Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.04 KB, 62 trang )

1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Những thông tin chung về Công ty
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, tiền
thân là Công ty Cao su Sao Vàng được chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp Nhà
nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 3500/QĐ-BNC ngày 24 tháng 10 năm
2005 của Bộ Công nghiệp. Đến ngày 03 tháng 4 năm 2006 công ty hoàn thiện cổ
phần hoá và chính thức lấy tên là: Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. Một số thông
tin chung về Công ty như sau:
* Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.
* Tên giao dịch quốc tế: Sao Vang Rubber Joint stock Company.
* Địa chỉ: Số 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
* Điện thoại: 048583656.
* Fax: 048583644.
* Website: www.src.com.vn
* Mã số thuế: 0100100625.
* Tài khoản Việt Nam: 102010000069759 tại Ngân hàng Công thương Đống
Đa, Hà Nội.
Tài khoản ngoại tệ: 220-110370.569 tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
* Số đăng kí kinh doanh: 0103011568. Ngày cấp: 03/4/2006.
Vốn điều lệ: 108.000.000.000 đồng Việt Nam.
* Các ngành nghề kinh doanh tại Công ty:
- Kinh doanh các sản phẩm cao su.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hoá chất phục vụ sản
xuất ngành công nghiệp cao su.
- Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành cao su.
- Cho thuê cửa hàng, nhà xưởng, văn phòng, kho bãi.


Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
1
2
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh
- Mua bỏn, sa cha, bo dng ụ tụ, xe mỏy v ph tựng thay th.
- Mua bỏn kớnh mt thi trang, thit b quang hc.
- Mua bỏn hng in, in t, in lnh, in gia dng, dựng cỏ nhõn v
gia ỡnh.
- i lý mua, bỏn, ký gi hng hoỏ.
* Cỏc sn phm ch yu ti Cụng ty
- Sm, lp xe p cỏc loi;
- Sm, lp xe mỏy cỏc loi;
- Sm, lp ụ tụ cỏc loi;
- Ym ụ tụ, ng, ng cao su, bng ti;
- Dõy chuyn sn xut p lp
1.2. Túm tt quỏ trỡnh hỡnh thnh - phỏt trin v nhng thnh tu t c
Cụng ty c phn Cao su Sao Vng - mt thnh viờn ca Tng cụng ty Húa cht
Vit Nam - tin thõn l Xng p vỏ sm lp ụ tụ thnh lp ngy 7/10/1956 ti s 2
ng Thỏi Thõn,Thnh ph H Ni (nguyờn l xng Indoto ca quõn i Phỏp), bt
u hot ng vo thỏng 11/1956, n u nm 1960 thỡ sỏp nhp vo Nh mỏy cao
su Sao Vng v tr thnh Nh mỏy Cao su Sao Vng H Ni sau ny.
Trong k hoch khụi phc v phỏt trin kinh t 3 nm (1958 -1960), ng v
Chớnh ph ó phờ duyt phng ỏn xõy dng khu cụng nghip Thng ỡnh gm 3
nh mỏy : Cao su X phũng - Thuc lỏ Thng Long (gi tt l khu Cao-X-Lỏ) nm
phớa nam H Ni thuc qun Thanh Xuõn ngy nay. Cụng trng c khi cụng
xõy dng ngy 22/12/1958, vinh d c Bỏc H v thm ngy 24/2/1959.
Sau hn 13 thỏng lao ng, quỏ trỡnh xõy dng nh xng, lp t thit b, o
to cỏn b, cụng nhõn c bn hon thnh, ngy 6/4/1960 nh mỏy tin hnh sn xut
th nhng sn phm sm lp xe p u tiờn mang nhón hiu Sao Vng. Vo ngy
23/5/1960 Nh mỏy Cao su Sao Vng H Ni c khỏnh thnh v i vo hot ng.

Theo quyt nh s 645/CNNg ngy 27/8/1992 ca B Cụng nghip nng, nh
mỏy i tờn thnh CễNG TY CAO SU SAO VNG.
Trn Th Thu Qunh Lp: K toỏn 46B
Khoan, nổ, xúc chuyển tầng đá bẩn ra bãi thải
2
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng công ty Hóa
chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 24
tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ phần hoá theo Quyết định số
3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp. Ngày 03 tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần
đầu với số vốn điều lệ 49.048.000.000 đồng. Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã
thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành
80.000.000.000 đồng. Ngày 27 tháng 07 năm 2007 C«ng ty thay đổi lần 2 đăng ký
kinh doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000 đồng.
Bảng 01: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng tại thời
điểm 30/ 06 /2007
STT Cổ đông Số cổ phần
Giá trị vốn góp
(đồng)
Tỷ lệ %
1 Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam 5.508.000 55.080.000.000 51%
2
Cổ đông đặc biệt ( HĐQT, BTGĐ,
BKS, KTT)
217.062 2.170.620.000 2%
3 CBCNV trong Công ty(1075CĐ) 2.541.016 25.410.160.000 23,53%
4 Cổ đông ngoài Công ty 2.533.922 25.339.220.000 23,47%
Trong đó:

