Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Bài giảng pháp luật lâm nghiệp và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 219 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


ThS. NGUYỄN THỊ TIẾN


<i>Bài giảng </i>



PHÁP LUẬT LÂM NGHIỆP


VÀ MÔI TRƯỜNG



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


LỜI NĨI ĐẦU


Bảo vệ mơi trường đang là vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của con người. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và
tài nguyên đang được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt. Tại
Việt Nam, từ sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam thì vấn đề bảo vệ mơi trường mới chính thức được luật hóa. Vì vậy,
đến những năm 90 của thế kỷ 20 trong số các biện pháp bảo vệ môi trường, biện
pháp pháp lý được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. Việc giảng dạy môn
học Luật môi trường được các trường đào tạo về luật quan tâm từ năm 1994. Để
đáp ứng yêu cầu đào tạo của sinh viên một số chuyên ngành của trường Đại học
Lâm Nghiệp chúng tôi tiến hành biên soạn Bài giảng Pháp luật về lâm nghiệp và
tài nguyên môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BQLR Ban quản lý rừng



BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng


BVMT Bảo vệ môi trường


CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường


ĐTM Đánh gía tác động mơi trường


ĐMC Đánh giá mơi trường chiến lược


GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


PCCC Phòng cháy chữa cháy


FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới


RPH Rừng phòng hộ


RĐD Rừng đặc dụng


RSX Rừng sản xuất


NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UBND Ủy ban nhân dân


TCMT Tiêu chuẩn môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4
Chương 1



NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT LÂM NGHIỆP
VÀ MÔI TRƯỜNG


1.1. Những vấn đề chung về pháp luật lâm nghiệp


<i>1.1.1. Các khái niệm </i>


<i>* Khái niệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp </i>


Việc xác định các khái niệm trong đó có khái niệm quản lý nhà nước về
lâm nghiệp là một việc làm quan trọng. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp giúp
cho nhà nước có thể quản lý một cách có hiệu quả tài nguyên rừng. Trên thực tế,
rừng được coi là một loại tài nguyên thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý, vì vậy việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng có ý
nghĩa đặc biệt cần thiết.


Thuật ngữ "quản lý" có nhiều nghĩa khác nhau. Theo “Từ điển tiếng
<i>Việt”, quản lý được hiểu dưới hai khía cạnh: "1. Trơng coi và gìn giữ theo </i>


<i>những yêu cầu nhất định"; "2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những </i>
<i>yêu cầu nhất định". Còn theo sách gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, quản lý </i>


<i>được hiểu là "trông nom, sửa sang, sắp đặt công việc" . Như vậy, có thể thấy </i>
rằng, thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau tùy theo góc độ tiếp
cận. Tuy nhiên, quan điểm chung nhất về quản lý do các nhà điều khiển học đưa
<i>ra thì quản lý được hiểu là "sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào </i>


<i>đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất </i>
<i>định". Trong khái niệm này, "sự tác động có định hướng" được hiểu là sự tác </i>



động có tính kế hoạch của người quản lý vào bất kỳ một thời điểm nào đó,
hướng đến đối tượng là "một hệ thống nào đó". Hệ thống này được xác định là
"tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc
liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất". Quản lý là sự tác
động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
đích đã đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của các
cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu mà nhà nước đã
đặt ra trong lĩnh vực hành pháp.


Quản lý nhà nước về lâm nghiệp là sự tác động của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong lĩnh vực lâm nghiệp tới các đối tượng quản lý bằng các
phương pháp cụ thể để đạt được mục đích mà nhà nước đã đặt ra trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng và đất rừng, đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững.


<i>* Khái niệm rừng </i>


Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam có nhiều định nghĩa khác
nhau về rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc
trưng chủ yếu: Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa
các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất
giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó; Rừng ln ln có sự cân bằng
động, có tính ổn định, tự điều hịa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi
của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này
được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự


nhiên của tất cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi
cao; Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, ln
ln tồn tại q trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời
nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các
hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.


<i>Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có </i>


<i>mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở mặt đất và </i>
<i>trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của </i>
<i>cảnh quan địa lý”. </i>


<i>Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh </i>


<i>quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật </i>
<i>và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh </i>
<i>học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”. </i>


<i>Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của </i>


<i>tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


đầu tiên Luật BV&PTR được ban hành trong đó nêu đầy đủ các yếu tố có liên
quan đến rừng. Năm 2004, Luật BV&PTR được sửa đổi bổ sung và một trong số
những điều sửa đổi bổ sung nhiều nhất là khái niệm về rừng và đất rừng. Theo
<i>Khoản 1, điều 3, Luật BV&PTR 2004 “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần </i>



<i>thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi </i>
<i>trường khác trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần </i>
<i>chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng, rừng tự </i>
<i>nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. </i>


Theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng có nguồn gốc
tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng
rừng, động vật rừng sống hoang dã trong rừng, đất rừng, vi sinh vật rừng; quần
xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra được hoàn cảnh rừng
khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật rừng phải lớn
hơn 0,1. Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất
rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng
che bóng và diện tích đất rừng.


Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được các tiêu chí sau:


- Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm
thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và
một số lồi cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.


- Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác
rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm,
trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên
được coi là rừng.


- Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây
lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.



- Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải
có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây rừng trên các
diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây
phân tán.


<i>* Khái niệm đất rừng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


Luật Đất đai 2003 đất đai trên lãnh thổ Việt nam được phân loại thành 3 nhóm
là đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất rừng là một
trong số các loại đất trong nhóm đất nơng nghiệp. Hiện nay, khái niệm về đất
<i>rừng được quy định cụ thể là “các loại đất có rừng, đất chưa có rừng, đất </i>


<i>khơng còn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy hoạch cho mục đích lâm </i>
<i>nghiệp. Đất rừng gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản </i>
<i>xuất và đất trồng rừng”. </i>


Trong khái niệm này, điểm lưu ý cơ bản đó là việc xác định mục đích của
việc quy hoạch các loại đất. Theo khái niệm trên thì khơng nhất thiết đất rừng
phải là đất có rừng mà có thể bao gồm các loại đất khơng có rừng... nhưng được
quy hoạch cho mục tiêu phát triển rừng. Bên cạnh đó, nhóm đất rừng nói trên
bao gồm đất rừng đặc dụng được hiểu bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng,
đất có rừng trồng đặc dụng, đất để trồng rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ bao
gồm đất có rừng tự nhiên phịng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất để trồng
rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có
rừng trồng sản xuất, đất để trồng rừng sản xuất.


Đất chưa có rừng bao gồm:



- Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng
có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởng chậm
hay 3,0 m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha.


- Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích
lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh
có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.


- Đất trống khơng có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho
mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối
rừng, chít, chè vè v.v…


- Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn thành rừng.


<i> * Khái niệm về chủ rừng </i>


Khái niệm chủ rừng là một khái niệm rộng, hiện nay có rất nhiều cách
hiểu về chủ rừng khác nhau. Tuy nhiên, theo Khoản 4, Điều 3, Luật BV&PTR
<i>2004 thì chủ rừng “ là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được </i>


<i>nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, nhận giao khoán quyền sử dụng rừng và đất </i>
<i>rừng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng và đất rừng, được nhà nước </i>
<i>công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng”. Theo đó, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8


chức, cá nhân đó. Điều này có nghĩa là đối tượng được coi là chủ rừng phải là
những tổ chức, cá nhân có hoạt động cụ thể, trực tiếp liên quan đến phát triển


rừng và được nhà nước công nhận bằng một văn bản hợp pháp.


Việc quy định đối tượng nào được coi là chủ rừng cũng là một trong các
vấn đề được các nhà làm luật hết sức quan tâm. Trong Luật BV&PTR 1991 thì
các loại chủ rừng chủ yếu là các ban quản lý rừng hoặc các doanh nghiệp nhà
nước. Hiện nay theo quy định tại điều 5 Luật BV&PTR 2004, các loại chủ rừng
<i>bao gồm: “Ban quản lý rừng; Tổ chức kinh tế; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; </i>


<i>Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển </i>
<i>công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp; Người Việt nam định cư ở nước </i>
<i>ngoài đầu tư vào Việt nam; Tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt nam; </i>
<i>Cộng đồng dân cư thôn”. Theo quy định này: </i>


- Ban quản lý rừng bao gồm các Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng, BQL
rừng phòng hộ, BQL rừng giống quốc gia được nhà nước giao rừng và đất rừng
để phát triển rừng theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.


- Tổ chức kinh tế trong nước được nhà nước giao rừng và đất rừng hoặc
được nhà nước cho thuê rừng và đất rừng để phát triển rừng.


- Hộ gia đình cá nhân trong nước được nhà nước giao, cho thuê, giao
khốn rừng và đất rừng phịng hộ, đất rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng
theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.


- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao, cho thuê rừng sản xuất là rừng tự
nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng; thuê rừng phòng
hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp -
nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -
môi trường; thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để
bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch


sinh thái - môi trường.


- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà
nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng để thực hiện dự
án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.


- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là
rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực
hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp
sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9


<i>1.1.2. Bảo vệ rừng và vai trò của pháp luật </i>
<i>1.1.2.1. Bảo vệ rừng </i>


<i>* Khái niệm </i>


Đến nay chưa có một khái niệm chính thống và đầy đủ nào về bảo vệ rừng,
tuy nhiên theo quan điểm của chúng tơi thì bảo vệ rừng là tổng thể hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cơng dân nhằm bảo
tồn, bảo vệ tài ngun rừng trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích
xã hội và việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển hệ
sinh thái rừng, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tính đa dạng sinh học.


<i>* Các hoạt động bảo vệ rừng </i>


- Bảo vệ hệ sinh thái rừng.



- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng.


- Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.


- Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất
tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng.


- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.


<i>* Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng </i>


- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng: Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm định
hướng cho các hoạt động có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động
này được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp để hướng
dẫn thi hành thống nhất công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên phạm vi
cả nước.


- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương:
hoạt động này được thực hiện theo quy định tại Điều 13 đến Điều 21, Luật Bảo vệ
và phát triển rừng.


- Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới rừng trên bản đồ và trên
thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã.


- Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất
để phát triển.



- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:
Hiện tại hoạt động này được quy định các điều, từ điều 22 đến điều 32, Luật
BV&PTR.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


chức đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử
dụng rừng: Việc đăng ký, quản lý hồ sơ, giao đất, giao rừng, cho thuê rừng theo
quy định thì cơ quan nào có thẩm quyền giao, cho thuê loại rừng nào, đất nào thì
hồ sơ giao, cho thuê sẽ được lưu tại cơ quan đó và lưu một bản tại uỷ ban nhân
dân nơi có đất rừng được giao.


- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan
hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.


- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.


- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Giải quyết tranh chấp về rừng.


<i>1.1.2.2. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ rừng </i>


Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện. Nó khác hồn tồn với các quy phạm xã hội khác thể hiện ý chí
của tất cả mọi người, còn pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là cơng
cụ để giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và trấn áp các giai
cấp khác. Pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp và được hình thành,
phát triển tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của từng nước.


Pháp luật bảo vệ rừng là một bộ phận của hệ thống pháp luật, bao gồm


toàn bộ những quy phạm pháp luật quy định hoạt động của các cơ quan quản lý,
bảo vệ rừng, những đối tượng tham gia vào quan hệ quản lý, bảo vệ rừng.


Pháp luật bảo vệ rừng là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc
pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục
luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ rừng.


<i>* Pháp luật là cơ sở pháp lý quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý </i>
<i>nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng </i>


Hệ thống các cơ quan QLNN trong lĩnh vực BV&PTR được tổ chức thành
hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó bao gồm hệ thống cơ
quan QLNN có thẩm quyền chung và cơ quan QLNN có thẩm quyền chun mơn
trong lĩnh vực BV&PTR.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức
thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:


- Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung
ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


- Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước
chuyên ngành về lâm nghiệp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


- Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước
chuyên ngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân công về nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Hạt kiểm lâm.



- Cấp xã (nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ và phát
triển rừng.


<i>* Pháp luật là cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ </i>
<i>quan quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng </i>


Theo điều 38 Luật BV&PTR 2004 thì UBND các cấp có chức năng nhiệm
vụ QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng.


Ngày 18/07/2003 Chính phủ ban hành nghị định số 86/2003/NĐ-CP quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ NN&PTNT. Theo đó, Bộ
NN&PTNT là cơ quan chỉ đạo chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ rừng, là cơ
quan chịu trách nhiệm trước Chính Phủ trong hoạt động QLBVR, đứng đầu là
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Bộ NNN&PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cả
nước. Ở địa phương có các Sở NN&PTNT giúp việc cho Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT trong lĩnh vực bảo vệ rừng tại địa phương.


Bên cạnh đó có một hệ thống chuyên trách phụ trách việc QLBV rừng, đó
là lực lượng kiểm lâm, được coi là lực lượng nòng cốt giúp Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT quản lý bảo vệ rừng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Hệ thống cơ quan kiểm lâm theo quy định của Luật BV&PTR năm 1991 (sửa
<i>đổi, bổ sung năm 2004 tại điều 79,80,81), “Kiểm lâm là lực lượng chuyên </i>


<i>trách” có chức năng QLNN về rừng và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ </i>


thống, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ NN&PTNT và sự chỉ đạo kiểm
tra của chính quyền địa phương, là cơ quan thừa hành pháp luật về bảo vệ rừng,


là cơ quan tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện công tác
bảo vệ rừng trên lãnh thổ. Theo Nghị định 119/ NĐ- CP ngày 16 tháng 10 năm
2006 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chi cục Kiểm lâm trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh;


Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm;


Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên,
Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phịng hộ
đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao,
có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ
theo quy định của pháp luật.


<i>* Pháp luật là cơ sở cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp </i>
<i>luật về bảo vệ và phát triển rừng </i>


Theo Nghị định 99/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 thì thẩm quyền
xử phạt hành chính của kiểm lâm được quy định:


Kiểm lâm viên đang thi hành cơng vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền
đến 200.000 đồng.


Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến
5.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.



Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm cơ động có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị
đến 30.000.000 đồng; Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra.


Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm
Cục Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;


Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối
đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ; Tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;


Tịa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền xét xử các cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật về BV&PTR trong trường hợp cá nhân phạm tội vượt quá
mức xử lý hành chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


Tục lệ của các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng đã đặt ra những
tục lệ để bảo vệ những khu rừng có liên quan đến nguồn nước, những khu rừng
có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tín ngưỡng của các dân tộc.


Dưới triều đại phong kiến rừng là loại tài nguyên thuộc quyền quản lý
của nhà vua nhưng người dân vẫn được tự do vào rừng săn bắn, hái lượm.



Thể chế lâm nghiệp đầu tiên là thuế sản vật núi rừng bao gồm sáu loại
thuế khác nhau được vua Lý Thái Tổ định ra vào tháng 3/1013.


Các triều đại phong kiến tiếp theo cũng đã có những quy định về thuế
lâm sản, thủ tục khai thác các loại lâm sản để cống nạp cho nhà vua.


Đã có những triều đại phong kiến bắt đầu chú ý đến việc trồng cây, trồng
rừng nhưng chỉ ở quy mô nhỏ hoặc ở vùng phụ cận kinh đô.


<i>1.1.3.2. Thể chế lâm nghiệp thời Pháp thuộc </i>


Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ngay sau khi đặt chân đến
Việt Nam thực dân Pháp đã ban hành hàng loạt các thể chế lâm nghiệp nhằm
phục vụ cho việc độc quyền khai thác gỗ phục vụ cho quân đội Pháp.


Năm 1859, thực dân Pháp đã thực hiện việc quyết định dựa vào lý trưởng
của các làng xã để thực hiện việc khai thác gỗ và bảo vệ rừng.


Thực hiện việc thu thuế đối với gỗ rừng tự nhiên để có tiền chi phí cho
việc chiếm đóng.


Ngày 7/6/1862, Thực dân Pháp đã cho tổ chức một Uỷ ban thu mua gỗ đặt
tại Sài Gòn để thu mua gỗ phục vụ cho nhu cầu của hải quân Pháp.


Ngày 14/6/1866, ban hành một quyết định mới về điều kiện khai thác gỗ ở
Nam kỳ với mục đích là đưa việc khai thác gỗ trở thành một ngành kinh tế.
Năm 1875, Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề khai thác và buôn bán gỗ ở thuộc địa
của Pháp đã ban hành một bản quy chế quy định về cấp giấy phép khai thác, thủ
tục trình báo khi khai thác, vận chuyển gỗ… và quy chế cho phép khai thác gỗ
tự do để kiếm lời.



Năm 1891-1894, thực dân Pháp đã ban hành hai nghị định về việc thiết
lập các khu rừng cấm: Cấm hẳn việc khai thác gỗ tự do, khai thác gỗ phải theo
một quy tắc nhất định để đảm bảo cho rừng tái sinh trong chu kỳ 15-20 năm, áp
dụng kỹ thuật đánh dấu cây được phép chặt…


Thiết lập các hạt lâm nghiệp để tổ chức trồng rừng ở những nơi đất trống.


<i>1.1.3.3. Pháp luật bảo vệ rừng của nhà nước Việt Nam từ 1945 đến nay </i>
<i>* Giai đoạn 1945-1954 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


dựng một thể chế lâm nghiệp dưới chế độ mới, đồng thời xoá bỏ những thể lệ
lâm nghiệp có tính chất độc quyền của thực dân Pháp. Uỷ ban đã dự thảo Bộ
luật về rừng, dự thảo trương trình giảng dạy của trường đại học Thuỷ lâm nhằm
đào tạo đội ngũ kỹ sư lâm nghiệp có trình độ cao; Cải tiến chế độ thu tiền bán
khoán lâm sản; Xây dựng chính sách phát triển trồng cây gây rừng; Xây dựng
các thể chế về bảo vệ rừng.


<i>* Giai đoạn 1954-1975 </i>


Cùng với việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, phần lớn rừng đã
được quốc hữu hoá và chịu sự quản lý của các hợp tác xã, các đơn vị quốc
doanh. Việc quản lý lâm sản của các hợp tác xã chủ yếu tập trung vào khai thác
rừng để bán gỗ và lấy đất để trồng lương thực.


Ban hành điều lệ tạm thời về khai thác gỗ củi: Nghị định 596/TTg ngày
3/10/1955: quy định về phân loại rừng, quy tắc khai thác rừng…



Quy định chế độ khai thác gỗ gia dụng: TT 11/TT/NL ngày 11/10/1958.
Thiết lập chế độ nhà nước thống nhất phân phối gỗ theo kế hoạch: Nghị
định số 1038/TTg ngày 5/9/1956 đã quy định gỗ là một trong 13 loại vật tư do
nhà nước phân phối theo chỉ tiêu kế hoạch.


Ban hành chính sách khuyến khích sản xuất ở miền núi và chế độ canh tác
nông nghiệp theo phương thức đốt nương làm rẫy.


Ban hành chế độ tiết kiệm lâm sản: TT 21/NL- LN- TT ngày 27/12/1956
của Bộ Nông lâm quy định tạm thời về chế độ sử dụng gỗ quy định gỗ tứ thiết
(đinh, lim, sến, táu) không được sử dụng ở những cơng trình tạm thời.


Năm 1961, Tổng cục lâm nghiệp là cơ quan chuyên ngành của Chính phủ
được thành lập, ở các huyện thành lập các lâm trường quốc doanh.


Ban hành chế độ thu tiền bán khoán lâm sản: phân hạng gỗ thành 8 loại.
Ban hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 11/9/1972.


Ngày 21/5/1973 Chính phủ ban hành Nghị định số 101/CP quy định hệ
thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân.


<i>* Giai đoạn 1976-1985 </i>


Nhà nước Việt Nam thực hiện việc áp dụng thể chế lâm nghiệp thống
nhất trên toàn quốc: Xuất bản tài liệu: Những quy định cơ bản của nhà nước về
lâm nghiệp.


Thực hiện chính sách giao đất giao rừng: Quyết định 184/HĐBT ngày
6/11/1982 về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các tập thể và cá nhân trồng
cây gây rừng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15


lâm nghiệp chuyển từ ngành kinh tế cấp hai sang ngành kinh tế cấp một, chuyển
chức năng khai thác gỗ và lâm sản từ ngành công nghiệp sang ngành lâm nghiệp.
<i> * Giai đoạn từ 1986 đến nay </i>


Ban hành Luật Đất đai và các chính sách về giao đất lâm nghiệp.
Ban hành quy chế quản lý ba loại rừng.


Ban hành luật Bảo vệ và phát triển rừng và các thể chế tăng cường quản lý
bảo vệ rừng.


Đổi mới công tác quản lý lâm sản và thị trường lâm sản: công nhận gỗ là
một loại hàng hố thơng thường, quản lý thị trường gỗ theo cơ chế thị trường…


Đổi mới các chính sách về đầu tư trong lâm nghiệp.


Thực hiện pháp luật về thuế tài nguyên, chuyển từ chế độ thu tiền nuôi
rừng sang chế độ thu thuế tài nguyên.


Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp…


<i>1.1.4. Mục tiêu, chiến lược phát triển lâm nghiệp </i>
<i>1.1.4.1. Quan điểm </i>


Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo
vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ


môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trị rất
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xố đói,
giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an
<i>ninh quốc phòng. </i>


<i>* Quan điểm phát triển </i>


- Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp
lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế
<i>biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái... </i>


<i> - Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xố </i>


<i>đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường. </i>


- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển
<i>lâm nghiệp. </i>


- Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ
trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát
triển rừng.


<i>1.1.4.2. Mục tiêu đến năm 2020 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16


mới, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020 tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng
02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược đã xác định mục tiêu và
nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 cụ thể như sau:



<i>"Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất </i>
<i>được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 -43% vào năm </i>
<i>2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các </i>
<i>thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng </i>
<i>góp ngày càng tăng vào q trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường </i>
<i>sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ mơi trường, xóa đói </i>
<i>giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần </i>
<i>giữ vững an ninh quốc phịng". </i>


Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là:


- Về kinh tế: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3
loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng
trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các
diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế
biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ
bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác.
- Về xã hội: Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thơng qua xã hội
hố và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao
nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các
dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo
cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng.


- Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là:
Phòng hộ đầu nguồn, phịng hộ ven biển, phịng hộ mơi trường đơ thị, giảm nhẹ
thiên tai, chống xói mịn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn
thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ mơi trường (phí mơi trường, thị trường
khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho


nền kinh tế đất nước.


Để đạt được mục tiêu tổng thể, chiến lược đưa ra 5 chương trình, trong đó
có 3 chương trình phát triển và 2 chương trình hỗ trợ. Mỗi chương trình đều có
mục tiêu riêng. Các chương trình phát triển gồm:


- Quản lý và Phát triển rừng bền vững;


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17
- Chế biến và tiếp thị lâm sản.


Các chương trình hỗ trợ gồm: Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến
lâm/Phổ cập; Chính sách, Thể chế, Lập kế hoạch và Giám sát.


1.2. Những vấn đề chung về môi trường và luật môi trường
<i>1.2.1. Khái niệm môi trường và luật môi trường </i>


<i>1.2.1.1. Khái niệm môi trường </i>
<i>* Khái niệm chung về môi trường </i>


Môi trường của một vật thể hay sự kiện, theo nghĩa chung nhất là tổng
hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của vật thể hay sự kiện đó. Bất cứ một vật
thể hay một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất
định và nó ln ln chịu tác động của các yếu tố mơi trường đó.


Môi trường sống của con người: là tổng hợp các điều kiện bao quanh có
ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Đối với con người thì
mơi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO
<i>(1981) thì “mơi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự </i>



<i>nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, như những cái hữu hình (như các </i>
<i>thành phố, các hồ chứa...) và những cái vô hình (như tập qn, nghệ thuật...), </i>
<i>trong đó con người sống và bằng lao động của mình họ khai thác các tài nguyên </i>
<i>thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình”. Như vậy, </i>


môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát
<i>triển cho một thực thể sinh vật là con người, mà còn là “khung cảnh của cuộc </i>


<i>sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Đối tượng nghiên cứu của </i>


chúng ta hiện nay chính là mơi trường sống của con người.


Môi trường theo từ điển Tiếng Việt: Là một loại danh từ dùng để chỉ các
điều kiện xung quanh có tác động đến sự phát sinh, phát triển, tiêu vong của con
người cũng như của sinh vật nói chung.


<i>Định nghĩa của chương trình hành động Châu Âu về môi trường: Môi </i>


<i>trường là sự kết hợp hồn cảnh, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới sự tồn tại, </i>
<i>phát triển của một thực thể hữu cơ. </i>


<i>Theo Khoản 1, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường “Môi trường bao gồm các </i>


<i>yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con </i>
<i>người, có ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại của con người và sinh vật </i>
<i>nói chung”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18



như vật lý, hố học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít
nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả,
khơng khí, động, thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để
thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các
loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.


Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.


Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên,
làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở,
các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...


Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên,
khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...


Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn
bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ
chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với
những quy định khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận,


thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư,
quy định.


<i>* Các thành phần của môi trường </i>


Với khái niệm như trên thì mơi trường sống của con người là cả vũ trụ bao
la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp nhất. Các
thành phần của môi trường trong tự nhiên không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà ln
có sự chuyển hóa hướng tới trạng thái cân bằng để bảo đảm sự sống trên trái đất
phát triển ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19


thành phần vô sinh(không sống) và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác
nhau: thế năng, quang năng, hoá năng, điện năng…


Xem xét về phương diện sinh học thì mơi trường của trái đất còn thêm
một thành phần nữa là sinh quyển. Đó là thành phần hữu sinh(có sống), là thế
giới sinh vật nằm trong khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và chúng cũng luôn
tác động lên bất kỳ một sự vật hay sự kiện nào sống trong môi trường.


Khí quyển: Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh trái đất được cấu tạo bởi
nhiều hợp chất khác nhau. Đây là môi trường để truyền bức xạ mặt trời vào trái
đất như bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, tia rơn ghen và tia gamma. Thành phần
chủ yếu của khí quyển ở gần bề mặt trái đất: nitơ(chiếm khoảng 78%), ô xy
(khoảng 20.9%), cacbonic (khoảng 0.03%), hơi nước và một số khí khác như
heli, acgon, bụi.


Thủy quyển: Bao gồm tất cả các dạng nước có trên trái đất như nước mặt
trong các đại dương, biển, các sông, hồ trên mặt đất, băng tuyết trên mặt đất và ở


hai cực của trái đất và cả nước ngầm trong các lớp tầng đất dưới sâu. Thủy
quyển có khối lượng ước tính vào khoảng 0.03% tổng khối lượng trái đất.


Thạch quyển: là lớp vỏ rắn ngoài của trái đất có chiều sâu từ 0 đến 100
km. Thành phần của thạch quyển trên mặt là các lớp đất - sản phẩm phong hoá
của các lớp đá trên bề mặt qua hàng ngàn năm - và các lớp khoáng vật dưới sâu.
Trong thạch quyển, đất là thành phần quan trọng nhất, bao gồm các chất khống,
chất hữu cơ, khơng khí và nước và cả các vi sinh vật.


Sinh quyển: là phần của trái đất trong đó có sự sống tồn tại, bao gồm một
phần của thạch quyển có độ sâu khoảng 3m kể từ mặt đất, thủy quyển và phần
khí quyển tới độ cao 10m trên giới hạn của thực vật.


<i>1.2.1.2. Các chức năng của môi trường </i>


<i>Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật:</i>Mơi
trường trước hết là không gian sống của con người. Để sinh sống, con người cần
có một phạm vi khơng gian nhất định biểu thị bằng độ lớn của vùng sinh sống và
một chất lượng môi trường nhất định. Trong mỗi vùng nhất định, độ lớn không
gian sống của con người biểu thị qua giá trị bình quân diện tích đất tính theo một
đầu người trong vùng, hay biểu thị gián tiếp qua mật độ dân cư (số dân sống trên
1km2).


<i>Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt </i>
<i>động sản xuất của con người: Con người để tồn tại và phát triển phải sử dụng các </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20


nghiệp, đến công nghiệp đều phải sử dụng các nguồn ngun liệu như đất, nước,
khơng khí, khoáng sản và các dạng năng lượng củi, gỗ, than đá, dầu, khí, nắng,


gió, nước…bắt nguồn từ năng lượng mặt trời.


Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.


Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.


Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.


<i>1.2.1.3. Tác động của con người đến môi trường </i>


Hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với bốn vấn đề lớn : bảo vệ hồ
bình; bùng nổ dân số; ô nhiễm môi trường và sự nghèo đói. Trong đó vấn đề
bùng nổ dân số được coi là nguyên nhân chung của ba hiểm hoạ trên, đặc biệt trở
nên cấp bách, nhất là đối với những nước đang phát triển, đang thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá như ở nước ta. Sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới
tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên phục vụ cho các nhu cầu của con người. Gia tăng dân số cơ học tạo ra
các nguồn rác thải lớn, đồng thời gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường
nước, nhất là tại khu vực đô thị và các làng nghề.


<i>* Tác động của sự gia tăng dân số thế giới đến môi trường </i>


Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mơ tả bằng
cơng thức tổng quát:


I= C.P.E
Trong đó:



C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.


E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được
loài người khai thác.


I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến
dân số.


Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh:


Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

21


Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước cơng nghiệp hố
và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát
triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày
càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các
nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.


Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đơ thị
làm cho mơi trường khu vực đơ thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.



<i>* Tác động của sự gia tăng dân số tại Việt Nam đến môi trường </i>
<i>Dân số tăng kéo theo nạn phá rừng </i>


Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh,
mất cân bằng sinh thái, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét,
lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.


<i>Dân số tăng... rác thải gia tăng </i>


Trong những năm qua, do yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, nhiều
khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được hình thành. Những khu công
nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút số lượng lớn lao động từ các
nơi đến tạo nên sự gia tăng dân số cơ học tại các khu vực này. Mặt khác, do yêu
cầu mưu sinh, nhiều lao động nông thôn, di cư tự do ra các đô thị lớn là cho dân
số tại các đô thị nước ta tập trung quá đông khiến môi trường sống ở khu vực đô
thị trở nên ngột ngạt. Thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm khơng khí, tiếng ồn do
lượng phương tiện giao thơng nhiều... đặc biệt là rác thải sinh hoạt gia tăng gây
sức ép lớn về môi trường.


<i>1.2.1.4. Khái niệm Luật môi trường ở Việt Nam </i>
<i>* Định nghĩa </i>


Luật môi trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp
lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng
hoặc tác động đến một hay vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các
phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi
trường sống của con người.


<i>* Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường </i>



Là các quan hệ xã hội được luật môi trường điều chỉnh, bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

22


+ Quan hệ đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
+ Thanh tra.


+ Xử lý vi phạm.


<i>- Quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau (do ý chí của các bên): </i>


+ Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hay sự cố MT
+ Giải quyết tranh chấp


+ Phối hợp đầu tư vào các cơng trình bảo vệ môi trường.


+ Hợp tác khắc phục thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối hoặc sự cố mơi trường.


<i>1.2.1.5. Các nguyên tắc chủ yếu của Luật môi trường </i>


* Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường
trong lành


Quyền đuợc sống trong môi trường trong lành là quyền được sống trong
một môi trường không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường
trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc
thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người và Tuyên bố Rio
De Janeiro về môi trường và phát triển).


Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo


vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm cho người dân được sống
trong một môi trường trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây khơng chỉ là một
ngun tắc mà cịn là mục đích của luật mơi trường.


Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường
trong lành của mình thơng qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân.
* Ngun tắc đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý và bảo vệ môi trường


Nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh:


- Sự thống nhất về không gian: Môi trường không bị chia cắt bởi biên giới
quốc gia, địa giới hành chính.


- Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường: Giữa các yếu
tố cấu thành mơi trường ln có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi
dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông
dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực.


- Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự
hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác,
BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất theo hướng hình thành cơ chế mang
tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

23


quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các họat động khai thác và
BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ.


<i>* Đảm bảo sự phát triển bền vững </i>



Theo nguyên tắc này, các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là
một yếu tố cấu thành trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của đất
nước, địa phương, tổ chức.


Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được
tham nhũng và lãng phí những nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên


Phải coi đánh giá tác động môi trường là một bộ phận của dự án đầu tư.


<i>* Nguyên tắc coi trọng tính phịng ngừa </i>


Theo ngun tắc này mơi trường được coi là một loại hàng hóa đặc biệt.
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, người có
hành vi xả thải vào môi trường và người có những hành vi khác gây tác động
xấu tới môi trường theo quy định của pháp luật.


Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào mơi trường theo hướng
khuyến khích những hành vi tác động có lợi cho mơi trường thơng qua việc tác
động vào chính lợi ích kinh tế của họ. Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng
và BVMT. Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.


<i>1.2.2. Môi trường và sự phát triển bền vững </i>
<i>1.2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững </i>


Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất
và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ
xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân
và cả lồi người trong q trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối


quan hệ hết sức chặt chẽ, môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển,
còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.


Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có
lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó,
nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi
trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông
qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát
triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong
khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

24


<i>nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản "Sự </i>


<i>phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn </i>
<i>phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường </i>
<i>sinh thái học". </i>


Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
<i>Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và </i>
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:
<i>Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện </i>


<i>tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các </i>
<i>thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát </i>


triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để
đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ
chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực


chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.


Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi
một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong
việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.


Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là
Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại
Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng
như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã
tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra
các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông
nghiệp và sự đa dạng sinh thái.


<i>Theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005: “Phát triển bền </i>


<i>vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn </i>
<i>hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết </i>
<i>hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo </i>
<i>vệ môi trường” </i>


Theo đó, phát triển bền vững là mối liên kết không thể tách rời giữa phát
triển và bảo vệ môi trường. Thực chất của phát triển bền vững là sự kết hợp giữa
việc phát triển và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.


- Phát triển bền vững phải thỏa mãn các mục tiêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

25



Mục tiêu mơi trường: Gìn giữ và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo vệ đa dạng sinh học và tính thống nhất của
sinh thái.


Mục tiêu xã hội: Gìn giữ và nâng cao chất lượng cuộc sống với nguyên tắc
chính là cơng bằng.


<i>1.2.2.2. u cầu của phát triển bền vững </i>


Môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, gây tổn thương cho con
người đang sống ở hiện tại và các thế hệ tương lai, điều này buộc chúng ta phải
xem xét lại thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của những cộng
đồng khơng được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích
của thế hệ mai sau, đến chi phí cần phải sử dụng để đền bù thiệt hại về môi
trường hoặc để cải thiện mơi trường. Việc tính tốn chi phí mơi trường gộp vào
chi phí phát triển đã dẫn đến một khái niệm mới, đó là phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế
giới thông qua năm 1987 là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình,
sao cho khơng làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu
của họ". PTBV không chỉ là cách phát triển có tính đến chi phí mơi trường mà
thực ra là một lối sống mới. Ngoài ra, "Chiến lược cho cuộc sống bền vững -
Hãy cứu lấy Trái Đất của IUCN - UNEP - WWF, 1991 đã chỉ ra rằng sự bền
vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ thuộc vào việc hoà hợp với các dân
tộc khác và với giới tự nhiên. Do đó, nhân loại khơng thể bịn rút được gì hơn
ngồi khả năng thiên nhiên có thể cung cấp, và cần phải áp dụng một kiểu sống
mới trong giới hạn thiên nhiên cho phép. Với một định nghĩa mạch lạc và ngắn
gọn như trên, chiến lược PTBV có thể dễ dàng được chấp nhận, tuy nhiên, chỉ
khi triển khai chiến lược này trong phát triển kinh tế xã hội mới thấy cực kỳ khó
khăn. Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (Intemational Institute for
Environmental & Development - IIED) cho rằng, PTBV gồm 3 hệ thống phụ


thuộc lẫn nhau.


Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác khơng thể đình chỉ tiến hố
và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi
trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển
không tác động một cách tiêu cực tới môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

26


1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.


4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.


7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.


8. Tạo ra một khn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát
triển và bảo vệ.


9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.


<i>1.2.3. Những định hướng, mục tiêu quan trọng của chiến lược bảo vệ môi </i>
<i>trường quốc gia </i>


Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến


năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


Theo đó, mục tiêu tổng qt nhằm kiểm sốt, hạn chế về cơ bản mức độ
gia tăng ô nhiễm mơi trường, suy thối tài ngun và suy giảm đa dạng sinh học;
tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.


Đến năm 2030 ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường,
suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi
trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ
bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát
triển bền vững đất nước.


Chiến lược đưa ra 4 định hướng các nội dung, biện pháp bảo vệ mơi trường,
đó là: Phịng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục
hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, đẩy mạnh cung cấp nước
sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

27


suy thoái các nguồn gen quý, hiếm. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết,
kiến thức về biến đổi khí hậu, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong
nhân dân...


Để thực hiện Chiến lược hiệu quả cần tập trung vào các giải pháp tổng thể
như: tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành,
doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ mơi trường; hồn thiện pháp luật, thể
chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa


học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển ngành
kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi
trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; tăng cường và đa dạng
hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trường.


<i>1.2.4. Khái quát sự phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam </i>
<i>1.2.4.1. Giai đoạn trước năm 1986: </i>


Luật môi trường chưa xuất hiện với tư cách là một ngành luật độc lập.
Chính phủ đã ban hành một số văn bản có liên quan đến vấn đề môi
trường như: Sắc lệnh 142/SL (21/12/1949) Quy định việc kiểm soát lập biên bản
các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; Nghị quyết 36/CP (11/3/1961)
HĐCP về quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị 127/CP (24/5/1971)
HĐCP về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị
số 07/TTg ngày 16/1/1964 về thu tiền bán khốn lâm sản và thu tiền ni rừng;
Nghị quyết 183/CP (25/9/1966) về công tác trồng cây gây rừng.


<i>Theo quy định tại điều 36, Hiến Pháp 1980 thì: “các cơ quan nhà nước, </i>


<i>các xí nghiệp, Hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa </i>
<i>vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên </i>
<i>nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống”. </i>


Tuy nhiên:


Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh bảo vệ
môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước chứ chưa nhằm trực tiếp vào
việc bảo vệ các yếu tố của môi trường.



Các quy định về môi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật được
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau, trong đó yếu tố mơi
trường là yếu tố phát sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

28


<i>1.2.4.2. Giai đoạn 1986 – nay </i>


Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi
trường thành điều khoản riêng biệt.


Luật Đất đai 1993, Luật Dầu khí 1993 đều đưa việc bảo vệ môi trường
thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân…


Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI xác định
bảo vệ môi trường là một mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất
nước đến năm 2000.


Hiến pháp 1992 đưa bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ.


Các quy định pháp luật về mơi trường đã có nội dung cụ thể và trực tiếp
hơn về vấn đề BVMT: Xác định cụ thể và chi tiết quyền, nghĩa vụ của cá nhân,
tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.


Pháp luật về bảo vệ môi trường mang tính tồn diện và hệ thống hơn.
1.3. Hệ thống quản lý nhà nước về Lâm nghiệp và môi trường


Hệ thống các cơ quan QLNN trong lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường được
tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó bao gồm
hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền chung và cơ quan QLNN có thẩm quyền


chuyên môn.


<i>1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có </i>
<i>thẩm quyền chung </i>


Hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và
UBND các cấp. Chính phủ là cơ quan đứng đầu của hệ thống cơ quan hành
pháp, thống nhất quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội,
quốc phịng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. Chính phủ có toàn quyền giải
quyết quyết định những vấn đề liên quan tới hoạt động QLNN trên phạm vi toàn
quốc trong quyền hạn của mình, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường.
<i>Theo điều 109 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ sung 2001) quy định: “Chính phủ là </i>


<i>cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cấp cao nhất </i>
<i>của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ có quyền giải </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

29


tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. UBND là cơ quan có thẩm quyền chung,
thơng qua hoạt động chấp hành - điều hành của mình UBND thực hiện chức
năng QLNN trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính- chính trị
trong phạm vi lãnh thổ nhất định. UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương nên phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hành chính nhà nước ở địa
phương; Đảm bảo bộ máy hành chính đó hoạt động thông suốt. Nghĩa vụ và
quyền hạn của UBND được quy định trong Hiến pháp 1992( sửa đổi, bổ sung
2001) và Luật tổ chức HĐND và UBND 2002.


<i>1.3.2.1. Trong lĩnh vực mơi trường </i>
<i>* Chính phủ </i>



Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thống nhất trên phạm
vi cả nước.


Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.


Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý công tác bảo vệ môi trường trên
phạm vi cả nước.


<i>* UBND các cấp </i>


Ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
trong phạm vi địa phương.


Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện tại địa phương các quy định của pháp luật
môi trường.


Thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án, các cơ sở đang hoạt động tại
địa phương.


Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.


Phối hợp hoạt động với các cơ quan trung ương để thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm.


Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


<i>1.3.2.2. Trong lĩnh vực bảo vệ rừng </i>
<i>* Chính phủ </i>



Thống nhất việc quản lý nhà nước về rừng và đất rừng trên phạm vi toàn quốc.
Thực hiện việc phân cơng, phân cấp cho các ngành có liên quan trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

30


Quyết định thành lập các khu rừng quốc gia thuộc thẩm quyền như Vườn
Quốc Gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng gống…


Duyệt quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng và đất
rừng.


Giao đất, cho thuê các loại rừng thuộc thẩm quyền


Cho phép sử dụng các loài động thực vật rừng hoang dã quý hiếm nhóm I; II.


<i>* UBND cấp tỉnh </i>


Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất
lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật.


Tổ chức, triển khai cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.


Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo
quy định của pháp luật.


Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển
rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp


luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và
phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất
lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng
trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.


Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về rừng và đất lâm nghiệp.


Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm
nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi
dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.


<i>* Ủy ban nhân dân cấp huyện </i>


Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà
nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

31


Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi
gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.


Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền


với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về rừng và đất lâm nghiệp.


Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến
rừng, đất lâm nghiệp.


Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản
lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của
pháp luật; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chun nghiệp để xử lý;
đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ.


Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng,
đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; thường xuyên kiểm tra, phát hiện
và xử lý kịp thời hành vi tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.


<i>* Ủy ban nhân dân cấp xã </i>


Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn.


Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.


Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết
về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.


Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm
nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo


thẩm quyền.


Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực
hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy
hoạch, kế hoạch được duyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

32


cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát
hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.


Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý,
bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.


Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra
việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư trên địa bàn xã.


Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê
và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân th diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể.


Hịa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.


<i>1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước </i>
<i>chuyên ngành về lâm nghiệp </i>


<i>1.3.3.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn </i>



* Vị trí pháp lý của Bộ NN&PTNT:


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định
của pháp luật.


* Nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực lâm nghiệp:


Định kỳ điều tra, phúc tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng
của rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.


Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng dài hạn trên
phạm vi cả nước để trình Chính phủ xét duyệt. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các Tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương trước khi trình Chính phủ phê duyệt.


Trình Chính phủ phê duyệt sản lượng gỗ rừng tự nhiên được phép khai
thác, tiêu thụ hàng năm trên phạm vi cả nước. Thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế
khai thác rừng tự nhiên và ra quyết định mở cửa rừng khai thác cho các tỉnh và
thành phố trực thuộc Trung ương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

33


Xây dựng các văn bản dưới luật trình Chính phủ ban hành và ban hành theo
thẩm quyền các chính sách, chế độ, thể lệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên
quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và đất rừng trong toàn quốc.
Tổ chức phối hợp với Thanh tra Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra việc


quản lý Nhà nước về rừng đối với chính quyền các cấp; Thanh tra việc chấp
hành pháp luật về rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng và
đất rừng.


Giải quyết tranh chấp về rừng, phối hợp với Bộ TNMT giải quyết các tranh
chấp về đất rừng giữa các chủ rừng ở các tỉnh khác nhau; khen thưởng những tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích suất sắc.


Trong trường hợp đặc biệt, phối hợp với Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an để
chỉ đạo cơng tác bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng có hiệu quả. Chỉ đạo
cơ quan Kiểm lâm thuộc Bộ NN và PNTT xử phạt hoặc khởi tố các hành vi vi
phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.


Quản lý nhà nước về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác, bảo
quản lâm sản; bảo vệ tài nguyên rừng.


Thống nhất quản lý về chế biến lâm sản;


<i>Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, vật tư lâm nghiệp; </i>


<i>1.3.3.2. Tổng cục Lâm nghiệp </i>


* Vị trí và chức năng:


Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về
lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công
thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.



* Nhiệm vụ và quyền hạn:


Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo
thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền: Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự
án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị
định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lâm
nghiệp;Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm,
chương trình, dự án, đề án và cơng trình quan trọng quốc gia về lâm nghiệp;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, quy phạm kỹ
thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành lâm nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

34


Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp.


Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lâm nghiệp sau khi được phê
duyệt hoặc ban hành.


Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm
nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp; thẩm
định và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành.


Về quản lý rừng: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn để trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế quản lý rừng; tiêu chí xác
định và phân loại rừng, các phân khu chức năng của rừng đặc dụng; công bố quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kết quả thống kê rừng, diễn biến rừng
năm năm và hàng năm theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo việc điều tra, xác
định ranh giới các loại rừng; hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, phương pháp thống


kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng, đất để trồng
rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
và các chương trình, dự án đầu tư vùng nguyên liệu tập trung của các địa
phương theo quy định; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quy hoạch nương rẫy và hoạt
động về chứng chỉ rừng bền vững.


Về bảo vệ rừng: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ rừng, chống
chặt, phá rừng trái phép và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức
cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng. Trình Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng
cháy, chữa cháy rừng; Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của lực
lượng kiểm lâm, các lực lượng bảo vệ rừng; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc
trang bị vũ khí, cơng cụ, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm và các lực lượng
bảo vệ rừng; Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật tổ chức dự báo tình hình dịch
bệnh, hướng dẫn và kiểm tra cơng tác phịng, trừ sinh vật hại rừng.


Về bảo tồn thiên nhiên rừng: Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng hệ thống rừng
đặc dụng trên phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý các Vườn quốc gia được giao;
Tổ chức điều tra, đánh giá động vật, thực vật và vi sinh vật đặc hữu theo quy
định của pháp luật;


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

35


Về sử dụng rừng: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy chế khai thác gỗ và lâm sản; hạn mức khai thác gỗ rừng tự nhiên;
Hướng dẫn, thẩm định phương án quản lý rừng bền vững và điều chế rừng; hướng dẫn
việc thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên;



Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, thống kê và quản lý các cơ sở
dữ liệu theo quy định.


Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ về lĩnh vực lâm nghiệp và công tác khuyến lâm theo phân cấp của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Thực hiện hợp tác quốc tế về lâm nghiệp theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật.


Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực lâm nghiệp.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giao hoặc theo quy định của pháp luật.


<i>1.3.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn </i>


* Vị trí và chức năng:


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ
sản; thuỷ lợi và phát triển nơng thơn; phịng, chống lụt, bão; an tồn nơng sản,
lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về
các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo
quy định của pháp luật.


* Nhiệm vụ và quyền hạn:



Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, thị;


Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ,
khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau
khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới
các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

36


chuyển mục đích sử dụng rừng, cơng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt
Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng;


Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, thị thực hiện
giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, xóm và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia
đình, cá nhân theo quy định;


Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng
giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và
chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm
nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng và chống dịch bệnh
gây hại rừng, cháy rừng;


Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác
rừng; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định;



Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch
khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi được
phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc
phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.


<i>1.3.3.4. Chi cục lâm nghiệp (thuộc Sở NN và PTNT) </i>


* Vị trí, chức năng:


Chi cục Lâm nghiệp là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành về lâm nghiệp, về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai
thác lâm sản và chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.


Chi cục chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Cục Lâm nghiệp.


* Nhiệm vụ, quyền hạn:


Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm;
chương trình, đề án, dự án về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác
lâm sản trên địa bàn tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

37


Thực hiện việc xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản


xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực
hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng; thống kê, kiểm kê, lập
bản đồ rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi
được phê duyệt; tổ chức việc thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi
rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức việc lập và quản
lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.


Thẩm định phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; kiểm tra việc
trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định.


Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng
giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và
chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm
nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản (gồm cả lâm sản ngoài gỗ);
phòng và chống dich bệnh gây hại rừng theo quy định.


Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở của rừng khai thác và giao kế
hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
sau khi được phê duyệt.


<i>1.3.3.5. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn </i>


* Vị trí pháp lý:


Phịng NN & PTNT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Nông nghiệp, Lâm nghiệp,


Thuỷ lợi và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.


* Nhiệm vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp:


Căn cứ quy hoạch, kế hoạch PTLN của tỉnh, giúp UBND huyện lập quy
hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng và đất rừng trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn UBND xã lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và phát
triển rừng và đất rừng; đồng thời là cơ quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch đó
để trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt; phối hợp theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và sử
dụng đất rừng trên địa bàn huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

38


Giúp UBND huyện ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc
thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước về quản lý, phát triển rừng, sử dụng
rừng và đất rừng trên phạm vi huyện.


Quản lý chỉ đạo công tác giống trong lâm nghiệp và công tác khuyến lâm
trên địa bàn huyện.


Tổ chức chỉ đạo các dự án phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, các dự án
lâm nghiệp xã hội, xây dựng và phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn huyện.


Giúp UBND huyện giải quyết tranh chấp về quản lý, sử dụng rừng trên địa
bàn huyện theo quy định của pháp luật.


Chỉ đạo hướng dẫn UBND các xã theo dõi kiểm tra các quy định về hợp
đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn Huyện.



Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà từng địa phương có quyết định cụ thể
quy định nhiệm vụ của Phòng NN & PTNT.


<i>1.3.3.6. Cơ quan kiểm lâm </i>


* Chức năng:


Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ
rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp
hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.


* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm:


Kiểm lâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương
đến địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ quan Kiểm lâm được thành lập ở
những địa bàn có rừng hoặc ở các đầu mối giao lưu lâm sản quan trọng, nơi chế
biến lâm sản tập trung. Hoạt động của Kiểm lâm tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý
thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp đối với các hoạt động bảo vệ
rừng trên địa bàn.


Trong hoạt động bảo vệ rừng, Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
thành viên của Mặt trận và dựa vào sức mạnh của toàn dân để thực hiện nhiệm
vụ được giao.


<i>* Quyền hạn và trách nhiệm: (Trong khi thi hành nhiệm vụ) </i>



Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra;


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

39


Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi
vi phạm hành chính.


Khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,
pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;


Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
*Cơ cấu tổ chức:


- Cục Kiểm lâm là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp
thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng,
thừa hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi
toàn quốc.


<i>- Chi cục Kiểm lâm: là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển </i>


nông thơn, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản
<i>lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương. </i>


<i>sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; </i>


<i>- Đội Kiểm lâm cơ động: Là một bộ phận của Chi cục kiểm lâm tương </i>



đương với các phịng chun mơn.


- Hạt Phúc kiểm lâm sản: Được thành lập ở các đầu mối giao lưu lâm sản
quan trọng và những trung tâm tiêu thụ chế biến lâm sản. Việc thành lập, giải
thể Hạt phúc kiểm lâm sản do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sau khi có sự
nhất trí của Bộ NN&PTNT.


- Hạt kiểm lâm: là đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp
vụ của Chi Cục kiểm lâm, có trách nhiệm giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về bảo vệ, quản lý rừng và quản lý lâm sản theo kế hoạch và sự
phân cấp của tỉnh.


- Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ: Tổ chức
bảo vệ tài nguyên rừng, chống chặt phá rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng;
phòng, trừ sâu bệnh hại rừng ở khu rừng đặc dụng hoặc khu rừng phòng hộ.


- Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn: Kiểm lâm địa bàn cấp xã là công
chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện phân công về công tác
tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng
Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.


<i>1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm </i>
<i>quyền chun mơn về mơi trường </i>


<i>1.3.4.1. Bộ Tài ngun và mơi trường </i>


<i>* Vị trí, chức năng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

40



năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài ngun
khống sản, địa chất; mơi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; quản lý
tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.


* Nhiệm vụ, quyền hạn:


Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các
văn bản pháp luật về mơi trường.


Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ
môi trường.


Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường.


Đánh giá hiện trạng môi trường trên phạm vi cả nước, định kỳ báo cáo
Chính phủ và Quốc hội.


Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư trong nước, các cơ sở sản xuất
trong nước theo sự phân cấp, các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.


Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KH-KT, công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.


Trình Chính phủ việc tham gia các tiêu chuẩn quốc tế, ký kết hoặc tham
gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường.


<i>1.3.4.2. Sở tài nguyên và môi trường </i>


* Vị trí:



Sở Tài ngun và Mơi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


* Chức năng:


Xây dựng và trình UBND tỉnh các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa
phương.


Thẩm định báo cáo ĐTM theo thẩm quyền.
Thanh tra môi trường theo thẩm quyền.


Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo…


<i>1.3.4.3. Phịng Tài ngun và Mơi trường </i>


Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, có chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về: đất đai, tài
ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường, biển và hải đảo.


<i>1.3.4.4. Cơng chức địa chính - xây dựng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

41
Chương 2


PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN RỪNG


2.1. Pháp luật về quản lý rừng



<i>2.1.1. Khái niệm </i>


<i>* Khái niệm quản lý rừng </i>


Quản lý rừng là hoạt động nhằm bố trí, sắp xếp, điều chỉnh tài nguyên
rừng bằng cách quy định, xây dựng kế hoạch dài hạn rồi phân vùng, phân chia
các loại rừng để quản lý một cách có hiệu quả. Hiện nay, việc quản lý rừng được
thực hiện theo hai cách là quản lý rừng theo diện tích và quản lý rừng theo mục
đích sử dụng.


<i>* Phân loại rừng: </i>


Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên
rừng của mỗi quốc gia. Tại Việt nam, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch
sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.Việc phân loại rừng nhằm mục đích quản lý
rừng là một việc làm có ý nghĩa. Trên cơ sở phân loại rừng thì hoạt động quản lý
rừng được thực hiện một cách có hiệu quả. Hiện tại việc phân loại rừng được
thực hiện trên cơ sở quy định của Luật BV&PTR, Nghị định hướng dẫn thi hành
cho luật và các quy định khác do Bộ NN&PTNT ban hành.


- Phân loại rừng theo mục đích sử dụng


Rừng phịng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu và
bảo vệ môi trường.


Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,
kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường.



Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
các lâm sản ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường.


- Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

42


rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt; Rừng sau khai thác: là rừng
đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.


Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: Rừng
trồng mới trên đất chưa có rừng; Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã
có; Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.


Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại
cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.


- Phân loại rừng theo điều kiện lập địa:


Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.


Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ
đầu khơng có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.


Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập
nước hoặc định kỳ ngập nước.


Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sơng lớn có
nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.



Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng
Tràm ở Nam Bộ.


Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường
xuyên hoặc định kỳ.


Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
- Phân loại rừng theo loài cây:


Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.


Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây. Rừng lá
rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm; Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các
lồi cây rụng lá tồn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên; Rừng lá rộng nửa
rụng lá: là rừng có các lồi cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ
hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.


Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.


Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số
cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.


Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre,
mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….


Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.


- Phân loại rừng theo trữ lượng



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

43


giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha; Rừng trung bình: trữ lượng cây
đứng từ 101 - 200 m3/ha; Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình qn < 8 cm, trữ lượng cây
đứng dưới 10 m3/ha.


Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo lồi cây, cấp đường kính và
cấp mật độ


<i>2.1.2. Quy định về quản lý rừng theo diện tích </i>


Việc phân chia các đơn vị quản lý rừng được thực hiện thống nhất trong
địa bàn cấp tỉnh và trên phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn cụ thể về việc phân chia đơn vị quản lý rừng, mốc ranh giới,
bảng chỉ dẫn và việc lập hồ sơ quản lý rừng. Hiện nay, việc quản lý rừng theo
diện tích được áp dụng theo quy định tại khoản 1, điều 42, Nghị định 23/2006/
NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật BV&PTR. Theo đó
rừng được chia theo diện tích quản lý như sau:


<i>* Tiểu khu: là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng </i>


có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc
quản lý khu rừng; mỗi tiểu khu có diện tích trung bình một ngàn (1.000) hecta;
số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh.


Thứ tự tiểu khu được đánh theo chữ số Ả rập trong phạm vi từng tỉnh(1,2,3…)


<i>* Khoảnh: là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, </i>



khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi
trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình một trăm
(100) hecta, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu. Trường hợp khoảnh
chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng.


<i>* Lô rừng: là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài </i>


nguyên rừng, lô rừng được chia ra từ các khoảnh. Căn cứ vào trạng thái rừng để
phân chia khoảnh ra các lơ, lơ rừng phải có cùng một trạng thái nhằm đảm bảo
cho lô rừng được thực hiện thống nhất một biện pháp kỹ thuật tác động, thuận
tiện cho việc quản lý và thi công; tên lô rừng được ghi theo từng khoảnh, trong
cùng một khoảnh tên các lô rừng không được trùng nhau.


<i>2.1.3. Quản lý rừng theo mục đích sử dụng </i>


Hiện tại việc quản lý rừng theo mục đích sử dụng được thực hiện theo quy
định tại Luật BV&PTR, Nghị định hướng dẫn thi hành và các quyết định do Bộ
NN&PTNT ban hành.


<i>2.1.3.1. Rừng Đặc dụng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

44


quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn
loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.


Tổng số khu rừng đặc dụng là 128, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 48 khu
dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan. Tổng diện tích


các khu rừng đặc dụng trên 2 triệu ha và tổng diện tích rừng của cả nước gần
13,4 triệu ha, độ che phủ rừng tồn quốc 39,5 % (tính đến 31/12/2010 theo QĐ
số 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011), tỷ lệ giữa diện tích rừng đặc dụng
và diện tích rừng cả nước là 15 % (tiêu chuẩn của thế giới 10 %), tuy nhiên nó
cịn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự phân bố đều trên toàn bộ diện tích tự
nhiên và tính đa dạng sinh học mới có thể duy trì bảo tồn rừng.


Đến nay chúng ta đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc dụng chung
cho toàn quốc, xây dựng các tiêu chí để thành các rừng đặc dụng (Vườn quốc
gia, khu bảo tồn,…), các khu rừng đặc dụng được thành lập trải dài trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng có các lồi đặc
hữu, nguy cấp, quý hiếm đã được bảo tồn và nằm trong rừng đặc dụng.


Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừng đặc
dụng, như ở cấp Trung ương quản lý 06 Vườn quốc gia, còn lại trực thuộc tỉnh,
việc xây dựng và quản lý chúng dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004; QĐ số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành tiêu chí
phân loại rừng đặc dụng; QĐ số 186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về quy chế quản
lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mới đây là Nghị định số
117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng,
đây là nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, thể
hiện sự thông suốt về tổ chức và quản lý rừng.


Hệ thống các khu rừng đặc dụng đã trở thành những nơi để nghiên cứu
khoa học, thực tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn
những văn hóa, kiến thực bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học.


<i>* Rừng đặc dụng </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

45


<i>* Phân loại rừng đặc dụng </i>


<i> </i> <i>Vườn Quốc gia: Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài </i>


một hay nhiều hệ sinh thái.


Vườn quốc gia đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí sau đây:


- Có ít nhất 01 mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái
hoặc của quốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong
đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nơng nghiệp
và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.


- Có ít nhất 01 lồi sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh
cảnh trên 05 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; có
diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ
sinh thái tự nhiên; diện tích đất nơng nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.


- Có giá trị đặc biệt quan trọng về bảo vệ cảnh quan, nghiên cứu thực
nghiệm khoa học của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


<i>Khu bảo tồn thiên nhiên: Được xây dựng với mục đích là để đảm bảo diễn </i>


thế tự nhiên. Chia làm hai loại:


* Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên:


- Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia,


quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Trong trường hợp đặc biệt nếu là rừng trồng thì khu
rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ
sinh thái tự nhiên;


- Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài sinh vật là các loài động, thực
vật nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật;


- Diện tích liền vùng tối thiểu trên 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích
là các hệ sinh thái tự nhiên (hoặc nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo
diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên).


* Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh:


- Có ít nhất 01 lồi sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo
quy định của pháp luật;


- Phải đảm bảo các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản … để bảo tồn
bền vững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm;


- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của các loài
sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.


<i>* Khu bảo vệ cảnh quan: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

46


biểu, có giá trị văn hoá, lịch sử, nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du
<i>lịch hoặc để nghiên cứu thí nghiệm. </i>



Khu rừng có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, trong đó có di tích lịch sử, văn
hóa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận.


Khu rừng có giá trị cao về cảnh quan mơi trường, trong đó có danh lam
thắng cảnh cần được bảo vệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận.


Khu rừng do cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ theo phong tục tập quán,
hoặc theo truyền thống và tín ngưỡng có giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, giáo
dục, du lịch sinh thái đặc sắc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận.


<i> * Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: Là khu vực được xác lập nhằm </i>


mục đích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, học tập, thí nghiệm lâm
nghiệp. Có các hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
của các tổ chức khoa học, đào tạo có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học lâm nghiệm theo quy định của pháp luật;


Có quy mơ diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.


<i>* Phân khu chức năng </i>


<i> </i> <i>- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Khu vực được bảo toàn nguyên vẹn. </i>


Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo
tồn để duy trì diễn thế tự nhiên.


<i>- Phân khu phục hồi sinh thái: Được xác lập để rừng được phục hồi tái </i>


sinh tự nhiên. Ưu tiên áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên,


kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm
sinh khác.


<i> </i> <i>- Phân khu dịch vụ - du lịch - hành chính: Là khu vực dùng để xây dựng </i>


các cơng trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý. Trong phân khu hành
chính, dịch vụ được thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng,
giá trị thẩm mỹ của rừng.


<i>- Vùng đệm: gồm khu vực rừng, đất có dân cư sinh sống, đất ngập nước, </i>


khu vực biển tiếp giáp ranh giới ngoài hoặc nằm trong phạm vi ranh giới khu
rừng đặc dụng, có chức năng ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng
đặc dụng bằng các biện pháp quản lý, bảo tồn gắn với các hoạt động nâng cao
sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

47


Phạm vi ranh giới của vùng đệm phải được xác định rõ trên bản đồ và
thực địa.


Vùng đệm được quy hoạch sử dụng tài nguyên, đất đai phù hợp với mục
tiêu ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng, đồng thời nâng
cao sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.


* Nguyên tắc phát triển và sử dụng


Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự
nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng.



Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính
và vùng đệm.


Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải
tuân theo quy chế quản lý rừng.


Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các
Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.


Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - mơi trường.


Hộ gia đình, cá nhân khơng phải là đối tượng được Nhà nước giao rừng
đặc dụng mà chỉ là đối tượng được nhận khoán bảo vệ chăm sóc, khoanh ni,
tái sinh…


* Phân cấp quản lý


Bộ NN& PTNT chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ quản
lý thống nhất hệ thống rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước, trực tiếp quản lý các
vườn quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt hoặc nằm trên phạm vi nhiều tỉnh.


UBND tỉnh trực tiếp quản lý các khu rừng đặc dụng còn lại trong hệ thống
các khu rừng đặc dụng.


* Bộ máy quản lý



Rừng đặc dụng có diện tích tập trung lớn được thành lập Ban quản lý.
Ban quản lý rừng là chủ rừng, được nhà nước giao đất, giao rừng, được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

48


Rừng đặc dụng có diện tích khơng tập trung thì khơng thành lập ban quản
lý mà giao trực tiếp cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân quản lý bảo vệ theo
quy định của pháp luật. Đối với các khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập ban quản lý; trường hợp khơng thành
lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan du
lịch sinh thái dưới tán rừng.


Đối với các khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa
học thì giao cho tổ chức ngghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo,
dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý.


Biên chế: Tuỳ theo quy mơ, diện tích, ý nghĩa của từng khu rừng mà nhà
nước phân bổ biên chế.


* Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên


<i> </i> <i>Trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hoạt động sau: </i>


Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên; Thả và nuôi trồng các loài động thực vật từ
nơi khác tới; Khai thác tài nguyên sinh vật; Chăn thả gia súc; Gây ô nhiễm môi
<i>trường; Mang hoá chất độc hại vào rừng; Đốt lửa trong rừng và ven rừng. </i>



<i> </i> <i>Đối với phân khu phục hồi sinh thái cấm các hoạt động sau: Khai thác tài </i>


<i>nguyên sinh vật; Gây ơ nhiễm mơi trường. </i>


Ban quản lý rừng khốn rừng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng cho
hộ gia đình cá nhân tại chỗ.


<i> </i> <i>Hệ sinh thái rừng đặc dụng được phục hồi chủ yếu bằng khoanh nuôi, tái </i>


sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng.


<i> Khai thác lâm sản chỉ được tiến hành đối với khu bảo vệ cảnh quan và </i>


phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.


<i>Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học: Phải được Ban quản lý rừng cho </i>


phép; Phải trả tiền thuê hiện trường và các khoản dịch vụ khác; Phải gửi báo cáo
kết quả nghiệm thu cho Ban Quản lý rừng.


<i>Hoạt động du lịch: Được xây dựng thành dự án riêng; Ban quản lý rừng </i>


<i>có thể tự tổ chức hoặc cho thuê khoán. </i>


<i>Đối với cư dân sống trong rừng đặc dụng: Được ổn định chỗ ở tại chỗ, </i>


không được di dân từ nơi khác đến; Ban quản lý rừng phải lập dự án di dân, tái
định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; Đối với phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý giao


<i>khốn ngắn hạn rừng đặc dụng cho hộ gia đình cá nhân để bảo vệ rừng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

49


vào diện tích rừng nhưng phải được thể hiện trên bản đồ và cắm mốc trên thực
địa, do UBND địa phương nơi có đất quản lý.


<i>2.1.3.2. Rừng phịng hộ </i>


* Khái niệm rừng phòng hộ


Là loại rừng được sử dụng với mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hồ khí
hậu, góp phần bảo vệ mơi trường.


* Phân loại rừng phịng hộ


Việc phân loại rừng phòng hộ được áp dụng theo tiêu chí do Bộ
NN&PTNT ban hành.


<i> </i> <i>Rừng phòng hộ đầu nguồn: nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, </i>


các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lịng
sơng, lịng hồ.


<i> </i> <i>Rừng phịng hộ chống gió hại, chắn cát bay, chắn sóng ven biển nhằm bảo </i>


vệ nơng nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đơ thị, ngăn cản sóng, chống sạt lở,
bảo vệ các cơng trình ven biển.



<i>Rừng phịng hộ mơi trường sinh thái, cảnh quan nhằm mụcđích điều hồ </i>


khí hậu, phịng chống ơ nhiễm ở các khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp,
kết hợp phục vụ du lịch nghỉ ngơi.


<i> </i> Theo mức độ xung yếu rừng được phân loại thành vùng rất xung yếu và
vùng xung yếu:


<i>Vùng rất xung yếu: Là vùng đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, có nguy cơ bị </i>


xói mịn mạnh, có u cầu cao nhất về điều tiết nguồn nước, nơi cát di động
mạnh, bờ biển sạt lở, có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ, phải quy hoạch,
đầu tư xây dựng rừng phòng hộ đảm bảo tỷ lệ độ che phủ của rừng> 70%.


<i>Vùng xung yếu: Là nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn </i>


nước ở mức trung bình, có u cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất…độ che phủ
của rừng > 50%.


* Nguyên tắc phát triển và sử dụng


Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền
vùng, nhiều tầng.


Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi
trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở
từng vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

50



và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các
Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia
đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao
đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.


Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để
bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư
nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.


* Bộ máy quản lý


Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích lớn hoặc có
tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng
phải có Ban quản lý.


Ban quản lý rừng là chủ rừng, được nhà nước giao đất, giao rừng, được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập.


Rừng có diện tích lớn được thành lập Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản
lý, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm nơi đóng trụ
sở Ban quản lý.


Rừng có diện tích nhỏ và khơng tập trung thì giao cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân quản lý bảo vệ, kinh phí do ngân sách của tỉnh tài trợ. Nếu chưa
giao UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ.


Biên chế: Xác định theo diện tích đã được giao, bình qn 1 người / 1000 ha.


* Xây dựng và sử dụng rừng phòng hộ


<i>- Về đầu tư </i>


Nhà nước cấp kinh phí hàng năm theo dự án, kế hoạch đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và trả lương cho Ban quản lý.


Nhà nước khuyến khích các chủ rừng tự đầu tư vốn.


<i>- Quyền lợi của hộ nhận khoán </i>


Được nhận tiền cơng khốn bảo vệ theo kết quả thực hiện hợp đồng khoán
với Ban quản lý.


Được khai thác củi khô và lâm sản phụ dưới tán rừng.


Được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa và các sản phẩm khác không xâm
hại đến rừng.


Tuỳ dự án có thể được gia hạn hợp đồng.


<i> </i> <i>Trường hợp chủ rừng tự đầu tư vốn để trồng rừng mới trên đất chưa có </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

51


<i>- Khai thác và tận dụng gỗ, tre, nứa trong rừng phòng hộ: </i>
<i>+ Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: </i>


Chỉ được phép khai thác tận thu cây già cỗi, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn,
cây ở nơi mật độ quá dầy.



Tận thu các loại lâm sản ngồi gỗ mà khơng làm ảnh hưởng đến khả năng
phòng hộ của rừng.


Rừng phòng hộ là rừng tre nứa khi đã đạt yêu cầu về phòng hộ(che phủ >
80%) được phép khai thác với cường độ tối đa là 30%.


<i> + Rừng phòng hộ là rừng trồng: </i>


Rừng do Nhà nước bỏ vốn đầu tư: Được phép khai thác cây phù trợ, tỉa
thưa với cường độ < 20%; Khi cây trồng chính đủ tuổi khai thác được phép khai
thác chọn với cường độ < 20% hoặc chặt trắng theo băng theo đám nhỏ < 1ha ở
vùng xung yếu, < 0,5 ha ở vùng rất xung yếu.


Rừng do chủ rừng tự đầu tư vốn: Khi rừng đủ tuổi khai thác mỗi năm
được phép khai thác tối đa 1/10 diện tích đã trồng theo phương thức chặt trắng
theo băng theo đám nhỏ < 2 ha ở vùng xung yếu, < 1 ha ở vùng rất xung yếu.


