Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.72 KB, 12 trang )

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA.
1. Tiếp tục thực hiện thi hành tốt luật doanh nghiệp.
- Việc ban hành luật doanh nghiệp 2000 như thổi một luồng sinh khí mới
vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy việc thực hiện triệt để luật doanh nghiệp
không phải đơn giản. Trong một thời gian dài giấy phép đã trở thành một công
cụ quản lý của các cơ quan Nhà nước. Đã tạo lên cơ chế “xin cho” cản trở sự
tiến bộ của xã hội. Việc xóa bỏ các loại giấy phép đã tạo thuận lợi cho các nhà
đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp, đã tước bỏ quyền lợi của một nhóm
người tại một số cơ quan công quyền, vì vậy chắc chăn nó sẽ gặp một sự phản
kháng của chính nhóm người đó trong một số lĩnh vực. Đặc điểm nổi bật của hệ
thống điều kiện kinh doanh hiện nay là nhiều, phân tán, không rõ ràng, chồng
chéo được quy định bởi trên 300 văn bản các loại. Vì vậy rất dễ dàng xuất hiện
các loại giấy phép dưới hình thức điều kiện kinh doanh. Do đó để giảm tối đa
tình trạng trên Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Xác định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
+ Kiên quyết huỷ bỏ những giấy phép kinh doanh không phù hợp với luật
doanh nghiệp.
+ Xây dựng bộ máy quản lý đăng ký kinh doanh có đủ năng lực để phục
vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp.
- Trong kinh doanh bao giờ cũng có tính rủi ro vì vậy cần có một số quy
định để doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
+ Đưa ra những quy định pháp lý cho việc mua bán doanh nghiệp.
+ Sửa đổi luật phá sản theo hướng:
- Phạm vi bao quát hơn, có nhiều đối tượng có quyền phá sản,
- Đơn giản hoá trình tự thủ tục phá sản.
- Nâng cao năng lực bộ máy cơ quan quản lý và thi hành việc phá sản.
2. Cải cách và phát triển thị trường vốn
Cải cách và phát triển thị trường vốn không chỉ là đảm bảo nguồn vốn
thông thoáng cho nền kinh tế mà nó còn góp phần vào phát triển khu vực kinh tế
tư nhân trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để cải cách và phát triển vốn


chúng ta cần làm một số việc sau:
- Nhà nước cần bãi bỏ quy định lãi suất trần, mức lãi suất để cho ngân
hàng tự quyết định trên điều kiện cụ thể của thị trường. Điều này sẽ giúp cho
ngân hàng chủ động và nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.
- Các ngân hàng cần xoá bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa
doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực tín dụng.
- Thiết lập một hệ thống đăng ký toàn quốc về việc cầm cố, thế chấp cho
thuê để đảm bảo quyền lợi cho bên đi vay và cả bên cho vay.
- Hạn chế tối đa sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
- Cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
* Bên cạnh đó để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn Nhà nước
cần xây dựng và khuyến khích các tổ chức trong việc hình thành các quỹ hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ này
phải là một tổ chức ban đầy của Nhà nước để cùng chia sử rủi ro với ngân hàng
trong quá trình cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn. Mà thiết thực nhất là
cùng trợ giúp trực tiếp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuẩn bị dự án
sản xuất kinh doanh, bảo đảm tính khả thi của dự án.
- Về phía ngân hàng cần tăng cường năng lực thẩm định dự án, nâng cao
trách nhiệm và chủ động hơn trong việc cho vay.
- Cũng nên khuyến khích việc ngân hàng và doanh nghiệp cùng đầu tư
vốn để sản xuất chứ không đơn thuần ngân hàng chỉ là một tổ chức tín dụng
thông thường.
3. Xây dựng hoàn thiện chính sách cạnh tranh.
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền là những
công việc cấp bách và cần thiết chứ không chỉ khuyến khích khu vực kinh tế tư
nhân mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Chính
sách cạnh tranh không chỉ bao gồm luật cạnh tranh mà nó còn được thể hiện
ngay trong tư duy trong quá trình xây dựng chính sách ở các lĩnh vực. Để làm

