Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Luận văn tốt nghiệp cách tân nghệ thuật thơ haiku từ matsuo basho đến masaoka shiki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÂM MINH TRÍ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU TỪ
MATSUO BASHO ĐẾN MASAOKA SHIKI

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

LÂM MINH TRÍ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU TỪ
MATSUO BASHO ĐẾN MASAOKA SHIKI

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã ngành: 52220320
Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Bích Nhã Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức làm
nền tảng cho tôi trong việc thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu
– người đã chỉ dạy những bước đầu và mang đến niềm say mê thơ haiku cho tôi.
Cảm ơn Th.S Nguyễn Bích Nhã Trúc đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các tác giả, nhà nghiên cứu đã mang đến nguồn tài liệu tham khảo
q giá, góp phần hồn thiện hơn những cơ sở lý luận trong luận văn.
Và cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên, ủng hộ tinh thần
cho tơi hồn thành tốt luận văn.
Tp.HCM ngày 10 tháng 4 năm 2018
Lâm Minh Trí


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Cách tân nghệ thuật thơ haiku từ Matsuo Basho
đến Masaoka Shiki là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn khoa
học của Th.S Nguyễn Bích Nhã Trúc. Luận văn khơng có sự trùng lấp hay sao
chép bất kì cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác.
Tác giả luận văn
Lâm Minh Trí


i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: THƠ HAIKU TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA NHẬT BẢN .... 11
1.1. Quá trình hình thành và phát triển thơ haiku 俳句 .................................... 11
1.1.1. Khởi nguồn từ waka 和歌.................................................................... 11
1.1.2. Từ renga 連歌 đến haikai 徘徊 ........................................................... 16
1.1.3. Từ haikai 徘徊 đến haiku 俳句 ........................................................... 19
1.1.4. Một số đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của haiku ................................. 21
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng và xu hướng cách tân thơ haiku ....................... 23
1.2.1. Ảnh hưởng của sự tiếp thu văn hóa phương Tây dưới thời Meiji ....... 24
1.2.2. Chiến tranh và sự phát triển của các thể loại văn học trong thời kì mới
........................................................................................................................ 26
1.2.3. Các xu hướng cách tân thơ haiku......................................................... 27
1.3. Các phạm trù mĩ học trong thơ haiku ........................................................ 29


ii
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức thẩm mĩ Nhật Bản . 29
1.3.2. Mĩ học Thiền – nền tảng của các cảm thức thẩm mĩ trong thơ haiku . 32
1.3.3. Một số cảm thức thẩm mĩ cơ bản trong thơ haiku ............................... 36
1.3.3.1. Ý thức về vẻ đẹp huyền bí, tâm linh (aware 哀れ, wabi 詫び, sabi
寂, yugen 幽玄) .......................................................................................... 37
1.3.3.2. Ý thức về vẻ đẹp tinh tế, cô đọng (karumi 軽み, yojo 余情, okashimi
おかしみ, shibusa 渋さ) ............................................................................ 44

TIỂU KẾT 1 ......................................................................................................... 52
CHƯƠNG 2: CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU THỜI BASHO ........ 54
2.1. Những chuyển biến và định hướng hình thành nghệ thuật thơ haiku trước
Basho ................................................................................................................. 54
2.1.1. Xây dựng nền móng và phát triển thơ haiku ....................................... 54
2.1.1.1. Phái Teimon với xu hướng bảo thủ, tri thức ................................. 54
2.1.1.2. Phái Danrin với xu hướng tinh tế, phóng khống ......................... 56
2.1.2. Xây dựng nghệ thuật sơ khai và định hình cách viết thơ haiku .......... 59
2.2. Basho và những chặng đường đi tìm nghệ thuật thơ haiku ....................... 60
2.2.1. Tiếp biến và khám phá kĩ thuật mới cho thơ haiku ............................. 61
2.2.1.1. Bước đầu học hỏi và tập tành làm thơ haiku ................................. 61
2.2.1.2. Quá trình nghiên cứu và khám phá kĩ thuật mới ........................... 64
2.2.2. Hình thành phong cách riêng, đưa haiku lên đỉnh cao nghệ thuật ...... 68
2.2.2.1. Các định hướng cho phong cách mới ............................................ 68


iii
2.2.2.2. Nghệ thuật thơ haiku đạt đến đỉnh cao .......................................... 73
2.2.3. Phong cách thơ haiku thực tại, tinh tế ................................................. 78
2.2.3.1. Haiku mang đậm tính triết lý sâu sắc ............................................ 79
2.2.3.2. Lối viết nhẹ nhàng, thanh thoát ..................................................... 81
2.3. Phong cách nghệ thuật thơ haiku sau Basho.............................................. 85
2.3.1. Khuynh hướng thoái trào của thơ haiku .............................................. 85
2.3.2. Giai đoạn phục hưng thơ haiku và các trào lưu đổi mới ..................... 86
2.3.2.1. Các xu hướng mới hình thành trên nền tảng Basho ...................... 86
2.3.2.2. Xu hướng phát triển haiku duy mĩ ................................................. 89
2.3.2.3. Xu hướng “phi haiku”.................................................................... 94
TIỂU KẾT 2 ......................................................................................................... 98
CHƯƠNG 3: CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU THỜI SHIKI ........... 99
3.1. Công cuộc cải cách thơ haiku thời Meiji ................................................... 99