<i> - Quản lý, sử dụng các loại đất khác xen kẽ trong rừng phòng hộ: </i>


Đối với đất rừng sản xuất xen kẽ, Ban quản lý được phép tổ chức sản
xuất xen kẽ theo quy định về rừng sản xuất.


Đất thổ cư, ruộng vườn, nương rẫy cố định của dân không quy hoạch vào
rừng phịng hộ, do chính quyền địa phương quản lý.


<i>2.1.2.3. Rừng sản xuất </i>


* Khái niệm rừng sản xuất



Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.


* Phân loại rừng sản xuất


- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Rừng sản xuất là rừng trồng.
- Rừng giống.


* Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất


Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện để cung cấp lâm sản, kết hợp
sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư
nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái- môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

52


Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản
xuất chưa có rừng, sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp- ngư nghiệp kết hợp, có
biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao
hiệu quả kinh tế của rừng.


Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng
trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống
tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng
sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng;
đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an
ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ
trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;



Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng
trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế;


Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối
với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự
án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;


Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng
sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp -
nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -
môi trường.


Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư
nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.


* Điều kiện để đưa rừng vào sản xuất kinh doanh


Các chủ rừng phải được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp hoặc phải có quyết định giao cho thuê đất lâm nghiệp.


Chủ rừng là các lâm trường, các tổ chức phải có hồ sơ đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Dự án đầu tư; Phương án sản xuất kinh doanh;
Phương án điều chế rừng.


Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân phải có phương án sản xuất kinh
doanh hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

53


giống quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội các loại
giống cần thiết, đảm bảo cung ứng giống tốt để trồng rừng, tuân theo pháp lệnh
về giống cây trồng.


* Thủ tục khai thác


Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế phù hợp với
phương án điều chế rừng được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.


Đối với các hộ gia đình, cá nhân khai thác phải có đơn, báo cáo UBND xã
để tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt.


2.2. Quy định của pháp luật về bảo vệ rừng


<i>2.2.1. Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng </i>
<i>2.2.1.1. Các khái niệm </i>


<i>* Cháy rừng </i>


Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và làm tiêu
huỷ sinh vật ở trong rừng.


Theo tài liệu về quản lý lửa rừng của FAO đưa ra khái niệm về cháy
<i>rừng mà cho đến nay thường được sử dụng là: “Cháy rừng là sự xuất hiện và </i>


<i>lan truyền của những đám cháy trong rừng mà khơng nằm trong sự kiểm sốt </i>
<i>của con người; gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và </i>


<i>môi trường”. </i>


Cháy rừng ảnh hưởng một cách toàn diện đến các mặt kinh tế - Xã hội và
môi trường, thể hiện chủ yếu qua những điểm sau:


- Ảnh hưởng đến điều kiện, hoàn cảnh đối với quá trình tái sinh phục hồi
rừng. Cháy rừng làm cây rừng chết hàng loạt hoặc sinh trưởng kém, qua đó làm
thay đổi thành phần các loài cây, ảnh hưởng đến quá trình diễn thế rừng.


- Gây ra những biến đổi lớn trong các trạng thái rừng và làm biến đổi các
kiểu rừng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các phương thức khai thác rừng;


- Làm thay đổi số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã, chim
muông, côn trùng.


- Ảnh hưởng đến hoạt động sống của các vi sinh vật ở trong đất rừng như: (
kích thích hoặc hạn chế sự hoạt động của chúng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

54


quét, xói khe do gió bão tạo thành, các cồn cát di động ven biển vùi lấp đồng
ruộng, phá vỡ các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đường giao thông, đường điện
cao thế, gây chết người, cháy nhà cửa, kho tàng....


- Đối với các vụ cháy lớn gây tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng môi trường
không khí do khói gây nên.


<i>* Phịng cháy rừng </i>


Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế,


xã hội, pháp chế, khoa học công nghệ, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, cảnh báo
… và điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng
các cơng trình phịng lửa nhằm ngăn chặn khơng để xảy ra cháy rừng.


Cháy rừng là hiện tượng mang tính chất xã hội sâu sắc, cho nên phòng
cháy rừng là hoạt động mang lại lợi ích cho tồn xã hội và cũng cần sự hợp tác
và liên kết của toàn xã hội. Vì vậy phịng cháy, chữa cháy rừng là sự nghiệp của
toàn dân, việc bảo vệ rừng khỏi cháy hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy
rừng gây ra phải do Nhà nước và nhân dân cùng tham gia theo hướng xã hội hóa
cơng tác quản lý, bảo vệ rừng; tiến hành giao, khoán và cho thuê rừng, đất lâm
nghiệp; phối, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án lâm nghiệp, định canh
định cư, xóa đói, giảm nghèo,… tiến tới phát triển lâm nghiệp xã hội bền vững.


<i>*Chữa cháy rừng </i>


Chữa cháy rừng là: Huy động nhanh chóng lực lượng, phương tiện dập tắt kịp
thời không để lửa lan tràn, hạn chế và chấm dứt thiệt hại do cháy rừng gây ra.


<i>2.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước </i>
<i>* Ở Trung ương </i>


- Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng


Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng được thành lập theo
Quyết định số: 1157/QĐ-TTg ngày 04/12/2002 và Quyết định số: 598/QĐ- TTg
ngày 20 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 13 thành viên của các
Bộ, Ban, ngành của Trung ương là: Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Cơng an; Bộ
Quốc phịng; Bộ Lao động thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền
hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Cục Kiểm lâm- Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy- Bộ Công an; Cục Tác chiến Bộ


Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Bưu
chính, Viễn thơng, trong đó:


+ Bộ trưởng Bộ NN& PTNT làm Trưởng ban;


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

55


+ Đại diện lãnh đạo các cơ quan còn lại là Ủy viên.


Hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng được
thực hiện theo chương trình hành động, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho
từng thành viên, theo quy chế hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại


Sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ NN & PTNT, Bộ Cơng an, Bộ Quốc
phịng trong cơng tác bảo vệ rừng- Phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện
theo nội dung tại Thông tư liên tịch số 144/ TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP.


<i>- Cục Kiểm lâm </i>


Là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng; thừa
hành pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi
cả nước.


Cục Kiểm lâm là cơ quan thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương PCCCR, tổ chức bố trí cán bộ của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung
ương PCCCR.


Cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm các Trung tâm
Kỹ thuật Bảo vệ rừng số I. II; Nhiệm vụ của các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng:



+ Giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn
kỹ thuật, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác PCCCR.


+ Tổ chức lực lượng, phối hợp với địa phương ứng cứu, dập tắt những
vụ cháy rừng trong vùng có nguy cơ lan rộng vượt quá tầm kiểm soát của
địa phương.


+ Nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng mơ hình, tổ chức huấn luyện, chuyển
giao kỹ thuật PCCCR cho các Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng trong vùng.


+ Phối hợp với các đơn vị Kiểm lâm và lực lượng quản lý, bảo vệ rừng
trên địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCCR.


<i>* Ở địa phương </i>


<i> - Các tỉnh, huyện </i>


Thành lập Ban Chỉ huy PCCCR, với thành phần là các cơ quan, ban ngành
của cấp tỉnh, huyện có liên quan. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy
rừng của địa phương; xác định các vùng trọng điểm cháy và phân công nhiệm
vụ cho từng thành viên. Đặc biệt, chú ý phối hợp các lực lượng khi có cháy lớn
xảy ra và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện phương án
PCCCR. Theo dõi, kiểm tra cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

56


+ Tổ chức xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường
các biện pháp PCCCR trong các tháng cao điểm dễ xảy ra cháy.



+ Theo dõi, chỉ đạo, điều hành chính quyền các cấp và chủ rừng thực hiện
nghiêm túc phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt.


+ Tổ chức phối hợp liên ngành trong công tác chữa cháy rừng.


+ Trực tiếp tham gia chỉ huy chữa cháy rừng, khi cháy rừng trong tầm
kiểm soát của địa phương, trường hợp cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát phải đề
nghị Trung ương chi viện.


- Chi cục Kiểm lâm


Chi cục Kiểm lâm là cơ quan thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban chỉ
huy Phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là:


Thanh tra - Kiểm tra cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng trong tầm kiểm
soát của địa phương. Là lực lượng chính trong chỉ huy, hướng dẫn phòng cháy,
chữa cháy rừng.


Phòng Quản lý, bảo vệ rừng của Chi cục Kiểm lâm tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ PCCCR cho các đơn vị liên quan và các chủ rừng.


Tổ chức tun truyền về cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng như: xây
bảng biển, panơ, áp phích, xây dựng các nội dung tuyên truyền phát hành trên
các phương tiện thông tin, đại chúng ...


Kiểm tra, đôn đốc; điều động, chỉ huy việc chữa cháy rừng ở địa phương.
- Hạt Kiểm lâm


Hạt Kiểm lâm chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục Kiểm lâm và là cơ
quan thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng cháy, chữa cháy


rừng cấp huyện và thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là:


Thanh tra - Kiểm tra cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng trong tầm kiểm
soát của địa phương. Là lực lượng chính trong chỉ huy, hướng dẫn phịng cháy,
chữa cháy rừng ở huyện.


Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCCR
cho các đơn vị liên quan và các chủ rừng; tổ đội quần chúng.


Tổ chức tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng .


<i> - Các Chủ rừng </i>


Chủ rừng tổ chức đội bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

57


Trong trường hợp cần thiết phải điều động lực lượng hỗ trợ tham gia chữa
cháy khi có yêu cầu.


- Tổ, đội quần chúng Bảo vệ rừng - PCCCR


Trên địa bàn từng thôn, xã, dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và sự
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn; đã tổ chức
thành lập các tổ, đội quần chúng tình nguyện bảo vệ rừng- PCCCR, có nhiệm vụ
bảo vệ rừng, phòng cháy rừng và tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn.


- Các lực lượng phối hợp


Các cơ quan phối hợp được quy định trên cơ sở Luật Phòng cháy, chữa


cháy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.


<i>+ Lực lượng Quân đội </i>


Mỗi Quân khu phân công 01 Tiểu đồn thuộc Bộ Quốc phịng tham gia
vào việc chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra vượt q tầm kiểm sốt của địa
phương. Tiểu đoàn này được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng và trang bị
thiết bị chuyên dùng, công cụ cần thiết sẵn sàng nhận nhiệm vụ trên địa bàn
được phân công.


Mỗi Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh phân công 01 Đại đội thuộc Bộ chỉ huy Quân
sự tỉnh, là đơn vị thường trực tham gia để chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra ở
địa phương. Đại đội này được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng và trang thiết
bị, công cụ cần thiết sẵn sàng nhận nhiệm vụ trên địa bàn được phân công.


<i>+ Lực lượng Công an </i>


Cảnh sát PCCC ( Bộ Cơng an): Luật Phịng cháy, chữa cháy quy định hình
thành lực lượng phịng cháy, chữa cháy chun ngành có nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể.


Lực lượng Cảnh sát PCCC (Sở Công an): Khi cháy lớn xảy ra, theo yêu
cầu của Trưởng ban chỉ huy PCCCR tỉnh, lãnh đạo Sở Công an điều động lực
lượng tham gia chữa cháy rừng. Việc chỉ huy lực lượng Cảnh sát chữa cháy rừng
do Trưởng ban chỉ huy PCCCR của địa phương và lãnh đạo đơn vị Cảnh sát.


<i>+ Đài truyền hình Việt nam, Đài tiếng nói Việt nam và các cơ quan </i>


thông tấn báo chí đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục nâng cao ý thức của
cộng đồng trong việc PCCC rừng.; Nâng cao chất lượng và thời lượng dự báo,


cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong các tháng mùa khô


<i>+ UBND các cấp tuỳ theo chức năng và quyền hạn của mình phải chỉ đạo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

58


<i>2.2.1.3. Nhiệm vụ của chủ rừng </i>


Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về
phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;


Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phịng cháy và
chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;


Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy và
chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;


Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy
rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý
và duy trì hoạt động của tổ, đội phịng cháy và chữa cháy rừng;


Kiểm tra an tồn về phịng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử
lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ
chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an tồn về phịng cháy
và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;


Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo
quy định;


Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng


theo quy định hiện hành của Nhà nước;


Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình phịng cháy và chữa cháy rừng,
thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi lớn có liên quan đến
bảo đảm an tồn phịng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;


Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức
xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia
đình lân cận;


Thực hiện các hoạt động phịng cháy và chữa cháy khi có u cầu của cơ
quan có thẩm quyền;


Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ
phạm gây cháy rừng.


<i>2.2.1.4. Các trường hợp cấm đốt, sử dụng lửa trong rừng </i>


Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng,
phân khu phòng hộ rất xung yếu.


Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào
mùa hanh khô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

59


Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy
than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.



Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.
Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.


<i>2.2.1.5. Các trường hợp được sử dụng lửa trong rừng (có điều kiện) </i>


<i> * Đốt nương rẫy, đồng ruộng: Trước khi đốt người sử dụng lửa phải làm </i>


đường ranh cản lửa bao quanh; trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ
dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết
tàn lửa.


<i> * Đốt thực bì: để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong </i>


rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện những biện pháp an tồn phịng cháy và
chữa cháy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


<i> * Sử dụng lửa ở những cơ sở, cơng trình, cơng trường và nhà ở được phép </i>


bố trí ở trong rừng phải đảm bảo khơng để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng
lửa phải dập tắt hết tàn lửa.


<i>2.2.1.6. Các biện pháp phòng cháy rừng </i>


Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phịng cháy và chữa cháy rừng
trong tồn xã hội.


Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.


Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa,


sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng.


Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ
của vật liệu cháy trong rừng.


Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan.


Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.


Xây dựng các cơng trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa
cháy rừng.


Các biện pháp phòng cháy khác theo quy định của pháp luật.


<i>2.2.1.7. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy rừng </i>


Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải
quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu
cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

60


Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.


Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm sốt" để chữa cháy khi có đủ điều
kiện cho phép.


Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.
Các biện pháp chữa cháy khác.



<i>2.2.1.8. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng </i>


Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho
người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây biết:


Chủ rừng;


Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
Chính quyền địa phương sở tại;


Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.


Cơ quan, đơn vị đã được báo cháy khi nhận được tin báo về vụ cháy rừng
xảy ra trong địa bàn được phân cơng quản lý thì phải nhanh chóng huy động lực
lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn
vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngồi
địa bàn được phân cơng quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng
mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra
cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình.


Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn
cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người
chỉ huy chữa cháy.


Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ,
cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy
định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy và quy định tại Nghị định về phòng cháy,
chữa cháy rừng do Chính phủ quy định.



<i>2.2.1.9. Thông tin về cấp dự báo cháy rừng và tổ chức thực hiện phòng cháy </i>
<i>chữa cháy rừng theo các cấp báo động. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

61


Cấp


cháy Mức độ nguy hiểm


Biện pháp tổ chức thực hiện phòng
cháy, chữa cháy rừng


I


Cấp thấp:


Ít có khả năng xảy ra cháy rừng


Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng
cấp xã và các chủ rừng chủ động triển
khai phương án phòng cháy, chữa cháy
rừng.


Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản
tin tiếp theo để chủ động trong công tác
chữa cháy rừng.


II


Cấp trung bình:


Có khả năng cháy rừng


Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng
cấp xã và các chủ rừng tăng cường kiểm
tra bố trí người canh phịng và lực lượng
sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng;
kiểm soát kỹ thuật phát đốt nương rẫy.


III


Cấp cao:


Thời tiết khô hanh, dễ xảy ra
cháy rừng.


Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng
cấp huyện tăng cường kiểm tra đôn đốc
cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng của
các chủ rừng. Cấm phát đốt nương rẫy.
Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản
tin tiếp theo


IV


Cấp nguy hiểm:


Thời tiết khô hanh, nắng hạn dài
ngày, nguy cơ cháy rừng cao,
nếu xảy ra cháy lửa dễ lan nhanh.



Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng
cấp huyện thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng
tại địa phương.


Thông tin cảnh báo liên tục, kịp thời cấp
dự báo cháy rừng ở vùng trọng điểm cháy.
Chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm tăng
cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ vùng
trọng điểm cháy; bố trí lực lượng canh
phòng 24/24giờ hàng ngày; phát hiện kịp
thời điểm cháy để dập tắt ngay đám cháy
không để lây lan.


V


Cấp cực kỳ nguy hiểm:


Thời tiết khô hanh, nắng hạn kéo
dài, thảm thực vật khô kiệt, nguy
cơ cháy rừng rất lớn và lan nhanh
trên tất cả các loại rừng.


Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng
cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đơn
đốc chính quyền các cấp và các chủ rừng
tăng cường kiểm tra, chủ động và sẵn
sàng ứng cứu chữa cháy rừng.


Thông tin cảnh báo thường xuyên liên tục,


kịp thời cấp dự báo cháy rừng ở vùng
trọng điểm cháy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

62


<i>2.2.2. Quy định về quản lý động thực vật rừng quý hiếm </i>
<i>2.2.2.1. Khái niệm, vai trò của động thực vật rừng quý hiếm </i>


<i>* Khái niệm </i>


Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật,
động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và mơi trường, số lượng cịn ít
trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.


Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai
nhóm ( Theo quy định do Chính phủ ban hành) như sau:


Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, mơi
trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể cịn rất ít trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.


Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các lồi thực vật rừng.


Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng. (Chồn bay, Cu li, Voọc chà vá,
Voọc xám, Gấu, Rái cá, Chồn mực, Hổ, Báo, Voi, Hươu vàng, Mang lớn, Mang
Trường Sơn, Sơn dương, Sao la, Trĩ sao, Công,Gà lôi, Rắn hổ mang chúa, Rùa
hộp ba vạch,…)



Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những
lồi thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, mơi trường hoặc có giá
trị cao về kinh tế, số luợng quần thể cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. (Lim xanh, Gõ, Re hương, Vàng đắng, Bình vơi; Khỉ, Cheo cheo, Sóc
bay, Gà so, Cú lợn,Chích chòe lửa, Khướu, Nhồng, Trăn, Rắn hổ mang, Rùa núi
vàng,…)


Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành: Nhóm II A, gồm
các lồi thực vật rừng; Nhóm II B, gồm các lồi động vật rừng.


Theo sách đỏ do IUCN phát hành thì động vật hoang dã nguy cấp được
phân loại thành 5 nhóm như sau:


1. Rất nguy cấp: E, là những loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt.


2. Nguy cấp: V, gồm những loài chắc chắn sẽ trở thành nguy cấp trong
một thời gian ngắn nếu các nguyên nhân gây bất lợi không bị đẩy lùi.


3. Hiếm: R, gồm những loài với những quần thể nhỏ, tuy chưa đến mức rất
nguy cấp nhưng đang bị đe doạ giảm số lượng một cách trầm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

63


5. Thoát hiểm: O, gồm các loài trước đây được xếp vào một trong các cấp
độ trên nhưng hiện tại đã được bảo đảm tương đối an tồn.


<i>* Vai trị: </i>


<i>- Giá trị bảo tồn: Động vật hoang dã có vai trị quan trọng trong cân bằng </i>


sinh thái, nơi chúng sống từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế đi theo
con đường tự nhiên. Chúng tạo lên các mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới
thức ăn. Chúng tạo lên các giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này
không chỉ có ý nghĩa thực tại mà cịn có tiềm năng sử dụng sau này. Các loài
động vật đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm đối với toàn bộ thế giới.
Nhiều loài động vật đặc hữu mang các gen qúy chứa đựng những tính trạng tốt
mà các lồi động vật khác khơng có. Thơng qua các lồi hoang dại, con người có
thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này đạt hiệu quả
cao nhất.


- Giá trị kinh tế: Động vật có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với đời sống
con người. Giá trị kinh tế của động vật tập trung vào một số nội dung sau:


+ Nguồn thức ăn: Từ khi loài người mới xuất hiện trên trái đất thì nguồn
thức ăn chính cho con người là các sản phẩm tự nhiên thu được từ săn bắt động
vật và hái lượm. Nhiều loài động vật đã được con người sử dụng làm thức ăn
trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều lồi động vật được con người thuần hố, ni
dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống gia súc, gia cầm để phục vụ mình.


+ Ngun liệu cho cơng nghiệp: Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: Các lồi thú và bị sát có thể cung
cấp lơng, da; các lồi cơn trùng cung cấp mật hay sáp (ong), cánh kiến, tơ (tằm);
một số loài thân mềm cung cấp nhiều sản phẩm quý: Ngọc trai, ...


+ Dược liệu: Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với
mục đích dược liệu (mật ong, gan cá, mật gấu, nọc rắn, sừng tê giác, ...). Nhiều
chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc động vật sống
(các loại vắc xin, hc mơn ...).


+ Làm cảnh, phục vụ đời sống sinh hoạt, giải trí cho con người: Một số


lượng lớn động vật được buôn bán trên thị trường hay được bẫy bắt là phục vụ
mục đích làm cảnh. Đặc biệt là các loài chim như vẹt, yểng, sáo hay các loài ăn
thịt như cắt ... Nhiều vườn thú và công viên quốc gia phục vụ mục đích tham
quan du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

64


tạo ra các chất hữu cơ phức tạp một lần nữa và cứ tiếp tục chu trình tuần hồn
vật chất như vậy. Do đó, dễ dàng nhận thấy động vật chiếm vai trò rất quan
trọng, là "mắt xích" khơng thể thiếu trong vịng tuần hồn vật chất tự nhiên,
trong đó con người là một thành phần có tổ chức cao nhất của "mắt xích đó".


+ Sử dụng cho nghiên cứu khoa học và giáo dục: Đây là vai trò rất quan
trọng của động vật đối với con người. Thông qua động vật, nhất là các lồi có
cấu tạo cơ thể gần giống con người, con người có thể tiến hành các nghiên cứu
khoa học với mục đích phục vụ ngày một tốt hơn đời sống.


<i>2.2.2.2. Nguyên tắc, trách nhiệm quản lý và bảo vệ động, thực vật rừng </i>


* Nguyên tắc quản lý


Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do
Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ
NN và PTNT ban hành.


Việc săn bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn
động vật hoang dã.


Nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho


các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi động thực vật rừng
quý hiếm.


Các cơ quan nhà nước các tổ chức kinh tế tổ chức xã hội và mọi cơng dân
có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ và phát triển nguồn gen động thực vật rừng
quý hiếm.


* Trách nhiệm


Trước đây động thực vật hoang dã chỉ được sử dụng bởi những người dân
địa phương và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, nhu cầu, giá cả,
nguồn cung cấp v.v. Hiện nay, động thực vật hoang dã đã trở thành một loại sản
phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường. Chính vì vậy động vật hoang dã mang đầy
đủ tính chất, thuộc tính của một loại hàng hoá và chịu sự quản lý của nhiều cơ
quan thực thi pháp luật không những với Kiểm lâm mà còn các lực lượng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

65


thì lại là trách nhiệm của lực lượng Hải quan. Hiện nay các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý đối với động thực vật hoang dã quý hiếm như sau:


Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp quý hiếm và danh mục những loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp quý hiếm.


Bộ NN& PTNT quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật
rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng, chủng
lồi, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai
thác, săn bắt, khu vực cấm săn bắt khai thác.



UBND các cấp căn cứ sự chỉ đạo của Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra
và tổ chức thực hện công tác quản lý bảo vệ động thực vật rừng quý hiếm ở
phạm vi địa phương.


Lượng Kiểm lâm: là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nên cũng chính
là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đối với động thực vật
rừng hoang dã, quý hiếm.


<i>Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: là cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Thuỷ </i>
sản, có chức năng quản lý Nhà nước về: bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đăng kiểm
tàu cá, đồng thời thực hiện những công việc cụ thể thuộc chức trách của Bộ về
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng kiểm tàu cá và an toàn kỹ thuật các thiết bị theo
quy định. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã tham gia, phối hợp với các tổ chức
trực thuộc Bộ Thuỷ sản và các tổ chức ngoài ngành thực hiện nhiều nhiệm vụ
thuộc chức năng của Bộ Thủy sản có liên quan nhiều đến các hoạt động về bảo
vệ và kiểm soát buôn bán động vật hoang dã.


<i>- Hải quan: </i>


Tại các cửa khẩu, lực lượng Hải quan là một trong những lực lượng nòng cốt
trong hoạt động phịng chống, kiểm sốt việc vận chuyển động thực vật hoang
dã qua biên giới.


<i>- Quản lý thị trường: </i>


Trong các chức năng được Chính phủ quy định có những nhiệm vụ có liên
quan đến kiểm sốt buôn bán động vật hoang dã.


<i>- Lực lượng Công an: </i>



<i> Lực lượng Cơng an tham gia kiểm sốt bn bán động vật hoang dã chủ yếu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

66


hoang dã như: Cảnh sát Giao thông, An ninh kinh tế, Interpol,.. Trong đó, sự
tham gia của Cảnh sát giao thơng rất quan trọng trong q trình kiểm soát vận
chuyển động thực vật hoang dã, sự tham gia của Interpol có vị trí quan trọng
trong đấu tranh chống tội phạm về buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã.


Ngồi các cơ quan nói trên, cịn có nhiều tổ chức khác cũng tham gia vào
q trình kiểm sốt buôn bán động thực vật hoang dã như: Bộ đội biên phòng,
cơ quan kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol
có vai trò quan trọng trong việc chống gian lận thương mại và buôn lậu quốc tế.


<i>2.2.2.3. Chế độ quản lý bảo vệ </i>


Mọi diện tích rừng có động thực vật rừng quý hiếm đều được xác định cụ
thể trên bản đồ và trên thực địa.


Những khu rừng tập trung nhiều động thực vật rừng quý hiếm cần được
khoanh giữ, tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ, có bảng nội quy bảo vệ riêng.


Mọi hoạt động trong những khu rừng tập trung nhiều động thực vật rừng
quý hiếm đều phải chấp hành nội quy bảo vệ riêng. Nghiêm cấm chặt phá, săn
bắn hoặc làm hại môi trường sống của động thực vật rừng quý hiếm.


Đối với động thực vật nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Chỉ
được khai thác trong trường hợp đặc biệt (nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)
khi có sự cho phép của Thủ tướng chính phủ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT.



Đối với động thực vật rừng quý hiếm nhóm II: Hạn chế khai thác sử dụng.
Thực vật: Phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch
hàng năm và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cấp giấy phép. Chỉ được khai thác với
mức độ hạn chế về chủng loại, số lượng, khu vực, chấp hành đúng quy trình quy
phạm kỹ thuật khi khai thác. Chỉ được khai thác với mục đích để xây dựng các
cơng trình đặc biệt quan trọng của nhà nước hoặc chế biến hàng thủ công mỹ
nghệ phục vụ cho xuất khẩu.


Đối với động vật rừng sống hoang dã: chỉ được khai thác khi được Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT cho phép với mục đích tạo giơng ni, nghiên cứu khoa
học, hợp tác quốc tế.


Động vật do tổ chức cá nhân tự bỏ vốn gây nuôi: được gây nuôi để làm
giống, được sử dụng động vật sống từ thế hệ thứ hai trở đi.


Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính
mạng của nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện
pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

67


đến tính mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các
biện pháp xua đuổi nhưng khơng có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng
nhân dân.


Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy,
bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn cơng đe


doạ tính mạng nhân dân.


<i>Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus), </i>
<i>Tê giác (Rhinoceros sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera </i>


<i>pardus), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; </i>
<i>Ursus (Selenarctos) thibetanus), Bị Tót (Bos gaurus), Bị xám (Bos sauveli), Bò </i>


<i>rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus arnee), phải báo cáo chủ tịch Ủy ban </i>
nhân dân cấp tỉnh xem xét; nếu khơng cịn khả năng áp dụng được những biện
pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác…) để bảo vệ tính mạng nhân
dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện
pháp bẫy, bắn tự vệ, sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.


Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự
vệ khi chúng trực tiếp tấn cơng đe doạ tính mạnh nhân dân có trách nhiệm giữ
nguyên hiện trường, lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong
thời gian không quá 5 ngày làm việc:


- Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương khơng thể cứu
chữa được thì lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm
tiêu bản để phục vụ đào tạo nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu huỷ bảo đảm làm sạch
môi trường.


- Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho
cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu
hộ hồi phục, thả lại rừng.


- Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng


được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù
hợp với môi trường sống của chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

68


Đối với động vật hoang dã thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi
trường sống, trước khi thả phải kiểm tra kỹ tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, đặc
điểm sinh thái đảm bảo con vật sống và phát triển.


Về chế độ bảo vệ động thực vật rừng nguy cấp, q, hiếm thì ngồi việc
quản lý các loài động thực vật rừng trong các khu rừng đặc dụng, nghiêm cấm
các hành vi sau: Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt,
nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định hiện hành
của pháp luật. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ,
xuất khẩu, nhập khẩu động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định hiện
hành của pháp luật.


<i>2.2.3. Quy định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng </i>
<i>2.2.3.1. Khái niệm về sâu hại </i>


Sâu hại là những lồi cơn trùng (Insecta) gây hại hoặc gây khó chịu cho
các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu hại
cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm
nhấm... tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại.


<i>2.2.3.2. Các biện pháp quản lý sâu bệnh hại rừng </i>


Quản lý sâu bệnh hại bằng biện pháp hành chính thơng qua việc ban hành
các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại như quy định việc tổ chức quản lý sâu bệnh
hại ở địa phương; ban hành các quy định về quản lý, sử dụng thuốc trừ sâu .... Quy


định việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến các vi phạm trong cơng tác
phịng trừ sâu bệnh hại. Chế độ đối với người làm công tác quản lý sâu bệnh hại.


Quản lý công tác bảo vệ rừng bao gồm: việc dự tính, dự báo sâu bệnh hại;
kiểm dịch phòng trừ và thuốc phòng trừ ...


Quản lý kỹ thuật bảo vệ rừng bao gồm: nội dung của cơng tác phịng trừ;
việc sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh hại (sinh học và hoá học, ...); biện pháp kỹ
thuật phòng trừ về sinh thái như sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, bảo vệ các
nhóm thiên địch đặc thù trong từng hệ sinh thái....


Quản lý sâu bệnh hại rừng thông qua biện pháp tuyên truyền nâng cao
<i>nhận thức của người dân và chính quyền các cấp. </i>


Chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn ngay từ khi chuẩn bị trồng rừng cho chủ
rừng các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại rừng và tạo ra những cánh rừng
<i>khoẻ mạnh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

69


Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật ở các Lâm trường, Hạt kiểm lâm,
phổ biến đến các hộ gia đình trồng rừng về phương pháp phòng trừ sâu bệnh
hại rừng.


Chỉ đạo hướng dẫn chủ rừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tổng hợp
trong phòng trừ sâu bệnh hại rừng, sử dụng biện pháp lâm sinh và sinh học là
chủ yếu, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu.


Khi có sâu bệnh xảy ra trên quy mơ lớn hoặc có khả năng lây nhiễm cao
Chi cục kiểm lâm phối hợp với Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh chỉ đạo xử lý


kịp thời.


<i>2.2.4. Vấn đề quản lý hoạt động chế biến gỗ, khai thác rừng, vận chuyển, chế </i>
<i>biến và thương mại lâm sản </i>


<i>2.2.4.1. Quản lý hoạt động chế biến gỗ </i>


<i>Khái niệm: Chế biến gỗ là q trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác </i>


dụng của thiết bị, máy móc hoặc cơng cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có
hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu
ban đầu.


<i>Quy định quản lý: </i>


Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức của mọi thành
phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ,
giải quyết tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.


Đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức tham gia sản xuất và
xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ theo đúng pháp luật và
các qui định hiện hành.


Nhà nước miễn thuế nhập khẩu đối với gỗ nhập và miễn thuế xuất khẩu
đối với các sản phẩm gỗ, đối với thuế VAT được hoãn sau 1 năm.


Đối với gỗ và sản phẩm từ rừng trồng được tự do lưu thông trên thị
trường, được xuất khẩu gỗ cây, gỗ lóng.



Nhà nước hỗ trợ tín dụng đầu tư để mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ,
thiết bị và trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.


Trong tình hình thiếu nguyên liệu như hiện nay (nhập khẩu 80%) nhà
nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tổ chức nhập gỗ
nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất trong nước. Để lập lại trật tự và ổn định thị
trường gỗ nhập khẩu, sắp tới Chính phủ sẽ thành lập các Trung tâm nhập khẩu
gỗ nguyên liệu nhằm giải quyết ổn định lâu dài về nguyên liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

70


nghiệp, nâng cao vai trò của các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước,
cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường
các nước, thúc đẩy xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản.


Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp mặt bằng sản xuất và một phần xây
dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất.


Thơng qua chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, Chính phủ đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường qua việc tham
gia các đoàn khảo sát, tổ chức hội chợ, triển lãm, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng cáo xây dựng và quảng bá thương
<i>hiệu sản phẩm. </i>


<i>2.2.4.2. Quản lý hoạt động khai thác rừng </i>


<i>* Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác </i>


Từ năm 1999 trở đi Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quy chế khai
thác gỗ và lâm sản, thì đối tượng rừng khai thác được quy định như sau:



- Đối với rừng gỗ là rừng sản xuất:


+ Rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai
thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác;


+ Rừng tự nhiên hỗn loài đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục cơng nghệ;
Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;


Những khu rừng nghèo kiệt có năng suất chất lượng thấp,cần khai thác để
trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn;


Các khu rừng chuyển hoá thành rừng giống,được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.


+ Rừng trồng bằng các loại nguồn vốn;


Đối với rừng tre nứa: được phép khai thác,nhưng phải đảm bảo độ che phủ
trên 70%, có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số cây


<i>Phương thức khai thác </i>


Từ năm 1993 đến nay quy định 3 phương thức: khai thác chọn, khai thác
trắng và khai thác để lại cây mẹ gieo giống, đồng thời xác định cụ thể từng đối
tượng rừng tương ứng với từng phương thức khai thác, cụ thể:


- Phương thức khai thác chọn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

71


- Phương thức khai thác trắng:


Bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi, rừng tự nhiên khác tuổi có đủ
điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng lại rừng có năng suất, chất lượng cao hơn.


- Phương thức khai thác để lại cây mẹ gieo giống:


Là các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng đã thành thục, hiện thiếu các thế
hệ cây kế tiếp, nhưng có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh khi tán rừng được mở
<i>sau khai thác. </i>


<i>2.2.4.3. Quản lý hoạt động thương mại lâm sản </i>


Cơ sở pháp lý trong thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu
gỗ và lâm sản được quy định tại các văn bản pháp quy do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành.


Do yêu cầu và mối quan tâm của người nhập khẩu (nhất là người nhập
khẩu EU), Việt nam đang cố gắng thiết lập một hệ thống cấp giấy chứng nhận
rừng và gỗ xẻ theo phương pháp của Hội đồng quản lý rừng quốc tế (FSC).


Khi các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận rừng (của FSC), họ sẽ có
thêm nhiều cơ hội để trao đổi bn bán với hệ thống thương mại khu vực cũng
như thế giới.


Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 thì mọi
dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng
tự nhiên trong nước. Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi
dạng sản phẩm, kể cả việc tái xuất gỗ trịn, gỗ xẻ. Nhà nước cũng khuyến khích


xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao.


Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên liệu (gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ tấm để làm
lớp mặt gỗ dán) là 0 %. Trong khi thuế nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm
gỗ (đặc biệt là đồ gỗ nội thất) là tương đối cao, khoảng 40%.


