Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẤM LỢP VÀ VLXD ĐÔNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.2 KB, 19 trang )

3.1.1. Ưu điểm:
+ Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán ở Công ty khá phù hợp với yêu cầu, khả
năng và trình độ của từng người. Đội ngũ kế toán của Công ty cũng có năng lực,
kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, được sự trang bị máy vi
tính và phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm của Công ty, do đó phần hành kế
toán nói chung và phần hành kế toán giá thành nói riêng được tiến hành khá suôn
sẻ.
+ Công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX (từng Phân xưởng,đội sản
xuất) và đối tượng tính giá thành (từng loại sản phẩm hoàn thành) là rất phù hợp
với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, chu kỳ
sản xuất ngắn, xem kẽ liên tục, mỗi Phân xưởng chỉ sản xuất ra 1 loại sản phẩm và
trong quá trình sản xuất không phát sinh CPSXDD. Việc này giúp cho công tác
quản lý CPSX, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành được
khoa học.
+ Với đặc điểm tổ chức sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen
kẽ liên tục thì việc xác định kỳ tính giá thành của Công ty là hàng tháng là rất phù
hợp.
+ Hệ thống sổ sử dụng ở Công ty được mở theo quy định và tương đối đầy đủ đã
đáp ứng được phần lớn yêu cầu hạch toán, quản lý của Công ty. Bên cạnh việc ghi chép
khá tỷ mỷ, Công ty cũng quan tâm tới việc khai thác phần mềm kế toán để có thể cập
nhật thông tin và lập các báo cáo nhanh khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản trị của Công
ty.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ
PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẤM LỢP VÀ VLXD ĐÔNG
ANH
3.1. Một số nhận xét chung về công tác kế toán giá thành và phân tích giá
thành tại Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh:
+ Công ty đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác kế toán giá
thành sản phẩm nên hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều tiến hành tính giá thành
sản phẩm, phân tích giá thành sản phẩm và đưa ra những biện pháp để quản lý
CPSX, giá thành một cách khoa học, nhằm từng bước hạ giá thành sản phẩm, nâng


cao lợi nhuận, góp phần giúp Công ty tồn tại và phát triển vững mạnh trong thị
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
3.1.2. Nhược điểm:
1 Tại Công ty, kế toán không sử dụng TK 153 và không mở sổ chi tiết,
sổ cái TK153, nên để phản ánh các nghiệp vụ xuất, nhập về công cụ-dụng cụ kế
toán sử dụng TK 152 (đối với CCDC phân bổ 1 lần) và TK 1421 (đối với CCDC
loại phân bổ nhiều lần). Mặc dù, việc hạch toán này không ảnh hưởng tới tổng
CPSX và tổng giá thành, nhưng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu xuất dùng tăng
lên, chi phí về CCDC (loại phân bổ 1 lần) giảm đi. Khi xuất CCDC (loại phân bổ 1
lần) sử dụng chung cho Phân xưởng, Đội sản xuất, thì chi phí về CCDC này sẽ
được phản ánh vào chi phí vật liệu thuộc CPSXC; làm cho chi phí vật liệu thuộc
CPSXC tăng lên và làm cho chi phí DCSX thuộc CPSX giảm đi. Điều này sẽ làm
cho công tác quản lý chi phí gặp khó khăn, cũng như ảnh hưởng đến việc tính đúng
CPSX.
2 Công ty có 2 Phân xưởng sản xuất là Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC và
phân xưởng sản xuất tấm lợp kim loại mầu, ngoài ra còn có Đội xe vận tải và Đội
xây lắp. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng sẽ được tính và tập hợp cho từng
Phân xưởng, đội sản xuất và để hạch toán CPSX phục vụ công tác tính giá thành
sản phẩm, Công ty sử dụng các TK621,622,627, 154, nhưng không mở chi tiết cho
từng Phân xưởng, đội sản xuất.Việc mở chi tiết TK cho từng Phân xưởng, đội sản
xuất không phải là bắt buộc và không ảnh hưởng đến kết quả tính giá thành, nhưng
sẽ làm cho công việc tập hợp CPSX để tính giá thành ở từng Phân xưởng, đội sản
xuất phức tạp hơn. Nếu xem các sổ cái TK621, 622, 627 khi chưa kết chuyển sang
TK154 để tính giá thành thì sẽ khó biết được CPSX của từng Phân xưởng mà phải
cộng số tổng cộng cho từng Phân xưởng, đội sản xuất.
3 Theo quy định hiện hành thì để phục vụ tốt cho việc phân bổ NVL trong tháng
cho từng đối tượng sử dụng và ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan, các Doanh
nghiệp nên lập "Bảng phân bổ NVL, CCDC", nhưng tại Công ty chưa lập các bảng
này. Đối với phân bổ NVL, kế toán chỉ dựa vào Bảng kê chi tiết TK152 để làm căn cứ
ghi vào các sổ kế toán có liên quan. Do đó, công việc tập hợp CPSX, tính giá thành sản

