Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------- oOo -------------

DƯƠNG ĐÌNH NAM

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY CHẾ
“BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG VIỆC TÌM KIẾM,
THĂM DÒ, PHÁT TRIỂN MỎ, KHAI THÁC, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ VÀ
CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN”
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
Mã số:
60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Hà Dương Xuân Bảo……………………..….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Hoàng Nguyên……………………...……….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng............................................


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lâm Văn Giang........................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM
ngày 26 tháng 01 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1. PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong – Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng – Phản biện 1
3. TS. Lâm Văn Giang – Phản biện 2
4. TS. Võ Thanh Hằng – Thư kí
5. TS. Hà Dương Xuân Bảo – Ủy viên.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sữa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------- oOo ----------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên
: DƯƠNG ĐÌNH NAM
Ngày, tháng, năm sinh: 20/06/1982

MSHV: 10260576
Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành

Mã số: 60.85.10

I.

: Quản lý Môi trường

TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu hồn thiện Quy chế “bảo vệ mơi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị,
phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan”.
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nhiệm vụ:
Nghiên cứu hồn thiện Quy chế “bảo vệ mơi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị,
phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan” (gọi tắt là Quy chế 1998) được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban
hành năm 1998 cho phù hợp với thực tế của ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam.

Nội dung:
1- Tổng quan các quy định pháp lý về bảo vệ mơi trường trong Cơng nghiệp dầu
khí Việt Nam và thế giới.
2- Nghiên cứu sự thay đổi khung pháp lý về bảo vệ môi trường liên quan và hoạt
động Cơng nghiệp dầu khí Việt Nam từ 1998 đến nay.
3- Tình hình thực thi Quy chế 1998 tại các đơn vị dầu khí.
4- Đề xuất Quy chế dự thảo.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2012
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012.


V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. TS. Hà Dương Xuân Bảo – Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Đại học Quốc gia TP.HCM.
2. TS. Hoàng Nguyên – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, An tồn và Mơi
trường Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO

TS. HOÀNG NGUYÊN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)


TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy
TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Hoàng Nguyên đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn đến:
− Ban giám đốc, Hội đồng khoa học & công nghệ, lãnh đạo và tập thể cán bộ
phịng Quản lý mơi trường – Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển, An tồn và
Mơi trường dầu khí (CPSE), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã hỗ trợ tôi
trong suốt thời gian theo học và thực hiện Luận văn.
− Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến trực tiếp và gián tiếp trong suốt quá trình
thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đề tài này;
− Các anh chị ở Ban Khoa học & Công nghệ, Ban An tồn, Sức khỏe và Mơi
trường – Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN);
− Các anh chị đại diện từ các đơn vị/nhà thầu dầu khí đang hoạt động thương
mại tại Việt Nam mà tác giả đã làm việc, khảo sát và xin ý kiến góp ý.
Cuối cùng, tơi đặc biệt cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè luôn động viên, ủng
hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
TP.HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2012

DƯƠNG ĐÌNH NAM


TĨM TẮT
Nghiên cứu hồn thiện “Quy chế bảo vệ mơi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị,
phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan” (Quy chế 1998) là yêu cầu thực tiễn cấp bách hiện nay, thể hiện mong muốn

chủ động đóng góp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện các cơ
sở pháp lý, tạo thuận lợi cho các cá nhân - tổ chức dầu khí thực hiện cơng tác bảo vệ
mơi trường trong Cơng nghiệp dầu khí Việt Nam.
Nội dung thực hiện chính gồm: rà soát, đánh giá 48 điều của Quy chế 1998 trên cơ
sở xem xét, cập nhật các quy định bảo vệ môi trường đang được áp dụng trong
Công nghiệp dầu khí Việt Nam; tham khảo các quy định bảo vệ mơi trường áp dụng
trong Cơng nghiệp dầu khí ở một số quốc gia, các tổ chức trên thế giới và các thông
lệ quốc tế; tham khảo các ý kiến chuyên gia trong và ngồi ngành dầu khí.
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
(1) Bổ sung nguồn tư liệu tham khảo về các văn bản pháp lý liên quan đến Cơng
nghiệp dầu khí ở một số quốc gia;
(2) Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc của các quy định bảo
vệ môi trường hiện hành đang áp dụng cho công tác bảo vệ môi trường trong
Công nghiệp dầu khí tại Việt Nam;
(3) Đề xuất Quy chế dự thảo “Bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí”
(sản phẩm chính của đề tài).
Kết quả nghiên cứu này là một trong những tư liệu tham khảo để ban hành lại Quy
chế và hình thành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đặc thù
ngành trong tương lai.


