Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 108 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1
<b>PHẠM QUANG VINH</b>
3
Mơn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi được bắt đầu giảng dạy tại
Trường Đại học Lâm nghiệp từ năm 2008, từ khi thực hiện đào tạo chuyên
ngành Khuyến nông và phát triển nông thôn. Những nhận thức ngày càng cao về
Lâm nghiệp xã hội (LNXH), lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), phát triển nông
thơn và địi hỏi cấp bách từ thực tiễn, mơn học này luôn được cập nhật thông tin
và đổi mới trong q trình giảng dạy.
Mơn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi là một môn học rất cần thiết
cho sinh viên một số ngành của Trường Đại học Lâm nghiệp vì môn học sẽ
cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi tiếp cận,
đào tạo với cơ sở, người dân và cộng đồng, có thể hỗ trợ cộng đồng áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nơng thơn,…
Để hồn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chun mơn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến của
TS. Nguyễn Đình Hải, TS. Trần Việt Hà, Ths. Hoàng Ngọc Ý, Ths. Kiều Trí
Đức,... Chúng tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu đó.
Trong q trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy, cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn.
<i>Xin trân trọng cảm ơn! </i>
4
<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>
<b>Từ viết tắt </b> <b>Diễn giải </b>
<b>CBKN </b> Cán bộ khuyến nông
ĐGNT Đánh giá nông thôn
HGĐ Hộ gia đình
ICRAF Trung tâm nghiên cứu nơng lâm thế giới
LNXH
LNCĐ
Lâm nghiệp xã hội
Lâm nghiệp cộng đồng
LSNG Lâm sản ngồi gỗ
NLKH Nơng lâm kết hợp
PCD Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
PRA Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân
RCĐ
Phát triển nông thôn
Rừng cộng đồng
RRA Đánh giá nhanh nông thôn
TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia
STG Sự tham gia
5
<b>Chƣơng 1 </b>
<b>GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI </b>
<b>1.1. Một số khái niệm </b>
<i><b>1.1.1. Chương trình (Curriculum) </b></i>
Là tồn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong
một thời gian nhất định.
Chương trình trong giáo dục đào tạo là tất cả các hoạt động mà người học
phải làm. Đặc biệt là các hoạt động mà người học cần theo đuổi để học hết khoá
học và đạt được mục đích tổng thể, là con đường họ phải theo. Chương trình
khơng chỉ là nội dung mà là cả q trình họ cần thực hiện để thành công.
<i><b>1.1.2. Khung chương trình mơn học (Frame work) </b></i>
Là bản hướng dẫn để phát triển chương trình thực hiện giảng dạy mơn học
đó, do một hoặc nhóm giáo viên có chun mơn xây dựng và được hội đồng
khoa học Trường phê duyệt. Khung chương trình mơn học bao gồm tên môn
học, mục đích, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp giảng dạy, nguồn lực u
cầu, quy trình đánh giá.
<b>Ví dụ: Khung chương trình mơn học Lâm nghiệp xã hội đại cương. </b>
Khung chương trình mơn học Nơng lâm kết hợp.
<i><b>1.1.3. Chương trình khung (Curriculum standard) </b></i>
Là khung chương trình của một khối ngành, một ngành đào tạo do hội đồng
tư vấn chương trình của khối ngành và ngành xây dựng. Chương trình khung
này là cơ sở để các trường phát triển chương trình giảng dạy ngành đào tạo do
trường đảm nhiệm sau khi được Bộ giáo dục đào tạo phê duyệt.
Chương trình khung là cơ sở để đảm bảo tính chuẩn mực, cơ bản, hiện đại,
thiết thực, kế thừa và liên thông cũng như tính đa dạng trong khn khổ thống
nhất về chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục đại học
Chương trình khung = Khung chương trình + phần nội dung
<i><b> Chương trình khung bao gồm: </b></i>
- Mục tiêu tổng thể của ngành;
- Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp, chức năng của họ;
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt;
6
- Các khuyến nghị về phương pháp giảng dạy;
- Các hướng dẫn về quy trình đánh giá;
- Các hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình
giảng dạy cụ thể.
<b>Ví dụ: Chương trình khung ngành Lâm học; </b>
Chương trình khung ngành Khuyến nông.
<i><b>1.1.4. Đào tạo </b></i>
Là một cách thức giúp người ta làm được những việc mà họ không thể làm
được trước khi qua đào tạo.
<i><b>1.1.5. Phát triển chương trình theo cách truyền thống (cách cổ điển) </b></i>
Là xây dựng chương trình theo một cách hệ thống, theo cách này người
phát triển chương trình cho rằng tất cả các học viên đều có cùng nhu cầu, sử
dụng cùng một quá trình như nhau để học cùng một nội dung, nhằm đạt một
mục đích giống nhau. Từ việc xác định mục tiêu, mục đích đến lập kế hoạch
thực hiện về bản chất là thực hiện từ trên xuống và do một nhóm nhỏ chuyên
gia thực hiện.
<i><b>1.1.6. Phát triển chương trình có sự tham gia (PCD) </b></i>
Là quá trình xây dựng chương trình từ việc đánh giá nhu cầu đào tạo, lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình có thể có hệ thống nhưng thu hút
một loạt các bên liên quan tham gia vào tồn bộ q trình xây dựng chương
trình. Theo cách này quan tâm từ nhu cầu của học viên, những quan niệm và
<i><b>1.1.7. Chương trình đào tạo </b></i>
7
phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra , đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Theo Tyler (1949) cho rằng: “Chương trình đào tạo” về cấu trúc phải có 4
phần cơ bản:
1) Mục tiêu đào tạo;
2) Nội dung đào tạo;
3) Phương pháp hay quy trình đào tạo;
4) Cách đánh giá kết quả đào tạo.
Như vậy, Chương trình đào tạo là “tất cả các hoạt động mà người học cần
thực hiện để theo học hết khóa học và đạt được mục đích tổng thể”.
Nói cách khác, chương trình đào tạo khơng chỉ là bản liệt kê nội dung cần
đào tạo mà là toàn bộ q trình đi đến đích của người học. Khái niệm này nhấn
mạnh vào người học và lấy người học làm trung tâm cho cả quá trình dạy và học.
<i><b>1.1.8. Phát triển chương trình đào tạo </b></i>
Phát triển chương trình đào tạo là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc
học tập của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn
vị đào tạo tiến hành. Cũng có thể nói phát triển chương trình đào tạo là tất cả các
công việc liên quan đến học tập do một tổ chức giáo dục và đào tạo sắp xếp kế
hoạch và hướng dẫn, cho dù được thực hiện theo nhóm hay cá nhân, trong hay
ngồi lớp học, trong mỗi trường, mỗi tổ chức, ở thôn hay ngồi địa phương.
Có 4 hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình
đào tạo đó là:
- Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì về kiến thức, kỹ năng và
thái độ (KSA);
- Xác định được hình thức học tập phù hợp và các điều kiện hỗ trợ việc
học tập;
- Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập;
8
<b>1.2. Chu trình của PCD </b>
<i><b>1.2.1. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo </b></i>
- Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, mọi người học được giả
định là có nhu cầu như nhau, trước khi được đào tạo, họ có đầu vào như nhau và
khi kết thúc khóa học họ đạt được cùng một kết quả tương tự. Vì vậy, chỉ cần
một nhóm người (một số chuyên gia) biên soạn chương trình đào tạo và quy
định áp dụng thống nhất chương trình này trong các đơn vị đào tạo liên quan.
- Cách tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận này cho rằng, mọi người học
hoàn toàn khác nhau ngay từ điểm xuất phát. Trong khi học, họ sẽ thay đổi
thông qua tương tác với các nhóm liên quan khác nhau. Việc xây dựng chương
trình đào tạo sẽ tiến hành với sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan tuỳ theo
<i><b>nguồn lực và mối quan tâm của mỗi nhóm đó. </b></i>
<i><b>1.2.2. Chu trình của PCD </b></i>
Chu trình này gồm 5 bước, thường bắt đầu bằng phân tích bối cảnh, đánh
giá nhu cầu đào tạo đến phát triển khung chương trình, xây dựng hệ thống đánh
giá chương trình đào tạo. Các bước trong quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Nếu một bước thay đổi thì cũng phải chỉnh sửa và thích ứng các bước
tiếp theo.
9
Phát triển chương trình đào tạo là một chu trình khép kín, khơng có bước kết
thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu.
Mỗi bước trong chu trình của PCD bao gồm một số hoạt động. Tuy nhiên
số lượng các hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh, điều kiện thực tế chính của đơn
vị đào tạo. Đơn vị đào tạo có thể thêm hoặc bớt các hoạt động trong mỗi bước
sao cho quá trình phát triển chương trình khả thi và có hiệu quả nhất.
Trong chu trình phát triển chương trình, các bên liên quan được đặt giữa
nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển chương trình đào
tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng
giai đoạn của chu trình cần được tổ cơng tác phát triển chương trình và chính
các nhóm liên quan xác định.
<b>1.3. Các bên liên quan trong PCD </b>
Các bên liên quan trong phát triển chương trình là những nhóm người hay
cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi từ quá trình
đào tạo. (Ví dụ: giảng viên, nhà quản lý, nơng dân,…)
<i><b>Hình 1.2. Các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo </b></i>
<i><b>có sự tham gia </b></i>
10
gồm các bên liên quan nằm ngoài đơn vị đào tạo, tham gia trực tiếp hoặc chịu
ảnh hưởng trực tiếp của q trình đào tạo.
<b>Ví dụ: Kết quả Phân tích các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo </b>
<b>một khóa đào tạo ngắn hạn về “Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vƣờn cho nông dân </b>
<b>thành phố Hà Nội”: </b>
<b> Hình thức </b>
<b> tham gia </b>
<b>Các bƣớc </b>
<b>Cung cấp </b>
<b>thông tin </b> <b>Tƣ vấn </b>
<b>Trực </b>
<b>tiếp </b>
<b>Đối tác </b> <b>Kiểm tra </b>
<b>giám sát </b>
<b>Quyết </b>
<b>định </b>
TNA
- Người dân
- Cán bộ địa
phương
- CBKN
- Nhà cung
cấp giống
- Cán bộ kỹ
thuật
(CBKN)
- Nhà cung
cấp
- Người
dân
tham
gia vào
chăn
- CB địa
phương
- CB kỹ
thuật
(CBKN)
- CB địa
phương
- Người
dân
Xác định mục
đích
- Cơ sở SX
- CBKN
- Người dân,
chuyên gia
- Bộ
NN&PTNT
- CB địa
phương
- CBKN
- Người
dân
- Người
hướng
dẫn
Người dân
Người thu
mua gà
- CBKN
- CB địa
phương
Người
dân
Lập kế hoạch
- CBKN
- CB địa
phương
- Người dân
- CBKN thúc
- CBKN Người
dân&
CBKN
Thực hiện đào
tạo
- CBKN
- CB địa
phương
Đối tượng là
người dân
tham gia vào
chương trình
CBKN CBKN-
Người dân CBKN CBKN
Đánh giá
- Người dân
- CBKN
- CB địa
phương
- CBKN
- BKN
- Người
tiêu
dùng và
người
thu mua
Người dân-
Người tiêu
dùng
CBKN
- CBKN
- Người
tiêu
dùng
<i> Ngu n: m u ng n , 2012) </i>
11
- Việc học mang tính tự nguyện;
- Việc học xảy ra để đáp ứng một nhu cầu của người học;
- Để biết việc học đã xảy ra hay khơng, phải có một sự thay đổi về mặt kiến
thức, kỹ năng hoặc thái độ của một cá nhân;
- Việc học có thể thấy được qua sự thay đổi về hành vi của một cá nhân học
của người lớn;
- Để việc học xảy ra đối với người lớn, cần có sự suy nghĩ rất kỹ càng về
những điều họ trải qua, mà điều này sẽ giúp dẫn đến hành động. Lúc đó
người học lại suy nghĩ về những hành động mới. Chu trình này gọi là chu
<i><b>trình “học qua trải nghiệm”. </b></i>
<b>1.5. Nguyên tắc học tập của ngƣời lớn tuổi </b>
Việc học là việc diễn ra ngay trong bản thân người học và nó là cái cá
nhân của người ấy. Việc học chỉ xảy ra khi một cá nhân cảm thấy một nhu cầu,
thúc đẩy những nỗ lực của mình để đạt được nhu cầu đó, và có được những thoả
mãn với kết quả của những nỗ lực đó, ( After Leagans, 1971).
Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn
luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi
những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt
trong đời sống.( theo Malcolm Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý
thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn) Đây cũng là nguyên tắc chung đối với
từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính,
đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia, vv..
Việc học của người lớn địi hỏi sự học của người học chứ khơng phải sự
dạy của giáo viên.
Việc học của người lớn địi hỏi sự thúc đẩy chứ khơng phải sự giáo huấn.
<i><b>1.6.1. Tạo ra một môi trường phù hợp cho việc học </b></i>
- Kích thích hứng thú và sự tò mò ban đầu;
12
<i><b>1.6.2. Làm rõ/thống nhất về các mục đích tổng thể </b></i>
- Thống nhất về các mục đích của tập huấn;
- Chỉnh sửa ngay từ đầu nếu thấy cần thiết.
<i><b>1.6.3. Cung cấp những trải nghiệm phù hợp </b></i>
- Trình bày các thơng tin phù hợp;
- Tổ chức các hoạt động để thu hút các thành viên tham gia.
<i><b>1.6.4. Trợ giúp các thành viên tham gia suy nghĩ về kinh nghiệm trải qua </b></i>
- Khuyến khích và hướng dẫn thảo luận;
- Giúp đỡ các thành viên tham gia phân tích kinh nghiệm trải qua một cách
kỹ càng.
<i><b>1.6.4. Tạo ra môt cơ hội cho người học suy nghĩ về mối liên hệ giữa kinh </b></i>
<i><b>nghiệm trải qua với việc học hiện tại </b></i>
Giúp các thành viên tham gia tự xem xét những kiến thức/ thực tiễn/ niềm
<i><b>1.6.5. Cung cấp cho họ một cơ hội để kiểm tra và hành động </b></i>
- Giúp các thành viên tham gia lập kế hoạch sử dụng những gì họ vừa học
được;
- Cho phép các thành viên tham gia áp dụng những gì họ vừa học được vào
tình huống thực.
<i><b>1.6.6. Kết thúc bài học một cách hiệu quả </b></i>
- Tóm tắt bài học;
- Liên kết những gì họ đã học được với những mục đích tổng thể ban đầu;
- Liên kết những gì họ được học với các hoạt động trong tương lai;
- Tạo ra một cảm giác thoả mãn khi hoàn thành bài học.
<b>1.7. Lời khuyên cho các giáo viên đào tạo ngƣời lớn tuổi </b>
- Tích luỹ và củng cố các kỹ thuật học của người học;
- Bắt đầu với các vấn đề cụ thể, sau đó chuyển từ cái cụ thể sang khái quát;
- Học từng phần nhỏ, dễ đạt được;
- Sử dụng các phương pháp và tài liệu học phù hợp khác nhau;
13
học qua khám phá càng nhiều càng tốt;
- Khuyến khích việc học hiểu chứ không phải học bằng cách thuộc lòng;
- Tạo cơ hội cho học viên bắt chước;
- Cho phép các học viên thực hành càng sớm càng tốt;
- Tạo điều kiện cho người học học theo kiểu của riêng họ;
- Cho phép người học tổ chức việc học của chính họ;
- Đảm bảo rằng việc học không chỉ dừng ở cuối khoá học;
14
<b>Chƣơng 2 </b>
<b>THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN BỊ ĐÀO TẠO </b>
<b>CHO NGƢỜI LỚN TUỔI </b>
<b>2.1. Giới thiệu chu trình đào tạo </b>
Đào tạo có thể được xem như một chu trình liên tục.
Theo Tiến sĩ Taylor, một chu trình đào tạo bao gồm 5 bước cơ bản, bước
này nối tiếp bước kia một cách logic:
Bước 1. Phân tích tình hình
Bước 2. Xác định mục tiêu
Bước 3. Phát triển chương trình
Bước 4. Tiến hành giảng dạy
<b>Bước 5. Kiểm tra và đánh giá </b>
<i><b>Hình 2.1. Chu trình đào tạo </b></i>
<b>Phân tích </b>
<b>Xác định </b>
<b>Xác định </b>
<b>mục tiêu </b>
<b>Phân tích </b>
<b>tình hình/ </b>
<b>TNA </b>
<b>Kiểm tra, </b>
<b>đánh giá </b>
<b>Tiến hành </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>Phát triển </b>
<b>chƣơng </b>
<b>trình </b>
<b>Sự tham gia </b>
<b>Xác định </b>
<b>mục tiêu </b>
<b>Phân tích </b>
15
<b>- Phân tích tình hình bao gồm mơi trường chính sách, cơng việc, điều kiện </b>
làm việc và điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo. Cần 2 cấp phân tích nhu cầu tập
huấn: phân tích nhu cầu chung của cả cộng đồng (i) và phân tích nhu cầu chi tiết
của từng nhóm nơng dân có cùng nhu cầu học về một chủ đề (ii). Kết thúc bước
(i), giúp cho ta biết trong cộng đồng ai cần tập huấn? tập huấn về nội dung gì.
Bước (ii) tiến hành khi đã có một nhóm nơng dân có chung nhu cầu học về một
chủ đề lớn như: phịng trừ sâu bệnh hại rừng, xây dựng mơ hình nơng lâm kết
hợp thích ứng với biến đổi khí hậu… Kết thúc bước (ii) ta biết trong chủ đề lớn
đó, nhóm nơng dân cụ thể này cần được tập huấn về những nội dung chi tiết nào.
<b>- Xác định mục tiêu bao gồm nêu lý do, mục đích và các mục tiêu cụ </b>
thể cần đạt được.
<b>- Phát triển chƣơng trình bao gồm việc thiết kế khoá đào tạo, xây dựng </b>
khung chương trình chi tiết, phát triển tài liệu, vật liệu giảng dạy, lựa chọn
phương pháp giảng dạy.
<b>- Tiến hành giảng dạy là các hoạt động giao tiếp và thúc đẩy trực tiếp giữa </b>
giáo viên và học viên.
<b>- Kiểm tra và đánh giá là các hoạt động theo dõi, giám sát và xem xét tồn </b>
bộ q trình dạy và học.
<b>2.2. Các bƣớc thực hiện trong điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo </b>
Điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) được thực hiện qua nhiều bước
theo sơ đồ ở hình 2.2:
<i><b>Hình 2.2. Các bước thực hiện TNA </b></i>
<b>Xác định đối tƣợng điều tra </b>
<b>Lập kế hoạch điều tra </b>
<b>Tiến hành điều tra </b>
<b>Tổng hợp thông tin </b>
<b>Đánh giá, viết báo cáo </b>
<b>Sự </b>
<b>tham </b>
16
<i><b>2.2.1. Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng điều tra </b></i>
Trong bước này cần xác định:
Ai cần đào tạo?
Mục tiêu và động cơ đào tạo của họ là gì?
Các loại đối tượng cần điều tra là ai?
Q trình được thực hiện thơng qua sơ đồ ở hình 2.3:
<i><b> Hình 2.3. Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng điều tra </b></i>
Xác định đối tượng đào tạo trước hết cần trả lời câu hỏi: Ai cần đào tạo?
Trước khi tiến hành xác định đối tượng điều tra cần làm rõ và phân loại các đối
Danh sách người phỏng vấn được ghi vào các bảng sau:
<b>Nơng dân, nhóm sở thích </b>
<b>Cán bộ địa phƣơng </b>
<b>Cán bộ KNKL </b>
<b>Cán bộ kỹ thuật </b>
<b>Cán bộ quản lý </b>
<b>Đối tƣợng </b>
<b>đào tạo </b>
<b>đào tạo </b>
17
<i><b>Bảng 2.1. Danh sách người được phỏng vấn </b></i>
Họ và tên Giới
tính Tuổi
Nghề
nghiệp
Chức
vụ Dân tộc
Đơn vị
công tác
<i><b>Bảng 2.2. Những thông tin về đối tượng điều tra </b></i>
Thể loại
điều tra Số lượng Dân tộc Tuổi Giới tính
Chức
vụ
Học
vấn
<i><b>2.2.2. Xác định nội dung điều tra </b></i>
<i>2.2.2.1. ân b ệt k ến t ức, kỹ năng và t á độ cần đào t o </i>
Sự khác nhau giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ được thể hiện qua
bảng so sánh sau:
<i><b>Bảng 2.3. So sánh kiến thức, kỹ năng và thái độ </b></i>
<b>Stt </b> <b>Kiến thức </b> <b>Kỹ năng </b> <b>Thái độ </b>
1 Là những thông tin
được chứa đựng trong
não
Là những hoạt động
nhằm đạt một mục tiêu
nhất định
Là những giá trị bên
trong
2 Thể hiện người học biết
cái gì
Thể hiện người học làm
được cái gì Thể hiện người học ứng xử như thế nào
3 Đạt được thông qua học
lý thuyết
Đạt được thông qua
thực hành
Đạt được thông qua
giao tiếp
4 Được thể hiện thơng
qua trình bày miệng hay
bài viết
Được thể hiện thông
qua làm ra các sản
phẩm cụ thể
Được thể hiện thông
qua các hành vi ứng xử
5 Liên quan đến bộ não Liên quan đến chân tay Liên quan đến trái tim
6 Bao gồm 6 loại cơ bản
là: Các sự kiện, khái
niệm, nguyên lý, quy
trình, quá trình, cấu trúc
Bao gồm các kỹ năng
hành động và kỹ năng
tư duy
Bao gồm các thái độ
quan sát được và các
thái độ không quan
sát được
7 Việc đánh giá được thể
hiện thông các động từ
điển hình như: trình
bày, giải thích, mơ tả,
làm rõ.v.v.
được thể hiện thông qua
các động từ hành động
như: Thiết kế, vẽ được,
điều khiển được, pha
chế được
Việc đánh giá được thể
hiện thông qua các động
từ như: Nhận thức
được, nâng cao được…
8 Sản phẩm trừu tượng Sản phẩm cụ thể Sản phẩm vừa cụ thể
18
<i><b>a. Phân loại kiến thức </b></i>
Theo tiến sỹ John Collum, kiến thức bao gồm các bộ phận sau:
<i>- Sự k ện: Sự kiện là tên chúng ta gán cho đối tượng, sự kiện là một cái </i>
đơn lẻ của 1 liên hệ cùng loại trong số những khái niệm. Ví dụ: 1 dặm = 1,6km.
<i>- K á n ệm: Khái niệm là các lớp đối tượng hay sự kiện mà nó chứa đựng </i>
1 số đặc điểm chung và đặc biệt thông qua 1 tên gọi. Ví dụ: Bút mực, bút chì,
cái bàn, thực vật...
<i>- Nguyên lý: Một nguyên lý là 1 qui luật tồn tại ở quanh ta, độc lập với ý </i>
kiến của con người. Một quy luật là 1 phán đoán về mối quan hệ giữa hai hoặc
nhiều khái niệm. Ví dụ: ngun lý địn bẩy, quy luật sinh trưởng của thực vật...