Cổ đông cá nhân (305 CĐ) 2.280.964 22.809.640.000 21,12%
Cổ đông pháp nhân (17CĐ) 252.958 2.529.580.000 2,34%
Tổng cộng 10.800.000
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng)
Với bề dày lịch sử của hơn 47 năm, Công ty đã khẳng định được uy tín cũng
như thương hiệu Sao Vàng của mình trên thị trường trong nước và thế giíi. Công ty
Cổ phần Cao su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân chương
cao quý trong suốt hơn 47 năm qua vì những đóng góp xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ
tổ quốc và xây dựng đất nước. Các sản phẩm chủ yếu của công ty như : săm lốp xe
đạp, xe máy, săm lốp ô tô mang tính truyền thống đạt chất lượng quốc tế, có tín
nhiệm trên thị trường và được người tiêu dùng yêu chuộng. Ngoài ra, nhờ đầu tư đổi
mới công nghệ, nên ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty đã chế tạo thành công
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
3
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
lốp máy bay TU-134(930x305), IL 18 và MIG-21(800x200); lốp ô tô cho xe vận tải
có trọng tải lớn ( từ 12 tấn trở lên) và nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác.
Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm, Công ty ®Æc biệt chú
trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn sản xuất. Sản phẩm mang nhãn hiệu
SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Quacert cấp giấy
chứng nhận.
Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao Vàng đã
đoạt nhiều giải thưởng uy tín:
• Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường trao tặng;
• Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất
săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;
• 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;

• Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao – Ngành
hàng xe và phụ tùng;
• Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007 do người tiêu dùng bình
chọn.
Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục tiêu:
"LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT "
1.3. Kết quả kinh doanh thời gian gần đây
Một trong những thước đo đánh giá quy mô và sự tăng trưởng của doanh
nghiệp là hệ thống chỉ tiêu tài chính. Sau đây là trích dẫn một số chỉ tiêu tài chính
quan trọng 3 năm gần đây tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.
Bảng số 02: Một số chỉ tiêu tài chính 3 năm gần đây tại Công ty cổ phần Cao
su Sao Vàng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng giá trị tài sản 450.630.591.701 469.166.601.750 473.069.625.185
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
4
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Tài sản ngắn hạn 206.432.006.500 214.923.891.080 264.743.397.125
- Tài sản dài hạn 244.198.585.201 254.242.710.670 208.326.228.060
Doanh thu thuần 618.608.745.858 644.911.527.173 895.917.204.830
Lợi nhuận trước thuế 445.869.464 9.767.996.135 26.020.754.061
Lợi nhuận sau thuế 321.026.014 9.731.575.197 26.020.754.061
Tỷ lệ trả cổ tức 12,3% 13%
Tổng số lao động 1482 1367 1406
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng)
So sánh các năm 2005, 2006, 2007 nhận thấy rằng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục tăng, đặc biệt là các chỉ tiêu lợi
nhuận. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng hơn 29 lần so với năm 2005; năm 2007
tăng hơn 1,7 lần so với năm 2006. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2007 tăng 0,7% về số tuyệt

đối so với năm 2006. Doanh thu thuần năm 2006 tăng 4,25% so với năm 2005; năm
2007 tăng 39% so với năm 2006. Tổng giá trị tài sản năm 2006 tăng 4,1% so với
năm 2005; năm 2007 tăng 0,83% so với năm 2006. Ba năm 2005, 2006 và 2007 được
coi là ba mốc thời gian quan trọng, đó là ba thời điểm trước, trong và sau cổ phần
hoá. Như vậy có thể thấy sức mạnh của cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp như
thế nào, tất cả các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đều tăng, đặc biệt là
sự gia tăng đột biến của lợi nhuận. Bên cạnh đó, có một số chỉ tiêu khác tuy không
tăng nhưng đó lại là sự thay đổi hợp lý, ví dụ như tài sản dài hạn năm 2007 giảm so
với năm 2006, nhằm cân đối lại tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài
sản. Năm 2006 tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản là 54,1%, đến năm 2007, tỷ lệ
này là 47,8%. Duy trì một tỷ lệ tài sản dài hạn thấp hơn tài sản ngắn hạn sẽ có lợi
hơn cho Công ty, vì khi đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn vào quá trình kinh doanh.
Còn chỉ tiêu về tổng số lao động, năm 2006 giảm 115 người, đó là dấu hiệu cho thấy
sự hợp lý hoá trong chính sách lao động, Công ty đã tiến hành giảm biên chế sau cổ
phần hoá để tránh hiện tượng cồng kềnh bộ máy không cần thiết.
Các khoản thuế mà Công ty đóng góp vào ngân sách như sau:
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
5
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng số 03: Các khoản thuế đóng góp vào ngân sách
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thuế GTGT 17.437.537.920 18.881.946.670 28.323.554.020
Thuế thu nhập doanh
nghiệp 317.754.371 103.661.109 0
Thuế xuất nhập khẩu 1.860.268.607 897.882.100 715.815.334
Thuế đất và tiền thuê đất 914.601.610 2.257.846.650 5.559.926
Các loại thuế khác 7.000.000 4.900.000 12.000.000
Tổng cộng
20.537.162.50