Chính phủ có những chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhất là trong lĩnh
vực marketing. Theo chương trình dài hạn được bộ Thương mại tài trợ, những
người xuất khẩu tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các phái
đoàn thương mại, hay tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngồi được bộ Tài
chính tài trợ 50 % chi phí máy bay và ăn ở (cho một người ở mỗi doanh nghiệp),
chi phí điện thoại và các chi phí có liên quan khác. Mục đích của chính sách này
là để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản
phẩm của Việt nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

72


được đặt ra ở các nước đối tác. Điển hình như rào cản thương mại ở các thị
trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn của Việt nam như Thị trường gỗ nguyên
liệu New Zealand, Nam Phi, Malaysia, Lào, Campuchia,.. và các thị trường xuất
khẩu sản phẩm gỗ quan trọng của Việt nam như Mỹ, Nhật bản, EU.


2.3. Pháp luật về quản lý đất rừng


<i>2.3.1. Quy định về giao đất, giao rừng </i>
<i>2.3.1.1. Khái niệm </i>


Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất bằng quyết định hành chính.



<i>2.3.1.2. Đối tượng được nhà nước giao rừng, đất rừng và hình thức giao </i>


Theo Luật đất đai 2003, đối tượng được nhà nước giao đất rừng được phân
thành hai nhóm sau:


<i>Nhóm I: Đối tượng được giao rừng và đất rừng không thu tiền sử dụng </i>


* Hộ gia đình, cá nhân được giao đất rừng (RPH, RSX, vùng đệm RĐD)
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp mà nguồn sống chính
là từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp, (thường trú tại địa phương hoặc cư trú lâu
dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú) được UBND cấp Xã nơi
có đất rừng xác nhận.


Hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông
nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay khơng có việc làm.


Cán bộ cơng chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức
hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần
hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương.


Con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến
tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.


Đồng thời với việc giao đất, những đối tượng trên được Nhà nước giao
RPH, RSX là rừng tự nhiên và RSX là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng
phù hợp với việc giao đất.


* Tổ chức được giao đất, giao rừng


Tổ chức quản lý (Các Ban quản lý RPH, RĐD) được nhà nước giao đất,


giao RPH, RĐD, không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng để quản lý, bảo vệ
khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

73


Tổ chức được Nhà nước giao đất RPH nơi chưa có tổ chức quản lý RPH.
Các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được nhà nước giao đất để sản
xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.


Các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao đất, giao rừng không thu
tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trước ngày 01/01/1999,
hết thời hạn phải chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
thuê đất.


Các tổ chức khác thuộc mọi thành phần kinh tế đã được nhà nước giao đất
rừng theo Nghị định 02/1994/NĐ – CP, hết thời hạn cũng phải chuyển sang hình
thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.


* Cộng đồng dân cư được giao đất rừng, giao rừng


<i>Điều kiện giao đất, giao rừng cho Cộng đồng dân cư thôn được quy định </i>
<i>như sau: Cộng đồng dân cư thơn có cùng phong tục, tập qn, có truyền thống </i>


gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hố, tín ngưỡng; Có khả
năng quản lý rừng; Có nhu cầu và đơn xin giao rừng; Việc giao rừng cho cộng
đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng đã được phê duyệt; Phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.


<i>Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng sau đây: </i>



Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;
Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích
chung khác của cộng đồng mà khơng thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện khơng thể giao cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của
<i>cộng đồng. </i>


<i> Nhóm II: Đối tượng được giao đất, giao rừng có thu tiền sử dụng đất: </i>


Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, giao RSX ( rừng tự nhiên và
rừng trồng) để sản xuất lâm nghiệp.


Người Việt Nam định cư ở nước ngồi có thể được nhà nước giao đất,
giao RSX là rừng trồng để thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về đầu tư.


<i>2.3.1.3. Hạn mức giao đất, giao rừng </i>


Đối với các tổ chức thì hạn mức đất rừng, rừng được giao căn cứ theo dự
án đầu tư đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

74


Trường hợp hộ gia đình được giao thêm đất RSX thì tổng hạn mức giao
đất RSX không quá 25 ha.


Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất lấn biển thì hạn mức
đất giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp căn cứ
vào quỹ đất rừng của địa phương và nhu cầu, khả năng của hộ gia đình, cá nhân


nhưng không quá 30 ha và khơng tính vào hạn mức giao đất RPH; RSX quy
định nêu trên.


Cộng đồng dân cư hạn mức giao đất, giao rừng căn cứ vào quỹ đất lâm
nghiệp của địa phương và đơn xin giao đất, giao rừng của Cộng đồng dân cư.


Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của
từng vùng.


<i>2.3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao </i>
<i>rừng và đất rừng </i>


* Quyền của mọi chủ thể sử dụng đất, sử dụng rừng
1. Được cấp GCNQSDĐ.


GCNQSDĐ là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm mục đích bảo
<i>hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sử dụng đất </i>


2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích đất.
3. Được hưởng lợi ích từ các cơng trình của Nhà nước về bảo vệ và cải
tạo đất.


4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất.
5. Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm
quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật
về đất đai.


Ngoài ra, Chủ rừng được đăng ký, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Việc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được ghi trong GCNQSDĐ, trong sổ địa


chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.


Việc đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến
hành đồng thời với đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.


Việc đăng ký quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện
theo quy định về đăng ký tài sản của pháp luật dân sự.


Quyền đối với Hộ gia đình, Cá nhân:


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

75


<i>để hợp tác sản xuất kinh doanh, được nhà nước bồi thường thiệt hại khi nhà nước có </i>
quyết định thu hồi đất, rừng.


Đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, giao rừng có thu tiền sử
dụng đất, tiền sử dụng rừng mà tiền đã trả đó khơng có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước thì có các quyền sau đây:


<i>- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản, cơng trình kiến trúc, kết </i>


cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;


<i>- Cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản, cơng trình kiến trúc, kết cấu hạ </i>


tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;


<i>- Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, tặng cho quyền sử dụng đất </i>



cho cộng đồng dân cư để xây dựng các cơng trình phục vụ lợi ích chung của
cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;


<i>- Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của </i>


mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để
vay vốn theo quy định của pháp luật;


<i>- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn </i>


liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.


<i> Lưu ý: </i>


<i>Người sử dụng đất thực hiện các quyền trên với các điều kiện: </i>


- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất khơng có tranh chấp;


- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.


<i>-Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, thực hiện </i>
<i>thông qua Hợp đồng theo mẫu thống nhất do Bộ TN&MT quy định </i>


Quyền của Cộng đồng dân cư đối với rừng được giao


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

76



theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi
Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.


* Nghĩa vụ chung của các chủ thể sử dụng đất, rừng
1. Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất.


2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.


3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.


5. Tuân theo các quy định về bảo vệ mơi trường, khơng làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;


6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lịng đất;
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn sử
dụng đất.


<i> Cộng đồng dân cư thơn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây </i>


Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của
Luật Bao vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan,
trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ
chức thực hiện;


Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu
rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;



Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời
hạn giao rừng;


Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư
thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng
được giao.


Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu
tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất.


<i>2.3.2. Quy định về cho thuê rừng, đất rừng </i>
<i>2.3.2.1. Khái niệm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

77


<i>2.3.2.2. Đối tượng được nhà nước cho thuê rừng, đất rừng </i>


* Tổ chức


Nhà nước cho các tổ chức kinh tế trong nước có nhu cầu và khả năng sử
dụng rừng, đất rừng thuê để kinh doanh phát triển rừng:


Thuê rừng, đất RPH trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết
hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường;



Thuê rừng, đất RĐD là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ
và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -
môi trường;


Thuê rừng, đất RSX trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản
xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái - môi trường.


* Hộ gia đình, cá nhân


Nhà nước cho Hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu và khả năng sử
dụng thuê rừng, đất RSX, để kinh doanh phát triển rừng.


* Tổ chức, cá nhân nước ngoài; Người Việt nam định cư ở nước ngoài
Nhà nước cho Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở
nước ngồi có nhu cầu và khả năng sử dụng, kinh doanh phát triển rừng thuê
rừng, đất RSX là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền
hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật
về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh
cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - mơi trường.


<i>2.3.2.3. Hình thức cho thuê rừng, đất rừng </i>


Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân
nước ngoài; người Việt nam định cư ở nước ngồi th đất rừng thơng qua hình
thức hợp đồng.


Thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
nước được nhà nước cho thuê đất.



Thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu một lần cho cả thời gian thuê đối với
người Việt nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài.


<i>2.3.2.4. Hạn mức cho thuê rừng, đất rừng </i>


Đối với các tổ chức hạn mức cho thuê theo dự án đã được duyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

78


<i>2.3.2.5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng rừng, đất rừng được nhà </i>
<i>nước cho thuê </i>


* Quyền


1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (trừ cho thuê đất trả tiền
hàng năm)


2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;


3. Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp;


4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất
nông nghiệp;


5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình;


6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng


đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.


Tuỳ vào phương thức trả tiền thuê đất, thuê rừng mà các chủ sử dụng
đất sẽ có các quyền


<i>* Đối với phương thức trả tiền thuê đất hàng năm: </i>


- Được chuyển nhượng tài sản trên đất thuê thuộc quyền sở hữu của mình
và người nhận chuyển nhượng được nhà nước tiếp tục cho thuê;


- Được quyền thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với
đất thuê để vay vốn sản xuất kinh doanh.


- Được góp vốn bằng giá trị tài sản trên đất thuê để hợp tác sản xuất
kinh doanh;


- Được quyền để lại thừa kế tài sản trên đất thuê.( đối với hộ gia đình,
cá nhân).


<i>* Đối với phương thức trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê: </i>


- Được cấp GCNQSDĐ;


- Được quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền
trên đất;


- Được quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuê
để vay vốn sản xuất kinh doanh;


- Được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền


trên đất;


- Cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời gian thuê đất.(điều kiện: còn
thời hạn ít nhất là 5 năm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

79
* Nghĩa vụ


1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình
cơng cộng trong lịng đất và tn theo các quy định khác của pháp luật;


2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;


3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;


5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;


6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lịng đất;
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời
hạn sử dụng đất.


<i>2.3.3. Một số quy định chung về giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng </i>
<i>2.3.3.1. Căn cứ giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng </i>


* Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch và quỹ đất rừng của địa phương;



* Căn cứ vào nhu cầu, khả năng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư.


- Đối với tổ chức thể hiện qua


+ Dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc đã được cấp phép;


+ Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
của tổ chức kinh tế.


- Đối với hộ gia đình, cá nhân thể hiện qua


+ Đơn xin giao đất có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đât rừng ;
+ Phương thức sản xuất kinh doanh.


- Đối với Cộng đồng dân cư thể hiện qua


+ Đơn xin giao đất có xác nhận của UBND xã nơi có đất


* Căn cứ vào hạn mức giao, thời hạn giao theo quy định của pháp luật.
* Căn cứ vào hiện trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân.


<i>2.3.3.2. Thẩm quyền giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

80


UBND cấp huyện quyết định giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê
rừng cho các đối tượng sau: hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư.



UBND cấp xã, cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục
đích cơng ích của xã.


UBND có thẩm quyền giao loại đất nào, rừng nào cho đối tượng nào thì
có thẩm quyền thu hồi loại đất đấy, rừng đấy đối với đối tượng đấy.


<i>2.3.3.3. Thời hạn giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng </i>


Đối với các tổ chức thì thời hạn giao đất rừng theo dự án đã được phê
duyệt nhưng tối đa là 70 năm.


Đối với các hộ gia đình, cá nhân thì thời hạn giao đất rừng tối đa là 50
năm, trong trường hợp hết thời hạn xem xét giao tiếp tuỳ thuộc vào quy hoạch,
kế hoạch của nhà nước, nếu trường hợp cây rừng có chu kỳ > 50 năm nhà nước
sẽ giao tiếp khi hết hạn.


<i>2.3.3.4. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất rừng (Đất RSX, Đất RPH, đất </i>


<i>vùng đệm của RĐD) </i>


Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:


1. Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao đất, thuê đất tại UBND cấp xã
nơi có đất; trong đơn phải ghi rõ về yêu cầu về diện tích đất sử dụng.


2. UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn
xin giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với
trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc
Phòng TN&MT.



3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ
sơ; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và
gửi tới Phịng TN&MT;


4. Phịng TN&MT có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp xin giao đất,
thuê đất, xác minh thực địa, trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho
thuê đất và cấp GCNQSDĐ; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.


Thời gian thực hiện không quá 50 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã
nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ.
Đối với tổ chức trong nước; người Việt nam định cư ở nước ngoài; tổ chức
nước ngoài; cá nhân nước ngoài:


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

81


2. Sau khi có văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư,
người xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ (02) hồ sơ tại Sở tài nguyên và mơi
trường nơi có đất; hồ sơ gồm có:


Đơn xin giao đất, thuê đât.


Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định.


Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận
của công chứng nhà nước.


Văn bản xác nhận của Sở tài nguyên và môi trường nơi có đất về việc


chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được nhà nước giao đất, cho
thuê đất trước đó.


3. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện như sau: Sở tài nguyên và
môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ Đạo Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với
nơi chưa có bản đồ địa chính.


Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa
chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.


Trình UBND cấp Tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được
thuê đất; chỉ đạo Phịng tài ngun và mơi trường, UBND xã nơi có đất tổ chức
bàn giao đất trên thực địa.


Thời gian thực hiện không quá 20 ngày làm việc (không kể thời gian
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Sở tài nguyên và môi
trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.


<i>2.3.4. Quy định về khoán sử dụng đất rừng trong các tổ chức </i>
<i>2.3.4.1. Bên giao khoán đất rừng </i>


Các Ban quản lý rừng đặc dung, rừng phòng hộ; Các doanh nghiệp nhà
nước đang sử dụng đất rừng được giao trước ngày 01/01/1999. Doanh gnhiệp
nhà nước được thuê rừng và đất rừng; Các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm
nghiệp, các trường học, trường dạy nghề lâm nghiệp; Các đơn vị lực lượng vũ
trang sử dụng đất rừng kết hợp với quốc phòng



<i>2.3.4.2. Đối tượng được nhận khoán đất rừng (theo thứ tự ưu tiên). </i>


Cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc cho bên giao khoán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

82


Những người được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn


Các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu trực tiếp sử dụng đất lâm nghiệp
đang cư trú trên địa bàn


Các tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu của bên giao khoán


<i>2.3.4.3. Nguyên tắc giao khoán và nhận khoán đất rừng </i>


Thực hiện quyền, nghĩa vụ về quản lý sử dụng đất của tổ chức theo quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.


Nâng cao trách nhiệm quản lý sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm của
bên giao khoán


Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao
động theo quy định hiện hành của pháp luật lao động


Tự nguyện, cơng khai, dân chủ và bình đẳng giữa bên giao khoán và bên
nhận khoán


Việc giao khoán và nhận khốn phải được thực hiện thơng qua một Hợp
đồng kinh tế (thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên).



<i>2.3.4.4. Căn cứ để giao khoán và nhận khoán đất rừng </i>


Quỹ đất,quỹ rừng của bên giao khoán bao gồm: diện tích đất, diện tích
rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê để sử dụng vào mục
đích lâm nghiệp ; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của bên giao khoán; Dự án
đầu tư hoặc phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh của bên giao khốn được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Khả năng vốn, trình độ quản lý và lao
động của bên nhận khốn; Các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng vốn của nhà nước
và các chính sách kinh tế xã hội khác.


<i>2.3.4.5. Nghĩa vụ và quyền của bên giao khoán </i>


* Nghĩa vụ:


Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử
dụng đất, rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch; Xác định đúng diện
tích, vị trí ranh giới đất, rừng giao khốn trên bản đồ và trên thực địa; xác định
đúng hiện trạng giá trị cây rừng;


Xây dựng phương án điều chế rừng để thực hiện quản lý, bảo vệ, chăm
sóc, khai thác rừng theo nguyên tắc bền vững;


Tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán theo hợp đồng đã ký;


Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh, thực hện các hoạt động
khuyến lâm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kịp thời vật tư, tiền vốn phục
vụ cho quá trình sản xuất theo hợp đồng đã ký;


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

83



Thực hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động
là cán bộ công nhân viên về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm lao động;


Được hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khoán, bảo đảm thực
hiện đúng pháp luật về đất đai (xét duyệt thiết kế, khai thác…); Căn cứ vào mức
độ vi phạm của bên nhận khoán để quyết định việc bồi thường thiệt hại hoặc huỷ
bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.


*Quyền:


Kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán, đảm bảo thực hiện đúng
pháp luật về đất đai, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng


Huỷ bỏ hợp đồng khoán, khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng khoán và
bên nhận khoán phải bồi thường thiệt hại


<i>2.3.4.6. Nghĩa vụ và quyền của bên nhận khoán </i>


* Nghĩa vụ:


Sử dụng đất, rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, chịu sự hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm trong q trình nhận khốn.


Thanh tốn các khoản chi phí sản xuất, dịch vụ cho bên giao khốn theo hợp
đồng đã ký


Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khốn thì bị huỷ hợp
đồng khoán và phải bồi thường theo mức độ thiệt hại



Trả lại đất và rừng nhận khốn khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu
hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.


Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa của người lao động đối với chủ sử
dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.


* Quyền:


Nhận đủ hồ sơ hợp đồng khoán, tiếp nhận các hoạt động dịch vụ khuyến lâm,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, tiền vốn theo hợp đồng giao khoán đã ký.


Nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với vốn, lao
động đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán theo hợp đồng đã ký, được tận
thu lâm sản, sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi dưới tán rừng và khai thác
lâm sản phụ theo hướng dẫn của bên giao khoán, được nhận tiền cơng khốn.
Được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản
xuất…


Được bồi thường thiệt hại nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

84
Chương 3


PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG


3.1. Khái niệm đánh giá môi trường


<i>3.1.1. Khái quát về Đánh giá môi trường </i>



Đánh giá môi trường (bao gồm đánh giá tác động môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược) là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến
môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phịng và các cơng trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về
bảo vệ mơi trường. Với các phương pháp đánh giá có tính khoa học và đã được
kiểm nghiệm như: phương pháp phỏng đoán, phương pháp đánh giá nhanh,
phương pháp nghiên cứu phân tích mơi trường vật lý (nước, khơng khí), phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh,... để đưa ra các đánh giá đáng tin cậy làm
cơ sở cho việc tư vấn các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường cả trong q
trình xây dựng và hoạt động của dự án.


Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã
hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan
trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển
kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi
mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ
sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương
nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mơ đối với cấp quốc gia, nhưng có
thể có ý nghĩa vĩ mơ đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức
một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mơ.


Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng
việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa
chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

85


<i>3.1.1.1. Quá trình phát triển của đánh giá môi trường </i>



Đánh giá tác động môi trường được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984
do chương trình Tài nguyên và Môi trường giới thiệu qua tài liệu "Giới thiệu các
phương pháp đánh giá tác động môi trường" của chương trình. Năm 1993 Việt
Nam ban hành luật Bảo vệ mơi trường đầu tiên, trong đó có quy định tất cả các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện đánh giá tác động mơi
trường, thì ĐTM đã bắt đầu được thực hiện trong thực tế. Kể từ đó đến nay, Nhà
nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật dưới dạng các Nghị định của
Chính Phủ, các quyết định, thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó
quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực
hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó ĐTM cho đến nay đã trở thành môt công việc
phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước mà tất cả các dự án đều thực
hiện. Sau 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường (1993), các nhà quản lý đã
nhận ra ĐTM chỉ có thể quản lý môi trường ở cấp vi mô, không giải quyết được
các vấn đề môi trường ở cấp độ vĩ mơ. Chính vì vậy, trên thực tế mơi trường vẫn
bị ơ nhiễm, suy thối nghiêm trọng.


Năm 2005 khi Luật Bảo vệ Môi trường được sửa đổi người ta nghĩ tới việc
ngăn chặn sự suy thối mơi trường ngay từ các bước lập Kế hoạnh, Quy hoạch,
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trước khi chúng được cụ thể hoá thành các dự
án cụ thể. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 lần đầu tiên chúng ta đã có quy định
về Đánh giá Mơi trường Chiến lược (ĐMC) cho các Chiến lược, Quy hoạch và
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Theo đó các loại hình chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển lãnh thổ, phát triển ngành, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên là đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.


Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đơng đảo những người
làm đánh giá tác động môi trường, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo
trong và ngoài nước, bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm ứng dụng
qua những cơng trình đã đánh giá trong thực tế. Việc thực hiện ĐTM cũng còn


những vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên có thể nói sau hơn một
thập kỷ, cho đến nay hệ thống văn bản pháp lý cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy
đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế. Việc thực hiện ĐTM đã dần đi vào nề nếp
đã có đóng góp rất đáng kể cho thực hiện phát triển bền vững của đất nước.


<i>3.1.1.2. Lợi ích của đánh giá mơi trường </i>


Lợi ích về kinh tế


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

86


đề mơi trường để rồi sau đó phải có những thay đổi để sửa lại khi cơng trình đã
được xây dựng xong nhưng chưa hợp lý về môi trường. Nếu không đánh giá môi
trường, chi phí của dự án cũng có thể cũng tăng thêm do phải thực hiện những
biện pháp tốn kém để khắc phục các thiệt hại về mặt môi trường khi chúng đã
xảy ra trong thực tế vì chưa có biện pháp ngăn chặn.


Lợi ích về xã hội


Đánh giá môi trường xem xét đầy đủ các tác động của dự án tới môi
trường xã hội nên sẽ giảm đến thấp nhất tác động xấu của dự án tới xã hội. Kết
quả đánh giá được công bố rộng rãi và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư những
người hưởng lợi cũng như những người bị ảnh hưởng làm thiệt hại. Vì thế, nhờ
thực hiện đánh giá mơi trường mà dự án đáp ứng được tối đa yêu cầu của xã hội
và dễ được sự chấp nhận và ủng hộ rộng rãi của cơng chúng.


Lợi ích về môi trường


Đánh giá môi trường sẽ trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được
phương án hợp lý và bền vững về mặt môi trường. Đánh giá môi trường sẽ giúp


cho các dự án tuân thủ tốt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia, không gây phá vỡ
và làm tổn hại tới môi trường. Mặt khác, nó đẩy nhanh q trình xét duyệt dự
án, làm giảm thời gian và chi phí để dự án được chấp thuận.


<i>3.1.1.3. Vai trị của đánh giá mơi trường </i>


<i>* Đánh giá môi trường là công cụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững </i>


Ngày nay, đánh giá môi trường đã trở thành một lĩnh vực của khoa học
môi trường và là một phần không thể thiếu khi xây dựng, xét duyệt và thẩm định
các dự án phát triển.


Đánh giá môi trường đã trở thành công cụ rất quan trọng để thực hiện phát
triển bền vững: bắt buộc các dự án/ hoạt động phát triển phải lập báo cáo ĐTM
và trình cho cơ quan quản lý mơi trường Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và
phê duyệt báo cáo, Nhà nước sẽ xác định được những dự án nào là tốt và khơng
có tác động tiêu cực đáng kể tới môi trường và những dự án nào có nhiều tác
động tiêu cực được coi là đáng kể tới môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

87


<i>* Đánh giá môi trường là công cụ để quy họach và quản lý các hoạt động </i>
<i>phát triển kinh tế xã hội </i>


Giữa môi trường và phát triển ln có mối quan hệ rất chặt chẽ và giữa
chúng cũng tồn tại một mâu thuẫn, đó là phát triển càng nhanh thì càng có nhiều
tác động tiêu cực đến môi trường và càng có xu thế làm suy giảm chất lượng
môi trường sống. Việc tăng trưởng kinh tế nếu không tính tới yêu cầu bảo vệ
môi trường cũng như việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì đến một
thời điểm nào đó chất lượng mơi trường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và sẽ cản


trở phát triển, tác động xấu tới kinh tế xã hội của vùng.


Là một quá trình phân tích một cách hệ thống, đánh giá môi trường cho
phép đánh giá và dự báo các tác động tiêu cực của một dự án hoặc một chính
sách đến mơi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu
cực, đưa ra chương trình giám sát, quản lý môi trường.


Báo cáo đánh giá môi trường cịn đưa ra chương trình/ kế hoạch giám sát
mơi trường để thực hiện trong q trình vận hành dự án nhằm quan trắc số liệu
các thông số môi trường và theo dõi giám sát các tác động môi trường thực của
dự án xảy ra như thế nào để khi cần thiết có những biện pháp quản lý điều chỉnh.


<i>3.1.2. Khái niệm </i>


Đánh giá môi trường bao gồm đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược.


* Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA)
là sự đánh giá khả năng tác động tích cực - tiêu cực của một dự án được đề xuất
đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Mục đích của việc đánh giá này để chắc rằng các nhà ra quyết định quan
tâm đến các tác động của dự án đếm môi trường khi quyết định thực hiện dự án
đó khơng. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định
nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các cơng việc như "xác định,
dự đốn, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các
yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định
quan trọng và thực hiện những cam kết.


Sau ĐTM, các nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ơ nhiễm
phải trả phí (hay cịn gọi là nguyên tắc 3P trong môi trường) được áp dụng nhằm


ngăn chặn, giải thiểu hoặc yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý hoặc chi trả
bảo hiểm cho dự án dựa trên những tác hại của nó.


<i>Theo khoản 20, điều 3, Luật BVMT 2005 thì “ ĐTM là việc phân tích, dự </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

88


*Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) SEA, là việc phân tích và dự báo
các tác động tiềm tàng của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.


ĐCM nhằm mục đích lồng ghép các vấn đề mơi trường vào quá trình xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tạo điều kiện để việc ra quyết định
được minh bạch và có sự tham gia.


ĐMC có vai trị quan trọng: Vì các nhà ra quyết định phải xem xét nhiều
hơn đến các tác động tích luỹ và lâu dài của các dự án khác nhau. ĐTM của các
dự án là công cụ quan trọng nhưng chưa đủ để giải quyết một cách có hệ thống
các tác động tích luỹ của các dự án. ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch có thể lột tả một cách có hiệu quả các tác động mang tính chiến lược và
nó sẽ làm cho ĐTM ở cấp độ dự án được tăng cường và hợp lý hoá hơn.


ĐMC đưa ra một viễn cảnh xem xét liên ngành, đẩy mạnh được cách tiếp
cận mang tính chiến lược và tổng hợp. Thảo luận về các phương án thay thế
khác nhau trong sự lựa chọn vẫn còn để mở. Hỗ trợ cho quá trình ra quyết định
chiến lược. Gắn kết được các vấn đề môi trường và các ngun tắc của tính bền
vững vào q trình xây dựng chính sách và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.


<i>Theo Khoản 19, điều 3, Luật BVMT 2005 thì “ Đánh giá môi trường </i>



<i>chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án </i>
<i>chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm </i>
<i>phát triển bền vững”. </i>


<i>* Cam kết Bảo vệ môi trường (CKBVMT) là một dạng đơn giản của báo cáo </i>


Đánh giá tác động môi trường, dành cho các dự án có qui mơ nhỏ. Tương tự Báo
cáo ĐTM, CKBVMT được lập nhằm làm rõ các tác động tiêu cực lẫn tích cực
của dự án đến mơi trường tự nhiên và xã hội, là cơ sở để xây dựng các biện pháp
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.


<i>3.1.3. Các giai đoạn chính của q trình đánh giá môi trường </i>


* Giai đoạn sàng lọc: Được thực hiện để xác định đối tượng phải tiến hành
đánh giá môi trường.


* Giai đoạn xác định phạm vi: Là q trình xác định các vấn đề chính cần
phải được xem xét, phân tích, đánh giá.


* Giai đoạn lập báo cáo đánh giá môi trường: Là việc phân tích khoa học
về quy mơ, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định.


* Giai đoạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường: Nhằm xem xét thamả
tra về mặt pháp lý cũng như nội dung khoa học của các báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

89


3.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá môi trường


<i>3.2.1. Các quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược </i>


<i>3.2.1.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược </i>


Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô
cả nước.


Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, vùng.


Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.


Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.


<i>3.2.1.2. Nội dung của báo cáo ĐMC </i>


Tùy theo tính chất và quy mô của dự án, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo
ĐMC có thể được thể hiện dưới một trong ba hình thức: Báo cáo riêng, báo cáo
lồng ghép và báo cáo rút gọn. Các báo cáo này phải đảm bảo các nội dung sau:


Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến mơi
trường.


Mơ tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường có liên
quan đến dự án.


Dự báo tác động xấu đối với mơi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dự liệu và phương pháp đánh giá.



Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về mơi
trường trong q trình thực hiện dự án.


<i>3.2.1.3. Thẩm định báo cáo ĐMC </i>


* Hình thức thẩm định


<i>Theo quy định tại Điều 17, Luật BVMT và Điều 7,8, NĐ 29/2011 thì “việc </i>


<i>thẩm định báo cáo ĐMC chỉ được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định mà </i>
<i>không được sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm định”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

90


Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; các
chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính
chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền
thành lập hội đồng thẩm định quyết định.


Hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có
chun mơn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người
trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham
gia hội đồng thẩm định.


* Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐMC


Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính


phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc bí mật an ninh, quốc phịng;


Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài ngun và Môi
trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc bí mật an ninh, quốc phịng do Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;


Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt
của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.


* Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược


Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết tối
đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
đối với việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày làm
việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn tối
đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


<i>3.2.1.4. Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐMC </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

91



được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án có trách nhiệm:
Hồn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trên cơ sở tiếp thu ý kiến
của cơ quan thẩm định.


Hoàn chỉnh văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở tiếp thu ý
kiến của cơ quan thẩm định. Trường hợp có ý kiến khác, phải có giải trình cụ thể;


Giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo văn
bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã điều chỉnh và báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược đã chỉnh sửa, bổ sung gửi cơ quan thẩm định.


Trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được thơng
qua, chủ dự án có trách nhiệm:


Lập lại báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;


Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định lại báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
cho cơ quan thẩm định để tổ chức thẩm định.


* Đối với cơ quan thẩm định


Báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong thời hạn tối đa là mười lăm (15)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược đã được chỉnh sửa, bổ sung.


Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một
trong những căn cứ để thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.



* Đối với cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch


Có trách nhiệm xem xét toàn diện, khách quan các đề xuất, kiến nghị
trong báo cáo kết quả thẩm định và báo cáo đánh giá mơi trường chiến lược
trong q trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.


<i>3.2.2. Quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường </i>
<i>3.2.2.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường </i>


<i>* Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường </i>
Dự án cơng trình quan trọng quốc gia;


Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu
bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự
nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;


Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sơng, vùng ven
biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

92


Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;


Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
* Căn cứ để xác định trách nhiệm việc đánh giá tác động môi trường


Mục đích, nội dung của dự án: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các
thành phần môi trường.



Quy mô của dự án: Thể hiện mức độ tác động của dự án tới môi trường.
Địa điểm thực hiện dự án


* Các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM


Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác ĐTM nhưng chưa đi vào
vận hành phải lập lại báo cáo trong các trường hợp sau đây:


Thay đổi địa điểm thực hiện dự án


Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ
thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;


Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi
gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do
chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại
chất thải mới, chất thải có thành phần gây ơ nhiễm cao hơn so với kết quả tính
tốn, dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.


<i>3.2.2.2. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM </i>


Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời
với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).


Thời điểm trình thẩm định và phê duyệt báo cáo:


Đối với dự án thăm dị, khai thác khống sản, chủ dự án phải trình thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm
quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác. Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp,


điều chỉnh giấy phép thăm dị, giấy phép khai thác khống sản;


Đối với dự án thăm dị dầu khí thuộc mục 1 hoặc 2 Phụ lục II Nghị định
29, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường trước
khi khoan thăm dị dầu khí. Đối với dự án khai thác mỏ dầu khí, chủ dự án phải
trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt kế
hoạch phát triển mỏ. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

93


môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép
xây dựng. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trường là căn cứ
để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.


<i>3.2.2.3. Nội dung của báo cáo ĐTM </i>


Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt dự án; nguồn thông tin, dữ liệu và phương pháp sử dụng; việc tổ chức và
tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc tham vấn cộng đồng
trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;


Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục cơng trình của dự án có
nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời
gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục cơng trình và
của cả dự án;


Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế
cận; mức độ nhạy cảm của môi trường;



Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành
phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan;
kết quả tham vấn cộng đồng;


Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự
nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh
tế - xã hội có liên quan;


Danh mục cơng trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề mơi
trường trong q trình triển khai thực hiện dự án;


Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục cơng trình bảo vệ mơi trường
trong tổng dự tốn kinh phí của dự án;


Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi
trường trong q trình xây dựng và vận hành dự án đã đề xuất trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường và những quy định khác về bảo vệ mơi trường có
liên quan đến dự án.


<i>3.2.2.4. Thẩm định báo cáo ĐTM </i>
<i>* Hình thức thẩm định </i>


Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện
thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

94


Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của
cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định
của mình.



<i>* Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐTM </i>


<i> Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác </i>


động môi trường đối với các dự án tại Phụ lục III Nghị định 29/2011, trừ các dự
án thuộc bí mật an ninh, quốc phịng.


Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết
định, phê duyệt của mình, trừ các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định
29/2011.


Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của
mình và các dự án có liên quan đến an ninh, quốc phòng khi được cấp có thẩm
quyền giao.


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn.


<i>* Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM </i>


Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi
trường đến cơ quan có thẩm quyền.


Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM của chủ dự án,
cơ quan thẩm định báo cáo tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ
hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc phải thông báo bằng
văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.



Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm cơ quan có
trách nhiệm tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn
tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ
chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thông báo
bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

95


hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo; Gửi lại báo cáo để cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo được thông qua
không cần chỉnh sửa, bổ sung.


<i>* Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM </i>


Báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi
trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.


Báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi
trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.


Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM không bao gồm thời gian
chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo ĐTM.



<i>3.2.2.5. Hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường </i>
<i>* Trách nhiệm của chủ dự án </i>


Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án
có trách nhiệm lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi
trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng
để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát.


Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn
bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án; quan trắc môi trường theo yêu
cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.


Thiết kế, xây lắp các cơng trình bảo vệ mơi trường; vận hành thử nghiệm
các cơng trình xử lý chất thải của dự án; nghiệm thu các cơng trình bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật; lâp, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu
dọn vệ sinh vùng lịng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội
dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.


Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các cơng trình, biện
pháp bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và gửi cơ có thẩm
quyền để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

96


sự cố mơi trường; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi
được yêu cầu.


Trong quá trình thực hiện dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt


động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn
cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi
có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý.


<i>* Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM </i>


Sau khi ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cơ quan phê duyệt phải chứng thực vào mặt sau của trang bìa hoặc trang
phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường về việc đã phê duyệt báo cáo
<i>này và gửi đến các cơ quan liên quan. </i>


Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi
trường do mình phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động mơi trường do mình hoặc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.


Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.


Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án trong trường hợp cần thiết.
3.3. Pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường


Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa
doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng.
Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến
môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích
hợp về bảo vệ mơi trường.



<i>3.3.1. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ mơi trường </i>


Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc
dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 29/2011.


Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải
lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.


<i>3.3.2. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

97


nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai.


Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại
chất thải, nếu có.


Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.


Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm: Giới
thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉ
của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh,
dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt
động. Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại
chất thải, nếu có. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và
tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.