3.1.1. Sự khuôn mẫu trong việc làm thơ haiku - nguyên nhân dẫn đến suy thoái
........................................................................................................................ 99
3.1.1.1. Sự bảo trợ của chính phủ và những hệ lụy .................................... 99
3.1.1.2. Lệ thơ tsukinami 月並 – lối sáo mòn của haiku hiện đại ............ 101
3.1.2. Những khuynh hướng thay đổi đưa haiku khỏi biến động ................ 103
3.1.2.1. Giữ vững “Nhật Bản tính” trong thơ haiku ................................. 104
3.1.2.2. Đáp ứng tình hình và nhu cầu xã hội ........................................... 105
3.1.2.3. Cách tân toàn diện về mọi mặt .................................................... 106


iv
3.2. Shiki với cuộc cách tân thơ haiku hiện đại .............................................. 107
3.2.1. Bước đầu cho những cải cách thơ haiku hiện đại .............................. 108
3.2.1.1. Báo chí – phương tiện cách tân hồn hảo .................................... 108
3.2.1.2. Phê bình lối viết haiku truyền thống............................................ 111
3.2.2. Bước tiến vượt bậc trong cách tân nghệ thuật thơ haiku ................... 114
3.2.2.1. Khuynh hướng tả sinh và những bước tiến mới .......................... 114
3.2.2.2. Đỉnh cao của “haiku dư từ” ......................................................... 119
3.2.2.3. Thay đổi quan niệm về kigo ........................................................ 121
3.3. Thơ haiku sau Shiki và những biến đổi về nghệ thuật............................. 125
3.3.1. Thơ haiku thời Taisho ........................................................................ 125
3.3.1.1. Khuynh hướng haiku tượng trưng ............................................... 125
3.3.1.2. Khuynh hướng haiku phúng vịnh ................................................ 128
3.3.2. Thơ haiku tiền – hậu chiến ................................................................ 130
3.3.2.1. Sự biến động về quan điểm nghệ thuật ....................................... 131
3.3.2.2. Thơ haiku sau 1945 – nghệ thuật của thời đại mới ..................... 133
TIỂU KẾT 3 ....................................................................................................... 136
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 140
PHỤ LỤC 1: ....................................................................................................... 146

PHỤ LỤC 2: ....................................................................................................... 149


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến văn học Nhật Bản, không thể không nhắc đến thơ haiku. Haiku linh hồn của thơ ca Nhật Bản, là thể thơ hình thành và phát triển xuyên suốt các
chặng đường văn học của xứ Phù Tang. Haiku đẹp như cánh hoa anh đào, trầm
lắng như tiếng chim cu, thanh khiết như tuyết trắng,... và là con thuyền chuyên
chở văn hóa Nhật Bản đi khắp thế giới. Với lịch sử hình thành hơn 400 năm và
hơn 100 năm phát tán theo làn gió văn học đi khắp nơi, thơ haiku trở thành vấn đề
hấp dẫn dành cho các nhà nghiên cứu, học giả, lý luận và phê bình khơng chỉ ở
Nhật Bản mà cịn nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
“Nhỏ nhoi là vậy, thơ haiku vẫn có thể chứa đựng ba nghìn thế giới.
Như một thiền ngơn xưa, trong hạt cải nhỏ xíu bao hàm cả nhật nguyệt, trên
đầu sợi lông dồn tụ cả càn khôn” [9; 6].
Haiku như một ẩn số vô tận, nghiên cứu thơ haiku là con đường dài khơng
có điểm kết. Thơ haiku mang con người đến với cái đẹp, đưa ta tìm về với bản thể
uyên nguyên. Như một sự mê hoặc đến lạ kì, haiku cuốn hút nhiều người đến với
nó vì “những tn chảy trong vỏ ốc nhỏ ấy là tiếng vọng của đại dương tình yêu
và đại dương thiên nhiên, nghĩa là của trái tim vô hạn và của bốn mùa vô tận xứ”
[9; 6].
Ở Việt Nam, tuy chỉ mới được du nhập vào khoảng nửa cuối thế kỉ XX
nhưng thơ haiku cũng đã khẳng định vị trí của mình trong phong trào tiếp nhận
văn học nước ngồi. Thơ haiku dần được đưa vào giảng dạy ở chương trình đại
học, chuyên ngành Văn học, tiếp theo là cấp Trung học phổ thơng, điều đó khiến
nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về thơ haiku trở nên cấp thiết. Khơng
những vậy, thơ haiku từ khi hình thành đến nay trải qua khá nhiều giai đoạn cách



2
tân sửa đổi để có một diện mạo như hiện tại. Như vậy, nghiên cứu haiku không
đơn thuần là nghiên cứu một tác giả hay một vấn đề riêng biệt mà cần phải nghiên
cứu cả q trình. Từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu, dịch thuật thơ haiku ra đời,
nhưng dường như các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa đi sâu tìm hiểu vấn
đề cách tân của thơ haiku từ khởi nguyên cho đến hiện đại, chủ yếu tập trung vào
đặc điểm, tác giả, thể loại mà chưa chỉ rõ được điểm mới qua từng thời kì phát
triển của thơ haiku.
Những ngun nhân đó đã thơi thúc chúng tơi đi đến quyết định nghiên cứu
và tìm hiểu chặng đường phát triển thơ haiku, góp phần làm rõ hơn những đặc
điểm cách tân từ cổ điển đến hiện đại của thơ haiku qua đề tài Cách tân nghệ
thuật thơ haiku từ Matsuo Basho đến Masaoka Shiki. Với đề tài này, chúng tơi
hy vọng có thể làm rõ được một số đặc điểm cách tân nghệ thuật trong thế giới thơ
haiku bí ẩn mà nhiều gợi mở, cịn nhiều mới mẻ ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã trình bày, nghiên cứu haiku là mảnh đất hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, dịch thuật thơ haiku trên thế giới và cả Việt
Nam.
Cơng trình nghiên cứu sớm nhất ở phương Tây về văn học Nhật Bản có thể
kể đến là W.G. Aston với A History of Japanese Literature (Lịch sử văn học Nhật
Bản, 1899). Cơng trình này đã khái qt tồn bộ tiến trình văn học Nhật Bản, trong
đó có sự hình thành và phát triển của thơ haiku. Đến Basil Hall Chamberlain, thơ
ca Nhật Bản được nghiên cứu với hàng loạt cơng trình đáng giá, trong đó nổi bật
là phần nghiên cứu: Basho and the Japanese Poetical Epigram (Basho và Thơ trữ
tình Nhật Bản, 1902) cơng trình đã đề cập đến tác giả Basho và phong cách thơ ca


