Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NÔỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.11 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG HẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NÔỊ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội
Công ty Cơ khí Hà Nội, địa chỉ 24 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội là
một doanh nghiệp Nhà nước tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hạc toán kinh tế
độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ
Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp) với sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày 15/12/1955
Nhà máy Cơ khí Hà Nội chính thức khởi công xây dựng và đến 12/4/1958 Nhà máy được
chính thức đi vào hoạt động.
Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy như sau:
Từ khi thành lập cho đến năm 1986, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, Nhà máy đã
lớn mạnh vượt bậc cả về đội ngũ cán bộ công nhân viên lẫn trình độ khoa học kỹ thuật việc
sản xuất kinh doanh tương đối ổn định theo chỉ tiêu nhà nước giao, một năm sản xuất
khoảng 600 máy cắt gọt kim loại, đạt khoảng 60% công suất thiết kế, có năm sản xuất tới
1000 máy trên tổng số công nhân là 2.700 người.
Năm 1960 Nhà máy đổi thên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sau giải phóng miền
nam năm 1975, Nhàmáy liên tục thực hiện các kế hoạch 5 năm như kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất. 1975-1980 kế hoạch 5 năm lần thứ 2: 1980-1985. Nhờ đó, các hoạt động sản xuất trở
nên rất sôi nổi, hào hứng. Sản xuất của Nhà máy được sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản,
từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh được nhà nước giao vật tư và bao tiêu toàn bộ sản
phẩm sản xuất ra. Số lượng cán bộ công nhân viên lúc này lên tới 2.800 người và có hơn
300 kỹ sư.
Năm 1980, Nhà máy đổi tên thành “Nhà máy chế tạo công cụ số 1”. Từ năm 1986
đến nay, theo yêu cầu đổi mới của đất nước là xoá bỏ bao cấp bước sang nền kinh tế thị
trường, Nhà máy đã chuyển cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để có thể đứng vững
trên thị trường. Nhưng do quá trình đổi mới chậm, cùng với các ngành cơ khí chế tạo nói
chung, nhà máy đang đứng trước nhiều khó khăn, sản phẩm máy công cụ chất lượng kém,
giá cao, khó chuyển đổi.
Cụ thể từ năm 1980 đến năm 1990 mỗi năm Nhà máy tiêu thụ được khoảng 100
máy công cụ với giá rẻ, Nhà nước phải bù lỗ năng suất lao động thấp, lao động phải nghỉ


việc, không có việc làm.
Để đối mặt với sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường, Nhà máy đã từng bước sẵp
xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và duy trì đội ngũ công nhân
kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng
suất lao động và từng bước tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Từ năm
1993 trở lại đây, Nhà máy đã dần đi vào ổn định và phát triển. Đến nay, ngoài việc cung
cấp các sản phẩm máy công cụ, Nhà máy còn sản xuất các thiết bị phụ tùng công nghiệp
như thiết bị xi măng lò đứng, thiết bị chế biến đường ...
Năm 1995, Nhà máy đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là
HAMECO). Năm 1996, liên doanh VINA-SHIROKI giữa Nhà máy với Công ty SHIROKI
của Nhật Bản chính thức đi vào hoạt động.
Có thể nói suốt chặng đường 44 năm (1985 - 2002) đầy gian nan, thử thách, Công ty
Cơ khí Hà Nội đã thực sự trưởng thành và tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế
quốc dân. Hiện nay, Công ty đang không ngừng đổi mới cho phù hợp với tình hình nhiệm
vụ mới, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Hà Nội
2.1. Chức năng
- Công ty Cơ khí Hà Nội là một đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập thuộc
Bộ Công nghiệp Việt Nam.
- Công ty cung cấp cho các ngành công nghiệp trong nước và nước ngoài máy công
cụ, các loại phụ tùng thay thế và thiết bị khác như thiết bị thuỷ điện, bơm nước cỡ lớn,
thiết bị xi măng, thiết bị đường ...
- Công ty sản xuất được nhiều mác gang và thép đặc biệt, các hợp kim cao cấp,
cũng như một giàn thiết bị cỡ lớn có khả năng gia công chi tiết lớn mà không một nơi nào
ở Việt Nam có thể làm được.
2.2. Nhiệm vụ
Hiện nay công ty đang thực hiện các dự án nâng cấp thiết bị, đầu tư phát triển, đổi
mới công nghệ để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường. Các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí Hà Nội bao gồm:
- Công nghệ sản xuất máy cắt, gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế.

