Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.84 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY .
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
a) Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của công ty
Thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng uỷ thành phố Hà Nội nói chung
và ngành xây dựng nói riêng hăng hái tổ chức thực hiện chương trình cải cách, sắp
xếp lại doanh nghiệp cho phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty đầu tư xây
dựng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1893/QT-UB ngày 16/05/1997của
uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sát nhập hai công ty : Công ty vật
liệu và xây dựng Hà Nội và công ty xây lắp điện Hà Nội. Hai công ty tiền thân đều
có quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình sản xuất của ngành. Công
ty đầu tư xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp đầu tiên của ngành xây dựng thủ đô ra
đời trong công cuộc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp năm 1997 của UBND thành
phố Hà Nội .
Sau khi sát nhập công ty đầu tư xây dựng Hà Nội cũng đã phát huy thế và
lực mới để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng đã tuyển thêm
nhiều kĩ sư, lực lượng cán bộ kĩ thuật năng động, đội ngũ công nhân kĩ thuật giỏi
nghề và thạo việc tạo đà chủ động cho công ty. Cùng với đó công ty đã đầu tư thêm
các trang thiết bị như ô tô, máy xúc, máy ủi và các thiết bị thi công. Công ty cũng
thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn hiện đại và phức tạp về mặt kĩ thuật, mỹ
thuật công trình cũng như tiến độ thi công. Đặc biệt là lĩnh vực tư vấn xây dựng
như lập dự án xây dựng, giải phóng mặt bằng, các thủ tục xây dựng.
Hiện nay, công ty đã có tiềm năng về cơ sở vật chất vững vàng, đội ngũ cán
bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có nghiệp vụ cao, có kinh
nghiệm quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn. Công ty cũng đã và đang
đầu tư thêm các trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến như: Dây truyền sản xuất gạch
Block, tàu hút cát, ô tô, máy xúc, máy ủi, máy thi công.
Nhiệm vụ chính của công ty được phân công theo quyết định thành lập bao
gồm 8 nhiệm vụ và được chia làm 3 nhóm chính :


Nhóm 1 : Khối hoạt đọng kinh doanh mang tính chất đầu tư ( gọi tắt là khối
quản lý đầu tư ) :
- Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng .
- Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước về lĩnh vực lập và tổ
chức thực hiện dự án, lĩnh vực đất đã xây dựng và giải phóng mặt bằng
- Kinh doanh nhà .
Nhóm 2: Khối hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp :
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp thuỷ lợi và giao thông, các
công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, hạ tầng xã hội .
- Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp, điện dân dụng, công nghiệp
thuỷ lợi, sản xuất vật liệu .
- Thi công xây lắp trang trí nội, ngoại thất cho các công trình xây dựng gia
dụng khung nhôm kính chất lượng cao, dây truyền công nghệ do Ý và Đài Loan
cung cấp
Nhóm 3: Khối hoạt động kinh doanh mang tính chất khai thác, sản xuất vật
xây dựng :
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Là đại lý vật tư thiết bị xây dựng và trang thiết
bị xây dựng nội, ngoại thất .
- Khai thác và kinh doanh cát xây dựng bao gồm cát bãi, cát hút, cát vàng,
đá, sỏi .
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư vật liệu xây dựng, chuyển giao sản
phẩm. Hiện nay, cả ba lĩnh vực trên công ty đều kinh doanh có hiệu quả và có
doanh thu. Khả năng thị trường đang được mở rộng và có uy tín.
b) Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
- Giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của công ty theo
pháp luật và trực tiếp điều hành kinh doanh của khối đầu tư .
- Các phó giám đốc : Giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ mang tính
chất xây lắp công trình, trực tiếp phụ trách các khối đơn vị thi công xây lắp, thi
công cơ giới, trực tiếp quản lý kĩ thuật, an toàn lao động, vật tư phục vụ khai thác,

sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Giúp giám đốc các mặt công tác quản trị
hành chính, xây dựng kĩ thuật cơ bản nội bộ sáng kiến cải tiến kĩ thuật .
- Các phòng ban giúp việc .
- Phòng kế hoạch kinh doanh .
- Tổng hợp và xây dựng .
............
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty đầu tư xây
dựng Hà Nội .
a. Bộ máy kế toán của Công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
* Nhiệm vụ của từng người trong phòng kế toán
1. Trưởng phòng kế toán:
- Tổ chức công tác thống kê, kế toán và bộ máy kế toán. Tổ chức phương
pháp ghi chép cho phù hợp và khoa học nhất với đơn vị mình
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành đúng chế độ, chính sách của
Nhà nước về quản lý tài chính.
- Phải nắm rõ định hướng phát triển của Công ty để điều hành hoạt động của
Phòng. Chịu trách nhiệm chung về phương pháp hạch toán, quyết định phân bổ chi
phí vào các đối tượng phù hợp .
- Phải kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất.
- Kiểm tra việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính, các chế độ tiêu
chuẩn chi tiêu, kỷ luật tài chính của Nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán
tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
Giám đốc công ty
Phòng tổ
chức lao
động

