Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.1 KB, 29 trang )

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Đối tượng và qui trình tập hợp chi phí sản xuất
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Do Công ty Cơ khí Hà Nội có đặc điểm tổ chức sản xuất theo các bộ phận, công
việc được tổ chức thực hiện tại các xưởng, do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức
tạp. Sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nên ở
Công ty Cơ khí Hà Nội kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Kế toán chi
phí và tính giá thành của từng phân xưởng sẽ tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình và
chi tiết cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc hợp đồng.
1.2. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất
Từ các chứng từ hạch toán ban đầu như phiếu cấp vật tư, phiếu xuất công cụ dụng
cụ, bảng chấm công ... kế toán chi phí và gía thành tiền hành đối chiếu với bảng tổng hợp
vật tư của xưởng theo từng sản phẩm hợp đồng (do kế toán vật tư chuyển sang) và bảng
tổng hợp thanh toán lương (do kế toán lương chuyển sang); tiến hành phân bổ nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ và bảng phân bổ quỹ lương cho xưởng mình. Sau đó chuyển cho kế
toán tổng hợp lên bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ toàn công ty và bảng tổng hợp
lương bảo hiểm xã hội toàn công ty.
Từ các bảng khấu hao, bảng phân bổ điện nước cho từng xưởng, kế toán chi phí và
giá thành từng xưởng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, hợp đồng trên
bảng chi tiết phân bổ nợ TK 627.
Kế toán chi phí và giá thành lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho xưởng và bảng
kê số 4 cho xưởng mình.
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp lương
toàn công ty và bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627 từng xưởng, kế toán tổng hợp vào sổ cáo
TK 621, 622, 627 và lên bảng kê số 4 toàn công ty. Sau đó, cuối tháng vào NKCT số 7 toàn
công ty.
2. Trình tự và phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
Ở Công ty Cơ khí Hà Nội, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp


- Chi phí sản xuất chung
Trong giới hạn chuyên đề, tôi xin đề cập đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm của một sản phẩm máy công cụ T81A được thực hiện ở xưởng
máy công cụ trong tháng 2 - 2002
2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
Do đặc thù của ngành cơ khí nên chi phí nguyên vật liệu của công ty chiếm một tỷ
trọnglớn trong tổng chi phí sản xuất (khoảng 70% - 80%) hơn nữa số lượng và chủng loại
vật tư của công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm hàng nghìn các loại vật tư khác nhau
như thép, tôn các loại, đồng, chì, nhôm, kẽm, các loại vòng bi, đất, ... Việc phân chia
nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ là rất phức tạp và chỉ là tương đối, thường phải dựa
vào vai trò và công dụng của vật liệu trong từng quy trình sản xuất mới xác định nội dung
hạch toán.
Để hạch toán nguyên vật liệu, công ty sử dụng các tài khoản sau:
- TK 152 - nguyên vật liệu, được chi tiết thành các tài khoản cấp 2;
+ TK 1521: nguyên vật liệu chính (không bao gồm bán thành phẩm)
+ TK 1522: nguyên vật liệu phụ
+ TK 1523: nhiên liệu
+ TK 1524: vật liệu thay thế
- Phôi đúc (còn gọi là bán thành phẩm) do phân xưởng đúc chế tạo được theo dõi
trên TK 154-BTP. Bán thành phẩm được sản xuất tại công ty và trở thành nguyên vật liệu
chính cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo và nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí.
- TK 153-công cụ dụng cụ, ở Công ty Cơ khí Hà Nội có sử dụng tài khoản 153 để
tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và kết chuyển vào chi phí. Ở chế độ không quy
định nghiệp vụ này nhưng do đặc thù sản xuất của công ty nên vẫn hạch toán.
* Trình tự hạch toán
- Căn cứ vào hướng dẫn cắt thép và tạo phôi, bản dự trù vật liệu cần thiết cho chế
tạo sản phẩm của phòng kỹ thuật, phòng điều độ sản xuất viết phiếu cấp vật tư ghi rõ loại
nguyên vật liệu, khối lượng và quy cách, cấp cho sản phẩm nào... theo mẫu sau:
Biểu số 1:
HAMECO

