Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.79 KB, 3 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHAN CHÂU TRINH

KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 9
Năm học 2020 – 2021
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,0 điểm)
Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần nắm được
để thực hiện các phương châm hội thoại có hiệu quả.
Câu 2 (1,0 điểm)
Đọc hai câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

a) Xác định các từ láy có trong hai câu thơ.
b) Từ “chân” ở đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Truyện
Kiều” (Nguyễn Du).
Câu 4 (6,0 điểm)
Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, em cùng các bạn đến thăm thầy (cô)
giáo cũ. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động đó.

---------- HẾT ---------


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHAN CHÂU TRINH



KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 9
Năm học 2020 – 2021
Môn Ngữ văn

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu
chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa.
Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể cịn những sơ suất
nhỏ.
- Điểm lẻ tồn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm trịn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

ĐÁP ÁN
Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần
nắm được để thực hiện các phương châm hội thoại có hiệu quả.
Các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói
ở đâu? Nói để làm gì?

Đọc hai câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
- Xác định đúng các từ láy: rầu rầu, xanh xanh
- Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
Nêu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).
- Giá trị nội dung: có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và nhân đạo
+ Giá trị hiện thực: tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội
đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận
những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của
người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo: tác phẩm thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước
số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo;
khẳng định đề cao vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng
chân chính của con người.
- Giá trị nghệ thuật: có hai thành tựu nổi bật là ngôn ngữ và thể loại
+ Về ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ
(biểu đạt, biểu cảm, thẫm mỹ).
+ Về thể loại: nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ
nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và
miêu tả tâm lý nhân vật.
Lưu ý:
Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng
được yêu cầu của đề. Nếu học sinh chỉ nêu một cách chung chung
giá trị nội dung và nghệ thuật thì giáo viên cho mỗi ý lớn tối đa
không quá 0,50 điểm.

ĐIỂM
1,00
0,25x4
1,00

0,50
0,50
2,00

0,50

0,50

0,50
0,50

1


Câu 4

Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, em cùng các bạn đến
thăm thầy (cô) giáo cũ. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động
đó.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị
luận, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự có sử
dụng yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện diễn biến tâm trạng, yếu tố
nghị luận để thể hiện tư tưởng, yếu tố biểu cảm để bộc lộ cảm xúc,
học sinh trần thuật lại cuộc gặp gỡ. Học sinh có thể tổ chức bài làm

theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản
sau:
- Giới thiệu thời gian, không gian và lý do về thăm thầy (cô) giáo cũ.
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Tái hiện được cảnh vật và hình ảnh của người thầy (cơ) cũ (trong
hồi ức và trong hiện tại).
+ Xây dựng được những tình huống truyện liên quan đến tình nghĩa
thầy (cơ) trị trong buổi gặp gỡ.
- Tình cảm, suy nghĩ của em và bạn bè trong lần đến thăm:
+ Tâm trạng vừa vui mừng vừa bùi ngùi xúc động.
+ Suy nghĩ về vai trò của người thầy trong cuộc sống và tấm lịng tri
ân cơng ơn thầy (cơ) giáo cũ.
- Nêu ấn tượng và điều em cảm nhận được trong lần đến thăm thầy
(cô) giáo cũ.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức
độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

6,00

1,00

2,50

1,50

1,00

2




×