ABSTRACT
The Search for Amendment and Supplement of Regulations on environmental
protection in petroleum prospecting, exploration, field development, production,
storage, transportation and processing, and related services have made a review and
analysis on 48 provisions of the Regulation on the base of reviewing and updating
environment protection requirements in petroleum industry applied in several
countries and organizations around the world as well as international practices;
consulting experts in petroleum industry and in other fields.
The research has get the following achievements:

(1) Collection of environment protection requirements related to the oil and gas
industry in several countries;
(2) Comprehension of advantages and disadvantages of the regulations applied
to environment protection works in petroleum activities in Vietnam;
(3) The Draft Regulation of “Environment protection in petroleum activities”
(the main outcome of this research).
These outcomes will be referred to promulgate the reviewed Regulation and form
specific legal environment protection documents in Vietnam petroleum industry in
the future.
Key words: Regulation, environment protection, petroleum activities, petroleum industry,
Amendment, Supplement.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình được thực hiện độc lập của cá nhân tơi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Hà Dương Xuân Bảo và TS. Hoàng Nguyên. Một phần nội
dung, số liệu và hình ảnh trong Luận văn được tham khảo từ kết quả của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp ngành “Rà sốt và Cập nhật Quy chế bảo vệ mơi trường
trong việc tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế
biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” do tôi làm chủ nhiệm, đang được thực hiện
(2012-2013) tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, An tồn và Mơi trường Dầu
khí (CPSE) thuộc Viện dầu khí Việt Nam, TP.HCM. Các kết quả tham khảo sử
dụng vào Luận văn này đã được tôi và các cộng sự thực hiện trung thực từ khảo sát
thực tế, xin ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia và tổng hợp từ nhiều tài liệu tin cậy
có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng (ở phần Tài liệu tham khảo). Các dữ liệu tham khảo
này đã được sự đồng ý của Ban giám đốc, Hội đồng Khoa học và Công nghệ của
CPSE trước khi tôi thực hiện Luận văn này.
Tôi sẽ chịu hồn tồn trách nhiệm về những gì đã cam đoan trên.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DƯƠNG ĐÌNH NAM


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ I
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ IV
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
0.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1

0.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................2

0.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2

0.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................2

0.5.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................2

0.6.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................2

0.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................3

0.7.1. Phương pháp luận ....................................................................................3
0.7.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
0.8.

Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........6

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG CƠNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ...7
1.1.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BVMT TRONG CNDK THẾ GIỚI ..........................7

1.2.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BVMT TRONG CNDK VIỆT NAM ......................11

1.3.

SO SÁNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BVMT TRONG CNDK VIỆT NAM

VÀ THẾ GIỚI........................................................................................................17
1.3.1. So sánh một số quy định BVMT ..............................................................17
1.3.2. Các kết quả thu được sau q trình phân tích, so sánh .........................18

CHƯƠNG 2 - NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI KHUNG PHÁP LÝ VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG NGHIỆP
DẦU KHÍ VIỆT NAM TỪ 1998-2012 ...................................................................22
2.1.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ KHUNG PHÁP LÝ BVMT

LIÊN QUAN TRONG CNDK VIỆT NAM TỪ 1998 ĐẾN 2012 ..........................22
2.1.1. Sự thay đổi của Luật BVMT & các VBPL liên quan ..............................22


2.1.2. Sự thay đổi của Luật Dầu khí, các luật liên quan và các VBPL ............25
2.1.3. Sự thay đổi các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường27
2.2.

HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNDKVN ..................30

2.2.1. Hoạt động dầu khí Việt Nam giai đoạn từ năm 1998 đến nay (2012)....30
2.2.2. Định hướng phát triển của Công nghiệp dầu khí Việt Nam [34] ...........35
2.2.2.1. Quan điểm phát triển .......................................................................35
2.2.2.2. Mục tiêu phát triển ..........................................................................36
CHƯƠNG 3 - TÌNH HÌNH THỰC THI QUY CHẾ 1998 ..................................38
3.1.

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG & THÔNG TIN KHẢO SÁT .........................38

3.1.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................38
3.1.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................38
3.1.3. Thông tin khảo sát ..................................................................................39
3.2.


PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................39

3.2.1. Kết quả khảo sát thu được ......................................................................39
3.2.1.1. Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ...........................39
3.2.1.2. Lĩnh vực chế biến dầu khí, thu gom, vận chuyển và tàng trữ dầu khí
43
3.2.1.3. Lĩnh vực dịch vụ dầu khí.................................................................46
3.2.1.4. Lĩnh vực điện khí ............................................................................48
3.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát thu được ..................................48
3.2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong thực thi Quy chế 1998 ............48
3.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp
luật về BVMT vào trong CNDKVN hiện nay [36]........................................50
3.2.3. Tổng kết nội dung tiếp thu sửa đổi và bổ sung Quy chế 1998................52
CHƯƠNG 4 - DỰ THẢO QUY CHẾ “BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC
HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ”......................................................................................80
4.1.

