Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.07 KB, 13 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
SAO VÀNG
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp
phải tự trang bị cho các mặt hàng của mình những định hướng, đường lối sản xuất đúng
đắn. Thị trường là nơi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và gia tăng giá trị tổng tài sản. Công
tác tiêu thụ thành phẩm chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Ý thức được
điều này, tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ thành phẩm rất được quan tâm, Công ty luôn giương cao phương châm: “Bán
hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Trước đây, kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty tuân theo chế độ bao cấp tức là phân phối
sản phẩm theo mệnh lệnh và luôn nằm trong tình trạng thụ động sản xuất theo đơn hàng
của Nhà nước, thì nay, với cơ chế mở cửa và đặc biệt khi Công ty đã chuyển đổi sang mô
hình Công ty cổ phần, bộ phận bán hàng của Công ty đã có nhiều năng động, sáng tạo, giải
quyết các vấn đề nhanh gọn, tạo được sự tín nhiệm nơi khách hàng.
Là một doanh nghiệp sản xuất lớn và lâu đời trong ngành công nghiệp cao su, nên
cho tới thời điểm hiện tại, Công ty có một danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng, có
một thị trường tiêu thụ rộng khắp và bền vững, do đó công tác kế toán nói chung và kế
toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là rất phức tạp. Do đó công ty rất chú
trọng đến việc tuyển chọn nhân viên và trang thiết bị hiện đại. Phòng Tài chính kế toán của
công ty có 14 người có trình độ chuyên môn cao,đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đã
hoàn thành khá tốt nhiệm vụ chuyên môn, cung cấp những thông tin kịp thời cần thiết cho
công tác quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, từ những năm 90, Công ty đã trang bị một hệ
thống máy tính tương đối hiện đại, góp phần làm giảm bớt khối lượng và giảm thiểu những
thiếu sót trong công tác kế toán, nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc. Hệ thống máy
tính này luôn được nâng cấp và đổi mới thường xuyên để tránh tụt hậu về công nghệ.
Với cách quản lý như trên, kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ, xác định kết quả
tiêu thụ nói riêng thực sự đã đi vào nề nếp ổn định với hệ thống sổ sách kế toán tương đối
đầy đủ, phản ánh thực trạng của Công ty. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ


quan và khách quan nên một số phần việc của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Sau đây là những nhận xét cụ thể về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.
1.Về hình thức ghi sổ kế toán và cách thức ghi chép kế toán
Công tác tổ chức kế toán của Công ty khá tốt. Việc tổ chức hệ thống tài khoản,
chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán phản ánh quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành (theo quyết định số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20 tháng 03 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). Các chứng từ luân chuyển hợp lý,
được phản ánh chính xác kịp thời tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ, đúng đủ số
lượng, giá trị của sản lượng bán ra.
Hình thức kế toán hiện đang được áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký - Chứng
từ. Xuất phát điểm của việc sử dụng hình thức này là từ mức độ phức tạp của công tác tập
hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty, do có quá nhiều danh điểm vật liệu, sản phẩm,
quá trình sản xuất diễn ra theo nhiều khâu, với những quy trình công nghệ khác nhau đối
với các loại sản phẩm. Hình thức Nhật ký – Chứng từ với ưu điểm là tránh ghi chép trùng
lặp và dễ đối chiếu nên rất thuận lợi cho công tác kế toán chi phí giá thành. Tuy nhiên hình
thức này tương đối phức tạp, gây ra những khó khăn trong việc áp dụng máy vi tính vào
công tác kế toán đặc biệt là việc mã hoá các đối tượng kế toán, bên cạnh đó đòi hỏi đội
ngũ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao. Chính những khó khăn này đòi hỏi nhân viên
kế toán phải đồng thời thực hiện kế toán máy và kế toán thủ công. Nhận thấy những hạn
chế này của hình thức Nhật ký - Chứng từ, Công ty đã từng thử nghiệm các hình thức ghi
sổ khác như hình thức Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, song các hình thức này không tỏ ra
không thể đáp ứng được yêu cầu hạch toán và nhu cầu thông tin của đơn vị. Hình thức
Nhật ký - Chứng từ vẫn được đánh giá là phù hợp nhất.
Tuy nhiên phần mềm kế toán hiện đang sử dụng tại đơn vị đã khá lạc hậu. Đó là
phần mềm MANSYS viết trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro, có từ những năm 90. Công
ty vẫn phải kết hợp với phần mềm Excel để lên các bảng biểu, bảng tính kế toán. Giữa các
phần hành kế toán thường không tiến hành luân chuyển số liệu trực tiếp qua mạng nội bộ
mà thông tin được xử lý theo các bộ phận trên giấy rồi mới cập nhật vào máy chủ. Năm