8
22.146.236.52
9 29.056.929.280
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán - Công ty cổ phần cao su Sao Vàng)
Chú thích: Năm 2007 là năm cổ phần hoá đầu tiên, được miễn 100% thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Cùng với sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, thì những khoản thuế
đóng góp vào Nhà nước cũng không ngừng tăng lên. Công ty cổ phần Cao su Sao
Vàng, cùng với những công ty đầu tầu khác, tạo nên mạch máu của nguồn tài chính
công, đồng hành cùng sự phát triển đất nước.
Sau đây là kế hoạch lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới:
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
6
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 04: Kế hoạch lợi nhuận của Công ty trong các năm 2008, 2009, 2010
T
T
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1 Giá trị sản lượng 600.000.000 720.000.000 860.000.000
2 Doanh thu thuần 1.050.000.000
1.260.000.000
1.520.000.000
3 Lợi nhuận sau thuế
23.000.000 26.400.000 30.600.000
4
Tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu thuần

2,19% 2,09% 2,01%
5
Tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở hữu
21,3%
24,4%
28,3%
6 Cổ tức
13% 14% 15%
(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán - Công ty cổ phần cao su Sao Vàng)
Với kế hoạch lợi nhuận trên, thiết nghĩ Công ty hoàn toàn có khả năng thực
hiện được trong thời gian tới. Công ty đã và đang có đủ năng lực cũng như vận hội và
thời cơ để đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt khi công ty đang có kế hoạch
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi đó những dòng vốn sẽ chảy về ồ
ạt hơn, tạo nhiều cơ hội trong quá trình kinh doanh.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng tiếp tục duy
trì mô hình tổ chức bao gồm các phòng ban, trụ sở chính, các xí nghiệp và chi nhánh
trực thuộc. Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty có 07 xí
nghiệp trực thuộc và 3 chi nhánh. Các chi nhánh có mặt tại rải rác tại cả ba miền Bắc
– Trung – Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một mạng lưới thị trường
và các kênh phân phối sản phẩm rộng khắp.
Sau đây là sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
7
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
P.Tài chính kế toán

P.Tổ chức nhân sự
P.Kỹ thuật cơ năng
P.Kỹ thuật cao su
Xí nghiệp cao su số 3
Xí nghiệp cao su số 2
Xí nghiệp cao su số 1
P.Xây dựng cơ bản
Phòng kho vận
P.Kế hoạch vật tư
P.Môi trường-An toàn
Văn phòng công ty
P.Quản trị bảo vệ
P.Xuất nhập khẩu
P.Tiếp thị bán hàng
T.Tâm chất lượng
Xí nghiệp cơ điện
Xí nghiệp năng lượng
Xí nghiệp cao su kỹ thuật
Xí nghiệp luyện Xuân Hoà
Chi nhánh Thái Bình
Phó Giám đốc
1.Phụ trách nội chính
2.Phụ trách XDCB và kỹ thuật
3.Phụ trách sản xuất
Tổng giám đốc
Ban
kiểm soát
Hội đồng quản trị
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP HCM

Đại hội đồng cổ đông

Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
8
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 10
TrTrTrTra
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các
văn bản pháp luật khác có liên quan. Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Cao su
Sao Vàng, bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết
định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông
thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm
tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thµnh viên, mỗi
nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại với nhiệm kỳ
không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị

và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt
Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành
viên.
Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng gồm có 04 thành
viên, trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tæng Giám đốc. Tổng Giám đốc là
người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 11
TrTrTrTra
định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của Công ty.
Phòng tài chính kế toán
Có chức năng giải quyết các vấn đề về hạch toán tài chính, tiền tệ, lập kế hoạch
tài chính và quyết toán tài chính hàng năm
Phòng Tổ chức nhân sự
Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc và ban lãnh đạo của công ty về tổ
chức lao động, sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên hợp lý trong toàn công ty nhằm
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính
sách đối với người lao động, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết
toán tiền lương, tiền thưởng hàng năm.
Phòng Kỹ thuật cơ năng
Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát duy trì hoạt động ổn định của toàn bộ thiết
bị trong Công ty và điều hành công tác cơ điện, năng lượng, kiểm định hiệu chuẩn
các dụng cụ đo, điều độ ổn định điện cho sản xuất, tham gia vào chương trình phát
triển mở rộng Công ty trong lĩnh vực thiết bị.