GIỚI THIỆU ...............................................................................................80

4.2.

THUYẾT MINH NỘI DUNG QUY CHẾ DỰ THẢO ...............................83

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................87


A. KẾT LUẬN ....................................................................................................87
B. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ I

CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ........................................................... I
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................... II

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 - QUY CHẾ 1998 ..................................................................................1
PHỤ LỤC 2 - BẢNG 1.22: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH BVMT LIÊN QUAN
TRONG CNDK CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ VIỆT
NAM..........................................................................................................................11
PHỤ LỤC 3 - QUY CHẾ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
DẦU KHÍ” (DỰ THẢO) .........................................................................................23


~i~

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATSKMT (SHE)

An toàn, Sức khỏe và Môi trường.

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu


BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CBDK

Chế biến dầu khí

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Internationl Convention on Civil Liability for Oil Pollution

CLC

Damage – Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt
hại do ơ nhiễm dầu

CNDK

Cơng nghiệp dầu khí

CNDKVN

Cơng nghiệp dầu khí Việt Nam


CNG

Khí thiên nhiên nén

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTDK

Cơng trình dầu khí

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DDK

Dung dịch khoan

DK

Dầu khí

DKVN


Dầu khí Việt Nam

DME

Một sản phẩm hóa dầu

DN

Doanh nghiệp

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

HĐDK

Hoạt động dầu khí

IFCs

Tổ chức tài chính quốc tế

IMO

Tổ chức hàng hải quốc tế

KHCNMT

Khoa học Công nghệ và Mơi trường


KHUPSCTD

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

KTDK

Khai thác dầu khí


~ ii ~

LHQ

Liên hợp quốc

LPG

Khí dầu mỏ hóa lỏng

MARPOL 73/78

Cơng ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu

MK

Mùn khoan

MT


Mơi trường

NM

Nhà máy

NMLD

Nhà máy lọc dầu

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PVN

Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam

QĐQT

Quy định quốc tế

QLCT

Quản lý chất thải


QLMT

Quản lý môi trường

QTMT

Quan trắc môi trường

SCTD

Sự cố tràn dầu

SP

Sản phẩm

TCDK

Tổ chức dầu khí

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNFCCC


Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

US EPA

Cơ quan bảo vệ mơi trường Mỹ

VBPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VBPLMT

Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

VN

Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


~ iii ~

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0. 1. Tiêu chí hồn thiện Quy chế 1998 [1] .......................................................4
Bảng 1. 1. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và KTDK ........7
Bảng 1. 2. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực chế biến DK ..................................9
Bảng 1. 3. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tàng trữ
DK ......................................................................................................................10
Bảng 1. 4. Tóm tắt một số QĐQT về cơng nghiệp điện khí .....................................10
Bảng 1. 5. Tóm tắt một số QĐQT về dịch vụ kỹ thuật dầu khí ................................11
Bảng 1. 6. Tóm tắt Luật BVMT 2005 & các VBPL liên quan .................................12
Bảng 1. 7. Tóm tắt Quy chế 1998 .............................................................................12
Bảng 1. 8. Danh mục một số Quy định về Quản lý Chất thải ...................................13
Bảng 1. 9. Danh mục một số Quy chuẩn quốc gia (QCVN) về môi trường .............13
Bảng 1. 10. Danh mục một số Quy định lập các báo cáo môi trường ......................13
Bảng 1. 11. Danh mục một số Quy định liên quan đến công tác UPSCTD .............14
Bảng 1. 12. Danh mục một số Quy định liên quan đến quan trắc môi trường .........14
Bảng 1. 13. Tóm tắt Luật thuế BVMT 2010 & các VBPL lý liên quan ...................14
Bảng 1. 14. Tóm tắt Luật dầu khí & các VBPL liên quan ........................................15
Bảng 1. 15. Tóm tắt Luật hóa chất 2007 & các VBPL liên quan .............................15
Bảng 1. 16. Tóm tắt Luật giao thơng đường bộ 2008, Luật đường thủy nội địa 2004,
Luật hàng hải 2005 & các VBPL liên quan .......................................................16
Bảng 1. 17. Tóm tắt Luật đa dạng sinh học 2008 .....................................................16
Bảng 1. 18. Tóm tắt Luật tài nguyên nước 2012 & các VBPL liên quan .................16
Bảng 1. 19. Tóm tắt Luật biển 2012 .........................................................................17
Bảng 1. 20. Tóm tắt Luật xây dựng & các VBPL liên quan .....................................17
Bảng 1. 21. Các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay thành viên .............17
Bảng 1. 23. Một số kết quả thu được sau quá trình phân tích, so sánh .....................18
Bảng 2. 1. Tổng hợp các văn bản dưới luật BVMT thay thế/tương đương ..............23
Bảng 2. 2. Các văn bản dưới Luật BVMT đã được ban hành mới ...........................24
Bảng 2. 3. Sự thay đổi các văn bản dưới Luật dầu khí .............................................26
Bảng 2. 4. Văn bản dưới Luật dầu khí và luật liên quan đã được ban hành mới ......27
Bảng 2. 5. Sự thay đổi các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường liên quan ..................28



