Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 98 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT </b>
<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>


<b> </b>


<b> </b>
<b> </b>
<b> </b>


<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>MƠN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 </b>


<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>



<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>


<b> </b>









</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT </b>
<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>



<b> </b>


<b> </b>



<b>GIÁO TRÌNH </b>


<b>MƠN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 </b>
<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>


<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>
<b> </b>




<b> THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>
Họ tên: Lê Hà Huệ Trinh


Học vị: Cử nhân


Đơn vị: Khoa Kế tốn Tài chính
Email:


<b>TRƯỞNG KHOA </b> <b>TỔ TRƯỞNG </b>


<b>BỘ MÔN </b> <b>CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>


<b>HIỆU TRƯỞNG </b>
<b>DUYỆT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1


Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học chuyên ngành, giúp cho sinh viên các ngành
Kinh tế nói chung và ngành Tài chính nói riêng qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu
môn học liên quan như thẩm định dự án, thẩm định tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng, phân
tích tài chính…các mơn học nghiệp vụ liên quan đến tài chính và ngân hàng.


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương
trình mơn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng
đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh.


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng gồm 5
chương:


<i> Chương 1: Doanh thu doanh nghiệp </i>


<i> Chương 2: Hoạch định lợi nhuận doanh nghiệp </i>


<i><b> Chương 3: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và quyết định cấu trúc tài chính </b></i>


Chương 4: Rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tài chính của doanh nghiệp
Chương 5: Phân tích tài chính trong doanh nghiệp


Ở mỗi chương ngồi nội dung lý thuyết, cịn có hệ thống bài tập để người học củng
cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả
cập nhật theo các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như thực tế diễn ra trong nước
và quốc tế.


Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung
và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q bạn đọc để Giáo trình
này được hồn thiện hơn trong quá trình sử dụng.



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …..tháng……..năm…….
Chủ biên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC </b>


LỜI GIỚI THIỆU ... 1


CHƯƠNG 1. DOANH THU DOANH NGHIỆP ... 6


1.1. Doanh thu của doanh nghiệp ... 6


1.1.1. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp ... 6


1.1.2. Phân loại doanh thu ... 7


1.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu ... 8


1.2.1. Cơng thức tính doanh thu bán hàng: ... 8


1.3. Phương hướng tăng doanh thu bán hàng ... 10


1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: ... 10


1.3.2. Kiểm tra, giám sát đối với quá trình bán hàng của doanh nghiệp ... 11


1.4. Bài tập chương 1 ... 12


CHƯƠNG 2. HOẠCH ĐỊNH LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP ... 15



2.1. Lợi nhuận ... 15


2.1.1. Khái niệm về lợi nhuận ... 15


2.1.2. Các loại lợi nhuận ... 15


2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận ... 16


2.2. Điểm hòa vốn... 18


2.2.1. Doanh thu: ... 18


2.2.2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: ... 18


2.2.3. Xác định điểm hòa vốn ... 19


2.3. Phương hướng tối đa hóa lợi nhuận ... 25


2.3.1. Tăng doanh thu bán hàng hợp lý, tích cực ... 25


2.3.2. Khơng ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý ... 26


2.3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận ... 26


2.4. Bài tập chương 2 ... 26


CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ QUYẾT ĐỊNH CẤU
TRÚC TÀI CHÍNH ... 34


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3.1.1. Khái niệm ... 34



3.1.2. Phân loại rủi ro: ... 34


3.2. Tác động đòn bẩy lên doanh lợi ... 35


3.2.1. Địn cân định phí ... 35


3.2.2. Địn cân nợ ... 38


3.2.3. Quan hệ giữa địn cân định phí và đòn cân nợ ... 41


3.3. Quyết định cơ cấu tài chính doanh nghiệp ... 42


3.3.1. Cơ cấu tài chính ... 42


3.3.2. Cơ cấu vốn ... 46


3.4. Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố ... 54


CHƯƠNG 4. RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP ... 63


4.1. Khái niệm và phân loại rủi ro ... 63


4.1.1. Khái niệm ... 63


4.1.2. Phân loại rủi ro ... 63


4.2. Đánh giá rủi ro ... 65



4.2.1. Xác định xác suất xảy ra đối với một kết quả kinh doanh ... 65


4.2.2. Xác định độ lệch tiêu chuẩn ... 65


4.2.3. Xác định số bê – ta ... 67


4.3. Vận dụng rủi ro trong quản trị tài chính ... 68


4.3.1. Rủi ro của dự án đầu tư trong sản xuất kinh doanh ... 68


4.3.2. Rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán ... 70


4.3.3. Rủi ro trong hoạt động bán chịu hàng hóa ... 71


4.3.4. Rủi ro kinh doanh ... 71


4.3.5. Rủi ro tài chính ... 71


4.3.6. Rủi ro về giá và tỷ giá ... 71


4.4. Bài tập chương 4 ... 71


CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ... 75


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

5.1.1. Khái niệm ... 75


5.1.2. Mục tiêu ... 77


5.2. Phương pháp phân tích ... 77



5.3. Nguồn tài liệu sử dụng cho việc phân tích ... 78


5.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp ... 79


5.3.2. Hệ thống các kế hoạch của doanh nghiệp trong kỳ phân tích ... 81


5.3.3. Các tài liệu kế tốn chi tiết có liên quan ... 81


5.3.4. Các thơng tin bên ngồi có liên quan đến doanh nghiệp ... 81


5.4. Một số đặc điểm cần lưu ý khi phân tích ... 83


5.5.1. Tỷ số về khả năng thanh toán ... 84


5.5.3. Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ... 88


5.5.4. Tỷ số doanh lợi ... 90


5.5.5. Tỷ số giá thị trường ... 91


5.5.6. Phân tích Dupont ... 93


5.6. Bài tập chương 5 ... 93


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>GIÁO TRÌNH MƠN HỌC </b>
<b>Tên mơn học: Tài chính doanh nghiệp 2 </b>


<b>Mã mơn học: MH3104308 </b>


<b>Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học: </b>



<b>- Vị trí: Mơn học Tài chính doanh nghiệp 2 thuộc nhóm các mơn học cơ sở được bố </b>
trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung. Trong nhóm các mơn học cơ sở, mơn
Tài chính doanh nghiệp 2 được bố trí sau mơn Tài chính doanh nghiệp 1.


- Tính chất: Mơn học Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học bắt buộc, cung cấp cho
sinh viên kiến thức về: doanh thu, lợi nhuận, điểm hịa vốn, địn cân định phí và địn cân
nợ, rủi ro trong kinh doanh, tỷ số hoạt động sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, phân tích
báo cáo tài chính.


<b>Mục tiêu của mơn học: </b>
- Về kiến thức:


+ Trình bày được kiến thức về doanh thu, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn, thời giá
tiền tệ, lựa chọn dự án đầu tư.


+ Trình bày được quan hệ giữa địn cân định phí và địn cân nợ.


+ Trình bày và đánh giá được các loại rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phân biệt được các loại doanh thu, lợi nhuận, rủi ro trong doanh nghiệp


- Về kỹ năng:


+ Tính tốn được điểm hịa vốn và cách tối đa hóa lợi nhuận.


+ Tính tốn được tác động địn bẩy đến doanh lợi của doanh nghiệp.


+ Tính toán được tỷ số khả năng thanh toán, kết cấu tài chính, tỷ số hoạt động hay
hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, tỷ số doanh lợi, tỷ số giá thị trường.



- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:


+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng
trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 6
<b>CHƯƠNG 1. DOANH THU DOANH NGHIỆP </b>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 1 gồm các nội dung: Khái niệm, phân loại doanh thu, phương pháp lập kế
hoạch doanh thu và các phương hướng tăng doanh thu của doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu: </b>


- Trình bày và phân loại được doanh thu của doanh nghiệp.


- Tính tốn được doanh thu để lên kế hoạch và phương hướng tăng doanh thu.
<b>Nội dung chính: </b>


<b>1.1. Doanh thu của doanh nghiệp </b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp </b></i>


Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ
được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp
xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai
bên mua bán. Kết thúc q trình tiêu thụ là lúc doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.


Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,


hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp (gồm cả các khoản
trợ cấp, trợ giá) trong một thời kỳ nhất định.


Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khơng
những có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế
xã hội.


Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội và được xã hội cơng nhận. Đồng thời, có được doanh thu
tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước;
có được doanh thu cũng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn lưu
động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.


<b>Điều kiện xác định doanh thu </b>


- Được khách hàng chấp nhận thanh tốn có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.


- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hồn thành việc cung cấp dịch vụ cho
người mua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 7
- Hàng hóa gửi đại lý đã được bán.


<i><b>1.1.2. Phân loại doanh thu </b></i>


<i>1.1.2.1. Căn cứ vào vốn đầu tư </i>


Doanh thu của doanh nghiệp gồm hai bộ phận



<i> Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: gồm doanh thu từ hai bộ phận </i>
<i> Doanh thu về bán hàng </i>


Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ. Nói cách khác, doanh thu bán hàng là tổng hợp toàn bộ doanh số bán ra của tất
cả mặt hàng, dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong doanh thu của doanh nghiệp.


<i>Nội dung kinh tế của doanh thu bán hàng bao gồm: </i>


-Trị giá hàng hóa đã bán (tiêu thụ) và đã thu tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân
hàng).


-Trị giá hàng hóa đã bán nhưng chưa thu được tiền (do phương thức mua bàn và thanh
toán quy định).


Qua đó, ta thấy doanh thu bán hàng khác với tiền thu bán hàng.


Tiền thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được về bán hàng hóa trong một thời gian nhất
định.


Sự khác nhau này thể hiện rõ qua công thức sau đây:


𝐃𝐓<sub>𝐧</sub> − 𝐃𝐓<sub>𝐜𝐤</sub> = 𝐓𝐁<sub>𝐧</sub>− 𝐓𝐁<sub>đ𝐤</sub><b>− 𝐆𝐓𝐆𝐓 </b>
<i>Trong đó: </i>


DTn: Doanh thu bán hàng kỳ này.


DTck: Doanh thu bán hàng kỳ này chuyển sang kỳ sau thu tiền



TBn: Tiền thu bán hàng kỳ này.


TBck: Tiền thu của số bán hàng kỳ trước (nhưng chưa thu chuyển sang kỳ này thu).


GTGT: thuế GTGT phát sinh phải nộp trong kỳ.


Phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng có tác dụng quan
trọng trong việc tính tốn chính xác khả năng tài chính, tình hình thu chi của doanh nghiệp
trong q trình kế hoạch hóa và quản lý tài chính của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 8
<i> Thu nhập từ hoạt động khác: Là những khoản thu nhập bất thường như thu về tiền </i>
phạt, tiền bồi thường, thu được những khoản nợ khó địi đã chuyển vào thiệt hại; thu nhập từ
các hoạt động khác như: thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản
thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh, sáng chế...


<i>1.1.2.2. Căn cứ vào yêu cầu quản trị: </i>


Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp chia làm 2 loại:
- Doanh thu bán hàng.


- Doanh thu thuần: là chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh. Cách tính
như sau:


Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Chiết khấu giảm giá hàng bán, thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT (áp dụng phương pháp trực tiếp) và doanh số hàng
bán bị trả lại.


<b>1.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu </b>



Doanh thu từ bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc dịch
vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm hay cước phí đơn vị.


<i><b>1.2.1. Cơng thức tính doanh thu bán hàng: </b></i>


𝐃𝐓𝐁𝐇 = ∑(𝐇<sub>𝐢</sub> 𝐱 𝐆<sub>𝐢</sub><b>) </b>
DTBH: doanh thu bán hàng


i: là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc loại dịch vụ cung ứng tiêu thụ.


Gi: Đơn giá bán sản phẩm hoặc đơn giá tiền cung ứng dịch vụ (chưa kể thuế GTGT)


Hi: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng của từng loại trong


kỳ kế hoạch.


Việc xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có thể thực hiện bằng một trong hai
cách sau:


<i><b>Cách 1: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp </b></i>


Số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lượng
sản xuất hoặc cung ứng trong kỳ kế hoạch, số lượng kết dư dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch.


Cơng thức tính:


𝐇<sub>𝐢</sub> = 𝐇<sub>đ𝐢</sub>+ 𝐇<sub>𝐱𝐢</sub> − 𝐇<sub>𝐜𝐢</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 9
Hxi: số lượng sản phẩm, hàng hóa i sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong kỳ kế hoạch.



Trong công thức trên, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch ở các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa gồm hai bộ phận: số lượng sản phẩm còn lại trong kho
đến ngày đầu kỳ kế hoạch và số lượng sản phẩm hàng, hàng hóa gửi bán nhưng chưa xác định
tiêu thụ.


<i><b>Cách 2: Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng </b></i>


Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch
doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp.


Cách tính tương tự như cách 1, nhưng do thực hiện theo đơn đặt hàng nên khơng có số
lượng tồn đầu kỳ và cuối kỳ (sản xuất bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu đúng như đơn đặt
hàng).


Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu
thụ được hết. Tuy nhiên, phương pháp này khó thực hiện được nếu khơng có đơn đặt hàng
trước của khách hàng.


<i><b>Ví dụ minh họa: </b></i>


Tại cơng ty A có tài liệu sau:
Năm báo cáo:


Tên sản
phẩm


Đơn giá nhập
kho



Số lượng hàng Đã bán trong năm


Tại kho Đang gửi


bán Số lượng


Đơn giá không
thuế GTGT


X 80.000 1.200 100 12.000 110.000


Y 140.000 4.000 400 20.000 160.000


Z 42.500 3.000 400 6.000 45.000


Năm kế hoạch:


Tên sản
phẩm


Nhập kho Đã tiêu thụ


Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá không
thuế GTGT


X 18.000 78.000 16.000 120.000


Y 12.000 145.000 20.000 150.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 10


Yêu cầu: Hãy tính doanh thu thuần trong năm kế hoạch. Biết doanh nghiệp sử dụng
phương pháp nhập trước xuất trước.


Giải


Để tính doanh thu bán hàng, học sinh cần lưu ý điểm sau: Hàng hóa đang gửi bán trong
năm trước nhưng tiêu thụ trong năm kế hoạch vẫn được sử dụng giá bán năm trước.


Ví vậy doanh thu bán hàng của:


Hàng X được tiêu thụ trong năm kế hoạch với số lượng 16.000 sẽ gồm hai mức giá:
100 sản phẩm đang gửi bán năm trước sẽ tính giá bán năm trước:


110.000 x 100 = 11.000.000 đồng


15.000 sản phẩm còn lại sẽ được tính giá bán năm kế hoạch:
(16.000 – 100) x 120.000= 1.908.000.000 đồng


Tổng doanh thu hàng X = 11.000.000 + 1.908.000.000 = 1.919.000.000 đồng
Tương tự doanh thu hàng Y:


(160.000 x 400) + 150.000 (20.000 – 400) = 3.004.000.000 đồng
Hàng Z:


(45.000 x 400) + 50.000 (22.000 – 400) = 1.098.000.000 đồng


Tổng cộng doanh thu thuần của công ty trong năm kế hoạch là: : 1.919.000.000 +
<i><b>3.004.000.000 + 1.098.000.000 = 6.021.000.000 đồng </b></i>


<b>1.3. Phương hướng tăng doanh thu bán hàng </b>



<i><b>1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: </b></i>


Doanh nghiệp có doanh thu cao hay thấp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố:
- Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc khối lượng dịch vụ cung ứng.


- Kết cấu hàng hóa và mẫu mã hàng hóa: Nếu mẫu mã hàng hóa giúp thu hút người thiêu
dùng mua hàng thì kết cấu hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa với giá cao mặc
dù chi phí sản xuất tương đối thấp và kỹ thuật sản xuất áp dụng cũng khơng q phức tạp..Ví
dụ: các mặt hàng được sản xuất thủ công nhưng mẫu mã độc đáo sẽ bán được với giá cao….


- Chất lượng sản phẩm hàng hóa: Hàng hóa có chất lượng cao thường được bán với giá
cao. Tương tự chất lượng dịch vụ cung ứng cũng vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 11
- Cách thức thanh toán: nếu sử dụng các thể thức thanh toán thu được tiền ngay như
thanh toán bằng séc, thanh tốn bằng ủy nhiệm chi...doanh nghiệp có thể thu được tiền ngay
sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu tăng. Trong những trường
hợp nhất định, bán hàng trả chậm cũng giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu nhưng mức
độ rủi ro cao.


- Trong thời buổi công nghệ hiện nay, việc thực hiện tốt khâu tiếp thị ảnh hưởng rất
nhiều đến việc tăng thêm doanh thu. Người tiêu dùng có nhu cầu chọn mua những sản phẩm
mà mình biết đến qua các kênh truyền thông.


<i><b>1.3.2. Kiểm tra, giám sát đối với quá trình bán hàng của doanh nghiệp </b></i>


<i> Cơng tác giao hàng </i>


<i>Đối với doanh nghiệp thương mại, trước hết phải đảm bảo hợp đồng đầu ra được ký kết, </i>


chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu hàng hóa cung ứng cho hợp đồng, không ngừng cải tiến công
tác mua hàng, hàng mua phải đảm bảo có chất lượng tốt, bố trí vốn kịp thời và đầy đủ cho
cơng tác mua hàng nhất là bố trí tiền mặt để mua hàng nông sản thực phẩm, mặt khác phải cải
tiến các thao tác kiểm nhậnm phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa...


<i>Đối với doanh nghiệp sản xuất, phải tổ chức sản xuất tốt, cần chú ý cải tiến chất lượng, </i>
mẫu mã hàng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm...


Đối với bán lẻ, trên cơ sở bố trí mạng lưới bán ra hợp lý, cần phải chú ý cải tiến phương
thức bán hàng, thực hiện cân, đong, đo, đếm chính xác, đảm bảo xuất giao hàng nhanh và
chính xác...


Đối với bán buôn, căn cứ vào hợp đồng kinh tế tiến hành tốt công tác chuẩn bị: trước khi
xuất giao hàng phải tiến hành kiểm tra xem mặt hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất...có phù
hợp với hợp đồng đã ký hay không để tránh trường hợp khách hàng từ chối thanh tốn...trên
cơ sở đó xuất giao hàng nhanh và đúng hạn.


<i> Công tác vận chuyển </i>


Chuẩn bị tốt các phương tiện vận chuyển giúp đảm bảo hàng hóa khơng hư hại trong q
trình lưu thơng.


Chuẩn bị tốt việc ký kết với các đơn vị vận chuyển có uy tín nhằm đảm bảo kế hoạch
vận chuyển kịp thời, nhanh chóng.


Trong q trình vận chuyển phải xác định quãng đường vận chuyển bình quân ngắn nhất,
tận dụng hết trọng tải của phương tiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 12


<i> Cơng tác thanh tốn tiền hàng </i>


Lựa chọn phương thức thanh tốn thích hợp (thu tiền ngay, bán trả chậm, trả góp...) phù
hợp với tính chất, đặc điểm mặt hàng kinh doanh, khách hàng, tình hình đối thủ cạnh tranh.


Đối với hợp đồng bán buôn, ngay sau khi chuyển hàng lên phương tiện vận chuyển để
gửi bán thì doanh nghiệp phải nhanh chóng hồn chỉnh hóa đơn, vận đơn, giấy nhờ thu...một
cách chính xác kịp thời và chuyển đến ngân hàng.


Trong kinh doanh ngoại thương, vấn đề thanh toán quốc tế là vấn đề khá phức tạp, việc
thu hồi tiền hàng được hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc lập chứng từ thanh
tốn. Vì vậy địi hỏi cán bộ tài chính doanh nghiệp phải biết rất rõ các vấn đề về giá cả thanh
toán, phương tiện thanh toán, địa điểm thanh toán, thời gian thanh toán, khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp...


Chú trọng đặc biệt đến công tác marketing, nắm vững nhu cầu, thị hiếu của khách
<i><b>hàng..Trên cơ sở đó đề ra các chính sách ứng với từng thị trường, từng loại khách hàng. </b></i>
<b>1.4. Bài tập chương 1 </b>


<b>Bài 1: </b>


Tại cơng ty X có tài liệu như sau:
Năm báo cáo:


Tên sản
phẩm


Đơn giá
nhập kho



Số lượng hàng Đã bán trong năm


Tại kho Đang gửi bán Số lượng Đơn giá bán
không thuế GTGT


Gạo 100.000 1.300 300 10.000 120.000


Cà phê 156.000 4.500 400 25.000 176.000


Trà 46.200 5.500 600 8.000 56.000


Năm kế hoạch:


Tên sản
phẩm


Nhập kho Đã tiêu thụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 13
Yêu cầu: Tính doanh thu thuần trong năm kế hoạch.


