những lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Chúng gắn liền với công nghệ trung gian, là cầu nối giữa công nghệ truyền
thống và công nghệ hiên đại.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động, linh hoạt, tự do, sánh tạo
trong kinh doanh.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dể dàng và nhanh chóng đổi mới thiết bị
công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi
vốn nhanh.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ suất đầu tư trên lao động thấp nhiều so với
doanh nghiệp lớn, vì vậy nó có hiệu suất tạo việc làm cao.
- Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ gọn
nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp.
- Quan hệ giữa người lao động và người quản lý (quan hệ chủ- thợ) trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá chặt chẻ.
- Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh

hưởng rất ít hoặc không gây khủng hoảng kinh tế- xã hội, đồng thời ít chịu ảnh
hưởng của các cuộc khủng hoảng dây chuyền.
1.2 Những bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Bên cạnh những lợi thế kể trên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những bất
lợi so với doanh nghiệp có quy mô lớn.

×