<i>- Quy trình: Một qui trình là một tập hợp các hướng dẫn theo từng bước </i>
<i>- Quá trình: Q trình là sự mơ tả các hoạt động được tiến hành như thế nào. </i>
Ví dụ: Q trình chuyển đổi từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội.
<i>- Cấu trúc: Cấu trúc là mối quan hệ trong 1 nhóm các đối tượng hoặc khái </i>
niệm. Ví dụ: Cấu trúc của 1 bộ máy tổ chức, cấu trúc tế bào...
<i><b>b. Phân loại kỹ năng </b></i>
- Kỹ năng thể hiện thơng qua nhận thức.Ví dụ: Kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng ra quyết định,…
- Kỹ năng vật lý (nghề nghiệp). Ví dụ: Tạo ra 1 sản phẩm gì đó, tạo ra 1
hiện vật gì đó: Kỹ năng sử dụng bảng phấn, kỹ năng sử dụng thẻ màu, kỹ năng
đóng bầu ươm cây…
<i><b>c. Phân loại thái độ </b></i>
- Thái độ là những mối quan hệ ứng xử quan sát được. Ví dụ: Phong cách,
hành vi cư xử lẫn nhau, sự biểu lộ,…
- Thái độ là những giá trị bên trong khơng quan sát được. Ví dụ: Lịng tin,
tính kiên trì, lịng trung thành,…
<i>2.2.2.2. Nộ dung đ ều tr , đán g á n u cầu đào t o </i>
Quá trình điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện theo các bước sau:
- Phân tích cơng việc họ đang và sẽ làm;
19
- Những kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện đã có;
- Những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải được đào tạo.
Nội dung điều tra được thực hiện theo các bảng 2.4, 2.5:
<i><b>Bảng 2.4. Khung phân tích cơng việc </b></i>
Đối tượng ...
<b>Các công việc </b>
<b>phải thực hiện </b>
<b>Mức độ </b>
<b>thƣờng </b>
<b>xuyên </b>
<b>Mức độ </b>
<b>quan trọng </b>
<b>Mức độ khó </b>
<b>khi thực </b>
<b>hiện cơng </b>
<b>việc </b>
<b>Tổng </b>
<b>Điểm </b>
<b>Ƣu </b>
<b>tiên </b>
Cách sử dụng bảng này như sau:
Đánh giá mỗi công việc được thực hiện bằng cách cho điểm vào mỗi cột
tương ứng. Ví dụ:
- Mức độ thường xuyên: được chia làm 5 mức
1- Hiếm khi phải thực hiện (1-2 lần/năm)
2- Thỉnh thoảng (vài tháng một lần)
3- Phải làm hàng tháng
4- Phải làm hàng tuần
5- Phải làm hàng ngày
- Mức độ quan trọng:
1- Ít quan trọng
2- Mức độ quan trọng trung bình
3- Rất quan trọng
- Mức độ khó:
1- Dễ
2- Khó
3- Rất khó
Tính tổng số điểm cho mỗi cơng việc phải thực hiện. Cơng việc nào có số
điểm cao nhất sẽ có mức ưu tiên cao nhất.
20
<i><b>Bảng 2.5. Khung phân tích kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện </b></i>
<i><b>công việc ưu tiên </b></i>
Đối tượng ...
<b>Các loại </b>
<b>công </b>
<b>việc </b>
<b>Kiến thức </b> <b>Kỹ năng </b> <b>Thái độ </b>
Hiện
có
Nhu
cầu
+/- Hiện
có
Nhu
cầu
+/- Hiện
có
Nhu
cầu
+/-
<i><b>Ví dụ: Những thông tin cần thu thập khi xác định nhu cầu tập huấn cho đối </b></i>
<i><b>tượng là nơng dân </b></i>
Những điều cần tìm hiểu Những câu hỏi cần trả lời
Đối tượng học viên
- Ai sẽ tham gia tập huấn (tuổi, giới tính, vị trí trong
gia đình…)
- Trình độ văn hóa, hiểu biết đến đâu về chủ đề sẽ
tập huấn?
Công việc cụ thể
- Họ thường nuôi con gì? (nếu chủ đề tập huấn là
chăn nuôi)
- Họ thường trồng cây gì? (với chủ đề tập huấn là
trồng trọt)
- Sắp tới có ý định làm thêm những cơng việc gì để
tăng thu nhập cho gia đình?
Kết quả công việc - Năng suất hoặc hiệu quả thu được từ những công
việc của họ/vụ/năm?
Cách thức làm việc
- Họ đã chăn nuôi/trồng cây như thế nào? (cách cho
ăn, loại thức ăn, loại phân bón, lượng phân, cách
phòng trừ sâu bệnh hại…)
- Những kiến thức đó họ đã học từ đâu?
Khó khăn khi thực hiện
cơng việc
- Họ thường gặp khó khăn gì trong chăn ni hoặc
trồng trọt?
- Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn đó?
Những điều cần học
thêm
- Mong muốn học thêm những gì để giải quyết
những khó khăn đó?
- Để làm những việc mới tăng thu nhập cho gia đình
cần học thêm những gì?
Mơi trường sống - Tập quán canh tác của địa phương?
21
<i>2.2.2.3. Lự c ọn p ương p áp đ ều tr </i>
Để thu thập được các thơng tin trên, có thể sử dụng các phương pháp như
phát phiếu điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn theo bảng hỏi, thảo luận
nhóm, hội thảo,...
<i><b>a. Phát phiếu điều tra </b></i>
Trong phương pháp này người ta xây dựng sẵn các mẫu biểu và các câu
<i>hỏi kèm theo bảng ỏ ). Số lượng bộ bảng hỏi nhiều hay ít tùy thuộc vào số </i>
nhóm đối tượng sẽ phỏng vấn. Bảng hỏi này sẽ gửi trực tiếp qua con đường bưu
điện hay công văn cho đối tượng điều tra. Sau một thời gian các mẫu điều tra
được thu hồi lại và các chuyên gia sẽ phân tích nhu cầu đào tạo.
<i><b>b. Phỏng vấn bán cấu trúc </b></i>
Phỏng vấn bán cấu trúc là hình thức trực tiếp đặt câu hỏi cho đối tượng
điều tra theo khung một số nội dung đã được chuẩn bị trước.
<i><b>c. Thảo luận nhóm </b></i>
Thảo luận nhóm giúp cho việc khai thác các thơng tin về đối tượng đào
tạo và xây dựng một mối quan hệ hòa hợp giữa các thành viên và người cán bộ
thúc đẩy. Hội thảo là phương pháp khai thác và phân tích các thơng tin về nhu
cầu đào tạo dưới nhiều góc độ khác nhau. Giới hạn của phương pháp này là gia
tăng thêm thời gian và nguồn lực trong việc thu thập các thông tin.
<i>2.2.2.4. Tổ c ức quá trìn đ ều tr TNA </i>
- Thành lập tổ điều tra khoảng 3- 4 người có các chun mơn khác nhau
như lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi. Trong đó có ít nhất một nhân viên có
chun mơn hoặc kinh nghiệm về phát triển chương trình đào tạo;
- Tập huấn phương pháp cho các thành viên của nhóm điều tra
- Phân cơng trách nhiệm trong tổ điều tra cho các công việc như người
phỏng vấn, người quan sát, người ghi chép, người thúc đẩy,...
- Xây dựng kế hoạch thực hiện (thời gian, số lượng, vật liệu, phân chia
trách nhiệm)
- Thực hiện điều tra đánh giá
22
<i><b>Bảng 2.6. Gợi ý tiến trình thực hiện TNA </b></i>
<b>TT </b> <b>Hoạt động </b> <b>Cách thực hiện </b> <b>Kết quả </b>
<b>mong đợi </b>
<b>Thời </b>
<b>gian </b>
1 Thành lập nhóm
TNA
Lãnh đạo đơn vị đào
Được thành lập
một cách chính
thức
2 Chuẩn bị bộ câu hỏi
cho các bên liên
quan
Chia công việc cho
từng thành viên
trong nhóm
Xây dựng được
bộ câu hỏi
2 ngày
3 Chỉnh sửa bộ câu
hỏi
Họp nhóm TNA Có được bộ câu
hỏi chính thức
1 ngày
4 Khảo sát Nhóm TNA phỏng
vấn một số đối
tượng
Các thông tin
được ghi lại và
được phân loại
theo chủ đề
6-7
ngày
5 Phân tích kết quả
khảo sát
Nhóm TNA làm việc
khi đã có các thơng
tin từ các bảng hỏi
Kết quả TNA
được phân tích
và thống nhất
3 ngày
6 Tài liệu hóa kết quả Báo cáo TNA
được chia sẻ
1 ngày
<i>2.2.2.5. ân tíc và tổng ợp t ông t n </i>
Sau khi điều tra và khảo sát, các thông tin rời rạc được tổng hợp và phân tích
theo các chủ đề dưới dạng các biểu mẫu. Q trình phân tích và tổng hợp thơng tin
bao gồm:
- Tổng hợp thông tin trên hiện trường;
- Phân tích và tổng hợp các thơng tin theo các biểu mẫu.
Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào phân tích và tổng hợp được thơng
tin mang tính đại diện cao nhất từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Để thể hiện
vấn đề này người ta có thể sử dụng tần suất xuất hiện của thơng tin đó trong tồn
bộ q trình.
<i><b>Ví dụ: Phân tích nhu cầu về kỹ năng trong xây dựng và quản lý vườn ươm hộ </b></i>
23
<b>Nhu cầu về kỹ năng </b> <b>Số lƣợng ngƣời đề xuất </b>
1. Thiết kế được một vườn ươm cấp HGĐ 15/20
2. Xử lý được hạt giống cây thông và sấu 18/20
3. Đóng được bầu ươm cây con 5/20
4. Cấy và chăm sóc được cây sau cấy 15/20
5. Làm được đất đóng bầu, ươm cây giống 12/20
Một số bảng, biểu quan trọng cần được tổng hợp:
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến đối tượng điều tra;
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến đối tượng đào tạo;
- Tổng hợp bảng, biểu liên quan đến tổ chức các khoá đào tạo.
<i>2.2.2.6. Hộ t ảo đán g á kết quả TNA </i>
Sau khi phân tích tổng hợp các thơng tin, người ta tiến hành hội thảo đánh
giá. Mục đích của hội thảo nhằm:
- Trình bày kết quả điều tra;
- Đề xuất các khoá đào tạo và thảo luận, thống nhất với các bên liên quan.
Lưu ý trong hội thảo cần phải mời đầy đủ các thành viên tham gia vào quá
trình điều tra và những người sẽ liên quan tới các bước của chu trình đào tạo.
Nhờ đó, tranh thủ được ý kiến và sự ủng hộ của các thành viên trong các bước
thực hiện sau này. Cuối hội thảo cần thống nhất được kế hoạch các khoá đào tạo
và nội dung dự thảo theo bảng sau:
<i><b>Bảng 2.7. Các khoá học và nội dung đào tạo được đề xuất </b></i>
<b>Các khoá </b>
<b>đào tạo </b> <b>Nội dung </b>
<b>Hình </b>
<b>thức </b>
<b>Đối </b>
<b>Thời </b>
<b>gian </b> <b>Địa điểm </b>
<i>2.2.2.7. ết báo cáo kết quả đán g á n u cầu đào t o </i>
Bản báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo thường bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu sự cần thiết phải điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo;
- Phương pháp điều tra;
- Đối tượng điều tra;
- Kết quả điều tra ;
24
<b>2.3. Kỹ năng và công cụ khi thực hiện TNA </b>
<i><b>2.3.1. Kỹ năng cơ bản khi thực hiện TNA </b></i>
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thiết kế bảng hỏi
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng điều hành và quản lý hoạt động nhóm
- Kỹ năng tổ chức họp, hội thảo,…
<i><b>2.3.2. Công cụ khi thực hiện TNA </b></i>
Sử dụng linh hoạt một số công cụ của PRA :
- Phỏng vấn
- Họp dân
- Thảo luận nhóm,…
<b>2.3. Khái niệm, sự cần thiết của thiết kế khóa đào tạo ngắn hạn cho ngƣời </b>
<b>lớn tuổi </b>
<i><b>2.3.1. Khái niệm </b></i>
- Đào tạo là một cách thức giúp người ta làm được những việc mà họ
không thể làm được trước khi qua đào tạo.
- Thiết kế khóa đào tạo ngắn hạn là hàng loạt các cơng việc do nhóm cán
bộ tham gia tập huấn thực hiện,…được tiến hành trước khi tổ chức khóa đào tạo,
nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ đề đào tạo, mục tiêu, kế hoạch đào
tạo, nội dung, phương pháp và kinh phí thực hiện đào tạo. Trong q trình thiết
kế khóa đào tạo, người thiết kế sẽ tìm hiểu kỹ về đối tượng đào tạo, nhu cầu đào
tạo để xây dựng nội dung đào tạo, lên kế hoạch đào tạo, lựa chọn phương pháp
đào tạo, các phương tiện vật tư cần thiết cho khóa đào tạo,… đáp ứng được các
nhu cầu người học theo thời gian xác định.
25
huấn. Kết quả của bước này là chi tiết các hoạt động dự định sẽ diễn ra trên lớp
của từng bài học, trong khoảng thời gian đã quy định trong thiết kế khóa học.
<i><b>2.3.2. Sự cần thiết của thiết kế khóa đào tạo ngắn hạn </b></i>
Thiết kế khóa đào tạo là cơ sở để:
- Thẩm định khóa đào tạo;
- Chuẩn bị cho khóa đào tạo;
- Tổ chức khóa đào tạo;
- Giám sát và đánh giá khóa đào tạo;
- Nâng cao hiệu quả đào tạo.
<b>2.4. Nội dung và phƣơng pháp thiết kế khoá đào tạo ngắn hạn </b>
Thiết kế một khoá đào là các hoạt động được tiến hành trước khi thực
hiện công tác đào tạo, nó bao gồm các cơng việc như:
1) Xác định tên khóa đào tạo
2) Xác định lý do phải tổ chức khóa đào tạo
3) Phân tích đối tượng đào tạo
4) Xác định mục tiêu của khóa đào tạo
5) Xây dựng chương trình đào tạo
6) Xác định các chỉ số giám sát và đánh giá khóa đào tạo
7) Lập kế hoạch và thời gian biểu cho khóa đào tạo
8) Lập kế hoạch bài giảng
9) Cách thức kiểm tra, đánh giá khóa đào tạo
10) Thiết kế các tài liệu phát tay
11) Xác định địa điểm đào tạo
12) Xác định hình thức và các cơng cụ đánh giá khóa đào tạo qua học viên
<i><b>13) Xác định ngân sách cho một khoá đào tạo ngắn hạn </b></i>
<i><b>2.4.1. Xác định tên khóa đào tạo </b></i>
Tên khóa đào tạo thể hiện mục tiêu và nội dung chính cần đào tạo. Tên
khóa đào tạo phải ngắn gọn, dễ hiểu và bao quát được các yêu cầu trên.
<i><b>Ví dụ: </b></i>
- Khóa đào tạo: “Kỹ thuật chăn ni bị thịt”
- Khóa đào tạo: “ Kỹ thuật thâm canh lúa lai Nhị ưu”
26
- Khóa đào tạo: “Kỹ thuật xây dựng mơ hình nơng lâm kết hợp thích ứng
với biến đổi khí hậu”,…
<i><b>2.4.2. Xác định lý do phải tổ chức khóa đào tạo </b></i>
Cần làm rõ lý do tổ chức khoá đào tạo là xuất phát từ nhu cầu của ai, ai là
người đề xuất và chủ trương thực hiện khoá đào tạo này ?
Dựa vào kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo TNA để chỉ ra rằng
khoá đào tạo này là thực sự cần thiết.
<i><b>2.4.3. Phân tích đối tượng đào tạo </b></i>
Trong phân tích đối tượng đào tạo cần làm rõ :
- Ai là những học viên tham gia khóa đào tạo (số lượng học viên, tuổi,
phân bố nam, nữ, nghề nghiệp và vị trí của họ...)
- Những điểm yếu của học viên là gì? (thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức
cơ bản...)
- Tại sao họ tham gia khóa đào tạo? (nhu cầu, những mong đợi, động cơ...)
- Học viên có thể tham gia đóng góp gì cho khóa đào tạo (kinh nghiệm, kỹ
năng đặc biệt...)
- Học viên học tốt nhất khi nào? (cách học, thời gian...)
<i><b>2.4.4. Xác định mục tiêu của khóa đào tạo </b></i>
<i>2.4.4.1. K á n ệm về mục t êu đào t o </i>
- Mục tiêu chung: Thể hiện những đóng góp của khố đào tạo cho 1 hoạt
động cụ thể nào đó.
- Mục tiêu cụ thể: Một đối tượng cụ thể nào đó có thể làm được cái gì trong
1 điều kiện nhất định với 1 yêu cầu chất lượng hay số lượng nào đó.
- Cơng thức chung là: Ai - Làm cái gì - Trong điều kiện nào - Làm như thế nào ?
Sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu đào tạo được thể hiện qua bảng
dưới đây :
<i><b>Bảng 2.8. Phân biệt mục đích và mục tiêu đào tạo </b></i>
<b>Mục đích </b> <b>Mục tiêu </b>
- Mang tính tổng quát
- Thời gian dài
- Mang tính tồn diện
- Mang tính chiến lược
- Khó đạt được trọn vẹn
- Viết cho người dạy
- Cụ thể
- Có thời hạn
- Định lượng được
- Thoả mãn nhu cầu trước mắt
- Dễ đạt được
27
Mục tiêu đào tạo nói về việc người học sẽ như thế nào hoặc họ có khả năng
làm được gì sau khi kết thúc khoá học hoặc được trải qua một kinh nghiệm học
tập nào đó. Điều này địi hỏi sự thay đổi từ việc nhấn mạnh vào yêu cầu đối với
người giáo viên hoặc tập huấn viên sang yêu cầu đối với người học.
<i>2.4.4.2. Các lo mục t êu đào t o </i>
Theo các nhà giáo dục có các loại mục tiêu, ứng với 3 lĩnh vực học tập
như sau:
- Lĩnh vực về kiến thức
<i><b>Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc tam giác mục tiêu </b></i>
Trong đào tạo cần xác định rõ cả 3 loại mục tiêu ứng với 3 lĩnh vực học tập
nêu trên.
<i> í dụ: Khóa đào tạo: “Kỹ thuật trồng rau thủy canh” có 3 loại mục tiêu được </i>
đặt ra như sau:
<b>- Về kiến thức: 100% học viên mô tả được những bước cơ bản trong quá </b>
trình tạo một giá thể để trồng rau.
<b>- Về kỹ năng: 90% học viên làm tốt các khâu tạo giá thể và áp dụng tốt trong </b>
<b>Kiến thức </b>
<b>Thái độ </b>
<b>Mục tiêu </b>
<b>đào tạo </b>
28
việc sản xuất rau của gia đình mình.
<b>- Về thái độ: 100% học viên tham gia nhiệt tình và nghiêm túc. </b>
- Các mức độ về kiến thức, kỹ năng và thái độ:
<i><b>Bảng 2.9. Các mức độ đánh giá về kiến thức </b></i>
<b>Trình độ </b> <b>Định nghĩa </b> <b>Sự thực hiện (Ví dụ) </b>
1. Biết
Nhắc lại các sự kiện,
khái niệm, tri thức
- Có thể nhắc lại một định luật, nói
lại, mơ tả các thuộc tính, tính chất
của một sự vật, hiện tượng
2. Hiểu Nắm được bản chất; đặc
tính; ngun lý, quy luật
- Có thể so sánh, đối chiếu, thực hiện
các tính tính tốn theo công thức
3. Vận dụng
Thể hiện khả năng sử
dụng hiểu biết, tri thức
vào các tình huống cụ
thể
- Tính tốn theo cơng thức
- Đọc được bản vẽ
- Giải thích được hiện tượng, biết
được nguyên nhân
- Lựa chọn, tìm mối quan hệ
4. Phân
tích/tổng hợp
Thể hiện khả năng phân
tích các sự kiện, hiện
tượng và khái q hố,
tổng hợp hố
- Phân tích mạch điện
- Phân tích các đặc tính của một loại
vật liệu
- Hệ thống hoá và phân loại vật liệu
5. Đánh giá
Vận dụng tri thức vào
thực tế một cách sâu
sắc. Làm chủ tri thức
- Đánh giá chất lượng vật liệu, sản
phẩm
- Đánh giá tính hợp lý của các hoạt
động, quy trình
6. Sáng tạo
29
<i><b>Bảng 2.10. Các mức độ hình thành kỹ năng </b></i>
<b>Trình độ </b> <b>Đặc trƣng </b> <b>Khả năng thực hiện </b>
1. Bắt chước Quan sát hình thành
biểu tượng và sao
chép, dập khuôn
- Thực hiện các thao động tác theo
như thao tác mẫu
- Thụ động, kém tự tin
2. Làm được (kỹ
năng cơ bản bước
đầu)
Quan sát và có khả
năng thực hiện cơng
việc độc lập như
chậm., cần có sự hỗ
trợ
- Tự chủ, tự tin khi thao tác, thực
hiện các kỹ năng.
- Thực hiện được các kỹ năng cơ
bản, không phức tạp
- Chưa tạo được mối liên hệ, phối
hợp giữa các kỹ năng
3. Làm chính xác
(kỹ năng thực
hiện độc lập)
Quan sát và có khả
năng thực hiện cơng
việc độc lập chính
xác
- Thao tác và động tác chuẩn mực,
chính xác
- Tạo được sự liên tục khi thực
hiện công việc
4. Làm biến hoá
(kỹ xảo tổng hợp)
Quan sát và có khả
năng thực hiện cơng
việc độc lập nhanh
và chính xác
- Bảo đảm tốc độ làm việc
- Thao tác và động tác chuẩn mực
- Xử lý linh hoạt tìmh huống
- Kết hợp nhiều loại kỹ năng
5. Làm thuần
thục, tự động hoá
(kỹ xảo bậc cao)
Có khả năng thực
hiện cơng việc nhanh
chính xác, các động
tác thuần thục, sản
phẩm đạt chất lượng
cao
- Thực hiện công việc khơng cần
sự kiểm sốt thường xun của ý
thức (Tự động hố)
- Mang tính sáng tạo
<i><b>Bảng 2.11. Các mức độ về thái độ </b></i>
<b>TT </b> <b>Mức độ trình độ </b> <b>Sự thực hiện để đánh giá </b>
1. Chấp nhận Thừa nhận một cách thụ động nhưng không
phản kháng, chống đối
2. Có phản ứng tích cực Thừa nhận một cách tích cực, có quan tâm tới
30
<i><b>c. Một số quy tắc khi viết các mục tiêu </b></i>
- Được viết lấy người học làm trung tâm, nghĩa là người học có khả năng
làm được gì sau khi được truyền đạt kiến thức và kỹ năng.
- Đặt tên cho các hành vi, mong muốn và xác định hành vi có thể quan sát
được (theo một cách nào đó thì phải đánh giá được hoạt động đó).
- Nêu ra các điều kiện và giới hạn quy định, các hành vi sẽ diễn ra.
