Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bài giảng Xây dựng mô hình trình diễn trong khuyến nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.12 MB, 85 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 </b>
<b>THS. HOÀNG THỊ MINH HUỆ </b>


<b>THS. ĐỒNG THỊ THANH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>THS. HOÀNG THỊ MINH HUỆ </b>
<b> THS. ĐỒNG THỊ THANH </b>


<b>BÀI GIẢNG </b>



<b>XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN </b>


<b>TRONG KHUYẾN NÔNG </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


LỜI NÓI ĐẦU ... 1


Chƣơng 1. Khái qt chung về mơ hình trình diễn ... 3


1.1. Khái niệm ... 3


<i>1.1.1. Khái niệm mơ hình trình diễn ... 3 </i>


<i>1.1.2. Điểm trình diễn ... 3 </i>


1.2. Phân loại mơ hình trình diễn ... 4


<i>1.2.1. Mơ hình trình diễn lĩnh vực trồng trọt ... 4 </i>


<i>1.2.2. Mơ hình trình diễn lĩnh vực Chăn ni - thú y ... 5 </i>



<i>1.2.3. Mơ hình trình diễn lĩnh vực Khuyến ngư ... 5 </i>


<i>1.2.4. Mơ hình trình diễn lĩnh vực Khuyến lâm ... 6 </i>


1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình trình diễn. ... 6


<i>1.3.1. Mục đích ... 6 </i>


<i>1.3.2. Ý nghĩa ... 7 </i>


<i>1.3.3. Một số nguyên tắc khi thực hiện mơ hình ... 7 </i>


1.4. Điều kiện để thực hiện mơ hình trình diễn ... 8


<i>1.4.1. Ngun tắc cơ bản của trình diễn ... 8 </i>


<i>1.4.2. Điều kiện để mơ hình được hỗ trợ kinh phí khuyến nông ... 8 </i>


<i>1.4.3. Điều kiện người sản xuất được hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn ... 9 </i>


<i>1.4.4. Điều kiện đơn vị tham gia thực hiện triển khai chương trình, dự án khuyến nơng 9 </i>
1.5. Một số chính sách liên quan đến xây dựng mơ hình trình diễn trong khuyến nơng ... 9


Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN TRONG
KHUYẾN NƠNG ... 17


2.1. Quy trình xây dựng mơ hình trình diễn ... 17


2.2. Các bƣớc triển khai xây dựng mơ hình trình diễn ngồi thực địa... 21



<i>2.2.1. Chuẩn bị ... 21 </i>


<i>2.2.2. Lập kế hoạch triển khai mơ hình ... 24 </i>


<i>2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện mơ hình ... 28 </i>


<i>2.2.4. Giám sát, đánh giá và tổng kết mơ hình ... 31 </i>


<i>2.2.5. Tổ chức nhân rộng mơ hình ... 32 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3.1. Khái niệm chung về giám sát và đánh giá ... 35


3.2. Giám sát hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn ... 37


<i>3.2.1. Khái niệm giám sát ... 37 </i>


<i>3.2.2. Mục tiêu của giám sát ... 37 </i>


<i>3.2.3. Chức năng của hoạt động giám sát ... 37 </i>


<i>3.2.4. Căn cứ và phương pháp thực hiện ... 38 </i>


<i>3.2.5. Nội dung và tiến trình giám sát ... 38 </i>


<i>3.2.6. Các hoạt động trong giám sát. ... 41 </i>


3.3. Đánh giá hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn ... 42


<i>3.3.1. Khái niệm đánh giá ... 42 </i>



<i>3.3.2. Mục đích và yêu cầu của đánh giá hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn 42 </i>
<i>3.3.3. Ngun tắc cơ bản của đánh giá……….………..42 </i>


<i>3.3.4. Ai tham gia đánh giá ... 42 </i>


<i>3.3.5. Các loại hình đánh giá ... 42 </i>


<i>3.3.6. Nội dung đánh giá xây dựng mơ hình trình diễn khuyến nông ... 43 </i>


Chƣơng 4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN TRONG KHUYẾN
NƠNG ... 48


4.1. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực trồng trọt ... 48


4.2. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực chăn ni ... 54


4.3. Mơ hình trình diễn khuyến nông lĩnh vực thủy sản ... 61


4.4. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực khuyến lâm ... 65


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>


Xây dựng mơ hình trình diễn là một trong những phƣơng pháp Khuyến
nông trọng tâm và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong hoạt động khuyến nông
<i>hiện nay. Môn học Xây dựng mơ hình trình diễn trong khuyến nơng là môn học </i>
nằm trong khối kiến thức chuyên mơn hóa tự chọn trong chƣơng trình đào tạo
kỹ sƣ ngành Khuyến nông tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp.


Cuốn bài giảng đƣợc xây dựng với mong muốn cung cấp cho ngƣời học
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về:



1. Lập kế hoạch xây dựng mơ hình trình diễn;


2. Xác định tiêu chí lựa chọn địa điểm, hộ gia đình tham gia các hoạt động
trình diễn mơ hình;


3. Hƣớng dẫn thực hiện đƣợc các nội dung của mô hình trình diễn theo
đúng kế hoạch đã đƣợc phê duyệt;


4. Xây dựng tiêu chí giám sát đánh giá việc thực hiện mơ hình trình diễn và
viết báo cáo thực hiện mơ hình.


Nội dung chính của bài giảng bao gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Khái qt chung về mơ hình trình diễn;


Chƣơng 2: Tiến trình xây dựng mơ hình trình diễn trong khuyến nông;
Chƣơng 3: Giám sát đánh giá hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn;
Chƣơng 4: Giới thiệu một số mơ hình trình diễn khuyến nơng trên thực tế.
Để hoàn thành cuốn bài giảng, nhóm tác giả đã nhận đƣợc nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân
thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó.


Trong q trình biên soạn cuốn bài giảng, chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót,
rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả để cuốn
bài giảng đƣợc hoàn thiện hơn.


Xin chân thành cám ơn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Chƣơng 1 </b>



<b>KHÁI QT CHUNG VỀ MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN </b>
<b>1.1. Khái niệm </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm mơ hình trình diễn </b></i>


Mơ hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích, hiệu quả và tính khả thi
của một kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bƣớc áp dụng kỹ thuật đó. Xây
dựng mơ hình trình diễn là một phƣơng pháp đƣợc các cơ quan nghiên cứu và
khuyến nông thƣờng áp dụng trong chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật (TBKT)
cho ngƣời dân.


Theo quy chế quản lý chƣơng trình dự án Khuyến nơng, khuyến ngƣ quốc
gia ban hành theo quyết định số 37/2008/QD-BNN ngày 22/2/2008 của Bộ
trƣởng Bộ NN&PTNT, quy định:


<i>Mô hình trình diễn là sự triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật </i>
<i>về khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có quy </i>
<i>mơ phù hợp để trình diễn trước khi đưa ra áp dụng trên diện rộng. </i>


Nói cách khác mơ hình trình diễn là một mơ hình kỹ thuật cụ thể đƣợc xây
dựng trên hiện trƣờng để trình diễn kết quả cho số đông nông dân; giúp họ thấy
đƣợc sự khác nhau giữa biện pháp và cách làm cũ với cách làm mới. Kết quả
thực tế nơi trình diễn sẽ tạo ra sức thuyết phục lớn cho nông dân, đặc biệt đối
với những ngƣời không biết đọc, biết viết.


Trong thực tế, để khái quát hoá
các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tƣởng nào
đó, ngƣời ta thƣờng thể hiện dƣới
dạng mơ hình. Có nhiều loại mơ hình


khác nhau, mỗi loại mơ hình chỉ đặc
trƣng cho một điều kiện sinh thái hay
sản xuất nhất định nên không thể có
mơ hình chung cho tất cả các điều
kiện sản xuất khác nhau.


<i><b>1.1.2. Điểm trình diễn </b></i>


<i>Điểm trình diễn là cụ thể hóa của mơ hình trình diễn ở một địa điểm nhất </i>
<i>định với quy mô nhất định. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Điểm trình diễn khuyến nơng trong địa bàn hoạt động lâm nghiệp thƣờng
tập trung tại những nơi đất dốc, giao thơng đi lại tƣơng đối khó khăn, xa khu dân
cƣ và địa bàn rộng,... Vì vậy, công tác triển khai, giám sát và bảo vệ mô hình
trình diễn sẽ khó khăn hơn.


<b>1.2. Phân loại mơ hình trình diễn </b>


Thực tế hiện nay, chƣa có các tiêu chí cụ thể để phân loại các mơ hình trình
diễn khuyến nơng chung cho cả nƣớc.Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa
phƣơng, khi xây dựng các mơ hình trình diễn, cán bộ khuyến nơng sẽ có thiết kế
và điều chỉnh mơ hình cho phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng.


Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/06/2013 về phê duyệt
chƣơng trình khuyến nơng Trung ƣơng trọng điểm giai đoạn 2013-2020 đã đƣa
ra 5 phụ lục cho các chƣơng trình khuyến nông trung ƣơng trọng điểm giai đoạn
2013-2020. Theo đó, các mơ hình trình diễn khuyến nơng cơ bản có thể phân
loại nhƣ sau:


<i><b>1.2.1. Mơ hình trình diễn lĩnh vực trồng trọt </b></i>



<i>1.2.1.1. Mục tiêu </i>


- Khuyến khích, hƣớng dẫn nơng dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ
mới vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua một số mơ hình
liên kết hiệu quả theo chuỗi giá trị sản phẩm đối với một số cây trồng chủ lực để
nhân rộng;


- Góp phần phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh,
đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia và an sinh xã hội cả trƣớc mắt
và lâu dài;


- Đào tạo tập huấn kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh cho nông dân, đáp ứng
yêu cầu sản xuất hàng hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động
khuyến nông. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, thích ứng với biến
đổi khí hậu và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.


<i>1.2.1.2. Đối tượng ưu tiên </i>


- Phát triển sản xuất cây lƣơng thực;
- Phát triển sản xuất cây rau, nấm;
- Phát triển sản xuất cây công nghiệp;
- Phát triển sản xuất cây ăn quả chủ lực;
- Phát triển sản xuất cây hoa;


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>1.2.2. Mơ hình trình diễn lĩnh vực Chăn ni - thú y </b></i>


<i>1.2.2.1. Mục tiêu </i>



- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình quản lý tiên tiến, mơ hình
liên kết trong chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng
suất, giá trị sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo an tồn thực phẩm, giảm phát thải khí
nhà kính và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng;


- Nâng cao nhận thức của ngƣời chăn nuôi trong việc thực hiện vệ sinh thú
y và phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, góp phần phát triển chăn ni bền
vững; Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng thu nhập, tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời chăn ni, góp phần xóa đói giảm nghèo.


<i>1.2.2.2. Định hướng ưu tiên </i>


- Phát triển chăn nuôi gia cầm an tồn dịch bệnh, giảm ơ nhiễm mơi trƣờng
trong nông hộ và trang trại;


- Phát triển chăn nuôi lợn theo hƣớng VietGap;


- Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, ƣu tiên sử dụng thức ăn sẵn có, hiệu
quả tại địa phƣơng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính;


- Phát triển chăn nuôi ong, tằm và một số vật nuôi bản địa nhằm đa dạng
hóa vật ni.


<i><b>1.2.3. Mơ hình trình diễn lĩnh vực Khuyến ngư </b></i>


<i>1.2.3.1. Mục tiêu </i>


Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, khai thác, bảo
quản sau thu hoạch nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, hiệu quả kinh tế, đảm bảo
chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch góp phần


nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm
thiểu tác động đến môi trƣờng sinh thái chung và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


<i>1.2.3.2. Định hướng ưu tiên </i>


- Phát triển nuôi thủy sản nƣớc lợ;


- Phát triển nuôi trồng thủy sản biển, hải đảo;
- Phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt;


- Trang bị ngƣ lƣới cụ, thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến trong khai thác
hải sản xa bờ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>1.2.4. Mô hình trình diễn lĩnh vực Khuyến lâm </b></i>


<i>1.2.4.1. Mục tiêu </i>


Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật
và sản xuất kinh doanh để phát triển và quản lý rừng bền vững theo hƣớng nâng
cao năng suất và chất lƣợng rừng nhằm tăng thu nhập cho ngƣời trồng rừng,
kinh doanh và dịch vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trƣờng, thích
ứng với biến đổi khí hậu.


<i>1.2.4.2. Định hướng ưu tiên </i>


- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, giống mới phục vụ trồng
rừng, cung cấp gỗ lớn và rừng trồng kinh tế chủ lực;


- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, giống mới phục vụ gây
trồng cây lâm sản ngoài gỗ;



- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến một
số sản phẩm lâm sản chủ yếu.


<b>1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình trình diễn. </b>


<i><b>1.3.1. Mục đích </b></i>


- Xây dựng các mơ hình trình diễn tại địa phƣơng nhằm chứng minh tính
hơn hẳn của kỹ thuật mới về lâm nghiệp so với kỹ thuật cũ bằng thực tế, qua đó
thuyết phục nông dân làm theo.


- Áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng sản
phẩm và tiến đến sản xuất theo hƣớng hàng hoá.


- Để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi phƣơng thức chăn nuôi nhằm
phù hợp với thực tế sản xuất.


Ví dụ: Hiện nay khi diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, việc duy
trì số lƣợng đàn bò là rất khó khăn nếu vẫn thực hiện phƣơng thức chăn thả
truyền thống nhƣ trƣớc đây. Do vậy, việc xây dựng các mơ hình ni bị thịt bán
thâm canh là cần thiết để hƣớng dẫn cho ngƣời dân chuyển đổi phƣơng thức
chăn ni nhằm thích ứng với tình hình mới của thực tiễn sản xuất để phát triển
sản xuất chăn ni bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Ví dụ: Mơ hình vƣờn đồi, mơ hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ,... ở trung
du và miền núi.


- Nhằm tạo cho ngƣời dân ý thức về phát triển bền vững, nghĩa là phát triển
kinh tế phải quan tâm đúng mức tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi


trƣờng, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Ví dụ: Mơ hình chăn ni kết hợp với xây dựng hầm khí Biogas, mơ hình
vƣờn đồi...


- Tạo ra những hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến thăm quan học
tập, các lớp tập huấn hay hội nghị đầu chuồng nhằm chuyển giao các kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất theo cách "nông dân tự chuyển giao cho nông dân";


- Để ứng dụng những kỹ thuật mới hoặc thuyết phục ngƣời dân trƣớc khi
phổ biến ra diện rộng. Góp phần khẳng định tính khả thi của một phƣơng án sản
xuất để giai đoạn tiếp theo chỉ cần tiếp tục bổ sung chứ khơng phải mày mị thử
nghiệm mà có thể yên tâm phát triển trên diện rộng khi có vốn đầu tƣ và có thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm.


<i><b>1.3.2. Ý nghĩa </b></i>


- Xây dựng các mơ hình khuyến nông thành công tại hiện trƣờng sẽ giúp
cho ngƣời dân tận mắt nhìn thấy thành quả của một cách làm ăn mới. Điều này
không những thuyết phục nông dân mà cịn khuyến khích họ tích cực áp dụng
cách làm ăn mới;


- Đây là một phƣơng pháp giảng dạy có hiệu quả cao, bởi với việc nơng
dân nhìn thấy kết quả của mơ hình, thực hiện ngay trên đồng ruộng của địa
phƣơng và do phần lớn ngƣời dân thực hiện. Do đó, khả năng nhân rộng của
mơ hình là rất cao.


<i><b>1.3.3. Một số ngun tắc khi thực hiện mơ hình </b></i>


- Phải đáp ứng các nhu cầu đích thực của nơng dân và mang lại hiệu quả


kinh tế cho họ;


- Ngƣời dân cần xác định rõ trách nhiệm của mình khi tham gia các mơ
hình. Phải làm cho dân hiểu: làm mơ hình là vì lợi ích của chính họ, không phải
làm "cho" dự án;


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Chỉ hỗ trợ, không "ban phát", làm thay dân;


- Thơng qua mơ hình để xây dựng năng lực và chuyển giao kỹ thuật cho
ngƣời dân;


- Cần xác định quy mô phù hợp với khả năng đầu tƣ của dân để có thể
thực hiện thành cơng mơ hình và nhân rộng sau này;


- Kỹ thuật chuyển giao phải phù hợp với trình độ dân trí và các điều kiện
thực tế của địa phƣơng;


- Chú ý sự phát triển bền vững và khả năng để nhân rộng.
<b>1.4. Điều kiện để thực hiện mơ hình trình diễn </b>


<i><b>1.4.1. Nguyên tắc cơ bản của trình diễn </b></i>


- Sự tham gia của ngƣời dân:


Khi có điều kiện nên tổ chức trình diễn ngay trên đất của nơng dân và có
ngƣời dân cùng tham gia. Tạo cho ngƣời dân sự tự tin hơn khi họ đƣợc tham gia
trình diễn. Càng tạo điều kiện cho nông dân tham gia các mô hình trình diễn
càng dễ thuyết phục họ và tạo cho họ sự tự tin hơn.


- Đơn giản:



Những trình diễn đơn giản và ngắn gọn bao giờ cũng có hiệu quả hơn nhiều
so với những trình diễn phức tạp và địi hỏi q nhiều đầu tƣ của nông dân. Do
vậy, nên làm từng bƣớc một hoặc tổ chức thành nhiều trình diễn nhỏ khác nhau
còn hơn là đƣa quá nhiều yếu tố vào trong một lần trình diễn.


- Trình diễn cũng là một lớp học:


Mục đích của trình diễn là hƣớng dẫn nơng dân biết tác dụng của một loài
cây mới, con mới hoặc cách làm một cơng việc mới.Vì vậy, trình diễn cũng phải
đƣợc coi là một phƣơng pháp dạy học mà trong đó các yếu tố bắt buộc phải tính
đến nhƣ địa điểm trình diễn, thời gian thực hiện...


- Chuẩn bị chu đáo:


Mọi trình diễn đều phải đƣợc lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị chu đáo.
Trình diễn một cách vội vã hoặc khơng có kế hoạch chi tiết thƣờng đạt kết quả
khơng tốt.


<i><b>1.4.2. Điều kiện để mơ hình được hỗ trợ kinh phí khuyến nơng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc hỗ trợ kinh phí xây dựng mơ hình
trình diễn khuyến nông lâm phải đảm bảo các yêu cầu sau:


+ Có địa điểm triển khai mơ hình trình diễn phù hợp với quy trình kỹ thuật,
nội dung của mơ hình (đƣợc Nhà nƣớc giao hoặc cho th dài hạn);


+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã đầu tƣ vốn cho mơ hình hoặc cam kết sẽ
đầu tƣ vốn cho mơ hình (ngồi sự hỗ trợ của Nhà nƣớc) và phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật của cơ quan khuyến nông;



+ Chƣa đƣợc hỗ trợ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nƣớc.


<i><b>1.4.3. Điều kiện người sản xuất được hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn </b></i>


- Có địa điểm để thực hiện mơ hình trình diễn phù hợp với nội dung, quy
trình kỹ thuật của mơ hình;


- Cam kết đầu tƣ vốn cho mơ hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và dự án.
Kinh phí ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ theo tiến độ và tƣơng ứng với tỷ lệ đầu tƣ
thực tế của chủ mơ hình;


- Chƣa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách Nhà nƣớc
cho cùng một nội dung của mơ hình.


<i><b>1.4.4. </b></i><b>Điều kiện đơn vị tham gia thực hiện triển khai chương trình, dự án </b>


<b>khuyến nơng </b>


- Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc chƣơng trình, dự án
khuyến nơng;


- Đủ năng lực để thực hiện các chƣơng trình, dự án khuyến nông. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn các đơn vị đƣợc tham
gia các chƣơng trình, dự án khuyến nơng.


<b>1.5. Một số chính sách liên quan đến xây dựng mô hình trình diễn trong </b>
<b>khuyến nơng </b>


Những căn cứ hay cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và nhân rộng mô


hình trình diễn đƣợc quy định bởi Chính phủ và các cơ quan tổ chức có thẩm
quyền nhƣ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông
Quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Bảng 1.1. Các cơ sở pháp lý có liên quan đến </b>
<b>xây dựng mơ hình trình diễn trong khuyến nơng </b>


<b>STT </b> <b>Tên văn bản </b> <b>Số </b> <b>Thời điểm </b>


<b>ban hành </b>


1 Nghị định 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông 02/NĐ-CP 08/01/2010


2


Thông tƣ 15/2013/TT-BNNPTNT Quy
định thực hiện một số điều của Nghị định
số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm
2010 của Chính phủ về khuyến nông




15/2013/TT-BNNPTNT 26/2/2013


3


Thông tƣ 49/2015/TT-BNNPTNT Hƣớng
dẫn quản lý nhiệm vụ và dự án khuyến
nông Trung ƣơng




49/2015/TT-BNNPTNT


30/12/2013


4


Quyết định1258/QĐ-BNN-KHCN phê
duyệt chƣơng trình khuyến nông Trung
ƣơng trọng điểm giai đoạn 2013-2020



1258/QĐ-BNN-KHCN


04/6/2013


5


Thông tƣ liên tịch số
30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006
về việc hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt
động khuyến nông.