<b>Bài 2: </b>


Trong năm báo cáo tại cơng ty ABC có tài liệu như sau:
Tên sản


phẩm


Lượng tồn
kho đầu kỳ



Lượng sản
xuất trong kỳ


Lượng tồn
kho cuối kỳ


Giá thành sản xuất
(đồng/sản phẩm)


Giá bán (có
thuế GTGT)


A 200 20.000 100 20.000 38.500


B 100 30.000 60 15.000 33.000


C 80 15.000 50 25.000 44.000


- Lãi tiền gửi ngân hàng trong kỳ là 20.000.000 đồng. Đồng thời, cơng ty có thanh lý 01 TSCĐ
thu được 50.000.000 đồng, chi phí thanh lý TSCĐ là 10.000.000 đồng.


- Chi phí bán hàng bằng 10% doanh thu hàng hóa tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng
6% tổng giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.


Yêu cầu: Tính doanh thu của doanh nghiệp trong năm báo cáo.
<b>Bài 3: </b>


Tại cơng ty XYZ có số liệu như sau:
A. Năm báo cáo



Tên sản
phẩm


Lượng sản
phẩm sản xuất


trong kỳ


Lượng tồn kho
cuối kỳ


Giá thành sản xuất
(đồng/sản phẩm)


Giá bán (đồng/sản
phẩm) (đã có thuế


GTGT)


A 5.000 100 30.000 49.500


B 2.000 60 21.000 39.600


B. Năm kế hoạch


- Lượng sản xuất sản phẩm A 6.000, sản phẩm B tăng 10% so với lượng sản xuất năm báo
cáo.


- Lượng sản phẩm tồn kho cuối năm dự kiến của sản phẩm A là 80, sản phẩm B là 50.



- Giá thành sản xuất sản phẩm A không đổi so với năm báo cáo, giá thành sản xuất sản phẩm
B tăng 2% so với năm báo cáo.


- Đơn giá bán sản phẩm A năm kế hoạch là 55.000 đồng (đã gồm thuế GTGT), sản phẩm B
tăng 3% so với năm báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 14
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 2% doanh thu tiêu thụ hàng hóa, chi phí bán hàng bằng
3% giá vốn hàng bán.


- Doanh nghiệp có lãi tiền gửi ngân hàng trong kỳ là 100 triệu đồng, đồng thời chi phí lãi vay
phải trả trong kỳ là 150 triệu đồng.


Yêu cầu:


- Tính doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 15
<b>CHƯƠNG 2. HOẠCH ĐỊNH LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP </b>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 2, chúng ta sẽ được học khái niệm, phân loại lợi nhuận, các chỉ số tính tốn
liên quan đến chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận. Cách thức xác định điểm hòa vốn đối với
doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm với các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng
sản phẩm. Ứng dụng của việc xác định điểm hòa vốn trong hoạt động thực tiễn.


<b> Mục tiêu: </b>



- Trình bày khái niệm, phân loại, xác định chỉ tiêu, điểm hịa vốn và phương hướng tối đa
hóa lợi nhuận.


- Tính được điểm hịa vốn và các chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
<b>Nội dung chính: </b>


<b>2.1. Lợi nhuận </b>


<i><b>2.1.1. Khái niệm về lợi nhuận </b></i>


Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản chi phí phát
sinh trong kỳ của doanh nghiệp (đó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí).


Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và
quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của
hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.


<i><b>2.1.2. Các loại lợi nhuận </b></i>


- Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp:


+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ kế
tốn đó bao gồm cả lợi nhuận về hoạt động tài chính như lợi nhuận thu được .


+ Lợi nhuận khác là là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
- Căn cứ vào quyền chiếm hữu:


+ Lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ trước khi nộp
thuế TNDN bao gồm lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác.



+ Lợi nhuận sau thuế (hay còn gọi là lãi ròng) là lợi nhuận sau khi đã nộp thuế TNDN cho
nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 16
+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là lợi nhuận mà doanh nghiệp có được trước khi
nộp thuế và trả lãi vay.


+ Lợi nhuận trước thuế (EBT) là lợi nhuận đạt được trước khi nộp thuế TNDN (được xác
định bằng cách lấy EBIT- I).


<i><b>I: lãi vay phải trả trong kỳ </b></i>


<i><b>2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận </b></i>


<i>2.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu </i>
<b>Tỷ suất lợi nhuận </b>


<b>trên doanh thu </b>


<b>= </b> <b>Lợi nhuận trước thuế </b> <b>x 100% </b>


<b>Tổng doanh thu và thu nhập </b>
<i>Trong đó: </i>


<b>Tổng doanh thu </b>
<b>và thu nhập </b> <b>= </b>


<b>Doanh thu </b>
<b>thuần </b> <b>+ </b>



<b>Doanh thu hoạt </b>
<b>động tài chính </b> <b>+ </b>


<b>Thu nhập </b>
<b>khác </b>


<i><b>Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thực hiện trong kỳ thì thu được </b></i>
bao nhiêu đồng lợi nhuận.


<i>2.1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (doanh lợi tổng vốn) </i>
<b>Tỷ suất lợi nhuận </b>


<b>trên vốn kinh doanh </b> <b>= </b>


<b>Lợi nhuận trước thuế </b>


<b>x 100% </b>
<b>Tổng tài sản bình quân </b>


<i><b>Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng một trăm đồng vốn tham gia vào sản xuất </b></i>
kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.


<i>2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu </i>
<b>Tỷ suất lợi nhuận trên </b>


<b>vốn chủ sở hữu </b> <b>= </b>


<b>Lợi nhuận trước thuế </b>



<b>x 100% </b>
<b>Vốn chủ sở hữu bình quân </b>


<i>Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì thu </i>
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.


Chúng ta có thể lấy chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế để so sánh.
<i>2.1.3.3. Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS – earning per share): </i>


𝐄𝐏𝐒 = 𝐏𝐫
𝐒<sub>𝐜𝐩</sub>
<i>Trong đó: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 17
Scp: số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết khi sở hữu một cổ phiếu sẽ có được thu nhập là bao
nhiêu.


Chỉ tiêu này có sự ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán.


Khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh tăng hay kéo giảm giá trên thị trường chứng khốn có
thể thực hiện bằng cách mua vào hoặc bán ra, phát hành thêm lượng cổ phiếu đang lưu hành trên
thị trường.


Ví dụ: Cơng ty ABC hiện có 1.250.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Lãi rịng dùng để
chia cho cổ đơng thường trong năm 20xx đạt 4.000.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ mua lại
30% cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu quỹ và việc mua lại cổ phiếu này khơng ảnh hưởng
đến lãi rịng để chia cho cổ đông. EPS trước và sau khi mua lại cổ phiếu quỹ sẽ thay đổi:



EPS trước khi mua lại cổ phiếu quỹ:


EPSb = 4.000.000.000/1.250.000 = 3.200 đồng


Số lượng cổ phiếu dự tính mua lại làm cổ phiếu quỹ:
1.250.000 x 30% = 375.000 cổ phiếu.


Số lượng cổ phiếu mới lưu hành:


1.250.000 – 375.000 = 875.000 cổ phiếu
EPS sau khi mua lại cổ phiếu quỹ:


EPSa = 4.000.000.000/875.000 = 4.572 đồng


Ví dụ: Cơng ty ABC hiện có 850.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Lãi rịng dùng để
chia cho cổ đơng thường trong năm 20xx đạt 2.125.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ phát
hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư, lượng phát hành thêm
là 10% cổ phiếu đang lưu hành. EPS trước và sau khi phát hành thêm cổ phiếu quỹ sẽ thay
đổi:


EPS trước khi phát hành thêm cổ phiếu:
EPSb = 2.125.000.000/850.000 = 2.500 đồng


Số lượng cổ phiếu dự tính phát hành thêm:
850.000 x 10% = 85.000 cổ phiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 18
EPS sau khi phát hành thêm cổ phiếu:



EPSa = 2.125.000.000/935.000 = 2.273 đồng


Với hai ví dụ nêu trên chúng ta nhận thấy:


+ Khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp giảm bớt lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, EPS sẽ tăng điều này hấp
dẫn nhà đầu tư tham gia.


+ Ngược lại khi doanh nghiệp muốn huy động vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu
để kêu gọi nhà đầu tư, lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên, giá cổ phiếu sẽ bị pha
loãng do EPS khi này giảm xuống nên kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, về lâu dài nếu doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả, giá cổ phiếu doanh nghiệp sẽ dần tăng trở lại.


<b>2.2. Điểm hòa vốn </b>


Một doanh nghiệp hoạt động Để dự đoán khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chúng ta sử
dụng kỹ thuật phân tích hịa vốn dựa trên mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí mà xác định
một điểm cực kỳ quan trọng đó là điểm hịa vốn.


<i><b>Điểm hịa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. </b></i>


Vì vậy, tại điểm này hoạt động của doanh nghiệp không lời cũng không lỗ.
Với phát biểu trên chúng ta cần phải nhắc lại những nội dung sau:


<i><b>2.2.1. Doanh thu: </b></i>


<i>(đã được giới thiệu trong chương 1) </i>


<i><b>2.2.2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: </b></i>



Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi như: Chi phúc
lợi – xã hội, chi đầu tư dài hạn, chi đầu tư ngắn hạn, chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày. Trong phạm vi bài này chỉ nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(chi phí sản xuất kinh doanh). Chi phí sản xuất kinh doanh chúng ta cũng đã được học trong
chương 5.


Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các bộ phận cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 19
<b>- Chi phí bán hàng: tồn bộ các khoản chi để bán hàng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, </b>
hoa hồng bán hàng, tiền lương và các khoản liên quan đến cán bộ, nhân viên bán hàng, bao bì
vật liệu dùng để bao gói hàng...


<b>- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm tất cả các khoản chi phí chung phục vụ cho việc </b>
quản lý doanh nghiệp...


Đối với nội dung phân tích điểm hịa vốn chúng ta chỉ tập trung vào việc phân loại chi phí
sản xuất kinh doanh căn cứ vào quan hệ giữa chi phí với doanh thu. Theo cách phân loại này,
tồn bộ các khoản chi phí kinh doanh được chia ra làm hai loại:


<b>- Chi phí cố định (Fixed cost) hay cịn gọi là định phí hoặc chi phí bất biến: là những khoản </b>
chi phí có tính độc lập, không thay đổi theo doanh thu hoặc thay đổi rất ít không đáng kể. Thuộc
loại chi phí này bao gồm:


+ Khấu hao TSCĐ (khấu hao theo thời gian).


+ Tiền th mướn nhà cửa, cơng cụ, máy móc, trang thiết bị.


+ Các loại thuế cố định hàng năm như thuế môn bài, thuế nhà đất...
+ Chi phí quản lý hành chánh.



<b>- Chi phí biến động (Variable cost) còn gọi là biến phí hay chi phí khả biến: là những </b>
khoản chi phí ln thay đổi trực tiếp theo doanh thu hoặc sản lượng sản xuất, tiêu thụ. Thuộc
loại biến phí bao gồm các khoản sau:


+ Giá vốn hàng bán ra ( trong đơn vị thương nghiệp).
+ Mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp.


+ Chi phí nhân cơng (theo chế độ khốn sản phẩm hay doanh thu).
+ Hoa hồng bán hàng.


+ Các loại chi phí sản xuất bán hàng khả biến khác.


Cần chú ý: Biến phí của một đơn vị hàng hóa bán ra (hoặc tỷ lệ biến phí so với doanh thu)
có tính chất cố định. Tức là:


Nếu gọi Vc: Tổng biến phí trong kỳ.


DT: Doanh thu trong kỳ.


Và V’c = Vc/DT là tỷ lệ biến phí so với doanh thu thì V’c khơng đổi dù doanh thu luôn thay


đổi.


<i><b>2.2.3. Xác định điểm hịa vốn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 20
Trong một doanh nghiệp, chúng ta có ba chỉ tiêu liên quan đến điểm hịa vốn cần tính tốn
đó là: sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và thời điểm hịa vốn.



Điểm hịa vốn chính là điểm mà tại đó doanh thu bằng với chi phí. Do đó:
Để xác định hịa vốn cần xác định hai phương trình:


Phương trình doanh thu:
y1 = DT = P x Q


Phương trình chi phí:
y2 = F + Vc = F + (Vu x Q)


<b>Gọi sản lượng hòa vốn là Qhv</b>
<i><b>Tại điểm hòa vốn y</b><b>1 = </b><b>y</b><b>2 </b></i>
Ta có:


P x Q<sub>hv</sub> = F + (V<sub>u</sub> x Q<sub>hv</sub>)


<b>Suy ra cơng thức tính sản lượng hòa vốn (Qhv): </b>


𝐐<sub>𝐡𝐯</sub> = 𝐅
𝐏 − 𝐕<sub>𝐮</sub>
<i>Trong đó: </i>


P: Đơn giá bán


Vu: Mức biến phí một đơn vị


F: Tổng định phí.


Qhv: Sản lượng hòa vốn.


Q: Lượng tiêu thụ trong kỳ.



Sau khi tính được sản lượng hịa vốn, từ cơng thức tính doanh thu đã được học ở chương
<b>5, chúng ta tính doanh thu hịa vốn (DThv) như sau: </b>


𝐃𝐓<sub>𝐡𝐯</sub> = 𝐏 𝐱 𝐐<sub>𝐡𝐯</sub>


<b>Từ quy tắc tam suất trong tốn học, thời điểm hịa vốn (TĐhv) được tính với cơng thức </b>


như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 21
𝐓Đ<sub>𝐡𝐯</sub> = 𝐒𝐧 𝐱 𝐃𝐓𝐡𝐯


𝐃𝐓
<i>Trong đó: </i>


Sn: là khoảng thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Khoảng thời gian này có thể là tháng,


quý, 6 tháng hoặc năm và quy ước 01 tháng có 30 ngày.


<b>Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), được tính với công thức như sau: </b>
<b>𝐄𝐁𝐈𝐓 = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 − 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í </b>


hoặc


𝐄𝐁𝐈𝐓 = (𝐏 − 𝐕<sub>𝐮</sub>) 𝐱 (𝐐 − 𝐐<sub>𝐡𝐯</sub><b>) </b>


<i><b>Ví dụ minh họa 1: </b></i>


Tại một cửa hàng bán bánh xèo có các tài liệu trong tháng như sau:


+ Tiền thuê nhà cửa : 8.000.000 đồng


+ Thuế phải nộp mỗi tháng (khoán): 2.000.000 đồng
+ Các loại định phí khác : 10.000.000 đồng
+ Chi phí để sản xuất một cái bánh xèo:


 Bột gạo : 500 đồng


 Tôm + Thịt : 1.500 đồng


 Các loại vật liệu phụ : 400 đồng


 Biến phí khác : 100 đồng
+ Đơn giá bán một bánh xèo: 5.000 đồng/bánh
+ Số lượng bán trong tháng: 20.000 cái bánh.
Yêu cầu:


1. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến điểm hòa vốn.
2. Xác định lợi nhuận của cửa hàng.


Giải


<b>1. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến điểm hòa vốn </b>
+ Sản lượng hịa vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 22
F là định phí; gồm các khoản: Tiền thuê nhà cửa; Thuế phải nộp mỗi tháng (khốn) và các
loại định phí khác.


F = 8.000.000 + 2.000.000 + 10.000.000 = 20.000.000 đồng


P là giá bán; P = 5.000 đồng/cái


Vu là biến phí đơn vị; gồm các khoản chi phí để sản xuất một cái bánh xèo


Vu = 500 + 1.500 + 400 + 100 = 2.500 đồng/cái


Thay thế vào công thức:


Q<sub>hv</sub> = 2.000.000


5.000 − 2.500= 8.000 cái
+ Doanh thu hòa vốn


DT<sub>hv</sub> = P x Q<sub>hv</sub>
Với:


Qhv là sản lượng hòa vốn (vừa được tính bên trên); Qhv = 8.000 cái


P là giá bán; P = 5.000 đồng/cái
Thay thế vào công thức:


DT<sub>hv</sub> = 5.000 x 8.000 = 40.000.000 đồng


<i><b>+ Thời điểm hòa vốn </b></i>


TĐ<sub>hv</sub> = Sn x Qhv
Q
Với:


Sn là kỳ sản xuất: 1 tháng là 30 ngày.



Qhv là sản lượng hòa vốn (đã tính bên trên): 8.000
Q là sản lượng tiêu thụ trong kỳ: 20.000


Thay thế vào công thức:


TĐ<sub>hv</sub> = 30 x 8.000


20.000 = 12 ngày
Hoặc


TĐ<sub>hv</sub> = Sn x DThv


DT =


30 𝑥 40.000.000


20.000 𝑥 5.000 = 12 ngày


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 23
40.000.000


+ Tính lợi nhuận trong tháng
EBIT = (P - Vu) x (Q - Qhv)


= (5.000 – 2.500) x (20.000 –8.000) = 30.000.000 đồng.
<b>Đồ thị điểm hòa vốn như sau: </b>





Nhận xét:


- Nếu lượng hàng tiêu thụ trong kỳ bằng với lượng hịa vốn tức là H = Hhv thì doanh nghiệp


chỉ hòa vốn.


- Nếu lượng hàng tiêu thụ bé hơn lượng hịa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ (H < Hhv).


- Nếu lượng hàng tiêu thụ lớn hơn lượng hịa vốn thì mới có lời (H > Hhv). Nếu lượng hàng


tiêu thụ vượt qua lượng hòa vốn càng cao thì lợi nhuận càng nhiều.
Như vậy, có thể nhận thấy:


Sau khi đã đạt được điểm hịa vốn thì tồn bộ định phí đã được trang trải xong. Lượng hàng
tiêu thụ tăng bao nhiêu thì tiền lời tăng bấy nhiêu.


<i> Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm </i>


Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa với chi
phí và giá bán khác nhau như các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hóa,
khó có thể tính được sản lượng hịa vốn cho từng mặt hàng. Do đó, để xác định điểm hịa vốn
người ta chỉ các định hai chỉ tiêu: doanh thu hòa vốn và thời điểm hịa vốn. Cách tính như sau:


Tại thời điểm hòa vốn doanh thu bằng tổng chi phí, tức là:
𝐃𝐓<sub>𝐡𝐯</sub> = 𝐅 + (𝐕′


𝐜 𝐱 𝐃𝐓𝐡𝐯<b>) </b>
Suy ra:


Qhv = 8.000



0
Vùng lỗ


Y


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 24
1.600.000.000


𝐃𝐓<sub>𝐡𝐯</sub>= 𝐅
(𝟏 − 𝐕′


𝐜)


<i><b>Ví dụ minh họa 2: </b></i>


Tại một cơng ty, trong năm có các dự trù về doanh thu và chi phí như sau:
+ Tổng định phí cả năm: 200.000.000 đồng


+ Tổng biến phí cả năm: 2.800.000.000 đồng
+ Doanh thu cả năm: 3.200.000.000 đồng
u cầu: Tính điểm hịa vốn.


Giải


Doanh thu hịa vốn của doanh nghiệp này được tính như sau:


DT<sub>hv</sub> = F
(1 − V′



c)


= 200.000.000
(1 − 2.800.000.000<sub>3.200.000.000</sub>)


= 1.600.000.000 đồng


Thời điểm hòa vốn sẽ là: (chúng ta chỉ có thể sử dụng cơng thức theo doanh thu)


TĐ<sub>hv</sub> = Sn x DThv


DT =


360 𝑥 1.600.000.000


3.200.000.000 = 180 ngày
Lợi nhuận trong năm của công ty là:


EBIT = DT – TCP


= 3.200.000.000 – (200.000.000 + 3.200.000.000) = 200.000.000 đồng


Giả định rằng từ ví dụ trên giám đốc doanh nghiệp muốn phấu đấu đạt mức lời là
300.000.000 đồng thử hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu đạt bao nhiêu doanh thu?


Dễ dàng nhận thấy: DT = F + Vc + EBIT = F + (DT x V’c) + EBIT


Vùng lãi



F
Sn


TĐhv = 180 ngày


Vùng lỗ
Y


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 25
Như vậy muốn đạt mức lãi là Pbh thì doanh thu phải là:


𝐃𝐓 = 𝐅 + 𝐄𝐁𝐈𝐓
𝟏 − 𝐕′<sub>𝐜</sub>


Do đó, theo ý muốn của giám đốc doanh nghiệp muốn đạt mức lời là 300.000.000 đồng
thì doanh nghiệp phải phấn đấu đạt mức doanh thu là:


DT = 200.000.000 + 300.000.000
1 −2.800.000.000<sub>3.200.000.000</sub>


= 4.000.000.000 đồng


<b> Tác dụng của phân tích hịa vốn </b>


- Đánh giá rủi ro của một doanh nghiệp hoặc rủi ro của một dự án.
- Lựa chọn những phương án sản xuất khác nhau.