Phiếu cấp vật tư
Mã số BM 0907
Số 614/090709
Ngày 04/02/2002
Người lĩnh vật tư Thân Đơn vị lĩnh: CKL
Tên vật tư Thép CT 3 Ngày cấp 04/2/2002
Ký hiệu quy cách B 01 004 Cấp tạo kho Vật liệu - thép
Đơn vị tính Kg SL thực
nhập
Tại kho 4
Số lượng 4 Tại đ vị
Người duyệt Kho còn nợ
Hạch
toán vào
Sản phẩm Người nhập Son
HĐ 562/01-dầu khí Người xuất Thân
Lần cấp thứ TCKT
Số lượng vượt đ.mức Đơn giá 4500
Lý do Thành tiền 18.000
Người xác nhận Kê
Sau khi lĩnh vật tư, phiếu được trả cho thủ kho
Kế toán vật tư xuống kho nhận phiếu và ký nhận vào thẻ kho sau khi xác nhận số
vật tư trên thẻ và phiếu xuất vật tư hợp lệ theo chứng từ kế toán, tra giá nguyên vật liệu
viết vào phiếu rồi chuyển cho kế toán tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng
phân xưởng.
Công ty Cơ khí Hà Nội đang áp dụng giá xuất vật liệu là giá thanh phương pháp
bình quân gia quyền trong đó bao gồm cả chi phí thu mua phân bổ cho từng đơn vị (không
bao gồm VAT).
Đơn giá vật
liệu xuất kho

=
Giá thực tế vật liệu
tồn đầu kỳ +
Giá thực tế vật liệu nhập
trong tháng
Số lượng vật liệu
tồn đầu kỳ +
Số lượng vật liệu
nhập trong tháng
Giá thực tế vật liệu
xuất dùng =
Đơn giá vật liệu xuất
kho *
Số lượng vật
liệu xuất
- Kế toán chi phí và giá thành căn cứ vào nội dung kinh tế phát sinh trên chứng từ
để xác định đôí tượng hạch toán. Tiến hành lấy số lượng nhân đơn giá để xác định giá trị
vật tư đưa vào hạch toán các TK liên quan và đối chiếu với kế toán vật tư số tổng cộng.
VD: Vật tư xuất đề trực tiếp làm ra sản phẩm thì hạch toán vào TK 621
Nhưng cũng vẫn vật tư đó được xuất để phục vụ chế tạo gá cho máy hay để sửa
chữa nhỏ tại xưởng thì hạch toán vào TK 627.2.
- Kế toán chi phí và giá thành từng xưởng lập bảng phân bổ vật liệu cho xưởng
mình, chi tiết cho từng sản phẩm hoặc hợp đồng
(Biểu số 2; Bảng phân bổ vật liệu xưởng máy công cụ)
Từ bảng phân bổ vật liệu của xưởng máy công cụ, kế toán lên bảng kê số 4 của
xưởng theo định hoản;
Nợ TK 621: 152.208.468
Có TK 152: 130.254.455
Có TK 331: 21.954.013
Đồng thời, kế toán vào bảng tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình chi tiết cho

từng loại sản phẩm, hợp đồng (Biểu 19) và chuyển cho kế toán vật tư lên tổng hợp vật liệu
toàn công ty.
(Biểu số 3: Bảng phân bổ vật liệu toàn công ty)
- Trong quá trình sản xuất, xưởng nào sử dụng phôi của phân xưởng đúc để tiếp tục
gia công chế tạo sản phẩm thì các phôi này là khoản mục CPNVLTT đối với phân xưởng
đó. Bán thành phẩm xuất xưởng được tập hợp trên bảng kên xuất kho BTP cho từng sản
phẩm, hợp đồng sau đây (Biểu số 4).
Kế toán giá thành xưởng máy công cụ căn cứ vào bảng kê định khoản:
Nợ TK 621-BTP: 110.070.473
Có TK 154-BTP: 110.070.473
- Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ sau của kế toán công cụ dụng cụ để xác
định chi phí công cụ dụng cụ cho từng sản phẩm, hợp đồng.
Biểu số 5.
BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TOÀN CÔNG TY
Tháng 2-2002
Đối tượng sử dụng Ghi có TK 153.1 Ghi có TK153.2 Ghi chú
1.TK 627.3
X.Đúc 2.702.744
X.GCAL & NL 6.873.280
X.MCCụ 56.011.822
...
Cộng TK 627.3 112.982.308
2.TK 642.3 9.495.042
(CP văn phòng)
... ...
Tổng cộng 133.050.491
Cuối tháng, kế toán giá thành ghi định khoản :
Nợ TK 621.2
Có TK 153
Nghiệp vụ này chỉ xảy ra ở xưởng máy công cụ trong trường hợp công cụ dụng cụ trở