~ iv ~

Bảng 2. 6. Các QCVN liên quan ban hành mới ........................................................29
Bảng 3. 1. Các đơn vị/nhà thầu dầu khí được chọn để khảo sát ...............................38
Bảng 3. 2. Tóm tắt các ý kiến đề xuất & tiếp thu sửa đổi, bổ sung Quy chế 1998 ...53

DANH MỤC HÌNH
Hình 0. 1. Sơ đồ tóm tắt phương pháp luận nghiên cứu .............................................3
Hình 0. 2. Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu hồn thiện Quy chế 1998 ..................4
Hình 2. 1. Bản đồ các hoạt động dầu khí Việt Nam [31] ..........................................32
Hình 2. 2. Hoạt động chế biến dầu khí và các dịch vụ dầu khí liên quan [32] .........33


~1~

PHẦN MỞ ĐẦU
0.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Dầu khí Việt Nam (DKVN) đã trở thành
ngành công nghiệp mũi nhọn, ngày càng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực:
Tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí; thu gom, vận chuyển và tàng trữ dầu khí;
chế biến dầu khí; sản xuất hóa chất - phân bón - điện và các dịch vụ dầu khí.
Đi đơi với hoạt động sản xuất-kinh doanh (SX-KD), cơng nghiệp DKVN
(CNDKVN) cũng luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT), các quy
định pháp luật về BVMT liên quan (VBPLMT) luôn được thực thi nghiêm chỉnh;
nhiều tài liệu/hướng dẫn về công tác BVMT trong nội bộ ngành cũng đã và đang

được ban hành và sửa đổi. Một trong những cẩm nang cho các tổ chức dầu khí thực
hiện công tác BVMT là “Quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động tìm kiếm,
thăm dị, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan, được ban hành theo Quyết định số 395/1998/QĐ-KHCNMT ngày 10/04/1998
của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi Trường” (gọi tắt là Quy chế 1998).
Từ 1998 đến nay (2012), nhiều sự thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và
tính phù hợp của Quy chế 1998 như:


Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản luật và dưới luật như Luật
BVMT, Luật dầu khí, Luật hóa chất…;



Sự thay đổi của hệ thống quản lý nhà nước: thành lập Bộ Tài nguyên và Mơi
trường (TNMT), Bộ Cơng thương, chính phủ giao Bộ Cơng thương quản lý
ngành dầu khí...;



Sự mở rộng và phát triển cũng như định hướng phát triển của CNDKVN.

Từ những thay đổi trên, việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế 1998 là cấp thiết, nhằm
kịp thời cho việc áp dụng Quy chế vào thực tiễn, thống nhất và nâng cao hiệu quả
thực thi Quy chế. Trên cơ sở này, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện
Quy chế bảo vệ mơi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ, khai thác,
tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” cho Luận văn tốt
nghiệp.



~2~

0.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xây dựng dự thảo Quy chế với tên gọi “Quy chế bảo vệ môi trường
trong các hoạt động dầu khí” (gọi tắt là Quy chế dự thảo) trên cơ sở hoàn thiện Quy
chế 1998 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triển của CNDKVN.
0.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện Quy chế 1998 cho phù hợp với các quy định
pháp luật Việt Nam hiện hành, thông lệ quốc tế, thực tế và định hướng phát triển
của Cơng nghiệp dầu khí Việt Nam.
0.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các đối tượng nghiên cứu thuộc đề tài gồm:


Các VBPLMT liên quan ở Việt Nam và một số quốc gia, tổ chức trên thế giới.



Các tài liệu/hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an tồn và mơi trường của
Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN), các đơn vị/nhà thầu dầu khí khác;




Ý kiến đóng góp của đại diện các đơn vị/nhà thầu dầu khí và các chuyên gia;



Đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động dầu khí chính hiện nay: Tìm kiếm, thăm
dị và khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, sản xuất phân bón, điện khí, thu gom
- vận chuyển – tàng trữ dầu khí, các dịch vụ kĩ thuật dầu khí.