Phòng Kỹ thuật cao su
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên
cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường.
Phòng Xây dựng cơ bản
Có chức năng tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều
rộng và chiều sâu. Nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi trình Tổng Giám đốc xem
xét để có kế hoạch đầu tư.
Trung tâm chất lượng
Có trách nhiệm thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá, thống kê chất lượng: nguyên vật
liệu đầu vào, các bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm xuất xưởng và
bảo hành.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 12
TrTrTrTra
Phòng Tiếp thị Bán hàng
Thực hiện công tác tiếp thị bán hàng, quảng cáo sản phẩm của Công ty. Căn cứ
vào thông tin về nhu cầu thị trường thu thập được, Phòng tiếp thị sẽ xây dựng các kế
hoạch Marketing phù hợp để quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm.
Phòng Xuất nhập khẩu
Có chức năng nhập khẩu vật tư hàng hóa cần thiết mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu và xuất khẩu các sản
phẩm hoàn chỉnh sang thị trường nước ngoài.
Phòng Quản trị bảo vệ
Là phòng tham mưu giúp Đảng uỷ, Tổng giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra thực hiện các công tác về an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, phòng chống cháy nổ, tổ chức tự vệ và chính sách hậu
phương quân đội trong Công ty, sơ cấp cứu và tổ chức bữa ăn giữa ca cho cán bộ

công nhân viên.
Phòng M«i trêng an toàn
Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động và môi trường sản xuất trong sản xuất
kinh doanh của công ty, giám sát việc đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động
khi tham gia sản xuất, phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất, duy trì và cải thiện môi
trường làm việc trong toàn Công ty.
Phòng Kế hoạch vật tư
Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất – kinh doanh hàng tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn; đồng thời tổ
chức mua sắm, tiếp nhận vật tư trong lãnh thổ Việt Nam.
Phòng Kho vận
Có nhiệm vụ lưu giữ và chuyển hàng hóa qua lại giữa các xí nghiệp theo yêu
cầu, vận chuyển hàng hóa phục vụ tới các khâu bán hàng trong nước; quản lý kho
không để bị hư hỏng hàng hóa và thất thoát.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 13
TrTrTrTra
Văn phòng Công ty
Có nhiệm vụ làm các công tác về mặt hành chính, nghiệp vụ thư ký, văn thư lưu trữ,
phục vụ tiếp tân, lễ tân và các công tác khác do Tổng Giám đốc phân công uỷ quyền.
Xí nghiệp cao su số 1
Chuyên sản xuất săm,lốp xe máy, săm ô tô, săm máy bay .
Xí nghiệp cao su số 2
Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, sản xuất tanh xe đạp, tanh xe máy.
Xí nghiệp cao su số 3
Chuyên sản xuất lốp ô tô, lốp máy bay.
Xí nghiệp cơ điện
Có nhiệm vụ cung cấp, chế tạo, lắp đặt máy móc thiết bị, chế tạo khuôn mẫu,

sửa chữa về điện.
Xí nghiệp năng lượng
Có nhiệm vụ cung cấp hơi nóng, khí nén và nước cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh chính trong Công ty.
Xí nghiệp cao su kỹ thuật
Sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật băng tải, gioăng cao su, dây curoa, cao
su chống ăn mòn, ống cao su.
Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hòa
Sản xuất cao su bán thành phẩm cung cấp cho toàn Công ty.
Chi nhánh Thái Bình
Chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại, săm xe máy và lốp xe thồ.
Chi nhánh Đà Nẵng
Có chức năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây
Nguyên đồng thời đóng vai trò là kho trung chuyển sản phẩm SRC tại miền Trung.
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Có chức năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu
vực phía Nam.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 14
TrTrTrTra
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
3.1. Một số đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Cao su cổ phần Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô
lớn, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hàng năm đóng góp cho Nhà
nước hàng chục tỷ đồng tiền thuế. Với lịch sử phát triển gần 50 năm qua, Công ty
xứng đáng là lá cờ đầu trong ngành công nghiệp cao su Việt Nam nói chung và trong
ngành công nghiệp hóa chất nói riêng.
Sự lớn mạnh và phát triển không ngừng về mọi mặt của Công ty thể hiện