- Sử dụng tiêu chí hay tiêu chuẩn thực hiện đòi hỏi người học phải đạt
được ở mức độ nào thì chấp nhận được.
Để xác định một mục tiêu là đã đạt được hay chưa, thì cần phải thấy được
những thay đổi trong hành vi của người học. Để đánh giá được điều này đã xảy
ra hay khơng thì cần có bằng chứng. Muốn làm được điều đó, cần phải sử dụng
động từ trong mục tiêu, có nghĩa là phải sử dụng một ý diễn đạt khẳng định rằng
người học có thể làm được gì sau quá trình học tập.
Các mục tiêu phải SMART (Specific: cụ thể, measurement: đo được,
achiver: đạt được, reality: thực tế, time: giới hạn về thời gian)
Có rất nhiều động từ được sử dụng để viết mục tiêu của khóa đào tạo. Bảng
dưới đây liệt kê các loại động từ thường được dùng khi viết mục tiêu như sau :
<i><b>Bảng 2.12. Một số động từ thường dùng khi viết mục tiêu </b></i>
<i><b>Đơn giản </b></i> <i><b>Trung bình </b></i> <i><b>Phức tạp </b></i> <i><b>Đối với kỹ năng </b></i>
Định nghĩa Dịch Lập kế hoạch Kiểm tra
Nhắc lại Áp dụng Thiết kế Xem xét
Ghi lại Sử dụng Tập hợp Tìm kiếm
Liệt kê Trình diễn Duyệt lại Lắp đặt
Gọi lại Thực hành Tạo lập Đo
Đọc tên Thao tác Đề xuất Xây dựng
Liên hệ Phác họa Tổ chức Lập nên
Thảo luận Phân tích Phán xử Phân tích
Mơ tả Tính tốn Đánh giá Mổ xẻ
Nhận dạng So sánh Xếp lại Sửa chữa
Xác định Lập biểu đồ Định giá Sửa đổi
Định vị Kiểm tra Cho điểm Chẩn đốn
Nói rõ Giải quyết Lựa chọn Ước lượng
<i><b>Lưu ý: Khơng dùng những động từ chỉ tiến trình như: </b></i>
Biết Nhớ Suy nghĩ
Hiểu Chia sẻ Có kiến thức
31
cho 1 hoạt động nào đó. Mục tiêu cụ thể làm rõ những yêu cầu sau: Một đối
tượng cụ thể nào đó có thể làm được cái gì trong 1 điều kiện nhất định với 1 yêu
cầu chất lượng hay số lượng nào đó.
<i> í dụ: Sau khóa đào tạo, 75% số học viên có thể giải thích và thực hành </i>
được kỹ năng chiết, ghép cây vải tại vườn ươm với tỉ lệ sống đạt 90% sau 3 tháng.
<i><b>Công thức chung: Ai + Làm cái gì +Trong điều kiện nào +Làm như thế nào? </b></i>
<i><b>2.4.5. Xây dựng chương trình đào tạo </b></i>
Xây dựng chương trình đào tạo bao gồm việc xác định các chủ đề chính,
mục tiêu cần đạt được, nội dung từng chủ đề, phương pháp và thời gian phân
cho lý thuyết và thực hành theo bảng sau:
<i><b>Bảng 2.13. Khung chương trình đào tạo </b></i>
<b>Chủ đề </b> <b>Mục tiêu </b>
<b>cụ thể </b>
<b>Nội dung </b> <b>Phƣơng </b>
<b>pháp </b>
<b>Thời gian </b>
Lý thuyết Thực hành
Khi xây dựng chương trình đào tạo cần chú ý tới 2 yếu tố là lựa chọn nội
dung và thứ tự sắp xếp nội dung.
<i><b>a. Lựa chọn nội dung </b></i>
Nội dung đưa vào đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo và xem xét sự
cần thiết đến đầy đủ các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
<i><b>Hình 2.6. Phân loại kiến thức, kỹ năng và thái độ theo sự cần thiết </b></i>
<i> Ngu n: C ương trìn trợ Lâm ng ệp ộ ) </i>
- Về kiến thức cần xem xét các loại kiến thức gì để đáp ứng nhu cầu của
người học. Trong kiến thức nên chia làm 3 loại: Phải biết, nên biết, biết thì tốt... Tất
cả các kiến thức mà học viên phải biết cần được đưa vào nội dung tập huấn, các
kiến thức khác có thể trực tiếp đưa vào hay đưa vào dưới dạng tài liệu tham khảo.
<b>Phải biết </b>
<b>Cần biết </b>
32
- Trong kỹ năng cần xác định rõ các loại kỹ năng nào là cần thiết và trọng
điểm, các kỹ năng nào có thể chỉ trình diễn hoặc giới thiệu sơ bộ.
- Về thái độ cần làm rõ những thay đổi gì trong thái độ là cần thiết. Điều
<i><b>b. Sắp xếp thứ tự hợp lý </b></i>
Có 4 nguyên tắc cơ bản phải tuân theo khi sắp xếp thứ tự nội dung:
- Đi từ đơn giản đến phức tạp.
- Bảo đảm tính logic. Có thể theo thứ tự thời gian, theo chủ đề hoặc phụ
thuộc vào kiểu học của học viên.
- Đi từ cái biết đến cái không biết.
- Giới thiệu nội dung theo yêu cầu thực hiện công việc.
<i><b>c. Lựa chọn phương pháp và tài liệu giảng dạy </b></i>
Khi cân nhắc xem sẽ sử dụng phương pháp dạy học nào, cần phải xác
định ngay từ đầu là học viên sẽ học như thế nào và chúng ta mong muốn học viên
học như thế nào? Thông thường các cán bộ đào tạo vẫn hay đứng trước bảng đen và
thuyết trình một chiều.
Các học thuyết giáo dục hiện đại cho rằng học viên càng tham gia vào công
việc học của họ bao nhiêu, càng có khả năng học được nhiều bấy nhiêu. Điều này
đặc biệt đúng với những học viên lớn tuổi vì họ có rất nhiều kinh nghiệm khác
nhau. Điều này cho thấy rằng việc học là một q trình có sự tham gia, ở đó vai
trị của người giáo viên có tính thúc đẩy chứ khơng có tính giáo huấn.
• Vấn đáp và hỏi miệng
• Giảng có minh họa
• Trình diễn, thực hành
• Tham quan hiện trường
• Đóng vai
• Động não
33
• Phillips XYZ
• Tia chớp,…
Một giáo viên giỏi cần phải có sẵn trong mình nhiều phương án sử dụng
các phương pháp và biết ở thời điểm nào và ở đâu thì có thể sử dụng chúng có
hiệu quả. Tuy nhiên chính bản thân từng phương pháp đều không đầy đủ nên
chúng ta cần phải có thêm tài liệu tham khảo cho học viên.
<i><b>2.4.6. Xác định các chỉ số giám sát và đánh giá khóa đào tạo </b></i>
Ngay trong giai đoạn thiết kế cần đề ra các chỉ số để làm cơ sở cho việc giám
sát và đánh giá khóa đào tạo sau này. Một số chỉ tiêu có thể được xác định như:
- Sự hài lòng của học viên sau khóa đào tạo;
- Những kiến thức, kỹ năng và thái độ thu được sau khóa đào tạo;
- Khả năng vận dụng vào công việc của học viên;
- Tác động và ảnh hưởng của khóa đào tạo;
<i><b>2.4.7. Lập kế hoạch và thời gian biểu cho khóa đào tạo </b></i>
Kế hoạch và thời gian biểu cho khóa đào tạo được lập theo khung sau:
<b>Tuần 1 </b>
Sáng
-
-
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ
nhật
Chiều
-
-
<b>Tuần 2: </b>
<b>……….. </b>
<b>Tuần n: </b>
<i><b>2.4.8. Lập kế hoạch bài giảng </b></i>
Đối với mỗi chủ đề cần phân ra các bài giảng cụ thể, mỗi bài giảng sẽ lập
kế hoạch bài giảng theo mẫu, biểu sau:
<i><b>Kế hoạch bài giảng: </b></i>
- Tên khóa đào tạo
- Chủ đề
34
- Mục tiêu chung
- Mục tiêu cụ thể
<i><b>Bảng 2.14. Khung kế hoạch bài giảng </b></i>
<b>Các phần </b> <b>Thời gian Nội dung </b> <b>Phƣơng </b>
<b>pháp </b> <b>Vật liệu giảng dạy </b>
Mở bài
Phần chính
Kết luận
Một kế hoạch bài giảng là một mơ tả chi tiết q trình giảng dạy bao gồm:
Lớp học nào, môn học và chủ đề gì, khi nào bài giảng bắt đầu;
Mục đích chính của bài giảng;
Các mục tiêu chính của bài giảng;
Chia bài giảng thành các phần khác nhau. Về cơ bản, một bài giảng được
chia làm 3 phần; Phần giới thiệu, phần thân bài và phần kết luận. Cần phân bố
thời gian hợp lý cho mỗi phần giảng và đảm bảo trùng khớp về mặt thời gian
cho toàn bài giảng;
Lập danh sách các phương pháp sẽ sử dụng cho mỗi bài;
Lập danh sách các tài liệu sẽ cần cho mỗi hoạt động;
Hướng dẫn để đánh giá việc học đối với bài giảng đó.
<i><b>2.4.9. Cách thức kiểm tra, đánh giá khóa đào tạo </b></i>
Xác định hình thức kiểm tra lý thuyết, trình diễn kỹ năng và đánh giá cuối
khóa đào tạo phù hợp với thời gian, đối tượng và chủ đề khóa đào tạo.
Đối với kiểm tra lý thuyết có thể lựa chọn hình thức trắc nghiệm, bài thu
hoạch…
<i><b>2.4.10. Các tài liệu phát tay </b></i>
Liệt kê các tài liệu phát tay sẽ cung cấp cho học viên, nội dung và cách
thiết kế của mỗi loại tài liệu phát tay.
<i><b>2.4.11. Xác định địa điểm đào tạo </b></i>
Địa điểm đào tạo bao gồm địa điểm thích hợp cho việc học lý thuyết và
địa điểm phù hợp cho việc thực hành.
35
- Địa điểm thực hành thường gắn liền với nội dung thực hành sao cho phù
hợp (đồng ruộng, vườn nhà, …)
- Địa điểm tham quan: Trong quá trình đào tạo người ta có thể lựa chọn
địa điểm đi tham quan khảo sát. Nhìn chung, địa điểm tham quan được lựa chọn
phải phù hợp với nội dung đào tạo, giúp học viên tận mắt chứng kiến những
thành quả trong thực tế.
- Việc lựa chọn địa điểm đào tạo phải căn cứ dựa trên nhu cầu của học viên.
<i><b>Hình 2.7. Địa điểm đào tạo lý thuyết </b></i> <i><b>Hình 2.8. Địa điểm thực hành </b></i>
<i><b>2.4.12. Xác định hình thức và các cơng cụ đánh giá khóa đào tạo qua học viên </b></i>
Có thể chọn cách đánh giá học viên với hình thức vấn đáp, trắc nghiệm
hoặc qua kết quả các hoạt động nhóm.
Đánh giá khóa đào tạo ngắn hạn thường qua cảm nhận của học viên với
các phiếu đánh giá được chuẩn bị trước.
<i><b>2.4.13. Xác định ngân sách cho một khoá đào tạo ngắn hạn </b></i>
Ngân sách cho một khoá học ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản chi phí
của tất cả các giai đoạn, từ khi điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế khóa
đào tạo, thực hiện đào tạo đến khi báo cáo đánh giá khóa đào tạo.
36
<i><b>Bảng 2.15. Khung ngân sách cho một khoá đào tạo </b></i>
<b>Ngân sách chi tiết </b> <b>TNA </b> <b>Thiết </b>
<b>kế </b>
<b>Thực </b>
<b>hiện </b>
<b>Báo cáo/ </b>
<b>đánh giá </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>Nguồn nhân lực </b>
- Giảng viên
- Cán bộ hỗ trợ
- Thư ký
- Kế toán
- Phục vụ văn phòng phẩm,
chuẩn bị địa điểm
- Người cung cấp thông tin
<b>Tiền ăn ở </b>
<b>Ngƣời tham gia </b>
- Ăn
- Ở
- Nước uống
<b>Đi lại </b>
<b>Văn phòng phẩm và thiết bị </b>
<b>Tổng số </b>
<b>2.5. Một số lƣu ý khi thiết kế một khóa đào tạo ngắn hạn cho ngƣời lớn tuổi </b>
<i><b> 2.5.1. Những phẩm chất tích cực của nơng dân Việt Nam </b></i>
- Giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào
chế độ Xã hội chủ nghĩa.
37
chất, truyền thống tốt đẹp được kế thừa qua nhiều thế hệ.
- Tôn trọng, phát huy và kế thừa những kinh nghiệm của ông cha trong
sản xuất nơng nghiệp. Đây là một trong những truyền thống q báu được tích
luỹ, tổng kết qua nhiều thế hệ xuất phát từ thực tế sản xuất trở thành những kinh
nghiệm, kiến thức và kỹ năng sản xuất quan trọng cho các thế hệ sau.
- Có truyền thống tốt đẹp là kính trọng người già, yêu q trẻ em. Xuất
phát từ tình mẫu tử, huyết thống, bắt nguồn từ ý nghĩa xã hội của việc ni dạy
con cái trưởng thành. Đó là điểm tựa, là niềm tự hào, vinh dự của gia đình, của
dịng họ và của q hương, đất nước.
- Có truyền thống nhân ái, đoàn kết, nặng nghĩa nặng tình, gắn bó với
dịng họ, anh em, tình làng nghĩa xóm, u q hương đất nước. Truyền thống
đồn kết đó cịn được biểu hiện qua đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các
mối quan hệ cộng đồng xã hội, tăng gia sản xuất, đặc biệt là trong việc chế ngự
và cải tạo thiên nhiên. Tâm lý “Tương thân, tương ái” của người nông dân Việt
Nam cần được chú ý trong quá trình tổ chức đào tạo ngắn hạn.
<i><b>2.5.2. Những hạn chế của nông dân Việt Nam </b></i>
- Tính bảo thủ cá nhân, cào bằng dẫn đến chủ nghĩa bình quân, dựa dẫm
thiếu đi ý chí phấn đấu vươn lên. Tính ỷ lại, hẹp hịi, bè phái, địa phương (tính cục
bộ), thiếu trách nhiệm cá nhân đã dẫn đến hiện tượng làm cho sản xuất, đời sống
- Một bộ phận nhỏ nơng dân thường có tính nóng vội khi ứng dụng các
tiến bộ khoa học “máu làm giàu nhanh” đã dẫn đến thất bại, ảnh hưởng đến cuộc
sống của các hộ gia đình và trực tiếp ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật tại địa phưong.
- Người nông dân (đặc biệt là người nông dân nơng thơn, miền núi) cịn nặng
về tình cảm, coi nhẹ tính khách quan, việc chấp hành pháp luật yếu, ngại đấu tranh
trực diện, thiếu tự tin. Đây là nhược điểm đã ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong
sản xuất, một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế thị trường.
- Tư duy kinh tế kém phát triển, tư duy kinh nghiệm (dựa vào kinh
nghiệm làng xã). Kém năng lực tổ chức hành động thực tiễn, ít cải tiến và ngại
áp dụng cơng nghệ mới. Thêm vào đó cơ chế tập trung bao cấp đã biến người
nông dân thành người thừa hành thụ động, không muốn đổi mới.
38
khinh nữ”. Người phụ nữ khơng phát huy được vai trị cũng như năng lực trí tuệ
để góp phần xố đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ tăng dân số,...trong khi tỷ lệ phụ nữ
sống ở nông thôn là hơn 50% dân số. Đây là một vấn cần chú ý khi mời đối
tượng tham gia đào tạo tập huấn.
- Tổ chức sản xuất thường nhỏ lẻ, manh mún và chưa chú ý tới sản xuất
theo hướng hàng hoá. Khả năng hội nhập với nền kinh tế thị trường còn chậm.
<i><b>2.5.3. Những diễn biến tâm lý mới của người nông dân thời kỳ đất nước hội nhập </b></i>
- Một số đông nông dân đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, biến
- Trong khi một bộ phận nông dân chịu khó làm ăn, giàu lên thì một phần
trong số họ cịn nghèo đói, có xu hướng di chuyển ra thành thị tìm việc làm.
- Trong nền kinh tế thị trường thời kỳ đất nước hội nhập, có rất nhiều cơ
hội để cho người nơng dân phát triển, tuy nhiên cũng tạo ra những thách thức
khơng nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tạo nên những khó khăn trong
việc định hướng phát triển cho người nông dân.
- Từ khi hồ bình thống nhất đất nước (1975) số quân nhân giải ngũ,
thương binh, cán bộ hưu trí,...trở về nơng thơn nhiều. Họ thiết tha với sự phát
triển nông nghiệp, mong muốn học hỏi để xây dựng q hương, nơng thơn mới.
Họ có trình độ văn hố, có đầu óc tổ chức, nhạy bén với công nghệ mới và đây
là những cộng tác viên đắc lực của cán bộ khuyến nông, họ là những nịng cốt
góp phần thành cơng cho công tác đào tạo, chuyển giao tiến bộ ký thuật trong
phát triển nông thôn.
<i><b>2.5.4. Đặc điểm tâm lý của người lớn tuổi trong đào tạo </b></i>
Người nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang chịu nhiều ảnh
hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự
phát triển nhưng đồng thời cũng tạo nên những thách thức không nhỏ tác động
đến tâm lý cũng như nhận thức của người dân.
39
người lớn tuổi phát huy hiệu quả cao cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Người lớn tuổi thường khơng chủ động tìm kiếm thơng tin khi chưa biết
đích thực giá trị của thơng tin đó và họ thường ngại áp dụng những tiến bộ mới
trong sản xuất (vì dễ gặp rủi ro hay thất bại).
- Người nông dân thường hạn chế về khả năng nghe và nhớ, vì họ bị chi
phối bởi rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.
- Người lớn tuổi thường khơng thích người khác dạy họ hoặc chỉ bảo họ
về những vấn đề mà họ thấy chưa thật sự cần thiết.
- Người lớn tuổi đặc biệt là những người dân vùng miền núi, vùng sâu vùng
xa thường rất ngại khi tiếp xúc, bày tỏ chính kiến của mình trước một đám đơng.
- Người nơng dân thường ít đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm cũng như
tiếp nhận thơng tin, do một số người bị hạn chế về khả năng đọc, viết và do kinh
tế gia đình cịn khó khăn.
<b>2.6. Một số phƣơng pháp giảng dạy mà trong đào tạo cho ngƣời lớn tuổi có </b>
<b>thể áp dụng </b>
<i><b>2.6.1. Phương pháp dạy học lấy học viên làm trung tâm </b></i>
<i>2.6.1.1. G ớ t ệu p ương p áp d y ọc lấy ọc v ên làm trung tâm </i>
<i><b>a. Khái niệm phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm </b></i>
Tập huấn lấy học viên làm trung tâm nói một cách khác là đặt người học
(không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, vị trí cơng tác,…) ở vị trí cao nhất trong
Trong tập huấn lấy người học làm trung tâm thì điều quan trọng nhất là:
người học sẽ được gì sau bài học/khóa học? Họ có hài lịng với những gì thu
được từ lớp tập huấn không? Lớp học đã được tiến hành một cách tốt nhất cho
họ chưa?
40
<i><b>b. Lợi ích của tập huấn lấy người học làm trung tâm </b></i>
Trước tiên chúng ta hãy cùng so sánh 2 quan điểm khác nhau trong tập huấn:
<b>Tập huấn lấy ngƣời dạy </b>
<b>làm trung tâm </b>
<b>Tập huấn lấy ngƣời học </b>
<b>làm trung tâm </b>
Mục tiêu và nội dung tập huấn do
người dạy tự chọn
Mục tiêu và nội dung tập huấn dựa
trên nhu cầu của học viên
Phương pháp tập huấn được lựa chọn
theo ý thích của người dạy
Phương pháp tập huấn được lựa chọn
theo khả năng tiếp thu của học viên,
từng đối tượng học viên
Nội dung tập huấn có thể có hoặc khơng
phù hợp với nhu cầu của học viên
Nội dung tập huấn phù hợp với nhu
cầu của học viên
Những nội dung không phù hợp với
nhu cầu của người học không áp dụng
được sau khi học xong
Tất cả những nội dung tập huấn người
học có thể áp dụng được ngay vào
trong công việc và cuộc sống của họ
Người học không có hứng thú học khi
thấy nội dung khơng cần thiết
Hứng thú học và đông cơ học rất cao
khi người học thấy cần thiết cho công
việc và cuộc sống của họ
Người dạy khó khuyến khích sự tham
gia khi áp đặt người tham gia học
những gì không phù hợp với họ
Người dạy dễ dàng khuyến khích
Khi người dạy thực hiện tập huấn lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ:
- Có cơ hội được tham gia nhiều hơn, do thời gian người dạy nói chiếm tỷ
lệ thấp trong tổng số thời gian của bài học;
- Cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao khi phát biểu ý kiến;
- Có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm để giải quyết các bài tập hay
và khó;
- Thấy lớp học là nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu;
- Hiểu bài tốt hơn;
- Cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc học và sự tiến bộ của mình;
- Được thực hành các kỹ năng trực tiếp ngoài hiện trường.
<i><b>c. Yêu cầu của người dạy trong phương pháp giảng dạy lấy học viên làm </b></i>
<i><b>trung tâm </b></i>
Để có thể áp dụng được các phương pháp giảng dạy lấy học viên làm
trung tâm, người dạy sẽ đóng vai trị là người thúc đẩy và phải:
41
- Đảm bảo các học viên phải tham gia tích cực vào quá trình học tập,
khuyến khích học nêu quan điểm của mình, đưa ra các câu hỏi và thảo luận vấn
đề với các học viên khác;
- Giúp học viên biết xác định cách áp dụng kiến thức mới vào công việc hiệu quả;
- Cung cấp cho người học những thông tin, kinh nghiệm và các tài liệu
liên quan để tăng cường việc học tập hiệu quả;
- Cùng với người học giám sát động thái nhóm, tiến trình giao tiếp cũng
như các kết quả học tập của người học;
- Giải quyết các mâu thuẫn hoặc những yếu tố cản trở quá trình học tập.
<i>2.6.1.2. Học qu trả ng ệm </i>
Học qua trải nghiệm là một quá trình học diễn ra một cách tự nhiên
trong mỗi người. Quá trình học qua trải nghiệm xuất phát từ những
việc, những hiện tượng mà mỗi người đã trải qua hoặc những hiểu biết
sẵn có để tự rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
Q trình học qua trải nghiệm diễn ra theo 4 bước sau đây:
<i><b>Hình 2.9. Chu trình học qua trải nghiệm </b></i>
<i> Ngu n: GT Sơng à) </i>
<b>Phân tích</b>
<b>Trải nghiệm </b>
<b>Áp dụng </b>
<b>Khái quát rút </b>
<b>ra bài học </b>
<b>Áp dụng </b>
42
<b>Bƣớc 1: Trải nghiệm: Sự kiện đã hoặc vừa xảy ra chứa đựng những vấn </b>
đề cần quan tâm
<b>Bƣớc 2: Phân tích: Nhìn lại những kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện </b>
những đặc điểm, ý nghĩa của kinh nghiệm đó
<b>Bƣớc 3: Khái quát rút ra bài học: Tìm xu hướng, lý luận chung trong kinh </b>
nghiệm trải qua, đúc kết thành khái niệm, lý thuyết
<b>Bƣớc 4: Áp dụng: thay đổi cách làm cũ, thử nghiệm cách làm mới </b>
Quá trình học qua trải nghiệm diễn ra liên tục. Bước áp dụng của bài học
trước khi gặp những vấn đề cần quan tâm trở thành bước trải nghiệm để phân
tích và rút ra những bài học tiếp theo. Cứ như vậy con người ngày càng hoàn
thiện cách sống và làm tốt hơn cơng việc của mình.