0.5.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Một số nội dung của Quy chế 1998 và các VBPLMT liên quan đã lỗi thời, khơng
cịn phù hợp với thực tiễn. Điều này đã tạo ra nhiều bất cập, khó khăn trong cơng
tác BVMT của các tổ chức dầu khí và trong công tác quản lý môi trường (QLMT)
của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Quy chế (dự thảo) trên
cơ sở hoàn thiện Quy chế 1998 là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách.
0.6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1-Tổng quan các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong Công
nghiệp dầu khí Việt Nam và thế giới, bao gồm:
(1) Các quy định về BVMT trong CNDK trên thế giới;
(2) Các quy định về BVMT trong CNDK Việt Nam ;


~3~


(3) So sánh một số quy định về BVMT trong CNDKVN và một số quốc gia.
Nội dung 2-Nghiên cứu sự thay đổi khung pháp lý về BVMT liên quan và hoạt
động Cơng nghiệp dầu khí Việt Nam từ 1998 đến nay, bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá sự thay đổi khung pháp lý về BVMT từ 1998 đến 2012;
(2) Hoạt động dầu khí ở Việt Nam từ 1998 đến 2012.
Nội dung 3-Tình hình thực thi Quy chế 1998, gồm:
(1) Mục tiêu, đối tượng và thơng tin khảo sát tình hình thực thi Quy chế 1998;
(2) Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát.
Nội dung 4- Dự thảo Quy chế “Bảo vệ mơi trường trong các hoạt động dầu khí”
(1) Giới thiệu một số yêu cầu trong quá trình xây dựng Quy chế dự thảo;
(2) Thuyết minh Quy chế dự thảo.
0.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

0.7.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế 1998 là xem xét mối quan hệ giữa nội dung Quy
chế 1998 với các quy định pháp luật Việt Nam liên quan, thơng lệ quốc tế, tình hình
thực thi, thực trạng và định hướng phát triển CNDKVN. Từ mối quan hệ này, ta xác
định được các vấn đề bất cập, lỗi thời cần sửa đổi và bổ sung để hồn thiện Quy chế
1998, trên cơ sở đó đề xuất Quy chế dự thảo (được tóm tắt như ở hình 0.1).

Hình 0. 1. Sơ đồ tóm tắt phương pháp luận nghiên cứu
Trình tự các bước nghiên cứu hồn thiện Quy chế 1998 được tóm tắt ở hình 0.2.


~4~

Hình 0. 2. Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu hoàn thiện Quy chế 1998

Việc hoàn thiện Quy chế 1998 được nghiên cứu dựa vào một số tiêu chí cơ bản,
mang tính khái quát nhất và phù hợp với đặc điểm loại hình hoạt động dầu khí, đó
là: tính tồn diện, tính dự báo, tính minh bạch, tính hợp lý, tính thống nhất và tính
khả thi. Các tiêu chí này được xem xét trên các khía cạnh được tóm tắt ở Bảng 0.1.
Bảng 0. 1. Tiêu chí hồn thiện Quy chế 1998 [1]
TIÊU CHÍ

NỘI DUNG CỤ THỂ

Tính

- Quy chế có tham chiếu đầy đủ theo các quy định pháp luật liên quan hiện hành
không? Những vấn đề nào hiện chưa có quy định pháp luật?

tồn diện

Tính
dự báo

- Bất cập của các quy định pháp luật liên quan khi áp dụng vào CNDK?
- Phạm vi Quy chế có bao hàm đầy đủ hoạt động dầu khí hiện nay?
- Quy chế này được hồn thiện có dựa trên định hướng phát triển của ngành?
- Có phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và biến đổi khí hậu?
- Có coi trọng việc phịng ngừa hơn là xử lý ơ nhiễm hay khơng?

- Rõ ràng về hình thức: Ngơn ngữ sử dụng có chính xác, dễ hiểu? Diễn đạt có rõ
Tính
ràng, có thể bị hiểu theo nhiều cách khác nhau?
minh bạch - Rõ ràng trong các quy định: Rõ ràng về quyền và nghĩa vụ? Rõ ràng về trình
tự, thủ tục và thời gian? Có nguy cơ cho nhũng nhiễu, tham nhũng?

Tính

- Có tn thủ các VBPL liên quan có giá trị pháp lý cao hơn hay khơng? Có


~5~

thống nhất

mâu thuẫn giữa các quy định trong bản thân Quy chế này? Có mâu thuẫn với
nội dụng của các VBPL liên quan khác?
- Có tương thích với các Cơng ước quốc tế mà Việt Nam tham gia /cam kết?

Tính hợp lý

Tính
khả thi

- Quy chế có đưa ra các quy định bất hợp lý, gây cản trở hoạt động SX-KD,
tăng thủ tục hành chính và chi phí cho các Tổ chức dầu khí?
- Có phân biệt đối xử giữa các loại hình hoạt động của các Tổ chức dầu khí?
- Có khả năng áp dụng được cho các tổ chức dầu khí, loại hình hoạt động?
- Cơ quan chức năng có thực hiện được trên thực tế (tổ chức, nhân-vật lực)?