trước hết ở quy mô kinh doanh, từ một nhà máy nhỏ từ khi mới thành lập, Công ty đã
trở thành doanh nghiệp lớn với hàng ngàn công nhân viên, có thị trường rộng khắp cả
nước, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Không chỉ dừng lại ở đó, với sự chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước, cùng với sự
năng động của đội ngũ lãnh đạo, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đang từng bước
cải tiến hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh để nhanh chóng
nắm bắt được những vận hội mới trong nền kinh tế mở đầy biến động. Điều này được
mở đầu bằng việc Công ty đã tiến hành cổ phần hóa năm 2006, để huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực về vốn, để nhanh chóng bắt kịp thị trường cao su thế
giới với những sản phẩm tốt về chất lượng và phong phú về chủng loại.
3.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm
Khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động, toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất có
được là do Trung Quốc tài trợ với công nghệ còn lạc hậu. Cho đến nay qua nhiều
năm đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty có nhiều thay đổi
theo hướng ngày càng hiện đại, ví dụ:
- Thay đổi công nghệ săm nối đầu bằng săm liền không nối;
- Nghiên cứu sử dụng cao su tổng hợp vào sản xuất lốp ô tô;
- Cải tạo mở rộng dây chuyền sản xuất săm ô tô, thay đổi hoàn toàn công nghệ sản
xuất sản phẩm này bằng lưu hóa cốt nước bằng màng trên máy lưu hóa định hình tự
động (nhập ngoại).
Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là doanh nghiệp Việt Nam duy
nhất sản xuất được lốp máy bay.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 15
TrTrTrTra
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất liên
tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất
một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện

thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng
tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Mặc dù sản phẩm của
công ty rất đa dạng (trên 100 mặt hàng chính), nhưng mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản
xuất một hay một số loại sản phẩm. Các loại sản phẩm tại Công ty đều được sản xuất
từ cao su và có đặc tính sử dụng tương đối giống nhau, vì vậy quy trình công nghệ
chung tương đối giống nhau.
Sau đây là sơ đồ nguyên tắc về quy trình công nghệ chung cho hầu hết các loại
sản phẩm của Công ty.
Sơ đồ 02: Công nghệ sản xuất chung của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
Sơ - hỗn luyện (máy luyện kim)
Phối liệu hoá chất
Cán tấm (cao su bán thành phẩm)
Nhiệt luyện
Máy cắt vải mành
Ép thành hình tanh
Máy cán tráng vải mành
Máy thành hình bán thành phẩm lốp ô tô
Cán (ép) mặt lốp, săm…(máy ép suất)
Máy dán ống vải (sản phẩm lốp ô tô)
Lưu hoá sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm, bao gói nhập kho
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
Chuẩn bị cao su
nguyên liệu
15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 16
TrTrTrTra
Quy trình công nghệ của công ty có thể được tóm tắt như sau:
- Khâu chuẩn bị nguyên liệu: Cao su được cắt thành miếng 20 kg và đưa vào

sơ luyện cùng các chất làm mềm như: stearic, farafin cùng các chất độn như: thanh
đen, ZnO,…. Hóa chất qua sàng sấy và cân định lượng căn cứ vào đơn pha chế xác
định thành phẩm và định lượng phù hợp.
- Khâu luyện: Gồm hai quá trình sơ luyện và hỗn luyện. Cao su sơ luyện và
hóa chất đã được cân định lượng đưa vào máy luyện (có thể là máy luyện kín hoặc
hở) để thực hiện quá trình hỗn luyện. Đây là quá trình trộn lẫn và hòa tan các hoá
chất vào cao su để đảm bảo tính cơ lý của sản phẩm. Cao su hỗn luyện được đưa vào
nhiệt luyện sau đó được cán đều để tăng độ đồng nhất và độ dẻo của hỗn hợp cao su
theo yêu cầu kỹ thuật của cả giai đoạn tiếp theo.
- Ép bóc tanh và thành hình tanh: Dây thép làm tanh được ép bọc cao su và
cuốn thành vòng theo quy định để đảm bảo độ kết dính phục vụ cho giai đoạn công
nghệ sau.
- Cán tráng thành hình ống vải: Vải được cán cao su lên hai mặt sau đó đưa
lên máy cắt theo các cỡ quy định.
- Hình thành sản phẩm: Là bước lắp ráp hoàn chỉnh các kết cấu của sản phẩm.
- Lưu hóa: Đây là giai đoạn có tác dụng chuyển trạng thái cao su từ mạch
thẳng sang mạch không giãn tạo ra tính chất cơ lý đảm bảo yêu cầu chất lượng sản
phẩm như chịu mài mòn, va đập, đàn hồi…nhờ tác dụng của lưu huỳnh và chất phụ
gia với mạch cao su ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 17
TrTrTrTra
Trên đây là quy trình chung cho tất cả cấc loại sản phẩm, khi đưa vào sản xuất
sản phẩm cụ thể có thể thêm hay bớt một vài giai đoạn phụ.
3.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và các kênh phân phối sản phẩm
Một hệ thống phân phối vững chắc là xương sống của dây chuyền cung ứng
, đảm bảo đầu ra thông suốt cho sản phẩm của Công ty. Hiện tại, Công ty đang áp
dụng mô hình phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp lớn sử dụng trực tiếp sản