<b>Áp dụng lý thuyết học qua trải nghiệm trong công tác đào tạo, tập </b>
<b>huấn cho ngƣời lớn tuổi: </b>
Học qua trải nghiệm là một cách học có hiệu quả và lý thú. Nó giúp cho
mỗi người học nhẹ nhàng và hưng phấn hơn, đặc biệt là đối với những người lớn
tuổi. Chính vì vậy, lý thuyết học qua trải nghiệm được áp dụng để thiết kế và
điều hành quá trình học trong các lớp tập huấn khuyến nông.
Học viên của lớp tập huấn khuyến nông hầu hết là nông dân lớn tuổi, họ
được trải nghiệm rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Nhiệm vụ của tập huấn
viên là biến giờ giảng thành các hoạt động học tập tương ứng với các bước của
vòng tròn trải nghiệm. Điều cơ bản là tập huấn viên làm gì, làm thế nào trong
<i>2.6.1.3. Một số kỹ năng đứng lớp cơ bản trong đào t o c o ngườ lớn tuổ </i>
Để tập huấn có hiệu quả, cần chú ý đến 1 số kỹ năng đứng lớp cơ bản như:
- Giọng nói
- Ngơn ngữ cơ thể
- Điều chỉnh thần kinh
<b>- Giọng nói: Giọng nói có tác động trực tiếp đến sự tiếp thu của học </b>
viên. Trong giọng nói cần chú ý 1 số điểm sau:
43
+ Âm tiết: âm tiết thể hiện độ cao hay thấp của lời nói, tránh nói đều đều, khơng
lên xuống
+ Tần suất: Khơng nên nói q nhanh hay quá chậm
+ Ngắt quãng: Sau 1 câu hay 1 đoạn nên nghỉ
+ Từ đệm: Tránh nói các từ đệm không cần thiết như: ê, a, un . . .
+ Phát âm: Cần phát âm chuẩn xác
+ Từ lặp: Khơng nên nói lặp nhiều lần 1 câu
Ví dụ: Tơi nghĩ như vậy, okey . . .
<b>- Ngôn ngữ cơ thể </b>
+ Tư thế đứng: Cần thoải mái, khơng gị bó
+ Vận động của tay, chân: Nên thoải mái, không nên gây chú ý vào các cử động thừa
+ Gây ấn tượng ngay từ đầu: Thơng qua ăn mặc, trang điểm
+ Tầm nhìn của mắt: Nên nhìn thẳng vào học viên và lớp học
+ Biểu hiện của nét mặt: Không nên quá nghiêm trang, đau buồn, luôn tỏ ra
thoải mái, tự tin
+ Vận động của cơ thể: Vận động theo tư thế thoải mái
+ Thái độ: Điềm tĩnh, tự nhiên.
<b> - Điều chỉnh thần kinh </b>
Để giảm trạng thái mất bình tĩnh trong q trình dạy học có thể áp dụng 1
số kinh nghiệm sau:
+ Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung bài giảng
+ Tưởng tượng bạn đã có 1 buổi dạy rất tốt trước đó
+ Hít thở sâu 1 chút trước khi trình bày
+ Giới thiệu tốt nhất ngay từ ban đầu
+ Suy nghĩ dưới lớp học là bạn bè thân thiện
+ Nói năng trong tư thế thoải mái
+ Sử dụng một số vật liệu trực quan.
<i><b>2.6.2. Phương pháp giảng dạy lý thuyết </b></i>
<i>2.6.2.1. ương p áp g ảng d y k ến t ức </i>
44
<i><b>Bảng 2.16. Phương pháp giảng dạy kiến thức </b></i>
<b>TT </b> <b>Loại kiến <sub>thức </sub></b> <b>Phƣơng pháp giảng dạy </b> <b>Yêu cầu đối <sub>với học viên </sub></b> <b>Ví dụ </b>
1 Dạy về sự
kiện
Nêu các sự kiện chính
Tập trung làm rõ các sự kiện chính
Nêu và giải thích các sự kiện tiếp
theo
Nêu được tên
các sự kiện
Liệt kê các
mốc thời
gian xuất
hiện RRA,
PRA
2 Dạy về
khái niệm
Đưa ra một khái niệm rõ ràng
Nêu ra những nét đặc trung cơ bản
Đưa ra các ví dụ về khái niệm đó
Đưa ra các ví dụ khơng thuộc khái
niệm đó
Đưa ra một số ví dụ gần tương tự
khái niệm đó
Nêu được các
ví dụ về khái
niệm đó
PRA là gì?
3 Dạy về
nguyên lý
Nêu nguyên lý
Giải thích ở đâu nó được áp dụng
và ở đâu nó khơng được áp dụng
Lây ví dụ về các trường hợp trên
Vận dụng nguyên lý đó vào thực tế
đó như thế nào?
Giải thích
được tại sao lại
tuân theo
nguyên lý đó?
Những
nguyên tắc
cơ bản
trong việc
lập kế
hoạch phát
triển thôn
bản có
người dân
tham gia .
4 Dạy về
quy trình
Đưa ra các bước thực hiện rõ ràng
bằng hình thức viết
Giải thích rõ ràng cách làm từng
bước
Làm rõ mối liên hệ giữa các bước
Làm rõ những
bước cơng việc
cần phải làm
Quy trình
trồng rừng
cây nguyên
quá trình
Nêu lên q trình
Giải thích từng bộ phận của q trình
đó
Sử dụng q trình đó để giải quyết
một vấn đề nào đó.
Làm rõ q
trình đó được
thực hiện như
thế nào?
Q trình
PRA
6 Dạy về
cấu trúc
Đặt vấn đề có cần thiết phải tìm
hiểu cấu trúc của nó khơng?
Giải thích các bộ phận cấu thành
Giải thích mối liên hệ và quan hệ
giữa chúng
Giải thích
được cơ chế
hoạt động của
nó
Bộ máy tổ
chức quản
lý của
thôn/bản
45
<i>2.6.2.2. Một số p ương p áp g ảng d y k ến t ức cụ t ể </i>
<i><b>a. Phương pháp giảng có minh hoạ </b></i>
Một bài giảng khơng có sự trợ giúp của các dụng cụ trực quan thì sẽ
khơng thực sự có hiệu quả cao và ít được áp dụng. Khái niệm về thuyết trình
hiện nay đã được mở rộng cho những tình huống cung cấp thơng tin bằng nói, sơ
đồ, biểu đồ và những minh hoạ để đạt tới hiệu quả truyền đạt cao nhất. Tuy
nhiên, nguyên tắc cơ bản của thuyết trình vẫn được áp dụng là sử dụng các
phương tiện trợ giúp đơn giản như là sự tăng cường cho bài giảng.
Một bài giảng tốt bao gồm 2 giai đoạn: Chuẩn bị và trình bày.
<b>- Giai đoạn chuẩn bị : Trong giai đoạn này cần lưu ý những điểm quan </b>
trọng sau:
+ Người nghe: Tìm hiểu tất cả những điều có thể biết về người nghe, tuổi,
trình độ; kiến thức của họ về chủ đề và những mối quan tâm đặc biệt của họ.
+ Mục tiêu: Xác định bản chất và phạm vi kiến thức của người nghe cần đạt.
+ Những điểm cụ thể: Xem xét những điểm cụ thể về kiến thức, mà bạn nghĩ
là quan trọng để hình thành mục tiêu; Giới hạn từ 4 hoặc 5 điểm thông tin quan
trọng trong một bài giảng.
+ Vật liệu: Thu thập những tài liệu có thể trợ giúp cho những điểm mà cần và
chọn những tài liệu có thể trình bầy trong thời gian cho phép, theo trật tự về mức độ
quan trọng.
+ Dụng cụ trực quan: Xem xét lại những dụng cụ thích hợp cho bài giảng, có
liên quan đến chủ đề và có thể được dùng để củng cố cho chủ đề.
Việc tổ chức sử dụng các tài liệu phù hợp theo trình tự sẽ trợ giúp cho
những điểm chính của bài giảng. Xem
lại và xắp xếp lại theo một trật tự có tổ
chức tốt về thông tin.
<b>- Giai đoạn thuyết trình kèm </b>
<b>theo minh hoạ </b>
Khi thuyết trình một nội dung
cụ thể, bên cạnh việc diễn giải bằng
lời nói cần có các minh hoạ thơng qua
các tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ,
các dụng cụ trực quan, các băng
46
Nên đặt câu hỏi sau khi trình
bầy, tạo cơ hội để đánh giá xem
<i><b>b. Phương pháp thảo luận nhóm </b></i>
Đây là phương pháp rất quan trọng
cho để có được kỹ năng nhờ vào kỹ
thuật thảo luận. Sự thành cơng phụ thuộc vào người trưởng nhóm. Nhưng sẽ chỉ
có được những kết luận có hiệu quả, nếu những người tham gia đã có những
<i><b>kiến thức hoặc kinh nghiệm có ý nghĩa về chủ đề. </b></i>
<i><b> Cách tạo nhóm </b></i>
Mỗi nhóm phải có đủ số người để giải quyết các vấn đề được giao, nhưng
không nên quá đông đến mức không sử dụng hết nguồn lực.
Số người mỗi nhóm và số lượng nhóm phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ
và phương pháp làm việc.
Một nhóm có thể có từ 3 đến 10 người có thể được thành lập theo các
cách khác nhau:
- Ngồi gần nhau: theo bàn, khu vực
- Theo giới: nam, nữ
- Theo tuổi: các nhóm ở mức độ tuổi khác nhau
- Theo sở thích
- Nhóm ngẫu nhiên, theo lơgic
- Nhóm hỗn hợp, đại diện nhiều thành phần, ngành
- Nhóm theo địa phương…
<i><b> Các bước để tổ chức hoạt động nhóm </b></i>
1. Nêu mục đích hoạt động
2. Tóm tắt, khái qt tồn bộ hoạt động
47
3. Nêu câu hỏi, vấn đề sẽ đề cập, các nhóm có thể có chung một câu hỏi,
một vấn đề hay một nhóm câu hỏi, một vấn đề khác nhau
4. Chia nhóm, phân cơng trách nhiệm các thành viên trong nhóm
5. Cung cấp thơng tin về hậu cần
Ai - Ở đâu – Cái gì – Khi nào – Thế nào – Vật tư, phương tiện
6. Hỏi có ai muốn hỏi thêm gì nữa khơng
7. Bắt đầu: tuyên bố các nhóm bắt đầu thảo luận
8. Theo dõi tiến độ, hướng dẫn các nhóm thảo luận
9. Thông báo thời gian
10. Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo và trình bày kết quả
<b>11. Đúc rút, tổng kết </b>
<i><b> Lưu ý khi tiến hành thảo luận </b></i>
Để mở đầu một cuộc thảo luận cố gắng gắn chủ đề với các vấn đề đã được
thảo luận từ trước hoặc với vấn đề có liên quan tới các thành viên nhóm.
Chức năng của người trưởng nhóm là trợ giúp các thành viên trong nhóm
cùng chia sẻ kiến thức để đạt mục tiêu. Không được giới hạn hoặc điều khiển
quan điểm của cá nhân vào quá trình thảo luận bởi bất cứ lý do nào. Điều quan
trọng là hướng dẫn thảo luận không lạc đề và luôn bám sát mục tiêu. Một người
trưởng nhóm có thể làm điều đó nhờ sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi tốt.
Các điểm được nêu khi thảo luận có thể được ghi vào bảng lật, bảng phấn
hoặc thẻ, để có thể xắp xếp lại và đưa tới kết luận cuối cùng. Tất cả các điểm
nên được tóm tắt ở cuối buổi thảo luận, thêm vào các gợi ý và nhóm có thể đạt
tới kết luận không phải thông qua biểu quyết.
<i><b>c. Phương pháp động não </b></i>
48
khuyến khích tất cả người học tham gia, ghi lại tất cả các ý tưởng.
<b>Trình tự thực hiện một cuộc động não nhƣ sau: </b>
<i><b>Bước 1: át s n ý tưởng </b></i>
- Thúc đẩy mọi người phát hiện, liệt kê các ý tưởng;
<i><b>Bước 2: ân lo các ý tưởng </b></i>
- Sắp xếp, phân chia các ý tưởng thành các nhóm;
- Sắp xếp ưu tiên các vấn đề;
- Xác định các vấn đề chủ yếu cần giải quyết.
<i><b>Bước 3: án g á các ý tưởng </b></i>
- Đánh giá chất lượng các ý tưởng
- Đánh giá cấu trúc
<i><b>Lưu ý: Một người học có thể thay giảng viên điều hành hoạt động động </b></i>
não. Vật liệu cho thảo luận động não tốt nhất là các thẻ màu, ghi mỗi ý kiến tóm
tắt trên 1 thẻ màu và ghim thẻ vào bảng ghim (hoặc có thể dùng băng dính tạm
thời trên giấy Ao hoặc vào bảng) để mọi người cùng nhìn thấy các ý kiến được
ghi. Cố gắng sao cho các ý kiến của người sau không trùng với ý kiến trước đã
có. Mỗi người học có thể đưa ra vài ý tưởng, tuy nhiên người điều hành thảo
luận cũng phải khuyến khích hoặc chỉ định những học viên ngại đưa ra các ý
tưởng. Khi phân nhóm các ý tưởng, cả lớp có thể đi đến thống nhất kết quả. Chú
ý hướng dẫn kỹ năng viết trên thẻ mầu.
<i><b>d. Phương pháp vấn đáp </b></i>
Trong vấn đáp, đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng.
Các dạng câu hỏi chủ yếu là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
<i>- Câu ỏ đóng: Thường giới hạn, chỉ yêu cầu trả lời “có” hoặc “khơng” </i>
hoặc là câu trả lời ngắn gọn, chỉ có một đáp án trả lời, ...
Ví dụ:
+ Chị có muốn trồng keo lai khơng?
+ Hiện nay một năm ở địa phương cấy mấy vụ lúa?
<i>- Các câu ỏ mở: Thường được coi là kích thích suy nghĩ và thử thách, </i>
49
Ví dụ:
+ Bác được hưởng lợi những gì từ rừng cộng đồng của thôn/ bản?
+ Những ai tham gia tổ bảo vệ rừng của thơn?
+ Tại sao gia đình chị lại muốn trồng Bưởi Diễn?
Trong quá trình đặt câu hỏi cần xem xét đến cấp độ câu hỏi được sử dụng.
Có thể chia thành 3 cấp độ chính:
<i>- Các câu ỏ dùng để n ớ l </i>
Cấp độ này kiểm tra xem các dữ kiện nhất định có được ghi nhớ khơng.
Nó giúp người được hỏi mơ tả tình tiết, lời nói, hành động, diễn biến của sự vật,
hiện tượng đã hoặc sẽ xảy ra.
Loại câu hỏi này có các cấp độ sau: Hồn thành, định nghĩa, liệt kê, quan
sát, lựa chọn.
<i>- Các câu ỏ dùng trong tìn uống ử lý vấn đề </i>
Câu hỏi dạng này giúp người được hỏi so sánh, giải thích, tổ chức thơng tin;
Loại câu hỏi này có các cấp độ sau: Phân tích, so sánh, giải thích, tổ chức,
xếp thứ tự.
<i>- Các câu ỏ ứng dụng </i>
Câu hỏi dạng này địi hỏi người được hỏi phải tìm ra những thông tin mới
dựa trên những điều đã được học, được thực hành.
50
<i><b>Bảng 2.17. Cấp độ của câu hỏi </b></i>
<i> í dụ có t ể dùng trong các lớp tập uấn c o ngườ lớn tuổ ) </i>
<i><b>Cấp độ </b></i> <b>Ví dụ </b>
<b>Các câu hỏi dùng để nhớ lại </b>
- Hồn thành Hơm nay chúng ta đã trình diễn được kỹ năng gì trong bài
thực hành ?
- Định nghĩa Anh (chị) hãy định nghĩa thế nào là cây lâm sản ngoài gỗ?
- Liệt kê Anh (chị) hãy liệt kê các bước của quy trình cấy cây con vào
bầu trong vườn ươm ?
- Quan sát Anh (chị) cho biết hiện tại lúa mùa của xã như thế nào ?
- Lựa chọn Trong các phương pháp phịng chống lửa rừng thì phương
pháp nào phù hợp nhất với địa phương Anh (chị ) ?
<b>Các câu hỏi dùng trong tình huống xử lý vấn đề </b>
- Phân tích Anh (chị) cho biết bước nào trong quy trình đóng bầu để ươm
cây con là quan trọng nhất ?
- So sánh Phương pháp lập kế hoạch trồng rừng có sự tham gia của
cộng đồng có gì khác so với phương pháp lập kế hoạch trước
đây ?
- Giải thích Tại sao anh (chị) cho rằng khi lập kế hoạch trồng rừng có sự
tham gia của cộng cần thiết phải sử dụng bộ công cụ PRA?
- Tổ chức Anh (chị) có thể cho biết quy trình thành lập nhóm cùng sở
thích như thế nào ?
- Xếp thứ tự Anh (chị) cho biết kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thơn/ bản
nên theo trình tự như thế nào ?
<b>Các câu hỏi ứng dụng </b>
- Áp dụng Anh (chị) cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thông báo
trước cho nhân dân về kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
thôn/bản ?
- Ví dụ Anh (chị) hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình khi tổ chức họp
thơn ?
- Dự báo Anh (chị) có thể cho biết người dân có thể đóng góp được gì
trong hoạt động phát triển rừng cộng đồng ?
- Khái quát hóa Anh (chị) có thể vận dụng kỹ năng nào khi tổ chức các cuộc
họp thôn trong thời gian tới ?
51
<i><b>Trình tự đặt câu hỏi trong đào tạo cho người lớn tuổi như sau: </b></i>
- Chỉ nêu một câu hỏi cho một lần hỏi
- Nói to câu hỏi cho mọi người cùng nghe
- Chờ khoảng 3 - 5 giây
- Quan sát phản ứng của mọi người để chắc chắn rằng tất cả mọi người
đều hiểu đúng câu hỏi
- Chờ đợi thêm vài giây
- Yêu cầu một người trả lời
- Tìm kiếm sự nhất trí cho câu trả lời đúng.
Ngồi các phương pháp trên, còn một số phương pháp khác được sử dụng
trong giảng dạy kiến thức là bài tập tình huống, phương pháp Phillips XYZ,
phương pháp tia chớp,…
<i><b>đ. Phương pháp tổng kết đúc rút </b></i>
<b> - Mục đích </b>
Sau khi kết thúc một hoạt động trải nghiệm bất kỳ, trong mỗi thành viên
tham gia đều đã hình thành những ý tưởng và cảm tưởng về “những điều đã
xảy ra”. Mục đích của việc tổng kết rút kinh nghiệm là quay lại hoạt động đó
và cùng nhau làm sáng tỏ những điều đã xảy ra. Chỉ thông qua trao đổi kỹ
lưỡng về những điều quan sát và cảm nhận được, học viên mới học được đầy
đủ từ kinh nghiệm. Trong q trình đó, có thể khắc phục được những chỗ hiểu
lầm và sai sót.
Khi tổng kết rút kinh nghiệm có thể đặt trọng tâm vào:
+ Hoạt động - cái gì đã xảy ra và chúng ta đã học được những gì?
+ Giảng dạy - việc học tập được tổ chức thế nào và làm thế nào để cải tiến ?
Một buổi học được tổng kết rút kinh nghiệm tốt sẽ khuyến khích học viên
thực hiện và chia sẻ những quan sát về hành vi của cá nhân và của nhóm: đó là
những kỹ năng rất quan trọng cho cơng việc và trong cuộc sống gia đình.
<b>- Các giai đoạn của tổng kết đúc rút </b>
Hầu hết các giáo viên, khi kết thúc một hoạt động học qua trải nghiệm đều
<i><b>nói một câu tương tự thế này: “Đúng, chính thế đấy. Ta hãy bàn điều đó vài </b></i>
52
<b>Một buổi tổng kết rút kinh nghiệm có kế hoạch tốt đƣợc thực hiện </b>
<b>theo ba giai đoạn sau: </b>
<i><b>- Giai đoạn 1 : Các sự việc </b></i>
Sau hoạt động, "điều đã xảy ra" cần được phân tích để tách yếu tố sự việc
ra khỏi yếu tố quan niệm và cảm tưởng. Giai đoạn này, về bản chất, mang tính
mơ tả. Để giúp cho q trình này:
+ Nên đề nghị những người tham gia hoạt động cho biết phản ứng hoặc kinh
nghiệm của họ về hoạt động.
+ Yêu cầu những người quan sát hoạt động cho biết những điều họ quan
sát được.
+ Thống nhất về những điều đã xảy ra (dựa trên các sự việc).
<i><b>- Giai đoạn 2: Cảm tưởng </b></i>
Cả nhóm suy nghĩ tại sao một số cá nhân lại hành động hoặc cảm nhận
như vậy. Đây có thể cũng là thời điểm tốt để hỏi: "Hậu quả của tình huống
tương tự sẽ như thế nào nếu một cá nhân hành động khác đi". Trong giai đoạn
II, giáo viên nên giúp đỡ nhóm:
+ Phân tích ngun nhân của hành vi
+ Rút ra kết luận về cách xử sự của mọi người
+ Quyết định nên làm gì để cải thiện tình huống
+ Thực hiện lại hoạt động đã được điều chỉnh
<i><b>- Giai đoạn 3: Tương lai </b></i>
Sau bất kỳ hoạt động học tập nào ln ln sẽ có câu hỏi: “Tơi, học viên,
phải làm thế nào để có thể áp dụng vào thực tế những gì đã học được trong quá
trình hoạt động?”. Học viên phải được khuyến khích tự xây dựng kế hoạch để
+ Rút ra những kết luận chung từ hoạt động;
+ Giúp đỡ liên hệ hoạt động với hồn cảnh cơng việc thực tế;
+ Bố trí thời gian cho học viên lập kế hoạch các hoạt động tiếp theo.
<i><b>e. Phương pháp Phillips xyz </b></i>
53
"X" là viết tắt cho số lượng thành viên trong nhóm, "Y" viết tắt của thời
gian để làm việc theo nhóm và "Z" là số ý kiến sẽ được trình bày.
Giáo viên xác định các số XYZ cho các câu hỏi sẽ được thảo luận và số
lượng thành viên tham gia.
Ví dụ có thể chọn "Phillips 384" hoặc "Phillips 563".
