Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI BƯU ĐIỆN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.5 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ
CHỨC CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Đặc điểm chung, quá trình hình thành, phát triển của BĐHN
Bưu điện TP Hà Nội (BĐHN) là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam do Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu điện Quyết định thành lập, hoạt động kinh doanh và phục vụ
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; có tư cách pháp nhân; hạch toán kinh tế nội bộ
trong Tổng Công ty; được Tổng Công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng
với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của BĐHN; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả,
bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Đối với BĐHN, kinh doanh và phục vụ là hai mặt của quá trình sản xuất kinh
doanh. Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận để tái đầu tư phát triển còn mục tiêu
phục vụ là mức độ đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, thực hiện các nhiệm vụ an ninh
quốc phòng theo chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Thủ đô.
BĐHN có chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới bưu chính viễn
thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát
triển của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Đảm bảo thông tin liên
lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp; phục vụ các yêu
cầu thông tin liên lạc trong đời sống kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên
địa bàn Thủ đô Hà Nội và các nơi khác theo quy định của Tổng Công ty nhằm hoàn
thành kế hoạch hàng năm được giao.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành
bưu chính viễn thông và các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Kinh doanh vận chuyển hàng hoá, kho vận.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng thiết bị khoa học công
nghệ, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Bưu điện.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của BĐHN


Bộ máy quản lý của BĐHN gồm: Giám đốc, 04 Phó Giám đốc, 15 phòng ban
chức năng chuyên môn, Văn phòng Đảng uỷ và Văn phòng Đoàn thể, trong đó:
- Giám đốc BĐHN do Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
Giám đốc là đại diện pháp nhân của BĐHN, là người có quyền quản lý và điều hành
cao nhất BĐHN.
- Các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng BĐHN do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
- Các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban chuyên môn có chức
năng giúp việc Giám đốc trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của BĐHN.
BĐHN có 14 đơn vị sản xuất trực thuộc hạch toán phụ thuộc và 02 đơn vị sự
nghiệp gồm các Công ty, Trung tâm, Bưu điện Huyện, Trường Bồi dưỡng kỹ thuật
nghiệp vụ Bưu điện Hà Nội, Trạm y tế, trong đó:
- Các đơn vị sản xuất trực thuộc BĐHN thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, có tư
cách pháp nhân, hoạt động theo phân cấp của BĐHN, được Giám đốc BĐHN giao
quyền quản lý vốn và tài sản phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Các đơn vị sự nghiệp được Giám đốc BĐHN giao nhiệm vụ và cấp kinh phí hoạt
động trên các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
Mô hình bộ máy tổ chức của bưu điện Hà Nội (xem trang sau)
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
• Phòng tổng hợp • Công ty điện thoại Hà Nội
• Phòng TCCB – LĐTL • Công ty Bưu chính và PHBC HN
• Phòng Tài chính – Kế toán thống

• Công ty Viễn thông Hà Nội
• Phòng đầu tư xây dựng cơ bản • Công ty xâylắp BĐHN
• Phòng kế hoạch kinh doanh • Công ty thiết kế BĐHN
• Phòng quản lý viễn thông • Công ty dịch vụ vật tư BĐHN

• Phòng quản lý bưu chính • Trung tâm dịch vụ khách hàng
• Phòng Hàng chính quản trị • Trung tâm tin học
• Ban điều hành thông tin • Trung tâm CPN
• Ban thanh tra • Trung tâm NGĐT – Những trang
vàng
• Ban bảo vệ • Bưu điện huyện Gia Lâm
• Bản quản lý các dự án • Bưu điện huyện Đông Anh
• Ban quản lý dự án BCC • Bưu điện huyện Từ Liêm
• Ban QLDA các công trình kiến
trúc
• Bưu điện hệ 1
• Ban kiểm toán nội bộ • Trạm Y tế BĐHN
• Trường bồi dưỡng KTNV BĐHN
3. Đặc điểm tổ chức kế toán của BĐHN
Do đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của BĐHN gồm các phòng ban chức
năng chuyên môn giúp việc cho Giám đốc BĐHN và hệ thống 14 đơn vị sản xuất
trực thuộc, 02 đơn vị sự nghiệp nằm dưới sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc BĐHN; mặt khác, do đặc thù của quá trình tập hợp chi phí, tính giá thành sản
phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông mà bộ máy kế toán của BĐHN được tổ chức
theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán.
- Phòng TC-KTTK BĐHN có chức năng nhiệm vụ giúp Giám đốc BĐHN
quản lý điều hành lĩnh vực tài chính kế toán thống kê. Phòng TC-KTTK có 24
người, trong đó trình độ đại học là 23 người - Phân công lao động như sau:
+ 01 Trưởng phòng phụ trách kinh doanh; các vấn đề về tài chính liên quan
đến hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC và điều hành chung,
+ 01 Phó phòng phụ trách chế độ - tổng hợp; các vấn đề về tài chính liên quan
đến đối tác là các doanh nghiệp ngoài BĐHN,
+ 01 Phó phòng phụ trách XDCB,
+ 01 thủ quỹ tiền mặt, tem,
+ 01 người làm kế toán theo dõi thu chi tiền mặt VNĐ,

