Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Ứng dụng ahp và logic mờ đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM VÕ DUY THANH

ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG AHP VÀ LOGIC MỜ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI
THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG Ở CÁC DỰ ÁN
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Mã số: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀI LONG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
Ngày 08 tháng 09 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. PHẠM HỒNG LUÂN
2. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
3. TS. LÊ HỒI LONG


4. TS. ĐINH CƠNG TỊNH
5. TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. PHẠM HỒNG LUÂN

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHẠM VÕ DUY THANH
Ngày, tháng, năm sinh: 11-12-1984
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

MSHV: 09080254
Nơi sinh: Lâm Đồng
Mã số: 60.58.90

I- TÊN ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG AHP VÀ LOGIC MỜ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG Ở CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xây dựng cấu trúc AHP và ứng dụng lý thuyết mờ xử lý, phân tích dữ liệu
thu thập được để định lượng mối quan hệ giữa các nguyên nhân dẫn đến sự
thay đổi thiết kế. Từ đó, đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công
ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam.
- Kết quả đạt được và đề xuất áp dụng kết quả này.
- Hướng phát triển tương lai của nghiên cứu.
II- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/07/2011
III- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/08/2012
IV- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ HOÀI LONG
Tp. HCM, ngày 08 tháng 09 năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. LÊ HOÀI LONG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
THI CÔNG & QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quan trọng để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức

trong suốt quá trình học tập. Để có thể hồn thành tốt luận văn này cần có sự nỗ lực
rất lớn của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của Thầy hướng dẫn, sự
động viên từ gia đình, đồng nghiệp, sự quan tâm của bạn bè…
Trước hết, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý
Xây dựng đã truyền dạy những kiến thức hữu ích cho tơi. Nhờ những kiến thức này
mà tơi có thể hồn thành đúng tiến độ, đúng nhiệm vụ được giao. Từ đó, tơi có thể
áp dụng trong điều kiện làm việc và nghiên cứu trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hoài Long, người thầy rất tận tâm giúp đỡ
và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm
ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hiệp Hịa, cảm ơn các đồng
nghiệp trong cơng ty – nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện và hỗ trợ để tơi có thời
gian hồn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình tơi, người thân và bạn bè đã ln sát cánh
cùng tôi, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2012
Phạm Võ Duy Thanh

"Luận văn này là món quà yêu thương dành tặng đến ba, mẹ, vợ và con tôi".
------♥--♫--♥------

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


ii

TÓM TẮT
Ngành xây dựng được xem là một trong những ngành quan trọng nhất trong

nền kinh tế. Trong những năm gần đây, các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp có
quy mơ lớn đã và đang được đầu tư rất nhiều. Bên cạnh việc tăng quy mô và vốn
đầu tư thì vấn đề chậm trễ tiến độ, vượt chi phí trong giai đoạn thi công đang là
một vấn đề rất được các bên tham gia dự án quan tâm. Có nhiều nguyên nhân gây
tác động xấu đến dự án, trong đó sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công rất
thường hay xảy ra.
Trong một nghiên cứu trước, 17 nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế
trong giai đoạn thi công ở các dự án xây dựng dân dụng và cơng nghiệp ở Việt Nam
đã được tìm thấy. Tuy nhiên, chưa có một mơ hình được xây dựng để đánh giá và
kiểm sốt các ngun nhân này. Chính từ sự cần thiết đó, nội dung của luận văn
này với mong muốn một phần nào xây dựng một mô hình dựa trên cấu trúc thứ bậc
giúp các bên tham gia dự án đánh giá, dự báo sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn
thi công đối với các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Việt Nam. Mức độ
tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công
làm chậm trễ tiến độ của dự án được xác định.
Phương pháp áp dụng để xây dựng mơ hình là sự kết hợp giữa phương pháp
định lượng Analytical Hierarchy Process (AHP) và lý thuyết tập mờ (Fuzzy set
theory) gọi tắc là FAHP. Trong đó, phương pháp FAHP sẽ xây dựng một cấu trúc
thứ bậc gồm 17 ngun nhân và tính tốn vectơ trọng số của từng nguyên nhân,
từng nhóm nguyên nhân dựa trên thang đo mờ.