được điều đó, trong thời gian tới phải làm những việc sau:
- Thống nhất quan điểm đánh giá vai trò cạnh tranh trong nền kinh tế xóa
bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
- Chính phủ sớm đưa ra nghị quyết về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.
- Xác định rõ ràng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và rà soát lại hạn
chế bớt việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước.
* Để làm được những việc trên chúng ta cần đưa ra các giải pháp thực
hiện như sau:
- Giao nhiệm vụ nghiên cứu chính sách cạnh tranh nói chung và soạn thảo
luật cạnh tranh nói riêng cho một vài cơ quan để chính phủ thông qua.
- Nới lỏng việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường, khuyến khích các nhà
đầu tư, trước hết là thực hiện tốt luật doanh nghiệp và sửa đổi luật phá sản doanh
nghiệp.
- Thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh quá
trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp để có
tiếng nói bình đẳng trên thị trường.
- Cải thiện môi trường thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp.
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy định nhằm hạn chế các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
4. Đổi mới chính sách thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong việc xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài.
* Đổi mới chính sách thương mại.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới mang tính cơ bản trong chính sách thương
mại nhưng vẫn cần tiếp tục cải cách thì mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá
trình hội nhập kinh tế quốc dân. Nhưng vấn đề cần tiếp được cải cách đó là:
- Tiếp tục thu hẹp danh sách các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu đặc biệt là
những mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện. Điều kiện để xuất nhập khẩu
những mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu cần được cụ thể rõ ràng dể tránh hiện

tượng phân biệt đối xử trong vòng cấp giấy phép nhất là trong các doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Nên giảm thuế suất xuống 0 - 5% tuỳ từng mặt hàng để nâng cao lượng
hàng xuất khẩu (cho hàng xuất).
- Có chính sách tỷ giá hối đoái ổn định để hỗ trợ cho xuất khẩu.
* Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ xuất khẩu: Thông tin thị trường là
một trong những nhân tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Cho đến nay,
tại Việt Nam vẫn chưa hình thành những trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu
cho doanh nghiệp. Việc tìm hiểu thông tin về thị trường và luật pháp của nước
khác đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoàn toàn khó khăn vì vậy chúng ta
cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ thông tin về xuất khẩu là hết sức cần thiết.
* Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới bằng
cách hỗ trợ một phần về tài chính do doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hoạt
động hội trợ, triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài.
* Cần có các văn phòng đại diện doanh nghiệp của Việt Nam ở nước
ngoài để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và quyền kiểu dáng, sở hữu công nghiệp
sản phẩm. Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có chỗ đững trên thị trường thế giới.
5. Giảm bớt thủ tục hải quan không cần thiết.
- Đơn giản hoá thủ tục hải quan trong việc mở tờ khai: Giám đốc hoặc
phó giám đốc có thể uỷ quyền cho cấp dưới ký.
- Nghiên cứu rút ngắn quy trình khai kiểm hoá và tính thuế.
- Nghiên cứu hình thành mẫu khai cho nhiều loại hàng trong một lô hàng.
- Nghiên cứu phương thức chỉ mở tờ khai một lần cho nhiều lần nhập
khẩu một mặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu với số lượng lớn
trong một thời gian tương đối dài.
- Xét xử nghiêm minh những trường hợp nhân viên hải quan vi phạm kỷ
luật.
- Sửa đổi hệ thống mã thuế tương ứng với hệ thống mã vạch quốc tế, tránh
việc tuỳ tiện áp mã thuế xuất nhập khẩu.
- Cần trang bị phương tiện hiện đại cho ngành hải quan làm việc để ngăn

chặn và đẩy lùi các đường dây buôn lậu.
6. Tiếp tục cải thiện chính sách thuế.
Chính sách thuế mặc dù đã được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được so
với nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước vì vậy chúng ta cần cải cách theo
những bước sau:

×