Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.78 KB, 14 trang )

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN CỐ ĐỊNH ĐỐI VỚI MỖI DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện quyết định cho bất cứ
doanh nghiệp, ngành nghề kỹ thuật, kinh tế và dịch vụ nào trong nền kinh
tế.
Đối với vốn cố định, nó thể hiện toàn bộ giá trị tài sản cố định của mỗi
doanh nghiệp mà tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời
gian sử dụng dài. Và khi nó tham gia vào sản xuất kinh doanh, tài sản cố định
bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí
kinh doanh. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vậy thì việc sử
dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng một cách hợp lý, có vai trò quan trọng
trong việc hình thành sản phẩm chất lượng, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng
và khẳng định mình trên thương trường.
1. KHÁI NIỆM VỐN CỐ ĐỊNH:
Như đã trình bày trong phần trên, vốn cố định là toàn bộ giá trị tài
sản cố định của mỗi doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao
động có giá trị lớn thời gia sử dụng dài. Khi nó tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển
dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài
sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Bên cạnh các tài sản hữu hình (có hình
thái cụ thể như: nhà cửa, đất...) trong doanh nghiệp còn có nhiều loại tài
sản cố định khác như tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính
và tài sản cố định tài chính. Mỗi loại mang tính chất, đặc điểm về hình thái
sử dụng và quản lý riêng song tất cả chúng đều giống nhau về thời gian đầu
tư và thu hồi chi phí dài (Từ một năm trở lên). Việc sắp xếp tài sản cố định
theo từng nhóm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch
toán tài sản cố định.
Khi đầu tư thành lập một doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều bỏ ra


số vốn đầu tư ứng trước nhất định để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các
tài sản cố định hữu hình và vô hình. Số vốn này được gọi là vốn cố định
của các doanh nghiệp. Vậy:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần
dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng
tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gia sử dụng.
Vốn cố định được biểu hiện thông qua hình thái vật chất là tài sản
cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm rất
nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về tính chất kỹ thuật,
thời gian sử dụng... Vì vậy để quản lý tốt tài sản cố định cũng như quản lý
tốt vốn cố định, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại Tài sản cố định.
Có nhiều cách phân loại tài sản cố định khác nhau đó là:
Nếu căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, ta có tài sản cố
định đang sử dụng, tài sản cố định chưa cần dùng, tài sản cố định không
cần dùng chờ sử lý. Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu
quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó có biện pháp
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng.
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng, tài sản cố định được chia thành
tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh, tài sản cố định dùng cho
mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng, tài sản cố định bảo hộ,
giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. Cách phân loại này cho phép doanh nghiệp
thấy được cơ cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có
biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu
quả nhất. Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện có thể chia tài sản cố định
thành hai loại tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và phân loại tài sản cố định, trong
hoạch toán thường phân loại theo hình thái biều hiện kết hợp với tính chất
đầu tư, theo cách phân loại này, tài sản cố định được phân loại làm 4 loại
sau:

Tài sản hữu hình: Gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái
vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ
quy định (Hiện nay giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên và có thời hạn sử dụng
hơn một năm).
- Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định mà không có hình thái vật
chất, phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thuê xuất phát từ lợi ích
các đặc quyền, các quyền của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê
dài hạn và được bên thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời
gian tuổi thọ của tài sản cố định. Tiền thu về đủ cho người thuê trang trải
được chi phí của tài sản cộng khoản lợi nhuận đầu tư đó.
- Tài sản cố định tài chính: Gồm toàn bộ các khoản đầu tư tài chính dài hạn,
mọi mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi trên một năm như đầu tư liên
doanh dài hạn, đầu tư chứng khoán dài hạn, .
Trong từng loại tài sản cố định trên sẽ được chia chi tiết thành từng
nhóm theo kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất.
Đánh giá tài sản cố định là công việc rất quan trọng. Trong mọi trường
hợp, tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy,
việc ghi sổ sách phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu là nguyên giá,
giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Theo chế độ kế toán hiện hành, việc hạch
toán tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên các tài khoản 211, 214, 411.
Tài sản hữu hình về nguyên tắc cũng phản ánh theo nguyên giá, cũng
tính khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyên giá tài sản cố định vô
hình là chi phí thực tế phải trả khi thực hiện như phí tổn thành lập, công tác
nguyên cứu v.v... theo chế độ hiện hành.
Tài sản cố định vô hình được chia làm các loại:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp.
- Bằng phát minh sáng chế.
- Chi phí nghiên cứu phát triển.
- Lợi thế thương mại.

- Quyền đặc nhượng hay quyền khai thác.
- Quyền thuê nhà.
- Quyền sử dụng đất.
- Nhãn hiệu.
- Bản quyền tác giả.
Tất cả tình hình biến động luôn có của tài sản vô hình được kế toán
phản ánh trên tài khoản 213.
2. VAI TRÒ CỦA VỐN CỐ ĐỊNH:
Vốn cố định có vai trò quyết định trong khâu hình thành sản phẩm.
Sản phẩm đó phải có mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hành và chất
lượng cũng là phần mà khách hàng quan tâm. Vốn cố định tham gia vào

×