Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.04 KB, 18 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
1.1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng, các khoản làm giảm trừ doanh
thu bán hàng.
Như chúng ta đã biết bán hàng ( hay còn gọi là tiêu thụ ) là việc chuyển
quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ, lao vụ... cho khách hàng, doanh
nghiệp thu được tiền hoặc được quyền thu tiền. Số tiền mà doanh nghiệp thu được
hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán gọi là doanh thu bán hàng. Nói cách
khác, doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã
thực hiện được trong kỳ.
Hiện nay, sự cạnh tranh về hàng hoá sản phẩm... trên thị trường đang diễn
ra một cách gay gắt, quyết liệt. Để đẩy mạnh cho hàng sản xuất ra, thu hồi nhanh
chóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng, có
các biện pháp phù hợp kích thích lượng hàng bán ra. Cụ thể là: Nếu hàng hoá của
doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm
giá bán, bớt giá bán... Các khoản như vậy buộc doanh nghiệp phải sẵn sàng chấp
nhận nếu muốn có mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Bớt giá là số tiền doanh nghiệp trả chi khách hàng trong những trường hợp
khách hàng mua hàng vơí khối lượng lớn theo thoả thuận.
- Giảm giá bán hàng là số tiền doânh nghiệp phải trả lại cho khách hàng
trong trường hợp hoá đơn bán hàng viết theo giá bình thường, hàng đã được xác
định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh
nghiệp đã chấp nhận.
- Trị giá hàng bán bị trả lại là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách
hàng trong trường hợp hàng đã xác định là bán nhưng do chất lượng hàng quá kém
so với yêu cầu, khách hàng trả lại số hàng đó.
- Ngoài các khoản trên các khoản khác cũng làm giảm trừ doanh thu bán
hàng như thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế xuất khẩu nếu có).
Tổng doanh thu bán hàng khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: bớt giá, giảm
giá, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu... chỉ còn lại doanh


thu thuần của hoạt động bán hàng. Ngoài ra trong doanh thu thuần của hoạt động
bán hàng còn bao gồm cả các khoản phụ giá, phụ thu, phụ trội...
1.1.2 Khái niệm về kết quả bán hàng.
Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa doanh thu bán hàng thuần với giá
vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ sản xuất
kinh doanh, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm sản
xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
1.2 Điều kiện để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng
Để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng, điều kiện cần và đủ phải là:
- Sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ... đã chuyển giao quyền sở hữu cho
khách hàng, đã cung cấp đầy đủ cho khách hàng.
- Đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, không kể đã thu tiền hay chưa
thu tiền
Như vậy, để ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cần
phải xem xét đầy đủ hai điều kiện trên thì mới được xét hạch toán sao cho đúng
chính sách chế độ hiện hành.
1.3 Thời điểm xác định doanh thu bán hàng.
Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là thời điểm người mua đã trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền về số lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đã cung cấp. Tuỳ
theo từng phương thức bán hàng mà thời điểm xác định doanh thu bán hàng có sự
khác nhau.
- Hàng được bán theo phương thức gửi hàng: theo phương thức này, định kỳ
doanh nghiệp gửi hàng cho khách trên cơ sở thoả thuận hợp đồng mua bán giữa hai
bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước. Khi xuất kho gửi hàng đi, hàng vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc thông
báo chấp nhận thanh toán thì khi đó hàng mới thuộc quyền sở hữu và ghi nhận
doanh thu bán hàng.
- Hàng được bán theo phương thức giao trực tiếp: Theo phương thức này
khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp

bán hoặc giao nhận hàng tay ba. Ngưòi nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán
hàng của doanh nghiệp thì hàng được xác định là bán.
- Đối với phương thức bán buôn: Việc bán hàng có thể thanh toán ngay trực
tiếp hoặc chưa thanh toán thì thời điểm ghi chép đó đưọc xác nhận khi nhận tiền
mặt, nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc giấy chấp nhận thanh toán của
khách hàng.
Việc xác định dúng đắn thời điểm ghi chép bán hàng sẽ là cho công tác
quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sẽ được tốt hơn, tránh tình trạng ứ
đọng vốn, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn.
1.4 Phương pháp xác định một số khoản doanh thu bán hàng đặc thù và
phương pháp xác định kết quả bán hàng.
1.4.1 Phương pháp xác định một số khoản doanh thu bán hàng đặc thù
Theo phương pháp xác định doanh thu bán hàng thông thường thì doanh
thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT hay chưa có thuế GTGT tuỳ thuộc vào mặt
hàng có thuộc diện chịu thuế GTGT hay tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế
GTGT của doanh nghiệp. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng còn phải phụ
thuộc vào từng cách thức, phương thức bán hàng cụ thể, phụ thuộc vào từng điều
kiện, từng tình huống mà xác định sao cho phù hợp với chính sách chế độ.
- Đối với hàng bán theo phương thức trả góp: Doanh thu bán hàng là giá bán
trả một lần, không bao bồm lãi trả chậm.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dùng để trao đổi lấy hàng hoá dịch vụ khác thì
doanh thu được tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm trao đổi.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra để biếu tặng,
tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp được tính theo giá thành sản xuất ( hoặc giá
vốn ) của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó.
- Đối với hoạt động bán hàng đại lý: Doanh thu là khoản thu về hoa hồng
đại lý ( doanh nghiệp thương mại )
Ngoài ra còn một số phương pháp xác định kết quả doanh thu bán hàng
khác tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng, từng loại ngành, nghề kinh doanh

đặc thù. ở đây ta chỉ quan tâm đến một số phương thức bán hàng tại các doanh
nghiệp sản xuất. Cũng cần phải chú ý rằng:
- Nếu doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải qui đổi ra
VNĐ do tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân
hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Toàn bộ doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ phải có đầy đủ các hợp
đồng, chứng từ hợp lệ, chứng minh và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp theo chế độ hiện hành.
1.4.2 Phương pháp kế toán xác định kết quả bán hàng
Như đã nêu ở phần trước kết quả hoạt động bán hàng ( kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường ) là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng
thuần trừ đi các khoản: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Kết quả bán hàng chính là số lãi ( lỗ ) về hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường.
1.5 Vai trò của xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán
hàng
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định
doanh thu bán hàng là để tiến hành tính toán thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường nhằm bù đắp, trang trải các chi phí đã bỏ ra để tạo nên khoản
doanh thu đó và xác định được kết quả bán hàng. Xác định một cách chính xác,
đúng đắn doanh thu bán hàng trong kỳ sẽ là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế,
tài chính, đắn giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là
cơ sở để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí,
lệ phí như: thuế GTGT hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu...
Với việc xác định được chính xác kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá
được chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định
các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước, đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng vốn, là cơ sở để xem xét được cơ cấu, tỷ trọng phân phối, sử dụng hiệu quả
hợp lý kết quả kinh doanh.

Như vậy việc xác định kết quả kinh doanh bán hàng và xác định kết quả
bán hàng phần nào đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó có ý nghĩa rất lứn đối
với việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân nói chung.
1.6 Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết doanh thu bán hàng - xác định
kết quả bán hàng.
1.6.1 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán
hàng.
Kế toán bán hàng - xác định kết quả bán hàng có nhiệm vụ chủ yếu như
sau:
- Ghi chép đầy đủ kịp thời doanh thu hàng bán ra trên thị trường và cả
doanh thu hàng bán nội bộ trong doanh nghiệp, tính toán đúng đắn trị giá vốn hàng
bán. chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác
nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
- Xác định kết quả bán hàng một cách chính xác theo đúng chính sách chế
độ của nhà nước ban hành.
- Cung cấp các thông tin chính xác, trung thực đầy đủ, kịp thời về doanh
thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng phục vụ cho các báo cáo kế toán liên
quan.
Để làm tốt các nhiệm vụ kể trên, kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết
quả bán hàng phải thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Xác định đúng đắn thời điểm xác định doanh thu bán hàng.
- Tổ chức hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu và trình tự luân chuyển
chứng từ hợp lý.
- Xác định, tập hợp, phân bổ, kết chuyển chính xác các chi phí thời kỳ ( chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ) hạch toán để tiến hành xác định kết
quả bán hàng.

×