Việc sử dụng những phương án sản xuất khác nhau là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc
chi phí và giá bán, do đó phân tích hịa vốn thường được sử dụng để phân tích những sự lựa chọn
khác nhau và dự báo những hậu quả có thể xảy ra của chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp.



- Đánh giá khả năng tạo lãi của một phương án sản xuất sản phẩm mới.


Phân tích hịa vốn đối với sản phẩm mới có được bằng cách kết hợp phân tích kỹ thuật với
thông tin thị trường về giá cả.


<b>2.3. Phương hướng tối đa hóa lợi nhuận </b>


<i><b>2.3.1. Tăng doanh thu bán hàng hợp lý, tích cực </b></i>


<i>2.3.1.1. Tích cực khai thác nguồn hàng, cải tiến công tác mua hàng </i>


Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hóa, nguyên
vật liệu phù hợp dễ dàng. Tích cực khai thác hàng tại địa phương, phương thức mua hàng thuận
tiện, giá cả hợp lý, hàng mua phải đảm bảo có chất lượng tốt, phân phối, điều hòa vốn kịp thời,
đầy đủ cho việc mua hàng, đặc biệt là vốn tiền mặt cho việc mua hàng nông sản thực phẩm. Khai
thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa,
đảm bảo cho việc thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương.


<i>2.3.1.2. Cải tiến công tác dự trữ bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa </i>


<i>Đối với doanh ngiệp sản xuất, căn cứ vào đặc điểm sản xuất của đơn vị để áp dụng mơ hình </i>
quản lý thích hợp cho từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa. Trên cơ sở đó cần chú ý
cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã hàng sản xuất cho phù hợp với tình hình mới,
tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm...


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 26
mức. Cần phải vận dụng đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất ở các khâu
giao nhận, vận chuyển, phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa... nhằm rút ngắn thời gian hàng
hóa nằm ở các khâu này đưa nhanh hàng ra điểm bán, cải tiến khâu chất xếp trong kho đảm bảo


nhập vào đơngiản xuất ra dễ dàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo an tồn về mặt
số lượng hàng hóa tồn kho.


<i>2.3.1.3. Tích cực cải tiến cơng tác bán hàng </i>


Gồm việc cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công
tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh toán. Mặt khác, phải tăng cường giám đốc
tài chính qua các khâu xuất giao hàng, vận chuyển, thanh toán tiền hàng


<i><b>2.3.2. Khơng ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý </b></i>


Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: Mạnh dạn chi những khoản
chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người
tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hỗn cịn chi phí nào khơng cần thiết
hoặc lãng phí thì cương quyết khơng chi...


Bên cạnh việc nghiên cứu mua hàng hóa, nguyên vật liệu theo giá hợp lý, doanh nghiệp cần
phải chú ý phấn đấu hạ thấp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như
chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, phân loại, chọn lọc đóng gói, bao bì...


Hạ thấp chi phí SXKD phải dựa trên hai hướng cơ bản sau:
- Hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất quản lý.


- Nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.


<i><b>2.3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận </b></i>


Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua đó thấy được
nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận, xem các nguyên nhân đó là do chủ quan hay khách
quan từ đó có biện pháp quản lý thích hợp



<b>2.4. Bài tập chương 2 </b>
<b>Bài 1: </b>


Cơng ty ABC hiện có 1.200.000 cổ phiếu thường. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành chiếm
90% lượng cổ phiếu hiện có. Lãi rịng dùng để chia cho cổ đông thường dự kiến sẽ đạt
4.000.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ mua lại 30% cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu
quỹ. Giả sử việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm lãi ròng giảm 10%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 27
Công ty X hiện có 1.500.000 cổ phiếu thường. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành chiếm
70% lượng cổ phiếu hiện có. Lãi ròng dùng để chia cho cổ đông thường dự kiến sẽ đạt
2.200.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ mua lại 10% cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu
quỹ. Giả sử việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm lãi ròng giảm 40%.


Yêu cầu: Tính EPS trước và sau khi mua lại cổ phiếu quỹ.
<b>Bài 3: </b>


Tài liệu nhập xuất hàng A trong tháng 12 như sau:


Ngày Diễn giải Đơn giá Số lượng


1/12 Tồn đầu 3.100 200


5/12 Nhập 3.000 4.800


9/12 Xuất 2.000


15/12 Nhập 3.050 2.500



18/12 Xuất 2.200


20/12 Xuất 2.800


23/12 Nhập 3.150 2.300


26/12 Xuất 500


28/12 Xuất 1.600


Yêu cầu: Tính giá trị hàng A xuất trong tháng 12
<b>Bài 4: </b>


Tại cơng ty ABC có tài liệu như sau:
Năm báo cáo:


Tên sản
phẩm


Tồn kho


Số lượng Đơn giá


A 1.200 80.000


B 4.300 120.000


C 5.100 45.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 28


Tên sản


phẩm


Nhập kho Đã bán trong năm


Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá bán không
thuế GTGT


A 22.000 85.000 19.000 100.000


B 18.000 130.000 18.000 150.000


C 25.000 45.000 28.000 60.000


Yêu cầu:


- Tính doanh thu thuần trong năm kế hoạch.


- Tính lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Biết
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.


<b>Bài 5: </b>


Trong năm báo cáo tại công ty ABC có tài liệu như sau:
Tên


sản
phẩm



Lượng tồn
kho đầu kỳ


Lượng sản
xuất trong


kỳ


Lượng tồn kho
cuối kỳ


Giá thành sản
xuất (đồng/sản


phẩm)


Giá bán (có
thuế GTGT)


A 180 20.000 100 21.000 38.500


B 110 30.000 60 18.000 33.000


C 90 15.000 50 30.000 44.000


- Lãi tiền gửi ngân hàng trong kỳ là 40.000.000 đồng. Đồng thời, cơng ty có thanh lý 1
TSCĐ thu được 20.000.000 đồng, chi phí thanh lý TSCĐ là 4.000.000 đồng.


- Chi phí bán hàng bằng 10% doanh thu hàng hóa tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp
bằng 6% tổng giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.



Yêu cầu: Tính lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm báo
cáo. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, thuế suất thuế GTGT là 10%.


<b>Bài 6: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 29
Tên sản


phẩm


Lượng sản phẩm
sản xuất trong kỳ


Lượng tồn kho
cuối kỳ


Giá thành sản
xuất (đồng/sản


phẩm)


Giá bán đã có thuế
GTGT (đồng/sản


phẩm)


A 5.200 100 36.000 46.200


B 1.800 60 25.000 38.500



B. Năm kế hoạch


- Lượng sản xuất sản phẩm A 5.800, sản phẩm B tăng 10% so với lượng sản xuất năm báo
cáo.


- Lượng sản phẩm tồn kho cuối năm dự kiến của sản phẩm A là 90, sản phẩm B là 50.
- Giá thành sản xuất sản phẩm A không đổi so với năm báo cáo, giá thành sản xuất sản
phẩm B tăng 2% so với năm báo cáo.


- Đơn giá bán sản phẩm A năm kế hoạch là 55.000 đồng (đã gồm thuế GTGT), sản phẩm
B tăng 2% so với năm báo cáo.


- Công ty giảm giá hàng bán trên mỗi sản phẩm tiêu thụ là 2%.


- Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 2% doanh thu tiêu thụ hàng hóa, chi phí bán hàng
bằng 3% giá vốn hàng bán.


- Doanh nghiệp có lãi tiền gửi ngân hàng trong kỳ là 80.000.000 đồng, đồng thời chi phí lãi
vay phải trả trong kỳ là 120.000.000 đồng.


Yêu cầu:


- Tính P, Pr của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.


- Biết doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước), thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, thuế suất thuế GTGT là 10%.


<b>Bài 7: </b>



Có tài liệu sau đây tại công ty Thịnh Phát:
A. Tài liệu năm báo cáo:


1. Số lượng sản xuất năm báo cáo: 20.000 sản phẩm X; 30.000 sản phẩm Y
2. Số lượng sản phẩm hàng hóa kết dư đến ngày 31/12


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 30
- Sản phẩm X: 20.000 đồng


- Sản phẩm Y: 60.000 đồng


4. Chi phí bán hàng bằng 10% doanh thu hàng hóa tiêu thụ, chi phí quản lý bằng 6% giá
vốn hàng bán.


B. Tài liệu năm kế hoạch:


1. Số lượng hàng hóa sản xuất năm kế hoạch tăng 20% so với năm báo cáo.
2. Sản lượng hàng hóa kết dư cuối kỳ:


- Sản phẩm X: 52 sản phẩm
- Sản phẩm Y: 30 sản phẩm


3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:


- Sản phẩm P X: Tăng 4% so với năm báo cáo
- Sản phẩm Y: Giảm 6% so với năm báo cáo
4. Giá bán đơn vị sản phẩm:


- Sản phẩm X: 40.000 đ
- Sản phẩm Y: 75.000 đ



Biết rằng, giá bán đơn vị sản phẩm đã tăng 10% so với năm báo cáo (giá bán là giá không
thuế GTGT).


5. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý giữ nguyên tỷ lệ như năm báo cáo.
6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%/năm.


Yêu cầu: Xác định lợi nhuận và lợi nhuận sau thuế kỳ kế hoạch.
Biết rằng:


- Công ty ghi nhận doanh thu tại thời điểm hàng được bán ra.


- Xác định giá vốn theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
<b>Bài 8: </b>


Trong quý IV năm báo cáo, Cơng ty X có số liệu:
1. Sản lượng tiêu thụ: 100.000 sản phẩm.


2. Giá bán thuần: 50.000 đồng/sản phẩm
3. Các chi phí phát sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 31
- Chi phí nhân cơng trực tiếp: 700 triệu đồng


- Chi phí bảo quản, bao bì đóng gói: 100 triệu đồng
- Chi phí vận chuyển: 50 triệu đồng


- Hoa hồng bán hàng: 55 triệu đồng


- Tiền thưởng theo doanh thu: 55 triệu đồng


- Khấu hao TSCĐ (theo thời gian): 70 triệu đồng
- Chi phí tiền lương theo thời gian: 150 triệu đồng
- Dịch vụ mua ngồi trọn gói: 100 triệu đồng
- Chi phí quảng cáo trọn gói: 50 triệu đồng


u cầu: tính điểm hịa vốn, lợi nhuận q IV năm báo cáo.
<b>Bài 9: </b>


Doanh nghiệp A có những tài liệu sau đây:
- Giá bán một đơn vị sản phẩm: 5.000 đồng.
- Chi phí chung của doanh nghiệp mỗi tháng gồm:


+ Tiền thuê nhà: 1.000.000 đồng
+ Tiền khấu hao TSCĐ: 1.900.000 đồng
+ Tiền điện nước: 2.200.000 đồng


+ Tiền lương tháng của CNV: 2.900.000 đồng
+ Các chi phí quản lý khác: 2.800.000 đồng
- Chi phí trực tiếp cho mỗi đơn vị sản phẩm:


+ Nguyên vật liệu:
X: 1.500 đồng
Y: 800 đồng


+ Vật liệu phụ: 300 đồng
+ Nhiên liệu: 600 đồng
Yêu cầu:


1. Xác định định phí, biến phí, lượng hịa vốn, doanh thu hịa vốn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 32
3. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm khiến
biến phí tăng lên 10%, nhưng lại có khả năng tiêu thụ đến 500 sản phẩm mỗi ngày. Hãy giúp
doanh nghiệp tính thử xem có nên thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hay khơng?
<b>Bài 10: </b>


Theo tài liệu quyết tốn q II năm báo cáo, cơng ty bách hóa A có các tài liệu sau đây:
A. Doanh thu thuần: 6.000 triệu đồng


B. Chi phí liên quan đến hàng bán ra


- Giá vốn hàng bán ra: 4.200 triệu đồng
- Chi phí vận chuyển, bốc vác : 100 triệu đồng
- Chi phí bảo quản, bao bì đóng gói: 60 triệu đồng
- Khấu hao TSCĐ: 30 triệu đồng


- Trừ dần công cụ, dụng cụ : 15 triệu đồng
- Tiền lãi các khoản vay: 35 triệu đồng
- Tiền hoa hồng bán hàng: 60 triệu đồng
- Tiền lương tháng của CNV: 50 triệu đồng


- Dịch vụ mua ngoài (điện, nước…): 35 triệu đồng
- Chi phí quản lý khác : 95 triệu đồng


- Tiền thưởng theo doanh thu: 44 triệu đồng


Quý III năm kế hoạch, công ty dự kiến nâng doanh thu lên 10.000 triệu đồng. Các khoản
định phí khơng có gì thay đổi, các khoản biến phí tăng cùng tỷ lệ với doanh thu.


Yêu cầu:



1. Tính doanh thu hòa vốn, và lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế quý II
cho doanh nghiệp?


2. Nếu muốn doanh thu tăng lên 20% so với dự kiến, công ty phải thuê nhà để tăng thêm
điểm bán hàng. Chi phí thuê nhà dự kiến hết 30 triệu đồng. Các khoản chi phí cố định khác khơng
có gì thay đổi. Hãy tính điểm hịa vốn, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế quý
III cho công ty trong trường hợp này.


<b>Bài 11: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 33
- Đơn giá bán: 54.000 đồng/con


- Số lượng gà quay đã bán trong năm: 100.000 con.
- Chi phí mua gà sống bình qn: 36.000 đồng/con
- Chi phí chế biến và bán hàng: 6.000 đồng/con
2. Năm kế hoạch: Khả năng giá gà sống sẽ tăng 20%.


Yêu cầu:


- Nếu muốn đạt được sản lượng hòa vốn như năm báo cáo, cơ sở sản xuất trên phải điều
chỉnh giá bán một con gà quay là bao nhiêu.


- Nếu giá bán năm kế hoạch không đổi (so với năm báo cáo), cơ sở muốn đạt mức lãi như
năm báo cáo thì phải đạt doanh thu là bao nhiêu?


<b>Bài 12: </b>


Tại Công ty TNHH A sản xuất hàng X có tình hình như sau (đơn vị tính 1.000.000 đồng):


Năm 200x:


Sản lượng tiêu thụ: 500 tấn.
Đơn giá bán thuần: 200/tấn
Biến phí: 120/tấn


Tổng định phí: 30.000


Năm 200x + 1 cơng ty có 3 phương án như sau:


Phương án 1: Thay đổi phương thức trả lương ở bộ phận bán hàng. Thay vì trả lương theo
thời gian như năm 200x (tổng tiền lương 6.000), bộ phận này sẽ được trả lương khoán sản phẩm
15/tấn. Nếu thực hiện phương án này doanh thu có thể tăng 12% so với năm 200x. Biết rằng hệ
số lương điều chỉnh 1,19.


Phương án 2: Tăng cường chi phí hoạt động quảng cáo, tài trợ các hoạt động văn hóa, thể
thao thêm 5.000 (so với năm 200x) thì doanh thu có thể tăng thêm 20% so với năm 200x.


Phương án 3: Song song với việc tăng ngân sách quảng cáo như trên, công ty còn tăng hoa
hồng đại lý thêm 8/tấn sản phẩm thì doanh thu có thể tăng thêm 30% so với năm 200x.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 34


<b>CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ QUYẾT ĐỊNH CẤU </b>
<b>TRÚC TÀI CHÍNH </b>


<i><b>Giới thiệu: </b></i>



Trong chương 3 gồm các nội dung: rủi ro của doanh nghiệp, tác động của các loại đòn bẩy
lên lợi nhuận của doanh nghiệp; mối quan hệ giữa đòn cân định phí với địn cân nợ. Việc quyết
định tỷ lệ nợ có ảnh hưởng đến chi phí và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cách xây dựng cơ
cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu vốn


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được các phương pháp kỹ thuật trong phân tích báo cáo tài chính.


+ Giải thích được ứng dụng của các phương pháp này trong phân tích báo cáo tài chính.
<i>+ Tính tốn được các chỉ số tài chính dựa trên vận dụng các phương pháp kỹ thuật. </i>
<b>Nội dung chính: </b>


<b>3.1. Rủi ro của doanh nghiệp </b>


<i><b>3.1.1. Khái niệm </b></i>


Rủi ro là một sự khơng chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Trong hoạt động của cơng ty,
rủi ro tài chính có thể đượcchia thành ba loại: rủi ro tín dụng; rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá. Trong
<b>những phần dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng rủi ro. </b>


<i><b>3.1.2. Phân loại rủi ro: </b></i>


<i>Rủi ro tín dụng </i>


<i>Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ khơng cịn khả năng </i>
chi trả. Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng phát sinh khi cơng ty bán chịu hàng hóa và
khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy


Rủi ro


doanh
nghiệp
Rủi ro tín


dụng


Rủi ro lãi
suất


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 35


ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng trong hoạt động tín
dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hồn
thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là một giao dịch hoàn thành khi ngân hàng thu hồi về
được khoản cho vay cả gốn lẫn lãi. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng khơng
biết chắc được giao dịch đó hồn thành hay khơng, nó có khả năng hồn thành cũng có khả năng
khơng hồn thành hay khơng, nó có khả năng hồn thành cũng có khả năng khơng hồn thành.
<b>Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hồn thành giao dịch tín dụng đó. </b>


<i>Rủi ro lãi suất </i>


Rủi ro lãi suất do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này thường phát sinh trong
quan hệ tín dụng của các công ty đa quốc gia, của các tổ chức tín dụng và của các cơng ty lớn
có có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất tahr nổi. Nếu công ty đi vay theo lãi suất
thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cơng ty cho
vay có các khoản đầu tư được hưởng lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến
thu nhập từ lãi công ty giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi huy dộng vốn thông qua phát
<b>hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính với khối khá lớn và thời gian khá dài. </b>



<i>Rủi ro ngoại hối </i>


<i>Rủi ro ngoại hối (foreign exchange risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh </i>
hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro ngoại hối có thể phát sinh trong nhiều hoạt
động khác nhau của những cơng ty. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu
(inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngâ lưu chi (outflows) phát sinh bằng một
loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro khi tỉ giá thay đổi. Trong phạm vi chương này
chúng ta chỉ tập trung phân tích rủi ro tỷ giá phát sinh trong hai hoạt động chủ yếu của công ty
<b>là hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. </b>


<b>3.2. Tác động đòn bẩy lên doanh lợi </b>


<i><b>3.2.1. Địn cân định phí </b></i>


<i>Địn bẩy hoạt động (operrating leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của </i>
cơng ty. Chi phí cố định là chi phí khơng thay đổi khi số lượng thay đổi. Chi phí cố định có thể
kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một
<b>bộ phận chi phí quản lí. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 36


Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra
doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong
cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ
khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận hoặc lỗ. Để phân tích cho điều này chúng ta xem xét ví dụ bảng
<b>sau: </b>



<b>Công Ty F </b> <b>Công ty V </b> <b>Công ty 2F </b>
<b>Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu </b>


<b>Doanh thu </b> <b>10.000 </b> <b>11.000 </b> <b>19.500 </b>


<b>Chi phí hoạt động </b>


<b>Chi phí cố định </b> <b>7.000 </b> <b>2.000 </b> <b>14.000 </b>


<b>Chi phí biến đổi </b> <b>2.000 </b> <b>7.000 </b> <b>3.000 </b>


<b>Lợi nhuận hoạt động (EBIT) </b> <b>1.000 </b> <b>2.000 </b> <b>2.500 </b>
<b>Tỷ số đòn bẩy hoạt động </b>


<b>Chi phí cố định/Tổng chi phí </b> <b>0.78 </b> <b>0.22 </b> <b>0.82 </b>


<b>Chi phí cố định/ doanh thu </b> <b>0.7 </b> <b>0.18 </b> <b>0.72 </b>


<b>Phần B: Sau khi doanh thu tăng 50% trong những năm liên tiếp </b>


<b>Doanh thu </b> <b>15.000 </b> <b>16.500 </b> <b>29.250 </b>


<b>Chi phí hoạt động </b>


<b>Chi phí cố định </b> <b>7.000 </b> <b>2.000 </b> <b>14.000 </b>


<b>Chi phí biến đổi </b> <b>3.000 </b> <b>10.500 </b> <b>4.500 </b>


<b>Lợi nhuận hoạt động (EBIT) </b> <b>5.000 </b> <b>4.000 </b> <b>10.750 </b>



<b>Phần tẳm thay đổi EBIT </b> <b>400% </b> <b>100% </b> <b>330% </b>


((<i>EBITt</i><i>EBITt</i>1)/<i>EBITt</i>1


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 37


tác dụng khếch đại sự gia tăng EBIT, tuy nhiên sự khếch đại này khơng phải tuyến tính mà theo
<b>quy luật giảm dần. </b>


<b>Độ bẩy hoạt động (DOL) </b>


Như đã phân tích ở phần trước, chúng ta thầy ằng dưới tác động của đòn bẩy hoạt động
một sự thay đổi trong số lượng hàng hóa bán đưa đến kết quả lợi nhuận hoặc lỗ gia tăng với độ
lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu đọ bẩy
hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động DOL được định nghĩa như
là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc
doanh thu).