Phòng
thống kê
kế toán
Phòng
h nhà
chính
quản trị
C C PHÓÁ
GI M Á ĐỐC
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Thủ
quỹ
Kế
toán 4
Kế
toán 3
Kế
toán 2
Kế toán
1
TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TO NÁ
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để có biện pháp khắc phục.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các số liệu báo cáo,
về tính đúng đắn của báo cáo tài chính do phòng lập nên.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các chứng từ hoá đơn chấp nhận
thanh toán, về tính trung thực của các báo cáo tài chính.

- Cân đối các nguồn vốn để đáp ứng tối đa cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2. Kế toán 1: Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, các khoản thanh toán với
CNV, các quĩ cơ quan:
- Kế toán có trách nhiệm lập kế hoạch tính trích khấu hao năm gửi cho Cục
quản lý vốn tài sản. Thông báo các thủ tục cần thiết để thanh lý tài sản, ghi tăng tài
sản. Theo dõi riêng số phải thu khấu hao của từng đơn vị.
- Theo dõi lượng vật tư hàng hoá xuất nhập hàng tháng, cùng các phòng ban
liên quan kiểm kê định kỳ vật tư hàng hoá tồn kho vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Lập biên bản với các trường hợp thiếu thừa.
- Tính toán quĩ lương theo thông báo đã được duyệt của Sở LĐTBXH, trích
BHXH, BH ytế, Công đoàn theo đúng chế độ.
- Theo dõi tình hình biến động các quĩ cơ quan.
3. Kế toán 2: Kế toán thanh toán, thuế VAT đầu vào, doanh thu:
- Theo dõi chi tiết từng khoản tạm ứng, thanh toán theo đối tượng và theo
từng công trình. Hàng tháng tổng hợp số dư nợ để đốc thúc việc thanh toán. Cuối
mỗi công trình thanh quyết toán phải đối chiếu toàn bộ công nợ của công trình và
tất toán với đơn vị
- Tính toán thuế VAT phải nộp, thuế đã nộp đầu vào để tính toán số còn phải
nộp cho từng công trình.
- Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo doanh thu kịp thời để lập báo cáo doanh
thu hàng tháng gửi ra Cục thuế đúng hạn.
- Cuối mỗi công trình thanh lý, phải chủ động tính doanh thu để chuyển cho
bộ phận tính kết quả hoạt động SX KD để tính lãi - lỗ.
4. Kế toán 3: Kế toán tiền mặt, tập hợp chi phí trực tiếp, chi phí quản lý
Công ty và tính giá thành công trình.
- Căn cứ vào số liệu các bộ phận gửi sang, kế toán phải tập hợp chi phí trực
tiếp cho từng công trình, theo từng nội dung chi phí.
- Cuối mỗi niên độ kế toán, phải chủ động tổ chức, hướng dẫn các đơn vị
đánh giá giá trị các công trình thi công dở dang, tính toán số chi phí trong kỳ để