<i>3.3.3. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường </i>


Hồ sơ bao gồm:


- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, Thông tư 01/2012 quy định về lập, thẩm
định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi
tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.


- Năm (05) bản đề án bảo vệ mơi trường chi tiết được đóng thành quyển,
có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư
01/2012 và một (01) bản được ghi trên đĩa CD;


- Một trong các văn bản sau: dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của
cơ sở hoặc văn bản tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư.


<i>3.3.4. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường </i>


Đối với dự án thăm dị, khai thác khống sản, chủ dự án phải đăng ký bản cam
kết bảo vệ mơi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy
phép thăm dò, giấy phép khai thác.


Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ
mơi trường trước khi khoan thăm dị.


Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng cơng trình thuộc đối tượng phải
xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

98


án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực
hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.


<i>3.3.5. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường </i>


Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam
kết bảo vệ môi trường.


Trong một số trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã,
không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi); Dự
án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải trong quá trình
triển khai thực hiện.


Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện
trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh
được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong các
Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.


Đối với dự án đầu tư thực hiện trên vùng biển chưa xác định được cụ thể
trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ dự án thực
hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi đăng ký xử lý, thải bỏ chất thải của dự án. Trường hợp dự án khơng
có chất thải phải đưa vào đất liền để tái chế, tái sử dụng, xử lý, thải bỏ, chủ dự
án không phải thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.


<i>3.3.6. Quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường </i>



Chủ dự án, chủ cơ sở gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ mơi trường
đến cơ quan có thẩm quyền.


Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan
có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở
biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ
môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.


Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi
chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mỗi nơi một
(01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải
gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

99


cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện mỗi nơi một (01) bản cam
kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.


3.3.7. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ được đăng ký
Tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động xấu đến môi
trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.


Dừng hoạt động và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý trong trường hợp
để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng
đồng trong quá trình thực hiện dự án, sản xuất, kinh doanh.



Hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp mọi thông tin cần thiết có liên
quan để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động
giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động
sản xuất, kinh doanh.


Lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp: Thay đổi địa điểm thực hiện;
Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai mươi bốn (24) tháng, kể từ ngày
bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký; thay đổi quy mô, công suất, công
nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác
động do những thay đổi này gây ra.


<i>3.3.8. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đăng ký bản cam kết bảo vệ môi </i>
<i>trường </i>


Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam
kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký và các quy định của pháp luật hiện hành
về bảo vệ mơi trường trong q trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất,
kinh doanh.


Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, chủ cơ sở
hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp
bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất,
kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

100
Chương 4


PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN
CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG



4.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố mơi trường


<i>4.1.1. Ơ nhiễm mơi trường </i>
<i>4.1.1.1. Khái niệm </i>


Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.


Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu. Ơ nhiễm mơi trường được rất nhiều ngành
khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.


Dưới góc độ sinh học: Ơ nhiễm mơi trường chỉ tình trạng mơi trường
trong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu.


Dưới góc độ kinh tế học: Ơ nhiễm mơi trường là sự thay đổi khơng có lợi
cho mơi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học mà qua đó có thể
gây hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài động thực vật
và các điều kiện sống khác.


<i>Dưới góc độ pháp lý: Theo Khoản 6, Điều 3, LBVMT 2005 “ Ơ nhiễm </i>


<i>mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với </i>
<i>tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. </i>



<i>4.1.1.2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường </i>


Thay đổi tính chất mơi trường.


Đồng thời phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Đã gây hại cho môi trường.


Phải do người có đủ năng lực chủ thể thực hiện.


<i>4.1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

101


Nguyên nhân chủ yếu là việc cho thêm vào môi trường các chất gây ô nhiễm.
Ơ nhiễm khơng khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu
khơng khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mơnơxít, điơxít lưu huỳnh, các chất
cloroflorocacbon (CFCs), và ơxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ.
<i>Ơzơn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ơxít nitơ phản </i>
ứng với nước trong khơng khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời.


Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.


Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc
thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến
nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE,
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa.



Ơ nhiễm phóng xạ.


Ơ nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.
Ơ nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại
với mật độ lớn.


Ơ nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng
một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình
phát triển của động thực vật.


<i>4.1.1.4. Mức độ ơ nhiễm mơi trường </i>


Ơ nhiễm: Khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng của thành phần mơi trường đó.


Ơ nhiễm nghiêm trọng: Khi hàm lượng một hoặc nhiều hóa chất, kim loại
nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ ba lần trở lên hoặc hàm
lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng mơi
trường từ 5 lần trở lên.


Ơ nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Khi hàm lượng một hoặc nhiều hóa chất,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên
hoặc hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường từ 10 lần trở lên.


<i>4.1.1.5. Cấp độ thể hiện của ô nhiễm môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

102



<i>4.1.1.6. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục: </i>


Ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm
và làm sạch mơi trường.


<i>4.1.2. Suy thối mơi trường </i>
<i>4.1.2.1. Khái niệm </i>


<i> Theo Khoản 7, Điều 3, Luật BVMT 2005: “Suy thối mơi trường là sự </i>


<i>suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng </i>
<i>xấu đối với con người và sinh vật”. </i>


Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành mơi
trường: khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ
biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình
thái vật chất khác.


<i>4.1.2.2. Hành vi gây ra suy thối mơi trường </i>


Hành vi đó phải gây ra sự thay đổi cả số lượng và chất lượng của từng
thành phần môi trường


Gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên.


Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Do người có đủ năng lực chủ thể thực hiện.


<i>4.1.2.3. Ngun nhân gây suy thối mơi trường </i>



Hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy
diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài ngun sinh vật.


<i>4.1.2.4. Mức độ suy thối mơi trường </i>


Suy thối mơi trường: Một thành phần của môi trường bị khai thác quá
mức dẫn đến hiện tượng khan hiếm.


Suy thoái môi trường nghiêm trọng: Một thành phần hoặc nhiều thành
phần của môi trường bị khai thác quá mức dẫn đến hiện tượng khan hiếm.


Suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng: nhiều thành phần của môi
trường đồng thời bị khai thác quá mức dẫn đến hiện tượng khan hiếm.


Mãn tính, là kết quả của một q trình thối hóa, cạn kiệt


<i>4.1.2.5. Cấp độ thể hiện của suy thối mơi trường </i>


Mãn tính, là sự suy thối dần giá trị sinh thái của các thành tố môi trường,
làm mất đi chức năng cơ bản của chúng.


<i>4.1.2.6. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

103


<i>4.1.3. Sự cố môi trường </i>
<i>4.1.3.1. Khái niệm </i>



<i> Theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT 2005 thì “Sự cố môi trường là tai </i>


<i>biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi </i>
<i>bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường </i>
<i>nghiêm trọng”. </i>


<i>4.1.3.2. Nguyên nhân gây sự cố môi trường: những hiện tượng đột biến của </i>


thiên nhiên, sự tác động của con người.


<i>4.1.3.3. Một số sự cố môi trường phổ biến và nguy hiểm </i>


Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sụt lở đất, núi lửa, mưa đá, biến động khí
hậu và thiên tai khác.


Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất, an ninh, quốc
phòng... gây nguy hại cho mơi trươờn.


Sự cố trong tìm kiếm, thăm dị, khai thác và vận chuyển khống sản, dầu
khí, sập hầm lị, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, đắm tàu...


Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ...


4.2. Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường, sự cố mơi trường


<i>4.2.1. Khái niệm kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường </i>


KSONMT là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các tổ chức và cá
nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, khắc phục


và xử lý hậu quả dô ô nhiễm môi trường gây nên.


Mục đích: Phịng ngừa, khống chế khơng để ONMT xảy ra.


Chủ thể: Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân.


Biện pháp kiểm soát: Mệnh lệnh - kiểm sốt.
Sử dụng cơng cụ hành chính.


Sử dụng công cụ kinh tế - kỹ thuật
Sử dụng các giải pháp công nghệ.


Sử dụng các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường.


<i>4.2.2. Các hình thức pháp lý của kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường </i>


<i>4.2.2.1. Quy hoạch, kế hoạch hóa việc bảo vệ môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

104
* Nội dung quy hoạch môi trường


Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên.


Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên.


Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư.


<i>4.2.2.2. Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường </i>



Tiêu chuẩn môi trường được quy định cụ thể tại Luật BVMT 2005; Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006; Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày
28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006 về quy định
chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 39 của Bộ TN&MT ngày
16/12/2010. Theo đó, các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc
áp dụng được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật mơi trường.


<i>* Vai trị của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường </i>


- Cơ sở khoa học để xác định chất lượng môi trường sống của con người.
- Giúp cho con người biết được phạm vi, giới hạn mà họ được phép tác
động đến môi trường.


- Căn cứ pháp lý để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
và hậu quả mà con người gây ra đối với môi trường.


<i>* Khái niệm </i>


<i>Theo khoản 5 - Điều 3 - Luật BVMT 2005 thì “Tiêu chuẩn mơi trường là </i>


<i>giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về </i>
<i>hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có </i>
<i>thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”. </i>


<i>Theo Khoản 1 điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 “ tiêu </i>


<i>chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để </i>
<i>phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các </i>
<i>đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và </i>
<i>hiệu quả của các đối tượng này” </i>



<i> Theo Khoản 2 điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 “quy </i>


<i>chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu </i>
<i>quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng </i>
<i>khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, </i>
<i>sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, mơi trường; bảo vệ lợi ích và an </i>
<i>ninh quốc gia; quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.” </i>
<i>* Phân loại TCMT </i>


- Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

105


định giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử
dụng thành phần mơi trường


+ Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số
ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.


- Căn cứ vào chủ thể công bố TCMT, QCMT :
+ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)


+ Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
+ Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT)
+ Quy chuẩn quốc gia (QCVN)
+ Quy chuẩn địa phương (QCĐP)


TCMT và QCMT vừa mang tính quy phạm pháp luật vừa mang tính quy
phạm kỹ thuật



* Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn mơi trường


- Tồn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi
được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật.


- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công
bố tiêu chuẩn.


- Đối với tiêu chuẩn quốc tế do các tổ chức quốc tế ban hành hoặc do các
quốc gia thống nhất xây dựng. Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tham khảo,
khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận của các quốc gia
thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó.


- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ mơi trường; phịng ngừa ơ nhiễm, suy thối và
sự cố mơi trường.


- Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế -
xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.


- Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ.


- Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công
bố bắt buộc áp dụng.


<i>* Phương thức áp dụng </i>


- Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác.


- Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.


<i>* Xây dựng, công bố và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

106
- Áp dụng :


Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.


Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự
phù hợp.


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước;
quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi cấp tỉnh.
VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số
39 của Bộ TN&MT ngày 16/12/2010


- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
* Trách nhiệm, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quy định áp dụng
quy chuẩn kỹ thuật môi trường


Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất thải và quy định lộ trình, hệ số áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
thải theo khu vực, vùng, ngành.


Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban


hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất thải phù hợp với đặc thù của địa
phương mình.


Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất thải phải nghiêm ngặt hơn quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và áp dụng theo lộ trình, hệ số khu vực,
vùng, ngành tương ứng quy định trong quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất thải.


<i>4.2.2.3. Quản lý chất thải </i>


* Khái niệm


Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.


* Trách nhiệm quản lý chất thải


Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải
phải tiêu huỷ, thải bỏ.


Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có
phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

107
* Hoạt động quản lý


<i>Nghiêm cấm các hành vi sau </i>


Chơn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không


đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.


Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn mơi trường; các chất độc,
chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.


Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào khơng khí; phát tán bức
xạ, phóng xạ, các chất ion hố vượt q tiêu chuẩn mơi trường cho phép.


Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.


Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức


<i>Họat động quản lý cụ thể: </i>


+ Đối với chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng


Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ về đất đai đối với hoạt động: Xây dựng hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn
thông thường, chất thải nguy hại, khu chơn lấp chất thải;


Khuyến khích tái chế, tái sử dụng bằng cách miễn hoặc giảm thuế VAT;
thuế doanh thu; thuế mơi trường, phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động tái chế
chất thải, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.


Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ
chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường
được Nhà nước trợ giá.


+ Đối với chất thải rắn



Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu
dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu
gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.


Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được
phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi,
phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.


+ Quản lý nước thải


Khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước
mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
trước khi đưa vào môi trường.


Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

108


Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về
chất thải nguy hại.


+ Quản lý và kiểm sốt bụi, khí thải


Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí
thải phải có trách nhiệm kiểm sốt và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.


Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, cơng trình xây dựng có phát
tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn mơi


trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt
tiêu chuẩn mơi trường.


+ Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ơ zơn


Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


+ Đối với chất thải nguy hại


Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và
mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại


<i>4.2.2.4. Xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ gây ô </i>
<i>nhiễm môi trường </i>


* Khái niệm


Là hoạt động nhằm chất dứt tình trạng gây ÔNMT của các cơ sở đồng thời
ngăn chặn các đối tượng khác gây ơ nhiễm.


* Các hình thức xử lý


Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn mơi trường.


Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ
môi trường cần thiết.



Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính


Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm mơi
trường thì cịn phải bồi thường thiệt hại theo quy định hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.


<i>* Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm </i>


môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

109


nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và
Môi trường.


Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm
môi trường trên địa bàn.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử
lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;


Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
có quy mơ vượt q thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.



Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường.


<i>4.2.2.5. Khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi mơi trường, ứng phó sự cố mơi </i>
<i>trường </i>


* Khái niệm: Là một trong những hình thức pháp lý của kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu do ô nhiễm, suy thối, sự cố
mơi trường gây nên và tìm giải pháp khắc phục.


* Trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường


Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm: Thực hiện các
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường trong q trình điều tra,
xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm
và phục hồi môi trường; Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế
nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ
và đời sống của nhân dân trong vùng; Thực hiện các biện pháp khắc phục ô
nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường. Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật BVMT và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.


Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ơ nhiễm mơi trường thì
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các
bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô
nhiễm và phục hồi môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

110



được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ
ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.


Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ơ nhiễm và phục hồi mơi trường
được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


* Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường


Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố mơi trường có trách nhiệm thực hiện các
biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người,
tài sản và kịp thời thơng báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;


Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì Chủ tịch UBND địa
phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện
để ứng phó sự cố kịp thời;


Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì Chủ
tịch UBND các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp
ứng phó;


Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì
phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở,
địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được
yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố mơi trường trong
phạm vi khả năng của mình.



Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố mơi trường
được bồi hồn chi phí theo quy định của pháp luật.


Việc ứng phó sự cố mơi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện
theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.


4.3. Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động khống sản


<i>4.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm trong hoạt động </i>
<i>khoáng sản </i>


<i>4.3.1.1. Khái niệm </i>
<i>* Khái niệm </i>


Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng đơn chất hoặc hợp
chất trong vỏ Trái đất, mà trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện tại có thể lấy ra
các chất có ích hoặc có thể sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

111


có hiệu quả nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phịng, an
ninh. Khống sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu, nước
khống,…), hoặc khí (khí đốt).


<i>Theo Khoản 1, điều 2, Luật Khoáng sản: “Khoáng sản là khoáng vật, </i>


<i>khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại </i>
<i>trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải </i>
<i>của mỏ”. </i>



<i>* Các đặc trưng của khoáng sản </i>


<i>Phân bố: Diện phân bố khoáng sản được phân chia ra làm nhiều loại (đai, </i>


bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản


Thân khống sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan
tới một yếu tố hoặc một tập hợp các yếu tố cấu trúc


Mỏ khống sản là những phần vỏ Trái đất có cấu trúc đặc trưng, trong đó
khống sản tập trung trong các thân quặng, về mặt số lượng đủ để khai thác, về
mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành công
nghiệp. Khái niệm mỏ khoáng sản thay đổi theo thời gian lịch sử và theo các nền
kinh tế xã hội khác nhau


Vùng khoáng sản (đai, bể khoáng sản) chiếm một phần tỉnh khoáng sản và
được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và
nguồn gốc, cùng thuộc về một hoặc nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực


Tỉnh khoáng sản là phần vỏ Trái đất liên quan với một vùng miền nền, một
đai uốn nếp địa máng hoặc một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng
cho chúng


Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí, than, khống sản
phi quặng, quặng sắt và mangan, trầm tích biến chất


Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khoáng sản có sự tập trung cục
bộ các mỏ khống sản đơi khi cịn gọi là nút khống sản



Trường khống sản là nhóm các mỏ khống sản có chung nguồn gốc và
giống nhau về cấu tạo địa chất


<i> Thành phần hoá học và khoáng vật quặng </i>


Khoáng sản chia ra 2 loại: loại chứa các khoáng vật hoặc nguyên tố được sử
dụng trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng.
Loại chứa các khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch. Theo thành phần khoáng
vật chủ yếu trong quặng, người ta chia ra làm các loại quặng :


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

112


Quặng silicat đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại( kaolin, mica, atbet,...)
Quặng sunfua dưới dạng sunfua, acsenit, thường gặp với phần lớn kim loại
mầu.


Quặng cacbonat đặc trưng cho các mỏ quặng sắt, magan, magiê, chì, kẽm,
đồng,...


Quặng sunfat: mỏ bari, stronxi...


Quặng phôtphat: các mỏ phôtphat, apatit,...
Quặng halogen: các mỏ muối và fluorit
Quặng tự sinh: các mỏ vàng, Pt, Cu,...


<i>* Phân loại khoáng sản </i>


<i>Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn: </i>


Khống sản kim loại: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, mangan,


crom, vanadi, niken, molipden, vonfram, coban). Nhóm kim loại cơ bản (thiếc,
đồng, chì, kẽm, antimoan). Nhóm kim loại nhẹ (nhơm, titan, berylly). Nhóm kim
loại quý hiếm (vàng, bạc, bạch kim). Nhóm kim loại phóng xạ (uran,thori) và
nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.


Khống sản phi kim loại: Nhóm khống sản hố chất và phân bón: apatit,
photphorit, barit, fluorit, muối mỏ, thạch cao, S (pirit, prontin,…), spectin.
Nhóm nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh chịu lửa, bảo ôn: sét – kaolin, magnezit,
fenspat, diatomit… Nhóm nguyên liệu kỹ thuật: kim cương, graphit, thạch anh,
mica, tan, atbet, zeolit. Vật liệu xây dựng: đá macma và biến chất, đá vôi, đá
hoa, cát sỏi.


Khoáng sản cháy: than (than đá, than nâu, than bùn) dầu khí (dầu mỏ, khí
đốt, đá dầu).


<i>4.3.1.2. Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm trong hoạt động khống sản </i>


<i>Tác động mơi trường của hoạt động khai thác khoáng sản. Hoạt động khai </i>


thác khống sản nhìn chung rất đa dạng, các q trình trên gây ra các tác động tới
hàng loạt các yếu tố môi trường như: suy thoái chất lượng khơng khí, chất lượng
nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu
vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức
khoẻ dân cư địa phương và người lao động...


<i>Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản. </i>


Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ
bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng
và tiêu thụ khoáng sản.



</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

113


<i>4.3.2. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động khoáng sản </i>
<i>4.3.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khống sản </i>


<i>Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản. </i>


<i>Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện </i>


quản lý nhà nước về khống sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:


Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban
hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về
khống sản, thăm dị khống sản.


Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khống sản theo phân cơng của
Chính phủ


Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền;
khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực khơng đấu giá
quyền khai thác khống sản theo thẩm quyền.


Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và
hoạt động khoáng sản.


Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác


khống sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dị, khai thác khống
sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền.


Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.


Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khống sản, tình hình hoạt
động khống sản; quản lý thơng tin, mẫu vật địa chất, khống sản.


Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản.


Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.


Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.


<i> Uỷ ban nhân dân các cấp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

114


Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm
dị, khai thác, sử dụng khống sản của địa phương theo quy định của Chính phủ.


Cơng nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khống sản; phê duyệt trữ lượng khoáng
sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.


Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy
phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác


tận thu khống sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dị, khai thác khống
sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền.


Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử
dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được
phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;


Thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, khống sản chưa khai thác,
tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật
tự an toàn xã hội tại khu vực có khống sản;


Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương về tình
hình hoạt động khống sản trên địa bàn;


Tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;


Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khống sản theo thẩm quyền.


<i>4.3.2.2. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản </i>


Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.


Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả.


Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khống sản.



Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các
tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản.


Nhà nước đầu tư thăm dị, khai thác một số loại khống sản quan trọng để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

115


Nhà nước có chính sách xuất khẩu khống sản trong từng thời kỳ phù hợp
với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo
đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.


<i>4.3.2.3. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản </i>


Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khống
sản, gắn với bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hố,
danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.


Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cho phép.


Thăm dị khống sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại
khống sản có trong khu vực thăm dị.


Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác
tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối


đa khoáng sản.


<i>4.3.2.4. Những hành vi bị cấm </i>


1. Lợi dụng hoạt động khống sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


2. Lợi dụng thăm dị để khai thác khống sản.


3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản
khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.


4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản,
hoạt động khống sản.


5. Cung cấp trái pháp luật thơng tin về khống sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khống sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.


<i>4.3.3. Kiểm soát các thành phần cơ bản của môi trường trong hoạt động </i>
<i>khống sản </i>


<i>4.3.3.1. Bảo vệ mơi trường trong hoạt động khoáng sản </i>


Tổ chức, cá nhân hoạt động khống sản phải sử dụng cơng nghệ, thiết bị,
vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm
thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định
của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

116



cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo
đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khống
sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường theo quy định của Chính phủ.


<i>4.3.3.2. Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản </i>


Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của
pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động
khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân
đang sử dụng đất hợp pháp. Khi Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu
lực; khi từng phần diện tích thăm dị khống sản, khai thác khống sản được trả
lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng. Khi có sự thay đổi tổ
chức, cá nhân được phép thăm dị, khai thác khống sản thì hợp đồng thuê đất
được ký lại.


Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện và hạ tầng kỹ thuật khác để phục vụ hoạt động
khoáng sản theo quy định của pháp luật.


<i>4.3.3.3. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản </i>


Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng nước theo quy định
của pháp luật về tài nguyên nước.


Nguồn nước, khối lượng nước và phương thức sử dụng nước, xả nước


thải trong hoạt động khoáng sản phải được xác định trong đề án thăm dò, dự án
đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.


<i>4.3.3.4. Bảo hiểm trong hoạt động khoáng sản </i>


Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải mua bảo hiểm phương tiện,
cơng trình phục vụ hoạt động khống sản và các bảo hiểm khác theo quy định
của pháp luật.


4.4. Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động dầu khí


<i>4.4.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong </i>
<i>hoạt động dầu khí </i>


<i>4.4.1.1. Khái niệm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

117
khống sản khác có thể chiết xuất được dầu.


Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt,
ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp
ngưng tụ hoặc chiết xuất.


Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng
khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khơ, khí đầu giếng khoan và khí cịn lại sau khi
chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.


Hoạt động dầu khí là hoạt động tìm kiếm thăm dị, phát triển mỏ và khai
thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.



<i>4.4.1.2. Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động dầu khí </i>


Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho
các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những quốc gia được
thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành cơng nghiệp dầu
khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của
đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi
nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên
tiến, hiện đại nhất của thế giới.


Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về
nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ
những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã
khơng ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất
nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại
cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.


Dầu khí khơng chỉ mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nhiều quốc gia mà
còn là nguồn năng lượng quan trọng nhất hiện nay cho sự phát triển kinh tế.
Chính vì vậy mà các quốc gia khơng ngừng tìm kiếm, khai thác, tranh chấp và
kể cả dùng vũ lực gây ra các cuộc xung đột kéo dài. Điển hình nhất trong thời
gian gần đây là cuộc chiến tranh ở Lybia, và những căng thẳng giữa Iran với
Mỹ và khối các nước khu vực Châu Âu đang khiến giá dầu liên tục tăng cao
khiến quá trình phục hồi sau khủng hoảng và phát triển kinh tế thế giới nói
chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Đặc điểm nổi bật:


- Dầu khí là nguồn năng lượng có giới hạn và không thể tái tạo



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

118


thế giới, lại là khu vực không ổn định về chính trị.


- Dầu khí phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăn
trong việc thăm dị, khai thác.


- Dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên địi hỏi cơng nghệ lọc dầu.
- Dầu khí có thể thúc đẩy hoặc cản trở kinh tế phát triển bởi vì cuộc khủng
hoảng năng lượng thường kéo theo là cuộc khủng hoảng về kinh tế.


<i>4.4.2. Quy định của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt </i>
<i>động dầu khí </i>


<i>4.4.2.1. Quản lý Nhà nước về dầu khí </i>


Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
ngành cơng nghiệp dầu khí;


Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý các hoạt động dầu khí;
Kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động dầu khí;


Quyết định việc phân định và điều chỉnh các lô hoặc diện tích tìm kiếm
thăm dị, khai thác dầu khí;


Quyết định chủ trương và hình thức hợp tác với nước ngoài;
Chuẩn y các hợp đồng dầu khí;


Quyết định chính sách khuyến khích hoặc hạn chế xuất khẩu dầu khí nhằm


bảo đảm lợi ích của Nhà nước, có tính đến lợi ích của Nhà thầu;


Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các ngành và địa phương trong việc thực
hiện các hoạt động có liên quan đến hoạt động dầu khí;


Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền tiến hành hoạt động dầu khí, xử
lý các vi phạm pháp luật.


<i>4.4.2.2. Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân </i>


Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài
nguyên, bảo vệ mơi trường, an tồn cho người và tài sản.


Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi
trường, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ ngay các
nguyên nhân gây ra ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô
nhiễm môi trường gây ra.


Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an tồn cho
các cơng trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Chính phủ Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

119


Diện tích tìm kiếm thăm dị đối với một hợp đồng dầu khí được xác định
trên cở sở các lơ do Chính phủ Việt Nam phân định.


Khơng được tiến hành hoạt động dầu khí tại khu vực mà Nhà nước Việt
Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia
hoặc lợi ích cơng cộng.



Trong trường hợp hoạt động dầu khí đã được phép tiến hành mà bị cấm
hoặc tạm thời cấm, Chính phủ Việt Nam giải quyết thoả đáng những thiệt hại
cho tổ chức, cá nhân do việc cấm hoặc tạm thời cấm gây ra.


Chính phủ Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động
nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dị và khai thác khoáng sản, tài ngun
thiên nhiên khác ngồi dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động này không được gây cản trở và làm thiệt
hại cho các hoạt động dầu khí.


Tồn bộ mẫu vật, số liệu, thơng tin thu được trong quá trình tiến hành các
hoạt động dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam. Việc quản lý và sử
dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin này phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Việt Nam.


Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí được phép lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng các cơng trình cố định và thiết bị phục vụ các hoạt động dầu
khí; được xây dựng, sử dụng đường giao thông, đường ống, kho chứa phục vụ
vận chuyển và tàng trữ dầu khí theo quy định của pháp luật Việt Nam.


Các cơng trình cố định, thiết bị trên đây thuộc sở hữu của Nhà nước Việt
Nam kể từ thời điểm do các bên ký kết hợp đồng dầu khí thoả thuận.


Sau khi kết thúc các hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải giải phóng
diện tích đã sử dụng, phải tháo dỡ các cơng trình cố định, thiết bị theo yêu cầu
của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.


4.5. Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động xuất, nhập khẩu



<i>4.5.1. Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động xuất, </i>
<i>nhập khẩu </i>


Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

120


<i>4.5.2. Quy định của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt </i>
<i>động xuất khẩu, nhập khẩu </i>


<i>4.5.2.1. Trách nhiệm của nhà nước </i>


Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong hoạt
động xuất, nhập khẩu.


Định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động xuất, nhập khẩu.


Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong hoạt
động xuất, nhập khẩu.


Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất, nhập khẩu.


<i>4.5.2.2. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân </i>


Không được thực hiện các hành vi xuất, nhập khẩu có hành vi gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường đã bị pháp luật nghiêm cấm, bao gồm các hành vi sau:



+ Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
+ Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.


+ Nhập khẩu, quá cảnh động, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật
ngoài danh mục cho phép.


+ Nhập khẩu các loại pháo nổ.


+ Nhập khẩu phế liệu khơng sử dụng vào mục đích làm ngun liệu sản xuất.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu các loại khoáng sản nằm trong danh mục cấm.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử
dụng giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc sâu bệnh nguyên hiểm.


+ Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc nằm trong danh
mục cấm.


+ Nhập khẩu hàng hóa thủy sản nằm trong danh mục cấm.


+ Xuất khẩu, nhập khẩu các loại động vật rừng quý hiếm vì mục mục đích
thương mại.


Phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
phải có giấy phép trong q trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu các loại
sản phẩm có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường.


4.6. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch


<i>4.6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm môi trường trong </i>
<i>hoạt động du lịch </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

121


Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.


Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
du lịch.


Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.


<i>* Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động du lịch </i>


Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khi người ta tăng cường khai thác các vùng kể cả những vùng được coi là
khan hiếm tài nguyên. Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng
xấu do du lịch là đất, nước, sinh vật, khoáng sản, cảnh quan tự nhiên…


Tài nguyên nước và khơng khí: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng
nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao
nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Hoạt động
du lịch gây ô nhiễm môi trường nước do chất thải.


Nước thải: Nếu như khơng có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận


(sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột,
bệnh ngồi da, bệnh mắt hoặc làm ơ nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan
và nuôi trồng thủy sản.


Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Hoạt động của du khách: vứt rác bừa bãi ( khi
qua phà, …), đổ các chất lỏng ( chất hyđocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…).


Ô nhiễm khơng khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ơ nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy
và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thơng chính, gây hại cho
cây cối, động vật hoang dại và cho cả con người. Hoạt động giao thơng gây du
lịch ra khói bụi ảnh hưởng đến các khu dân cư ven đường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

122


trung các phương tiện giao thông khi thi công các cơng trình du lịch, sử dụng
máy phát điện trên các công trường làm không khí nơi đó ơ nhiễm nặng vì theo
tính tốn trong khí thải của máy phát điện, hàm lượng SO2 thường vượt quá giới
hạn cho phép khoảng 516mg/m3 đối với máy loại 100-180KVA.


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2006, trên thế giới đã có
khoảng 842 triệu chuyến du lịch được tổ chức và tới năm 2020, con số này sẽ
có thể lên tới 1,5 tỷ chuyến. Trong khi đó, việc giao thông đi lại, chỗ ở và các
hoạt động du lịch khác đã chiếm khoảng từ 4% đến 6% trong tổng số các kênh
thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính.


Tác hại đến đa dạng sinh học: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
sốt có thể tác động lên đất (xói mịn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe


doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng,
thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây
cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đơi hoặc sinh sản, phá hoại
rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...


Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn
chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số
lượng và chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Các yếu tố ô nhiễm, như
là rác thải và nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
các hệ sinh thái ở dưới nước; việc gia tăng độ phú dưỡng ở các bồn chứa nước
đã tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thối chất lượng nước ảnh hưởng
đến giới động vật hoang dã. Hoạt động của du khách có tác động lớn đến các hệ
sinh thái.


Các hoạt động du lịch dưới nước như nhặt sị, ốc, khai thác san hơ làm đồ
lưu niệm, đi trên bãi đá ngầm, đứng trên bãi san hô và thả neo tại những bãi đá
san hô đều làm gia tăng việc hủy hoại bãi san hơ, nơi sinh sống của các lồi sinh
vật ở dưới nước.Việc săn bắt chuyên nghiệp cũng làm giảm đi nhiều lồi sinh
vật đang có nguy cơ diệt vong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

123


Do các yếu tố cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách đến tham quan du
lịch ngày càng nhiều. nhưng nếu việc khai thác nguồn tài nguyên này thiếu quy
hoạch và bảo vệ thì sẽ gây tác động xấu như làm suy thối hệ sinh thái có giá trị
ở những khu du lịch. Đặc biệt là những vùng nhạy cảm về mặt sinh thái như
vùng rừng nhiệt đới, đầm lầy, vùng ngập mặn, các rạn san hô, trảng cỏ ven
biển… Không chỉ vậy, việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng có
liên quan đến việc khai thác vật liệu xây dựng như cát đá, ximăng … sẽ gây ra
xói lở các đụn cát, bờ biển, xói mịn đất, làm suy thối mơi trường sống của sinh


vật, làm mất mỹ quan phong cảnh…


Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách
sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thơ kệch, vật liệu ốp lát khơng phù hợp, bố trí
các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là
các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các
cơng trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là
một trong những hoạt động gây suy thối mơi trường tệ hại nhất.
Hoạt động du lịch gây ra nhiều tác hại như: chất lượng nguồn nước bị giám sút,
nước bị đục do nạo vét, thải bùn đất.Giải phóng mặt bằng san lấp làm tầng thổ
nhưỡng thay đổi. Biến đổi các hệ sinh thái hải dương v.v…


Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có
thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật
hoang dại. Việc tập trung du khách vào mùa cao điểm làm đường sá tắc nghẽn,
rác thải vứt bừa bãi, dơ bẩn, mùi hôi thối từ các chất thải của các khu du lịch, ồn
ào… làm cho con người trở nên mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.


<i>4.6.2. Quy định của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt </i>
<i>động du lịch </i>


<i>4.6.2.1. Nguyên tắc phát triển du lịch </i>


Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà
giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo
hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá
trị của tài nguyên du lịch.


Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,


an tồn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

124


Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.


Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu
hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngồi vào Việt Nam.


<i>4.6.2.2. Chính sách phát triển du lịch </i>


Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát
triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.


Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín
dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
vào các lĩnh vực: Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
Tuyên truyền, quảng bá du lịch; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; Hiện đại hoá hoạt động du
lịch; Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập
khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết
bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc
gia; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hố và dịch vụ
tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xố đói, giảm nghèo.


Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác


tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường
du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực du lịch.


Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước
ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngồi; bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của khách du lịch.


Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu
hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.


Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du
lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn
đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi.


<i>4.6.2.3. Bảo vệ mơi trường du lịch </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

125


Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban
hành các quy định nhằm bảo vệ, tơn tạo và phát triển môi trường du lịch.


Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi
trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.


Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các
loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác
động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với mơi trường; có biện pháp


phịng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.


Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác
có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, mơi trường, bản sắc văn hố, thuần
phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao
hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.


<i>4.6.2.4. Các hành vi bị nghiêm cấm </i>


Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phịng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.


Xây dựng cơng trình du lịch khơng theo quy hoạch đã được công bố.
Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.


Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch.
Tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ.


Kinh doanh du lịch khơng có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký
kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh.


Sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng
tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật.


Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà cho
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch.


4.7. Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học


<i>4.7.1. Vấn đề đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học </i>


<i>4.7.1.1. Khái niệm và vai trò của đa dạng sinh học </i>


<i> * Khái niệm </i>


Đa dạng sinh học là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất
cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái
thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng thể
hiện trong mỗi lồi, giữa các loài và các hệ sinh thái.


* Các thành phần của đa dạng sinh học


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

126


Đa dạng loài là toàn bộ những sự khác nhau trong một nhóm và giữa các
nhóm lồi cũng như giữa các loài trong tự nhiên.


Đa dạng hệ sinh thái: Là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các
hệ sinh thái khác nhau.


<i>* Giá trị của đa dạng sinh học </i>


Cung cấp cho con người phương tiện đi lại, nơi trú ngụ.
Sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm.


