Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.72 KB, 49 trang )

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cơ khí và xây dựng Thăng
Long.
1) Tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng Tài chính - Kế toán (trước đây là phòng tài vụ) của Công ty cơ khí và
xây dựng Thăng Long đảm nhiệm chức năng chuyên môn tham mưu cho giám đốc
về công tác tài chính của Công ty.
Để phù hợp với công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của Công ty,
phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long được tổ
chức theo hình thức kế toán tập trung, biên chế chính thức phòng Tài chính - Kế
toán gồm 7 người trực tiếp làm công tác kế toán, trong đó gồm 1 kế toán trưởng
(Trưởng phòng Tài chính - Kế toán), 5 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Dưới các
Nhà máy, xưởng, đội có các thành viên kế toán nhưng chỉ làm công tác báo sổ.
1.1)Nội dung công tác kế toán ở Công ty
Công tác kế toán được phân theo từng bộ phận kế toán sau:
1. Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, phải trả, các khoản
thanh toán nội bộ.
2. Kế toán nguyên vật liệu, lập chứng từ thanh toán các khoản vay mua nguyên vật
liệu, thanh toán với người bán.
3. Kế toán thanh toán tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản tiền công, tiền
thưởng, BHXH, BHYT, kiêm kế toán theo dõi công cụ dụng cụ.
4. Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kế
toán TSCĐ, đầu tư XDCB, kế toán nguồn vốn, thanh quyết toán với Ngân sách
Nhà nước.
5. Kế toán thanh quyết toán khối lượng với các đơn vị, đội, xưởng trong Công ty,
kế toán theo dõi thực hiện hợp đồng, theo dõi bán hàng, quyết toán với người mua,
và các nghiệp vụ khác.
6. Thủ quỹ: Quản lý và thu chi tiền mặt tại Công ty.
1.2)Phân công nhiệm vụ cụ thể
1. Kế toán trưởng:
- Nắm toàn bộ mọi hoạt động tài chính kế toán tại Công ty, thực hiện việc quản lý
tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước ở đơn vị.


- Phụ trách phòng Tài chính - Kế toán.
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Giúp Giám đốc Công ty tổ chức công tác kế toán tài chính ở đơn vị, chỉ đạo
việc hạch toán kế toán ở đơn vị, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài
chính ở đơn vị.
+ Chỉ đạo từng bộ phận kế toán thực hiên việc ghi chép, tính toán kịp thời, đầy
đủ, chính xác mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị. Tổ chức kiểm tra tài
chính, kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính, chế
độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn, chế độ với người lao động về phân phối, kỷ luật
lao động, chế độ BHXH, BHYT. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch dự toán chi phí, các khoản phí lưu thông, chi tiêu
hành chính, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ tín dụng, chế độ thanh toán. Tiến
hành các cuộc kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản theo đúng chế độ Nhà nước.
+ Tổ chức hưởng dẫn phổ biến kịp thời các thể chế về tài chính kế toán Nhà
nước, các quy định của cấp trên với các bộ phận cá nhân có liên quan trong việc
thực hiện công tác kế toán tài chính ở đơn vị.
+ Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ tài liệu kế toán.
+ Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ
nhân viên kế toán vững vàng chuyên môn.
+ Xét duyệt các báo cáo tài chính trước khi trình lãnh đạo.
+ Có quyền yêu cầu các bộ phận sản xuất thực hiện đúng chế độ quản lý, cung
cấp các tài liệu, chứng từ để phản ánh kịp thời, đầy đủ mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh.
+ Có quyền từ chối chi các khoản chi không hợp lệ, không đầy đủ chứng từ,
không đúng chế độ.
+ Có quyền đề nghị hội đồng kỷ luật xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc
quản lý kinh tế tài chính. Thu hồi các khoản nợ cố tình dây dưa.
+ Báo cáo lên cấp trên các hành vi làm sai chế độ quản lý tài chính.
2. Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kế
toán TSCĐ, đầu tư XDCB, kế toán nguồn vốn, thanh quyết toán với Ngân sách.