2006, Công ty có tiến hành mời: Công ty TNHH Công nghệ kết nối nâng cấp phần mềm
này để cập nhật chế độ kế toán mới (ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên những hạn chế kể trên chưa
khắc phục được nhiều. Do đó điều cần thiết với Công ty bây giờ là tìm một nhà cung cấp
mới để cài đặt một phần mềm mới, nhằm giảm bớt khối lượng của công tác kế toán, cũng
như góp phần làm quá trình xử lý thông tin được tiến hành nhanh chóng và chính xác.
2. Về kế toán thành phẩm và dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.1. Về kế toán thành phẩm
Tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng, việc quản lý thành phẩm về mặt hiện vật là
một trong những mục tiêu quản lý. Công ty có một hệ thống kho được xây dựng kiên cố,
chắc chắn để đảm bảo thành phẩm tránh được các tác động của thiên nhiên, chống mất mát
hao hụt tự nhiên. Hệ thống kho thành phẩm được bố trí một cách khoa học, hợp lý theo
từng loại, từng nhóm, từng thứ thành phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm
tra số lượng thành phẩm Nhập - Xuất -Tồn kho, và công tác kiểm kê thành phẩm. Ngoài ra,
các xí nghiệp thành viên cũng có những kho thành phẩm của riêng mình. Về chất lượng và
mẫu mã sản phẩm cũng thường xuyên được thay đổi theo chiều hướng nâng cao.
Việc quản lý thành phẩm trên sổ sách cũng được tiến hành khá chặt chẽ. Thành
phẩm vừa được quản lý trên sổ sách tại kho, tại phòng tiếp thị bán hàng, phòng kế hoạch
và phòng kế toán, đồng thời có sự kiểm tra đối chiếu số liệu thường xuyên giữa các bộ
phận, giữa sổ sách với thực tế thông qua kiểm kê kho thành phẩm hàng tháng nên đảm bảo
thành phẩm được kiểm soát chặt chẽ, tránh sự hao hụt về hịên vật. Việc phân cấp quản lý
số liệu và sổ sách giữa các phòng ban cũng thể hiện sự hợp lý. Kế toán Công ty tiến hành
kế toán chi tiết thành phẩm nhưng toàn bộ chứng từ nhập - xuất kho thành phẩm đều do
Phòng tiếp thị bán hàng quản lý. Phòng kế toán chỉ căn cứ vào báo cáo chi tiết về số lượng
thành phẩm nhập, xuất kho do Phòng tiếp thị bán hàng chuyển sang để ghi vào sổ kế toán
tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm về cả số lượng và giá trị theo từng tháng để
vào nhật ký và sổ cái TK 155.
Hiện nay, ở kho của Công ty có hiện tượng xuất thành phẩm bán trước, làm thủ tục
nhập kho sau dẫn đến trên bảng kê Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm, lượng hàng tồn kho
âm và giá trị cũng âm. Có tình trạng này là do kho Công ty tại một thời điểm không còn

hàng dự trữ nhưng khách hàng có nhu cầu mua, trong khi đó kho của xí nghiệp vẫn còn
hàng nên kế toán tiêu thụ viết hoá đơn GTGT cho khách hàng, làm thủ tục thanh toán và
ghi vào sổ kế toán như bình thường. Khách hàng xuống kho của xí nghiệp nhận hàng và
giao cho kho của xí nghiệp liên 1 (liên xuất) của hoá đơn GTGT, đến khi kho của xí nghiệp
làm thủ tục nhập hàng vào kho công ty thì hoá đơn sẽ được giao cho kho công ty. Trong
khoảng thời gian từ khi xuất hàng giao cho khách đến lúc thành phẩm chính thức được
hoàn thành thủ tục nhập kho công ty, trên bảng kê Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm đôi khi
có số lượng và giá trị hàng tồn kho âm, khi lượng xuất lớn hơn lượng tồn trên sổ.
Ví dụ, trên Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm tháng 02 năm 2008 tại Công ty
cổ phần Cao su Sao Vàng, số liệu về lốp máy bay như sau:
- Tồn đầu kỳ: 5 chiếc
- Nhập trong kỳ: 0 chiếc
- Xuất trong kỳ:15 chiếc
- Tồn cuối kỳ: -10 chiếc
2.2. Về các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Việc trích lập dự phòng là đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán, để hạn chế
bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xẩy ra rủi ro do
các nguyên nhân khách quan như giảm giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản đầu tư trên
thị trường vốn, thị trường chứng khoán… hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát
sinh…Đồng thời để đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Công ty và nâng cao
hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá
vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá (bao gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, lạc hậu, ứ đọng, chậm luân chuyển,
sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang…)
Thành phẩm của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là những sản phẩm chế biến từ
cao su, không thể coi là những sản phẩm kém lâu bền, tuy nhiên vì đặc tính kỹ thuật dễ bị
lưu hoá, cũng như chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nên việc thành phẩm bị suy giảm chất
lượng là không thể tránh khỏi. Trên thực tế tại Công ty vẫn có hiện tượng giá trị thành
phẩm tồn kho cao hơn giá thị trường. Thế nhưng, công tác dự phòng giảm giá hàng tồn kho

tại Công ty vẫn không được chú trọng, trong khi đó với số lượng hàng tồn kho rất lớn phục
vụ cho sản xuất và tiêu thụ của công ty thì việc tổ chức hạch toán khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho là rất cần thiết đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp.
2.3. Về kế toán phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi
2.3.1. Về tình hình theo dõi công nợ phải thu
Là một doanh nghiệp lớn với thương hiệu và vị thế được tạo dựng từ lâu đời, Công
ty có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp với một số lượng lớn khách hàng trong và ngoài
nước. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc tạo lập mối quan hệ tốt với
khách hàng là rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức được điều này, Công ty đã có những
chính sách bán hàng cởi mở và linh hoạt. Một trong những chính sách đó là bán hàng trả
sau, tuy tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng, nhưng đồng thời đặt ra cho Công ty một nhiệm vụ
hết sức quan trọng, đó là việc kiểm tra theo dõi các khoản nợ phải thu, vì đây là tài sản lớn
của Công ty, mà đáng ra đã được hoàn thành giá trị và được đẩy vào lưu thông.
Hiện nay, việc quản lý và theo dõi các khoản nợ phải thu được thực hiện đồng bộ
giữa Phòng tiếp thị bán hàng và Phòng kế toán. Phòng tiếp thị bán hàng quản lý thông qua
hợp đồng kinh tế giữa Công ty và khách hàng, còn Phòng kế toán quản lý thông qua sổ chi
tiết thanh toán với khách hàng trong từng lần mua bán và thanh toán.
2.3.2. Về việc trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi

×