phẩm SRC làm vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hệ
thống phân phối gián tiếp thông qua hệ thống phân phối theo từng địa bàn từ đó phân
cấp cho các đại lý. Công ty chỉ quản lý các đại lý cấp 1, qua đó giúp công ty tận dụng
được triệt để các yếu tố về hậu cần và nguồn lực quản lý của các đại lý, cũng như tiết
kiệm được thời gian, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển. Hiện nay, Công ty đang
trực tiếp giao dịch khoảng 130 đại lý cấp 1 và số lượng này trải đều khắp 64 tỉnh
thành trong cả nước. Còn số lượng đại lý cấp 2, 3 công ty không trực tiếp giao dịch
thì lên đến con số hàng ngàn. Việc chia địa bàn phân phối cho các đại lý giúp cho
Công ty phân tán được rủi ro và nâng cao chất lượng phân phối.
Theo ước tính của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su
Sao Vàng chiếm khoảng 30% thị phần cả nước.
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và sự phân cấp quản lý, đồng
thời để sử dụng tốt nhất năng lực của đội ngũ kế toán và đảm bảo thông tin nhanh
gọn chính xác, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng mô
hình bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán phân tán và kế toán tập trung.
- Kế toán phân tán: Được thực hiện tại các đơn vị trực thuộc, có nhiệm vụ thu
thập xử lý thông tin ban đầu và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các
bộ phận, cuối tháng gửi số liệu lên phòng kế toán của Công ty.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 18
TrTrTrTra
- Kế toán tập trung: Cuối tháng, phòng kế toán công ty căn cứ vào các chứng
từ nhận được từ các đơn vị kế toán phân tán gửi lên để thực hiện việc đối chiếu, so
sánh và điều chỉnh cho phù hợp, từ đó lập các báo cáo chung của toàn Công ty.
Tại các xí nghiệp sản xuất chính, các xí nghiệp phụ trợ, và các chi nhánh
không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí một số nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ

hạch toán ban đầu, thu thập xử lý, kiểm tra chứng từ sau đó gửi lên phòng kế toán
Công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở
Công ty và các đơn vị không có bộ máy kế toán riêng, tổng hợp báo cáo kế toán của
các đơn vị trực thuộc để lập báo cáo chung cho toàn Công ty.
Như vậy, có thể hình dung khối lượng công việc kế toán tại Phòng kế toán
Công ty là tương đối lớn, đòi hỏi một số lượng tương đối nhân viên với trình độ và
kinh nghiệm chắc chắn. Tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, Phòng kế toán hiện tại
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trên.
Hiện nay Phòng kế toán của Công ty có 14 người, phụ trách các phần hành kế
toán cụ thể được phân công theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 03 : Bộ máy tổ chức phòng kế toán Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
Trưởng phòng - KTT
Phó phòng 2
Phó phòng 1
KT tiền gửi tiền vay ngân hàng
(1)
KT tiền mặt
(1)
KT
NVL-
Công cu dụng cụ
(3)
KT TS
CĐ và huy động vốn
(1)
KT tiền lương và bảo hiểmxã hội
(1)
KT tập hợp CP & tính giá thành (1)
KT bán hàng (2)
Thủ quỹ

(1)
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 19
TrTrTrTra
- Trưởng phòng tài chính - kế toán kiêm kế toán trưởng: Là người phụ trách
chung, chỉ đạo chung các công việc của phòng kế toán đảm bảo cho bộ máy kế toán
hoạt động hiệu quả, hàng quý có trách nhiệm lập các báo cáo kế toán, là người chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính.
- Phó phòng thứ nhất kiêm kế toán tổng hợp: Giúp trưởng phòng chỉ đạo các
công việc kế toán, có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán của toàn Công ty từ số
liệu của các phần hành riêng biệt.
- Phó phòng thứ hai kiêm kế toán tiêu thụ và quyết toán thuế: Theo dõi tình
hình tiêu thụ của toàn Công ty và lập báo cáo và tờ khai thuế GTGT đầu ra đầu vào.
- Kế toán tiền mặt: Một người - Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt trong kỳ,
các khoản thanh toán với người mua người bán phát sinh bằng tiền mặt..
- Kế toán tiền gửi - tiền vay ngân hàng: Một người - Theo dõi các khoản giao
dịch qua ngân hàng mà Công ty có liên quan, hạch toán ghi sổ các giao dịch, các
nghiệp vụ thu chi thông qua ngân hàng, hạch toán các khoản vay, trả nợ, gửi tiền, nộp
tiền tại ngân hàng. Hạch toán các khoản chi phí về lãi tiền vay và thu nhập từ lãi các
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 20
TrTrTrTra
khoản tiền gửi tại các ngân hàng, định kỳ đối chiếu số liệu trên sổ sách và số tiền
trong tài khoản tại các ngân hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ: Ba người - có nhiệm vụ:
+ Theo dõi tình hình nhập nguyên vất liệu, công cụ dụng cụ và thanh toán với

