Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.82 KB, 12 trang )

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN 2010 VÀ
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN 2010.
1. Các quan điểm chính trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng tháng 4 năm 2001 đã đề ra
chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 với yêu cầu GDP phải
tăng gấp đôi so với năm 2000. Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, GDP phải tăng bình
quân hàng năm 7,5% và đến năm 2005, GDP sẽ bằng 2 lần so với năm 1995. Nền
kinh tế nước ta phải phát triển với tốc độ cao đi đôi với việc giải quyết các vấn đề
bức xúc của xã hội và đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, phát triển tất cả
các vùng kinh tế, từng bước vượt qua tình trạng kém phát triển, cải thiện mức sống
của nhân dân, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tích luỹ
nội bộ, tạo nền tảng để đến năm 2002 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Theo quan điểm này thì tăng trưởng kinh tế nhanh đã
được đặt ra là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong
những năm tới.
Để đạt được các mục tiêu mà chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm
2010 đã đặt ra, chính phủ Việt Nam đã coi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là
một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam vì
hai lý do cơ bản (1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế xã hội của đất nước; (2) Sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng
góp đáng kể vào việc tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước thông qua tạo
việc làm, giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã hội của nhân dân. Vì thế, các
quan điểm chính trong việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới là:
- Phát huy nội lực tối đa trong xã hội. Trong thời gian qua, mặc dù đã có
những cải tiến mạnh mẽ trong việc tháo bỏ các rào cản hạn chế các doanh nhân bỏ
vốn ra kinh doanh nhưng các nguồn lực của xã hội vẫn chưa được khai thác và
phát huy đúng với tầm vốn có của nó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều
nguồn lực của xã hội vẫn còn tiềm ẩn trong dân. Vì thế, trong giai đoạn tới, chính


phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải tìm ra những động lực mới để
khai thác tốt các nguồn lực này nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
- Đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Mặc dù trên các văn bản
pháp luật, các thành phần kinh tế là bình đẳng với nhau trên thực tế các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tư nhân vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực.
Điều này thể hiện rất rõ trong chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách tín dụng cũng
như qua các hành vi của các công chức có liên quan. Bình đẳng chính là một động
lực quan trọng để phát huy các tiềm lực vốn có trong dân vì thế trong thời gian tới
chính phủ cần quán triệt quan điểm này để đem lại sự phát triển mạnh mẽ hơn
trong khu vực dân doanh, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
- Xoá bỏ các quy định hành chính hạn chế việc ra nhập và rời bỏ thị trường
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật doanh nghiệp ra đời đã từng bước bảo đảm
quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho thị trường hai năm qua sôi
động hẳn lên với sự ra đời của một số lượng khổng lồ của các doanh nghiệp dân
doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp làm giảm
tác dụng của luật doanh nghiệp. Việc nhiều doanh nghiệp ra đời sẽ thường kéo theo
nhiều doanh nghiệp muốn rút khỏi thị trường làm cho nền kinh tế thực sự mạnh
hơn. Điều kiện và giấy phép lao động hiện nay không hoàn toàn phù hợp với quá
trình cải cách kinh tế cũng như cải thiện hơn nữa môi trường khuyến khích đầu tư
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Do đó, các quy định hành chính hạn
chế việc ra nhập hay rời bỏ thị trường cần được xem xét và xoá bỏ dần trong thời
gian tới để thực sự cởi trói cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
- Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ
không xác định được các lĩnh vực cần can thiệp và lĩnh vực nên để thị trường tự do
điều tiết thì sẽ bóp méo các quan hệ trên thị trường và hạn chế các ảnh hưởng tích
cực của thị trường. Vì thế, để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong thời gian
tới các nhà hoạt động chính sách cần làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ và doanh
nghiệp, giảm bớt các can thiệp không hiệu quả của chính phủ vào thị trường làm
cho nền kinh tế hoạt động ổn định và phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn.