phẩm sẽ tỷ mỷ, phức tạp và khó khăn hơn. Nếu lập bảng phân bổ này thì việc nhận biết
từng đối tượng sử dụng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn cho việc tính giá thành sản
phẩm.
4 Trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2001, em thấy có
bổ sung thêm các khoản tiền lương nghỉ phép, họp, tiền lễ tết... của 11 tháng trước
chưa phân bổ hết của CNTTSX là: 291.547.649 (đ), của NVPX là: 7.073.850 (đ).
Theo em, Công ty nên hạch toán các khoản tiền này theo tháng thực tế phát sinh để
không làm cho tiền lương tháng 12 tăng nhiều, trong khi tiềng lương của các tháng
khác giảm, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm tấm lợp AC, cũng như
lợi nhuận đạt được trong tháng.
5 Tại Công ty, mặc dù CP phát sinh trong tháng sẽ được tập hợp theo từng
đối tượng sử dụng, nhưng với lập luận rằng một số khoản CP (như: BHXH,
BHYT, KPCĐ và các khoản CPDCSX, CPDVMN thuộc phần CPSXC) khi tính
cho Phân xưởng tấm lợp Kim loại mầu, Đội xe Vận tải, Đội Xây lắp và bộ phận
Bán hàng, bộ phận Quản lý doanh nghiệp là nhỏ, do vậy, chúng được tính hết vào
CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC. Tuy nhiên, việc tính hết các CP này vào
CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC sẽ làm cho việc tính CPSX và giá thành sản
phẩm không phù hợp với thực tế. Do vậy, để hạch toán đúng, đủ, hợp lý CPSX cần
phải tập hợp CP vào Phân xưởng, đội sản xuất hoặc bộ phận Bán hàng, bộ phận
Quản lý doanh nghiệp có phát sinh CPSX đó. Có như vậy mới giúp cho công tác
tính giá thành sản phẩm ở mỗi Phân xưởng, đội sản xuất được trung thực, phù hợp
hơn.
6 Công ty không thực hiện trích trước hoặc phân bổ dần các chi phí như: tiền lễ
tết, chi phí sửa chữa mương nước thải....Khi các chi phí này phát sinh sẽ gây đột biến cho
chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh
doanh trong tháng. Do đó, theo em, Công ty nên tiến hành phân bổ hoặc lập kế hoạch để
tiến hành trích trước các chi phí phát sinh lớn, có ảnh hưởng lớn đến CPSX, giá thành sản
phẩm.
7 Tại Công ty, trong quá trình sản xuất có phát sinh phế phẩm và số phế
phẩm này được bán đi, thu hồi lại 1 khoản tiền; ngoài ra, còn có khoản sản phẩm

hỏng bắt bồi thường. Công ty hạch toán các khoản này vào TK6272. Cụ thể, khoản
thu hồi do bán phế phẩm, Công ty trừ luôn vào chi phí vật liệu xuất dùng trong tháng
(thuộc CPSXC); còn khoản bồi thường sản phẩm hỏng, Công ty hạch toán giảm chi
phí vật liệu (thuộc CPSXC). Mặc dù việc hạch toán này không làm ảnh hưởng đến
việc tính giá thành sản phẩm, và không sai bản chất của các khoản tiền này là các
khoản giảm CPSX, nhưng theo em, Công ty nên hạch toán riêng khoản phế liệu thu
hồi, khoản bồi thường sản phẩm hỏng và trừ các khoản này vào tổng CPSX (sau khi
đã tập hợp được) để tính giá thành sản phẩm. Có như vậy mới giúp cho nhà quản lý
trong doanh nghiệp biết được khoản thu về phế phẩm là bao nhiêu, khoản chi vật liệu
xuất dùng chung cho Phân xưởng tấm lợp AC là bao nhiêu, chi phí vật liệu thực tế
phát sinh trong kỳ là bao nhiêu để có được những quyết định đúng trong công tác
quản lý.
8 Trong công tác phân tích giá thành, Công ty chưa đi sâu nghiên cứu sự tăng
giảm của từng khoản mục CPSX; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành và xác định xu hướng hợp lý của CPSX trong mối tương quan với khối lượng sản
xuất của sản phẩm tấm lợp AC mà chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá chung giá thành
đơn vị sản phẩm và tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm và phân
tích giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông
anh
3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Sử dụng TK153 và mở sổ chi tiết, sổ cái TK153:
Để phục vụ công tác quản lý CPSX, tính giá thành sản phẩm, Công ty nên sử dụng
TK 153 để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của các loại CCDC theo
giá thực tế. Bên cạnh đó, Công ty nên sử dụng các TK chi tiết để theo dõi đối với từng loại
CCDC.
Tương ứng, kế toán mở và sử dụng các sổ chi tiết và mở các sổ cái TK153,
ví dụ như: Tháng 12/2001, tại Phân xưởng tấm lợp AC, trị giá Bảo hộ lao động
xuất dùng là: 90.271.000(đ). Số liệu này sẽ được phản ánh trên sổ chi tiết TK153-
CCDC-Bảo hộ lao động, sổ chi tiết TK153-CCDC-CCDCLĐ khác (Trang sau) và
ghi vào sổ cái TK153 như sau:

Công ty cổ phần Tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông
anh
SỔ CÁI TK 153 (Trích)
Tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
chứng từ
Số
hiệu
chứng
từ
Diễn giải TK ĐƯ Số tiền
Nợ
Số tiền

Nợ Có
31/12/20
01
...
CT15
3
...
Xuất BHLĐ/PX AC
...
627
3
...
15
3

...
90.271.000
Tổng cộng
SDDK:
SDCK:
Người lập biểu Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Thủ trưởng đơn vị
3.2.2 Ý kiến thứ hai: Sử dụng TK chi tiết và mở sổ phản ánh chi tiết
CPSX cho từng Phân xưởng, đội sản xuất.
Để phản ánh và tập hợp CPSX của cả Công ty, kế toán chỉ sử dụng các TK cấp I như:
TK621, 622, 627, 154. Như vậy, trên mỗi TK cấp I đều phản ánh CPSX của các Phân
xưởng và Đội khác. Đến cuối tháng, muốn kết chuyển CPSX sang TK154, kế toán phải
dùng phương pháp thủ công để cộng số phát sinh về CPSX của từng Phân xưởng, Đội ; sau
đó ghi tổng số kết chuyển . Do đó, việc quản lý CPSX, tập hợp CPSX, cũng như việc cung
cấp nhanh các thông tin về CPSX của từng Phân xưởng, Đội gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa
khi nhập kho thành phẩm, giá thành sản xuất được cộng thủ công, sau đó mới kết chuyển từ
TK154 sang TK155.
Vì vậy, để quản lý chi phí một cách khoa học, cung cấp thông tin về CPSX, giá thành
sản phẩm, Công ty nên sử dụng các TK chi tiết để phản ánh CPSX của mỗi Phân xưởng, Đội.
Cụ thể:
+ Các TK6211, 6221, 627(PX tấm lợp AC), 62711, 62721, 62731, 62741,
62771, 62781, 1541 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và
để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành của sản phẩm tấm lợp AC.
+ Các TK6212, 6222, 627(PX tấm lợp Kim loại mầu), 62712, 62722, 62732,
62742, 62772, 62782, 1542 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
và để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành của sản phẩm tấm lợp Kim loại
mầu.
+ Các TK6213, 6223, 627(Đội xe vận tải), 62713, 62723, 62733, 62743,
62773, 62783, 1543 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và

để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành.
+ Các TK6214, 6224, 627(Đội xây lắp), 62714, 62724, 62734, 62744,
62774, 62784, 1544 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và
để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành.
Và để phản ánh, tập hợp CPSX từng Phân xưởng, Đội thì sử dụng các sổ
tương ứng cho từng Phân xưởng, Đội. Ví dụ như khoản CPNVLTT của Phân
xưởng tấm lợp AC được phản ánh và tập hợp như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
chứng từ
Số
hiệu
chứng
từ
Diễn giải TK ĐƯ Số tiền
Nợ
Số tiền

N


31/12/20
01
31/12/20
01
BK15
2
BK15
4
Xuất NVL /TLAC

KCCPNVLTT/TL
AC
62
1
15
4
15
2
62
1
4.515.603.8
35 4.515.603.8
35
Tổng cộng 4.515.603.8
35
4.515.603.8
35
SDDK:
SDCK:
Người lập biểu Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Thủ trưởng đơn vị
Khoản mục CPNVLTT ở các Phân xưởng, Đội khác, cũng như các khoản
mục CPSX khác cũng được phản ánh và tập hợp tương tự như trên.
Công ty cổ phần Tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông
anh
SỔ CÁI TK 6211 (Trích)
Tháng 12 năm 2001

×