<b>Do đó: </b>


Độ lẩy hoạt động DOL
<b>ở mức sản lượng Q </b>


<b>(doanh thu S) </b>


<b>= </b>


<b>Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động </b>


<b>Phần trăm thay đổi sản lượng </b>


<b>(hoặc doanh thu) </b>


<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>DOL</i>
/
/



(1)


Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác
nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó. Cơng
thức trên đây rất cần thiết để định nghĩa và hiểu được độ bẩy hoạt động nhưng rất khó tính tốn
được trên thực tế do khó thu thập được số liệu EBIT. Để dễ dàng tính tốn DOL, chúng ta thực
<b>hiện một số biến đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí, ta có: </b>


<i>F</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>F</i>
<i>VQ</i>
<i>PQ</i>
<i>F</i>


<i>VQ</i>
<i>PQ</i>


<i>EBIT</i> (  )    (  )


Bởi vì đơn giá bán P và định phí F là cố định nên <i>BIT</i><i>Q</i>(<i>P</i><i>V</i>)<b>. Như vậy: </b>


<i>F</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>






)
(
)
(


<i><b>Thay vào công thức (1), ta được: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

và quyết định cấu trúc tài chính



KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 38


<b>Chia tử và mẫu của công thức (2) có thể viết lại thành: </b>


<i>BE</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>F</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>DOL</i>







)


(
)
(
)
(
)
(
<b>(3) </b>


Cơng thức (2) và (3) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q. Hai cơng thức này
chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn như xe hơi
hay máy tính. Đối với cơng ty mà sản phẩm đa dạng và khơng thể tính thành đơn vị, chúng ta sử
<b>dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức độ bẩy theo doanh thu như sau: </b>


<i>EBIT</i>
<i>F</i>
<i>EBIT</i>
<i>F</i>
<i>V</i>
<i>S</i>
<i>V</i>
<i>S</i>


<i>DOL<sub>S</sub></i>  








 <b> (4) </b>


<b>Trong đó, s là doanh thu và V là tổng chi phí biến đổi. </b>


<b>Vận dụng cơng thức (4) vào ví dụ chúng ta đã xem xét từ đầu chương đến giờ, chúng ta có: </b>


3
4000
6000
6000
5
4000
5000
5000
6000
5000










<i>BE</i>
<i>BE</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>


<i>Q</i>
<i>DOL</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>Q</i>
<i>DOL</i>


Như vậy độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng Q=5000 bằng 5. Điều này có nghĩa là gì? Nó
có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ là 5.000 đơn vị , cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu
thụ thì lợi nhuận thay đổi 5%. Ngồi ra cần lưu ý rằng khi sản lượng từ 5.000 lên 6.000 đơn vị
thì độ bẩy hoạt động giảm từ 5 xuống 3., nghĩa là mức sản lượng là 6.000 đơn vị, cứ mỗi phần
trăm thay đổi thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động thay đổi 3%. Do đó, kể từ điểm
<b>hồn vốn nếu sản lượng càng tăng thi độ bẩy càng giảm. </b>


Ý nghĩa của việc xem xét độ bẩy hoạt động (DOL) cho phép nhà quản trị doanh nghiệp có
thể biết trước sự thay đổi sản lượng hay doanh thu sẽ có tác động như thê nào đến lợi nhuận
EBIT. Điều này giúp cho họ có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định hay chính sách
<b>doanh thu chi phí. </b>


<i><b>3.2.2. Địn cân nợ </b></i>


<i>Độ bẩy tài chính (financial leverage) liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi </i>
phí cố định. Địn bẩy tài chính được định nghĩa như mà mức độ theo đó các chứng khốn có thu
<b>nhập cố định (nợ và cố phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 39


khơng và luyện thép có địn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ


<b>tư vấn và du lịch có địn bẩy hoạt động thấp. </b>


Địn bẩy tài chính thì khác, khơng có cơng ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu
ưu đãi để tài trợ cho hoạt động của mình và thay vào đó cơng ty có thể sử dụng nguồn vốn từ
việc phát hành cổ phiếu thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có cơng ty nào khơng sử dụng địn
<b>bẩy tài chính. Vậy. Lí do gì khiến cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính? </b>


Cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông
thường. Nếu sử dụng phù hợp, cơng ty có thể dùng nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát
hành trái phiếu và trái phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hiwn chi phí trả cho việc huy động
vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận cịn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. Điều này sẽ được thể
hiện rõ hơn khi chúng ta phân tích về quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) và lợi
<b>nhuận trên cổ phẩn (EPS). </b>


<i>Độ bẩy tài chính (DFL) </i>


<i> Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage - DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để </i>
đô lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT
<b>nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm. Do đó: </b>


Độ bẩy tài chính (DFL)
<b>ở mức EBIT </b> <b>= </b>


<b>Phần trăm thay đổi đổi của EPS </b>
<b>Phần trăm thay đổi của EBIT </b>


<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>EPS</i>
<i>EPS</i>


<i>EBIT</i>
<i>EPS</i>
<i>DFL<sub>EBIT</sub></i>
/
/
%
%





 <b>(5) </b>


Từ công thức (5) chúng ta đặt đã biết <i>EPS</i>[(<i>EBIT</i><i>I</i>)(1<i>t</i>)<i>PD</i>]/<i>NS</i> vài vì I và PD là
<b>hằng số nên và ∆PD bằng 0. </b>


<i>NS</i>
<i>t</i>
<i>EBIT</i>
<i>NS</i>
<i>PD</i>
<i>t</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>


<i>EPS</i>(  )(1 )   (1 )


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

và quyết định cấu trúc tài chính



KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 40


<i>PD</i>
<i>t</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>t</i>
<i>EBIT</i>
<i>DFL</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>PD</i>
<i>t</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>T</i>
<i>EBIT</i>
<i>DFL</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>























)
1
)(
(
)
1
(
)
1
)(
(
)
1
(
(6)
<b>Chia cả tử và mẫu số cho (1-t) ta được: </b>


<i>PD</i>/(1 <i>t</i>)




<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>DFL<sub>EBIT</sub></i>


 <b>(7) </b>


Trường hợp đặc biệt chỉ xét độ bẩy tài chính khi sử dụng phương án tài trợ bằng nợ thì PD
<b>= 0. Khi đó: </b>


<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>DFL<sub>EBIT</sub></i>

 <b>(8) </b>


<b>Trong ví dụ chúng ta xem xét, độ bẩy tài chính xác định theo công thức (8) như sau: </b>
<b>Dùng phương án tài trợ bằng nợ </b>


29
.
1
000
.
600
000
.


700
.
2
000
.
700
.
2
000
.
700
.


2  <sub></sub>  <sub></sub> 




<i>I</i>
<i>EBIT</i>


<i>EBIT</i>
<i>DFL<sub>EBIT</sub></i>


<b>Dùng phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi </b>


1.51


)
4
.


0
1
/(
000
.
550
000
.
700
.
2
000
.
700
.
2
)
1
/(
000
.
700
.


2  <sub></sub> <sub></sub>  <sub></sub> <sub></sub> 



<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>I</i>


<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>DFL<sub>EBIT</sub></i>


Như vậy, độ bẩy tài chính của phương án tài trợ bằng nợ là 1.29 còn phương án tài trợ bằng
<b>cổ phiếu ưu đãi là 1.51. Có 2 câu hỏi đặt ra ở đây: </b>


- Độ bẩy tài chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn độ bẫy tài chính dùng nợ,
<b>điều này có ý nghĩa gì? </b>


- Khi nào độ bẩy tài chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn độ bẩy tài chính
<b>dùng phương án nợ? </b>


Độ bẩy tài chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi (DFL = 1.51) lớn hơn độ bẩy tào
chính của phương án dùng nợ (DFL = 1.29) có nghĩa là mức biến động của EPS khi EBIT biến
động đối với phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi cao hơn tài trợ bằng nợ. Khi nào độ bẩy tài
chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn hay nhỏ hơn độ bẩy tài hcinhs của phương
án dùng nợ? Điều này phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế do sử dụng nợ so với chiphí trả cổ
<b>tức. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 41


)
(
1
1
1
1


)
1
(
1
<i>CPUDD</i>
<i>debt</i> <i>DFL</i>
<i>DFL</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>I</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>






















Nếu chi phí trả cổ tức (PD) nhỏ hơn phần chênh lệch giauwx lãi và tiết kiệm thuế do sử
<b>dụng nợ (1-t)I, ta có: </b>


)
(
)
(
1
1


1
1
)
1
(
<i>CPUD</i>
<i>debt</i> <i>DFL</i>
<i>DFL</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>EBIT</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>EBIT</i>
<i>I</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>I</i>
<i>t</i>

<i>PD</i>





















<i><b>3.2.3. Quan hệ giữa địn cân định phí và địn cân nợ </b></i>


Khi địn bẩy tài chính (địn cân nợ) được sử dụng kết hợp với địn bẩy hoạt động (địn cân
định phí) chúng ta có địn bẩy tổng hợp (Combined or total leverage). Như vậy, địn bẩy tổng
hợp là việc cơng ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng
kết hợp, địn bẩy hoạt động và địn bẩy tài chihs có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay
<b>đổi qua 2 bước. </b>



<b>Bước 1, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động) </b>
<b>Bước thứ 2, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính) </b>


Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ
<b>tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage - DTL) </b>


Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) nào đó bằng phần trăm
<b>thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu) </b>


Độ bẩy tổng hợp ở mức sản
<b>lượng Q đơn vị (hoặc S đồng) </b> <b>= </b>


<b>Phần trăm thay đổi EPS </b>


Phần trăm thay đổi của doanh sản lượng
<b>(hoặc doah thu) </b>


Về mặt tính tốn, độ bẩy tổng hợ DTL chính là tích số của độ bẩy hoạt động với độ bẩy
<b>tài chính: </b>


<i>DFL</i>
<i>DOL</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 42


<b>Thay vào cơng thức 9.4 và 9.5 ta có : </b>





/(1 )



)
1
/(
1
)
(
)
(
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>I</i>
<i>EBIT</i>
<i>F</i>
<i>EBIT</i>
<i>DTL</i>
<i>t</i>
<i>PD</i>
<i>F</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>V</i>
<i>P</i>
<i>Q</i>
<i>DTL<sub>Q</sub></i>













(10)


Ví dụ cơng ty sản suất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí biến đổi đơn vị là 25$, chi phí
cố định là 100.000$. Giả sử thêm rằng công ty sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay 20.000$ với lãi
suất 8%/năm và thuế suất thuế thu nhập của công ty là 40%. Độ bẩy tổng hợp ở mức sản lượng
<b>8.000 chiếc là: </b>


38
.
2
000
.
16
000
.
100
250
50
(
000


.
8
250
50
(
000
.
8
000
.


8 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> 





<i>DTL</i>


<b>3.3. Quyết định cơ cấu tài chính doanh nghiệp </b>


<i><b>3.3.1. Cơ cấu tài chính </b></i>


Cấu trúc tài chính của các nước đều có những điểm khác nhau, trong đó tín dụng ngân hàng
được cung cấp chủ yếu bởi các tổ chức nhận tiền gửi; tín dụng phi ngân hàng được cung cấp bởi
các trung gian tài chính cịn lại; trái phiếu bao gồm các chứng khốn nợ chuyển nhượng được
<i>như trái phiếu cơng ty, thương phiếu; cổ phiếu bao gồm các cổ phiếu phát hành mới. (Theo Giáo </i>
<i><b>trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê) </b></i>


Cấu trúc tài chính đề cập tới các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lí, cân đối với tình hình tài sản sẽ đảm bảo cho hoạt động doanh


nghiệp được ổn định vững chắc. Có thể ví cấu trúc tài chính doanh nghiệp giống như kết cấu của
ngơi nhà, nếu ngơi nhà có kết cấu khơng hợp lí, cuộc sống của ngơi nhà đó sẽ khơng thoải mái.
Mức độ bất hợp lí của kết cấu ngôi nhà càng lớn càng tạo ra sự bất ổn của cuộc sống trong ngôi
<b>nhà. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 43


<i><b>Cấu trúc tài chính doanh ngiệp </b></i>


Trên góc độ bên trong doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính giúp các nhà quả trị tài
chính nhận diện được các ưu, nhược điểm của cấu trúc tài chính hiện tại, từ đó tìm kiếm biện
pháp tài chính để đạt được cơ cấu tài chính tối ưu cho doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính
cũng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận diện các dấu hiệu rủi ro tài chính, từ đó có các
<b>quyết sách kịp thời để đảm bảo tính phát triển bền vững của doanh nghiệp. </b>


Trên góc độ bên ngồi doanh nghiệp, các nhà cung cấp tín dụng phân tích cấu trúc tài chính
của doanh ngiệp khách hàng để đánh giá rủi ro tín dụng trước khi ra quyết định. Việc phân tích
cơ cấu nguồn vốn trong mối quan hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp khách hàng còn nhằm
đánh giá khả năng bù đắp cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp khách hàng gặp rủi ro
phá sản. Đối với các nahf đầu tư, mặc dù có bản chất sẵn sàng gánh chịu rủi ro cao hơn các nhà
cung cấp tín dụng, việc phân tích cấu trúc tài chính vẫn có ích trong việc dự báo triển vọng tài
chính của doanh nghiệp. Ngay cả đối với cơ quan quản lí nhà nước, việc phân tích cấu trúc tài
chính doanh nghiệp cũng có ýnghĩa trong việc “rung chng cảnh báo” đối với các doanh nghiệp
<b>có cấu trúc tài chính quá rủi ro, để hạn chế những bất ổn trong nền kinh tế. </b>


<i>Phân tích cơ cấu nguồn vốn </i>


Cơ sở dữ liệu để phân tích cơ cấu nguồn vốn là phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.


Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm hai thành phần cơ bản: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu,
tuy nhiên có một số loại nguồn vốn được báo cáo trong phần nợ phải trả nhưng lại có bản chất
là vốn chủ sở hữu (ví dụ trái phiếu chuyển đổi) hoặc được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu
nhưng lại có bản chất là nợ phải trả (ví dụ cổ phiếu ưu đãi). Với mục địch phân tích cấu trúc tài
chính, nhà phân tích cần sắp xếp lại các hạng mục này theo đúng bản chất thể hiện đúng cơ cấu
<b>các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 44


chia cho tổng nguồn vốn để xác định tỉ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn đó. Trong trường
hợp phân tích sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giữa các thời điểm, phân tích
<b>thường kết hợp giữa phân tích dọc và phân tích ngang trong một bảng tính </b>


Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà phân tích nên có những đánh giá
về cơ cấu nguồn vốn tổng quát cũng như một số thành phần nguồn vốn quan tọng trong doanh
<b>nghiệp. Nhà phân tích nên chú ý tới một số chit tiêu cơ bản sau: </b>


<b>Tỉ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn </b>


<b>= </b> <b>Tổng nợ phải trả </b>


<b>(hệ số nợ) </b> <b>Tổng nguồn vốn </b>


<b>Tỉ lệ vốn chủ sợ hữu/ Tổng nguồn vốn </b>


<b>= </b> <b>Tổng vốn chủ sở hữu </b>


<b>(hệ số tài trợ) </b> <b>Tổng nguồn vốn </b>



<b>Tỉ lệ nợ phải trẳ/ Vốn chủ sở hữu </b> <b>= </b> <b>Tổng nợ phải trả </b>
<b>Tổng vốn chủ sở hữu </b>


<b>Tỉ lệ nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn </b> <b>= </b> <b>Tổng vay ngắn hạn </b>
<b>Tổng nguồn vốn </b>


<b>Tỉ lệ nợ ngắn hạn/ Tổng nợ phải trả </b> <b>= </b> <b>Tổng vay ngắn hạn </b>
<b>Tổng nợ phải trả </b>


Chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn là cỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của doanh
nghiệp, tuy nhiên sử dụng vốn vay nợ sẽ tiết kiếm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các
chỉ tiêu tỉ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn và tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu có thể được
<b>thay thế cho chỉ tiêu nợ phải trả /Tổng nguồn vốn với các ý nghĩa tương tự. </b>


Chỉ tiêu tỉ lệ nợ vay ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn, tỉ lệ nợ phải trả người bán/ Tổng nguồn
vốn, hoặc tỉ lệ nợ ngắn hạn. Tổng nợ phải trả cho phép nhà phân tích đánh giá về nhu cầu tiền
và các nguồn tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn dồng thời cũng
<b>thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp lớn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 45


Để đánh giá tính hợp lí của cấu trúc tài chính, ngồi việc xem xét nguồn vốn, nhà phân tích
cần đánh giá việc sử dụng (đầu tư) vốn huy động được của doanh nghiệp. Điều này nghĩa là cần
đánh giá về tính cân đối của các loại nguồn vốn huy động với các loại tài sản hình thành từ các
nguồn vốn đó, hay nói cách khác cần phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ với cơ cấu


<b>nguồn vốn của doanh nghiệp. </b>


Giống như phân tích cớ cấu nguồn vốn, để phân tích cơ cấu tài sản chúng ta cũng sử dụng
phương pháp so sánh dọc và so sánh ngang (phân tích qui mô chung) với tổng tài sản giá trị cơ
sở (100%), các loại tài sản cụ thể lần lượt được chia cho tổng tài sản để xác định tỉ trọng của
chúng trong tổng tài sản đó. Trong trường hợp phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp giữa các thời diểm, nhà phân tích thường kết hợp phân tích dọc và phân tích ngang
<b>trong một bảng tính. </b>


Khi phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, nhà phân tích cần có những đánh giá về cơ
cấu tài sản tổng quát cũng như một số thành phần quan trọng của doanh nghiệp. Nhà phân tích
<b>nên chú ý tới một số chỉ tiêu cơ bản sau: </b>


<b>Tỉ lệ tài sản dài hạn/ Tổng tài sản </b> <b>= </b> <b>Tổng tài sản dài hạn </b>
<b>Tổng tài sản </b>


<b>Tỉ lệ tài ngắn hạn/ Tổng tài sản </b> <b>= </b> <b>Tổng tài sản ngắn hạn </b>
<b>Tổng tài sản </b>


<b>Tỉ lệ nợ phải thu KH/ Tổng tài sản </b> <b>= </b> <b>Nợ phải thu khách hàng </b>
<b>Tổng tài sản </b>


Tỉ lệ tiền và các khoản tương đương


<b>tiền/ Tổng tài sản </b> <b>= </b>


Tỉ lệ tiền và các khoản tương
<b>đương tiền </b>


<b>Tổng tài sản </b>



<b>Tỉ lệ tài sản cố đinh/ Tổng tài sản </b>


<b>(Hệ số đầu tư tài sản cố định) </b> <b>= </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 46


Chỉ tiêu tỉ lệ tài sản dài hạn/ Tổng tài sản (hoặc tỉ lệ tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản) thể hiện
cơ cấu tổng quát trong tài sản của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu này thể hiện tính cân đối giữa tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Không có một tỉ lệ chuẩn nào cho các doanh
nghiệp mà tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thời kì kinh doanh và chiến lược kinh doanh
mà độ lớn của các chỉ tiêu này khác nhau. Các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau thể hiện
chính sách huy động vốn khác nhau và cơ cấu nguồn vốn này không bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc
điểm ngành kinh doanh (trừ các ngành đặc thù như ngân hàng). Tuy nhiên, cơ cấu tài sản chịu
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, tỉ lệ tài sản dài hạn/ Tổng tài
sản, tỉ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản của doanh nghiệp sản xuất giầy da sẽ cao hơn so với doanh
nghiệp tư vấn luật. Ngay cả trong cùng một ngành, cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp cũng có
<b>nhiều sự khác biệt do chiến lược kinh doanh và thời kì sau phát triển khác nhau. </b>


Tỉ lệ nợ phải thu KH/Tổng tài sản thể hiện phần vốn của doanh nghiệp đang bị khách hàng
chiếm dụng. Chỉ tiêu này cao có thể do doanh nghiệp quản lí, thu hồi nợ khơng tốt nhưng cũng
có thể đó chính là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; bán hàng trả dễ thu hút khách hàng.


Tỉ lệ hàng tồn kho/Tổng tài sản thể hiện phần vốn của doanh nghiệp bị đọng vốn, do phần
vốn đó là vốn” chết”, không sinh lời. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể
chấp nhận chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn cao để đổi lại nguồn hàng phong phú và sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.