30/2006/ TTLT-


<b>BTC-BNNPTNT-BTS </b>


06/4/2006



6 Quyết định số 37/2008/QD-BNN ngày 22
tháng 2 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ
NN&PTNT về việc ban hành quy chế
quản lý chƣơng trình, dự án khuyến nơng,
khuyến ngƣ quốc gia.


37/2008/ QĐ-BNN 22/2/2008


7 Quyết định số 3766/QĐ-BNN-KHCN
ngày 28/11/2007 của Bộ trƣởng Bộ
NN&PTNT về quy mơ điểm trình diễn,
mức hỗ trợ áp dụng đối với mơ hình
khuyến nơng...




3766/QĐ-BNN-KHCN 28/11/2007


8


Quyết định 927 QĐ/BNN-TC ngày
04/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT
về việc quy định tạm thời mức chi cho
khuyến nông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>1.5.1. Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông </b></i>


Nghị định 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nơng đƣợc chính phủ ban hành
ngày 8/1/2010 quy định các nội dung cơ bản về hoạt động khuyến nông. Tập


trung vào một số nội dung cơ bản sau:


<i>1.5.1.1. Phạm vi áp dụng của Nghị định </i>


-Ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngƣ nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành
nghề nông thôn;


- Dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm: giống, bảo vệ thực vật, thú y,
vật tƣ nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, cơng cụ nơng nghiệp, thủy nơng, nƣớc
sạch, vệ sinh môi trƣờng nông thôn.


<i>1.5.1.2. Đối tượng áp dụng của nghị định </i>


- Ngƣời sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất
hàng hóa, nơng dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và
hợp tác xã; công nhân nông, lâm trƣờng; doanh nghiệp vừa và nhỏ;


- Tổ chức khuyến nơng trong nƣớc và nƣớc ngồi thực hiện các hoạt động
hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nêu trên;


- Ngƣời hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt
động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi áp dụng;


- Cơ quan có chức năng quản lý Nhà nƣớc về khuyến nông.


<i>1.5.1.3. Mục tiêu của khuyến nông </i>


- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời sản xuất để tăng thu


nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thơng qua các hoạt động đào tạo nông dân về
kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và
thị trƣờng.


- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm
đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới, bảo đảm an ninh
lƣơng thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>1.5.1.4. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông </i>


- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nƣớc.


- Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nơng
dân trong hoạt động khuyến nông.


- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nơng dân với nơng dân.


- Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nơng
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham
gia hoạt động khuyến nơng.


- Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng.


- Nội dung, phƣơng pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tƣợng nơng dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.



Nghị định 02 quy định hoạt động khuyến nông gồm 6 nội dung: Bồi
dƣỡng, tập huấn và đào tạo; Thơng tin tun truyền; Trình diễn và nhân rộng mơ
hình; Tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông; Hợp tác quốc tế về khuyến nông. Theo
đó, trong hoạt động khuyến nơng nói chung và hoạt động trình diễn và xây dựng
mơ hình trình diễn cần tuân thủ các vấn đề sau:


<i><b>* Về nội dung trình diễn và nhân rộng mơ hình: </b></i>


- Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù
hợp với từng địa phƣơng, nhu cầu của ngƣời sản xuất và định hƣớng của ngành,
các mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm;


- Xây dựng các mô hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp;
- Xây dựng mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững;


- Chuyển giao kết quả khoa học và cơng nghệ từ các mơ hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.


<i>* Về chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho các đối tượng: </i>


- Đối với ngƣời sản xuất:


+ Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo đƣợc hỗ trợ
100% chi phí tài liệu và 100% chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo;


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực nêu
tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này đƣợc hỗ trợ 50% chi phí tài liệu khi tham
dự đào tạo.



- Đối với ngƣời hoạt động khuyến nông:


+ Ƣu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, là ngƣời dân tộc thiểu số;
+ Ngƣời hoạt động khuyến nông hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc
đƣợc hỗ trợ 100% chi phí về tài liệu và nơi ở, khi tham dự đào tạo;


+ Ngƣời hoạt động khuyến nông không hƣởng lƣơng đƣợc hỗ trợ 100%
chi phí về tài liệu, đi lại, ăn và nơi ở khi tham dự đào tạo.


<i>* Về chính sách xây dựng và nhân rộng mơ hình trình diễn: </i>


- Chính sách hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn:


+ Mơ hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, đƣợc hỗ trợ 100%
chi phí mua giống và các vật tƣ thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất,
thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản);


+ Mơ hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang đƣợc hỗ trợ
100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tƣ thiết yếu.


+ Mơ hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng đƣợc hỗ trợ 100% chi phí mua
giống và 30% chi phí mua vật tƣ thiết yếu.


+ Đối với các mơ hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và
ngành nghề nông thôn, nghề muối, đƣợc hỗ trợ kinh phí để mua cơng cụ, máy cơ
khí, thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở
địa bàn trung du miền núi, bãi ngang, không quá 50% ở địa bàn đồng bằng;


+ Mơ hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao đƣợc hỗ trợ không q


30% tổng kinh phí thực hiện mơ hình.


- Chính sách nhân rộng mơ hình:


Đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí thơng tin, tun truyền, quảng cáo, hội nghị
đầu bờ để nhân rộng mơ hình.


<i>*Về chế độ đối với người làm công tác khuyến nông, khuyến nông viên </i>
<i>cơ sở: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức, viên chức xã đƣợc hƣởng
lƣơng theo trình độ đào tạo, không thuộc công chức xã đƣợc hƣởng chế độ
phụ cấp hoặc lƣơng theo trình độ đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định.


- Khuyến nơng viên cấp xã chƣa có bằng cấp, cộng tác viên khuyến nông
cấp thôn đƣợc hƣởng thù lao khuyến nông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định.


<i><b>1.5.2. Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT Quy định thực hiện một số điều của </b></i>
<i><b>Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về </b></i>
<i><b>khuyến nơng </b></i>


Thơng tƣ 15/2013/TT-BNNPTNT đƣợc ban hành ngày 26/2/2013 gồm 6
chƣơng 24 điều về các nội dung khuyến nông. Đối với hoạt động xây dựng mô
hình trình diễn cần tuân thủ các quy định sau:


<i>1.5.2.1. Nội dung trình diễn và nhân rộng mơ hình </i>


- Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù


hợp với từng địa phƣơng, nhu cầu của ngƣời sản xuất và định hƣớng của ngành,
các mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm;


- Xây dựng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp;


- Xây dựng mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững;


- Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.


<i>1.5.2.2. Mơ hình và số điểm trình diễn </i>


- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện khơng q 01 (một)
mơ hình/năm trong phạm vi dự án; một mơ hình có khơng quá 5 điểm trình diễn
trừ trƣờng hợp đối với một số mơ hình đặc thù: mơ hình khai thác thuỷ sản, mơ
hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp, mơ hình sản xuất hạt lai;


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Mơ hình trình diễn ứng dụng máy móc, thiết bị đƣợc thực hiện tối đa 3
mơ hình/năm tại mỗi tỉnh, thành phố.


<i>1.5.2.3. Mức hỗ trợ cho mô hình trình diễn </i>


- Mơ hình trình diễn cây trồng hàng năm đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và
các vật tƣ thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/mơ
hình/năm và 30 triệu đồng/hộ;


- Mơ hình trình diễn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm
nghiệp đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tƣ thiết yếu theo quy định với
mức hỗ trợ tối đa 600 triệu đồng/mơ hình/năm và 50 triệu đồng/hộ;



- Mơ hình trình diễn chăn ni đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tƣ
thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 700 triệu đồng/mơ hình/năm và 50
triệu đồng/hộ;


- Mơ hình trình diễn ni trồng thuỷ sản đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và
các vật tƣ thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 800 triệu đồng/mơ
hình/năm và 100 triệu đồng/hộ;


- Mơ hình trình diễn về các lĩnh vực khác đƣợc hỗ trợ theo quy định tại
điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 của Thông tƣ liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN
ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn;


- Đối với mô hình trình diễn có tính đặc thù, mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ
trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo từng dự án.


<i><b>1.5.3.Thông tư 49/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn quản lý nhiệm vụ và dự </b></i>
<i><b>án khuyến nông Trung ương </b></i>


Ngày 30/12/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tƣ số 49/2015/TT-BNNPTNT về hƣớng dẫn quản lý nhiệm vụ và dự án
khuyến nơng Trung ƣơng. Theo đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, thực hiện
nhiệm vụ, dự án khuyến nông Trung ƣơng trên phạm vi tồn quốc.


- Căn cứ vào nội dung thơng tƣ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
vận dụng để quản lý, thực hiện nhiệm vụ, dự án khuyến nông địa phƣơng.



<i><b>1.5.4. Quyết định 1258/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt chương trình khuyến nơng </b></i>
<i><b>trung ương trọng điểm giai đoạn 2013 - 2020 </b></i>


Quyết định 1258/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt chƣơng trình khuyến nơng
Trung ƣơng trọng điểm giai đoạn 2013-2020 đƣợc ban hành ngày 4/6/2013 đã
phê duyệt 5 chƣơng trình khuyến nơng trung ƣơng trọng điểm giai đoạn 2013 -
2020. Trong các chƣơng trình có quy định rõ mục tiêu, định hƣớng ƣu tiên. Cụ
thể 5 chƣơng trình bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Chƣơng 2 </b>


<b> PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN TRONG </b>
<b>KHUYẾN NƠNG </b>


<b>2.1. Quy trình xây dựng mơ hình trình diễn </b>


Q trình xây dựng mơ hình khuyến nơng địi hỏi sự tham gia tích cực của
ngƣời dân vào tất cả các hoạt động của mơ hình. Tuy nhiên, hình thức và mức
độ tham gia ở mỗi bƣớc có khác nhau. Tiến trình xây dựng mơ hình có thể tóm
tắt nhƣ sau:


<i><b>2.1.1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu </b></i>


a.Thành phần tham gia: Rất rộng rãi, bao gồm nhiều thành phần (lãnh đạo địa
phƣơng, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ kỹ thuật và nơng dân; Các
nhóm đối tƣợng khác nhau tại cộng đồng (giàu, nghèo, già, trẻ); và các giới
(nam, nữ),...


b. Nội dung:



- Đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội của địa phƣơng.


- Đánh giá tình hình sản xuất có liên quan tới việc xây dựng mơ hình:
+ Các phƣơng thức chăn ni đang áp dụng;


+ Các khó khăn trong sản xuất, chăn ni;


+ Các khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ;
+ Các kinh nghiệm của địa phƣơng.


-Tìm hiểu nguyện vọng của cộng đồng về các kỹ thuật mới.


- Xem xét điều kiện thực tế của địa phƣơng để có thể thực hiện đƣợc các kỹ
thuật đó.


c. Cơng cụ sử dụng để đánh giá:
- Thu thập các số liệu thứ cấp;
-Phỏng vấn cá nhân, nhóm;
-Họp dân.


<i><b>2.1.2. Chọn địa điểm xây dựng mơ hình và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật </b></i>


a. Thành phần tham gia: gồm các cán bộ lãnh đạo, khuyến nông, cán bộ kỹ
thuật, nông dân…


b. Nội dung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Địa điểm xây dựng mơ hình phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở
địa phƣơng. Khoảng cách từ trại chăn nuôi đến khu dân cƣ, các cơng trình xây
dựng, nguồn nƣớc, trại chăn nuôi khác theo quy định của Nhà nƣớc đã đƣợc


ban hành.


- Thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật gồm đại diện của ban quản lý dự án, các
cán bộ của cơ quan tƣ vấn (chuyển giao), cán bộ kỹ thuật huyện, xã,...


+Tổ chỉ đạo kỹ thuật sẽ tổ chức cho việc chọn hộ tham gia;
+ Cách tiến hành: Họp nhóm .


<i><b>2.1.3. Đánh giá nhu cầu chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ </b></i>


a.Thành phần tham gia: Ban quản lý dự án, cán bộ nghiên cứu, lãnh đạo (thôn,
xã), cán bộ khuyến nông (xã, huyện) và ngƣời dân, (có thể mời thêm những
ngƣời có hiểu biết và kinh nghiệm sản xuất trong cộng đồng).


b. Nội dung:


- Xác định những kỹ thuật nào cần đƣợc chuyển giao? Kỹ thuật đó có phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng
không?


- Những kỹ thuật đó sẽ nhằm giải quyết vấn đề gì cho sản xuất? Sự mong
muốn của ngƣời dân về các kỹ thuật mới này nhƣ thế nào?


- Xác định nhu cầu tập huấn, tƣ vấn giúp đỡ,... cho nơng dân.


- Xác định mục tiêu trình diễn: Để làm gì? Nơng dân sẽ làm đƣợc gì sau khi
xem các mơ hình trình diễn,...?


<i>c. Cách tiến hành: Tổ chức các cuộc họp. </i>



<i><b>2.1.4. Lựa chọn hộ nơng dân xây dựng mơ hình </b></i>


<i>a. Thành phần tham gia lựa chọn hộ gia đình xây dựng mơ hình trình diễn: các </i>
cán bộ lãnh đạo, khuyến nơng (thôn/xã), cán bộ kỹ thuật và ngƣời dân.


b. Các tiêu chuẩn chọn hộ gia đình tham gia xây dựng mơ hình trình diễn:
- Hộ hồn tồn tự nguyện;


- Hộ tƣơng đối khá, có ý chí và quyết tâm trong sản xuất;
- Có điều kiện (đất đai, lao động,...) để xây dựng mơ hình;
- Có nguyện vọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất;
- Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hộ khác;


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

c. Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các hộ đã đƣợc chọn:


Sau khi lựa chọn đƣợc hộ gia đình tham gia xây dựng mơ hình trình diễn,
đại diện nhóm cán bộ khuyến nông sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng mơ
hình với các hộ gia đình. Bản hợp đồng sẽ là cơ sở để nâng cao tinh thần trách
nhiệm và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia vào xây dựng mơ hình; đồng
thời cũng là căn cứ để hoàn thiện các thủ tục trong việc báo cáo quyết tốn mơ
hình sau khi kết thúc.


<i><b>2.1.5. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động </b></i>


- Mục đích: Quyết định về nội dung và tiến trình thực hiện.
- Thành phần tham gia: tổ kỹ thuật, các hộ thực hiện mô hình.


- Cán bộ kỹ thuật giúp dân lựa chọn đƣợc các giải pháp kỹ thuật thích hợp
để giải quyết các vấn đề đã đƣợc xác định.



- Kế hoạch và nội dung hoạt động đƣợc xác định dựa trên: hiện trạng, mục
tiêu và nhu cầu của dân đối với việc chuyển giao kỹ thuật mới.


- Dân tham gia lập kế hoạch hoạt động cụ thể nhƣ sau:


+ Thời gian: Khi nào bắt đầu, thực hiện, kết thúc, đánh giá,...
+ Khối lƣợng công việc cụ thể cho từng hoạt động


+ Xác định rõ nguồn lực: Hỗ trợ của chƣơng trình bao nhiêu, nhƣ thế nào;
Hộ gia đình huy động gì?


<i><b>2.1.6. Tổ chức thực hiện mơ hình và giám sát đánh giá định kỳ </b></i>


a. Chỉ đạo để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
b. Tổ chức tập huấn:


Những lƣu ý khi tập huấn:


- Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp;
- Nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, dễ hiểu;


- Chỉ tập huấn nội dung mới khi nông dân đã làm tốt các nội dung đã đƣợc
tập huấn trƣớc;


- Chọn phƣơng pháp phù hợp, dùng nhiều tranh ảnh, hình vẽ, băng hình;
- Tập huấn ngoài hiện trƣờng.


c. Hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn:
Những lƣu ý khi hỗ trợ kỹ thuật:



- Thƣờng xuyên theo dõi để giúp dân làm đƣợc theo những nội dung đã học;
- Theo cách cầm tay chỉ việc;


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

d. Giám sát, đánh giá định kỳ:


- Ai giám sát? Ban quản lý, cán bộ kỹ thuật và ngƣời dân;
- Cách làm: Phỏng vấn, họp nhóm, họp dân;


- Đánh giá, giám sát cái gì?


+ Đánh giá chung: Mơ hình có đạt đƣợc mục tiêu đề ra khơng? Những hạn
chế? Tính khả thi? Tính dễ làm? Khả năng áp dụng? Tính bền vững? Ảnh hƣởng
tới sản xuất ở địa phƣơng.


+ Việc thực hiện kế hoạch: Tiến độ các hoạt động, tài chính, phân bổ nguồn
lực,... so sánh với kế hoạch ban đầu để điều chỉnh (nếu cần).


+ Về kỹ thuật: Các qui trình kỹ thuật có đƣợc tn thủ triệt để khơng? Có
gặp khó khăn gì ảnh hƣởng đến kỹ thuật không? Khả năng ứng dụng của đông
đảo số hộ trong thôn/xã;


+ Đánh giá về tổ chức, quản lý;


+ Đánh giá về hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật của cơ quan tƣ vấn;
+ Đánh giá về kết quả, lợi ích và hiệu quả của mơ hình;


+ Sự đóng góp và sự thực hiện của các hộ nhƣ đã cam kết.


<i><b>2.1.7. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mơ hình </b></i>



- Thành phần tham gia: các cán bộ lãnh đạo, khuyến nông (thôn/xã), cán bộ
kỹ thuật, các hộ mô hình, nhóm sở thích đại diện của nơng dân và những ngƣời
quan tâm.


- Tƣ liệu hoá: Tổng kết tất cả những thông tin, kết quả, kinh nghiệm,... để
giúp cho việc tuyên truyền và nhân rộng;


- Đánh giá sự thành cơng trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng,…
+ Về kinh tế: Xem xét về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế của sản
xuất, sự phù hợp với điều kiện hiện tại (nhất là mức đầu tƣ) của nông hộ, vấn đề
thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm,...


+ Về xã hội: Xem xét về khả năng tạo việc làm và nâng cao thu nhập,
những đóng góp trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức của ngƣời dân trong
sản xuất, sự thay đổi về tập quán canh tác (từ lạc hậu sang áp dụng các thiết bị
kỹ thuật mới,...).


+ Về mơi trƣờng: Sự đóng góp của kỹ thuật mới trong việc bảo vệ môi
trƣờng sinh thái (do canh tác hợp lý và có kỹ thuật), có gây ô nhiễm môi
trƣờng không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Cách tiến hành:


+ Kiểm tra kết quả thực hiện tại thực địa;
+Tổ chức hội thảo để tổng kết.


<i><b>2.1.8. Tổ chức nhân rộng mô hình </b></i>


-Tuyên truyền, vận động và chứng minh để ngƣời dân thấy rõ những lợi
ích, nhất là lợi ích về kinh tế của mơ hình;



- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đầu chuồng, tham quan, học tập;
- Giúp đỡ cho chủ hộ các nội dung để chia sẻ kinh nghiệm;


- Dùng phƣơng thức "nông dân chuyển giao cho nơng dân";


- Hình thành các nhóm sở thích, thơng qua đó để tiếp tục nhân rộng các
kỹ thuật đã trình diễn;


- Các thành viên trong nhóm sở thích đƣợc dự án ƣu tiên cho vay vốn và
các cán bộ kỹ thuật sẽ định kỳ kiểm tra để hỗ trợ kỹ thuật trong q trình nhân
rộng mơ hình.