3
của ơng trên thi đàn Nhật Bản, trong đó tác giả nhấn mạnh Basho như người gieo

mầm để haiku bắt đầu nảy nở thành hoa thơm cỏ lạ.
Thơ haiku dần được quan tâm hơn, ngày càng nhiều cơng trình nghiên cứu
hướng vào tứ trụ haiku ra đời ở phương Tây như: An Introduction to Haiku: An
Anthology of Poems from Basho to Shiki (Giới thiệu thơ haiku: Hợp tuyển thơ từ
Basho đến Shiki, 1958) của Harold G. Henderson đã làm rõ những đặc trưng cơ
bản của từng tác giả qua các bài haiku, từ đó làm nổi bật phong cách của tứ trụ
haiku: Basho, Buson, Issa và Shiki.
Những cơng trình nghiên cứu độc lập về tác giả xuất hiện nhiều hơn, nghiên
cứu dưới góc độ chuyên sâu hơn như: Masaoka Shiki: His Life and Works
(Masaoka Shiki: cuộc đời và tác phẩm, 2002) khẳng định xu hướng hiện đại hóa
thơ haiku cổ điển đến thơ haiku hiện đại, cho thấy nhiều đặc điểm cách tân mới
trong thơ haiku của Shiki.
Việt Nam cũng ảnh hưởng trào lưu nghiên cứu văn học Nhật Bản đặc biệt
là thơ haiku một cách mạnh mẽ. Từ trước năm 1945, một số nhà thơ, nhà tri thức
đã có những bước manh nha tiếp xúc với thơ haiku như Vũ Hồng Chương, Hàn
Mạc Tử, Nguyễn Tường Minh, Ngơ Văn Tao,... Sự phát triển của nền văn hóa,
học thuật miền Nam lúc bấy giờ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và tiền đề thúc
đẩy quá trình dịch thuật, giới thiệu tinh hoa văn học, văn hóa nước ngồi, trong đó
có văn học Nhật Bản. Sớm nhất, phải kể đến một số bài dịch thơ haiku của Hàn
Mạc Tử trong bài viết Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hóa (1936) đăng trên
báo Sài Gịn. Tuệ Sĩ, Nguyễn Tường Minh dịch thơ haiku từ tiếng Anh của H.G.
Henderson sang tiếng Việt như: Hòa ca (nhiều tác giả) (1971), Luyến ca (nhiều
tác giả) (1972), Bản dịch của Nguyễn Tường Minh, Sài Gịn Sơng Thao.


4
Sau năm 1975, văn học Nhật Bản nói chung và thơ haiku nói riêng càng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến văn đàn Việt Nam. Người tiên phong đưa văn học Nhật Bản
về Việt Nam có thể kể đến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu. Các cơng trình, tham luận,
bài viết về haiku trên nhiều khía cạnh ra đời, góp phần làm rõ nguồn gốc, đặc trưng

của thơ haiku, mang thơ haiku đến gần hơn với người Việt. Cụm cơng trình tiêu
biểu của Nhật Chiêu có thể kể đến như: Basho và thơ haiku (1994). Cơng trình
này được viết một cách cơ đọng, tập trung vào tác giả Basho và tuyển dịch 119 bài
thơ của Basho theo bốn mùa. Đây có thể xem là nguồn tư liệu đầu tiên về tác giả
Basho ở Việt Nam. Tiếp đó là các cơng trình: Nhật Bản trong chiếc gương soi
(1997), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản - Từ khởi thủy đến năm 1868
(2003) đã giới thiệu văn học Nhật Bản trên phương diện các thể loại: thơ ca, văn
xuôi, kịch No,... Đặc biệt, Ba nghìn thế giới thơm (2007) có lẽ là cơng trình tồn
vẹn nhất mà Nhật Chiêu đã cho thấy thơ ca Nhật Bản, đặc biệt là thơ haiku “khơng
hồnh tráng thênh thang như đại lộ thơ của nhiều xứ khác [...] khơng tiêu đề,
khơng đối, khơng vần, khơng cầu kì” [9; 9] và “haiku trao tặng cho ta một niềm
vui lặng lẽ, như một làn hương nhẹ bay đi” [9; 9].
Đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc nghiên cứu văn học Nhật Bản
ở Việt Nam là cơng trình Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản (2011) của Nguyễn
Nam Trân. Với kiến thức và sự am hiểu về Nhật Bản, Nguyễn Nam Trân cho ra
mắt cơng trình này như một sự tổng hợp, đúc kết tồn bộ tiến trình lịch sử văn học
Nhật Bản. Riêng về thơ haiku Nguyễn Nam Trân dành đến hai chương để phác
họa rõ nét tiến trình hình thành và phát triển từ sơ khởi đến hiện đại. Ở chương
XIII: Hành trình từ haikai đến haiku cổ điển, ông đã khái quát lịch sử thơ haiku
bằng các chặng khác nhau: haikai trước Basho, phong cách Basho, haikai sau
Basho, mối quan hệ giữa Thiền và haiku, kĩ thuật viết haiku cổ điển,... Đến chương