+ 04 kế toán tổng hợp - chế độ, đồng thời quản lý và theo dõi công tác tài
chính kế toán của Công ty Bưu chính - PHBC; Bưu điện Huyện Thanh Trì, Trung
tâm NGĐT&NTV (mỗi người theo dõi một đơn vị),
+ 01 người làm kế toán thu chi ngoại tệ; Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện; theo dõi
công tác tài chính kế toán của Công ty Dịch vụ vật tư,
+ 01 người làm kế toán tiền lương, BHXH, KPCĐ; theo dõi tình hình xuất
nhập kho tem; theo dõi công tác tài chính kế toán của Công ty Viễn thông,
+ 01 người làm kế toán theo dõi thu chi qua ngân hàng; giải quyết các vấn đề
liên quan đến các khoản nợ phải thu khó đòi; theo dõi công tác tài chính kế toán của
Trung tâm Dịch vụ khách hàng,
+ 02 người làm các vấn đề về tài chính liên quan đến Hợp đồng hợp tác kinh
doanh BCC, đồng thời quản lý và theo dõi công tác tài chính kế toán của Ban BCC;
Trung tâm Chuyển phát nhanh,
+ 02 Kế toán TSCĐ và công cụ lao động, đồng thời quản lý và theo dõi công
tác tài chính kế toán của Bưu điện Huyện Sóc Sơn,
+ 01 kế toán thuế và thống kê sản lượng doanh thu; quản lý và theo dõi công
tác tài chính kế toán của Bưu điện Huyện Từ Liêm,
+ 06 kế toán XDCB, đồng thời quản lý và theo dõi công tác tài chính kế toán
của Công ty Điện thoại; Bưu điện Huyện Đông Anh; Bưu điện Huyện Gia Lâm;
Công ty Thiết kế; Trung tâm Tin học; 02 Ban quản lý (mỗi người theo dõi một đơn
vị),
+ 01 kỹ sư tin học quản trị mạng máy tính phục vụ công tác tài chính kế toán
thống kê.
- Tại các đơn vị trực thuộc BĐHN đều có phòng tài chính kế toán (hoặc bộ
phận kế toán) độc lập với đầy đủ chức năng, thực hiện chế độ quản lý tài chính và
hạch toán phụ thuộc BĐHN, cụ thể:
+ Về quản lý tài chính: căn cứ vào các văn bản quy định của Nhà nước và của
Tổng Công ty, BĐHN có hệ thống các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực
hiện các quy định trong lĩnh vực quản lý tài chính.
+ Về tổ chức hạch toán: các đơn vị thực hiện theo hình thức chứng từ ghi sổ;