<b>2.2. Các bƣớc triển khai xây dựng mơ hình trình diễn ngồi thực địa </b>


<i><b>2.2.1. Chuẩn bị </b></i>


<i>2.2.1.1. Thu thập thông tin cơ bản từ cộng đồng </i>


Trƣớc khi xây dựng mơ hình, cán bộ khuyến nông cần tiến hành khảo
sát, nghiên cứu địa điểm dự kiến xây dựng mô hình. Các thơng tin cần thu
thập bao gồm:


a. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý;


- Điều kiện địa hình: độ cao trung bình, tầng đất chủ yếu, độ dốc,...
b. Đặc điểm về khí hậu:


- Mùa mƣa từ tháng đến tháng;


- Mùa khô từ tháng đến tháng;
- Nhiệt độ trung bình năm;
- Tháng nóng nhất;


- Tháng lạnh nhất;


- Tình hình gió Phơn-Tây Nam khơ nóng (gió Lào);
- Tình hình sƣơng muối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Đất chăn thả;
- Đất chƣa sử dụng;
- Đặc điểm thổ nhƣỡng.
d. Đặc điểm về kinh tế xã hội:


- Đặc điểm cơ sở hạ tầng, giao thông, đặc điểm về sông, suối, thủy lợi,...
- Đặc điểm kinh tế xã hội bao gồm: tốc độ tăng trƣởng GDP, cơ cấu các
ngành kinh tế,...


- Dân số, lao động;
- Thành phần dân tộc.


e. Một số tài liệu chuyên môn liên quan:


- Văn bản về giao quyền sử dụng đất cho các hộ;
- Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng;


- Các sơ đồ, bản đồ về hiện trạng sử dụng đất tại địa phƣơng nhƣ:
+ Bản đồ địa chính;


+ Bản đồ thổ nhƣỡng;



+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phƣơng;
+ Bản đồ giao khốn rừng đến hộ gia đình.


<i>2.2.1.2. Lập danh sách các hộ đăng ký tham gia xây dựng mô hình </i>


Trên cơ sở các hƣớng dẫn cụ thể về định mức, các quy định về mức hỗ trợ
cũng nhƣ yêu cầu của mô hình, cán bộ khuyến nơng gặp gỡ với lãnh đạo địa
phƣơng để thống nhất và họp dân để phổ biến. Sau đó lấy ý kiến đăng ký tham
gia xây dựng mơ hình.


<b>Biểu 2.1. Danh sách đăng ký tham gia xây dựng mơ hình </b>
<b>trình diễn trong khuyến nơng </b>


Tên mơ hình: ...
Địa điểm: ...


<b>TT </b> <b>Họ và tên chủ hộ </b> <b>Địa chỉ </b> <b>Diện tích đăng ký </b>


<b>(m2 hoặc ha) </b>
1


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>2.2.1.3. Lựa chọn hộ dân tham gia </i>


Chọn ngƣời tham gia xây dựng mơ hình trình diễn là hết sức quan trọng,
quyết định đến sự thành bại của mô hình. Ngƣời đƣợc tham gia trình diễn cần
phải là ngƣời đại diện cho ngƣời dân địa phƣơng, có lịng nhiệt tình, tự nguyện,
uy tín, trung thực, có kinh nghiệm trong sản xuất.


Trên cơ sở các hộ đăng ký tham gia, cán bộ Khuyến nông bàn bạc với cán


bộ địa phƣơng để tiến hành điều tra từng hộ và lựa chọn. Có thể sử dụng phƣơng
pháp đánh giá nhanh nông thôn để thu thập thông tin tại các hộ thông qua các
phiếu thu thập thông tin hộ gia đình:


<b>Biểu 2.2. PHIẾU THU THẬP THƠNG TIN HỘ GIA ĐÌNH </b>
<b>1. Thơng tin chung về hộ gia đình </b>


- Họ và tên chủ hộ: ...
- Tuổi:... - Dân tộc: ...
- Thôn: ... - Xã: ... - Huyện: ...
- Tỉnh:...


- Nhân khẩu hiện có:... - Số lao động chính: ...
- LĐ phụ: ...


<b>2. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình </b>


* Tổng diện tích đất gia đình đang sử dụng: ... (đất đã đƣợc cấp
giấy chứng nhận chƣa?) Trong đó:


- Đất sản xuất nơng nghiệp: ...m2
- Đất sản xuất lâm nghiệp: ...m2
+ Rừng tự nhiên khoanh nuôi: ...m2
+ Rừng trồng ...m2
+ Đất trống chƣa trồng rừng: ...m2
- Đất thổ cƣ:...m2


- Đất vƣờn: ...m2
- Đất chăn thả: ...m2
- Đất chƣa sử dụng: ...m2



* Hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình:
- Các loại đất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Hình thức trồng:
- Năm trồng:
- Thu hoạch:


* Những khó khăn thuận lợi trong quá trình canh tác:
* Kế hoạch sử dụng đất của hộ:


Để thu thập các thơng tin, ngồi việc quan sát trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp
hộ gia đình, cán bộ khuyến nơng nên sử dụng cơng cụ đánh giá là:


<b>Biểu 2.3. Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình </b>


<b>TT </b> <b>Loại đất </b>


<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>(m2) </b>


<b>Loại cây </b>
<b>trồng </b>
<b>chính </b>
<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>
<b>cây </b>
<b>Hình </b>
<b>thức </b>


<b>trồng </b>
<b>Năm </b>
<b>trồng </b>
<b>Thu hoạch </b>
<b>(đ hay kg) </b>
1 Thổ cƣ


2 Vƣờn hộ
- Vƣờn tạp
...


3 Đất lâm
nghiệp
- Khoanh
nuôi bảo vệ
- Rừng trồng
- Đất trống
4 Đất màu
5 Đất khác...


<i><b>2.2.2. Lập kế hoạch triển khai mơ hình </b></i>


Trên cơ sở điều tra khảo sát tại các điểm lựa chọn, điều tra các hộ gia đình
đăng ký tham gia tại mỗi điểm, cán bộ khuyến nông tổng hợp và ra quyết định
các nội dung sau:


<i>2.2.2.1. Xác định địa điểm triển khai mơ hình trình diễn khuyến nơng </i>


- Các điểm xây dựng mô hình nên chọn những nơi mà ngƣời dân có thể
nhìn thấy và quan sát một cách dễ dàng và có tính đại diện chung cho điều kiện


đất đai của địa phƣơng (tốt nhất nên thực hiện trên đất của nông dân);


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>2.2.2.2. Xác định quy mơ mơ hình </i>


Các căn cứ để xác định quy mơ mơ hình trình diễn:


- Căn cứ vào định mức kỹ thuật, mức hỗ trợ đối với từng loại cây trồng của
mơ hình;


- Căn cứ vào số lƣợng cây, con, vật tƣ thiết bị yêu cầu của mơ hình;
- Căn cứ vào kinh phí của mơ hình...


<i>2.2.2.3. Tính tốn quy mơ diện tích của mơ hình, địa điểm và số hộ tham gia </i>


a. Quy mơ về diện tích


Căn cứ vào quy định của Nhà nƣớc, mỗi loại mơ hình trình diễn khác nhau
sẽ có những quy định về quy mơ diện tích khác nhau.


Căn cứ vào quy định của Nhà nƣớc, quy mơ của mơ hình khuyến lâm nhƣ sau:
- Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu: 25-30 ha


- Trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn: 20-25 ha


- Trồng rừng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ: 20-25 ha
- Nông lâm kết hợp trên đất nghèo kiệt: 20-25ha


- Trồng rừng thâm canh cây mọc nhanh, chất lƣợng cao: 20-25ha,....
b. Số hộ tham gia



Số hộ tham gia bình qn:


- Mơ hình cây ngun liệu bình qn: 50- 60 hộ/mơ hình
- Mơ hình cây lâm sản ngồi gỗ: 35-50 hộ/mơ hình
- Mơ hình cây gỗ lớn: 30-45 hộ/mơ hình


Kết quả cụ thể việc lựa chọn các điểm, các hộ tham gia với quy mơ của mơ
hình đƣợc tổng hợp qua bảng sau:


<b>Biểu 2.4. Bảng tổng hợp các thông tin cơ bản về xây dựng mơ hình </b>


<b>TT Địa điểm triển khai </b> <b>Quy mô (ha) </b> <b>Số hộ tham gia </b> <b>Ghi chú </b>


1
2
3
4
5


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>2.2.2.4. Lập kế hoạch thực hiện các công việc </i>


Để triển khai thực hiện công việc của mô hình, cán bộ Khuyến nơng phải
có kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công việc về thời gian triển khai và yêu
cầu trách nhiệm cho từng đối tƣợng cụ thể.


<b>Biểu 2.5. Bảng kế hoạch hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn </b>


<b>TT </b> <b>Nội dung công việc </b> <b>Thời gian </b> <b>Trách nhiệm </b>


1 Tổ chức họp dân để nêu rõ mục đích yêu


cầu và thống nhất phƣơng pháp làm việc
2 Giải phóng hiện trƣờng để chuẩn bị


3 Tổ chức tập huấn cho ngƣời tham gia xây
dựng mơ hình


4 Hỗ trợ giống, thiết bị, vật tƣ


5 Tổ chức tham quan, sơ kết hội thảo
6 Thông tin tuyên truyền


7 Thuê cán bộ chỉ đạo


8 Kiểm tra đánh giá và nghiệm thu
9 ...


<i>2.2.2.5.Dự kiến phân bổ kinh phí </i>


Căn cứ theo thơng tƣ số 15/ 2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 Quy
định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01
năm 2010 của Chính phủ về khuyến nơng. Quy định nhƣ sau:


- Mức hỗ trợ cho mơ hình trình diễn và hộ tham gia mơ hình:


+ Mơ hình trình diễn cây trồng hàng năm đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và
các vật tƣ thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/mơ
hình/năm và 30 triệu đồng/hộ;


+ Mơ hình trình diễn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm
nghiệp đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tƣ thiết yếu theo quy định với


mức hỗ trợ tối đa 600 triệu đồng/mơ hình/năm và 50 triệu đồng/hộ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

+ Mơ hình trình diễn ni trồng thuỷ sản đƣợc hỗ trợ chi phí mua giống và
các vật tƣ thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 800 triệu đồng/mơ
hình/năm và 100 triệu đồng/hộ;


+ Mơ hình trình diễn về các lĩnh vực khác đƣợc hỗ trợ theo quy định tại
điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 của Thông tƣ liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN
ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn;


+ Đối với mơ hình trình diễn có tính đặc thù, mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ
trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo từng dự án.


Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, cán bộ khuyến nơng dựa vào các văn bản quy
định của Nhà nƣớc về mức hỗ trợ, loại hình đƣợc hỗ trợ, để lập dự tốn kinh phí
cho xây dựng mơ hình. Bao gồm:


Tổng kinh phí thực hiện mơ hình: ...
Trong đó:


Năm 1:...
Năm 2:...
Năm 3:...


Kết quả đƣợc tổng hợp vào bảng sau:


<b>Biểu 2.6. Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng mơ hình </b>


<i>Đơn vị tính: Đồng </i>



<b>TT </b> <b>Hạng mục </b> <b>Tổng số hỗ trợ </b> <b>Năm Năm Năm </b>


1 Giống
2 Phân bón


3 Thuốc bảo vệ thực vật
4 Chi đào tạo, tham quan
5 Chi triển khai, cán bộ


chỉ đạo


6 ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện mơ hình </b></i>


Sau khi đề án đã đƣợc duyệt, việc triển khai thực hiện mơ hình là cơng việc
yêu cầu cán bộ Khuyến nông phải thực hiện có tính kế hoạch, bởi thời gian thực
hiện mơ hình kéo dài, đối tƣợng là một nhóm hộ nơng dân tham gia và địa bàn
triển khai rộng. Công tác triển khai thực hiện mơ hình đƣợc thực hiện nhƣ sau


<i>2.2.3.1. Tập huấn cho hộ nông dân tham gia xây dựng mơ hình </i>


Bƣớc 1: Chuẩn bị cho buổi tập huấn


- Thống nhất với địa phƣơng có nông dân tham dự về kế hoạch tập huấn;
- Lập kế hoạch chi tiết cho buổi tập huấn;


- Số ngƣời đƣợc tham gia tập huấn: Số ngƣời tham gia tập huấn không vƣợt
quá số hộ tham gia mơ hình (chỉ tổ chức cho ngƣời tham gia thực hiện mơ hình


trình diễn, nếu số ngƣời q ít thì tập hợp nhiều điểm thực hiện mơ hình lại để
tập huấn).


- Thời gian tập huấn, số lần tập huấn theo quy định về định mức hỗ trợ;
- Nội dung tập huấn: Theo quy trình kỹ thuật;


- Địa điểm tập huấn;


- Phƣơng pháp tập huấn: Phƣơng pháp lấy học viên làm trung tâm, học viên
đƣợc học kết hợp thực hành lý thuyết ngay tại hiện trƣờng.


- Thời điểm tập huấn: Thƣờng tập huấn trƣớc khi triển khai mơ hình để ngƣời
dân nắm bắt đƣợc kỹ thuật để ngƣời dân áp dụng vào việc xây dựng mơ hình.


- Kinh phí cho tập huấn: Kinh phí chi triển khai điểm trình diễn mơ hình
bao gồm:


+ Tập huấn cho ngƣời sản xuất, tổng kết mơ hình khơng q 10 triệu
đồng/mơ hình, riêng mơ hình địi hỏi kỹ thuật cao tối đa không quá 15 triệu
đồng/mơ hình.


+ Trong đó chi bồi dƣỡng tập huấn, tham quan cho ngƣời sản xuất gắn liền
với từng mơ hình với mức hỗ trợ tiền ăn cho học viên là 15.000đ/ngƣời/ngày và
chi cho hƣớng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật là 40.000đ/ngƣời /ngày.


- Chuẩn bị tài liệu tập huấn;


- Thông báo tới các thành phần tham dự trƣớc 1 tuần;


- Chuẩn bị địa điểm, ánh sáng, bàn ghế, và hiện trƣờng thực hành.


Bƣớc 2: Tiến hành tập huấn


- Khai mạc lớp học đúng giờ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Nói rõ mục đích nội dung và chƣơng trình buổi tập huấn;
- Trình bày theo trình tự đã chuẩn bị trƣớc;


- Kết hợp tranh ảnh với thảo luận nhóm;


- Ngƣời giảng thực hành bài giảng trên hiện trƣờng để ghi nhớ những gì đã học;
- Phát tài liệu tập huấn tóm tắt lại bài học.


Bƣớc 3: Tổng kết đánh giá lớp tập huấn


- Ngƣời học đóng góp ý kiến cho buổi tập huấn:
+ Về nội dung bài giảng;


+ Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên;
+ Khả năng áp dụng.


- Giảng viên tổng kết lớp học, rút kinh nghiệm.


<i>2.2.3.2. Tổ chức tham quan </i>


Trƣớc khi triển khai mơ hình, tùy theo điều kiện, kế hoạch hoạt động và
kinh phí đƣợc phê duyệt. Cán bộ khuyến nơng có thể tổ chức cho ngƣời dân đi
tham quan học hỏi về mơ hình trình diễn ở một địa phƣơng đã xây dựng thành
công để học hỏi kinh nghiệm. Việc tổ chức tham quan đƣợc tiến hành theo các
bƣớc sau:



Bƣớc 1: Chuẩn bị


- Thống nhất với chính quyền địa phƣơng có ngƣời tham gia về kế hoạch
chuyến tham quan;


- Lập kế hoạch chi tiết cho chuyến tham quan;


- Xác định rõ mục tiêu cần tham quan: học tập, trao đổi kinh nghiệm từ các
mô hình đã triển khai thành cơng của các địa phƣơng khác;


- Đối tƣợng: Các hộ tham gia xây dựng mơ hình;


- Thời gian, thời điểm, địa điểm, tuyến đƣờng đi, nội dung tham quan, dự
tốn kinh phí, danh sách ngƣời đi tham quan,...


- Làm tất cả các công việc chuẩn bị và liên hệ cần thiết nhƣ phƣơng tiện đi
lại, kinh phí, giáo viên hƣớng dẫn, nơi ăn ngủ và học tập, giờ giấc và lịch trình
tham quan,...


Bƣớc 2: Tiến hành chuyến tham quan


- Tập trung nơi xuất phát, phổ biến lịch trình của chuyến tham quan, phong
tục tập quán của nơi đến và những nội dung đến tham quan;


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Nghe chủ hộ giới thiệu tóm tắt về kinh nghiệm xây dựng mơ hình của hộ
gia đình;


- Cùng với chủ hộ đi thăm quan hiện trƣờng, vừa quan sát, vừa trao đổi để
làm rõ các thông tin;



- Trao đổi giữa các thành viên trong đoàn để rút ra bài học, cám ơn chủ hộ
và gia đình.


Bƣớc 3: Đánh giá, viết báo cáo
- Kết quả đạt đƣợc qua chuyến đi;


- Khả năng tiếp thu và mở rộng cách làm ăn
mới đã học đƣợc ở nơi tham quan;


- Những đóng góp nhằm rút kinh nghiệm cho
những chuyến tham quan sau.


<i>2.2.3.3. Chuẩn bị hiện trường xây dựng mơ hình </i>
<i>trình diễn </i>


Trƣớc khi tiến hành xây dựng mơ hình, cần
chuẩn bị hiện trƣờng để triển khai mơ hình.Tùy theo
từng lĩnh vực xây dựng mơ hình mà có các hoạt động


chuẩn bị mơ hình khác nhau. Nhìn chung cơng tác chuẩn bị hiện trƣờng sẽ bao
gồm các hoạt động nhƣ:


- Chuẩn bị mặt bằng: Phát dọn thực bì: (Phát dọn toàn diện; Phát dọn cục
bộ; Phát dọn theo đám; Phát dọn theo băng – đối với các mô hình trong lĩnh vực
lâm nghiệp);


- Làm đất (Làm đất toàn diện; Làm đất cục bộ: làm theo băng, làm theo
hố; bón lót;…


<i>2.2.3.4. Hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư </i>



- Hạng mục hỗ trợ: Các mơ hình trình diễn khuyến nơng đƣợc Nhà nƣớc hỗ
trợ chủ yếu là giống và phân bón. Cơng trồng, chăm sóc, bảo vệ là phần đóng
góp của hộ gia đình xây dựng mơ hình.


- Quy trình kỹ thuật áp dụng, thông số kỹ thuật: Đối với cây giống, con
giống phải lấy từ các đơn vị có đầy đủ chức năng sản xuất kinh doanh giống cây
trồng lâm nghiệp.


Tùy theo mỗi loại cây,con giống phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nhƣ tháng
tuổi, chiều cao, đƣờng kính cổ rễ,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

+ Đối với miền núi, vùng sâu, biên giới, bãi ngang ven biển: Nhà nƣớc hỗ
trợ 60% giống, 40% phân bón.


+ Đối với hộ nghèo miền núi: Nhà nƣớc hỗ trợ 80% giống, 60% phân bón.
+ Đối với những mơ hình có tính đặc thù riêng, mức hỗ trợ riêng.


<i><b>2.2.4. Giám sát, đánh giá và tổng kết mô hình </b></i>


<i>2.2.4.1. Xác định phạm vi đánh giá </i>


Phạm vi đánh giá của mơ hình bao gồm cả yếu tố thời gian, không gian và
giới hạn của đối tƣợng đánh giá.


Đa số các mơ hình trình diễn khuyến nông đƣợc tiến hành trong một thời
gian ngắn nhƣ các mơ hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, riêng các mơ hình
trong lĩnh vực lâm nghiệp thƣờng đƣợc xây dựng trong khoảng không gian rộng,
thời gian kéo dài (4-5 năm), nhiều đối tƣợng tham gia (20-25 hộ). Nhƣng chúng ta
chỉ tiến hành lựa chọn một số địa điểm, một khoảng thời gian, đối tƣợng nhất định


để tiến hành đánh giá. Điều này sẽ giảm bớt chi phí trong quá trình đánh giá.


Tùy thuộc vào yêu cầu, nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá mà chúng ta
có thể đánh giá toàn bộ hoặc chỉ chọn một số địa điểm, thời gian, đối tƣợng nhất
định để đánh giá. Khi kiểm tra đánh giá phải có biên bản ghi chép lại các kết quả
của mơ hình.


<i>2.2.4.2. Xây dựng chỉ tiêu theo dõi </i>


- Đánh giá và nghiệm thu mức độ đạt đƣợc của các chỉ tiêu phát triển của
mơ hình, Ví dụ:


+ Mức độ sinh trƣởng, phát triển của cây (chiều cao, đƣờng kính thân,
đƣờng kính tán...)


+ Mật độ trồng;
+ Tỷ lệ sống;


+ Phƣơng thức trồng...


- Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trƣờng, bao gồm các chỉ
tiêu nhƣ:


+ Số công lao động đƣợc tạo ra cho ngƣời dân;
+ Số hộ tham gia;


+ Mức độ tăng thu nhập cho ngƣời dân;


- Đánh giá ảnh hƣởng, tác động của dự án bao gồm các chỉ tiêu:
+ Số mơ hình đƣợc lan rộng sau trình diễn tại cộng đồng;



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>3.2.4.3. Sơ kết, hội thảo và tổng kết </i>


Công tác sơ kết đƣợc tổ chức mỗi năm một lần để rút kinh nghiệm và đƣa
ra hƣớng thực hiện cho năm sau.


