Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.63 MB, 257 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

THIÕT KÕ S¶N PHÈM NéI THÊT


<b>TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG </b>
<b>TS. LÝ TUẤN TRƯỜNG </b>


<b>BÀI GIẢNG </b>



<b>THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>


Cùng với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu đổi mới sản phẩm trong
thiết kế và sử dụng sản phẩm nội thất, việc thiết kế sản phẩm nội thất phù hợp
với yêu cầu sử dụng của con người là công việc vô cùng quan trọng. Sản phẩm
nội thất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và chất lượng của
thiết kế nội thất. Vì vậy, các nhà thiết kế và nhà sản xuất khi thiết kế và sản xuất
sản phẩm nội thất luôn đặt yêu cầu công năng sử dụng, yêu cầu kết cấu và tạo
dáng của sản phẩm dùng trong nội thất lên hàng đầu.


Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất được biên soạn theo chương trình
mơn học của ngành Thiết kế nội thất được Hội đồng Khoa học Trường Đại học
Lâm nghiệp phê duyệt.


Toàn bộ nội dung sách phong phú, hình vẽ đa dạng đầy đủ, có hình vẽ thực
tiễn minh họa sản phẩm. Đây là bài giảng dành cho sinh viên ngành Thiết kế nội
thất, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người ở cương vị thi công,
thiết kế, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, bài
giảng cũng có thể là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng
viên các trường trung học, đại học khác thuộc lĩnh vực này.



Bài giảng này gồm 5 chương:


Chương 1: Khái quát về thiết kế sản phẩm nội thất;
Chương 2: Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất;


Chương 3: Thiết kế công năng và tạo dáng sản phẩm nội thất;
Chương 4: Thiết kế kết cấu sản phẩm nội thất;


Chương 5: Phương pháp và trình tự thiết kế sản phẩm nội thất.


Trên cơ sở nghiên cứu trong nhiều năm, cùng với những tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp những nội dung cơ
bản nhất, đáp ứng mục tiêu chương trình đào tạo, cập nhật những kiến thức
mới nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chương 1 </b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀTHIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>


<b>1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất và thiết kế sản phẩm nội thất </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất </b></i>


Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nhà. Sản phẩm nội thất có nguồn gốc là
<i>đồ gia dụng, tên tiếng Anh là Furniture, nó xuất phát từ tiếng Pháp là fourniture </i>


<i>(thiết bị), tiếng Latin là Mobilis (di động), tiếng Đức là Möbel, tiếng Ý là Mobile, </i>


<i>tiếng Tây Ban Nha là Mueble. </i>



* Nghĩa rộng: Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nội thất không thể thiếu
giúp con người đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, mở rộng hoạt động xã hội và
thực tiễn sản xuất.


* Nghĩa hẹp: Sản phẩm nội thất là đồ dùng và thiết bị dùng để cất đựng, nằm,
ngồi, ngủ, nâng đỡ trong sinh hoạt, làm việc và hoạt động xã hội của con người.


<i><b>1.1.2. Khái niệm về thiết kế sản phẩm nội thất </b></i>


Thiết kế sản phẩm nội thất là sự thể hiện tồn bộ q trình từ ý tưởng đến
quyết định kết cấu và biểu diễn bằng bản vẽ nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng dự
kiến hay đã định theo nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.
<b>1.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm nội thất </b>


<i><b>1.2.1. Tính phổ biến </b></i>


Sản phẩm nội thất và cơng năng đặc biệt của nó xuyên suốt mọi lĩnh vực
của cuộc sống và có quan hệ mật thiết với các phương thức sinh hoạt như: ăn, ở,
mặc, đi lại hoặc làm việc, học tập, sinh hoạt, giao tiếp, vui chơi, nghỉ ngơi của
con người. Cùng với tiến bộ của phát triển xã hội, khoa học kỹ thuật và sự thay
đổi phương thức sinh hoạt của con người, sản phẩm nội thất cũng nằm trong sự
thay đổi đó. Tùy theo đặc tính cơng năng khác nhau, ngôn ngữ văn hóa khác
nhau, nhu cầu tâm lý và sinh lý của người sử dụng mà thể hiện tính sử dụng phổ
biến cũng khác nhau. Ví dụ: sản phẩm nội thất dùng trong khách sạn, dùng trong
thương nghiệp, phịng làm việc, gia đình...


<i><b>1.2.2. Tính cơng năng hai mặt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thỏa mãn các đặc tính sử dụng trực tiếp, vừa để cho con người thưởng thức, làm
cho con người có tinh thần liên tưởng phong phú và khoái cảm thẩm mỹ trong


quá trình tiếp xúc và sử dụng. Sản phẩm nội thất vừa có liên quan với các nhiều
lĩnh vực kỹ thuật như khoa học vật liệu, công nghệ, thiết bị, điện khí, cơng
nghiệp hóa học (đây là những yếu tố mang tính vật chất); lại có quan hệ mật
thiết với lý luận về nghệ thuật tạo hình và khoa học xã hội như xã hội học, mỹ
học, tâm lý học, hành vi học... (đây là những yếu tố mang tính tinh thần). Vì thế
nói, sản phẩm nội thất vừa có tính vật chất, vừa có tính tinh thần, đây chính là
đặc điểm hai mặt cơng năng của sản phẩm nội thất.


<i><b>1.2.3. Tính tổng hợp văn hóa </b></i>


Văn hóa là một từ vựng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là chỉ hình
thái ý thức xã hội cùng với chế độ và cơ cấu tương ứng của xã hội nhân loại;
nghĩa rộng là chỉ sự tổng hòa các của cải vật chất và tinh thần của nhân loại. Văn
hóa ln là tiêu điểm của giới thiết kế, đây chính là mối liên kết khơng thể tách
rời giữa văn hóa và thiết kế. Thiết kế là đưa ý trí tinh thần của con người thể
hiện trong tạo vật, đồng thời thông qua tạo vật thiết kế thể hiện phương thức
sinh hoạt vật chất của con người, mà phương thức sinh hoạt chính là vật truyền
tải văn hóa. Các cấp độ tinh thần của văn hóa, cấp độ hành vi, các chế độ, cấp độ
vật chất đều thể hiện trong các phương thức sinh hoạt của con người, tức là thể
hiện trong các cấp độ đời sống của con người. Vì vậy, có thể nói thiết kế vừa
sáng tạo đổi mới phương thức sinh hoạt vật chất, vừa sáng tạo ra văn hóa mới.


Sản phẩm nội thất là một hình thái văn hóa và vật truyền tải thơng tin
phong phú. Loại hình, số lượng, cơng năng, hình dáng, phong cách và trình độ
chế tạo của nó, cùng với tình hình chiếm hữu của sản phẩm nội thất trong xã hội
phản ánh được phương thức sinh hoạt của xã hội, mức độ văn minh vật chất và
đặc trưng văn hóa lịch sử của xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của một
quốc gia và khu vực. Vì thế, sản phẩm nội thất có tính văn hóa và tính xã hội
phong phú và sâu sắc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

được đặc trưng khu vực, đặc trưng dân tộc và đặc trưng thời đại.


Văn hóa sản phẩm nội thất là sự tổng hợp của văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và văn hóa nghệ thuật.


Sản phẩm nội thất là văn hóa vật chất, phản ánh sự tiến bộ và phát triển của
nhân loại từ thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp đến thời đại thông tin
thông qua chủng loại và số lượng của sản phẩm nội thất. Vật liệu sản xuất sản
phẩm nội thất là hệ thống đánh dấu khả năng lợi dụng của nhân loại đối với tự
nhiên và cải tạo tự nhiên; khoa học kết cấu và công nghệ kỹ thuật của sản phẩm
nội thất phản ánh sự tiến bộ của kỹ thuật công nghiệp và trạng thái phát triển của
khoa học; lịch sử phát triển sản phẩm nội thất là một bộ phận tổ thành quan
trọng trong sự phát triển văn minh vật chất của nhân loại.


Sản phẩm nội thất là văn hóa nghệ thuật, tạo nên khơng gian nội thất mang
tính nghệ thuật riêng biệt thơng qua tạo hình, màu sắc và phong cách nghệ thuật
của nó. Sản phẩm nội thất là một sản phẩm nghệ thuật có tính thực dụng, tức là
vừa có tính khoa học kỹ thuật, vừa có tính văn hóa nghệ thuật.


Sản phẩm nội thất là văn hóa tinh thuần, có cơng năng giáo dục, cơng năng
thẩm mỹ, cơng năng đối thoại, cơng năng giải trí... Hình thức cơng năng đặc biệt
và hình tượng nghệ thuật của sản phẩm nội thất thể hiện ra trong không gian
sinh hoạt của con người, khêu gợi lên hứng thú thẩm mỹ của con người, bồi
dưỡng tâm lý thẩm mỹ và nâng cao năng lực thẩm mỹ của con người. Đồng thời
sản phẩm cũng dựa vào hình thức nghệ thuật trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua
ẩn dụ hoặc tư tưởng văn mạch phản ánh ý thức tôn giáo và xã hội của thời đại,
công năng tượng trưng hiện thực và công năng đối thoại.


<b>1.3. Phân loại sản phẩm nội thất </b>



Do sự đa dạng hóa về vật liệu, kết cấu, mơi trường sử dụng và công năng
sử dụng của sản phẩm nội thất dẫn đến sự đa dạng về kiểu dáng của sản phẩm.
Vì vậy, dùng một phương pháp để phân loại sản phẩm nội thất là rất khó. Ở đây
chỉ có thể phân đưa ra các phương pháp phân loại sản phẩm nội thất ở các góc
độ khác nhau để thuận tiện cho việc hình thành một khái niệm hoàn chỉnh về hệ
thống sản phẩm nội thất.


<i><b>1.3.1. Phân loại theo công năng sử dụng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

và giữa sản phẩm với sản phẩm. Đây là phương pháp phân loại khoa học dựa
trên nguyên lý ergonomics. Theo công năng cơ bản gồm 3 loại sau:


 Loại nâng đỡ: Là sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ trực tiếp cơ thể người
khi ngồi, nằm, như ghế tựa, ghế đôn, ghế xa lông, giường, sập..., loại sản phẩm này
cũng có thêm cơng năng cất đựng hoặc để đặt đồ trang trí như: bàn ăn, bàn họp,
bàn làm việc... Đây là sản phẩm nội thất có quan hệ trực tiếp với cơ thể người.


 Loại cất đựng: Là sản phẩm nội thất dùng để cất đựng hoặc để bày biện
đồ vật như: tủ áo, tủ bếp, tủ rượu, hòm, giá sách, giá hoa, bàn hoa, kệ ti vi, giá
đựng sách báo... Đây là sản phẩm nội thất có quan hệ gián tiếp với cơ thể người.


<i><b>1.3.2. Phân loại theo hình thức cơ bản </b></i>


 Sản phẩm nội thất loại ngồi: Là các loại sản phẩm nội thất dùng để nâng
đỡ cơ thể người khi ngồi, ngồi tựa như: ghế tay vịn, ghế lưng tựa, ghế gấp, ghế
xoay, ghế dài, ghế vng, ghế trịn, ghế xa lơng...


 Sản phẩm nội thất loại bàn: Là các sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ
cơ thể người khi làm việc, học tập, họp, viết... như bàn, bàn dài, bàn học sinh,
bàn họp, bàn trà...



 Sản phẩm nội thất loại tủ: Là các sản phẩm nội thất dùng để cất đựng, trưng
bày như: tủ áo, tủ đầu giường, tủ trưng bày, tủ sách, tủ bếp, tủ ti vi, tủ lưu trữ...


 Sản phẩm nội thất loại nằm: Là các sản phẩm nội thất dùng để nâng đỡ
cơ thể người khi nằm, nghỉ ngơi thư giãn như: giường, giường đôi, giường tầng,
giường trẻ em, giường treo, sập...


 Sản phẩm nội thất khác: Là các sản phẩm nội thất có hình thức khác với
các sản phẩm nội thất trên, có quan hệ gián tiếp với cơ thể người như: giá hoa,
giá treo áo mũ, bình phong, giá đựng sách báo...


<i><b>1.3.3. Phân loại theo môi trường sử dụng </b></i>


Dựa vào môi trường sử dụng tức là dựa vào loại hình sinh hoạt xã hội và
mơi trường sinh hoạt, làm việc điển hình để phân loại sản phẩm. Chủ yếu gồm
các loại hình sản phẩm sau:


 Sản phẩm nội thất dân dụng: Là những sản phẩm trong gia đình, chủ yếu
gồm sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng
sách, phòng vệ sinh, phòng trẻ em, phòng tiền sảnh...


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

việc, phòng hội nghị, phòng máy tính... như: bàn làm việc, ghế làm việc, bàn hội
nghị, ghế hội nghị, tủ hồ sơ, sản phẩm nội thất tự động hóa văn phịng (office
automation furniture), sản phẩm nội thất văn phịng gia đình (small office &
home office furniture)...


 Sản phẩm nội thất dùng trong cơng trình cơng cộng: Là sản phẩm dùng
trong các cơng trình cơng cộng như: khách sạn, trường học, bệnh viện, nhà hát,
thương nghiệp, rạp chiếu phim.



 Sản phẩm nội thất dùng trong giao thông: Là những sản phẩm dùng trên
máy bay, tàu thuyền, bến xe, tàu hỏa, bến tàu, sân bay...


 Sản phẩm dùng ngoài trời: Là những sản phẩm ở công viên, bể bơi, hoa
viên, sân vườn, quảng trường, đường bóng mát, đường đi bộ...


<i><b>1.3.4. Phân loại theo đặc trưng kết cấu </b></i>


Phương thức liên kết giữa các bộ phận với bộ phận, chi tiết với chi tiết của
sản phẩm nội thất có rất nhiều. Dựa vào phương thức liên kết khác nhau có thể
tổ thành sản phẩm có đặc trưng kết cấu khác nhau.


 Phân theo phương thức liên kết


- Sản phẩm nội thất dạng cố định: Là sản phẩm nội thất được tổ thành theo
các hình thức như: sử dụng liên kết mộng (có keo hoặc khơng có keo), linh kiện
liên kết, liên kết keo và liên kết đinh để liên kết các bộ phận hoặc chi tiết với
nhau. Đặc điểm của nó là kết cấu chắc chắn, ổn định, không thể tháo lắp lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Sản phẩm nội thất dạng gấp: Là những sản phẩm nội thất sử dụng liên kết
gập hoặc lật xoay, gồm sản phẩm nội thất dạng gấp một phần và gấp toàn bộ.


- Sản phẩm dạng giá đỡ: Là những sản phẩm mà các bộ phận hoặc chi tiết
liên kết với nhau tạo thành giá đỡ.


 Phân loại theo loại hình kết cấu


- Sản phẩm nội thất dạng khung: Là sản phẩm nội thất sử dụng gỗ tự nhiên
(gỗ tròn hoặc gỗ hộp) liên kết với nhau bằng mộng tạo thành khung chịu lực


chính (có kiểu tháo rời và không tháo rời), xung quanh dùng các tấm gỗ liên kết
vào khung chính.


- Sản phẩm nội thất dạng tấm: Là sản phẩm nội thất chủ yếu sử dụng ván
nhân tạo làm nguyên liệu chính, dùng linh kiện liên kết chuyên dụng để liên kết
các bộ phận với nhau. Dựa vào hình thức liên kết khác nhau của các bộ phận có
thể phân sản phẩm dạng tấm thành dạng tháo lắp và dạng không thể tháo lắp.


- Sản phẩm dạng khối rỗng: Là những sản phẩm mà toàn bộ sản phẩm hoặc
các chi tiết sử dụng vật liệu nhựa, kính, kim loại ép khuôn một lần hoặc dán
ghép các tấm ván đơn với nhau tạo thành. Các sản phẩm này có tạo hình đơn
giản và tinh xảo, dễ di chuyển, công nghệ đơn giản, tiết kiệm nguyên vật liệu,
hiệu quả sản xuất cao. Các sản phẩm đúng khn rỗng từ vật liệu nhựa cịn có
nhiều màu sắc khác nhau, thích hợp dùng với các mơi trường nội ngoại thất khác
nhau, đặc biệt là môi trường ngoại thất.


- Sản phẩm dạng bơm hơi: Là những sản phẩm sử dụng vật liệu màng
mỏng nhựa chế tạo thành dạng túi, sau khi bơm hơi sẽ tạo thành sản phẩm. Có
thể sử dụng màng nhựa mỏng có nhiều màu sắc khác nhau hoặc trong suốt để
tạo thành. Sản phẩm này có tính đàn hồi, tuy nhiên khi bị rách thì khơng thể
dùng lại được, vì vậy tuổi thọ của sản phẩm ngắn.


 Phân loại theo cấu thành kết cấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nghiệp hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.


- Sản phẩm nội thất dạng tổ hợp đơn thể: Là đem sản phẩm phân thành nhiều
đơn thể, trong đó bất kỳ một đơn thể nào cũng vừa có thể sử dụng độc lập, vừa có
thể ghép lại với nhau theo chiều dài, chiều rộng và chiều sâu để tạo thành một sản
phẩm mới. Đặc điểm của sản phẩm này là do các đơn thể có thể tích nhỏ, nên


thuận tiện khi lắp ráp và vận chuyển. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể dựa
vào điều kiện nhà ở, điều kiện kinh tế và yêu cầu thẩm mỹ của mình để lựa chọn
các đơn thể và ghép thành các hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm này có
nhược điểm là lặp lại các tấm theo chiều cao và chiều rộng, dẫn đến giá thành cao.


<i><b>1.3.5. Phân loại theo hình thức bố trí </b></i>


Hình thức cố định của sản phẩm là hình thức lắp đặt trong quá trình sử
dụng sản phẩm. Dựa vào khả năng di chuyển và cố định của sản phẩm có thể
phân thành 3 loại sau:


 Dạng di động: Là sản phẩm nội thất đặt trên mặt sàn nhà có thể di
chuyển hoặc thay đổi vị trí. Loại sản phẩm này gồm loại gắn bánh xe hoặc
không gắn bánh xe.


 Dạng cố định: Là sản phẩm nội thất khơng thể di chuyển được, nó được
gắn chặt hoặc đóng chặt vào mặt tường hoặc mặt sàn kiến trúc bằng đinh vít,
như tủ tường. Sản phẩm này sau khi lắp ráp khó tháo dỡ hoặc thay đổi.


 Dạng treo: Là sản phẩm nội thất được treo hoặc đóng lên trên tường
hoặc dưới trần nội thất bằng linh kiện liên kết. Loại sản phẩm này phân thành
kiểu cố định và kiểu di động.


<i><b>1.3.6. Phân loại theo chủng loại vật liệu </b></i>


 Sản phẩm nội thất chất gỗ: chủ yếu do vật liệu gỗ tự nhiên hoặc ván
nhân tạo (gỗ công nghiệp) chế tạo thành như: ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh.
Ví dụ: sản phẩm nội thất dạng khung, sản phẩm nội thất dạng tấm, sản phẩm nội
thất gỗ uốn cong, sản phẩm nội thất ép thành hình, sản phẩm nội thất chạm khắc.
 Sản phẩm nội thất tre, nứa, song, mây: Chủ yếu dùng vật liệu tre, nứa


hoặc song, mây để chế tạo. Sản phẩm phần lớn gồm: ghế, đôn, xa lông, bàn trà
và một số sản phẩm tủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

loại làm khung của sản phẩm, kết hợp với kính và ván nhân tạo (gỗ cơng nghiệp)
để tạo thành sản phẩm.


 Sản phẩm nội thất mộc mềm: Chủ yếu sử dụng các vật liệu chất mềm
như bọt nhựa, vải, đay, da, lò xo, dây thép, xốp chế tạo thành. Sản phẩm chủ yếu
gồm đệm giường, ghế xa lông.


 Sản phẩm nội thất nhựa: Là sản phẩm nội thất mà toàn bộ sản phẩm
hoặc một số bộ phận chủ yếu của sản phẩm làm bằng nhựa. Bao gồm sản phẩm
nhựa chất cứng được hình thành bằng cách ép đùn và ép khn; sản phẩm nhựa
bóng gương (kính hữu cơ), sản phẩm vỏ nhựa sợi thủy tinh, sản phẩm khung
mềm chế tạo bằng bọt nhựa.


 Sản phẩm nội thất kính: Là sản phẩm nội thất sử dụng kính làm bộ phận
chính, khung đỡ bằng kim loại hoặc sản phẩm được làm tồn bộ bằng kính ép
định hình.


 Sản phẩm nội thất đá: Là sản phẩm nội thất mà toàn bộ sản phẩm hoặc
một số bộ phận chủ yếu của sản phẩm làm bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch
hoặc đá nhân tạo.


 Sản phẩm nội thất vật liệu khác: Như sản phẩm nội thất giấy carton ép
khối , sản phẩm nội thất gốm sứ ...


<b>1.4. Những yêu cầu chung của sản phẩm nội thất </b>


Thiết kế sản phẩm nội thất là thiết kế theo nhu cầu sử dụng của con người,


vì con người mà tồn tại và phục vụ cho con người. Vì thế, sản phẩm nội thất
phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:


<i><b>1.4.1. Yêu cầu về công năng </b></i>


Mỗi sản phẩm đều có những công năng sử dụng nhất định được thiết lập
theo ý đồ của người thiết kế, cơng năng đó có thể chỉ là dùng để trang trí. Yêu
cầu đầu tiên đối với với một sản phẩm nội thất là phải thoả mãn chức năng đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Khi xem xét, phân tích sản phẩm nội thất, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến
các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó khơng chỉ có một chức năng cố định
mà cịn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng.


Ví dụ: Sản phẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính là
ngồi. Ngồi ra, nó cịn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể
được làm vật kê để đứng lên làm việc gì đó... Nếu khi thiết kế, điều này không
được quan tâm đúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ không đạt yêu cầu mong
muốn.


<i><b>1.4.2. Yêu cầu về thẩm mỹ </b></i>


Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm nội thất không chỉ cần đáp ứng yêu cầu
về công năng sử dụng mà cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu khơng có
u cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm nội thất sẽ trở thành vơ nghĩa.
Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của sản phẩm.


Người sử dụng cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm nội thất thơng qua vẻ đẹp bề
ngồi của nó. Trong thực tế, đa số các sản phẩm nội thất đều đáp ứng đủ các yêu
cầu của người sử dụng. Do đó, tính thẩm mỹ của sản phẩm khơng phải là thẩm
mỹ chủ quan của người thiết kế, mà nó phải có tính thẩm mỹ tính phổ biến. Một


sản phẩm đẹp là sản phẩm khơng cần trang trí nhưng vẫn có tính mới lạ, gọn
gàng và đáp ứng được những công năng cơ bản.


Một chiếc ghế ngồi với công năng thông thường thì khơng nói lên điều gì,
nhưng khi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra cảm
giác thoải mái hơn cho người ngồi cũng như những người xung quanh khác khi
nhìn vào nó.


Vì vậy, thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm, nó kết tinh nên giá
trị cho sản phẩm.


<i><b>1.4.3. Yêu cầu về kinh tế </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

có giá thành thấp nhất. Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm cần có kế
hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành
sản phẩm thấp. Việc tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo và kết cấu chắc chắn,
bền lâu có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội.
Vì thế, khi thiết kế người thiết kế phải xuất phát từ lợi ích của người tiêu
dùng, dưới tiền đề là đảm bảo chất lượng, lựa chọn chính xác nguyên liệu, kết
cấu đơn giản nhằm giảm sức lao động cần thiết; thời gian sử dụng lâu dài; việc
vận chuyển, thu hồi và sửa chữa thuận tiện; giảm chi phí sản xuất của nhà máy
sản xuất và chi phí sử dụng của người tiêu dùng đến mức thấp nhất nhằmtạo ra
những sản phẩm đẹp và giá thành rẻ. Có như vậy, mới có thể đem lại lợi ích
thiết thực cho người tiêu dùng vàtạo hiệu quả cho các doanh nghiệp.


<b>1.5. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm nội thất </b>


Một sản phẩm nội thất thiết kế tốt phải có một số đặc điểm sau: thỏa mãn
yêu cầu kết cấu công năng của đồ gia dụng, đảm bảo sử dụng an tồn; cấu hình
đẹp, phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của người sử dụng mà những sản phẩm cùng


loại khơng có.


Để có một sản phẩm nội thất được thiết kế tốt, cần phải thực hiện thiết kế
theo một số nguyên tắc nhất định, bởi điều đó có ý nghĩa quyết định tới chất
lượng của sản phẩm.


Khi thiết kế sản phẩm nội thất cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:


<i><b>1.5.1. Thực dụng </b></i>


Thực dụng là nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế sản phẩm nội thất. Thiết kế
sản phẩm nội thất đầu tiên phải đáp ứng công dụng trực tiếp của nó, thích hợp
với u cầu của người sử dụng.


Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng của sản phẩm
làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng sản phẩm, ngồi mục tiêu là có mẫu mã
đẹp cịn ln phải chú ý tới khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng.


Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong q trình tính
tốn nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.


<i><b>1.5.2. Đẹp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hưởng mãnh liệt đến tâm lý của con người. Vẻ đẹp của sản phẩm xếp sau
nguyên tắc thực dụng, nhưng khơng vì thế mà coi nhẹ nó. Đẹp phải xuất phát từ
các thuộc tính tự nhiên như cơng năng, vật liệu và văn hóa. Ngồi ra nó cịn phải
phù hợp với trào lưu sử dụng. Vì vậy, thiết kế sản phẩm nội thất vừa phải có nội
hàm văn hóa, vừa phải nắm bắt được tư tưởng thiết kế và trào lưu sử dụng hay
đặc trưng thời đại.



<i><b>1.5.3. Kinh tế </b></i>


Tính kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trên thị trường
của sản phẩm nội thất. Một sản phẩm nội thất tốt không nhất định phải đắt tiền,
nhưng nguyên tắc thiết kế cũng không thể theo đuổi giá rẻ một cách mù quáng,
mà phải tương xứng với giá trị công năng của sản phẩm. Điều này yêu cầu người
thiết kế phải nắm vững phương pháp phân tích giá trị nhằm vừa tránh lãng phí
cơng năng vừa kinh tế nhất mà vẫn đáp ứng được mục tiêu công năng cần thiết.


<i><b>1.5.4. Dễ chế tạo </b></i>


Nguyên tắc chế tạo là yêu cầu quan trọng trong quá trình sản xuất. Lấy tiền
đề là đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, linh kiện
liên kết của sản phẩm nội thất phải đáp ứng được nhu cầu gia công cơ giới hoặc
sản xuất tự động hóa.


Vật liệu sử dụng và công nghệ gia công phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 
nguyên vật liệu đa dạng (gồm nguyên liệu chính và vật liệu trang trí);  linh
kiện lắp ráp dễ dàng (có thể tháo rời hoặc gấp xếp);  sản phẩm tiêu chuẩn hóa
(sản phẩm được quy cách hóa, hệ thống hóa và linh kiện thơng dụng hóa);  dễ
gia cơng (có thể thực hiện cơ giới hóa và tự động hóa, giảm bớt tiêu hao sức lao
động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu suất lao động sản xuất).


Sản phẩm nội thất có kết cấu cố định cần phải xem xét đến khả năng có thể
cơ giới hóa, tự động hóa lắp ráp. Sản phẩm nội thất dạng tháo rời cần phải xem
xét đến việc sử dụng công cụ đơn giản nhất cũng có thể lắp ráp nhanh mà vẫn
đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>1.5.5. An toàn </b></i>



Nguyên tắc an toàn là yêu cầu cơ bản của sản phẩm. Tức là yêu cầu sản
phẩm vừa có cường độ chịu lực và tính ổn định vừa đủ, vừa thân thiện với môi
trường sử dụng. Nghĩa là vừa thỏa mãn các yêu cầu của người sử dụng, vừa có
lợi cho sự an tồn và sức khỏe của người sử dụng. Hay nói cách khác là dựa vào
yêu cầu của “sản phẩm xanh” để thiết kế và chế tạo thành “sản phẩm nội thất
xanh”. Muốn sản phẩm có tính an tồn khi sử dụng phải có hiểu biết nhất định
về tính năng cơ học của vật liệu, đặc tính động, phương hướng và độ lớn chịu
lực của sản phẩm, mục đích là để nắm được chính xác kích thước mặt cắt của
linh kiện liên kết, đồng thời tính tốn và đánh giá một cách khoa học khi thiết kế
các khớp nối và thiết kế kết cấu của sản phẩm.


Trừ chỉ tiêu tính năng cơ học của sản phẩm nội thất phù hợp với tiêu chuẩn
quy định, thỏa mãn công năng sử dụng và cơng năng tinh thần thì thiết kế sản
phẩm nội thất phải có khả năng lợi dụng nguyên liệu tốt nhất, giảm ô nhiễm môi
trường và thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng. Đồng thời nguyên liệu phụ trợ
như dạng tấm, vật liệu sơn, keo dán là những vật phát tán hữu cơ về lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy, khi thiết kế và chế tạo sản phẩm
cần phải đặc biệt chú ý.


Ngồi tính an tồn về lực học và kết cấu, sự an tồn về hình dáng cũng rất
quan trọng, như bề mặt sản phẩm có góc nhọn có thể gây tổn thương cho con
người khi sử dụng.


<i><b>1.5.6. Khoa học </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>1.5.7. Hệ thống </b></i>


Nguyên tắc hệ thống thể hiện ở 3 phương diện:  Tính đồng bộ, tức là sản
phẩm và môi trường nội thất cùng với các sản phẩm nội thất hay đồ trưng bày
khác có tính bổ sung và hài hịa khi sử dụng đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với công


năng sử dụng và hiệu quả tổng thể của môi trương nội thất;  tính tổng hợp, tức
là thiết kế sản phẩm nội thất phải thuộc về thiết kế công nghiệp, công việc thiết
kế không chỉ là vẽ bản vẽ kết cấu sản phẩm và bản vẽ phối cảnh, mà phải tiến
hành thiết kế toàn hệ thống từ cơng năng sản phẩm, tạo hình, kết cấu, vật liệu,
cơng nghệ đến lắp ráp đóng gói;  tiêu chuẩn hóa, tức là sản phẩm vừa đáp ứng
được nhu cầu sản xuất công nghiệp hiện đại vừa thỏa mãn nhu cầu đa dạng sản
phẩm của thị trường tiêu thụ.


<i><b>1.5.8. Sáng tạo </b></i>


Sáng tạo là thường xuyên đổi mới hình thức, vật liệu, kết cấu và khả năng
mở rộng công năng của sản phẩm.


<i><b>1.5.9. Bền </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Từ Bách Minh (2000). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Công nghiệp </i>
nhẹ Trung Quốc.


<i>2. Hồ Cảnh Sơ và Đới Hướng Đông (1999). Khái niệm thiết kế đồ gia </i>


<i>dụng, Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung Quốc. </i>


<i>3. Hồ Cảnh Sơ (1992). Thiết kế đồ gia dụng hiện đại, Nhà xuất bản Lâm </i>
nghiệp Trung Quốc.


<i>4. Ngơ Trí Tuệ (2005). Thiết kế đồ gia dụng và nội thất, Nhà xuất bản Lâm </i>
nghiệp Trung Quốc.



<b>Câu hỏi hướng dẫn ôn tập , định hướng thảo luận và bài tập thực hành </b>
Câu 1: Khái niệm về sản phẩm nội thất và thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 2: Đặc tính cơ bản của sản phẩm nội thất?


Câu 3: Phân loại sản phẩm nội thất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Chương 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ </b>
<b>SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>


<b>2.1. Các tình huống thiết kế sản phẩm nội thất </b>


<i><b>2.1.1. Thiết kế theo đơn đặt hàng </b></i>


Thông thường thiết kế theo đơn đặt hàng chỉ bao gồm thiết kế kết cấu và
thiết kế công nghệ sản xuất. Dựa vào tình hình thực tế của xí nghiệp, dưới tiền
đề không ảnh hưởng đến các yêu cầu về công năng sử dụng, hiệu quả ngoại
quan và các yêu cầu khác, từ đó phân tích phương án tạo dáng hoặc phân tích
bản vẽ đặt hàng của sản phẩm để thiết kế. Mục đích là cung cấp các tư liệu kỹ
thuật và bản vẽ thi công nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất của sản
phẩm.


<i><b>2.1.2. Thiết kế phát triển </b></i>


Thiết kế phát triển có thể là thiết kế mô phỏng lại, thiết kế cải tiến, thiết kế
thay thế hoặc thiết kế mới.


Thiết kế mô phỏng lại là loại hình thiết kế mơ phỏng lại sản phẩm đã có
trên thị trường trên cơ sở nguyên lý phương án thiết kế tổng thể không thay đổi,


nhưng tạo dáng, kết cấu, linh kiện liên kết, vật liệu và công nghệ sản xuất có sự
thay đổi nhỏ. Mục đích của loại hình thiết kế này là tạo ra sản phẩm có tính cạnh
tranh về giá cả, chất lượng và tính năng.


Thiết kế cải tiến là trên cơ sở nguyên lý phương án và kết cấu công năng
không thay đổi, tiến hành thiết kế cải tiến về kích thước, cách bố trí và lắp ráp
kết cấu, thay đổi tính năng, nâng cao chất lượng hoặc tăng chủng loại, quy cách
và màu sắc của sản phẩm.


Thiết kế thay thế là loại hình thiết kế trên cơ sở có sẵn, sử dụng một số vật liệu
mới, kết cấu mới, chi tiết mới, kỹ thuật và công nghệ mới để thiết kế nhằm đáp ứng
những yêu cầu mới. Đây là một loại hình thiết kế sáng tạo có tính lũy tiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>2.2. Phương pháp thiết kế sản phẩm nội thất </b>


Phương pháp thiết kế là các phương pháp sử dụng trong quá trình thiết kế,
dựa vào trình tự nhất định để tiến hành các bước thiết kế. Nó là một quá trình
thiết kế khoa học và hệ thống, đồng thời cung cấp phương pháp tư duy cho nhà
thiết kế trong quá trình nâng cao phát triển đổi mới của sản phẩm. Cùng với quá
trình phát triển lâu dài của lịch sử thiết kế của nhân loại, ở mỗi thời kỳ khác
nhau thì phương pháp thiết kế cũng khơng ngừng thay đổi và có yêu cầu khác
nhau đối với thiết kế sản phẩm. Nhìn từ lịch sử phát triển của thiết kế, sự phát
triển của phương pháp thiết kế có thể phân thành 5 giai đoạn:


<i><b>2.2.1. Thiết kế theo trực giác </b></i>


Thiết kế theo trực giác là một hoạt động có tính thực nghiệm, tính mơ hồ và
tính cá thể, là một phương pháp thiết kế tự phát có tính chu kỳ dài, tính nắm bắt
nhỏ và có tính ngẫu nhiên.



<i><b>2.2.2. Thiết kế kinh nghiệm </b></i>


Là giai đoạn thiết kế chủ yếu tham khảo ngoại hình và số liệu kinh nghiệm
của sản phẩm trong sổ tay, mơ hình và sản phẩm hiện có. Thơng thường chỉ có
thể dùng để thiết kế đổi mới cục bộ đối với sản phẩm hiện có, khơng thể phá vỡ
quy tắc thông thường để thiết kế sáng tạo.


<i><b>2.2.3. Thiết kế mở rộng nghiên cứu </b></i>


Là giai đoạn mà trong thiết kế sử dụng các phương tiện như: nghiên cứu
phân tích, chế tạo mơ hình, chế tạo hàng mẫu, thử nghiệm cục bộ, thử nghiệm
phỏng theo.


<i><b>2.2.4. Thiết kế trên máy tính </b></i>


Là giai đoạn mà trong thiết kế sử dụng kỹ thuật thiết kế có sự trợ giúp của
máy tính, thể hiện được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất của sản phẩm. Dựa vào
việc mô phỏng tự động để kịp thời phản hồi những vấn đề còn tồn tại trong thiết
kế, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết kế.


<i><b>2.2.5. Thiết kế theo phương pháp hiện đại </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>2.3. Trình tự các bước thiết kế sản phẩm nội thất </b>


Thiết kế sản phẩm nội thất được phân thành nhiều giai đoạn có trình tự nhất
định. Trình tự thiết kế tức là có phương pháp thiết kế khoa học và có mục đích
thực hiện thứ tự của kế hoạch thiết kế. Sản phẩm nội thất là sản phẩm công
nghiệp được sản xuất hàng loạt, trình tự thiết kế của sản phẩm chủ yếu gồm: giai
đoạn hoạch thiết kế, giai đoạn ý tưởng thiết kế, giai đoạn thiết kế sơ bộ, giai
đoạn đánh giá, giai đoạn hoàn thiện thiết kế, giai đoạn sau thiết kế. Việc phân


chia các giai đoạn thiết kế này khơng phải là tuyệt đối mà đơi khi có sự thay đổi
thứ tự, đan xen nhau, lặp lại theo chu kỳ, không ngừng thử nghiệm và cải thiện
dần dần mới có thể hồn thành tồn bộ q trình thiết kế.


<i><b>2.3.1. Hoạch định thiết kế </b></i>


Giai đoạn hoạch định thiết kế chủ yếu là phải hiểu được yêu cầu về tạo
dáng, mục đích sử dụng, cơng năng và mơi trường sử dụng của đối tượng thiết
kế; điều tra các sản phẩm cùng loại hoặc gần giống với công năng, kết cấu,
ngoại hình, giá cả và tình hình bán hàng của sản phẩm; thu thập các dữ liệu có
liên quan đến đối tượng thiết kế; nắm vững đặc trưng cơ bản của tạo dáng và kết
cấu sản phẩm; phân tích xu thế phát triển của thị trường, điều tra tâm lý tiêu
dùng và yêu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm, điều kiện và động lực
mua bán.... Nội dung công việc của giai đoạn này chủ yếu là điều tra thị trường,
phân tích tổng hợp số liệu, dự đốn phân tích nhu cầu và đưa ra quyết sách đối
với sản phẩm.


<i>2.3.1.1. Điều tra thị trường </i>


Điều tra thị trường trước khi thiết kế sản phẩm là sự đảm bảo các thông tin
tin cậy nhất, trực tiếp nhất và cơ bản nhất. Phân tích chính xác các thông tin của
thị trường mà chủ yếu là tình hình tiêu thụ của thị trường và mức độ chấp nhận
của người tiêu dùng sẽ mang lại thiết kế thành công.


Điều tra thị trường chủ yếu thông qua các website, tạp chí, điều tra bằng
phiếu điều tra, triển lãm, điều tra hiện trường sản xuất, thực nghiệm dùng và bán
sản phẩm mẫu. Điều tra thị trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:


<i>a) Nghiên cứu điều tra người tiêu dùng </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

các sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường phải tiến hành điều tra tình trạng
của người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu. Việc điều tra chủ yếu là điều tra
tính cách, tuổi, dân tộc, phong tục tập quán, trình độ văn hóa, sở thích, tình trạng
kinh tế, mức độ nhu cầu của người tiêu dùng, yêu cầu và ý kiến của người tiêu
dùng đối với tạo dáng, màu sắc, trang trí, đóng gói, vận chuyển và u cầu về
bảo dưỡng của sản phẩm.


<i>b) Nghiên cứu điều tra sự tiến bộ của kỹ thuật </i>


Nghiên cứu điều tra sự tiến bộ của kỹ thuật chủ yếu là điều tra hiện trạng và
các vấn đề cịn tồn tại có liên quan đến sản phẩm; điều tra hiện trạng kỹ thuật,
chủng loại sản phẩm của xí nghiệp sản xuất những sản phẩm cùng loại, dữ liệu kỹ
thuật công nghệ và vật liệu của sản phẩm có liên quan trong và ngồi nước.


<i>c) Nghiên cứu điều tra mơi trường thị trường </i>


Nghiên cứu điều tra môi trường thị trường chủ yếu là điều tra môi trường
kinh tế xã hội, môi trường địa lý tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội mơi trường
chính trị xã hội. Môi trường kinh tế xã hội chủ yếu gồm giá trị tổng sản lượng
quốc dân và tình trạng thu nhập quốc dân, quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng trong
thời gian gần đây, tình trạng xây dựng nhà ở trong thành phố, số lượng nhân
khẩu, sự phân bố, giá cả thị trường, kết cấu tiêu dùng, tình hình kinh doanh và
thương mại. Môi trường địa lý tự nhiên chủ yếu gồm: vị trí địa lý của thị trường
mục tiêu, điều kiện khí hậu tự nhiên, tình hình vận chuyển giao thông. Môi
trường văn hóa xã hội chủ yếu gồm: trình độ giáo dục văn hóa, trình độ khoa
học kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, tín ngưỡng tơn giáo, phong tục xã hội, quan
niệm thẩm mỹ chung. Mơi trường chính trị xã hội chủ yếu bao gồm: chính sách
kinh tế, quy định luật pháp có liên quan.


<i>d) Nghiên cứu điều tra thị trường </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

lượng tích trữ hàng hóa xã hội, vận chuyển hàng hóa, chi phí kho bãi, năng lực
kinh doanh, sự phân bố các đại lý phân phối và cửa hàng bán lẻ. Nội dung điều
tra tình hình cạnh tranh thị trường bao gồm: đối thủ cạnh tranh, cách thức cạnh
tranh, tính năng, chất lượng, ứng dụng và giá cả của sản phẩm cạnh tranh, thời
gian giao hàng và hình thức phục vụ.


<i>e) Nghiên cứu điều tra sản phẩm có liên quan </i>


Nghiên cứu điều tra sản phẩm có liên quan chủ yếu bao gồm: thu thập hình
ảnh, dữ liệu bản vẽ của các sản phẩm cùng chủng loại; thu thập dữ liệu về kỹ
thuật cơng nghệ, thiết bị có liên quan đến sản xuất sản phẩm; thu thập dữ liệu và
văn bản có liên quan đến nguyên vật liệu chủ yếu, vật liệu phụ trợ và phụ kiện
liên kết sản xuất sản phẩm nội thất; thu thập dữ liệu về kích thước cơ thể người,
các tiêu chuẩn có liên quan đến sản phẩm, các sự liệu về luật và chính sách có
liên quan.


<i>2.3.1.2. Phân tích tổng hợp số liệu </i>


Sau khi hồn thành công việc điều tra thị trường sản phẩm nội thất, phải
tiến hành phân loại lưu trữ, hồn thiện hệ thống và phân tích định tính và định
lượng phong cách, tiêu chuẩn, quy cách, hình ảnh và số liệu, quy định và chính
sách của sản phẩm điều tra được. Sau đó lập biểu đồ phân tích và viết báo cáo
nghiên cứu hồn chỉnh, đồng thời đưa ra các kết luận khoa học để thuận tiện
trong hướng dẫn thiết kế phát triển sản phẩm mới. Làm căn cứ thiết kế hoặc tài
liệu tham khảo cho nhà sản xuất, nhà thiết kế phát triển sản phẩm mới.


<i>2.3.1.3. Dự đốn phân tích nhu cầu </i>


Dự đốn thị trường của sản phẩm thường phân thành dự đoán nhu cầu ngắn


hạn và dự đoán nhu cầu trong tương lai.


<i>a) Dự đoán nhu cầu ngắn hạn </i>


Dự đoán nhu cầu ngắn hạn thường sử dụng phương pháp tăng thêm hoặc
phân giảm. Phương pháp tăng thêm là dự đoán trước lượng cầu của các thị
trường khác nhau, sau đó bổ sung thêm để đạt được tổng lượng cầu ngắn hạn.
Phương pháp phân giảm là dự đốn trước tổng lượng cầu của tồn bộ thị trường,
sau đó lại phân bổ đến các thị trường mà nó chiếm lĩnh.


<i>b) Dự đốn nhu cầu trong tương lai </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

gian và phương pháp phân tích hồi quy. Phương pháp chuỗi thời gian là căn cứ
vào lượng tiêu thụ của các năm trước đó được sắp xếp theo thứ tự năm hoặc
tháng, căn cứ vào trình tự cấu tạo, quy luật thặng dư và xu thế tăng trưởng doanh
số bán hàng của các năm trước để dự đoán nhu cầu trong tương lai. Phương
pháp phân tích thu hồi là thơng qua phân tích hồi quy để tìm ra mối quan hệ trực
tiếp giữa lượng cầu của thị trường và các nhân tố có liên quan. Cả 2 phương
pháp này đều có thể ứng dụng cùng một lúc.


<i>2.3.1.4. Quyết định sản phẩm </i>


Trên cơ sở các cơng việc đã hồn thiện ở trên, căn cứ vào điều kiện và yêu
cầu sử dụng của sản phẩm nội thất, căn cứ vào việc điều tra và phân tích thị
trường, sự đánh giá và dự đoán yêu cầu sản phẩm để đưa ra quyết định cuối
cùng, xác định chủng loại phát triển sản phẩm, phân cấp sản phẩm, đối tượng
bán hàng, phương hướng thị trường. Lựa chọn phương án cuối cùng để thuận
tiện cho việc thiết kế sản phẩm ở bước tiếp theo.


<i><b>2.3.2. Thiết kế ý tưởng </b></i>



Thiết kế ý tưởng chính là vận dụng kỹ thuật sáng tạo để phát triển thiết kế,
là quá trình lặp đi lặp lại giữa ý tưởng - đánh giá - ý tưởng cho đến khi đạt được
kết quả thỏa đáng. Giai đoạn này phải căn cứ vào yêu cầu thiết kế để phân tích
cơng năng, vật liệu và kết cấu của đối tượng thiết kế, phân tích và chỉ rõ yếu tố
thiết kế (yếu tố con người, yếu tố kỹ thuật, yếu tốt mơi trường), sau đó vận dụng
kỹ thuật sáng tạo để phát triển ý tưởng hoặc ý tưởng thiết kế. Đối với thiết kế
sản phẩm thì giai đoạn ý tưởng của thiết kế tạo dáng cũng bắt đầu từ đây.


<i>2.3.2.1. Xây dựng ý tưởng thiết kế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Khả năng cơ bản của ý tưởng sáng tạo bao gồm: khả năng hấp thụ, khả
năng lưu giữ, khả năng thúc đẩy và khả năng sáng tạo. Khả năng hấp thụ là khả
năng chú ý và quan sát, tức là quan sát xã hội, nhìn thâu suốt cuộc sống, chú ý
đến sự phát triển của xã hội và khả năng thay đổi lối sống. Khả năng lưu giữ là
khả năng liên tưởng và khả năng nhớ, yêu cầu người thiết kế phải lưu giữ các sự
vật có liên quan trong trí nhớ của mình, đồng thời có thể tưởng tượng theo nhiều
hướng khác nhau. Khả năng thúc đẩy là khả năng phân tích và phán đoán. Khả
năng sáng tạo là khả năng thiết kế có tính sáng tạo và dự đốn những thay đổi
trong tương lai.


<i>2.3.2.2. Biểu đạt ý tưởng thiết kế </i>


Kết quả của giai đoạn xây dựng ý tưởng thiết kế chủ yếu là các bản vẽ phác
thảo. Thông thường, khi xây dựng ý tưởng thiết kế không phân chia theo thời
gian và không gian mà nó xuất phát ngẫu hứng nhưng trên cơ sở của nhiệm vụ
thiết kế. Vì vậy, khi có ý tưởng thì kết quả của nó phải được ghi lại hay biểu đạt
lại ngay lập tức bằng bản vẽ phác thảo. Đây là phương pháp thể hiện ý tưởng
hiệu quả nhất, cũng là ngôn ngữ thiết kế kết nối ý tưởng sáng tạo giữa các nhà
thiết kế tạo dáng với nhau. Vì vậy, ở giai đoạn này nhà thiết kế phải nắm bắt


hình ảnh mơ hồ về ngoại hình sản phẩm trong quá trình tư duy và phác thảo thật
nhanh, đồng thời trong q trình thiết kế khơng ngừng lặp lại để ngoại hình sản
phẩm được cụ thể và rõ ràng hơn.


Bản vẽ phác thảo được phân thành bản vẽ phác thảo tổng thể, bản vẽ phác
thảo chi tiết, bản vẽ phác thảo kết cấu. Bản vẽ phác thảo tổng thể là bản vẽ hình
dạng bên ngồi chưa rõ ràng. Bản vẽ phác thảo chi tiết là bản vẽ gồm hình dạng
bên ngồi nhưng có màu sắc hoặc các chi tiết được cụ thể hơn rõ ràng hơn. Bản
vẽ phác thảo kết cấu là ý tưởng kết cấu bên trong của sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

chí hơn 10 bản vẽ phác thảo trở lên.


Để tìm ra phương án thiết kế mang tính đột phá nhà thiết kế phải dám thử
nhiều phương án khác nhau, đồng thời sử dụng bản vẽ phác thảo để thể hiện ý
đồ thiết kế và nguyên lý cơ bản của sản phẩm. Việc kết hợp ý tưởng và bản vẽ
phác thảo trong quá trình thiết kế phải khai thác triệt để phần tạo dáng nghệ
thuật của sản phẩm, mặt khác phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa công năng và
mỹ quan, giữa vật liệu và kết cấu, giữa công nghệ và thiết bị, giữa chất lượng và
kinh tế, giữa con người và sản phẩm, giữa sản phẩm và môi trường sử dụng.