VD: Mỹ có các nguồn lợi thu được từ thế giới hoang dã chiếm 4,5% tổng thu
nhập quốc dân vào những năm 70


Đa dạng sinh học giữ cho con người môi trường sống tốt cho sức khỏe:
làm sạch nước và không khí…



Cung cấp nguồn dược liệu để chữa bệnh cho con người.


<i>4.7.1.2. Hiện trạng đa dạng sinh học và sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học </i>


Việt Nam là một trong 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học phong phú kể
cả về nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái.


<i> * Đa dạng hệ sinh thái </i>


Ở Việt Nam có nhiều kiểu rừng khác nhau, từ kiểu rừng rậm thường xanh
đến các kiểu rừng rụng lá ở những độ cao khác nhau, từ đai thấp cận núi, núi,
cận núi cao, các kiểu rừng núi đất, rừng núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở
Việt Nam có vùng đất ngập nước khá rộng, rải ra khắp đất nước, nhưng chủ yếu
ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Ðây không những
là vùng sản xuất nơng nghiệp quan trọng của Việt Nam, mà cịn là nơi sinh sống
của 39 loài động vật được xem là các lồi có nguy cơ bị tiêu diệt ở vùng Ðơng
Nam Á, thuộc các nhóm thú, chim, bị sát. Ngồi ra, Việt Nam cịn có phần nội
thủy và lãnh hải rộng khoảng hơn 226.000km2, trong đó có hàng ngàn hịn đảo
lớn nhỏ và nhiều rặng san hơ phong phú.


* Đa dạng lồi


Thực vật: Rừng Việt Nam có khoảng 12. 000 lồi cây có mạch, nhưng chỉ
khoảng 7. 000 lồi đã được mơ tả, trong đó có 10% là các lồi đặc hữu. 800 loài
rêu, 600 loài nấm. Khoảng 2. 300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương
thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu v. v... Riêng về dược liệu,
bước đầu đã điều tra được gần 1500 loài thuộc 895 chi, 223 bộ thực vật khác
nhau (có 850 lồi mọc tự nhiên) làm thuốc, trong đó có nhiều lồ giá trị cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

127



động vật không xương sống. Nếu tính cả phân lồi thì các con số trên tăng thêm
rất nhiều. Ðộng vất giới Việt Nam có nhiều hạng đặc hữu: Có rất nhiều loại
động vật có giá trị cao như: voi, tê giác, bò rừng, trâu rừng, hươu, nai, lợn rừng,
khỉ, cơng, trĩ, trăn, tắc kè, rùa, nhiều lồi rắn, cá nước ngọt và cá biển v.v... Sơ
bộ thống kê được khoảng 11 loài động vật rừng dùng làm thuốc giá trị. Trong đó
gần 10 % số loài động thực vật của thế giới tìm thấy ở Việt Nam, gần 40% loài
thuộc loài đặc hữu: Sao La, Mang lớn, Mang Trường sơn, Cị thìa, mịng biển đầu
đen, bồ nơng chân hồng, Sếu cổ trụi…


* Vai trị của tài nguyên đa dạng sinh học đối với Việt Nam


Các cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sử dụng tới 2.300 loài
thực vật để làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, tơ sợi và
nguyên vật liệu.


Có hơn 700 lồi thực vật được y học Việt Nam sử dụng làm dược liệu để
chế biến các loại thuốc chữa bệnh khác nhau phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng.


Các loài thủy sản đã cung cấp hàng triệu tấn thực phẩm phục vụ tiêu dùng
trong nước và để chế biến xuất khẩu.


Tài nguyên rừng là bộ phận không thể thiếu trong sản xuất và tiêu dùng: Gỗ
và các sản phẩm chế biến từ gỗ đóng vai trị quan trọng trong đời sống hàng ngày
và dùng để xuất khẩu.


* Sự suy thóai đa dạng sinh học ở Việt Nam


Hiện tượng mất rừng xảy ra ở khắp các vùng trên cả nước.
Sự suy giảm của nhiều hệ sinh thái.



Các loài động thực vật hoang dã đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Sự hủy hoại hệ sinh thái đất ngập nước.


Sự suy giảm các hệ sinh thái biển.


<i>* Hậu quả của suy thóai đa dạng sinh học </i>


Đặt các giống lồi trước nguy cơ bị tuyệt chủng.


Sự thay đổi hay mất đi các giống, loài sẽ tác động xấu đến môi trường
sống, các hệ sinh thái.


Sự suy thóai hoặc triệt tiêu các loài sẽ làm mất đa dạng di truyền.


<i>* Nguyên nhân của suy thóai đa dạng sinh học </i>


Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng với các nhu cầu tiêu thụ các hệ
sinh vật: Dự đoán đến năm 2050 dân số Việt Nam là 158 triệu người.


Tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản dẫn đến nhu cầu
khai thác tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

128


Sự bất bình đẳng trong việc sở hữu, quản lý và phân phối các nguồn lợi từ
việc sử dụng và bảo tồn các nguồn sinh học: Đưa nguyên liệu thô từ các nước
đang phát triển sang các nước phát triển.


Tình trạng thiếu kiến thức và sử dụng kiến thức.



Pháp luật chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ môi trường và vấn đế phát
triển bền vững.


Nguyên nhân chiến tranh.


Tình trạng ô nhiễm do sự phát triển nhanh của các ngành cơng nghiệp chế
biến mà khơng có biện pháp ngăn chặn từ đầu.


Tập quán du canh du cư.


Nhu cầu thưởng thức các món ăn, đồ uống chế biến từ động thực vật
hoang dã của con người phát triển mạnh.


Sự thối hóa nguồn gen do nhu cầu.
Sự xuất hiện các loài lạ vào Việt Nam.


<i>4.7.2. Pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học </i>


<i>4.7.2.1. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học </i>


<i>Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá </i>
nhân.


Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh
học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói,
giảm nghèo.


Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học


phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hồ giữa lợi ích của
Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.


Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.


<i>4.7.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng </i>
<i>sinh học </i>


Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho
một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

129


đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình
xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.


Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo
tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.


Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn
định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn;
phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.


Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học.



<i>4.7.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học </i>


Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.


Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.


Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cơng của Chính phủ.


Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.


<i>4.7.2.4. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học </i>


Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm
<i>ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất </i>
đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, ni trồng các lồi ngoại
lai xâm hại trong khu bảo tồn.


Xây dựng cơng trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu
bảo tồn, trừ cơng trình phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh; xây dựng cơng
trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.


Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khống sản; chăn ni gia súc, gia
cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái
phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu
phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

130



Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật,
thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.


Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền
của sinh vật biến đổi gen. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.


Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ.


<i>Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn. </i>
4.8. Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí


<i>4.8.1. Khơng khí và sự cần thiết phải bảo vệ khơng khí sạch </i>
<i>4.8.1.1. Khái niệm </i>


Ơ nhiễm khơng khí là sự biến đổi khơng khí theo hướng bất lợi cho cuộc
sống con người, động thực vật mà sự thay đổi đó chủ yếu do con người gây ra
với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay
đổi mơ hình, thành phần hố học, tính chất vật lý và sinh học của khơng khí.


Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.


<i>4.8.1.2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí đối với sức khỏe con người </i>


Tác động xấu tới sức khoẻ con người đặc biệt gây ra các bệnh đường hô hấp
Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính",
mưa axít và suy giảm tầng ơzơn),...



Ơ nhiễm khơng khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con
người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với
sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra và trái đất
đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do
biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử
dụng nhiên liệu hố thạch (than, dầu, gas) trong cơng nghiệp, giao thơng vận tải,
nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 khơng
ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà
kính, làm biến đổi khí hậu tồn cầu.


<i>4.8.1.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí </i>
<i> * Nguồn tự nhiên </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

131


Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy
ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.


Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mịn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào khơng khí.


Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hố học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ơ nhiễm
khơng khí.


<i>* Nguồn nhân tạo </i>



Nguồn gây ơ nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:


Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào khơng khí.


Do bốc hơi, rị rỉ, thất thốt trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút
và thổi ra ngồi bằng hệ thống thơng gió.


Các ngành cơng nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm khơng khí bao gồm: nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hố chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.


<i>4.8.1.4. Hiện trạng ơ nhiễm khơng khí </i>


Nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe
con người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng
không khí trong thời gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia.
Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đơng
Nam Á.


WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ơ nhiễm
khơng khí ngồi trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có
thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các
bệnh về hô hấp. Mức ơ nhiễm khơng khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với
mức gợi ý của WHO.



</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

132


Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 ug/m3
xuống 20 ug/m3 có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới ô
nhiễm khơng khí. Nếu thành cơng, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe
cộng đồng.


Ở các nước phát triển và đang phát triển, yếu tố lớn nhất gây nên ơ nhiễm
khơng khí ngồi trời là các phương tiện giao thông gắn máy, các nhà sản xuất
nhỏ lẻ và các ngành nghề công nghiệp, đốt than để nấu ăn và sưởi, cũng như nhà
máy chạy bằng than. Đốt gỗ và than để sưởi ấm được xem là tác nhân quan
trọng với ô nhiễm khơng khí, đặc biệt ở những vùng nơng thơn vào những tháng
trời giá lạnh, theo báo cáo của WHO.


Năm 2008, số người tử vong vì ơ nhiễm khơng khí ngồi trời là 1,34 triệu
người. Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09
triệu cái chết đã có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã
tăng so với dự đoán 1,15 triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt
mạng do nhiều nguyên nhân, như ô nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng...


Tiến sĩ Maria Neira, giám đốc môi trường và sức khỏe cộng đồng của
WHO, nhận định ở nhiều nước vẫn khơng có các quy định về chất lượng khơng
khí, hoặc nơi nào có thì các tiêu chuẩn quốc gia và cả việc thực thi quy định đó
cũng rất khác nhau.


WHO đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tăng cường tuyên truyền về các
nguy cơ đối với sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí gây ra, xây dựng chính sách
hiệu quả và kiểm sốt chặt chẽ tình hình ơ nhiễm tại các thành phố.



“Các giải pháp cho ơ nhiễm ngồi trời ở thành phố sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau, từ tình hình phát triển, nguồn gây ơ nhiễm và yếu tố địa lý - tiến sĩ
Carlos Dora, điều phối viên về can thiệp vì mơi trường sức khỏe của WHO, cho
biết - Cách tốt nhất là thông tin từ dữ liệu của WHO có thể được dùng để theo
dõi xu hướng ơ nhiễm khơng khí theo thời gian, qua đó phát hiện, cải thiện và
can thiệp một cách có hiệu quả”.


Tình hình ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam thường tập trung ở một số đô thị
và khu cơng nghiệp.


Ơ nhiễm khơng khí ở các khu cơng nghiệp mang tính cục bộ, tập trung
nhiều ở các khu công nghiệp cũ, do các nhà máy sử dụng cộng nghệ sản xuất lạc
hậu hoặc chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ơ nhiễm khơng
khí tại các khu cơng nghiệp chủ yếu là ô nhiễm bụi, ô nhiễm CO, SO2,
NO2…mùi hôi, tiếng ồn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

133


là: 580 (µg/m3), người đi bộ: 495 (µg/m3), ơtơ con 408 (µg/m3), xe buýt: 262
(µg/m3). Nồng độ CO đối với người đi xe máy là: 18,6 (ppm), đi bộ: 8,5 (ppm);
ôtô con 18,5 (ppm), xe buýt 11,5(ppm).


Đặc biệt, tại các nút giao thông, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép
2-2,5 lần (VD: Ngã tư Kim Liên đường Giải Phóng, nồng độ bụi cao hơn 2-3 lần
so với tiêu chuẩn cho phép 0,2 mg/m3).


Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên
tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5-4,5 lần.


Ơ nhiễm khí độc hại SO2, CO, NO2: Nồng độ CO đang có xu hướng tăng


và ở mức xấp xỉ giới hạn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do lưu
lượng xe tham gia giao thông quá lớn, chất lượng xe lưu hành không đảm bảo
đạt tiêu chuẩn về khí thải và hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên tại các
nút giao thông. Khi xảy ra ách tắc, vận tốc của các phương tiện giao thông dừng
ở mức 5 km/h, thậm chí bằng 0. Trong tình trạng này, xe máy và ơ tơ con sẽ thải
ra một lượng khí CO nhiều gấp 5 lần; xe buýt, xe tải nhiều gấp 3,6 lần so với khi
chạy ở tốc độ 30 km/h.


<i>4.8.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí </i>


<i>4.8.2.2. Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất </i>
<i>lượng khơng khí </i>


- Hoạt động quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí:
Quan trắc mơi trường khơng khí là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kỹ
thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lý(tiếng ồn), chỉ tiêu hóa học(hàm
lượng khói, bụi, khí độc), xác định các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí, mức độ
gây ơ nhiễm khơng khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm, dự báo diễn biến
tình hình mơi trường khơng khí…


- Hoạt động ĐTM:


Phân tích hiện trạng mơi trường khơng khí tại địa bàn hoạt động của dự án.
Dự báo diễn biến mơi trường khơng khí khi dự án đi vào hoạt động.


Kiến nghị các giải pháp thích hợp về bảo vệ mơi trường khơng khí.
- Hoạt động thơng tin về tình hình mơi trường khơng khí.


- Hoạt động khắc phục ơ nhiễm khơng khí.
- Hoạt động cải thiện chất lượng khơng khí:



Thực hiện các biện pháp hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm không khí hoặc
các biện pháp giải tỏa mức độ tập trung của nguồn thải.


Trồng cây xanh hoặc mở rộng diện tích cây xanh, cơng viên, khu vui
chơi, giải trí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

134


<i>4.8.2.3. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ơ nhiễm khơng khí </i>


- Kiểm sốt các nguồn thải tĩnh:


Thải khí trong giới hạn cho phép: Các cơ sở công ngiệp phải làm thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn mơi trường; thải khí theo tiêu chuẩn, xử
lý khí thải trước khi thải.


Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí tập trung phải có hệ thống xử lý
khí thải đạt tiêu chuẩn và phải được vận hành thường xuyên.


Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung phải quản lý hệ thống thu
gom, tập trung và xử lý khí thải, tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi
trường, xây dựng báo cáo môi trường.


Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phải có biện pháp giảm thiểu và xử
lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường.


Khi thi cơng các cơng trình xây dựng trong khu dân cư phải cso biện pháp
đảm bảo không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rưng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.



- Kiểm soát nguổn thải động:


Các chủ phương tiện giao thông đờng sắt, đường bộ, đường thủy khơng được
thải khói bụi, khí độc q giới hạn cho phép vào khơng khí.


Ơ tơ, mơ tơ và phương tiện cơ giới khác được sản xuất, lắp ráp trong nước
hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêuchuẩn về khí thải, tiếng ồn.


Các chủ phương tiện có chạy xăng phải sử dụng xăng không pha chì
nhằm giảm thiểu lượng chì thải vào khơng khí xung quanh.


<i>4.9. Pháp luật về kiểm sốt ô nhiễm nước </i>
<i>4.9.1. Khái niệm và tầm quan trọng của nước </i>


<i> Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự </i>


sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất
<i>lượng môi trường sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là </i>


<i>khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản”. Nhà Bác học Lê Quý Đôn </i>


<i>khẳng định: ”Vạn vật khơng có nước khơng thể sống được, mọi việc không có </i>


<i>nước khơng thành được…” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

135


Nếu tổng số tài nguyên nước là 100% thì 97% là nước mặn, có hàm lượng


muối cao, khơng thích hợp cho sự sống của con người; 2% dưới dạng băng đá ở
hai đầu cực; 1% được con người sử dụng (30% tưới tiêu; 50% dùng để sản xuất
năng lượng; 12% cho sản xuất công nghiệp và 7% cho sinh hoạt).


<i>Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và </i>


nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


<i> Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai </i>
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.


<i>Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng chống suy thoái, cạn kiệt </i>


nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển của tài
nguyên nước.


<i>Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh </i>


của con người.


<i>Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch </i>


của Việt Nam.


<i>Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc </i>


có thể xử lý thành nước sinh hoạt.


<i>Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và </i>



thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.


<i> Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước </i>
so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan
trắc trong các thời kỳ trước đó.


<i>Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn </i>


nước, làm cho nguồn nước khơng cịn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử
dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.


<i>Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có </i>


thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước
cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép áp dụng.


<i>4.9.2. Đặc điểm các nguồn nước </i>


Nước phân phối rất không đồng đều trên trái đất, 40% dân số thế giới
thường bị hạn hán vào thời điểm nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

136


khan hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất
theo thời gian và không gian



Nguồn nước mặt. Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang
vùng khác, từ mùa này sang mùa khác


Nguồn nước dưới đất. Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới
đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất
được coi là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các
phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.


<i>4.9.3. Sự cần thiết kiểm sốt ơ nhiễm nước </i>


Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên
quả đất. Nếu khơng có nước thì chắc chắn khơng có sự sống xuất hiện trên trái
đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa,
con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã
coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã
hội lồi người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển
trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở
lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn
minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn
minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...


Trên thế giới, nhiều nơi dư thừa nước, nhưng khơng sử dụng được (Ấn độ)
vì kém chất lượng, ngược lại có nơi nước bị cạn kiệt. Nhân loại đang đứng trước
ngưỡng cửa của sự khủng hoảng nước. Vì vậy, thập kỷ 1980-1990 đã được Liên
Hiệp Quốc khởi xướng là "Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh".


Hầu hết các nước đều sử dụng nước mặt (Anh 2/3, Mỹ ¾, Nhật 9/10). Để giải
quyết tình trạng khan hiếm nước bề mặt, nhiều nước đã tăng cường sử dụng
nước ngầm vượt quá tốc độ khôi phục của nước tự nhiên (Trung Quốc, Ấn Độ)
làm tăng mức độ nhiễm mặn của nước ngầm, sụt lún đất, giảm khả năng tích tụ


nước của lớp vỏ.


Ngược lại, nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh, Đơng Á và Thái Bình Dương, vào
mùa mưa lượng nước ào ạt gây nên lũ lụt, ngập úng làm chết người và tổn thất
hàng tỉ đô la mỗi năm. Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ
người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc
tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

137


từ nước ngồi vào, trong đó hơn 90% tập trung vào sơng Cửu Long do đó mức
độ sử dụng nước cịn phụ thuộc các nước có sơng chảy qua.


Lượng nước vào mùa lũ lụt chiếm tới 80%, mùa khơ chỉ có 20%. Phù sa các
sông khá nhiều, đặc biệt là sông Hồng và Cửu long: sơng Hồng có độ phù sa
khoảng 1 kg/m3 nước, hàng năm cung cấp khoảng 100 triệu tấn phù sa.


Nước ngầm cũng rất phong phú, xấp xỉ 15% tổng trữ lượng nước bề mặt, có
thể khai thác 2,7 triệu m3 /ngày. Nước ngầm ở vùng đồng bằng đã bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn một phần.


* Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước


<i>Hạn hán: Theo các nhà nghiên cứu thì khả năng cung cấp nước ngọt hiện </i>


nay là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Có ít nhất 80 nước ở vùng sa
mạc và bán sa mạc (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) thuộc hai lục điạ Á
Châu và Phi Châu thường xuyên bị hạn hán và thất mùa nên thường xuyên
không cung cấp đủ lương thực để nuôi sống dân của họ.



Trong những thập niên 1970 thảm họa hạn hán đe dọa trên khoảng 24, 4
triệu người và hàng năm đã giết chết hơn 23.000 người, hậu quả này vẫn còn kéo
dài đến 1980. Năm 1985 hơn 154 triệu người thuộc 21 quốc gia ở Phi Châu rơi vào
nạn đói do hạn hán, thêm vào đó sự gia tăng dân số quá mức và chiến tranh lan rộng,
mặt khác còn do việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên và phát triển nông nghiệp
kém hiệu quả. Ở các nước này, người dân nghèo phải mất nhiều thời gian để đi tìm
nước thường là ở những dịng sơng và suối đã bị ô nhiễm và để có được nước những
người phụ nữ và trẻ em phải đi bộ từ 16 km - 25 km một ngày và chỉ mang được một
bình đầy nước trên đường trở về( Miller, 1988 ).


<i>Ngập lụt: Ngược lại, ở những quốc gia khác có vũ lượng mưa tương đối </i>


lớn thì một lượng lớn nước mưa nhận được chỉ trong một thời gian ngắn trong
năm. Chẳng hạn như ở Ấn Ðộ, 90% lượng nước mưa tập trung vào giữa tháng 6
đến tháng 9 thường gây nên ngập lụt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

138


<i>Sự úng nước: Ở những vùng có địa hình thấp hoặc nơi có mực nước ngầm </i>


q cao làm cho mặt đất ln bị phủ kín bởi một lớp nước tù đọng lâu ngày tạo
nên trạng thái úng nước, đất bị úng nước nên luôn yếm khí.


Trên những vùng đất bị úng nước thường có những thực vật thủy sinh đặc
trưng như một số các loài rong tảo, năn, lác rất phát triển vì thế nên đất nơi đó
dồi dào mùn, đạm và các acid hữu cơ vì thế làm cho đất và nước bị chua, đất
nghèo lân nhưng lại giàu những chất độc như H2S, CH4, Fe 2+. Do những tính
chất vật lý và hóa học của nước và đất của vùng bị úng nước đó không tốt cho
sự trồng trọt cũng như sử dụng nước cho công nghiệp và sinh hoạt.



<i> Nước ngọt bị ô nhiễm: Theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, nông </i>


nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người thì nhu cầu về nước sử dụng
ngày một tăng. Vấn đề về nước ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là
nước mặt ngày càng thối hóa và mức độ ơ nhiễm nước ngày càng tăng. Theo tổ
chức y tế thế giới (WHO -1980) ước tính rằng ở các quốc gia kém phát triển thì
70% dân chúng ở các vùng ven thành phố và 25% dân cư ở các đô thị khơng có
<i>đủ nước sạch để sử dụng. </i>


Ở Việt Nam, do nền công nghiệp mới phát triển, số đơ thị và các khu cơng
nghiệp cịn ít và các điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho
cơng nghiệp và sinh hoạt cịn q ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự
nhiễm bẩn nguồn nước đã bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp; lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt
điện, hóa chất, thực phẩm; cùng với lượng nước thải do sinh hoạt... đã trở thành
một vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm.


<i>4.9.4. Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước </i>
<i>4.9.4.1. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước </i>


<i>Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước. </i>


Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước.


Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.


<i>4.9.4.2. Nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển tài </i>
<i>nguyên nước </i>



<i>* Các hành vi bị nghiêm cấm </i>


1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước
và các hành vi khác gây ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

139


nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.


3. Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lịng đất
thơng qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải
vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải.


4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng cơng trình kiến trúc, trồng cây
trái phép gây cản trở thốt lũ, lưu thơng nước ở các sơng, suối, hồ, kênh, rạch.


5. Khai thác trái phép cát, sỏi trên sơng, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác
khống sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, cơng trình và các hoạt
động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh,
rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an tồn
của sơng, suối, kênh, rạch, hồ chứa.


6. Phá hoại cơng trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài ngun
nước, cơng trình phịng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.


7. Cản trở hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, quyền khai thác, sử
dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân.



8. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.


9. Khơng tn thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.


10. Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch tài
nguyên nước.


<i>* Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước </i>


Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài ngun nước.


Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại
địa phương.


Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình
khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác.


Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an tồn
nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương
nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Trường hợp chính quyền địa phương nhận được
thơng báo khơng xử lý được thì phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương
cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


<i>* Phịng, chống ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

140



nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức
năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có
trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.


Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm,
nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản
xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.


Đối với cơ sở đang hoạt động thì phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám
sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; cơ
sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục
trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
nước có thẩm quyền quy định; trường hợp khơng khắc phục được thì bị đình chỉ
hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật.


Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui
chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, cơng trình
ngầm, cơng trình cấp, thốt nước, cơng trình khai thác khống sản, nhà máy
điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơng trình
khác có nguy cơ gây ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án
phịng, chống ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.


Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng cơng trình, nếu tiến hành
hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn
kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm hút nước và thực hiện các biện
pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.



Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống
tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.


<i>* Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt </i>


Tổ chức, cá nhân không được xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo
hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

141


Người phát hiện hành vi gây hủy hoại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có
trách nhiệm ngăn chặn và kịp thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để xử lý.


<i>* Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, </i>
<i>không phải xin phép: </i>


Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;


Khai thác, sử dụng nước với quy mơ nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;


Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tơn giáo, nghiên
cứu khoa học;


Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục
sự cố ơ nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của
pháp luật về tình trạng khẩn cấp.



Trường hợp khai thác nước dưới đất sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia
đình; Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tơn giáo, nghiên cứu
khoa học ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.


<i>* Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy </i>
<i>sản, sản xuất cơng nghiệp, khai thác khống sản và các hoạt động khác </i>


Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất
khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.


Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khống và các hoạt động sản
xuất khác khơng được xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước; trường hợp sử dụng hóa chất độc
hại thì phải có biện pháp bảo đảm an tồn, khơng được để rị rỉ, thất thốt dẫn
đến gây ô nhiễm nguồn nước.


Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao
thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa
học và các mục đích khác khơng được gây ơ nhiễm nguồn nước.


<i>* Phịng, chống ơ nhiễm nước biển </i>


Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển phải có phương án, trang thiết bị,
nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

142


Nguồn thải từ các hoạt động ở vùng ven biển, hải đảo và các hoạt động


trên biển phải được kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi
thải vào biển.


<i>* Bảo vệ nước dưới đất </i>


Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước
dưới đất; khoan khảo sát địa chất cơng trình, thăm dò địa chất, thăm dị, khai
thác khống sản, dầu khí; xử lý nền móng cơng trình, tháo khơ mỏ và các hoạt
động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám
lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.


Tổ chức, cá nhân khai thác khống sản, xây dựng cơng trình ngầm phải
tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước dưới đất.


Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái
nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng
cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm sốt nghiêm ngặt để bảo
vệ nguồn nước dưới đất.


4.10. Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm đất


<i>4.10.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm đất </i>
<i>* Khái niệm </i>


Con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào đất và khi
chết lại trở về với đất. Tuy nhiên khơng ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên
nên khơng biết đất là gì, đất sinh ra từ đâu, đất quý giá thế nào và vì sao chúng
<i>ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên đất. </i>



<i> Đất thường có 2 nghĩa: thổ nhưỡng (soil) và đất đai (land). </i>


Với nghĩa đất đai, đất được xác định cần thiết cho việc xây dựng các cơng
trình hạ tầng cơ sở như: nhà ở, giao thông, mặt bằng sản xuất công nghiệp. Giá
trị của đất đai được xác định bởi các điều kiện thuận lợi cho việc kiến thiết và
xây dựng.


Với nghĩa thổ nhưỡng, cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
<i>đất. Vào 1897, nhà thổ nhưỡng học người Nga Docuchaep định nghĩa: “Đất là </i>


<i>một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động </i>
<i>tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có: đá, địa hình, khí hậu, sinh vật và </i>
<i>thời gian” . </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

143


đã tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên, đó là đất lúa nước .
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự
nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, khơng khí, sinh vật".


Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, khơng khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...


Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khống vơ cơ,
khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vơ cơ là các mảnh khống vật hoặc đá
vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là
xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong
đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo
thành. Ngoài các loại trên, nước, khơng khí, các sinh vật và keo sét tác động
tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vịng tuần hồn của các


nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v...


Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vơ cơ, hữu cơ
có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần
hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của q trình hình thành đất có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào
sự phát triển của đất, các q trình hố, lý, sinh học trong đất và tác động của
con người.


Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các q
trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hố, q trình tích luỹ và
biến đổi chất hữu cơ trong đất, q trình di chuyển khống chất và vật liệu hữu cơ
trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ
khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên
sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình
thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện
tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động
của nước mưa, dịng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.


<i>Vai trò của đất </i>


- Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;


- Nơi cư trú của động vật đất;


- Địa bàn để lọc và cung cấp nước,...
- Địa bàn cho các cơng trình xây dựng


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

144



Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc
vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hố,
trình độ khoa học cơng nghệ, mục tiêu kinh tế.


<i>* Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm đất </i>


Tài ngun đất trên thế giới


Tài nguyên đất là tổng lượng diện tích đất có giá trị sử dụng đối với con
người và sinh vật, cụ thể như cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, trực tiếp hay
gián tiếp cung cấp thực phẩm cho con người và sinh vật, đảm bảo sự sinh tồn cho
các lồi trên Trái Đất.


Tổng diện tích đất tự nhiên là 14,8× 109 ha (148 triệu km2), trong đó đất
tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen) chỉ
chiếm 12,6%, còn lại là đất xấu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất
đài nguyên) chiếm đến 40,5%.


Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau
hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất nổi. Cơ cấu sử
dụng đất thế giới có khuynh hướng : tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng
đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc.


Hiện nay, tài nguyên đất thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói
mịn, rửa trơi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu.
Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mịn rửa trơi, sa mạc hố, chua hố, mặn hố, ơ
nhiễm mơi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp
đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hố do biến động khí hậu


bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn
mất 100.000 ha đất nơng nghiệp và đồng cỏ. Thối hố mơi trường đất có nguy
cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.


Tỷ trọng đóng góp gây thối đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai
thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 34%,
canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, cơng nghiệp hố gây ơ nhiễm 1%. Vai
trị của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở
Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương
và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trị chính yếu nhất, Bắc và Trung
<i>Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

145


Đất được phân hạng thành các loại theo khả năng sử dụng và yêu cầu bảo
vệ đất: Đất rừng, Đất nông nghiệp (trồng cây hằng năm, cây lâu năm, chăn thả),
Đất thổ cư, Đất chuyên dùng (cho giao thơng, xây dựng, thuỷ lợi, khai khống,
du lịch, vv.),...


Tài nguyên đất ở Việt Nam


Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 57/200 nước,
nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình qn mỗi
người vào loại thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159.


Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt
có: đất bazan 2,4 triệu ha (chiếm 7,2%), đất phù sa 3,0 triệu ha (chiếm 8,7%).
<i>Nhìn chung, đất tốt chỉ xấp xỉ 20%. </i>


Diện tích đất nơng nghiệp những năm qua có tăng ít nhiều nhưng so với tỉ


lệ tăng dân số thì đất bình quân đầu người vẫn sụt giảm. Khả năng mở rộng đất
nông nghiệp là rất hạn chế do điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Ngoài ra, đất
chuyên dùng như đất xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất ở ngày một tăng càng
<i>làm thu hẹp đất nông nghiệp. </i>


<i>4.10.2. Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất </i>


- Người sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo
vệ mơi trường và khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất
xung quanh.


- Đối với đất chuyên trồng lúa nước: không được chuyển đổi mục đích sử
dụng nếu khơng có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


- Đối với đất có mặt nước ven biển: phải sử dụng đúng quy hoạch, kế
hoạch…


- Đối với đất chuyên dùng: Tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ tài
nguyên đất.


- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Sau khi thăm dị, khai thác khống
sản người sử dụng đất phải trả lại hiện trạng ban đầu.


- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: phải được quy hoạch tập trung, xa khu
dân cư.


- Khi tiến hành các hoạt động trên đất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

146



+ Đối với các hoạt động công nghiệp: không được hoặc hạn chế phát triển
mới các ngành công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ có hại đối với mơi trường đất, các
ngành công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm phát sinh nhiều chất thải, gây
nguy hại và thối hóa đất.


+ Đối với các hoạt động khác: Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai,
không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.


+ Nghiêm cấm hành vi hủy hoại đất: là hành vi làm biến dạng địa hình,
gây ơ nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được
xác định.


+ Không được chôn lấp, thải vào đất các chất độc, chất phóng xạ, chất thải
và chất nguy hại khác chưa được xử lý để đạt tiêu chuẩn cho phép.


+ Nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái các quy định
về quản lý và bảo vệ tài nguyên đất.


+ Khi sử dụng các loại hóa chất và chế phẩm vi sinh trên đất: Phải tuân
thủ những quy định của pháp luật theo các nguyên tắc phịng là chính, phát hiện
diệt trừ kịp thời, triệt để; Phải đảm bảo hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại,
bảo vệ an toàn sức khỏe con người, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và giữ gìn
cân bằng hệ sinh thái; Khơng sử dụng những loại thuốc trong danh mục cấm của
nhà nước.


4.11. Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh


<i>4.11.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm nguồn thủy sinh </i>



- Khái niệm:


Nguồn thủy sinh bao gồm toàn bộ các loài động thực vật sống dưới nước
mọc trong nước. Môi trường sống của nguồn thủy sinh bao gồm vùng nước, mặt đất
ngập nước và cả phần đất mà các loài thủy sản sinh sống.


- Giá trị:


+ Giá trị kinh tế: Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập.
+ Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho một số ngành sản xuất, nghiên cứu khoa
học, góp phần đa dạng nguồn gen, đảm bảo cân bằng sinh thái.


<i>* Sự cần thiết phải kiểm sốt ơ nhiễm nguồn thủy sinh </i>
<i>Nguyên nhân suy thoái nguồn thuỷ sinh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

147


- Sự biến mất của rừng ngập mặn làm giảm các chức năng nuôi dưỡng và
bảo vệ bờ biển gây xói mòn làm mất đi khu vực sinh sống và nuôi dưỡng quan
trọng của các loài thủy sinh.


- Các hoạt động nông nghiệp, sự phát triển công nghiệp, các biện pháp
thủy lợi, q trình đơ thị hóa…đều có nguy cơ tác động rất nghiêm trọng tới
nguồn thủy sinh.


- Việc khai thác không đúng phương pháp, không đúng kỹ thuật, việc sử
dụng các công cụ hủy diệt hàng loạt cũng góp phần làm suy thối nguồn thủy sinh.


- Một số nghề đã sử dụng các ngư cụ tinh vi để sát hại nguồn thủy sinh: cào
điện, kéo xô…



- Sự nhiễm bẩn của nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của nguồn thủy sinh.


- Nước thải từ q trình đơ thị hóa cũng tác động rất nghiêm trọng đến nguồn
thủy sinh.


- Việc phá rừng ngập mặn và cảnh quan ven bờ để nuôi tôm, khai thác san hô
đẻ làm vôi, làm đồ mỹ nghệ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của các loài
thủy sinh.


- Các biện pháp thủy lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến các loài thủy sinh như
việc đắp đê ngăn biển…làm phân cách mạng lưới các hệ sinh thái ở nước.


- Việc con người đắp đập chắn ngang sông và xây các hồ chứa nước cũng
làm thay đổi chất lượng nước….làm thay đổi sinh thái quần thể động thực vật ở
vùng nước đó.


<i> Hiện trạng: </i>


Một hệ sinh thái bền vững sẽ mang đến cho nguồn thuỷ sinh mơi trường
sống an tồn. Ví dụ như các vùng biển sạch sẽ giúp các loại tảo và san hô phát
triển mạnh, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho động vật biển. Nhưng số lượng
hệ sinh thái như vậy ngày càng ít đi. Kể từ năm 1950, gần 30% số lượn loài cá
mà con người có thể đánh bắt gần như đã tuyệt chủng, và điều đáng báo động là
tốc độ biến mất của các loài thuỷ sinh ngày càng tăng. Theo kết quả phân tích,
nếu tốc độ này giữ ngun thì những lồi sinh vật biển mà con người có thể
đánh bắt hiện nay sẽ biến mất vào năm 2048.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

148



Tây Bắc biển Atlantíc, số lượng cá thể của lồi cá mập ở vùng biển này đã giảm
đi 40- 90% chỉ trong vịng 14 năm. Đặc biệt, lồi rùa biển bị tác động rất mạng
đến số lượng loài và cá thể. Trong số 7 lồi rùa biển có trên trái đất thì có 6 lồi
đang bị đe dọa nghiêm trọng. Riêng loài rùa xanh đã giảm hơn 99%.