số liệu thuộc các phần hành kế toán của các đơn vị được cập nhật và vận hành thống
nhất trên chương trình bài toán kế toán Bưu điện công nghệ Oracle; hệ thống báo
cáo kế toán nội bộ quý, năm của các đơn vị kết suất từ chương trình Bài toán kế toán
Bưu điện được gửi về Phòng TC-KTTK BĐHN; đồng thời, cơ sở số liệu để lập báo
cáo của các đơn vị cũng được truyền về Phòng TC-KTTK BĐHN để tổng hợp báo
cáo tài chính quý, năm của toàn BĐHN; toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh được
lưu trữ tại các đơn vị.
- Về chứng từ kế toán, tại BĐHN hiện đang sử dụng các loại hoá đơn bán
hàng đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận như sau:
+ Hoá đơn GTGT dịch vụ Viễn thông - VT01 loại 02 liên và 03 liên;
+ Hoá đơn GTGT dịch vụ Bưu chính - BC01 loại 02 liên và 03 liên;
+ Hoá đơn GTGT dịch vụ Bưu chính - Viễn thông - BĐ01 loại 02 liên và
03 liên;
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - 01/3L và 02/4L.
- Về hệ thống tài khoản kế toán, dựa trên các quy định cụ thể áp dụng hệ thống
tài khoản kế toán doanh nghiệp ở các đơn vị thành viên và Tổng Công ty ban hành
kèm theo Quyết định số 87 QĐ/KTTKTC ngày 09/01/1996 của Tổng Công ty;
Danh mục tài khoản kế toán bổ sung cho hoạt động dịch vụ tiết kiệm Bưu điện ban
hành kèm theo Quyết định số 2283/QĐ-KTTKTC ngày 25/08/1999 của Tổng Công
ty, hiện tại hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại BĐHN và các đơn vị trực thuộc
BĐHN là hệ thống tài khoản được xây dựng thống nhất cho các đơn vị trực thuộc
Bưu điện HN, có quy định rõ nơi sử dụng (BĐHN, các đơn vị hạch toán riêng, các
Ban quản lý và các Bưu điện Huyện trực thuộc BĐHN).
Cụ thể, các TK cấp 1 được sử dụng theo quy định của Pháp Lệnh thống kê,
gồm 79 TK cấp I, được chi tiết thành các TK cấp II , cấp III, cấp IV. TK cấp II là
TK gồm 4 chữ số, dùng để phân loại TK chi tiết cho loại I. Tại BĐHN, TK cấp III
và cấp IV được sử dụng để phân loại chi tiết đến từng đơn vị, ( nhất là TK cấp IV).
Các TK được sử dụng chi tiết nhất là các TK:
- 154: Chi phí SXKD dở dang
Được chi tiết thành 4 TK cấp II, và từ đó chi tiết tiếp thành 28 TK cấp III và

83 TK cấp IV.
- TK 136: Phải thu nội bộ: Được chi tiết thành 4 TK cấp II và từ đó chi tiết
tiếp thành 15 TK cấp III và 72 TK cấp IV.
- TK 336: Phải trả nội bộ, được chi tiết thành 4 TK cấp II, từ đó tiếp tục
được chi tiết thành 13 TK cấp III và 74 TK cấp IV.
- TK 627: Chi phí sản xuất chung, được chi tiết thành 6 TK cấp II, và từ đó
tiếp tục chi tiết thành 21 TK cấp IV.
- TK 641: Chi phí bán hàng: được chi tiết thành 6 TK cấp II và từ đó tiếp
tục được chi tiết thành 18 TK cấp IV.
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp: được chi tiết thành 8 TK cấp II và từ đó
tiếp tục được chi tiết thành 18 TK cấp IV
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI BĐHN
1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại BĐHN
1.1. Phân loại TSCĐ tại BĐHN
Theo công văn số 2945/KTTKTC của Tổng công ty Bưu chính Viênc thông
Việt Nam, TSCĐ của BĐHN được quy dịnh quản lý, sử dụng như sau:
Mọi TLLĐ là từng TSHH có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều
tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để thực hiện một hợc một số chưcs năng nhất định
nếu thiếu bất cứ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống đó không hoạt động được,
nếu thảo mãn đông thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
a, Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
b, Có giá trị từ 5.000.000 đ trở lên.
Mọi khoản chi phí thực tế mà đơn vị đã chi ra thoả mãn đồng thời 2 điều kiện
trên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô
hình. Thời gian sử dụng TSCĐVH được BĐHN xác định trong khoảng thời gian từ
5 đến 7 năm tuỳ theo tài sản.
Tại BĐHN, TSCĐHH gồm có:
A. Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực
2. Máy phát điện

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện
4. Máy móc,thiết bị động lực khác
B. Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ
2. Máy bơm nước và xăng dầu
3. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt
4. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh.
5. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành liên quan
6. Máy móc thiết bị thông tin liênlạc, điện ảnh, y tế
6a. Thiết bị viễn thông
- Thiết bị chuyển mạch các loại
+ Tổng đài lớn hơn 500 số
+ Tổng đài nhỏ hơn 500 số
- Thiết bị truyền dẫn các loại
+ Cáp sợi quang
+ Cáp đồng
- Thiết bị vệ tinh
- Máy móc thiết bị phục vụ cho viễn thông
+ Máy hàn nối cáp quang
6b. Thiết bị bưu chính
- Máy xoá tem
- Máy in cước phí
- Máy móc thiết bị phục vụ cho Bưu chính
7. Máy móc, thiết bị loại điện tử, tin học
- Cân điện tử dùng cho Bưu chính
8. Máy móc, thiết bị khác
- Thiết bị chuyên dùng cho lắp ráp, bảo hành thiết bị viễn thông
C. Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt
- Thiết bị chuyên dùng cho viễn thông

2. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác
D. Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ
- Thiết bị và phương tiện vận chuyển thư báo và vận tải truyền dẫn
2. Phương tiện vận tải đường thuỷ
- Thiết bị và phương tiện vận chuyển thư báo và vận tải truyền dẫn
3. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng
4. Thiết bị và phương tiện vận tải khác
E. Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị quản lý
2. Máy móc và thiết bị điện tử phục vụ quản lý
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác
F. Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố
2. Nhà cửa khác
3. Kho chứa, bể chứa, cầu đường, bãi đỗ, sân phơi...
4. Các vật kiến trúc khác
- Cột ăngten
+ Cột ăngten đứng
+ Cột ăngten dây co
- Cột điện thoại
- Cống, bể cáp
- Nhà trạm phục vụ cho viễn thông
G. Các loại TSCĐ khác chưa quy định trong các nhóm trên
- Máy vi tính chuyên dùng cho các tổng đài tính cước, truyền báo, truyền số liệu
- Máy in chuyên dùng cho các tổng đài tính cước, truyền báo, truyền số liệu
- Máy điều hoà chuyêndùng cho hệ thống tổng đài, tạm vi ba, tạm cáp quang.
1.2. Quản lý TSCĐ tại BĐHN
Do đặc thù dơn vị gồm nhiều đơn vị trực thuộc, đồng thời lại là đơn vị trực
thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Bưu điện Hà Nội quản lý tài

sản theo quy chế tài chính của Tổng công ty,đồng thời, trên cơ sở đó xây dựng
quychế tài chính cho các đơn vị thành viên để đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài
sản có hiệu quả. Cụ thể, vấn đề sử dụng và quản lý TSCĐ tại Bưu Điện Hà Nội
được quy định như sau:
Đơn vị phải mở sổ theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong quá trình
sử dụng về tình hình biến động, tình trạng kỹ thuật, biện pháp quản lý và sử dụng tài
sản. Cuối mỗi quý, đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình biến động tài sản về Bưu
điện Hà Nội để hoàn thành thủ tục taưng, giảm TSCĐ.
TSCĐ (mua sắm, đầu tư, xây dựng mới) sau khi hoàn thành, bàn giao đưa vào
sử dụng, đơn vị hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi về Bưu điện Hà Nội để làm thủ tục tăng
tài sản và trích khấu hao theo quy định hiện hành.
Mỗi tài sản cố định có một thẻ tài sản cố định ghi chi tiết các yếu tố của tài
sản (tên quy cách, nguồn gốc, nguyên giá, nguồn vốn đầu tư tài sản, thời gian sử
dụng, mức khấu hao trung bình, khấu hao luỹ kế, sửa chữa nâng cấp đánh giá lại tài
sản). Theo quy định của Tổng Công ty, tổng chi phí Bưu điện Hà Nội chi ra để nâng
cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá cuả TSCĐ đó, không được hạch
toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Các chi phí sửa chữa TSCĐ được coi như
khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh
trong kỳ.
Khi xảy ra tổn thất tài sản (mất, hư hỏng, làm giảm TS) đơn vị trực thuộc lập
Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý báo cáo
Giám đốc Bưu điện Hà Nội. Sau đó, Bưu điện Hà Nội thành lập Hội đồng xác định
nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý báo cáo Tỏng giám đốc. Nếu
nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thất phải bồi
thường theo quy định của Pháp luật. Giám đốc Bưu điện Hà Nội quy định mức bồi
thường đối với tổn thất tài sản có giá trị đến 50 triêụ đồng, Tổng giám đốc, Hội đồng
quản trị quyết định mức bồi thường đối với tổn thất có giá trị lớn hơn 50 triệu đồng.
Tài sản đã mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
Giá trị tổn thất sau khi bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của
tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Bưu Điện