- Phải nắm được toàn bộ nghiệp vụ kế toán tài chính ở đơn vị.
- Nhiệm vụ quyền hạn:
+ Tập hợp sổ sách kế toán ở các bộ phận kế toán, phân tích tổng hợp số liệu kế
toán phản ánh vào các báo biểu tổng hợp kế toán. Lập báo cáo tài chính quý, năm.
Phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán nguồn vốn, các khoản phải thu phải trả khác. Thanh quyết toán với
Ngân sách, lập các báo cáo về thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm, kế toán phân
phối kết quả sản xuất kinh doanh, kế toán các quỹ.
+ Tiến hành công tác tập hợp chi phí từ các bộ phận và tính giá thành.
+ Theo dõi đầu tư XDCB
+ Mở sổ sách theo dõi diễn biến của TSCĐ của Công ty, theo dõi tình hình tăng
giảm TSCĐ, phân loại tài sản theo nguồn hình thành, hình thái sử dụng, mục đích
sử dụng. Mở sổ sách theo dõi trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí khấu hao theo
từng đối tượng sử dụng. Theo dõi tình hình đầu tư thiết bị, sửa chữa thiết bị, thanh
lý TSCĐ, thuê mượn, mua bán TSCĐ.
+ Có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc
quản lý thiết bị, yêu cầu các thủ tục về đầu tư mua sắm thiết bị, sửa chữa thiết bị
theo đúng quy định của Nhà nước, của cấp trên.
+ Có quyền yêu cầu các bộ phận kế toán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ sổ
sách kế toán để tập hợp, tổng hợp, yêu cầu các phòng ban liên quan cung cấp đầy
đủ số liệu có liên quan để hạch toán.
3. Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, phải trả, các
khoản thanh toán nội bộ.
- Nắm được toàn bộ các hoạt động về thanh toán vốn bằng tiền, hiểu được việc hạch
toán theo các nội dung kinh tế phát sinh. Nắm chắc về phương pháp ghi chép hạch
toán chứng từ ghi chép ban đầu. Năm được các thể chế về chi tiêu theo quy định
của Nhà nước, theo chế độ hạch toán tài chính.
- Nhiệm vụ quyền hạn:
+ Mở sổ sách theo dõi các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn, tiền gửi Ngân
hàng, tiền vay các đối tượng khác, các khoản ký quỹ, ký cược, đầu tư ngắn hạn,

theo dõi quỹ tiền mặt ở Công ty. Thanh toán nội bộ với các cá nhân, tập thể tạm
vắng phục vụ sản xuất, hạch toán vào sổ sách kế toán theo nghiệp vụ.
+ Hàng ngày phải cập nhật sổ sách phản ánh tình hình hiện có của từng loại vốn
bằng tiền, diễn biến của các nguồn tiền. Nhận các chứng từ thu chi đã được duyệt,
giải quyết kịp thời các yêu cầu về sản xuất, thanh toán kịp thời các khoản vay,
thanh toán với người bán các khoản tạm ứng mua vật tư máy móc thiết bị, thuê
ngoài dịch vụ, máy móc thiết bị, năng lượng.
+ Có quyền từ chối không giải quyết những yêu cầu không hợp lý, hợp lệ. Phản
ánh kịp thời các hiện tượng làm sai chế độ, cung cấp chứng từ không rõ ràng.
4. Kế toán nguyên vật liệu, lập chứng từ thanh toán các khoản vay mua nguyên vật
liệu, thanh toán với người bán.
- Nắm được toàn bộ mọi hoạt động về hạch toán nguyên vật liệu, tình hình quản lý
định mức vật liệu, tình hình quản lý kho tàng vật tư, tình hình cung ứng vật tư, các
thủ tục về kiểm nghiệm nhập xuất vật liệu.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Mở sổ sách theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho
từng loại vật liệu hàng ngày.
+ Đối chiếu thường xuyên với thủ kho xác định số tồn kho hàng ngày.
+ Tập hợp chứng từ nhập xuất vật liệu, phân loại, hạch toán chi tiết chi phí vật
liệu vào từng đối tượng sử dụng theo 2 phương pháp:
Kế toán tài chính: phân bổ cuối kỳ theo giá trị
Kế toán quản trị: xác định lượng vật liệu từng loại xuất dùng cho từng đối tượng
sử dụng, hàng ngày đối chiếu với định mức.
+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu, tính hợp lý,
hợp lệ của chứng từ mua bán vật liệu.
+ Theo dõi thanh toán chứng từ mua vật liệu với các nhân viên tiếp liệu và người
bán.
+ Kịp thời phản ánh các hiện tượng gây lãng phí thất thoát vật liệu trong các khâu
cung ứng, bảo quản, sản xuất, đề ra các biện pháp xử lý.
+ Hàng tháng tính được giá thành vật liệu.