Hội thảo tổng kết đƣợc tổ chức vào năm cuối khi mơ hình đi vào giai đoạn
kết thúc để đánh giá kết quả của mơ hình cũng nhƣ khả năng nhân rộng.


Để tổng kết mơ hình, cán bộ khuyến nơng cần xử lý các số liệu, trên cơ sở
đó viết báo cáo kết quả thực hiện mơ hình. Báo cáo cần đƣợc viết ngắn gọn, rõ
ràng song cần phải nêu rõ đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc, những mục tiêu
chƣa đạt đƣợc hoặc mới đạt ở mức độ thấp. Phân tích những nguyên nhân chủ
quan, khách quan ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện mơ hình, những bài học kinh
nghiệm đã thu đƣợc,...


<i><b>2.2.5. Tổ chức nhân rộng mơ hình </b></i>


<i>2.2.5.1. Hội thảo đầu bờ: </i>


Trong q trình triển khai mơ hình, nếu thấy mơ hình đạt kết quả tốt có thể
tổ chức hội thảo đầu bờ và mời nông dân trong vùng đến thăm quan và học tập.
Đánh giá sơ bộ, thu thập số liệu để chuẩn bị cho tổng kết nhân rộng.


- Hội thảo đầu bờ là hình thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm
để đánh giá và giải quyết các vấn đề ngay tại hiện trƣờng. Đây là quá trình học
hỏi giữa nông dân với nhau trong cộng đồng. Hội thảo đầu bờ tốt nhất là đƣợc tổ
chức ngay tại điểm trình diễn, thực hiện trên đất của nơng dân, do chính ngƣời
dân đó tham gia một phần vào cơng việc điều hành và giới thiệu mục đích của
hội thảo.



Bƣớc 1: Chuẩn bị


- Căn cứ vào kết quả của mơ hình trình diễn, cán bộ khuyến nông bàn bạc
với địa phƣơng và trạm khuyến nông huyện để xây dựng kế hoạch chi tiết:


+ Mục đích hội thảo đầu bờ là gì?


+ Đối tƣợng tham gia hội thảo: Hộ tham gia mơ hình, hộ bên ngoài;
+ Thời gian, số lần thực hiện theo kế hoạch;


+ Địa điểm: Tại mơ hình;


+ Kinh phí thực hiện, phƣơng tiện trợ giúp và ngƣời trợ giúp cho cuộc
hội thảo;


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Thơng báo mục đích, thời gian, nội dung và địa điểm cho các thành viên
đƣợc mời tham gia trƣớc 1 tuần.


Bƣớc 2: Thực hiện


- Toàn bộ đoàn và chủ hộ gặp nhau tại địa điểm của mơ hình;


- Cán bộ khuyến nơng giới thiệu mục đích, nội dung và chƣơng trình làm việc;
- Tổ chức hội thảo:


+ Có thể chia ra thành các nhóm nhỏ cho nơng dân thảo luận
+ Khuyến khích ngƣời dân làm trình diễn đứng ra giới thiệu.


+ Trong hội thảo đầu bờ nên kết hợp huấn luyện trên hiện trƣờng để đào


tạo kỹ năng, giới thiệu lý thuyết và trình diễn kỹ thuật để mọi ngƣời quan sát,
bình luận và có thể thực hành ngay trên thực địa.


Bƣớc 3: Tổng kết đánh giá


- Có thể đánh giá kết quả cuộc hội thảo đầu bờ ngay tại hiện trƣờng;
- Có bao nhiêu hộ gia đình muốn áp dụng mơ hình đã có hiệu quả;
- Những khó khăn gì gặp phải khi áp dụng xây dựng mơ hình;
- Kế hoạch triển khai nhân rộng cho các hộ gia đình muốn áp dụng;
- Viết báo cáo hội thảo đầu bờ.


<i>2.2.5.2. Thông tin tuyên truyền </i>


* Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
Phƣơng tiện thơng tin đại chúng bao gồm:


+ Nhóm truyền thanh (đài, băng cát sét);
+ Nhóm kết hợp nghe nhìn (phim, tivi, video);


+ Nhóm ấn phẩm (báo chí, tranh ảnh, sách, tờ bƣớm).


Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng có lợi ích là cùng
lúc đƣa thông tin đến với nhiều ngƣời.Tuy nhiên, chỉ sử dụng phƣơng tiện thông
tin đại chúng trong trƣờng hợp sau:


- Tuyên truyền để giúp nông dân nhận thức đƣợc những sáng kiến mới và
động viên họ đẩy mạnh sản xuất;


- Đƣa ra lời khuyến cáo đúng lúc;



- Mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của các hoạt động khuyến nông;
- Chia sẻ kinh nghiệm với nông dân ở địa phƣơng khác;


- Trả lời những câu hỏi của những ngƣời tham gia;


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Thơng tin khuyến nơng thƣờng có tính giáo dục cho nên nếu khơng có kết
cấu chặt chẽ thì sẽ làm cho ngƣời xem/ngƣời nghe dễ chán. Nếu dài q sẽ làm
họ chóng qn.Vì vậy, thông tin phải đơn giản và ngắn, nhắc đi nhắc lại nhiều
lần, có kết cấu chặt chẽ.


Sản xuất các chƣơng trình khuyến nơng phát trên các phƣơng tiện thông tin
đại chúng là công việc của các nhà chuyên môn.Tuy nhiên, ngƣời cán bộ khuyến
nông lâm nếu có điều kiện hồn tồn có thể sử dụng một cách có hiệu quả những
thơng tin đó vào cơng việc quảng bá mơ hình bằng cách làm sau:


Ghi lại các chƣơng trình phát thanh nơng thơn vào băng cát xét và mở lại
cho bà con nghe vào lúc thích hợp.


Khuyến khích nơng dân nghe đài,thông báo cho họ biết thời gian và chủ
đề của các chƣơng trình phát thanh liên quan.


Có thể dùng máy quay video sản xuất đƣợc các chƣơng trình khuyến nơng
đơn giản cho nơng dân xem.


Làm tờ rơi (tờ bƣớm) để hƣớng dẫn nông dân cách làm một công việc cụ
thể nào đó. Thơng tin viết trên tờ rơi nên đƣợc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và
nên kèm theo hình ảnh.


* Xây dựng pa nơ, áp phích quảng bá mơ hình



- Pa nơ quảng bá mơ hình có thể làm trên nhiều chất liệu, tùy thuộc nguồn
kinh phí, mục đích sử dụng lâu bền để quyết định chất liệu làm pa nô;


+ Pa nơ có thể xây bằng gạch, xi măng. Phƣơng thức này đƣợc sử dụng
nhiều lần, có tính chất bền vững, lâu dài;


+ Thiết kế trên gỗ;


+ Quảng bá trên chất liệu vải;


+ Viết trên giấy,phƣơng thức này thƣờng tốn ít kinh phí nhƣng sử dụng
khơng đƣợc lâu;


- Từ ngữ viết trên pa nô nên ngắn gọn, có tính thuyết phục nơng dân làm
theo nhƣ hãy trồng rừng, mơ hình Nơng lâm kết hợp,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Chƣơng 3 </b>


<b> GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MƠ HÌNH </b>
<b>TRÌNH DIỄN TRONG KHUYẾN NÔNG </b>


<b>3.1. Khái niệm chung về giám sát và đánh giá </b>


Giám sát và đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong chu trình dự
án nói chung và hoạt động xây dựng mơ hình khuyến nơng nói riêng.Hiểu
một cách chung nhất, các hoạt động giám sát và đánh giá đều trả lời câu hỏi:
Dự án/hoạt động đã và chƣa làm đƣợc những gì? Tại sao làm đƣợc và chƣa
làm đƣợc? Những gì cần điều chỉnh hoặc cần tiếp tục thực hiện trong thời
gian tới?



Giám sát và đánh giá đều là những hoạt động của quản lý và là công
cụ để quản lý chƣơng trình, dự án. Trong chu trình của các chƣơng trình dự
án phát triển, thì các hoạt động giám sát và đánh giá đƣợc thiết kế để bảo
đảm các hoạt động đƣợc thực thi theo đúng mục tiêu đã đề ra và đánh giá
hiệu quả cũng nhƣ các tác động của chúng.


Sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá


Giám sát và đánh giá là những chức năng quản lý khác nhau trong các
chƣơng trình, dự án và thƣờng phục vụ những đối tƣợng sử dụng khác nhau.
Giám sát thƣờng là một chức năng quản lý nội bộ, còn đánh giá thƣờng đƣợc
tiến hành bởi các chuyên gia đánh giá độc lập và thƣờng do các cơ quan độc
lập đề xƣớng. Giám sát đƣợc thực hiện liên tục hàng ngày hoặc định kỳ,
nhằm thu thập và phân tích thơng tin, dữ liệu về tình hình thực hiện hoạt
động với kế hoạch đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Sơ đồ 3.1. Phân biệt giám sát và đánh giá </b>
<b>Bảng 3.1. Phân biệt giám sát và đánh giá </b>


<b>Điểm khác </b>


<b>nhau </b> <b>Giám sát </b> <b>Đánh giá </b>


Mục tiêu Thúc đẩy hoàn thành hoặc
điều chỉnh kế hoạch


- Xác định mức độ hoàn thành kế hoạch
- Rút ra bài học cho giai đoạn sau
- Định hƣớng tác động và lập kế hoạch
Nội dung Hoạt động diễn ra chƣa? Diễn



ra thế nào? Có theo đúng kế
hoạch khơng? Vì sao?


Mục tiêu có đạt đƣợc khơng? Đạt đƣợc
bao nhiêu? Vì sao?


Thơng tin - Chi tiết


- Tổng hợp sơ bộ


- Có điều tra chuyên sâu
- Tổng hợp và phân tích


Tổ chức Quản lý nội bộ Cơ quan độc lập
Thời điểm Liên tục, hàng ngày


(Diễn ra thƣờng xuyên)


Định kỳ hoặc đột xuất
(Có thời điểm cụ thể)


<b>Giám sát </b>


Thu thập thơng tin


Phân tích


Báo cáo thơng tin



Hoạt động điều chỉnh ở
cấp thực hiện


<b>Đánh giá </b>


Thông tin từ
giám sát


Thơng tin từ các
nguồn khác


Phân tích


Bình luận,
kiến nghị


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>3.2. Giám sát hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn </b>


<i><b>3.2.1. Khái niệm giám sát </b></i>


Giám sát hoạt động xây dựng mô hình trình diễn là quá trình thƣờng xuyên
kiểm tra, theo dõi mọi công việc để so sánh giữa thực tế đạt đƣợc với kế hoạch
đề ra nhằm xác định tình trạng chi phí, tiến độ các hoạt động và những dấu hiệu
khơng bình thƣờng để kịp thời điều chỉnh.


Giám sát là một quá trình theo dõi liên tục các hoạt động hiện đang tiến
hành, để biết đƣợc tiến độ thực thi và có đƣợc những điều chỉnh sửa đổi kịp thời
các nhiệm vụ, các hoạt động khi gặp phải trở ngại.


Trong quá trình giám sát cần chú ý tới các vấn đề kiểm tra, so sánh tiến độ


và chất lƣợng trong thực tế với kế hoạch đã đề ra, đảm bảo công việc đạt đƣợc
chất lƣợng nhƣ mong muốn trong nguồn ngân sách đã phê duyệt thông qua việc
áp dụng các phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin.


Nhƣ vậy, giám sát là hoạt động quản lý hàng ngày do các bên có liên quan
tiến hành ngay từ khi lập kế hoạch và trong suốt tiến trình thực thi các hoạt
động. Giám sát nhằm để đánh giá tiến độ và các thành quả để giảm bớt các khó
khăn và có đƣợc những hỗ trợ của các nhà quản lý, thực hiện công việc có hiệu
quả và ít tốn kém hơn.


<i><b>3.2.2.Mục tiêu của giám sát </b></i>


Giám sát là để kiểm tra hƣớng đi và tiến độ của hoạt động xây dựng mơ
hình trình diễn xem có đúng kế hoạch đề ra khơng. Trên cơ sở đó, các nhà quản
lý điều chỉnh và đề ra biện pháp kịp thời để thực hiện kế hoạch hành động.


Trong xây dựng mô hình trình diễn việc giám sát nhằm có đƣợc những
thơng tin:


- Ai thực hiện cơng việc gì ?
- Ai tham gia thực hiện ?


- Khi thực hiện có gặp phải vấn đề khơng?
- Kết quả hoạt động đó nhƣ thế nào?


- Đối chiếu với mục tiêu của việc xây dựng mô hình trình diễn.


Theo dõi, giám sát hoạt động xây dựng mơ hình đƣợc làm tốt có nghĩa là
thực hiện tốt về công tác dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nâng cao đƣợc năng lực quản lý các hoạt động của cộng đồng.



<i><b>3.2.3.Chức năng của hoạt động giám sát </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Phát hiện các vấn đề để kịp thời xử lý;


- Nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ triển khai ;


- Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện các hoạt động trong thời
gian tới.


<i><b>3.2.4. Căn cứ và phương pháp thực hiện </b></i>


- Xây dựng các phiếu theo dõi, giám sát bằng bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ. Sổ
nhật ký ghi chép các hoạt động và quản lý tài liệu.


- Quan sát tại hiện trƣờng (ghi hình, chụp hình...)


- Thực hiện theo dõi, giám sát có sự tham gia của ngƣời dân.


<i><b>3.2.5. Nội dung và tiến trình giám sát </b></i>


<i>3.2.5.1. Nội dung giám sát </i>


<b>- Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch (Kế hoạch) trong thực tế so với dự </b>
kiến là nhanh, chậm hay đúng tiến độ;


<b>- Giám sát các điều kiện để thực hiện kế hoạch (Đầu vào) nhƣ điều kiện tài </b>
chính, nhân lực, trang thiết bị, cây giống, con giống,... có đảm bảo cho việc thực
hiện kế hoạch hay khơng và có đảm bảo kịp thời khơng?



<b>- Giám sát kết quả (Đầu ra) của các hoạt động có khả năng góp phần đạt </b>
đƣợc mục tiêu của hoạt động đã đƣợc xác định từ trƣớc hay khơng.


<i>3.2.5.2. Tiến trình giám sát </i>


Tiến trình giám sát bao gồm:Xây dựng các tiêu chuẩn (hoặc các chỉ tiêu) để
kiểm tra, đánh giá; Quan sát tiến độ thực hiện; So sánh giữa thực tế và tiêu
chuẩn đã đặt ra; Thực hiện các biện pháp điều chỉnh. Tiến trình giám sát có thể
biểu diễn theo hình sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Bƣớc 1: Xây dựng chỉ tiêu và tiêu chuẩn để giám sát


Chỉ tiêu giám sát phải đƣợc xây dựng có sự tham gia của các bên liên quan.
Các căn cứ để xây dựng chỉ tiêu là: Mục tiêu của các hoạt động; phạm vi của
hoạt động; dự trù nguồn kinh phí và nguồn lực; thời gian hồn thành; chất lƣợng
công việc...


Để xây dựng chỉ tiêu có thể bắt đầu bằng cách tổ chức cuộc họp gồm
những ngƣời có liên quan (thành lập nhóm giám sát) để thống nhất về nội dung
và hình thức giám sát. Đồng thời, giới thiệu khái niệm về các chỉ tiêu để mọi
ngƣời tham gia hiểu và phân biệt đƣợc. Nhìn chung, một hệ thống giám sát cần
đủ chỉ tiêu ở cả 4 lĩnh vực: hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động.


Việc thành lập các nhóm giám sát lƣu ý:


- Thơng báo đầy đủ nội dung, mục đích, ý nghĩa, nội dung việc theo dõi,
giám sát.


- Lựa chọn đƣợc đúng các thành viên tham gia theo dõi, giám sát (Cán bộ
khuyến nông, đại diện hộ dân, cán bộ hiện trƣờng...



- Đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ trong quá trình giám sát.
- Tập huấn nhóm theo dõi, giám sát trong q trình thực hiện.
Bƣớc 2: Quan sát tình hình thực hiện


Là q trình thu thập các thơng tin để phục vụ cho giám sát, bao gồm các
thông tin chung và thông tin thuộc nội dung giám sát (dựa trên những chỉ tiêu đã
đƣợc xác định). Đây là quá trình địi hỏi sự chuẩn bị cơng phu, tỉ mỉ, có thể có
sự phối hợp giữa các thành viên giám sát và các cơ quan có liên quan


Các thông tin cần thu thập liên quan tới: công việc đang tiến hành so với
khung logic, công việc đang tiến hành so với thời gian và kinh phí, kết quả đạt
đƣợc so với dự kiến, các nguồn lực đang sử dụng...


Cần phải đƣợc thơng báo đến nhóm giám sát và các bên có liên quan, đảm
bảo tồn thể ngƣời dân tham gia xây dựng mơ hình đều hiểu và xác định rõ mục
đích, ý nghĩ việc theo dõi giám sát, trách nhiệm của mọi ngƣời tham gia. Từ đó
thống nhất nội dung và phƣơng pháp thực hiện theo dõi, giám sát; lựa chọn đƣợc
công cụ và chỉ số giám sát phù hợp.


Một số nội dung sau thƣờng đƣợc chú ý để giám sát:


<i>- Giám sát tài chính: Nhằm xem xét việc phân bổ và cung cấp kinh phí cho </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

ngƣời giám sát cũng cần phải biết về sự chi tiêu, kịp thời phát hiện những vấn đề
trong sử dụng tài chính để có biện pháp xử lý kịp thời.


<i>- Giám sát tiến độ thực hiện: Là xem xét việc thực hiện các hoạt động có </i>


phù hợp với kế hoạch đã định không? Trong thực tế, đôi khi việc thực hiện các


hoạt động thƣờng bị chậm so với kế hoạch.Vì những khó khăn khơng lƣờng
trƣớc. Giám sát tiến độ giúp cho ngƣời quản lý nhận biết sớm những khó khăn
nảy sinh và kịp thời xử lý trƣớc khi chúng trở nên nghiêm trọng.


<i>- Giám sát nhân lực: Là sự kiểm tra về số lƣợng nhân viên, năng lực thực </i>


tế của họ so với yêu cầu của công việc nhằm sớm phát hiện những khó khăn
trong công tác cán bộ để giúp cho ngƣời quản lý có biện pháp khắc phục hiệu
quả. Việc giám sát nhân lực cũng cần xem xét việc tuyển dụng cán bộ có đáp
ứng đúng theo các yêu cầu không.


Bƣớc 3: So sánh thực tế thực hiện với tiêu chuẩn đã đặt ra


Để thực hiện việc so sánh cần phải bám sát vào khung kế hoạch chung và
kế hoạch của từng hoạt động. Cần xem xét các hoạt động đang đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào? Có gì sai lệch với kế hoạch khơng? Nếu có, ngun nhân của mỗi
trƣờng hợp là gì. Khi tiến hành bƣớc này cần chú ý so sánh các vấn đề sau:


- Mỗi hoạt động đang ở đâu so với mục tiêu, tiến độ, chi phí và chất lƣợng
cần đạt đƣợc.


- Các hoạt động có thực hiện đúng kế hoạch không?
- Những hoạt động nào thực hiện sai so với kế hoạch?
- Các hoạt động có đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra hay không?
- Những cơ hội/ khó khăn gì đã, đang và sẽ xuất hiện?


- Các bên liên quan, nhất là ngƣời hƣởng lợi có hài lịng với các kết quả
đạt đƣợc?


- Phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng chƣa?


Bƣớc 4: Thực hiện các biện pháp điều chỉnh


Việc điều chỉnh là cần thiết nếu có những sai lệch lớn trong quá trình thực
hiện, nhằm đảm bảo cho các hoạt động đi đúng hƣớng, đồng thời giải quyết các
khó khăn, thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra. Khi thực hiện điều chỉnh cần xem xét
tổng quát trên các khía cạnh sau:


- Điều chỉnh lại kế hoạch;


- Thay đổi mức đầu tƣ về các nguồn lực;


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Tổ chức lại đơn vị thực hiện dự án;


- Điều chỉnh lại mục tiêu hoạt động nếu cần thiết.


Khi thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần phân công, phân định lại trách
nhiệm của các thành viên tham gia và hình thành các tiêu chuẩn giám sát mới
cho phù hợp.