<i><b>3.3.2. Cơ cấu vốn </b></i>


<i>Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm </i>
vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên,
trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét cơ cấu vốn công ty bao gồm nợ và vốn cổ phần
<b>thường và xem như cơng ty khơng có phát hành cổ phiếu ưu đãi . </b>


Vấn đề đặt ra là liệu một cơng ty nào đó có thể tác động đến giá trị và chi phí sử dụng vốn
của nó bằng cách thay đổi cơ cấu nguồn vốn hay không. Cần lưu ý phân biệt sự tác động do thay
đổi cơ cấu nguồn vốn với sự tác động do những quyết định đầu tư quản lý và tài sản. Để phân
biệt điều này, chúng ta giả định sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn ở đây xảy ra là do cơng ty phát
hành chứng khốn nợ để mua lại cổ phiếu thường hoặc phát hành cổ phiếu để mua lại nợ. Bất
luận kiểu gì,vấn đề đặt ra là tổng giá trị công ty và lợi nhuận đòi hỏi sẽ thay đổi thề nào khi tỉ lệ
nợ và vốn chủ sở hữu thay đổi? Để đơn giản khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta lập một số giả
<b>định như sau: </b>


Lợi nhuận công ty có tốc độ tăng trưởng bằng khơng và cơng ty chi toàn bộ lợi nhuận kiếm
<b>được cho cổ đơng dưới hình thức cổ tức. </b>


<b>Thị trường tài chính là thị trường khơng hồn hảo. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 47


k<b>d </b> <b>= </b>


<b>I </b>


<b>= </b> <b>Lãi vay hàng năm </b>


<b>D </b> <b>Giá thị trường của nợ vay </b>


Trong đó Kd là lãi suất sinh lợi của nợ vay với giả định rằng nợ vay của công ty là nợ vĩnh


cửu (perpetual). Chỉ tiêu thứ hai là tỷ suất sinh lợi nhuận hay suất sinh lợi của vốn cổ phần
thường (Ke<b>): </b>


k<b>e </b> <b>= </b>


<b>E </b>


<b>= </b>


<b>Lợi nhuận chia cho cổ đông thường </b>


<b>S </b> <b>Giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành </b>
Chỉ tiêu thứ ba là tỷ suất lợi nhuận hay suất sinh lượi của cơng ty nói chung (K0<b>): </b>


K<b>0 </b> <b>= </b>


<b>O </b>


<b>= </b>


<b>Lợi nhuận hoạt động rịng </b>


<b>V </b> <b>Giá trị thị trường của cơng ty </b>


Trong đó giá trị thị trường cỉa cơng ty V= D+S và lợi nhuận chung O = I+E. Như đã đề cập
trong chương chi phí sử dụng vốn, k0 được định nghĩa như là phí tổn vốn trung bình có thể xác



<b>định bằng cơng thức: </b>


)
(
)


(


0 <i>d</i> <i>ke</i>


<i>E</i>
<i>D</i>


<i>E</i>
<i>k</i>


<i>S</i>
<i>D</i>


<i>D</i>
<i>k</i>








Vấn đề chúng ta muốn nghiên cứu ở đây là kd, ke, và k0 sẽ thay đổi như thế nào khi cơng ty



gia tăng tỷ số địn bẩy D/S? Nói khác đi, khi cơng ty gia tăng tỉ số địn bẩy tài chính thì sẽ có lợi
cho chủ nợ, cho chủ sở hữu nói riêng hay cho cơng ty nói chung. Có nhiều lý thuyết khác nhau
<b>trả lời cho vấn đề này. Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng lý thuyết. </b>


<i>3.3.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu </i>


<i><b>* Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (optimal capital structure) </b></i>


Lý thuyết này cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó ban quản trị cơng ty có thể gia tăng
giá trị của công ty bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy phù hợp. Theo cách tiếp cận này, cơng ty
trước tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thơng qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí
sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, khi tỉ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng
gia tăng, do đó, nhà đầu tư sẽ gia tăng lợi nhuận đòi hỏi ke. Mặc dù vậy, sự gia tăng ke lúc đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 48


<i>Tình hình này được mơ tả như hình 2, Nhìn vào hình 2 chúng ta thấy rằng lúc đầu k</i>e tăng


khi tỷ số đòn bẩy gia tăng trong khi kd vẫn khơng đổi và do có lợi ích của việc tiết kiệm thuê khi


gia tăng sử dụng nợ nên chi phí sử dụng vốn nói chung k0 giảm. Nhưng do tỷ số đòn bẩy gia


tăng đến một điểm X nào đó thì K0 tăng lên, do rủi ro tăng lên khiến cho kd và ke tăng lên, Do


<b>đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cịn gọi là cách tiếp cận truyền thống, ngầm hiểu rằng: </b>
<b>- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu vốn của cơng ty; </b>



<b>- Có một cơ cấu vốn tối ưu; </b>
<i><b>* Cơ cấu vốn tối ưu </b></i>


Do cơ cấu vốn có cảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho cổ đông nên công ty cần thiết hoạch
<i>định cớ cấu vốn mục tiêu (target capital structure). Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ, </i>
cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra. Hoạch
định chính sách cơ cấu vốn liên quan làm gia tăng rủi ro cơng ty, nhưng tỷ lệ nợ cao nói chung
<b>đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao. </b>


Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm hạ thấp giá trị cổ phiếu, trong khi lợi nhuận cao lại
có khuynh hướng gia tăng giá cổ phiếu công ty. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định có cấu
vốn tối ưu? Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro công ty và lợi nhuận do đó
tối đa hóa được giá cổ phiếu công ty.


<i><b>3.3.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu vốn </b></i>


<b>Khi hoạch định chính sách cơ cấu vốn tối ưu cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như sau: </b>
<i> Rủi ro doanh nghiệp - Rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngay cả khi công ty </i>
<b>khơng sử dụng nợ. Cơng ty nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. </b>
<i> Thuế thu nhập doanh nghiệp - do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ </i>
giúp công ty tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, điều này sẽ khơng cịn ý nghĩa nữa đối với công ty nào
<b>được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp hoặc bằng 0. </b>


<i> Sự chủ động về tài chính - sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng </i>
thời làm “xấu” đi tình hình bảng cân đối tài sản khiến cho nhà cung cấp nguồn vốn ngần ngại
<b>cho vay hay đầu tư vốn vào công ty. </b>


<i> Phong cách và thái độ ban quản lí cơng ty - một số ban giám đốc thận trọng hơn những </i>
<b>người khác, do đó ít sử dụng nợ hơn trong tổng nguồn vosn của công ty. </b>



Quyết định cơ cấu vốn tối ưu


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 49


ảnh hưởng địn bẩy tài chính lên giá cổ phiếu công ty. Ở bảng 3chúng ta xét trường hợp công ty
BCL không sử dụng nợ trong cơ cấu vốn:


<i><b>Bảng. Thông tin về công ty BCL </b></i>


<b>Bảng cân đối tài sản </b>
<b>Tài sản lưu động </b> <b>100,000.00 Nợ </b>


<b>Tài sản cố định </b> <b>100,000.00 </b> Vốn cổ phần thường


<i><b>(10.000 CP) </b></i> <b>200,000.00 </b>


<b>Tổng tài sản </b> <b>200,000.00 Tổng nợ và VCSH </b> <b>200,000.00 </b>


<b>Báo cáo thu nhập </b>


<b>Doanh thu </b> <b>200,000.00 </b>


<b>Chi phí cố định </b> <b>400,000.00 </b>


<b>Chi phí biến đổi </b> <b>120,000.00 </b> <b>160,000.00 </b>


<b>EBIT </b> <b>40,000.00 </b>



<b>Lãi vay </b> <b>- </b>


<b>Thu nhập chịu thuế (EBT) </b> <b>40,000.00 </b>


<b>Thuế (40%) </b> <b>16,000.00 </b>


<b>Lợi nhuận rịng </b> <b>24,000.00 </b>


<i><b>Thơng tin khác </b></i>


Lợi nhuận trên cổ phần = EPS = 24.000/10.000 = 2.4$


Cổ tức trên cổ phần = DPS = 24.000/10.000= 2.4 (100% lợi nhuận dùng trả cổ tức)
Giá trị sổ sách = 200.000/10.000 = 20$


Giá trị thường = P0 = 20$ (M/B = 1.0)
<b>Tỷ số P/E = 20/2.4 = 8.33 lần </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 50


<b>Doanh số nợ</b> <b>Tỷ số nợ</b> <b>Lãi suất</b>


20.000 10% 8.0%


40.000 20% 8.3%


60.000 30% 9.0%



80.000 40% 10.0%


100.000 50% 12.0%


120.000 60% 15.0%


<i><b>Bảng : Ảnh hưởng của địn bẩy tài cính lên EPS và giá cổ phiếu </b></i>


<i><b>(Đơn vị: 1.000$) </b></i>
<i><b>Tính lợi nhuận hoạt động (EBIT) </b></i>


<b>Xác suất xảy ra doanh thu </b> <b><sub> 0.20 </sub></b> <b><sub> 0.60 </sub></b>


<b>Doanh thu </b> <b><sub> 100.00 200.00 </sub></b> <b><sub> 0.20 </sub></b>


<b>Chi phí cố định </b> <b><sub> 40.00 </sub></b> <b><sub> 40.00 300.00 </sub></b>
<b>Chi phí biến đổi (60% doanh thu) </b> <b><sub> 60.00 120.00 </sub></b> <b><sub> 40.00 </sub></b>
<b>Tổng chi phí khơng kể lãi vay </b> <b><sub> 100.00 160.00 180.00 </sub></b>
<b>Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) </b> <b><sub> - 40.00 220.00 </sub></b>
<i><b>Trường hợp không dùng nợ (D/A = 0%) </b></i>


<b>Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) </b> <b><sub> - 40.00 </sub></b> <b><sub> 80.00 </sub></b>


<b>Trừ lãi vay </b> <b><sub> - </sub></b> <b><sub> - </sub></b> <b><sub> - </sub></b>


<b>Lợi nhuận trước thuế </b> <b><sub> - 40.00 </sub></b> <b><sub> 80.00 </sub></b>


<b>Thuế (40%) </b> <b><sub> - 16.00 </sub></b> <b><sub> 32.00 </sub></b>


<b>Lợi nhuận ròng </b> <b><sub> - 24.00 </sub></b> <b><sub> 48.00 </sub></b>



<b>Lợi nhuận EPS trên cổ phần (10.000CP) </b> <b><sub> - </sub></b> <b><sub> 2.40 </sub></b> <b><sub> 4.80 </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 51


<i><b>Trường hợp dùng nợ (D/A = 50%) </b></i>


<b>Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) </b> <b><sub> - 40.00 </sub></b> <b><sub> 80.00 </sub></b>
<b>Trừ lãi vay (100.000*0.12) </b> <b><sub> 12.00 </sub></b> <b><sub> 12.00 </sub></b> <b><sub> 12.00 </sub></b>
<b>Lợi nhuận trước thuế </b> <b><sub> -12.00 </sub></b> <b><sub> 28.00 </sub></b> <b><sub> 68.00 </sub></b>


<b>Thuế (40%) </b> <b><sub> -4.80 </sub></b> <b><sub> 11.20 </sub></b> <b><sub> 27.20 </sub></b>


<b>Lợi nhuận ròng </b> <b><sub> -7.20 </sub></b> <b><sub> 16.80 </sub></b> <b><sub> 40.80 </sub></b>


Lợi nhuận EPS trên cổ phần (10.000CP) <sub> -1.44 </sub> <sub> 3.36 </sub> <sub> 8.16 </sub>


Giá cổ phiếu (EPS * P/E) <sub> 27.99 </sub>


<i>Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn công ty </i>


Lý thuyết này do hai nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miiler đưa ra trong bài
<i>báo cáo có tựa đề : “ The cost of capital, corporate Finance and the Theory of Investment”, Tạp </i>
chí American Economic Review số 48 tháng 6 năm 1958 (thường được tóm tắt là lý thuyết
M&M). M&M cho rằng, tổng rủi ro đối với những nhà đầu tư chứng khốn vào một cơng ty nào
đó khơng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn của cơng ty. Do đó, tổng giá trị của công ty
vẫn như cũ bất chấp cơ cấu nguồn tài trợ như thế nào. Kế luận của M&M dựa trên ý tưởng rằng
bất chấp việc phân chia cơ cấu vốn của công ty thành nợ, vốn cổ phần hay bất cứ nguồn vốn nào


khác vẫn có một sự chuyển đổi trong giá trị đầu tư khiến cho giá trị công ty vẫn không đổi cho
dù cơ cấu vốn của nó thay đổi. Điều này được minh họa bằng hình ảnh 2 chiếc bánh trên hình
vẽ 12.3 có tổng diện tích như nhau cho dù có được phân chia thế nào đi chăng nữa. Hay nói khác
đi cơ cấu giữa nợ và vốn chủ<b>sở hữu không thay đổi giá trị của công ty. </b>


Giá trị cổ phần
Giá trị nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 52


Kết luận trên đây của M&M được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Kinh
doanh chênh lệch giá là hoạt dộng kinh doanh bằng cách tìm kiếm hai tài sản hồn tồn giống
nhau về mọi mặt nhưng có giá chênh lệch nhau và quyết định mua tài sản nào rẻ tiền hơn để bán
lại với giá cao hơn. Nếu hai công ty giống hệt nhau ngoại trừ cơ cấu vốn khác nhau, do đó, giá
trị cũng khác nhau thì hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ xảy ra và kết quả là giá trị của hai
công ty sẽ được đưa về trạng thái cân bằng. Để minh họa cho điều này chings ta sẽ xem xét ví
<b>dụ dưới đây: </b>


Xét hai công ty U (unleveraged) và L (leveraged) giống hệt nhau về mọi mặt ngoại trừ
một số điểm là cơng ty U khơng sử dụng địn bẩy tài chính, tức là khơng vay nợ trong khi cơng
<b>ty L có một khoản vay 30.000$ bằng cách phát hành trái phiếu với lãi suất 12%. </b>


Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì cơng ty L sẽ có giá trị cao hơn và chi phí sử dụng
vốn thấp hơn so với công ty U. Để đơn giản chúng ta giả sử thêm rằng nợ cơng ty L có giá trị
thị trường bằng đúng mệnh giá của nó và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với vốn chủ hữu là 16%.
<b>Giá trị của hai cơng ty được tính tốn như sau: </b>


<b>Nội dung </b> <b>Công ty U</b> <b>Công ty L</b>



O Thu nhập ròng 10.000 10.000


I Lãi trả nợ vay 0.0 3.600


E Lợi nhuận dành cho cổ đông (O-I) 10.000 6.400
Ke Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 0.15 0.16
S Giá thị trường vốn chủ sở hữu (E/Ke) 66.667 40.000


B Giá trị thị trường của nợ 0.0 30.000


V Tổng giá trị công ty (S+B) 66.667 70.000


Ko Chi phí huy động vốn nói chung


[Kd(B/V)+Ke(S/V)] 0.15 0.143


B/S Tỷ số nợ so với vốn 0.0 0.75


Giá tr ị cổ
phần


Giá tr ị nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 53


Qua bảng tính tốn trên chung ta thấy rằng cơng ty L có phí tổn huy động vốn thấp hơn và
<b>khi giá trị công ty cao hơn công ty U. </b>



Theo M&M, các nhà đầu tư công ty L nhận thấy rằng tài sản của công ty L trên giá trị nên
họ sẽ kinh doanh chênh lệch giá bằng cách bán cổ phiếu công ty L và mua lại cổ phiếu công ty
U. Quá trình kinh doanh chênh lệch giá tiếp diễn khiến cho giá cổ phiếu công ty L giảm trong
khi giá cổ phiếu công ty U tăng đến khi nào giá trị thị trường của hai công ty trở nên giống hệt
<b>nhau. </b>


<i>Ví dụ, nhà đầu tư A đang nắm giữ 1% cổ phiếu công ty L với giá thị trường là 40.000$ </i>
<b>x0.01 = 400$. Nhà đầu tư A sẽ: </b>


 <b>Bán cổ phiếu công ty L được 400$. </b>


 Vay 300$ với lãi suất 12%, vay bằng 1% của nợ công ty L. Tổng số vốn sẵn sàng cho


<b>đầu tư của nhà đầu tư A bây giờ là 400$ +300$ = 700$. </b>


 <b>Mua 1% cổ phiếu của công ty U với giá 66.667x0.01 = 666.67$. </b>


 Sau giao dịch này nhà đầu tư nắm giữ 1% cổ phiếu cơng ty U và cịn thừa 700-666.7 =


<b>33.33$ </b>


Trước khi thực hiện các giao dịch kinh doanh chênh kệch giá, lợi nhuận kì vọng của nhà
đầu tư vào cổ phiếu L là 400x0.16 = 64$. Sau khi thực hiện giao dịch kinh doanh chênh lệch giá,
lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư là 666.67x0.15 = 100$ nhưng nhà đầu tư phải trar lãi vay là
300x0.12 = 36$. Lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng vẫn là 100-36 = 64$, bằng lợi nhuận nếu
đầu tư vào công ty L. Tuy nhiên, số tiền nhà đầu tư bỏ ra cho hoạt động đầu tư vào cơng ty U
chỉ có 666.67$ -300$ = 366.67$, thấp hơn 33.33$ so với đùa tư vào công ty L. Do hạ thấp được
tiền đầu tư nhưng vãn kiếm được lợi nhuận như trước kia nên nhà đầu tư A thích đầu tư vào
cơng ty U. Nhiều nhà đầu tư khác cũng hành động như nhà đầu tư A khiến cho giá cổ phiếu công


ty U tăng trong khi giá cổ phiếu công ty L giảm. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá tiếp diễn
cho đến khi giá hai cổ phiếu trở nên bằng nhau. Dựa trên cơ sở tác động của quá trình kinh doanh
chênh lệch giá như vừa minh họa, M&M kết luận rằng công ty không thể thay đổi giá trị hay chi
<b>phí sử dụng vốn bằng cách sử dụng địn bẩy tài chính. </b>


Cần lưu ý những bàn bạc ngắn gọn và kết luận trên đây của lý thuyết M&M dựa trên những
giả định rằng khơng có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập cơng ty, khơng có chi phí khốn
khó về tài chính và nhà đầu tư và cá nhân đều có thể đi vay với lãi suất như nhau. Rõ ràng những
giả định trên đây không tồn tại trong thực tế. Do đó, cần xem xét chi tiết hơn về lý thuyết M&M
<i><b>trong đó các giả định cần được tháo bỏ dần. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 54


lên đến 28$. Điều này xảy ra làdo tác động ủa yếu tố địn bẩy tài chính khiến cho EPS gia tăng
từ 2.4$ lên đến3.6$.


<b>3.4. Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố </b>
Câu hỏi củng cố:


1. Thế nào là cơ cấu vốn tối ưu? Làm thế nào để công ty xác định được cơ cấu vốn tối ưu?
2. Hãy nêu những nội dung chính yêu của một tý thuyết cơ cấu vốn của công ty?


3. Cơ cấu tài chính là gì? Mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính với cơ cấu vốn? Vì sao trong
dài hạn người ta chỉ nghiên cứu cơ cấu vốn mà không quan tâm đến cơ cấu tài chính?


4. Khi nào doanh nghiệp nên vay? Phân tích ưu, nhược điểm của việc tài trợ bằng nợ vay?
5. Quyết định tài trợ có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp?



6. Nhưng bài học kinh nghiệm nào rút ra từ việc nghiên cứu các loại đòn bẩy?
Bài tập:


<b>Bài 1: </b>


Công ty A sản xuất kinh doanh hàng X. Đơn giá bán trên thị trường của hàng A là 300 đồng/sản
phẩm. Định phí là 400.000 đồng/năm. Biến phí đơn vị 250 đồng/sản phẩm. Cơng ty có các
phương án như sau:


+ Phương án Đầu tư đổi mới một số thiết bị: Định phí sẽ tăng 50% một năm. Biến phí đơn
vị giảm 20% trên mỗi sản phẩm.


+ Phương án Đầu tư đổi mới toàn bộ thiết bị hiện đại: Định phí là 1.000.000/năm. Biến phí
giảm 30% trên mỗi sản phẩm.


<b>Yêu cầu: </b>


Tính kết quả sản xuất kinh doanh của cơng ty ở các mức tiêu thụ sản phẩm: 6.000, 8.000, 10.000.
Lượng hịa vốn của cơng ty thời điểm hiện tại và khi thực hiện các phương án.


DOL tại các điểm sản phẩm: 6.000, 8.000, 10.000.
<b>Bài 2: </b>


Công ty cổ phần Huy Hồng có tổng tài sản là 2.000 triệu đồng, giá mỗi cổ phiếu thường là
100.000đ. Công ty đưa ra ba phương án tài trợ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 55



Phương án 3 : Tài trợ bằng 30% vốn cổ phiếu thường và 70% vốn vay.
Lãi suất vay vốn là 8%.


