Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

MinLy09 00 ôn tập điện lớp 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.14 KB, 1 trang )

CÁC CÂU HỎI & BÀI TẬP TỐI THIỂU

VẬT LÝ 09

TỜ SỐ 0 – ÔN TẬP ĐIỆN LỚP 07
***
Trong điện học lớp 07, chúng ta đã được học:
 Các loại điện tích, sự nhiễm điện do cọ xát.
 Dịng điện, cường độ dòng điện và chiều dòng điện.
 Nguồn điện, hiệu điện thế của nguồn điện.
 Chất dẫn điện, chất cách điện.
 Sơ đồ mạch điện.
 Tác dụng của dòng điện
Cần nhớ
1. Điện tích
Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích
âm (-). Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác
loại thì hút nhau.
Cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương, và
các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
Bình thường tổng điện tích của chúng bằng nhau nên
chúng trung hồ về điện.
Do electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang
nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Khi cọ xát, hoặc
khi truyền điện thì electron sẽ truyền từ vật này sang vật
kia. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
2. Dòng điện
Dịng điện là dịng các điện tích dịch chuyển có hướng. Dòng điện trong kim loại là dòng các
electron tự do dịch chuyển có hướng.
Trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện (bếp, tivi, máy tính,…) được nối liền với hai cực
của nguồn điện (pin, ắc quy, ổ điện,…) bằng dây điện thì chiều dịng điện dịch chuyển từ cực


dương qua dây dẫn và các thiết bị điện sang cực âm của nguồn điện.
Cường độ dòng điện (ký hiệu là I) được xác định bằng lượng điện tích đi qua tiết diện ngang
của giây trong 1 giây. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dịng điện càng lớn. Người ta đo cường độ
dịng điện bằng ampe kế có điện trở rất nhỏ được đặt nối tiếp với điện trở sao cho dòng điện đi qua
điện trở đi cực dương của ampe kế.
Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A). Ngồi ra người ta có thể sử dụng miliampe (mA):
1 mA = 0.001 A hay 1 A = 1000 mA
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, ngược lại chất cách điện là chất không cho dòng
điện đi qua.
Tác dụng của dòng điện: tác dụng từ, quang, nhiệt, hoá, và sinh.
3. Nguồn điện
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế (ký hiệu là chữ U) có khả năng cung
cấp dịng điện cho các thiết bị điện hoạt động. Các nguồn điện thường gặp: pin, ắc quy, máy phát
điện, ổ điện,…
Mỗi nguồn điện 1 chiều đều có 02 cực: cực dương (+) và cực âm (-)
Hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị càng lớn thì dịng điện chạy qua thiết bị đó có cường độ càng
lớn. Người ta dùng vơn kế có điện trở rất lớn để đo
hiệu điện thế giữa hai điểm đầu của thiết bị, bằng
cách mắc song song.
Đơn vị của hiệu điện thế là vơn (V). Ngồi ra
người ta có thể sử dụng milivơn (mV) cho hiệu
điện thế bé, hoặc kilôvôn (KV)
1 mV = 0.001 V và 1 KV = 1000 V
4. Mạch điện
ANHXTANH HÀ NỘI © 2015 - Vũ Đình Thư (0904.654.798)



×