tính giá thành công trình chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ.
- Tập hợp chi phí quản lý Công ty theo từng nội dung chi phí để phục vụ công
tác quản trị kinh doanh. Cuối kỳ chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ.
- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các chừng từ chi trước khi viết phiếu
thu - chi. Mở sổ theo dõi việc luân chuyển tiền tệ, cuối ngày, tuần, tháng phải đối
chiếu khớp với thủ quĩ.
5. Kế toán 4: Kế toán tiền gửi, tiền vay
- Phải chủ động giao dịch thường xuyên với ngân hàng, căn cứ vào sổ phụ
để mở sổ theo dõi chặt chẽ tiền gửi, số dư tài khoản. Tuyệt đối không được cắt
chuyển tiền vượt quá số dư hiện có.
- Phải chủ động chuẩn bị đủ hồ sơ để tiến hành thủ tục bảo lãnh cho các
công trình: Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, chất lượng công trình. Theo dõi
các hồ sơ này và chuyển tiền về tài khoản hoạt động khi hết hiệu lực của hợp đồng
bảo lãnh.
- Chủ động xem xét, chuẩn bị hồ sơ vay vốn cho các công trình, đảm bảo
tiến hành chặt chẽ việc nhận nợ với Công ty của các đơn vị vay vốn. Theo dõi, đốc
thúc việc nộp trả lãi tiền vay của từng món vay, nộp trả kịp thời, đúng hạn các
khoản nợ gốc.
6. Thủ quĩ
- Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối quĩ tiền mặt, chỉ được phép xuất tiền ra
khỏi quĩ khi đã có phiếu chi được ký duyệt.
- Khi quản tiền ngân phiếu, phải lưu ý thời hạn, không được để quá thời hạn.
- Phải căn cứ vào các phiếu thu - chi hàng ngày để lập báo cáo quĩ, đối chiếu
thường xuyên với kế toán tiền mặt.
b. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty
* Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đang áp dụng hệ thống tài khoản
chung theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và sau đó có những thay đổi bổ sung
theo các Thông tư 10, 44, 64... và áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui định.
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm các báo cáo sau:

+ Bảng cân đối kế toán
+ Kết quả hoạt động kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
* Hình thức sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với phương pháp kế toán
thủ công và một phần được áp dụng máy vi tính. Công ty có những sổ kế toán
chính như: Nhật ký chứng từ (NKCT) số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4,
NKCT số 5, .... và các bảng kê như bảng kê số 3 và các loại sổ cái như sổ cái tiền
mặt và các sổ chi tiết...
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HÀ NỘI
1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty
Công ty đầu tư xây dựng Hà nội là một đơn vị hạch toán độc lập, không ngừng
nâng cao doanh thu và giảm chi phí đang trở thành vấn đề quyết định sự tồn tại của
Công ty. Đầu tư mua sắm trang thiết bị đúng thời điểm cùng với việc nâng cao hiệu
quả sử dụng TSCĐ là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm làm tăng doanh thu của Công ty.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ chi tiếtNhật ký CTBảng kê
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán

Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng TSCĐ ngày càng cao, công tác kế toán
tại Công ty phải liên tục phát triển thoả mãn tới mức cao nhất cho mục tiêu kinh
doanh. Để đạt được điều đó, Công ty phải thực hiện tốt công tác kế toán như sau:
- Thực hiện ghi chép đầy đủ, phản ánh chính xác, kịp thời liên tục có hệ
thống tính biến động của TSCĐ.
- Thông qua việc theo dõi, phản ánh xử lý các thông tin, kế toán giúp cho
ban lãnh đạo Công ty đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư, sửa chữa
TSCĐ.
- TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau và chiếm tỷ lệ vốn lớn
trong tổng số vốn của Công ty. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ luôn
đóng vai trò quan trọng để nguồn vốn được bảo tồn cũng như việc nâng cao hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh.
- Việc quan lý TSCĐ phải tuân theo các yêu cầu sau:
+ Phải quản lý TSCĐ như một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản.
+ Phải quản lý TSCĐ như một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh cơ bản về
mặt giá trị, nguyên tắc chu chuyển vốn, bảo toàn vốn sau mỗi lần chu chuyển.
+ Phải thể hiện và quản lý TSCĐ đã tiêu dùng, tiêu hao trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán là quá trình hình thành, lựa chọn và cung cấp
thông tin hiện có, tăng, giảm sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập
hệ thống chứng từ, sổ sách và trình tự phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, kế toán tại công ty luôn chú ý tới nguyên
tắc thận trọng, hạch toán đảm bảo chính xác đối tượng ghi TSCĐ, loại TSCĐ. Việc
hạch toán và quản lý TSCĐ luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc
chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Căn cứ vào các chứng từ gốc thích hợp cùng với lý lịch TSCĐ và các tài liệu
khoa học kỹ thuật, công ty quản lý TSCĐ theo từng đơn vị TSCĐ dựa trên 2 hồ sơ
kỹ thuật:
- Hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật nghiệp vụ lập, lưu trữ quản lý
- Hồ sơ kế toán do phòng kế toán lập, lưu trữ quản lý bao gồm các chứng từ:

Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản nghiệm thu TSCĐ
2. Phân loại và đánh giá TSCĐ
TSCĐ của công ty có giá trị lớn, chúng được bố trí ở nhiều địa bàn khác
nhau, số lượng cũng như chủng loại TSCĐ rất phong phú, đa dạng. TSCĐ được
đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chình vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi
cho quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ kế toán phải phân loại TSCĐ thành các
loại khác nhau dựa trên một số tiêu thức nhất định. Cụ thể TSCĐ của công ty được
phân thành các loại như sau :
*) Phân loại TSCĐ theo chức năng sử dụng :
Theo cách này TSCĐ của công ty được phân thành 5 loại với nguyên giá của
từng TSCĐ tính đến ngày 30/12/2001 như sau :
Loại 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc : 1.772.662.440 đồng
Loại 2 : Dụng cụ quản lý : 370.858.280 đồng
Loại 3 : Thiết bị vận tải : 5.007.779.497 đồng
Loại 4 : Thiết bị công tác : 683.800.000 đồng
Loại 5 : Thiết bị động lực : 55.500.000 đồng
*) Phân loại theo nguồn hình thành :
Theo cách này toàn bộ TSCĐ của công tyđược phân thành 5 loại với nguyên
giá của từng loại tính đến ngày 30/12/2001 như sau:
- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có 3.852.354.398 đồng
- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách 1.750.783.448 đồng
- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay 2.287.462.371 đồng
Để xác định chính xác giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá
TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ theo từng loại tài sản mà lựa chọn
cách đánh giá thích hợp.
Đối với những TSCĐ như: TSCĐ do mua sắm , TSCĐ do XDCB bàn giao,
TSCĐ do phát hiện thừa việc đánh giá TSCĐ tại công ty được thực hiện như sau:

Nguyên giá = Giá mua + Chi phí có liên quan
Chi phí có liên quan như: Chi phí chạy thử, giao dịch, vận chuyển ...
Đối với những TSCĐ điều chuyển giữa công ty với các đơn vị thành viên hạch
toán phụ thuộc trong công ty thì các chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ
không hạch toán bằng đơn giá mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
Giá trị còn lại của TSCD được xác định theo nguyên giá và giá trị hao mòn của
TSCĐ theo công thức:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Như vậy, tất cả TSCĐ có của công ty được theo dõi một cách đầy đủ, chặt chẽ
trên 3 loại giá là: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Chính vì vậy, công
tác hạch toán TSCĐ đã phản ánh được tổng số tiền đầu tư cho mua sắm, XDCB và
trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất.
3. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty
a) Hạch toán tăng TSCĐ
TSCĐ của công ty tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: được cấp trên
cấp, do mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị hoặc do xây dựng cơ bản
hoàn thành bàn giao, do chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ. Nhìn chung TSCĐ
của Công ty hiện nay tăng chủ yếu là do mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ
sung và nguồn vốn do công ty vay. TSCĐ khi về đến công ty đều được công ty
nghiệm thu.
* Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm
Việc mua TSCĐ tại công ty được xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận, được
căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi
mới trên công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Sau khi kế hoạch mua sắm được duyệt
công ty ký hợp đồng mua TSCĐ với nhà cung cấp. Sau khi ký hợp đồng kinh tế hai
bên tiến hành bàn giao TSCĐ, sau đó kế toán làm các thủ tục thanh toán cho bên
bán. Khi hợp đồng hoàn thành hai bên thanh lý hợp đồng, công ty lập biên bản
nghiệm thu và đưa TSCĐ vào sử dụng .
Chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ bao gồm :

- Giấy đề nghị của bộ phận có yêu cầu
- Quyết định của giám đốc công ty
- Hợp đồng kinh tế
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn chi phí
- Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý hợp đồng
Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp
tăng TSCĐ, sau đó được lưu vào hồ sơ .
Nhìn chung, TSCĐ của công ty hiện nay chủ yếu là do mua sắm.
VD: Năm 2001 công ty dự án đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công bằng
nguồn vốn vay. Công ty đã kí hợp đồng hợp 84/HĐKT mua 1 silô trạm trộn công
suất 20 tấn/h với nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh. Quá trình mua bán hoàn
thành sau khi có biên bản nghiệm thu và biên bản bàn giao thiết bị .
Cụ thể là :
- Hợp đồng kinh tế .
- Biên bản thanh lý hợp đồng .
- Biên bản bàn giao máy .
- Biên bản bàn giao TSCĐ .
Sau đây là những hợp đồng, biên bản cụ thể :

×