- Phát huy tối đa nội lực trong xã hội.
- Thực sự đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế để tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh.
- Nới lỏng những quy định hành chính hạn chế việc gia nhập và rút lui khỏi
thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc nới lỏng này không những đã
“cởi trói” cho nhà đầu tư mà nó còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải cách hành
chính, cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
2. Nội dung phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam.
2.2.1. Đổi mới nhận thức tư tưởng.
Căn cứ vào các học thuyết của Mác về quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp
với mô hình kinh tế đã lựa chọn, đó là nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội
chủ nghĩa. Bản chất của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải
tương ứng với bản chất của mô hình kinh tế đó. Chính sách hỗ trợ được thực hiện
trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế này, chính phủ
và thị trường cùng nhau can thiệp vào việc phân bổ các nguồn lực của xã hội để
giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội ở từng thời kỳ mà
chính phủ nên can thiệp vào những vấn đề gì và để thị trường tự giải quyết những
vấn đề gì sao cho hiệu quả nhất. Muốn vậy, chính phủ phải thống nhất một quan
điểm là can thiệp vào những vấn đề mà thị trường làm không tốt, không hiệu quả,
không muốn làm hoặc không thể làm được. Chính phủ không phải là một nhân tố
cạnh tranh với thị trường mà là nhân tố hỗ trợ và khuyến khích thị trường làm ngày
càng tốt hơn vai trò của mình trong nền kinh tế. Cả thị trường và chính phủ, với tư
cách là các nhân tố riêng biệt thì không phải là liều thuốc thần tiên để chữa bách
bệnh của nền kinh tế. Do đó, trong đổi mới nhận thức, chính phủ cần xác định rõ
mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường trong việc can thiệp vào các hoạt động
kinh tế nói chung cũng như các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước trong thời gian tới là đề ra
các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sao cho phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế của đất nước. Để làm được điều đó, các nhà hoạch định chính
sách cũng cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong nền kinh tế quốc dân từ đó có các chính sách giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
phát huy các vai trò của mình đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chính phủ vừa có thể sử dụng các tập đoàn kinh tế lớn và một số doanh nghiệp có
quy mô vừa để thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế và phục vụ các nhu cầu công
cộng vừa phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì những mục tiêu kinh tế cơ bản
nhằm khai thác tốt các nguồn lực hiện có và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải tạo được môi trường
sự yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài qua đó mới khắc phục được tâm lý
“làm ăn tạm thời” theo kiểu “chụp giật” “đánh quả”, đầu tư ít thu hồi vốn nhanh,
làm cho nền kinh tế phát triển mất thế cân bằng. Do đó, việc xây dựng và phát triển
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có một hệ thống quan điểm
đồng bộ, nhất quán, có tính ổn định lâu dài bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp nhỏ
và vừa cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
2.2.2. Bảo hộ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng giai đoạn
phát triển.
Trong tiến trình Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và trên thế giới
thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội như ASEAN, APEC, AFTA, WTO không
chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia thị trường mà các doanh
nghiệp của nhiều nước khác trong khu vực, trong cùng một tổ chức với Việt Nam
sẽ cùng thâm nhập vào thị trường nước ta. Với xuất phát điểm của một nước yếu
kém về nhiều mặt kinh tế, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu thấp kém thì các sản phẩm
được tạo ra trong nước rất khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các
doanh nghiệp ở những nước có nền kinh tế phát triển cao kỹ thuật tiên tiến.
Vì vậy, để tránh cho tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ mất
thị phần ở trong nước và khó có thể vươn ra được thị trường nước ngoài, thì chính
phủ Việt Nam cần có những chính sách kịp thời để bảo hộ cho các doanh nghiệp
đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho doanh nghiệp này có thể tồn tại và

trở nên cứng cáp hơn khi phải đối mặt với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá
bằng cách phát huy những mặt mạnh, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các doanh
nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ nên có kế hoạch

×