<i><b>3.2.6. Các hoạt động trong giám sát. </b></i>


Các hoạt động giám sát chính là xác định mục đích và phạm vi giám sát,
những chỉ số đo lƣờng, đo lƣờng cái gì, đo lƣờng nhƣ thế nào, ai đo lƣờng, tần
suất đo lƣờng và báo cáo kết quả nhƣ thế nào. Tất cả những hoạt động này đƣợc
thể hiện trong một bảng gọi là Khung giám sát. Khung này là căn cứ quan trọng
để lập kế hoạch giám sát.


Để hình thành nội dung các hoạt động trong Khung giám sát, trƣớc hết cần
dựa vào những tài liệu chính sau đây:



- Tài liệu dự án, tài liệu về hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn phải nêu
rõ mục tiêu và mục đích của việc đầu tƣ, các đầu ra và kết quả dự kiến, các hoạt
động chính;


- Kế hoạch tổng thể của hoạt động xây dựng mơ hình và kế hoạch thực hiện
hàng năm.


Để xây dựng Khung giám sát, việc quan trọng bậc nhất là xác định các chỉ
số để giám sát. Khung giám sát không chỉ là công cụ để thực hiện cơng việc
giám sát mà cịn là căn cứ để lập kế hoạch giám sát sau này. Để hình thành nội
dung các hoạt động trong giám sát, cần dựa vào khung logic của dự án hoặc đề
xuất hoạt động. Kế hoạch tổng thể của dự án và Kế hoạch thực hiện hàng năm.


Ví dụ: Khung theo dõi, giám sát


Chỉ số Thời gian Phƣơng


pháp


Tháng 1 Tháng 2 Tháng 12


Chú ý: Có rất nhiều phƣơng pháp để giám sát một chỉ số, lựa chọn phƣơng
pháp phụ thuộc vào nhóm giám sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Ảnh hƣởng của mơ hình đối với nhận thức trong việc thay đổi phƣơng
thức sản xuất;


- Tính lan tỏa và nhân rộng.


<b>3.3. Đánh giá hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn </b>



<i><b>3.3.1. Khái niệm đánh giá </b></i>


Đánh giá là một hoạt động thƣờng xuyên và định kỳ nhằm phân tích và làm
rõ sự tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc trên thực tế so với mục tiêu đã nêu ra đã
đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định các khó khăn và vƣớng mắc
nảy sinh hoặc tiềm ẩn để đƣa ra khuyến nghị các hành động khắc phục hay
những giải pháp phòng ngừa, và đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục quản lý.


Có thể nói đánh giá là q trình xem xét định kỳ, có hệ thống, khách quan
hoạt động/dự án đang tiến hành hoặc đã hoàn thành, bao gồm cả việc thiết kế,
thực hiện, kết quả đạt đƣợc.


<i><b>3.3.2. Mục đích và yêu cầu của đánh giá hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn </b></i>


Mục đích của đánh giá là xác định tính phù hợp và sự thỏa mãn các mục
tiêu, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của việc xây dựng mơ hình.


Các đánh giá có tính định kỳ hoặc đột xuất, xác định xem các hoạt động và
đầu ra có dẫn đến sự thay đổi nào khơng? Và nhƣ vậy, rõ ràng khác biệt với hoạt
động theo dõi chỉ tập trung vào quản lý liên tục và đo lƣờng tiến độ hàng ngày


Yêu cầu khi đánh giá là cần cung cấp các thông tin tin cậy và hữu ích, cho
phép ứng dụng các bài học kinh nghiệm vào việc đƣa ra các quyết định của
những ngƣời làm công tác quản lý.


<i><b>3.3.3. Nguyên tắc cơ bản của đánh giá </b></i>


- Chính xác: Đảm bảo tính chính xác của kết quả thực hiện;
- Tin cậy: Lựa chọn phƣơng pháp phù hợp;



- Khách quan: Ngƣời ngoài (ngƣời học) tham gia đánh giá;


- Đơn giản: Các mẫu phiếu đánh giá thực sự đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.


<i><b>3.3.4. Ai tham gia đánh giá </b></i>


- Cán bộ khuyến nông, ngƣời dân;


- Đại diện các ban ngành, tổ chức đại chúng;
- Đại diện chính quyền địa phƣơng.


- Các tổ chức bên ngồi…


<i><b>3.3.5. Các loại hình đánh giá </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>- Đánh giá đầu kỳ: Đƣợc tiến hành ngay khi hoạt độngbắt đầu, nhằm xem </i>


xét tình hình thực tế so với thực trạng ban đầu mô tả trong tài liệu dự án, đã
đƣợc phê duyệt nhằm tìm ra những giải pháp ngay trong giai đoạn ban đầu khi
chuẩn bị thiết kế và lên kế hoạch làm việc chi tiết


<i>- Đánh giá giữa kỳ: Đƣợc tiến hành vào giữa chu trình hoặc khi hoạt </i>


động/dự án đạt đƣợc 50% kế hoạch nhằm xem xét tiến độ thực hiện từ khi bắt
đầu và, nếu cần thiết, khuyến nghị các điều chỉnh.


<i>- Đánh giá kết thúc:Đƣợc tiến hành khi kết thúc hoạt động nhằm đánh giá </i>


các kết quả đạt đƣợc, tổng kết tồn bộ q trình thực hiện, rút ra những bài học


cần thiết và cung cấp cơ sở cho việc chuẩn bị báo cáo kết thúc.


<i>- Đánh giá tác động: Đƣợc tiến hành tại một thời điểm thuận lợi trong vòng </i>


5 năm sau khi hoạt động xây dựng mơ hình kết thúc và những kết quả của nó
đƣợc đƣa vào sử dụng thực tiễn để đánh giá hiệu suất, tính bền vững và những
tác động kinh tế, xã hội so với các mục tiêu ban đầu.


Đánh giá thƣờng đƣợc tiến hành bởi các chuyên gia đánh giá độc lập và
thƣờng do các cơ quan độc lập đề xƣớng, đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc đột
xuất nhằm làm rõ sự tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc trên thực tế so với mục
tiêu đã đề ra và xác định xem các hoạt động và đầu ra của hoạt động có dẫn đến
sự thay đổi nào không.


<i><b>3.3.6. Nội dung đánh giá xây dựng mơ hình trình diễn khuyến nơng </b></i>


Tùy theo mục đích mà có thể xác định nội dung đánh giá khác nhau.Tuy
nhiên, 5 nội dung chính thƣờng đƣợc quan tâm là:


- Đánh giá tính thích hợp;
- Đánh giá kết quả;


- Đánh giá hiệu quả;
- Đánh giá tác động;
- Đánh giá tính bền vững.


<i>3.3.6.1. Đánh giá tính thích hợp </i>


Đánh giá tính thích hợp là xem xét hoạt động có ý nghĩa và có phù hợp với
nhu cầu của các bên tham gia cũng nhƣ điều kiện cụ thể của địa phƣơng không.


Một hoạt động đƣợc coi là thích hợp khi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Phù hợp với chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng, của vùng
và của Nhà nƣớc;


- Phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phƣơng.


Hoạt động xây dựng mơ hình đƣợc coi là thích hợp nếu nhƣ các mục tiêu
và hoạt động phù hợp với các vấn đề nêu trên. Nhƣ vậy, để đánh giá tính phù
hợp cần căn cứ vào mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của dự án.


<b>Khi đánh giá tính phù hợp cần trả lời những câu hỏi sau: </b>
- Mục đích và mục tiêu của đầu tƣ vẫn còn phù hợp?


- Các hoạt động và đầu ra của việc xây dựng mơ hình trình diễn có thống nhất
với mục tiêu tổng thể và việc đạt đƣợc mục đích của nó hay khơng?


- Các hoạt động và các đầu ra của mơ hình có thống nhất với các tác động
và các ảnh hƣởng dự kiến hay khơng?


- Các yếu tố bên ngồi nhƣ khí hậu, các điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu
của cộng đồng có làm thay đổi sự phù hợp của mơ hình hay khơng?


<i>3.3.6.2. Đánh giá kết quả </i>


Đánh giá kết quả là xem xét hoạt động có đạt đƣợc kết quả nhƣ mong
muốn không, đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:


- Mục tiêu trƣớc mắt có đạt đƣợc nhƣ mong muốn khơng?
- Mức độ đóng góp của đầu ra đối với mục tiêu;



- Ảnh hƣởng của những giả định đối với mục tiêu.


Nhƣ vậy, đánh giá kết quả chú trọng xem xét mức độ đạt đƣợc mục tiêu
trƣớc mắt và các đầu ra của hoạt động.


<i>3.3.6.3. Đánh giá hiệu quả </i>


Hiệu quả là thƣớc đo về mức độ một hoạt động phát triển đạt đƣợc mục đích
và kết quả của nó. Đánh giá hiệu quả là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu
vào để tạo nên các đầu ra của dự án có hiệu quả khơng, các kết quả đạt đƣợc có
tƣơng xứng với mức đầu tƣ không. Hiệu quả cần đƣợc xem xét trên các khía
cạnh về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Việc đánh giá hiệu quả cần chú ý đến các
nội dung sau:


- Các đầu vào có đƣợc sử dụng triệt để không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Đạt đƣợc những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.


Nhƣ vậy, căn cứ để đánh giá hiệu quả là xem xét các đầu vào, hoạt động và
đầu ra/kết quả.


<i>3.3.6.4. Đánh giá tác động </i>


Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực tạo ra bởi một can
thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ đích hoặc khơng có chủ đích. Đánh giá tác động
là xem xét những tác động tới các đối tƣợng hƣởng lợi trên các phƣơng diện kinh
tế, văn hóa, xã hội, mơi trƣờng, chính sách... Đánh giá tác động cần xem xét trên
3 khía cạnh chính:



<b>- Tác động đến ai? (đối tƣợng tác động); </b>
<b>- Tác động đến cái gì? (khía cạnh tác động); </b>
<b>- Tác động nhƣ thế nào? (mức độ tác động). </b>


Để đánh giá tác động cần căn cứ vào các mục tiêu (tổng thể và cụ thể).
<b>Khi đánh giá tác động có thể sử dụng các câu hỏi liên quan bao gồm: </b>
- Mơ hình có những ảnh hƣởng tích cực gì?


- Mơ hình có những ảnh hƣởng tiêu cực gì?


- Việc thực hiện mơ hình có những ảnh hƣởng gì tới các khu vực lân cận
(ngoài khu vực đầu tƣ trong kế hoạch)?


- Hoạt động đầu tƣ đã tạo ra những thay đổi gì trong cuộc sống của đối
tƣợng thụ hƣởng, tham gia?


- Đối tƣợng thụ hƣởng nhận thức nhƣ thế nào về các kết quả?
- Hoạt động đầu tƣ đã tạo ra thay đổi gì trong các vấn đề chung?


<i>3.3.6.5. Đánh giá tính bền vững </i>


Đánh giá tính bền vững liên quan đến xác định xem lợi ích có khả năng duy
trì sau khi nguồn tài trợ kết thúc hay không và xác định các yếu tố ảnh hƣởng
đến sự bền vững. Một số nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bền vững là:


- Các hoạt động hoặc tác động của dự án có thể tiếp tục đƣợc phát huy sau
khi kết thúc dự án và sự hỗ trợ từ bên ngoài?


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Khi đánh giá tính bền vững cần xem xét các câu hỏi sau: </b>



- Mức độ lợi ích của mơ hình cịn đƣợc duy trì sau khi dừng nguồn tài trợ?
- Những yếu tố cơ bản nào ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc hay khơng đạt
đƣợc tính bền vững của mơ hình.


- Có cần hỗ trợ để duy trì các hoạt động, và kết quả trong tƣơng lai không?
- Những bên tham gia có thể tiếp quản việc điều hành các hoạt động để họ
tiếp tục một cách độc lập không?


<i><b>Những điểm cần chú ý khi đánh giá </b></i>


- Trong mỗi lĩnh vực đánh giá, hãy nhấn mạnh vào những kết quả đạt đƣợc
và nêu rõ những điểm yếu cần khắc phục


- Khi đƣa ra bất kỳ khuyến nghị lớn nào về việc thay đổi hoạt động/mục
tiêu của hoạt động xây dựng mơ hình, cần bàn bạc trƣớc với các bên liên quan.


- Việc giữ vị trí độc lập và khách quan/trung lập khi đƣa ra các đánh giá
công bằng và mang tính xây dựng về các vấn đề then chốt là rất quan trọng.


<i><b>3.3.7. Các bước thực hiện đánh giá mơ hình trình diễn </b></i>


<i><b>3.3.7.1. Lập kế hoạch </b></i>


- Đánh giá ban đầu hiện trạng, điều kiện tự nhiên;
- Đánh giá thƣờng kỳ, giữa kỳ: Tiến độ thực hiện;


- Họp dân đề cử nhóm đánh giá và tập huấn nhóm đánh giá;
- Xây dựng tiêu chí, nội dung, phƣơng pháp đánh giá;


- Tập huấn cho nhóm đánh giá.



<i>3.3.7.2. Thực hiện việc đánh giá </i>


-Tiến hành họp dân để thông báo rõ mục đích, ý nghĩa việc đánh giá, kết
quả làm việc của nhóm đánh giá.


-Thống nhất về mặt nhận thức, lấy những kinh nghiệm của ngƣời dân trong
việc đánh giá;


-Thống nhất kế hoạch làm việc và thảo luận các vấn đề có liên quan đến
việc đánh giá;


- Xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện cho việc đánh giá;


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>3.3.7.3. Báo cáo kết quả đánh giá </i>


- Tổng hợp và phân tích các số liệu, sổ ghi chép, nhật ký, kế hoạch, tiến độ
thực hiện nhóm tham gia đánh giá.


- Viết báo cáo sơ bộ đánh giá mơ hình trình diễn (Chỉ rõ những kết quả đạt
đƣợc, những tồn tại trong việc thực hiện mơ hình, những bài học kinh nghiệm).


- Báo cáo kết quả đánh giá trƣớc cộng đồng. Thảo luận các vấn đề đƣợc
đánh giá mà ngƣời dân quan tâm, tiếp nhận những ý kiến tham gia của ngƣời
dân trong cuộc họp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Chƣơng 4 </b>


<b>GIỚI THIỆU MỘT SỐ MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN </b>
<b>TRONG KHUYẾN NÔNG </b>



Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính
sách nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là trong công tác
khuyến nông.


Tại nghị định số 02/2010/NĐCP ngày 08/01/2010 về Khuyến nông đã chỉ
rõ nội dung hoạt động khuyến nơng gồm có: bồi dƣỡng, tập huấn và đào tạo cho
ngƣời sản xuất và ngƣời hoạt động khuyến nơng; thơng tin tun truyền; trình
diễn và nhân rộng mơ hình; tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông; và hợp tác quốc tế
về khuyến nông.


Trong Nghị định cũng quy định rõ chính sách hỗ trợ cho hoạt động xây
dựng và nhân rộng các mơ hình trình diễn trong khuyến nông bao gồm hỗ trợ
mua giống và các vật tƣ thiết yếu cũng nhƣ chi phí để nhân rộng mơ hình. Theo
đó, các hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn đã và đang đƣợc thiết kế và triển
khai hàng năm trên địa bàn cả nƣớc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong nông
lâm nghiệp. Chƣơng này sẽ giới thiệu cho ngƣời học một số nội dung liên quan
về các mơ hình trình diễn đã đƣợc triển khai trong thực tế và đem lại hiệu quả
cao cho nơng dân.


<b>4.1. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực trồng trọt </b>


<i><b>4.1.1. Mơ hình trồng bưởi Da Xanh xen Ổi ruột hồng </b></i>


Địa chỉ:anh Nguyễn Văn Hồng - ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.
Ổi là loại trái cây thơm, giịn, có vị chua ngọt đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng
bởi có giá trị dinh dƣỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều ngƣời.
Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần khơng nhỏ trong phát triển kinh
tế gia đình của nhiều nông dân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Với 8.500 m2


đất, thời gian đầu anh trồng chuyên canh ổi ruột hồng và tận
dụng ao vƣờn nuôi tôm càng xanh. Đến năm 2006, đƣợc biết thông tin của
chƣơng trình phát triển 4.000 ha bƣởi da xanh tỉnh Bến Tre đến năm 2010, anh
nhận thấy bƣởi da xanh có hiệu quả kinh tế cao, có đầu ra ổn định, từ đó anh
chuyển sang mơ hình trồng bƣởi da xanh xen ổi ruột hồng. Ban đầu anh trồng
xen 150 cây bƣởi da xanh, thấy cây phát triển tốt đến năm 2007 anh nhận thêm
60 cây từ dự án về trồng xen trong vƣờn ổi của mình.


- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Trồng bƣởi da xanh phải lên liếp, đắp mô
rộng 6 tấc, cao 4 tấc so với mặt liếp để cây dễ thoát nƣớc trong mùa mƣa. Từ đó,
anh bắt đầu tỉa bớt ổi, trồng xen bƣởi với khoảng cách trồng 4m x 5m. Về phân
bón, chủ yếu phân chuồng (phân gà), NPK, phân đơn (U-rê, Lân, Kali).


Cách bón phân, theo cách làm của anh Hồng là 1 lần/tháng tùy từng độ tuổi
của cây mà có liều lƣợng bón phân cho thích hợp (từ 100 gram-300 gram)/1 cây.
Phân hóa học chủ yếu bón vào đầu mùa mƣa (khoảng tháng 4 âm lịch). Trƣớc
khi bón phải xới đất xung quanh gốc để rễ cây dễ hấp thu, giúp cây ra trái nhiều.
Rãi phân xong lắp bùn lại nhằm hạn chế phân thất thoát. Dùng nấm
Trichoderma rãi vào phân gà trộn với mụn dừa cho phân mau hoai để bón cây
trồng giúp cây ln xanh tốt và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, vào mùa khơ phải
tăng cƣờng bón phân hữu cơ để tăng cƣờng độ ẩm và dƣỡng chất cho cây.


Đối với ổi, cho trái quanh năm, vì thế thƣờng xuyên tỉa cành cho cây thơng
thống, dễ đâm chồi. Từ lúc trổ bông đến khi cho trái non (khoảng 50 ngày) bắt
đầu phun thuốc, sau đó dùng túi ny-lon bao trái lại giúp trái bóng, đẹp đồng thời
khơng bị sâu hại, giá bán cao.


Hàng tháng anh thu nhập từ ổi + bƣởi khoảng 8 triệu đồng chủ yếu bán cho


hợp tác xã Bƣởi da xanh Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre.


<i><b>4.1.2. Một số mơ hình khuyến nơng được Trung tâm khuyến nông Hà Nội </b></i>
<i><b>thực hiện </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

gồm: Mô hình trồng khoai tây trên đất 2 lúa; Mơ hình trình diễn giống đậu tƣơng
mới; Mơ hình sản xuất hoa ly giống mới và hoa ly có giá trị kinh tế cao; Mơ hình
sản xuất hoa lan bằng giống ni cấy mơ và hoa lan bản địa có giá trị kinh tế cao;
Mơ hình sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật trên hoa cúc, hoa hồng.


<i>4.1.2.1. Mơ hình trồng 10 ha khoai tây tăng vụ trên đất 2 l a ở Hợp tác xã h </i>
<i> ưu Hạ, x h ưu ế, huyện ng H a </i>


Số lƣợng nông dân tham gia: 132 hộ nông dân trên quy mơ diện tích 10ha
trồng trên đất 2 lúa. Đánh giá năng suất, chất lƣợng và mức độ chấp nhận của
ngƣời dân cho thấy, bà con nông dân đánh giá cao giống khoai tây mới này. Đây
là giống khoai tây Đức đƣợc Trung tâm Khuyến nông chuyển giao kỹ thuật cho
nông dân trồng để so sánh với các giống đang trồng tại địa phƣơng. Theo đánh
giá của ông chủ nhiệm Hợp tác xã, mơ hình này có thể đạt năng suất 7 tạ/sào,
cao hơn giống Trung Quốc đang trồng phổ biến tại địa phƣơng 2 tạ/sào. Về giá
bán khoai thƣơng phẩm cũng đạt 10.000 đ/kg, cao hơn giống khoai tây Trung
Quốc trồng tại địa phƣơng 3.000 đ/kg. Kết quả này mở ra triển vọng vụ sau Hợp
tác xã sẽ mở rộng diện tích trồng giồng khoai tây này.