người bán.
+ Theo dõi các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tính giá xuất
vật tư; lập bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ.
+ So sánh số tồn vật liệu trên sổ chi tiết với số thực tế trong kho, đối chiếu với
thủ kho.
- Kế toán TSCĐ và huy động vốn: Một người - Theo dõi và phản ánh mọi
trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao
theo quy định. Người này còn có nhiệm vụ theo dõi các khoản tạm ứng, phải thu khác
và tình hình vay vốn cán bộ công nhân viên.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Một người – Theo dõi, hạch toán tiền
lương tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau, thai sản cho cán bộ công nhân
viên nhưng chỉ gián tiếp thanh toán cho các bộ phận, còn tại các bộ phận, kế toán
phân xưởng sẽ trực tiếp thanh toán cho người lao động.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Một người - Chuyên
theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán bán hàng: Hai người - cùng với một phó trưởng phòng theo dõi
nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với người mua.
- Thủ quỹ: Một người – theo dõi tình hình nhập xuất và quản lý quỹ tiền mặt
của Công ty.
4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
4.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Đối với mọi doanh nghiệp thì việc tổ chức và vận dụng chứng từ luôn được
đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý nói chung và cộng tác kế toán nói riêng. Về
mặt quản lý, hệ thống chứng từ giúp cho lãnh đạo có được những thông tin chính xác,
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 21
TrTrTrTra

kịp thời để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Về mặt kế toán, chứng từ là
giai đoạn đầu tiên để thực hiện việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán. Bên cạnh
đó. về mặt pháp lý, do chứng tù kế toán ghi chép thông tin ngay khi phát sinh nghiệp
vụ và gắn trách nhiệm vật chất với cá nhân tham gia nên chứng từ còn là căn cứ để
xác minh khi thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp kế toán.
Ý thức rõ được vấn đề trên, đặc biệt khi Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô lớn nên công tác tổ chức vận dụng
chứng từ rất được quan tâm. Phương châm của Công ty là hệ thống chứng từ được sử
dụng không những tuân thủ quy định hiện hành mà còn phải đáp ứng kịp thời kịp nhu
cầu quản lý của các phòng ban một cách thuận tiện nhất.
Hiện nay, hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng về cơ bản là theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các
chứng từ kế toán được phép sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên do yêu cầu quản lý, do đặc điểm của bộ máy tổ chức sản xuất và quy mô
hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã linh hoạt trong việc tổ chức vận dụng
chứng từ đối với những chứng từ mang tính hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ
những quy định của Bộ Tài chính, như có đủ các yếu tố bắt buộc theo quy định, và
được sự đồng ý, cho phép của cơ quan quản lý tài chính.
Về công tác bảo quản chứng từ, hệ thống chứng từ của Công ty được phân
loại rõ ràng và được bảo quản đồng thời tại các phòng ban dưới dạng giấy tờ và được
bảo quản trong hệ thống máy tính của Công ty dưới dạng dữ liệu. Đối với các chứng
từ liên quan đến việc thành lập Công ty thì được bảo quản vĩnh viễn, đối với các
chứng từ quản trị được lưu giữ năm năm, các chứng từ còn lại được lưu giữ mười
năm.
Hệ thống chứng từ tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng nhìn chung là đầy đủ
và đáp ứng các nguyên tắc chung về tổ chức chứng từ. Tuy nhiên Công ty vẫn đang
từng bước cải tiến dần công tác tổ chức vận dụng chứng từ để đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh ngày càng mở rộng hiện nay.
4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B

21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 22
TrTrTrTra
Kế toán tại Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định tại quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tuy nhiên để công tác kế toán được thực hiện nhanh gọn, chính xác, Công ty
tiến hành chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và đặc
điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể tất cả các tài khoản đều được chi
tiết thành các tài khoản cấp 2 theo từng xí nghiệp, sau đó các tài khoản này lại được
chi tiết thành các tài khoản cấp 3 theo các nội dung cụ thể tương ứng với từng tài
khoản.
Ví dụ: Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết như sau:
TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu tại xí nghiệp chính số 1;
TK 6212 – Chi phí nguyên vật liệu tại xí nghiệp chính số 2;
TK 6213 – Chi phí nguyên vật liệu tại xí nghiệp chính số 3;
Tại mỗi xí nghiệp này, tài khoản lại được chi tiết thành những tài khoản cấp 3
theo từng loại nguyên vật liệu.
Ví dụ tại xí nghiệp chính số 2, tài khoản nguyên vật liệu được chi tiết như sau:
TK 62122 – Chi phí nguyên vật liệu chính;
TK 62123 – Chi phí nguyên vật liệu phụ;
TK 62127 – Chi phí van.
Riêng tài khoản 627, ngoài chi tiết ở những xí nghiệp sản xuất chính như trên
(thành 6271, 6272, 6273), còn được mở cho những phân xưởng sản xuất phụ, bổ trợ
như sau:
TK 6276 – Xí nghiệp năng lượng;
TK 6277 – Xí nghiệp cơ điện;
TK 6278 – Xí nghiệp cao su kỹ thuật.
Sau đó tài khoản này được mở chi tiết theo công dụng của nó. Ví dụ tại xí
nghiệp chính số 2, tài khoản này được chi tiết như sau:

TK 62721 – Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 62722 – Chi phí vật liệu
TK 62723 – Chi phí dụng cụ sản xuất
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 23
TrTrTrTra
TK 62724 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 62727 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 62728 – Chi phí bằng tiền khác
4.2.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ quản lý tương đối cao, bộ máy kế toán được
chuyên môn hoá cao. Hình thức kế toán mà đơn vị sử dụng là hình thức “Nhật ký -
Chứng từ”. Đây là hình thức sổ phức tạp nhưng lại đạt hiệu quả quản lý rất cao. Lý
do doanh nghiệp dùng hình thức “Nhật ký - Chứng từ” vì khối lượng các nghiệp vụ
phát sinh tại doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp
chi phí, tính giá thành, tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó ưu điểm của hình thức “Nhật
ký - Chứng từ” khắc phục được việc ghi chép trùng lặp và thuận tiện cho công tác tập
hợp chi phí và tính giá thành. Do đó đây là hình thức thích hợp nhất. Tuy nhiên hình
thức này có kết cấu và trình tự ghi sổ phức tạp nên đòi hỏi nhân viên kế toán phải có
trình độ cao.
Phòng kế toán của Công ty được trang bị hệ thống máy tính khá đồng bộ và
thực hiện kế toán trên phần mềm viết trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro kết hợp sử
dụng phần mềm Excel để lập các bảng biểu, các bảng tính kế toán. Giữa các phần
hành kế toán thường không tiến hành luân chuyển số liệu trực tiếp qua mạng nội bộ
mà thông tin được xử lý trực tiếp theo các bộ phận trên giấy rồi mới cập nhật vào
máy chủ.
Trình tự ghi sổ kế toán được tiến hành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán chung tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Bảng tổng hợp
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 24
TrTrTrTra
Chú thích:
:Ghi trong kỳ.
: Ghi cuối kỳ.
: Quan hệ đối chiếu.
Trong kỳ, dựa vào các chứng từ gốc và các bảng phân bổ, kế toán ghi vào
bảng kê, các sổ kế toán chi tiết và các nhật ký chứng từ thích hợp. Cuối kỳ, kế toán
hoàn thiện nốt nhật ký chứng từ dựa vào các bảng kê và sổ kế toán chi tiết; từ sổ kế
toán chi tiết lập các bảng tổng hợp; từ nhật ký chứng từ vào sổ cái các tài khoản. Cuối
cùng dựa vào bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp để lập các
báo cáo tài chính theo quy định.
4.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty được lập vào cuối mỗi quý và theo quy
định hiện hành tại quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ
tài chính. Kế toán trưởng căn cứ vào báo cáo của các đơn vị trực thuộc và các số tổng
hợp của Công ty để lên các báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu B01- DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B02 – DN.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu B03 – DN.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B09 – DN.
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 25
TrTrTrTra
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
1. Những vấn đề kinh tế cơ bản tại Công ty có ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp lớn, có vị trí vững
chắc trên thị trường cao su trong nước và nhận được sự tín nhiệm của nhiều bạn hàng
nước ngoài. Ban lãnh đạo Công ty đã ý thức được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ, vì đây là khâu đánh giá hiệu quả của các chính sách sản
xuất kinh doanh của Công ty. Do đó công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ thành phẩm luôn rất được quan tâm. Sự thông thoáng trong chính sách bán hàng
cùng với sự nhanh gọn trong những thủ tục kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng khi giao dịch với Công ty, khiến cho lượng khách hàng thường xuyên của
Công ty ngày càng tăng lên. Khâu tiêu thụ luôn được coi là khâu nhậy cảm nhất của
quá trình kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là khâu tạo ra lợi nhuận, nó
thể hiện kết quả của toàn bộ các khâu trước đó và khẳng định sự thành công hay thất
bại của quá trình kinh doanh. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần cao su Sao
Vàng luôn đòi hỏi bộ máy kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tiêu thụ phải được
thực hiện nghiêm chỉnh, nhanh gọn và chính xác để đưa những thông tin kịp thời,
giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành
phẩm.
1.1. Đặc điểm của công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ và những ảnh
hưởng đến công tác kế toán:
Hiện nay Công ty có các hình thức tiêu thụ như sau:

- Phân loại theo quan hệ giữa Công ty với người tiêu dùng: Tiêu thụ trực tiếp
và tiêu thụ gián tiếp.
- Phân loại theo hình thức thanh toán với khách hàng: Bán hàng trả tiền ngay
và bán hàng trả chậm.
Để vốn của Công ty không bị chiếm dụng quá nhiều, Công ty đã có sự kết hợp
linh hoạt giữa hai hình thức trên, ví dụ Công ty có chính sách áp dụng chiết khấu
thanh toán 1,5% trên hoá đơn cho những khách hàng mua hàng trả tiền trong vòng
Trần Thị Thu Quỳnh Lớp: Kế toán 46B
25

×