<i><b>2.3.3. Thiết kế sơ bộ </b></i>


Thiết kế sơ bộ hay còn gọi là thiết kế phương án, phải xuất phát từ nguyên
lý khoa học tự nhiên và hiệu ứng kỹ thuật, tiến hành đánh giá bản vẽ phác thảo
và các phương án được chọn ở giai đoạn ý tưởng thiết kế, sau đó sàng lọc và tìm
ra phương án tạo dáng dễ thực hiện được mục tiêu dự định nhất. Giai đoạn này
phải giải quyết được các vấn đề về tạo dáng bên ngồi, kích thước cơ bản, cơng
nghệ bề mặt, vật liệu và phối màu cho sản phẩm. Đây là bước kết hợp các tham
số nhân trắc học mang tính quyết định toàn diện đến công năng, nghệ thuật,
công nghệ và tính kinh tế của sản phẩm.



<i>2.3.3.1. Biểu đạt thiết kế sơ bộ </i>


Biểu đạt phương án thiết kế hay thiết kế sơ bộ được thực hiện qua bản vẽ
thiết kế (bản vẽ phương án), bản vẽ tạo hình hay bản vẽ phối cảnh, mơ hình hay
sản phẩm mẫu. Thiết kế sơ bộ là đưa ra bản vẽ phương án và bản vẽ phối cảnh
đã có màu của sản phẩm trên cơ sở sàng lọc bản vẽ phác thảo. Kết quả của giai
đoạn này là bản vẽ phối cảnh thể hiện được hình dạng, màu sắc và chất cảm của
sản phẩm, có kích thước. Thiết kế sơ bộ nên đưa ra nhiều phương án khác nhau
để đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất.


<i>a) Bản vẽ thiết kế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Hình 2.1. Bản vẽ thiết kế</b>


<i>b) Bản vẽ phối cảnh </i>


Bản vẽ phối cảnh là bản vẽ sử dụng các kỹ thuật khác nhau để thể hiện, như
hình phối cảnh của sản phẩm trong không gian hoặc môi trường. Bản vẽ phối
cảnh thường sử dụng bột nước, màu nước, bút màu, in ấn để thể hiện. Bản vẽ
này còn bao gồm bản vẽ bóc tách, tức là bản vẽ thể hiện kết cấu bên trong của
sản phẩm sau khi đã bóc tách chi tiết.


<i>c) Mơ hình </i>


Thiết kế sơ bộ cũng có thể chế tạo mơ hình mơ phỏng, tức là khơng chỉ dựa
vào tỷ lệ mà cịn sử dụng vật liệu trang sức bề mặt đã chỉ định sẵn để trang sức,
màu sắc và vân thớ phải phản ánh hoàn toàn được hiệu quả trang sức của sản
phẩm. Quá trình chế tạo mơ hình là q trình thử nghiệm ý tưởng, hoàn thiện tạo
dáng và thiết kế kết cấu, là phương pháp quan trọng để thể hiện ý đồ thiết kế.



<i>d) Sản phẩm mẫu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

đối với phương án thiết kế. Sản phẩm mẫu có thể được gia cơng dựa vào bản vẽ
phương án hoặc hình vẽ phối cảnh mà không cần dựa vào bản vẽ thi cơng, sau đó
dựa vào phân tích và sản phẩm mẫu sau khi đã sửa đổi để vẽ bản vẽ thi công sản
xuất. Đối với những sản phẩm phức tạp phải vẽ sơ bộ bản vẽ thi công trước, sau
đó chế thử sản phẩm mẫu, cuối cùng dựa vào phân tích và sản phẩm mẫu sau khi
sửa đổi để đưa ra bản vẽ thi công sản xuất chính thức.


<i>2.3.3.2. Đánh giá phương án thiết kế </i>


Đánh giá thiết kế là dựa vào cách thức và phương pháp nhất định để phân
tích, so sánh và đánh giá các nhân tố đánh giá ở tất cả các phương án thiết kế sơ
bộ. Các yếu tố đánh giá thơng thường gồm: tính cơng năng, tính cơng nghệ, tính
kinh tế, tính thẩm mỹ, tính nhu cầu thị trường, tính duy trì sử dụng, tính năng
chất lượng, tính bảo vệ mơi trường, tính hiệu quả.


Đánh giá thiết kế thường thơng qua các hình thức khác nhau như: điều tra,
phiếu câu hỏi, họp bàn, dựa vào các phương pháp đánh giá và yếu tố đánh giá
khác nhau để đánh giá các phương án khác nhau nhằm đạt được phương án thiết
kế lý tưởng nhất. Các phương pháp chủ yếu gồm:


<i>a) Phương pháp đánh giá đơn giản </i>


* Phương pháp xếp hàng: Khi đánh giá thiết kế không cần xem xét đến chi
tiết của phương án mà chỉ cần đánh giá tổng hợp, đem so sánh nhiều phương án
thiết kế với nhau, đánh giá theo mức độ sắp xếp ưu tiên, phương án được điểm
cao nhất là phương án tốt nhất. Phương pháp này dễ làm, thích hợp dùng với số
lượng phương án ít, các vấn đề thiết kế được đánh giá đơn giản.



* Phương pháp nhận xét: Để đánh giá nhiều mục tiêu, suy xét đến khả năng
tồn tại sự đan xen giữa các hạng mục đánh giá khác nhau của phương án thiết
kế, khi đánh giá thiết kế phải đánh giá nhiều mục tiêu của các phương án có căn
cứ rõ ràng, đồng thời sử dụng ký hiệu quy định (hoặc giá trị) để thể hiện phương
pháp đánh giá thiết kế của kết quả đánh giá. Phương pháp này thường sử dụng
để đánh giá các vấn đề thiết kế phức tạp.


<i>b) Phương pháp đánh giá tổng hợp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

thiết kế, từ đó đưa quyết sách thiết kế. Yếu tố của đánh giá tổng hợp gồm:


* Yếu tố người tiêu dùng: Tính cơng năng: mức độ thỏa mãn sử dụng; tính an
tồn: mức độ tin cậy an tồn; tính thẩm mỹ: mức độ thỏa mãn tâm lý; tính thao tác:
mức độ thoải mái thuận tiện; tính mơi trường: mức độ hịa hợp với môi trường.


* Yếu tố nhà sản xuất: Dựa vào yếu tố ngoại quan, tính năng, chất lượng,
đóng gói, nhãn hiệu của sản phẩm để đánh giá độ khó kỹ thuật; chi phí sản xuất,
khả năng khống chế chi phí sản xuất; tính khả thi của cơng nghệ sản xuất và tình
hình cung cấp nguyên liệu; tình hình dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh thị
trường, phân tích giá cả, phân tích tuổi thọ của sản phẩm, tình trạng thực hiện các
biện pháp phục vụ sau bán hàng, rủi ro có thể xảy ra khi phát triển sản phẩm, đối
sách rủi ro và khả năng chống chịu rủi ro; mức độ phù hợp của sản phẩm với các
tiêu chuẩn của quốc tế, của quốc gia, của ngành nghề; bản quyền của sản phẩm.


<i>c) Phương pháp đánh giá mơ hồ </i>


Trong đánh giá thiết kế tồn tại rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khơng thể định
lượng một cách chính xác, như tạo dáng ngoại quan của sản phẩm, chỉ tiêu mang
tính chủ quan, cảm tính của con người. Vì thế, rất khó đánh giá bằng phương


pháp phân tích định lượng thơng thường. Phương pháp đánh giá mơ hồ là đưa ra
phương pháp phân tích và khái niệm của toán học mơ hồ trong đánh giá thiết kế,
ứng dụng ma trận mơ hồ để định lượng hóa thơng tin, nâng cao độ chính xác và
tính áp dụng.


<i><b>2.3.4. Thiết kế thi cơng </b></i>


Giai đoạn thiết kế thi công là quá trình tiêu chuẩn hóa và cụ thể hóa của
thiết kế phương án, là giai đoạn hoàn thiện toàn bộ các bản vẽ và hồ sơ thiết kế.
Sau khi xác định bản vẽ phối cảnh, mô hình và chế tạo sản phẩm mẫu, tồn bộ
tiến trình thiết kế sẽ chuyển sang giai đoạn thiết kế thi công sản xuất. Kết quả
của giai đoạn này là các bản vẽ thi công sản xuất và hồ sơ thiết kế.


<i>2.3.4.1. Bản vẽ thi công sản xuất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

bản vẽ thi công chi tiết dùng để chỉ đạo sản xuất. Bản vẽ thi công thường bao
gồm: bản vẽ lắp ráp kết cấu, bản vẽ bộ phận, bản vẽ chi tiết, bản vẽ tháo dỡ, bản
vẽ phóng to chi tiết. Ngồi ra phải có bản thuyết minh của sản phẩm gồm: vật
liệu trang sức bề mặt, công nghệ gia công, chất liệu và màu sắc.


<i>a) Bản vẽ lắp ráp kết cấu </i>


Bản vẽ lắp ráp kết cấu hay còn gọi là bản vẽ lắp ráp tổng thể, là bản vẽ lắp
ráp kết cấu sản phẩm giữa các chi tiết với nhau theo cách thức tổ hợp nhất định
(hình 2.2). Bản vẽ này khơng chỉ có thể dùng để hướng dẫn lắp các chi tiết, bộ
phận đã gia công xong với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, mà cịn dùng
để hướng dẫn gia cơng các chi tiết và bộ phận. Đôi khi bản vẽ lắp ráp kết cấu
cịn có thể dùng để thay thế bản vẽ chi tiết hoặc bản vẽ bộ phận, tồn bộ q
trình sản xuất về cơ bản chỉ cần dùng bản vẽ lắp ráp kết cấu. Vì vậy, bản vẽ này
khơng chỉ yêu cầu phải thể hiện được kết cấu trong và ngoài của sản phẩm, mối


quan hệ lắp ráp, mà còn phải thể hiện rõ ràng hình dạng của chi tiết bộ phận,
kích thước cũng phải ghi tỉ mỉ rõ ràng. Ngồi ra, cịn phải ghi rõ điều kiện kỹ
thuật có liên quan đến gia công hoặc thuyết minh (như biểu thuyết minh chi tiết,
yêu cầu kỹ thuật công nghệ...) trên bản vẽ lắp ráp kết cấu.


<b>Hình 2.2. Bản vẽ lắp ráp kết cấu </b>


<i>b) Bản vẽ bộ phận: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

cánh cửa, mặt bàn, hồi tủ, lưng tủ... Là bản vẽ công nghệ nằm giữa bản vẽ chi
tiết và bản vẽ lắp ráp tổng thể (hình 2.3). Bản vẽ này thể hiện kích thước và hình
dạng của các chi tiết trong bộ phận và mối quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó.
Đồng thời, ghi rõ kích thước chính của chi tiết và kích thước lắp ráp của bộ
phận, khi cần thiết còn phải ghi rõ yêu cầu kỹ thuật cơng nghệ hoặc có thể làm
dùng bản vẽ bộ phận thay cho bản vẽ chi tiết để làm căn cứ gia công bộ phận và
chi tiết của sản phẩm.


<b>Hình 2.3. Bản vẽ bộ phận (khung mặt bàn) </b>


<i>c) Bản vẽ chi tiết </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Hình 2.4. Bản vẽ chi tiết (chân bàn) </b>


<i>d) Bản vẽ phóng to chi tiết </i>


Trong sản phẩm nội thất có một số chi tiết tạo hình đặc thù khơng theo quy
tắc nào (như đường cong), kết cấu hình dáng của nó phức tạp, u cầu gia cơng
lại rất cao. Vì vậy, phải dựa vào kích thước thật của nó để vẽ bản vẽ, bản vẽ này
gọi là bản vẽ phóng to chi tiết (hình 2.5), đồng thời để thuận tiện khi gia công
chi tiết cần phải chế tạo tấm mẫu hoặc khn mẫu.



<b>Hình 2.5. Bản vẽ phóng to chi tiết </b>


<i>e) Bản vẽ tháo dỡ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

chuyển, mua bán và sử dụng, thông thường đều phải có thêm bản vẽ dạng tháo
rời. Bản vẽ này khơng u cầu kích thước nghiêm ngặt mà chủ yếu là thể hiện
được mối quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết và vị trí lắp ráp, thể hiện trực quan
được tồn bộ q trình lắp ráp sản phẩm.


<i>2.3.4.2. Hồ sơ kỹ thuật thiết kế </i>


Hồ sơ kỹ thuật thiết kế chủ yếu bao gồm những nội dung sau:


<i>a) Biểu thuyết minh chi tiết </i>


Biểu thuyết minh chi tiết là tài liệu có tính hướng dẫn sản xuất, nó tập hợp
quy cách, nguyên liệu sử dụng và số lượng của toàn bộ chi tiết, dựa vào thứ tự
của chi tiết để điền biểu vào sau khi đã hoàn thành tất cả các bản vẽ. Đối với
những chi tiết, phụ kiện gia cơng ngồi, linh kiện kim loại và phối kiện đi kèm
cũng phải viết vào biểu để tiện quản lý. Mẫu biểu của các xí nghiệp khác nhau,
nhưng về cơ bản là thống nhất. Biểu thuyết minh chi tiết có lúc đặt trên bản vẽ
lắp ráp kết cấu, có lúc đặt cùng với bản vẽ tháo dỡ. Thơng thường biểu thuyết
minh chi tiết có dạng như bảng 2.1, bảng 2.2.


<b>Bảng 2.1. Biểu thuyết minh của chi tiết </b>


Tên sản phẩm: Mã sản phẩm: Quy cách: Đơn vị:


<b>TT </b>


<b>Tên </b>
<b>bộ </b>
<b>phận </b>
<b>Tên </b>
<b>chi </b>
<b>tiết </b>
<b>Vật </b>
<b>liệu </b>
<b>Đơn vị </b>
<b>(chiếc, </b>
<b>bộ) </b>
<b>Số </b>
<b>lượng </b>


<b>Quy cách thô </b>
<b>(dài, rộng, </b>
<b>cao) </b>
<b>Quy cách </b>
<b>tinh (dài, </b>
<b>rộng, cao) </b>
<b>Ghi </b>
<b>chú </b>


<b>Bảng 2.2. Biểu thuyết minh linh kiện kim loại và phụ kiện </b>
Tên sản phẩm: Mã sản phẩm: Quy cách: Đơn vị:


<b>TT </b> <b>Tên bộ </b>


<b>phận </b>
<b>Tên </b>


<b>phụ </b>
<b>kiện </b>
<b>Vật </b>
<b>liệu </b>
<b>Đơn vị </b>
<b>(chiếc, </b>
<b>bộ) </b>
<b>Số </b>
<b>lượng </b>


<b>Quy cách phối </b>
<b>liệu (mã tiêu </b>


<b>chuẩn) </b>
<b>Nhà </b>
<b>sản </b>
<b>xuất </b>
<b>Ghi </b>
<b>chú </b>


<i>b) Biểu thuyết minh tính tốn nguyên vật liệu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

kiện ở biểu thuyết minh tiến hành tính tốn và phân tích nguyên vật liệu, keo
dán, sơn phủ, vật liệu dán mặt, vật liệu dán cạnh, kính, gương, linh kiện liên kết
đối với vật liệu gỗ và vật liệu ván nhân tạo, như ở bảng 2.3.


<b>Bảng 2.3. Biểu thuyết minh nguyên vật liệu </b>


Tên sản phẩm: Mã sản phẩm: Quy cách: Đơn vị:



<b>Chủng </b>
<b>loại </b>
<b>vật liệu </b>
<b>Tên vật </b>
<b>liệu </b>
<b>(chủng </b>
<b>loại) </b>
<b>Cấp </b>
<b>vật liệu </b>
<b>Quy cách </b>
<b>(dài, rộng, </b>
<b>dày) </b>
<b>Đơn vị </b>
<b>(chiếc, </b>
<b>bộ) </b>


<b>Số lượng </b> <b>Ghi </b>
<b>chú </b>
<b>Thể </b>


<b>tích </b>


<b>(m3) </b>
<b>Thể </b>


<b>tích </b>
<b>(thanh) </b>


Để tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành, phải vẽ sơ đồ gia công vật liệu đối
với những phối liệu của bộ phận dạng tấm để thuận tiện cho cơng nhân sử dụng


trong q trình gia cơng vật liệu và quy cách các thanh chi tiết. Vì vậy, việc tính
tốn và sử dụng ngun liệu chính và nguyên liệu phụ trợ hợp lý sẽ nâng cao lợi
ích thực tế, giảm tiêu hao trong q trình sản xuất.


<i>c) Yêu cầu kỹ thuật công nghệ và thuyết minh gia công </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>d) Thuyết minh lắp ráp sản phẩm và đóng gói chi tiết bộ phận </i>


Sản phẩm nội thất dạng tháo dời (dạng tấm hoặc dạng khung) thường sử
dụng hộp giấy để đóng gói bộ phận và lắp ráp tại hiện trường. Thiết kế đóng gói
phải tính đến số lượng đóng gói theo bộ sản phẩm, vật liệu đóng gói bên trong
và bên ngồi, hộp đóng gói và quy cách hộp đóng gói. Bên trong mỗi hộp đóng
gói đều có bản đồ hướng dẫn tháo lắp sản phẩm và sách hướng dẫn sử dụng,
công cụ lắp ráp dạng nhỏ và phụ kiện lắp ráp.


<i>e) Sách thuyết minh thiết kế sản phẩm </i>


Thiết kế sáng tạo sản phẩm nội thất mới là một thiết kế mang tính hệ thống,
sau khi kết thúc công việc thiết kế sáng tạo sản phẩm mới sẽ phải tổng kết lý
tính đối với cơng việc thiết kế để ghi lại tồn bộ q trình và hệ thống thiết kế,
giới thiệu và quảng bá thành quả thiết kế để chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất sản
phẩm tiếp theo. Vì vậy, cần phải viết sách thuyết minh thiết kế sản phẩm hoặc
sách báo cáo thiết kế đổi mới sản phẩm.


Sách thuyết minh thiết kế nên có kết cấu danh mục tổng quát cụ thể, nói rõ
trọng tâm của từng khâu trong tồn bộ q trình thiết kế, nội dụng cụ thể, hình
ảnh minh họa rõ ràng, có bìa và đóng thành dạng sách.


Sách thuyết minh thiết kế ít nhất phải có các nội dung sau: tên sản phẩm,
mã sản phẩm, quy cách, đặc điểm công năng của sản phẩm và đối tượng sử


dụng; đặc điểm thiết kế ngoại quan của sản phẩm; quy định vật liệu sử dụng đối
với sản phẩm; nội dung, hình dáng và u cầu trang trí bề mặt trong ngồi của
sản phẩm; hình thức kết cấu của sản phẩm; yêu cầu đóng gói sản phẩm.


Nội dung viết sách ghi lại quá trình thiết kế đổi mới sản phẩm phải bắt đầu
từ hạng mục thiết kế, điều tra và phân tích thị trường, định vị và kế hoạch thiết
kế, ý tưởng phác thảo ban đầu, nghiên cứu tình tiết thiết kế chi tiết, bản vẽ phối
cảnh, mơ hình (hoặc sản phẩm mẫu), bản vẽ thi công sản xuất, cuối cùng thể
hiện tồn bộ q trình hồn thiết kế sản phẩm mới.


<i><b>2.3.5. Giai đoạn sau thiết kế </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>a) Chuẩn bị sản xuất </i>


Công việc chuẩn bị sản xuất bao gồm các nội dung chính sau: Đặt hàng và
thực hiện đơn vị gia cơng ngồi xưởng và xưởng cung phân nguyên vật liệu;
Tăng hoặc điều chỉnh thiết bị; công cụ và thiết bị gia công chuyên dụng; vị trí
kiểm tra chất lượng; chuẩn bị nguyên liệu và thiết bị chuyên nghiệp.


<i>b) Kế hoạch kinh doanh </i>


Sau khi hoàn thành thiết kế một sản phẩm mới để có thể nhanh chóng đưa
sản phẩm ra thị trường, được xã hội thừa nhận, chiếm lĩnh được thị trường và
mở rộng kinh doanh thì phải thực hiện hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh sản
phẩm. Bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm: Xác định khu
vực thị trường mục tiêu, kế hoạch bán hàng, định giá sản phẩm, phân phối lợi
nhuận cho các đại lý bán hàng; thiết kế kế hoạch đóng gói và quảng cáo sản
phẩm, thiết kế hệ thống trưng bày cửa hàng và trưng bày sản phẩm; phục vụ, bồi
dưỡng và đào tạo bán hàng sản phẩm.



<i>c) Bán thử, sản xuất thử </i>


Sau khi hồn thành các cơng việc chuẩn bị sản xuất và lập kế hoạch kinh
doanh có thể dựa vào bản vẽ để sản xuất thử sản phẩm với số lượng nhỏ, sản
phẩm sau khi sản xuất có thể đưa đi triển lãm và đưa đến các cửa hàng kinh
doanh. Dựa vào kế hoạch kinh doanh để định giá cả và hình thức bán hàng hợp
lý tiến hành tuyên truyền, quảng cáo như tham gia các hội trợ triển lãm sản
phẩm, tự mở hội trợ triển lãm đặt hàng và bán hàng, từ đó nhanh chóng đưa sản
phẩm vào thị trường.


<i>d) Phản hồi thông tin </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Lôi Đạt (1995). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Học viện Mỹ thuật </i>
Trung Quốc.


<i>2. Từ Bách Minh (2000). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Công nghiệp </i>
nhẹ Trung Quốc.


<i>3. Lương Khởi Phàm (2000). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Công </i>
nghiệp nhẹ Trung Quốc.


<i>4. Giản Thiệu Toàn (2000). Phương pháp thiết kế công nghiệp, Nhà xuất </i>
bản Đại học Công nghệ kỹ thuật Bắc Kinh.


<i>5. Ngơ Trí Tuệ (2005). Thiết kế đồ gia dụng và nội thất, Nhà xuất bản Lâm </i>
nghiệp Trung Quốc.


<b>Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành </b>


Câu 1: Phân tích các tình huống thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 2: Trình bày và phân tích các phương pháp thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 3: Trình bày trình tự các bước thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 4: Phân tích giai đoạn thiết kế ý tưởng trong trình tự thiết kế sản phẩm
nội thất?


Câu 5: Phân tích giai đoạn thiết kế sơ bộ trong trình tự thiết kế sản phẩm
nội thất?


Câu 6: Phân tích giai đoạn thiết kế thi cơng trong trình tự thiết kế sản phẩm
nội thất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Chương 3 </b>


<b>NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>


<b>3.1. Vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất </b>


<i><b>3.1.1. Vật liệu gỗ </b></i>


Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng và là nguyên liệu cơ bản trong sản xuất
sản phẩm nội thất gỗ. Hiện nay gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm, sự mất cân
bằng giữa cung và cầu của nguyên liệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt
hàng gỗ tự nhiên.


Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúng chỗ
và hợp lý. Khi thiết kế sản phẩm nội thất sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một
số đặc trưng cơ bản sau:



<i>3.1.1.1. Đặc tính cơ học của gỗ </i>


Tuỳ theo mục đích sử dụng và chức năng của từng chi tiết mà ta lựa chọn
loại gỗ có các đặc tính cơ học cho phù hợp. Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học
khơng phù hợp có thể gây ra những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể
dẫn đến sự mất an tồn chức năng của sản phẩm. Các tính chất cơ học cần được
quan tâm là: sức chịu nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ
cứng, sức chịu tách, khả năng bám đinh...


 Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ): Cần được
lưu ý khi chọn giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén ép kém sẽ làm cho
mộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu, có thể bị phá huỷ khi sử dụng.


 Sức chịu trượt: Chủ yếu phải quan tâm khi thiết kế sản phẩm có chi tiết
cong, hướng chịu lực dễ gây hiện tượng trượt dọc thớ.


 Sức chịu uốn: Là tính chất cần được quan tâm nhiều nhất trong thiết kế
sản phẩm mộc. Trong kết cấu sản phẩm mộc ta thường xuyên bắt gặp các chi tiết
chịu uốn như các kệ đỡ ngang. Nếu ứng suất uốn xuất hiện trong chi tiết vượt
quá giới hạn cho phép của gỗ thì chi tiết sẽ bị phá huỷ.


 Modul đàn hồi: Ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng của chi tiết gỗ. Trong
thiết kế cần tính tốn lựa chọn loại gỗ có modul đàn hồi phù hợp, đảm bảo tính
thẩm mỹ của sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

chịu va đập và cọ sát của sản phẩm với các vật xung quanh khi sử dụng cũng
như trong quá trình sản xuất, đồng thời nó cũng phải phù hợp với điều kiện
gia công.



 Sức chịu tách của gỗ: Là tính chất cần được tìm hiểu kỹ trước khi gia
cơng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của các mối liên kết mộng và
liên kết bằng đinh.


<i>3.1.1.2. Đặc tính chống chịu sâu mọt của gỗ </i>


Khả năng chống chịu sâu mọt của gỗ là một trong những tác nhân quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Ngày nay, tuy có nhiều phương pháp bảo quản
gỗ tương đối hữu hiệu, song những loại gỗ có sức chống chịu đối với mối mọt
vẫn được ưa chuộng, vì một số phương pháp bảo quản gỗ đặc biệt là bảo quản
bằng hoá chất vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người sử dụng.


Do đó, khi thiết kế sản phẩm mộc khi sử dụng gỗ có khả năng bị sâu mọt
xâm hại, người thiết kế phải tính đến các phương án xử lý bảo quản phù hợp.


<i>3.1.1.3. Màu sắc và vân thớ gỗ </i>


Màu sắc và vân thớ gỗ là yếu tố quyết định đến giá trị thẩm mỹ của sản
phẩm. Vì vậy, khi lựa chọn gỗ cần lưu ý đến sự đồng đều về màu sắc và vân thớ
gỗ của các chi tiết trong từng sản phẩm chứ không nhất thiết là phải đẹp trong
từng chi tiết.


Vân thớ gỗ ngồi việc tác động trực tiếp tới tính thẩm mỹ của sản phẩm, nó
cịn ảnh hưởng rất lớn tới sự biến dạng của sản phẩm mộc trong quá trình sử dụng.


Về màu sắc, gỗ có thể được nhuộm màu theo ý muốn, song cần lưu ý lựa
chọn các phương thức nhuộm sao cho không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của các
vân thớ gỗ.


Trong từng điều kiện thiết kế và mục đích sử dụng cụ thể, người thiết kế có


thể lựa chọn loại gỗ có chất lượng màu sắc và vân thớ phù hợp.


<i>3.1.1.4. Độ mịn của bề mặt gỗ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i>3.1.1.5. Tính chất co rút của gỗ </i>


Gỗ có tính chất co rút khi thay đổi độ ẩm, đây là một nhược điểm lớn của
loại nguyên liệu này. Tính chất co rút phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại gỗ. Sự
co rút của các chi tiết trong sản phẩm mộc có thể gây ra nhiều khuyết tật cho sản
phẩm như: cong vênh, nứt nẻ...


Nhìn chung, sự co rút dọc thớ của gỗ là không đáng kể, nó chỉ vào khoảng
0,1% ÷ 0,3%. Theo hướng xuyên tâm, mức độ co rút vào khoảng 3% ÷ 6%.
Theo hướng tiếp tuyến, mức độ co rút lớn hơn khoảng 5% ÷ 12%.


Do vậy, khi thiết kế cần quan tâm tới lượng dư kích thước co rút cho phơi
liệu cũng như chi tiết hoàn thiện. Bản chất của sự co rút là sự thay đổi độ ẩm gỗ,
bởi vậy cần hết sức lưu ý tới độ ẩm gỗ cũng như độ ẩm của môi trưởng sử dụng.


<i>3.1.1.6. Tỷ trọng của gỗ </i>


Tỷ trọng của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác
có liên quan mật thiết với chỉ tiêu này, đặc biệt là các chỉ tiêu về tính chất cơ
học của gỗ.


Đối với việc sản xuất sản phẩm mộc dân dụng, tỷ trọng của gỗ không nên
quá lớn bởi gỗ có tỷ trọng lớn vừa khó gia cơng, vừa nặng nề trong sử dụng. Tuy
nhiên, xét về độ bền thì gỗ có tỷ trọng lớn sẽ có độ bề cao hơn. Tỷ trọng hợp lý
của gỗ sử dụng trong sản xuất hàng mộc thường từ 0,4 ÷ 0,5 g/cm3.



<i>3.1.1.7. Tính chất gia cơng của gỗ </i>


Tính chất gia cơng của gỗ là tính khó hay dễ gia cơng. Tính chất gia cơng
của gỗ thường gắn liền với nhiều tính chất cơ lý và cấu tạo của gỗ. Gỗ để sản
xuất đồ mộc cần phải dễ gia công đặc biệt là phải phù hợp với chế độ gia công
trong một số trường hợp như chạm khắc hay tiện tròn... cần phân biệt gỗ dễ bào
với gỗ khó bào, gỗ dễ đánh nhẵn với gỗ khó đánh nhẵn, gỗ dễ đóng đinh với gỗ
khó đóng đinh...


Tóm lại, gỗ khó gia công ảnh hưởng rất lớn đến q trình cơng nghệ và
chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi thiết kế sản phẩm mộc cần lưu ý lựa chọn gỗ
và phương pháp gia công phù hợp.


<i><b>3.1.2. Ván nhân tạo </b></i>


<i>3.1.2.1. Ván dăm </i>


<i>a) Đặc điểm của ván dăm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

sấy, tính cách âm và cách nhiệt tốt, có cường độ nhất định, tỷ lệ lợi dụng cao.
 Nhược điểm: Mật độ ván dăm lớn, cường độ chống kéo bề mặt thấp, tỷ
lệ trương nở chiều dày lớn, phần cạnh ván dễ bị rơi rụng, không dễ tạo mộng,
khả năng bắt đinh thấp, tính năng gia cơng cắt gọt thấp, lượng formaldehyde tự
do giải phóng ra lớn, bề mặt khơng có vân gỗ.


 Ván dăm có thể lợi dụng tổng hợp gỗ có đường kính nhỏ và mùn cưa,
tiết kiệm tài nguyên gỗ, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ. Cứ 1,3 ÷ 1,8 m3 phế liệu có
thể sản xuất được 1 m3 ván dăm; sản xuất 1 m3 ván dăm, có thể thay thế được
khoảng 3 m3 tấm gỗ cưa cắt từ gỗ nguyên.



 Ván dăm phải trang sức gia công 2 lần (dán bề mặt hoặc sơn) dùng rộng
rãi trong sản xuất sản phẩm mộc dạng tấm và trang trí nội thất kiến trúc.


<i>b) Chủng loại của ván dăm </i>


 Phân loại theo phương pháp chế tạo: Có ván dăm ép đống (cường độ
uốn tĩnh theo chiều dọc nhỏ, thường phải dùng 1 lớp ván mỏng dán mặt trước
khi sử dụng) và ván dăm ép phẳng (cường độ trên bề mặt khá lớn).


 Phân loại theo kết cấu: Có ván dăm kết cấu 1 lớp (dăm nhỏ to không
phân kích thước trộn keo xong đem ép, trang sức bề mặt khó khăn); ván dăm kết
cấu 3 lớp (dăm nhỏ ở lớp ngoài, lượng keo lớn; dăm to ở lớp giữa, lượng keo
nhỏ, thường dùng cho sản phẩm mộc); ván dăm kết cấu thay đổi dần (dăm lớn
dần từ lớp mặt đến lớp giữa, giới hạn không rõ ràng, cường độ khá cao, dùng
cho đồ gia dụng và trang trí nội thất).


 Phân loại theo hình dạng ván dăm: Có ván dăm thông dụng (thường thấy
là ván dăm mịn) và ván dăm kết cấu (ván dăm định hướng OSB).


 Phân loại theo nguyên liệu: Có ván dăm chất gỗ và ván dăm phi chất gỗ
(ván dăm tre, ván dăm thân cây bơng, ván dăm bã mía, ván dăm xi măng, ván
dăm thạch cao, ván dăm vụn cây đay, ván dăm thân cây rơm).


<i>3.1.2.2. Ván sợi </i>


<i>a) Đặc điểm của ván sợi </i>


 Ván sợi chất mềm (SB, IB, LDF): Mật độ khơng lớn, tính năng vật lý cơ
học không bằng ván sợi cứng, chủ yếu dùng để giữ nhiệt, hút âm, cách âm và
cách điện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

lớn, kết cấu đồng đều, cường độ cao, kích thước ổn định, biến dạng nhỏ, dễ gia
công cắt gọt (cưa, mở mộng, mở rãnh, đnh bóng, chạm khắc, tiện), cạnh ván chắc,
bề mặt bằng phẳng, thuận tiện cho việc dán trực tiếp các vật liệu trang sức như sơn
và xử lý in vân, là vật liệu tốt để trang trí nội thất và chế tạo đồ gia dụng.


<i>b) Chủng loại của ván sợi </i>


 Phân loại theo nguyên liệu: Ván sợi chất gỗ, ván sợi phi chất gỗ


 Phân loại theo phương pháp chế tạo: Ván sợi ướt (lấy nước làm chất môi
giới, khơng cho keo hoặc cho ít keo) và ván sợi khơ (lấy khơng khí làm chất mơi
giới, dùng lượng keo rất nhỏ).


 Phân loại theo mật độ: Ván sợi chất mềm (LDF, mật độ nhỏ hơn 0,4
g/cm3), ván sợi mật độ trung bình (MDF, mật độ từ 0,4 ÷ 0,8 g/cm3), ván sợi mật
độ cao (HDF, mật độ thường từ 0,8 ÷ 0,9 g/cm3).


<i>3.1.2.3. Ván ghép thanh </i>


<i>a) Đặc điểm của ván ghép thanh </i>


 So sánh với tấm gỗ tự nhiên: Ván ghép thanh có kích thước bao rộng lớn,
kết cấu ổn định, không dễ bị biến dạng nứt tách, bề mặt bằng phẳng, tận dụng
được các vật liệu nhỏ, tiết kiệm được vật liệu chất gỗ, hoa văn bề mặt đẹp, khơng
có khuyết tật tự nhiên, cường độ chiều ngang cao, độ cứng của cạnh ván lớn.


 So sánh với ván “3 lớp”: Yêu cầu nguyên liệu thấp hơn so với ván dán;
chất lượng tốt, dễ gia công hơn ván dăm và ván sợi; lượng keo dùng ít hơn so
với ván dán và ván sợi, thiết bị đơn giản, đầu tư ít, cơng nghệ đơn giản, tiêu hao


năng lượng thấp.


 Kết cấu của ván ghép thanh ổn định, khơng dễ bị biến dạng, tính năng gia
công tốt, cường độ và lực bám đinh cao, là vật liệu tấm tốt nhất giữ được bản sắc
của vật liệu gỗ, dùng rộng rãi cho gia cơng đồ gia dụng và trang trí nội thất. Trong
đó thích hợp để chế tạo các bộ phận mặt ngồi, mặt bàn và cấu kiện chịu lực.


<i>b) Chủng loại của ván ghép thanh </i>


 Phân loại theo kết cấu: Ván ghép thanh tấm giữa ghép keo (ván ghép
máy và ván ghép tay) và ván ghép thanh không ghép keo tấm giữa.


 Phân loại theo hình dáng bề mặt: Ván ghép thanh đánh nhẵn 1 mặt, ván
ghép thanh đánh nhẵn 2 mặt và ván ghép thanh không đánh nhẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

chịu nước sôi, chủ yếu dùng cho ngoại thất) và ván ghép thanh keo loại II (chịu
nước, chủ yếu dùng cho nội thất và đồ gia dụng).


<i>3.1.2.4. Ván mộc </i>


<i>a) Đặc điểm của ván mộc </i>


 Ván mộc có tính chất nhẹ, khơng biến dạng, kích thước ổn định, tấm mặt
bằng phẳng, màu sắc đẹp, có cường độ nhất định, không bị cong vênh khi sử
dụng, cường độ bám đinh cao, là vật liệu dạng tấm chất nhẹ tốt cho sản xuất đồ
mộc và trang trí nội thất.


 Kết cấu của ván mộc: Gồm lớp lõi chất nhẹ gồm các thanh gỗ kích thước
nhỏ ghép lại với nhau (hoặc tấm khung rỗng) và vật liệu phủ mặt tạo thành.



<i>b) Chủng loại của ván mộc </i>


 Phân loại theo kết cấu: Gồm ván mộc khung rỗng và ván mộc khung đặc
 Phân loại theo nguyên liệu: Ván mộc chất gỗ (lớp giữ gồm các thanh gỗ
nhỏ ghép lại với nhau; lớp mặt 2 bên là ván mỏng hoặc gỗ dán) và ván mộc phi
chất gỗ (lớp mặt 2 bên là ván dán hoặc ván mỏng; lớp giữa là vật liệu kết cấu
khung rỗng chất nhẹ như kết cấu khung rỗng chất gỗ, kết cấu tổ ong chất giấy,
kết cấu tổ ong kim loại, ván sợi chất nhẹ, ván dăm khung rỗng, bọt nhựa, bọt cao
su, bọt thủy tinh).


<i>3.1.2.5. Ván dán </i>


<i>a) Đặc điểm của ván dán </i>


 Ván dán thường được sử dụng để thay thế cho ván gỗ tự nhiên ở nhiều vị
trí như mặt bàn, mặt ghế hay các hồi tủ, vách tủ... Ván dán có thể uốn cong hay
được gia công theo phương pháp ép định hình. Ván dán trước đây thường được
sử dụng với chiều dày từ 4 ÷ 6 mm, và kết cấu từ 3 ÷ 5 lớp. Ngày nay, các loại
ván dán có chiều dày từ 10 mm trở lên được sử dụng tương đối nhiều và ứng
dụng giống như ván dăm.


 Ván dán thông thường được trang sức bằng một lớp ván lạng tự nhiên
hoặc ván lạng tổng hợp có chất lượng bề mặt tương đối đẹp, các cạnh thường
được xử lý bằng các nẹp gỗ hoặc phẳng, hoặc có hình chữ T, có mịi hoặc khơng
mịi cạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

là phồng rộp bề mặt hoặc bong mép ván. Vì vậy, khi lựa chọn các phương án
liên kết cần hết sức lưu ý tới phần mép cạnh của ván.


<i>b) Chủng loại của ván dán </i>



 Phân loại theo kết cấu: Ván dán kết cấu pano, ván dán kết cấu xếp song
song, ván dán xếp vng góc.


Trong cơng nghệ sản xuất hàng mộc hiện nay, chúng ta thường thấy ván
dán được sử dụng trong các kết cấu tấm pano. Nếu được xử lý trang trí bề mặt
tốt, chất lượng thẩm mỹ của chúng không thua kém sản phẩm được làm bằng gỗ
tự nhiên, tính ổn định kết cấu tốt hơn gỗ tự nhiên.


Hiện nay, ở một số nước đã xuất hiện một loại ván dán đặc biệt, chúng
được kết cấu bởi các tấm ván mỏng xếp song song hoặc xếp vng góc (ván
LVL). Loại vật liệu này có thể thay thế các loại gỗ tự nhiên ở các vị trí có kết
cấu khung, hộp rất tốt. Nó có thể khắc phục được các yếu điểm của gỗ tự nhiên.
Ván LVL có chiều dày lớn hơn nhiều so với ván dán thông thường và nó có thể
được xẻ thành các thanh, có thể làm khung cửa, chân bàn...


 Phân loại theo tính năng dán dính: Ván dán dùng cho ngoại thất (I loại);
ván dán dùng cho nội thất (II, III, IV loại).


 Phân loại theo bề mặt gia công: Ván đánh nhẵn (bề mặt của ván qua gia
công đánh nhẵn), ván bào (bề mặt của ván qua gia công bào); ván dán mặt (bề mặt
phủ tấm trang trí, giấy vân gỗ, giấy tẩm keo, vật liệu nhựa, màng keo hoặc vật liệu
tấm mỏng kim loại); ván chuẩn bị trang sức mặt (bề mặt ván đã qua xử lý).


 Phân loại theo tình trạng xử lý: Ván dán chưa qua xử lý; ván dán đã qua
xử lý (dùng hóa chất thay đổi đặc tính vật lý của vật liệu) như: ván dán chống
cháy, ván dán xử lý nhựa cây, ván dán chống mục.


 Phân loại theo cách dùng: Ván dán phổ thông (thường dùng cho đồ gia
dụng); ván dán đặc biệt (dùng cho các ứng dụng đặc biệt).



 Phân loại theo loại gỗ tấm mặt: Ván dán cây lá rộng (thường dùng gỗ
Dương, gỗ Du, gỗ Sồi); ván dán cây lá kim (thường dùng gỗ Thông đuôi ngựa,
Thông rụng lá, Vân sam).


<i><b>3.1.3. Vật liệu dán mặt </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

ván lạng tự nhiên, ván lạng tổng hợp, giấy trang trí, màng mỏng nhựa, giấy tẩm
keo, lá kim loại hay lá chuyển nhiệt.


Việc dán phủ bề mặt ván không chỉ là để giải quyết yếu điểm thẩm mỹ của
ván nhân tạo mà cịn có ý nghĩa như một lớp bảo vệ (đơi khi nó cũng làm tăng
cường độ ván một cách đáng kể). Bởi vậy, khi lựa chọn cần chú ý tới tính bảo vệ
của ván phủ mặt sao cho phù hợp với từng điều kiện sử dụng cụ thể.


<i>3.1.3.1. Ván mỏng </i>


Ván mỏng là một loại ván có chiều dày rất nhỏ, thường từ 0,3 ÷ 0,7 mm
hoặc nhỏ hơn. Loại ván này thường được lạng từ những loại gỗ quý, có vân thớ
đẹp, dễ gia cơng.


Về cơ bản, tính chất của ván mỏng cũng giống như tính chất của loại gỗ
làm ra nó. Tuy nhiên, vì ván rất mỏng nên dễ bị rách và bị hút ẩm trở lại.


Ván mỏng là vật liệu dán mặt cao cấp chất gỗ tự nhiên được sử dụng
thường xuyên nhất trong chế tạo sản phẩm nội thất và trang trí nội thất. Chủng
loại của ván mỏng trang trí khá nhiều, để phân loại ván mỏng thông thường
người ta dựa vào phương pháp chế tạo, hình dạng, chiều dày, vân thớ gỗ và
chủng loại gỗ để phân loại ván mỏng như sau:



<i><b>a) Phân loại theo phương pháp chế tạo: chủ yếu gồm có ván xẻ dạng mỏng, </b></i>
ván bóc, ván lạng.


b) Phân loại theo hình dạng: chủ yếu gồm ván mỏng tự nhiên, ván mỏng
nhân tạo, ván mỏng ghép.


<i><b>c) Phân loại theo chiều dày ván: chủ yếu gồm ván mỏng dày (> 0,5 mm), </b></i>
ván mỏng dạng mỏng ( 0,2  0,5 mm) và ván siêu mỏng (< 0,2 mm).


<i><b>d) Phân loại theo vân thớ gỗ: chủ yếu gồm ván mỏng vân thớ xuyên tâm, </b></i>
ván mỏng vân thớ tiếp tuyến, ván mỏng vân dạng sóng, ván mỏng vân mắt chim,
ván mỏng vân da hổ, ván mỏng vân u bướu của cây.


e) Phân loại theo chủng loại gỗ: chủ yếu gồm ván mỏng gỗ lá rộng, ván
mỏng gỗ lá kim.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>3.1.3.2. Giấy trang trí </i>


Giấy trang trí là sản phẩm nhân tạo nên kích thước của nó lớn hơn nhiều so
với ván mỏng (có thể tới 10 m2); chiều rộng thường từ 1,2 ÷ 15 m; chiều dài từ
1,5 ÷ 2 m.


Hoa văn họa tiết và màu sắc của nó rất đa dạng và phong phú. Các họa tiết
có thể là các vân thớ giống như gỗ tự nhiên, có thể là một mơ típ trang trí hoặc
là cả một bức tranh phong cảnh...


Độ nhẵn và độ bóng bề mặt của nó cao hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, do gỗ
tự nhiên có cấu tạo sợi gỗ và lỗ mạch.


Giấy trang trí có thể tạo được bề mặt có độ rắn chắc rất cao, sự va chạm cơ


giới thường không để lại dấu vết trên bề mặt ván. Chịu được cũng tương đối cao,
tính chống ẩm và chống hút nước tốt, chịu được các loại hố chất có tính bazơ
hay axít yếu.


<i>3.1.3.3. Giấy tẩm keo </i>


Giấy tẩm keo là vật liệu trang sức bề mặt, được tạo thành từ giấy được
ngâm tẩm nhựa tổng hợp nhiệt rắn, sau đó sấy khơ làm bay hơi dung mơi. Vì vậy,
nó cịn được gọi là giấy màng keo. Giấy tẩm keo dán mặt sau khi sấy khô do
chưa đóng rắn hồn tồn nên khi dán mặt dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ bị tan
chảy và gắn kết lên bề mặt lớp nền tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt. Vì vậy, bề
mặt lớp nền không cần phun sơn trang sức. Đối với các loại giấy tẩm keo có
hàm lượng nhựa thấp (50%  60%) thì sau khi sấy khơ nhựa đóng rắn hồn tồn,
khi dán mặt cần phải quét keo lên bề mặt lớp nền, sau khi dán có thể phun sơn
trang sức.


Giấy tẩm keo chủ yếu gồm: giấy tẩm nhựa Melamine, giấy tẩm nhựa
Phenolic, giấy tẩm nhựa Diallyl Phthalate (DAP) và giấy tẩm nhựa Guanamine.


<i>3.1.3.4. Ván trang sức </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

nguyên gốc ngâm tẩm áp lực nhựa Melamine tạo thành nên sau khi ép nhiệt có
dạng trong suốt. Lớp thứ hai là lớp giấy trang sức (ván chống cháy), màu sắc và
hoa văn của ván chống cháy do giấy trang sức quyết định. Giấy trang sức được
làm từ giấy nguyên gốc có trang sức (giấy TiO2) ngâm tẩm áp lực nhựa


Melamine. Lớp thứ ba, thứ tư, thứ năm là lớp đáy, có tác dụng tăng chiều dày và
cường độ của ván, giấy lớp đáy được làm từ giấy da bị khơng cho thêm chất
chống cháy ngâm tẩm Phenolic.



Hiện thị thường sử dụng ván trang sức Laminate (còn gọi là Formica) với
kết cấu 3 lớp: Lớp màng phủ bên ngoài được ngâm tẩm keo Melamine trong
suốt, có tác dụng ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt, chịu lửa, chịu nước, chống
xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và
mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ vệ sinh lau chùi; lớp thứ hai
là lớp trang trí (gọi là lớp phim tạo màu mỹ thuật), các mẫu màu và hoa văn
được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng của
lực ép ở nhiệt độ cao (2200C), lớp màng phủ sẽ nóng chảy và bám chặt vào lớp
giấy phim, giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và thật màu; lớp thứ ba là
lớp giấy nền Kraft, bao gồm nhiều lớp giấy nền Kraft được ép chặt với nhau
dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao, tùy theo yêu cầu về độ dày của
Laminate mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm
chủ yếu từ bột giấy và chất phụ gia ép tuần hoàn ở nhiệt độ cao (300 kg/cm2 và
nhiệt độ 1250C) nên bền, dai và thơ.


Ván trang sức có hoa văn và màu sắc giống vân thớ gỗ, vân đá cẩm thạch
và hoa văn của vải, là vật liệu trang sức bề mặt được sử dụng rộng rãi và lâu đời.
Nó có tính năng cơ lý tốt, bề mặt cứng, nhẵn, đẹp, độ nhẵn cao, chịu lửa, chịu
nhiệt, chịu nước, chịu mài mịn, chịu bẩn tốt, dễ làm sạch, tính ổn định hóa học
tốt. Ván trang sức thường được sử dụng để trang trí nội thất và bề mặt sản phẩm
nội thất dùng trong phòng bếp, phòng làm việc, phịng máy, phịng thí nghiệm,
trường học.


Phân loại ván trang sức chủ yếu phân theo các tiêu chí sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

b) Phân loại theo tính chất bề mặt: chủ yếu gồm loại bóng, loại phù điêu và
loại mềm.


c) Phân loại theo tính năng: chủ yếu gồm loại chống tĩnh điện, loại phổ
thông, loại chậm cháy, loại sau đúc khuôn.



<i>3.1.3.5. Màng mỏng nhựa </i>


Hiện nay các chi tiết của sản phẩm nội thất dạng tấm chủ yếu được dán mặt
và dán cạnh bằng màng mỏng nhựa như màng: nhựa Polyvinylchloride (PVC),
màng nhựa Polyvinylethylene (PVE), màng nhựa Polyolefin (Alkorcell), màng
nhựa Polyethylene terephthalate (PET), màng nhựa Polypropylene (PP), cuộn
nhựa dán cạnh Polyamide (nylon), cuộn nhựa dán cạnh Acrylonitrile - butadiene
- styrene (ABS).


Màng nhựa Polyvinylchloride (PVC) là màng nhựa thường sử dụng nhất,
bề mặt màng nhựa có loại ép giả hoa văn và màu sắc của vật liệu gỗ, có loại ép
rãnh và lỗ, có loại ép các hoa văn hoa cỏ khác nhau. Màu sắc của màng nhựa
đẹp, nhẹ nhàng, tính thấu khí nhỏ, mang lại cảm giác hình khối và thật. Màng
nhựa sau khi dán có tính năng chịu nước, chịu mài mòn, chịu bẩn, giảm được
ảnh hưởng của khơng khí đối với vật liệu nền. Tuy nhiên, bề mặt màng nhựa có
độ cứng thấp, tính chịu nhiệt và chịu ánh sáng kém, màng nhựa sau khi chịu
nhiệt thường mềm. Vì vậy, màng nhựa Polyvinylchloride (PVC) thích hợp dùng
để dán mặt và dán cạnh các chi tiết không chịu lực, không chịu nhiệt của sản
phẩm gia dụng dùng trong nội thất, đặc biệt nó thích hợp để dán mặt ép khuôn
phù điêu.


