Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ATEXPORT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.25 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ATEXPORT - HÀ NỘI
I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức kế toán tại công ty xuất nhập
khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ - Atexport Hà Nội
1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
1.1 Lịch sử hoàn thành, phát triển của công ty
Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ tên đối ngoại là Artex port - Hà Nội
Trụ sở chính của công ty đặt tại 31 - 33 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Telx: 41159. Artex VT
Fax: 84 - 42 - 59275
Được thành lập theo quyết định số 617 - Bộ Ngoại thương (Nay là Bộ
Thương Mại)
Công ty được thành lập từ 2 phòng nghiệp vụ là: Phòng Thủ Công và phòng
Mỹ Nghệ thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ là một doanh nghiệp Nhà nước có tư
cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tự chủ về tài chính, hạch toán kinh doanh độc
lập theo giấy phép kinh doanh số 108474 ngày 14/05/1993 do trọng tài kinh tế Nhà
nước cấp, có tài khoản tiền gửi Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng ngoại
thương Việt Nam, ANZ Bank, ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng Pháp
Vốn pháp định của công ty là: 30.000.000.000 Đồng
Trong đó vốn cố định: 10.000.000.000 Đồng
Vốn lưu động: 20.000.000.000
Trong quá trình hơn 30 năm hoạt động và phát triển công ty đã không những
bảo toàn được vốn mà còn phát triển nguồn vốn ngày càng lớn
Thời kỳ 1964-1989 gắn với thời kỳ bao cấp do có chính sách khuyến khích
xuất khẩu (thiết lập nhiều chế độ thưởng phạt, bán hoặc cấp vật tư nhập khẩu cho
đơn vị giao hàng xuất khẩu) do đó công ty có nhiều hàng xuất khẩu và đảm bảo
thực hiện kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và ổn định
Từ 1989 đến nay cùng với sự xoá bỏ bao cấp xuất khẩu không theo nghị
định thư, tình hình Liên Xô cũ và các nước Đông Âu biến động, kinh tế nước bạn


có nhiều khó khăn nên chỉ nập những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Nước
bạn đơn phương giảm và huỷ số lượng hàng của các hợp đồng nên kim ngạch xuất
khẩu của công ty giảm xuống.
Bước sang nền kinh tế thị trường công ty đã chủ động tích cực tìm kiếm và
phát triển thị trường mới và duy trì thị trường sẵn có để tăng thêm kim ngạch xuất
khẩu và đây là nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Phương thức kinh doanh từ thời
điểm này trở đi cũng được thay đổi linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường và
giữ vững khách hàng.
Từ một đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ
nghệ như: Cói, ngô, đừa, thêu ren, gốm, gỗ mỹ nghệ, mây tre…sang kinh doanh
tổng hợp theo cơ chế thị trường, trong điều kiện kinh doanh có nhiều thành phần
kinh tế, nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất nhập khẩu, do đó dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt cả trong nước lẫn nước ngoài.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hiện nay công ty có những khó khăn
nhất định như: Bộ máy và việc tổ chức cán bộ do lịch sử để lại quá cồng kênh và
chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa sáng tạo trong xây dựng, cung kính kinh
doanh mới, thị trường mới, hậu quả của thị trường bao cấp để lại quá nặng nề, hàng
hoá nguyên vật liệu tồn đọng quá lớn, công nợ dây dưa khó đòi nhiều. Để khắc
phục những khó khăn mà đơn vị gặp phải, được sự chỉ đạo của Bộ và nỗ lực của
toàn thể cán bộ, công nhân trong công ty từng bước công ty đã giải quyết những
khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tăng cường
đầu tư phát triển kinh tế đất nước, bảo toàn và phát triển vốn trong sản xuất và kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Hiện nay công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nước và quốc tế.
Công ty ở 3 chi nhánh:
+ Tại Hải Phòng: Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hải Phòng.
Địa chỉ: 23 - Phố Đà Nẵng - Thành phố Hải Phòng.
+ Tại Đà Nẵng: Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng.
Địa chỉ: 74 Phố Trưng Nữ Vương - Thành phố Đà Nẵng.
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện công ty xuất nhập khẩu

Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 31 - Trần Quốc Thảo - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Chức năng:
Công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại
chuyên kinh doanh xuât nhập khẩu theo chỉ tiêu kim ngạch do bộ thương mại giao
cho. Chức năng chính của công ty là thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ liên doanh đầu tư trong nước và nước nhoài theo đúng pháp luật
hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội và tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Nhiệm vụ:
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, công ty có quyền chủ động
trong giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương,
hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác về hợp tác liên doanh, liên kết đã ký
với khách hàng trong nước và nước ngoài, do vậy mà các nhiệm vụ chủ yếu đặt ra
đối với công ty như sau:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm
thực hiện mục đích và nội dung hoạt động cuả công ty bao gồm:
. Tổ chức sản xuất, chế biến và thu mua hàng thủ công công mỹ nghệ xuất
khẩu và một số mặt hàng khác theo quy định hiện hành của bộ Thương Mại và của
Nhà nước.
. Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải
phục vụ cho sản xuất và kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại
và Nhà nước.
. Được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho
phép như: hoá chất, hàng tiêu dùng và phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất
kinh doanh theo quy định của Nhà nước như nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu, quá cảnh.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất
với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề

vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong
hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hợp
đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Công ty có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng
thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi
mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu,
đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách
Nhà nước.
+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
các mặt hàng do công ty sản xuất nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị
trường tiêu thụ.
+ Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty
được chủ động sản xuất kinh doanh theo quy chế và pháp luật hiện hành của Nhà
nước và của Bộ Thương Mại.
2. Về cơ cấu tổ chức bô máy của công ty
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Qua thời gian hoạt động khá dài, cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh có nhiều
thay đổi về số lượng nhân viên, về cơ cấu cũng như về phạm vi quản lý. Cho đến
nay công ty đã có được một bộ máy hoàn thiện, tạo sự thống nhất từ trên xuống
dưới giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
Theo quyết định số 685 TM/TCCB ngày 8/6/1993 của Bộ Thương Mại quy
định về bộ máy tổ chức của công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ như sau:
- Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và bộ chủ
quản về hoạt động của công ty theo pháp luật hiện hành.
- Các phòng trực tiếp sản xuất kinh doanh (gọi tắt là các đơn vị) tổ chức
hạch toán nội bộ, được quyền chủ động hạch toán kinh doanh trên cơ sở các
phương án được giám đốc duyệt, đảm bảo trọng tải chi phí và kinh doanh có lãi.
- Công tác quản lý tài chính chuyển từ hình thức tập trung sang hình thức

phân cấp quản lý tài chính từng phần cho các đơn vị có sự kiểm tra, giám sát của
công ty.
- Cấp trưởng của đơn vị thuộc công ty là người chịu trách nhiệm trước giám
đốc về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về việc chấp hành pháp luật.
- Công tác hạch toán, kế toán chuyển sang hình thức tập trung, vừa phân tán.
Một số đơn vị thực hiện báo sổ cho phòng tài chính kế toán của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty ngày càng hoàn thiện
và phù hợp với đặc điểm hoạt động cuả công ty, vừa đảm bảo cho giám đốc theo
dõi được sự hoạt động của các bộ phận nhằm phát huy hiệu quả năng lực của mỗi
cá nhân, đơn vị trong công ty.
Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ được
thể hiện qua sơ đồ sau:
Tổ chức bộ máy nhân sự của công ty do giám đốc quyết định phù hợp với
quy chế hiện hành của Bộ Thương Mại. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao
gồm 2 khối: Khối các đơn vị quản lý và khối các đơn vị kinh doanh.
*Khối các đơn vị kinh doanh:
Gồm các đơn vị kinh doanh: TH1, TH2, …TH11 có chức năng và nhiệm vụ
như nhau. Trên cơ sở mặt hàng được giao, các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu
được phân bổ, các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường để giao dịch với khách hàng
trong và ngoài nước. Xây dựng các phương án kinh doanh đã được duyệt, được uỷ
quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp lệnh của hợp đồng từ khâu đầu
đến khâu cuối. Trên cơ sở các phương án sản xuất kinh doanh, các đơn vị được
phòng tài chính kế hoạch cung cấp vốn và họ phải chịu trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn.
*Khối các đơn vị quản lý:
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự và làm
công việc hành chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu hoàn thiện
chế độ trả lương trả thưởng trên cơ sở những luật lệ mới ban hành, nghiên cứu đề
xuất công tác cải tiến tổ chức của công ty ngày càng phù hợp và hiệu quả. Tạo điều

kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn. Xây dựng quỹ
lương cho năm sau để trình duyệt vào quý 4 hàng năm.
- Phòng thị trường hàng hoá: Làm nhiệm vụ đề xuất với giám đốc chính sách
thị trường, tìm hiểu những biến động về nhu cầu, thị hiệu, giá cả…tìm kiếm khách
hàng và có biện pháp giữ khách hàng, tổ chức đàm phán có kết quả. Định kỳ thông
báo những thông tin mới nhất về biến động thị trường, những thay đổi về luật lệ,
tập quán quốc tế và khu vực. Chịu trách nhiệm lưu hợp đồng và các giấy tờ đối
ngoại.
- Phòng tài chính -Kế hoạch: Tổ chức toàn bộ nội dung công tác kế toán của
công ty: Từ việc quy định mẫu biểu chứng từ kinh tế, trình tự luân chuyển chứng
từ kế toán …đến việc lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi
quản lý vốn. Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản hàng
hoá, nguyên vật liệu, thu nhập, chi phí…và lập quyết toán của toàn đơn vị theo
định kỳ. Từ đó đề xuất việc phân bổ kế hoạch cho các đơn vị đối với hàng trả nợ,
nghị định thư, hạn ngạch. Xây dựng mức khoán, giao nộp, tỷ giá,…đối với từng
mặt hàng, thực hiện thu tiền hàng và thanh toán kịp thời.
Các chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ
kinh doanh như các phòng kinh doanh.
2.2 Tình hình kinh doanh của công ty qua 2 năm 2000-2001
Để thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh tế đảm bảo lấy thu nhập bù
chi phí và có lãi trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, với
sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt được hiệu
quả cao. Những năm gần đây, cùng với sự giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với
các nước trên khu vực và trên thế giới, công ty đã không ngừng phát triển và đứng
vững trên thị trường, hiện nay công ty đã có quan hệ giao lưu buôn bán với hơn 50
nước trên thế giới. Công ty đã giữ vững và nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo
điều kiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách
Nhà nước. Công ty đã được Bộ Thương Mại đánh giá 1 trong 10 doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Thương Mại có kim ngạch xuất nhập khẩu ổn định và tăng trưởng.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tuy đạt được những

thành tích như vậy xong công ty cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ
thủ công mỹ nghệ truyền thống, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu, bộ máy quản lý quá đông do cơ chế cũ để lại, cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính ở các nước Châu á làm ảnh hưởng lớn đến việc xuất nhập khẩu
của công ty.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Bộ
Thương Mại, cùng với sự lỗ lực của công ty nên công ty đã phần nào giải quyết
được những khó khăn về thị trường tiêu thụ thủ công mỹ nghệ. Truyền thống, tăng
cường đầu tư phát triển mặt hàng mới, đẩy mạnh nhập khẩu để làm cơ sở tăng
cường xuất khẩu, thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách Nhà nước.
Để thấy được tình hình kinh doanh của công ty, ta nghiên cứu một số chỉ
tiêu về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty qua 2 năm 2000-2002 như sau:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001
Chênh lệch 2001/2000
Số tiền Tỷ
lệ %
Tổng doanh thu
Doanh thu xuất khẩu
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
Tổng kim ngạch XNK
Kim ngạch xuất khẩu
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ

140.871.784.000
62.740.800.000
1.060.911.000
350.491.810
710.120.540
25.920.600
11.570.850
165.960.520.000
80.520.750.000
1.100.000.000
381.230.000
741.580.000
27.820.170
12.567.600
25.087.736.000
17.779.950.000
39.089.000
30.738.190
31.459.460
1.899.570
996.570
17,81
28,34
3,68
8,78
4,43
7,33
8,62
Dựa vào biểu kết quả kinh doanh trên ta thấy:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2001 tăng là 25.088.736.000 đồng tương

ứng tỷ lệ tăng là 17,81%. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 17.779.950.000 đồng
với tốc độ tăng là 28,34%. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu năm 2001 là
tăng lên nhiều hơn so với năm 2000 và tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng chung của
toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp đều tăng. Lợi
nhuận sau thuế tăng 31.459.460 VNĐ (Tốc độ tăng là 4,43%), chứng tỏ Doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng khá cao, năm 2001 so với
năm 2000 tăng 30.738.190 với tốc độ tăng là 8,78%. Do chính sách thuế có một số
thay đổi đã gây khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty. Mặc dù vậy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế vẫn cao hơn lợi nhuận
trước thuế điều này là do một số hoạt động khác của doanh nghiệp đạt kết quả tốt.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2001 so với năm 2000
tăng là 1.899.570 tương ứng với tốc độ tăng là 7,33%. Trong đó kim ngạch xuất
khẩu tăng là 996.570, tốc độ tăng là 8,62%. Nguyên nhân là do năm 2001 công ty
đã đẩy mạnh chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, chuyển nhiều hợp đồng xuất khẩu uỷ
thác sang xuất khẩu trực tiếp, mặc dù vậy xuất khẩu uỷ thác cũng còn chiếm tỷ lệ
khá cao trong hoạt động xuất khẩu (khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu). Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn là hàng cói, mây tre, hàng sơn mài mỹ
nghệ, đồ gỗ, thêu ren, gốm sứ và một số nhóm hàng nông, lâm sản, thực phẩm…
Công ty chưa phát triển được nhiều mặt hàng mới.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, công ty phấn đấu trong năm 2002 sẽ mở
rộng thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và các mặt hàng mới cho hoạt động xuất
khẩu. Công ty dự kiến tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 lên là 15.650.320 tức là
khoảng 25,5%. Đồng thời, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống thì
công ty cần tìm kiếm thị trường mới, tìm kiếm những nguồn hàng và mặt hàng mới
phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế, đây là một vấn đề không đơn giản đòi hỏi
doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng rất nhiều.
3. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty
3.1 Về đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp
nhân theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống kê theo quy định
chung của Nhà nước và Bộ Thương Mại. Được mở tài khoản tại ngân hàng trong
và ngoài nước (cả tài khoản tiền ngoại tệ và tiền Việt Nam) như: Vietcombank,
ANZ bank, ngân hàng Pháp…thuận tiện cho hoạt động của công ty. Công ty hạch
toán kế toán theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán, các đơn vị trực thuộc công
ty thực hiện hạch toán độc lập và hàng quý gửi các báo cáo theo mẫu của bộ tài
chính về phòng kế toán của công ty. Riêng văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí
Minh hạch toán như một phòng kinh doanh của công ty (hạch toán phụ thuộc)
được giám đốc công ty uỷ quyền cho trưởng văn phòng đại diện ký hợp đồng kinh
tế, lập chứng từ thu chi và lập bảng kê hàng tháng báo cáo về công ty, trên cơ sở
các chứng từ và bảng kê kế toán công ty hạch toán và vào sổ.
Định kỳ kế toán trưởng kiểm tra kế toán các đơn vị phụ thuộc và kế toán văn
phòng đại diện của công ty.
Việc tổ chức bộ máy kế toán là nội dung quan trọng đầu tiên của tổ chức
công tác kế toán. Xuất phát từ tính chất, quy mô, đặc điểm của Doanh nghiệp, trình
độ của đội ngũ kế toán, điều kiện cơ sở vật chất của công ty để lựa chọn mô hình
bộ máy kế toán hợp lý.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty gồm 11 người:
- Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán và tài chính chung cho toàn
công ty. Phân tích và đánh giá thuyết minh báo cáo quyết toán của công ty, trình
giám đốc và gửi bộ tài chính, các ngành có liên quan.
- Hai phó phòng kế toán phụ trách theo dõi thanh toán, quyết toán định kỳ
các hoạt động của công ty. Được kế toán trưởng giao nhiệm vụ phụ trách về việc
lập kế hoạch tài chính, quản lý điều hành hoạt động kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các sổ và báo cáo của
các chi nhánh, các đơn vị gửi về để đưa vào các báo cáo quyết toán chung của toàn
công ty.
- Kế toán quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Chịu trách nhiệm quản lý, theo
dõi và lập báo cáo về tài chính thu chi tiền mặt, tình hình tăng giảm số dư tiền gửi