5
XXVI: Haiku cách tân và haiku tiền vệ, Nguyễn Nam Trân đã cho thấy sự ảnh
hưởng của phong trào cách tân thơ ca tác động đến sự đổi mới và sự xuất hiện
haiku hiện đại mà tiêu biểu là tác giả Masaoka Shiki với các đề xuất cách tân thơ
haiku. Trong cơng trình này, Nguyễn Nam Trân cũng đã dẫn ra những bài haiku
được chọn lọc kỹ lưỡng để minh họa cho các đặc trưng phát triển lịch sử của thơ
haiku, đó là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng để dễ dàng tiếp cận thơ haiku theo

hướng chuyển ngữ.
Trên phương diện dịch thuật, có các cơng trình dịch thuật được xuất bản
như: Lê Tiến Dũng với bản dịch Hài cú nhập môn của Harold G. Henderson (2000).
Tác giả cũng đã đề cập đến nghệ thuật “renso – liên tưởng”, đến nguyên tắc sử
dụng “kigo”, “nguyên lí đối chiếu nội tại” trong thơ haiku. Vĩnh Sính với cuốn:
Dịch thuật và Khảo cứu – Matsuo Basho và Lối lên miền Oku (2001) là cơng trình
nghiên cứu về tác phẩm Oku no hosomichi của Basho trong đó có hợp tuyển số
lượng lớn thơ haiku của Basho trong chuyến du hành về miền Đông Bắc. Gần đây
nhất là quyển Matsuo Basho - Bậc đại sư thơ haiku (2016) của Ueda Makoto - một
trong những cơng trình nghiên cứu có chất lượng cao về thơ haiku ở Nhật, do
Nguyễn Nam Trân biên dịch và chú thích. Tác phẩm này là tài liệu quan trọng,
cung cấp cho độc giả và người yêu thơ haiku ở Việt Nam một cái nhìn khái quát
và chân thực về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Basho, phần nào chỉ rõ những
chặng đường đi tìm phong cách nghệ thuật haiku của đại thi hào Nhật Bản. Bên
cạnh đó, tác phẩm còn cho thấy được tài năng tổng hợp của Basho ở các lĩnh vực:
sáng tác thơ haiku, haibun, bình thơ haiku, lý luận sáng tác haiku,...
Ngồi các cơng trình kể trên, thơ haiku còn được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu chuyên sâu trong các luận văn, luận án trên các bậc học và nghiên cứu ở Việt
Nam. Những công trình khoa học này đã góp phần định hướng chi tiết hơn cho


6
việc nghiên cứu thơ haiku. Với cơng trình Ý thức thẩm mỹ Nhật Bản trong thơ
haiku (2010), Nguyễn Thị Lam Anh đã làm rõ ý thức thẩm mỹ của người Nhật
Bản thơng qua thể thơ truyền thống này, “từ đó tìm hiểu và trình bày chi tiết những
đặc trưng quan trọng nhất của ý thức thẩm mỹ Nhật Bản trên cơ sở khảo sát, phân
tích thơ haiku” [1; 6]. Tiếp đó là luận án Tiến sĩ Ngữ văn Thơ haiku Nhật Bản:
Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại (2013) của Nguyễn Vũ Quỳnh Như, đã bao
quát quá trình hình thành và phát triển của thơ haiku, đặc biệt là những tác động
của haiku ra thế giới, tập trung qua hai hướng tiếp nhận là phương Tây và Việt

Nam. Bên cạnh đó, luận án cịn đề cập khá kĩ đến đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật cũng như đặc trưng thể loại của thơ haiku. Qua đó, ta thấy rõ hơn phần nào
diện mạo thể thơ mới được du nhập vào Việt Nam, trong hơn bốn mươi năm đã
có những thành tựu đột phá như vậy. Ngồi ra, còn nhiều luận văn tốt nghiệp đại
học và luận văn thạc sĩ có hướng nghiên cứu thơ haiku trên phương diện so sánh
đối chiếu với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần như Thơ Thiền Việt Nam thời Lý
–Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản (2008) của Tăng Kim Huệ, với thơ
Đường Trung Quốc như Đạm trong tuyệt cú của Vương Duy và Wabi trong thơ
haiku của Basho (2009) của Nguyễn Diệu Minh Chân Như.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách, luận văn, luận án vừa
nêu, cịn có rất nhiều các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
cũng đề cập đến hướng nghiên cứu thơ haiku Nhật Bản. Bài viết Một số đặc điểm
nghệ thuật của thơ haiku Nhật Bản (2002), Thơ haiku Nhật Bản viết về mùa xuân
(2004) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Bắc Á của Hà Văn Lưỡng.
Đoàn Lê Giang với So sánh quan niệm văn học trong văn học cổ điển Việt Nam
và Nhật Bản đăng trên Tạp chí Văn học số 9 – 1997, Basho – Nguyễn Trãi –
Nguyễn Du, những tâm hồn thơ đồng điệu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học


7
số 6 – 2003 cùng nhiều tài liệu giảng dạy khác. Tác giả Nguyễn Vũ Quỳnh Như
là nhà nghiên cứu chuyên sâu về thơ haiku, hội viên Hiệp hội thơ haiku thế giới,
cũng đã có những bài viết như Masaoka Shiki và haiku cận đại (2010) đăng trên
tạp chí Nghiên cứu văn học số 07-2010. Tiếp đó là Ngơn ngữ thơ haiku (2010)
đăng trên Tạp chí Đại học Sài Gịn, số chuyên đề Bình Luận văn học – Niên giám.
Tuy số lượng các cơng trình, bài nghiên cứu, dịch thuật khá nhiều nhưng
theo sự tổng hợp của chúng tôi, các tư liệu cịn manh mún về đề tài, chưa xốy sâu
vào các khía cạnh nên việc nghiên cứu thơ haiku vẫn cịn nhiều bất cập và thiếu
sót. Trước thực tế này, thiết nghĩ cần có những bài nghiên cứu tập trung hơn vào
những vấn đề cịn thiếu sót, chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng như “tiến trình phát