Màng nhựa Polyvinylethylene (PVE) bề mặt thường được sơn chất chống
lão hóa, có loại ép giả hoa văn gỗ, có loại tạo rãnh và lỗ. Màu sắc của màng
nhựa thường nhẹ nhàng, vân gỗ giống vân gỗ thật, có tính năng chịu nhiệt độ
cao, chịu nước, chịu lão hóa. Vì vậy, màng nhựa Polyvinylethylene (PVE) thích
hợp dùng để dán mặt và dán cạnh sản phẩm gia dụng dùng trong nội thất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

pháp cán nguội, cán nóng, ép phẳng nguội, ép phẳng nóng, dán bọc ngồi và
thành hình chân không để dán lên bề mặt của chi tiết. Khi sử dụng màng nhựa


Alkorcell dán lên bề mặt sản phẩm nội thất có thể ngăn cản khí Fomaldehyde có
hại giải phóng ra từ ván nhân tạo, khơng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người. Hoa văn phù điêu trên bề mặt của màng nhựa Alkorcell không bị biến
dạng hoặc mất đi khi gia áp. Bề mặt của màng nhựa Alkorcell có 1 lớp màng sơn
nhiệt rắn. Vì vậy, sau khi dán mặt thông thường không cần phải sơn phủ vật liệu
sơn trang sức. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng sơn
Polyurethane (PUR) để sơn trang sức. Ngoài ra, màng nhựa Alkorcell có tính
chịu mài mịn, chịu ma sát, chống nóng, chống nhiệt ẩm, tính ổn định thể tích,
tính chịu dung dịch và tính năng khơng ảnh hưởng tuổi thọ sử dụng của dao cụ
khi gia công.


<i>3.1.3.6. Lá chuyển nhiệt </i>


Lá chuyển nhiệt cịn được gọi là màng in nóng hoặc màng in truyền nhiệt
cao, cấu tạo gồm lớp giấy mỏng Polyethylene (PE), lớp vân gỗ trang sức, lớp
bảo vệ bề mặt, lớp màu ở đáy, lớp thốt khn, lớp keo nóng chảy. Sử dụng
phương pháp cán ép cao su silicone có áp lực và nhiệt độ cao để in chuyển lên lá
chuyển nhiệt, làm cho lớp in chuyển gồm lớp in vân gỗ trang sức, lớp bảo vệ bề
mặt và lớp đáy tách khỏi lớp giấy mỏng Polyethylene, chuyển in lên bề mặt của
chi tiết cần trang sức, hình thành lớp trang sức dày từ 0,01  0,015 mm. Lớp
trang sức này có tính năng chịu mài mịn, chịu nhiệt, chịu ánh sáng và chịu chất
tẩy rửa khá tốt, màu sắc ổn định, công nghệ đơn giản, không ô nhiễm, không cần
sử dụng chất kết dính, dễ sửa chữa, có thể sơn lên bề mặt của nó các loại dầu
bóng hoặc vecni. Lá chuyển nhiệt thường dùng để trang sức bề mặt chi tiết của
kết cấu ván sợi mật độ trung bình và mật độ cao, vừa để che chất liệu, màu sắc
và khiếm khuyết của ván nền, vừa để in chuyển lên bề mặt của nó hoa văn và
màu sắc trang sức đẹp.


<i>3.1.3.7. Lá kim loại </i>



Lá kim loại thường là lá vàng, lá nhôm có chiều dày từ 0,015  0,2 mm,
dùng để trang sức bề mặt ván nhân tạo. Nó có hiệu quả trang sức giả vàng và
bạc, có tính chịu nhiệt và cường độ cơ học cao.


<i><b>3.1.4. Vật liệu tre trúc, song mây </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

vỏ trơn mịn, sợi tạo thành vô số dạng mao quản xếp dọc thân cây, vỏ có thể cắt
thành nan mỏng dùng để đan, có tính hút ẩm; để lâu trong mơi trường khơng khí
khơ tre dễ bị nứt dọc thân cây, song mây dễ bị đứt gãy.


Sản phẩm tre trúc, song mây có nhiều chủng loại như ghế, sa lông, giá sách
báo, chiếu, bình phong, bàn trà. Vài năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện sản
phẩm mây tre nội thất nhẹ, đẹp, chắc chắn sử dụng ống kim loại, vải hiện đại và
sợi làm vật liệu liên kết.


<i>3.1.4.1. Vật liệu tre trúc </i>


Tre thuộc Tông tre, là đặc sản của Châu Á. Ở Việt Nam, tre tập trung chủ
yếu ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ. Tre sinh trưởng nhanh hơn cây thân gỗ, tuổi tre chỉ cần từ 3  5
năm là có thể khai thác sử dụng được.


Tre rỗng ruột, dạng ống dài, có mắt, kéo sợi nhỏ, màu vàng xanh, sử dụng
lâu sẽ chuyển sang màu vàng. Bộ phận dùng để chế tạo sản phẩm tre là phần
thân, có dạng hình trụ trịn, giữa các lóng tre có mắt.


Tre là một trong những loại vật liệu truyền thống chế tạo sản phẩm nội thất.
Đặc tính của tre trúc là cứng, cường độ chống kéo và chống nén tốt hơn gỗ, có
tính dẻo và đàn hồi, khó gãy. Tuy nhiên, tre có nhược điểm là dễ mọt, dễ mục,
dễ mốc, dễ nứt tách, dễ hút nước. Vì vậy, thích hợp sử dụng ở những khu vực


ấm áp và độ ẩm cao. Ở những khu vực có khí hậu khơ, sản phẩm tre dễ bị nứt
tách và hỏng mối liên kết. Khi chế tạo sản phẩm tre có thể dùng nhiệt độ cao và
ngoại lực để tạo các dạng đường cong, làm phong phú thêm tạo hình cơ bản của
sản phẩm tre.


Một số tính chất vật lý cơ học của tre:


a) Mật độ của tre: Tùy theo độ tuổi (mật độ của tre thành thục khá lớn), vị
trí (phân đoạn hoặc rìa ngồi thân tre có mật độ khá lớn) và chủng loại tre mà
khác nhau, trung bình khoảng 0,64 g/cm3).


b) Tỷ lệ co rút khi sấy: Thấp hơn gỗ và có tính dị hướng (chiều tiếp tuyến
lớn nhất, tiếp đến là chiều xuyên tâm, nhỏ nhất là chiều dọc thớ). Mất nước
nhanh khi sấy, dễ nứt theo đường kính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

÷ 4 lần vật liệu thép; cường độ chống cắt dọc thớ thấp hơn gỗ.
Từ những tính chất trên mà vật liệu tre có những đặc điểm sau:


- Dễ gia công, ứng dụng rộng rãi: Tre có vân thớ thẳng, gia cơng đơn giản
tức là có thể cắt tre thành những nan tre mỏng dùng để bện thành những sản
phẩm công nghệ, đồ gia dụng và các vật dụng sinh hoạt có đồ án hoa văn khác
nhau. Những vật liệu tre mới thông qua hong phơi cịn có thể uốn cong tạo thành
các sản phẩm tre có các loại hình dáng khác nhau. Vật liệu tre có màu sáng, dễ
tẩy trắng và nhuộm màu.


- Đường kính nhỏ, thành mỏng, khung rỗng, có độ sắc nhọn: Đường kính
nhỏ nhất của tre từ 1 ÷ 2 cm, tre lơng có giá trị kinh tế nhất, trong đó đường kính
ngang ngực của nó đa số từ 7 ÷ 12 cm. Đường kính tre và độ dày của thành tre
thay đổi nhỏ dần từ gốc đến ngọn, do đặc tính này mà vật liệu tre không thể gia
công cắt gọt thành thanh (hoặc tấm) như vật liệu gỗ, cũng không thể thông qua


bóc hoặc bào để tạo ra những tấm ván tre có hoa văn đẹp.


- Kết cấu khơng đồng đều, có tính dị hướng: Theo hướng chiều dày thành
của vật liệu tre, lớp vỏ xanh của tre nằm ở ngoài chất cứng, tổ chức chặt, bề mặt
sáng bóng, có 1 lớp chất nến nên tính làm ướt đối với nước và dung dịch keo
kém; lớp lõi tre vàng ở bên trong tổ chức lỏng lẻo, mềm, cũng có tính làm ướt
đối với nước và dung dịch keo kém; lớp tre ở giữa, nằm giữa lớp tre lõi vàng và
lớp vỏ xanh, là phần vật liệu được lợi dụng chủ yếu. Do sự khác nhau giữa 3 lớp
kết cấu trên nên mật độ, hàm lượng nước, tỷ lệ co rút khi sấy, cường độ, tính
năng dán dính của tre cũng có sự khác nhau, đặc tính này ảnh hưởng bất lợi đến
khả năng lợi dụng và gia công vật liệu tre.


- Dễ mọt, mục và mốc: Vật liệu tre có nhiều chất dinh dưỡng (như đường,
protein), đây là những chất dinh dưỡng của côn trùng và vi sinh vật gây hại. Vì
vậy, khi sử dụng và lưu giữ dễ bị mọt và côn trùng xâm hại.


- Chi phí vận chuyển lớn: Do tre có thành mỏng, ruột rỗng nên thể tích lớn,
dung tích thực tế nhỏ, lượng xe gng thực tế ít, nên chi phí vận chuyển lớn, khó
vận chuyển với khoảng cách dài.


Sản phẩm tre chủ yếu có 2 loại chính là sản phẩm tre nguyên và ván nhân
tạo tre.


<i>a) Tre nguyên </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

nhỏ, rỗng ruột, thân mỏng, có độ nhọn, kết cấu không đồng đều, có tính dị
hướng, dễ mọt, dễ mục, dễ mốc. Do các đặc tính cơ bản này mà phương pháp và
thiết bị gia công gỗ không thể ứng dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm tre. Vì
vậy, từ xưa đến nay sản phẩm tre đại đa số là sử dụng tre nguyên hoặc được gia
công đơn giản thành các sản phẩm nông cụ và đồ mỹ nghệ dùng trong nông


nghiệp, ngư nghiệp, kiến trúc và đan lát. Sản phẩm dùng rỗng rãi nhất, thường
thấy nhất là sản phẩm tre dạng tròn và sản phẩm tre đan bện.


<i>b) Ván nhân tạo tre </i>


Cùng với sự phát triển của kỹ thuật gia công vật liệu tre, tre có thể được cắt
thành các thanh tre, bóc thành ván mỏng, bào thành các thanh tre mỏng. Ngoài
ra, tre còn được xử lý chống mốc, chống mọt, than hóa, dẻo hóa, tẩy trắng và
nhuộm màu để khắc phục những nhược điểm vốn có của tre. Các sản phẩm ván
nhân tạo tre hiện có trên thị trường như: ván dán tre, ván ghép thanh tre, ván ép
khối tre, ván dăm tre, ván sợi tre mật độ trung bình, ván phức hợp tre. Sản phẩm
ván nhân tạo tre so với vật liệu tre có một số đặc tính sau: biến dạng nhỏ, diện
tích lớn, ổn định kích thước; cường độ lớn, tính cứng tốt, chịu mài mịn; kết cấu
và kích thước của sản phẩm có thể điều chỉnh được theo yêu cầu sử dụng mà
vẫn đáp ứng được yêu cầu về cường độ và độ cứng; có tính năng chống mọt,
chống mục nhất định; cải thiện được tính dị hướng vốn có của vật liệu tre; có thể
sơn trang sức và phủ mặt để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau. Sự xuất
hiện của ván nhân tạo tre đã cung cấp nguồn nguyên liệu mới cho sự phát triển
của sản phẩm nội thất tre dạng tấm sau này.


Ván nhân tạo tre là tên chung của các loại ván nhân tạo dùng vật liệu tre làm
nguyên liệu, dựa vào kết cấu và cơng nghệ gia cơng có thể phân làm 4 loại chính.


<i>a) Loại ván dán </i>


 Ván dán phên tre: phân làm 2 loại là ván dán phên tre phổ thông và ván
dán phên tre trang trí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Ván dán phên tre trang trí là do phên tre mỏng mịn đã qua nhuộm màu và
tẩy trắng, mành tre lớp mặt với hoa văn đẹp và vài lớp mành tre thơ dán dính lại


với nhau tạo thành. Nó chủ yếu dùng để trang trí nội thất và đồ gia dụng.


Quy trình sản xuất của ván gồm các bước: cắt phôi, tạo phên, sấy, phun keo,
xếp lớp, ép sơ bộ, ép nhiệt, cắt cạnh, kiểm tra.


Đặc điểm của ván dán phên tre như sau:


- Cường độ kết dính bên trong của tấm ván khá thấp (do phần ghép chồng
lên nhau của thanh tre thiếu keo).


- Bề mặt khơng phẳng, trang sức bề mặt khó khăn, làm hạn chế ứng dụng
của ván dán phên tre.


<b>Hình 3.1. Phên tre </b>


 Ván dán thanh tre: Tre sau khi được cắt thành thanh, đem cán phẳng bào,
quét keo và ép nhiệt tạo thành ván (hình 3.2).


Ván dán thanh tre có đặc điểm sau:


- Cường độ sản phẩm cao, có thể hình thành quy mơ sản xuất cơ giới hóa;
- Khuyết tật là tồn tại khe hở hình chữ “V”, ảnh hưởng đến tính đồng đều
của kết cấu tấm ván và tính phẳng của bề mặt;


- Tỷ lệ lợi dụng tre của ván dán thanh tre khoảng 37%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

 Ván dán mành tre:


Cắt tre thành các nan có chiều dày 1 ÷ 3 mm, chiều rộng 10 ÷ 15 mm, dùng
dây sợi, dây đay hoặc dây ni lông liên kết lại tạo thành mành tre dạng hình chữ


nhật, sau đó đem sấy, phun keo hoặc tẩm keo, xếp mành tre vng góc với nhau,
sau đó tiến hành ép nhiệt tạo thành ván (hình 3.3).


<b>Hình 3.3. Mành tre và ván dán mành tre </b>
Đặc điểm của ván dán mành tre như sau:


- Kích thước thanh: dày 1 ÷ 3 mm; rộng 10 ÷ 15 mm;


- Khuyết tật là tồn tại khe hở giữa các thanh tre, tuy nhiên tính năng của cả
tấm ván khá cao. Có thể mở rộng sản xuất cơ giới hóa;


- Tỷ lệ lợi dụng tre của ván dán mành tre khoảng 45%.


<i>b) Ván ép lớp tre </i>


Ván ép lớp tre là cắt tre thành cácthanh tre có chiều dày từ 0,8 ÷ 1,2 mm,
chiềurộng từ 15 ÷ 20 mm. Sau đó sấy khơ, đem tẩm keo rồi sấy lại, xếp lớp cùng
chiều với nhau tạo thành ván ép lớp.


<i>c) Ván dăm tre </i>


Ván dăm tre là đem cành, đầu mẩu của tre lông (mao trúc), các loại tre ép
cán và đập tạo thành sợi dăm dài. Sau đó đem sấy, phun keo, phủ mặt, ép nhiệt
tạo thành ván. Do vật liệu tre rất dễ chế tạo thành dạng sợi tre thơ dài và nhỏ nên
ván dăm tạo thành có cường độ khác cao. Ngồi ra, do tính thẩm thấu chất kết
dính của vật liệu tre rất kém, vì thể lượng keo dùng nhỏ hơn so với ván dăm gỗ.
Từ 2 phương diện trên nên tính năng cơng nghệ của ván dăm tre khá tốt. Nhưng
dăm tre phải tiến hành xử lý chống độc. Vì vậy, về mặt kinh tế và kỹ thuật cần
phải tiến hành nghiên cứu nghiêm túc.



<i>d) Ván phức hợp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

lớp giữa. Sau đó đưa qua máy đánh nhẵn 2 mặt nhằm nâng cao độ bằng phẳng
bề mặt và bỏ đi những sai số chiều dày ván, dán phủ 2 mặt ván bằng ván mỏng
chất gỗ và ván mặt nhựa chất giấy, rồi đưa qua ép nhiệt tạo thành ván.


Cũng có thể sử dụng ván mỏng gỗ và 1 ÷ 2 tấm giấy tẩm keo để dán phủ 2
mặt của ván.


Do sản phẩm có mô đun đàn hồi, cường độ uốn tĩnh, độ cứng khá cao, chịu
hao mòn tốt nên hiện tại được dùng rộng rãi trong việc thi cơng cơng trình loại
lớn và làm ván cốp pha trong kiến trúc.


 Ván phức hợp dăm tre: Trong sản xuất ván dán tre, tấm mặt và tấm lưng
là phên tre sau khi đã qua sấy và tiện cạnh, tấm lõi là ván dăm tre hoặc dăm tre
đã trộn keo. Sau đó, tổ hợp phơi này được đưa vào ép nhiệt tạo thành ván. Sản
phẩm này đã dung hòa được công nghệ của ván dăm tre và ván dán tre, có hình
dạng ngoại quan của ván dán tre và ưu điểm giá khá thấp của ván dăm, đồng
thời cũng có tính năng kết cấu vật lý tương tự như ván dán tre. Có thể được ứng
dụng làm tấm khn cốp pha cường độ cao, làm tấm chắn trước sau và tấm cạnh
của toa xe tải.


 Ván phức hợp gỗ - tre: Để lợi dụng một cách khoa học gỗ mọc nhanh
rừng trồng chế tạo vật liệu kết cấu có cường độ và mơ đun đàn hồi cao, sử dụng
phên tre làm vật liệu lớp mặt, gỗ mọc nhanh rừng trồng được bóc thành ván có
chiều dày nhất định làm lớp lõi, dùng keo loại phenol làm chất dán dính, đem ép
nhiệt tạo thành sản phẩm.


<i>3.1.4.2. Vật liệu song mây </i>



Song, mây sinh trưởng mạnh trong rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới, mà
chủ yếu là sinh trưởng và phân bố ở khu vực nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi và
và Châu Đại Dương. Vật liệu song, mây đặc ruột, dạng dây leo, có mắt nhưng
khơng rõ ràng. Song, Mây là lồi thực vật có thân dài nhất, vỏ nhẵn, chất nhẹ và
dẻo, có tính đàn hồi cao, dễ uốn cong, dễ tách. Song, mây được ứng dụng rỗng
rãi trong thiết kế sản phẩm nội thất, chỉ đứng sau vật liệu gỗ. Độ dài thường từ 2
m là thẳng hồn tồn, đường kính thân của song và mây thường từ 4  60 mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

cịn có thể kết hợp với các vật liệu khác như gỗ, tre, kim loại để sử dụng. Đặc
biệt, thân - lõi - vỏ cây mây cịn có thể dùng để tết thành các dạng hoa khác nhau,
tạo thành loại vật liệu mềm dẻo tuyệt vời. Vỏ mây chính là bộ phận nhẵn bóng
bên ngồi thân cây, có thể sử dụng phương pháp thủ cơng hoặc cơ giới để lấy,
chất lượng thao tác thủ công tốt, độ dày và chiều rộng của vỏ khá đồng đều,
chiều rộng thường từ 1  7 mm, chiều dày thường từ 0,5  1,2 mm. Lõi mây là
bộ phận bên trong của cây mây sau khi đã bóc vỏ, dựa vào hình dạng của lõi có
lõi trịn, lõi bán nguyệt (cịn gọi là lõi dẹt), lõi vuông, lõi tam giác, lõi phẳng.


Mây xanh sau khi lấy về, trước khi gia cơng thành sản phẩm phải đem phơi
nắng, sau đó xử lý hun khói lưu huỳnh để chống mọt. Đối với lõi và vỏ mây có
màu sắc và chất lượng xấu nên xử lý tẩy trắng hoặc nhuộm màu.


Phương pháp kết cấu của sản phẩm nội thất song, mây có nhiều loại.
Những sản phẩm được chế tạo thủ cơng thường có nhiều loại đồ án, hoa văn, tạo
hình khác nhau, đặc điểm của những loại sản phẩm này là loại hình phong phú,
kết cấu chặt chẽ.


<i><b>3.1.5. Vật liệu kim loại </b></i>


Kim loại là vật liệu quan trọng của sản phẩm nội thất hiện đại. Vật liệu kim
loại chủ yếu dùng cho sản phẩm nội thất hiện nay gồm có 3 loại sau:



<i>3.1.5.1. Vật liệu thép </i>


Thép là vật liệu kim loại ứng dụng rộng rãi nhất, trong sản xuất và thiết kế
sản phẩm nội thất ứng dụng nhiều là thép loại A và thép loại B của thép Carbon
phổ thông. Hàm lượng carbon của thép từ 0,03  0,2%, cường độ lớn, nhưng có
tính đàn hồi, cường độ chống kéo và chống nén cao. Bề mặt vật liệu thép sau khi
xử lý có thể làm thay đổi màu sắc và chất liệu. Ví dụ: ống thép sau khi mạ có
màu trắng bạc sáng bóng mang cảm giác mát lạnh, giảm được cảm giác nặng nề
của vật liệu thép. Vật liệu thép không rỉ là vật liệu đặc biệt của vật liệu thép có
tác dụng chống rỉ, là vật liệu để chế tạo sản phẩm nội thất kim loại hiện đại.
Thép carbon phổ thông thường có dạng tấm, dạng ống và dạng khn.


<i>a) Dạng tấm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

được làm từ vật nhựa và tấm thép mỏng phức hợp tạo thành, đây là một loại vật
liệu có khả năng chống mục, chống rỉ và không cần phun sơn trang sức.


<i>b) Dạng ống </i>


Trong chế tạo sản phẩm nội thất thép dạng ống thường dùng chủ yếu là
thép ống hàn. Hình dạng mặt cắt của thép ống hàn gồm: ống trịn, ống vng và
ống dị hình.


<i>c) Dạng khuôn </i>


Sản phẩm nội thất kim loại đa phần là sử dụng thép dạng khn có mặt cắt
đơn giản. Chủ yếu là thép khn dạng trịn, dạng phẳng và dạng góc tam giác.


<b>Biểu 3.1. Quy cách và hình dạng ống thép thường dùng </b>



<b>Tên gọi </b> <b>Ống </b>
<b>trịn </b>


<b>Ống hình </b>
<b>vng </b>


<b>Ống hình </b>
<b>chữ nhật </b>


<b>Ống hình </b>


<b>tam giác </b> <b>Ống dẹt </b>


Hình dạng mặt
cắt


Quy cách
thường dùng


(mm)


13; 16
19; 25
22; 32


38


22  22



25  25 23  12


34  34 
52


22
25


<i>3.1.5.2. Vật liệu nhôm và hợp kim nhôm </i>


Trong các vật liệu vàng, bạc, đồng, nhơm, chì, thiếc trừ kim loại sắt ra (còn
gọi là kim loại có màu) thì vật liệu nhôm là vật liệu được ứng dụng chủ yếu
trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất. Vật liệu nhôm được gia công ép
đùn tạo thành dạng khuôn. Khn nhơm có thể dùng làm khung đỡ của sản
phẩm nội thất, gia công các chi tiết cần uốn cong và chịu lực, cũng có thể đúc
khn chế tạo các sản phẩm dùng ngoài trời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

dẻo tốt. Hợp kim nhôm dùng để sản xuất sản phẩm nội thất chủ yếu là dạng
khuôn, dạng tấm và dạng ống. Đặc biệt là hợp kim nhôm dạng ống phát triển
nhanh và ứng dụng rộng rãi, chủng loại và quy cách rất phong phú. Ứng dụng
chủ yếu của hợp kim nhôm dùng để bọc cạnh, trang trí cho sản phẩm nội thất.
Ngồi ra, hợp kim nhôm đúc thường dùng để chế tạo các phụ kiện và linh kiện
liên kết của sản phẩm nội thất.


<i>3.1.5.3. Vật liệu đồng và hợp kim đồng </i>


Dựa vào hệ thống hóa học hợp kim có thể phân loại vật liệu đồng và hợp
kim đồng thành đồng nguyên chất, đồng vàng, đồng xanh và đồng trắng. Trong
thiết kế và chế tạo sản phẩm nội thất thường sử dụng là đồng vàng, đồng vàng
kéo dạng ống và dạng đúc thường dùng làm khung đỡ và vật liệu trang trí, cịn


đồng vàng dạng thanh và dạng tấm dùng làm phụ kiện ngũ kim như tay nắm và
bản lề. Đồng xanh dùng để chế tạo tay nắm cao cấp và các phụ kiện khác.


<i>3.1.5.4. Vật liệu sắt </i>
<i><b>a) Sắt đúc </b></i>


Kim loại màu đen có hàm lượng carbon lớn hơn 2% gọi là sắt đúc. Sắt có
hạt kết tinh thơ nên tính dẻo kém, độ cứng lớn, điểm nóng chảy thấp, thích hợp
để sản xuất các sản phẩm đúc. Sắt đúc là vật liệu được ưu chuộng nhất trong sản
xuất sản phẩm nội thất thời đại Victoria ở Châu Âu. Nó chủ yếu dùng để sản
xuất mặt đáy của ghế ngồi, kết cấu trang trí và giá đỡ.


<i><b>b) Sắt rèn </b></i>


Kim loại màu đen có hàm lượng carbon nhỏ hơn 0,15% gọi là sắt rèn hoặc
sắt nhẹ. Sắt rèn có độ cứng nhỏ, điểm nóng chảy cao, hạt kết tinh mịn nên tính
dẻo cao, dễ dùng búa để rèn. Sản phẩm nội thất bằng sắt rèn thường là dạng khối
lớn, tạo hình phức tạp và khó khăn. Sản phẩm dạng này được gọi là sản phẩm
sắt nghệ thuật, đường nét của sản phẩm tinh tế, sang trọng, hình dáng đa dạng,
có thể phối hợp với nhiều dạng phong cách thiết kế nội thất khác nhau.


<i><b>3.1.6. Vật liệu kính </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

được xử lý gia cơng có thể tạo thành kính có các mặt nhọn để sản xuất đèn nhấp
nháy. Kính cũng có thể được xử lý nghệ thuật như: cắt, điêu khắc, phun cát, ăn
mịn hóa học để có hiệu quả trong suốt hoặc khơng trong suốt, tạo thành các hoa
văn trang trí.


Kính trong suốt thường dùng làm cửa tủ, bàn trà, mặt bàn ăn, kệ. Thông
thường trong thiết kế và sản xuất sản phẩm nội thất người ta thường kết hợp vật


liệu gỗ, hợp kim nhơm, thép khơng rỉ và kính để nâng cao giá trị trang trí của
sản phẩm.


Hiện nay, các sản phẩm nội thất hiện đại ngày càng chú trọng đến hiệu quả
trang trí của nó với mơi trường, kiến trúc, nội thất và ánh sáng đèn. Đặc biệt là
sự kết hợp của nó với các thiết kế đèn chiếu sáng do vật liệu kính có tính thấu
sáng. Sản phẩm kính dày có thể trực tiếp làm mặt bàn và giá để chân. Ngồi ra,
có thể sử dụng kỹ thuật uốn cong chế tạo thành các sản phẩm nội thất dạng khối
liền và trong suốt.


<i><b>3.1.7. Vật liệu đệm mềm </b></i>


Vật liệu đệm mềm thường dùng là lò xo, bọt nhựa, da, vải và vật liệu độn.
Các vật liệu này có tính đàn hồi, độ mềm và độ thoải mái nhất định. Vật liệu
đệm mềm thường tiếp xúc trực tiếp và phù hợp với kích thước cơ thể người, làm
tăng tính thoải mái cho con người khi sử dụng. Trong sản xuất sản phẩm nội thất
thường dùng làm ghế sofa, nghế ngồi, đệm ngồi, đệm giường, ghế dài.


Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của nhiều vật liệu
mới, sản phẩm nội thất mộc mềm cũng phát triển theo, từ khung đỡ cố định bằng
gỗ kiểu truyền thống chuyển hướng sang sản phẩm có khung đỡ kết cấu kim loại,
vật liệu độn bằng sợi tự nhiên từ cây bông, đay, cọ chuyển sang vật liệu bằng
xốp cao su, bơng.


<i>3.1.7.1. Lị xo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

(a) (b) (c)


(d) (e)



<b>Hình 3.4. Lò xo thường dùng </b>


<b>(a) Lò xo xoắn lõm giữa; (b) Lò xò xoắn trụ tròn; (c) Lò xo xoắn hình tháp </b>
(d) Lị xo ruột gà; (e) Lị xo xoắn ốc.


<i>a) Lò xo xoắn ốc: Được phân thành lò xo xoắn ốc dạng lõm giữa, lò xo </i>


xoắn ốc dạng trụ tròn và lò xo xoắn ốc dạng tháp.


Lò xo xoắn hình trụ trịn thường dùng làm lò xo của đệm giường, khi sử
dụng người ta cho lò xo vào trong núi vải xếp dày đặc với nhau tạo thành khối
có tính đàn hồi, vì vậy cịn gọi là lị xo bọc.


Lị xo xoắn hình tháp dạng nón thích hợp làm đệm ghế sofa hoặc đệm ngồi
trong xe ô tô.


Lò xo xoắn ốc dạng lõm giữa là lò xo sử dụng nhiều nhất, vừa dùng làm đệm
lò xo cho ghế lị xo và ghế sofa, vừa có thể dùng làm lõi lò xo của đệm giường.


Yêu cầu khi sử dụng lò xo xoắn dạng lõm giữa làm đệm của ghế sofa là khi
chiều cao tự do bị nén 80%, nén tĩnh trong 24 giờ hoặc nén động 50 lần, sau khi
bỏ lực nén 30 phút thì biến dạng cịn lại của chiều cao tự do không vượt quá 10%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

tự do khơng vượt q 10%.


<i>b) Lị xo xoắn kéo: Là lị xo hình trụ tròn nhỏ ở giữa, 2 đầu có móc kéo. </i>


Loại lị xo này khi sử dụng trong sản xuất sản phẩm nội thất mộc mềm thường
phối hợp với lò xo xoắn ốc và lị xo uốn. Đường kính sợi thép của lò xo xoắn
kéo từ 1,3  1,6 mm, khe hở giữa lỗ bên trong lò xo và vật được gắn vào nhỏ


hơn 2,5 mm.


<i>c) Lò xo uốn: Chủ yếu sử dụng cho ghế sofa và ghế lò xo. Yêu cầu đối với </i>


lò xo dùng cho ghế sofa là đường kính sợi thép dưới mặt ngồi lớn hơn 3,2 mm,
lưng tựa lớn hơn 2,8 mm. Hai đầu lò xo dùng trong sản phẩm nội thất có tay
cầm khi dùng lực uốn cong thành góc 45℃, làm lại 5 lần sau đó đặt phẳng trong
30 phút, lượng biến dạng cịn lại (độ cong) khơng vượt q 3% chiều dài tự do
của lò xo.


<i>3.1.7.2. Bọt nhựa </i>


Bọt xốp là vật liệu chủ yếu của sản phẩm nội thất mộc mềm, trong đó bọt
nhựa polyurethane là vật liệu dùng làm đệm mềm khá tốt, tính năng của nó như
ở bảng 3.2. Sản phẩm nội thất dùng bọt nhựa polyurethane dạng polyether mật
độ cao hơn 22 kg/m3, đáy mặt ngồi của ghế sofa có mật độ cao hơn 25  30
kg/m3, mật độ của các bộ phận khác trên sản phẩm nội thất cao hơn 22 kg/m3.


<b>Bảng 3.2. Tính năng chịu hóa học của bọt nhựa polyurethane </b>
<b>Tên chất mơi giới </b> <b>Tính năng chịu ăn mịn </b>


Nước xà phịng Khơng thay đổi


NaOH Không thay đổi


Muối Natri Không thay đổi


Amoniac Không thay đổi


Cloroform Trương nở rất lớn



Axeton Trương nở, bộ phận hòa tan


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>3.1.7.3. Bông </i>


Bông cũng là một loại vật liệu mềm được dùng trong thiết kế và sản xuất
sản phẩm nội thất mộc mềm. Bông sau khi được xử lý tạo bọt xốp có khả năng
đàn hồi cao, tính năng chống sốc tốt, tuy nhiên tính thống khí kém và giá thành
cao. Vì vậy, vật liệu bơng thích hợp dùng làm vật liệu mềm mặt ngồi cho sản
phẩm dùng trên xe ô tô và các sản phẩm mộc mềm cao cấp. Chiều dày của bông
thường dùng từ 3  60 mm.


<i>3.1.7.4. Vật liệu bọc đệm </i>


Sản phẩm nội thất mộc mềm thể hiện hiệu quả trang trí ngồi thơng qua
thiết kế tạo hình bên ngồi cịn thể hiện qua chất liệu, màu sắc, độ sáng bóng và
hoa văn trang trí. Vật liệu vải gồm bông, len, tơ tằm, sợi nilon về cơ bản đều có
thể làm vật liệu bọc bề mặt của sản phẩm. Ngồi ra, cịn sử dụng vật liệu da, da
nhân tạo (giả da) để bọc đệm. Dựa vào yêu cầu chất lượng, môi trường sử dụng
và đẳng cấp của sản phẩm có thể lựa chọn sử dụng các loại vật liệu bọc đệm
khác nhau như sau:


- Sản phẩm cao cấp: da bò, da cừu, sa tanh, nhung;
- Sản phẩm trung cấp: sợi, len, nilon;


- Sản phẩm phổ thơng: vải trang trí, da nhân tạo (giả da), sợi bông, nhung
sợi thô.


<i>3.1.7.5. Vật liệu phụ trợ </i>



Sản phẩm nội thất mộc mềm ngoài sử dụng các vật liệu trên còn sử dụng
các vật liệu dạng mềm khác dùng để cố định và liên kết sản phẩm.


<i>a) Sợi cọ, dừa </i>


Là vật liệu để lót làm tăng chiều dày của lớp đệm của mặt ngồi ghế và mặt
giường. Thông thường đệm giường thường sử dụng sợi cọ, dừa làm lớp đệm có
chiều dày từ 6  8 mm.


<i>b) Vải </i>


Dùng để bọc mặt ngồi, lưng tựa và tay vịn sản phẩm mộc mềm, có tác dụng
đàn hồi theo chiều nằm ngang.


<i>c) Dây ruy băng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>3.1.8. Vật liệu đá </b></i>


Đá là vật liệu tự nhiên cứng, bền mang lại cảm giác thô và dày nặng, nhiều
loại đá cịn có đặc tính chống cháy, chống mục, chịu lực, chịu mài mịn, khơng
nát, khơng mọt và dễ bảo dưỡng. Màu sắc ngoại quan của đá thường đậm, kết
cấu đặc, hoa văn thay đổi tự do. Tuy nhiên đá có nhược điểm là dễ vỡ, khơng
giữ nhiệt, khơng hút ẩm, khó gia cơng và sửa chữa.


Vật liệu đá có thể cắt thành tấm mỏng và đánh nhẵn bề mặt, thích hợp dùng
làm mặt bàn, tấm mặt của tủ bếp. Khi cắt thành khối có thể dùng làm chân và đế
của bàn hoặc làm sản phẩm. Khi phối hợp vật liệu đá với các vật liệu khác để
tạo ra sản phẩm biến đổi sinh động về vật liệu. Các tấm đá mỏng có màu sắc
khác nhau có thể ghép thành các đồ án hoa văn khác nhau. Những phiến đá có
vân mây sơng núi có thể dùng để trang sức khảm trên bề mặt sản phẩm. Vật liệu


đá thường dùng gồm đá hoa cương, đá cẩm thạch tự nhiên.


Đá hoa cương có hàm lượng oxit silic cao, nên thuộc loại đá có tính axit.
Hoa văn của đá có dạng hạt kết tinh nổi lên bề mặt. Đá hoa cương có rất nhiều
loại khác nhau, hiện nay trên thị trường người ta thường phân thành 3 loại chính
là đá hoa cương cao cấp, đá hoa cương trung bình và đá hoa cương cấp thấp.


Tấm đá hoa cương tự nhiên có chất cứng chắc, chịu ăn mịn, chống ơ nhiễm,
tuy nhiên đá hoa cương có tỷ lệ phóng xạ cao, cứng chắc, nên việc khai thác và
gia cơng rất khó khăn, vì thế mà chi phí cao. Vì vậy, đá hoa cương thường được
dùng làm vật liệu đá trang trí kiến trúc cao cấp, như dùng trong các kiến trúc
công cộng và công trình trang trí nội ngoại thất cao cấp, ít sử dụng làm sản
phẩm nội thất. Tấm đá hoa cương mặt thơ có chất liệu khá thô, dùng làm sàn
chống trơn, bậc thang, thềm nhà; tấm đá hoa cương mặt mịn chủ yếu dùng ở các
vị trí yêu cầu hiệu quả sáng dịu như mặt tường, bậc cầu thang, mặt trụ, mặt nền;
tấm đá hoa cương mặt gương chủ yếu dùng làm mặt sàn nội ngoại thất, mặt
tường, mặt trụ, mặt bàn, bậc cầu thang, đặc biệt thích hợp làm mặt sàn ở tiền
sảnh của những kiến trúc công cộng lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

dùng nhiều trong trang trí nội thất và đồ gia dụng. Cấu tạo mịn, cường độ chống
nén cao, tỷ lệ hút nước thấp, niên hạn sử dụng dài (có thể đạt nến 150 năm), độ
cứng không lớn, dễ gia công cắt và điêu khắc, thuộc loại đá cứng vừa.


Đá tự nhiên tuy có nhiều tính năng tốt, nhưng do phân bố tài nguyên không
đều, tỷ lệ thành phẩm sau khi gia công thấp nên giá thành cao. Vì thế, trong
nhiều năm trở lại đây, ngành trang trí nội thất và đồ gia dụng hiện đại thường sử
dụng rộng rãi đá hoa cương nhân tạo, đá cẩm thạch nhân tạo.


Đá nhân tạo có trọng lượng nhẹ, cường độ cao, tính trang trí tốt, chịu ăn
mịn, chịu bẩn, cơng nghệ sản xuất đơn giản và thi cơng thuận tiện. Vì vậy, được


ứng dụng rộng rãi. Hơn nữa tính năng vật lý của đá nhân tạo chất lượng cao
giống hoặc tốt như đá tự nhiên.


Hoa văn và chất liệu của đá nhân tạo làm giả đá tự nhiên tương đương với
đá tự nhiên, vì thế nó là một loại vật liệu trang trí bề mặt rất kinh tế.


Đá nhân tạo thường sử dụng vật liệu dẻo dạng vô cơ hoặc hữu cơ làm chất
kết dính, sử dụng cát tự nhiên, đá nghiền, bột đá hoặc phế liệu công nghiệp làm
chất độn thơ và chất độn tinh, sau đó qua thành hình, để ổn định và xử lý bề mặt
mà tạo thành. Nó thường có độ dày nhỏ hơn 10 mm, mỏng nhất là 8 mm, thông
thường không cần sử dụng thiết bị máy cắt đá chuyên dụng.


Đá nhân tạo có màu sắc đẹp, hoa văn phong phú, màu sắc của đá có thể căn
cứ vào ý đồ thiết kế để chế tạo, có thể làm giả đá hoa cương và đá cẩm thạch
nhân tạo. Màu sắc và hoa văn của đá nhân tạo có thể đạt đến trình độ thật giả lẫn
lộn, khó phân biệt với màu sắc và hoa văn của đá tự nhiên.


Độ bóng bề mặt của đá nhân tạo cao, chỉ tiêu độ bóng của nó đạt đến 100,
thậm trí có thể vượt cả đá tự nhiên. Đá tự nhiên có loại chịu axit, có loại chịu
kiềm, còn đá nhân tạo có thể vừa chịu axit, vừa chịu kiềm, đồng thời có khả
năng chống bẩn khá cao. Ngồi ra, nó cịn có thể được chế tạo thành dạng cong
và các dạng hình học mà đá nhân tạo khó gia cơng được.


Đá nhân tạo có thể dựa vào nguyên liệu của nó để phân loại, thường phân
thành 4 loại chính: đá nhân tạo dạng xi măng, đá nhân tạo dạng nhựa, đá nhân
tạo dạng phức hợp và đá nhân tạo dạng nung kết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

tính năng tốt hơn đá tự nhiên như: tính bền, tính gia cơng, tính hình thành, khả
năng chống bẩn, có thể sản xuất tiêu chuẩn hóa và bộ phận hóa số lượng lớn, đặc
biệt là sản phẩm nội thất phòng bếp, phòng vệ sinh và ứng dụng rộng rãi trong


sản xuất sản phẩm ngoại thất.


<i><b>3.1.9. Vật liệu nhựa </b></i>


Vật liệu nhựa là vật liệu tổng hợp nhân tạo mới không ngừng cải tiến. Từ
đầu thế kỷ 19 đến nay, vật liệu nhựa đã phát triển và được sử dụng rộng rãi. Sản
phẩm nhựa có màu sắc phong phú, tạo hình đa dạng, hịa trộn các cơng năng
phức tạp trong hình dáng đơn thuần, phá vỡ được sự gị bó về hình thức trước
đây, giá thành thực dụng và kinh tế. Chất liệu của sản phẩm nhựa nhẹ, chắc chắn,
trong suốt hoặc bán trong suốt, bóng, chịu nước, chịu dầu, chịu ăn mịn, tính
năng cách điện tốt, ngun liệu phong phú, giá thành thấp, dễ tạo hình, sử dụng
đơn giản, năng suất cao. Do những nguyên nhân này mà sản phẩm nội thất bằng
nhựa thường do 1 bộ phận tổ thành, không cần dùng liên kết hoặc cấu kiện khác
để liên kết, công năng và tạo dáng của sản phẩm đã bỏ được tạo dáng trước đây
của sản phẩm nội thất bằng gỗ và kim loại, lại có kết cấu và tạo dáng mới. Sản
phẩm nội thất bằng nhựa có những ưu điểm không thể thay thế được của sản
phẩm nội thất làm bằng các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là tất cả các bộ phận và
chi tiết tạo thành 1 khối liền, màu sắc phong phú, chống nước chống rỉ, là vật
liệu ưu tiên lựa chọn để sản xuất sản phẩm cơng cộng và sản phẩm ngoại thất.
Ngồi ra, các bộ phận của của sản phẩm cịn có thể kết hợp với kim loại, kính để
tạo thành sản phẩm tổ hợp.


Hiện nay, vật liệu nhựa thường dùng để sản xuất sản phẩm nội thất chủ yếu
có các loại sau:


<i>3.1.9.1. Nhựa sợi thủy tinh cường hóa (FRP) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

dấu vết liên kết, đem lại cảm giác ấm áp, gọn nhẹ hơn sản phẩm bằng kim loại.
Ngoài việc sử dụng trực tiếp vật liệu nhựa làm bộ phận của sản phẩm, nó
cịn thường dùng làm bộ phận lớp nền như: lưng tựa ghế sofa, lớp nền của mặt


ngồi ghế, khung ghế sofa thay thế cho khung ghế truyền thống trước đây, kết
hợp với vật liệu vải và mút làm đệm.


<i>3.1.9.2. Nhựa ABS (Acrylonitrile-butadiene-styrene) </i>


Nhựa ABS là nhựa được tạo thành do trùng hợp 3 đơn thể Styrene (S),
Butadien (B) và acrylonitrile tam phân (A). Nó tổng hợp được tính lưu động gia
cơng tốt của Styrene, tính đàn hồi và tính dẻo của Butadien, tính năng chịu ăn
mịn hóa học và chất cứng của acrylonitrile tam phân, đồng thời tính chịu nhiệt
tốt, ổn định kích thước, dễ gia cơng thành hình. Nhựa ABS có màu ngà voi nhạt,
có thể nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau.


Hiện nay, loại nhựa này được dùng rộng rãi làm phụ kiện trang trí như
làm tay cầm chịu lực lớn, bộ phận của sản phẩm, khung đỡ của ghế và vật liệu
dán cạnh.


<i>3.1.9.3. Nhựa Acrylic </i>


Nhựa Acrylic (acrylic resins) có đặc điểm chủ yếu là khơng màu trong suốt,
cứng dai, tính lão hóa và tính chịu dược phẩm tốt, có cấu trúc bề mặt giống thủy
tinh. Màu sắc có màu tự nhiên và màu nhân tạo, màu nhân tạo có loại trong suốt
có loại khơng trong suốt, màu khơng trong suốt sáu bảy loại từ đen trắng đến có
màu. Hình dáng đa dạng có dạng tấm, dạng trụ trịn, dạng ống với độ dày khác
nhau. Có thể sử dụng phương pháp tạo hình đơn giản và giá rẻ cùng với kỹ thuật
gập để tạo hình. Cũng có thể sử dụng phương pháp uốn cong gia nhiệt hoặc đúc
khn đặc giá rẻ để tạo hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

liên kết tấm nhựa acrylic phần lớn là sử dụng crôm và một số linh kiện liên kết
kim loại khác.



Tấm nhựa Acrylic (nhựa PMMA - Poly Methyl Methacrylate). PMMA là 1
loại nhựa dẻo nóng trong, thường được dùng lấy ánh sáng, chống vỡ thay thế
thủy tinh. Tại Việt Nam, tấm PMMA thường được gọi là tấm Mica.


Tấm nhựa Acrylic có tính nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt
cao, có đặc điểm chủ yếu là khơng màu trong suốt, cứng dai, tính lão hóa và tính
chịu dược phẩm tốt, có cấu trúc bề mặt giống thủy tinh và khả năng chống tia
cực tím.


Tấm nhựa Acrylic có màu sắc rất phong phú đa dạng với 36 màu từ màu
trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng, có loại trong suốt có loại không
trong suốt. Không bị bay màu theo thời gian, ổn định màu sắc lâu dài. Bóng đẹp,
sáng màu, hiện đại. Dễ gia cơng, lắp dựng, dẻo, khó vỡ từ các tác động vật lý.


Ngồi ra nó cịn là sản phẩm có tính chất xanh sạch thân thiện và bảo vệ
mơi trường, dễ lau chùi, có thể đánh hết những vết trầy xước trên bề mặt khi bị
xước nhẹ vượt trội hơn hẳn những đồ gỗ được phủ bằng bất cứ loại sơn nào.


Do tấm nhựa Acrylic có độ bóng cao nên rất được ưu thích sử dụng trong
thiết kế nội thất và sản phẩm nội thất.


<i>3.1.9.4. Nhựa Polyurethane </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

kết hợp với vật liệu mặt để đúc khuôn và ép một lần, thay đổi được công nghệ
truyền thống trước đây (tức là phải cắt vật liệu mặt, khâu để tạo thành bộ phận
đệm mềm), nâng cao năng suất.


Bọt nhựa polyurethane có thể dùng làm ghế ngồi, đệm ghế ngồi, ghế sofa,
đệm giường. Tạo hình của sản phẩm ổn định, đường nét thanh mảnh, khung đỡ
đẹp, màu sắc phong phú.



<i>3.1.9.5. Nhựa Polyvinylcloride (PVC) </i>


Nhựa PVC được tạo thành do trùng hợp vinylclorua, căn cứ vào thành phần
khác nhau có thể phân thành 2 loại chế phẩm là loại mềm và loại cứng. Ưu điểm
của nó là tính ổn định hóa học cao, cường độ cơ giới khá cao, tính chống lão hóa
tốt, tính năng điện tốt, tính chịu ăn mịn tốt. Nhược điểm là điểm nóng chảy
thấp, tính chịu nhiệt kém. PVC là vật liệu được dùng nhiều nhất trong trang trí
nội thất và chế tạo đồ mộc, vật liệu chất mềm dùng làm vật liệu dán cạnh và
màng trang trí, vật liệu cứng dùng làm các sản phẩm nội thất dạng tấm, dạng
ống, tay vịn cầu thang, sản phẩm dị hình và cửa...


<i>3.1.9.6. Nhựa Polyethylene (PE) </i>


Là nhựa được tạo thành do trùng hợp ethylene dưới điều kiện có xúc tác.
Nhựa PE căn cứ vào mật độ khác nhau có thể phân thành 3 loại là nhựa PE mật
độ cao (HDPE, mật độ là 0,941 ÷ 0,965 g/cm3), nhựa PE mật độ trung bình
(MDPE, mật độ là 0,926 ÷ 0,940 g/cm3), nhựa PE mật độ thấp (LDPE, mật độ là
0,910 ÷ 0,925 g/cm3). Nhựa PE mật độ cao là chất nửa trong suốt có dạng nến,
tính điện mơi tốt, tính chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu ăn mịn tốt. Trong chế tạo đồ
gia dụng và trang trí nội thất thường dùng làm tay cầm, lưới tản quang của đèn
hoặc vật liệu chịu ăn mòn; khuyết điểm của nó là chất khá mềm, cường độ cơ
giới khơng cao, không thể chịu được tải trọng lớn.


<i>3.1.9.7. Nhựa Polypropylene (PP) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>3.1.9.8. Nhựa Polyamide hoặc nylon (PA) </i>


Là nhựa mà trong kết cấu phân tử có sự ngưng tụ của kết cấu amide dạng
hợp chất cao phân tử. Chủng loại nhiều, có tính trơn, dễ gia cơng thành hình, có


cường độ cơ giới và tính chịu ma sát tốt (dùng sợi thủy tinh cường hóa thì tính
năng cơ giới càng tốt); khuyết điểm là tính hút nước cao, tỷ lệ co rút lớn, trương
nở nhiệt lớn. Vì vậy, nó chủ yếu được dùng làm bản lề giảm âm, linh kiện liên
kết của đồ gia dụng và sản phẩm nội thất, cũng có thể được dùng làm phụ kiện
trang trí kiến trúc, đường ống nước hoặc được phun lên kim loại và bề mặt ngũ
kim làm lớp trang trí.