<i> Tại Việt Nam: </i>


Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã nhanh chóng đạt được mức
sản lượng tăng trưởng nhảy vọt, nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn
nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt
tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 2.5 tỉ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh ven biển. Ngoài ra, nguồn
thuỷ sinh cũng là nguyên liệu quan trọng cho các ngành sản xuất, cho các nghiên
cứu khoa học, góp phần đa dạng nguồn gen, có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm
bảo cân bằng sinh thái.


Tuy vậy, thực trạng về nguồn thuỷ sinh của chúng ta lại lại là một thực tiễn
đáng buồn. Không chỉ giảm về sổ loài thuỷ sinh mà chất lượng các loài thuỷ
sinh cũng giảm rõ. Đối với các lồi động vật thì thể hiện rõ nhất ở việc giảm
kích thước cá thể.


Theo điều tra gần đây cho thấy rằng kích thước cá đánh bắt được đã giảm
rõ rệt và số lượng cá to cũng khơng cịn nhiều.


Ví dụ như trên sơng Hồng, bốn lồi: cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng và cá
anh vũ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sản lượng khai thác 4 loài cá giảm
xuống bằng 10-15% sản lượng những năm 1970; thậm chí lượng cá bỗng khai
<i>thác được chỉ xấp xỉ 1%. Thông tin này được công bố trong “Bản điều tra </i>



<i>nghiên cứu về hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã </i>
<i>q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sơng Hồng” của nhóm tác giả </i>


Phạm Báu, Nguyễn Ðức Tuân, Bùi Ðình Ðặng, Nguyễn Công Thắng (Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I).


Báo cáo cho thấy, sự phân bố của 4 loài cá này trên hệ thống sông Hồng
đang ngày càng thu hẹp, nhìn chung có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các
sơng, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu khơng gặp hoặc rất ít gặp. Bãi
đẻ của 4 lồi này hầu như khơng cịn, cá đẻ phân tán, rải rác trên khu vực thượng
nguồn các sông, suối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

149


thế giới (2000- 2002) đã cảnh báo 80% rặng san hơ biển Việt Nam nằm trong
tình trạng rủi ro, 50% ở trong tình trạng rủi ro cao và tình trạng thảm thực vật
cũng đang trong tình trạng tương tự.


Điều tra các nguồn đánh bắt hải sản thời gian gần đây ở vịnh Hạ Long và
các vùng lân cận, các nhà khoa học cũng ít gặp các loại hải sản quý như cá
bướm, cá mú, cá kiếm, ốc nón, ốc tù... Bộ Thủy sản cho biết, sản lượng khai
thác của các tàu giảm từ 1,1 (tấn/sức ngựa) vào năm 1985 xuống còn 0,45
(tấn/sức ngựa) vào năm 2006.


Nguồn lợi gần bờ cũng sẽ chậm phục hồi do môi trường sống tự nhiên như
các rặng san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn…bị phá huỷ nghiêm trọng do
các hoạt động phát triển ở vùng ven biển và lưu vực sông (tốc độ mất rừng ngập
mặn do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1995-2005 ước khoảng 15.000
ha/năm). Điều này dẫn đến không gian sống của các loài thủy sinh ngày càng


khan hiếm, tính đa dạng sinh học ngày càng mất đi, tính bất ổn định của hệ sinh
thái ngày càng tăng cao.


Hiện nay nguồn lợi thủy sản vùng gần bờ có xu hướng giảm dần về trữ
lượng, sản lượng và kích thước các lồi thủy sản đánh bắt. Một số lồi cá kinh tế
thơng thường vẫn đánh bắt với số lượng lớn, đến nay đã trở nên khan hiếm. Mùa
vụ và khu vực hải sản tập trung có những thay đổi đáng kể. Sự phân biệt mùa vụ
(vụ Bắc, vụ Nam) xuất hiện khơng cịn rõ như những năm 1985-1995. Các đàn
cá nổi nhỏ có kích thước trung bình xuất hiện thưa và xa bờ trong vòng 10 năm
(1995- 2005) đã giảm trên 30% trữ lượng, có những biểu hiện thay đổi về cấu
trúc quần xã thủy sinh vật ở hầu hết các vùng biển, đặc biệt khu vực có độ sâu
dưới 30m ở vịnh Bắc Bộ, Nam Bộ và dưới 50- 100m ở ven biển miền Trung.
Mật độ quần thể các loài thủy sản có giá trị khai thác giảm đáng kể, có những
lồi nhiều năm khơng gặp như cá đường, cá gộc... ở vùng biển Nam Bộ, cũng
như một số lồi cá có giá trị thương mại, đối tượng khai thác như trích, nục, lầm,
cơm...Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với cá heo ở ven biển miền Trung. 17
loài cá biển và 57 lồi cá nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 4 lồi
bị đe dọa và 8 loài thuộc vào dạng quý hiếm. Nguyên nhân là do còn đánh bắt
bằng phương pháp hủy diệt như đánh mìn, dùng hố chất độc, xung điện, lưới
mắt nhỏ, khai thác trái vụ làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng hệ sinh thái.


Đến nay đã có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau,
trong đó nhiều lồi vẫn đang là đối tượng tập trung khai thác. Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

150


+ Loài hiếm có thể suy cấp (mức độ R): 39 lồi
+ Bị đe doạ (mức độ T): 9 loài


Ngoài ra trong nghị định 182/2008 QĐ-BNN ngày 17/7/2008 ra quyết định


có 158 lồi thuỷ sinh có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và cần được bảo vệ.


Hiện nay ở nước ta các con sông bị ô nhiễm hàng loạt đã làm suy giảm các
nguồn lợi thủy sinh như: ô nhiễm sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Thị Vải...
Các lồi sinh vật trong các con sơng này đã chịu ảnh hưởng nặng nề.


Trong đất liền thì các loài thủy sinh cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt
động của con người như: làm ô nhiễm nguồn nước , việc nhập khẩu các sinh vật
ngoại lai...


Hơn một nửa thế kỷ qua, đã có trên 40 loài động vật thủy sinh lạ được
nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất thực phẩm, làm cảnh, tập trung nhiều nhất
ở 2 vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.


Hơn thế, các động vật thủy sinh lạ xâm nhập Việt Nam đã và đang làm
suy thoái đa dạng sinh học ở nước, phá hủy nơi ở, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
đã hình thành của quần xã sinh vật đang sinh sống ở địa phương. Việc nhập
khẩu các loài động vật ngoại lai cũng góp phần làm suy giảm nguồn lợi thủy
sinh. Ở hồ Trị An thì các sinh vật trong hồ đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự
xuất hiện loài cá ăn thịt là cá chim trắng và cá Hồng Đế có nguồn gốc từ Nam
Mỹ. Một số loài cá được nhập vào Việt Nam có giá trị kinh tế cao và tăng thu
nhập cho người nuôi để làm thực phẩm, làm cảnh. Tuy nhiên sự xuất hiện của
chúng laị khiến các loài thủy sản nội địa bị thay thế rồi sẽ dần dẫn đến sự suy
giảm sự đa dạng các loài trong nước.


Một số lồi thì bị lai tạp làm mất dần giống thuần trong nước như: cá
trê phi cho lai rộng rãi với các loài địa phương, cá chép nhập cho lai rộng rãi
với cá chép địa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các loài giống thuần
trong nước.



<i>4.11.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh </i>
<i>* Bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh </i>


- Mọi hoạt động có nguy cơ tác động đến môi trường sống của nguồn thủy
sinh đều phải được áp dụng các biện pháp nhằm triệt tiêu tối đa sự tác động đó.


- Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các cơng trình có liên quan đến
môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sinh đều phải thực hiện việc ĐTM
theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

151


- Không được xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang
hình thành vùng cửa sông ven biển, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.


- Các địa phương phải có quy hoạch vùng sản xuất giống lồi thủy sinh.


- Những nơi có điều kiện sản xuất giống thuận lợi cần tận dụng tối đa lợi
thế để sản xuất con giống có chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu
thị trường.


- Nhà nước ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ổn định, lâu dài để các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống loài thủy sinh.


- Những nơi có điều kiện khơng thuận lợi nhưng có nhu cầu lớn về con giống
có thể thuê, mua đất của các địa phương khác để tổ chức sản xuất giống.


- Khi có dịch phải thực hiện các biện pháp phịng bệnh, chẩn đốn xác định
bệnh, khống chế, tiêu diệt dịch bệnh cho các giống lồi thủy sinh; Xác định thơng
báo giới hạn vùng có dịch, quy định vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch, đặt biển


báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch.


- Chỉ được phép sử dụng các công cụ có kích cỡ mắt lưới phù hợp với các
lồi thủy sản được phép khai thác, không được đánh bắt bằng loại cơng cụ có mắt
lưới q dày.


- Khi khai thác bằng các công cụ như đăng, đáy thì phải dành hành lang cho
các lồi thủy sản di chuyển theo quy định của địa phương.


- Các chủ thể không được tiến hành khai thác và đánh bắt khi đang trong mùa
sinh sản.


- Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân buôn bán, sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở
tất cả các vùng nước.


- Các loại thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn ni trồng thủy sản, thuốc hóa
chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn.


- Thức ăn chăn nuôi phải không gây hại cho nguồn thủy sinh.


- Khi dùng thuốc để phòng bệnh, chữa bệnh phải theo chỉ dẫn hoặc đơn
thuốc của bác sỹ, kỹ thuật viên có giấy phép hành nghề.


- Khơng được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài
danh mục cho phép.


- Các hóa chất độc hại phải được để ở nơi cách biệt với sản xuất, chế biến và
kho chứa thức ăn chăn nuôi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

152


- Các tổ chức sản xuất, kinh doanh thức ăn ni trồng thủy sản, thuốc, hóa
chất dùng trong ni trồng thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
của Chính phủ, phải có giấy phép hành nghề.


4.12. Pháp luật về kiểm soát nguồn gen


<i>4.12.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm sốt nguồn gen </i>
<i>* Khái niệm </i>


- Lồi lạ: là các sinh vật khơng thuộc lồi bản địa.


- Gen: là một đoạn trên phân tử nhiễm sắc thể có vai trị xác định tính di
truyền của sinh vật.


<i>* Sự cần thiết phải kiểm soát nguồn gen </i>


- Hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật tự nhiên có thể
làm cho nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng làm cho nguồn gen bị suy giảm.


- Việc thay thế các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống bằng các loại mới
có năng suất cao hơn cũng làm cho nguồn gen bị mai một dần theo thời gian.


- Việc các lồi lạ có nguy cơ xâm nhập vào môi trường gây tổn thất về giá trị
đa dạng sinh học: Mất các loài, các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa.


- Thành công của công nghệ gen tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế- xã
hội nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng vào mục đích chống lại lồi người,
an ninh quốc gia và môi trường.



- Khả năng biến đổi sinh vật có thể tạo ra vũ khí sinh học.


- Các vi sinh vật chuyển gen đều có mang theo các gen kháng thuốc
kháng sinh như: tetracylin, ampicilin, steptomicin, nếu đem sản xuất đại trà thì có
thể khuyếch tán vào môi trường, khi gây bệnh cho người hoặc súc vật thì rất khó
chữa chạy.


- Hoạt động bảo vệ bản quyền với cơ chế: kết thúc nảy mầm cũng là một
nguy cơ đối với an toàn nguồn gen.


- Hoạt động biến đổi và tác động vào mã gen có thể tạo ra gen hoặc nhóm
gen ngoài ý muốn của con người, nếu phát tán vào mơi trường có thể gây nguy hại.
Xâm hại của các lồi ngoại lai có thể thấy rõ trên cả khía cạnh sinh thái và kinh
tế. Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với mơi trường sống rất đa
dạng, nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm: i) Cạnh tranh với các loài bản địa
về thức ăn, nơi sống…; ii) Ăn thịt các loài khác; iii) Phá huỷ hoặc làm thối hố
mơi trường sống; iv) Truyền bệnh và ký sinh trùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

153


suy giảm đa dạng sinh học đang là vấn đề báo động và cần phải được chấn hưng
kịp thời. Trong đó, sinh vật ngoại lai xâm hại chính là một vấn đề quan trọng
đang được chú ý.


Trước đây, do thiếu các thông tin và sự quản lý không chặt chẽ, chúng ta
đã để nhiều loài ngoại lai du nhập và xâm hại, gây tổn thất to lớn về nhiều mặt.
Những ví dụ điển hình nhất có thể nói là: nạn ốc bươu vàng, Bèo Nhật bản, cây
Bông ổi, cây Ngũ sắc, cá Hoàng đế ở hồ Trị An, cây Mai dương..



<i>4.12.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gen </i>


- Bảo đảm tính ổn định của nguồn gen trong tự nhiên, góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học.


- Lưu giữ tính đa dạng sinh học của nguồn gen, hạn chế đến mức tối đa sự
suy thoái nguồn gen.


- Kiểm sốt có hiệu quả hoạt động biến đổi gen và việc ứng dụng chúng
trong đời sống con người.


- Hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động biến đổi gen.
- Kiểm sốt lồi lạ:


+ Quy định của pháp luật về xuất, nhập khẩu động thực vật hoang dã: Công
ước CITES.


+ Quy định của pháp luật về nhập khẩu động vật, thực vật làm giống


+ Quy định về kiểm soát hoạt động di chuyển các loài lạ từ khu vực này
sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam.


- Pháp luật về an toàn nguồn gen:


+ Quy định về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen: Ưu tiên các nguồn gen quý hiếm
đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị biến mất.


Các nguồn gen cần cho công tác ngghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào
tạo. Các nguồn gen đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học.



Các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hóa tại
Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.


+ Quy định về kiểm soát hoạt động biến đổi gen và các sản phẩm đã bị biến
đổi gen.


<i>4.13. Pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa </i>
<i>4.13.1. Khái niệm </i>


<i> * Khái niệm di sản văn hóa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

154


<i>* Phân loại </i>


- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia:


+ Di tích lịch sử- văn hóa: là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử văn hóa,
khoa học.


+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ.
- Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hóa…


<i> * Vai trị của di sản văn hóa đối với mơi trường </i>



- Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam.


- Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của mơi trường, có ý nghĩa quan
trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, ngghệ thuật và tạo
cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và mai sau.


- Các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là một thành phần của
môi trường.


<i>4.13.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật di sản văn hóa </i>


- Các quy định về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Các quy định chung về bảo vệ di sản văn hóa vật thể.


- Các quy định cụ thể để bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi làm ảnh hưởng đến di tích sau:


+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích.


+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di tích.


+ Xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

155
Chương 5


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP - XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG


5.1. Giải quyết tranh chấp – xử lý vi phạm pháp luật môi trường



<i>5.1.1. Giải quyết tranh chấp môi trường </i>
<i>5.1.1.1. Khái niệm </i>


<i>Tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những mâu thuẫn, bất </i>


đồng ý kiến của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật mơi trường khi họ
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.


<i>Giải quyết tranh chấp là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm </i>


quyền nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức,cá nhân để tìm ra
các giải pháp nhằm phục hồi quyền lợi của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi
tình trạng mơi trường, truy cứu trách nhiệm.


<i>5.1.1.2. Phân loại </i>


Tranh chấp giữa các tổ chức và cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong
việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.


Tranh chấp giữa các tổ chức và cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức
và cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.


Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền
quản lý, sử dụng hợp phấp của chủ thể khác.


<i>5.1.1.3. Dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường </i>


Tranh chấp mơi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích cơng


cộng thường gắn chặt với nhau.


Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều
tổ chức và cá nhân, các cộng đồng dân cư.


Phần lớn là các tranh chấp ngoài hợp đồng, phát sinh từ những hành vi
vi phạm luật môi trường dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho người khác.


Các lợi ích xâm hại thường khó xác định : tài sản, sức khoẻ, cảnh quan
thiên nhiên mới có thể xác định ngay, cũng có thể lâu dài (Nhiễm chất độc hố
học, chất phóng xạ…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

156


<i>5.1.1.4. Yêu cầu trong giải quyết tranh chấp môi trường </i>


Khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hoà giải ngay tại
cấp cơ sở.


Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về mơi trường của cộng đồng,
của xã hội.


Đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa các bên về bảo vệ môi trường để
hướng tới mục tiêu phất triển bền vững.


Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường.


Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường
Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp mơi trường nảy sinh.



<i>5.1.1.5. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp </i>


Nguyên tắc công quyền can thiệp.
Nguyên tắc phòng ngừa.


Nguyên tắc phối hợp, giải quyết.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.
Nguyên tắc tham vấn chuyên gia


<i>5.1.1.6. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường </i>


Thương lượng: thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện:
+ Đại diện cho lợi ích cơng cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại.
+ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích


Hồ giải: Là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp
xảy ra hồn tồn và các bên nhận thấy q trình tự thương lượng không đem lại
kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình.


Giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.


<i>5.1.1.7. Trình tự giải quyết tranh chấp mơi trường </i>


Kiểm tra, xác minh những nội dung phản ánh trong đơn thư khiếu kiện.
+ Lấy mẫu các thành phần mơi trươờn bị ơ nhiễm, phân tích các đặc tính.
+ Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm trong khu vực.


+ Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra và xác định nguồn
gây ô nhiễm.



+ Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
+ Đưa ra kết luận.


Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác
định các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

157


+ Đối chứng giữa sản lượng cây trông, vật nuôi trong khu vực bị ô nhiễm
với các khu vực khác.


Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hồ lợi ích giữa các bên
xung đột.


Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường theo Điều 43 – Luật
BVMT.


<i>5.1.2. Xử lý vi phạm pháp luật môi trường </i>


<i>5.1.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường </i>


* Khái niệm


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là hành vi (hành động hoặc
không hành động) vi phạm các quy định QLNN trong lĩnh vực BVMT, có lỗi
(cố ý hoặc vơ ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ
chức thực hiện, xâm hại đến những quan hệ pháp luật BVMT phát sinh trong
quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi
trường mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.



* Phạm vi và đối tượng áp dung


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi
phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy
định tại Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


* Các hành vi bị xử phạt


1. Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi
trường bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá tác động môi trường), đề
án bảo vệ môi trường;


2. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;


3. Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;


4. Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;


5. Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

158


* Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường



<i>Hình thức xử phạt chính: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong </i>


lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền.


Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ mơi trường là 500.000.000 đồng.


<i>Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận </i>


đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là
giấy phép, chứng chỉ hành nghề);


Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.


<i>Biện pháp khắc phục hậu quả: </i>


Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;


Buộc phục hồi môi trường; buộc thực thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm, lây lan dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ môi trường khác
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;


Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy
móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phế liệu, vật phẩm và


phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi
trường hoặc gây ô nhiễm môi trường;


Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; sinh
vật ngoại lai xâm hại; sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng;


Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ mơi trường;


Buộc vận hành đúng quy trình đối với cơng trình xử lý mơi trường; buộc
xây lắp cơng trình xử lý mơi trường; buộc tháo dỡ cơng trình xử lý môi trường
xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các
yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

159


Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm do
mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con
người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của
cơng trình bảo vệ mơi trường.


Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.
Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;


Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.



* Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử
phạt vi phạm hành chính


Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá
thời hạn trên thì khơng xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.


Trong thời hạn hai năm mà cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại, kể từ thời điểm thực hiện vi
phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh,
cản trở việc xử phạt.


Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ
ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà khơng tái phạm thì được coi như
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp


1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;


c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;



d) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

160


e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ơ nhiễm mơi trường;


g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
ghi trong bản cam kết bảo vệ mơi trường, đề án bảo vệ mơi trường có tính chất
và quy mơ tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được
xác nhận;


h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với cơng trình xử lý mơi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an tồn kỹ thuật của
cơng trình bảo vệ mơi trường.


2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;


d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;


đ) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra, buộc tháo dỡ các cơng trình xây dựng trái phép;



e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ơ nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;


g) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ơ nhiễm mơi
trường.


3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;


d) Tịch thu tang vật, phương tiện, cơng cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;


đ) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;


g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất chất thải, phế
liệu, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu không đúng quy định về bảo
vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

161


* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cơng an nhân dân


1. Chiến sỹ Cảnh sát mơi trường đang thi hành cơng vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trưởng Cơng an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;


c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;


d) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây
lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;


e) Buộc tiêu hủy, hàng hóa, vật phẩm, gây ơ nhiễm môi trường;


g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ mơi trường có tính chất
và quy mơ tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được
xác nhận;


h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với cơng trình xử lý môi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của
cơng trình bảo vệ mơi trường.


3. Trưởng phịng Cảnh sát mơi trường, Trưởng Công an cấp huyện có


quyền:


a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;


d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;


đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ơ nhiễm mơi
trường;


e) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


g) Buộc phục hồi mơi trường, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

162
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm
quyền;


d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành


chính;


đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ơ nhiễm mơi
trường;


e) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành


1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Tài nguyên và Mơi trường đang thi hành cơng vụ có quyền:


a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;


c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;


d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ơ nhiễm mơi
trường;


đ) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;



g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung
ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ mơi trường có tính chất
và quy mơ tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được
xác nhận;


h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với cơng trình xử lý mơi trường;
i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an tồn kỹ thuật của
cơng trình bảo vệ môi trường.


2. Chánh thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

163


d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm
môi trường;


e) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;


3. Chánh thanh tra Tổng cục Mơi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;



b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;


đ) Buộc tiêu huỷ pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi
trường;


e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;


g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.


4. Chánh thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;


b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành
chính;


đ) Buộc tiêu huỷ pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ơ nhiễm mơi
trường;


e) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra;



g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.


<i>5.1.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về bảo vệ môi trường </i>


* Khái niệm


Hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm tội phạm môi trường đã được đề cập
<i>trong một số cơng trình nghiên cứu như: Trong sách Tội phạm về môi trường – </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

164


<i>trường được định nghĩa là: “ Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy </i>


<i>hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội </i>
<i>liên quan đến việc BVMT tự nhiên thuận lợi, có chất lượng đến việc sử dụng hợp </i>
<i>lý tài nguyên thiên nhiên và việc đảm bảo an nình sinh thái đến dân cư”. Theo </i>
<i>Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 thì “Tội phạm về môi trường là </i>
<i>hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự </i>
<i>thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các </i>
<i>quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT, gây ra những hậu quả </i>
<i>xấu đối với môi trường sinh thái”. Định nghĩa tội phạm môi trường trong Giáo </i>
<i>trình Luật Hình sự Việt Nam – tập 2 của trường Trường Đại học Luật Hà Nội có </i>


<i>nêu: “ Các tội phạm mơi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các </i>


<i>quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho mơi truờng” . </i>


Nhìn chung các định nghĩa nói trên đã đưa ra được dấu hiệu nhận biết về
tội phạm môi trường dấu hiệu đã phản ánh bản chất của các tội phạm về môi


trường là những hành vi xâm hại quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực mơi trường qua
đó phân biệt các tội phạm về môi trường với các tội phạm khác được quy định
trong BLHS.


Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực chủ thể thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quan hệ xã hội về giữ gìn, bảo vệ mơi trường và
sử dụng hợp lý những tài nguyên của nó nhằm đảm bảo an tồn mơi trường cho
con người và sinh vật.


* Đối tượng áp dụng


Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ môi
trường đã bị xử phạt hành chính hoặc vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.


Trong BLHS năm 1999 quy định dấu hiệu “ đã bị xử phạt hành chính mà
còn vi phạm” là dấu hiệu bắt buộc để định tội các tội phạm mơi trường thì nay
tại các Điều 187, 188,189 BLHS chỉ quy định dấu hiệu “ gây hậu quả nghiêm
trọng” hoặc “ đã bị xử phạt hành chính”. Đây là một điểm khác so với những
quy định trước đây của BLHS năm 1999 có vai trị quan trọng trong việc xác
định hình phạt đối với loại tội phạm này.


* Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm môi trường


Đặc điểm của các tội phạm môi trường được thể hiện qua các yếu tố cấu
<i>thành của các tội phạm về môi trường - “Tổng hợp những dấu hiệu chung có </i>


<i>tính đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự”. Mỗi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

165



hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách
quan. Nó có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở pháp lý của TNHS; là căn cứ pháp lý
để định tội và định khung hình phạt.


<i>Khách thể của các tội phạm môi trường </i>


<i>Theo Luật BVMT 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu </i>


<i>tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh </i>
<i>hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên </i>
<i>nhiên”. Ngoài ra, Luật BVMT tại khoản 1 Điều 2 còn chỉ ra những bộ phận cấu </i>


thành mơi trường đó là các yếu tố tạo thành mơi trường: khơng khí, nước, đất,
âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái,
các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.


Khách thể của tội phạm nói chung là những quan hệ xã hội được luật hình
<i>sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo Luật Hình sự Việt Nam: khách thể của </i>


<i>tội phạm môi trường là những quan hệ xã hội về giữ gìn mơi trường trong sạch, </i>
<i>sử dụng hợp lý những tài nguyên và đảm bảo môi trường cho dân cư. Như vậy </i>


nội dung của các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm môi trường không
giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể nào. Đối với mỗi tội phạm mơi trường cụ thể
thì tương ứng với nó là một khách thể riêng. Ví dụ: Điều 185 BLHS – Tội đưa
chất thải vào lãnh thổ Việt nam thì khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội
về việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu, đưa vào Việt Nam các chất
thải như cơng nghệ, máy móc, hóa chất… gây ơ nhiễm môi trường; Điều 188


BLHS – Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản thì khách thể của tội phạm này là các
quan hệ xã hội về bảo vệ và sử dụng hợp lý những nguồn lợi thuỷ sản, tức các
quan hệ về bảo vệ và sử dụng hợp lý sông, hồ, biển.…


<i>Mặt khách quan của các tội phạm môi trường </i>


Mặt khách quan của tội phạm nói chung là những biểu hiện bên ngoài của
tội phạm bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả cũng như những điều kiện bên ngồi khác
(cơng cụ, phương tiện, thời gian, thời điểm...)


<i> Về hành vi phạm tội: Những hành vi phạm tội quy định trong Chương </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

166


lãnh thổ Việt nam, hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải, hành vi làm
lây lan cho người và động vật…Những hành vi này trong mặt khách quan của
tội phạm là sự cụ thể hóa trong Luật hình sự những hành vi bị nghiêm cấm quy
định tại Điều 29 Luật BVMT 2005:


- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi
trường, làm mất cân bằng sinh thái;


- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hơi thối gây hại vào khơng khí; phát bức xạ,
phóng xạ q giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;


- Thải dầu mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các
chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch
bệnh vào nguồn nước;



- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;


- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý, hiếm trong danh
mục quy định của Chính phủ;


- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường;
nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;


- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong
khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.


Để xác định hành vi nào là hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về
BVMT và do vậy có thể là hành vi phạm tội, căn cứ vào các quy định trong
những văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, như Luật BVMT
2005, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; Luật thủy sản 2003…


<i>Về hậu quả: Hậu quả của các tội phạm này được quy định cũng rất đa </i>


dạng như gây thiệt hại cho mơi trường, gây thiệt hại cho tính mạng sức khỏe của
con người, gây thiệt hại về tài sản bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí khắc
phục hậu quả đã xảy ra. Trong BLHS, các tội phạm về môi trường được quy
định như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

167


tội phạm. Những tội phạm về mơi trường có cấu thành vật chất được coi là hoàn
thành kể từ khi có những hậu quả tương ứng xảy ra.


+ Tội phạm về mơi trường với cấu thành hình thức. Đó là Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu


tiên bảo vệ (Điều 190). Để xác định tội phạm đã hồn thành, khơng cần thiết
phải có hậu quả xảy ra. Thời điểm hồn thành tội phạm được tính từ thời điểm
thực hiện các hành vi như: săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái
phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài
động vật đó.


<i>Chủ thể của tội phạm về mơi trường </i>


Chủ thể của các tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt độ
tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể của tội phạm về môi
trường là những cá nhân đạt độ tuổi luật định và có năng lực TNHS.


Trong một số tội phạm về mơi trường có chủ thể đặc biệt. Sự đặc biệt này
thông thường gắn với việc giữ chức vụ hoặc có quyền hạn của người vi phạm:
Đó là các tội phạm được quy định tại Điều 182a, 182b, 186, 187 BLHS .


Nhìn chung xác định chủ thể của các tội phạm về môi trường theo pháp
luật Việt Nam như vậy là hợp lý.


<i>Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường </i>


Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội
phạm bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Trong quy định tại Chương
XVII của BLHS sửa đổi, bổ sung khơng có một quy định trực tiếp nào khẳng
định người vi phạm phải chịu TNHS trong trường hợp có lỗi do vô ý hoặc cố ý.
Tuy nhiên căn cứ vào cấu thành tội phạm cơ bản có thể nêu một số quy định của
pháp luật về tội phạm môi trường được thực hiện hoặc với lỗi vơ ý hoặc cố ý
hoặc có thể tội phạm được thực hiện trong điều luật đó vừa có thể là vơ ý hoặc
cố ý là cố ý.



Qua đó có thể thấy mặt chủ quan của các tội phạm mơi trường có thể được
thực hiện bằng lỗi cố ý hoặc vô ý. Đây là một trong những điểm mới của BLHS
sửa đổi, bổ sung khi không chỉ coi tội phạm môi trường được thực hiện hầu hết
là lỗi cố ý như trong BLHS 1999.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

168


hố chất khác, dịng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm địi hỏi phải
<i>có mục đích “khai thác thuỷ sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản”. </i>


* Căn cứ pháp lý


Hiện tại để áp dụng biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự trong bảo vệ
mơi trường đang được áp dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, tại Chương XVII của Bộ luật
Hình sự có thể được phân chia thành các nhóm sau:


- Nhóm các tội phạm gây ơ nhiễm môi trường (từ Điều 181 đến Điều 185
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).


- Nhóm các tội phạm gây dịch bệnh cho người và động vật (Điều 186,
Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).


Nhóm tội phạm hủy hoại môi trường (Điều 182a, Điều 182b, Điều 188,
Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).


- Nhóm các tội phạm xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số
thành tố của môi trường, hệ sinh thái và động vật (Điều 190, Điều 191, Điều
191a Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).



* Hình thức áp dụng và các tội phạm cụ thể


<i>Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường </i>


<i>1. Người nào thải vào khơng khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm </i>
<i>môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về </i>
<i>chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng </i>
<i>hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng </i>
<i>đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ </i>
<i>sáu tháng đến năm năm. </i>


<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba </i>
<i>năm đến mười năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất </i>
<i>nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công </i>
<i>việc nhất định từ một năm đến năm năm. </i>


Đây là Điều luật hợp nhất của 3 Điều 182, 183, 184 BLHS 1999.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

169


xử phạt hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục; gây
hậu quả nghiêm trọng. Việc quy định như vậy là thiếu tính khả thi và khó áp


dụng trong thực tế, bởi xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm
môi trường có nhiều trường hợp không xác định được ngay mà phải sau một
thời gian dài mới có thể xác định được hậu quả, cịn việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường thường chỉ áp dụng đối với pháp nhân nên rất
khó xử lý về hình sự đối với người có hành vi gây ơ nhiễm mơi trường. Sau khi
BLHS được sửa đổi, bổ sung đã khắc phục những hạn chế trên theo hướng loại
<i>bỏ dấu hiệu bắt buộc “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình khơng thực hiện các </i>


<i>biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. Theo đó, chỉ </i>


truy cứu TNHS đối với những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Đây
được coi là điểm tiến bộ trong cách nhìn nhận, đánh giá về tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi mà không nhất thiết phải thông qua Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.


Điều 182 BLHS quy định ba loại hình phạt chính: phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, tù có thời hạn. Ngồi ra cịn có các hình phạt bổ sung là cấm đảm
nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.


* Cấu thành tội phạm cơ bản:
<i>- Khách thể của tội phạm: </i>


Tội phạm này xâm hại vào các quy định của Nhà nước về BVMT cụ thể là
sự trong sạch của khơng khí, nguồn nước, đất trong môi trường sống của con
người và thiên nhiên.


<i>- Mặt khách quan của tội phạm: </i>



Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi: gây ơ
nhiễm khơng khí, gây ơ nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất…


<i>- Mặt chủ quan của tội phạm: </i>


Tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Động cơ, mục đích
đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm có thể
là vì vụ lợi hay động cơ cá nhân khác.


<i>- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai có đủ </i>
năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định của Luật Hình sự.


<i>Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

170


<i>trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi </i>
<i>triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm </i>
<i>hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>


<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai </i>
<i>năm đến bảy năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; </i>
<i>c) Tái phạm nguy hiểm. </i>


<i>3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm </i>
<i>đến mười năm. </i>



<i>4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công </i>
<i>việc nhất định từ một năm đến năm năm. </i>


Đây là một tội danh mới được bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS
2009. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trong công tác quản lý chất thải nguy hại thời
gian qua còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối.


Chất thải nguy hại là chất thải chứa những yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Việc xác định các chất thải nguy hại căn cứ vào danh mục các chất thải nguy hại
do cơ quan Nhà nước ban hành.


Theo quy định tại Mục 2 Chương VIII Luật BVMT năm 2005 thì quản lý
chất thải nguy hại phải được tuân thủ một cách triệt để từ khâu lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải đến những hoạt động như
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải.


Trên thực tế vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại là rất nhiều,
trong đó nhiều doanh nghiệp vi phạm về xử lý chất thải nguy hại như: khơng có
nơi lưu giữ hoặc có nhưng lưu giữ – chuyển giao chất thải nguy hại không đúng
quy định, xử lý chất thải nguy hại không đúng giấy phép…


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

171


phạm pháp luật mơi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
nói riêng.


* Cấu thành tội phạm cơ bản:



<i>- Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà </i>
nước về BVMT, cụ thể vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý các chất
thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường sống.


<i>- Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm quy </i>
định về quản lý chất thải nguy hại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành gây ô nhiễm môi trường. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý có thể
là làm hoặc không làm đúng các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải
nguy hại gây ô nhiễm môi trường như quản lý không đúng điều kiện, tiêu chuẩn
quy định; không xử lý chất thải theo đúng quy định…


Chỉ truy cứu TNHS về hành vi này khi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.


<i>- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. </i>


<i>- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng </i>


lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12, 13 BLHS. Ngồi ra phải là
người có trách nhiệm trong việc quản lý chất thải nguy hại.


<i>- Hình phạt: </i>


Khoản 1: cấu thành cơ bản quy định hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến
500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.


Khoản 2: quy định phạt tù từ hai năm đến 7 năm thuộc một trong các
trường hợp: có tổ chức; gây hậu quả rất nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm.



Khoản 3: quy định phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.


Khoản 4: quy định hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền
từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


<i>Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phịng ngừa sự cố mơi trường </i>


<i>1. Người nào vi phạm quy định về phịng ngừa sự cố mơi trường để xảy ra </i>
<i>sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố mơi trường làm môi </i>
<i>trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị </i>
<i>phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không </i>
<i>giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

172


<i>3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm </i>
<i>đến mười năm. </i>


<i>4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công </i>
<i>việc nhất định từ một năm đến năm năm. </i>


Tội vi phạm quy định về phịng ngừa sự cố mơi trường là một trong những
tội danh mới trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS 2009.