triển, cách tân thơ haiku ở Nhật”. Đó là một trong những vấn đề cấp thiết cần được
nghiên cứu, để thơ haiku có thể phát triển ở Việt Nam đúng hướng hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung là rõ về nguồn gốc hình thành thơ haiku, từ đó tìm hiểu
những biến chuyển, thay đổi qua từng thời kì phát triển của haiku. Nghiên cứu và
nhìn nhận lại sự nghiệp, phong cách sáng tác, giá trị nghệ thuật trong thơ haiku
của các tác gia tiêu biểu, cho thấy những đóng góp vào sự cách tân nghệ thuật thơ
haiku từ cổ điển đến hiện đại.
Phần nào hệ thống hóa lại các tư liệu nghiên cứu về thơ haiku, khắc phục
những thiếu sót và bổ sung những quan điểm về sự đổi mới qua từng thời kì của
thơ haiku. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật và tư duy nghệ thuật đặc biệt là các phạm
trù về mĩ học trong các bài thơ haiku tiêu biểu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn hướng đến là thơ haiku Nhật bản từ cổ điển đến hiện
đại, bên cạnh đó chú ý đặc biệt đến thời kì hình thành và giai đoạn chuyển tiếp của


8
haiku. Xoay quanh vai trò đặc biệt của ba nhà thơ là Matsuo Basho, Yosa Buson
và Kobayashi Issa vào việc phát triển và “trùng tu” haiku cổ điển. Tiếp đó là tìm
hiểu về haiku cận hiện đại với cơng cuộc cải cách thơ haiku thời Meiji sau khi
Maosaka Shiki lên tiếng phê bình haiku thời trước. Ngồi ra luận văn còn chú ý
đến thơ haiku sau Shiki với các khuynh hướng haiku thời Taisho, Showa.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghệ thuật thơ haiku từ trước
thời Matsuo Basho đến những năm 1980. Thông qua các tuyển thơ nổi tiếng của
tứ trụ haiku là Basho, Buson, Issa, Shiki và các nhà thơ hiện đại có đóng góp trong
quá trình phát triển nghệ thuật thơ haiku để làm rõ đề tài. Tuy nhiên do giới hạn
về tài liệu gốc, số lượng thơ haiku lớn nên chúng tôi chỉ xoay quanh một số bài
thơ tiêu biểu của các nhà thơ kể trên mà khơng khảo sát hết tồn bộ sự nghiệp sáng
tác của họ. Thêm vào đó là tham khảo các cơng trình nghiên cứu haiku ở Việt Nam,

các nước phương Tây,... Ở luận văn này, chúng tôi không chú trọng làm rõ sự khác
biệt cũng như tương đồng của thơ haiku với thơ ca của các nước phương Đơng.
5. Đóng góp của luận văn
Khi thực hiện luận văn này, chúng tơi mong muốn hướng đến những đóng
góp sau:
Đóng góp một góc nhìn, hướng tiếp cận vấn đề cách tân nghệ thuật thơ
haiku qua các thời kì, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ haiku đối
với văn học Nhật Bản cũng như đối với sự tiếp nhận haiku trên thế giới.
Cơng trình có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên
trong quá trình học tập, nghiên cứu văn học Nhật Bản, đặc biệt là thể loại thơ haiku
ở Việt Nam.


9
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội, được sử dụng ở Chương 1, xem
haiku như một hiện tượng văn học được hình thành và phát triển gắn chặt với
những biến động, những nhân tố lịch sử - xã hội Nhật Bản.
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học, được sử dụng ở Chương 2 và Chương
3, để nghiên cứu về thi pháp thơ haiku. Hệ thống các cấu tạo nghệ thuật của thơ
haiku qua việc tiếp cận tác giả, tác phẩm (nguyên văn và bản dịch) từ đó làm rõ
hơn thi pháp thơ haiku và cho thấy sự đổi mới nghệ thuật.
Ngoài những phương pháp nêu trên, trong luận văn chúng tơi cịn sử dụng
các phương pháp như: nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa, phân tích và tổng
hợp để đưa ra những nhận định chính xác và có giá trị trong việc nghiên cứu sự
cách tân nghệ thuật thơ haiku Nhật Bản.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (6
trang), luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Thơ haiku trong dòng chảy thơ ca Nhật Bản (gồm 43 trang).
Ở chương 1, chúng tơi trình bày khái qt về q trình hình thành, các đặc
trưng cơ bản của thơ haiku. Khai thác các khía cạnh nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình cách tân và những xu hướng cách tân tiêu biểu. Ngồi ra, chúng tơi cịn dành
một mục để nói về các cảm thức thẩm mĩ, đặc biệt là mĩ học Thiền và hướng phát
sinh các cảm thức khác. Chung quy lại, chúng tôi muốn tạo nền tảng cơn bản làm
tiền đề để phát triển nghiên cứu về quá trình cách tân nghệ thuật thơ haiku sau này.
Chương 2: Cách tân nghệ thuật thơ haiku thời Basho (gồm 45 trang).