Tóm lại, về cảm nhận tâm lý thì vật liệu nhựa tuy thiếu cảm giác ấm áp và gần
gũi như vật liệu tự nhiên, nhưng về tính năng thì vật liệu đã vượt xa vật liệu tự
nhiên, hơn nữa tài nguyên của vật liệu tự nhiên lại bị hạn chế. Việc sản xuất với số
lượng lớn của ngành công nghiệp vật liệu nhựa tương ứng với việc giảm giá thành
sản phẩm. Trong thiết kế sản phẩm nội thất trong tương lai, tính quan trọng của vật
liệu nhựa và ứng dụng của nó ngày càng được mở rộng và phát triển.


<i><b>3.1.10. Keo dán </b></i>


Trong sản xuất sản phẩm nội thất, keo dán là vật liệu quan trọng không thể
thiếu như: ghép keo các khối gỗ hộp, dán dính các tấm gỗ, liên kết các chi tiết,
dán dính vật liệu trang sức bề mặt, tất cả đều sử dụng keo dán để liên kết.


Keo dán thuông thường chủ yếu gồm 2 bộ phận chính tổ thành là vật liệu
chính và vật liệu phụ trợ. Vật liệu chính gồm bột kết dính, keo tổ hợp (keo tính
nhiệt rắn, keo tính nhiệt dẻo), nhựa tổ hợp và hỗn hợp của keo và nhựa. Vật liệu
phụ trợ là vật liệu dùng để cải thiện tính năng dán dính hoặc thuận tiện trong thi
cơng, chủ yếu gồm chất đóng rắn, chất hịa tan, chất tăng độ dẻo, chất phụ gia và
một số chất phụ trợ khác.


Chủng loại và thuộc tính của vật liệu keo dán khác nhau, điều kiện sử dụng
cũng khác nhau, mỗi loại keo dán chỉ thích hợp sử dụng với 1 điều kiện sử dụng
nhất định. Vì vậy, nên căn cứ vào đặc tính của các loại keo dán, chủng loại của


chất được dán dính, điều kiện sử dụng của sản phẩm kết dính, điều kiện cơng
nghệ dán dính, giá thành kinh tế, để lựa chọn và sử dụng keo dán cho hợp lý,
nhằm phát huy hết tính năng ưu việt của mỗi loại keo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>3.1.10.1. Keo Ure Formaldehyde (UF) </i>


Keo UF là sản phẩm của quá trình trùng ngưng Ure và Formadehyde.
Ngoại quan của loại keo này có màu vàng nhạt trong suốt hoặc là dạng dung
dịch bán trong suốt, thuộc loại chất kết dính dạng tan trong nước, hàm lượng
khô thường từ 50  60%. Ngồi ra nó cịn có dạng bột, khi sử dụng cho thêm
lượng nước và chất phụ gia thích hợp để tạo thành dung dịch. Giá thành rẻ, dễ sử
dụng, tính năng tốt, lớp keo sau khi đóng rắn khơng màu, tính cơng nghệ tốt.
Hiện nay, loại keo này được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp gỗ,
thường dùng để chế tạo ván nhân tạo chất gỗ, các chế phẩm từ gỗ, dán dính gỗ,
làm ván ghép lớp, dán mặt ván mỏng. Do keo UF thuộc loại keo có tính chịu
nước (các chế phẩm liên kết keo chỉ dùng cho nội thất), khi đóng rắn co rút lớn,
lớp keo giòn dễ lão hóa, trong q trình sử dụng thường giải phóng ra
formadehyde tự do làm ô nhiễm mơi trường. Vì vậy, thường sử dụng keo UF
biến tính.


<i>3.1.10.2. Keo Phenol Formaldehyde (PF) </i>


Keo PF là sản phẩm của quá trình trùng ngưng Phenolic và Formadehyde.
Ngoại quan của loại keo là dạng dung dịch trong suốt màu đỏ nâu, có ưu điểm là
cường độ kết dính tốt, chịu nước, chịu nhiệt, chịu khí hậu, thuộc loại chất kết
dịnh dùng cho ngoại thất. Tuy nhiên, do có màu đậm, giá thành cao, có tính giịn
nhất định, dễ nứt dạng mai rùa, thời gian đóng rắn dài, nhiệt độ đóng rắn cao.
Khi sử dụng keo PF có thể gia nhiệt đóng rắn, cũng có thể đóng rắn bằng nhiệt
độ phòng, chủ yếu sử dụng cho ngâm tẩm giấy hoặc ván mỏng, ván ghép lớp,
ván nhân tạo chịu nước.



<i>3.1.10.3. Keo Resorcinol Formaldehyde (RF) </i>


Keo RF là hỗn hợp của dung dịch nhựa resorcinol dạng thẳng chứa cồn và
Formaldehyde hợp thành. Keo RF có thể đóng rắn nhiệt và đóng rắn nguội ở
nhiệt độ thường, có tính năng chịu nước, chịu khí hậu, chịu mục, bền và tính
năng dán dính tốt, thường được sử dụng để dán dính các chế phẩm gỗ như: ván
chất gỗ đặc biệt, kết cấu gỗ kiến trúc, liên kết bộ chi tiết cong, liên kết ngón
hoặc ván ghép thanh.


<i>3.1.10.4. Keo Melamine Formaldehyde (MF) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

không màu. Tính năng chịu nước, chịu nhiệt, chịu lão hóa tốt, cường độ dán
dính cao, lớp keo trong suốt không màu, chịu hóa chất và giữ màu tốt. Tuy
nhiên, nhược điểm của keo là giá thành cao, độ cứng và độ giòn cao. Hoạt tính
hóa học của keo MF rất lớn, cường độ đóng rắn ở nhiệt độ thấp mạnh, tốc độ
đóng rắn nhanh, có thể gia nhiệt đóng rắn hoặc đóng rắn ở nhiệt độ thường mà
không cần chất xúc tác. Trong sản xuất sản phẩm nội thất và gia công gỗ chủ
yếu dùng để dán mặt ván nhân tạo, giấy tẩm keo, ván ép lớp chất giấy nhựa (ván
trang trí hoặc ván chống lửa).


<i>3.1.10.5. Keo Polyvinyl Acetate (PVAc) </i>


Keo PVAc là keo có tính nhiệt dẻo được hình thành do trùng hợp monomer
Vinyl Acetate. Ngoại quan của keo là 1 chất lỏng nhớt màu trắng sữa, thường
được gọi là keo trắng hoặc keo trắng sữa. Nó có tính thao tác an tồn, khơng
mùi, khơng độc, khơng ăn mịn, có thể đóng rắn trực tiếp ở nhiệt độ thường mà
không cần gia nhiệt hoặc cho thêm chất xúc tác, tốc độ gắn kết nhanh, cường độ
dán dính ở trạng thái khơ cao, lớp keo trong suốt khơng màu, tính dẻo tốt, dễ gia
công, sử dụng đơn giản. Trong chế tạo sản phẩm nội thất chất gỗ nó được sử


dụng rộng rãi thay thế các loại keo động vật. Ví dụ: dùng để dán mặt trang trí,
ghép cạnh ván, gắn các mối ghép liên kết mộng. Tuy nhiên, keo này có nhược
điểm là tính năng chịu nước, chịu ẩm, chịu nhiệt kém. Vì vậy, chỉ dùng để liên
kết các sản phẩm dùng trong nội thất, đồng thời yêu cầu độ ẩm của gỗ phải từ 5
 12%, khi độ ẩm vượt quá 12% sẽ ảnh hưởng đến cường độ dán dính. Sau khi
dán dính ở nhiệt thường, thường phải để ổn định từ 6  8 giờ (đối với mùa hè),
và khoảng 24 giờ đối với mùa đông để cường độ dán dính lý tưởng.


<i>3.1.10.6. Keo nóng chảy </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

phơi nắng trong thời gian dài nếu không lớp keo sẽ bị dẻo hóa làm giảm cường
độ dán dính. Keo nóng chảy có khả năng dính kết các vật liệu rất tốt, phạm vi
ứng dụng rộng. Trong sản xuất sản phẩm nội thất và đồ gỗ, loại keo này chủ yếu
dùng để ghép ván, ghép ván lạng, dán trang sức bề mặt và dán cạnh ván, dán gấp
rãnh hình chữ V và dán mộng.


<i>3.1.10.7. Keo dạng cao su </i>


Keo dạng cao su là loại keo dùng cao su tổng hợp hoặc cao su tự nhiên làm
nguyên liệu chính để sản xuất. Lớp keo dán của keo có tính mềm dẻo tốt, có thể
dán dính ở điều kiện nhiệt độ thường và áp lực nhỏ, có thể dán dính được nhiều
loại vật liệu, đặc biệt là có cường độ dán dính cao đối với vật liệu có cực (như
vật liệu gỗ). Trong sản xuất sản phẩm nội thất và đồ gỗ loại keo được ứng dụng
nhiều là keo dán tổng hợp như keo dán cao su Clopren (còn gọi là cao su
neopren) và keo dán cao su Nitrile còn gọi là Nitrile-butadiene rubber (NBR).


<i>a) Keo Clopren: </i>


Keo Clopren được làm từ hợp chất polycloropren và chất phụ trợ. Loại keo
này có tính năng dán dính, tính chống chịu tổng hợp rất tốt, tính đàn hồi của lớp


keo tốt, sơn phủ thuận tiện, được ứng dụng rộng rãi trong dán cạnh và dán mặt
trang trí của ván nhân tạo và vật liệu gỗ. Ngồi ra, cịn dùng để dán dính các vật
liệu mềm như vải hoặc da của ghế sofa.


<i>b) Keo Nitrile: </i>


Keo Nitrile được hình thành do quá trình trùng hợp nhũ tương của hợp chất
Acrylonitril và Butadien. Lớp keo có tính chịu nhiệt và tính uốn cong tốt. Trong
sản xuất sản phẩm nội thất thường dùng để dán dính vật liệu trang sức bề mặt,
vật liệu nhựa, vật liệu kim loại và một số loại vật liệu khác lên lớp nền là vật liệu
gỗ hoặc ván nhân tạo, nâng cao tính năng trang sức của bề mặt lớp nền.


<i>3.1.10.8. Keo nhựa Polyurethane </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

thao tác tốt. Loại keo này được ứng dụng rộng rãi để dán dính trong chế tạo ván
nhân tạo gỗ, ván ghép lớp, ván ghép thanh mộng ngón, vật liệu trang sức bề mặt,
ván phức hợp và các vật liệu dán dính như nhựa PVC, nhựa ABS.


<i>3.1.10.9. Keo Epoxy </i>


Keo Epoxy hay còn gọi là keo vạn năng, là keo do 2 hoặc nhiều nhóm
epoxy và chất đóng rắn tạo thành. Chất đóng rắn thường sử dụng là các
polyamine (như ethylenediamine, diethylenetriamine, isophenylenediamine),
anhydride, nhựa. Đây là keo dán tính nhiệt rắn có tính năng dán dính tốt, cường
độ cơ giới cao, tính co rút nhỏ, tính ổn định tốt, chịu ăn mịn hóa học, có thể kết
dính nhiều loại vật liệu.


<i>3.1.10.10. Keo dán Protein </i>


Keo dán protein là keo dán tự nhiên, thành phần chính của keo là vật chất


có chứa protein như protein thực vật và protein động vật. Chủng loại của keo
dán protein chủ yếu gồm keo xương, keo da, keo máu, keo bóng cá, keo casein,
keo đậu. Những loại keo này thường có cường độ dán dính cao khi sấy khơ, tuy
nhiên do tính chịu nhiệt và tính chịu nước kém nên đã bị thay thế bởi keo dán
tổng hợp PVAc. Hiện nay, thường dùng keo dán Protein để dán dính sản phẩm
mỹ nghệ chất gỗ.


<i><b>3.1.11. Vật liệu sơn </b></i>


Vật liệu sơn là tên gọi chung cho vật liệu sơn phủ lên bề mặt tạo thành lớp
màng mỏng có tác dụng bảo vệ và trang trí nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm
nội thất. Vật liệu sơn có dạng dung dịch hỗn hợp cao phân tử hữu cơ và dạng bột.
Vì vậy, khi sử dụng phải căn cứ vào yêu cầu tính năng trang sức của màng sơn,
tính năng bảo vệ của màng sơn, tính năng sử dụng thi cơng, tính năng hỗ trợ, giá
thành để lựa chọn.


Hiện nay, vật liệu sơn thường trong sản xuất chế tạo sản phẩm nội thất gồm:
sơn dầu ester, sơn nhựa tự nhiên, sơn phenolic, sơn acrylic, sơn alkyd, sơn nitro
cellulose (Lacquer, còn gọi là sơn NC), sơn polyurethane (còn gọi là sơn PU), sơn
polyester (còn gọi là sơn PE), keo đóng rắn bằng tia cực tím (cịn gọi là keo UV).


<i><b>3.1.12. Phụ kiện liên kết </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

dụng liên kết, chốt chặt và trang trí mà cịn có tác dụng thay đổi hình dáng và
kết cấu của sản phẩm nội thất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngoại quan và
chất lượng bêntrong của sản phẩm.


Dựa vào công năng của phụ kiện liên kết có thể phân thành bộ phận hoạt
động, bộ phận gắn cố định, bộ phận nâng đỡ, bộ phận khóa và bộ phận trang trí.



Dựa vào kết cấu phân thành bản lề, linh kiện liên kết, ray trượt ngăn kéo,
ray trượt cửa kéo, tay nắm, khóa, bánh xe, đinh trịn, đinh vít gỗ, đế giá treo áo,
chân đỡ, bộ chân, hút cửa, thanh chống cửa, chốt cửa.


<i>3.1.12.1. Bản lề </i>


Bản lề chủ yếu là dùng trên cửa của các sản phẩm nội thất và linh kiện liên
kết động của tủ, dùng để đóng và mở cửa tủ. Dựa vào cấu tạo khác nhau có thể
phân thành bản lề dương, bản lề âm, bản lề đầu cửa, bản lề cửa kính. Liên kết
bản lề là loại liên kết động (xoay).


Hiện nay, có rất nhiều kiểu xoay khác nhau kéo theo là nhiều loại bản lề
khác nhau. Gồm bản lề quay với trục cố định (1 điểm cố định), trục quay di
động (2 điểm cố định):


- Loại trục quay cố định gồm: bản lề quả nhót, bản lề lá, bản lề goong, bản
lề Pivơ...


- Loại có trục quay di động (bản lề lật): Là bản lề khi quay, vị trí tâm quay
thay đổi (do có 2 điểm cố định) tạo ra một sức căng định hướng.


<i>a) Bản lề dương </i>


Bản lề dương còn gọi là khớp nối, khi lắp ráp bộ phận bản lề lộ ra ngoài bề
mặt của sản phẩm nội thất. Chủ yếu có bản lề phổ thơng, bản lề dạng nhẹ, bản lề
dạng dài, bản lề rút trục, bản lề tháo rời (hình 3.5).


<i>b) Bản lề âm </i>


Bản lề âm là bản lề khi lắp ráp nằm bên trong sản phẩm mà khơng lộ ra


ngồi. Chủ yếu có bản lề âm dạng chén, bản lề âm dạng lá, bản lề lật, bản lề gấp
(hình 3.6).


<i>c) Bản lề đầu cửa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

(a) (b)


(c) (d)


<b>Hình 3.5. Bản lề dương </b>


a) Bản lề rút trục; b) Bản lề tháo rời; c) Bản lề phổ thông; d) Bản lề dạng nhẹ.


(a) <sub>(b) </sub>


(c) <sub>(d) </sub>


<b>Hình 3.6. Bản lề âm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

(a) (b) (c)
<b>Hình 3.7. Bản lề đầu cửa </b>


a) Bản lề dạng tấm; b) Bản lề dạng tấm góc cong; c) Bản lề dạng ống.


<i>d) Bản lề cửa kính </i>


Bản lề cửa kính được phân thành 2 loại là bản lề âm (được lắp ở cạnh
trong của tấm cạnh tủ, cửa kính khoan lỗ) và bản lề đầu cửa kính (được lắp ở
dưới đáy cạnh trong của tấm cạnh tủ hoặc trên tấm nóc và tấm đáy, cửa kính
khơng khoan lỗ).



<i>3.1.12.2. Linh kiện liên kết </i>


Linh kiện liên kết là kết cấu gắn chặt 2 bộ phận với nhau trên sản phẩm nội
thất dạng tháo dời, nó có đặc điểm là tính năng tháo dời nhiều lần, là một loại
linh kiện không thể thiếu của sản phẩm nội thất dạng tháo rời hiện đại.


Linh kiện liên kết có thể được làm từ kim loại, nhựa, thủy tinh hữu cơ, vật
liệu gỗ, nilon.


Dựa vào tác dụng và nguyên lý khác nhau có thể phân thành linh kiện liên
kết dạng lệch tâm, linh kiện liên kết dạng xoắn ốc, linh kiện liên kết dạng móc,
ngồi ra cịn có chốt kim loại, ke kim loại sử dụng cho các liên kết góc.


Sử dụng liên kết bằng linh kiện sẽ làm cho việc sản xuất sản phẩm nội thất
dạng tháo rời đạt đến mức gia công được tiêu chuẩn hóa, sau đó lắp ráp hoặc người
sử dụng tự lắp ráp, điều này khơng chỉ có lợi cho việc cơ giới hóa dây chuyền sản
xuất mà có thuận tiện cho việc lắp ráp, đóng gói, vận chuyển và cất giữ.


<i>a) Linh kiện liên kết dạng lệch tâm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

(a.1) (a.2)


(b) (c)


<b>Hình 3.8. Linh kiện liên kết dạng lệch tâm </b>


a) Ốc liên kết; b) Đinh vít 2 chốt cố định; c) Ốc lệch tâm chốt nở.


<i>b) Linh kiện liên kết dạng xoắn ốc: </i>



Linh kiện liên kết dạng xoắn ốc do bulông hoặc đinh vít kết hợp với đai ốc
tạo thành. Dựa vào hình thức cấu tạo khác nhau phân thành dạng đai ốc trụ tròn,
dạng đai ốc trụ tròn rỗng tâm, dạng đai ốc ống nở, dạng đinh vít đơn, bu lơng
dạng ống... (Hình 3.9). Các loại linh kiện liên kết trên đều là những loại linh
kiện liên kết dùng cho liên kết cứng (cố định).


(a) (b)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

 Đinh


Có nhiều loại đinh khác nhau, nó có thể được phân theo kích thước của
đinh, hình dạng của đinh, chất liệu làm đinh hay phương pháp sử dụng đinh...


Phân loại theo kích thước: gồm đinh 1 phân, đinh phân rưỡi, đinh 2 phân,
đinh 3, đinh 5, đinh 7, đinh 10 phân...


Phân loại theo hình dạng: gồm đinh có mũ, đinh khơng mũ, đinh hình sao,
đinh trịn, đinh tam giác, đinh vuông...


Phân loại theo vật liệu: gồm đinh sắt, đinh đồng, đinh nhôm...


Phân loại theo phương pháp sử dụng: gồm đinh đóng thường, đinh ghim,
đinh bắn...


 Vít


Về cơng dụng thì cũng giống như đinh, song để tăng khả năng bám dính thì
vít có các vịng gen xoắn ốc. Liên kết vít có thể tháo lắp một cách dễ dàng, khả
năng bám đinh vượt trội so với liên kết đinh.



Liên kết vít thường được sử dụng trong những trường hợp hai chi tiết liên
kết có ứng suất tách và ứng suất kéo vng góc với bề mặt. Ví dụ: đối với các
cánh cửa có kích thước lớn, liên kết giữa bản lề với khung và cánh cần được sử
dụng bằng vít (lưu ý khi thi cơng cần u cầu vặn vít chứ khơng đóng vít để đảm
bảo chất lượng liên kết).


Vít cũng có nhiều loại khác nhau, song chúng được phân biệt chủ yếu bởi
đầu mũ của nó.


Phân loại theo đầu mũ: gồm vít đầu mũ lục lăng, đầu mũ trịn vát, đầu mũ
lồi, đầu mũ phẳng.


Phân loại theo độ mở rãnh: gồm vít mở một rãnh (sử dụng tơvit dẹt 2 cạnh),
vít mở 2 rãnh (sử dụng tơvit 4 cạnh)...


 Liên kết bulơng, vít cấy


Loại liên kết này hồn tồn có thể tháo lắp dễ dàng, chủ yếu được sử dụng
để liên kết các modul thành một sản phẩm có kích thước lớn.


Khác với vít, bulon khơng bám trực tiếp vào chi tiết mộc cần liên kết,
bulơng thì bám vào gen của đai ốc. Điều này tránh được sự phá huỷ liên kết khi
tháo lắp nhiều lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>3.1.12.3. Ray trượt ngăn kéo </i>


Ray trượt chủ yếu sử dụng để kéo đẩy ngăn kéo linh hoạt, thuận tiện, không
bịnghiêng, bị lật. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ray trượt, có thể
phân thành các loại khác nhau.



<i>a) Phân loại theo vị trí lắp ráp </i>


Dựa vào vị trí lắp ráp có thể phân thành dạng tấm cạnh, dạng khoan rãnh,
dạng vách ngăn, dạng tấm đáy.


<i>b) Phân loại theo hình thức trượt </i>


Dựa vào hình thức trượt có thể phân thành dạng bánh lăn, dạng bi lăn, dạng
bi, dạng rãnh trượt.


<i>c) Phân loại theo chiều dài ray trượt </i>


Dựa vào chiều dài ray trượt thường có trên 12 loại (từ 250  1000 mm, tăng
dần theo cấp 50 mm).


<i>d) Phân loại theo hình thức lắp ráp </i>


Dựa vào hình thức lắp ráp phân thành dạng đẩy vào (đặt ngăn kéo lên ray
trượt, đẩy vào trong là có thể hồn thành lắp ráp), dạng đẩy ra (đặt ngăn kéo lên
ray kéo ra, móc ở đầu sau của ray móc lên, dùng đinh chốt vào lỗ bên dưới của
ngăn kéo để hồn thành lắp ráp).


<i>e) Phân loại theo hình thức đóng ngăn kéo </i>


Dựa vào hình thức đóng ngăn kéo phân thành dạng tự đóng (cơng năng tự
đóng làm cho ngăn kéo có thể đóng an tồn mà không bị ảnh hưởng của trọng
lượng), dạng không tự đóng (khơng có cơng năng tự đóng, khi đóng cần phải có
ngoại lực đẩy vào mới có thể đóng lại).



<i>f) Phân loại theo chất lượng chịu tải </i>


Dựa vào khả năng chịu tải có thể phân thành dạng chịu tải 10, 12, 15, 20,
25, 30, 35, 40, 45, 50, 60, 100, 150, 160 kg.


<i>3.1.12.4. Ray trượt cửa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

khi sử dụng để xác định.


Căn cứ vào hình thức lắp ráp của cửa di động hoặc cửa gấp, thiết bị trượt
động có thể phân thành cửa ghép (cửa trong nhà) và cửa đóng (cửa ngoài).


Căn cứ vào kết cấu ray trượt, thiết bị trượt động có thể phân thành dạng
treo (trượt động ở trên, dẫn hướng ở dưới), dạng đè nặng (trượt động ở dưới, dẫn
hướng ở trên).


<i>3.1.12.5. Tay cầm </i>


Cửa và ngăn kéo của các sản phẩm nội thất hầu như đều lắp đặt tay cầm.
Ngoài tác dụng đáp ứng u cầu cơng năng trực đóng và mở, tay cầm cịn có tác
dụng trang trí.


Căn cứ vào vật liệu của tay cầm có thể phân tay cầm thành các dạng khác
nhau đồng vàng, inox, gỗ, nhựa, cao su, kính, kính hữu cơ, gốm sứ, hợp kim
kẽm, nhựa mạ vàng.


Căn cứ vào hình thức tay cầm có thể phân thành dạng lộ ra ngoài, dạng
ghép bằng và dạng treo.


Căn cứ vào hình dáng tay cầm có thể phân thành dạng hình vng, hình


trịn, hình chữ nhật, hình cung trịn, hình thoi và các hình tổ hợp khác.


<i>3.1.12.6. Khóa và ổ khóa </i>


Khóa và ổ khóa chủ yếu dùng để cố định cửa và ngăn kéo. Chủng loại của
khóa rất nhiều, thường gồm có khóa phổ thơng, khóa tay cầm, khóa bàn viết,
khóa cửa kính, khóa cửa kính di động, khóa cửa di động, khóa hịm tủ. Sản
phẩm nội thất thường sử dụng khóa phổ thơng, khóa này lại được phân thành
khóa cửa tủ và khóa ngăn kéo. Khóa cửa tủ lại phân thành khóa mở trái và khóa
mở phải, lỗ lắp khóa là lỗ trịn được khoan trên cửa và tấm mặt ngăn kéo.


Dựa vào kết cấu khác nhau, vị trí đầu khóa phân thành 2 loại là lắp ráp trên
ở giữa và lắp ráp ở cạnh tấm mặt của ngăn kéo.


Chủng loại ổ khóa cũng có rất nhiều loại, thường dùng nhất là ổ khóa âm
và ổ khóa dương.


<i>3.1.12.7. Hút cửa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>3.1.12.8. Ke đỡ vách ngăn </i>


Ke đỡ vách ngăn chủ yếu dùng để định vị và nâng đỡ vách ngăn nhẹ của tủ.
Dựa vào hình thức cố định vách ngăn có thể phân thành ke đỡ vách ngăn di
động, ke đỡ vách ngăn cố định và rãnh chốt vách ngăn.


<i>3.1.12.9. Đế đỡ thanh treo áo </i>


Đế đỡ thanh treo áo chủ yếu dùng để nâng đỡ và cố định thanh treo áo
trong tủ áo. Dựa vào vị trí lắp ráp, đế nâng đỡ có dạng hướng sang cạnh (cố định
trên tấm cạnh của tủ) và dạng treo (cố định trên tấm nóc hoặc trên vách ngăn của


tủ). Dựa vào hình thức cố định thanh treo áo gồm có dạng cố định (phần thành
giá đỡ dạng ống hình trịn, dạng ống hình trịn dài và dạng ống hình vuông) và
dạng giá nâng.


<i>3.1.12.10. Chân lăn và chân đế </i>


Chân lăn gồm có bánh xe và chân quay, thường được lắp ráp ở phần đáy
của sản phẩm. Bánh xe có thể làm cho sản phẩm di chuyển theo các hướng khác
nhau; Chân quay có thể làm cho sản phẩm chuyển động theo các hướng khác
nhau. Hiện nay, trong thiết kế và sản xuất sản phẩm nội thất người ta thường kết
hợp cả bánh xe và chân quay trong 1 sản phẩm (đặc biệt là ghế tựa, đôn, sofa),
để sản phẩm nội thất được sử dụng thuận tiện hơn.


Chân đế gồm có chân đỡ và bộ chân (đệm chân). Chân đỡ là chi tiết nâng
đỡ kết cấu của sản phẩm nội thất, dùng để nâng đỡ trọng lượng của sản phẩm,
chân đỡ thường lắp ráp bộ phận điều chỉnh độ cao của sản phẩm. Bộ chân hoặc
đệm chân thường được lắp ráp ở phần đáy hệ chân của sản phẩm, mục đích là
giảm mài mòn và tiếp xúc trực tiếp giữa mặt sàn và sản phẩm, đồng thời cịn
tăng thêm tác dụng trang trí cho sản phẩm.


<i>3.1.12.11. Gương </i>


Gương được làm từ kính được mạ bạc, mạ nhơm, có đặc tính chịu ẩm ướt,
chịu ăn mịn. Nó được dùng làm gương soi trên tủ áo, gương trên tủ trang trí và
mặt gương trang trí trên sản phẩm nội thất. Chiều dày thông thường của gương
là 3 mm, 4 mm, 5 mm.


<b>3.2. Nguyên tắc lựa chọn vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất </b>


<i><b>3.2.1. Lựa chọn vật liệu theo phương pháp thiết kế </b></i>



<i>3.2.1.1. Phương pháp phân tích </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

tiêu công năng của sản phẩm nội thất và điều kiện hạn chế của nó, đồng thời xét
đến các thuộc tính của vật liệu để phân tích tổng hợp, lựa chọn một cách khoa
học. Ví dụ: gỗ lá rộng do có độ cứng bề mặt và các chỉ tiêu tính năng cơ học đều
cao hơn ván nhân tạo, nên thích hợp dùng làm các sản phẩm nội thất loại nâng
đỡ, chịu tải trọng động. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của gỗ tự nhiên là co
rút khi khô và trương nở khi ẩm. Vì thế, chỉ thích hợp sử dụng làm kết cấu dạng
đường. Đối với sản phẩm nội thất loại tủ thì cần sử dụng kết cấu dạng tấm, hơn
nữa nó lại chịu tải trọng chủ yếu là tải trọng tĩnh, nếu sử dụng gỗ tự nhiên sẽ tồn
tại nhiều khuyết điểm, cịn ván nhân tạo thì lại đáp ứng được các yêu cầu này, vì
thế sử dụng ván nhân tạo là thích hợp hơn. Ngồi ra, có thể dán 1 lớp ván lạng
gỗ tự nhiên bên ngoài, vừa làm tăng thêm cường độ cho sản phẩm, vừa tạo được
hoa văn của gỗ tự nhiên trên bề mặt của sản phẩm.


<i>3.2.1.2. Phương pháp tổng hợp chung </i>


Lý luận tổng hợp trên cơ sở những kinh nghiệm đã có sẵn. Tổng hợp tình hình
sử dụng vật liệu đã có, phân tích tính hợp lý và những vấn đề còn tồn tại để cải
thiện tính năng của vật liệu. Thơng thường vật liệu đều tồn tại những khuyết điểm
nhất định, nhưng được kiểm nghiệm bằng thời gian thì càng đáng được coi trọng.


Ví dụ: sản phẩm nội thất truyền thống vì sao đa phần lại sử dụng kết cấu
dạng đường? Nguyên nhân là do nhân tố văn hóa, nhưng cơ bản là do tổ tiên của
chúng ta dựa vào những kinh nghiệm đã tích lũy hàng nghìn năm để hiểu được
các thuộc tính tự nhiên của vật liệu gỗ và khám phá ra những phương pháp biến
dạng động do hàm lượng nước của gỗ biến đổi. Tức là khi dùng gỗ tự nhiên chế
tạo sản phẩm nội thất thường sử dụng 5 cách dưới đây để thiết kế:



a) Cố gắng sử dụng kết cấu dạng đường. Bởi vì kích thước theo chiều
ngang thớ gỗ càng nhỏ thì giá trị co rút giãn nở tuyệt đối của gỗ càng nhỏ.


b) Cố gắng dùng với kết cấu dạng mở. Đối với những kết cấu nhất định
phải dùng kích thước theo chiều ngang thớ gỗ lớn, thì cố gắng dùng ở những vị
trí mang tính mở, làm như vậy sẽ không bị phá vỡ kết cấu khi gỗ co rút giãn nở,
mà vẫn không bị nhìn thấy. Ví dụ: mặt bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

d) Cố gắng thiết kế các vị trí của cấu kiện liên kết không nằm trên 1 mặt
phẳng nhằm tránh để lại những khe công nghệ, làm giảm tính thẩm mỹ của
sản phẩm.


e) Khi cả 4 phương pháp trên đều không thể sử dụng thì dùng tiếp điểm
mềm (tức là các khe hở vừa đủ). Ví dụ: giữa đầu mộng của tấm lõi trong khung
cửa và rãnh mộng của khung cửa nếu có khe hở vừa đủ thì khi tấm lõi trương nở
cũng khơng làm phá vỡ kết cấu khung cửa.


<i>3.2.1.3. Phương pháp loại suy, tương đồng </i>


Phương pháp này dùng để so sánh với những vật liệu thay thế. Dựa vào chỉ
tiêu thuộc tính vật liệu theo mục tiêu yêu cầu sử dụng, rồi so sánh các vật liệu
được lựa chọn với nhau, với những chỉ tiêu khơng lý tưởng thì xem xét có nên
bù đắp bằng các phương pháp sử dụng mang tính sáng tạo hay khơng?


Ví dụ: Để phủ mặt cho tấm gỗ tự nhiên có độ phủ mặt lớn có thể dùng gỗ
dán để thay thế, các loại vật liệu có thể hỗn hợp sử dụng; với các cấu kiện đường
cong nên dùng ống thép, gỗ cong để làm.


<i>3.2.1.4. Phương pháp mô phỏng </i>



Là phương pháp dựa vào sự tưởng tượng, tiếp xúc, ngẫu nhiên, kích thích
và liên tưởng để quan sát, nắm bắt các nhân tố, đồng thời cảm nhận nó thơng
qua cuộc sống hàng ngày từ đó mơ phỏng và cách điệu sản phẩm khi thiết kế.


<i><b>3.2.2. Lựa chọn vật liệu theo nhân tố tổng hợp </b></i>


<i>3.2.2.1. Đặc tính vốn có của vật liệu </i>


Mỗi loại vật liệu đều có những đặc tính riêng, vì thế khi thiết kế phải hiểu
được những đặc tính này để sử dụng vật liệu một cách hợp lý và khoa học. Đặc
tính của vật liệu bao gồm chỉ tiêu vật lý cơ học, hình dáng bên ngồi, đặc tính
gia cơng và quy cách vật liệu bán trên thị trường.


<i>3.2.2.2. Yếu tố hình thái của sản phẩm </i>


Cần phân biệt và lựa chọn các sản phẩm nội thất dạng đường, dạng mặt và
dạng khối để sử dụng vật liệu có hình dáng tương ứng với nó. Các vật liệu khác
cũng có thể sử dụng nhưng hiệu quả sẽ không cao hoặc không kinh tế.


<i>3.2.2.3. Kết cấu kỹ thuật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>3.2.2.4. Yêu cầu của người sử dụng </i>


Môi trường sử dụng và người sử dụng khác nhau thì yêu cầu đối với vật
liệu cũng khác nhau. Ví dụ: sản phẩm nội thất dùng ở nơi cơng cộng thì nên
lựa chọn vật liệu có tính bền, chịu phá hoại; sản phẩm nội thất dùng ngồi trời
thì nên sử dụng vật liệu có tính chịu mơi trường tốt; có người thích sử dụng
sản phẩm gỗ tự nhiên, có người vì một số lý do có thể sẽ lựa chọn sản phẩm
nội thất dạng tấm.



<i><b>3.2.3. Lựa chọn theo tính vật chất và phi vật chất của vật liệu </b></i>


<i>3.2.3.1. Cấp độ vật chất của vật liệu </i>


Cấp độ vật chất của vật liệu chủ yếu thể hiện ở trình độ kỹ thuật cơng
nghệ và tính năng của vật liệu. Cấp độ vật chất của vật liệu thể hiện ở những
điểm sau:


<i>a) Đặc tính cơ vật lý </i>


Tính năng cơ vật lý của vật liệu bao gồm mật độ, độ cứng, tính giịn, ứng
lực... u cầu tính năng cơ học của vật liệu của những sản phẩm nội thất khác
nhau và những vị trí khác nhau trên cùng một sản phẩm đều khác nhau. Khi
ứng dụng nó có thể xem xét từ 2 phương diện: Một là sử dụng hỗn hợp đa
dạng hóa vật liệu, đối với những vị trí u cầu chịu lực cao có thể sử dụng vật
liệu có cường độ kích thước khá cao như vật liệu kim loại, đối với những vị
trí tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người thì có thể sử dụng vật liệu có tính mềm
dẻo như vải, gỗ. Hai là khi sử dụng 1 loại vật liệu cần phải dựa vào tình trạng
chịu lực của nó để phân tích, tính tốn, xác định độ dài và độ thô mịn của vật
liệu, sau đó trên cơ sở khơng thấp hơn yêu cầu chịu lực của kích thước nhỏ
nhất để cải thiện tính thẩm mỹ của sản phẩm.


<i>b) Đặc tính cơng nghệ sản xuất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

sản xuất bên ngồi, do đó mức độ quản lý sản xuất sẽ khó khăn hơn. Vì thế,
phần lớn các nhà máy gỗ trong nước khi sản xuất sản phẩm nội thất đều sử
dụng các nguyên liệu khá đồng nhất và đơn giản, nhưng đối với những hệ
thống sản xuất đồ gỗ có dây chuyền sản xuất rộng lớn thì việc lựa chọn
nguyên liệu đồng nhất và đơn giản lại không phải là sự lựa chọn tốt nhất và
khoa học nhất, vì nó sẽ làm cho sản phẩm đơn điệu và kém hấp dẫn đối với


người tiêu dùng.


<i>3.2.3.2. Cấp độ phi vật chất của vật liệu </i>


Cấp độ phi vật chất của vật liệu chủ yếu là chỉ cấp độ tinh thần và văn
hóa. Vì thế, khi thiết kế cần phải tính đến những phương diện sau:


<i>a) Ngữ nghĩa của thiết kế và các đặc tính tương ứng </i>


Các đặc tính của ngữ nghĩa bao gồm tính truyền thống, cơng năng và
hình thức của vật liệu, đặc trưng thời đại và đặc điểm bảo vệ mơi trường. Ví
dụ: khi nói đến từ “cổ điển” thì người ta sẽ hiểu ngay đó là sản phẩm dùng gỗ
tự nhiên chứ không phải là các vật liệu khác như kim loại, nhựa hay kính.
Ngồi ra nhân tố cổ điển còn thể hiện được các nét văn hóa và trào lưu của
thời đại.


Cơng năng và hình thức của có cùng một tác dụng về ngữ nghĩa, đặc biệt
là khi không thể phân biệt được giữa mỗi loại cơng năng và bí mật thời đại.
Ví dụ: bàn vi tính và tủ tivi, thì ngữ nghĩa này và ngữ nghĩa của vật liệu sẽ hỗ
trợ tương tác với nhau tạo nên hiệu quả thị giác.


Vật liệu có tác dụng quyết định đến ngữ nghĩa bảo vệ mơi trường. Ví dụ:
lợi dụng phế liệu, sử dụng tuần hoàn, sử dụng nguyên liệu tự nhiên của thực
vật có khả năng tái sinh, về mặt thị giác thì tất cả đều thể hiện tính bảo vệ mơi
trường mạnh mẽ.


<i>b) Ý nghĩa tượng trưng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i>c) Mức độ cảm giác </i>



Vật liệu có thể đem lại cho người sử dụng những cảm giác khác nhau
như: xúc giác, âm thanh, mùi vị. Người thiết kế có thể lợi dụng khoa học và
mỹ học cùng mộtlúc để điều khiển cảm giác.


<i>d) Phương diện lịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường </i>


Vật liệu là một vật chất tổng hợp các thơng tin về lịch sử, xã hội, văn hóa,
kinh tế và mơi trường. Vì thế, khi thiết kế cần dựa vào những yếu tố này để
lựa chọn vật liệu cho phù hợp.


<i>3.2.3.3. Tính liên quan của vật liệu </i>


Việc lựa chọn vật liệu không nên độc lập mà nên dựa vào các nhân tố và
tác dụng tương hỗ giữa các nhân tố đó.


<i>a) Tác dụng tương hỗ giữa vật liệu - kỹ thuật - hình thức - cơng năng </i>


Vật liệu lựa chọn cần phải đảm bảo việc gia công, liên kết, xử lý bề mặt
đạt chất lượng cao, hình thức đẹp và vẫn đáp ứng được yêu cầu công năng sử
dụng. Vì thế, nhiệm vụ của người thiết kế là phải phối hợp nhịp nhàng các
nhân tố này, nhằm đạt được hiệu quả tổng hợp tốt nhất.


<i>b) Khả năng chi phối của nguồn nguyên liệu địa phương </i>


Khi lựa chọn vật liệu nên xét đến khả năng chi phối nguồn nguyên liệu
của địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nguyên liệu và chế
tạo nguyên liệu tại địa phương đó. Làm như vậy vừa kinh tế lại vừa thể hiện
được đặc sắc và vẻ đẹp riêng của từng địa phương.


<i>c) Điều kiện môi trường và khí hậu của ngun liệu tự nhiên </i>



Mơi trường của nguyên liệu tự nhiên bao gồm môi trường tự nhiên, điều
kiện xã hội và doanh nghiệp, đồng thời nó cịn có liên quan với khí hậu.
Nguyên liệu chính là khởi nguồn của ngành công nghiệp gỗ, nó quyết định
trực tiếp đến phương hướng phát triển của ngành công nghiệp gỗ trong khu
vực.


<i>d) Tính thống nhất và tính xác định của nguyên liệu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

nhanh với gỗ tự nhiên, vì làm như vậy sẽ làm cho người sử dụng không thể
xác định được giá trị của nó. Ngồi ra, vật liệu cịn phải có tính xác định,
thuộc tính của vật liệu phải rõ ràng.


<i>e) Tính bền của nguyên liệu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Trần Văn Chứ và Nguyễn Thị Hương Giang (2011). Vật liệu Nội thất, </i>
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.


<i>2. Từ Bách Minh (2000). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Công nghiệp </i>
nhẹ, Trung Quốc.


<i>3. Bành Lượng (2001). Thiết kế và chế tạo đồ gia dụng, Nhà xuất bản Cao </i>
đẳng Giáo dục Trung Quốc, Bắc Kinh.


<i>4. Lương Khởi Phàm (2000). Thiết kế đồ gia dụng, Nhà xuất bản Công </i>
nghiệp nhẹ Trung Quốc, Bắc Kinh.


<i>5. Ngơ Trí Tuệ (2004). Cơng nghệ chế tạo đồ gia dụng chất gỗ, Nhà xuất </i>


bản Lâm nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Câu hỏi hướng dẫn ôn tập , định hướng thảo luận và bài tập thực hành </b>
Câu 1: Trình bày các nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất?


Câu 2: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu gỗ
sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 3: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu ván
nhân tạo chất gỗ sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 4: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu dán
mặt sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 5: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu tre
trúc, song mây sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 6: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu kim
loại sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 7: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu kính
sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 8: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu đệm
mềm sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 9: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu đá
sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 10: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu


nhựa sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 11: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu
keo dán sử dụng trong sản xuất sản phẩm nội thất?


Câu 12: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của vật liệu
sơn sử dụng trong sản xuất sản phẩm nội thất?


Câu 13: Trình bày và phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng của phụ kiện
liên kết sử dụng trong sản xuất và thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 14: Trình bày nguyên tắc lựa chọn vật liệu theo phương pháp thiết kế
trong sản xuất sản phẩm nội thất?


Câu 15: Trình bày nguyên tắc lựa chọn vật liệu theo nhân tố tổng hợp trong
sản xuất sản phẩm nội thất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Chương 4 </b>


<b>THIẾT KẾ CÔNG NĂNG VÀ TẠO DÁNG SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>


<b>4.1. Mối quan hệ giữa con người và sản phẩm nội thất </b>


Con người là nguồn gốc của mọi thiết kế. Thiết kế sản phẩm nội thất
thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa con người với đối tượng thiết kế.
Mối quan hệ ấy càng được nghiên cứu sâu sắc thì khả năng đáp ứng của sản
phẩm nội thất đối với nhu cầu sử dụng của con người càng hiệu quả. Mối
quan hệ giữa con người và sản phẩm nội thất chủ yếu được thể hiện qua 2
mối quan hệ là quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp, như hình 4.1.



<b>Hình 4.1. Mối quan hệ giữa con người và sản phẩm nội thất </b>


<i><b>4.1.1. Mối quan hệ trực tiếp </b></i>


Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích thước
của con người, có nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan hệ nhất
định. Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởi kích
thước và trạng thái tư thế hoạt động của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

trọng lượng cơ thể) lên sản phẩm trong quá trình sử dụng. Trong mối quan
hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường có ràng buộc tương đối
chặt chẽ với kích thước cơ thể con người hơn rất nhiều so với mối quan hệ
gián tiếp. Ví dụ: Kích thước chiều cao của mặt ngồi quan hệ với khoảng
cách từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người.


<i><b>4.1.2. Mối quan hệ gián tiếp </b></i>


Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ không phải trực tiếp. Trong mối
quan hệ gián tiếp, kích thước của các sản phẩm ít chịu ràng buộc hơn bởi
các kích thước của cơ thể con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất
định. Ví dụ: Chiều rộng tủ rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh hưởng
đến trạng thái ổn định của con người.


Mục đích của việc phân loại các mối quan hệ là để có thể phân tích yêu
cầu sản phẩm trong thiết kế. Sau khi phân tích, sẽ thiết lập được hệ thống
ưu tiên các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm.


<b>4.2. Kích thước cơng năng của sản phẩm nội thất </b>


Kích thước cơng năng của sản phẩm nội thất là các kích thước của sản


phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu sử dụng. Các kích thước này chủ yếu
phụ thuộc vào kích thước cơ thể người, kích thước hoạt động của con người
hoặc kích thước của khơng gian cất đựng đồ.


<b>4.2.1. Kích thước cơ thể người </b>


Kích thước cơ thể người là căn cứ cơ bản nhất để thiết kế kích thước
cơng năng của sản phẩm. Kích thước cơ thể người có thể phân thành 2 loại
là kích thước cấu tạo và kích thước cơng năng.


<i>4.2.1.1. Kích thước cấu tạo </i>


Kích thước cấu tạo là kích thước cơ thể người ở trạng trái tĩnh. Nó có
quan hệ với các đồ vật liên quan trực tiếp đến cơ thể người, như sản phẩm
nội thất, thiết bị, phục trang... Cung cấp những số liệu cần thiết cho các sản
phẩm nội thất và thiết bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

gối, chiều dày đùi, chiều dài từ phần cong đầu gối đến mông, chiều rộng
giữa hai khuỷu tay. Trong thiết kế sản phẩm nội thất, việc nghiên cứu các
hình thái động tác của cơ thể người rất quan trọng. Các hình thái động tác
chủ yếu gồm đứng, nằm, ngồi.


<i>a) Đứng </i>


Đứng là tư thế tự nhiên cơ bản nhất, nó do xương cột sống và các đốt
xương sống cấu tạo thành. Khi con người đứng để hoạt động, thì cơ bắp và
kết cấu xương của cơ thể vận động ở trạng thái điều tiết và chuyển đổi. Vì
vậy, con người có thể hoạt động với bề rộng lớn và làm việc với thời gian
dài. Nếu thời gian hoạt động của cơ thể người là động tác và hành vi đơn
nhất thì các cơ và khớp sẽ ở trạng thái căng, dẫn đến dễ mệt mỏi. Trong


hoạt động đứng của cơ thể thì thắt lưng và các cơ xung quanh thay đổi ít
nhất. Vì thế, phần eo của cơ thể dễ bị mỏi, do đó cần phải thường xuyên
hoạt động phần eo và thay đổi tư thế.


<i>b) Ngồi </i>


Cấu tạo phần trên của cơ thể người là để nâng đỡ trọng lượng phía trên
của cơ thể và bảo vệ nội tạng không bị nén ép. Khi cơ thể đứng quá lâu cần
phải ngồi xuống để nghỉ ngơi. Khi ngồi, quan hệ nâng đỡ của xương chân ở
trạng thái đứng mất đi, thay vào đó là quan hệ giữa xương chậu và xương
cột sống, do đó cấu tạo phần trên của cơ thể người cũng khơng cịn ở tư thế
và trạng thái cân bằng trước đó. Vì vậy, cần bổ sung bằng mặt ngồi bằng
phẳng và mặt nghiêng lưng tựa để nâng đỡ và duy trì sự cân bằng của phần
trên của cơ thể, làm cho bộ xương và các cơ của cơ thể người được thư giãn
khi ngồi.


<i>c) Nằm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

theo phương nằm ngang. Vị trí hình dáng xương cột sống của con người ở
tư thế ngồi và nằm hoàn tồn khác nhau, khi đứng xương cột sống có dạng
hình chữ S tự nhiên, cịn khi nằm thì hình dáng xương cột sống có dạng gần
như là một đường thẳng.


<i>4.2.1.2. Kích thước khơng gian hoạt động </i>


Kích thước không gian hoạt động là kích thước cơ thể người ở trạng
thái động, là phạm vi không gian khi chân tay của con người hoạt động các
cơng năng khác nhau đạt được. Kích thước không gian hoạt động được ứng
dụng rộng rãi trong đại đa số các thiết kế. Điểm nhấn mạnh khi sử dụng
kích thước không gian hoạt động là khi con người hoàn thành hoạt động


của mình, các bộ phận trên cơ thể không thể hoạt động riêng biệt và làm
việc độc lập mà là động tác phối hợp.


Hoạt động của cơ thể người rất phức tạp và luôn thay đổi. Các động tác
khác nhau như ngồi xổm, nhảy, xoay vòng, đi lại thì kích thước và u cầu
khơng gian của nó cũng khác nhau (hình 4.2).