EBIT đạt được ở các giai đoạn kinh tế như sau: Khủng hoảng: 2% tổng tài sản, Bình hịa
8% tổng tài sản, Bình thường 10% tổng tài sản, Phát triển 16% tổng tài sản.


Tính EPS và ROE của các phương án ở các giai đoạn kinh tế.
<b>Bài 3: </b>


Công ty sản xuất một loại sản phẩm (ĐVT: triệu đồng)
Chi phí khấu hao TSCĐ: 1.120/năm


Chi phí quảng cáo: 140/năm
Tiền thuê mặt bằng: 560/năm
Các loại định phí khác: 239,4/năm
Tổng tài sản: 24.000


Hệ số nợ: 60%


Lãi suất vay vốn: 8%/năm


Tiền lương công nhân: 0,5/sp (hệ số điều chỉnh 1,19)
Chi phí nguyên vật liệu: 1,5/sp


Biến phí khác: 0,105/sp
Thuế suất thuế TNDN: 28%


1. Nếu sản phẩm tối đa có thể sản xuất và tiêu thụ là 6.832 sp, thì có thể chấp nhận giá bán tối
thiểu là bao nhiêu để khơng bị lỗ?



2. Tính DOL, DFL, DTL. Biết rằng sản lượng tiêu thụ của công ty cả năm là 12.000 sản phẩm
và giá bán được định ở câu 1.


<b>Bài 4: </b>


Tại cơng ty Taxi A có các tài liệu trong năm như sau:


- Cả năm đã vận chuyển được 180.000 km hành khách.
- Đơn giá cước vận chuyển 5.000 đồng/km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 56


- Vốn chủ sở hữu (100.000 CPT): 1.000.000.000 đồng
- Thuế suất thuế TNDN: 28%.


Yêu cầu:
1.Tính EPS?


2. Tính DOL, DFL, DTL của cơng ty ở mức:
+ 180.000 km hành khách.


+ Sản lượng tăng 40%.
+ Sản lượng giảm 50%.
<b>Bài 5: </b>


Trong kỳ kinh doanh một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Giá bán đơn vị sản phẩm: 10.000 đồng



Biến phí đơn vị sản phẩm: 6.000 đồng
Tổng định phí: 200.000.000 đồng
Tổng lãi vay: 100.000.000 đồng


Khối lượng tiêu thụ: 100.000 sản phẩm
Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%
Yêu cầu:


1. Tính EBIT, lãi rịng, EPS ở mức sản lượng
100.000 sản phẩm?


Tăng 30%?
Giảm 30%?


2. Tính địn bẩy định phí, địn bẩy nợ vay, địn bẩy tổng hợp?
Biết rằng lượng cổ phiếu đang lưu hành 10.000 cổ phiếu.
<b>Bài 6: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 57


1. Đầu tư đổi mới một số thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị quá cũ, theo
phương án này định phí mỗi năm sẽ 3,2 tỷ đồng nhưng biến phí giảm chỉ cịn 9 triệu đồng cho
mỗi tấn sản phẩm.


2. Đầu tư đổi mới toàn thiết bị hiện đại thay thế cho các máy mớc thiết bị cũ, theo phương
án này định phí mỗi năm sẽ 4,2 tỷ đồng nhưng biến phí giảm chỉ cịn 8 triệu đồng cho mỗi tấn
sản phẩm.



Yêu cầu:


a) Hãy tính tốn sản lượng hịa vốn tại các phương án?


b) Công ty X nên chọn phương án nào để đầu tư? Biết sản lượng tiêu thụ của công ty dự
kiến đạt được ở các phương án đều là 800 sản phẩm.


<b>Bài 7: </b>


Tại Cơng ty B có tài liệu sau:
A. Năm báo cáo


1. Hàng dự trữ cuối năm:


Hàng Đơn giá


Số lượng


Tại kho Hàng gửi bán đang <sub>đi đường </sub>


X 100.000 1.200 300


Y 250.000 3.500 500


Z 68.000 5.200 300


2. Hàng đã bán trong năm:


Hàng Số lượng Đơn giá bán chưa thuế
VAT



X 10.000 120.000


Y 25.000 300.000


Z 8.000 82.000


B. Năm kế hoạch


1.Tình hình thành phẩm nhập kho


Hàng Số lượng Giá thành sản xuất


X 10.500 98.000


Y 26.000 251.000


Z 14.500 65.000


2. Hàng đã xác định tiêu thụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 58


X 11.000 120.000


Y 28.000 310.000


Z 18.000 85.000



3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 1.124.910.000
Trong đó định phí: 854.651.000.


4. Trong giá vốn hàng bán có 80% là biến phí.
5. Lãi vay phải trả cả năm: 250.000.000.
Yêu cầu:


1. Tính điểm hịa vốn năm kế hoạch?


2. Tính các tác động địn bẩy năm kế hoạch?
Biết rằng:


- Lượng hàng tiêu thụ năm kế hoạch bao gồm cả hàng gửi bán năm báo cáo.
- Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.


- Doanh nghiệp ghi nhận giá bán tại thời điểm hàng gửi bán.
<b>Bài 8: </b>


Nhà máy sữa Grow chuyên sản xuất sữa bột. Sản lượng sản xuất dự kiến trong năm là 44.000
hộp loại 500g/hộp và 44.000 hộp loại 250g/hộp, giá bán (kể cả thuế giá trị gia tăng) một hộp loại
500g là 33.000 đồng và loại 250g là 17.600 đồng/hộp.


Tổng chi phí sản xuất dự kiến trong năm như sau:


Chi phí Loại


500g/hộp 250g/hộp
Sữa bò tươi nguyên chất 350.000 175.000



Khoáng chất và vitamin 100.000 50.000


Đường 170.000 85.000


Men tiêu hóa 60.000 30.000


Chi phí nhân cơng SX 45.000 22.750


Bao bì 20.000 15.000


Các loại biến phí khác 10.500 5.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 59


Khấu hao TSCĐ: 250.000


Chi phí cố định khác: 240.000. Thuế VAT: 10%. Thuế TNDN 28%
u cầu:


1. Tính tốn và nhận xét chung mức tác động của các loại địn bẩy ở cơng ty?
2. Lãi ròng của nhà máy?


3. Nếu mở thêm đại lý ở các tỉnh thì lượng tiêu thụ tăng 10% (cho cả 2 loại sản phẩm – mỗi loại
<i>10%) nhưng định phí cũng tăng 21.000 và hoa hồng đại lý bán hàng tăng 5% so với doanh thu </i>
<i>tăng thêm. Tính tốn xem cơng ty có thực hiện phương án này không? </i>


<b>Bài 9: (ĐVT: 1.000 đồng) </b>



Công ty cổ phần X trong năm 2010 có tình hình như sau:
Doanh thu thuần cả năm là: 3.400.000


Tổng biến phí là 70% so với doanh thu thuần.
Tổng định phí là: 354.600


Cơng ty có tổng tài sản là 2.100.000, sử dụng địn cân nợ là 50%. Trong đó:


- Vay dài hạn trong 10 năm (chiếm 40% tổng nguồn vốn), theo hợp đồng cơng ty phải
thanh tốn mỗi năm 154.804 (cả vốn lẫn lãi), lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Các chi phí
khác khơng đáng kể. Thời gian vay bắt đầu từ năm 2010.


- Vay ngắn hạn 10%, lãi suất bình quân là 12%/năm.


Mệnh giá cổ phiếu thường là 10,5/cổ phiếu. Giá của cổ phiếu công ty vào đầu năm 2010 là 19/cổ
phiếu. Theo quyết định của đại hội cổ đông, tỷ lệ chia cổ tức năm 2010 là 70% lãi ròng và các
năm sau sẽ ổn định tăng 5% (trong tương lai). Thuế TNDN 28%.


Yêu cầu:


1. Nhận xét tác động của các loại địn bẩy của cơng ty năm 2010.
2. Xác định EPS (thu nhập của mỗi cổ phiếu thường) trong năm 2010.
<b>Bài 10: </b>


Tại cửa hàng ăn uống của chị Nga mặc dù không sang trọng nhưng các món ăn chị làm thực
khách rất vừa miệng lại rẻ nên đơng khách. Tình hình năm vừa qua như sau: (ĐVT: 10.000 đồng)
1. Năm báo cáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

và quyết định cấu trúc tài chính



KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 60


Chi phí nhân cơng SX và phục vụ (khốn): 48.100
Chi phí khấu hao tài sản cố định: 2.800


Các khoản chi phí cố định khác: 35.040
Lãi vay phải trả: 13.165


Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 28%
Nguyên giá TSCĐ tính khấu hao cuối năm: 38.000
2. Năm kế hoạch có dự kiến như sau:


Trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh và cơ sở vật chất hiện có, cửa hàng có thể tăng doanh thu
15%.


Lãi vay phải trả cả năm: 14.066


Tình hình liên quan đến tài sản cố định như sau:


Đầu tháng 3 dự kiến mua vào 1 TSCĐ theo giá mua 2.900, chi phí vận chuyển về tới cơng ty và
các chi phí khác trước khi đưa vào sử dụng là 100.


Đầu tháng 4 thanh lý 1 TSCĐ có nguyên giá 1.200
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định bình qn là 12%.
Các loại định phí khác và giá cả khơng thay đổi.
u cầu:


1. Tính độ nghiêng các loại địn bẩy năm báo cáo?
2. Tính điểm hòa vốn năm kế hoạch ở cửa hàng chị Nga.


3. Tính tỷ lệ lãi rịng trên doanh thu năm kế hoạch.
4. Tính độ nghiêng các loại địn bẩy năm kế hoạch.


Biết rằng cửa hàng khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định.
<b>Bài 11: </b>


Tại cơng ty cổ phần STM có các tài liệu như sau:
Tài liệu năm 2010


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

và quyết định cấu trúc tài chính


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 61


Tên hàng Đơn giá bán thuần
(khơng có thuế giá thu)


Đơn giá vốn hàng
bán ra


Lượng bán cả
năm


A 125 98 4.000


B 5.200 4.500 400


C 354 265 1.500


Trong giá vốn hàng bán có 80% là biến phí.
Lãi vay phải trả cả năm: 49.400



Chi phí bán hàng và QLDN: 188.100
<i>Trong đó, biến phí: 72.230 </i>


Thuế suất thuế TNDN: 28%


Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành: 100.000 cp
Tài liệu dự kiến năm kế hoạch


Doanh thu thuần khả năng sẽ tăng bình quân 20% so với năm 2004.
Định phí khơng thay đổi.


Lãi vay năm kế hoạch phải trả: 72.480
Cơ cấu hàng tiêu thụ không đổi.
Yêu cầu:


1. Tính thu nhập một cổ phiếu (EPS) năm 2010.


a. 6,3663 b. 0,003662 c. 2,0448 d. 0,06336


2. Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2010?


a. P’ = 9,129% b. P’ = 7,149% c. P’ = 8,149% d. P’ = 5,741%
3. Tính EPS năm 2011


a. EPS = 1,558147 b. EPS = 7,585714 c. EPS = 5,8147 d. EPS = 3,271349
<b>Bài 12: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

và quyết định cấu trúc tài chính



KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 62


Cổ phiếu thường 20.000 triệu đồng.


Hiện cơng ty đang có nhu cầu đầu tư mới với vốn đầu tư là 20.000 triệu đồng, giám đốc tài chính
cơng ty đề xuất các phương án tài trợ sau đây:


Phương án 1: Vay toàn bộ 20.000 triệu đồng với lãi suất 12,6%/năm.
Phương án 2: Phát hành cổ phiếu ưu đãi với lãi suất 13%.


Phương án 3: Tài trợ 50% bằng cổ phiếu thường (100.000 cổ phiếu thường) và 50% bằng nợ vay
với lãi suất 11,8%/năm.


Thuế suất thuế TNDN 28%.


EBIT của tồn cơng ty phụ thuộc vào tình trạng kinh tế trong tương lai:


Tình trạng kinh tế Khủng hoảng Bình thường Phát triển


EBIT 4.500 triệu đồng 6.500 triệu đồng 8.500 triệu đồng


Xác suất 15% 70% 15%


Yêu cầu:


1. Tính EBIT hịa vốn giữa các phương án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 63



<b>CHƯƠNG 4. RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA </b>
<b>DOANH NGHIỆP </b>


<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 4 gồm các nội dung: khái niệm và phân loại rủi ro, cách xác định các hệ số liên
quan để đo lường rủi ro và từ đó vận dụng vào trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày khái niệm, phân loại rủi ro trong kinh doanh.


+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của dự án đầu tư trong
sản xuất kinh doanh.


<i><b>Nội dung chính: </b></i>


<b>4.1. Khái niệm và phân loại rủi ro </b>


<i><b>4.1.1. Khái niệm </b></i>


Rủi ro là tình huống trong đầu tư hay trong kinh doanh mà tại đó những sự cố khơng tốt đẹp
xảy ra gây thua lỗ.


Rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại.


Rủi ro được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn…
Rủi ro là sự bất ổn về hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Bất ổn là bản chất
của rủi ro, bất ổn là không chắc chắn, không ổn định hay thay đổi.



Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng với lợi nhuận thực tế.


Là một sự không may mắn, không như dự định, một điều bất trắc có thể dẫn đến một thiệt hại
nhất định.


Hay nói cách khác rủi ro là một tình huống mà tại đó những sự cố khơng tốt đẹp xảy ra dẫn
đến công ty bị thua lỗ hay bị phá sản mà các công ty luôn tìm cách để tránh né hoặc hạn chế nó.


Rủi ro là một tất yếu khách quan, rủi ro bao trùm mọi hoạt động của con người nhưng trong
phần này chỉ đề cập đến rủi ro về tài chính.


<i><b>4.1.2. Phân loại rủi ro </b></i>


<b>Rủi ro kinh doanh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 64


Dù doanh nghiệp ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống thì vẫn phải đối phó với rủi ro kinh
doanh nhưng mức độ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau và giai đoạn khởi sự ln là giai đoạn
có mức rủi ro kinh doanh cao nhất.


<b>Rủi ro tài chính </b>


Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả các khoản chi phí
tài chính cố định như lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi, chi phí thuê mua tài sản cố định tài chính.



Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài chính của doanh nghiệp.


Nói cách khác rủi ro tài chính là hậu quả của việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc tài chính.
Rủi ro tài chính có thể triệt tiêu.


<b>Rủi ro hệ thống (systematic risk) </b>


Rủi ro do sự biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh mục đầu tư do sự thay đổi
lợi nhuận trên thị trường nói chung gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính
sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới...


Nó chính là phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khốn, do đó, khơng thể tránh khỏi
bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường (market
risk) và được đo lường bằng hệ số bê-ta.


<b>Rủi ro không hệ thống </b>


Rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu
tố như kinh tế, chính trị hay những yếu tố mà ảnh hưởng đến tồn bộ các chứng khốn có tính chất
tồn hệ thống.


Chẳng hạn một cuộc đình cơng, đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm mới… làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận của một công ty hay một ngành chứ khơng thể ảnh hưởng tồn bộ hệ thống thị trường
nói chung.


Loại rủi ro khơng hệ thống có thể cắt giảm được bằng chiến lược đầu tư đa dạng hóa.


Rủi ro có quan hệ mật thiết với lợi nhuận. Thơng thường nơi nào có rủi ro cao nơi đó hứa hẹn
có lợi nhuận cao và ngược lại. Do đó, nhà đầu tư lo sợ rủi ro nhưng không ngại rủi ro.



<b>Mục tiêu của nhà đầu tư </b>


<b>Tìm kiếm lợi nhuận tối đa với mức rủi ro tối thiểu. Song mục tiêu này không dễ đạt được </b>
trong môi trường cạnh tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 65


<b>4.2. Đánh giá rủi ro </b>


Đo lường độ rủi ro của đầu tư có thể dùng phương pháp:
- Vận dụng kinh nghiệm.


- Vận dụng toán xác suất thống kê.


Lợi nhuận của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kinh tế: khủng hoảng,
bình thường, phát triển... Vì vậy, cần xác định xác suất lợi nhuận có thể đạt được trong từng điều
<b>kiện. Liệt kê kết quả tất cả các khả năng có thể xảy ra với xác suất tương ứng ta có bảng phân phối </b>
<b>xác xuất. </b>


Tuy nhiên, từ tình trạng kinh tế bình thường lên phát triển trải qua rất nhiều bước trung gian,
<b>các sự kiện này liên tục, lúc đó bảng phân phối xác suất được thay bằng hàm phân phối xác suất. </b>


Tuy nhiên, từ tình trạng kinh tế bình thường lên phát triển trải qua rất nhiều bước trung gian,
<b>các sự kiện này liên tục, lúc đó bảng phân phối xác suất được thay bằng hàm phân phối xác suất. </b>


<i><b>4.2.1. Xác định xác suất xảy ra đối với một kết quả kinh doanh </b></i>



Theo cách cổ điển:


Số thuận lợi xảy ra kết quả nào đó
P(A) =


Số có thể xảy ra toàn bộ các kết quả


<i><b>4.2.2. Xác định độ lệch tiêu chuẩn </b></i>


<b>Kỳ vọng toán học </b>


)
P
*
(X
X
n
1
j
j
j




Với




n
1

j
j 1
P
<b>Phương sai </b>
j
2
n
1
j
j
2
P
)
X

-X
(
σ





<b>Độ lệch tiêu chuẩn </b>
2




 


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp



KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 66


<i><b>Ví dụ: </b></i>


Bảng phân phối xác suất của dự án A
Xj 13%15% 17%


Pj 25% 50% 25%


Bảng phân phối xác suất của dự án B
Xj 7% 15% 23%


Pj 25% 50% 25%


Tính rủi ro của từng dự án?
<b>Lãi suất kỳ vọng </b>


<b>Độ lệch chuẩn </b>




5,66%
25%
15%
23%
50%
15%
15%
25%

7%
15%
σ
1,41%
25%
15%
17%
50%
15%
15%
25%
13%
15%
σ
2
2
2
B
2
2
2
A















Nhận xét


Hai dự án có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng nhưng dự án B có độ lệch chuẩn cao hơn chứng tỏ
dự án này có rủi ro cao.


Nếu kỳ vọng tốn học của các đầu tư khác nhau cần phải xác định thêm hệ số biến động. Cơng
thức tính như sau:


X
σ


CV


Đầu tư nào có hệ số biến động lớn thì đầu tư đó có rủi ro cao.


Tiếp ví dụ trên, với trường hợp nhà đầu tư có mức kỳ vọng khác nhau:
Dự án A


A
A
A
X
σ
CV 



= 1,41%/15% = 9,4%
Dự án B


 

 



'


X <i>A</i> 13%.25%  15%.50%  17%.25% 15%


 

 



'


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 67


B
B
B


X
σ


CV 


= 5,66%/15% = 37,73%



Đầu tư nào có hệ số biến động lớn thì đầu tư đó có rủi ro cao.
Chú ý


Trong khảo sát thực tế qua chọn mẫu thì kỳ vọng toán, phương sai và độ lệch chuẩn được xác
định bằng cơng thức:


Kỳ vọng tốn học:


<b>Phương sai tổng thể </b>


<b>Phương sai mẫu </b>


Ý nghĩa:


Lãi suất kỳ vọng – Lãi suất trung bình có trọng số của các lãi suất có thể xảy ra, với trọng số
chính là xác suất xảy ra.


Độ lệch chuẩn () – đo lường sự sai biệt giữa lãi suất so với lãi suất kỳ vọng, do đó, đo lường
rủi ro đầu tư.


Hệ số biến đổi (CV) – đo lường rủi ro tương đối, tức đo lường rủi ro trên 1 đơn vị lợi nhuận.
CV dùng để so sánh rủi ro của dự án này so với rủi ro của dự án kia.


<i><b>4.2.3. Xác định số bê – ta </b></i>


Trong đầu tư chứng khoán, để đo lường rủi ro của cổ phiếu người ta thường dùng chỉ tiêu hệ
số bê-ta.


<b>Về nguyên tắc, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư bao gồm 2 phần: Tỷ suất lợi </b>
<b>nhuận phi rủi ro, Phần bù đắp tưởng thưởng cho người mạo hiểm. </b>



1


1

<i>n</i>


<i>i</i>
<i>i</i>


<i>X</i>

<i>X</i>



<i>n</i>





2 2


1

1



(

)



<i>n</i>


<i>i</i>
<i>i</i>


<i>X</i>

<i>X</i>



<i>n</i>










2 2


1


1


( )


1


<i>n</i>


<i>X</i> <i>i</i>


<i>i</i>


<i>X</i> <i>X</i>
<i>n</i>






 



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 68


Vì thế, nơi nào có rủi ro cao nơi đó địi hỏi phải có tỷ suất sinh lợi cao. Mức độ rủi ro của
từng loại chứng khốn (cơng ty) trên thị trường (rủi ro thị trường) được đo lường bằng hệ số bê-ta
(). Bê-ta càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại.