+ Phân bổ giá thực tế của vật liệu vào giá thành các đối tượng sử dụng.
+ Có quyền bác bỏ những chứng từ không hợp lệ về mua bán, nhập xuất vật liệu.
Đề nghị lãnh đạo xử lý những trường hợp vi phạm làm thất thoát vật liệu.
5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán công cụ dụng cụ.
- Nắm được các chế độ về phân phối tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp theo lương và
BHXH, BHYT cho người lao động.
- Nắm được phương pháp tính toán chia lương và các khoản tiền công.
- Tính quỹ lương theo chế độ khoán.
- Nắm được mọi hoạt động về công cụ dụng cụ của đơn vị.
- Nhiệm vụ:
+ Hàng tháng theo dõi tăng giảm về lao động, hướng dẫn phổ biến phương pháp
lập chứng từ thanh toán tiền lương cho các đội xưởng.
+ Lập bảng tạm ứng tiền lương hàng tháng cho CBCNV.
+ Căn cứ vào các chứng từ xác nhận ốm đau, thai sản, tai nạn, căn cứ vào chế độ
BHXH quy định tính BHXH phải trả cho CBCNV.
+ Thanh quyết toán với cơ quan BH về việc duyệt trả BHXH.
+ Tổng hợp quỹ lương phải trả theo sản lượng thực hiện hàng tháng, lập bảng
phân bổ tiền lương vào từng đối tượng sử dụng lao động.
+ Mở sổ sách theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ trong công ty, theo dõi
tăng giảm công cụ dụng cụ.
+ Mở sổ sách phân bổ công cụ dụng cụ vào từng đối tượng sử dụng.
+ Có quyền từ chối không thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương khi
không có đầy đủ chứng từ, hoặc không hợp lệ khi phân phối. Kịp thời báo cáo
những hiện tượng phân phối không công bằng, thực hiện việc khoán không hợp lý
cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý.
6. Kế toán thanh toán khối lượng với các đơn vị, đội, xưởng trong công ty, kế toán
theo dõi thực hiện hợp đồng, theo dõi bán hàng, quyết toán với người mua và các
nghiệp vụ khác.
- Trực tiếp nhận theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thanh toán khối lượng, thanh
toán bán hàng. Quyết toán công nợ với người mua. Hàng tháng lên biểu báo cáo

công nợ phải thu theo 2 phương pháp, kế toán chi tiết công nợ theo báo cáo tài
chính và báo cáo chi tiết công nợ từng hợp đồng thực hiện theo hình thức kế toán
quản trị.
- Thảo các văn bản về thanh quyết toán với các cơ quan ngoài đơn vị.
- Hưởng dẫn việc hạch toán ở đội, phân xưởng, Nhà máy.
7. Thủ quỹ:
- Nắm được hoạt động lưu chuyển tiền tệ trong sản xuất kinh doanh.
- Nhiệm vụ:
+ Nhận chứng từ thu chi do kế toán chuyển giao. Kiểm tra tính hợp pháp của
chứng từ đã được duyệt nhận tiền vào quỹ và xuất tiền theo chứng từ yêu cầu thu
chi.
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thu chi vào sổ quỹ, phản ánh đầy đủ các nội
dung cập nhật hàng ngày, xác định số tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mặt.
+ Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và pháp luật nếu có sự sai sót, chênh lệch giữa
sổ sách và thực tế về tiền mặt.
+ Cùng với kế toán Ngân hàng lập quan hệ để nhận tiền, nộp tiền.
+ Thu hồi các khoản nợ khi có yêu cầu.
+ Nhận các văn bản chứng từ hàng ngày vào sổ giao nhận.
+ Có quyền không chi tiền khi không có đầy đủ chứng từ hoặc chứng từ không
hợp lệ.
+ Kịp thời báo cáo với lãnh đạo về các hiện tượng gian dối chứng từ trong công
tác thu chi tiền mặt.
Tổ chức bộ máy kế toán và phân công nhiệm vụ trong công tác kế toán tại
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long được phản ánh trong sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán tập hợp chi phí v tính giá th nh, kà à ế toán TSCĐ, kế toán đầu tư XDCB, kế toán
nguồn vốn, thanh quyết toán với ngân sách Nh nà ước
Kế toán NVL, thanh toán với người bán
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương, kiêm kế toán công cụ dụng cụ