Kích thước cơ thể người có quan hệ mật thiết với kích thước sản phẩm
nội thất. Muốn xác định kích thước của sản phẩm nội thất để sử dụng thuận
tiện và thích hợp nhất với con người, đầu tiên phải hiểu rõ kích thước cấu
tạo của các bộ phận trên cơ thể người như chiều cao, chiều rộng vai, chiều
dài cánh tay, chiều dài chân và kích thước cơng năng của sản phẩm khi sử
dụng, tức là phạm vi hoạt động khi đứng, ngồi, nằm, quỳ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Không gian hoạt động ở tư thế đứng


Không gian hoạt động ở tư thế ngồi


Không gian hoạt động ở tư thế nằm


Không gian hoạt động ở tư thế quỳ gối


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i><b>4.2.2. Kích thước chiều cao hoạt động của con người </b></i>


Kích thước chiều cao hoạt động của con người chủ yếu gồm kích thước khi
ngồi, khi đứng, khi cúi và khi với (hình 4.3).


<b>Kích thước hoạt động của con người khi ngồi </b>


<b>Kích thước hoạt động của con người khi với</b>



<b>Kích thước hoạt động của con người khi cúi</b>


<b>Kích thước hoạt động của con người khi đứng </b>
<b>Hình 4.3. Kích thước hoạt động của cơ thể người </b>


Hình 4.3 thể hiện kích thước chiều cao của cơ thể người ở các tư thế và
hoạt động khác nhau trong các không gian khác nhau.


<i><b>4.2.3. Khơng gian cất đựng và kích thước sản phẩm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

phải bao gồm chiều dài quần áo, chiều dài móc treo áo, khe hở phía trên của
thanh treo và phần dư ra ở phía dưới quần áo được treo.


<b>Kích thước đồ đạc cất đựng </b>


<b>Hình 4.4. Kích thước không gian của sản phẩm cất đựng </b>
<b>4.3. Thiết kế công năng của sản phẩm nội thất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Giá trị xấp xỉ của kích thước cơng năng sản phẩm có thể căn cứ vào tỷ lệ
giữa kích thước của nó với chiều cao cơ thể người để xác định, như bảng 4.1.


<b>Bảng 4.1. Tỷ lệ chiều cao sản phẩm và chiều cao cơ thể người </b>
<b>Thứ </b>


<b>tự </b> <b>Chiều cao của sản phẩm </b>


<b>Chiều cao sản phẩm/chiều </b>
<b>cao cơ thể người </b>



1 Chiều cao với tay 4/3


2 Chiều cao vách ngăn có thể lấy đồ


(giá trị trên) 7/6


3 Chiều cao tấm ngăn tầm nhìn ở tư thế đứng


(giá trị dưới) 33/34


4 Chiều cao mắt khi đứng 11/12


5 Chiều cao ngoài của ngăn kéo (giá trị trên) 10/11
6 Chiều cao vách ngăn để sử dụng thuận tiện


(giá trị trên) 6/7


7 Chiều cao có thể kéo lớn nhất 3/5


8 Chiều cao trọng tâm cơ thể người 5/9


9 Chiều cao của mặt làm việc khi đứng 6/11


10 Chiều cao ngồi (khi ngồi) 6/11


11 Chiều cao bếp nấu 10/19


12 Chiều cao chậu rửa mặt 4/9


13 Chiều cao bàn làm việc 7/17



14 Chiều cao vách ngăn để sử dụng thuận tiện


(giá trị dưới) 3/8


15 Chiều cao không gian dưới bàn


(giá trị nhỏ nhất) 1/3


16 Chiều cao của ghế làm việc 3/13


17 Chiều cao của ghế làm việc mức độ nhẹ 3/14


18 Chiều cao ghế nghỉ ngơi 1/6


19 Chênh lệch chiều cao bàn - ghế 3/17


20 Chiều cao tay tựa ghế 2/13


21 Khoảng cách từ mặt ngồi đến điểm tựa lưng


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Dựa vào quan hệ giữa sản phẩm nội thất và con người có thể phân sản
phẩm nội thất thành 3 loại sau:


- Loại thứ nhất: Là loại sản phẩm nội thất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể
người, là sản phẩm loại ngồi và nằm dùng để nâng đỡ hoạt động của cơ thể
người như: ghế, đôn, sofa, sập, giường;


- Loại thứ hai: Là loại sản phẩm có quan hệ trực tiếp với hoạt động của cơ
thể người, hỗ trợ cho hoạt động của cơ thể người như: bàn, kỷ, bàn thùng, bàn dài;


- Loại thứ ba: Là loại sản phẩm có quan hệ gián tiếp với cơ thể người, dùng
để cất đựng đồ: như tủ bếp, tủ, giá, hòm.


Sản phẩm nội thất là yếu tố cơ bản cấu tạo nên môi trường nội thất. Dựa
vào tư thế và hoạt động của cơ thể người để thiết kế những sản phẩm tương ứng.


<i><b>4.3.1. Thiết kế công năng sản phẩm nội thất dạng ngồi </b></i>


Ngồi và nằm là tư thế động nhất trong sinh hoạt hàng ngày của con người,
như làm việc, học tập, ăn uống, nghỉ ngơi... Vì vậy, tác dụng của các sản phẩm
nội thất như: ghế, đôn, giường, sofa đều rất quan trọng.


Dựa vào hành vi sinh hoạt hàng ngày của con người, tư thế động tác của
con người có thể quy nạp thành 8 loại tư thế khác nhau từ tư thế đứng đến tư thế
nằm (hình 4.5).


Trong đó có 3 hình cơ bản là sản phẩm nội thất thích hợp để làm việc, 3
hình cơ bản là sản phẩm nội thất thích hợp để nghỉ ngơi. Thơng thường dựa vào
công năng sử dụng của sản phẩm để phân rõ sản phẩm nội thất dạng nằm ngồi.


Công năng cơ bản của sản phẩm nội thất dạng nằm ngồi là ngồi được thoải
<b>Hình 4.5. Các tư thế của cơ thể người và loại hình sản phẩm nằm - ngồi </b>


1. Đứng; 2. Đứng và tựa; 3. Ngồi ghế đơn, có thể thao tác cơ giới; 4. Mặt
ngồi, lưng tựa nâng đỡ cơ thể người, có thể dùng để làm những cơng việc bình


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

mái, nghỉ được yên tĩnh, giảm mệt mỏi và nâng cao hiệu suất cơng việc, trong
đó quan trọng nhất là giảm mệt mỏi. Trong thiết kế sản phẩm nội thất, thông qua
những nghiên cứu về quan hệ giữa khung xương, cơ bắp và kích thước của cơ
thể người nhằm làm cho cơ thể người cảm thấy thoải mái nhất, yên tĩnh nhất, độ


mệt mỏi của cơ thể thấp nhất khi thiết kế sản phẩm nội thất nâng đỡ những động
tác của cơ thể người, ngoài ra cịn đảm bảo hiệu suất cơng việc cao nhất.


Nguyên nhân hình thành sự mệt mỏi rất phức tạp, chủ yếu là từ sự vận
động co của cơ và dây chằng, sinh ra lực kéo lớn nhất. Khi cơ và dây chằng ở
trạng thái cơ trong thời gian dài cần phải cung cấp dinh dưỡng cho các cơ bắp
của cơ thể, nếu dinh dưỡng không đủ sẽ làm cho các bộ phận của cơ thể cảm
thấy mệt mỏi. Vì thế, khi thiết kế sản phẩm nội thất dạng nằm ngồi phải tính đến
đặc điểm sinh lý của cơ thể người, nhằm đảm bảo cho kết cấu của cơ bắp và
khung xương ở trạng thái hợp lý, hệ tuần hồn và hệ thần kinh khơng chịu nén,
tìm cách giảm và loại trừ các nhân tố sinh ra mệt mỏi.


<i>4.3.1.1. Yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng ngồi </i>
<i>a) Sản phẩm nội thất dạng ngồi dùng để làm việc </i>


Chủng loại chủ yếu của sản phẩm nội thất dùng để làm việc gồm: có ghế
đơn, ghế có lưng tựa, ghế có tay tựa, ghế tròn. Tác dụng của các sản phẩm này là
dùng để làm việc và có lợi cho nghỉ ngơi. Ghế làm việc có thể phân thành ghế
học, ghế làm việc và ghế hội nghị.


 Chiều cao ngồi: Chiều cao ngồi của ghế đơn (khơng có lưng tựa) là
khoảng cách từ mặt đất đến mặt ngồi; mặt ngồi của ghế thường nghiêng về phía
sau hoặc làm thành mặt cong dạng lõm, thơng thường lấy khoảng cách từ cạnh
trước của mặt ngồi đến mặt đất làm chiều cao ngồi của ghế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

đôn cao hơn hoặc thấp hơn 400 mm một chút đều không làm cho thắt lưng mệt
mỏi (hình 4.6). Đây chính là lý do vì sao con người thích ngồi ghế đơn thấp hoặc
ghế đơn cao ở các quán bar.


<b>Hình 4.6. Quan hệ giữa chiều cao mặt ngồi và độ hoạt động </b>



Đối với ghế ngồi có lưng tựa thì chiều cao ngồi khơng được q cao cũng
không được quá thấp, chiều cao mặt ngồi có quan hệ với sự phân bố áp lực trên
mặt ngồi. Chiều cao mặt ngồi khác nhau thì phân bố áp lực cũng khác nhau. Mặt
ghế ngồi là mặt chịu lực chủ yếu của bộ phận đùi và mông khi ngồi. Thông qua
kiểm tra đã xác định được sự phân bố áp lực trên mặt ngồi ghế ở những chiều
cao khác nhau (hình 4.7).


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

bắp thịt ở bộ phận lưng, đồng thời trọng tâm cơ thể cũng thấp, dẫn đến đứng lên
khó khăn (hình 4.8). Vì thế, khi thiết kế phải cố gắng tránh các trường hợp trên,
đồng thời tìm chiều cao mặt ngồi và phân bố áp lực hợp lý. Căn cứ vào phân tích
sự phân bố áp lực của ghế ngồi, chiều cao ghế ngồi nên nhỏ hơn khoảng cách từ
mặt đất đến khoeo cẳng chân, để cẳng chân có khoảng dư hoạt động nhất định.
Vì vậy, chiều cao thích hợp của mặt ngồi nên nhỏ hơn chiều cao khoeo cẳng
chân cộng thêm 25  35 mm của ghế giầy, sau đó giảm đi 10  20 mm.


<b>Hình 4.8. Chiều cao mặt ngồi không đúng </b>


 Chiều sâu ghế: Là chiều cao từ cạnh trước đến cạnh sau của mặt ngồi.
Chiều sau ảnh hưởng lớn đến độ thoải mái của cơ thể người. Nếu mặt ngồi quá
sâu sẽ làm cho điểm nâng đỡ của thắt lưng lơ lửng, lưng tựa mất đi tác dụng tựa
lưng. Đồng thời ở khoeo cẳng chân sẽ bị nén sinh ra mỏi và tê, gây khó khăn khi
đứng lên. Vì thế, chiều sâu mặt ngồi phải thích hợp, thơng thường chiều sâu mặt
ngồi nhỏ hơn chiều dài đùi theo phương nằm ngang khi con người ở tư thế ngồi,
để cạnh trước của mặt ngồi cách cẳng chân một khoảng nhất định và đảm bảo
hoạt động của cẳng chân được tự do (hình 4.9).


<b>Hình 4.9. Quan hệ giữa chiều sâu mặt ngồi và cơ thể người </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

nghỉ ngơi thì độ nghiêng của lưng tựa nên lớn, vì khi ngồi thắt lưng khoảng cách


từ xương chậu đến thắt lưng cũng hơi nghiêng, do đó chiều sâu mặt ngồi nên sâu
hơn, mặt ngồi và lưng tựa tạo thành một mặt cong


 Chiều rộng mặt ngồi: Dựa vào động tác và tư thế ngồi, mặt ngồi của ghế
nên rộng đằng trước hẹp đằng sau, phân biệt gọi là chiều rộng trước và chiều
rộng sau.


Chiều rộng ghế ngồi phải nâng đỡ được tồn bộ phần mơng, đồng thời có
lượng dư hoạt động thích hợp để tiện điều chỉnh tư thế ngồi. Đối với ghế liền
vai thì chiều rộng phải đảm bảo khả năng hoạt động tự do của con người, vì thế
phải lớn hơn chiều rộng giữa hai khuỷu tay một chút. Thông thường để đáp
ứng nhu cầu về cơng năng sử dụng thì chiều rộng ghế lớn hơn 380 mm. Đối với
ghế có tay tựa, chiều rộng trong của tay tựa coi là kích thước chiều rộng mặt
ngồi, dựa vào chiều rộng vai trung bình của cơ thể người cộng thêm lượng dư
thích hợp, chiều rộng mặt ngồi lớn hơn 460 mm, trong đó kích thước giới hạn
trên phải tính đến nhu cầu về tạo hình và cơng năng. Ví dụ: ghế ngồi ăn, do khi
ngồi ăn thì lượng dư hoạt động khá lớn, do đó nên rộng hơn một chút. Tuy
nhiên chiều rộng mặt ngồi không nên quá rộng, nên lấy chiều rộng vai ở tư thế
thoải mái làm chuẩn.


 Độ cong mặt ngồi: Hình dạng và độ cong của mặt ngồi ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phân bố áp lực lên mặt ngồi khi ngồi, từ đó dẫn đến những thay đổi
về cảm giác khi ngồi (hình 4.10). Từ hình 4.10 có thể thấy, lực phân bố ở hình
bên trái là rất tốt; lực phân bố ở hình bên phải không tốt, khi ngồi sẽ đem lại cảm
giác không thoải mái. Nguyên nhân là do lực phân bố ở hình bên trái tập trung ở
điểm đỡ của xương chậu, đùi chỉ chịu áp lực nhẹ; lực phân bố ở hình bên phải có
cả tổ chức mô mềm của chân phải chịu áp lực nên khi ngồi sẽ có cảm giác bị tê,
mỏi. Vì vậy, ghế ngồi không nên quá mềm, bởi vì đệm ngồi quá mềm sẽ làm
cho mặt chịu áp lực của phần bắp thịt ở bộ phận mông lớn, gây cảm giác không
thoải mái.



</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

khơng có điều kiện chịu lực, nên mặt ngồi ghế thường lựa chọn vật liệu nửa
mềm hơi cứng để làm, phần trước và sau của mặt ngồi cũng có thể là hình hơi
cong hoặc hình phẳng có lợi cho sự thoải mái của cơ bắp và động tác ngồi xuống
đứng lên của cơ thể người.


<b>Hình 4.10. Quan hệ giữa độ cong mặt ngồi và phân bố áp lực (g/cm2) </b>
 Độ nghiêng của mặt ngồi: Mặt ngồi của ghế thường có độ nghiêng về
phía sau, độ nghiêng sau từ 3  5. Nhưng đối với ghế ngồi làm việc thì mặt
ngồi phẳng sẽ tốt hơn ghế ngồi có mặt ngồi nghiêng. Bởi vì, khi con người ở
trạng thái làm việc, nếu mặt ngồi nghiêng về sau thì phần lưng của cơ thể cũng
nghiêng về phía sau, dẫn đến trọng tâm của cơ thể cũng di chuyển về phía sau,
để đạt được hiệu quả cao thì trọng tâm lại phải cố gắng hướng về phía trước, làm
cho cơ bắp và dây chằng ở trạng thái căng thẳng, khi làm việc lâu sẽ làm cho
thắt lưng, chân và bụng bắt đầu mỏi, dẫn đến tê mỏi (hình 4.11). Vì thế, mặt
ngồi của ghế làm việc thường làm thẳng, thậm chí cịn nghiêng về phía trước.
Thơng thường góc nghiêng về phía sau càng lớn thì tính nghỉ ngơi càng lớn,
nhưng góc nghiêng phải nằm trong giới hạn nhất định, đặc biệt đối với ghế ngồi
sử dụng cho người cao tuổi nếu góc nghiêng quá lớn sẽ gây khó khăn cho động
tác đứng lên và ngồi xuống của cơ thể người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

 Lưng tựa ghế: Cơ thể người khi ngồi thẳng phần thân sẽ không được
nâng đỡ, cơ bắp của phần lưng căng thẳng, dần dần sẽ sinh ra mỏi, vì thế cần
phải sử dụng lưng tựa để bù đắp lại những khuyết điểm trên. Tác dụng của lưng
tựa là nâng đỡ phần thân. Thông thường lưng tựa hơi nghiêng về phía sau tạo ra
mặt nâng đỡ thoải mái cho thắt lưng của cơ thể người. Đồng thời, phần nền của
lưng tựa tốt nhất nên có khoảng hở để cơ mơng khơng bị nén ép khi ngồi (hình
4.12). Trên chiều cao của lưng tựa gồm có 3 điểm nâng đỡ là thắt lưng, vai và
cổ. Điểm tựa vai nên thấp hơn xương bả vai (tương đương với đốt xương sống
ngực thứ 9, cao khoảng 460 mm), góc trong của xương vai khơng nên chạm vào


lưng tựa. Điểm tựa thắt lưng nên thấp hơn thắt lưng phía trên, vị trí điểm nâng
đỡ tốt nhất nên ở phần lõm của thắt lưng (ở đốt xương thắt lưng thứ 2  4, cao
khoảng 18  250 mm). Điểm tựa cổ nên cao hơn đốt sống cổ, thông thường nên
lớn hơn 660 mm.


<b>Hình 4.12. Quan hệ giữa khoảng hở của lưng tựa và phần mông </b>


Cho dù là loại sản phẩm nội thất dạng ngồi nào, nếu đều thiết kế có tựa vai
và tựa thắt lưng đều tạo cảm giác thoải mái khi ngồi. Thông thường, đối với sản
phẩm dạng ngồi làm việc (bao gồm cả ghế cao ở quán bar) khi làm việc cơ thể
nghiêng về phía trước, chỉ nên thiết kế phần tựa thắt lưng, không nên thiết kế
phần tựa vai để thuận tiện cho các khớp thắt lưng và tay được hoạt động tự do và
có phạm vi hoạt động lớn nhất. Đối với sản phẩm dạng ngồi làm việc mức độ
nhẹ nhàng có độ nghiêng của lưng tựa lớn nên thiết kế có tựa vai. Đối với sản
phẩm dạng ngồi nghỉ ngơi do tựa vai ổn định, nên có thể bỏ bớt phần tựa thắt
lưng. Đối với sản phẩm dạng ngồi nằm nên thiết kế có tựa cổ để nâng đỡ phần
đầu ngửa lên.


<i>b) Sản phẩm nội thất dạng ngồi dùng để nghỉ ngơi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

 Chiều cao và chiều rộng ngồi: Thông thường chiều cao cạnh trước của
mặt ngồi nên nhỏ hơn 1 chút so với chiều cao từ gót chân đến khoeo đầu gối,
thường lấy kích thước chiều cao ngồi của sản phẩm dạng ngồi nghỉ ngơi từ 330 
380 mm (chưa tính lượng dư đàn hồi của vật liệu). Nếu sử dụng vật liệu chất mềm
quá dày, nên lấy kích thước giới hạn của đàn hồi lõm xuống làm chuẩn. Chiều
rộng mặt ngồi nên lấy giới nữ làm chuẩn, thường lớn hơn 430  450 mm.


 Góc nghiêng mặt ngồi và góc nghiêng lưng tựa: Góc nghiêng về phía
sau của mặt ngồi và góc giữa lưng tựa và mặt ngồi là mấu chốt quan trọng để
thiết kế sản phẩm dạng ngồi dùng để nghỉ ngơi. Do mặt ngồi nghiêng về phía


sau theo 1 góc nhất định, làm cho cơ thể cũng nghiêng về phía sau, trọng lượng
cơ thể cũng dịch chuyển về nửa dưới của lưng tựa và đốt xương ngồi của mơng,
từ đó nâng đỡ được toàn bộ trọng lượng cơ thể. Tùy theo tư thế nghỉ ngơi khác
nhau, mà góc nghiêng mặt ngồi và góc giữa mặt ngồi và lưng tựa có tính liên
quan nhất định, góc giữa mặt ngồi và lưng tựa càng lớn, góc nghiêng mặt ngồi
về phía sau càng lớn (hình 4.13).


<b>Hình 4.13. Góc kẹp lưng tựa và các tư thế ngồi khác nhau </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Thông thường góc nghiêng mặt ngồi của các sản phẩm loại ghế sofa tốt
nhất nên từ 4  7C, góc giữa lưng tựa và mặt ngồi tốt nhất nên từ 106 
112C; đối với ghế nằm, góc nghiêng mặt ngồi tốt nhất từ 6  15C, góc giữa
lưng tựa và mặt ngồi tốt nhất nên từ 112  120C. Tùy theo mức độ tăng của
góc kẹp giữa lưng tựa và mặt ngồi mà điểm đỡ lưng tựa cũng phân biệt tăng từ 2
 3 điểm, tức là ở đốt xương sống ngực thứ 2 và thứ 9.


Ngoài ra đối với sản phẩm dạng ngồi có lưng tựa cao và sản phẩm dạng
ngồi dùng để nằm nghỉ ngơi thì lưng tựa nên cao đến đốt sống cổ của bộ phận
đầu, trong đó nâng đỡ thắt lưng là quan trọng nhất (hình 4.14).


<b>Hình 4.14. Góc kẹp lưng tựa và điểm nâng đỡ </b>


 Chiều sâu ngồi: Thông thường các sản phẩm dùng để ngồi nghỉ ngơi đều
dùng vật liệu đệm mềm, mặt ngồi và lưng tựa có độ lún nhất định, do đó chiều sâu
ngồi có thể rộng. Chiều sâu ngồi của sofa loại nhẹ từ 480  500 mm; chiều sâu
ngồi của sofa loại trung bình từ 500  530 mm. Nếu chiều sâu ngồi quá lớn, khi
ngồi phần thắt lưng không chạm được vào lưng tựa, kết quả là vị trí nâng đỡ
khơng phải là thắt lưng mà là xương bả vai, phần trên của cơ thể cong về phía
trước, làm cho phần bụng bị nén ép, sinh ra cảm giác không thoải mái và mệt mỏi.
 Đường cong nâng đỡ cơ thể người: Là mặt cong nâng đỡ tương ứng giữa


mặt ngồi, mặt lưng tựa và tư thế ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

lên xương bả vai. Tuy nhiên nên chú ý mặt tiếp xúc của bộ phận của thắt lưng
nên rộng không nên hẹp, chiều cao hợp lý của đỡ thắt lưng nên từ 180  250
mm. Lưng tựa ở mặt cắt ngang của tựa thắt lưng (và tựa vai) nên có dạng hơi
cong để thích ứng với vịng eo (và bả vai), thơng thường bán kính cong ở tựa vai
từ 400  500 mm, bán kính cong ở tựa thắt lưng là 300 mm. Nhưng nếu quá
cong sẽ mang lại cảm giác không thoải mái, dễ sản sinh mệt mỏi. Chiều rộng
lưng tựa thường từ 350  480 mm.


 Tính đàn hồi: Vật liệu dùng làm đệm ngồi của sản phẩm dạng ngồi dùng
để nghỉ ngơi và tính đàn hồi của nó rất quan trọng. Vật liệu có thể tăng thêm cảm
giác thoải mái cho đệm ngồi, tuy nhiên độ cứng mềm của vật liệu nên hợp lý.
Thông thường, mặt ngồi hợp lý của ghế sofa loại nhỏ lõm xuống khoảng 70 mm,
mặt ngồi thích hợp của ghế sofa loại lớn lõm xuống khoảng 80  120 mm. Nếu
mặt ngồi quá mềm, độ lõm của mặt ngồi sẽ lớn, làm cho góc kẹp giữa mặt ngồi và
lưng tựa nhỏ, phần bụng bị nén ép, gây cảm giác khơng thoải mái và đứng lên khó
khăn. Vì thế, tính đàn hồi của đệm phải tốt để lực phân bố hợp lý, có lợi cho cơ
bắp và đứng ngồi dễ dàng. Lưng tựa nên mềm hơn mặt ngồi một chút.


Khi làm lưng tựa, phần thắt lưng nên cứng một chút, phần lưng tựa nên
mềm hơn một chút. Khi thiết kế nên lấy kích thước ngồi ổn định của đệm lõm
xuống làm căn cứ. Thơng thường, tính đàn hồi phần trên của lưng tựa nên từ 30
 45 mm, của phần đỡ thắt lưng nên nhỏ hơn 35 mm. Mặt ngồi và lưng tựa của
sản phẩm dạng ngồi nghỉ ngơi có thể dùng vỏ mây, da, vải có tính đàn hồi tốt.


 Tay tựa: Sản phẩm nội thất dạng ngồi dùng để nghỉ ngơi thường thiết kế
có tay tựa, nhằm giảm nhẹ sự mỏi của hai vai, phần lưng và cơ bắp của hai tay
để đạt được hiệu quả nghỉ ngơi thoải mái. Nhưng chiều cao của tay tựa phải hợp
lý, không nên quá cao hoặc quá thấp nếu không sẽ làm cho phần vai không được


thả lỏng tự nhiên dễ sinh ra cảm giác mệt mỏi (hình 4.15).


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Dựa vào khoảng cách từ mặt ngồi đến chiều cao khuỷu tay cong tự nhiên,
chiều cao thực tế của tay tựa nên từ 200  250 mm (khi thiết kế nên trừ đi độ lún
của mặt ngồi có đệm). Khoảng cách chiều rộng giữa hai tay tựa nên lớn hơn
chiều rộng vai, thông thường nên lớn hơn 460 mm, nên lấy từ 520  560 mm,
nếu chiều rộng giữa hai tay tựa quá rộng hoặc quá hẹp sẽ làm tăng độ hoạt động
của cơ bắp, sinh ra hiện tượng mỏi vai (4.16).


<b>Hình 4.16. Khoảng cách tay tựa </b>


Tay tựa cũng có thể hơi nghiêng tùy theo sự biến đổi góc kẹp giữa mặt ngồi
và lưng tựa. Thơng thường lấy góc nghiêng của tay tựa từ 10  20. Nếu tay tựa
nghiêng ra ngồi thì nên lấy góc nghiêng nhỏ hơn 10.


Tính đàn hồi của tay tựa khơng nên q mềm, vì cánh tay chịu lực khơng
lớn, hơn nữa tay tựa cịn có tác dụng hỗ trỡ khi đứng lên. Tuy nhiên, khi thiết kế
cần phải chú ý đến hiệu quả xúc giác của tay tựa, không nên sử dụng vật liệu
kim loại có tính dẫn nhiệt, ngồi ra cịn phải cố gắng khơng để nhìn thấy những
chi tiết có góc nhọn.


<i>c) Hình thức sản phẩm nội thất dạng ngồi: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

thước cơ bản ở tư thế ngồi của cơ thể người, có thể quy nạp lại có 6 hình thức sản
phẩm nội thất dạng ngồi có lợi cho thiết kế như sau:


 Sản phẩm nội thất dạng ngồi làm việc (loại I): Sản phẩm dạng ngồi loại I
(hình 4.17), chủ yếu dùng ở nơi thac tác tay trong thời gian dài, như ghế ngồi
làm việc ở nhà máy hoặc xưởng sản xuất và ghế ngồi học sinh. Đường cong mặt
nâng đỡ của loại sản phẩm này thích hợp với tư thế ngồi có tính tác nghiệp cao.


Kích thước thiết kế điển hình của sản phẩm là: điểm gốc mặt ngồi (chiều cao
mặt ngồi từ 370  400 mm), góc nghiêng mặt ngồi từ 0  3, góc giữa mặt ngồi
và lưng tựa khoảng 93  95; khi làm việc có loại lưng tựa dạng cong để nâng
đỡ bộ phận thắt lưng, chiều cao của lưng tựa khoảng 230 mm, khoảng cách từ
điểm dưới đến điểm trên của lưng tựa ngắn, góc đỡ gần như là góc thẳng.


 Sản phẩm nội thất dạng ngồi làm việc thông thường (loại II): Sản phẩm
dạng ngồi loại II (hình 4.17), chủ yếu dùng ở nơi thao tác tay trong thời gian khá
dài, như ghế văn phịng và ghế hội nghị. Kích thước thiết kế của sản phẩm là:
chiều cao mặt ngồi từ 370  400 mm, góc nghiêng mặt ngồi từ 2  5, góc giữa
mặt ngồi và lưng tựa khoảng 100; khi làm việc lấy lưng tựa làm trung tâm, sản
phẩm này có cơng năng giống với sản phẩm loại I, nhưng điểm khác biệt là
đường cong lưng tựa của lưng tựa trên có tác dụng nâng đỡ khi cơ thể người
nghiêng về phía sau để nghỉ ngơi.


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

 Sản phẩm nội thất dạng ngồi làm việc nhẹ (loại III): Sản phẩm dạng ngồi
loại III (hình 4.18), chủ yếu dùng ở nơi thao tác tay trong thời gian ngắn, như
ghế phòng ăn và ghế họp. Điểm khác biệt của sản phẩm với sản phẩm loại II là
thời gian thao tác dùng tay ngắn, thời gian sử dụng lưng tựa để nghỉ ngơi dài,
thiết kế lưng tựa vừa để nâng đỡ cơ thể người khi làm việc vừa hơi nghiêng về
phía sau để nghỉ ngơi. Kích thước thiết kế của sản phẩm là: chiều cao mặt ngồi
từ 350  380 mm, góc nghiêng mặt ngồi khoảng 5, góc giữa mặt ngồi và lưng
tựa khoảng 105. Đặc trưng của sản phẩm nội thất dạng ngồi loại này gần giống
với chiều cao mặt ngồi của sản phẩm loại II, phần cong lưng tựa gần giống với
sản phẩm loại IV. Vì thế, khi đứng và ngồi rất thuận tiện, đồng thời khi cơ thể
người ngửa ra phía sau cũng đạt được trạng thái nghỉ ngơi thoải mái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>Hình 4.19. Kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi làm việc loại IV </b>


 Sản phẩm nội thất dạng ngồi nghỉ ngơi (loại V): Sản phẩm dạng ngồi
loại V (hình 4.20), thích hợp dùng ở những nơi nghỉ ngơi, như ghế ở phòng
khách hoặc phòng họp để họp, nói chuyện trong thời gian dài. Vị trí thắt lưng
khá thấp, thích hợp để cơ thể thư giãn, thoải mái, làm cho con người khơng bị
mệt khi ngồi lâu. Kích thước thiết kế của sản phẩm là: chiều cao mặt ngồi từ 280
 340 mm, góc nghiêng mặt ngồi khoảng 10  15, góc giữa mặt ngồi và lưng
tựa khoảng 110  115, lưng tựa nâng đỡ toàn bộ phần thắt lưng và phần lưng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

 Sản phẩm nội thất dạng ngồi nghỉ ngơi có tựa đầu và để chân (loại VI):
Sản phẩm dạng ngồi loại VI (hình 4.21), thích hợp dùng ở những nơi cần nghỉ
ngơi cao độ, là ghế nằm có lưng tựa trên tàu điện và máy bay loại lớn. Độ
nghiêng của lưng tựa thường lớn hơn 120 và thiết kế thêm tựa đầu và để chân.


Từ sự thay đổi mức độ nghỉ ngơi của 6 hình thức sản phẩm dạng ngồi ở
trên, vị trí cơ thể người nâng đỡ lưng tựa tăng, mặt nâng đỡ cũng mở rộng hơn,
vị trí trung tâm của cơ thể người cũng càng ngày càng gần mặt sàn, trục tọa độ
của cơ thể cũng thay đổi từ phương hướng thẳng đứng dần dần chuyển sang
hướng nằm ngang, tức là cũng gia tăng theo mức độ thoải mái của cơ thể người.


<b>Hình 4.21. Kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi làm việc loại VI </b>


<i>4.3.1.2. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng ngồi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>Hình 4.22. Ký hiệu kích thước bố trí giữa chiều cao ngồi và </b>
<b>chiều cao mặt bàn </b>


<b>Bảng 4.2. Quan hệ kích thước bố trí giữa chiều cao ngồi và chiều cao mặt bàn </b>


<b>Chiều cao ngồi </b>



<i><b>H1(mm) </b></i>


<b>Chiều cao mặt </b>
<i><b>bàn H(mm) </b></i>


<b>Chênh lệch bàn - </b>
<i><b>ghế H-H</b><b>1</b></i>(mm)


<b>Sai lệch kích </b>
<b>thước </b>
400  440 700  760


250  320 10


460 (đối với mặt
ngồi mềm, bao
gồm cả lượng lõm


xuống)


780


<i>a) Kích thước chủ yếu của sản phẩm dạng ngồi tựa </i>


Kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi tựa chia thành 3 loại: loại có
tay tựa, loại gấp và loại khơng có tay tựa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>Hình 4.23. Ký hiệu kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi tựa có tay tựa </b>
<b>Bảng 4.3. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng ngồi tựa có tay tựa </b>



<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>lưng </b>


<i><b>tựa B</b><b>1</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>trong </b>
<b>của </b>
<b>tay </b>


<i><b>tựa B</b><b>2</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>sâu </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi </b>
<i><b>T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>cao </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi </b>
<b>trước </b>
<i><b>H </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>


<b>cao </b>
<b>tay </b>


<i><b>tựa H</b><b>1</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>dài </b>
<b>lưng </b>
<i><b>tựa L </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Sai </b>
<b>kích </b>
<b>thước </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>lưng tựa </b>
<b> </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi  </b>
<b>Sai lệch </b>
<b>góc </b>
<b>nghiêng </b>
440 
480
460 
500
400 


440
400 
420
200 
220
300 


380 10


95


100 1 4 1
Hình dáng của sản phẩm dạng ngồi tựa khơng có tay tựa như hình 4.24,
kích thước cơ bản của sản phẩm tham khảo ở bảng 4.4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>Bảng 4.4. Kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi khơng có tay tựa </b>
<b>Loại </b>
<b>hình </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>lưng </b>


<i><b>tựa B</b><b>1</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>trong </b>
<b>của </b>
<b>tay </b>



<i><b>tựa B</b><b>2</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>sâu </b>
<b>mặt </b>
<i><b>ngồi T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>cao </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi </b>
<b>trước </b>
<i><b>H </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>dài </b>
<b>lưng </b>
<i><b>tựa L </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Sai </b>
<b>kích </b>
<b>thước </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>lưng tựa </b>
<b> </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>


<b>mặt </b>
<b>ngồi  </b>
<b>Sai lệch </b>
<b>góc </b>
<b>nghiêng </b>
Phổ
thơng
340 
400
400 
440
400 
440
400 
420
300 


360 10


95


100 1 4 1


Trẻ
em
270 
320
290 
360
290 


340
290 
380
240 


290 10


95


100 02 1


Hình dáng của sản phẩm dạng ngồi tựa dạng gấp như hình 4.25, kích thước
cơ bản của sản phẩm tham khảo ở bảng 4.5.


<b>Hình 4.25. Ký hiệu kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ngồi tựa dạng gấp </b>
<b>Bảng 4.5. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng ngồi tựa loại gấp </b>


<b>Chiều rộng </b>
<b>mặt ngồi </b>
<i><b>trước B </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>sâu mặt </b>
<i><b>ngồi T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>dài lưng </b>
<i><b>tựa L </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Sai </b>


<b>kích </b>
<b>thước </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>lưng tựa </b>
<b> </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>mặt ngồi  </b>


<b>Sai lệch </b>
<b>góc </b>
<b>nghiêng </b>


340  400 340  400 300 


360 10


100


110 1 4 1


<i>b) Kích thước chủ yếu của sản phẩm dạng ghế sofa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>Hình 4.26. Ký hiệu kích thước cơ bản của sản phẩm dạng ghế sofa </b>
<b>Bảng 4.6. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng ghế sofa </b>


<b>Loại </b>
<b>hình sản </b>
<b>phẩm </b>


<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi </b>
<b>trước </b>
<i><b>B </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>sâu </b>
<b>mặt </b>
<i><b>ngồi T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>dài </b>
<b>lưng </b>
<i><b>tựa L </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi </b>
<b>trước </b>
<i><b>H</b><b>1</b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>cao tay </b>


<i><b>tựa H</b><b>2</b></i>


<b>(mm) </b>



<b>Chiều </b>


<i><b>cao H</b><b>3</b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>lưng tựa </b>
<b> </b>
<b>Góc </b>
<b>nghiêng </b>
<b>mặt </b>
<b>ngồi  </b>


Sofa đơn  480


480 


600  300


360 


420  250  600


106


112 5 7


Sofa đôi  960



Sofa ba  1440


<i>c) Kích thước chủ yếu của sản phẩm dạng ghế đẩu </i>


Hình dáng của sản phẩm dạng ghế đẩu như hình 4.27, kích thước cơ bản
của sản phẩm tham khảo ở bảng 4.7.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>Bảng 4.7. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng ghế đẩu </b>
<b>Loại hình </b>
<b>sản phẩm </b>
<b>Chiều </b>
<i><b>rộng B </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<i><b>sâu T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<i><b>dài L </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Đường </b>
<i><b>kính D </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Sai lệch </b>
<b>chiều </b>
<b>dài </b>
<b>Sai lệch </b>
<b>chiều </b>
<b>rộng </b>
Ghế dài 120 



150 -


900 


1050 - 50 10


Ghế


chữ nhật  320  240 - - 10 10


Ghế


vuông  260 - - 10


Ghế tròn - - -  260 10


<i><b>4.3.2. Thiết kế công năng sản phẩm nội thất dạng nằm </b></i>


<i>4.3.2.1. Yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng nằm </i>


Sản phẩm nội thất dạng nằm là tên gọi chung của giường và đệm giường.
Nó dùng để nằm ngủ và nghỉ ngơi, giúp con người cảm thấy thoải mái khi nằm
xuống và dễ ngủ, nhằm xóa đi những mệt mỏi, khơi phục tinh thần và thể lực
làm việc. Vì vậy, cơng năng sử dụng của giường và đệm giường phải chú ý đến
quan hệ giữa cơ thể người và giường, tập trung vào thiết kế tổng hợp kích thước
giường và kết cấu có tính đàn hồi của đệm giường.


<i>a) Sinh lý ngủ </i>



Ngủ là một quá trình sinh lý hàng ngày của mỗi người. Cuộc đời của mỗi
người có khoảng 1/3 thời gian là ngủ, mà ngủ phương thức nghỉ ngơi cơ bản để
có tinh thần và sức khỏe dồi dào để thực hiện các hoạt động khác. Vì thế, thiết
kế sản phẩm nội thất dạng nằm có quan hệ trực tiếp với giấc ngủ, hay thiết kế
giường là vô cùng quan trọng. Giống như sản phẩm ghế, sản phẩm giường dù tốt
hay xấu đều ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc và sinh hoạt và tình trạng sức
khỏe của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

thống thần kinh để con người đi vào giấc ngủ. Trạng thái nghỉ ngơi tốt hay
không tốt quyết định bởi độ sâu của ức chế thần kinh (độ sâu của giấc ngủ).
Thông qua đo đạc và tính tốn phát hiện độ sâu của giấc ngủ từ đầu đến cuối
không giống nhau mà nó là sự thay đổi mang tính chu tính.


Chỉ tiêu khách quan của chất lượng giấc ngủ chủ yếu gồm: Một là lượng đo
sinh lý về độ sâu của giấc ngủ. Hai là cơ thể người khi ngủ không ngừng vận
động, thường xuyên lật người với các tư thế khác nhau. Độ sâu của giấc ngủ và
tần số hoạt động có quan hệ đối lập nhau.


<i>b) Vật liệu của mặt giường (đệm giường) </i>


Thông thường, khi cơ thể người nằm nghỉ trên ghế dài ở công viên hoặc
trên tàu xe khi đứng dậy sẽ cảm thấy tồn thân khơng thoải mái và đau mỏi.
Nguyên nhân là do khi đứng cột sống có dạng hình chữ S, đường cong sau lưng
và phần thắt lưng sẽ nhô lên. Sau khi nằm xuống, trọng tâm của cơ thể ở gần vị
trí của thắt lưng, như hình 4.28. Vì thế, tương tự như ghế ngồi, cần phải thiết kế
thêm 1 lớp vật liệu mềm trên mặt giường.


<b>Hình 4.28. Độ cong của thắt lưng ở tư thế đứng và nằm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

dáng tự nhiên của xương cột sống, làm cho phần lõm vào giữa phần thắt lưng và


mơng có sự khác biệt, khoảng cách chênh lệch nhỏ hơn 30 mm là thích hợp. Ở
tư thế nằm ngửa này, các vị trí chịu lực của cơ thể người rất hợp lý, có lợi cho
việc điều chỉnh tư thế ngủ, cơ bắp cũng được thả lỏng, giảm số lần lật người khi
ngủ, làm cho cơ thể người dễ dàng hồi phục sức khỏe và kéo dài thời gian ngủ.


Mối quan hệ giữa xương sống của cơ thể người và mặt giường như hình 4.29.


<b>Hình 4.29. Mặt giường và xương cột sống, sự phân bố lực ở tư thế nằm </b>
Ở hình 4.29 phía dưới bên trái là tư thế ngủ tốt của cơ thể người trên mặt
giường khá cứng có tính đàn hồi, phía dưới bên phải là tư thế ngủ trên mặt
giường quá mềm. Do đệm giường quá mềm làm cho lưng và mông lõm xuống,
thắt lưng lồi lên, cơ thể người có hình chữ W, hình thành trạng thái không tự
nhiên của kết cấu xương cột sống. Lúc này, dây chằng và cơ bắp cũng thay đổi
trạng thái bình thường và ở trạng thái co rút cao, nằm lâu sẽ sinh ra cảm giác
không thoải mái. Vì thế, để giảm mệt mỏi cho con người, khi thiết kế giường
phải lựa chọn kích thước giường và độ cứng mềm của đệm giường hợp lý để cơ
thể người ở trạng thái nằm tốt nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

quá mềm, mặt chịu lực của cơ thể người lớn, phân bố áp lực không hợp lý, do áp
lực nhiều làm cho các tổ chức mô mềm của cơ thể phải chịu lực, làm cho cơ thể
có cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, đệm giường không được quá mềm. Khi ngủ trên
đệm giường quá mềm, do tác dụng của trọng lực, phần thắt lưng sẽ võng xuống,
làm cho đường cong của xương thắt lưng trở thành đường thẳng, cơ bắp của
phần lưng và phần thắt lưng chịu lực từ đó sinh ra cảm giác mỏi thắt lưng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.


Vì vậy, để áp lực cơ thể phân bố hợp lý khi ngủ phải thiết kế vật liệu đệm
giường hoặc mặt giường có tính đàn hồi tốt, vừa đảm bảo tính mềm mại vừa
phải đảm bảo tính cứng cho tồn bộ đệm giường. Mặt giường hoặc đệm giường
thường sử dụng kết cấu 3 lớp (hình 4.30), lớp mặt tiếp xúc với cơ thể người là


vật liệu mềm; lớp giữa sử dụng vật liệu cứng hơn một chút, có lợi cho việc đảm
bảo tư thế ngủ tốt; lớp dưới cùng là bộ phận chịu lực, nên dùng vật liệu hơi mềm
có tính đàn hồi (lị xo). Kết cấu 3 lớp này do phát huy được đặc tính chấn động
của vật liệu phức hợp, giúp cho tư thế nằm ngửa của con người được tự nhiên và
tốt, tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi.


<b>Hình 4.30. Kết cấu 3 lớp của đệm giường hoặc mặt giường </b>


<i>c) Kích thước cơ bản của giường </i>


Chất lượng giấc ngủ không chỉ liên quan đến độ cứng mềm của đệm
giường, mà còn liên quan đến kích thước của giường. Trong thiết kế giường
không thể lấy kích thước bao ngồi của cơ thể người làm chuẩn. Nguyên nhân là
do không gian hoạt động của cơ thể người khi ngủ lớn hơn cơ thể người và mối
quan hệ trực tiếp giữa kích thước của giường (chiều dài hoặc chiều rộng) với độ
sâu của giấc ngủ. Vì thế, khi thiết kế kích thước của giường phải tính đến mức
độ và số lần lật người, độ cứng mềm của đệm giường.


Các kích thước cơ bản của giường chủ yếu gồm: chiều rộng giường, chiều
dài giường và chiều cao giường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

hoạt động lật người (trở mình) của cơ thể người. Khi chiều rộng giường là 500
mm, số lần lật người khi ngủ giảm 30%. Nguyên nhân là khi giường hẹp, do lo
lắng bị rơi xuống khi lật người, tự nhiên sẽ không thể ngủ ngon, dẫn đến số lần
lật người giảm xuống. Kích thước chiều rộng của giường thường lấy tư thế nằm
ngửa làm chuẩn.


Đối với giường đơn, chiều rộng giường được tính theo cơng thức sau:
<b>B = (22.5)W </b>



Đối với giường đôi, chiều rộng giường được tính theo cơng thức sau:
<b>B = (34)W </b>


Trong đó:


B - chiều rộng giường (mm);


W - chiều rộng vai khi nằm ngửa (mm);


Chiều rộng vai thường lấy chiều rộng vai của nam làm chuẩn, do chiều
rộng vai của nữ nhỏ hơn nam, tức là lấy W = 410 mm.


Thông thường chiều rộng giường đơn nên lớn hơn 800 mm (khơng tính
chiều dày của cạnh giường).


 Chiều dài giường: Chiều dài giường là khoảng cách trong giữa tấm đầu
giường và tấm chân giường. Để phù hợp với phần chiều dài cơ thể người, chiều
dài giường nên lấy chiều cao hoạt động của cơ thể người làm chuẩn. Ngồi ra,
nên tính đến khả năng co duỗi của chân tay khi nằm. Vì thế, trên thực tế kích
thước chiều dài giường lớn hơn kích thước khi đứng một chút, cộng thêm phần
dư ở đầu giường và chân giường.


Thông thường chiều dài tĩnh mặt giường của giường người lớn là 1920
mm. Kích thước chiều dài giường bao gồm cả khoảng dư hoạt động để đặt gối
và gấp chăn (hình 4.31) được tính theo công thức sau:


<b>L = 1,05h +  +  </b>
Trong đó:


L - chiều dài giường (mm);


h - chiều cao cơ thể người (mm);


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<b>Hình 4.31. Chiều dài giường và khơng gian khi nằm ngửa </b>


 Chiều cao giường: Là khoảng cách từ mặt đất đến mặt giường. Chiều
cao giường nên lấy bằng chiều cao ngồi của ghế ngồi để vừa có cơng năng nằm
vừa có cơng năng ngồi. Ngồi ra, cịn phải tính đến động tác mặc quần áo, đi
giày của con người. Vì vậy, chiều cao giường thường dựa vào kích thước của
chiều cao ngồi của ghế để xác định. Thông thường, chiều cao giường từ 400 
500 mm. Đối với giường 2 tầng, chiều cao tĩnh giữa 2 tầng phải đáp ứng đủ
không gian hoạt động ngồi và nằm của con người, nhưng không được quá cao,
nếu quá cao sẽ dẫn đến không thuật tiện khi lên xuống và không gian của giường
tầng trên sẽ không đủ.


Thông thường chiều cao từ mặt đất đến mặt giường dưới nhỏ hơn 420 mm,
chiều cao tĩnh giữa 2 tầng lớn hơn 950 mm.


Khi thiết kế giường tầng còn phải thiết kế tốt phần tay tựa, bậc thang và
tấm chắn để đảm bảo an toàn và tâm lý thoải mái khi sử dụng.