ngoại tệ.
- Kế toán chi phí: Theo dõi, tổng hợp và phân bổ chi phí chung cho công ty,
theo dõi từng khoảng mục chi tiết của từng phòng kinh doanh.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Làm nhiệm vụ quản lý, theo dõi,
phân phối tiền lương và BHXH hàng tháng, quý hàng năm cho cán bộ công nhân
viên.
- Kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chịu trách nhiệm theo dõi chi
tiết việc nhập và phân phối nguyên vật liệu, xuất sử dụng công cụ dụng cụ.
Kế toán trưởng
Kế toán phó
Kế toán tiền lương và BKXHKế toán tiền mặt, tiềngửiKế toán chiphíKế toán tổng hợp Kế toántàisảncốđịnhKế toán công cụ dụng cụ
Kế toán hàng hoá Kế toán quỹKế toán chi nhánh Hải PhòngKế toán chi nhánh Tp Hồ Chí MínhKế toán chi nhánh Đà Nẵng
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, khấu
hao tài sản cố định hàng quý, hàng năm và lập báo cáo về tình hình tăng giảm
TSCĐ của công ty.
- Kế toán công nợ và thanh toán đối ngoại: Chịu trách nhiệu theo dõi tình
hình công nợ và thanh toán công nợ, cũng như thanh toán đối ngoại của công ty
với khách hàng nước ngoài.
- Kế toán hàng hoá và tiêu thụ: Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh
doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng và phức tạp nên kế toán hàng hoá được
phân công trực tiếp cho các cho các cán bộ công tác kế toán tại các phòng kinh
doanh nghiệp vụ để có thể nắm bắt nhanh kịp thời các hoạt động kinh tế và nắm
bắt đầy đủ, chính xác. Về chuyên môn nghiệp vụ thì họ chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của kế toán trưởng.
- Các chi nhánh văn phòng đại diện hàng tháng, quý gửi báo cáo hoặc báo sổ
về cho kế toán công ty tổng hợp lập báo cáo quyết toán định kỳ và hàng năm chung
cho từng công ty.
Mô hình hoạt động kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 2: MÔ HÌNH BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
3.2 Hình thức kế toán áp dụng:

Các chế độ áp dụng kế toán tại công ty, theo quyết định số
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán Doanh nghiệp chế độ kế toán được áp dụng tại công ty như sau:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ và USD ngoài ra còn
có thêm một số ngoại tệ khác mà các nước sử dụng để thanh toán. Ngoại tệ được
hạch toán theo tỷ giá hạch toán quy định của công ty, tính toán theo tỷ giá thực tế
của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
- Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ của Bộ Tài Chính ban
hành, công ty vận dụng và cụ thể hoá thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán
cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm kinh doanh của công ty. Đồng
thời công ty quy định thêm những mã số máy tính cần thiết cho một số tài khoản.
Chứng từ gốc
Sổ cái tài khoản
Sổ nhật ký chung
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt số phát sinh
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, nên công ty quản lý hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hệ thống sổ sách theo
hình thức "Nhật Ký Chung". Đặc điểm chung của hình thức kế toán này là tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật Ký Chung (ngoài ra
còn sổ Nhật ký đặc biệt) theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán
nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu để ghi vào sổ cái.
Theo hình thức này, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tổng
hợp, phân loại và ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ nhật ký đặc biệt. Tại
các cơ sở sản xuất, kế toán tập hợp lên bảng kê chứng từ gốc, cuối kỳ chuyển lên
cho phòng kế toán tại công ty để ghi sổ.

Các chứng từ ở đây là: Hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT, bảng thanh toán
lương, bảng phân bổ khấu hao, UNC, UNT, Sec, phiếu tạm ứng, vận đơn, hoá đơn
Thương Mại…
Hệ thống sổ chi tiết: Công ty mở sổ chi tiết cho các tài khoản 156, 157, 623,
511, 413, 3388, 111, 112…
Hệ thống sổ tổng hợp: Công ty mở các sổ cái tài khoản 156, 157, 623, 511,
413, 3388…, sổ nhật ký đặc biệt tài khoản 111, 112 là sổ nhật ký chung.
Căn cứ vào sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt tổng hợp lên sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết. Sau đối chiếu khớp đúng số liệu giữa bảng tổng hợp chi
tiết và sổ cái, từ đó lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.
SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TOÁN THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
II. Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở công ty
XNK Thủ Công Mỹ Nghệ
Xuất khẩu hàng hoá hay dịch vụ là hoạt động bán hàng hoá hay dịch vụ ra
nước ngoài căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Đây là một trong
những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại nhưng đồng
thời nó cũng là một hoạt động kinh doanh phức tạp, thời gian lưu chuyển hàng hoá
cho một thương vụ xuất khẩu là khá dài so với hoạt động kinh doanh trong nước.
Việc thanh toán đa dạng, phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp, dễ gây thiệt hại nếu không
hiểu các thông lệ, chuẩn mực trong thương mại quốc tế cũng như các đặc điểm thị
trường và sự biến động của thị trường đó đối với mặt hàng kinh doanh của đơn vị.
Kế toán hoạt động xuất khẩu ở công ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ được xét
dưới 2 hình thức:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu uỷ thác (Nhận uỷ thác xuất khẩu)

Với phương thức xuất khẩu tự cân đối:
1. Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
* Trong khâu tổ chức xuất khẩu hàng hoá :
- Bảng kê chi tiết hàng hoá (Parking list)
- Hoá đơn ngoại thương (Invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Tờ khai hải quan
- Giấy báo có của ngân hàng
- Hoá đơn thu cước phí vận tải(Freight Invoice)
- Phiếu chi (Nộp thuế xuất khẩu, thuế doanh thu)
- Phiếu xuất kho
* Trong khâu uỷ thác xuất khẩu:
- Hợp đồng uỷ thác
- Bảng phân tích uỷ thác hàng ngoại tệ xuất khẩu
- Hoá đơn ngoại thương (Invoice)
- Bảng kê khai chi tiết hàng hoá (Packing list)
- Giấy báo nợ
- Phiếu chi (Nộp thuế xuất khẩu hộ bên giao uỷ thác, thuế doanh thu trên hoa
hồng)
- Phiếu thu
- Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
* Trình tự luân chuyển chứng từ
Nguồn hàng để xuất khẩu là nguồn hàng từ các cơ sở sản xuất của công ty
(đơn vị trực thuộc), hoặc thu mua từ các đơn vị khác, hoặc có thể là hàng của đơn
vị uỷ tài thác xuất khẩu chuyển đến kho của công ty hoặc địa điểm tập kết hàng
xuất khẩu, kế toán nhận hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, đồng thời nhập phiếu
nhập kho. Khi nguồn hàng đã đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đến thời hạn
giao hàng theo hợp đồng (hay theo L/C), công ty tổ chức quá trình xuất khẩu khi
xuất hàng kế toán viết phiếu xuất kho và viết hoá đơn ngoại thương (INVOICE)
Nếu quá trình xuất khẩu kèm theo hàng uỷ thác xuất khẩu, tiến hành giao