Kế toán thanh toán khối lượng, kiêm kế toán thanh toán với người mua
Kế toán vốn bằng tiền, kiêm kế toán thanh toán nội bộ
Th nh viên kà ế toán (nhân viên thống kê) các phân xưởng
Sơ đồ 04:
Tổ chức bộ máy kế toán v phân công lao à động kế toán
1.3) Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại đơn vị
a) Nội dung mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy kế toán với các phòng ban chức năng:
- Bộ máy kế toán có quan hệ với phòng Tổ chức - Hành chính về vấn đề tiền
lương, lao động. Theo đó qua phòng Tổ chức - Hành chính Công ty thực hiện quản
lý lao động bằng chính sách, phòng Tài chính - Kế toán thực hiện quản lý lao động
về tiền lương trên cơ sở quỹ tiền lương do phòng Tổ chức - hành chính xây dựng.
- Trong mối quan hệ chức năng, phòng kỹ thuật cung cấp các số liệu về định
mức vật tư và qui trình sản xuất trên cơ sở đó phòng kế toán hạch toán chi phí vật
liệu và theo dõi quá trình sản xuất. Qua kế hoạch đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở
hạ tầng do phòng thuật cung cấp, kế toán xây dựng cơ bản sẽ lập dự trù kinh phí
xây dựng cơ bản.
- Với phòng Quản lý chất lượng: Về khối lượng sản phẩm hoàn thành và
khối lượng sản phẩm hư hỏng.
- Với phòng kế hoạch thị trường: Về khối lượng vật tư tồn kho, số dư các tài khoản
và định mức kinh tế làm căn cứ cho việc tính giá thành.
- Với phòng vật tư: Cung cấp các số liệu về khối lượng và giá trị vật tư xuất dùng
cho sản xuất, cung cấp số liệu về vật tư tồn kho thực tế.
- Với phòng máy thiết bị: Cung cấp các số liệu về tình hình sử dụng tài sản trong
Công ty để có kế hoạch đầu tư mua sắm, nâng cấp TSCĐ.
b) Mối quan hệ với các phân xưởng, Nhà máy, các đội xây lắp công trình.
Đây là mối quan hệ thuộc hệ thống kế toán, trong hệ thống kế toán, các thành
viên kế toán dưới các phân xưởng, Nhà máy, các đội xây lắp công trình chính là
những chuyên môn giúp việc cung cấp cho phòng Kế toán - Tài chính các số liệu,
chứng từ sổ sách ban đầu về tình hình sản xuất tại đơn vị.
2) Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại doanh nghiệp:

2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán :
Từ ngày 01/01/1996 Công ty đã bắt đầu chính thức sử dụng hệ thống tài khoản
kế toán thống nhất theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT do Bộ Tài Chính ban hành
ngày 01/11/1995.
Theo đó các tài khoản cấp 3 và một số tài khoản cấp 2 do doanh nghiệp bổ
sung cho phù hợp với đặc điểm hạch toán kế toán của đơn vị, cụ thể:
+ Tài khoản “tiền gửi ngân hàng” Tk 112 có các tài khoản cấp 3 phân theo đối
tượng, như:
• Tk 11211TL “tiền gửi ngân hàng Đầu tư & phát triển Thăng Long”
• Tk 11212CG “tiền gửi ngân hàng Công thương Cầu Giấy”
• …..
+ Tài khoản “tạm ứng” Tk 141 có 2 tài khoản cấp 2 phân theo đối tượng trả
lương:
• Tk 1411 “tạm ứng của Công nhân viên”
• Tk 1413 “tạm ứng đội”
+ Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tk 154 có các tài khoản cấp 2
phân theo đối tượng hạch toán chi phí:
• Tk 154:35TCK “cẩu 35 tấn cầu Kiền”
• Tk 154:BEP “chi phí sxkd dở dang ván ép viện CN”
• …
+ Tài khoản vay ngắn hạn Tk 311 được phân thành 2 tài khoản cấp 2:
• Tk 3111 “vay ngắn hạn VNĐ” tài khoản này có các tài khoản cấp 3 chi tiết theo
đối tượng cho vay.
• Tk 3112 “vay ngắn hạn ngoại tệ” tài khoản này cũng gồm các tài khoản cấp 3
theo dõi từng đối tượng cho vay.
+ Tài khoản vay dài hạn Tk 341 cũng được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo
dõi vay dài hạn VNĐ và ngoại tệ, và các tài khoản cấp 3 theo dõi đối tượng cho
vay.
+ Tài khoản doanh thu bán hàng Tk 511 có 2 tài khoản cấp 2:
• Tk 5111 “doanh thu bán hàng hoá sản xuất”