<i>4.3.2.2. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng nằm </i>


Kích thước chủ yếu của sản phẩm nội thất dạng nằm (sản phẩm giường)
chủ yếu gồm chiều dài mặt giường, chiều rộng mặt giường, chiều cao mặt
giường hoặc chiều cao mặt giường tầng dưới, chiều cao tĩnh giữa các tầng và
các kích thước tấm chắn liên quan đến yêu cầu sử dụng an tồn. Kích thước chủ
yếu của một số loại giường như sau:


<i>a) Kích thước cơ bản của giường một tầng </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>Hình 4.32. Ký hiệu kích thước cơ bản của giường một tầng </b>
<b>Bảng 4.8. Kích thước cơ bản của giường một tầng </b>


<b>Giường </b>
<b>một tầng </b>


<b>Chiều rộng mặt </b>
<i><b>giường B (mm) </b></i>


<b>Chiều dài mặt </b>
<i><b>giường L (mm) </b></i>


<b>Chiều cao mặt </b>
<i><b>giường H (mm) </b></i>
<b>Giường </b>
<b>2 tấm </b>
<b>chặn </b>
<b>Giường </b>
<b>1 tấm </b>
<b>chặn </b>
<b>Đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Không </b>
<b>đặt đệm </b>
<b>giường </b>
Giường đơn 720, 800, 900,


1000, 1100, 1200



1920,
1970,
2020,
2120
1900,
1950,
2000,
2100
240 


280 400  440
Giường đơi 1350, 1500,


1800, 2000


<i>b) Kích thước cơ bản của giường hai tầng </i>


Ký hiệu kích thước cơ bản của giường hai tầng như hình 4.33, kích thước
cơ bản của giường hai tầng tham khảo ở bảng 4.9. Trong hình 4.33, L là chiều
dài mặt giường, B là chiều rộng mặt giường; H là chiều cao mặt giường tầng 1;
H1 là chiều cao tĩnh giữa giường tầng 1 và giường tầng 2; H2 là chiều cao tấm


chắn của giường tầng 2; L1 là khoảng trống lên xuống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>Bảng 4.9. Kích thước cơ bản của giường hai tầng </b>
<b>Chiều </b>
<b>dài mặt </b>
<b>giường </b>
<i><b>L (mm) </b></i>
<b>Chiều </b>


<b>rộng </b>
<b>mặt </b>
<b>giường </b>
<i><b>B </b></i>
<b>(mm) </b>


<b>Chiều cao mặt </b>
<i><b>giường tầng 1 H </b></i>


<b>(mm) </b>


<b>Chiều cao tĩnh </b>


<i><b>giữa 2 tầng H</b><b>1</b></i>


<b>(mm) </b>


<b>Chiều cao tấm </b>


<i><b>chắn H</b><b>2</b></i>


<b>(mm) </b> <b>Khoảng </b>


<i><b>trống L</b><b>1 </b></i>


<b>(mm) </b>
<b>Đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Không </b>


<b>đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Không </b>
<b>đặt đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
<b>Không </b>
<b>đặt </b>
<b>đệm </b>
<b>giường </b>
1920,
1970,
2020
720,
800,
900,
1000
240 
280
400 


440  1150  980  380  200


500 


600


<i>c) Kích thước cơ bản của đệm giường mềm lị xo </i>


Kích thước cơ bản của đệm giường mềm lò xo tham khảo ở bảng 4.10.
<b>Bảng 4.10. Kích thước cơ bản của đệm giường mềm lị xo </b>
<b>Chủng loại </b>


<b>đệm giường </b>


<b>Chiều dài </b>
<i><b>đệm L (mm) </b></i>


<i><b>Chiều rộng đệm B </b></i>
<b>(mm) </b>


<i><b>Chiều cao đệm H </b></i>
<b>(mm) </b>


Đệm đơn


1900, 1950,
2000, 2100


800, 900, 1000, 1100,
1200


 140


Đệm đôi 1350 (1400), 1500,



1800


<i><b>4.3.3. Thiết kế sản phẩm nội thất dạng tựa </b></i>


Sản phẩm nội thất dạng tựa là sản phẩm có tính phụ trợ cần thiết trong cuộc
sống và công việc hàng ngày. Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau, thông
thường sản phẩm nội thất dạng tựa gồm có những dạng sau: bàn ăn, bàn viết,
bàn học, bàn vẽ, bàn trang điểm, bàn trà. Ngồi ra, cịn có các dạng bàn đứng
làm việc như: bàn thu ngân, bàn bán hàng, bàn thao tác, bàn diễn thuyết, bàn
trưng bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

khi ngồi xuống làm tiêu chuẩn của kích thước (thường gọi là chiều cao ngồi)
như: bàn viết, bàn đọc sách, bàn ăn, thường gọi chung là bàn khi ngồi thao tác;
một loại là lấy gót chân khi đứng của cơ thể người làm tiêu chuẩn của kích
thước (tức là mặt đất) như: bàn diễn thuyết, bàn bán hàng, bàn thu ngân, thường
gọi chung là bàn dùng khi đứng thao tác


<i>4.3.3.1. Yêu cầu của bàn khi ngồi thao tác </i>


 Chiều cao mặt bàn: Chiều cao bàn có quan hệ mật thiết với sự mệt mỏi
và hình dáng cơ thể khi hoạt động. Nếu mặt bàn quá cao sẽ làm cho xương cột
sống bị cong sang một bên và mắt bị cận thị, làm giảm hiệu quả công việc, ngồi
ra cịn dẫn đến khuỷu tay thấp hơn mặt bàn và bị chùn vai, các cơ bắp co lại sinh
ra mỏi. Nếu mặt bàn quá thấp sẽ làm cho xương cột sống bị cong nhiều, dễ bị gù
lưng, phần bụng chịu áp lực gây trở ngại cho sự vận động hít thở và tuần hồn
máu, cơ lưng bị co lại cũng dễ sinh ra mỏi. Vì thế, chiều cao mặt bàn phải phù
hợp và chính xác, thường có khoảng cách nhất định với chiều cao mặt ngồi.
Phương pháp hợp lý để thiết kế chiều cao mặt bàn là lấy chiều cao ngồi có trước
cộng thêm với phần chênh lệch giữa chiều cao mặt ngồi và chiều cao mặt bàn,


kích thước chiều cao mặt bàn thường được tính theo công thức:


<b>H = H1 + H2 = H1 + 1/3 H1</b>


Trong đó:


H - chiều cao mặt bàn (mm);
H1-- chiều cao mặt ngồi (mm);


H2 - chênh lệch chiều cao mặt bàn và chiều cao mặt ngồi, thường lấy bằng


1/3 chiều cao mặt ngồi (mm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Tùy theo tính chất, nội dung cơng việc hoặc hạn chế của thiết bị mà có thể
tăng chiều cao mặt bàn, tức là có thể thơng qua tăng giảm chiều cao mặt ngồi, sử
dụng thêm đệm ngồi để đảm bảo chiều cao bình thường của mặt bàn. Thông
thường phạm vi chiều cao mặt ngồi từ 680  760 mm.


 Kích thước mặt bàn: Kích thước mặt bàn nên lấy phạm vi làm việc theo
phương nằm ngang của tay làm căn cứ cơ bản để xác định, đồng thời tính tốn
đến tính chất và kích thước của đồ đạc đặt trên mặt bàn. Nếu là bàn đa công năng
hoặc cần phải phối hợp với các đồ vật khác khi làm việc thì trên mặt bàn nên lắp
đặt thêm bộ phận phụ trợ. Nếu bàn làm việc cần dùng cho 2 người ngồi thẳng
hàng hoặc ngồi đối diện nhau thì kích thước của mặt bàn phải tính đến độ rộng
hoạt động của hai người, đối với trường hợp 2 người ngồi đối diện nhau cần phải
tăng độ rộng của mặt bàn. Thông thường, kích thước mặt bàn phải dựa vào độ
rộng hoạt động theo chiều dọc và chiều ngang của tay để tính tốn (hình 4.34).


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

lưng và động tác cúi đầu xuống, từ đó giảm được hiện tượng đau mỏi và co cơ
của lưng. Tuy nhiên những mặt bàn nghiêng thì khó đặt đồ.



Đối với sản phẩm nội thất dạng bàn họp, bàn ăn nên lấy độ rộng cạnh biên
mà cơ thể người chiếm dụng để tính tốn kích thước mặt bàn, độ rộng thích hợp
thường từ 600  700 mm, thơng thường có thể giảm xuống còn 550  580 mm.


 Khoảng trống dưới bàn: Để đặt chân và hoạt động thoải mái dưới bàn thì
chiều cao tĩnh dưới mặt bàn phải cao hơn chiều cao đầu gối khi bắt chéo 2 chân,
đồng thời đầu gối phải có khoảng dư hoạt động nhất định. Vì thế, tấm đáy của
ngăn kéo dưới bàn không được quá thấm, khoảng cách từ mặt bàn đến đáy ngăn
kéo dưới bàn không được vượt quá ½ chênh lệch chiều cao mặt bàn và mặt ngồi,
tức là khoảng 120  160 mm. Vì vậy, cạnh dưới ngăn kéo của bàn phải cách mặt
ngồi ít nhất là 178 mm, chiều rộng và chiều sâu của khoảng trống dưới mặt bàn
phải đảm bảo cho hai chân được co duỗi và hoạt động tự do.


 Màu sắc mặt bàn: Trong phạm vi tầm nhìn tĩnh của con người, màu sắc
của mặt bàn có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận tâm lý và sinh lý của con người và
cũng có tác dụng nhất định đến hiệu quả công việc. Thông thường mặt bàn khơng
nên sử dụng màu sáng tươi, vì màu sắc sáng tươi sẽ làm cho con người không tập
trung. Đồng thời, sắc độ màu sắc cũng tăng giảm theo độ sáng tối của mức độ
chiếu sáng. Khi ánh sáng cao, độ sáng của màu sắc tăng từ 0,5  1 lần, dễ làm cho
mắt mệt mỏi. Hơn nữa, mặt bàn quá sáng bóng, do ảnh hưởng của nhiều loại góc
độ phản xạ, dễ sinh ra hoa mắt, kích thích mắt, ảnh hưởng đến thị giác. Ngoài ra,
mặt bàn thường tiếp xúc với tay, nếu sử dụng vật liệu có tính truyền nhiệt mạnh
như kính, kim loại làm mặt bàn sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái.


<i>4.3.3.2. Yêu cầu của bàn khi đứng thao tác </i>


Bàn khi đứng thao tác hay bàn làm việc chủ yếu gồm: bàn bán hàng, bàn
thu ngân, bàn diễn thuyết, bàn phục vụ, bàn bếp, bàn rửa, bàn trưng bày. Các
kích thước chủ yếu của sản phẩm gồm: chiều cao mặt bàn, khoảng trống dưới


mặt bàn, kích thước mặt bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<b>Hình 4.35. Chiều cao khuỷu tay khi đứng </b>


Chiều cao mặt bàn dùng để thao tác đứng thường từ 850  1000 mm. Đối
với những mặt bàn cần phải dùng lực khi thao tác thì bằng 850  1000 mm giảm
đi 20  50 mm.


 Khoảng trống dưới mặt bàn: Phần dưới của bàn làm việc dùng ở dạng
đứng không cần để dư không gian hoạt động của chân, thông thường dùng ở
dạng tủ để cất đựng đồ đạc. Nhưng ở đáy phải thiết kế không gian lõm vào,
thông thường chiều cao lõm trong là 80 mm, chiều sâu từ 50  100 mm để thuận
tiện khi cơ thể người tựa sát vào bàn làm việc khi cần dùng lực để thao tác.


 Kích thước mặt bàn: Kích thước mặt bàn của bàn làm việc dùng để đứng
thao tác chủ yếu quyết định bởi hình dạng bố trí, khơng gian nội thất, kích thước
bề mặt cần thiết và bề mặt để đặt đồ. Nó khơng có quy định thống nhất nào mà
tùy vào công năng sử dụng khác nhau để thiết kế.


<i>4.3.3.3. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng tựa </i>


Kích thước chủ yếu của sản phẩm nội thất dạng tựa (sản phẩm bàn) chủ yếu
gồm: chiều cao mặt bàn, chiều rộng mặt bàn, chiều sâu mặt bàn, chiều rộng tĩnh
dưới mặt bàn, chiều cao tĩnh chân tủ, chiều rộng trong ngăn kéo tủ cạnh bàn,
chiều cao từ mặt đất đến cạnh dưới của gương, chiều cao từ mặt đất đến cạnh
trên của gương, đường kính mặt bàn (đối với bàn tròn) và một số kích thước
khác. Kích thước chủ yếu của một số loại bàn như sau:


 Bàn thùng (bàn có ngăn tủ) và bàn đơn: Bàn làm việc có tủ gồm bàn có
1 tủ và bàn có 2 tủ. Ký hiệu kích thước cơ bản của bàn có tủ và bàn đơn như


hình 4.36, kích thước cơ bản của sản phẩm tham khảo ở bảng 4.11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>Hình 4.36. Ký hiệu kích thước cơ bản của bàn 1 tủ và bàn 2 tủ </b>


<b>Hình 4.37. Kích thước cơ bản của bàn làm việc đơn </b>
<b>Bảng 4.11. Kích thước cơ bản của bàn có tủ và bàn đơn </b>


<b>Chủng </b>
<b>loại </b>
<b>bàn </b>
<b>Chiều rộng </b>
<i><b>B (mm) </b></i>
<b>Chiều </b>
<i><b>sâu T </b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Khoảng </b>
<b>trống </b>
<b>dưới </b>
<b>mặt bàn </b>
<i><b>H</b><b>1</b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>cao </b>
<b>tĩnh </b>
<b>của </b>
<b>chân tủ </b>
<i><b>H</b><b>2</b></i>
<b>(mm) </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>


<b>tĩnh </b>
<b>dưới </b>
<b>mặt </b>
<b>bàn </b>


<i><b>B</b><b>1</b></i><b>(m</b>


<b>m) </b>
<b>Chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>tĩnh </b>
<b>dưới </b>
<b>mặt </b>
<b>bàn </b>


<i><b>B</b><b>2</b></i><b>(m</b>


<b>m) </b>
<b>Sai </b>
<b>lệch </b>
<b>chiều </b>
<b>rộng </b>
<b>B </b>
<b>Sai </b>
<b>lệch </b>
<b>chiều </b>
<b>sâu </b>
<b>T </b>
Bàn có



1 tủ 9001500 500750  580  100  520  230 100 50


Bàn có


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

 Bàn ăn: Bàn ăn gồm bàn hình chữ nhật, bàn vng và bàn trịn. Ký hiệu
kích thước cơ bản của bàn ăn như hình 4.38, hình 4.39. Kích thước cơ bản của
sản phẩm bàn ăn tham khảo ở bảng 4.12.


ơ


<b>Hình 4.38. Ký hiệu kích thước cơ bản của bàn ăn </b>


<b>Hình 4.39. Kích thước cơ bản của bàn ăn (đơn vị: cm) </b>
<b>Bảng 4.12. Kích thước cơ bản của bàn ăn </b>


<b>Chủng loại </b>
<b>bàn </b>


<b>Chiều </b>
<i><b>rộng B </b></i>


<b>(mm) </b>


<b>Chiều sâu </b>


<i><b>T (mm) </b></i>


<b>Khoảng </b>
<b>trống dưới </b>
<i><b>mặt bàn H </b></i>



<b>(mm) </b>


<b>Chênh </b>
<b>lệch </b>
<b>đường </b>


<b>kính </b>
<b>(D-d)/2 </b>


<b>Sai </b>
<b>lệch </b>
<b>chiều </b>


<b>rộng </b>
<b>B </b>


<b>Sai </b>
<b>lệch </b>
<b>chiều </b>


<b>sâu </b>
<b>T </b>
Bàn ăn chữ


nhật 9001800 4501200  580 -


100 50


Bàn ăn vuông 6001000 -  580 - - -



Bàn ăn tròn  700 - -  350 - -


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>Hình 4.40. Ký hiệu kích thước cơ bản của bàn trang điểm và bàn rửa mặt </b>
<b>(đơn vị: cm) </b>


 Bàn thao tác: Chủ yếu là các loại bàn đứng thao tác như bàn bếp, bàn
quầy bar, bàn làm việc tại các cơng xưởng và nhà máy tham khảo ở hình 4.41.


<b>Hình 4.41. Kích thước cơ bản của bàn thao tác </b>


<i><b>4.3.4. Thiết kế sản phẩm nội thất dạng cất đựng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<i>4.3.4.1. Yêu cầu và kích thước cơ bản của sản phẩm dạng cất đựng </i>


Thiết kế công năng của sản phẩm nội thất dạng cất đựng đầu tiên phải phân
chia không gian cất đựng hợp lý, để thuận tiện cho việc cất và lấy đồ; thứ hai là
phương thức cất đựng phải hợp lý, số lượng cất đựng nhiều.


Việc cất đựng và phân loại các đồ đạc dùng trong cuộc sống hàng ngày của
con người phải dựa vào phạm vi có thể hoạt động và thao tác của cơ thể người,
đồng thời kết hợp với mức độ phức tạp và đơn giản khi sử dụng đồ đạc để tính
tốn vị trí cất đựng. Để xác định chiều cao của tủ, giá và vách ngăn một cách
chính xác và hợp lý với không gian cất đựng đầu tiên phải hiểu được phạm vi
hoạt động của cơ thể người. Như vậy, giữa sản phẩm nội thất dạng cất đựng và
cơ thể người có mối quan hệ kích thước gián tiếp với nhau. Quan hệ kích thước
này chính là độ rộng của động tác lên xuống của cánh tay khi đứng, dựa vào
mức độ thuận tiện có thể phân thành độ rộng tốt nhất và giới hạn bình thường có
thể đạt được (hình 4.42 trái).



<b>Hình 4.42. Quan hệ kích thước cơ thể người và sản phẩm nội thất </b>
<b>dạng cất đựng </b>


Thông thường lấy vai làm trục, cánh tay làm phạm vi của bán kính cất
đựng đồ là thuận tiện nhất, số lần sử dụng cũng nhiều nhất. Đây cũng làm
trường nhìn mà tia nhìn dễ thấy nhất của con người. Vì thế, những đồ đạc
thường dùng sẽ đặt ở khu vực thuận tiện lấy ra nhất, những đồ đạc không thường
xuyên sử dụng sẽ đặt ở vị trí mà tay có thể với tới. Đồng thời phải dựa vào tính
chất sử dụng, thói quen cất và lấy đồ, và hình thức cất đựng của đồ đạc để cất
đựng theo thứ tự, phân loại để cất đựng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

 Chiều cao: Chiều cao của sản phẩm cất đựng có thể dựa vào kích thước
cất và lấy thuận tiện để xác định, thường phân thành 3 khu vực chính (hình 4.42
phải). Khu vực 1 là khoảng cách từ mặt đất đến ngón trỏ của cánh tay duỗi thẳng
xuống khi đứng, tức là khu vực dưới 650 mm, khu vực này cất đựng không
thuận tiện, để thao tác cất và lấy đồ con người phải ngồi xổm, thường dùng để
cất đựng những đồ đạc rất nặng và không thường xuyên sử dụng. Khu vực 2 lấy
vai làm trục, là khoảng cách thẳng đứng tính từ đầu ngón trỏ đến cánh tay giơ
thẳng lên, chiều cao thường từ 650  1850 mm, là khu vực cất đựng những đồ
đạc thuận tiện nhất, hiệu suất sử dụng nhiều nhất, cũng là khu vực mà mắt người
dễ nhìn thấy nhất, thường để cất đựng những đồ đạc thường xuyên sử dụng. Nếu
cần mở rộng không gian chất đựng, tiết kiệm diện tích đất chiếm chỗ, có thể
thiết kế thêm khu vực 3, tức là khu vực tủ cao trên 1850 mm (không gian quá
cao), khu vực này thường dùng để cất đựng đồ đạc dùng theo mùa và có chất
nhẹ (như chăn, quần áo bông).


Trong khu vực 1 và khu vực 2 có thể thiết kế thêm vách ngăn, ngăn kéo, đồ
treo áo theo phạm vi hoạt động của cơ thể người và chủng loại của đồ đạc cất
đựng. Khi thiết kế vách ngăn, chiều sâu và khoảng cách giữa các vách ngăn phải
dựa vào kích thước của đồ đạc, cách thức cất đựng, tầm nhìn của con người để


xác định. Khoảng cách giữa các vách ngăn càng lớn thì tầm nhìn càng tốt, nhưng
lại làm lãng phí khơng gian. Vì thế, khi thiết kế phải sắp xếp cho hợp lý.


 Chiều rộng và chiều sâu: Chiều rộng và chiều sâu của sản phẩm dạng cất
đựng như tủ, tủ bếp, giá được xác định dựa vào các yếu tố như số lượng và
chủng loại đồ đạc cất đựng, hình thức cất đựng và bố trí khơng gian nội thất.
Thông thường chiều rộng tủ là 800 mm, chiều sâu tủ áo từ 550  600 mm, chiều
sâu của tủ sách từ 400  450 mm.


Khi thiết kế sản phẩm nội thất dạng cất đựng, ngồi các yếu tố ở trên, đứng
từ góc độ tổng thể kiến trúc nên tính tốn đến mức độ ảnh hưởng của trọng
lượng sản phẩm dạng tủ đến nội thất và cảm giác dễ lấy đồ trong nội thất.


<i>3.3.4.2. Kích thước cơ bản của sản phẩm nội thất dạng cất đựng </i>


Do chủng loại và kích thước của sản phẩm dạng cất đựng đa dạng và khác
nhau, cùng với sự hạn chế của khơng gian nội thất, vì thế phải phân loại hợp lý
để xác định phạm vi kích thước thiết kế. Kích thước chủ yếu của sản phẩm dạng
cất đựng gồm chiều rộng, chiều cao, chiều sâu. Kích thước chủ yếu của một số
loại sản phẩm dạng cất đựng như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>Hình 4.43. Ký hiệu kích thước cơ bản của tủ áo </b>
<b>Bảng 4.13. Kích thước cơ bản của tủ áo </b>


<b>TT </b> <b>Kích thước cơ bản (mm) </b> <b>Kích thước </b>


1 <i>Chiều rộng không gian treo áo B </i>  530


2 Chiều sâu không gian
<i>trong tủ T </i>



<i>Chiều sâu treo áo T1</i>  530


<i>Chiều sâu gấp áo T2</i>  450


3 <i>Chiều cao từ thanh treo áo đến nóc tủ H1</i>  580


4 Khoảng cách từ thanh treo đến tấm
<i>đáy tủ H2</i>


Treo áo dài  1400
Treo áo ngắn  900
5 <i>Chiều cao cách đất H3</i>


Hệ chân hở  100
Hệ chân kín  50


 Tủ đầu giường và tủ thấp: Ký hiệu kích thước của tủ đầu giường và tủ
thấp như hình 4.44, kích thước cơ bản tham khảo ở bảng 4.14.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<b>Bảng 4.14. Kích thước cơ bản của tủ đầu giường và tủ thấp (mm) </b>
<b>Chủng </b>


<b>loại tủ </b>


<b>Chiều </b>
<b>rộng B </b>


<b>Chiều sâu </b>
<b>T </b>



<b>Chiều cao </b>
<b>H </b>


<b>Khoảng cách cách đất </b>
<b>Hệ chân hở Hệ chân kín </b>
Tủ đầu


<b>giường </b> 400600 300450 500700  100  50


Tủ thấp 500700


 Tủ sách và tủ hồ sơ: Ký hiệu kích thước của tủ sách và tủ hồ sơ như hình
4.45, kích thước cơ bản của sản phẩm tham khảo ở bảng 4.15.


<b>Hình 4.45. Ký hiệu kích thước cơ bản của tủ sách và tủ hồ sơ </b>
<b>Bảng 4.15. Kích thước cơ bản của tủ sách và tủ hồ sơ (mm) </b>


<b>Kích thước cơ bản </b> <b>Chủng loại tủ </b>


<b>Tủ sách </b> <b>Tủ hồ sơ </b>
<b>Chiều </b>


<b>rộng B </b>


<b>Kích thước </b> <b>600900 </b> <b>4501050 </b>


<b>Sai lệch </b> 50 50


<b>Chiều sâu </b>


<b>T </b>


<b>Kích thước </b> <b>300400 </b> <b>400450 </b>


<b>Sai lệch </b> 20 10


<b>Chiều cao </b>
<b>H </b>


<b>Kích thước </b> 12002400


370400;
7001200;
18002200


<b>Sai lệch </b> 200, 50 -


<b>Chiều cao tĩnh giữa các ngăn H1</b>  230  330


<b>Chiều cao tĩnh từ đất </b>
<b>đến tấm đáy tủ H2</b>


<b>Hệ chân kín </b>  310  100


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

Quy cách thường dùng của ô đựng sách thường được xác định như hình 4.46.


<b>Hình 4.46. Quy cách của ô đựng sách </b>
<b>4.4. Thiết kế tạo dáng sản phẩm nội thất </b>


Tạo dáng sản phẩm nội thất là một trong những công đoạn đặc biệt quan


trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm nội thất. Giá trị của một sản phẩm không
chỉ được đánh giá qua độ bền chức năng mà nó cịn phải có chất lượng thẩm mỹ
cao. Tuỳ theo từng điều kiện bối cảnh lịch sử mà hai yếu tố này (độ bền và tính
thẩm mỹ) được coi trọng ở mức độ khác nhau. Trước đây, độ bền của sản phẩm
được đặt lên hàng đầu và tính thẩm mỹ của sản phẩm bị coi nhẹ. Ngày nay, với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sản xuất hiện đại hơn, chính xác hơn,
nguồn nguyên liệu đa dạng hơn thì vấn đề thẩm mỹ của sản phẩm lại là mấu
chốt chính quyết định đến giá trị của sản phẩm. Cùng một loại nguyên liệu, cùng
một loại hình sản phẩm, nhưng sản phẩm nào có mẫu mã và hình thức đẹp hơn,
hấp dẫn hơn thì giá trị của nó có thể cao hơn hẳn so với sản phẩm kia.


Thực chất, tạo dáng sản phẩm nội thất là một công đoạn trong thiết kế sản
phẩm. Ở đó, người thiết kế đưa ra các phương án về hình dạng và kích thước của
sản phẩm theo một số nguyên tắc mỹ thuật nhất định và đặc biệt là người thiết
kế có thể lồng ghép các ý tưởng sáng tạo của mình vào sản phẩm để sản phẩm
có một ý nghĩa nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

bởi mục tiêu của thiết kế tạo dáng là nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.


Với những khái niệm như trên về tạo dáng sản phẩm thì người thiết kế đã
tác động đến tâm lý người sử dụng thông qua các yếu tố tri giác và các yếu tố
tạo hình của sản phẩm.


<i><b>4.4.1. Yếu tố tri giác </b></i>


<i>4.4.1.1. Thị giác </i>


Thị giác là cảm giác để cảm nhận và phân biệt các đặc tính sáng tối và màu
sắc của ánh sáng. Mắt là khí quản của thị giác, trong phạm vi bước sóng nhất
định thì sóng ánh sáng là kích thích thích hợp của thị giác.



Thiết kế thị giác của sản phẩm và nội thất là dựa vào đặc tính thị giác của
con người và quy luật mỹ học nhất định, vận dụng các phương pháp cấu tạo và
thủ pháp biểu hiện, xử lý tốt các yếu tố tạo hình như: hình dạng, kích thước,
màu sắc và chất liệu để tạo thành sản phẩm hoặc hình dáng chính của không
gian nội thất đẹp.


Hiệu quả thị giác của sản phẩm có quan hệ với kích thước, đường sáng,
màu sắc và các giao diện của không gian nội thất. Việc thay đổi số lượng, kích
thước, hình dạng và màu sắc của sản phẩm có thể tạo ra cảm giác khơng gian nội
thất khác nhau.


<i>4.4.1.2. Thính giác </i>


Thính giác là cảm giác để phân biệt các đặc tính của âm thanh. Tai là khí
quản của thị giác, sóng âm thanh là kích thích thích hợp của thính giác.


Thiết kế thị giác của sản phẩm và nội thất là dựa vào đặc tính thính giác
của con người và kích thước, hình dạng, nơi hợp lý của không gian nội thất để
tiến hành thiết kế, lựa chọn và bố trí đồ vật bài trí; trang trí, tổ hợp và phân chia
khơng gian nội thất, đặc biệt là kích thước, vật liệu và hình dáng của sản phẩm
và bố trí của nội thất, nhằm khống chế âm thanh trong không gian nội thất, giữ
và tăng âm thanh cần thiết cho con người, giảm và loại bỏ những âm thanh ồn.


Âm thanh có quan hệ với kích thước, hình dáng và vật liệu của khơng gian
nội thất. Vì thế, khi thiết kế cần chú ý đến kích thước, hình dạng và vật liệu của
sản phẩm và bố trí sản phẩm trong không gian nội thất.


<i>4.4.1.3. Xúc giác </i>



Xúc giác là cảm giác để phân biệt những kích thích của thế giới bên ngồi
đến tình trạng tiếp xúc của da. Xúc giác là một trong những hệ thống cảm giác
quan trọng nhất của cơ thể người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

con người để thiết kế và xử lý hợp lý hình dạng, kích thước, màu sắc và chất liệu
của sản phẩm, nhằm tạo ra hiệu quả xúc giác thích hợp như: cảm giác nóng lạnh,
cảm giác trơn thô, cảm giác khô ướt và cảm giác mềm cứng. Khi thiết kế phải
chú ý đến yêu cầu của đặc tính xúc giác, như xử lý chi tiết của sản phẩm và lựa
chọn vật liệu mặt đều phải thỏa mãn yêu cầu của xúc giác.


<i>4.4.1.4. Khứu giác </i>


Khứu giác là cảm giác để phân biệt mùi vị của vật thể. Cảm giác về mùi vị
là do các hạt vật chất nhỏ li ti phát tán trong khơng khí tác dụng lên tế bào xúc
giác của khoang mũi, sinh ra hưng phấn, sau đó truyền đến lớp vỏ đại não và
dẫn đến cảm nhận được mùi vị. Mỗi lần hít thở đều đưa khơng khí vào trong cơ
quan khứu giác của cơ thể người. Hít thở làm con người ngửi thấy mùi vị. Vì
thế, khứu giác là đặc tính cảm giác quan trọng của con người.


Thiết kế khứu giác của sản phẩm và nội thất là dựa vào đặc tính khứu giác
và yêu cầu sức khỏe của con người. Khi tiến hành thiết kế sản phẩm và nội
thất, nên lựa chọn và sử dụng hợp lý các vật liệu xanh và bảo vệ môi trường.
Trong tồn bộ q trình thiết kế kết cấu, thiết kế cơng nghệ, q trình sản xuất,
trang sức bề mặt, bán hàng và sử dụng nên chấm dứt và hạn chế sử dụng vật
chất có hại hoặc thể khí có độc, khống chế và loại bỏ mùi khí khơng tốt, đồng
thời trong tình hình cho phép nên đưa mùi khí khơng độc của tự nhiên vào,
nhằm tạo ra môi trường nội thất khỏe, thoải mái; làm việc, học tập và sinh hoạt
<b>an toàn cho con người. </b>


<i><b>4.4.2. Yếu tố tạo dáng </b></i>



Nguồn gốc của nghệ thuật tạo dáng chính là sự cảm nhận thị giác của con
người và yếu tố chính của nó là hình dạng và màu sắc. Đây là hai yếu tố chủ yếu
tác động đến tâm lý thị giác của chúng ta. Ngoài ra, chất liệu bề mặt của sản
phẩm cũng được xem là một yếu tố của tạo hình, tuy nhiên khi phân tích màu
sắc thì chất liệu bề mặt đã bao hàm trong đó.


<i>4.4.2.1. Hình dạng </i>


Hình dạng được phân biệt nhờ những đường biên giới hạn, chính nhờ
những đường này mà ta có thể phân biệt được hình này với hình khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

được phản ánh.


Các hình dạng thường sử dụng trong thiết kế sản phẩm là hình trịn, hình
tam giác, hình chữ nhật và hình vng. Các hình dạng khác nhau cũng có những
ý nghĩa khác nhau, như:


- Hình trịn là một hình đặc có một tâm điểm tự nhiên đó là điểm trung tâm
của nó. Nó biểu thị sự thống nhất, liên tục, tạo cảm giác như thu lại, tập trung
lại. Một hình trịn thơng thường thì bền vững và tự mình là trung tâm, nhưng khi
đặt cạnh những đường khác và những hình khác thì đường trịn lại có những
biểu hiện cảm giác một cách rõ rệt. Nó có thể là bình ổn hay bất an, nó có thể
tĩnh hoặc động. Đối với những đường được uốn cong, bản chất của nó lại chính
là sự kết hợp của những đường trịn ln chuyển nên cảm giác thu vào của hình
trịn đơi khi lại là cởi mở, nó căng ra dường như muốn vỡ.


- Hình tam giác thơng thường thì thể hiện tính ổn định. Song cũng có
những trường hợp chúng lại gây cảm giác bất ổn và năng động. Hình tam giác
có thể kết hợp để tạo ra hình vng, hình đa giác, hình sao... và mỗi khi tạo ra


hình mới như thế chúng lại cho những cảm nhận riêng đối với tâm lý thị giác
của con người. Ngay trong bản thân hình tam giác, quan hệ giữa ba cạnh và ba
góc của nó cũng đã làm cho nó thay đổi hẳn những tính chất cảm thụ thị giác.


- Hình vng và hình chữ nhật là một trong những loại hình điển hình trong
nghiên cứu thiết kế tạo dáng, tuy rằng loại hình này rất ít gặp trong tự nhiên.
Hình vng cũng giống như hình tam giác về mặt tâm lý thị giác, tức là nó cũng
có tính ổn định và năng động. Đối với hình chữ nhật, sự ổn định hay bất ổn định
khơng những thể hiện qua chiều hướng của hình mà ngay cả quan hệ giữa chiều
dài và chiều rộng của hình cũng làm thay đổi cảm nhận về hình.


Tạo hình sản phẩm nội thất do các nhân tố hình thái cơ bản nhất là điểm,
đường, mặt, khối tạo thành.


<i>a) Điểm </i>


Điểm là đơn vị cấu thành nhỏ nhất hoặc cơ bản nhất trong cấu thành hình
dạng. Nó là một chấm nhỏ tương đối trong một mơi trường rộng lớn hơn nó rất
nhiều lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

của một mặt phẳng, khối.


Trong khái niệm về hình học, điểm chỉ có vị trí chứ khơng có kích thước và
phương hướng, nó tĩnh tại và vơ hướng. Nhưng trong thiết kế tạo hình, điểm
phải có kích thước, phương hướng hoặc diện tích, thể tích, màu sắc, chất cảm
nhất định, nếu không sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của nó.


Những hình dạng có diện tích hoặc thể tích rất nhỏ đối với tổng thể hoặc
mặt nền thì đều gọi là điểm. Cùng 1 điểm, nhưng nếu mặt nền lớn thì gọi là
điểm, nếu mặt nền nhỏ thì lại mất đi đặc trưng của điểm mà nó trở thành mặt


hoặc đường. Như hình 4.47, trong hình 4.47a thì vịng trịn đen có đặc trưng của
điểm; trong hình 4.47b thì do mặt nền hạn chế trong 1 hình vng nhỏ, nên cùng
là điểm có kích thước giống nhau nhưng lại có cảm giác mặt; trong hình 4.47c
thì vịng trong có diện tích khá lớn, nên cũng khơng được gọi là điểm.


<b>Hình 4.47. Khái niệm điểm </b>


Loại hình của điểm thường là hình trịn, như hình trịn trên mặt phẳng 2
chiều hoặc hình cầu (trong khơng gian 3 chiều). Nhưng hình elip, hình chữ nhật,
hình vng, hình tam giác, hình đa giác, hình sao và các hình bất quy tắc cũng
được gọi là điểm nếu tỷ lệ giữa các hình này so với vật là rất nhỏ.


Trong tạo hình sản phẩm nội thất, tay cầm, lỗ khóa, hình dạng khóa với
các hình dạng khác nhau trên cửa tủ hoặc tấm mặt ngăn kéo, đinh, nút bọc
trang trí trên đệm mềm ghế sofa và các phụ kiện trang trí cục bộ và linh kiện
kim loại trên sản phẩm, đối với tổng thể sản phẩm mà nói chúng đều là mặt
hoặc khối khá nhỏ, đều thể hiện đặc trưng hình thái của điểm, vì thế đều có thể
coi là điểm. Những điểm này trong tạo hình sản phẩm nội thất có cơng năng
phụ là trang trí rất tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<b>Hình 4.48. Ứng dụng của điểm </b>


<i>b) Đường </i>


Tập hợp của nhiều điểm sẽ tạo thành đường. Đường có chiều dài và vị trí,
nhưng khơng có chiều rộng và chiều dày. Nhưng trên mặt phẳng, đường phải có
chiều rộng; trong khơng gian, đường phải dày thì mới có ý nghĩa tồn tại về mặt
thị giác. Như vậy, đường khác với điểm tĩnh tại vơ hướng, nó có hướng xác định
và có sự biến đổi. Đặc trưng của đường là độ dài, độ đậm nhạt và độ uốn lượn
của nó. Nếu chiều dài của đường co ngắn lại hoặc răng độ rộng của đường, thì


nó sẽ mất đi đặc trưng của đường mà trở thành điểm hoặc mặt.


Đường là yếu tố cơ bản của hình dạng khung ngồi của vật thể. Hình dạng
của đường gồm đường cong và đường thẳng, ngồi ra cịn có đường gấp khúc
(hình 4.49).


<b>Hình 4.49. Ứng dụng của đường </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

đường thẳng thành đường thẳng nằm ngang, đường thẳng đứng, đường xiên;
đường cong có thể phân thành đường cong xoắn ốc, đường cong tự do (hình chữ
C, hình chữ S), đường cung tròn. Đường nằm ngang cho cảm giác ổn định, ôn
hoà, đường thẳng đứng lại cho cảm giác cân bằng. Đường xiên lệch so với
đường nằm ngang và thẳng đứng sẽ gợi cảm giác trỗi dậy, rơi và bất ổn. Đường
cong lại cho những cảm giác về sức căng uốn mà chính cảm giác này kết hợp
với cảm giác động của những đường xiên đã tạo ra những cảm giác chắc chắn
hơn. Chính những đường uốn lượn lên xuống đã tạo những nhịp điệu những
nhịp thở rất gần gũi với sự phát triển tự nhiên.


Trong tạo dáng sản phẩm nội thất, đường là chi tiết dạng đường, như thanh
gỗ vuông, ống thép, đường cạnh của tấm chi tiết, khe hở giữa ngăn kéo với ngăn
kéo, khe hở giữa cửa với cửa, đường chỉ trang trí của cửa và tấm mặt ngăn kéo,
đường cạnh bịt chiều dày của chi tiết tấm và các đường hoa văn của vải trang trí
bề mặt sản phẩm.


<i>c) Mặt </i>


Vết của đường khi chuyển dịch sẽ tạo ra mặt. Nếu đường thẳng di chuyển
theo phương nằm ngang thì sẽ tạo thành mặt hình chữ nhật, nếu đường thẳng di
chuyển xoay vòng sẽ tạo thành mặt hình trịn, nếu di chuyển xiên sẽ tạo thành
mặt hình thoi. Ngồi ra, nếu phân chia mặt hoặc cắt khối cịn có thể tạo thành


nhiều mặt có hình dạng khác nhau. Trong thực tế, khi chiều dày của vật nhỏ hơn
nhiều lần so với chiều dài và rộng thì cũng coi vật đó có đặc trưng mặt.


Mặt có thể phân thành mặt phẳng và mặt cong. Mặt phẳng có mặt thẳng
đứng, mặt nằm ngang và mặt nghiêng. Mặt cong có mặt cong hình học và mặt
cong tự do. Trong đó mặt phẳng thường thể hiện trong khơng gian ở 2 dạng là
hình học (hình 4.50) và phi hình học (hình 4.51).


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>Hình 4.51. Dạng phi hình học </b>


Dạng hình học là hình được tạo thành theo phương thức tốn học, bao gồm
hình đường thẳng (gồm hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thoi),
hình đường cong (gồm hình trịn, hình elip) và hình tổ hợp đường cong và
đường thẳng.


Dạng phi hình học là hình tạo thành khơng theo quy tắc tốn học, bao gồm
hình hữu cơ và hình bất quy tắc. Hình hữu cơ chủ yếu do đường cong tự do tạo
thành. Hình bất quy tắc là hình mặt phẳng được tạo ra theo chủ ý hoặc không
chủ ý của con người.


Hình dạng của mặt khác nhau sẽ có những đặc trưng ý nghĩa khác nhau.
Mặt được tạo thành từ các dạng hình học, mang lại cảm giác gọn gàng, dứt
khoát, trật tự. Tổ hợp của nó khơng được q phức tạp, nếu khơng sẽ mất đi tính
cách riêng của các ngoại hình hình học.


Mặt được tạo thành từ các dạng hình hữu cơ mang lại cảm giác chân thật về
mặt thị giác và có cảm giác trật tự về mặt thẩm mỹ.


Mặt được tạo thành từ các dạng hình bất quy tắc mang lại cảm giác thân
thiện, ấm áp và linh hoạt.



Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm nội thất, mặt là nhân tố tạo hình quan trọng
nhất. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, ứng dụng của mặt hoặc hình trong tạo dáng
một là do tấm mặt hay hình thức vật thể khác tạo thành; hai là do sắp xếp các chi
tiết dạng thanh tạo thành; ba là do các chi tiết dạng đường bao quanh tạo thành.


<i>d) Khối </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

được sử dụng.


Dựa vào phương pháp cấu tạo khác nhau, khối có thể phần thành khối đặc và
khối rỗng. Khối rỗng mang lại cảm giác nhẹ, thoáng, trong suốt. Khối đặc mang
lại cảm giác nặng nề, chắc chắn, ổn định, khép kín. Trong thiết kế tạo dáng sản
phẩm nội thất, có thể vận dụng tổng hợp lồi lõm, đặc rỗng, đóng mở, sáng bóng
để tạo ra các sản phẩm có kết cấu tổ hợp khối với hình dạng khác nhau.


<i>4.4.2.2. Màu sắc </i>


Màu sắc là một yếu tố đặc thù của tạo hình, tiếng nói của màu sắc trong tạo
hình đóng vai trị quyết định trong tạo hình bởi sự cảm nhận đặc biệt về màu sắc
của chính con người.


Nguồn gốc của màu sắc là ánh sáng, không có ánh sáng sẽ khơng có màu sắc.
Trong chương trình vật lý phổ thơng, chúng ta đã biết ánh sáng vừa có tính
chất sóng, vừa mang tính chất hạt. Với tính chất sóng của ánh sáng thì bản chất
của màu sắc được giải thích như sau:


Ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc với những phổ màu
khác nhau có bước sóng khác nhau. Ánh sáng màu đơn sắc cơ bản là các phổ
màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím. Khi ánh sáng trắng chiếu lên bề mặt


của một vật, ánh sáng sẽ bị hấp thụ và chỉ phản chiếu lại một loại ánh sáng màu
có bước sóng nhất định. Ánh sáng phản chiếu đó chính là màu sắc của vật mà ta
cảm nhận thấy qua thị giác. Một bề mặt màu đỏ, hấp thụ hầu hết các ánh sáng
chiếu lên nó và chỉ phản xạ lại phần đỏ của quang phổ.


Với cách giải thích như trên về bản chất của màu sắc thì vật có bề mặt màu
đen có nghĩa là bề mặt của vật đã hấp thụ hầu hết ánh sáng chiếu lên nó, ngược
lại vật có màu trắng là vật phản chiếu lại hầu hết các ánh sáng chiếu lên nó.
Chính từ những kiến thức này, chúng ta có thể giải thích được những hiện tượng
xảy ra khi chúng ta pha trộn các chất màu với nhau. Nếu trộn tất cả các chất màu
với nhau theo một tỷ lệ nhất định, ta sẽ có màu đen, ngược lại nếu kết hợp tất cả
các ánh sáng màu như ánh sáng của đèn chiếu, ta sẽ có màu trắng.


Như vậy, cũng có nghĩa là chất lượng của nguồn sáng ảnh hưởng lớn tới
chất lượng màu của vật thể. Nguồn sáng trắng sẽ phản ánh trung thực màu của
vật thể hơn cả bởi trong nguồn sáng trắng chứa đầy đủ các ánh sáng đơn sắc.


Trong khoa học màu sắc, màu sắc được đặc trưng qua 3 khía cạnh: sắc
màu, độ sáng và cường độ của màu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

- Độ sáng: Chính là tính sáng tối của màu trong quan hệ đậm nhạt, đây
chính là phần mà nhờ đó chúng ta nhận ra vật thể trong một môi trường ánh sáng
khác màu;


- Cường độ màu: Là độ tinh khiết của màu, là mức độ bão hoà của màu khi
so sánh với màu xám ở cùng một mức độ đậm nhạt.


Tất cả các thuộc tính trên của màu sắc có quan hệ mật thiết với nhau một
cách tất yếu. Mỗi màu chính có một độ đậm nhạt bình thường. Ví dụ, màu vàng
tinh khiết thì sáng hơn màu xanh nước biển tinh khiết trên phương diện độ sáng


(độ đậm nhạt). Để tạo thành màu sáng hay đậm thì cường độ màu của chúng
cũng sẽ bị giảm.


Như vậy:


- Màu nguyên chất là màu phản ánh rõ những vệt quang phổ đơn sắc của
chính nó.


- Màu trắng tuyệt đối là màu phản xạ được toàn bộ các tia sáng chiếu lên nó
(phản xạ 100%).


- Màu đen tuyệt đối là màu mà toàn bộ các tia sáng chiếu lên nó được hấp
thụ (hấp thụ 100%).


Theo Niutơn (1643 - 1727), trong thiên nhiên có 7 màu cơ bản: đỏ, da cam,
vàng, xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển và tím. Dựa vào 7 màu cơ bản
này người ta lập ra vòng tròn màu của Catstên, ngôi sao màu 7 cánh của Sepơrô.
Tam giác màu của Yông mà 3 đỉnh là 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, vàng để pha ra
các màu khác nhau. Hay một số hệ thống màu sắp xếp theo thuộc tính để nhận
biết. Đơn giản như vịng trịn màu của Brewsku hoặc của Prăng bao gồm 3 màu
gốc đầu tiên là xanh, đỏ, vàng rồi đến các màu thứ cấp thứ hai, thứ ba... khi pha
trộn chúng với nhau.


Tiếp theo có 2 hệ thống phân loại màu hiện đại hơn của Ôtstơvan và của
Albert - Munsell.


Hệ thống của Ôtstơvan là hệ thống phân loại màu đầu tiên được biểu hiện
theo hình khối khơng gian. Người ta dùng mơ hình tương tự 2 hình nón úp vào
nhau, một đỉnh màu trắng một đỉnh màu đen, mặt trịn đáy nón được chia thành
8 phần bằng nhau, mỗi cạnh mang tên màu cơ bản. Trên mỗi phần lại chia


thành 3 phần bằng nhau, đó là 3 màu pha mới. Như vậy, hệ thống Ơtstơvan có
8 màu cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

không gian 3 chiều. Trên trục vuông góc đi qua tâm vịng trịn, hai điểm mút của
trục đánh số 0 (biểu thị màu đen tuyệt đối), còn đầu kia đánh số 10 (biểu thị màu
trắng tuyệt đối), còn các số từ 1 đến 9 là biểu thị các màu nguyên chất.


Hệ thống phân loại màu này đã trở thành hệ thống cơ bản của Hội chiếu
sáng Quốc tế (CIE), Hội trung tâm thông tin màu sắc của Pháp, các Hội Thuật
ngữ lí học màu sắc thế giới...


Những quy định chuẩn hoá về màu sắc trong hệ thống màu Munsell: Về 3
cấp lý học của màu có các kí hiệu: sắc màu (Hue), độ sáng màu (Luminosity) và
độ bão hoà màu (Satiation) ; 10 màu cơ bản được xếp trên vòng trịn màu có
khoảng cách đều nhau là:  Y (Yellow): vàng; . YG (Yellow green): Vàng
pha xanh;  G (Green): Xanh lá cây;  BG (Blue green): Xanh pha xanh lá
cây;  B (Blue): Xanh;  PB (Purple Blue): Đỏ pha xanh;  P (Purple): Đỏ
thẫm;  RP (Red purple): Đỏ pha đỏ thẫm;  R (Red): Đỏ tươi;  YR (Yellow
- red): Vàng pha đỏ tươi (da cam).


Hệ thống phân loại màu theo không gian 3 chiều là theo các màu ở 3 mặt
khơng gian, ta có thể xác định được bất kì màu mới nào cần thiết và khá chính xác.


Nếu một màu được kí hiệu là YG 6/4 có nghĩa là màu vàng pha xanh lá
cây, có độ sáng (L) là 6 và độ bão hoà (S) là 4.


Cách pha màu cũng được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Chẳng hạn từ 3
màu(xanh, vàng, đỏ) cơ bản ở tam giác màu, hay vòng tròn màu, mà ta có thể
pha ra một màu nào đó mà ta muốn, ví dụ: Đỏ + vàng sẽ được da cam; vàng +
xanh sẽ được xanh lá cây; đỏ + xanh sẽ được màu tím.



Nếu tỉ lệ của một màu cơ bản nào đó hơn một màu cơ bản kia, thì lại cho ta
pha được màu mới, màu nào nhiều hơn ghi thêm dấu (+), màu nào ít hơn ghi
thêm dấu (-), ví dụ: Đỏ (+) vàng (-) sẽ được dam cam hơi đỏ; đỏ (-) vàng (+) sẽ
được vàng da cam; vàng (+) xanh (-) sẽ được xanh lá mạ; đỏ (+) xanh (-) sẽ
được tím ửng đỏ; vàng (-) xanh (+) sẽ được xanh lá cây đậm; đỏ (-) xanh (+) sẽ
được tím than.


Các màu pha được trên đây đúng tỉ lệ mà ta muốn thì có độ bão hồ lớn
nhất (S1). Từ màu bão hoà lớn nhất này được pha lẫn với màu khác để có màu
mới u cầu thì có độ bão hồ kém hơn (S2)... cứ tiếp tục pha chế màu như thế,
ta sẽ có tới hàng trăm màu khác nhau, thoả mãn người dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Phương pháp quan sát, chụp ảnh màu này vẫn chưa chính xác vì nó phụ
thuộc thị lực từng người và phương chiếu sáng, cường độ nguồn sáng. Vì vậy,
dùng máy đo màu là phương pháp chính xác.


<i>4.4.2.3. Chất cảm </i>


Tạo dáng sản phẩm phải sử dụng nhiều loại vật liệu có chất liệu và tình
cảm khác nhau, yếu tố này gọi là chất cảm. Về hiệu quả mỹ quan của sản phẩm,
việc xử lý và vận dụng chất cảm là một phương pháp rất quan trọng.


Chất cảm có 2 loại cơ bản là chất cảm xúc giác và chất cảm thị giác. Chất
cảm xúc giác là khi sờ vào vật liệu sẽ cảm nhận được chất liệu (vân thớ) thô -
mịn, dày - thưa, mềm - cứng, nặng - nhẹ, lồi - lõm, ráp - nhẵn, nóng - lạnh, chất
cảm xúc giác là cảm nhận chân thật về vật liệu của sản phẩm. Chất cảm thị giác
là dùng mắt nhìn vào vật liệu của sản phẩm cảm nhận thấy mờ - rõ, bóng - thơ,
có vân - khơng có vân, sáng - khơng sáng, chất cảm thị giác là sự ảo giác về cảm
nhận đối với sản phẩm.



Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, không lợi dụng trang sức để che đi vật
liệu của sản phẩm mà chú trọng thể hiện vật liệu thật, cố gắng giữ được vẻ đẹp
tự nhiên và hình dạng vốn có của vật liệu.