<i><b> Mục đích </b></i>
- Làm cho người học, người tham gia hội họp hoạt động;
- Khai thác kinh nghiệm;
- Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm;
- Tạo khơng khí hợp tác;
- Nhận thức được các ý kiến đưa ra;
- Sàng lọc các ý kiến đóng góp.
1. Giải thích phương pháp và mã số
2. Tạo các nhóm theo mã số đầu tiên
3. Đặt câu hỏi để thảo luận
4. Cho phép có thời gian thảo luận và quan sát
5. Yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả
6. Bạn phải ghi lại các câu bình luận
<i><b> Nguyên tắc của phương pháp </b></i>
Phải nhanh, hiệu quả, không thảo luận quá sâu!
<i>Gợ ý: </i>
- Duy trì số lượng thành viên ở mức ít, thời gian ngắn và hạn chế ý kiến
đóng góp. Một cơng thức "Phillips 11-40-9" có thể khơng hiểu được, không
nhanh hoặc không năng động.
54
<i><b>f. Phương pháp tia chớp </b></i>
<i><b> Mục đích </b></i>
- Làm mọi người hoạt động;
- Tạo cơ hội bày tỏ cảm nhận;
- Làm rõ quan điểm.
<i><b> Tiến trình </b></i>
1. Giải thích ngun tắc của trị chơi.
2. Nêu câu hỏi.
3. Đề nghị trả lời câu hỏi.
4. Đảm bảo mọi người đều tuân theo nguyên tắc.
<i><b>Ghi chú: Thông thường chúng ta không ghi lại các câu trả lời, bình luận !!! </b></i>
<i><b> Nguyên tắc của phương pháp </b></i>
Các câu bình luận phải ngắn gọn. Không thảo luận! Người thúc đẩy
không bình luận về ý kiến đóng góp.
<i>Gợ ý: Tuỳ theo từng tình huống bạn có thể đề nghị (hoặc chỉ định) bất kỳ </i>
một người nào đó đưa ra câu trả lời hoặc đề nghị mọi người xung phong.
<i>2.6.2.3. ương p áp g ảng d y kỹ năng qu trìn d ễn </i>
Phương pháp giảng dạy kỹ năng qua trình diễn là một trong những
phương pháp quan trọng nhất để giảng dạy kỹ năng có hiệu quả.
<i><b>a. Vai trị của trình diễn kỹ năng </b></i>
- Trình diễn kỹ năng là một phương pháp dạy kỹ năng;
- Là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành;
- Tạo khả năng cho học viên thực hiện nhiệm vụ riêng biệt một cách thành thạo.
<i><b>b. Quy trình trình diễn một kỹ năng </b></i>
55
<b>Bƣớc 1: Lập kế hoạch và </b>
<b>chuẩn bị trình diễn </b>
- Xác định rõ kỹ năng cần trình
diễn (tên kỹ năng, sản phẩm
cuối cùng, tiêu chuẩn về cỡ
kích và chất lượng).
- Phân chia quá trình thực hiện
kỹ năng thành các bước.
- Sắp xếp các bước theo một
<i><b>trình tự nhất định. </b></i>
<i><b>Hình 2.12. Trình diễn kỹ năng xây dựng </b></i>
<i><b>băng trắng cản lửa </b></i>
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất và môi trường làm việc cần thiết cho trình diễn.
<i><b>- Thực hành trình diễn thử cho thành thạo. </b></i>
<b>Bƣớc 2: Tiến hành trình diễn </b>
- Nói với học viên rõ ràng cái gì sẽ được trình diễn, sản phẩm của nó là gì
? Nêu khái quát quá trình trình diễn.
- Nêu lên mối liên hệ giữa kỹ năng sắp thực hiện với kỹ năng liên quan
với nó trước và sau này.
- Bao quát toàn bộ lớp để đảm bảo mọi người đều nghe và nhìn thấy.
- Biểu diễn các bước chậm rãi.
- Mỗi lần chỉ trình diễn một bước.
- Giữ các bước theo trình tự đã sắp xếp.
- Những điểm chốt cần dừng lại, đặt câu hỏi để đảm bảo học viên có thể
theo dõi được.
- Sau khi trình diễn xong, chọn một học viên làm thử do giáo viên giải
thích các bước
- Kiểm tra lại bằng các câu hỏi như: Những điểm chủ chốt cần ghi nhớ
là gì? Mục đích của kỹ năng này là gì? Những bước nào là quan trọng nhất?
Vì sao?
<b>Bƣớc 3: Sau trình diễn </b>
- Chọn học viên làm lại theo sự hướng dẫn của giáo viên;
56
<b>2.7. Soạn giáo án ( Kế hoạch bài giảng) </b>
<i><b>2.7.1. Kế hoạch bài giảng </b></i>
- Tên khóa đào tạo;
- Lý do của bài giảng;
- Mục đích ;
- Mục tiêu cụ thể.
<i><b>Bảng 2.17. Khung kế hoạch bài giảng </b></i>
<b>Các phần </b> <b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>Nội </b>
<b>dung </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>pháp </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>tiện, vật liệu </b>
<b>giảng dạy </b>
<b>Trách </b>
<b>nhiệm </b>
<i><b>Mở bài (G ớ t ệu </b></i>
<i><b>tổng qu n bà ọc) </b></i>
<i><b>Phần chính Nộ dung </b></i>
<i><b>c ín củ bà ọc) </b></i>
<i><b>Kết luận (Tóm tắt, </b></i>
<i><b>đúc rút bà ọc) </b></i>
Một kế hoạch bài giảng là một mô tả chi tiêt quá trình giảng dạy bao gồm:
- Lớp học nào, mơn học và chủ đề gì, khi nào bài giảng bắt đầu.
- Mục đích chính của bài giảng.
- Các mục tiêu chính của bài giảng.
- Chia bài giảng thành các phần khác nhau. Về cơ bản, một bài giảng được
chia làm 3 phần; Phần giới thiệu, phần thân bài và phần kết luận. Cần phân
bố thời gian hợp lý cho mỗi phần giảng và đảm bảo trùng khớp về mặt thời
gian cho toàn bài giảng.
- Lập danh sách các phương pháp sẽ sử dụng cho mỗi bài.
- Lập danh sách các tài liệu sẽ cần cho mỗi hoạt động.
- Hướng dẫn để đánh giá việc học đối với bài giảng đó.
<i><b>2.7.2. Lựa chọn nội dung </b></i>
57
- Dựa vào kiến thức( Phải biết, nên biết, có thể biết);
- Dựa vào kỹ năng( Phải làm được, nên làm, có thể làm);
- Dựa vào thái độ( Phải có, nên có, có thể có).
<i><b>2.7.3. Sắp xếp nội dung </b></i>
- Từ đơn giản đến phức tạp
- Theo trình tự logic:
+ Logic theo thời gian;
+ Logic theo nội dung;
+ Logic theo quá trình.
<b>2.8. Phát triển vật liệu giảng dạy </b>
<i><b>2.8.1. Khái niệm về vật liệu giảng dạy </b></i>
Ngay khi đang viết hoặc khi vừa hoàn thành giáo trình/bài giảng, người viết
đã có thể chuẩn bị một số vật liệu phục vụ giảng dạy phù hợp với các phương
pháp đã đề xuất áp dụng cho từng nội dung.
Các vật liệu giảng dạy bao gồm:
- Tờ giao nhiệm vụ;
- Bài tập tình huống;
- Tài liệu phát tay;
- Thẻ màu;
- Bảng biểu;
- Hình vẽ/tranh ảnh;
- Thiết kế slide;
- Mơ hình.
Ngồi ra cịn có các trang thiết bị sử dụng cho giảng dạy như: bảng phấn,
máy chiếu, máy overheard…, phịng thí nghiệm và hiện trường thực tập cũng
được coi là vật liệu giảng dạy.
<i><b>2.8.2. Mục đích của phát triển vật liệu giảng dạy </b></i>
58
hợp và hỗ trợ tối đa cho phần nội dung, giúp việc học đạt hiệu quả cao hơn.
<i><b>2.8.3. Các bước xây dựng vật liệu giảng dạy </b></i>
- Xác định nội dung học tập mà vật liệu cần truyền tải và phương pháp
giảng dạy phù hợp với việc sử dụng vật liệu.
- Xác định loại vật liệu nào là phù hợp (bảng treo tường, mơ hình hay tranh
ảnh…)
- Lựa chọn mẫu/format phù hợp để trình bày sao cho lôi cuốn.
- Áp dụng thử trong giảng dạy và thay đổi nếu thấy cần thiết.
<i><b>Lưu ý: </b></i>
- Khi phát triển vật liệu giảng dạy cần cân nhắc kỹ để tìm ra loại hình vật
liệu giảng dạy nào phù hợp nhất với nội dung và phương pháp, đem lại hiệu quả
học tập tốt nhất.
59
<b>Chƣơng 3 </b>
<b>KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI </b>
<b>3.1. Kỹ năng h trợ </b>
<i><b>3.1.1. Khái niệm </b></i>
Hỗ trợ là cách hướng dẫn các cuộc thảo luận, các thử nghiệm trên hiện
trường hay đào tạo để nhóm tham gia có thể đạt được mục tiêu đề ra một cách
hiệu quả. Việc hỗ trợ cần dựa trên các nguyên tắc người lớn học tập tốt nhất từ
kinh nghiệm của chính mình và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ hỗ trợ
truyền đạt những hiểu biết kỹ thuật của mình tới người dân theo nhu cầu của
người dân và do chính người dân bàn bạc thảo luận.
<i>Kỹ năng trợ nằm trong số n ững yêu cầu qu n trọng n ất dàn c o </i>
<i><b>các cán bộ t ực đị k làm v ệc vớ nơng dân. Do đó kỹ năng trợ nên được </b></i>
<i><b>dùng làm cơ sở c o bất kỳ k oá đào t o nào, cho hướng dẫn Lập kế o c p át </b></i>
<i><b>tr ển t ôn bản VDP), k uyến nơng có sự t m g củ ngườ dân y Lâm </b></i>
<i>ng ệp cộng đ ng. </i>
<i><b>3.1.2. Các kỹ năng chính của một cán bộ hỗ trợ giỏi </b></i>
<i>3.1.2.1. Kỹ năng g o t ếp </i>
Kỹ năng giao tiếp tốt là cơ sở cho khả năng hỗ trợ tốt. Trong các kỹ năng
thì kỹ năng nắm bắt thông điệp và lắng nghe chủ động là những kỹ năng quan
trọng nhất.
<b>Hỏi các câu hỏi và lắng nghe chủ động </b>
- Hỏi các câu hỏi để thu thập thông tin, làm rõ các tình huống và quan
điểm, khuyến khích sự tham gia của người dân, theo dõi quá trình hoạt
- Tốt hơn hết là hỏi những câu hỏi mở: Thế nào? Tại sao? Khi nào? Ai ?
Cái gì?
- Đặt những câu hỏi khuyến khích khả năng suy nghĩ phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, và giúp đưa ra kết luận.
- Lắng nghe chủ động
60
<i>3.1.2.2. Kỹ năng đ ều k ển n óm </i>
Đây là nhiệm vụ thông thường nhất của người cán bộ hỗ trợ nhằm mục
đích hướng dẫn nhóm trao đổi ý kiến và kinh nghiệm để cùng đi đến một kết
quả, một ý kiến hay một kế hoạch làm việc chung.
- Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm là gì.
- Thu thập ý kiến đóng góp từ nhóm và giúp tổng hợp các ý kiến đó.
- Khuyến khích tất cả các thành viên tham gia ý kiến và tơn trọng ý kiến
đóng góp của nhau, đặc biệt là phụ nữ
- Đứng ở vị trí trung gian để giải quyết các mâu thuẫn.
- Hướng dẫn ra quyết định với sự tham gia
- Sử dụng các hình ảnh minh hoạ trực quan (cụ thể như các nhỏ, tranh ảnh,
- Giúp các nhóm tổng kết hoặc đưa ra kế hoạch hành động.
<i>3.1.2.3. H ểu b ết về kỹ t uật </i>
Ngoài kinh nghiệm và kiến thức của người dân, cán bộ hỗ trợ nên đóng
góp những hiểu biết của mình về kỹ thuật - tuy nhiên không đưa ra ý kiến áp đặt
từ mà chỉ đề xuất và kiến nghị các giải pháp, tôn trọng sự tham gia của người
dân, tôn trọng ý nguyện và nhu cầu của dân.
- Tìm hiểu rõ những kiến thức kỹ thuật nào người dân yêu cầu
- Đưa ra những ví dụ hoặc trình diễn thực tế
- Tìm hiểu kiến thức bản địa và tìm cách sử dụng
- Chuẩn bị tài liệu phát tay đơn giản, dễ hiểu.
- Không áp đặt ý kiến, mà đề xuất hiểu biết của bạn như là đóng góp cho
q trình học hỏi của người dân. Cuối cùng, người dân phải tự quyết định
họ muốn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật theo cách nào.
<i>3.1.2.4. T á độ </i>
Việc hỗ trợ tốt nhất đến từ tấm lòng. Thái độ tin cậy và tôn trọng người
dân là nền tảng quan trọng nhất để người cán bộ hỗ trợ đạt đến thành công.
Những người thơ ơ với đối tượng làm việc của mình sẽ khơng bao giờ có thể là
người cán bộ hỗ trợ tốt.
61
- Chủ động lắng nghe kinh nghiệm và nhu cầu của người dân.
- Quan tâm để hiều quan điểm, cảm giác và tình trạng của người dân
- Đưa ra ý kiến phản hồi tích cực và hữu ích.
- Tơn trọng và quan tâm đến kinh nghiệm của người dân địa phương
- Thiết lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích học viên tôn
trọng ý kiến nhận xét của nhau, đặc biệt là thành viên những nhóm trầm
và phụ nữ. Đây là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện hỗ trợ tốt.
<b>3.2. Kỹ năng đƣa và nhận thông tin phản hồi </b>
<i><b>3.2.1. Khái niệm thông tin phản hồi </b></i>
Thơng tin phản hồi là sự bình luận cá nhân về hành động hay hành vi của
người nào đó liên hệ ngược lại. Đây khơng phải là thơng tin về người đó mà là
thơng tin về những người khác cảm nhận hành vi và hoạt động của người nào đó
thế nào.
Thơng tin phản hồi không phải là sự phê phán hoặc mang tính phê phán
tiêu cực mà là một sự đánh giá hay bình luận.
<i><b>3.2.2. Phân loại thơng tin phản hồi </b></i>
Thơng tin phản hồi có thể phân loại thành 4 kiểu:
- Thông tin phản hồi tích cực khách quan;
- Thơng tin phản hồi tiêu cực khách quan;
- Thơng tin phản hồi tích cực chủ quan;
- Thông tin phản hồi tiêu cực chủ quan.
Những thơng tin phản hồi tích cực khách quan ln được khuyến khích.
Những thơng tin phản hồi tích cực chủ quan có thể giúp nâng cao động cơ và
lịng nhiệt tình của người tham gia giao tiếp. Những thơng tin phản hồi tích cực
khách quan có thể dùng rất thận trọng, thường được dùng ở những nơi người
học đang làm cái gì đó nguy hiểm và khơng an tồn. Những thơng tin tiêu cực
chủ quan thì khơng nên dùng trong đào tạo cho người lớn tuổi.
a. Thơng tin phản hồi tích cực hay tiêu cực
Ví dụ: Trong một lớp tập huấn cho nông dân ở thôn bản, giảng viên phản
ảnh lại cho học viên (thông tin phản hồi) như sau:
62
3) Hiện nay chị đã làm sai gì rồi;
4) Anh nghĩ gì về cái đã làm tốt;
5) Tuyệt vời, làm đúng;
6) Ồ không sao khi chị để chuyện ấy xẩy ra;
7) Vâng như vậy là đúng, làm lại chính xác như vậy.
Các câu (2), (3), (6) là các thông tin phản hồi tiêu cực cần tránh.
Các câu (1), (4), (5), (7) là các thơng tin phản hồi tích cực và bản thân nó
cịn cung cấp các thơng tin có lợi cho người học, động viên khích lệ họ, nhất là
với người lớn tuổi.
b. Thông tin phản hồi chủ quan hay khách quan
Ví dụ: Trong một lớp đào tạo cho khuyến lâm viên xã, thôn/bản giảng
<b>viên phản ảnh lại học viên (thông tin phản hồi) như sau: </b>
1) Anh đã làm chính xác như chúng ta đã thoả thuận và đã làm tốt;
2) Như vậy là không quá tốt;
3) Không, không được như thế này là không đúng;
4) Tôi nghĩ rằng lần này là tốt;
5) Tuyệt vời, làm đúng;
6) Hai ngày qua chị đã làm hỏng 3 lần rồi;
7) Hai ngày qua anh đã làm thành công 4 lần;
8) Vâng, như vậy là đúng, cứ làm đúng như thế.
Các câu 1, 6, 7, 8 là thông tin phản hồi khách quan.
Các câu 2, 3, 4, 5 là thông tin phản hồi chủ quan.
Nhưng ở câu 2, 3 là những bình luận mang tính chủ quan khơng tích cực
chứa ít thơng tin có lợi giúp người học. Câu 4, 5 cũng là các bình luận mang tính
chủ quan nhưng tích cực. Câu 1, 7, 8 là các bình luận khách quan tích cực chứa
nhiều thơng tin động viên, khích lệ người học. Câu 6 là bình luận khách quan
tiêu cực, quá nhấn mạnh đến sai lầm của người được hướng dẫn khơng khích lệ
họ, khơng nên dùng khi đào tạo cho người lớn tuổi.
c. Thông tin phản hồi khẳng định
63
<b>Ví dụ: </b>
- Tôi dễ dàng đọc được chữ viết của bạn trên tờ Ao, chữ của bạn sạch sẽ và
đều đặn. Sản phẩm này của bạn có thể sử dụng cho lần đào tạo sau.
- Biểu đồ của bạn thật là tuyệt, bạn đã sử dụng các màu một cách phù hợp.
d. Thông tin phản hồi phát triển
Đây là loại thông tin dùng để gợi ý sự cải thiện hoặc khuyến nghị. Trong
thông tin phản hồi có 2 phía: Người nhận và người gửi, người gửi thông tin cần
phải quan sát, người nhận nghe và tiếp nhận, tất nhiên có thể đặt câu hỏi nếu
chưa hiểu được rõ ràng thơng điệp.
<b>Ví dụ: </b>
- Nếu anh viết chữ to lên một chút nữa sẽ dễ đọc hơn nhiều.
- Khi phân tích thông tin ở hiện trường anh nên nêu rõ những gì anh biết.
- Tơi đề nghị anh làm rõ hơn việc quyết định lựa chọn loài cây trồng rừng cho
thơn của mình.
b5. Hướng dẫn để đưa và nhận thông tin phản hồi
Hướng dẫn để đưa ra thông tin phản hồi
Luôn phải tâm niệm rằng: Ở mọi lĩnh vực đưa ra thông tin phản hồi phù
hợp có hiệu quả là rất khó khăn và bản thân chất lượng thơng tin phản hồi đó
cũng phản ánh về giá trị của người đưa ra thông tin.
Do vậy, đưa ra thông tin phản hồi cần chú ý các nguyên tắc:
- Thật rõ về những gì bạn muốn nói trước;
- Khởi đầu bằng sự thiết thực;
- Đưa tới sự thực hiện có thể thay đổi được;
- Cho phép tự do thay đổi hoặc không thay đổi;
- Đưa ra sự lựa chọn;
- Mô tả tốt hơn là đánh giá;
64
Hướng dẫn để tiếp nhận thông tin phản hồi
- Lắng nghe hơn là ngay lập tức loại bỏ hoặc tranh luận.
- Phải chắc chắn rằng bạn đã hiểu thông tin phản hồi.
- Không dựa vào một nguồn thông tin.
- Hỏi về thông tin phản hồi mà bạn mong muốn chứ đừng tiếp nhận nó.
- Bạn quyết định sẽ làm gì do kết quả của thơng tin phản hồi.
- Phản hồi chỉ hiệu quả khi sử dụng những tiêu chí nhất định.
Một số lời khuyên để đưa phản hồi mang tính xây dựng như sau:
<b>Tiêu chí </b> <b>Ví dụ xấu </b> <b>Ví dụ tốt </b>
Đúng thời gian <i>Tháng trước… </i> <i>K b n vừ … </i>
<i>Nhìn chung, khơng nên trì o n các p ản . Sẽ g á trị ơn nếu đư p ản </i>
<i>ngay sau khi quan sát </i>
Nên cụ thể, không nên chung
chung
<i>Lúc nào b n cũng </i>
<i>nó n ều! </i>
<i>Ng y k c úng t đ ng </i>
<i>t ảo luận vấn đề này, </i>
<i>b n đ nó n ều quá làm </i>
<i>tô k ông tập trung được. </i>
Nên mô tả, không nên phán
xét
<i>B n c ỉ muốn làm </i>
<i>mọ ngườ cáu </i>
<i>g ận! </i>
<i>Tô cảm t ấy băn k oăn </i>
<i>vì b n ln ngắt lờ mọ </i>
<i>ngườ ! </i>
Hướng tới người nghe, không
hướng tới người đưa ý kiến
phản hồi
<i> ể tơ nó c o </i>
<i>b n b ết… </i>
<i>K nào b n sẵn sàng tơ </i>
<i>sẽ nó c o b n một số ý </i>
<i>k ến p ản về… </i>
Tập trung vào cách ứng xử,
khơng phải vào tính cách con
người
<i>B n là kẻ k êu </i>
<i>căng! </i>
<i>B n t ường n ướn lông </i>
<i>mày lên m k tô nó . </i>
<i>N ư t ế làm tơ rất k ó </i>
<i>có t ể t ếp tục nó được. </i>
Tập trung vào mặt tích cực,
khơng phải vào mặt tiêu cực
<i>B n k ông y </i>
<i>cườ … </i>
<i>B n cườ t ật ấm áp. B n </i>
<i>nên cườ n ều ơn. Nụ </i>
<i>cườ củ b n làm c o tô </i>
<i>cảm t ấy vu vẻ k được </i>
<i>làm v ệc vớ b n. </i>
Đề nghị đưa phản hồi nhưng
không áp đặt
<i>Tô c ắc rằng </i>
<i>b n muốn b ết… </i>
65
Cố gắng diễn giải ngắn gọn các phản hồi của bạn như sau:
<i><b>Khi … (tên của hành vi cụ thể)… </b></i>
<i><b>Tôi … (miêu tả cảm giác của bạn)…. </b></i>
<i><b>Bởi vì …(thơng báo hiệu quả của hành vi)… </b></i>
<i><b>- Nhận phản hồi như thế nào? </b></i>
Phản hồi cho biết hành động của bạn như thế nào dưới con mắt của người
khác và đưa cho bạn sự lựa chọn để cố gắng thay đổi hành vi của mình. Ngay cả
khi bạn “bất đồng” với các phản hồi, lắng nghe và hiểu rõ những phản hồi đó
vẫn rất quan trọng.