<i>Theo khoản 8 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 “Sự cố môi trường là tai biến </i>



<i>hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hay biến đổi thất </i>
<i>thường của thiên nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi môi trường </i>
<i>nghiêm trọng”. Sự cố môi trường với biểu hiện là những tai biến hoặc rủi ro đối </i>


với môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác
động của con người, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp nó là sự kết hợp của
hai yếu tố con người – thiên nhiên. Sự cố môi trường bao giờ cũng dẫn tới ô
nhiễm hoặc suy thối mơi trường, việc xác định rõ những ngun nhân gây ra sự
cố mơi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiêm pháp lý đối
với cá nhân hoặc tổ chức liên quan gây nên sự cố môi trường. Vì vậy, Luật
BVMT năm 2005 đã quy định một cách khá cụ thể trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong phịng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô
nhiễm môi trường và phục hồi môi trường tại các Điều 4, 5, 6, 7, 121, 122, 123,
124 Luật BVMT năm 2005.


Nếu như trước kia, các hành vi vi phạm pháp luật về phịng ngừa sự cố
mơi trường có thể bị xử lý hành chính trong khi hậu quả do các hành vi này gây
ra có thể là rất lớn. Như vậy, chưa có sự tương xứng giữa hậu quả thực tế xảy ra
và chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm. BLHS đã khắc phục tình trạng này.
Theo đó, tùy theo tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ nghiêm trọng của
hậu quả mà người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng ngừa sự cố mơi trường
thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS.


Tuy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng ngừa sự cố môi
trường với lỗi vô ý nhưng hậu quả của hành vi có ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường và đời sống dân cư nên hình phạt chính (hình phạt tiền, cải tạo khơng giam
giữ, tù có thời hạn) được áp dụng đối với tội danh này đều ở mức khá cao. Ngồi
ra, người phạm tội cịn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung (cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) từ một đến năm năm.



* Cấu thành tội phạm cơ bản:


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

173


Xâm phạm các quy định của Nhà nước về BVMT, các quy định về phịng
ngừa và xử lý, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT.


<i>- Mặt khách quan: </i>


Tội phạm này được thể hiện ở hai hành vi. Hành vi thứ nhất là vi phạm
các quy định về phòng ngừa sự cố mơi trường. Phịng ngừa sự cố mơi trường là
các hoạt động nhằm không để sự cố môi trưởng xảy ra, hoặc ngăn chặn, hạn chế
sự cố môi trường trong lĩnh vực ngành, nghề nhất định. Vi phạm các quy định
về sự cố môi trường là không chuẩn bị hoặc không thực hiện, thực hiện không
đúng, khơng đầy đủ các cơng tác phịng ngừa sự cố môi trường. Hành vi thứ hai
là vi phạm quy định về ứng phó sự cố mơi trường, khi có sự cố mơi trường xảy
ra, việc ứng phó kịp thời, hiệu quả có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế tới mức
thấp nhất tác hại do sự cố gây ra.


Chỉ truy cứu TNHS người phạm tội khi thực hiện hành vi nêu trên làm ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.


<i>- Mặt chủ quan: Được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý. </i>
<i>- Chủ thể: </i>


Được thực hiện bởi người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định
tại Điều 12, 13 BLHS đồng thời phải là người có trách nhiệm trong việc áp dụng
các biện pháp phịng ngừa sự cố mơi trường hoặc ứng phó sự cố mơi trường.


<i>- Hình phạt: </i>



Khoản 1: quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.


Khoản 2: quy định phạt tù từ 2 năm đến 7 năm khi phạm tội gây hậu quả
rất nghiêm trọng.


Khoản 3: quy định phạt tù từ 5 năm đến 10 năm khi phạm tội gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.


Khoản 4: quy định hình phạt bổ sung, người phạm tội cịn có thể bị phạt
tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.


<i>Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam </i>


<i>1.Người nào lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế </i>
<i>liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh </i>
<i>thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây </i>
<i>hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng, </i>
<i>cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

174


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất </i>
<i>lớn hoặc đặc biệt lớn; </i>


<i>c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; </i>



<i>3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm </i>
<i>đến mười năm. </i>


<i>4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm </i>
<i>trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc </i>
<i>nhất định từ một năm đến năm năm. </i>


Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là một trong những điều luật đã
được sửa đổi trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS 2009.


Tên gọi của tội danh đã được sửa đổi thành “ Tội đưa chất thải vào lãnh thổ
Việt Nam” thay cho tên “Tội nhập khẩu cơng nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải
hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn BVMT” (Điều 185 BLHS năm 1999).


Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đã loại bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Chỉ quy định điều kiện để truy cứu
TNHS là: hành vi đưa vào Việt Nam các chất thải nguy hại hoặc chất thải khác
với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ giúp cho các cơ quan có
thẩm quyền dễ dàng áp dụng và xử lý triệt để các hành vi phạm tội.


* Cấu thành tội phạm cơ bản:


<i>- Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của </i>


Nhà nước về BVMT. Cụ thể là xâm phạm vào việc quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực nhập khẩu, đưa vào Việt Nam các chất thải như: cơng nghệ, máy móc, hóa
chất…gây ơ nhiễm mơi trường.



<i>- Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi khách quan sau: </i>


+ Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, cơng nghệ, các chế phẩm sinh
học, các chế phẩm hóa học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải
khơng đảm bảo tiêu chuẩn BVMT.


+ Các hành vi khác có thể là nhập lậu, đưa qua các con đường tiểu ngạch để
chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất thải nguy hại vào Việt Nam.


Điều kiện để truy cứu TNHS: là hành vi đưa vào Việt Nam các chất thải
nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.


<i>- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

175


<i>- Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có </i>


đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 và 13 BLHS


<i> Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người </i>


<i>1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy </i>
<i>hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: </i>


<i>a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, </i>
<i>thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; </i>


<i>b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản </i>
<i>phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả </i>


<i>năng truyền cho người; </i>


<i>c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. </i>


<i>2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì </i>
<i>bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


“Dịch bệnh nguy hiểm” là các dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến tính
<i>mạng, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. </i>


* Định nghĩa:


Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi được mơ tả: Đưa ra
khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật
phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Đưa vào hoặc
cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật
bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người.
* Dấu hiệu pháp lý


- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến sự trong sạch và bền vững của
môi trường sống, gián tiếp gây tổn hại sức khoẻ con người thông qua việc làm
lây lan dịch bệnh. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật,
sản phẩm làm từ động vật, thực vật hoặc các vật phẩm khác có chứa mầm bệnh
có thể lây lan sang người.


- Khách quan: Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi sau:


+ Đưa ra khỏi vùng dịch bệnh các động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người;


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

176


+ Bất kỳ hành vi nào làm lây truyền dịch bệnh cho người. Đây là một quy
định mang tính mở rộng, nó có thể là những hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật về phịng chống dịch bệnh hiểm nghèo như: cố tình khơng tiêm
vắc-xin phịng bệnh cho nhân dân, khơng tổ chức kịp thời việc khoanh vùng tẩy uế
khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan, người bị nhiễm bệnh
không chịu áp dụng các biện pháp cách ly…v.v… Tội phạm hoàn thành khi
người phạm tội đã thực hiện một trong số các hành vi kể trên đã gây ra “lây lan
dịch bệnh nguy hiểm” cho người bất kể có xảy ra hậu quả nghiêm trọng hay
chưa. Nếu chỉ có thực hiện hành vi nhưng chưa “lây lan dịch bệnh” thì khơng
cấu thành tội phạm.


- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội
khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Bởi vì, thơng thường người phạm
tội vì vụ lợi nên bất chấp hậu quả làm lây lan dịch bệnh cho người.


- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy
nhiên đối với hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam”… chỉ có thể là người có
chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) trong việc phê duyệt, chấp nhận, cho phép
đưa vào Việt Nam các động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật…Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1
Điều này.


* Hình phạt chia làm 2 khung:


- Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khơng có tình tiết


định khung thuộc khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm
đến 5 năm.


- Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5
năm đến 12 năm. Tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo theo Thông tư liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001). Ngoài ra, người
phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng,cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

177


<i>a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực </i>
<i>vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang </i>
<i>mầm bệnh; </i>


<i>b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm </i>
<i>động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định </i>
<i>của pháp luật về kiểm dịch; </i>


<i>c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. </i>
<i>2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì </i>
<i>bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


* Định nghĩa:



Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là các hành vi
Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản
phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm
bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm
động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định
của pháp luật về kiểm dịch; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
động vật, thực vật.


* Dấu hiệu pháp lý


<i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về </i>


bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp
cho người. Đối tượng tác động của tội phạm này là động, thực vật, sản phẩm từ
động, thực vật hoặc các vật phẩm khác có mang mầm bệnh có thể làm lây lan
bệnh nguy hiểm cho động, thực vật.


<i> - Mặt Khách quan: người phạm tội có một trong các hành vi bao gồm: </i>


+ Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực
vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có nhiễm bệnh hoặc mang
mầm bệnh;


+ Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm
động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định
về kiểm dịch;


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

178



Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.


<i>- Mặt Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm </i>


tội khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.


<i>- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy </i>


nhiên đối với hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam”… chỉ có thể là người có
chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) trong việc phê duyệt, chấp nhận, cho phép
đưa vào Việt Nam các động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật…Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không là chủ thể của tội phạm này vì đây là tội ít
nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.


* Hình phạt chia làm 2 khung:


- Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật khơng
có tình tiết định khung thuộc khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt
tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt
tù từ 6 tháng đến 3 năm.


- Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị
phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


<i>Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản </i>



<i>1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc </i>
<i>một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt </i>
<i>hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích </i>
<i>mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải </i>
<i>tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: </i>


<i>a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các </i>
<i>phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn </i>
<i>lợi thuỷ sản; </i>


<i>b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số </i>
<i>loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm; </i>


<i>c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính </i>
<i>phủ; </i>


<i>d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo </i>
<i>quy định của Chính phủ; </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

179


<i>2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì </i>
<i>bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai </i>
<i>năm đến năm năm. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


* Định nghĩa:



Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản được liệt kê tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 188.
* Dấu hiệu pháp lý


<i> </i> <i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến lợi ích quốc gia về các lồi thuỷ, </i>


hải sản thơng qua việc xâm hại đến môi trường sinh thái, sự bền vững và ổn định
môi trường. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài thuỷ sản sinh sống
dưới nước (ao, hồ, biển,sông, suối…). Tuy nhiên, nếu thuỷ sản là động vật
hoang dã quý hiếm thì thuộc đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 190.


<i> - Mặt Khách quan: Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi </i>


mô tả sau đây:


+ Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các
phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn
lợi thuỷ sản;


+ Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số
loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;


+ Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính
phủ;


+ Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo
<i>quy định của Chính phủ; </i>


+ Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.



Tội phạm được xem là hoàn thành khi có một trong các hành vi đã nêu
trên kết hợpvới một trong số các điều kiện sau:


+ Gây hậu quả nghiêm trọng;


+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;


+ Đã bị kết án về hành vi phạm tội này chưa được xố án tích mà còn vi
phạm.


<i> - Mặt Chủ quan: là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích </i>


phạm tội khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

180
* Hình phạt chia làm 2 khung:


- Khung 1: huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến đến 3 năm.


- Khung 2: huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng
đến 200 triệu đồng, phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội cịn
có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


<i>Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại </i>



<i>1. Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu </i>
<i>quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu </i>
<i>đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. </i>


<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba </i>
<i>năm đến mười năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; </i>
<i>c) Tái phạm nguy hiểm. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


Đây là một tội danh mới so với quy định của Luật hình sự 1999. Việc bổ
sung tội phạm này là một điều cần thiết trước những diễn biến phức tạp và hậu
quả mà loài ngoại lai xâm hại gây ra trên cả nước.


<i>Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008: “Loài </i>


<i>ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với </i>
<i>các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và </i>
<i>phát triển”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

181
* Cấu thành tội phạm cơ bản:


<i>- Khách thể của tội phạm : Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà </i>


nước về BVMT. Cụ thể là : Xâm phạm các chế độ bảo vệ của Nhà nước đối với
môi trường sinh thái nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sự phá hoại của các loài
ngoại lại xâm hại.


<i>- Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hai hành vi chính sau đây: </i>


+ Nhập khẩu các lồi ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là
hành vi nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ hành khơng, đường biển các lồi
ngoại lai xâm hại vào Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng


+ Phát tán các loài ngoại lai gây hậu quả nghiêm trọng: Điều kiện truy cứu
TNHS đối với tội phạm này khi thực hiện hành vi nhập khẩu hoặc phát tán các
loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây
có thể là phá hoại môi trường sinh thái, phá hoại mùa màng, gây yếu kém, nhiều
tiền của, công sức trong việc loại trừ, ngăn chặn tác hại của loài ngoại lai đó.


<i>- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý </i>


<i>- Chủ thể của tội phạm : Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ </i>


năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 BLHS.


<i>- Hình phạt: </i>


+ Khoản 1 quy định hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.


+ Khoản 2 quy định phạt tù từ 3 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một
trong những trường hợp sau: Có tổ chức; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.



+ Khoản 3 quy định hình phạt bổ sung, người phạm tội có thể bị phạt tiền
từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.


<i>5.2. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài </i>
<i>nguyên rừng </i>


<i>5.2.1. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài nguyên rừng </i>
<i>5.2.1.1. Thẩm quyền giải quyết </i>


Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về
quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp
luật về đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

182


<i>5.2.1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng </i>


UBND cấp Xã tiến hành hoà giải tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng,
đất trồng rừng, quuyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng. Nếu hồ giải thành thì lập biên bản hồ giải thành, nếu
hồ giải khơng thành thì lập biên bản hồ giải khơng thành và chuyển vụ tranh
chấp lên UBND cấp huyện giải quyết (hoặc các bên khởi kiện ra Toà án nhân
dân giải quyết tuỳ theo loại tranh chấp).


UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất
trồng rừng giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau; giữa hộ gia đình, cá nhân với
cộng đồng thơn bản. Nếu giải quyết khơng thành thì chuyển lên UBND tỉnh và


quyết định giải quyết của UBND tỉnh là quyết định cuối cùng.


UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất
trồng rừng giữa tổ chức với tổ chức; giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân; giữa
tổ chức với cộng đồng thơn bản, cơ sở tôn giáo. Trường hợp không đồng ý với
giải quyết của UBND tỉnh thì có quyền gửi yêu cầu giải quyết lên Bộ TN&MT
và quyết định của Bộ trưởng là quyết định cuối cùng.


<i>5.2.2. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng </i>
<i>5.2.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên rừng </i>


* Đối tượng áp dụng


Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngồi (sau đây cịn gọi là người vi
phạm) có hành vi vơ ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại
đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự.


Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của
Điều ước quốc tế đó.


* Phạm vi áp dụng


Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không
áp dụng đối với gỗ và các lâm sản khác từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào
Việt Nam (kể cả trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp nhưng khi kiểm tra
có chênh lệch về kích thước, khối lượng).



*Nguyên tắc xử phạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

183


phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, cơng minh, đúng pháp luật;
người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc
phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.


Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Một hành vi vi
phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.


* Hình thức áp dụng


Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt
chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.


Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà người vi phạm hành chính cịn có
thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả


Người nước ngồi vi phạm có thể bị xử phạt trục xuất khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


* Thời hiệu xử phạt


Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính


được thực hiện.


Người vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo
thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng
chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính là ba tháng


* Các hành vi bị xử phạt


Vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng
Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ


Vi phạm các quy định khai thác gỗ


Vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy
Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng
Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm
Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng


Lấn, chiếm rừng trái phép


Phá hoại các cơng trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng


Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp
Phá rừng trái phép


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

184


Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng



Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh
doanh, cất giữ lâm sản


* Những hành vi vi phạm không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy
cứu trách nhiệm hình sự


1. Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm quy định tại Nghị của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi ni động vật nhóm IB trái pháp luật).


2. Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm
hành chính; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật vượt quá mức tối đa
xử phạt vi phạm hành chính.


3. Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại
rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị
định về xử phạt hành chính, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại
rừng vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với loại rừng
bị thiệt hại có khung tối đa xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất quy định tại
Nghị định này.


4. Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ
quý, hiếm nhóm IIA, gỗ thông thường, tuy khối lượng của mỗi loại gỗ không
vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại gỗ,
nhưng tổng khối lượng các loại gỗ bị vi phạm vượt quá mức tối đa quy định xử
phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thơng thường.


5. Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại tái phạm đối với các


hành vi vi phạm này.


* Lưu ý


1. Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử
phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật hình sự khơng quy định hành vi đó lại
tội phạm, thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với
hành vi vi phạm đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

185


- Hành vi vi phạm hành chính đối với các lồi thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi
vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.


- Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành
vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm
IIA, IIB.


3. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ
hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi
phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi
phạm tương ứng quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.


4. Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử
phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.


5. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi


phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự
hoặc chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.


6. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.


7. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được chấp hành trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày người có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính được
giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp tiền phạt được nộp nhiều lần hoặc được
hoãn thi hành quyết định xử phạt.


8. Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết thời
hiệu thi hành do người bị xử phạt khơng có khả năng nộp tiền phạt thì người đã
ra quyết định xử phạt phải tổng hợp, báo cáo về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

186


thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức
thi hành.


10. Trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một
tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi hẻo lánh khác mà việc đi lại
gặp khó khăn, cá nhân, tổ chức vi phạm khơng có điều kiện chấp hành quyết
định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp
nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.



11. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm
mà không tịch thu phương tiện, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm
giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có
liên quan hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm cho đến khi tất cả những người
trong vụ vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt.


12. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính và người được ủy quyền ký trực tiếp, không ký thay
mặt (T/M) hoặc ký thay (KT).


* Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng
Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính


1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng đối với
một hành vi vi phạm hành chính.


2. Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền
phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.


Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc
một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc
thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải
kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.


3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:


Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc
thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.



Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi
vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm
đến cấp có thẩm quyền xử phạt.


Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các
ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

187


của nhiều địa phương liền kề thì thẩm quyền xử phạt thuộc về địa phương bị
thiệt hại về rừng nhiều nhất trong vụ vi phạm đó xử phạt.


Trường hợp các tỉnh, huyện khơng có cơ quan kiểm lâm, các vụ vi phạm
do cơ quan chức năng bắt giữ, chuyển đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân huyện để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó xử phạt
theo thẩm quyền.


Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính


Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của nhân viên kiểm lâm
thì chuyển đến thủ trưởng trực tiếp.


Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm
Kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì chuyển đến Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm.


Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm thì chuyển đến Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Ủy


ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý.


Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền của Đội trưởng Đội Kiểm lâm
cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, thì chuyển Chi cục trưởng Chi cục
Kiểm lâm xử phạt.


Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển đến Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xử phạt.


Trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm Vườn quốc gia trực thuộc Cục Kiểm lâm, thì chuyển đến cấp có thẩm
quyền (Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hành vi vi phạm xảy ra hoặc chuyển đến Cục
Kiểm lâm) để xử phạt.


Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm


1. Kiểm lâm viên đang thi hành cơng vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 200.000 đồng.


2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

188


hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả.



4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm
Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước
quyền sử dụng Giấy phép khai thác; tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng
súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật, Chứng chỉ hành
nghề; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt; Giấy phép lái xe; tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả.


5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác; tước quyền sử
dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản
động vật, Chứng chỉ hành nghề; tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc
biệt, Giấy phép lái xe; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành
chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.


Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp


1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.


2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép; áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả.


3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác quy định
tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu tang vật, phương tiện được


sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định
của Nghị định này.


<i>5.2.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về bảo vệ rừng </i>


* Phạm vi và đối tượng áp dụng


Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực
quản lý bảo vệ rừng trên lãnh thổ Việt nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

189


Điều 175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng


<i>1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng </i>
<i>hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa </i>
<i>được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm </i>
<i>mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng </i>
<i>đến ba năm: </i>


<i>a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy </i>
<i>định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp </i>
<i>quy định tại Điều 189 của Bộ luật này; </i>


<i>b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy </i>
<i>định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này. </i>


<i>2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm </i>
<i>trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. </i>



<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi </i>
<i>triệu đồng. </i>


* Định nghĩa: vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi khai
thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà
nước về khai thác và bảo vệ rừng, không thuộc trường hợp quy định tại Điều
189 của Bộ luật hình sự; Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật .hình sự


* Dấu hiệu pháp lý


<i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý </i>


và bảo vệ rừng.


Đối tượng tác động của tội phạm này là rừng và các sản phẩm từ rừng (gỗ
vàcác lâm sản khác).


<i>- Mặt Khách quan: người phạm tội có một trong các hành vi sau: </i>


+ Khai thác trái phép cây rừng và các hành vi khác vi phạm các quy định của
Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng (không thuộc quy định của Điều 189 - tội
huỷ hoại rừng). Theo Thông tư liên tịch số
19/2007TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/03/2007) hướng dẫn áp dụng một số điều của
Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản, khai thác trái phép cây rừng là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

190


Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép;



Khai thác cây rừng khơng có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường
hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);


Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối
lượng).


Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ
rừng là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng cịn có hành vi khác vi phạm
các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.


+ Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép (không thuộc tội phạm quy định tại
Điều 153 - buôn lậu và 154 - vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới).


Theo Thông tư liên tịch số
19/2007TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/03/2007), “Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép” là
hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước (như vận
chuyển gỗ khơng có thủ tục, bn bán gỗ khơng có giấy phép kinh doanh hoặc
có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...). Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái
phép qua biên giới thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153 hoặc Điều 154 BLHS.


Hành vi phạm tội được xem là hoàn thành khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về hành vi này chưa được xoá án tích mà
cịn vi phạm.


<i>- Mặt Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). </i>


Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc, thông thường là
động cơ vụ lợi.



<i>- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Tình tiết định khung </i>


của khoản 2 Điều này có nội dung: phạm tội trong trường nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng căn cứ Thông tư liên tịch số
19/2007TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/03/2007).


* Hình phạt:


- Khung1: cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
ba năm.


- Khung 2: Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Người phạm tội cịn có
thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.


Điều 176. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

191


<i>vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt </i>
<i>tù từ sáu tháng đến ba năm: </i>


<i>a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; </i>
<i>b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; </i>
<i>c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. </i>


<i> 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai </i>
<i>năm đến bảy năm: </i>



<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Phạm tội nhiều lần; </i>


<i>c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. </i>


<i>3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm </i>
<i>đến mười hai năm. </i>


<i>4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. </i>


* Định nghĩa: vi phạm các quy định về quản lý rừng là hành vi lợi dụng
hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng,
đất trồng rừng trái pháp luật; Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất
trồng rừng trái pháp luật; Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.


* Dấu hiệu pháp lý


<i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý rừng của Nhà nước. </i>


Đối tượng tác động của tội phạm này là rừng và các sản phẩm từ rừng (gỗ
và các lâm sản khác).


<i>- Mặt khách quan: người phạm tội có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng </i>
chức vụ, quyền hạn có một trong những hành vi như:


+ Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật: là
hành vi giao rừng, thu hồi rừng, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng,
không phù hợp với quy hoạch, khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của


pháp luật.


+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng trái pháp luật: là
hành vi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền,
không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, khơng đúng trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

192


Tội phạm hồn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi trên gây
hậu quản ghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.


<i>- Mặt chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). </i>


Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc, thông
thường là động cơ vụ lợi.


<i>- Chủ thể: người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý và bảo vệ rừng. </i>


* Hình phạt:


- Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.


- Khung 2: phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu phạm tội có tổ chức; Phạm
tội nhiều lần; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.


- Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
năm năm đến mười hai năm.



Ngoài ra người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 189. Tội huỷ hoại rừng


<i>1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng </i>
<i>gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn </i>
<i>vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo </i>
<i>không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. </i>


<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba </i>
<i>năm đến mười năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; </i>
<i>c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn; </i>


<i>d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ; </i>
<i>đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. </i>


<i>3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy </i>
<i>năm đến mười lăm năm: </i>


<i>a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; </i>
<i>b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; </i>
<i>c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

193


* Định nghĩa: Huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc bất


kỳ hành vi nào huỷ hoại rừng.


* Dấu hiệu pháp lý


<i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về khai </i>


thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định và bền vững của môi trường sinh thái.
Đối tượng tác động ở đây là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng trên đất lâm
nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).


<i> - Mặt khách quan: có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi </i>


khác huỷ hoại rừng.


+ Đốt rừng: là dùng lửa hoặc các chất cháy khác đốt một phần diện tích
hoặc tồn bộ diện tích rừng.


+ Phá rừng: là hành vi chặt phá cây rừng, khai thác tài nguyên rừng không
được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.


+ Hành vi khác huỷ hoại rừng: dùng hoá chất tiêu diệt cây rừng, thả gia
súc đạp phá cây rừng…


Hành vi huỷ hoại rừng cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường
hợp sau:


+ Đã gây hậu quả nghiêm trọng;


+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm.



Theo Thơng tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/3/2007) hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật
hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản, “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi
thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với
diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối
đa bị xử phạt vi phạm hành chính.


Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành
đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản
xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

194


Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà cịn gây thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy
định trong BLHS.


<i>- Mặt chủ quan: là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). </i>


Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.


<i>- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (kể cả những </i>


người được Nhà nước giao đất trồng rừng, quản lý rừng, nếu họ vi phạm các quy
định về bảovệ rừng).



Tuy nhiên, khoản 1 Điều này quy định tội nghiêm trọng nên chỉ có những
người từ đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể. Các khoản cịn lại thì chủ thể là người
đủ 14 tuổi trở lên.


* Hình phạt chia thành 3 khung:


- Khung 1: huỷ hoại rừng khơng có các tình tiết định khung tăng nặng tại
khoản 2, 3 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.


- Khung 2: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Huỷ hoại diện tích rừng
rất lớn. “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất
với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn
lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.


Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành
đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất
với diện tích là 30.000m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại
diện tích rừng rất lớn.


Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính
phủ. “Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính
phủ” là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA.
Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA,
IIA khơng xác định thiệt hại bằng diện tích theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục về
hậu quả nghiêm trọng (do chặt phá từng cây ở nhiều vị trí khác nhau trong cùng
một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu), nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý,


hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với
nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA
thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

195


thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành cơng vụ; gây thương tích
cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện
của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.


- Khung 3: người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm


Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn. “Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt
lớn” là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt
vi phạm hành chính. Huỷ hoại rừng phịng hộ, rừng đặc dụng.


Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” khi
thuộc một trong các trường hợp sau: - Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm
triệu đồng đối với nhóm IIA; - Gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b của
hậu quả rất nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người
thi hành cơng vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm
việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ
rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập. Ngồi ra,
người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến
5 năm.


Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài


nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ


<i>1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép </i>
<i>động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận </i>
<i>chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của lồi động vật đó, </i>
<i>thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không </i>
<i>giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </i>


<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai </i>
<i>năm đến bảy năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; </i>


<i>c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; </i>


<i>d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; </i>
<i>đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. </i>


<i>3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm </i>
<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

196
như thực tiễn áp dụng.


* Định nghĩa: vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là hành vi săn bắt, giết, vận
chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,


quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ
thể hoặc sản phẩm của lồi động vật đó.


* Dấu hiệu pháp lý:


<i>- Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định về bảo vệ động vật </i>


hoang dã quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái.


Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài động vậthoang dã quý hiếm.


<i> - Mặt khách quan: Người phạm tội có một trong số các hành vi sau: </i>


+ “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý
hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển, bn
bán các lồi động vật rừng nguy cấp, q, hiếm nhóm IB khơng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.


+ “Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó” là vận
chuyển, bn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng,
vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IB mà khơng có giấy tờ hợp pháp.


Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng
hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất... thì xử lý theo quy định của
pháp luật đối với hàng cấm.


Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã
quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự


theo khoản 1 Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhóm IB với số lượng cá thể dưới mức tối thiểu “gây hậu quả rất nghiêm trọng”
tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/3/2007);


b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy
cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.


<i> - Mặt chủ quan: là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). </i>


Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.


<i>- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. </i>


*Hình phạt chia làm 2 khung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

197
tháng đến 3 năm.


- Khung 2: vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm
đến 7 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Sử dụng các phương tiện
hoặc công cụ săn bắt bị cấm. “Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị
cấm” là sử dụng các loại vũ khí quân dụng (kể cả đã được cải biến), các loại tên
tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy
cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn, dùng đèn
soi, gài súng và các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm
quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở địa bàn đó hoặc đối với


lồi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đó.


+ Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt trong khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm khác theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


+ Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm vào mùa sinh sản hoặc vào mùa di cư đến của chúng. Tình tiết tăng nặng
này chỉ áp dụng đối với hành vi “săn bắt” mà không áp dụng cho tất cả các hành
vi khác được liệt kê trong mặt khách quan.


Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Theo Thông tư
liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC
(08/3/2007).


Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20
triệu đồng,cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 1 năm đến 5 năm.


Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên


<i>1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây </i>
<i>hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm </i>
<i>triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến </i>
<i>ba năm. </i>


<i>2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm </i>
<i>ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. </i>


<i>3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba </i>


<i>năm đến mười năm: </i>


<i>a) Có tổ chức; </i>


<i>b) Sử dụng cơng cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm; </i>


<i>c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân </i>
<i>khu bảo vệ nghiêm ngặt. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

198


<i>triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất </i>
<i>định từ một năm đến năm năm. </i>


* Định nghĩa: Vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên là
bất kỳ hành vi nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước
bảo vệ đặc biệt.


* Dấu hiệu pháp lý


- Khách thể: tội phạm này vi phạm chế độ quản lý, sử dụng, khai thác đối
với khu bảotồn thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm này là các khu bảo
tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác
được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.


- Mặt khách quan: người phạm tội có các hành vi vi phạm chế độ sử
dụng, khai thác, lấn chiếm, săn bắt bừa bãi động vật trong khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được
Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Các “khu bảo tồn thiên nhiên” này được Chính phủ


cơng nhận bằng các quyết định cụ thể.


Động vật đề cập trong tội phạm này không phải là các loài động vật hoang
dã quý hiếm. Nếu là động vật hoang dã quý hiếm thì thuộc đối tượng của tội
phạm quy định tại Điều 190.


Tội phạm hoàn thành khi hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành
chính mà còn vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng.


“Xử phạt vi phạm hành chính” và “gây hậu quả nghiêm trọng” là hai điều kiện
đủ kèm theo điều kiện cần là có “hành vi vi phạm”. Với hậu quả nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nói tại Điều này chưa có văn bản
nào hướng dẫn. Vì vậy, chúng ta có thể tham khảo nội dung của Thông tư liên
tịchsố19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP BCAVKSNDTCTANDTC(08/3/2007)
để có cách hiểu tương đối.


- Mặt chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp).


Động cơ, mục đích phạm tội khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.


* Hình phạt chia làm 2 khung:


- Khung 1: vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên không
thuộc khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến
50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

199
Chương 6



THỰC THI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


6.1. Những vấn đề lý luận chung về điều ước quốc tế và việc thực thi điều
ước quốc tế


<i>6.1.1. Khái niệm về điều ước quốc tế </i>


Để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc tế của mình
với các nước và các tổ chức quốc tế, nước ta ký kết rất nhiều điều ước quốc tế
song phương, tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương về nhiều lĩnh vực
khác nhau. Và tất nhiên nước ta phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc
tế quy định trong các điều ước quốc tế này.


Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước
<i>quốc tế: “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản </i>


<i>giữa các quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc </i>
<i>thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều </i>
<i>văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của các </i>
<i>văn kiện đó”. </i>


Cơng ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những
điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả
thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành
động và sự hợp tác trong các nước thành viên.


Cơng ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng
có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.


Đặc điểm của điều ước quốc tế



- Điều ước quốc tế phải là một thỏa thuận quốc tế.
- Điều ước quốc tế phải được ký kết giữa các quốc gia.
- Điều ước quốc tế phải được thỏa mãn bằng văn bản.
- Điều ước quốc tế phải do luật pháp quốc tế điều hành


- Điều ước quốc tế có thể được cấu thành bởi một văn bản hoặc
nhiều văn bản


- Tên gọi của điều ước quốc tế:Tên gọi của điều ước quốc tế rất đa dạng:
Điều ước quốc tế song phương và đa phương bao gồm: Hiệp ước, Hiệp định,
Nghị định thư, Công ước, Công hàm trao đổi, v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

200


<i>6.1.2. Các phương thức thực thi điều ước quốc tế </i>


Khi điều ước quốc tế có hiệu lực, vấn đề đặt ra đối với quốc gia ký kết
Điều ước là thực thi điều ước quốc tế.


- Thứ nhất là việc thực hiện trực tiếp các điều ước quốc tế. Cách thức này
chủ yếu do các cơ quan nhà nước tiến hành. Khi các cơ quan nhà nước trực tiếp
thực hiện điều ước quốc tế (bao gồm cả việc tuân thủ, tuân theo, vận dụng, áp
dụng) tức là thực hiện chức năng cơng quyền, thì khơng cần đặt ra việc chuyển hóa.
- Thứ hai là việc gián tiếp các điều ước quốc tế sau khi đã được nội luật
hóa (chuyển hóa). Những quốc gia có thực tiễn chuyển hóa gián tiếp điều ước
quốc tế thường thơng qua cơ quan lập pháp để đưa ra các quy định của điều ước
quốc tế vào hệ thống các quy phạm của luật quốc gia.


- Thứ ba là vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thực hiện các điều ước quốc tế, tức


là các quốc gia có thể trực tiếp áp dụng các quy định của điều ước quốc tế để
thực hiện của điều ước quốc tế, đồng thời cũng áp dụng quy phạm pháp luật
trong nước liên quan đến vấn đề này và coi là một văn bản nội luật hóa quy
phạm của điều ước quốc tế.


<i>6.1.3. Pháp luật quốc tế về việc thực thi điều ước quốc tế </i>


<i>* Những nguyên tắc của Công ước Viên năm 1969 về việc thực thi điều ước </i>
<i>quốc tế </i>


- Nguyên tắc tự nguyện ký kết các điều ước quốc tế.


- Nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế một cách có thiện chí (nguyên
tắc pacta servanda).


- Nguyên tắc sự thay đổi các điều kiện: Có một số điều kiện xuất hiện có
thểz: dẫn đến sự chấm dứt hiệu lực của một điều ước, cụ thể:


+ Sự vi phạm điều ước của một quốc gia thành viên;


+ Đối tượng gắn liền với việc thi hành điều ước khơng cịn tồn tại
(Điều 61);


+ Các hoàn cảnh tồn tại vào lúc ký kết điều ước đã hoàn toàn thay đổi
(Điều 62)


+ Bùng nổ xung đột vũ trang giữa các quốc gia thànhviên (Điều 73);
+ Xuất hiện một quy phạm Jus cogens mới (Điều 64).


- Nguyên tắc thực hiện một điều ước thì tốt hơn là hủy bỏ điều ước đó


(favor contractus).


<i>6.1.4. Pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực thi điều ước quốc tế </i>


+ Hiến pháp năm 1992.


</div>

<!--links-->

Bài giảng Địa chất công trình và môi trường - ĐH Thủy Lợi HN
  • 52
  • 4
  • 24
  • ×