10
Nội dung trọng tâm của chương 2 tập trung vào việc phân tích và tìm ra
những điểm đổi mới của thơ haiku thời kì trước và sau Basho. Chúng tơi chọn mốc
Basho vì nhiều lí do khách quan và mang tính khoa học, thời Basho mà đặc biệt là
Basho là người đầu tiên khẳng định vị thế của haiku như một hình thức nghệ thuật
có giá trị cao. Trong chương này chúng tôi đi sâu vào chặng đường phát triển haiku
cổ điển, cho thấy sự cách tân từ ban đầu của thể thơ này. Qua đó làm cơ sở để phân
tích sự thay đổi qua từng thời kì và đối sánh với thơ haiku thời hiện đại.
Chương 3: Cách tân nghệ thuật thơ haiku thời Shiki (gồm 38 trang).
Chương 3 là chương tập trung vào các biến đổi mới mẻ, đa dạng của nghệ
thuật thơ haiku sau cuộc cải cách vĩ đại của Shiki. Tập trung phân tích những
phương diện nghệ thuật đặc sắc nhất như ngôn ngữ, quan niệm về quý ngữ, và
hướng vận dụng các chủ nghĩa tả sinh, tả thực từ văn học phương Tây. Có thể nói,
thơ haiku phát triển về nghệ thuật chưa có thời kì nào bằng thời kì này. Ngồi ra,
cịn cho thấy chặng đường phát triển mới của thơ haiku sau chiến tranh, nghệ thuật
thơ haiku trở thành nghệ thuật của thời đại mới.
Ngồi ra, luận văn cịn có Phụ lục 1: Hệ thống một số thuật ngữ (3 trang),
Phụ lục 2: Tuyển thơ haiku, gồm 362 bài thơ haiku (56 trang).



11
CHƯƠNG 1: THƠ HAIKU TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA NHẬT BẢN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển thơ haiku 俳句
Nhật Bản là xứ sở của cái đẹp, và như thế có nghĩa là xứ sở của thi ca, của
ca đạo” [9; 5]. Thật vậy, ngay từ tác phẩm Manyoshu 万葉集 (Vạn Diệp Tập) ta
đã thấy được sự quy tụ của các nhà thơ nổi tiếng và cả những tâm hồn thơ ca không
tên tuổi khắp xứ Phù Tang, cũng như cách người Nhật trân trọng và bảo lưu kho
tàng thơ ca của mình. Thơ ca từ đó như những chiếc lá đâm chồi trên xứ sở Phù
Tang.
“Thơ ca mọc lên từ trái tim con người và lời thơ trở thành vô số lá cành.
Trong cuộc đời biết bao nhiêu điều làm con người xao xuyến xúc động, họ tìm
cách thể hiện cảm xúc của mình qua những hình ảnh mà họ nghe thấy. [...] Vì
nhận ra sự thật là mọi sinh vật đều phát tiết thơ ca. Chính thơ ca đã làm chuyển
động đất trời, ngay cả quỷ thần vơ hình cũng phải xuyến xao” [7; 70]. Có thể thấy
người Nhật Bản yêu quý thơ ca đến chừng nào. Khởi nguyên của thơ ca Nhật Bản
là những vần thơ 31 âm tiết, gọi là waka 和歌. Nhưng không dừng ở bài thơ với
31 âm tiết đó, người Nhật dần rút gọn trên nền waka chỉ còn lại 17 tiết gọi là haiku
俳句. Haiku được ngắt theo nhịp 5 – 7 – 5, từ đó đến nay, giữ một vị trí quan trọng
trong nền thơ ca Nhật Bản. Theo thời gian, thơ haiku dần được phát triển và hồn
thiện, hịa mình vào dịng chảy thơ ca Nhật Bản, đánh dấu một khởi nguồn và bao
sự biến đổi qua năm tháng, trở thành thể thơ ngắn nhất thế giới. Và “muốn hiểu
một cách ngọn ngành về Nhật Bản từ các phương diện: Vật chất, Đạo đức, Mỹ
học, Triết học, thì phải thể vi được “chiếc chìa khóa” Hài cú” [12; 208].
1.1.1. Khởi nguồn từ waka 和歌
Khi nhắc đến thơ ca Nhật Bản, người ta thường chỉ nhớ đến thơ haiku, mà
quên đi một thể thơ khởi nguồn cho thơ ca Phù Tang đó là waka (hịa ca). Nếu


12
khơng hiểu waka, chúng ta khó mà hiểu được thơ haiku và các thể loại khác. Vì

từ thời cổ đại waka đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền thơ ca cổ điển Nhật
Bản. Minh chứng cho điều đó là việc hàng loạt tập thơ kinh điển của văn học Nhật
Bản đều được viết bằng thể waka như Manyoshu gồm hơn 4500 bài thơ trong 20
quyển, trong đó có khoảng 4207 bài là tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka.
Waka được hình thành trên hai cơ sở là ca dao cổ đại và Hán thi. Ca dao cổ
đại được ghi nhận trong một số tác phẩm như Kojiki 古事記 (Cổ sự ký), Fudoki
風土記 (Phong thổ ký), Nihon shoki 日本書紀,... Khi quốc gia được hình thành
thì ca dao cổ cũng thay đổi: thứ nhất do sự hưng thịnh của tầng lớp quý tộc, thứ
hai là tổ chức xã hội lấy đô thị làm trung tâm, nên ca dao mất dần tính chất tập thể
và mang màu sắc chủ thể cá nhân hơn. Từ đó, ca dao cổ đại chuyển dần từ o-uta
大歌 (đại ca) với hình thức 6 – 8 sang hình thức 5 – 7 và sau này gọi là thơ waka.
Waka thường được sử dụng trong các buổi tế lễ, cầu mùa và dâng cúng thần linh
ở các đền. Người Nhật Bản cổ đại thường hay tổ chức các buổi họp mặt, tiệc ăn
uống, ca múa trên núi hay bãi biển vào mùa xuân hoặc mùa thu (những mùa có
khí hậu mát mẻ và trong lành), hình thức này gọi là utagaki うたがき. Utagaki là
thời gian để cho con người gần nhau bộc lộ tình cảm, là cơ hội để nam nữ gặp gỡ,
tìm người yêu. Bởi vậy, thơ waka lúc này mang tâm sự tình yêu mãnh liệt của con
người. Waka có bốn thể loại chính là katauta 片歌 gồm 5 – 7 – 5 âm hoặc 5 – 7 –
7 âm. Sendoka 船頭歌 là cặp thơ katauta gồm 5 – 7 - 7 âm và 5 – 7 – 7 âm, đây
là thể thơ ít thơng dụng hơn cả trong thời Nara. Choka 長歌 luân phiên các khổ
thơ 5 – 7 – 7 âm và 5 – 7 – 5 âm với độ dài không giới hạn có khi dài đến 150
dịng, thường viết về đề tài truyện cổ, gian khổ chiến trường, nhưng bên cạnh đó
nó cũng đạt được những vẻ đẹp tráng lệ. Thể loại cuối là tanka 短歌(đoản ca) gồm