Hà Nội. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được
hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ. Sau khi sử lý tổn thất, BĐHN phải điều
chỉnh lại sổ kế toán theo quyết định xử lý, đồng thời báo cáo Tổng Công ty và cơ
quan quản lý tài chính địa phương.
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định 12 Quy chế tài
chính của BĐHN. Định kỳ kết thúc năm tài chính, BĐHN tiến hành kiểm kê toàn bộ
vốn, tài sản, vật tư, hàng hoá nhằm xác định chính xác tài sản, tiền vốn hiện có với
sổ sách kế toán. Các trường hợp thừa, thiếu, kém, mất phẩm chất phải rõ nguyên
nhân, trách nhiệm để xử lý,đồng thời ó cơ sở lập báo cáo tài chính. BĐHN thực hiện
đánh giá lại trong các trường hợp
+ Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
+ Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu.
+ Tài sản để góp vốn liên doanh, vốn cổ phần (khi đem TS đi góp và khi nhận
về)
Cáckhoản chênh lệch tăng hoặc giảm của tài sản do đánh giá lại được ghi tăng
hoặc giảm vốn theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tình hình TSCĐ của BĐHN trong 5 tháng đầu năm 2001 được thể hiện trên
bảng sau:
TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA BĐHN
Tính đến hết quý 2 năm 2001
Bảng phân bổ theo kết cấu
Chỉ tiêu
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại
Nhà cửa 75.427.310.551 33.662.560.332 41.764.750.219
Vật kiến trúc 77.459.397.719 55.270.030.550 22.189.367.169
Máy móc động lực
Máy móc thiết bị 889.084.698.314 668.748.868.535 220.335.829.779
Truyền dẫn 612.051.967.386 316.279.319.834 295.772.647.551

Công cụ dụng cụ
Tài sản vô hình 1.552.455.520 955.857.171 596.598.349
Phương tiện vận tải 35.022.662.239 26.450.280.955 8.572.381.284
Dụng cụ quản lý 20.574.989.790 15.198.552.926 5.376.436.863
Tài sản khác 1.486.313.143 1.169.527.321 316.785.821
Tổng cộng 1.712.659.794.662 1.117.734.997.625 594.924.797.036
Bảng phân bổ theo nguồn vốn
Chỉ tiêu
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá Giá trị hao
mòn
Giá trị luỹ kế
Nguồn vốn
Vốn Ngân sách 59.545.006.981 51.166.857.541 8.378.149.439
Vốn phát triển thuê bao 412.262.290.22
4
291.061.767.783 121.200.522.441
Vốn NS khác quà tặng
Lơi nhuận NS cho để lãi đầu tư
Vốn TCty bổ sung 318.373.624.85
6
206.629.728.900 111.723.895.956
Vốn BĐHN bổ sung 237.517.459.03
7
128.700.446.385 108.817.012.652
Vốn của đơn vị (huyện, công
ty)
3.925.372.902 3.670.098.340 255.274.561
Quỹ phúc lợi 4.271.453.268 4.271.453.268
Tổng công ty vay trả chậm 576.733.800.38

4
360.686.988.304 216.046.812.080
Vay địa phương (TCTy bảo
lãnh)
100.030.787.01
0
75.799.110.371 24.231.676.638
Chênh lệch đánh giá lại TS
Tổng cộng 1.712.659.794.6
62
117.734.997.625 594.924.797.036
2. Thực tế tổ chức hạch toán tại Bưu điện Hà Nội
Tại Bưu điện Hà Nội, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán
TSCĐ được thực hiện trên máy tính, với phần mềm kế toán đặc thù của Ngành
Bưu điện. Toàn bộ chứng từ kế toán TSCĐ được đưa vào máy theo phần hành kế
toán TSCĐ, theo hệ thống kế toán riêng BĐHN dưới dạng mã số đặc trưng.
2.1. Hạch toán tăng TSCĐ tại Bưu điện Hà Nội
TSCĐ của công ty chủ yếu tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành
và do điều chuyển nội bộ.
II.1.1 Hạch toán tăng TSCĐ do xây dựng mới
Khi có công trình cần xây dựng, căn cứ vào kế hoạch, đơn vị lập dự toán
lên Tổng Công ty. Nếu được duyệt, phòng XDCB chuyển cho phòng kế toán để
hạch toán.
Đến hết quý II năm 2001, TSCĐ tăng do xây dựng mới là 1.463.319.000đ,
trong đó:
Nhà cửa: 1.250.000đ
Vật kiến trúc: 57.457.000đ
TSCĐ khác: 155.862.000đ
Ví dụ minh hoạ:
Về việc xây dựng mở rộng văn phòng giao dịch của Bưu điện Bờ Hồ:

Bưu Điện Hà Nội được sự chỉ đạo của Tổng Công ty, đã tiến hành ký kết
hợp đồng xây dựng với Công ty xây dựng số 1 thuộc tổng công ty Vinaconex

×