• Tk 5112 “doanh thu các công trình xây lắp”
+ Tài khoản giá vốn hàng bán Tk 632 có 2 tài khoản cấp 2:
• Tk 6321 “giá vốn hàng bán sản phẩm sản xuất”
• Tk 6322 “giá vốn hàng bán sản phẩm xây lắp”
Kế toán Công ty không sử dụng các tài khoản: Tk 611, Tk 631, Tk 3332,
Tk 512, Tk 641.
2.2) Tổ chức hệ thống chứng từ và lưu chuyển chứng từ
Kế toán sử dụng hầu hết các chứng từ trong danh mục chứng từ do Bộ Tài
chính ban hành theo quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.
Một số chứng từ không sử dụng: hoá đơn cảng phí, hoá đơn tiền điện, hoá đơn
tiền nước, hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, hoá đơn thu phí bảo hiểm, hoá đơn cho
thuê nhà, Bảng thanh toán hàng đại lý, thẻ quầy hàng.
Trong kỳ, chứng từ được tập hợp và phân loại theo phần hành để tiện cho việc
vào sổ kế toán, có một số chứng từ do các thống kê phân xưởng chuyển lên. Sau đó
kế toán căn cứ vào chứng từ vào Chứng từ ghi sổ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau ghi vào sổ kế toán, các chứng từ sẽ được lưu lại hoặc đính kèm với Chứng từ
ghi sổ.
2.3 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay công tác Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long áp dụng hình thức
kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế
toán sau: sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái, và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình từ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập
chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ,
tổng sổ phát sinh Có và sổ dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập
Bảng cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo Cáo Tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và
bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng
tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo t i chínhà
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 05 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
CHỨNG TỪ GHI SỔ

2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Từ ngày 01/01/1996 Công ty đã bắt đầu chính thức sử dụng hệ thống báo cáo
kế toán thống nhất theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT do Bộ Tài Chính ban hành
ngày 01/11/1995.
a. Báo cáo tài chính:
Công ty sử dụng các báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân

đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.
Khi lập các báo cáo, kế toán sử dụng mẫu báo cáo do Bộ Tài chính ban hành
theo quyết định số 1141 – TC/CĐKT
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập định kỳ hàng quý, năm.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
năm 2002:
Phần I. lãi, lỗ
đơn vị tính: đồng
TT Chỉ tiêu Mã số Giá trị
Tổng doanh thu 01 52.979.409.798
+ Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 0
+ Chiết khấu 04
+ Giảm giá 05
+ Giá trị hàng bán bị trả lại 06
+ Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu phải nộp 07
1 Doanh thu thuần (01-03) 10 52.979.409.798
2 Giá vốn hàng bán 11 46.629.567.532
3 Lợi nhuận gộp (10-11) 20 6.349.842.266
4 Chi phí bán hàng 21 0
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 3.936.117.609
6 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [20-
(21+22)]
30 2.413.724.657
+ Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 19.266.416
+ Chi phí hoạt động tài chính 32 2.596.870.359
7 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 -2.577.603.943
+ Các khoản thu nhập bất thường 41 2.138.975.474
+ Chi phí bất thường 42 1.149.913.270
8 Lợi nhuận bất thường 50 988.062.204

9 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 825.182.918
10 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 206.295.729
11 Lợi nhuận sau thuế 80 618.887.189
Phần II. TÌNH HÌNH THỰC HIÊN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
TT
Chỉ tiêu

số
Số còn phải
nộp đầu năm
Luỹ kế từ đầu năm
Số còn phải nộp Số đã nộp
Số còn phải
nộp cuối kì
A B 1 4 5 6=(1+4) - 5
I Thuế 10 887.796.817 2.848.791.433 3.292.566.687 444.021.563
1. VAT phải nộp 11 652.146.131 2.471.498.407 3.013.990.217 109.654.321
Trong đó:VAT hàng nhập
khẩu
12 0 0 0 0
2. Thuế TTĐB 13 0 0 0 0
3. Thuế XK, NK 14 0 0 0 0
4. Thuế TNDN 15 112.531.216 206.295.729 141.875.000 176.951.945
5. Thu trên vốn 16 123.119.470 157.415.297 123.119.470 157.415.297
6. Thuế tài nguyên 17 0 0 0 0
7. Thuế nhà đất 18 0 5.663.000 5.663.000 0
8. Tiền thuê đất 19 0 7.069.000 7.069.000 0
9. Các loại thuế khác 20 0 850.000 850.000 0
II Các khoản phải nộp khác 30 0 0 0
1. Các khoản phụ thu 31