Đôi khi, đưa ra phản hồi cho một số đông người không dễ dàng. Nếu bạn
ghi nhớ điều sau trong đầu, sẽ giúp người khác dễ dàng đưa ra phản hồi có ích
cho bạn:
<b>Tập trung, quan sát nhạy bén và lắng nghe </b>
Bạn không cần làm gì với các phản hồi. Chỉ
đơn giản nhìn vào người đưa ra phản hồi và
<b>lắng nghe chăm chú </b>
<b>Kiểm tra </b>
Chờ đợi cho đến khi nhận xong phản hồi, sau
<b>Làm sáng tỏ </b>
<i>N ư vậy n ững gì b n đ </i>
<i>nó có ý ng ĩ là… </i>
Đặt những câu hỏi để làm rõ hay đề nghị đưa ra
các dẫn chứng cụ thể
<b>Đừng tự bảo vệ </b>
<i>Tô đ làm b n p ền lòng </i>
<i>n ư t ế nào và khi nào? </i>
Hầu hết chúng ta đều thấy khó khăn khi nghe
những mặt tích cực và tiêu cực về bản thân
mình. Để che giấu sự khó chịu này, chúng ta
thường tự bào chữa cho bản thân bằng cách
phản ứng ngay. Tuy nhiên, bạn sẽ mất đi những
cơ hội tự hồn thiện chính mình nếu bạn cứ bảo
vệ mình theo cách đó
<i> ó là do… </i>
<i>Tô ng ĩ là ầu ết mọ </i>
<i>ngườ … </i>
<i> âng, n ưng… </i>
<i>An làm tô bị s … </i>
66
<b>Nói về giới hạn của bạn </b>
Nếu người góp ý đi xa quá mức, dồn dập bạn
với những gợi ý, lời khuyên hay phê phán, bạn
có thể nói rằng như vậy là đủ rồi.
<b>Cân nhắc những lời phản hồi hữu ích dành </b>
<b>cho bạn </b>
<i>H ện t t ì n ư vậy là đủ </i>
<i>r . Cảm ơn vì tất cả n ững </i>
<i>ý k ến p ản quý báu củ </i>
<i>b n từ trước tớ n y </i>
Những phản hồi có thể là đúng và mang lại cho
bạn những lời khuyên hay nhận xét hữu ích.
Bởi vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn đừng
quên cân nhắc kỹ sự hữu ích của những phản
hồi đó đối với bạn
Một số gợi ý với người đưa ra thông tin phản hồi
- Nhìn vào người tiếp nhận
- Suy xét cảm nhận của người tiếp nhận
- Tạo cơ hội cho người tiếp nhận được hỏi
- Thay đổi âm lượng, tốc độ nói
- Nói rõ ràng
- Tôn trọng người tiếp nhận
- Khơng phức tạp hóa những điều bạn nói
- Không đùa cợt hoặc tấn công người tiếp nhận
- Không tự đắc hoặc cường điệu
- Không phát đi nếu thông tin phản hồi chỉ để bạn hài lòng.
Một số cách cho phản hồi
<i><b>Cho phản hồi trực tiếp trong nhóm: Đây là cách cho và nhận phản hồi </b></i>
bằng cách trao đổi trực tiếp, với sự có mặt của nhiều người. Đây là cách thường
được thực hiện trong các khóa tập huấn, khi các ý kiến phản hồi cho một người
cũng có ích đối với những người khác để họ học tốt hơn.
<i><b>Cho phản hồi trực tiếp cá nhân: Đây là quá trình trao đổi riêng giữa </b></i>
67
khi muốn phản hồi về những điều tế nhị, hoặc khi ý kiến phản hồi chỉ áp dụng
cho một cá nhân cụ thể.
<b>3.3. Một số kỹ năng đứng lớp cơ bản </b>
Để tập huấn có hiệu quả, cần chú ý đến 1 số kỹ năng đứng lớp cơ bản như:
- Giọng nói
- Ngơn ngữ cơ thể
- Điều chỉnh thần kinh.
<i>3.3.1.1. G ọng nó </i>
Giọng nói có tác động trực tiếp đến sự tiếp thu của học viên. Trong giọng
nói cần chú ý 1 số điểm sau:
- Âm lượng: Nên nói rõ ràng, đủ độ nghe.
- Âm tiết: âm tiết thể hiện độ cao hay thấp của lời nói, tránh nói đều đều,
không lên xuống.
- Tần suất: Khơng nên nói q nhanh hay q chậm.
- Ngắt quãng: Sau 1 câu hay 1 đoạn nên nghỉ.
- Từ đệm: Tránh nói các từ đệm không cần thiết như: e, a, un . . .
- Phát âm: Cần phát âm chuẩn xác.
- Từ lặp: Khơng nên nói lập nhiều lần 1 câu.
Ví dụ: Tơi nghĩ như vậy, okey . . .
<i>3.3.1.2. Ngôn ngữ cơ t ể </i>
- Tư thế đứng: Cần thoải mái, khơng gị bó.
- Vận động của tay, chân: Nên thoải mái, không nên gây chú ý vào các cử
động thừa.
- Gây ấn tượng ngay từ đầu: Thơng qua ăn mặc, trang điểm.
- Tầm nhìn của mắt: Nên nhìn thẳng vào học viên và lớp học.
- Biểu hiện của nét mặt: Không nên quá nghiêm trang, đau buồn, luôn tỏ
ra thoải mái, tự tin.
68
<i>3.3.1.3. ều c ỉn t ần k n </i>
Để giảm trạng thái mất bình tĩnh trong q trình dạy học có thể áp dụng
một số kinh nghiệm sau:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung bài giảng;
- Tưởng tượng bạn đã có 1 buổi dạy rất tốt trước đó;
- Hít thở sâu 1 chút trước khi trình bày;
- Giới thiệu tốt nhất ngay từ ban đầu;
- Suy nghĩ dưới lớp học là bạn bè thân thiện;
- Nói năng trong tư thế thoải mái;
- Sử dụng một số vật liệu trực quan.
<i>3.3.1.4. Một số đ ểm lưu ý k sử dụng ngơn ngữ ìn t ể </i>
- Nét mặt
Người giáo viên trong đào tạo, tập huấn cũng như người diễn viên đều là
người xuất hiện trước công chúng. Tất nhiên trong đào tạo, tập huấn không yêu
cầu giáo viên phải xinh đẹp hoặc ngoại hình hồn hảo như diễn viên, tuy nhiên
bề ngồi nhìn vào cũng phải gây được thiện cảm. Giáo viên nên giữ cho mình
- Quan sát bằng mắt
69
căng thẳng, người nghe sẽ cảm thấy căng thẳng theo ta, và ngược lại. Ánh mắt
của người trình bày có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng, thái độ học viên, khích lệ
người khác bằng ánh mắt, trấn áp người khác cũng bằng ánh mắt, tạo niềm tin
cho học viên cũng bằng ánh mắt, điều này rất quan trọng trong đào tạo cho
người lớn tuổi.
- Hoạt động của tay
Ở phần trên ta đã biết, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, và
qua tai chỉ là 12%, lượng dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng
dây thần kinh từ tai lên não.Vì vậy học viên sẽ dễ thuyết phục và chăm chú hơn
tới bài trình bày của ta khi có nhiều hình ảnh, dẫn chứng cụ thể.
Con người thường bị thu hút bởi hình ảnh, sự chuyển động nhiều hơn là lời
nói, đây cũng chính là tập tính động vật của con người, là phản xạ với hành vi
nhanh hơn với lời nói. Khi đi sang đường, nếu ta kêu lên “xe ơi, đừng húc vào tơi
nhé” thì xe vẫn cứ lao vèo vèo qua mặt. Nhưng khi ta giơ tay lên thôi là lái xe dễ
70
ta cũng nên chú ý liên tục thay đổi hoạt động của tay tạo sự khác biệt. Vung tay
thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói
hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù không chú ý cũng có thể
cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau.
- Một số điều nên tránh:
+ Khoanh tay: Tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con
người ln có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con
thường xuyên núp sau mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó
biến đổi thành động tác khoanh tay, tự tạo rào cản một cách vơ hình cho mình.
Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.
+ Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập
Chỉ tay: Khơng ai thích bị chỉ tay vào mặt vì vậy khi tập huấn chúng ta cũng
khơng nên chỉ tay vào học viên, đặc biệt là với học viên lớn tuổi.
+ Cầm bút hay que chỉ: Hạn chế cầm bút hay que chỉ vì khi cầm bút trên tay,
bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật
trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.
Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vơ hình nhất,
Sử dụng tay còn giúp giáo viên diễn tả cảm xúc nội tâm một cách dễ
dàng, giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ ràng, rõ ý. Với những đoạn văn
cần nhấn câu, dừng ý ta vung tay dứt khoát. Tay chắc chắn, giọng chắc chắn.
Tay lỏng lẻo giọng lỏng lẻo.
Di chuyển
71
trong vòng 5 phút, ta sẽ thấy mỏi mắt. Nhiều khi học viên mệt mỏi thậm chí
buồn ngủ khơng phải vì bài giảng kém hấp dẫn mà một phần do học viên cả buổi
chỉ nhìn có một điểm khiến mắt mỏi. Do vậy người giáo viên trước lớp học
không nên chỉ đứng một chỗ. Hãy di chuyển tạo những góc nhìn, góc nghe mới
cho học viên. Nếu ta đứng im một chỗ (nhất là đằng sau cái bục), cơ thể rất dễ bị
cứng nhắc, giọng nói đều đều.
+ Cách di chuyển: Đơn giản nhất là ta nên di chuyển theo hình tam giác: đảo
sang hai cánh của bục giảng, quan tâm tới góc phải góc trái, lùi lại nói với cả lớp
học, hút cả lớp học về phía mình, tiến lên tạo khoảng cách gần gũi với học viên.
Khi di chuyển, tốc độ bước của ta cũng giống như giọng nói, bước chân mạnh mẽ
giọng nói nhanh và mạnh mẽ và ngược lại bước chân nhẹ nhàng giọng nói cũng
nhẹ nhàng khoan thai.Vậy khi giảng bài tốc độ di chuyển không chỉ phụ thuộc
vào nội dung câu từ hay tính chất của nội dung đó mà nhanh hay chậm phụ thuộc
<i><b>vào học viên. </b></i>
<b>3.4. Kỹ thuật sử dụng một số phƣơng tiện, vật liệu giảng dạy </b>
<i><b>3.4. 1. Máy Overhead </b></i>
Ưu điểm và hạn chế của việc dùng máy Overhead (OHP)
Ưu điểm
- Hình ảnh chiếu được phóng to ở điều kiện chiếu sáng bình thường
trong phịng.
- Máy được đặt ở phía trước phịng, người trình bày có thể đứng đối diện
và tiếp xúc trực tiếp bằng mắt với người nghe.
- OHP cho phép giảng viên trình bày từng bước kỹ thuật, có thể che một
phần để tập trung sự chú ý của người xem.
- Máy được đặt gần giảng viên cho phép thao tác thuận lợi:
+ Viết hoặc vẽ trong khi trình bày;
+ Nhấn mạnh hoặc chỉ vào những mục quan trọng;
+ Bổ sung các chi tiết khi trình bày.
72
- Hệ thống OHP chỉ dùng để trình bày trước một nhóm, hiệu quả của việc
trình bày phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giảng viên, vì đây chỉ là một hệ thống
dàn ý;
- Các tài liệu in bắt buộc trình bày trên giấy trong (transparencies) mới
dùng được;
- Sẽ có hiện tượng biến dạng của hình ảnh và tỷ lệ thiếu chính xác;
- Chỉ dùng được trong nhà;
- Phải có điện mới dùng được.
Thiết bị
- Hệ thống máy chiếu qua đầu (Overhead), phông chiếu bằng vải nhựa (có
thể sử dụng tường nhẵn, sáng màu, giấy Ao làm phông chiếu).
- Các tấm giấy trong (transparencies) in, viết hoặc vẽ các nội dung cần
trình bày.
<b>- Bút dạ màu loại không phai (Bút dạ viết trên transparencies,...) </b>
Các bước thiết kế bản giấy trong để sử dụng trên máy chiếu
<b>Bƣớc 1: </b>
- Lựa chọn các phần cần trình bày, bản phác thảo cần cho mỗi nội dung.
- Xác định kỹ thuật trình bày. Kết hợp với phương tiện nào (Slides, các
bảng biểu, mãu vật . . .)
<b>Bƣớc 2: </b>
- Chuẩn bị các phần nội dung trên giấy trong, chú ý sắp xếp bố cục hợp lý
cân đối.
- Photocoppy lên giấy trong hoặc dùng bút dạ viết lại trên giấy trong.
<i><b>3.4.2. Máy chiếu đa năng (multi projector) </b></i>
Ưu điểm và hạn chế của việc dùng máy chiếu đa năng
- Hình ảnh chiếu được phóng to với độ nét cao ở điều kiện chiếu sáng bình
thường trong phịng. Có thể sử dụng tường nhà (có qt vôi) làm phông chiếu.
- Máy được đặt ở phía trước phịng (kê trên bàn) hoặc gắn trên trần nhà,
người trình bày có thể đứng đối diện với người nghe.
73
- Thích hợp trong trình chiếu hướng dẫn các qui trình kỹ thuật, các mơ hình
trình diễn và các bài thuyết trình có minh hoạ. Các bài từng bước kỹ thuật, có
thể che một phần để tập.
- Có thể sử dụng kỹ thuật Hyperlink để trích dẫn, minh hoạ cho một nội dung
trình bày một cách thuận tiện mà khơng cần đổi trang trình chiếu.
Hạn chế
- Hệ thống máy chiếu đa năng có giá trị đầu tư cao, kỹ thuật sử dụng địi
hỏi phải có những hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin.
- Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu trình chiếu (soạn các Slide).
- Chỉ dùng được trong nhà cho một nhóm người nhất định (30 - 35 người)
- Không phù hợp điều kiện vùng sâu, vùng xa nơi chưa có điện.
<i>+ T ết bị </i>
Máy chiếu đa năng, máy tính xách tay (máy tính để bàn), phơng chiếu
bằng vải nhựa, điều khiển từ xa của máy chiếu, bút chỉ Laser.
<i>+ T ết kế tà l ệu để trìn c ếu </i>
Tài liệu để trình chiếu trên máy chiếu đa năng được sử dụng trực tiếp từ
các file của chương trình Microsoft Word hoặc sử dụng phần mềm của chương
trình Microsoft Power Point. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của máy chiếu
người ta thường sử dụng chương trình Microsoft Power Point để thiết kế tài liệu
trình chiếu.
Để thiết kế được các Slide trình chiếu đòi hỏi người sử dụng phải có
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ứng dụng phần mềm của chương trình
Microsoft Power Point.
Về cơ bản, thiết kế các Slide bao gồm các bước sau:
- Phác hoạ cấu trúc trình tự nội dung cần trình bày: bao gồm những nội
dung gì, các thơng tin cần trình bày, thứ tự...
- Thiết kế phương án trình bày: Dưới dạng văn bản, sơ đồ, ảnh, bảng
biểu,...
- Tạo các Slides trên máy tính, cũng có thể chép từ các phần mềm khác
có sẵn sang, chèn hình ảnh, đồ thị, bảng biểu,... hoặc kết nối (dưới dạng
Hyperlink) với các file khác, phim ảnh...
74
<b>Chƣơng 4 </b>
<b>TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI </b>
<b>4.1. Công tác chuẩn bị đào tạo </b>
<i><b>4.1.1. Sự cần thiết của công tác chuẩn bị </b></i>
Công tác chuẩn bị đào tạo đóng vai trị hết sức quan trọng. Nếu việc lập
kế hoạch và công tác chuẩn bị đào tạo được làm tốt thì cơ hội cho thành cơng
<b>của khóa tập huấn sẽ tăng lên rất nhiều. </b>
<i><b>4.2.2. Nội dung công tác chuẩn bị </b></i>
Cơng tác chuẩn bị có những cơng việc có thể được tiến hành từ trước khi
đào tạo từ một vài ngày hoặc từ 15 đến 30 ngày, bao gồm các công việc sau đây:
- Quyết định về việc mở lớp tập huấn được cơ quan có thẩm quyền, dự án,
chương trình,… phê duyệt.
- Thơng báo (giấy mời) về việc mở lớp tập huấn cho các cơ quan, đơn vị,
cá nhân tham dự.
- Liên hệ với các cơ quan nơi tổ chức đào tạo để có đầy đủ thơng tin về
học viên: họ và tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email (nếu cần), chức vụ, công
việc, địa chỉ nơi làm việc,…
- Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với giảng viên chính và trợ giảng, người
quản lý lớp học, các giám sát lớp học (nếu có).
- Thống nhất và ký kết hợp đồng đào tạo.
- Chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho đào tạo (chế độ dành cho giáo viên, trợ
giảng, học viên, tổ chức lớp, hậu cần,…).
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục thanh toán, quyết toán lớp học.
<i>N ững tà l ệu và p ương t ện tập uấn cần c uẩn bị g m có : </i>
- Thời gian biểu của khóa học (chương trình chi tiết khóa học)
- Giáo án của từng bài học
- Tài liệu cho học viên: tài liệu phát tay, tài liệu tham khảo,…
75
- Phiếu trắc nghiệm để kiểm tra học viên, phiếu đánh giá khóa học
- Tổ chức các công việc hậu cần: tìm và đặt phịng, hội trường học tập,
trang trí khánh tiết, hệ thống loa đài, xe đưa đón giảng viên và học viên đi thực
hành, tham quan (nếu có), cử người phục vụ nước uống,…
- Thử sử dụng các tài liệu, phương tiện tập huấn mới: phim, video… trước
khi tiến hành tập huấn.
<b>4.2. Tổ chức tập huấn </b>
Sau khi mọi công việc đều được chuẩn bị kỹ lưỡng thì tiến hành tổ chức
tập huấn.
Tổ chức tập huấn dựa theo đúng kế hoạch tập huấn đã được thông qua cho
lớp học.
<i><b> Thiết kế hoạt động tạo hứng thú cho học viên: </b></i>
Phần tạo hứng thú đầu giờ học được tiến hành đầu tiên trong một giờ học.
Chúng ta có thể thu hút sự chú ý của học viên vào bài học bằng cách :
- Hãy cho học viên xem những vật thật, bức tranh, mơ hình, và các giáo
cụ trực quan khác liên quan đến bài học
- Kể một câu chuyện ngắn, đọc câu thơ, đưa mẩu tin nhỏ có liên quan đến
bài học,…
- Đưa ra một câu hỏi về chủ đề bài học mang tính thách đố học viên một
chút; có thể viết câu hỏi lên bảng
- Đưa ra một câu tuyên bố bất ngờ liên quan đến chủ đề bài học
- Hỏi chuyện để học viên kể những câu chuyện của riêng họ liên quan đến
chủ đề bài học
- Cho học viên xem một sản phẩm đẹp và hỏi họ có muốn làm được
như vậy không?
- Viết tên bài học lên bảng
76
<b>4.3. Giám sát và đánh giá khóa tập huấn </b>
<i><b>4.3.1. Khái niệm </b></i>
<i>4.3.1.1. Giám sát </i>
Giám sát trước hết là một hoạt động nội bộ, một chức năng quản lý được
thực hiện thường xuyên nhằm xem xét các hoạt động diễn ra như thế nào.
<i><b> Mục đích của giám sát: </b></i>
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về quá trình thực hiện đào tạo
- Báo cáo tiến độ thực hiện và mức độ đạt được của các mục tiêu khóa học
- Kiểm sốt khóa đào tạo, xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của khóa học tiếp theo
<b> Mục tiêu của giám sát </b>
Giám sát là để kiểm tra hướng đi và tiến độ các hoạt động đào tạo, xem
có đúng kế hoạch đề ra khơng. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý điều chỉnh và đề
ra biện pháp kịp thời để thực hiện kế hoạch đào tạo hiệu quả.
<i><b> Nội dung của giám sát: </b></i>
- Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo trong thực tế so với dự kiến
là nhanh, chậm hay đúng tiến độ.
- Giám sát các điều kiện để thực hiện kế hoạch đào tạo như điều kiện tài
chính, nhân lực, trang thiết bị,... có đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch hay
khơng và có đảm bảo kịp thời không.
- Giám sát kết quả của các hoạt động đào tạo có khả năng góp phần đạt
được mục tiêu của chương trình/ dự án đã được xác định từ trước hay không.
<i>4.3.1.2. án g á tập uấn </i>
Đánh giá tập huấn là hoạt động xác định hiệu quả của một khóa tập huấn
hay một bài tập huấn. Hiệu quả này được xác định dựa trên kết quả học tập của
người tham dự so với mục tiêu đề ra, và tính ứng dụng vào thực tế của những
điều họ đã học được. Việc đánh giá này nhằm tìm ra những yếu tố giúp thành
cơng để phát huy và những yếu tố cần thay đổi để tiếp tục cải thiện chất lượng
tập huấn.
77
Đánh giá là một quá trình quan trọng liên tục. Người ta thường nghĩ đánh
giá là giai đoạn cuối của phát triển chương trình. Mặc dù như vậy, trong thực tế
nó diễn ra suốt tồn bộ quá trình phát triển chương trình. Đánh giá là việc kiểm
tra giá trị của chương trình đang được sử dụng gồm cả bản chất của các nội dung
và cả mục đích của chương trình giáo dục, đào tạo. Đánh giá cá nhân là xem
từng học viên học được gì về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá cố gắng
xem xét các chương trình có giá trị như thế nào đối với những người tham gia và
phát triển nó, xem chương trình tốt đến mức nào, có thể cải thiện nó như thế nào
cho những người học hiện tại và tương lai.
Cũng như tất cả các mặt khác của quá trình phát triển chương trình, đánh
giá phải được dựa trên nguyên tắc cùng tham gia. Tất cả các bên liên quan thích
hợp cần phải tham gia vào việc đánh giá chương trình. Các phương pháp, tiêu
chuẩn và các chỉ số cho đánh giá cần được thiết lập ngay ở giai đoạn đầu của
quá trình phát triển chương trình. Các thơng tin phải được thu thập, phân tích và
rút ra kết luận. Tất cả các hoạt động này cần được thực hiện theo kiểu cùng
tham gia.
Đánh giá đào tạo có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo sắc bén hơn, tránh
được những nội dung đào tạo không cần thiết, đảm bảo các phương pháp đào tạo
Việc đánh giá tập huấn có thể thực hiện ở nhiều mức độ: đánh giá chương
trình đào tạo, đánh giá một khóa học và đánh giá từng bài học.
<i><b>4.3.2. Các mức độ đánh giá </b></i>
<i>4.3.2.1. án g á bà ọc </i>
Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công của một bài học. Để đánh giá toàn
diện chất lượng và hiệu quả một bài học, có thể xem xét các tiêu chí sau :
78
- Nội dung bài học phù hợp với mục tiêu và trình độ người tham dự;
- Phương pháp giảng dạy thích hợp để đạt được mục tiêu bài học;
- Giáo viên chuẩn bị bài học cẩn thận (Bố cục bài học hợp lý, phân bổ thời
gian cho từng nội dung hợp lý);
- Giáo viên thực hiện đúng tiến trình của một bài học;
- Giáo viên hoàn toàn làm chủ được lĩnh vực chuyên môn;
- Giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp giảng dạy;
- Thái độ ứng xử của giáo viên đúng mực;
- Giáo viên chủ động trong xử lý các vấn đề nảy sinh trên lớp;
- Giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện để học viên tham gia;
- Giáo viên ghi nhận sự đóng góp của học viên trong bài học;
- Học viên chủ động, tích cực tham gia học tập, luôn sẵn sàng tham gia
mọi hoạt động do giáo viên u cầu;
- Khơng khí lớp học sơi nổi và tích cực;
- Các tài liệu học tập, phương tiện giảng dạy được sử dụng hợp lý,
hiệu quả.