Phương sai danh mục thị trường


Hiệp phương sai giữa tài sản A và danh mục thị trường.
Gọi: A là kết quả cá biệt của một hoạt động.


M là kết quả có tính bình qn của mọi hoạt động.


Hoạt động có hệ số bê-ta càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại.


COV (A, M) = ∑(A̅ − A<sub>j</sub>)(M̅ − M<sub>j</sub>)
n


J=1


COV(A,M) = σA x σM x σA,M


σA,M: Hệ số tương quan


COV(A,M): Hiệp phương sai của hoạt động A, M
Aj: Lãi suất của hoạt động A ở điều kiện j



Mj: Lãi suất của hoạt động M ở điều kiện j


A: Lãi suất kỳ vọng của hoạt động A
M: Lãi suất kỳ vọng của hoạt động M
<b>4.3. Vận dụng rủi ro trong quản trị tài chính </b>


<i><b>4.3.1. Rủi ro của dự án đầu tư trong sản xuất kinh doanh </b></i>


Đầu tư luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy đánh giá đầu tư trong điều kiện có rủi ro là rất cần thiết
giúp:


- Ngăn ngừa tổn thất.
Tận dụng cơ hội.


Với dự án đầu tư, thẩm định trong điều kiện có rủi ro thì những tiêu chuẩn thẩm định cần phải
có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với những mức độ rủi ro khác nhau.


A,M
2
M


COV


β=



σ



2
M



σ



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 69


Theo tiêu chuẩn NPV, điều chỉnh lãi suất của dự án theo nguyên tắc:
Dự án nhiều rủi ro => Lãi suất sử dụng vốn đầu tư cao hơn


Theo tiêu chuẩn IRR:


Dự án nhiều rủi ro => IRR cao hơn
Theo thời gian đầu tư:


Thời gian càng dài => Rủi ro càng cao => Lãi suất cao
<b>Ví dụ </b>


Giả sử vốn đầu tư của mỗi dự án A và B là 10 tỷ đồng, thu nhập của đầu tư như sau:
Điều kiện Xác suất Thu nhập của dự án đầu tư (tỷ đồng)


A B


Xấu 0,2 2 0


Trung bình 0,5 2,4 3,5


Tốt ? 8 7,5


Lãi suất chiết khấu là 10%.


Thu nhập trung bình của:
Giải


XA = 0,2 * 2 + 0,5 * 2,4 + 0,3 * 8 = 0,4 + 1,2 + 2,4 = 4 tỷ


XB = 0,2 * 0 + 0,5 * 3,5 + 0,3 * 7,5 = 0 + 1,75 + 2,25 = 4 tỷ


Độ lệch chuẩn của:


j
2
n


1
j


j
2 <sub>(</sub><sub>X</sub><sub>-</sub><sub>X</sub> <sub>)</sub> <sub>P</sub>


σ






ĩA = (4- 2)2 <sub>*0,2 + (4-2,4)</sub>2<sub>*0,5 + (4-8)</sub>2<sub>*0,3 </sub>


ĩA = 22 <sub>*0,2 + 1,6</sub>2<sub>*0,5 + (-4)</sub>2<sub>*0,3 = 0,8 + 1,28 + 4,8 = 6,88 </sub>


ĩA = 2,622



Độ lệch chuẩn của:


ĩB = (4- 0)2 *0,2 + (4-3,5)2*0,5 + (4-7,5)2*0,3


ĩB = 42 *0,2 + 0,52*0,5 + (-3,5)2*0,3 = 3,2 + 0,125 + 3,675


ĩB = 7 = 2,645


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 70


<i><b>4.3.2. Rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán </b></i>


Theo lý thuyết CAPM (Capital Asset Pricing Model), mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
được diễn tả bởi công thức sau:


re = rf + (rM – rf)


rM: Lãi suất thị trường. rf : lãi suất phi rủi ro.


: Hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi
nhuận danh mục cổ phiếu thị trường (hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán).


<b>* Nhận xét: </b>


· Nếu  = 0 thì re = rf. Khơng có rủi ro trong đầu tư.


· Nếu  = 1 thì re = rM. Rủi ro của cơng ty (đầu tư) bằng với rủi ro thị trường.



· Nếu  < 1 thì re < rM. Rủi ro của công ty (đầu tư) thấp hơn rủi ro thị trường.


· Nếu  > 1 thì re > rM. Rủi ro của công ty (đầu tư) cao hơn rủi ro thị trường.


<b>Ví dụ: </b>


Giả sử lãi suất không rủi ro là 7%/năm trong khi lợi nhuận thị trường là 13,4%. Tính lãi suất
kỳ vọng của nhà đầu tư vào công ty A trong trường hợp:


1/- Hệ số bê-ta của công ty A là 0,8?
2/- Hệ số bê-ta của công ty A là 1,5?
1/- Trường hợp  = 0,8


• re = rf + (rM – rf)


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 71


2/- Trường hợp  = 1,5
• re = rf + (rM – rf)


= 7% + (13,4% - 7%)1,5 = 16,6%


<i><b>4.3.3. Rủi ro trong hoạt động bán chịu hàng hóa </b></i>


Giúp doanh nghiệp có thể tính tốn được vịng quay vốn lưu động và từ đó đưa ra được số
ngày bán chịu hàng hóa cho các doanh nghiệp.



<i><b>4.3.4. Rủi ro kinh doanh </b></i>


Tính tốn được mức độ tác động của địn cân định phí cũng như tác động của các yếu tố kinh
tế vĩ mô, vi mơ, các chính sách thuế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


<i><b>4.3.5. Rủi ro tài chính </b></i>


Giúp doanh nghiệp phân tích được các rủi ro của danh mục đầu tư, rủi ro của việc sử dụng
địn cân nợ từ đó đưa ra được danh mục đầu tư đảm bảo tìm kiếm lợi nhuận ở mức chấp nhận được
rủi ro. Đưa ra được cơ câu vốn hợp lý cho doanh nghiệp.


<i><b>4.3.6. Rủi ro về giá và tỷ giá </b></i>


Giúp doanh nghiệp tính tốn được sự biến động về tỷ giá trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa
và giao thương với các nước trong ngoại thương.


<b>4.4. Bài tập chương 4 </b>
<b>Bài 1: </b>


Bạn tung một con xúc xắc. Nếu con số gieo nhỏ hơn 3 bạn sẽ nhận được 10$. Nếu lớn hơn 4 bạn
trả 20$. Nếu khơng thì hịa vốn. Tính phần thưởng mong đợi và độ lệch chuẩn?


<b>Bài 2: </b>


Một trò chơi may rủi đưa ra xác suất và các khoản tiền thưởng như sau:


Xác suất Tiền thưởng


10% 500.000.000



50% 100.000.000


40% 0


Tính mức tiền thưởng mong đợi, phương sai, độ lệch chuẩn và tỷ suất sinh lợi mong đợi.
<b>Bài 3: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 72


Theo đó, 30% cơ may cổ phần cơng ty B giảm 10% và 70% cơ may sẽ tăng 20%. Tính tỷ suất sinh
lợi mong đợi, phương sai và độ lệch chuẩn cho mỗi cổ phần.


<b>Bài 4: </b>


Giả sử lãi suất phi rủi ro 6%. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của thị trường là 13%.Tỷ suất sinh lợi mong
đợi của cổ phiếu có bê ta là 0,7 là bao nhiêu?


<b>Bài 5: </b>


Giả sử lãi suất phi rủi ro là 5% và phần bù rủi ro thị trường 6%. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của thị
trường là bao nhiêu? Tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phiếu có bê ta 1,2 là bao nhiêu?


<b>Bài 6: </b>


Giả sử lãi suất phi rủi ro là 5%, tỷ suất sinh lợi của thị trường là 10%, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu
A là 15%.



a. Tính bê ta của cổ phiếu A?


b. Nếu bê ta của cổ phiếu A là 2,0 thì tỷ suất sinh lợi của A là bao nhiêu?
<b>Bài 7: </b>


Một nhà đầu tư đầu tư 35.000$ vào một cổ phần có hệ số bê ta 0,8 và 40.000$ vào một cổ phần
khác có bê ta 1,4. Nếu danh mục của bà ta chỉ gồm 2 loại cổ phần này thì bê ta của danh mục là
bao nhiêu?


<b>Bài 8: </b>


Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu A và xác suất xuất hiện tỷ suất sinh lợi được thể hiện trong bảng sau
đây:


Cầu sản phẩm của công ty Xác suất mức xuất hiện Tỷ suất sinh lợi tương ứng


Yếu 0,1 -50%


Dưới trung bình 0,2 -5%


Trung bình 0,4 16%


Trên trung bình 0,2 25%


Mạnh 0,1 60%


Tính tỷ suất sinh lợi mong đợi, phương sai, độ lệch chuẩn của cổ phiếu A.
<b>Bài 9: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 73


Xác suất rm rj


0,3 15% 20%


0,4 9% 5%


0,3 18% 12%


a. Tính tỷ suất sinh lợi mong đợi của thị trường và của cổ phiếu J.
b. Tính độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của thị trường và của cổ phiếu J.
c. Tính hệ số phương sai tỷ suất sinh lợi của thị trường và của cổ phiếu J.
<b>Bài 10: </b>


Giả sử bạn là nhà quản lý một ngân quỹ 4 triệu đồng gồm 4 cổ phần có bê ta và vốn đầu tư như
sau:


Cổ phần Vốn đầu tư Bê ta


A 400.000 1,5


B 600.000 -0,5


C 1.000.000 1,25


D 2.000.000 0,75



Nếu tỷ suất sinh lợi thị trường là 14% và lãi suất phi rủi ro là 6% thì tỷ suất sinh lợi của ngân quỹ
của bạn là bao nhiêu?


<b>Bài 11: </b>


Cổ phiếu A và cổ phiếu B có tỷ suất sinh lợi trong những năm qua như sau:


Năm Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu
A


Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu
B


1998 -10% -3%


1999 18,5% 21,29%


2000 38,67% 44,25%


2001 14,33% 3,67%


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

đầu tư tài chính của doanh nghiệp


KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 74


a. Giả định tỷ suất sinh lợi trung bình của mỗi loại cổ phiếu trong thời kỳ từ 1998 – 2002. Giả định
là một người nào đó nắm giữ một danh mục gồm 50% cổ phiếu A và 50% cổ phiếu B. Tính tỷ suất
sinh lợi hàng năm, tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục.



b. Tính độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của từng loại cổ phiếu và của danh mục.
<b>Bài 12: </b>


Cadivi là một công ty mẹ gồm 4 công ty con. Tỷ phần kinh doanh và hệ số bê ta của từng công ty
con:


Công ty con Tỷ phần kinh doanh Bê ta


Công ty điện nước 60% 0,70


Công ty dây cáp 25% 0,90


Công ty kinh doanh bất động sản 10% 1,30


Các dự án quốc tế 5% 1,50


a. Tính bê ta của công ty mẹ


b. Giả định là lãi suất phi rủi ro 6% và phần bù rủi ro thị trường 5%, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của
công ty mẹ là bao nhiêu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 75


<b>CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP </b>
<b>Giới thiệu: </b>


Trong chương 5 gồm các nội dung: Khái niệm, mục tiêu phân tích tài chính của doanh
nghiệp, các cách thức tính các tỷ số của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra phương
hướng đầu tư tốt nhất.



<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày khái niệm, phân loại, phân tích các chỉ số tài chính.


+ Tính được tỷ số khả năng thanh tốn, kết cấu tài chính, tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh, tỷ số doanh lợi, tỷ số giá thị trường.


<b>Nội dung chính: </b>


<b>5.1. Khái niệm – mục tiêu của phân tích tài chính </b>


<i><b>5.1.1. Khái niệm </b></i>


Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân
tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng
quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đốn được
chính xác các chỉ tiêu chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải, qua đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.


Hiểu được quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế, chúng ta bắt
đầu chương này bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của cơng ty và xem bạn có thể
sử dụng số liệu tài chính để phân tích tồn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành
của cơng ty như thế nào. Ví dụ bạn có thể cần biết liệu các thành quả tài chính của riêng cơng ty
có nằm trong phạm vi chuẩn hay khơng; hoặc bạn có thể muốn hiểu các chính sách của những
nhà cạnh tranh hoặc muốn kiểm tra sức khỏe tài chính của một khách hàng dự kiến bạn hợp tác.


Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thơng tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài
chính doanh nghiệp rất đa dạng, địi hỏi phân tích hoạt động tài chính phải được tiến hành bằng


nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng. Điều đó,
một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích hoạt động tài chính ra đời, ngày càng hồn thiện
và phát triển; mặt khác cũng tạo ra sự phức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích
hoạt động tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 76


- Các cổ động hiện tại và tương lai;


- Những người tham gia vào đời sống kinh tế của doanh nghiệp;


- Những người cho doanh nghiệp vay tiền: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái
phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác,…


- Nhà nước; Nhà phân tích tài chính,…


Các đối tượng sử dụng thơng tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích
khác nhau. Vì vậy, phân tịch hoạt động tài chính với mỗi đối tượng sẽ đáp ứng các mục tiêu khác
nhau cà có vai trị khác nhau. Cụ thể:


Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lí


Là người trực tiếp quản lí và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lí hiểu rõ nhất tài chính
doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thơng tin phục vụ cho vieecj phân tích. Phân tích hoạt động tài
chính doanh nghiệp với nhà quản lí nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:


- Tạo ra những chu kỳ đều đănh để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc
thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt
động doanh nghiệp,…;



- Cung cấp thơng tin cơ sở cho những dự đốn tài chính;


- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp;


Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đốn tài chính, mà dự đoán là
nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, khơng chỉ chính sách tài chính mà cịn làm rõ các
chính sách chung trong doanh nghiệp.


Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư


Các nhà đầu tư những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được
hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị, doanh nghiệp
khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính tốn về giá trị của doanh nghiệp. Thu
nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần
lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư
thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu pahir làm rõ:
Tiền lời bình quân cổ phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thường không hài
lịng với tiền lời được tính tốn trên sổ sách kế toán và cho rằng tiefn lời này chênh lệch rất xa
so với tiền lời thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 77


lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị
trường tài chính.


Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp cà ước đoán
giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi
ro trong kinh doanh,…


Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng



Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền
vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người
cho vay là xác định khả năng hồn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiện, phân tích dối với những
khoản vay dài hạn và nững khoản cho vay ngắn hạn có nhwungx nét khác nhau.


Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm
đến khả năng thanh tốn ngay của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là khả năng ứng phó của
doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng
dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả
vốn và lãi lại tùy thuộc vào khả năng sinh lời này.


Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích hoạt động tài chính doah nghiệp là cơng cụ
hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp,
tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được
những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.


<i><b>5.1.2. Mục tiêu </b></i>


Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tình hình tài chính của bản thân mình.
Giúp doanh nghiệp đưa ra cơ cấu vốn hợp lý.


Giúp các nhà đầu tư có thể xem xét nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Giúp các tổ chức tín dụng xem xét có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không?
<b>5.2. Phương pháp phân tích </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 78


đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một


số vấn đề sau đây:


Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo
thống nhất về nội dụng kinh tế, thống nhất về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và
đơn vị đo lường.


Gốc so sánh: gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về khơng gian hay thời gian, tùy thuộc
vào mục đích phân tích. Về khơng gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này
với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác,…Việc so sánh về không gian thường được sử
dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình
quân ngành, bình quân khu vực,… Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt khơng gian, điểm gốc và
điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời
gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán.
Cụ thể:


- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác
định là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị
số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau:


- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch
của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ
tiêu nghiên cứu.


<i>Các dạng do sánh</i>


Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối so sánh
bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.


So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số
tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu


giauwx kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.


So sánh tương đối: khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lí sẽ
nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của
các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương
đối sau:


Số tương đối động thái: dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tăng trưởng của chỉ tiêu
và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 79
<i><b>5.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp </b></i>


Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
cơng cụ nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả
năng sinh lời trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thơng tinh
kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thơng tin kế tốn trong việc đánh giá, phân tích và
dự đoan tình hình tài chihs, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
được sử dung như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp.


Báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn khơng những đối với các cơ quan, đơn vị
và các nhân bên ngồi doanh nghiệp mà cón có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với những người ngồi
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính khơng những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hồn cảnh
đó. Bằng việc xem xét , phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thơng tin có thể đánh giá
chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo
tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những
người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý,… kể cả


cơ quan chỉnh phủ và bản thân người lao động. Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thơng tin
khác nhau, do vậy mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức trang
tài chính của một doanh nghiệp. Mặc dầu mục địch của họ khác nhau nhưng thường liên quan
với nhau, do vậy họ thường sử dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản giống nhau để phân tích, xem
xét Báo cáo tài chính. Có thể khái qt vai trị của báo cáo tài chính trên các điểm sau:


 Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra


một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế - tài chính chủ yếu cỉa doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính
của doanh nghiệp.


 Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài


chihs của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm
đánh giá q trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp
để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả. Đồng thời báo cáo tài chính cũng cung cấp
những thơng tin kinh tế tài chính chủ yếu về thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong thời kì
hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động
nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


 Báo cáo tài chính cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 80


 Báo cáo tài chính cung cấp thơng tin cho các chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban


giám đốc,… về tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình cơng nợ, tình hình thu chi tài chính, khả
năng tài chính, khả năng thanh tốn, kế quả kinh doanh,…để có quyết định về những công việc
cần phải tiến hành, phương pháp và kết quả có thể đạt được,…



 Báo cáo tài chính cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lí


và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh, triển vọng thu
nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn doanh nghiệp,… để quyết định hướng đầu tư, quy mô
đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn,…


 Báo cáo tài chính cung cấp thơng tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lí nhà


nước để kiểm sốt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế độ, đúng luật
pháo không để thu thuế và đề ra các quyết định cho những vấn đề xã hội,…


 Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu


kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh
của từng doanh nghiệp.


 Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những


khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ
nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.


 Báo cáo tài chính cịn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch, kinh tế - kỹ thuật,


tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực
nhằm tăng năng lực quản lý doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Theo chế độ kế toán của doanh nghiệp hiện hàng (Quyết định số /QĐ-BTC ngày 20/03/2006


của Bộ Tài chính ), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước Việt Nam gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:


- Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 -DN);


- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02);
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B09-DN)


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 81


thống báo cáo theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006; tuy nhiện, số lượng báo cáo
và nội dung cũng có những khác biệt nhất định.Về số lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói
trên phải lập các báo cáo tài chính như sau:


<b>1. </b> Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
<b>2. </b> Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN


<b>3. </b> Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số 02-DNN
<b>4. </b> Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03 - DNN


<b>5. </b> Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09 -DNN


<i><b>5.3.2. Hệ thống các kế hoạch của doanh nghiệp trong kỳ phân tích </b></i>


Bên cạnh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp cịn lập ra kế hoạch cho
từng giai đoạn phát triển. Có thể là một giai đoạn dài trên 1 năm, 1 năm hoặc theo từng quý, từng
tháng.


<i><b>5.3.3. Các tài liệu kế tốn chi tiết có liên quan </b></i>



Hơn thế nữa có thể dựa trên các sổ sách kế tốn như thu chi, liệt kê chi tiết, sổ cái... theo
dõi xuất nhập hàng hóa để phân tích tình hình quay vòng vốn và sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.


<i><b>5.3.4. Các thơng tin bên ngồi có liên quan đến doanh nghiệp </b></i>


Sự tồn tại, phát triển cũng như q tình suy thối của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngồi; Có yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan; Điều
đó tùy thuộc vào tiêu thức phân loại các yếu tố ảnh hưởng.


<b>Các yếu tố bên trong</b>


Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp, trình độ kỹ quản lý,
ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh; quy trình cơng nghệ,
năng lực của lao động,…


<b>Các yếu tố bên ngoài</b>


Các yếu tố bên ngồi là những yếu tố mang tính khách quan như: chế độ chính trị xã hội,
tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tiền tệ, chính sách
thuế,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 82


thông tin về ngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh
nghiệp. Cụ thể là:


<b>- Các thông tin chung</b>


Thông tin chung là những thơng tin về tình hình kinh tế chính trị, mơi trường pháp lý, kinh


tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật cơng nghệ, … Suy thối hoặc
tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kế quả kinh doanh của doanh nghiệp.Những
thơng tin về các cuộc thăm dị ở thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ thương mại,..ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ.