2. Các khoản phí, lệ phí 32
3. Các khoản phải nộp khác 33
Bảng 02:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2002
Quí IV năm 2002
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
đơn vị tính: đồng
TT TÀI SẢN MS Số đầu năm Số cuối năm
A
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100 54.835.686.053 67.004.955.743
I.
TIỀN
110 1.162.311.393 3.017.653.997
1 Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 530.804.400 988.669.943
2 Tiền gửi ngân hàng 112 631.506.993 2.028.984.054
3 Tiền đang chuyển 113
II
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
120 20.000.000 20.000.000
1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 20.000.000 20.000.000
2 Đầu tư ngắn hạn khác 128
3 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III
CÁC KHOẢN PHẢI THU
130 30.594.301.171 24.518.107.186
1 Phải thu của khách hàng 131 17.152.606.161 20.862.881.584
2 Trả trước cho người bán 132 2.476.209.872 2.468.526.924
3 VAT được khấu trừ 133 0 0
4 Phải thu nội bộ: (134=135+136+137) 134 7.585.272.417 237.151.205

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
Phải thu về chi phí xây lắp giao khoán nội bộ 136
Phải thu nội bộ khác 137 7.585.272.417 237.151.205
5 Các khoản phải thu khác 138 3.020.212.721 949.547.473
6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi(*) 139
IV
HÀNG TỒN KHO
140 20.345.426.475 35.489.816.715
1 Hàng mua đang đi trên đường 141
2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3.961.798.049 3.953.968.070
3 Công cụ, dụng cụ trong kho 143 37.291.496 23.470.506
4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 16.343.336.930 31.509.378.139
5 Thành phẩm tồn kho 145 3.000.000 3.000.000
6 Hàng hoá tồn kho 146
7 Hàng gửi đi bán 147
8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC
150 2.713.647.014 3.959.377.845
1 Tạm ứng 151 347.385.066 1.891.969.455
2 Chi phí trả trước 152
3 Chi phí chờ kết chuyển 153 2.366.261.948 2.067.408.390
4 Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5 Các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn 155 0 0
VI
CHI SỰ NGHIỆP
160 0 0
Chi sự nghiệp năm trước 161
Chi sự nghiệp năm nay 162
B

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200 71.856.416.342 71.313.755.478
I
TSCĐ
210 71.551.182.792 70.810.450.299
1 Tài sản cố định hữu hình 211 71.551.182.792 70.810.450.299
Nguyên giá 212 84.693.451.478 88.517.636.522
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (13.142.268.686) (17.707.186.223)
2 Tài sản cố định thuê tài chính 214 0 0
Nguyên giá 215
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216
3 Tài sản cố định vô hình 217 0 0
Nguyên giá 218
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
II
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
220 0 0
1 Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2 Góp vốn liên doanh 222
3 đầu tư dài hạn khác 228
III Chi phí Xây dựng cơ bản dở dang 230 305.233.550 503.305.179
IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240
CỘNG TÀI SẢN 250 126.692.102.395 138.318.711.221
Các chỉ tiêu có dấu (*) là chỉ tiêu có số liệu ghi đỏ hoặc trong dấu ( )
T
TT
NGUỒN VỐN
M
MS
Số đầu năm Số cuối năm

A
NỢ PHẢI TRẢ
300 116.181.903.707 27.698.644.169
I
NỢ NGẮN HẠN
310 47.300.582.282 61.819.593.709
1 Vay ngắn hạn 311 27.922.797.312 37.683.086.526
2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3 Phải trả cho người bán 313 11.854.132.337 12.291.311.331
4 Người mua trả tiền trước 314 3.145.925.243 6.672.680.621
5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 887.796.817 444.021.563
6 Phải trả cho công nhân viên 316 2.171.193.842 2.640.932.712
7 Phải cho các đơn vị nội bộ 317 159.244.369 450.000.000
8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1.159.492.362 1.637.560.956
II
NỢ DÀI HẠN
320 68.881.321.425 65.879.050.460
1 Vay dài hạn 321 323.521.000 6.812.375.000
2 Nợ dài hạn khác 322 68.557.800.425 59.066.675.460
III
NỢ KHÁC
330 0 0
1 Chi phí phải trả 331
2 Tài sản thừa chờ xử lý 332
3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400 10.510.198.688 10.620.067.052
I
NGUỒN VỐN QUỸ