<i><b>4.4.3. Ngun tắc mỹ thuật trong tạo dáng sản phẩm nội thất </b></i>


Nguyên tắc mỹ thuật trong tạo dáng sản phẩm nội thất chủ yếu gồm tỷ lệ và
kích thước, thống nhất và biến đổi, nhịp điệu và nhấn mạnh, cân bằng và ổn
định, mô phỏng và sao chép.


<i>4.4.3.1. Tỷ lệ và kích thước </i>


Tỷ lệ là thủ pháp thường dùng trong tạo hình nghệ thuật, tạo hình sản phẩm
nội thất cũng như thế. Trong tạo hình sản phẩm nội thất, các ngơn ngữ tạo hình
cơ bản như điểm, đường, mặt, khối dùng để biểu đạt và miêu tả hình thức vật thể
trong sự tương quan về tỷ lệ và kích thước.


<i>a) Tỷ lệ </i>


Tỷ lệ trong thiết kế thể hiện thông qua chiều dài, chiều rộng và chiều sâu
của vật thể; mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau và mối tương quan trong tổng
thể bao gồm cấu tạo trên dưới, trái phải, chính phụ; kích thước dài ngắn, to nhỏ,
cao thấp… Nói tóm lại, đó là tỷ số về kích thước. Một tỷ lệ hài hịa đem lại cảm
nhận đẹp cho hình thái vật thể.


Thiết kế sản phẩm nội thất phải nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ
phận, để xác định tỷ lệ trong thiết kế thường dựa vào các yếu tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Các loại sản phẩm khác nhau thì có hình thức cơng năng khác nhau và các


hình thức cơng năng khác nhau thì sẽ có u cầu sử dụng khác nhau. Ví dụ: tủ
quần áo thì cao, ghế sofa thì thấp. Do đó, các hình thức cơng năng và u cầu sử
dụng khác nhau thì sẽ xác định có tỷ lệ kích thước khác nhau. Mối tương quan
về tỷ lệ này được hình thành trong quá trình sử dụng, con người cảm thấy thoải
mái, đáp ứng được công năng sử dụng và công năng thẩm mỹ.


 Kết cấu, công nghệ và sử dụng vật liệu:


Trong tạo hình sản phẩm nội thất nếu một trong ba yếu tố trên thay đổi thì
sẽ trực tiếp dẫn tới tỷ lệ và kích thước thay đổi, tạo ra các hiệu quả nghệ thuật
khác nhau. Tạo hình sản phẩm nội thất hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào khoa
học kỹ thuật tiên tiến và các vật liệu mới. Sản phẩm gỗ truyền thống, sử dụng
kết cấu mộng, do đó bề mặt cấu kiện phải đủ lớn, khiến cho tổng thể hình dáng
mang lại cảm giác thô kệch và nặng nề; mà trong thiết kế hiện đại việc ra đời
các dạng vật liệu dạng tấm, kết cấu đơn giản, linh kiện phong phú khiến cho
hình dáng sản phẩm được tự do, linh hoạt với hình thể nhẹ nhàng đáp ứng các
nhu cầu con người trong cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, việc sử dụng các loại vật
liệu mới như sắt, thép, kính, nhựa tổng hợp… đã làm cho loại hình sản phẩm nội
thất thêm phong phú về kiểu dáng mẫu mã và công năng sử dụng.


 Không gian nội thất và tính đồng bộ của sản phẩm nội thất:


Trong thiết kế và trang trí nội thất, một khơng gian chức năng địi hỏi phải
bố trí sử dụng rất nhiều các loại sản phẩm nội thất đáp ứng các công năng sử
dụng khác nhau. Do đó, hình thành mối quan hệ tương quan về tỷ lệ giữa các
sản phẩm với nhau và với tổng thể không gian. Trong quá trình nghiên cứu mối
tương quan về tỷ lệ này thường xét vị trí của sản phẩm và kích thước của sản
phẩm trong không gian nhằm tạo nên sự thống nhất hài hòa về tỷ lệ và kích
thước của sản phẩm.



 Phong tục tập quán truyền thống của dân tộc và địa phương:


Đặc trưng về khí hậu, mơi trường sống và tập qn sinh hoạt của con người
cũng ảnh hưởng đến các tỷ lệ kích thước trong thiết kế sản phẩm nội thất. Ví dụ:
người Nhật với phong tục tập quán sinh hoạt trong gia đình là ngồi hoặc quỳ nên
sản phẩm nội thất ngồi uống nước trong gia đình thường thấp và đơn giản.


 Tư tưởng xã hội và ý thức tôn giáo:


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

 Quy tắc tốn học và hình dạng hình học:


Các khối hình học và tổ hợp giữa các khối hình học có quan hệ tỷ lệ tốt với
nhau. Quan hệ tỷ lệ này được con người quan sát, tìm hiểu và vận dụng trong
một thời gian dài, nhằm tích lũy những kinh nghiệm phong phú cho thiết kế tạo
dáng và dần dần đã hình thành một vài quy tắc tốn học tạo hiệu quả thẩm mỹ
trong tạo hình và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tỷ lệ và vị trí xung quanh
của hình khối khơng thể thay đổi mà chỉ có thể phóng to hay thu nhỏ, nếu khơng
sẽ làm mất đi đặc tính hình dạng. Đối với hình chữ nhật, chu vi có nhiều tỷ lệ
khác nhau, nhưng thơng qua thực tiễn hình chữ nhật có tỷ lệ vàng là (0,618:1)
hoặc (1:1.618); hình chữ nhật có tỷ lệ tốt là (1: 2 <sub>,</sub>1: 3 <sub>); hình chữ nhật có </sub>


chiều dài là bội số chẵn của chiều rộng, ví dụ 1:2 sẽ làm cho con người liên
tưởng đến tổ hợp của các hình vng.


<i>b) Kích thước </i>


Kích thước là các độ dài cơ bản của sản phẩm trong thiết kế tạo hình. Căn
cứ vào kích thước cơ thể người hoặc yêu cầu công năng sử dụng để xác định các
kích thước của sản phẩm cho phù hợp, đồng thời tỷ lệ cũng được hình thành
thông qua mối tương quan của các kích thước đó. Kích thước tạo nên các ấn


tượng về to nhỏ, dài ngắn, rộng rãi, chật trội… giữa các bộ phận với bộ phận,
giữa bộ phận với tổng thể. Để tạo ra cảm giác tốt về kích thước, ngồi sự hợp lý
về kích thước phải phù hợp với u cầu cơng năng sử dụng, còn phải tạo ra hiệu
quả về thẩm mỹ, giải quyết tốt các mối quan hệ về kích thước trong tổng thể.


 Đối với sản phẩm loại nâng đỡ cơ thể người như ghế, đôn, sofa, giường,
chủ yếu dựa vào đặc trưng hình thái hoạt động của con người khi ngồi, nằm, tựa
và kích thước cơ thể người để xác định kích thước ngoại hình sản phẩm, tạo cảm
giác ngồi thoải mái, nằm được thỏa mãn, ngủ được thanh thản, nhằm nâng cao
hiệu suất công việc và tiêu trừ mệt mỏi.


 Đối với sản phẩm dạng tựa như: bàn, bục, kỷ phải thỏa mãn yêu cầu về
hoạt động, yêu cầu sinh lý và kích thước cơ thể người. Ví dụ: Để xác định chiều
cao của bàn học ta phải dựa vào chiều cao ngồi của ghế ngồi cộng thêm khoảng
chênh lệch thích hợp giữa bàn và ghế; bàn làm việc thường lớn hơn kích thước
bàn viết sử dụng trong phòng khách của khách sạn và nhà ở dân dụng, ngăn kéo
nhiều hơn. Đối với các sản phẩm dạng nhỏ như: bàn nhỏ, bàn trà, dưới tiền đề là
không ảnh hưởng đến công năng và kết cấu nên cố gắng sử dụng kích thước mặt
cắt chi tiết nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

kích thước bên trong cần thiết để cất đựng đồ, đồng thời phải tính tốn kích
thước và phạm vi hoạt động của cơ thể người, sau đó tính tốn tỷ lệ và u cầu
tạo dáng để xác định kích thước bên ngồi nhằm cung cấp khơng gian cất đựng
cần thiết, đáp ứng điều kiện sử dụng cất đựng tương ứng và thuận tiện khi sử
dụng. Ví dụ: Để xác định kích thước tủ quần áo, căn cứ vào độ rộng và chiều
dày của quần áo khi treo; chiều cao của tủ chủ yếu dựa vào chiều dài cần thiết để
treo áo dài, chiều cao hiệu quả của thanh treo cộng với khoảng cách từ thanh
treo đến nóc tủ và khoảng cách thích hợp từ đầu dưới của áo đến tấm đáy.


 Đối với việc bố trí bộ sản phẩm trong nội thất, chủ yếu là tỷ lệ giữa sản


phẩm với sản phẩm, giữa sản phẩm với không gian nội thất. Đối với khơng gian
nội thất lớn thì dùng sản phẩm có kích thước lớn tương ứng; đối với khơng gian
nội thất nhỏ thì dùng sản phẩm có kích thước nhỏ phù hợp.


<i>4.4.3.2. Thống nhất và biến đổi </i>


Thống nhất và biến đổi là quy luật phổ biến và quan trọng trong hình thức
biểu hiện nghệ thuật. Kết hợp giữa đa dạng và thống nhất tạo cảm giác đẹp và ổn
định. Từ biến đổi và đa dạng tìm ra sự thống nhất, ngược lại bên trong sự thống
nhất lại thấy được sự đa dạng, đó là thủ pháp biểu hiện cơ bản trong thiết kế tạo
hình sản phẩm.


Sản phẩm nội thất được cấu tạo bởi hàng loạt các bộ phận khác nhau, các
bộ phận này thơng qua các hình thức kết cấu và phương pháp liên kết tạo thành
một sản phẩm hồn thiện. Tính tổng thể và liên hệ giữa các bộ phận của sản
phẩm chính là sự thống nhất trong tạo dáng sản phẩm. Thống nhất và biến đổi là
hai phương diện vừa mâu thuẫn với nhau nhưng lại vừa hỗ trợ lẫn nhau. Thống
nhất tạo sự hài hòa trong tổng thể, hình thành phong cách cho sản phẩm. Biến
đổi là tạo sự khác biệt trong các yếu tố tạo hình tổng thể, làm cho tạo hình sản
phẩm thêm sinh động, tươi sáng và phong phú. Thống nhất là tiền đề, còn biến
đổi là những thay đổi trong sự thống nhất.


<i>a) Thống nhất </i>


Thống nhất là sự tổ hợp của các bộ phận khác nhau, căn cứ vào các quy
luật như: đối xứng, cân đối, trật tự, hài hòa, trùng lặp và mối liên hệ hữu cơ với
nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh nhằm hướng tới trạng thái ổn định, đáp
ứng yêu cầu của sự thống nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

thuật sau: hài hịa, chính phụ, bắt chước…



 Hài hòa: Là phương pháp giảm bớt sự khác biệt trong chi tiết, tổ chức
các bộ phận lại với nhau, làm cho chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh. Thể hiện
mối quan hệ tương trợ lẫn nhau thơng qua sự hài hịa về đường nét, hình thể và
màu sắc.


 Chính phụ: Vận dụng quan hệ thuộc tính giữa bộ phận chính và bộ phận
phụ, giữa chi tiết với tổng thể, làm nổi bật lên chủ thể chính và các thành phần
phụ, tạo nên sự thống nhất trong tổng thể.


 Bắt chước: Quan hệ bắt chước trong sản phẩm nội thất chủ yếu thể hiện
ở đường nét, cấu tạo và chi tiết trang trí. Dưới điều kiện có thể và cần thiết có
thể vận dụng đường nét giống nhau hoặc tương đồng, cấu tạo có thể lặp lại nhằm
đạt được sự liên hệ và bắt chước của tổng thể.


<i>b) Biến đổi </i>


Biến đổi là trên cơ sở khơng làm mất đi tính thống nhất, hợp nhất các đồ
vật có tính chất khác nhau, cường điệu sự khác nhau của các bộ phận tạo dáng,
tạo ra cảm giác tương phản. Vận dụng sự tương phản, vận động, đa dạng, đối lập
làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, tăng thêm sinh động, linh hoạt, phong phú và độc
nhất cho sản phẩm.


Sản phẩm luôn tồn tại sự khác biệt về trọng lượng, hình thái, màu sắc, chất
cảm… Trong quá trình thiết kế tạo dáng lợi dụng những khác biệt này để tạo nên
sự biến đổi trong sự thống nhất về phong cách của sản phẩm. Do đó, biến đổi là
một trong những quy luật quan trọng trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, chủ yếu
thể hiện ở sự đối lập mà hầu hết các yếu tố tạo hình đều có.


Biến đổi thể hiện cụ thể ở đường nét, hình dạng, màu sắc, hình thể, vân thớ,


phương hướng, đặc rỗng và trọng lượng (hình 4.52).


Biến đổi thể hiện cụ thể như sau:


- Màu sắc: đậm - nhạt, nóng - lạnh, sáng - tối, mạnh - yếu…;
- Đường nét: dài - ngắn, cong - thẳng, to - mảnh, dọc - ngang…;
- Hình dáng: to - nhỏ, vng - trịn, rộng - hẹp, lồi - lõm…;


- Vân thớ: cứng - mềm, thơ - mịn, bóng - thơ, trong suốt - khơng trong suốt…;
- Hình thể: to - nhỏ, đặc - rỗng, đóng - mở, thưa - dày, đơn giản - phức tạp…;
- Trọng lượng: to - nhỏ, nặng - nhẹ, cồng kềnh - gọn nhẹ…;


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

xiên, vân ngang - vân dọc.


Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, dù là một sản phẩm hay một bộ sản
phẩm thì khơng thể khơng vận dụng các quy luật thống nhất và biến đổi, trong
biến đổi có thống nhất, trong thống nhất có biến đổi. Một sản phẩm hay bộ sản
phẩm được tạo dáng tốt phải thể hiện được sự đối lập và hài hịa khơng những
trong bản thân sản phẩm đó mà trong cả mối tương quan với tất cả sản phẩm.


Biến đổi về màu sắc Biến đổi về chất liệu


Biến đổi về phương hướng Biến đổi về đặc rỗng
<b>Hình 4.52. Các hình thức biến đổi </b>


<i>4.4.3.3. Vần luật và nhịp điệu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

luật như: sáng - tối, làm việc - giải trí... Trong thiết kế tạo dáng, sự lặp đi lặp lại
theo một hình thức vận động các yếu tố tạo hình như: điểm, đường, mặt, màu
sắc tạo nên vần luật và nhịp điệu. Các hình thức vận động lặp đi lặp lại có


thể là to - nhỏ, tăng - giảm, mạnh - yếu...


<i>a) Vần luật </i>


Vần luật là một thủ pháp nghệ thuật biểu hiện lặp đi lặp lại có quy luật,
và là một dạng hiện tượng biến hóa có tổ chức. Các dạng biến hóa lặp đi lặp
lại này thường tạo nên hình thái vận động sinh động trong cảm giác. Cho dù
là các yếu tố tĩnh về hình thái như màu sắc, chất liệu, ánh sáng nhưng khi
được tổ chức hợp lý theo quy luật thì cũng tạo nên hiệu quả vận động.


Vần luật dựa vào đặc điểm hình thái có thể phân thành vần luật liên
tiếp, vần luật biến đổi dần, vần luật lên xuống, vần luật giao thoa...


 Vần luật liên tiếp: Là do một hoặc nhiều dạng yếu tố, dựa vào một
khoảng cách và quy tắc nhất định lặp đi lặp lại tạo thành vần luật. Phạm vi
sử dụng loại hình thức vần luật này rất rộng (hình 4.53).


 Vần luật biến đổi dần: Là trong sự lặp đi lặp lại liên tiếp, dựa vào
một trình tự và quy luật nhất định biến đổi dần to nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, số
lượng hoặc hình thức của mỗi 1 yếu tố tạo thành vần luật (hình 4.54). Như
bộ sản phẩm tủ bếp thường gặp trong thiết kế sản phẩm nội thất phịng bếp
có trình tự biến đổi.


 Vần luật lên xuống: Là sự biến đổi tăng giảm theo quy luật lặp đi lặp
lại các yếu tố tạo hình có độ cao thấp, lớn nhỏ khác nhau giống như tạo ra sự
biến đổi nhấp nhơ dạng sóng và có tiết tấu (hình 4.55).


 Vần luật giao thoa: Là sự lặp đi lặp có quy luật lại các bộ phận, các
nhóm đối tượng tạo nên sự đan xen sinh ra vần luật (hình 4.56).



</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>Hình 4.53. Vần luật liên tiếp </b> <b>Hình 4.54. Vần luật biến đổi dần </b>


<b>Hình 4.55. Vần luật lên xuống </b> <b>Hình 4.56. Vần luật giao thoa </b>


<i>b) Nhịp điệu </i>


Nhịp điệu là sự thể hiện cụ thể nguyên tắc tổ chức lặp đi lặp lại theo trật tự,
do một hoặc một tổ hợp các yếu tố làm đơn nguyên thực hiện sự lặp lại, tiếp
diễn, sắp xếp có trật tự tương đối phức tạp, không chỉ đơn giản là sự lặp đi lặp
lại có vần luật mà cịn có cả sự thay thế các đơn nguyên tạo hình (hình 4.57).
Tóm lại, để hình thành nhịp điệu phải có yếu tố chủ động và yếu tố bị động thay
đổi cho nhau, bao gồm sự thay đổi có quy luật các thuộc tính trong tổ chức bộ
phận, có thể là số lượng, hình thức, to nhỏ, tăng thêm hoặc giảm bớt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>Hình 4.57. Nhịp điệu </b>


Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm hiện nay, vần luật chỉ quy luật vận động,
sắp xếp, biến hóa các yếu tố hình, đường, khối theo quy luật cong - thẳng, lên -
xuống, to - nhỏ; nhịp điệu là một dạng vận động có quy luật các yếu tố khơng ổn
định, khơng giống nhau tạo nên sự biến đổi liên tục. Vần luật và nhịp điệu đều
có tính quy luật, trong công nghiệp sản xuất sản phẩm nội thất hiện đại, do tiêu
chuẩn hóa các cấu kiện chi tiết thành các đơn nguyên, do đó cần phải ứng dụng
và vận dụng phù hợp các quy luật tạo dáng.


<i>4.4.3.4. Cân bằng và ổn định </i>


Sự cân bằng được xem như một tiêu chí trong tạo dáng sản phẩm. Song đôi
khi phá vỡ sự cân bằng cũng tạo cho ta những ấn tượng thẩm mỹ tuyệt vời. Sự
cân bằng ổn định là cần thiết, nó sẽ tạo cho cảm giác an toàn, yên tâm, thoải mái
khi sử dụng, nhưng nếu quá máy móc sẽ trở thành cầu tồn, trì trệ, khơ khan và


nhàm chán. Để phá vỡ tính buồn tẻ của sự cân bằng có thể thay đổi phương thức
cân bằng thị giác truyền thống bằng các loại quan hệ cân bằng đa dạng hơn.


Mỗi sản phẩm đều có một trọng lượng nhất định và các vật liệu khác nhau
cũng biểu hiện một cảm giác trọng lượng khác nhau, do đó trong thiết kế sản
phẩm cũng phải nghiên cứu vấn đề cân bằng và ổn định trong cảm giác về trọng
lượng vật thể, xử lý tốt mối quan hệ trọng lượng trong tạo dáng, nhằm tạo ra một
sản phẩm mang tính tổng thể, ổn định và cân bằng.


<i>a) Cân bằng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

cũng yêu cầu nghiên cứu các mối quan hệ về trọng lượng giữa các bộ phận để
phù hợp với sinh hoạt thường ngày của con người, đòi hỏi sự cân bằng, ổn định.
Đối xứng và cân bằng là dựa trên nguyên tắc mỹ học của hiện tượng tự nhiên
này, nó u cầu trong một phạm vi khơng gian riêng biệt phải đảm bảo sự cân
bằng thị giác giữa các bộ phận. Sản phẩm nội thất cũng vì thế mà phải tuân theo
nguyên tắc này.


Có hai loại hình cân bằng là cân bằng tĩnh và cân bằng động. Cân bằng tĩnh
là dựa vào sự cân bằng giữa bên trái và bên phải khi so với trục đối xứng ở trung
tâm, thường là sự đối xứng về hình thái, tính chất và trọng lượng, cân bằng tĩnh
tạo hiệu quả cảm giác nghiêm trang, nghiêm túc, ổn định. Cân bằng động khơng
có sự đối xứng, là sự cân bằng giữa hai bộ phận không cùng hình thái, tính chất,
trọng lượng, đem lại hiệu quả về sự vận động, sinh động, hoạt bát.


 Cân bằng tĩnh: Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm nội thất cần phải đạt
được cảm giác cân bằng, biện pháp phổ biến là sử dụng hình thức đối xứng. Có
nhiều phương pháp để tạo nên sự đối xứng như sau:


Đối xứng hai bên: Là hình thức đối xứng đơn giản nhất, hai bên có các bộ


phận giống nhau về kích thước, tạo hình, màu sắc, chi tiết trang trí, chất liệu...
(hình 4.58).


Đối xứng quanh trục: Là thông qua trục đối xứng các đối tượng giống
nhau về kích thước, tạo hình, màu sắc, chi tiết trang trí, chất liệu... đối xứng
nhau xung quanh trục đó theo từng cặp (hình 4.59).


Đối xứng qua tâm: Là từ tâm của vật thể, các đối tượng giống nhau về kích
thước, tạo hình, màu sắc, chi tiết trang trí, chất liệu... đối xứng nhau xung quanh
tâm theo từng cặp (hình 4.60).


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>Hình 4.60. Đối xứng qua tâm </b>


 Cân bằng động: Là không dùng nguyên tắc đối xứng nhưng các bộ phận
có mối quan hệ với nhau tạo ra sự cân bằng trong cảm giác. Có hai loại cân bằng
động như sau:


Cân bằng ngang nhau: Là các bộ phận hai bên vật thể so với đường trung
tâm (trục) có kích thước, hình thái khơng giống nhau, thông qua sự tổ hợp các
yếu tố tạo hình to - nhỏ, sáng - tối, đối lập về màu sắc, xa - gần, cao - thấp... Tạo
cảm giác cân bằng trong tổng thể, đồng thời thể hiện được đặc trưng về thẩm
mỹ, sự biến đổi và sinh động.


Cân bằng không ngang nhau: Là phân chia hình thể khơng theo đường
trung tâm (trục), hình dáng, kích thước, vị trí khơng giống nhau tạo nên sự linh
động và biến đổi.


<i>b) Ổn định </i>


Ổn định là mối quan hệ nặng nhẹ, trên dưới của vật thể; gọn nhẹ là phương


pháp xử lý linh hoạt trên ngoại quan ổn định, chủ yếu là sự hài hòa về tỷ lệ, kích
thước, to nhỏ, đặc rỗng giữa các bộ phận của hình thể sản phẩm. Ổn định và gọn
nhẹ là một trong những yếu tố cấu thành hình thể sản phẩm, cũng là một trong
những nguyên tắc trong cấu tạo thiết kế sản phẩm hiện đại. Yêu cầu ổn định của
sản phẩm gồm ổn định trong sử dụng thực tế và ổn định trong ấn tượng thị giác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

phương pháp để tăng tính ổn định cho sản phẩm, như mở rộng phần chân ra phía
ngồi, thiết kế phần trên to hơn phần dưới, phần dưới nặng hơn phần trên.


 Ổn định trong ấn tượng thị giác: Ổn định trong ấn tượng thị giác thuộc
vào phạm trù nghiên cứu mỹ học, vận dụng phương pháp tư duy hình tượng. Ổn
định trong thị giác là một vấn đề phức tạp, nó phụ thuộc vào thói quen và kinh
nghiệm của con người, vừa phụ thuộc vào tâm lý và cảm giác nội tại của con
người. Ổn định thị giác có quan hệ mật thiết với hình thức của sản phẩm, yêu
cầu ổn định và gọn nhẹ. Để đạt được sự ổn định trong thị giác, dựa vào kinh
nghiệm sử dụng thực tế, có thể làm cho sản phẩm có đặc điểm là diện tích đáy
lớn, trọng tâm sản phẩm thấp; để tạo nên hiệu quả gọn nhẹ, có thể nâng cao vị trí
trọng tâm, tăng thể tích phần trên và thu nhỏ thể tích phần dưới. Ngồi ra, ổn
định và gọn nhẹ cịn có quan hệ mật thiết với các yếu tố tạo hình như: đường,
mặt, đặc rỗng, màu sắc, chất liệu.


<i>4.4.3.5. Mô phỏng và sao chép </i>


Môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các ý tưởng thiết kế không bao giờ
hết. Trong tự nhiên, bất cứ loại động vật, thực vật nào; bất cứ tạo hình, kết cấu,
màu sắc, hoa văn nào để thể hiện được cái đẹp tự nhiên và hài hịa. Do đó, trong
q trình thiết kế tạo dáng sản phẩm nội thất, ngồi việc tuân theo nguyên tắc về
nhân trắc học, còn phải vận dụng các biện pháp mô phỏng và sao chép, mượn
các hình dáng của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày hoặc
các đặc trưng và nguyên lý sinh học của động vật và thực vật, kết hợp tạo dáng


và công năng của sản phẩm, tạo nên các sản phẩm mang đặc trưng cá tính riêng
đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng.


<i>a) Mô phỏng </i>


Mô phỏng là thông quan việc nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong tự
nhiên, sau đó mang các yếu tố tạo hình (kết cấu hình thể, màu sắc, hoa văn)
trong tự nhiên trực tiếp sử dụng trong tạo dáng sản phẩm (hình 4.61). Sản phẩm
được tạo dáng mang đặc trưng hình thể tự nhiên và hiệu quả liên tưởng, làm cho
sản phẩm có màu sắc nghệ thuật nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>Hình 4.61. Mơ phỏng tạo hình tổng thể sản phẩm </b>


<i>b) Sao chép </i>


Sao chép là sự kết hợp giữa khoa học sinh mệnh và khoa học kỹ thuật cơng
trình. Xét ở phương diện sinh vật học, sao chép là một nhánh của sinh vật học
ứng dụng, vì nó đưa ngun lý sinh vật học ứng dụng vào kỹ thuật cơng trình;
xét ở phương diện kỹ thuật cơng trình, sao chép cung cấp nguyên lý mới,
phương pháp mới và kinh nghiệm mới cho thiết kế và xây dựng thiết bị kỹ thuật
mới. Sao chép xuất phát từ hình dạng vốn có của sinh vật để tiến hành nghiên
cứu nguyên lý, sau đó trên cơ sở hiểu biết tiến hành liên tưởng, đồng thời ứng
dụng vào kết cấu và hình dạng của một số bộ phận của sản phẩm. Trong thiết kế
kiến trúc và sản phẩm nội thất, rất nhiều các thiết kế kinh điển hiện đại đều là
thiết kế sao chép, như sản phẩm và kiến trúc dạng vỏ dựa vào nguyên lý sao
chép, mơ phỏng hình dạng vỏ và kết cấu của các sinh vật trong giới tự nhiên (vỏ
sị, vỏ trứng), sau đó vận dụng kỹ thuật công nghệ và vật liệu hiện đại (như uốn
cong ép lớp ván mỏng, thành hình nhơm kính, ép khuôn vật liệu nhựa) để tiến
hành thiết kế (hình 4.62).



</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<i><b>4.4.4. Thiết kế phân chia bề mặt sản phẩm nội thất </b></i>


Bề mặt của sản phẩm nội thất được giới hạn bằng chiều dài và chiều rộng,
thiết kế phân chia bề mặt là việc vận dụng các yếu tố tạo hình (điểm, đường,
mặt) và các nguyên tắc tạo hình (tỷ lệ, đối lập, cân bằng, thống nhất, nhịp
điệu…) để tạo nên hình tượng nghệ thuật có quy luật, có trình tự, hài hịa, cân
đối, địi hỏi người thiết kế cần phải có một tư duy sáng tạo, khoa học và logic.


Trong thiết kế bề mặt của sản phẩm nội thất thì thiết kế cấu tạo và phân
chia bề mặt là nội dung quan trọng nhất; trong thiết kế quảng cáo, dàn trang báo,
thiết kế đồ họa… cũng phải quan tâm đến thiết kế phân chia bề mặt. Ví dụ, trong
thiết kế bề mặt tủ thì nội dung thiết kế phân chia các bộ phận là: cánh tủ, ngăn
kéo, giá; hình thức cơ bản bên ngoài của vật thể quyết định thiết kế bên trong
sản phẩm.


Nghiên cứu thiết kế phân chia bề mặt chủ yếu là quan hệ cân bằng giữa các
bộ phận với tổng thể, giữa bộ phận với bộ phận, tức là vận dụng lơgic tốn học để
thể hiện cái đẹp hình thức của tạo dáng sản phẩm. Một mặt nghiên cứu hình dạng
hình học thường gặp trên hình thức sản phẩm mà dễ sinh ra cảm nhận thẩm mỹ
của con người; một mặt là nghiên cứu và tìm tịi các ngun lý tốn học về tương
quan tỷ lệ đẹp giữa các bộ phận. Phân chia bề mặt hợp lý có thể tạo ra mn vàn
hình dáng khác nhau trên cùng một sản phẩm giống nhau, nhưng lại làm tăng giá
trị thẩm mỹ và cá tính cho sản phẩm. Do đó, thiết kế phân chia bề mặt là thủ pháp
tạo hình rất quan trọng trong quá trình thiết kế tạo dáng sản phẩm.


<i>4.4.4.1. Nguyên lý thiết kế phân chia bề mặt </i>


Bản thân ngoại hình bề mặt có cái đẹp cũng có cái khơng đẹp, vì thế đẹp
được quyết định bởi ngoại hình của sản phẩm, tức là chu vi của sản phẩm không
phải là sự hợp tấu ngẫu nhiên mà chịu giới hạn của giá trị nhất định. Ví dụ: hình


vng, hình tam giác, hình trịn dù có to đến đâu, nhưng tỷ lệ chu vi và góc tạo
thành của chúng đều khơng đổi, mà chỉ có thể thay đổi bằng cách phóng to hay
thu nhỏ theo tỷ lệ, nếu không sẽ mất đi đặc trưng hình dáng của chúng.


Các hình đặt cạnh nhau, giữa chúng phải hài hịa thì mới tạo ra cảm giác
đẹp, có 2 phương pháp điều hòa như sau:


<i>a) Giống nhau và gần giống nhau của hình </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<b>Hình 4.63. Giống nhau của hình </b>


Những hình gần giống nhau thường lấy 1 hình cơ bản làm khởi điểm, sau
<b>đó biến đổi dần để có các hình gần như nhau. </b>


<i>b) Lặp lại của hình </i>


Lặp lại của hình tức là một hình cơ bản khơng ngừng xuất hiện, lặp lại là
phương pháp đơn giản nhất của cấu tạo thiết kế, chỉ cần trong 1 khơng gian của
hình phân chia thành các hình tương đồng, nhằm tạo cảm giác thống nhất và hài
hịa (hình 4.64).


Phân cách là phân chia và thiết kế bên trong của phạm vi giới hạn, đây là
một trong những vấn đề quan trọng trong tạo dáng tổng thể. Bất kỳ tổng thể tạo
dáng đẹp nào đều do hai hoặc trên hai nguyên đơn kết cấu độc lập tạo thành
hoặc bộ phận tạo hình do một khối thống nhất hoặc một vật thể độc lập tạo
thành. Các nguyên đơn kết cấu độc lập hoặc giữa các bộ phận tạo hình có quan
hệ tỷ lệ tốt. Quan hệ tỷ lệ này chính là liên hệ bên trong của sự phân chia, cũng
là nguyên lý và căn cứ của thiết kế phân chia. Một sản phẩm nội thất đẹp đều tồn
tại sự lặp lại các hình dạng hình học cơ bản, đồng thời tổ hợp và phân chia các
hình dạng cơ bản này, tạo ra sự giống nhau giữa tổng thể và bộ phận, giữa bộ


phận với bộ phận, từ đó tạo ra sự hài hòa, có hiệu quả thẩm mỹ và biểu hiện
nghệ thuật rõ ràng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<i>4.4.4.2. Loại hình của thiết kế phân chia bề mặt </i>


Trong thiết kế tạo dáng thường phân chia trên mặt phẳng, các bộ phận phân
chia sẽ có quan hệ tỷ lệ với nhau. Tỷ lệ này sẽ quyết định sự cân bằng và hài hòa
của mặt phẳng đó. Phân chia mặt chủ yếu gồm 6 loại: phân chia ước số, phân
chia bội số, phân chia cấp số toán học, phân chia tỷ lệ vàng, phân chia căn bậc
hai và phân chia tự do.


<i>a) Phân chia ước số </i>


Phân chia ước số là phân chia tổng thể thành các bộ phận tương đồng và
bằng nhau, tức là phân chia thành các hình bằng nhau. Thường có các cấp phân
chia là phân chia ước số 2, phân chia ước số 3, phân chia ước 4 (hình 4.65).


Loại phân chia này thường thể hiện cấu tạo đối xứng, đem lại cảm giác ổn
định, vững chắc, cân bằng và đồng đều. Trong thiết kế sản phẩm nội thất, phân
chia ước số được ứng dụng rộng rãi, nhưng lại đem lại cảm giác đơn điệu, bình
thường và cứng nhắc.


<b>Hình 4.65. Phân chia ước số </b>


<i>b) Phân chia bội số </i>


Phân chia bội số là phân chia giữa các bộ phận với nhau, giữa bộ phận với
tổng thể theo hệ số chẵn là 1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5 (hình 4.66). Do quan hệ tỷ số
này đơn giản, vì thế đem lại cảm giác gọn gàng, rõ ràng và trật tự. Phân chia bội
số ứng dụng rộng rãi trong phân chia bề mặt của sản phẩm nội thất dạng tủ.



<i>c) Phân chia cấp số toán học </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

số) để phân chia (hình 4.67) là phân chia theo cấp số cộng và cấp số hình học.
Khoảng cách phân chia này có tính quy luật rõ rãng.


<b>Hình 4.66. Phân chia bội số </b>


<b>Hình 4.67. Phân chia cấp số toán học </b>


<i>d) Phân chia tỷ lệ vàng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

1:1,618) (hình 4.68). Phân chia tỷ lệ vàng là tỷ lệ đẹp cổ điển được cơng nhận,
nó được ứng dụng rộng rãi nhất trong thiết kế.


<i>e) Phân chia căn bậc hai </i>


Phân chia căn bậc hai là phân chia theo giá trị tỷ lệ căn bậc hai
(1: 2 <sub>,</sub>1: 3 <sub>) như hình 4.69. Phân chia căn bậc hai đem lại cảm giác đẹp giống </sub>


như phân chia tỷ lệ vàng, hơn nữa tỷ lệ khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau.
Phân chia này mở rộng thêm lựa chọn trong tạo dáng sản phẩm.


<b>Hình 4.68. Phân chia tỷ lệ vàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

<i>f) Phân chia tự do </i>


Phân chia tự do là vận dụng nguyên tắc mỹ thuật dựa vào cảm giác và sở
thích cá nhân để phân chia (hình 4.70). Phân chia này tạo ra hình thức cấu tạo
riêng. Tuy nhiên, nếu phân chia không hợp lý, sẽ đem lại cảm giác hỗn loạn


khơng có trật tự. Vì thế, khi phân chia phải chú ý tìm nhân tố giống nhau để tạo
sự hài hòa và thống nhất, bao gồm cả sự tiếp cận hoặc biến đổi dần của tỷ lệ; sự
giống nhau về hình dạng và sự song song hay vng góc của các đường chéo.
Sự phân chia này là ứng dụng tổng hợp của các loại phân chia ở trên, nó được
ứng dụng rộng rãi nhất trong thiết kế phân chia bề mặt sản phẩm.


<b>Hình 4.70. Phân chia tự do </b>


<i><b>4.4.5. Thiết kế màu sắc </b></i>


<i>4.4.5.1. Sự hình thành màu sắc của sản phẩm </i>
<i>a) Màu sắc cố hữu của vật liệu </i>


Các sản phẩm nội thất chủ yếu làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ nhân tạo. Gỗ là một
loại vật liệu tự nhiên, màu sắc trên bề mặt gỗ gọi là màu sắc cố hữu. Chủng loại gỗ
đa dạng thì màu sắc của gỗ cũng phong phú. Màu sắc cố hữu của gỗ chủ yếu có
màu nâu đậm, hồng đậm, vàng đậm, vàng nhạt, ghi trắng… Các loại màu sắc này
đều là các màu sắc đẹp phù hợp với con người. Có thể sử dụng trang sức trong suốt
hoặc đánh vecny để thể hiện màu sắc cố hữu của gỗ. Sử dụng màu sắc cố hữu và
vân gỗ trong sản phẩm nội thất luôn được con người ưu chuộng sử dụng.


<i>b) Màu sơn trang sức có tính bảo vệ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

màu, màu nhuộm có thể thay đổi màu sắc cố hữu của gỗ, làm cho màu sẫm
chuyển thành màu nhạt và màu nhạt chuyển thành màu đậm, làm cho màu sắc
của gỗ đồng nhất hơn. Sơn không trong suốt là trang sức nhân tạo, màu được
cho vào trong vật liệu sơn, làm che phủ hoàn toàn màu sắc và vân thớ của gỗ,
màu sắc để lựa chọn khá phong phú. Vì vậy, trào lưu dùng màu sơn trang sức
đang được ứng dụng rộng rãi.



<i>c) Màu trang trí của vật liệu dán mặt </i>


Các sản phẩm nội thất hiện đại đa số sử dụng ván nhân tạo làm vật liệu nền.
Để lợi dụng triệt để ván dán, ván sợi và ván dăm có chất lượng bề mặt kém
thường phải xử lý bề mặt cho vật liệu. Màu trang trí của vật liệu dán mặt có thể
mơ phỏng lại màu sắc và vân thớ của các loại gỗ quý, cũng có thể gia cơng tạo
thành các hoa văn và màu sắc khác nhau.


<i>d) Màu công nghiệp của phụ kiện </i>


Trong sản xuất sản phẩm nội thất thường sử dụng phụ kiện kim loại và
nhựa, đặc biệt là sản phẩm nội thất bằng thép. Ống thép được mạ điện, phun đúc
tạo thành các màu sắc đa dạng như màu vàng, màu bạc… tạo nên sự phong phú
về màu sắc trong của sản phẩm. Thông qua các phụ kiện nhựa được gia cơng
cơng thành hình cũng tạo nên màu sắc cục bộ cho sản phẩm.


<i>e) Màu phụ gia của vật liệu vải bọc mềm </i>


Màu sắc của vải bọc bề mặt, đồ vật phụ của sản phẩm như đệm giường,
đệm ghế sofa và ghế nằm, tựa mềm của ghế thường có tác dụng chủ đạo hoặc
chi phối màu sắc của sản phẩm. Đây là phương pháp quan trọng hình thành nên
màu sắc của sản phẩm. Vải bọc đệm mềm cũng là bộ phận tổ thành quan trọng
nhuộm màu cho không gian nội thất.


<i>5.4.5.2. Nguyên tắc xác định màu sắc của sản phẩm nội thất </i>


Trong quá trình thiết kế màu sắc cho sản phẩm, cần phải nghiên cứu các
yếu tố sau:


<i>a) Yêu cầu công năng sản phẩm </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

và nhạt, nhằm tạo cảm giác yên tĩnh; sản phẩm nội thất dùng trong bệnh viện
thường sử dụng màu trắng thể hiện sự sạch sẽ có lợi cho việc điều trị bệnh.


<i>b) Yêu cầu về môi trường nội thất và chiếu sáng </i>


Đối với một không gian nội thất cụ thể thì màu sắc sản phẩm phải thống
nhất, ăn nhập với màu sắc của tường, trần, sàn. Ánh sáng là yếu tố quan trọng và
quyết định màu sắc của sản phẩm. Trong môi trường nội thất ánh sáng tốt, sử
dụng sản phẩm có màu nhạt hoặc màu trung tính làm cho nội thất sang trọng và
trang nhã. Trong mơi trường nội thất có điều kiện ánh sáng kém, thì nên sử dụng
sản phẩm có độ thuần màu cao để làm nổi bật hình dáng của sản phẩm. Trong
khơng gian có diện tích nhỏ thì màu tường và sản phẩm nên sử dụng gam màu
lạnh, giảm bớt sự chênh lệch về độ thuần sắc và độ sáng của màu giữa không
gian và sản phẩm nhằm tạo hiệu quả mở rộng không gian; ngược lại trong một
khơng gian có diện tích rộng, sản phẩm nội thất khơng nhiều thì cần tạo nên sự
chênh lệnh màu sắc giữa màu tường và sản phẩm nội thất, làm nổi bật vị trí của
sản phẩm trong không gian, tường có tác dụng làm nền, làm giảm cảm giác
trống trải của căn phịng.


Ngồi ra, màu sắc của sản phẩm còn phải hài hòa, phù hợp với phong cách
thiết kế nội thất. Sản phẩm nội thất phong cách thiết kế của Nhật Bản thì sử
dụng màu sắc tự nhiên của gỗ; sản phẩm nội thất phong cách Pháp thì dùng màu
nhạt như màu trắng sữa, phấn hồng.


<i>c) Yêu cầu về tâm lý và sinh lý của con người </i>


Màu sắc của sản phẩm phải phù hợp với đối tượng sử dụng như: giới tính,
lứa tuổi, cơng việc, sức khỏe… Như người cao tuổi thích các tơng màu trầm; nữ
giới thích các tơng màu thanh nhã, nhẹ nhàng; trẻ con thích các màu sắc sáng


sủa tươi mới; người bệnh và gia đình ít người thích các màu sắc ấm áp; phịng
có ít cửa sổ thì dùng màu sáng…


<i>d) Phong tục tập quán và truyền thống dân tộc </i>


Mỗi một khu vực, một vùng miền, mỗi một dân tộc đều có các đặc trưng
riêng về mơi trường địa lý, khí hậu, phong tục tập qn, tơn giáo tín ngưỡng…
ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm trang hoàng nhà cửa, sử dụng màu sắc, chất
liệu. Vì thế, thiết kế sản phẩm nội thất phải xem xét đến thói quen sử dụng màu
sắc và tình cảm đặc biệt đối với màu sắc của dân tộc ở các khu vực khác nhau.


<i>e) Chất cảm của vật liệu và công nghệ thi công </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

nâng giá trị của sản phẩm lên rất nhiều. Màu sắc của sản phẩm cũng phải hài hòa
tương quan với chất cảm của vật liệu, bởi vì các loại vật liệu khác nhau thì chất
cảm cũng khác nhau, mức độ hấp thụ hay phản quang khác nhau.


<i>f) Màu sắc thịnh hành với thời đại </i>


Mỗi một khoảng thời gian khác nhau (theo năm, theo mùa…) thì có một xu
hướng sử dụng màu sắc khác nhau, mà sản phẩm nội thất là một sản phẩm của
công nghiệp nên chịu sự ảnh hưởng của xu hướng thời đại. Do đó, trong q
trình thiết kế sản phẩm, muốn ứng dụng màu thịnh hành phải điều tra thường
xuyên, học tập lý luận màu sắc, chú trọng và kết hợp với công nghệ sản xuất
nhằm tạo ra các sản phẩm có màu sắc thu hút người tiêu dùng, có tác dụng kích
thích và chỉ đạo tiêu dùng.


<i>4.4.5.3. Phương pháp thiết kế màu sắc của sản phẩm nội thất </i>


Dựa vào nguyên lý hài hòa màu sắc, thiết kế màu sắc cho sản phẩm có thể


phân thành 2 phương pháp cơ bản là màu hài hòa và màu tương phản.


<i>a) Thiết kế màu hài hòa </i>


Là tổ hợp của các màu sắc tương đồng hoặc gần giống nhau. Ứng dụng sắc
tương kề nhau hoặc đơn nhất trên vòng tròn màu sắc, đồng thời hỗn hợp các
màu sắc gần nhau trên vòng tròn màu để tạo ra sắc tương mới. Thiết kế màu hài
hòa gồm thiết kế đơn sắc và thiết kế màu giống nhau.


<i>b) Thiết kế màu tương phản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Trần Văn Chứ và Lý Tuấn Trường (2015). Màu sắc trong thiết kế nội </i>


<i>thất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>2. Trần Văn Chứ và Lý Tuấn Trường (2015). Thiết kế xanh, Nhà xuất bản </i>
Nông nghiệp, Hà Nội.


<i>3. Bành Lượng (2001). Thiết kế và chế tạo đồ gia dụng, Nhà xuất bản Cao </i>
đẳng Giáo dục Trung Quốc, Bắc Kinh.


<i>4. Triệu Tử Phu (2001). Nghệ thuật văn hóa đồ gia dụng cổ điển nước </i>


<i>ngồi, Nhà xuất bản Cơng nghiệp Kiến trúc Liêu Ninh. </i>


<i>5. Ngơ Trí Tuệ (2004). Cơng nghệ chế tạo đồ gia dụng chất gỗ, Nhà xuất </i>
bản Lâm nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh.



<i>6. Donald Albrecht and Chrysanthe B.broikos (2000). On the job design </i>


<i>and the American office, Princeton Architectural. </i>


<i>7. Jurian Van Meel (2000). The European Office, Oio Publishers, </i>
Rotterdarn.


<i>8. La Repubblica Grandi Guide (2004). Arredamento and Design, Milano: </i>
ADI Associazione Per II Discgnon Industriale.


<i>9. Xu Boming (2006). Analysis and Exploitation of Ming Furniture, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<b>Câu hỏi hướng dẫn ôn tập và thảo luận </b>


Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa con người và sản phẩm nội thất?


Câu 2: Trình bày và phân tích kích thước cơ thể người và kích thước khơng
gian hoạt động của con người ứng dụng trong thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 3: Trình bày và phân tích kích thước chiều cao hoạt động của con
người ứng dụng trong thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 4: Trình bày yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng ngồi trong thiết kế
sản phẩm nội thất?


Câu 5: Trình bày yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng nằm trong thiết kế
sản phẩm nội thất?


Câu 6: Trình bày yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng tựa khi ngồi thao tác
trong thiết kế sản phẩm nội thất?



Câu 7: Trình bày yêu cầu của sản phẩm nội thất dạng tựa khi đứng thao tác
trong thiết kế sản phẩm nội thất?


Câu 8: Trình bày các yếu tố tri giác trong thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 9: Trình bày các yếu tố tạo dáng trong thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 10: Trình bày các nguyên tắc mỹ thuật trong thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 11: Trình bày nguyên lý phân chia bề mặt trong thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 12: Trình bày nguyên tắc xác định màu sắc trong thiết kế sản phẩm nội thất?
Câu 13: Trình bày phương pháp thiết kế màu sắc của sản phẩm nội thất?


<b>Bài tập </b>


Bài 1: Phân tích cơng năng của một sản phẩm mẫu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

<b>Chương 5 </b>


<b>THIẾT KẾ KẾT CẤU SẢN PHẨM NỘI THẤT </b>


<b>5.1. Cấu trúc cơ bản của một sản phẩm nội thất </b>


Sản phẩm nội thất có cấu tạo rất đa dạng và phong phú, song khi phân tích
cấu trúc của chúng, ta thấy sản phẩm nội thất được cấu tạo bởi các chi tiết hay
bộ phận và linh kiện liên kết giống như các loại sản phẩm khác (hình 5.1). Các
chi tiết có thể liên kết với nhau tạo thành bộ phận. Các bộ phận và các chi tiết
liên kết với nhau tạo thành sản phẩm. Mức độ phức tạp về kết cấu của một sản
phẩm tuỳ thuộc vào số lượng, cách thức và giải pháp của các liên kết.


Sản phẩm nội thất được cấu tạo bởi các chi tiết hay bộ phận và linh kiện
liên kết.



(a) (b)


<b>Hình 5.1. Sản phẩm nội thất hoàn chỉnh </b>


a) Sản phẩm hoàn chỉnh; b) Quan hệ giữa chi tiết, bộ phận và tổng thể sản phẩm


<i><b>5.1.1. Chi tiết </b></i>


Chi tiết là một đơn vị cấu tạo nhỏ nhất được gia cơng chế tạo theo một hình
dạng xác định.


Một chi tiết thường được gia công từ một loại vật liệu và liền khối, song
cũng có thể được gia cơng từ những ngun vật liệu chắp nối (nối dài, nối rộng
hay nối dày). Sự nối ghép này hoàn toàn khác với sự liên kết giữa các chi tiết
trong sản phẩm.


Như vậy, chi tiết có thể được phân thành nhiều loại khác nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

- Phân theo chức năng: gồm chi tiết cấu trúc, chi tiết liên kết và chi tiết
trang trí.


<i><b>5.1.2. Bộ phận </b></i>


Bộ phận gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau (theo kiểu cố định hay có thể
tháo rời) tạo thành một phần cấu tạo có chức năng xác định trong kết cấu của
sản phẩm. Các bộ phận đều có chức năng riêng xác định, được đảm bảo bằng
những giải pháp cấu tạo thích hợp. Việc phân chia bộ phận có ý nghĩa về
phương diện tổ chức lắp ráp sản phẩm. Các chi tiết và bộ phận có thể được tiêu
chuẩn hố về hình dạng và kích thước. Về mặt cấu trúc, một bộ phận có thể thay


thế bằng một chi tiết.