<b>Các thông tin theo ngành kinh tế</b>


Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp
mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực tế của sản
phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng
quay vốn, nhịp độ phát triển của chu kì kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển,…


Các thông tin của bản thân doanh nghiệp là thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh
của doanh nghiệp trong từng thời kì, thơng tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh tốn,.. Những
thơng tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua Báo cáo tài chính, báo
cáo kết quả quản trị, báo cáo thống kê, hạch tốn nghiệp vụ,…


Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân
tích cịn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữu liệu khác nhau: báo cáo quản trị, báo cáo chi tiết, các
tài liệu kế toán liên quan, tài liệu thống kê, bảng cơng khai một số chỉ tiêu tài chính,.. Đây là
nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà phân tích xem xét, đánh giá được các mặt khác nhau
trong hotaj động tài chính một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệu này
chỉ được sử dụng trong nội bộ (trừ các chỉ tiêu tài chính cơng khai).


Trong các dữ liệu khác sử dụng để phân tích hoạt động tài chính có thể nói, hệ thơng báo
cáo kế tốn quản trị được sử dụng nhiều nhất. Không giống như hệ thống báo cáo tài chính, báo
cáo kế tốn quản trị là những báo cáo nhằm phản ánh chi tiết hơn tình hình tài sản, nguồn hình
thành tài sản theo từng đối tượng cụ thể, tình hình và kết quả từng hoạt động, sản xuất kinh
doanh,… Báo cáo kết quả kế toán quản trị cung cấp thông tin chi tiết theo từng đối tượng quản


lý cụ thể phục vụ cho nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 83


trích lập và sử dụng các quỹ; tình hình thu nhập của người lao động. Việc cơng khai báo cáo tài
chính được thực hiện theo các hình thức như: phát hành ấn phẩm, thơng báo bằng văn bản, niêm
yết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Bảng cơng khai một số tiêu
chí tài chính theo quy định, các nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích, xem xét và đưa ra nhận định
về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


<b>5.4. Một số đặc điểm cần lưu ý khi phân tích </b>


Các thông tin khác liên quan cần thu thập phục vụ phân tích tài chính của doanh nghiệp rất
phong phú và đa dạng. Một số thông tin được công khai, một số thông tin chỉ dành cho người có
lợi ích gắng liền với sự sống cịn của doanh nghiệp. Có những thơng tin được cơ quan báo chí
hoặc các tổ chức tài chính cơng bố, có những thông tin chỉ trong nội bộ doanh nghiệp được biết.


Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng: những thông tin thu thập được khơng phái tất cả đều được
lượng hóa cụ thể mà có những tài liệu khơng biểu hiện bằng số lượng cụ thể, nó chỉ được thể
hiện thông qua sự mô tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp.


Do vậy, để có những thơng tin cần thiết phục vụ cho q trình phân tích tài chính, người là
cơng tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ những thơng tin thích hợp liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp. Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của thơng tin. Sự thích hợp phản ánh chất
lượng thơng tin.


Nội dung phân tích


Các nhà phân tích tài chính tính tốn một vài chỉ số tài chính chủ yếu để đo lường thành


<b>quả của cơng ty. </b>


Các chỉ số tài chính này khơng thể thay thế cho quả cầu pha lê nhưng chúng có thể giúp
bạn đưa ra những câu hỏi đúng. Ví dụ, giám đốc tài chính có thể dự kiến một vài câu hỏi về chỉ
số nợ của công ty và phần lợi nhuận do lãi vay. Tương tụ, các chỉ số tài chính có thể cảnh giác
giám đốc về các lĩnh vực khó khăn tìm ẩn. Nếu một chi nhánh có tỷ suất sinh lời trên vốn thấp
bạn có thể đốn chắc rằng giám đốc sẽ yêu cầu chi nhánh này giải thích.


Hầu hết các chỉ số tài chính đều có những cái tên mơ tả cho người sử dụng nhận biết được
làm thế nào để tính tốn các chỉ số ấy hoặc làm thế nào để có thể hiểu được lượng giá trị của nó.


Các loại chỉ số phân tích tài chính thường được chia thành 4 nhóm:


- Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời
hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 84


- Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp, hay
phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.


Chúng ta sẽ phân tích các tỷ số trên dựa vào việc sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế
toán và báo cáo thu nhập của công ty VDEC để tính tốn


<i><b>5.5.1. Tỷ số về khả năng thanh tốn </b></i>


<i>Tỉ số thanh toán - Liquidity Ratio </i>


Một trong những thước đo khả năng thanh tốn của một cơng ty được sử dụng rộng rãi nhất


là khả năng thanh toán hiện hành.


Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn


Tài sản ngắn hạn gồm các khoản vốn bằng tiền. Đầu tư tài chính ngắn hạn, các khaonr phải
thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác.


Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn; vay dài hạn đến
hạn trả và các khoản phải trả khác.


Tỉ số Rc cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo


thanh khoản có các khoản ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của cơng ty.
Tỷ số thanh tốn hiện hành của công ty VDEC năm 2011 là:


97
.
1
523
.
25
190
.
50
)
10
(
)
9


(
)
8
(
)
7
(
)
4
(
)
3
(
)
2
(
)
1
(









<i>C</i>
<i>R</i>

97
.
1

<i>C</i>


<i>R</i> cho thấy năm 2011 cơng ty VDEC có 1.97 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho
một đồng nợ đến hạn. Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỉ số
thanh tốn của các cơng ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc
giảm sút.


Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu
hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 85


<i>Tỷ số thanh tốn nhanh - Quick ratio </i>


Tỷ số thanh toán nhanh được tính tốn dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền, đơi khi chúng được gọi là “ Tài sản có tính thanh khoản” mà tài sản có
tính thanh khoản là bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trù hàng tồn kho.


Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn


Tỷ số này cho thấy khả năng thanh tốn thực sự của một cơng ty. Tỷ số thanh tốn nhanh
của cơng ty VDEC năm 2011:


89
.


0
523
.
25
660
.
22
)
10
(
)
9
(
)
8
(
70
(
)
3
(
)
2
(
)
1
( <sub></sub> <sub></sub>







<i>c</i>
<i>R</i>


Điều này cho thấy năm 2011 cơng ty VDEC có 89% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi
đồng nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán nhanh 0.89 cho biết rằng nếu hàng tồn kho của cơng ty VDEC
ứ đọng, khơng đáng giá thì cơng ty VDEC sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “ khơng có khả
năng trả nợ”. “ Khơng có khả năng chi trả” xảy ra khi một công ty không đủ tiền để trả các khoản
nợ khi chúng đến hạn.


<i>Khả năng thanh toán lãi vay - Times interest ratio </i>


Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả
lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng số liệu vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến
mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng
để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo lãi vay hàng năm như thế nào.
Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.


Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay
Lãi vay


Trong công thức trên,phần tử số phản ánh số tiền mà cơng ty có thể được sử dụng để trả lãi
vay hàng năm. Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi
phí trước khi tính thuế thu nhập. Phần mẫu số là lãi vay, bao gồm tiền trả lãi vay cho các khoản
vay ngắn hạn và dài hạn kể cả lãi do phát hàng trái phiếu.


Khả năng thanh tốn lãi vay ở cơng ty VDEC vào năm 2011 3.645
160


.
3
520
.
11

 (lần)


5.5.2. Tỷ số kết cấu tài chính


<i>Tỷ số địn bẩy tài chính - Financial leverage ratios </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 86


tốn cố định. Vì các cổ đơng chỉ nhận được những gì cịn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay
được xem như là tạo ra đòn bẩy. Trong thời kỳ khó khăn, các cơng ty có địn bẩy tài chính cao
có khả năng khơng trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem
cơng ty có vay q nhiều hay khơng? Ngân hàng cũng xem xét xem cơng ty có duy trì nợ vay
của mình trong hạn mức cho phép hay khơng?


Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số địn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho
vay đối với công ty (vì cơng ty càng nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). ở các nước
phát triển, người ta đánh giá được độ rủi ro này (β) và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa
là cơng ty vay càng nhiều thì lãi suất càng cao.


Đối với cơng ty, tỷ số địn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc hợp
lí nhất cho cơng ty mình. Qua tỷ số địn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính
của cơng ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình.


Các tỷ số địn bẩy thơng thường là:


<i>Tỷ số nợ trên tài sản - Debt ratio </i>


Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.


Tỷ số nợ = Tổng nợ
Tổng tài sản


Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính
gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.


Tổng tài sản: tồn bộ tài sản của cơng ty tại thời điểm lập báo cáo.
Tổng số nợ trên tài sản của công ty VDEC năm 2011:


5803
.
0
890
.
81
523
.
47
)
11
(
)
10
(
)
9


(
)
8
(
)
7
(
)
6
(
)
10
(
)
9
(
)
8
(
)
7
(
)
6
(













(hay 58.03%)


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 87


định vơ hình lại tốt cho công ty như khi người cho vay yêu cầu người đi vay không được phép
dử dụng tỷ số nợ theo sổ sách để gia tăng các hạn mức vay.


<i>Tỷ số nợ trên trên vốn cổ phần - Debt -to- equity ratio </i>


Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Tổng nợ
Vốn cổ phần
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của công ty VDEC năm 2011:


383
.
1
367
.
34
523
.
47
)


11
(
)
10
(
)
9
(
)
8
(
)
7
(
)
6
(     <sub></sub> <sub></sub>


 hay 138.3%


Tính tốn trên cho thấy trong năm 2011 các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần
38.3%. Điều này dường như công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết
các khoản vốn vay lại là tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả nagwsn ahnj.
Vì vậy để thấy được mứ cdodoj tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được
rủi ro về mặt tài chính mà cơng ty phải chịu), ta dùng:


<i>Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần: </i>


Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Nợ dài hạn
Vốn cổ phần


Ở công ty VDEC tỷ số này là 0.6401


367
.
34
000
.
22
)
11
(
)
10
(



 hay 64.01%


Vì tỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ sổ nợ trên vốn cổ phần điều này
có nghĩa là phần lớn nợ công ty VDEC là nợ ngắn hạn. Mặc dù vậy, những người cho vay dài
hạn đã cung cấp cho công ty VDEC 64.01% ngân quỹ so với cổ đông.


<i>Tỷ số tài sản trên vốn cổ phần - Equity multilier ratio </i>


Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính tốn mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà
cơng ty đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần.


Tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tồn bộ tài sản
Vốn cổ phần


Ở cơng ty VDEC tỷ số này là:


%
28
.
238
3828
.
2
367
.
34
890
.
81
)
11
(
)
11
(
)
10
(
)
9
(
)
8
(


)
7
(
)
6
(










</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 88


hạn như vậy sẽ làm gia tăng những rủi ro về tài chính nếu lợi nhn của cơng ty làm ra không đủ
trả lãi vay.


<i><b>5.5.3. Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh </b></i>


Các tỉ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt
động, các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng hoặc không dùng, không tạo ra thu nhập
vì thế cơng ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt
động đơi khi cịn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển.


<i>Số vòng quay khoản phải thu - Account receivable turnover ratio </i>



Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do cơng ty thực hiện chính
sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán,…


Số vòng quay khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận thanh toán các khoản phải
thu,… Khi khách hàng thanh tốn tất cả hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được
một vòng.


Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu
Nợ ngắn hạn
Số vịng quay các khoản phải thu của cơng ty VDEC


155
.
6
320
.
18
760
.
112
)
3
(
)
12
( <sub></sub> <sub></sub>
 (lần)


Tỷ số trên cho thấy trong năm 2011 các khoản phải thu luân chuyển 6.155 lần. Điều này có
nghĩa là bình qn khoản 58.49



155
.
6


360


 (ngày) mới thu hồi được nợ.


Tỷ số này có thể được thể hiện ở dạng khác đó là:
<i>số kỳ thu tiền bình quân (average collection period) </i>


Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày


49
.
58
360
:
760
.
112
320
.
18
360
:
)
12


(
)
3
(



 (ngày)


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 89


Khi phân tích tỷ số này, ngồi việc so sánh giauwx các năm, so sách với các công ty cùng
ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã q
hạn và có biện pháp xử lý.


<i>Số vịng quay hàng tồn kho - Inventory turnover ratio </i>


Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá cơng ty sử dụng hàng tồn kho của
mình hiệu quả như thế nào.


Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho của công ty 4.09


530
.
27


760
.


112
)
4
(


)
12


( <sub></sub> <sub></sub>




<i>VDEC</i> (lần)


Tính tốn trên cho thấy rằng trong năm 2011hàng tồn kho của cơng ty VDEC ln chuyển
4.09 vịng có nghĩa lag khoảng 88 ngày một vòng.


Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh.
Nếu công ty VDEC là nhà máy sản xuất rượu vang với số vòng luân chuyển hàng tồn kho 4.09
vịng/ năm cho thấy cơng ty đã sản xuất sản phẩm quá nhanh đến nổi rượu vang chưa thích hợp
để uống. Ngược lại, nếu công ty VDEC kinh doanh rau quả tươi với hàng hóa 88 ngày quay vịng
một lần thì có lẽ hàng hóa chưa kịp bán đã bị hư hỏng.


<i>Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Sales-to-Fixed asstets ratio </i>


Tỷ suất này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần
Tài sản cố định


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty:


55
.
3
700
.
31


760
.
112
)
5
(


)
12
(







<i>VDEC</i>


Tỷ số này cho thấy tại công ty VDEC một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 3.55 đồng
doanh thu. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả khơng phải so sánh với các
công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.



<i>Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản - Sales - to - total assets ratio </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 90


Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần
Toàn bộ tài sản


Tại công ty 1.377


)
5
4
3
2
1
(
)
12
(
890
.
81
760
.
112 








<i>VDEC</i> (lần)


Điều này có nghĩa là, tại cơng ty VDEC trong năm 2011 một đồng tài sản đã tạo ra được
1.377 đồng doanh thu. Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và
rất khó để mở rộng hoạt động nếu khơng đầu tư thêm vốn.


<i>Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần - Sales -to- equity ratio </i>


Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài
chính của cơng ty mà sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần đo lường
mối quan hệ doanh thu và vốn cổ phần.


Hiệu suất sử dụng vốn cổ phẩn = Doanh thu thuần
Vốn cổ phần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần công ty 3.28


367
.
34
760
.
112
)
11
(
)
12


(



<i>VDEC</i> (lần)


Việc tính tốn trên cho thấy rằng cơng ty VDEC có doanh thu 3.28 lần lớn hơn vốn cổ phần
trong năm 2011. Lý do mà hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty lớn hơn tổng tài sản của
cơng ty vì cơng ty đã sử dụng địn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay:


<i>Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần được xác định bằng: </i>
= Doanh thu thuần


Vốn cổ phần =


Doanh thu thuần
Tổng tài sản =


Tổng tài sản
Vốn cổ phần
= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần x bội số tài sản so với vốn cổ phần


28
.
3
367
.
34
890
.


81
*
37
.
1 


<i><b>5.5.4. Tỷ số doanh lợi </b></i>


<i>Tỷ số sinh lợi - Profitability ratios </i>


Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như
doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần.


Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau


Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu - Net profit margin ratio


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 91


Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng


Doanh thu thuần x 100%
Chỉ tiêu này ở công ty VDEC 0.0445 4.45%


760
.
112
016
.


5
)
11
(
)
21
( <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>


 . Ở cơng ty VDEC phải có


100 đồng doanh thu mới sinh ra được 4.45 đồng lợi nhuận.


<i>Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - Return on total assets ratio (ROA) </i>


Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty


Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng


Tổng tài sản x 100%
Cơng ty VDEC có tỷ suất sinh lượi trên tổng tài sản năm 2011:


%
12
.
6
0612
.
0
890
.


81
016
.
5
)
11
(
)
10
(
)
9
(
)
8
(
)
7
(
)
6
(
)
21
( <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>








<i>Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần - Return on equity ratio (ROE) </i>


Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng
vốn họ bỏ ra đầu tư vào công ty.


Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròng


Vốn cổ phần x 100%
Cơng ty VDEC có tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần năm 2011:


%
59
.
14
1459
.
0
367
.
34
016
.
5
)
11
(
)
21


(





Sự khác nhau giauwx tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu cơng ty khơng có vốn vay thì hai tỉ số này sẽ bằng nhau.


Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty VDEC là 6.12% trong khi tỷ suất sinh lợi trên
vốn cổ phần là 14.59% điều này cho thấy cơng ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khếch
đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.


<i><b>5.5.5. Tỷ số giá thị trường </b></i>


<i>Tỷ số giá thị trường - Market -value ratio </i>


Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng mạnh đến giá
thị trường của cổ phần như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 92


Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì
nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập
mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.


Thu nhập trên mỗi cổ phần = Thu nhập rịng của cổ đơng thường
Số lượng cổ phẩn thường


Thu nhập rịng của cổ đơng thường được tính bằng cách lấy lãi ròng trừ đi tiền lãi của cổ


phần ưu đãi.


Ví dụ ở cơng ty VDEC, thu nhập mỗi cổ phần 3.86
300


.
1


016
.
5




 ( triệu đồng)


Sự tính tốn trên cho thấy trong năm 2011 cơng ty VDEC sẽ mang lại thu nhập cho một cổ
phần là 3.86 triệu đồng.


<i>Tỷ lệ chi trả cổ tức - Payout ratio </i>


Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần
Trong đó:


Thu nhập mỗi cổ phần = Tổng cổ tức


Số lượng cổ phần thường


Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên cơng ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổng đông hay giữ


lại để tái đầu tư. Đây nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.


Tỷ lệ chi trả cổ tức của cơng ty VDEC 0.558 55.8%
86


.
3


15
.


2 <sub></sub> <sub></sub>




Từ đó ta tính được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - tỉ lệ trả cổ tức
<i>Tỷ số giá thị trường trên thu nhập - Price - earning ratio (P/E) </i>


Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =Giá thị trường mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phẩn


Đây cũng là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với
thu nhập.


Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của VDEC 5.181
89


.
3



20
)
28
(


)
26
(





 lần


Điều này có nghĩa giá cổ phần của công ty VDEC được bán gấp 5.181 lần so với thu nhập
hiện hành của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 93


Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần
Giá thị trường mỗi cổ phần
Tỷ suất cổ tức 0.1075 10.75%


20
15
.


2 <sub></sub> <sub></sub>





Điều này có nghĩa là cổ tức của công ty VDEC chiếm 10.75% so với giá thị trường của cổ
phần.


Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm hai phần: cố tức và chênh lệch giá do chuyển
nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cố tức một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư
có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Họ mong đợi
một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần.


<i><b>5.5.6. Phân tích Dupont </b></i>


Xem thêm các tài liệu tham khảo
<b>5.6. Bài tập chương 5 </b>


<b>Bài 1: </b>


Cơng ty B có tài sản lưu động là 3 triệu $. Tỷ số thanh toán hiện hành là 1,5 và tỷ số thanh toán
nhanh là 1,0. Hỏi nợ ngắn hạn của công ty là bao nhiêu? Hàng tồn kho của công ty là bao nhiêu?
<b>Bài 2: </b>


Cơng ty X có kỳ thu tiền bình qn là 40 ngày. Doanh số bình quân hàng ngày của công ty là
20.000 $. Hỏi khoản phải thu của cơng ty là bao nhiêu? Giả định một năm có 360 ngày.


<b>Bài 3: </b>


Cơng ty K hiện đang có tỷ lệ thanh toán nhanh là 1,4, tỷ lệ thanh tốn hiện hành là 3,0. Số vịng
quay hàng tồn kho là 6 vòng, Tổng TSLĐ 810.000$ và tiền mặt, chứng khoán thị trường là
120.000$ vào năm 2010. Hỏi doanh số bán hàng và kỳ thu tiền bình qn của cơng ty này vào
năm 2010 là bao nhiêu?



<b>Bài 4: </b>


Công ty B có các dữ liệu sau:


Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 100 triệu $


Tài sản cố định 283,5 triệu $


Doanh số (Doanh thu) 1.000 triệu $


Lợi nhuận ròng 50 triệu $


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 94


Tỷ số thanh toán hiện hành 3,0


Kỳ thu tiền bình quân 40 ngày


ROE 12%


Cơng ty khơng có phát hành cổ phần ưu đãi, chỉ phát hành cổ phần thường, nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn.


1. Tính Khoản phải thu
2. Nợ ngắn hạn


3. Tài sản lưu động
4. Tổng tài sản
5. ROA



6. Vốn cổ phần thường
7. Nợ dài hạn


<b>Bài 5: </b>


Công ty Y có tổng tài sản trên vốn cổ phần 2,4. Tài sản của công ty được tài trợ kết hợp bởi nợ
dài hạn và vốn cổ phần thường. Tỷ số nợ của công ty là bao nhiêu?


<b>Bài 6: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

KHOA KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 95


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i><b>1. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2014 </b></i>


<i><b>2. Phan Thị Cúc, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2013. </b></i>
<i><b>3. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Tài chính, năm 2012. </b></i>
<i><b>4. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiêp, NXB Lao động, năm 2012 </b></i>


</div>

<!--links-->

×