0.7.2. Phương pháp nghiên cứu
a/ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu:
- Thu thập, xử lý, phân tích và so sánh các quy định về BVMT áp dụng trong
CNDK ở một số nước trên thế giới, tổ chức quốc tế và Việt Nam. Các tài liệu
gồm: các văn bản luật, văn bản dưới luật, tài liệu của các cơng ty/nhà thầu
dầu khí, bài báo khoa học, các chuyên gia, các đơn vị nghiên cứu trong nước

và nước ngoài. Phương pháp này giúp tác giả kế thừa các thơng tin đã có từ
các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây để phân
tích và tổng hợp các thơng tin cần thiết.
- Những yêu cầu của phương pháp: thông tin thu thập phải đặc trưng cho lĩnh
vực nghiên cứu, có độ chính xác cao, có nguồn gốc rõ ràng, mới nhất (có thể).
Tác giả lựa chọn, sắp xếp thông tin hợp lý, khoa học để phục vụ tốt nhất mục
đích nghiên cứu đặt ra. Đồng thời, tác giả so sánh, nhận xét sự khác nhau hay
tính mới trong các đề tài nghiên cứu trước đó. Kết quả sau khi thực hiện
phương pháp này là nội dung Chương 1 và Chương 2 của đề tài.
b/ Phương pháp chuyên gia:
- Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến, tư vấn của các chuyên gia, các
nhà quản lý trong lĩnh vực BVMT và kĩ thuật dầu khí. Nội dung tham khảo,
bao gồm: Điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ thực thi Quy chế và các quy
định liên quan từ các đơn vị, nhà thầu dầu khí và các chuyên gia; Lấy ý kiến
góp ý về Quy chế (dự thảo).


~6~

- Phương pháp chuyên gia có ưu điểm là kết quả mang tính thực tiễn cao. Kinh
nghiệm của các chuyên gia giúp tác giả xác định các khó khăn sẽ xuất hiện
trong quá trình thực hiện đề tài và hỗ trợ tác giả hồn thiện Quy chế.
- Hình thức sử dụng phương pháp này là tổ chức khảo sát, hội thảo, trao đổi,
phiếu lấy ý kiến, phiếu lấy thông tin…tại các đơn vị/nhà thầu dầu khí, cơ
quan quản lý và các cuộc hội thảo. Kết quả sau khi thực hiện phương pháp
này là nội dung Chương 3, Chương 4 và Quy chế (dự thảo) của Luận văn.
0.8.

Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI


a/ Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài là sự tổng hợp có khoa học từ yêu cầu thực tiễn, yêu cầu pháp lý
và thông lệ quốc tế. Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở tham khảo để ban
hành lại Quy chế và hình thành các VBPLMT đặc thù phù hợp với yêu cầu phát
triển của CNDKVN. Quy chế mới, sau khi được Bộ TNMT công bố trên cơ sở thẩm
định-hoàn thiện Quy chế (dự thảo) sẽ là một cẩm nang về BVMT trong CNDK, tạo
cơ sở pháp lý manh tính khoa học và khả thi khi áp dụng trong cơng tác BVMT của
các đơn vị/nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam.
b/ Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phần nào giải quyết được các vướng mắc và bất
cập hiện nay trong việc áp dụng các quy định về BVMT trong CNDKVN.
c/ Tính mới của Luận văn:
Đã chỉnh sửa, bổ sung nhiều quy định mang tính thực tiễn vào Quy chế dự thảo mà
nhiều quy định BVMT hiện nay (trong đó có Quy chế 1998) thể hiện nhiều bất cập
khi áp dụng vào CNDKVN. Hơn nữa, nhiệm vụ nghiên cứu hoàn thiện Quy chế
1998 đã mở đầu cho cơng tác rà sốt và cập nhật các VBPLMT đặc thù khác trong
thời gian tới.


~7~

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ
VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG CƠNG NGHIỆP
DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Chương này, tác giả đã tiến hành tìm kiếm, chọn lọc, tổng hợp, phân tích từ nhiều
tài liệu/văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam về BVMT trong CNDK. Do nội dung
phần này khá nhiều, để thuận tiện cho việc theo dõi tác giả chọn cách trình bày tổng
hợp. Nội dung trình bày trong Chương này gồm:
(1) Tổng quan các quy định về BVMT trong CNDK ở thế giới;

(2) Tổng quan các quy định về BVMT trong CNDK Việt Nam;
(3) So sánh một số quy định BVMT trong CNDK ở Việt Nam & các quốc gia.
1.1.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BVMT TRONG CNDK THẾ GIỚI