Trên địa bàn huyện Mỹ Đức triển khai 4 dạng mô hình khuyến nơng là mơ
hình trình diễn đậu tƣơng giống, mơ hình trồng khoai tây trên đất 2 lúa, mơ hình
sản xuất giống hoa ly mới và sản xuất hoa lan bằng giống nuôi cấy mô. Các mô
hình đều đang cho kết quả tích cực về giống mới có năng xuất, chất lƣợng và về
chuyển giao kỹ thuật mới trong trồng hoa. Mơ hình trồng 10 ha đậu tƣơng giống
mới là giống ĐT 26 ở xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức có 86 hộ tham gia đã đến


thời kỳ thu hoạch trong sắc vàng rực rỡ, bà con nơng dân rất phấn khởi vì giống
đậu tƣơng mới này rất phù hợp với điều kiện của địa phƣơng vì đậu tƣơng sinh
trƣởng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đặc điểm nổi bật của giống đậu tƣơng này là
phân cành mạnh nên cho nhiều quả, dự đốn năng suất có thể đạt 75 kg/sào, đạt
hiệu quả 306.000đ/sào, cao hơn các giống đang trồng phổ biến ở đây.


<i>4.1.2.2. ơ hình tr ng hoa y v i các gi ng m i tại h c m, huyện Đ c </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

của mơ hình trồng hoa ly này. Mơ hình vừa giúp cho nông dân học đƣợc nghề
trồng hoa, vừa có hoa tƣơi phục vụ nhu cầu tại chỗ, khơng phải đi mua hoa ở nơi
khác trong dịp tết.


Thơng qua các mơ hình khuyến nông trồng trọt năm nay,Trung tâm
Khuyến nơng đang tích cực thực hiện định hƣớng của thành phố là phát triển
nền nông nghiệp đô thị đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Các mơ hình
khuyến nơng trồng trọt này đều đƣợc Khuyến nông hỗ 100% kinh phí về giống,
30% vật tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông
cũng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, qua đó sẽ giúp cho nơng
dân tự mở rộng mơ hình vào các mùa vụ sau.


<b>4.1.3. Mơ hình trồng thử nghiệm giống lúa LH11, Bắc thơm số 7 tại Điện Biên </b>


Vụ mùa năm 2016, Trạm Khuyến nông - khuyến ngƣ huyện Mƣờng Ảng
triển khai mơ hình trồng lúa LH12 và Bắc thơm số 7 cho nông dân 8/10 xã, thị
trấn tham gia với diện tích gieo trồng thử nghiệm trên 3ha.


Nơng dân đƣợc hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật gieo trồng. Kết quả thu
hoạch cho thấy, năng suất vụ mùa của giống Bắc thơm số 7 đạt 50 tạ/ha; giống
lúa LH12 đạt 58 tạ/ha. Đặc biệt giống lúa LH12 có ƣu điểm vƣợt trội với độ
chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh: giá rét, sâu bệnh; đó là điều kiện thuận


lợi để vụ đông xuân 2017 nông dân nhân rộng diện tích gieo cấy trên địa bàn.


Ơng Lị Văn Chiến - Chủ tịch xã Ẳng Cang cho biết, giống lúa LH12 ít
bệnh, đẻ nhánh tốt, trổ bông tập trung, bông dài. Năng suất giống LH12 của gia
đình đạt 58 tạ/ha, cao hơn các giống lúa khác từ 8 - 10 tạ/ha. Giống Bắc thơm số
7 chỉ xuất hiện lác đác sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu cắn dé; nhƣng do phát hiện
kịp thời nên sâu bệnh không lan rộng. Tổng kết mơ hình, các hộ tham gia rất
phấn khởi bởi đây là những giống lúa lần đầu đƣợc gieo cấy thử nghiệm tại địa
phƣơng song năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.


Tại buổi tổng kết đánh giá kết quả mơ hình, ơng Trần Văn Hùng, trạm
trƣởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngƣ huyện Mƣờng Ảng cho biết: Qua tổng
kết 4 mô hình của 4/8 xã tham gia thử nghiệm trồng lúa chất lƣợng cao vụ mùa
vừa qua, có thể thấy, các giống gieo cấy thử nghiệm bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu
cầu của ngƣời dân là dần thay thế giống lúa địa phƣơng năng suất thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>4.1.4. Mơ hình trồng cỏ VA06 làm thức ăn gia súc tại huyện Lạc Sơn, tỉnh </b></i>
<i><b>Hịa Bình </b></i>


Cỏ VA06 có năng suất cao, dễ trồng, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, đƣợc
đánh giá là loại thức ăn tƣơi tốt cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ...Cỏ
VA06 vừa có thể chế biến làm thức ăn tƣơi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong
khô hoặc làm bột cỏ khơ dùng để ni trâu bị thịt, bị sữa, dê...


Về đặc tính sinh trƣởng của cỏ VA06, đây là lồi thực vật có tính thích ứng
rộng đƣợc lai giữa giống cỏ Voi và cỏ Đi Sói của châu Mỹ, có thể trồng ở bất
cứ loại đất nào, kể cả đất khô hạn và đất phèn.Cỏ VA06 nhƣ cây mía, thân thảo,
mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống
chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức
chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trƣởng


mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ đƣợc 25 – 30 nhánh/năm với hệ số
nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần. Đây
là loại cỏ năng suất và chất lƣợng cao hơn so với các giống cỏ khác nhƣ cỏ voi
và một số giống cỏ khác.


<i>*Mục tiêu mơ hình </i>


Mục tiêu của mơ hình là đánh giá năng suất, thu nhập và hiệu quả trồng cỏ
VA06 thức ăn, cho phát triển chăn ni từ đó nhân rộng mơ hình ra cho các xã
trong huyện. Mục tiêu phát triển nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập,
nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.


Để phát triển trồng cây thức ăn cho gia súc theo chuỗi liên kết mới đƣợc
triển khai từ năm 2017- 2020 gắn với Công ty cổ phần chăn nuôi T&T 159 Lạc
Sơn. Theo lộ trình quy mơ đến năm 2020 phát triển vùng nguyên liệu gắn với
công ty T&T 159 Lạc Sơn 350 ha, đây là mơ hình liên kết phát triển trồng cây
thức ăn gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.


<i>* Địa điểm triển khai </i>


Căn cứ vào nhu cầu trồng cỏ VA06 để phát triển chăn nuôi của các xã năm
2016 trạm khuyến nông -khuyến lâm lựa chọn 4 xã Ân Nghĩa, Liên Vũ, Định Cƣ
và Xuất Hóa để thực hiện mơ hình.


<i>* Nội dung thực hiện mơ hình: </i>


- Chọn hộ tham gia, địa điểm trồng cỏ VA06, trồng cây thức ăn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

ni nói chung và chăn ni trâu bị nói riêng để lựa chọn hộ tham gia và chọn
địa điểm xã, thôn dựa trên một số tiêu chí, u cầu cụ thể sau:



+ Có đất trồng cỏ, diện tích 800 - 1000 m2;


+ Có lao động nguyện vọng trồng cỏ cung cấp thức ăn chăn ni trâu bị;
+ Có vốn, mạnh dạn đầu tƣ cho mơ hình cùng với hỗ trợ của Nhà nƣớc;


+ Có khả năng và sẵn sàng tuyên truyền, khuyến cáo, chuyển giao kỹ thuật
cho nhiều ngƣời khác học tập làm theo;


+ Nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của các cấp, các ngành
cũng nhƣ quy trình kỹ thuật sản xuất;


+ Đƣợc cấp ủy, chính quyền và ban ngành xã, thôn và bà con trong xóm
ủng hộ;


+ Gần trung tâm huyện, xã, thuận tiện đi lại;


+ Tập trung các xóm, xã vùng lõi của Cơng ty chăn nuôi T&T 159 Lạc Sơn.
Quy mô thực hiện: 10,5 ha.


Địa điểm: Tại các xã Ân Nghĩa, Liên Vũ, Định Cƣ và Xuất Hóa.


Thời gian thực hiện: Từ vụ hè thu đến cuối năm (trồng vụ Thu và vụ Đông).
Các tiến bộ kỹ thuật đƣợc áp dụng: Sử dụng giống cỏ VA06. Một số chỉ
tiêu theo dõi: Năng suất giống cỏ VA06 tăng trọng của trâu bò khi sử dụng cỏ
làm thức ăn; hiệu quả kinh tế, xã hội-môi trƣờng.


-Tổ chức tập huấn kỹ thuật:


Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cỏ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế


biến cỏ làm thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cho hộ. Sử dụng
phƣơng pháp giảng dạy học tập lấy ngƣời học làm trung tâm giảng dạy có sự
tham gia của lãnh đạo xã, xóm và hộ tham gia mơ hình.


- Hỗ trợ giống cỏ, phân bón và hỗ trợ khác:


Tổng kinh phí hỗ trợ cho mơ hình là 138.107.000 đồng trong đó:
+ Nguồn của ngân sách huyện năm 2017 = 138.107.000 đồng;


- Chỉ đạo, theo dõi giám sát, đánh giá và nhân rộng kết quả


Phân công cán bộ khuyến nông huyện phụ trách xã, thôn phối hợp lãnh đạo địa
phƣơng, khuyến nông viên cơ sở chỉ đạo, theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả,
hiệu quả và tuyên truyền khuyến cáo nhân rộng diện tích ra các xóm và xã trong
vùng lõi của dự án trên địa bàn huyện.


<i>* Kết quả, hiệu quả của mơ hình: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

+ Quy mơ thực hiện tổng diện tích: 10,5 ha


+ Địa điểm: Xã Ân Nghĩa 3,5 ha, Liên Vũ 3,3 ha, Định Cƣ 1,7 ha và Xuất
Hóa 2,0 ha;


+ Số hộ tham gia 97 hộ.
- Hiệu quả kinh tế:


Năng suất năm đầu: 200 tấn/năm;


Tổng thu năm đầu: 200 tấn x 500 đ/kg = 100.000.000 đ;



Lãi: Tổng thu 100.000.000 đ – Tổng chi 63.375.000 đ = 36.625.000 đ
Một năm thu lợi nhuận: 36.625.000 đ/ha/năm;


Năm thứ 2,3,4 năng suất đạt cao hơn 250-300 tấn/năm, lãi cao hơn.
- Hiệu quả về xã hội-môi trƣờng:


Giải quyết việc làm, tăng thu nhập.Trồng cỏ tận dụng các loại đất vƣờn nhà
vƣờn rừng bở ao, bờ rào; trồng cỏ đầu tƣ giống 1 lần tận thu quanh năm 4-5 lần
thu hoạch/năm tùy vào điều kiện chăm sóc, nƣớc tƣới, đầu tƣ bón phân; có thể
trồng cỏ trên đất dốc chống xói mịn, rửa trơi. Trồng ngơ 3 vụ /năm.


- Khả năng lan rộng và phát triển mơ hình:


Qua thời gian thực hiện mơ hình cho thấy, giống cỏ thích hợp với các loại
đất không bị úng, sinh trƣởng nhanh, đẻ nhánh khoẻ, năng suất cao, có hàm
lƣợng đƣờng cao, giàu dinh dƣỡng, khả năng thích ứng rộng, chống chịu rét,
chịu hạn tốt. Nếu trồng làm thức ăn cho gia súc chỉ sau 45 ngày có thể cắt đƣợc
1 lứa, thích nghi với điều kiện ở các địa phƣơng. Nhiều hộ nơng dân ở các xã
tham gia mơ hình đánh giá VA06 là giống cỏ có ƣu thế vƣợt trội về năng suất,
chất lƣợng so với giống cỏ khác.


<i><b>4.1.5. Mơ hình trồng ngơ vụ đông làm thức ăn cho gia súc tại xã Mường </b></i>
<i><b>Khoa, huyện Bắc Yên, Sơn La. </b></i>


Tháng 10 năm 2016, UBND xã đã phân công nhiện vụ cho cán bộ khuyến
nông xã đã phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể xã, cộng tác viên khuyến
nông các bản triển khai thực hiện mơ hình tự nguyện “trồng ngô vụ đông làm
thức ăn cho gia súc” tại các bản: Bản Khoa, Bản Phúc xã Mƣờng Khoa.


<i>* Quy mơ: Tổng diện tích thực hiện: 10 ha, số hộ tham gia: 50 hộ. </i>


<i>* Địa điểm: Tại Bản Khoa, Bản Phúc xã Mƣờng Khoa. </i>


<i>* Cơ cấu giống lượng giống/ha </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

dụng là 20 kg/ha. Toàn bộ giống, phân bón, vật tƣ khác và cơng lao động đều do
các hộ thực hiện mơ hình tự túc. Cán bộ khuyến nơng xã có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện, hƣớng dẫn kỹ thuật, kiểm tra sinh vật hại cho các hộ thực hiện mơ hình.


<i>* Thời gian thực hiện: 4 tháng, từ 10/2016 đến 2/2017. </i>


- Thời gian gieo trồng: Từ 25/10 đến 31/10/2016;
- Phƣơng thức trồng tra lỗ bỏ hạt.


<i>* Chăm sóc làm cỏ, bón thúc </i>


- Đợt 1: Từ 15 – 20/11/2016, làm cỏ, xới xáo, tƣới nƣớc kết hợp bón thúc
cho cây ngô.


- Đợt 2: Từ 10 - 12/01. Tƣới nƣớc kết hợp bón thúc.


<i>* Thời gian trỗ cờ, phun râu: Từ 05/01 đến 15/01/2017. </i>


Trong thời gian sinh trƣởng và phát triển, mơ hình đƣợc các hộ chăm sóc
làm cỏ, bón thức, cán bộ khuyến nơng xã phối hợp cùng các hộ thƣờng xuyên
kiểm tra tình hình sâu bệnh hại.


<i>* Kết quả đạt được </i>


Qua quá trình thực hiện và theo dõi cho thấy:
- Tỷ lệ ngô nảy mầm đạt 98%.



- Cây ngô sinh trƣởng và phát triển tốt, khơng có sâu bệnh hại ngô trong
thời gian thực hiện mơ hình.


Trong q trình thực hiện mơ hình, các hộ đều chăm sóc tốt, tƣới nƣớc và
bón thúc cho từng giai đoạn phát triển của cây đúng thời điểm, đúng liều lƣợng
theo yêu cầu kỹ thuật.


-Thu hoạch


+ Từ 05 – 10/2, thu hoạch lúc hạt chín sữa để tận dụng đƣợc cả than, lá
ngô, bắp ngơ để tăng tinh chất bột trong q trình ủ chua dự trữ thức ăn cho gia
súc. (cây ngô cũng có thể đƣợc các hộ thu hoạch từ lúc sinh trƣởng cao từ 1m
trở lên để làm thức ăn cho gia súc trong những ngày rét đậm)


- Năng suất: Năng suất bình quân đạt 60 tấn cây ngơ tƣơi/ ha.


<i>* Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện </i>


<b>- Thuận lợi </b>


<b>+ Các hộ chủ động đƣợc hạt giống có chất lƣợng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>- Khó khăn: </b>


+ Ngƣời dân chƣa quen với việc sản xuất vụ 3 trên đất ruộng 2 vụ lúa nên
còn e ngại do lo sợ năng suất thấp, không đáp ứng đƣợc ngày cơng lao động
trong q trình thực hiện mơ hình.


+ Thời tiết diễn biến phức tạp, thời gian gieo trồng thì khơ hạn kéo dài, có


nhiều đợt rét đậm và cục bộ, làm ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát
triển của cây ngơ. Từ đó, năng xuất cây ngơ tƣơi đạt ở mức trung bình.


Qua kết quả đã đạt đƣợc của mô hình cho thấy, mơ hình dễ áp dụng, dễ
thực hiện, mặc dù thời tiết gây bất lợi cho từng giai đoạn sinh trƣởng và phát
triển của cây ngô nhƣng năng xuất bình qn ngơ vẫn đảm bảo cho thu hoạch.
Vì vậy, nơng dân có khả năng thực hiện đƣợc việc “trồng ngô vụ đông làm thức
ăn cho gia súc” để tăng gia sản xuất tăng vụ, tăng sản lƣợng sản phẩm nơng
nghệp trên cùng một diện tích đất trồng.


<b>4.2. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực chăn ni </b>


<i><b>4.2.1. Mơ hình “Chăn ni gà thả vườn, đồi” tại Nghệ An </b></i>


Năm 2016, đƣợc sự hỗ trợ của Chƣơng trình dự án phục hồi và quản lý bền
vững rừng phòng hộ Nghệ An (JiCa 2), Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã
thực hiện mơ hình “Chăn ni gà thả vƣờn, đồi” với quy mô 1.500 con (1.350
con gà nuôi thịt và 150 con gà sinh sản thả vƣờn, đồi) cho 15 hộ tham gia; mỗi
hộ 100 con (90 con gà nuôi thịt và 10 con nuôi sinh sản).


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Mục tiêu của mơ hình nhằm giúp bà con áp dụng và nhân rộng các tiến bộ
kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả vƣờn, đồi, tại vùng dự án với tiêu chí nâng cao số
lƣợng đàn, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm thịt, trứng; cải thiện đời sống
cho ngƣời nông dân vùng miền núi khó khăn; cải thiện sinh kế cho các cộng
đồng nhằm giảm thiểu việc khai thác tài nguyên rừng của ngƣời dân; tạo điều
kiện để ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào công tác phục hồi và quản lý rừng
phòng hộ theo phƣơng thức bền vững.


Bà con nơng dân tham gia mơ hình đƣợc hỗ trợ toàn bộ giống gà ri, thức
ăn, thuốc thú y, hóa chất sát trùng, vắc xin phịng bệnh theo quy trình và đƣợc


hƣớng dẫn kỹ thuật cụ thể. Bà con cũng đƣợc tham gia 2 lớp tập huấn kỹ thuật
tại hiện trƣờng, trƣớc khi đƣa gà vào ni và trong q trình ni gà, qua đó
giúp bà con mắt thấy tai nghe và thực hành thành thạo các kỹ năng trong chăn
nuôi gà. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã lựa chọn các đơn vị có uy tín
để cung ứng con giống, thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, dung dịch hóa chất sát
trùng... đảm bảo chất lƣợng.


Mơ hình bắt đầu triển khai từ tháng 6/2016 đến nay. Để đánh giá tổng kết
và rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai xây dựng và nhân rộng mơ hình,
vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã tổ chức hội thảo mơ hình chăn
ni gà thả vƣờn, đồi tại xã Tân thắng. Kết quả cho thấy, sau thời gian nuôi 12
tuần tuổi, tỷ lệ sống đạt 96%, trọng lƣợng bình qn đạt 1,56 kg/con. Với quy
mơ mơ hình 1.350 con gà thịt thả vƣờn, đồi, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn,
thuốc thú y, vắc xin, hóa chất sát trùng, cơng lao động... mơ hình đạt lãi thuần
22.415.000 đồng (trong thời gian nuôi 3 tháng). Với 150 con gà sinh sản thả
vƣờn, đồi hiện nay bà con đang tiếp tục nuôi, gà phát triển tốt, trọng lƣợng bình
quân đạt 1,2 kg/con, chƣa đánh giá đƣợc năng suất cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Mơ hình chăn ni gà thả vƣờn, đồi hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn
nuôi trong các hộ gia đình, giúp các hộ có kiến thức chăn nuôi, mang lại hiệu
quả về kinh tế, xã hội, mơi trƣờng, có ý nghĩa lớn trong việc tăng thu nhập, cải
thiện sinh kế đối với ngƣời dân sống liền kề rừng phòng hộ, giúp cộng đồng
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.


<b>4.2.2. Mơ hình chăn ni lợn thương phẩm an toàn trong nông hộ tại </b>
<b>Cao Bằng </b>


Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lƣợng thịt trong chăn nuôi lợn,
hƣớng đến xuất khẩu đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời
nông dân một cách bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cao Bằng phối hợp


với Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phƣơng triển khai mơ hình chăn ni lợn
thƣơng phẩm an tồn trong nơng hộ.


<b>Hình 4.3. Kiểm tra mơ hình chăn ni lợn thƣơng phẩm an tồn </b>
<b>trong nơng hộ tại Cao Bằng </b>


Mơ hình đƣợc triển khai tại xã Bình Long, huyện Hịa An và phƣờng
Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng với 5 hộ tham gia, quy mô 150 con lợn 100%
máu ngoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Mỗi một hộ tham gia mơ hình đƣợc hỗ trợ 30 con lợn thƣơng phẩm 100%
máu ngoại khối lƣợng trung bình 20kg/con; 50% thức ăn tƣơng ứng 87,5kg/con;
01 liều vắc xin Dịch tả/con và 01 liều vắc xin Lở mồm long móng/con, thuốc thú
y 10 lọ. Ngồi ra, để nâng cao kiến thức cho các hộ dân chăn nuôi lợn thƣơng
phẩm, dự án tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tham quan mơ hình
trong khn khổ của dự án và có cán bộ kỹ thuật thƣờng xuyên hỗ trợ.