thành NVLTT khi đưa vào sản xuất .
Ví dụ : Chế tạo khoan nối dài từ mũi khoan bình thường để được một công cụ dụng cụ có
tính năng cao hơn .
Định khoản này không có trong chế độ kế toán nhưng do đặc thù của ngành và nội
dung công việc, Công ty đã hạch toán như vậy bởi sau khi được hoàn thành sản phẩm này
lại được nhập lại kho .
Nợ TK 153
Có TK 154
Trong tháng 2-2002, nghiệp vụ này không xảy ra ở xưởng máy công cụ .
Các số liệu trên cuối kỳ chuyển cho kế toán tổng hợp giá thành tiến hành lập bảng tập hợp
chi phí sản xuất cho từng xưởng ( biểu số 19 ) , bảng kê số 4 và NKCT số 7 toàn
Công ty .
Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào NKCT số 7 lên sổ cái 'TK 621.
Biểu số 6
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ

Ghi nợ TK 621
Ghi có các TK khác
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 12
NKCT số 7 2.527.896.864
Tổng PS Nợ TK 621 2.527.896.864
Tổng PS Có TK 621 2.527.896.864
Số dư cuối kỳ
2.2 kế toán chi phí nhân công trực tiếp .
Ở Công ty cơ khí Hà Nội, tiền lương thanh toán chi công nhân viên gồm những
khoản sau :

- Lương Công ty giao cho các xưởng theo hình thức khoán sản phẩm nhập kho, giá trị
tiền lương phản ánh quan định mức thời gian * đơn giá lương một giờ sản phẩm
( đơn giá của khâu gia công cơ khí bình quân là 1.800đ/giờ )
- Lương gián tiếp công nhân phục vụ sản xuất của xưởng máy công cụ bằng tổng tiền
lương của công nhân sản xuất chính nhân 10% .
- Lương của quản lý phân xưởng bằng 10% tính trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất
& tổng quỹ lương phục vụ .
- Tiền trách nhiệm tổ trưởng sản xuất bằng 1% tổng quỹ lương công nhân sản xuất
- Tiền bồi dưỡng độc hại được tính thời gian thực tế tiếp xúc độc hại theo chấm công
nhân tỷ lệ phần trăm độc hại theo ngành nghề quy định .
- Phép, lễ, hội họp được trả 100% lương cấp bậc hiện hành của từng người .
- Tiền lương hệ số hàng tháng căn cứ mức điểm của đơn vị được ban thi đua, hội đồng
lương Công ty xét để tính
Lương hệ số =tổng quỹ lương * hệ số lương được hưởng
- các khoản trích nộp theo qui định gồm :
+ BHXH : 15% lương cơ bản.
+ BHYT : 2% lương cơ bản.
+ KPCĐ : 2% lương thực tế.
Trong đó : Lương cơ bản là lương hệ số tính theo cấp bậc thợ * mức lương tối thiểu.
Lương thực tế là tiền lương công nhân được nhận.
Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng TK hạch toán theo đúng chế độ.
TK622-CPNCTT tập hợp các khoản lương của CNTTSX
TK 627.1-CPSXC tập hợp các khoản lương của công nhân phục vụ và bộ phận quản lý tại
phân xưởng.
TK641.1-chi phí bán hàng, TK641.2-chi phí quản lý doanh nghiệp : để tập hợp các khoản
lương của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp .
TK 334, TK 338 : phản ánh lương phải trả và các khoản phải trích nộp theo lương .
• Trình tự hạch toán :
- Căn cứ vào bảng kê phiếu nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm, phiếu phối hợp công
đoạn và phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm( các chứng từ thanh toán lương),

trưởng các đơn vị lập các chứng từ đã được hoàn thành theo khối lượng công việc để
phòng điều độ duyệt mức lương cho xưởng, xong chuyển cho phòng nhân sự kiểm tra và
tổng hợp tổng tiền lương cần phải thanh toán cho xưởng . Các chứng từ này được chuyển
về kế toán chi phí và giá thành từng xưởng để đối chiếu thống nhất và lâpj bảng tổng hợp
đề nghị chi lương cho xưởng .
Kế toán giá thành căn cứ vào Bảng thanh toán lương của xưởng tiến hành lập Bảng
phân tích quỹ lương và lên tổng hợp quỹ lương .
Biểu số 7
BẢNG TỔNG HỢP QUỸ LƯƠNG
Tháng 2-2002
Xưởng máy công cụ
Nội dung Tổng tiền
Trong đó
CNSX QL & PVụ
1.Trong bảng lương
Lương trong tháng 84.361.044 67.579.128 16.781.916
Lương tổ trưởng 675.790 675.790
Lễ , phép 15.917.100 13.265.900 2.651.200
Lương hệ số 3.346.029 2.703.165 642.864
Lương khoán gọn 4.400.000 3.520.000 880.000
Lương công nghệ 400.000 400.000
Cộng trong bảng lương 109.099.963 87.743.983 21.355.980
2.Ngoài bảng lương
Tiền độc hại 12-01 và 1-02 1.826.000 1.826.000
Lương KCS 4.296.096 4.296.096
Cộng 115.222.059 89.569.983 25.652.076
Các khoản chi ngoài bảng lương :
Đối chiếu với tổng hợp lương để phân tích số liệu cụ thể tháng 2-2002 của Xưởng
máy công cụ.
Biểu số 8