<i>4.3.2.2. án g á k ó đào t o </i>
Thơng thường, việc đánh giá khóa đào tạo được tiến hành ngay sau khi
thực hiện tập huấn, dựa trên kết quả đầu ra của cả 2 lĩnh vực:
- Cảm xúc, phản ứng của người học đối với khóa học;
- Kết quả học tập của người học.
Việc đánh giá khóa học phải trả lời được các câu hỏi :
- Các hoạt động học xảy ra như thế nào?
- Các phương pháp giảng dạy được dùng có hiệu quả như thế nào?
- Mỗi phần học khác nhau trong q trình huấn luyện có lợi ích và hiệu quả như
thế nào?
- Kỹ năng thúc đẩy của cán bộ đào tạo có giúp ích cho q trình học hỏi
79
- Các học viên có cảm thấy hài lịng không?
- Những kiến thức, kỹ năng và thái độ thu nhận được trong q trình học
có được áp dụng trong công việc của người học và các hồn cảnh khác
khơng?
- Các điều kiện học tập có tốt không?
<i><b>a. Đánh giá về phản ứng ngay sau khoá đào tạo </b></i>
Đây là cách dễ nhất để đo lường mức độ thành cơng của khố đào tạo,
đơn giản bằng cách hỏi các thành viên tham gia họ cảm thấy thế nào về khoá
đào tạo. Dữ liệu đánh giá về phản ứng của học viên nên được thu thập cả trong
và cuối khoá học ngay tại lớp học. Các dạng và câu hỏi đơn giản có thể giúp thực
hiện việc đánh giá một cách dễ dàng.
<i><b>Ví dụ: - 90% các thành viên tham gia khoá học cảm thấy khoá đào tạo thiết lập </b></i>
vườn ươm cây lâm nghiệp đạt kết quả tốt.
- 10% học viên cảm thấy khố học đạt kết quả bình thường.
<i><b>b. Đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng ngay sau khoá đào tạo </b></i>
Với cấp độ đánh giá này, chúng ta sẽ biết được đã đạt những mục tiêu
học tập đến mức nào? Để thực hiện đánh giá tốt, thì trước khố học nên đặt ra
<i> í dụ: Sau khố học 100% học viên giải thích được các kiến thức cơ bản </i>
về tạo lập vườn ươm và có thể thực hiện được những kỹ năng trong quá trình
sản xuất cây con ở vườn ươm (Kỹ năng gieo ươm, đóng bầu, xử lý hạt, cấy cây,
chăm sóc cây gieo ươm,...).
<i>4.3.2.3. án g á s u đào t o </i>
<i><b>a. Đánh giá về khả năng vận dụngkiến thức, kỹ năng sau đào tạo </b></i>
Đánh giá về khả năng vận dụng cho ta biết được đã đạt mục tiêu đào tạo
đến đâu? Có bao nhiêu kiến thức và kỹ năng ở học viên mà bạn trông đợi được
được áp dung sau đó ? Cần bao nhiêu thời gian để mỗi kỹ năng được thực hiện.
80
<i><b>Ví dụ: Sau đào tạo 3 tháng, có 75% các học viên được đào tạo sẽ sử dụng </b></i>
thành thạo các kỹ thuật sản xuất cây con trong vườn ươm của gia đình.
<i><b>b. Đánh giá về kết quả và tác động của khoá đào tạo </b></i>
Đánh giá về kết quả và tác động của khố đào tạo để biết được mục đích
của khố đào tạo đã đạt đến đâu ? Kết quả thực sự của một khoá đào tạo quan
trọng hơn bất cứ một tiêu chí nào. Nếu người được đào tạo làm tốt trong q
trình đào tạo, nhưng khơng sử dụng các kỹ năng học được để đạt tới kết quả, thì
việc đào tạo là khơng thành cơng.
Việc giám sát hỗ trợ sau tập huấn thường được tiến hành trong ít nhất là 6
tháng kể từ khi tập huấn. Mục tiêu của việc giám sát là đảm bảo 100% những
người tham dự tập huấn áp dụng và áp dụng đúng những kiến thức và kỹ năng
đã học vào trong công việc thực tế của họ.
Có thể áp dụng nhiều hình thức giám sát:
1) Lấy thông tin từ mạng lưới cán bộ cơ sở như : khuyến nơng viên, tình
nguyện viên thôn bản. Thông thường những thông tin này sẽ cho biết tình hình
chung của tồn xã, thơn như có nhiều người bắt đầu sử dụng kỹ thuật chưa, có ai
nói họ gặp khó khăn gì khơng?…
2) Gửi bảng hỏi hay phỏng vấn những người tham dự tập huấn. Đây là
cách tốt nhất để biết được quan điểm của mỗi cá nhân đối với những vấn đề áp
dụng, cũng như những khó khăn riêng của mỗi người.
3) Quan sát trực tiếp người nông dân thao tác quy trình kỹ thuật đã học.
Đây là cách tốt nhất để phát hiện người nông dân đang gặp khó khăn về kiến
thức/kỹ năng cụ thể nào, đồng thời có thể hỗ trợ ngay bằng cách cầm tay chỉ
việc trực tiếp.
4) Họp nhóm nơng dân và những người có liên quan khác, xác định các
vấn đề khó khăn họ đang gặp và thảo luận đưa ra biện pháp giải quyết.
<i><b>4.3.4. Các phương pháp đánh giá </b></i>
<i>4.3.4.1. Các công cụ đán g á p ản ứng </i>
Có thể xem xét đánh giá phản ứng của học viên về khố học thơng qua:
- Thảo luận trên lớp.
81
- Phỏng vấn cá nhân học viên.
- Sử dụng các biểu mẫu đánh giá.
- Phát phiếu
Một số công cụ đánh giá phản ứng trong đào tạo có thể được sử dụng như
sau:
<b>Nội dung đánh giá </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b>
Phù hợp về nội dung
Phương pháp giảng dạy
Đóng góp của các thành
viên tham gia <sub> </sub>
Phòng học
...
Tôi đã được
học
<b>Cao </b>
82
Cảm tưởng chung của tơi về khố học
<b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b>
+ + + + + + + + + + + + + + +
+ + + + +
+ + + + + + +
+
83
<b>Chủ đề </b> <b>Mới </b> <b>Bổ ích, cần thiết </b> <b>Thích thú </b>
<b>Quá ít </b> <b>ít </b> <b>Vừa phải </b> <b>Nhiều </b> <b>Quá nhiều </b>
Xem xét từng chủ đề,
đối với tôi là
84
<i>4.3.4.2. ương p áp đán g á kết quả ọc tập củ ngườ ọc </i>
Việc đánh giá kết quả học tập của người học có thể được thực hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau: Bài kiểm tra nhanh/trắc nghiệm, bài thu hoạch, bài
chuyên đề, vấn đáp,…
<b>Phiếu đánh giá Khóa tập huấn: </b>
Cuối khố học đề nghị học viên đánh giá khoá học theo mẫu sau:
Ngày:
Địa điểm: Nội dung tập huấn: Người tổ chức:
1) Nhận xét chung của anh chị về khoá đào tạo?
Đánh dấu vào một trong các ô sau: Nhận xét
Xuất sắc
Tốt
Trung bình
Không tốt lắm
2) Mức độ hữu ích: Anh/chị có học được gì hữu ích cho cơng việc thực tế
của mình khơng? Cái gì là hay nhất đối với anh/chị?
Đánh dấu vào một trong các ô sau: Nhận xét
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường
Khơng có gì
3) Phương pháp đào tạo: Giáo viên có sử dụng phương pháp giảng dạy lấy
học viên làm trung tâm khơng, có thực tiễn và hấp dẫn không?
Đánh dấu vào một trong các ô sau: Nhận xét
Xuất sắc
Tốt
Trung bình
Tồn trình bày sng
85
Đánh dấu vào một trong các ô sau: Nhận xét
Xuất sắc
Tốt
Trung bình
Khơng tốt lắm
5) Năng lực của nhóm đào tạo: Anh/chị có cảm tưởng gì về giáo viên (nhiệt tình,
thơng cảm, có năng lực,…)?
<b>Đánh dấu vào một ô sau: Đánh dấu vào một ô sau: Đánh dấu vào một ô sau: </b>
Tên: Tên: Tên:
Xuất sắc Xuất sắc Xuất sắc
Rất tốt Rất tốt Rất tốt
Tốt Tốt Tốt
Trung bình Trung bình Trung bình
Không tốt lắm Không tốt lắm Không tốt lắm
6. Cần cải tiến gì trong những khóa đào tạo tương tự?
86
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<i>1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Sổ t y án g á nơng </i>
<i>t ơn có sự t m g đố vớ các o t động p át tr ển và bảo t n lâm sản ngồ </i>
<i>g cấp t ơn, bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp. </i>
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
<i>Bản (2004). Báo cáo án g á nông t ơn có sự t m g –I.Jica, Hà Nội. </i>
3. Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội – Dự án Helvetas Việt Nam
<i>(2004), Số t y ương p áp luận d y ọc. </i>
<i>4. Dự án Phát triển LNXH (SFDP) (1998). Bộ công cụ RA ánh giá nơng </i>
<i>t ơn có sự t m g – rt c p tory Rur l Appr s l) c o t ôn bản dùng trong </i>
<i>lập kế o c p át tr ển k n tế - ộ cấp t ôn/bản, . </i>
<i>5. Nguyễn Bá Ngãi (2006), Bà g ảng án g á nông t ôn, Trường Đại học </i>
Lâm nghiệp.
6. Trường Trung học và Dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I,
<i>Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM (2004). át tr ển cộng đ ng, </i>
<i>Tà l ệu ướng dẫn t ực àn . </i>
<i>7. Trung tâm đào tạo LNXH (2006). Ng ên cứu tác động củ g o đất lâm </i>
<i>ng ệp đến p ương t ức và ệu quả sử dụng đất củ ộ g đìn t Trường </i>
<i>Sơn, uyện Lương Sơn, tỉn Hị Bìn , Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường </i>
đại học Lâm nghiệp.
8. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm nghiệp
<i>(2005). Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở V ệt Nam, Nhà xuất </i>
bản Lao động Xã hội, Hà Nội.
<i>9. Phạm Quang Vinh (2009). Bộ công cụ RA để ác địn các o t động </i>
<i>c o Kế o c p át tr ển t ôn/bản (VDP), Tài liệu tập huấn cho các Khu bảo tồn </i>
thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh.
<i>10. Phạm Quang Vinh (2011). Giám sát và đán g á các o t động k uyến </i>
<i>nông, Bài giảng, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. </i>
<i>11. Phạm Quang Vinh, Trịnh Hải Vân (2011). Kỹ năng g o t ếp và t úc </i>
<i>đẩy, Bài giảng, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. </i>
<i>12. Phạm Quang Vinh, Trịnh Hải Vân (2012). ương p áp đào t o cán bộ </i>
87
<i>13. Phạm Quang Vinh (2012). Kỹ năng truyền t ông trong k uyến nông, Bài </i>
giảng, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
<i>14. Chambers, R. (1994). Participatory Rural Appraisal (PRA): Challenges, </i>
<i>Potentials, and Paradigm, World Development, Vol.22, No.10, PP. 1437-1454. </i>
<i>15. Chambers, R. (1994). The Origin and Practice of Participatory Rural </i>
<i>Appraisal, World Development, Vol.22, No.7, PP. 953-969, 1964. </i>
<i>16. FAO (1975). Report of the expert consultation on methodology for </i>
<i>planning of rural area, Deld in Geneva, Switzerland, 22-24 July 1975 66 S. Rome. </i>
<i>17. Gilmour, D.A. (1997). Putting the community at the center of the </i>
<i>community forestry research, Research policy for community forestry – </i>
Asia-pacific region proceedings of the seminar, Jan., 8.11.1990 RECOFTC Report 5.p
73-91.
<i>18. Participatory Methods and tools for Agroforestry Application in Asia </i>
<i>Pacific based on the regional training workshop for technical and extension </i>
<i>level agroforestry trainers in Asia – Pacific. 14-17 November 1993 - Khon </i>
88
<b>PHẦN PHỤ LỤC </b>
<b>Phụ lục 01: Phần thực hành của môn học </b>
<i><b>Phần thực hành: 15 tiết, được chia làm 5 bài: </b></i>
Bài 1: 3 tiết - Đánh giá nhu cầu đào tạo của người lớn tuổi
Bài 2: 3 tiết - Xây dựng chương trình một khố đào tạo cho người lớn tuổi
Bài 3: 3 tiết - Xây dựng kế hoạch bài giảng
- Xây dựng vật liệu giảng dạy
Bài 4: 3 tiết - Thực hành các kỹ năng hỗ trợ
Bài 5: 3 tiết - Thực hiện giảng thử và đánh gíá
<b>Phụ lục 02: Các ví dụ về đánh giá nhu cầu đào tạo </b>
<b> ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG </b>
<b>BẢNG HỎI C </b>
<b> ĐỐI TƢỢNG: Nông dân </b>
<b> Lĩnh vực: Quản lý rừng cộng đồng dân cƣ thôn/bản </b>
<b> Thông tin cơ bản của ngƣời cung cấp thông tin: </b>
- Họ và tên: ………..
- Tuổi: ………Giới tính: Nam/ Nữ
89
<i><b>Bảng 01: Phân tích cơng việc </b></i>
Ơng (bà) cho biết những cơng việc Ơng (bà) đã và đang làm liên quan đến lĩnh
vực QLRCĐ và đánh giá mức độ hiểu biết các lĩnh vực này ở bảng 01.
<b>STT </b> <b>Cơng việc </b>
<b>Mức độ </b> <b>Giải thích </b>
<b>Rất </b>
<b>nhiều </b> <b>Nhiều </b> <b>Ít </b>
1 Đánh giá tài nguyên RCĐ
2 Lập kế hoạch quản lý RCĐ
3 Thực hiện các thủ tục trình, phê
duyệt kế hoạch quản lý RCĐ
4 Thực hiện kỹ thuật lâm sinh của
kế hoạch quản lý RCĐ
5 Xây dựng quy ước bảo vệ và phát
triển RCĐ
6 Tham gia thành lập, quản lý và sử
dụng quỹ bảo vệ và phát triển
RCĐ
7 Tuyên truyền phổ biến các chủ
trương, chính sách, pháp luật của
90
<i><b>Bảng 02: Xác định nhu cầu đào tạo về quản lý rừng cộng đồng dân cư thơn/bản </b></i>
Ơng (bà) cho biết cần được đào tạo liên quan đến lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng ở mức độ như thế nào?
Đề nghị ông (bà) đọc kỹ bảng sau và đánh giá mức độ ở cột 3, 5 và 7 bằng cách viết vào đó 1 trong 3 mức: Phải biết (1), cần
biết (2) và có thể biết (3). Đề nghị bố xung thêm các kiến thức, kỹ năng và thái độ khác cần có.
<b>Công việc </b> <b>Kiến thức </b> <b>Kỹ năng </b> <b>Thái độ </b>
<b>Kiến thức cần có </b> <b>Mức độ </b> <b>Kỹ năng cần có </b> <b>Mức độ </b> <b>Mức độ </b>
<b>(1) </b> (2) (3) (4) (5) (6) (7)
<b>Đánh giá tài </b>
<b>nguyên RCĐ </b>
- Khái niệm, nguyên
tắc đánh giá tài
nguyên RCĐ
- Nhận biết lô rừng
và mô tả lô
- Xác định lô đạt tiêu
chuẩn khai thác và
- Nhận biết lô và mô
tả lô
- Xác định lô đạt tiêu
chuẩn khai thác
- Điều tra lô và tổng
hợp kết quả điều
tra…
- Bám sát
thực tế
- Có trách
nhiệm
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Lập kế hoạch </b>
<b>quản lý RCĐ </b>
- Mục đích của lập
kế hoạch
- Lập kế hoạch quản
lý RCĐ 5 năm và
hàng năm
- Cân đối thu chi
thực hiện kế hoạch
- Phân công thực
hiện kế hoạch
\
- Lập kế hoạch quản
lý RCĐ 5 năm và
hàng năm theo mẫu
biểu
- Lựa chọn ưu tiên
- Lập bảng phân công
thực hiện kế hoạch
-Cẩn
thận,
chính xác
- Có trách
nhiệm
90
91
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Các thủ tục </b>
<b>trình, phê duyệt </b>
<b>kế hoạch quản </b>
<b>lý RCĐ </b>
- Thủ tục trình kế
hoạch
- Thủ tục phê duyệt
kế hoạch
- Điều chỉnh kế
hoạch
- Thực hiện thủ tục trình
kế hoạch
- Thực hiện thủ tục phê
duyệt kế hoạch
- Thực hiện thủ tục điều
chỉnh kế hoạch
- Cẩn thận
- Chính xác
- Có trách
nhiệm
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Thực hiện kỹ </b>
<b>thuật lâm sinh </b>
<b>của kế hoạch </b>
<b>quản lý RCĐ </b>
- Khai thác rừng
- Trồng rừng
- Khoanh ni rừng
có trồng bổ xung
- Nuôi dưỡng rừng
tự nhiên
- Bảo vệ rừng
- Lập và thực hiện kế
hoạch khai thác rừng
- Lập và thực hiện kế
hoạch Trồng rừng
- Lập và thực hiện kế
hoạch Khoanh ni
rừng có trồng bổ xung
- Lập và thực hiện kế
hoạch Nuôi dưỡng
rừng tự nhiên
- Lập và thực hiện kế
hoạch Bảo vệ rừng
- Cẩn thận
- Chính xác
- Có trách
nhiệm với
cộng
đồng
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Xây dựng quy </b>
<b>ƣớc bảo vệ và </b>
<b>phát triển RCĐ </b>
- Quy trình xây
dựng quy ước bảo
vệ và phát triển
RCĐ
- Giám sát đánh giá
thực hiện quy ước
- Thực hiện xây dựng
quy ước bảo vệ và
phát triển RCĐ
- Thực hiện xây dựng
nội dung giám sát,
đánh giá thực hiện
quy ước.
- Có trách
nhiệm với
cộng
đồng
- Trung
thực
9
92
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Thành lập, </b>
<b>quản lý và sử </b>
<b>dụng quỹ bảo vệ </b>
<b>và phát triển </b>
<b>RCĐ </b>
- Quy trình thành
lập quỹ bảo vệ và
phát triển RCĐ tại
cấp xã
- Quản lý và sử
- Giám sát và đánh
giá
- Thực hiện thành lập
quỹ bảo vệ và phát
triển RCĐ tại cấp
xã
- Thực hiện quản lý
và sử dụng quỹ
- Thực hiện kỹ năng
Giám sát và đánh
giá
- Có trách
nhiệm với
cộng
đồng
- Trung
thực
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Tuyên truyền </b>
- Các chủ trương
chính sách của
trung ương
- Các chủ trương
chính sách của địa
phương
- Dự án Lâm nghiệp
cộng đồng
- Kỹ năng truyền
thông
- Phương tiện truyền
thông
- Tuyên truyền miệng
- Sử dụng phương
tiện nghe nhìn
- Tiết kiệm
- Cẩn thận
- Chia sẻ
với cộng
đồng
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Các công việc </b>
<b>khác </b>
- -
- -
9
93
<i><b>Bảng 2.1. Kết quả phân tích cơng việc của các đối tượng được PV 03 tỉnh vùng Tây Bắc </b></i>
<b>(tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái) </b>
<b>STT </b> <b>Công việc </b> <b>Mức độ </b> <b>Giải thích </b>
<b>Rất </b>
<b>Nhiều </b> <b>Ít </b>
1 Hướng dẫn đánh giá tài nguyên RCĐ 3 14 3
2 Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý RCĐ 4 15 1
3 Hướng dẫn các thủ tục trình, phê duyệt kế hoạch quản lý RCĐ 4 13 3
4 Hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh thực hiện kế hoạch quản lý RCĐ 4 13 3
5 Hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển RCĐ
8 10 2
Kiểm lâm đã hướng dẫn
các cộng đồng xây dựng
quy ước bảo vệ và phát
triển rừng
6 Hướng dẫn thành lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo vệ và phát
triển RCĐ 2 11 7
7 Đào tạo tập huấn về kỹ thuật lâm nghiệp, quản lý RCĐ… 1 13 6
8 Tổng 26 89 25
94
<i><b>Bảng 2.2. Kết quả tổng hợp nhu cầu đào tạo về quản lý RCĐ 03 tỉnh vùng Tây Bắc </b></i>
<b>Công việc </b> <b>Kiến thức </b> <b>Kỹ năng </b> <b>Thái độ </b>
<b>Kiến thức cần có </b> <b>Mức độ </b> <b>Kỹ năng cần có </b> <b>Mức độ </b> <b>Thái độ cần </b>
<b>có </b>
<b>Mức độ </b>
<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b>
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>đánh giá tài </b>
<b>nguyên </b>
<b>RCĐ </b>
· Khái niệm,
nguyên tắc đánh
giá tài nguyên RCĐ
11 8 1
· Nhận biết lô và
mô tả lô 11 7 2
· Bám sát
thực tế 13 6 1
· Nhận biết lô
rừng và mô tả lô 10 8 2
· Xác định lô đạt
tiêu chuẩn khai thác 11 7 2
· Có trách
nhiệm cao 11 8 1
· Xác định lô đạt
tiêu chuẩn khai
thác và điều tra
lô…
10 8 2
· Điều tra lô và
tổng hợp kết quả
điều tra… 10 9 1
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>lập kế </b>
<b>hoạch quản </b>
<b>lý RCĐ </b>
· Mục đích của
lập kế hoạch
8 12
· Lập kế hoạch
quản lý RCĐ 5
năm và hàng năm
theo mẫu biểu
7 12 1
- Cẩn thận,
chính xác
10 9 1
· Lập kế hoạch
quản lý RCĐ 5
năm và hàng năm
8 12
· Xây dựng bản đồ
quản lý RCĐ 7 11 2
· Có trách
nhiệm với
cộng đồng
10 9 1
· Cân đối thu chi
thực hiện kế hoạch 6 13 1
· Lựa chọn ưu tiên
6 14
· Phân công thực
hiện kế hoạch 9 11
· Lập bảng phân công
thực hiện kế hoạch 8 12
9
95
Kiến thức khác: <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> Kỹ năng khác: <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> Thái độ khác:
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>các thủ tục </b>
<b>trình, phê </b>
<b>duyệt kế </b>
<b>hoạch quản </b>
<b>lý RCĐ </b>
· Thủ tục trình kế
hoạch 9 10 1
- Hướng dẫn thủ
tục trình kế hoạch 7 10 3
· Cẩn thận
9 10 1
·Thủ tục phê
duyệt kế hoạch 9 10 1
-Hướng dẫn thủ tục
phê duyệt kế hoạch 6 10 4
· Chính xác
9 10 1
· Điều chỉnh kế
hoạch 10 9 1
- Hướng dẫn thủ
tục điều chỉnh kế
hoạch
7 11 2
· Có trách
nhiệm với
cộng đồng
11 8 1
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>kỹ thuật </b>
<b>lâm sinh </b>
<b>thực hiện kế </b>
<b>hoạch quản </b>
<b>lý RCĐ </b>
· Khai thác rừng
10 5 5 · Lập kế hoạch
khai thác rừng 11 4 5
· Cẩn thận
10 8 2
· Trồng rừng
10 6 4 · Lập kế hoạch
Trồng rừng 10 5 5
· Chính xác
12 6 2
· Khoanh ni
rừng có trồng bổ
xung
10 6 4
· Lập kế hoạch
Khoanh ni rừng
có trồng bổ xung
10 5 5
· Có trách
nhiệm với
11 7 2
· Nuôi dưỡng
rừng tự nhiên 10 6 4
· Lập kế hoạch
Nuôi dưỡng rừng
tự nhiên
11 4 5
· Bảo vệ rừng
12 6 2 · Lập kế hoạch Bảo
vệ rừng 15 3 2
<b> </b>
9
96
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>xây dựng </b>
<b>quy ƣớc bảo </b>
<b>vệ và phát </b>
<b>triển RCĐ </b>
· Quy trình xây
dựng quy ước bảo
vệ và phát triển
RCĐ
15 5
· Hướng dẫn xây
dựng quy ước bảo vệ
và phát triển RCĐ 14 5 1
· Có trách
nhiệm với
cộng đồng 14 5 1
· Giám sát đánh
giá thực hiện quy
ước 16 3 1
· Hướng dẫn xây
dựng nội dung
giám sát, đánh giá
14 4 2
· Trung thực
13 6 1
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
<b>Hƣớng dẫn </b>
<b>thành lập, </b>
<b>quản lý và </b>
<b>sử dụng quỹ </b>
<b>bảo vệ và </b>
<b>phát triển </b>
<b>RCĐ </b>
· Quy trình thành
lập quỹ bảo vệ và
phát triển RCĐ
tại cấp xã
8 11 1
· Hướng dẫn thành
lập quỹ bảo vệ và
phát triển RCĐ tại
cấp xã
4 12 4
· Có trách
nhiệm với
cộng đồng 9 9 1
· Quản lý và sử
dụng quỹ bảo vệ
và phát triển RCĐ
tại cấp xã
7 12 1
· Hướng dẫn quản
lý và sử dụng quỹ
4 12 4
· Trung thực
10 8 2
· Giám sát và
đánh giá 12 7 1
· Hướng dẫn kỹ
năng Giám sát và
đánh giá
7 12 2
9
97
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
ơ
<b>Đào tạo tập </b>
<b>huấn về kỹ </b>
<b>thuật lâm </b>
<b>nghiệp, </b>
<b>quản lý </b>
<b>RCĐ… </b>
· Đánh giá nhu
cầu đào tạo 6 9 5
· Xác định kiến
thức, kỹ năng, thái
độ cần đào tạo
8 7 5
· Cẩn thận
8 10 2
· Thiết kế khóa
đào tạo 4 10
6
· Xây dựng khung
chương trình khóa
đào tạo
8 7 5
· Chính xác
8 10 2
· Tổ chức đào tạo
tập huấn 4
1
0 6
· Chuẩn bị vật liệu
đào tạo 8 7 5
· Chia sẻ và
học hỏi 8 10 2
· Phương pháp đào
tạo lấy người học
làm trung tâm
8 10 2
Kiến thức khác: Kỹ năng khác: Thái độ khác:
9
98
<b>Phụ lục 03: Khung chƣơng trình đào tạo </b>
<b>1.1. </b> <b>Khung chƣơng trình đào tạo TOT về quản lý rừng cộng đồng cho 03 </b>
<b>tỉnh vùng Tây Bắc </b>
Trên cơ sở kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ cấp tỉnh, huyện, đối
tượng để đào tạo tiểu giáo viên về quản lý RCĐ của dự án CFM2 của 03 tỉnh
vùng Tây Bắc, chúng tôi đã xây dựng được chương trình đào tạo TOT chung
cho 03 tỉnh vùng Tây Bắc, được thể hiện ở bảng 1.1.