Các quy định BVMT ở mỗi quốc gia được thể hiện theo đặc thù hệ thống VBPL
hoặc quy định thành một luật riêng hoặc lồng ghép vào các luật liên quan như Luật
môi trường, Luật tài nguyên, Luật biển, Luật khoáng sản và khai thác mỏ,... Bên
cạnh đó, nhiều quốc gia đã tham gia hoặc cam kết thực hiện các Công ước, chuẩn
mực quốc tế. Do đó, việc trình bày các quy định về BVMT áp dụng trong CNDK
mang đặc thù của từng quốc gia.
Trong phạm vi Luận văn, tác giả chỉ khái quát một số quy định quốc tế (QĐQT)
liên quan theo từng lĩnh vực hoạt động dầu khí như:
- Tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí (KTDK) (Bảng 1.1);
- Chế biến DK (Bảng 1.2);
- Thu gom, vận chuyển và tàng trữ DK (Bảng 1.3);
- Điện khí (Bảng 1.4) và
- Dịch vụ kỹ thuật DK (Bảng 1.5);
Bảng 1. 1. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và KTDK
A. TRUNG QUỐC [2, 3, 4 & 5]

(1) Quy chế BVMT trong hoạt động thăm dò & KTDK biển được ban hành năm 1983
và sửa đổi năm 1985, 1999 và 2009. Nhìn chung, nội dung tương tự Quy chế 1998.


~8~

Quy chế này gồm 31 điều với các nội dung chính được tóm tắt như sau:
− Quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);

− Quy định về phòng ngừa sự cố khẩn cấp;
− Quy định về lắp đặt các thiết bị phịng ngừa ơ nhiễm môi trường;
− Quy định về thu gom và xử lý nước nhiễm dầu;
− Quy định về quản lý chất thải ngoài khơi;
− Quy định về hoạt động khảo sát địa chất có sử dụng vật liệu nổ;
− Quy định về báo cáo công tác BVMT;
− Quy định về thực hiện thanh- kiểm tra và quan trắc môi trường.

(2) Luật BVMT biển và các quy chế đi kèm như: Quy chế ngăn ngừa ơ nhiễm tàu biển
(được luật hóa từ các quy định của MARPOL 73/78) quy định về giới hạn thải của
nước thải nhiễm dầu từ tàu, Quy chế quản lý chất thải rắn ngoài khơi và tiêu chuẩn
thải của nước khai thác từ các cơng trình dầu khí biển.
B. MALAYSIA

(1) Luật Khai thác Dầu khí 2006 [6]: Luật gồm 14 phần, 27 điều và 02 phụ lục. Ở Điều
12 và Phụ lục 2 có quy định về BVMT chính như sau:
− Quy định về phòng chống cháy nổ trong khu vực khai thác.
− Quy định về vùng an toàn xung quanh cơng trình khai thác.
− Quy định về ĐTM trước khi khoan và khai thác.
− Quy định về thăm dò trong vùng nước ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy
sản, hàng hải, hoặc vùng bảo tồn biển.
− Quy định về đảm bảo an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho nhân viên.
− Quy định về báo cáo với các cơ quan quản lý địa phương hàng quý.

(2) Quy định về chất thải khoan ngoài biển [7]: Quy định thải về dung dịch khoan và
mùn khoan gốc nước, dung dịch khoan và mùn khoan gốc không nước.
C. THÁI LAN

(1) Ở Điều 6/Luật dầu khí của Thái Lan [8] có quy định về thiết lập vùng an tồn cho
các cơng trình dầu khí;


(2) Quy định thải bỏ nước khai thác thải và chất thải khoan ngoài biển [7, 9 &10]
D. AUSTRALIA

(1) Quy định về sử dụng và thải bỏ nước khai thác thải và chất thải khoan [7, 9 &10]
(2) Hướng dẫn về Thu dọn các cơng trình dầu khí ngồi khơi [11], trong đó có quy định
về BVMT và an toàn trong thu dọn.


~9~

E. NA UY

(1) Quy chế về An toàn, Sức khỏe Mơi trường (ATSKMT) trong các hoạt động dầu khí
biển & trên đất liền [12]. Quy chế này gồm 9 chương, 73 mục, quy định khá đầy đủ
về các yêu cầu QLMT trong thăm dò, khai thác, tháo dỡ & ứng phó sự cố mơi
trường. Đây cũng là một trong những tài liệu được tham khảo khi xây dựng Quy chế
1998 và các văn bản nội ngành dầu khí về sau (thông qua dự án hợp tác với Nauy).
F. CANADA

(1) Quy chế về quản lý chất thải (QLCT) khí-lỏng-rắn từ các cơng trình dầu khí 2007
[14 &15], 11 điều và 4 phụ lục, quy định QLCT trong các hoạt động thăm khoan,
hoàn thiện giếng, thử giếng, đường ống, vận chuyển và tàng trữ các sản phẩm lỏng,
các cơng trình khai thác và chế biến dầu khí.
G. ANH

(1) Hướng dẫn sử dụng các hóa chất ngồi khơi 1002, bổ sung 2011[16], tập trung vào
các hoạt động như: Khai thác, lưu chứa và chuyển tải dầu khí, khoan, đường ống
vận chuyển dầu khí, nghiệm thu và thu dọn cơng trình, bơm ép vỉa/nâng cao hệ số
thu hồi dầu, sửa-treo và hủy giếng, xử lý cặn dầu và các hóa chất tồn dư.