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG XƯỞNG MÁY CÔNG CỤ
Tháng 2 - 2002 (Bảng trích)
Sản phẩm Số giờ Đơn giá Thành tiền
Sản phẩm nhập kho tiêu thụ 13.842,2 1.800 24.915.960
Chi tiết máy công cụ nhập kho sản
xuất
15.120,72 1.800 27.217.296
Dụng cụ làm mới nhập kho kỹ thuật 4.811,05 1.800 8.659.980
Phối hợp gia công sản phẩm+ PS 1.590,36 1.800 2.862.648
Phối hợp sửa chữa 2.179,63 1.800 3.923.334
Cộng lương CNSX chính 37.543,96 1.800 67.579.128
10 % lương công nhân phục vụ 6.757.912
10% lương quản lý 7.433.704
Lương kỹ thuật 450.000
Trả lương ngừng vệ sinh 1.430.000
Cộng 83.650.744
Hệ số được hưởng tháng 2/2002 là:
0,04
3.346.029
Nghỉ phép 2/2002 và tết âm lịch 15.917.100
Bồi dưỡng độc hại 2/2002 710.300
1% lương tổ trưởng 675.790
Trả khoán gọn số 1131 Cabi 4 bộ 4.400.000
Công nhệ và chuẩn bị kỹ thuật 4 bộ 400.000
Tổng cộng thanh toán 109.099.963
Trong tháng, thanh toán tiền lương của công nhân sản xuất chính gồm 37.543,96 giờ
. Trong số giờ trên có cả giờ thanh toán cho công nhân tham gia sửa chữa máy thiết bị và
dụng cụ phục vụ cho xưởng, cho các xưởng trong Công ty . Vậy ta phải tiến hành chuyển
tiền lương đó cho các đối tượng sử dụng qua Bảng phân bổ lao vụ sản xuất . Theo số liệu
2-2002 của Xưởng máy công cụ , giờ lao vụ cho các xưởng bằng 1.477,13 giờ ; cho phòng

ban là 702,5 giờ .
Tiền lương một giờ của công nhân sản xuất chính tính chuyển cho lao vụ là :
89.569.983-3.520.000(lương khoán gọn) = 86.049.983
Tiền lương một giờ của công nhân chính bằng :
86.049.983
= 2292 đồng/giờ.
37.543,96
bảng phân bổ lao vụ của xưởng chuyển cho bộ phận tổng hợp lao vụ tiền lương .
Biểu số 9
BẢNG TỔNG HỢP LAO VỤ XƯỞNG MÁY CÔNG CỤ
Ghi Có TK 622
Ghi Nợ TK 6272 & 642 (đơn giá : 2292đ/giờ)
TK ghi Có
TK ghi Nợ
Đơn vị nhận lao vụ
Giờ Tiền Ghi chú
627.1 -Rèn 166,63 382.000
-Bánh răng 56,4 129,273
-Cơ khí lớn 569 1.304.100
-Máy công cụ 685,1 1.570.249
Cộng 6272 1477,13 3.385.619
642 Quản lý xí nghiệp 702,5 1.610.130
Tổng cộng 2.179,63 4.995.749
Như vậy, quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chính Xưởng máy công cụ Tháng
2-2002 là 89.569.983 - 4.995.749 = 84.574.234
Tiền lương trả cho KCS được phân cho TK 6271 ở Xưởng máy công cụ là
4.296.096 . Từ số liệu trên, ta lập bảng phân bổ quỹ tiền lương theo đối tượng sử dụng như
sau :
Biểu số 10
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ QUỸ TIỀN LƯƠNG

Xưởng máy công cụ
Tháng 2-2002
Tài khoản ghi Nợ Đối tượng sử dụng Thành tiền
622 Công nhân sản xuất chính 84.574.234
627 Chi phí phân xưởng 25.652.076
627(lao vụ)+642 Lao cụ 4.995.749

×