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


iii

ABSTRACT
The construction industry is considered the most importance branch in

economic. In recent years, the large civil construction and industry works has been
investing heavily. Besides, the problem of schedule delays, cost overruns during
construction is interested in the project by stakeholders. There are many causes of
bad effects to the project, in which design changes during construction is very
common.
According to previous studies, there are 17 causes of design changes during
construction of projects in civil construction and industry in Vietnam is found.
However, do not have a model to assess and control these causes. Hence, the
content of this thesis with a desire to partially build a model based on hierarchical
structure helps the stakeholders to assess the project, forecast changes in the design
phase construction project in the civil construction and industry in Vietnam. The
level of impact of the causes leading to design changes in the construction phase
delay of the project schedule is determined.
The method used to build the model is combination of quantitative methods
Analytical Hierarchy Process (AHP) and fuzzy set theory is known FAHP. In
particular, FAHP method to build a hierarchical structure composed of 17 causes
and calculate the weight vector of the cause, the cause groups based on fuzzy
scales.
Keywords: design change, fuzzy AHP, importance weights

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực

tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Hoài Long.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào từ trước đến nay.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Tp. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2012

Phạm Võ Duy Thanh

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i 
TÓM TẮT ..................................................................................................................ii 
ABSTRACT ............................................................................................................. iii 
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii 
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix 
TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. x 
CHƯƠNG 1:  MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 
1.1 

Giới thiệu .......................................................................................................... 1 

1.2 


Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2 

1.2.1  Lý do hình thành nghiên cứu ............................................................................2 
1.2.2  Các câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................2 
1.2.3  Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 
1.3 

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 

1.4 

Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 4 

1.4.1  Đóng góp của đề tài về mặt học thuật ..............................................................4 
1.4.2  Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn ...............................................................4 
1.5 

Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 5 

1.6 

Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................................ 6 

CHƯƠNG 2:  TỔNG QUAN .................................................................................. 7 
2.1 

Giới thiệu chương ............................................................................................. 7 

2.2 


Các khái niệm ................................................................................................... 8 

2.2.1  Thay đổi thiết kế ...............................................................................................8 
2.2.2  Giai đoạn thi công.............................................................................................8 
2.2.3  Thiết kế-đấu thầu-thi cơng và thiết kế-thi cơng................................................8 
2.2.4  Cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ................................................9 
2.3 

Các lý thuyết, mô hình ứng dụng trong nghiên cứu ......................................... 9 

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


vi
2.3.1  Phương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process) .........................................9 
2.3.2  Lý thuyết mờ (Fuzzy Theory).........................................................................13 
2.3.3  Tích hợp AHP và lý thuyết mờ .......................................................................14 
2.4 

Các nghiên cứu tương tự đã được công bố ..................................................... 15 

2.4.1  Các nghiên cứu trong nước .............................................................................15 
2.4.2  Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................16 
2.5 

Kết luận ........................................................................................................... 17 


CHƯƠNG 3:  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 18 
3.1 

Giới thiệu chương ........................................................................................... 18 

3.2 

Quy trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, các công cụ nghiên cứu ................... 19 

3.2.1  Quy trình nghiên cứu ......................................................................................19 
3.2.2  Thu thập dữ liệu ..............................................................................................20 
3.2.3  Các công cụ nghiên cứu ..................................................................................21 
3.3 

Giai đoạn 1 – Xác định mối quan hệ giữa các nguyên nhân và giữa các nhóm
nguyên nhân .................................................................................................... 22 

3.3.1  Thiết kế bảng khảo sát 1 .................................................................................22 
3.3.2  Thu thập dữ liệu ..............................................................................................24 
3.3.3  Kiểm tra sự khuyết của dữ liệu .......................................................................25 
3.3.4  Kiểm tra chỉ số nhất quán CI ..........................................................................25 
3.4 