<i><b>Bảng 1.1. Khung chương trình chi tiết khóa tập huấn TOT về quản lý RCĐ </b></i>
<i><b>cho 03 tỉnh (Điện Biên, Sơn La, Yên Bái) </b></i>
<b>Ngày </b> <b>Buổi </b> <b>Nội dung / Hoạt động </b> <b>Thời </b>
<b>gian Phƣơng pháp </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>tiện, vật </b>
<b>liệu GD </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>chịu </b>
<b>trách </b>
<b>nhiệm </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
1 Sáng -Khai mạc, tổ chức lớp 30’ Thuyết trình,
phân nhóm
Giảng có
minh hoạ, vấn
đáp, thảo luận
nhóm
Máy
chiếu, Ao,
thẻ màu,
tổng thể và tài liệu tập huấn
TOT
30’
- Giới thiệu phần 1: Phương pháp
và kỹ năng đào tạo tập huấn
+ Phương pháp và kỹ năng
đào tạo
+ Soạn bài giảng và chuẩn bị
VLGD để tập huấn cho cộng
đồng
+ Tổ chức đào tạo
+ Bài tập thực hành phần 1
80’
30’
20’
50’
Chiều -Giới thiệu phần 2: Lập kế
hoạch quản lý RCĐ
+ Đánh giá tài nguyên RCĐ
+ Lập kế hoạch quản lý RCĐ
60’
120’ Giảng có
minh hoạ, vấn
đáp, thảo luận
nhóm
Máy
chiếu, Ao,
thẻ màu,
bút
Nhóm
giảng
viên
VFU
HV
- Giới thiệu phần 3: Xây
dựng quy ước bảo vệ và
phát triển RCĐ
+ Các bước xây dựng quy ước
+ Thảo luận nội dung giám
sát, đánh giá thực hiện quy ước.
30’
99
<b>Ngày </b> <b>Buổi </b> <b>Nội dung / Hoạt động </b> <b>Thời </b>
<b>gian Phƣơng pháp </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>tiện, vật </b>
<b>liệu GD </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>chịu </b>
<b>trách </b>
<b>nhiệm </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
2 Sáng Giới thiệu phần 2 (Tiếp): Lập
kế hoạch quản lý RCĐ
+ Khai thác rừng
+ Trồng rừng
+ Khoanh ni có trồng bổ
+ Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
+ Bảo vệ rừng
+ Bài tập thực hành phần 2
30’
60’
30’
30’
30’
60’
Giảng có
minh hoạ, vấn
đáp, thảo luận
nhóm
Máy
chiếu, Ao,
thẻ màu,
bút
Nhóm
giảng
viên
VfU
HV
Chiều - Giới thiệu phần 4: Thành
lập, quản lý, sử dụng quỹ
bảo vệ và phát triển RCĐ
+ Thành lập, quản lý, sử
dụng quỹ bảo vệ và phát
triển RCĐ thôn
+ Bài tập thực hành phần 4
70’
50’
60’
Giảng có
minh hoạ, vấn
đáp, thảo luận
nhóm
Máy
chiếu, Ao,
thẻ màu,
bút
Nhóm
giảng
viên
VfU
HV
- Lập kế hoạch đi thực tế 50’
- Đánh giá ngày 2 10’
thuật lâm sinh tại hiện
trường
60’ Trình diễn kỹ
năng, vấn đáp,
thảo luận
nhóm.
Làm việc theo
nhóm
Dụng cụ,
vật liệu,
Ao, thẻ
màu, bút,
dây...
Phiếu
đánh giá
Nhóm
giảng
viên
VfU
BTC
HV
- Thực hành phỏng vấn cộng
đồng
60’
- Thực hành soạn bài giảng
về Quản lý
RCĐ
120’
100
<b>1.2. Khung chƣơng trình đào tạo TOT về quản lý rừng cộng đồng cho 02 </b>
<b>tỉnh vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) </b>
Trên cơ sở kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ cấp tỉnh, huyện, đối
tượng để đào tạo tiểu giáo viên về quản lý RCĐ của dự án CFM2 của 02 tỉnh
vùng Đông Bắc, chúng tơi đã xây dựng được chương trình đào tạo TOT chung
cho 02 tỉnh vùng Đông Bắc, được thể hiện ở bảng 1.2.
<b>Bảng 1.2. Khung chƣơng trình đào tạo TOT chi tiết về quản lý rừng cộng </b>
<b>đồng cho 02 tỉnh vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) </b>
<b>Ngày Buổi </b> <b>Nội dung / Hoạt động </b> <b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>pháp </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>tiện, vật </b>
<b>liệu GD </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>chịu </b>
1 Sáng -Khai mạc, tổ chức lớp 30’ Thuyết
trình, phân
nhóm
Giảng có
minh hoạ,
vấn đáp,
thảo luận
nhóm
Máy
chiếu,
Ao, thẻ
màu, bút
BTC
GV
Nhóm
giảng
viên
VFU
HV
-Giới thiệu kế hoạch tập huấn
tổng thể và tài liệu tập huấn
TOT
30’
- Giới thiệu phần 1:
Phương pháp và kỹ năng
đào tạo tập huấn
+ Phương pháp và kỹ năng
đào tạo
+ Soạn bài giảng và chuẩn
bị VLGD để tập huấn cho
cộng đồng
+ Bài tập thực hành phần 1
100’
30’
50’
Chiều -Giới thiệu phần 2: Lập kế
hoạch quản lý RCĐ
+ Đánh giá tài nguyên RCĐ
+ Giới thiệu khái quát về
kế hoạch quản lý RCĐ
101
<b>Ngày Buổi </b> <b>Nội dung / Hoạt động </b> <b>Thời </b>
<b>gian </b>
- Giới thiệu phần 3: Xây
dựng quy ước bảo vệ và
phát triển RCĐ
+ Các bước xây dựng quy ước
+ Thảo luận nội dung giám
sát, đánh giá thực hiện quy ước
30’
20’
- Đánh giá ngày 1 10’
2 Sáng - Giới thiệu phần 2 (Tiếp)
+ Khai thác rừng
+ Trồng rừng
+ Khoanh ni có trồng bổ xung
+ Nuôi dưỡng rừng tự nhiên
+ Bảo vệ rừng
30’
60’
60’
30’
60’
Giảng có
minh hoạ,
vấn đáp,
thảo luận
nhóm
Máy
chiếu,
Ao, thẻ
màu, bút
Nhóm
giảng
viên VfU
HV
Chiều + Bài tập thực hành phần 2 60’ Giảng có
minh hoạ,
vấn đáp,
thảo luận
nhóm
Máy
chiếu,
lập, quản lý, sử dụng quỹ
bảo vệ và phát triển RCĐ
+ Thành lập, quản lý, sử
dụng quỹ bảo vệ và phát triển
RCĐ xã
+ Thành lập, quản lý, sử
dụng quỹ bảo vệ và phát
triển RCĐ thôn
+ Bài tập thực hành phần 4
50’
50’
30’
- Lập kế hoạch đi thực tế 40’
102
<b>Ngày Buổi </b> <b>Nội dung / Hoạt động </b> <b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>pháp </b>
<b>Phƣơng </b>
<b>tiện, vật </b>
<b>liệu GD </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>chịu </b>
<b>trách </b>
<b>nhiệm </b>
<b>Ngƣời </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
3 - Thực hành hướng dẫn kỹ
thuật lâm sinh tại hiện
trường
60’ Trình diễn
kỹ năng,
vấn đáp,
thảo luận
nhóm.
Làm việc
theo nhóm
Dụng cụ,
vật liệu,
Ao, thẻ
màu, bút,
dây...
Phiếu
đánh giá
Nhóm
giảng
viên
VFU
BTC
HV
- Thực hành phỏng vấn
cộng đồng
60’
- Thực hành soạn bài giảng
về Quản lý
RCĐ
120’
- Đánh giá khóa học 30’
103
<b>Phụ lục 04: Phiếu trắc nghiệm, đánh giá khóa tập huấn </b>
<b>PHIẾU KIỂM TRA LỚP TẬP HUẤN </b>
<b>“Lập kế hoạch phát triển thôn/bản, kế hoạch phát triển xã có sự tham gia” </b>
<b>Họ và tên:……… </b>
<b>Đơnvị:………. </b>
<i><b>Hướng dẫn trả lờ : Học v ên c ỉ cần đán dấu (×) vào cột úng oặc S </b></i>
<b>Câu hỏi </b> <b>Đúng Sai </b>
1. PRA là phương pháp đánh giá nông thôn của các nhà nghiên
cứu?
2. Các chương trình dự án về phát triển nơng thôn trước đây
thường thất bại là do không chú trọng đến người dân?
3. Cán bộ thúc đẩy là người làm giúp dân xây dựng kế hoạch phát
triển sinh kế và kế hoạch quản lý rừng bền vững?
4. Trong những cuộc phỏng vấn hay thảo luận nhóm, cán bộ thúc
đẩy phải đặt các hỏi về vấn đề thảo luận cho người dân?
5. Khi người dân nói quá dài, hoặc quá xa chủ đề thảo luận, cán
bộ thúc đẩy phải lập tức ngắt lời và mời người khác lên?
vì vậy cán bộ phải đến giảng giải và truyền tải kiến thức cho
người dân?
7. Địa điểm phỏng vấn cộng đồng nên là hội trường UBND xã
hoặc nhà văn hóa thơn?
8. Các đối tượng được lựa chọn tham gia các cuộc họp thôn/bản
nên là những người có hiểu biết, lớn tuổi?
9. Cơng cụ “Cây vấn đề” là để xác định tính logic các nguyên
nhân gây ra vấn đề môi trường (kinh tế, xã hội) ở địa phương?
10. Lịch mùa vụ là công cụ để lập kế hoạch phát triển thơn bản?
11. Cơng cụ phân tích lúa nước chỉ cần thực hiện 3 bước?
12. Tiến trình lập kế hoạch phát triển thôn bản gồm 6 bước?
13. Cán bộ thúc đẩy khi hướng dẫn người dân lập kế hoạch ln
đưa ra thơng tin phản hồi tích cực chủ quan?
104
quan hóa thơng tin trên giấy khổ lớn khi lập kế hoạch phát triển
thôn bản.
15. Công cụ cho điểm, phân loại, xếp hạng cây trồng/vật nuôi là
công cụ để xác định các hoạt động tốt nhất cho kế hoạch phát
triển sinh kế?
16. Công cụ cho điểm, xếp hạng lựa chọn các hoạt động nên cố
định theo thang điểm 1 đến 10?
17. Khi cho điểm xếp hạng cây trồng/vật nuôi, cán bộ thúc đẩy phải
đưa ra các tiêu chí đánh giá giúp người dân?
18. Cơng cụ “Cây vấn đề”, “Cây mục tiêu” là những công cụ quan
trọng, cần phải áp dụng khi lập kế hoạch phát triển thơn bản?
19. Dưới góc nhìn của cán bộ phát triển nơng thơn thì mục tiêu
quan trọng nhất của các kế hoạch phát triển thôn bản là để nâng
cao đời sống của người dân?
20. Kế hoạch phát triển thôn bản ở các địa phương trong huyện Na
Rì là giống nhau?
21. Cán bộ phát triển nông thôn phải chuẩn bị bản dự thảo kế hoạch
phát triển thơn/bản, sau đó mang xuống thảo luận với người
dân?
22. Để lập kế hoạch phát triển thôn/bản thường chỉ phải tổ chức
họp thôn 1 lần duy nhất?
23. Sử dụng bộ công cụ PRA chỉ là một bước trong lập kế hoạch
phát triển thôn bản?
24. Khi lập kế hoạch phát triển thôn/bản cần phải áp dụng tất cả các
công cụ của PRA?
25. Các hoạt động trong kế hoạch phát triển thơn bản thường có khung
105
<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM </b>
<b>PHIẾU NHẬN XÉT KHÓA TẬP HUẤN </b>
Nhằm rút kinh nghiệm để các khóa tập huấn sau được tốt hơn, Ban tổ
chức khóa tập huấn rất mong nhận được ý kiến đánh giá của anh/chị về khóa tập
huấn, anh/chị đánh dấu vào ơ thích hợp.
<b>1.Mức độ hữu ích của khóa tập huấn đối với anh/chị? </b>
Rất hữu ích □ Hữu ích □ Ít hữu ích □
Nhận xét khác: ………..
………....
<b>2. Phƣơng pháp truyền đạt thông tin </b>
Rất hiệu quả □ Hiệu quả □ Ít hiệu quả □
Nhận xét khác: ………..
………....
<b>3. Trang thiết bị, tài liệu cho khóa tập huấn </b>
Rất tốt □ Tốt □ Kém □
Nhận xét khác: ………..
………....
<b>4. Thời gian tập huấn </b>
Nhiều □ Vừa phải □ Ít □
Nhận xét khác: ………..
<b>5. Tổ chức lớp học (khâu tổ chức, phòng tập huấn, các thiết bị, …) </b>
Rất tốt □ Tốt □ Kém □
Nhận xét khác:
……….
<b>6. Khối lƣợng các nội dung trong khóa tập huấn </b>
Nhiều □ Vừa phải □ Ít □
Nhận xét khác:
106
<b>7. Anh/chị đề xuất các nội dung mong muốn đƣợc tập huấn tiếp (các nội </b>
<b>dung liên quan đến lập kế hoạch thôn/bản, xã) </b>
………
………
………...
<b>8. Nhận xét khác: </b>
………
………
………
………
………
………
107
<b>MỤC LỤC </b>
<b>LỜI NÓI ĐẦU………...3 </b>
<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... 4 </b>
<b>Chƣơng 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI ... 5 </b>
<b>1.1. Một số khái niệm ... 5 </b>
<b>1.2. Chu trình của PCD ... 8 </b>
<b>1.2.1. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo ... 8 </b>
<b>1.2.2. Chu trình của PCD ... 8 </b>
<b>1.3. Các bên liên quan trong PCD ... 9</b>
<b>1.4. Đặc điểm việc học của người lớn tuổi ... 10 </b>
<b>1.5. Nguyên tắc học tập của người lớn tuổi ... 11 </b>
<b>1.6. Các chiến lược giúp người lớn học hiệu quả ... 11</b>
<b>1.7. Lời khuyên cho các giáo viên dạy người lớn tuổi ... 12</b>
<b>Chƣơng 2.THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN BỊ ĐÀO TẠOCHO </b>
<b>NGƢỜI LỚN TUỔI ... 14 </b>
<b>2.1. Giới thiệu chu trình đào tạo ... 14 </b>
<b>2.2. Các bước thực hiện trong điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo ... 15 </b>
<b>2.2.1. Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng điều tra ... 16 </b>
<b>2.2.2. Xác định nội dung điều tra ... 17 </b>
<b>2.3. Khái niệm, sự cần thiết của thiết kế khóa đào tạo ngắn hạn cho người lớn tuổi24 </b>
<b>2.3.1. Khái niệm ... 24 </b>
<b>2.3.2. Sự cần thiết của thiết kế khóa đào tạo ngắn hạn ... 25 </b>
<b>2.4. Nội dung và phương pháp thiết kế khoá đào tạo ngắn hạn ... 25 </b>
<b>2.4.1. Xác định tên khóa đào tạo ... 25 </b>
<b>2.4.2. Xác định lý do phải tổ chức khóa đào tạo ... 26 </b>
<b>2.4.3. Phân tích đối tượng đào tạo ... 26 </b>
<b>2.4.4. Xác định mục tiêu của khóa đào tạo ... 26 </b>
<b>2.4.5. Xây dựng chương trình đào tạo ... 31 </b>
<b>2.4.6. Xác định các chỉ số giám sát và đánh giá khóa đào tạo ... 33 </b>
<b>2.4.7. Lập kế hoạch và thời gian biểu cho khóa đào tạo ... 33 </b>
<b>2.4.8. Lập kế hoạch bài giảng ... 33 </b>
<b>2.4.9. Cách thức kiểm tra, đánh giá khóa đào tạo ... 34</b>
<b>2.4.10. Các tài liệu phát tay ... 34 </b>
<b>2.4.11. Xác định địa điểm đào tạo ... 34 </b>
<b>2.4.12. Xác định hình thức và các cơng cụ đánh giá khóa đào tạo qua học viên ... 35 </b>
<b>2.4.13. Xác định ngân sách cho một khoá đào tạo ngắn hạn... 35 </b>
108
<b>2.5.1. Những phẩm chất tích cực của nông dân Việt Nam ... 36 </b>
<b>2.5.2. Những hạn chế của nông dân Việt Nam ... 37 </b>
<b>2.5.3. Những diễn biến tâm lý mới của người nông dân thời kỳ đất nước hội nhập 38 </b>
<b>2.5.4. Đặc điểm tâm lý của người lớn tuổi trong đào tạo ... 38 </b>
2.6. Một số phương pháp giảng dạy mà trong đào tạo cho người lớn tuổi có thể áp
<b>dụng ... 39 </b>
<b>2.6.1. Phương pháp dạy học lấy học viên làm trung tâm ... 39 </b>
<b>2.6.2. Phương pháp giảng dạy lý thuyết ... 43 </b>
<b>2.7. Soạn giáo án... 56 </b>
<b>2.7.1. Kế hoạch bài giảng ... 56 </b>
<b>2.7.2. Lựa chọn nội dung ... 56 </b>
<b>2.7.3. Sắp xếp nội dung ... 57 </b>
<b>2.8. Phát triển vật liệu giảng dạy ... 57 </b>
<b>2.8.1. Khái niệm về vật liệu giảng dạy ... 57 </b>
<b>2.8.2. Mục đích của phát triển vật liệu giảng dạy ... 57 </b>
<b>2.8.3. Các bước xây dựng vật liệu giảng dạy ... 58 </b>
<b>Chƣơng 3. KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN ... 59 </b>
<b>3.1. Kỹ năng hỗ trợ ... 59 </b>
<b>3.1.1. Khái niệm ... 59 </b>
<b>3.1.2. Các kỹ năng chính của một cán bộ hỗ trợ giỏi ... 59 </b>
<b>3.2. Kỹ năng đưa và nhận thông tin phản hồi ... 61 </b>
<b>3.3. Một số kỹ năng đứng lớp cơ bản ... 67 </b>
<b>3.4. Kỹ thuật sử dụng một số phương tiện, vật liệu giảng dạy ... 71 </b>
<b>3.4. 1. Máy Overhead ... 71</b>
<b>3.4.2. Máy chiếu đa năng ... 72 </b>
<b>Chƣơng 4. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI ... 74 </b>
<b>4.1. Công tác chuẩn bị đào tạo ... 74 </b>
<b>4.1.1. Sự cần thiết của công tác chuẩn bị ... 74 </b>
<b>4.2.2. Nội dung công tác chuẩn bị ... 74 </b>
<b>4.2. Tổ chức tập huấn ... 75 </b>
<b>4.3. Giám sát và đánh giá khóa tập huấn ... 76 </b>
<b>4.3.1. Khái niệm ... 76 </b>
<b>4.3.2. Các mức độ đánh giá ... 77 </b>
<b>4.3.4. Các phương pháp đánh giá ... 80 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 86 </b>