<b>5.2. Liên kết cơ bản của sản phẩm nội thất </b>


Trong sản phẩm nội thất có rất nhiều loại liên kết, các dạng liên kết này có
thể được phân thành các nhóm như sau:


- Liên kết mộng;


- Liên kết đinh, vít, bulơng, ốc liên kết;
- Liên kết bản lề;


- Liên kết keo;


- Các dạng liên kết khác.


Ngồi cách phân loại liên kết như trên, cịn có thể phân loại liên kết theo
khả năng tháo rời hay cố định của liên kết. Liên kết bằng vít, bulơng, liên kết
bản lề là những liên kết có thể tháo rời. Các liên kết bằng đinh, keo hay mộng
thường là những liên kết cố định không thể tháo rời.


Cũng có thể phân loại liên kết theo liên kết cứng và liên kết động (liên kết
bản lề là liên kết động - có thể xoay được).


Nhìn chung, sự phân loại các liên kết chỉ mang tính tương đối, điều cốt yếu
của sự phân loại ở đây là phải phù hợp với mục đích phân loại.


<i><b>5.2.1. Liên kết mộng </b></i>


Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công tạo


thành ở đầu cuối của chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên kết với lỗ
được gia công trên chi tiết khác của kết cấu. Cấu tạo của mộng có nhiều dạng,
song cơ bản là vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng (hình 5.2).


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

hình trịn hay hình chữ nhật. Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng cũng
có thể là thân mộng dời, không liền với chi tiết mà được gia cơng ngồi, cắm
vào đầu chi tiết tạo thành mộng. Mộng có thể được tạo mới để tăng tính thẩm
mỹ cho sản phẩm.


<b>Hình 5.2. Cấu tạo liên kết mộng </b>


Liên kết mộng là loại liên kết trục và lỗ giữa thân mộng và lỗ mộng nhằm
tạo ra mối liên kết cứng giữa hai chi tiết. Độ cứng vững của liên kết phụ thuộc
vào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ và mộng, cũng
như việc cố định liên kết mộng bằng đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo dán...


<i>5.2.1.1. Chủng loại liên kết mộng </i>


Chủng loại của liên kết mộng rất đa dạng, có thể phân loại liên kết mộng
như sau:


<i>a) Phân theo hình dáng cơ bản của thân mộng </i>


Có mộng thẳng, mộng đi én, mộng ngón, mộng elip (mộng hình ơvan),
mộng trịn và mộng tấm, như hình 5.3.


<b>Hình 5.3. Hình dạng đầu mộng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

<i>b) Phân theo quan hệ giữa thân mộng và chi tiết </i>



Có mộng liền, mộng mượn. Mộng liền là mộng được gia công trực tiếp trên
chi tiết tiết diện hình vng hoặc hình chữ nhật như: mộng thẳng, mộng đuôi én,
mộng ôvan và mộng ngón. Mộng mượn là mộng được gia công riêng sau đó
đem lắp vào lỗ mộng hay rãnh mộng đã gia cơng sẵn trên chi tiết. Vì thế, mộng
mượn và chi tiết không liền nhau, như mộng trịn, mộng tấm, như hình 5.3.


<i>c) Phân theo số lượng thân mộng </i>


Có mộng đơn, mộng đơi và mộng nhiều thân, như hình 5.4.


<b>Hình 5.4. Số lượng thân mộng </b>


a) Mộng đôi; b) Mộng đơn; c) Đa mộng.


<i>d) Phân theo mức độ ăn sâu của thân mộng </i>


Có mộng dương, mộng âm, như hình 5.5.


<b>Hình 5.5. Mức độ ăn sâu của thân mộng </b>
a) Mộng dương; b) Mộng âm.
e) Phân theo mức độ mở cạnh của lỗ mộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

<b>Hình 5.6. Mức độ mở cạnh của lỗ mộng </b>


a) Mộng dương lỗ mở; b) Mộng dương lỗ đóng; c) mộng dương lỗ nửa mở;
d) Mộng âm lỗ đóng; e) Mộng âm lỗ nửa mở.


<i>f) Phân theo hình thức cắt gọt vai mộng </i>


Có mộng vai đơn, mộng vai đơi, mộng ba vai, mộng bốn vai, mộng kẹp lỗ


và mộng vai xiên, như hình 5.7.


<b>Hình 5.7. Hình thức cắt gọt của vai mộng </b>


<i>5.2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật của liên kết mộng </i>


Tại các vị trí liên kết của sản phẩm nội thất thường bị phá hoại. Vì vậy, liên
kết mộng phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cường độ liên kết
của nó.


<i>a) Mộng thẳng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

 Chiều rộng thân mộng: Thường lớn hơn chiều dài lỗ mộng 0,5 ~ 1,0 mm
(đối với gỗ cứng là 0,5 mm, gỗ mềm là 1,0 mm).


 Chiều dài thân mộng: Chiều dài thân mộng được xác định dựa vào hình
thức liên kết. Khi sử dụng liên kết mộng dương, chiều dài thân mộng nên bằng
hoặc lớn hơn 1 chút so với chiều rộng hoặc chiều dày của chi tiết có lỗ mộng.
Nếu là liên kết mộng âm thì chiều dài thân mộng phải nhỏ hơn 1/2 chiều rộng
hoặc chiều dày của chi tiết có lỗ mộng, đồng thời chiều sâu của lỗ mộng phải
lớn hơn chiều dài thân mộng 2 ~ 3 mm, để tránh khi gia cơng khơng chính xác
hoặc vật liệu gỗ hút nước trương nở hình thành khe hở giữa vai mộng và chi tiết
có lỗ mộng ở phần đáy của lỗ mộng. Thông thường chiều dài thân mộng từ 25 
35 mm.


 Số lượng thân mộng: Khi kích thước mặt cắt của chi tiết liên kết mộng
vượt quá 40 x 40 mm, nên sử dụng liên kết mộng đôi hoặc đa mộng, để nâng cao
cường độ liên kết mộng.


<i>b) Mộng ôvan </i>



Là một kiểu mộng thẳng đặc thù. Nó khác biệt so với mộng thẳng thông
thường ở chỗ hai cạnh mộng là mặt trụ nửa tròn, 2 đầu lỗ mộng cũng tương tự.
Lỗ mộng kiểu này có thể dùng dao tiện đầu có lưỡi cạnh để gia công; nhưng gia
công thân mộng phải sử dụng máy chuyên dụng. Kích thước của liên kết mộng
ôvan và yêu cầu kỹ thuật cơ bản giống liên kết mộng thẳng, chỉ có một số khác
biệt sau: mộng ơvan chỉ có thể làm mộng đơn, khơng thể làm mộng đôi hoặc đa
mộng, hai cạnh mộng và hai đầu lỗ mộng đều là mặt trụ nửa tròn, chiều rộng
mộng thường nhỏ hơn một chút so với chiều rộng của chi tiết có thân mộng.


<i>c) Mộng trịn </i>


 Chủng loại ngun liệu của mộng trịn: Thơng thường ngun liệu của mộng
tròn là những loại gỗ cứng, mật độ lớn, khơng có mắt, khơng mục, vân thớ thẳng.


 Độ ẩm của mộng tròn: Phải thấp hơn của chi tiết được liên kết 2~3%.
Thông thường độ ẩm của mộng trịn nhỏ hơn 7%, bởi vì mộng trịn sau khi hấp
thụ thành phần nước trong dung dịch keo sẽ trương nở. Vì thế mộng trịn nên
được đóng gói thật kín để tránh hút nước, đảm bảo mộng ln khơ ráo.


 Hình thức của mộng tròn: Dựa vào trạng thái kết cấu bề mặt khác nhau
của mộng tròn chủ yếu có 4 loại là mộng tròn bề mặt nhẵn, mộng tròn rãnh
thẳng, mộng tròn rãnh xoắn ốc, mộng tròn rãnh lưới (rãnh vẩy cá) (hình 5.8).


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

mộng khi lắp ráp được thuận tiện hơn, đồng thời sau khi lắp ráp sẽ nhanh chóng
tràn bằng và đều trên bề mặt của thân mộng, làm cố định mối liên kết. Trong
liên kết mộng trịn, mộng trịn có rãnh tốt hơn mộng trịn nhẵn; mộng tròn vân
rãnh nén ép ưu việt hơn mộng tròn vân rãnh phay tiện và mộng tròn rãnh xoắn
ốc nén ép; lực bám đinh của mộng tròn rãnh xoắn ốc lớn hơn mộng trịn rãnh
thẳng lại khơng làm tổn hại đến bề mặt mộng như mộng rãnh lưới (mộng rãnh


vây cá).


<b>Hình 5.8. Chủng loại của mộng trịn </b>


a) Dạng rãnh xoắn ốc ép nén; b) Dạng rãnh lưới ép nén; c) Dạng rãnh thẳng ép nén;
d) Dạng mặt nhẵn; e) Dạng rãnh thẳng phay; f) Dạng xoắn ốc phay.


 Đường kính mộng trịn: Thường u cầu bằng 2/5 ÷ 1/2 chiều dày chi
tiết được liên kết.


 Chiều dài mộng trịn: Thường lấy gấp 3 ÷ 4 lần đường kính mộng trịn.
Khe hở giữa đầu mộng và phần đáy của lỗ mộng khoảng 0,5 ÷ 1,5 mm.


 Lắp ráp mộng: Yêu cầu mộng tròn khá lớn hoặc mộng tròn và lỗ mộng
phải lắp chặt. Khi dùng mộng tròn để liên kết cố định (kết cấu khơng tháo rời),
lượng dư của mộng trịn có rãnh từ 0,1 ÷ 0,2 mm, đồng thời 2 đầu mộng thường
được bơi keo; khi mộng trịn dùng để liên kết định vị (kết cấu tháo rời), sử dụng
khe hở của mộng tròn bề mặt nhẵn hoặc mộng tròn rãnh thẳng để lắp, lượng hở
của khe từ 0,1 ÷ 0,2 mm, đồng thời bơi keo 1 đầu, thường dùng kết hợp sử dụng
cùng với linh kiện liên kết khác.


 Mộng tròn có keo: Kết cấu khơng tháo rời khi sử dụng mộng tròn
thường phải dùng liên kết keo (tốt nhất là mộng và lỗ mộng cùng bôi keo). Dựa
vào cường độ liên kết mà phân loại keo từ cao đến thấp: keo hỗn hợp UF và
PVAc, keo UF, keo PVAc, keo động vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

khoảng cách giữa các mộng tốt nhất nên sử dụng hệ thống 32 mm, khi liên kết
khá dài sử dụng nhiều mộng tròn để liên kết, khoảng cách giữa các mộng thường
từ 100 ÷ 150 mm.



<i><b>5.2.2. Liên kết bằng đinh và đinh vít </b></i>


Đinh và đinh vít được dùng để liên kết các chi tiết của sản phẩm nội thất.
Nhiều trường hợp, đinh và vít đóng một vai trị quan trọng trong liên kết của sản
phẩm nội thất. Tuy nhiên, chúng có một nhược điểm là dễ bị ơxy hố làm hư
hỏng mối liên kết. Đinh và vít nói chung làm liên kết trung gian các chi tiết lại
với nhau theo cách thức liên kết cứng. Song vai trò và khả năng ứng dụng của
mỗi loại đều khác biệt nhau.


<i>5.2.2.1. Liên kết đinh </i>


Chủng loại của đinh rất nhiều, thường có 3 loại là đinh kim loại, đinh tre,
đinh gỗ, thường dùng nhất là đinh kim loại. Đinh kim loại chủ yếu có đinh trịn
hình chữ T, đinh chữ U. Liên kết đinh tròn cường độ nhỏ, dễ phá hỏng vật liệu
gỗ, khi sản xuất sản phẩm nội thất rất ít khi sử dụng độc lập, chỉ dùng cho liên
kết bên trong và những vị trí khơng lộ ra ngồi, những vị trí u cầu ngoại quan
không cao.


Liên kết đinh thường dùng kết hợp với vật liệu keo, có lúc cịn có tác dụng bổ
trợ cho liên kết keo. Đại đa số liên kết đinh không thể tháo rời nhiều lần. Chủng
loại, mật độ và độ ẩm nguyên liệu, đường kính và chiều dài của đinh, chiều sâu và
hướng đóng đinh ảnh hưởng rất lớn đến lực bám đinh trong liên kết đinh.


Ví dụ: Lực bám đinh của cạnh ván dăm thấp hơn rất nhiều so với lực bám
đinh của tấm mặt. Vì vậy, tấm cạnh ván dăm không nên sử dụng liên kết đinh;
khi đóng bằng đinh trịn nên đóng vào theo chiều ngang thớ của chi tiết được
đóng đinh, nếu đóng theo chiều dọc thớ thì lực liên kết thấp.


<i>5.2.2.2. Liên kết đinh vít </i>



Liên kết đinh vít là liên kết sử dụng đinh vít gỗ để cố định chặt 2 chi tiết
với nhau. Đinh vít gỗ là đinh vít được chế tạo bằng kim loại, có 2 loại đinh vít là
đinh vít đầu bằng và đinh vít đầu trịn. Liên kết đinh vít gỗ thường không dùng
với kết cấu tháo rời nhiều lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ liên kết.
Liên kết đinh vít gỗ lộ ra ngồi bề mặt sản phẩm nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỹ
quan, thường dùng để liên kết chi tiết tấm mặt của sản phẩm bàn, mặt tủ, tấm
lưng, tấm mặt ngồi, tấm đỡ ngăn kéo… và lắp ráp các phụ kiện như tay cầm,
khóa cửa, linh kiện liên kết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

<i><b>5.2.3. Liên kết keo </b></i>


Liên kết keo là liên kết chỉ sử dụng keo để liên kết các vật liệu hoặc chi tiết
chủ yếu của sản phẩm nội thất. Do sự xuất hiện của chủng loại keo trong những
năm gần đây và sự phát triển mới về kết cấu của sản phẩm nội thất, nên liên kết
keo càng ngày càng được sử dụng nhiều.


Ưu điểm của liên kết này là có thể tận dụng được các nguyên liệu nhỏ, tiết
kiệm nguyên liệu gỗ, đảm bảo được kết cấu ổn định, nâng cao chất lượng sản
phẩm và cải thiện ngoại quan của sản phẩm.


<i><b>5.2.4. Liên kết bulông </b></i>


Liên kết bulông là một dạng liên kết tháo rời có khả năng chịu lực lớn.
Trong công nghệ sản xuất hàng mộc, liên kết bằng bulông được ứng dụng phổ
biến, nhất là các sản phẩm có kích thước lớn phải vận chuyển đi xa. Liên kết
bằng bulông được ứng dụng ở các mối liên kết giữa nóc tủ và hồi tủ, giữa vai
giường và chân giường (hay đầu giường), giữa vai bàn và chân bàn...


Khi sử dụng liên kết bằng bulông cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ của liên kết;



- Dễ tháo lắp;


- Không ảnh hưởng đến không gian sử dụng bên trong của sản phẩm;


Có nhiều kiểu bulơng với nhiều giải pháp liên kết khác nhau. Trong các sản
phẩm có kết cấu dạng khung, các dạng bulơng thường dùng là loại bulơng đầu trịn.


Trong công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm nội thất lắp ghép tấm
được chú ý nhiều về các giải pháp liên kết tháo rời bằng bulơng - ốc vít.


<i><b>5.2.5. Liên kết bản lề </b></i>


Liên kết bản lề là một dạng liên kết động, thường dùng chủ yếu trên cánh tủ
và thân tủ, có tác dụng đóng và mở cửa tủ. Liên kết bản lề thường dùng là liên
kết bản lề dương và liên kết bản lề âm.


<b>5.3. Thiết kế kết cấu của sản phẩm nội thất chất gỗ </b>


<i><b>5.3.1. Chi tiết và bộ phận cơ bản của sản phẩm </b></i>


Sản phẩm nội thất do 5 bộ phận cơ bản là hộp gỗ, khung gỗ, tấm ghép, bộ
phận dạng thấm và khung hộp tổ hợp thành. Do kết cấu của các bộ phận này
khác nhau, nên các bộ phận cơ bản này cũng khác nhau. Bản thân mỗi bộ phận
đều có phương pháp liên kết nhất định. Vì thế, giữa các bộ phận cũng cần có
phương pháp liên kết hợp lý.


<i>5.3.1.1. Chi tiết dán dính </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

mặt nằm của giường, tấm đáy của mặt bàn hoặc của tủ. Chi tiết dán dính có đặc


điểm là biến dạng nhỏ, tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vì thế thường được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm nội thất chất gỗ.


<i>5.3.1.2. Chi tiết gỗ hộp nối dài </i>


Chi tiết gỗ hộp là chi tiết đơn giản nhất của sản phẩm nội thất chất gỗ. Nó
có kích thước chiều rộng nhỏ hơn kích thước chiều dày 2 lần, tổng chiều dài lớn
hơn chi tiết kiểu dài nhiều lần theo kích thước mặt cắt. Chi tiết dạng hộp có thể
là một thanh gỗ đặc, gỗ tổ hợp (ghép nối theo chiều dài, chiều rộng hoặc chiều
dày), gỗ ép từ vật liệu vụn; về hình dáng có thể là đường thẳng, đường cong;
mặt cắt của nó có thể là hình vng, hình trịn, hình elip...


Ngun liệu gỗ tự nhiên có thể nối dài, vừa tiết kiệm được nguyên liệu vừa
thuận tiện cho việc ghép nối các nguyên liệu gỗ ngắn. Nối dài được thực hiện
chủ yếu nhờ vào liên kết keo.


Tại các đầu gỗ hộp sau khi quét keo sẽ được nối với nhau, nhưng do đầu gỗ
hộp khó bào nên sau khi quét keo, dung dịch keo sẽ thấm sâu vào trong các lỗ
mạch theo chiều dọc thớ gỗ làm cho mặt tiếp xúc bị thiếu keo. Vì thế, làm cho 2
đầu của gỗ hộp khó ghép cố định lại với nhau. Để tăng diện tích dán mặt, nâng
cao cường độ dán dính, khi dán các gỗ hộp với nhau nên gia công thành các mặt
vát hoặc dạng mộng răng cưa, như hình 5.9.


<b>Hình 5.9. Hộp gỗ nối dài </b>


Để đạt được cường độ dán dính lý tưởng, chiều dài của mặt vát nên gấp 10
÷ 15 lần chiều dày của hộp gỗ; khi dán dính bằng mộng răng cưa thì khoảng
cách giữa các răng từ 6 ÷ 10 mm.


Những điểm cần chú ý khi sử dụng gỗ hộp trong thiết kế kết cấu sản phẩm


nội thất:


a) Tận dụng triệt để khi gia công khối gỗ ngun;


b) Nối dài các ngun liệu có kích thước ngắn, khi kích thước của chi tiết
lớn hơn kích thước của nguyên liệu;


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

d) Khi nối dài các chi tiết cong, thì cường độ của ghép mộng ngón là lớn
nhất, mối ghép tự nhiên, đẹp, hiệu quả ứng dụng cũng tốt nhất, tuy nhiên cần
phải có dao cắt chuyên dụng. Đối với nối dài theo kiểu ghép vát có mộng ngón
thì cường độ mối ghép cao, đẹp, dễ gia công, tuy nhiên tổn thất gỗ tại vị trí ghép
nối khá lớn;


e) Đối với chi tiết cong, ngoài việc sử dụng gỗ được cắt gọt từ gỗ ngun,
cịn có thể sử dụng phương pháp uốn cong gỗ và uốn cong dán dính. Hai phương
pháp này đều đem lại cho chi tiết cường độ cao, đẹp, mà hiệu quả ứng dụng tốt
hơn chi tiết gỗ xẻ và các chi tiết uốn cong ghép dài từ nguyên liệu ngắn.


<i>5.3.1.3. Chi tiết tấm </i>


Các thanh gỗ được ghép keo với nhau tạo thành dạng tấm có chiều rộng
như ý muốn, như tấm mặt bàn, tấm mặt ngồi của ghế, tấm mặt của bàn quầy
bar... Tuy nhiên, để tấm ghép co rút nhỏ và ít cong vênh, giữ được hình dạng ổn
định cho chi tiết thì khi sử dụng nên hạn chế chiều rộng của thanh gỗ, đồng thời
để đảm bảo sự ổn định kích thước của tấm ghép thì chủng loại gỗ và độ ẩm gỗ
của từng thanh gỗ trong tấm ghép phải đồng nhất.


Dựa vào nguyên liệu và kết cấu khác nhau, tấm gỗ ghép gồm có 4 loại
chính là tấm ghép cạnh, tấm ghép phủ mặt, tấm ghép đầu, tấm ghép khung gỗ.



a) Tấm ghép cạnh: Là ghép cạnh các thanh gỗ có chiều rộng nhỏ với nhau
tạo thành tấm gỗ ghép có chiều rộng như ý muốn. Phương pháp ghép tấm chủ
yếu có ghép bằng, ghép rãnh, ghép bậc, ghép mộng mượn dạng thanh, ghép chốt
gỗ, ghép đinh vít dương, ghép đinh vít âm, ghép đai, ghép xiên (hình 5.10).


<b>Hình 5.10. Phương pháp ghép cạnh </b>


a) Ghép bằng; b) Ghép bậc; c) Ghép mộng mượn dạng thanh; d) Ghép rãnh
mộng thẳng; e) Ghép rãnh mộng đuôi én; f) Ghép đai; g) Ghép chốt gỗ tròn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

b) Tấm phủ mặt: Được tạo thành nhờ ép keo vật liệu phủ mặt lên trên bề
mặt của tấm lõi. Tấm phủ mặt chủ yếu có tấm khung đặc và tấm khung rỗng
(hình 5.11).


<b>Hình 5.11. Tấm phủ mặt </b>


: Tấm khung đặc; : Tấm khung rỗng.


c) Tấm ghép đầu: Là đem các thanh gỗ có chiều rộng nhỏ ghép lại thành
một tấm gỗ có chiều rộng lớn thơng qua phương pháp ghép đầu (hình 5.12).


Khi sử dụng kết cấu ghép tấm thì tấm ghép sẽ có sự thay đổi độ ẩm trong
gỗ gây ra hiện tượng tách đầu, để tránh hiện tượng này và giảm bớt sự cong
vênh của tấm gỗ ghép người ta sử dụng phương pháp ghép đầu.


<b>Hình 5.12. Tấm ghép đầu </b>


<i>5.3.1.4. Kết cấu tấm ghép khung gỗ </i>


Kết cấu tấm ghép khung gỗ là kết cấu sử dụng tấm ghép hoặc ván nhân tạo


ghép vào giữa của khung gỗ nhằm ngăn cách hoặc bịt kín khung gỗ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

<b>Hình 5.13. Kết cấu tấm ghép khung gỗ </b>


1, 2, 8, 9: Phương pháp ghép đầu; 3, 4, 5, 6, 7: Phương pháp mộng rãnh
Khi sử dụng phương pháp cắt cạnh, sau khi tấm ghép được ghép vào khung
gỗ phải dùng đinh tròn hoặc đinh vít để cố định tấm ghép. Kết cấu lắp ráp này
đơn giản, thuận tiện khi thay tấm ghép, có thể sử dụng thanh gỗ để tạo bề mặt lồi
so với bề mặt khung gỗ.


Phương pháp mở rãnh tạo ra bề mặt phẳng, khi thay tấm ghép phải tháo
toàn bộ khung gỗ ra, vì thế phức tạp hơn phương pháp cắt cạnh. Khi sử dụng cả
2 phương pháp trên đều không nên sử dụng keo, đồng thời phải để thừa ra 1 khe
nhỏ để tấm ghép tự do co rút và trương nở (hình 5.14), nhằm mục đích làm cho
tấm ghép không làm hỏng kết cấu của khung gỗ khi trương nở và không bị rơi ra
khi co rút.


Ngoài ra khi tạo rãnh cần phải đảm bảo:
+ Chiều sâu rãnh của tấm ghép: > 8 mm;
+ Chiều rộng tấm ghép: 10 mm;


+ Khoảng cách từ cạnh rãnh đến mặt khung: > 6 mm.


Tấm ghép của khung gỗ thường sử dụng là gỗ ghép, ván nhân tạo, kính, gương...


<b>Hình 5.14. Khe hở của kết cấu tấm ghép </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

<i>5.3.1.5. Bộ phận khung gỗ </i>


Khung gỗ là một bộ phận điển hình của sản phẩm nội thất dạng khung.


Khung gỗ đơn giản nhất là gồm 2 hộp gỗ dọc (gọi là thanh dọc) và 2 hộp gỗ
ngang (gọi là thanh ngang hay thanh mào đầu). Ở giữa của khung gỗ có thể ghép
thêm hộp gỗ theo cả 2 hướng ngang và hướng dọc, ghép theo hướng ngang gọi
là giằng ngang (đố ngang), ghép theo hướng dọc gọi là giằng dọc (đố dọc). Tùy
theo kết cấu của khung gỗ khác nhau mà kích thước của hộp gỗ bên trong khung
gỗ cũng khác nhau.


Thông thường, cạnh ngồi của khung gỗ có chiều rộng từ 29 ÷ 52 mm,
chiều rộng từ 13 ÷ 34 mm, các thanh đố ngang và đố dọc cũng có kích thước
chiều rộng và chiều ngang bằng hoặc nhỏ hơn 1 chút so với cạnh ngoài của
khung gỗ.


Khung gỗ gồm có 2 loại: 1 loại bên trong có có tấm ghép pano, ván trang
sức bề mặt hoặc kính, cịn gọi là kết cấu tấm pano khung gỗ. Loại thứ 2 là khung
gỗ không có tấm ghép bên trong, còn gọi là khung rỗng. Tên gọi của các bộ
phận của khung gỗ như hình 5.15.


<b>Hình 5.15. Kết cấu khung gỗ </b>


1. Khung gỗ; 2. Tấm pano; 3. Thanh mào đầu trên; 4. Đố dọc
5. Đố ngang; 6. Thanh dọc; 7. Thanh mào đầu dưới.


<i>5.3.1.6. Liên kết góc của khung gỗ </i>


Dựa vào vị trí của chi tiết trong sản phẩm và kích thước mặt cắt của gỗ hộp
để tính tốn cường độ dán dính và yêu cầu thẩm mỹ của khung gỗ. Liên kết góc
của khung gỗ thường có 2 loại là liên kết thẳng góc và liên kết xiên góc.


 Liên kết thẳng góc



</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

<b>Hình 5.16. Hình thức liên kết thẳng góc của khung gỗ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

 Liên kết xiên góc


Hai đầu hộp gỗ có vai mộng được cắt tạo thành mặt xiên góc 450 hoặc vai
mộng đơn được cắt tạo thành mặt xiên góc 450 ghép lại với nhau tạo ra liên kết
xiên góc. Liên kết xiên góc có thể tránh được các khuyết điểm của liên kết góc
thẳng, làm cho phần mặt đầu khó trang sức của hộp gỗ không bị lộ ra ngồi,
hình thức liên kết góc xiên được thể hiện ở hình 5.17.


Liên kết xiên góc tuy có cường độ nhỏ hơn liên kết thẳng góc, gia cơng khó
phức tạp nhưng lại nâng cao được chất lượng trang sức. Vì thế, nó thường được
dùng khi thiết kế sản phẩm nội thất có yêu cầu ngoại quan cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

 Liên kết ghép đối giữa (hình chữ T)


Trong sản phẩm nội thất, liên kết giữa khung ngoài với các hộp gỗ bên
trong có kết cấu hình chữ T. Nó bao gồm đố ngang, đố dọc, thanh giằng của
chân bàn và chân ghế. Phương pháp liên kết thường dùng của kết cấu hình chữ T
được thể hiện ở hình 5.18.


<b>Hình 5.18. Hình thức liên kết ghép đối giữa </b>
 Liên kết mộng 3 chiều giao nhau


Là liên kết gồm 3 hộp gỗ liên kết với nhau bằng mộng tại cùng 1 vị trí theo
cả 3 chiều ngang, dọc và đứng.


Hình thức kết cấu của liên kết này không giống nhau tùy thuộc vào vào môi
trường sử dụng. Các hình thức kết cấu điển hình cụ thể ở hình 5.19.



<i>5.3.1.7. Bộ phận khung hộp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

<b>Hình 5.19. Hình thức của kết cấu mộng 3 chiều </b>


Kết cấu khung hộp tạo thành sản phẩm nội thất dạng tấm, bên trong có các
vách ngăn. Khi thiết kế sản phẩm có kết cấu khung hộp cần chú ý những điểm sau:


 Khung hộp chịu tải lớn (như tủ quần áo, ngăn kéo, hộp máy), có thể sử
dụng liên kết mộng liền dạng đa mộng cho toàn bộ tấm ghép, nhằm nâng cao
cường độ chịu lực.


<b>Hình 5.20. Chủng loại kết cấu và phương thức liên kết dạng cố định </b>
<b>của khung hộp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

 Trong kết cấu góc của khung hộp, cường độ chịu lực của mộng liền đa
mộng và cường độ liên kết của mộng đuôi én dương là cao nhất, thứ hai là mộng
xiên, thứ ba là mộng thẳng góc. Trong mộng đi én, mộng đi én âm do có 2
đầu của mộng được che đi nên có liên kết đẹp nhất; mộng đi én nửa kín tuy có
1 đầu mộng khơng lộ ra ngoài nên vẫn đảm bảo được 1 mặt đẹp. Tuy nhiên,
cường độ của các mộng này đều thấp hơn mộng đi én dương. Vì thế, mộng
đuôi én dương thường được dùng ở liên kết góc của chân sau ghế, mộng đi én
nửa kín được dùng ở liên kết góc của mặt trước ngăn kéo, mộng đuôi én âm
dùng ở liên kết góc của chân trước ghế, mộng đa thẳng góc được dùng ở liên kết
góc của mặt sau ngăn kéo.


 Các liên kết xiên góc đều không làm lộ đầu của tấm gỗ, bề mặt đẹp,
nhưng cường độ liên kết tương đối thấp. Vì thế, thơng thường nên sử dụng thêm
thanh gỗ có mặt cắt hình tam giác hoặc hình vng (cịn gọi là ke gỗ) để gia cố
thêm vào phần góc của liên kết, sau đó sử dụng đinh vít gỗ để liên kết thanh gỗ
với khung hộp (hình 5.20).



 Liên kết giữa các tấm gỗ bên trong của khung hộp nên sử dụng liên kết
mộng, như mộng thẳng góc, mộng trịn và mộng đi én (hình 5.21).


<b>Hình 5.21. Phương thức liên kết tấm giữa của khung hộp </b>


<i>5.3.1.8. Bộ phận dạng tấm </i>


Bộ phận dạng tấm được sử dụng trong thiết kế sản phẩm nội thất gồm 3
loại chính là tấm ván nhân tạo dạng mỏng, tấm ván nhân tạo dạng dày và tấm
ván nhân tạo ép khuôn.


<i>a) Chủng loại của bộ phận dạng tấm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

 Ván nhân tạo dạng dày (ván phủ mặt): Chủ yếu gồm ván blockboard,
ván dăm phủ mặt, ván sợi MDF, ván khung rỗng (ván tổ ong).


 Ván ép khuôn: Là ván được ép từ tấm gỗ đơn hoặc dăm gỗ, có thể ép
trực tiếp tạo thành tấm mặt cong hoặc các tấm tạo hình bề mặt khác.


<i>b) Một số điểm cần chú ý của bộ phận dạng tấm trong thiết kế sản phẩm nội thất </i>


 Ván nhân tạo dạng mỏng thường dùng làm tấm hậu, vách ngăn đứng,
tấm nóc và tấm đáy chịu lực nhỏ. Ván dán có cường độ cao, đẹp, tính năng tốt,
rất thích hợp để sử dụng làm bộ phận nhìn thấy của sản phẩm nội thất thông
thường và sản phẩm nội thất cao cấp. Ván sợi do được trang trí bề mặt nên thích
hợp sử dụng làm bộ phận khơng nhìn thấy của sản phẩm nội thất thông thường.


 Chiều dày thông thường của tấm phủ mặt là 16 ÷ 25 mm, chiều dày của
tấm phủ mặt dạng dày là 30 ÷ 50 mm.



 Kết cấu lớp giữa của ván blockboard, ván dăm phủ mặt và ván sợi MDF
phủ mặt không rỗng, nên thuộc loại ván phủ mặt lõi đặc. Ván phủ mặt lõi đặc có
tính năng chịu va đập, có thể dùng làm mặt đứng, cũng có thể dùng làm mặt nằm
ngang chịu lực. Ván blockboard tuy có tính năng gia cơng tốt, tính ổn định kích
thước, nhẹ và lực bám đinh tốt, nhưng giá thành cao, nên thường dùng để sản
xuất các sản phẩm nội thất cao cấp.


 Ván khung rỗng (ván tổ ong) có lớp lõi rỗng, vì thế nhẹ hơn ván phủ mặt
khung đặc. Ván có tính năng ổn định kích thước và tính gia cơng gần giống ván
blockboard, nhưng tính năng chống chịu va đập và độ phẳng bề mặt kém. Do đó,
khi thiết kế sản phẩm nội thất nên dùng ván khung rỗng làm bộ phận mặt đứng
của sản phẩm cao cấp trung bình và sản phẩm thông thường, không nên dùng
làm bộ phận mặt nằm ngang chịu lực.


 Ván khung rỗng do vật liệu lớp lõi, vật liệu phủ mặt và khung ngoài tạo
thành. Trong đó, có ván khung rỗng dạng tổ ong chất giấy có độ phẳng bề mặt rất
tốt, tính năng cơ học cao, chất lượng tốt nhất; ván khung rỗng dạng hình vng
xếp thứ 2; ván khung rỗng ghép bằng thanh gỗ và ván khung rỗng ghép bằng tấm
ván dăm xếp thứ 3. Tuy nhiên, công nghệ gia công đơn giản, giá thành thấp. Ván
khung rỗng dạng tổ ong chất giấy thích hợp dùng cho sản phẩm nội thất cao cấp.


 Ván ép khuôn từ tấm gỗ đơn thường dùng có chiều dày từ 9 ÷ 15 mm, ép
khn từ dăm gỗ thường có chiều dày từ 16 ÷ 25 mm.


 Cạnh của bộ phận dạng tấm thường hở ra bên ngoài nên phải xử lý dán
cạnh, nhằm mục đích làm đẹp và bảo vệ.


<i>c) Cấu tạo của bộ phận dạng tấm </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

Thơng thường ván blockboard có 3 loại là ván kết cấu 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp.
Trong đó ván kết cấu 5 lớp được sử dụng rộng rãi nhất.


 Ván dăm và ván sợi MDF trang sức bề mặt là ván lấy ván dăm hoặc ván
sợi MDF làm lớp giữa, hai mặt dán một lớp vật liệu để trang sức bề mặt.


Vật liệu trang sức bề mặt của ván thường dùng là gỗ mỏng, ván mỏng, tấm
nhựa, màng mỏng PVC, giấy tẩm keo hoặc in trực tiếp vân gỗ lên lớp ván nền.


 Ván khung rỗng có ván khung rỗng tổ ong chất giấy, ván khung rỗng
hình vng, ván khung rỗng thanh gỗ và ván khung rỗng thanh ván dăm.


+ Ván khung rỗng tổ ong chất giấy là dùng giấy dày chế tạo thành, hình dạng
giống tổ ong Lớp giữa của ván tốt thì phải chọn ngun liệu giấy tốt, đường kính
lỗ dạng tổ ong nhỏ, đồng thời dùng vật liệu phủ mặt có chất lượng tốt.


+ Ván khung rỗng hình vng là ván dùng vật liệu dạng thanh nhỏ mở rãnh
và ghép lại với nhau theo chiều dọc và chiều ngang tạo thành các hình vng
Vật liệu dạng thanh thường dùng là thanh ván dán hoặc thanh ván sợi.


+ Ván khung rỗng thanh gỗ là ván có lớp giữa và các thanh gỗ nhỏ ghép lại
với nhau tạo ra phần bên trong sắp xếp theo dạng lưới, hai mặt của khung gỗ
được phủ bằng vật liệu phủ mặt, có thể được phủ 1 mặt hoặc cả 2 mặt. Ưu điểm
của ván được phủ 2 mặt là đẹp và phẳng; ván phủ 1 mặt lại có giá thành thấp,
thường dùng làm bộ phận chỉ nhìn thấy 1 mặt của sản phẩm nội thất thông
thường, như sản phẩm tủ. Nếu tấm cạnh u cầu có hình dáng trang sức phức
tạp thì nên dùng phương pháp bọc ghép nhằm thuận lợi cho việc gia cơng tạo
hình mặt lộ ra bên ngoài của cạnh ván.


Khung gỗ của ván khung rỗng thanh gỗ có nhiều phương pháp liên kết.


Phương pháp liên kết thường dùng của khung gỗ được phủ 2 mặt. Khung gỗ dán
phủ 1 mặt yêu cầu liên kết phải cố định, chỉ nên dùng liên kết mộng thẳng góc
để liên kết.


+ Ván khung rỗng thanh ván dăm là do các thanh ván dăm sắp xếp theo
dạng lưới tạo thành, dùng đinh để liên kết, chiều rộng của thanh ván dăm từ 30 ÷
50 mm, khoảng cách giữa các thanh từ 150 ÷ 250 mm;


+ Liên kết khung của ván khung rỗng không cần quá cao, nhưng bề mặt
khung phải phẳng, phương pháp liên kết đơn giản, chiều rộng của khung từ 40 ÷
50 mm;


+ Lớp mặt của ván khung rỗng thường dùng vật liệu ván nhân tạo dạng
mỏng có kích thước ổn định và đẹp để phủ mặt. Trong đó, ván dán 3 lớp hoặc
sản phẩm trang sức là thích hợp nhất;


+ Nếu phủ mặt bằng keo ép nhiệt thì nên để lỗ thốt khí ở khung và lớp
giữa của ván, đường kính lỗ thường lấy là 5 mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

Có nhiều phương pháp để dán cạnh cho bộ phận dạng tấm, đặc điểm kết
cấu và phạm vi ứng dụng của các phương pháp thể hiện ở hình 5.22.


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

<i><b>5.3.2. Sản phẩm nội thất dạng khung </b></i>


Sản phẩm nội thất dạng khung lấy gỗ làm nguyên liệu chính, bộ phận chủ
yếu của sản phẩm nội thất dạng khung là kết cấu tấm ghép khung gỗ hoặc khung
giá đỡ. Đặc điểm của sản phẩm nội thất dạng khung là gia công phức tạp, tốn
công và nguyên liệu, không tiện cho lắp ráp và trang sức cơ giới hóa.


<i>5.3.2.1. Kết cấu của sản phẩm nội thất dạng dựa tựa </i>



Sản phẩm nội thất dạng dựa tựa chủ yếu gồm có bàn ăn, bàn làm việc, bàn
học, bàn viết, bàn chà. Dựa vào nguyên liệu chế tạo khác nhau có thể phân thành
sản phẩm chất gỗ, sản phẩm kim loại, sản phẩm nhựa, sản phẩm mây tre.


Cấu tạo của sản phẩm nội thất dạng dựa tựa chủ yếu gồm tấm mặt, hệ chân
đỡ, bộ phận dạng tủ, linh kiện. Ngoài ra sản phẩm nội thất dạng dựa tựa có thể
được cấu tạo thêm các bộ phận khác để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác trong
q trình sử dụng. Ví dụ: Trên sản phẩm có thể cấu tạo thêm ngăn kéo, ngăn đựng
tài liệu, ngăn để sách, ngăn để đồ dùng... Với những yêu cầu sử dụng khác nhau,
các bộ phận của sản phẩm dựa tựa cũng có những đặc điểm khác nhau rất rõ nét.


Chiều cao của sản phẩm nội thất dạng dựa tựa phụ thuộc vào yêu cầu sử
dụng và liên quan đến kích thước của con người. Kích thước của sản phẩm dạng
dựa tựa mà điển hình là sản phẩm bàn được xác định sao cho một người ngồi ở
bàn ít nhất cũng cần 60 cm chiều rộng và diện tích hữu dụng của nó phải đủ để
đảm bảo tiện nghi làm việc.


<i>a) Tấm mặt </i>


Tấm mặt là bộ phận chính của sản phẩm dạng dựa tựa. Tấm mặt phải có bề
mặt phẳng nhẵn, tính cơng nghệ tốt, khơng biến dạng khi chịu lực, chịu nước,
chịu nhiệt, chịu ăn mịn, thích hợp với các u cầu sử dụng khác nhau.


Tấm mặt thường sử dụng vật liệu gỗ như: ván ghép gỗ, ván mộc, ván phủ
mặt khung rỗng, ván dăm, ván dán nhiều lớp... Ngoài ra tấm mặt cịn sử dụng
vật liệu nhựa, kính, đá cẩm thạch, kim loại và vải để chế tạo. Kết cấu tấm mặt
như hình 5.23. Do cạnh của sản phẩm dạng dựa tựa thường phải chịu tiếp xúc và
va đập. Vì thế, tấm mặt nên được dán cạnh, yêu cầu về cường độ dán cạnh cao
hơn so với sản phẩm dạng cất đựng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

<b>Hình 5.23. Kết cấu tấm mặt </b>


a) Tấm mặt nối ngang; b-c) Tấm mặt ghép gỗ đặc; d) Tấm mặt khảm gỗ;
e) Tấm mặt ván mộc phủ mặt.


<b>Hình 5.24. Kết cấu động của mặt bàn ăn </b>


<i>b) Hệ chân đỡ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

chân của sản phẩm dạng cất đựng (điển hình là sản phẩm tủ). Tuy nhiên, đối với
sản phẩm bàn thì chân bàn dài hơn chân tủ, các chân được liên kết với nhau qua
vai giằng.


 Hệ chân đỡ dạng khung


Kết cấu của hệ chân đỡ dạng khung gồm: chân, vai giằng, thanh giằng
ngang và thanh giằng dọc. Hình thức kết cấu thường gặp của hệ chân đỡ dạng
khung như hình 5.25.


(a) (b)


<b>Hình 5.25. Hình thức kết cấu của hệ chân đỡ </b>


a) Hệ chân đỡ bàn vuông (4 chân); b) Hệ chân đỡ bàn tròn (1 chân).
 Hệ chân đỡ dạng tấm


Hệ chân đỡ dạng tấm là do các tấm ván nhân tạo tạo thành. Tấm mặt và
khung đỡ liên kết với nhau bằng linh kiện liên kết hoặc bằng phụ kiện, như ở
hình 5.26.



Ngồi 2 hệ chân đỡ ở trên, cịn có các hệ chân đỡ khác như hệ chân đỡ kim
loại, hệ chân đỡ nhựa. Hệ chân đỡ kim loại khá đơn giản, gồm hệ chân đỡ 1
chân, 2 chân, 3 chân hoặc nhiều chân.


<i>c) Bộ phận dạng tủ </i>


Bộ phận dạng tủ thường là bàn vẽ, bàn thí nghiệm bàn viết. Kết cấu của
dạng bàn này khá phức tạp, gần giống với kết cấu của sản phẩm dạng cất đựng
(như sản phẩm tủ), nó cũng có kết cấu dạng khung và kết cấu dạng tấm, có loại
có hệ chân đỡ, có loại khơng có hệ chân đỡ. Liên kết giữa tấm mặt và bộ phận tủ
thường là liên kết cố định, cũng có thể là liên kết tháo rời.


<i>d) Liên kết giữa tấm mặt và hệ chân đỡ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

ngồi, hình thức liên kết thường gặp giữa mặt bàn và hệ chân đỡ như ở hình 5.27.


<i>e) Kết cấu của một số sản phẩm nội thất dạng dựa tựa thường dùng </i>


 Bàn chân đơn


Bàn chân đơn là loại bàn có chân được liên kết trực tiếp vào mặt bàn từng
chiếc riêng lẻ. Giải pháp liên kết thường bằng ren hoặc mộng (hình 5.28).


<b>Hình 5.26. Hình thức kết cấu của hệ chân đỡ dạng tấm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

<b>Hình 5.27. Liên kết giữa tấm mặt và hệ chân đỡ </b>


<b>Hình 5.28. Hình thức kết cấu hệ chân của bàn chân đơn </b>



Mặt bàn có thể có kết cấu dạng khung hoặc dạng tấm. Nhìn chung, hệ chân
đơn chỉ hợp với mặt bàn có kết cấu dạng tấm hay kết cấu dạng khung ghép ván
tương tự dạng tấm phẳng.


 Bàn chân trụ


Bàn chân trụ có kết cấu chân ở dạng rỗng hoặc đặc. Thơng thường, bàn chỉ
có một cột trụ ở giữa. Mặt bàn có thể là hình trịn, hình elip hoặc hình vng
(hình 5.25b).


Phần dưới của trụ thường được liên kết với chân đế chữ thập hoặc đế đỡ
hình trịn để nâng cao tính ổn định của bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

Đế chân trụ thường có kết cấu chữ thập và được tạo dáng làm tăng giá trị thẩm
mỹ của bàn. Người ta cũng có thể sử dụng chân đế kim loại mạ Crom hay Inox.


 Bàn có vai


Bàn có vai là loại bàn mà hệ chân của nó gồm có các chân liên kết với nhau
bằng các vai giằng chính ở phía trên, nối tiếp giáp với mặt bàn, tạo thành kết cấu
khung đỡ mặt bàn. Để hệ chân bàn được vững chắc, phía dưới chân cũng có thể
nối với nhau bởi các thanh giằng phụ (hình 5.29).


<b>Hình 5.29. Hình thức kết cấu giữa vai bàn và mặt bàn </b>


Thông thường mặt bàn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vng, nhưng
cũng có thể là hình đa giác, hình bầu dục hoặc hình trịn. Mặt bàn cũng có thể
phân thành hai loại chính là mặt bàn cố định và mặt bàn di động. Bàn có vai kết
cấu chắc chắn nên được sử dụng nhiều.



Nếu vai bàn là gỗ tự nhiên thì khơng nên sử dụng chốt mộng, đặc biệt là
loại vai có chiều dày nhỏ, bởi vì khi co rút hoặc giãn nở, vai bàn có thể bị nứt.
Để thuận tiện cho trường hợp phải vận chuyển đi xa, chân bàn có thể liên kết
bằng các loại liên kết tháo rời (thường là liên kết bu lông).


Nếu mặt bàn vng và kích thước khơng lớn lắm, có thể tạo nên chân kiểu
thanh giằng dưới mặt bàn, làm cho kết cấu của bàn thanh thoát và chắc chắn.


Một số trường hợp chân bàn cong lượn, thậm chí có chạm trổ nhưng chỉ sử
dụng trong trường hợp đặc biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

tới các hiện tượng co rút của mặt bàn.


Bên cạnh các loại bàn có mặt cố định, cịn có nhiều kiểu bàn có thể xếp gấp
được hoặc có thể nới rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu và không gian sử dụng.


 Bàn có kết cấu chân dạng tấm hồi


Đối với loại bàn này, mặt bàn thường được liên kết với tấm hồi bằng linh
kiện liên kết. Để đảm bảo sự ổn định, giữa các tấm hồi phải có các thanh giằng,
để tăng bề mặt tiếp xúc với nền thì phía dưới tấm hồi thường có chân đế. Mặt
bàn thường có khung để che khuất mối liên kết giữa mặt và hồi.


Đối với loại bàn này, thanh giằng đóng một vai trị rất quan trọng. Vì vậy,
phải có giải pháp đặt thanh giằng và liên kết vào tấm hồi nhằm nâng cao tính ổn
định của bàn. Đối với loại bàn trà nhỏ, chỉ cần một thanh giằng ở phía dưới
(bằng 1/3 chiều cao chân bàn tính từ dưới lên). Hồi bàn được liên kết với thanh
giằng và chân đế.


Liên kết giữa hồi và chân đế là liên kết mộng, thường sử dụng loại mộng hai


thân. Liên kết giữa hồi và thanh giằng có thể là liên kết mộng và liên kết bu lông.


Thông thường kiểu bàn này được sử dụng phổ biến trong các phòng trà,
quán cafe ở các câu lạc bộ.


 Bàn thùng


Bàn thùng là loại bàn có cấu tạo tủ đựng và ơ kéo để phục vụ cho nhu cầu
làm việc có nhiều tài liệu. Căn cứ vào cách bố trí số lượng ngăn tủ (ở một phía
hay cả hai phía) mà người ta phân biệt bàn một thùng (bàn 1 tủ) và bàn hai thùng
(bàn 2 tủ). Nhìn chung cấu tạo của bàn thùng cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào
việc sử dụng nguyên vật liệu.


+ Cấu tạo chung của bàn 1 thùng (bàn 1 tủ):


Bàn 1 tủ gồm các phần cấu tạo chính như: mặt bàn, ngăn tủ, chân cao và
vai bàn.


Ngăn tủ có cấu tạo tương tự như tủ, có thể có một hay nhiều ơ kéo, có chân
thấp liên kết vào đáy.


Chân bàn gồm hai chân được liên kết với nhau bằng vai giằng ngang ở phía
trên và thanh giằng phía dưới tạo thành một bộ phận.


Hai vai giằng dọc dùng để liên kết bộ phận chân bàn với ngăn tủ (lỗ mộng
trên chi tiết tấm hồi của ngăn tủ).


Thanh giằng dọc phía dưới liên kết vào giữa thanh giằng ngang ở chân bàn
và giữa thanh ngang dưới của tấm hồi của ngăn tủ.



</div>

<!--links-->

×