Sau một tháng cung ứng con giống, đến nay khối lƣợng trung bình tăng
lên 15 - 20 kg/con. Qua kiểm tra, các hộ nông dân đều đánh giá đàn lợn giống có
chất lƣợng tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh hơn rất nhiều so với giống lợn thịt thƣơng
phẩm trƣớc đây vẫn ni.


<i><b>4.2.3. Mơ hình chăn ni gà thịt an toàn sinh học xử lý chất thải bằng men vi </b></i>
<i><b>sinh tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ </b></i>


Trong những năm gần đây chăn ni nói chung, chăn ni gà nói riêng
khơng ngừng phát triển cả về quy mô, chất lƣợng cũng nhƣ các giống gà mới.
Chăn nuôi gà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, góp phần xố đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn
đề mà bà con chăn nuôi đang rất quan tâm hiện nay đó là hiện tƣợng ơ nhiễm


mơi trƣờng do chất thải, trong chăn nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch
bệnh cho ngƣời và vật nuôi, ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Để
giải quyết vấn đề đó, đƣợc sự nhất trí của Trung Tâm khuyến nông Phú Thọ,
tháng 4 năm 2014 Trung Tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ phối hợp với Trạm
khuyến nông Thanh Ba triển khai mơ hình chăn ni gà Ri lai xử lý chất thải
bằng men vi sinh.


Mơ hình triển khai tại xã Đông Thành đã sử dụng giống gà Ri lai với quy
mô 1000 con với 05 hộ tham gia nuôi ở tại khu 8.


Men vi sinh xử lý chất thải trong chăn nuôi là một tiến bộ kỹ thuật mới đã
đƣợc sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba, xã Đông Thành và sự
hƣởng ứng nhiệt tình của bà con nơng dân;


<i>* Triển khai thực hiện mơ hình </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu và tuân thủ quy trình kỹ thuật đã
đƣợc tập huấn.


Mơ hình đã lựa chọn con giống tốt, đảm bảo chất lƣợng phù hợp với điều
kiện chăn ni của các hộ gia đình tại xã Đông Thành, huyện Thanh Ba.


Với quy mô ni 200 con trong một hộ địi hỏi vốn đối ứng tƣơng đối lớn,
các gia đình thực hiện mơ hình cần phải đầu tƣ kinh phí. Bên cạnh đó hỗ trợ của
Nhà nƣớc chỉ đƣợc áp dụng đúng định mức: 100% con giống và 100 % thức ăn
giai đoạn đầu, 100% men vi sinh và vắc xin phòng bệnh, phần còn lại và 100%
thức ăn giai đoạn sau các hộ phải tự lo.


<i>* Những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào mơ hình </i>



- Sử dụng giống gà Ri lai là giống gà đƣợc lai giữa giống gà Ri thuần
chủng của Việt Nam với giống gà khác.Vì vậy, gà vừa mang đƣợc những ƣu
điểm của giống gà Ri địa phƣơng nhƣ chất lƣợng thịt thơm ngon, khả năng thích
nghi và chống chịu bệnh tốt mà vẫn phát huy đƣợc đặc điểm tốt về khả năng
tăng trọng nhanh của các giống gà mới, phù hợp với điều kiện chăn thả của các
hộ chăn nuôi;


- Sử dụng men BALASA-N01 xử lý chất thải, đây là loại men vi sinh mà
trong thành phần có chứa các tế bào sống, các chủng vi khuẩn, nấm men, nấm
sợi và các enzym thủy phân các chất hữu cơ. Men có tác dụng tiêu hủy hồn
tồn chất thải chăn ni, tạo mơi trƣờng trong sạch khơng ơ nhiễm, giảm chi phí
điện, nƣớc, ngun liệu làm đệm lót, cũng nhƣ cơng lao động.


<i>* Đánh giá kết quả </i>


- Hiệu quả kinh tế:


+ Tổng thu: 155.200.000 đ;
+ Tổng chi: 87.144.000 đ;


+ Lãi cả mơ hình: 68.056.000 đ;
+ Lãi bình qn/con: 68.056 đ.


Qua kết quả của mơ hình “Chăn ni gà thịt an tồn sinh học có xử lý chất
thải bằng men vi sinh” đối với giống gà Ri lai cho thấy, giống gà Ri lai là giống
gà thịt có sức sống cao, dễ thích nghi, khả năng tăng trọng nhanh, mang lại hiệu
quả kinh tế, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại xã Đông Thành của huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

phí mua trấu, giảm chi tiền điện trong giai đoạn úm, không mất công quét dọn


chuồng, giảm tối đa số gà mắc bệnh nhất là bệnh đƣờng ruột, riêng bệnh đƣờng
hô hấp không xảy ra ở đàn gà của cả 5 hộ.


Trong q trình thực hiện mơ hình các hộ tham gia đã thực hiện quy trình
chăm sóc ni dƣỡng tƣơng đối tốt, đảm bảo u cầu về nhiệt độ, thức ăn, nƣớc
uống và thƣờng xuyên thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và đặc biệt là quy
trình phịng bệnh đƣợc thực hiện tốt, đúng kỹ thuật nên tỷ lệ nuôi sống ở giai
đoạn úm đạt rất cao (98,5%).


Trong giai đoạn úm, cả 5 hộ đều sử dụng cám viên cho ăn thẳng. Giai đoạn
sau sử dụng cám đậm đặc phối trộn với cám ngô, cám gạo. Tuy nhiên do lƣợng
thức ăn đầu tƣ của gia đình bà Hoa - khu 14 hạn chế hơn nên khối lƣợng gà bình
quân nhỏ hơn gà hộ bà Liên ở khu 8.


Mặc dù đã sử dụng vắc xin thực hiện đúng quy trình phịng bệnh nhƣng các
hộ vẫn định kỳ sử dụng thuốc sát trùng phun khu vực xung quanh chuồng nuôi,
dụng cụ chăn nuôi và sử dụng kháng sinh cho gà uống khi thời tiết thay đổi.Vì
vậy, mà tỷ lệ sống đến thời điểm hiện tại vẫn đạt 98,5 %.


Sau 4 tháng ni, dự tính tỷ lệ sống sẽ đạt 97% (970 con), khối lƣợng gà
bình quân đạt 2 kg/con. Nếu trừ các khoản chi phí nhƣ con giống, điện, vắc xin
phòng bệnh, thuốc thú y (khơng tính cơng), mỗi con gà cho lãi 68 ngàn đồng,
mỗi hộ sẽ thu đƣợc trên 30 triệu đồng. Số tiền này chƣa phải là lớn nhƣng nếu so
sánh với các nghề sản xuất khác thì chăn nuôi gà vẫn là nghề mang lại hiệu quả
cao. Điều quan trọng là vấn đề xử lý chất thải trong chăn ni bƣớc đầu đã có
hƣớng giải quyết phù hợp, đƣợc ngƣời chăn ni nhiệt tình hƣởng ứng. Đây là
cơ sở để phát triển chăn nuôi an tồn và bền vững.


<b>4.3. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực thủy sản </b>



<i><b>4.3.1. Mơ hình ni cá lúa kết hợp bền vững tại Hà Nội </b></i>


Mô hình ni cá kết hợp với trồng lúa đang là một hƣớng đi mang tính bền
vững của các hộ nuôi trồng thủy sản vùng chiêm trũng ngoại thành Hà Nội. Lợi
ích mang lại từ mơ hình này là giúp cho việc giảm sâu bệnh hại lúa, giảm lƣợng
phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho môi trƣờng, giảm chi phí thức ăn từ việc
nuôi cá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Sự nổi bật của mơ hình này là xuyên suốt quá trình nuôi đã sử dụng chế
phẩm sinh học EMC để xử lý môi trƣờng nƣớc tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Các hộ tham gia mơ hình đã đƣợc hỗ trợ 100% giống cá
chép và rô phi, 20% vật tƣ gồm thức ăn công nghiệp, thuốc, chế phẩm sinh học.


Trƣớc khi thả giống, các hộ đã đƣợc đƣợc tập huấn kỹ thuật nuôi cá lúa
bằng chế phẩm sinh học và biện pháp phòng bệnh cá vào thời điểm giao mùa.


Qua 9 tháng triển khai (từ tháng 4 đến tháng 12/2012) do cơng tác phịng
bệnh cho cá luôn đƣợc đề cao và định kỳ xử lý nƣớc ruộng nuôi bằng chế phẩm
sinh học EMC nên cá phát triển đồng đều, lúa không bị bệnh. Các hộ tham gia
mơ hình ni cá lúa đã đạt năng suất cá hơn 4 tấn/1ha (trong đó cá chép 600kg,
cá rô phi 2.900 kg, cá mè 468kg, cá trắm cỏ 240kg) và năng suất lúa đạt 5 tấn/ha
cao hơn so với năng suất cá lúa tại địa phƣơng từ 1,5 – 2 lần và cho hiệu quả
kinh tế trên 70 triệu đồng/ha. Một trong những hộ điển hình nhƣ hộ ơng Nguyễn
Văn Đại, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức) cho biết trong q trình ni đã đƣợc cán bộ
Khuyến nông hƣớng dẫn xử lý ruộng nuôi định kỳ bằng chế phẩm sinh học
EMC nên cá có màu sắc tƣơi sáng và đặc biệt lúa khơng có sâu bệnh và cho
năng suất cao.


<i><b>4.3.2. Mơ hình ni tơm càng xanh tồn đực trên vùng đất chuyển đổi </b></i>



Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án "Xây dựng
mơ hình ni tơm càng xanh tồn đực trên vùng đất chuyển đổi" nhằm tăng hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả bền vững cho sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Ngay sau khi đƣợc phê duyệt dự án, trung tâm đã tổ chức chọn địa điểm và
chọn hộ triển khai mơ hình tại 3 tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, có 34 hộ
tham gia với diện tích 60 ha. Mỗi tỉnh lựa chọn ít nhất 2 cán bộ có chun mơn
về thủy sản và trồng trọt để theo dõi, chỉ đạo kỹ thuật mơ hình.


+ Với tơm càng xanh giống: Sử dụng giống tơm càng xanh tồn đực là một
bƣớc đột phát trong sản xuất, có sự thay đổi lớn trong kỹ thuật nuôi và hiệu quả
đạt đƣợc. Mặc khác, con giống đực đƣợc lựa chọn từ các cơ sở cung cấp giống
có uy tín đảm bảo chất lƣợng, trong q trình ni tỷ lệ con cái rất ít, ở mức
dƣới 5%. Với số lƣợng 2.400.000 con tơm càng xanh tồn đực/60 ha.Trong đó:
Nhà nƣớc hỗ trợ: 1.700.000 con, chủ mơ hình đối ứng: 700.000 con, cỡ giống:
PL12 - PL15.


- Chăm sóc: Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên dành cho tôm sú và
tơm càng xanh có độ đạm 25 - 35%, tùy theo từng giai đoạn phát triển của
tôm. Mật độ nuôi luân canh: 7 con/m2, nuôi xen canh: 2,5 con/m2. Tỷ lệ sống
đạt trên 60%. Hệ số thức ăn 1,5 - 1,7 (đối với nuôi luân canh), 1,3 (đối với
nuôi xen canh).


+ Với lúa cấy/sạ trên ruộng nuôi: Mô hình tại Cần Thơ ni ln canh, hiện
đang thu tôm và sẽ sạ lúa trong tháng 12. Tại Đồng Tháp, hỗ trợ 2.000 kg lúa
giống, đến nay đã thu hoạch lúa đạt năng suất 3,3 - 5,7 tấn/ha; Tại Bạc Liêu, các
hộ đã xuống giống và cấy vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Hiện lúa phát triển tốt,
cây vƣơn cao, không bị sâu bệnh.


Qua theo dõi cho thấy, tôm nuôi phát triển tƣơng đối đồng đều, tốc độ tăng


trƣởng nhanh. Sau 2 tháng nuôi đạt cỡ 90 - 110 con/kg, sau 3 tháng ni có thể
đạt 60 con/kg, sau 5 tháng ni có thể đạt 35 con/kg và sau 6 tháng ni có
những cá thể đạt cỡ 20 con/kg.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Điểm mới của mơ hình này là áp dụng kỹ thuật bẻ càng cho tôm càng xanh:
Sau khi thả nuôi từ 60 - 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng nhằm giúp tôm sinh
trƣởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (hạn chế ăn lẫn nhau), tôm phát triển đồng
đều, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt giá bán cao. Tuy nhiên, việc bẻ càng phải áp dụng
đúng biện pháp kỹ thuật để tránh hao hụt sau khi bẻ càng: Vị trí bẻ ở khớp gần
cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, kỹ thuật
này mới chỉ áp dụng ở một số hộ tham gia mơ hình.


<b>Hình 4.5. Kiểm tra mơ hình ni tơm xen lúa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Hình 4.6. Hội thảo sơ kết dự án năm 2016 </b>


Hiện nay mơ hình nuôi tôm càng xanh - lúa là hình thức canh tác thông
minh gồm nông nghiệp sinh thái và nơng nghiệp hữu cơ, mang lại lợi ích kép,
lợi nhuận tăng thêm từ tôm 50 - 150 triệu đồng/ha so với cấy lúa. Thực hiện mơ
hình này cịn hạn chế đƣợc ơ nhiễm mơi trƣờng, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, hóa chất, phân bón, tạo ra sản phẩm an tồn cho ngƣời tiêu dùng.
Nuôi tôm càng xanh không cần kỹ thuật thâm canh cao, các bệnh thƣờng gặp
trên đối tƣợng này dễ kiểm soát và quản lý, đầu tƣ vốn khơng nhiều nên thích
hợp với tất cả ngƣời dân sản xuất, góp phần tích cực trong cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo.


<b>4.4. Mơ hình trình diễn khuyến nơng lĩnh vực khuyến lâm </b>


<i><b>4.4.1. Mơ hình Nơng lâm kết hợp - canh tác theo băng đồng mức </b></i>



Đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xác nhận nhu cầu và tính khả thi


Nhiều loại mơ hình nơng lâm kết hợp đã đƣợc thực hành ở Việt Nam nhƣ
là kỹ thuật canh tác truyền thống trong hơn một thế kỷ qua. Tuy nhiên, việc
nhận ra lợi ích của nơng lâm kết hợp cịn có khó khăn dƣới khía cạnh trực quan
hoặc kinh tế. Kết quả, nhiều nông dân miền núi đã áp dụng đốt nƣơng làm rẫy
với canh tác truyền thống. Những vấn đề nghiêm trọng nhất đi ngƣợc với quản
lý và bảo vệ rừng là việc nhanh chóng mở rộng diện tích đất lâm nghiệp bị suy
thối bằng đốt nƣơng làm rẫy và xói mịn đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

canh tác truyền thống tại Điện Biên và nông lâm kết hợp là rất quan trọng. Bảng
dƣới đây là sự so sánh của hai hệ thống canh tác.


<b>Bảng 4.1. So sánh canh tác nông lâm kết hợp và canh tác truyền thống </b>


<b>Nông lâm kết hợp </b> <b>Canh tác truyền thống ở </b>
<b>Điện Biên </b>


Mô tả chung Kết hợp cây nông nghiệp với
cây hàng năm, cây lâu năm và
cây gỗ hoặc phối hợp ao cá và
chăn nuôi gia cầm.


Độc canh với cây trồng thu
tiền hàng năm sau khi đốt
nƣơng làm rẫy đất rừng.
Nhân công Công việc nhà nông nhƣ thu


hoạch, làm cỏ và trồng quanh


năm.


Mùa cao điểm nhƣ gieo hạt,
làm cỏ, thu hoạch.


Sản lƣợng Mỗi vụ có số lƣợng ít, nhƣng
tổng sản lƣợng ổn định.


Quảng canh và không ổn
định bởi điều kiện tự nhiên.
Thu nhập Thu nhập thấp. Thu nhập cao nhƣng không


ổn định do giá cả thị trƣờng.


Giữ nƣớc Tốt. Kém.


Sâu và bệnh
hại


Tƣơng đối chống chịu Kém chống chịu.


<b>Hình 4.7. Canh tác đƣờng đồng mức ở Philippines </b>
<b>và nƣơng rẫy ở Điện Biên </b>


Những lợi ích trên của mơ hình nơng lâm kết hợp cần giải thích kỹ lƣỡng
trong thời gian hội thảo với dân bản. Sau đó thu thập các yêu cầu tham gia canh
tác đƣờng đồng mức của mỗi bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Bƣớc 2: Thông tin và thu thập nhu cầu



Các hộ dân tham gia phải điền các thông tin vào hồ sơ nƣơng rẫy. Các hồ
sơ này đƣợc sử dụng để xác định các thiết kế phù hợp và chọn các loài cho các
nƣơng rẫy tƣơng ứng. Các thông tin dƣới đây cần đƣợc thu thập.


- Tên của hộ gia đình;
- Diện tích nƣơng (ha);


- Độ dốc trung bình - phẳng, tƣơng đối dốc, dốc, rất dốc;


- Đặc tính của đất - đất sét nặng, đất sét pha thịt, đất cát pha thịt, đất cát, đá;
- Màu đất;


- Thời kỳ canh tác và bỏ hoang;
- Năng suất trƣớc đây (3 năm);
- Bản đồ nƣơng rẫy;


- Ghi chú - hiện trạng xói mịn, các thơng tin quan trọng khác.


Sau khi điền các thông tin vào hồ sơ này, ghi chép các nhu cầu của các hộ
dân vào bảng; dƣới đây là mẫu của bảng này. Các loài bao gồm cỏ thức ăn gia
súc, cây che phủ, cây lâm nghiệp, cây ăn quả đƣợc dự án sàng lọc trƣớc dựa trên
các tiêu chí và mục đích sử dụng. Ví dụ: Cỏ thức ăn gia súc để tăng thêm thức
ăn cho chăn nuôi và sử dụng cho phát triển thành hàng rào.


<b>Bảng 4.2. Mẫu bảng xác định yêu cầu </b>


<b>TT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Diện </b>


<b>tích </b>



<b>Cỏ làm </b>
<b>thức ăn </b>
<b>gia súc </b>


<b>Cây </b>


<b>che phủ </b> <b>Cây ăn quả </b>


<b>Cây lâm </b>
<b>nghiệp </b>


1
2


Bƣớc 3: Xác định ngân sách, tài chính và mua sắm


Tiến hành lựa chọn cỏ thức ăn gia súc và các lồi khác, tính tốn số lƣợng
cần thiết của mỗi loại nguyên liệu của trang trại. Sau đó tổng hợp số lƣợng tổng
các nguyên liệu cần thiết của bản. Cách tính tốn cơ bản cho mỗi nƣơng nhƣ sau.


- Đoạn hom của cỏ thức ăn gia súc đƣợc cắm làm hàng rào với khoảng cách
0,3 m:


Số lƣợng đoạn hom = (Chiều dài của đƣờng đồng mức tính theo m) / 0,3
(khoảng cách tính theo m) x (Số lƣợng của đƣờng đồng mức)


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

hơn so với tiêu chuẩn: 10 m x 10 m hoặc rộng hơn:


Số lƣợng cây = Diện tích của rừng trồng / (khoảng cách)
- Ranh giới trồng cây lâm nghiệp với khoảng cách 2 m:



Số lƣợng cây = (Chiều dài của ranh giới) / 2


Quá trình mua sắm phù hợp với hƣớng dẫn của dự án, tƣơng tự nhƣ cây ăn
quả. Dƣới đây là danh sách các nhà cung cấp cỏ thức ăn gia súc và cây che phủ
(cây cốt khí).


<b>Bảng 4.3. Danh sách các nhà cung cấp cỏ thức ăn gia súc </b>


<b>Nhà cung cấp </b> <b>Địa chỉ liên hệ </b> <b>Ghi chú </b>


Công ty đầu tƣ


và phát triển


Nam Thái


Số 204, đƣờng Vĩnh Hƣng,
phƣờng Vĩnh Hƣng, quận Hoàng
Mai, Thành phố Hà Nội.


Điện thoại. 024.3987 7306
Fax : 024.3987 7309


Cỏ thức ăn gia súc và
cây cốt khí.


Công ty dịch vụ


thƣơng mại



Tuấn Thịnh


Phƣờng Tân Thanh, Thành phố
Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên.
Điện thoại: 02303.824.604


Di động: 0912.079.882


Hom cỏ voi và cỏ
Mulato.


Bƣớc 4: Bàn giao và các thủ tục bàn giao


Các hạt cỏ thức ăn gia súc và cây che phủ đƣợc bán thành đống hoặc túi
lớn. Hạt giống này đƣợc đóng gói lại trong các túi ni lơng nhỏ có gắn tên của
dân bản. Sau đó các túi hạt giống đƣợc phân phát cho từng bản và ngƣời dân ký
vào danh sách nhận hạt giống.