Giai đoạn 2 – Xác định mức độ tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự
thay đổi thiết kế ở dự án thực tế ..................................................................... 26 

3.4.1  Thiết kế bảng khảo sát 2 .................................................................................26 
3.4.2  Thu thập dữ liệu ..............................................................................................28 
3.4.3  Kiểm tra sự khuyết của dữ liệu .......................................................................28 
3.5 


Kết luận ........................................................................................................... 28 

CHƯƠNG 4:  XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ .......................................... 29 
4.1 

Giới thiệu chương ........................................................................................... 29 

4.2 

Thống kê mô tả ............................................................................................... 29 

4.3 

Xây dựng mơ hình đánh giá sự thay đổi thiết kế ............................................ 32 

4.3.1  Thiết lập cấu trúc thứ bậc ...............................................................................32 
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


vii
4.3.2  Thiết lập vectơ độ ưu tiên mờ và giải mờ .......................................................35 
4.3.3  Kiểm định Kruskal - Wallis ............................................................................40 
4.3.4  Kiểm tra hệ số tương quan hạng Spearman ....................................................41 
4.3.5  Mức độ tác động của các nhóm nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế
trong giai đoạn thi công ..................................................................................42 
4.3.6  Cấu trúc thứ bậc trong đánh giá sự thay đổi thiết kế ......................................45 
4.3.7  Tốp 10 các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế....................................46 

4.4 

Kết luận ........................................................................................................... 49 

CHƯƠNG 5:  ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO THỰC TẾ ...................................... 50 
5.1 

Giới thiệu chương ........................................................................................... 50 

5.2 

Dự án A........................................................................................................... 50 

5.2.1  Giới thiệu dự án ..............................................................................................50 
5.2.2  Áp dụng mơ hình ............................................................................................50 
5.3 

Dự án B ........................................................................................................... 55 

5.3.1  Giới thiệu dự án ..............................................................................................55 
5.3.2  Áp dụng mơ hình ............................................................................................55 
5.4 

Dự án C ........................................................................................................... 57 

5.4.1  Giới thiệu dự án ..............................................................................................57 
5.4.2  Áp dụng mơ hình ............................................................................................57 
CHƯƠNG 6:  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 60 
6.1 


Kết luận ........................................................................................................... 60 

6.2 

Kiến nghị ........................................................................................................ 63 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65 
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................... 68 
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 69 

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 – Thang đo 9 mức so sánh của phương pháp AHP ...................................23 
Bảng 3.2 – Gán nhãn các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế........................24 
Bảng 4.1 – Kinh nghiệm làm việc của chuyên gia trong ngành xây dựng ...............30 
Bảng 4.2 – Quan điểm của chuyên gia khi trả lời BCH............................................30 
Bảng 4.3 – Bằng cấp đạt được của chuyên gia .........................................................31 
Bảng 4.4 – Quy mô vốn lớn nhất của dự án đã tham gia ..........................................32 
Bảng 4.5 – Thang đánh giá 9 mức so sánh mờ hóa của phương pháp FAHP ..........36 
Bảng 4.6 – Giá trị trung bình, xếp hạng mức độ tác động của nhóm ngun nhân ..38 
Bảng 4.7 – Giá trị trung bình, xếp hạng mức độ tác động của các nguyên nhân ....39 
Bảng 4.8 – Tương quan hạng Spearman của các nhóm đối tượng ...........................41 
Bảng 4.9 – Bảng tổng hợp vectơ độ ưu tiên mờ và kết quả giải mờ của các nhóm
nguyên nhân, các nguyên nhân .................................................................................43 

Bảng 4.10 – Tốp 10 các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế..........................46 