13
5 – 7 – 5 – 7 – 7 âm, tanka hiếm khi thể hiện những cảm xúc dữ dội như sự uất
hận, cuồng nộ, kinh hoàng mà thiên về tình u, sự nhẹ nhàng, trữ tình và giàu
“nữ tính”. Đa phần trong thơ waka thì thể tanka chiếm số lượng bài nhiều nhất nên
người ta vẫn hay gọi waka là tanka là như vậy. Một bài tanka có thể được sắp xếp

như sau:
Dịng 1: có 5 âm
Dịng 2: có 7 âm
Dịng 3: có 5 âm
Dịng 4: có 7 âm
Dịng 5: có 7 âm

kami no ku 上の句
(Thượng cú)
shimmo no ku 下の句
(Hạ cú)

Trong Manyoshu thơ waka được viết chủ yếu xoay quanh ba đề tài thiên
nhiên, tình yêu và xã hội. Những khúc luyến ca 蓮歌 như một nỗi niềm sâu thẳm
mà các tác giả đang cố khơi lên. Niềm khao khát tình u cháy bỏng:
相思はぬ

aiomowanu

Người khơng u tơi

人を思ふは

hito wo omouwa

tơi vẫn yêu người

大寺の

odera no


như kẻ vào chùa

gaki no shirie ni

cầu xin quỷ đói

nuka tsuku gotoshi.

cho đến tàn hơi.

(Manyoshu, bài 608)

(Nhật Chiêu dịch)

餓鬼の後方に
額つくごとし
(万葉集)

Vẻ đẹp thiên nhiên thấy rõ trong bài thơ sau của Akahito 赤人:
春の野に

haru no nu ni

Tôi đi hái

すみれ摘みにと

sumire tsumi nito


những bơng hoa tím

koshi ware zo

trên cánh đồng


14

來し我れぞ

nu wo natsukashimi

và tôi ở lại

野をなつかしみ

hitoyo nenikeru

ngủ giữa mùa xuân.

一夜寢にける

(Manyoshu, bài 1424)

(Nhật Chiêu dịch)

(万葉集)
Tinh thần trào lộng, khát khao giải phóng cuộc đời của Tabito 旅人:
なかなかに


nakanaka ni

Tơi khơng mong

人とあらずは

hito to arazu wa

làm người nữa đâu

酒壷に

sakatsubo ni

mà xin làm bầu rượu

narinite shikamo

cho lòng chan chứa

sake ni shiminamu.

Sake nhiệm mầu.

(Manyoshu, bài 343)

(Nhật Chiêu dịch)

なりにてしかも

酒に染みなむ
(万葉集)

Vào cuối thời kì Nara 奈良, chữ cái ngữ âm kana ra đời đánh dấu bước
chuyển mình và phát triển vượt bậc của chữ viết Nhật Bản. Hệ thống chữ kanji 漢
字, hiragana 平仮名, và katakana 片仮名 lần lược hình thành, nên văn học Hán
ngữ dần được thay thế. Như vậy, hệ thống chữ viết thay đổi kéo theo sự thay đổi
không ngừng để phát triển, đổi mới văn học trong đó có thơ waka. Nhiều nhà thơ
có đóng góp lớn cho thơ waka được vinh danh như Nukata Ookimi 額田王,
Kakinomoto Hitomaro 柿本人麻呂, Sakanoue Korenori 坂上是則,... Thơ waka
giai đoạn này khơng những được dùng trong lễ hội mà cịn dùng để biểu lộ tình
cảm của con người đối với thiên nhiên, sự thương cảm sâu sắc và cô độc,... Trong
đó thơ của Ootomo Yakamochi 大伴家持 bộc lộ những quan niệm rất riêng về
các đề tài và được đánh giá là thơ có tính chất hiện đại.


15

春のその

haru no sono

Vườn xuân đẹp sao

暮れないにおう

kurenai niou

đường đi ngời sáng


物の花

mono no hana

bóng hoa hồng đào

shitaderu michi ni

một người con gái

idetatsu otome.

từ đâu bước vào.

(Manyoshu, bài 4139)

(Nhật Chiêu dịch)

したでる道に
いでたつおとめ
(万葉集)

Quá trình phát triển của waka vẫn tiếp diễn, qua đến thời Heian 平安, waka
chỉ tập trung phát triển chủ yếu tanka 31 âm tiết. Lúc này, thơ ca chữ Hán chiếm
địa vị độc tôn, đẩy lùi thơ waka truyền thống Nhật Bản vào bóng tối. Nhưng khơng
vì thế mà thơ waka biến mất, nó dần trở thành một hình thức thơ để biểu thị tình
cảm riêng tư. Thơ waka vượt khỏi biên giới giai cấp, từ quý tộc, lan sang tầng lớp
bình dân. Khơng chỉ viết về đề tài tình u như ở Manyoshu, thời kì này waka chú
trọng về đề tài thiên nhiên, đánh dấu cho bước phát triển đó là hợp tuyển Kokin
wakashu 古今和歌集 (Cổ Kim Hòa Ca Tập) hay gọi tắt là Kokinshu 古今集 (Cổ