410 10.510.198.688 10.620.067.052
1 Nguồn vốn kinh doanh 411 7.943.420.620 8.757.621.307
2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3 Chênh lệch tỷ giá 413
4 Quỹ đầu tư phát triển 414 653.464.742 70.000.000
5 Quỹ dự phòng tài chính 415 233.471.396 279.618.585
6 Quỹ về trợ cấp mất việc làm 416 116.735.164 139.808.758
7 Lãi chưa phân phối 417 0 0
8 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 1.563.106.766 1.373.018.402
9 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419
II
NGUỒN KINH PHÍ
420 0 0
1 Quản lý quỹ của cấp trên 421
2 Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 0 0
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424
3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425
CỘNG NGUỒN VỐN 430 126.692.102.395 138.318.711.221
Bảng 03
Báo cáo
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(phương pháp trực tiếp)
quý IV năm 2002
đơn vị tính: đồng
TT Chỉ tiêu MS Kỳ này Kỳ trước
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động sxkd
1 Tiền thu bán hàng 01 12.385.176.997 19.260.103.954
2 Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 02 372.097.919 446.953.052
3 Tiền thu từ các khoản nợ khác 03 534.521.116 5.102.144.985

4 Tiền đã trả cho người bán 04 142.414.100 95.445.500
5 Tiền đã trả cho công nhân viên 05 2.773.787.581 3.139.715.320
6 Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho NN 06 38.558.911 227.670.401
7 Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác 07 1.740.888.621 1.740.888.621
8 Tiền đã trả cho các khoản khác 08 1.285.013.912 5.660.821.788
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sxkd 20 7.311.132.907 13.944.660.361
II Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 0 0
1 Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị
khác
21
2 Tiền thu do bán TSCĐ 22
3 Tiền thu lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 23
4 Tiền đầu tư vào các đơn vị khác 24
5 Tiền mua TSCĐ 25
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 30
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 Tiền thu do đi vay 31 4.008.850.000 4.218.130.000
2 Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn 32
3 Tiền thu từ lãi tiền gửi 33 3.686.302 4.737.995
4 Tiền đã trả nợ vay 34 7.892.987.060 17.864.811.065
5 Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu 35
6 Tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vào doanh
nghiệp
36 754.265.511 846.876.951
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt đông tài chính 40 - 4.634.716.269 - 14.488.820.021
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 2.676.416.638
Tiền tồn đầu kỳ 60 341.237.359 885.397.019
Tiền tồn cuối kỳ 70 3.017.653.997 341.237.359
Bảng 04
Báo cáo này được lập theo quyết định số 1141 – TC/CĐKT và định kỳ hàng

quý, và hàng năm.
Ngoài ra còn có bản Thuyết minh báo cáo Tài chính được lập để theo dõi tình
hình và lý do tăng giảm tài sản nguồn vốn trong đơn vị, và cũng được lập như mẫu
ban hành theo quyết định số 1141- TC/CĐKT.
b) Báo cáo nội bộ:
Công tác kế toán quản trị tại Công ty chưa được sử dụng nhiều, một trong các
báo cáo nội bộ quan trọng nhất của Công ty là Báo cáo giá trị sản lượng được lập
hàng năm.là: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản lượng và Báo cáo lao động & thu
nhập.
3) Hạch toán trên một số phần hành kế toán chủ yếu tại đơn vị
3.1) Kế toán TSCĐ
Trong kỳ, kế toán TSCĐ căn cứ vào các chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao
TSCĐ của Bộ Tài chính.
Đầu tiên, mở sổ đăng ký TSCĐ và theo dõi tình hình tăng giảm, sử dụng tài
sản tại đơn vị có chi tiết từng bộ phận quản lý. Sau đó căn cứ vào các chứng từ
mua bán, thanh lý TSCĐ… hạch toán tăng giảm và khấu hao TSCĐ vào chi phí
sản xuất. Tiếp theo, phân loại tài sản để quản lý.
• Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm, do đầu tư XDCB

×