Đoạn hom của cỏ thức ăn gia súc đƣợc vận chuyển bằng thân trần. Các
đoạn thân này nên đƣợc buộc thành bó với cùng số lƣợng thì sẽ dễ dàng vận
chuyển và phân phối. Ngoài ra, đoạn thân bị khơ có thể là ngun nhân làm cho
tỷ lệ nảy mầm thấp. Do đó, đoạn thân nên đƣợc bọc kín trong q trình phân
phát. Các hom đƣợc đặt dƣới bóng râm và đƣợc tƣới nƣớc, sau đó đƣợc phủ báo
ẩm hoặc bạt. Việc cắt hom đƣợc khuyến nghị trong vòng 3 ngày trƣớc khi giâm.


Bƣớc 5: Thực hiện các hoạt động


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Đối với thƣớc chữ A, không nhất thiết phải sử dụng các thiết bị đắt tiền.
Ngƣời dân có thể làm bằng các nguyên liệu địa phƣơng và cần lý thuyết đơn


giản để thao tác. Quá trình sau đây là cách làm thƣớc chữ A.


- Vật liệu làm thƣớc chữ A


+Thanh gỗ/thanh tre: 3 thanh (2 thanh dài từ 2~2,5 m, 1 thanh dài từ
1,2~1,5 m);


+ Dây rọi;


+ Đá/kim loại làm con lắc;
+ Bút đánh dấu;


Các bƣớc tiến hành làm thƣớc chữ A


1. Cắt 2 thanh có chiều dài 2 m, đảm bảo chúng có cùng chiều dài;
2. Cắt 1 thanh có chiều dài 1-1,5 m;


3. Buộc 3 thanh thành hình chữ A. Chiều cao của thanh nằm ngang bằng
chiều cao đầu gối, chiều rộng của thƣớc không đƣợc quá rộng;


4. Đánh đấu vào điểm giữa của thanh ngắn nằm ngang;
5. Buộc quả lắc (hòn đá/kim loại) vào 1 đầu dây;


6. Buộc đầu dây còn lại vào đỉnh của thƣớc chữ A sao cho khoảng cách từ
quả lắc đến mặt đất khoảng 20-30 cm.


<b>Hình 4.8: Mẫu thƣớc chữ A </b>
<b>Chú ý: </b>


Điều chỉnh thƣớc chữ A theo chiều cao của ngƣời làm. Chiều cao của


thƣớc này không nên vƣợt quá 2 m và chiều rộng không nên lớn hơn 1,5 m.


Những ngƣời có kỹ năng thành thạo sử dụng thƣớc chữ A có thể sử dụng
thƣớc cao 2,5 m, rộng từ 1,5-2 m. Chiều rộng của thƣớc chữ A càng lớn thì càng
khó sử dụng ở địa hình dốc cao, khu vực rậm rạp và nhiều cỏ dại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

1. Chuẩn bị các que (dài 20-30 cm). Các que này sẽ đƣợc sử dụng để xác
định vị trí các điểm sẽ đƣợc kết nối làm thành đƣờng đồng mức. (1)


2. Đặt cạnh A (mũi tên đỏ) tại điểm bắt đầu và cắm que vào chân của cạnh A. (2)
3. Di chuyển cạnh B (mũi tên màu vàng) sao cho dây rọi nằm vào điểm giữa
thanh ngang trên khung chữ A (mũi tên màu đen) (ảnh dƣới bên trái và bên phải).


4. Cắm que khác vào chân của cạnh B. (2)
5. Chuyển cạnh A đến que cắm ở cạnh B
6. Cắm que vào chân của cạnh A


7. Sau khi cắm các que này, cuốc/cày một đƣờng đồng mức với chiều rộng
20-30 cm. (4) Sau khi làm đến cuối đƣờng đồng mức, từ đỉnh của thƣớc chữ A
sử dụng sợi dây hoặc thƣớc chiếu vuông góc đến sƣờn dốc (mũi tên màu xanh),
và sau đó lặp lại từ bƣớc 2 đến bƣớc 6.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Có 3 phƣơng pháp chính để làm thành băng canh tác đồng mức.


<i>(1) hương pháp gieo hạt trực tiếp </i>


Sau khi cắm các que gỗ, cuốc/cày một đƣờng đồng mức với chiều rộng
20-30 cm. Sau đó gieo hạt dọc theo đƣờng đồng mức. Các cây đƣợc sử dụng làm
hàng rào thƣờng là cây lâu năm và cây thƣờng xanh. Cây họ đậu thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ cây <i>cốt khí, Senna sp., Crotaria sp., và Cicer. </i>



Đây là phƣơng pháp dễ nhất để làm băng đƣờng đồng mức.Tuy nhiên, cách
này phải mất nhiều thời gian hơn để làm thành hàng rào, và nó có thể trở thành
hình dạng bất thƣờng do tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp, cây bị héo rũ bởi điều kiện
thời tiết.


<i>(2) Giâm cành </i>


Phƣơng pháp này sử dụng giâm hom các đoạn thân cây lâu năm hoặc cây
bụi thay thế cho gieo hạt. Chuẩn bị các đoạn thân dài 30-40 cm và cắm xuống
đất với khoảng cách 30 cm. Phƣơng pháp này làm hàng rào nhanh hơn và ngăn
chặn đất xói mịn tốt hơn là gieo hạt. Cắt tỉa cây hom khi chúng mọc cao quá
đầu; sự duy trì thƣờng xuyên rất quan trọng để làm cho cây có thân khỏe và
nhiều cành nhánh.


Ở Điện Biên<i> có sẵn cây muồng cọc rào (Gliricidia sepium) và cây dã quì </i>
<i>(Tithonia diversifolia).</i> Cây muồng cọc rào đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là cây đa
mục đích ở vùng đồng bằng nhiệt đới. Nó cung cấp bóng râm cho cây trồng nhƣ
cây cà phê và ca cao.


Cây dã quì mọc ở độ cao tƣơng đối khoảng 400 m so với mực nƣớc biển
trong vùng nhiệt đới; nó mọc rất phổ biến ở Điên Biên và dễ dàng chuẩn bị


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

lƣợng lớn cây hom. Thêm vào đó, nó chống lại việc cắt tỉa cành và sâu bọ mạnh
mẽ. Lá của chúng đƣợc sử dụng nhƣ là lớp che phủ xanh và xua đuổi cơn trùng.
Cây dã q là một cây làm hàng rào đƣờng đồng mức tốt nhất ở Điện Biên.


<b>Hình 4.12. Giâm cành và cây hoa hƣớng dƣơng dại </b>


<i>(3) Đập chắn hữu cơ </i>



Đập chắn hữu cơ là kỹ thuật truyền thống của canh tác đƣờng đồng mức,
nó đã đƣợc thực hiện ở trên tồn Đông Nam Á. Một vài nông dân Điện Biên
sử dụng phƣơng pháp này để xác định ranh giới đất nơng nghiệp. Nhƣng nó
rất có hiệu quả chống lại xói mịn đất và tăng độ màu mỡ của đất kết hợp với
sinh trƣởng tạo thành hàng rào. Sau đây là các bƣớc tiến hành làm đập chắn
hữu cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Thu thập và chuẩn bị vật liệu:


+ Cắt và thu thập cỏ, cành cây, dây leo, cây bụi, cỏ dại;


+ Chuẩn bị các cọc gỗ (gỗ cứng nhƣ muồng cọc rào, keo, bạch đàn, tre…);
- Lắp ráp khung chữ A;


- Xác định đƣờng đồng mức bằng thƣớc chữ A (xem cách sử dụng thƣớc
chữ A):


+ Đứng trên 1 đƣờng đồng mức hay trên mặt đất;
+ Hƣớng về chỗ dốc;


+ Mở rộng đƣờng đồng mức bằng cách chỉ ngón tay hƣớng về sƣờn dốc
đến khi nó chạm vào sƣờn dốc. Đó chính là vị trí cho đƣờng đồng mức tiếp theo,
hoặc mở rộng bằng cách kéo thẳng sợi dây từ đỉnh thƣớc chữ A cho đến khi nó
tiếp cận đến sƣờn dốc;


+ Độ dốc cao hơn thì cần nhiều đƣờng đồng mức. Độ dốc vừa phải cần ít
đƣờng đồng mức hơn;


- Chất đống các vật liệu thu thập đƣợc dọc đƣờng đồng mức:


+ Cắt cỏ, cành cây, dây leo, cây bụi…


+ Đặt chúng nằm dọc theo các đƣờng đồng mức.
- Duy trì đập chắn hữu cơ đƣợc thực hiện bằng cách:


+ Cắt và tỉa hàng rào. Hàng rào nên duy trì chiều cao thấp hơn chiều cao
ngang ngực;


+Trồng cây muồng cọc rào, cây dã q, cây cốt khí và các cây mọc nhanh khác.
+ Duy trì thảm cỏ che phủ khi nhổ cỏ dại và tránh tạo thành các rãnh trên
bề mặt đất. Cây thân cỏ đƣợc coi là cây che phủ. Chiều cao của cây che phủ nên


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

thấp hơn cây trồng. Để thay thế các cây che phủ, cỏ khô, cành nhánh, dây leo và
<b>cây bụi có thể sử dụng để che phủ bề mặt nhƣ là lớp phủ hữu cơ. </b>


<b>Hình 4.1.4. Xác định đƣờng đồng mức và trồng cây làm đập chắn hữu cơ </b>
Bƣớc 6: Giám sát


Sau khi thực hiện xong đƣờng canh tác đồng mức, sự quan sát thƣờng
xuyên là rất cần thiết. Sinh trƣởng của cây con và nảy mầm của hạt giống đƣợc
ghi chép tƣơng tự nhƣ ảnh 7-5 (phiếu giám sát của cây ăn quả) và phiếu giám sát
của rau. Các sự kiện sau đây nên có các tác động ngay nhƣ:


- Hom giâm bị héo cần thay thế ngay để tránh hàng rào bị khoảng trống;
- Khi đất bị trơi hoặc xảy ra hiện tƣợng xói mòn cần làm các đập chắn nhỏ
để phục hồi;


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i><b>4.4.2. Mơ hình trồng rừng thâm canh cây Bời Lời đỏ và những kinh nghiệm </b></i>
<i><b>từ thực tiễn tại Hướng Hóa, Quảng Trị</b></i>



Từ năm 2009 – 2011, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ Quảng Trị đã
triển khai mơ hình trồng rừng thâm canh cây Bời Lời đỏ tại 2 huyện Đakrơng và
Hƣớng Hóa (Quảng Trị), với diện tích 32,5ha. Mơ hình đƣợc bố trí trồng trong
các nƣơng rẫy đang đƣợc canh tác lúa, ngô, sắn, chuối, nƣơng rẫy bỏ hoang và
vƣờn hộ gia đình của bà con nơng dân miền núi.


Vì vậy, bà con nơng dân vẫn có thể tận dụng đất đai để canh tác các lồi cây
nơng nghiệp truyền thống theo phƣơng thức nông lâm kết hợp ở những năm đầu,
vừa đảm bảo thu nhập vừa tạo bóng che cho cây đến khi rừng Bời Lời khép tán.
Mơ hình đã tiến hành xử lý thực bì vào đầu tháng 7/2009 tại Hƣớng Hóa và
tháng 9/2009 tại Đakrơng là thời điểm bắt đầu có mƣa ở 2 huyện này nhằm tránh
hiện tƣợng cháy xảy ra. Có thể xử lý thực bì tồn diện bằng cách đốt sạch trƣớc
khi làm đất từ 15 - 20 ngày tại các vùng trồng tập trung hoặc xử lý cục bộ theo
băng, theo đám tại các điểm trồng dƣới tán, trồng xen với các lồi cây nơng
nghiệp trong nƣơng rẫy.


Mật độ trồng 1.660 cây/ha. Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m.
Khâu làm đất, chủ yếu bằng thủ công. Cuốc hố trƣớc khi trồng 1 tháng. Kích
thƣớc hố đào: 40 x 40 x 40 (cm). Hoàn thành cơng việc bón phân lót, trộn đảo và
lấp hố trƣớc lúc trồng cây ít nhất là 7 - 10 ngày. Lƣợng phân bón: 0,15kg
NPK/hố. Tiêu chuẩn cây con: cây con trong túi bầu kích thƣớc 8 x 14cm, đạt tuổi
vƣờn ƣơm 5 - 8 tháng tuổi, D00 >= 0,2cm, Hvn >= 25cm, có hệ rễ phát triển tốt
đều, khơng bị sâu bệnh hại di truyền hay tổn thƣơng cơ giới. Chọn những ngày
râm mát để trồng cây. Trƣớc khi trồng cần rạch bỏ túi bầu và trồng cây trên
những hố đã đƣợc đào sẵn. Phƣơng thức trồng theo hình nanh sấu.Trong q trình
chăm sóc, vào vụ xn và vụ thu hàng năm, tiến hành phát thực bì, trồng dặm,
dẫy cỏ, xới xáo, vun gốc, tủ gốc cho cây với đƣờng kính 0,8 - 1,0m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

khi canh tác cây nơng nghiệp có thực hiện biện pháp ủ gốc cho cây, các điểm
bố trí tại các sƣờn đồi có hƣớng khuất gió tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng


phát triển tốt.


<i>* Bài học kinh nghiệm từ mơ hình </i>


- Thời vụ trồng: Từ giữa tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.


- Lúc còn nhỏ, cây Bời Lời đỏ là cây ƣa bóng, do đó trong q trình phát dọn
thực bì thì cách tốt nhất là xử lý thực bì theo băng và cần chừa lại các cây lâm
nghiệp hiện có trên vùng đất để làm cây che bóng, với độ che phủ từ 30 - 40% là
tốt nhất (tuỳ theo điều kiện thực tế của hiện trạng rừng và đất rừng). Sự ảnh
hƣởng của gió ở các đồi cao cũng làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cây
trồng.Vì vậy, cần bố trí trồng tại các sƣờn đồi khuất gió, hoặc phải có các rừng
cây chắn gió.


- Đối với lô trồng là đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày nhƣ ngơ, sắn và
lúa rẫy thì trong q trình làm đất trồng cây nơng nghiệp, chúng ta phải thiết kế
trồng cây làm sao cho khoảng trống chừa lại trồng cây Bời lời khoảng 40 –
50cm (nhất là rẫy trồng lúa) đảm bảo cho việc vận chuyển vật tƣ, giống cây và
công tác đào hố trồng cây không ảnh hƣởng đến các lồi cây nơng nghiệp mà
vẫn đảm bảo có đủ độ che phủ giúp cây Bời Lời phục hồi và phát triển tốt.


Chú ý, sau khi thu hoạch các sản phẩm nơng nghiệp thì chúng ta tận dụng
các chất hữu cơ, thân xác các sản phẩm nông nghiệp để tủ gốc cho cây. Trong
quá trình dọn nƣơng, rẫy chuẩn bị cho vụ trồng kế tiếp không nên đốt vì trong
thân và lá cây Bời Lời có chứa chất dầu nên rất dễ cháy và khơ dẫn đến cây chết.
Một ví dụ điển hình: Một số hộ ở thôn kinh tế mới xã Tà Rụt, cây từ khi trồng
đến thời điểm kiểm tra là 2 tháng, cây đã phục hồi và đang phát triển rất nhanh,
tỷ lệ sống đạt từ 90 – 92%. Tuy nhiên, đến tháng 11-12 bà con dọn rẫy do không
tủ gốc hoặc đốt cháy lây lan làm cây chết nhiều, số lƣợng cây còn lại chỉ đạt
khoảng 50%, cây phát triển chậm lại.



</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

dƣới vƣờn chuối, tỷ lệ sống của cây trồng rất cao, trên 95%, cây sinh trƣởng
phát triển tốt quanh năm.


- Sự sát sao của cán bộ chỉ đạo, cán bộ kỹ thuật cũng là một yếu tố quan
trọng quyết định sự thành cơng mơ hình. Các điểm triển khai mơ hình phần lớn
với đối tƣợng là ngƣời đồng bào dân tộc, việc tiếp thu các khoa học kỹ thuật cịn
hạn chế. Vì vậy, ngồi tập huấn kỹ thuật, kiểm tra chỉ đạo theo định kỳ các bƣớc
cơng việc thì biện pháp “cầm tay chỉ việc” cũng là một yêu cầu bắt buộc cán bộ
chỉ đạo phải thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục.


Thành cơng bƣớc đầu của mơ hình đã cho thấy, cây Bời Lời đỏ phù hợp
với điều kiện thổ nhƣỡng ở Quảng Trị, đặc biệt thích hợp trồng tại tiểu vùng khí
hậu địa bàn Hƣớng Hố và một phần địa bàn huyện ĐaKrơng. Sản phẩm chính
là vỏ cây, ngƣời dân có thể khai thác vỏ tại rừng, rồi chuyển về để nhập nguyên
liệu cho các đầu mối tiêu thụ. Vì vậy, cần nhân mơ hình trồng rừng thâm canh
cây Bời Lời đỏ ra diện rộng, góp phần tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống
cho bà con vùng miền núi tại địa phƣơng.


<i><b>4.4.3. Mơ hình trồng rừng thâm canh cây giổi xanh tại Phong Thổ, Lai Châu </b></i>


Để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trong việc bảo vệ rừng, làm giàu từ
rừng, đặc biệt biết áp dụng phƣơng pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống
xói mịn, Trung tâm Khuyến Nơng tỉnh Sơn La phối hợp Trạm Khuyến nông
huyện Phong Thổ, Ủy ban nhân dân thị trấn Phong Thổ triển mô hình trồng
thâm canh cây gỗ lớn giổi xanh tại bản Thẩm Bú, Vàng Khon, thôn 41, thị trấn
Phong Thổ với diện tích 15 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Hình 4.15. Ngƣời dân xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ thăm quan </b>
<b> mơ hình trồng cây gỗ lớn giổi xanh </b>



Gia đình ơng Đồng Xn Cƣờng ở bản Vàng Khon – một trong những hộ
tham gia mơ hình cho biết: “Sau khi đƣợc cán bộ khuyến nơng giải thích hiệu
quả của việc trồng thâm canh cây giổi xanh dƣới tán rừng đem lại thu nhập cao,
góp phần làm tăng độ che phủ rừng; giảm xói mịn, rửa trơi đất, giữ độ ẩm cho
đất và duy trì nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt sản xuất nên gia đình tôi đã đăng ký
trồng 1ha. Hiện nay, cây giổi đang phát triển tốt, hy vọng thời gian tới khi cây
giổi đến mùa thu hoạch sẽ đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình tơi và nhiều
hộ dân khác trong bản”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

không bị mối mọt, cong vênh đƣợc dùng để đóng đồ dùng gia đình, đồ thủ cơng
mỹ nghệ…


Mơ hình trồng thâm canh cây gỗ lớn giổi xanh là mơ hình mới đối với bà
con nông dân thị trấn Phong Thổ.Qua kết quả bƣớc đầu cho thấy, mơ hình phù
hợp điều kiện tự nhiên địa phƣơng, trình độ canh tác của ngƣời dân. Từ đó phát
huy tính tích cực, chủ động của ngƣời dân, đẩy lùi tính trơng chờ ỷ lại vào sự
quan tâm, đầu tƣ của Nhà nƣớc. Theo tiến độ triển khai mơ hình, chỉ vài năm
nữa mơ hình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân và sẽ đƣợc nhân
rộng trong địa bàn thị trấn và một số vùng lân cận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Cục Khuyến nông- Khuyến lâm (2000). Tài liệu tập huấn khuyến nông. </i>
<i>2. Dự án PTNT miền núi Phú Thọ (2001). Một số giải pháp xố đói giảm nghèo. </i>


<i>3. Dự án PTNT miền núi(2001). hương pháp hoạt động khuyến nơng </i>
<i>khuyến lâm có người dân tham gia. </i>


<i>4. Nguyễn Văn Long (2006). Khuyến nơng. Giáo trình Trƣờng Đại học </i>


Nông nghiệp, Hà Nội.


<i>5. Đinh Đức Thuận và các tác giả (2005). Giáo trình Khuyến lâm. Giáo </i>
trình Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.


<i>6. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2010). Xây dựng mơ hình trình diễn </i>


<i>trong khuyến nơng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>7. Donald A. Messerchmidl(1996).Common forest resource mangement. </i>
<i>8. FAO (1992).Local organization in community forestry extension in Asia. </i>
FAO of the United Nations-Bang Kok.


</div>

<!--links-->

×