(2) Quy định thải bỏ chất thải, nước khai thác & chất thải khoan [7, 9 &10] theo hiệp
ước Châu Âu chung (Hội đồng Oslo và Paris - OSPAR).
H. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC):

(1) Hướng dẫn ATSKMT cho phát triển mỏ và khai thác dầu khí trên đất liền [17].
(2) Hướng dẫn ATSKMT cho phát triển mỏ và khai thác dầu khí biển [18].
Bộ hướng dẫn này quy định đầy đủ các quy định BVMT và các tiêu chuẩn thải về khílỏng-rắn liên quan đến hoạt động dầu khí.

Bảng 1. 2. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực chế biến DK
A. CƠ QUAN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOA KỲ (US EPA) [20]

(1) Các tiêu chuẩn cho: hệ thống ống xả kín, hệ thống kiểm sốt thiết bị, hệ thống thu
hồi hơi rò rỉ; yêu cầu hiệu quả đốt của các hệ thống đốt nhiên liệu, đuốc đốt và quy
định về kiểm tra, giám sát, sửa chữa các thiết bị dầu khí.
B. CANADA [14]

(1) Quy định về khí thải & nước thải từ nhà máy chế biến dầu khí (NM CBDK), bao
gồm tiêu chuẩn nước mưa chảy tràn nhiễm dầu từ NM CBDK.
C. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) [19]

(1) Quy định về BVMT trong hoạt động lọc hóa dầu, bao gồm các tiêu chuẩn thải về
khí thải, nước thải và chất thải rắn.


~ 10 ~

(2) Tương tự với các quy định về BVMT trong hoạt động sản xuất Amoniac và Urê và
sản xuất sợi tổng hợp từ dầu mỏ.


Bảng 1. 3. Tóm tắt một số QĐQT trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tàng
trữ DK
Đối với các quy định về BVMT liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển và tàng trữ
dầu khí, các nước trên thế giới thường khơng quy định riêng mà lồng ghép chung vào các
quy định cho hoạt động dầu khí. Do đó, trong phần này, tác giả chỉ đã chiết-lọc các quy
định từ các quy định chung cho các hoạt động dầu khí khác.
A. AUSTRALIA

(1) Quy chế BVMT cho đường ống dầu khí ngồi khơi năm 2001 [21], gồm 9 phần và 4
mục với các quy định được trình bày theo từng giai đoạn: thiết kế và tiền xây dựng,
xây dưng và vận hành, thu dọn đường ống.
B. CANADA [14]

(1) Quy định về khí thải và nước thải khi xây dựng và vận hành đường ống dẫn dầu khí,
bao gồm giới hạn thải nước thử thủy lực đường ống dầu khí.
C. ANH

(1) Hướng dẫn BVMT cho các cơng trình phân phối dầu khí 2006 [22] của Viện Năng
lượng London, các quy định QLMT trong các giai đoạn thiết kế, nghiệm thu, vận
hành, nạp liệu vào bồn chứa, vận chuyển, hoạt động lấy mẫu, làm sạch bồn,…

Bảng 1. 4. Tóm tắt một số QĐQT về cơng nghiệp điện khí
Điện khí được xét gồm các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên, khí đồng hành & các sản
phẩm khí làm nhiên liệu chính để phát điện và các cơng trình phụ trợ của các nhà máy này.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động cơng nghiệp điện
khí của các quốc gia trên thế giới (cả Việt Nam) cho đến nay vẫn còn rất hạn chế. Hầu như
đây được xem như một bộ phận của ngành công nghiệp (hay công nghiệp Điện). Do đó,
các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ áp dụng các yêu cầu, quy định
BVMT chung của mỗi nước. Do đó, một số quy định chung cho ngành điện như sau:
A. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) & NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)


(1) Hướng dẫn ATSKMT trong sản xuất điện, bao gồm giới hạn thải của khí thải từ ống
khói nhà máy điện, độ ồn cho phép, nước thải từ các khu vực công nghệ, nước mưa
chảy tràn [23 & 24].
B. TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)

(1) Tiêu chuẩn thải của nước thải sinh hoạt.


×