Kim Tập) với các bài tanka của những tác giả là giới quý tộc và những người có
địa vị trong xã hội. Đó là những vần thơ nói về tình u thiên nhiên mang mĩ học
về mùa của người Nhật Bản cổ. Chuyển tải nét nhẹ nhàng, tao nhã và đầy “nữ tính”
tanka phù hợp với văn học “nữ lưu” thời Heian, nên phát triển khơng ngừng. Thơ
waka khơng trình bày, miêu tả sự vật một cách bày sẵn mà tham chiếu sự vật đó
qua lăng kính nội tâm và tri thức rồi mới tái hiện nó bằng ngơn ngữ tinh tế để gợi
ra mối liên tưởng cho người đọc.
Song hành cùng tiến trình lịch sử Nhật Bản, thơ waka phát triển và biến đổi
từ thời cổ đại đến tận ngày nay với loại hình tiêu biểu là thơ tanka. Waka như khởi
nguồn để thơ ca xứ sở Phù Tang dựa trên nền tảng đó mà hình thành và phát triển.


16

1.1.2. Từ renga 連歌 đến haikai 徘徊
Cùng với sự phát triển của tanka thời Heian, thơ renga (liên ca) được hình
thành, là thú vui tao nhã của giới quý tộc. Renga hay còn gọi là renku 連句 (liên
cú) là thể thơ liên hoàn gồm nhiều bài tanka nối tiếp nhau. Những nhà thơ Nhật
Bản thường sáng tác renga trong các lễ hội, cuộc gặp gỡ, ngày tết,... Người đầu
tiên sẽ sáng tác ba câu đầu gọi là kami no ku 上の句 (thượng cú) gồm 17 âm tiết
(sau này kami no ku được phát triển thành hokku 発句 (phát cú) là tiền đề để phát
triển thành thơ haikai sau này), tiếp đó nhà thơ khác sẽ nối bài thơ bằng 2 câu sau
gọi là shimmo no ku 下の句 (hạ cú) gồm 14 âm tiết, cứ như vậy các bài tanka nối
tiếp nhau thành một chuỗi cho đến khi kết thúc. Vì vậy, một bài renga thường rất
dài khơng giới hạn có khi lên tới cả trăm khổ thơ nối tiếp nhau nên gọi là kusari
renga 鎖連歌 (chuỗi liên ca). Đến thời Edo 江戸, thì độ dài thơng thường của một
bài renga là 36 bài tanka. Mặc dù khá phổ biến, nhưng renga vẫn không được xem
là một thể thơ độc lập. Khi Kinyo wakashu 金葉和歌集 (Kim diệp hòa ca tập) ra
đời năm 1127 thì renga mới chính thức được nhắc đến.
Vào thời Edo, đặc biệt là trung kì Edo, renga trở nên thịnh hành và khơng

cịn khép kín trong phạm vi giới q tộc. Nó trở thành trị chơi đối đáp, lôi cuốn
mọi người ở nhiều tầng lớp khác nhau. Không những vậy, renga còn được xã hội
sùng mộ, tất cả mọi người ai cũng muốn có mặt trong buổi sáng tác renga, và
mong muốn câu thơ của mình được đánh giá hay nhất. “Những vần thơ hay được
chuộng đến mức mà người ta phải mua lại từ các nhà thơ chuyên nghiệp. Và đám
quân nhân mang những câu thơ đó đến cúng ở chùa để cầu may trước khi ra trận.
Cịn phụ nữ thì cúng để cầu sinh đẻ dễ dàng” [17; 129]. Tuy nhiên, renga không
đơn thuần là một trị chơi mà nó là một thể thơ nghệ thuật cao cấp . Vì để tìm thấy
sự đồng điệu trong từng câu thơ không dễ, cho dù những nhà thơ sáng tác renga


17

là những người bạn tri âm tri kỉ. Sogi 宗祇 - nhà thơ đưa renga lên đỉnh cao, đã
đánh dấu một thể renga độc lập với waka vào thời Muromachi. Sogi là người chủ
biên cuốn Shinsen Tsukubashu 新撰菟玖波集 (Tân soạn trúc ba tập, 1495), được
xem là hợp tuyển renga có giá trị và hồn thiện nhất. Tuy nhiên, trước đó ông
cũng đã cùng hai môn đồ soạn Minase Sangin Hyakuin 水無瀬三吟百韻 (Ba nhà
thơ ở Minase, 1488) đã rất hoàn thiện về thể renga so với giai đoạn đầu mới hình
thành thời Heian và đầu thời Edo. Bài renga dài 250 câu mà Sogi và các đệ tử làm
có tên là Minase sangin hyakunin 水無瀬三吟百韻 (Minase tam ngâm bách vận)
có vài đoạn như sau:
茂みより

shigemi yori

Dù hoa rơi rụng

絶え絶え残る


taedae nokoru

vẫn còn lưu lại

花おちて

hana ochite

cành xanh lạ thường

(肖柏)

(Shohaku)

木の本わくる

ko no moto wakuru

dưới bóng cây dạo bước

みちの露けさ

michi no tsuyukesa

trên đường lóng lánh sương.

(宗長)

(Socho)


秋わなど

aki wa nado

Nhà tôi thềm đá

もらぬ岩やも

moranu iwaya mo

thu cũng đến gần

時雨るらん

shiguru ran

với lệ rưng rưng

(宗祇)

(Sogi)

こけの袂も

koke no tamoto ni

trên tay áo cũ

月和なれけり


tsuki wa narekeri

trăng từng quen thân.

(肖柏)

(Shohaku)


×