- Sản phẩm đúc, rèng, tháo cán
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị
- Thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ dây chuyền, thiết bị đồng bộ,
dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Sản xuất Tole định hình mạ mầu, mã kẽm
- Máy và thiết bị nâng, hạ
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân cấp của Tổng công ty
và tuân theo pháp luật.
* Các sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm:
+ Một máy công cụ
- Công ty sản xuất các loại máy công cụ thông dụng như các loại máy điện: T630A,
630D, T18A, T14L, máy bào ngang B365, máy khoan cần C525.
- Công ty cũng sản xuất các loại máy khác như: máy phay vạn năng, máy mài tròn
ngoài, máy mài phẳng ... và các loại máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng.
- Công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển số CNC trên cơ sở các máy trong
chương trình sản xuất và máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng.
2. Phụ tùng và thiết bị công nghiệp
- Bơm và thiết bị thuỷ điện
+ Các loại bơm thuỷ lực như: bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướng trục,
bơm trục vít, áp suất đến 30MPa.
+ Bơm nước đến 36.000m
3
/h
+ Các trạm thuỷ điện với công suất đến 2000kW
- Phụ tùng và thiết bị đường
- Sản xuất và lắp đặt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường đến 2000TM/ngày, các
thiết bị lẻ cho nhà máy đường đến 8000TM/ngày, trong đó: có những thiết bị chính như
máy đập mía, công suất 2800kW, các nồi nấu chân không, nồi bốc hơi, gia nhiệt, trợ tinh...
- Phụ tùng và thiết bị xi măng
+ Sản xuất, lắp đặt toàn bộ thiết bị cho nhà máy xi măng đến 80.000T/năm

+ Các loại thiết bị và phụ tùng thay thế khác cho nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn.
3. Phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao
thông, hoá chất, điệnlực, thuỷ lợi ...
4.Thép cán xây dựng φ 8 đến φ 24 tròn hoặc vằn, thép góc các loại.
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở CÔNG TY
CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty Cơ khí Hà Nội là đơn vị kinh tế hạch toán. Bộ máy quản lý theo hướng
điều hành tập trung và được tổ chức thành các phòng ban, phân xưởng để thực hiện các
chức năng quản lý nhất định. Giám đốc có thể hoạt động độc lập toàn quyền quyết định các
nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty với sự hỗ trợ góp ý kiến của các phó giám đốc và
ban quản lý.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
GIÁM ĐỐC
PGĐ-Kỹ thuật sản xuất
PGĐ-đại diện lãnh đạo về chất lượng
PGĐ-Kinh tế đối ngoại-XNK
PGĐ-nội chính
Xưởng máy công cụ
Xưởng bánh răng, Xưởng cơ khí lớn, Xưởng Gcal-NL, Xưởng đúc
Xưởng mộc
Xưởng kết cấu thép
Phân xưởng thuỷ lực
Xưởng cán thép
Văn phòng giám đốc,
Phòng tổ chức
Ban nghiên cứu phát triển
Trung tâm tự động hoá
Thư viện
Trường công nhân kỹ thuật

Phòng KTTKTC,
Phòng vật tư
Phòng giao dịch thương mại
Ban đấu thầu - Định giá
Phòng kỹ thuật, Phòng điều độ sản xuất
Phòng KCS
Phòng cơ điện
Phòng XDCB, Phòng bảo vệ, Phòng QT đời sống
Phòng y tế
Ghi chú:
Tổ chức to n công tyà
PGĐ chịu trách nhiệm về hệ thống đảmbảo chất lượng
Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân
của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của Công ty
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc có 4 phó giám đốc
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu
- Phó giám đốc nội chính
- Phó giám đốc phụ trách về chất lượng sản phẩm
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất
Ngoài việc uỷ quyền phụ trách cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ
huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng. Các phòng ban chức năng
được đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát chủ yếu của giám đốc và phó giám đốc bao gồm:
- Phòng kế toán thống kế tài chính: là tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn
vốn, khai thác nguồn vốn của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các
tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của nhà
nước và Công ty theo luật.
- Phòng Vật tư: có chức năng tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư kỹ thuật đúng với
các chỉ tiêu và định mức kỹ thuật và đảm bảo cung ứng chi phí sản xuất kinh doanh được
liên tục nhịp nhàng theo kế hoạch.

- Phòng Kỹ thuật: Thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu các hợp đồng
kinh tế. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và sản phẩm.
- Phòng Điều động sản xuất: Phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch, đề xuất các
giải pháp quản lý tổ chức cơ sở sản xuất.
- Phòng Cơ điện: Phối hợp chặt chẽ với các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, các phòng
đơn vị sản xuất phục vụ cho sản xuất cho công ty.
- Phòng KCS: Kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện đảm bảo hàng hoá đưa
ra thị trường có chất lượng cao.
- Phòng Tổ chức; Giúp người giám đốc đưa ra các quyết định, qui định, nội quy,
quy chế về nhân sự và giải quyết các vấn đề xã hội.

×