nhận hàng uỷ thác xuất khẩu, khi nhận hàng uỷ thác tại kho của công ty, kế toán
lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (xuất kho của đơn vị uỷ thác xuất khẩu) và phiếu
nhập kho của công ty.
Các chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức xuất khẩu hàng hoá, chi phí
dịch vụ mua ngoài. Nếu chi trực tiệp bằng tiền mặt kế toán ghi phiếu chi, thanh
toán bằng séc hoặc uỷ nhiệm chi, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ
liên quan.
Sau khi hàng gửi đi, công ty lập đầy đủ bộ chứng từ theo yêu cầu của hợp
đồng hoặc của L/C để gửi cho bên nhập khẩu, một bộ để thanh toán tiền gửi cho
ngân hàng thông báo của công ty.
(Một số mẫu chứng từ công ty thường sử dụng: Phiếu chi, biên lai thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, tờ khai hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, giấy thông báo thuế, thu chênh lệch giá.)
2. Tài khoản vận dụng
Để hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá, công ty XNK Thủ Công Mỹ
Nghệ sử dụng các tài khoản sau: TK157, TK632, TK156, TK511, TK131,
TK111.2, TK413, TK331, TK152, TK111, TK333, TK338.8…
*Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán
- Tài khoản này phản ánh giá trị hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đi
xuất khẩu, nhưng chưa chấp nhận thanh toán.
- Kết câu tài khoản:
+ Bên nợ TK157:
Phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm để gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán
đại lý, ký gửi nhưng chưa chấp nhận thanh toán.
+ Bên có TK157:
Phản ánh giá trị hàng hoá gửi bán đã xác định tiêu thụ
+ Số dư cuối kỳ bên nợ TK157:
Phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bán nhưng chưa được khách
hàng chấp nhận thanh toán đến cuối kỳ.
- Tài khoản 157 có các tài khoản chi tiết sau:

Tài khoản 157.1: Hàng hoá xuất khẩu gửi đi bán
Tài khoản 157.2: Hàng nhập khẩu
Tài khoản 157.3: Hàng làm nguyên liệu gửi đi bán
*Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm đã
tiêu thụ trong kỳ
- Kết cấu tài khoản 632:
+ Bên nợ tài khoản 632:
Phản ánh giá vốn của hàng hoá trong từng hợp đồng bán
+ Bên có tài khoản 632:
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
- Tài khoản 632 được mở chi tiết như sau:
Tài khoản 632.1: Giá vốn hàng bán xuất khẩu
Tài khoản 632.2: Giá vốn hàng bán nhập khẩu
Tài khoản 632.3: Giá vốn hàng nguyên liệu, hàng mẫu
*Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng
- Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ. Doanh thu phản ánh trên tài khoản 511 là doanh thu của
số hàng xác định tiêu thụ, được tính theo giá bán trên hoá đơn, chứng từ hoặc hợp
đồng
- Kết cấu tài khoản 511
+ Bên nợ tài khoản 511
Phản ánh thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng
Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị
trả lại được kết chuyển.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả.
+ Bên có tài khoản 511

×