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 – Cấu trúc luận văn ......................................................................................5 
Hình 1.2 – Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................6 
Hình 2.1 – Lược đồ cấu trúc Chương 2 ......................................................................7 
Hình 2.2 – Số mờ dạng tam giác (nguồn: internet) ...................................................15 
Hình 3.1 – Lược đồ cấu trúc Chương 3 ....................................................................18 
Hình 3.2 – Sơ đồ quy trình nghiên cứu .....................................................................19 
Hình 3.3 – Sơ đồ quy trình thiết kế bảng khảo sát 1 .................................................22 
Hình 3.4 – Sơ đồ quy trình thiết kế bảng khảo sát 2 .................................................26 
Hình 4.1 – Lược đồ cấu trúc Chương 4 ....................................................................29 
Hình 4.2 – Biểu đồ tỉ lệ số năm kinh nghiệm làm việc của chuyên gia ....................30 
Hình 4.3 – Biều đồ tỉ lệ quan điểm của chuyên gia khi trả lời BCH ........................31 
Hình 4.4 – Biểu đồ tỉ lệ bằng cấp đạt được của chuyên gia ......................................31 
Hình 4.5 – Biểu đồ tỉ lệ quy mô vốn lớn nhất của dự án đã tham gia ......................32 
Hình 4.6 – Cấu trúc thứ bậc trong đánh giá sự thay đổi thiết kế ..............................34 
Hình 4.7 – Số mờ tam giác áp dụng trong nghiên cứu .............................................36 
Hình 4.8 – Phương pháp điểm trọng tâm ..................................................................38 
Hình 4.9 – Cấu trúc AHP trong đánh giá sự thay đổi thiết kế ..................................45 
Hình 4.10 – Biểu đồ thể hiện trọng số của tốp 10 các nguyên nhân .........................47 
Hình 5.1 – Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế của CHT ở dự án A..........................51 
Hình 5.2 – Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế của TVTK ở dự án A .......................53 

Hình 5.3 – Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế ở dự án B .........................................56 
Hình 5.4 – Đánh giá mức độ thay đổi thiết kế ở dự án C .........................................58 

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


x

TỪ NGỮ VIẾT TẮT
AHP

: Analytical Hierarchy Process

BQLDA : Ban quản lý dự án
BCH

: Bảng câu hỏi

CĐT

: Chủ đầu tư

CHT

: Chỉ huy trưởng

ccs


: Các cộng sự

FAHP

: Fuzzy Analytic Hierachy Process

NT

: Nhà thầu

TVTK

: Tư vấn thiết kế

Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


1

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu
Ngành xây dựng được xem là một trong những ngành công nghiệp quan trọng
nhất của nền kinh tế (Long và ccs, 2004) [1]. Trong những năm gần đây, khi đất

nước ngày càng phát triển thì đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngày
càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, hàng loạt các cơng trình, các dự án
xây dựng như chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư, khu
resort, nghỉ dưỡng đã và đang được xây dựng ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố
lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Vì vậy, các cơng trình dân dụng và cơng
nghiệp có quy mơ lớn đã và đang được đầu tư rất nhiều, hứa hẹn một triển vọng đầu
tư hấp dẫn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Chủ đầu tư. Mặc dù vậy, đây cũng là một
ngành tiềm ẩn khơng ít những khó khăn và thử thách đối với các Chủ đầu tư. Việc
xây dựng các dự án ồ ạt, đồng loạt sẽ gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các
doanh nghiệp đầu tư, dẫn đến tình hình thị trường xấu đi và gây ảnh hưởng tiêu cực
tới thị trường bất động sản. Do đó, bên cạnh việc tăng quy mơ và vốn đầu tư thì cần
phải sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả. Đó cũng là mục tiêu của ngành xây dựng
và của toàn xã hội để hạn chế sự lãng phí sức người, sức của trong q trình triển
khai dự án.
Khi dự án xây dựng được thực hiện thì các bên tham gia đều quan tâm đến 3
mục tiêu cơ bản: chất lượng – chi phí – tiến độ. Nhiều đề tài trong và ngồi nước đã
nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ tiến độ làm cho chi phí
cơng trình tăng lên, chất lượng cơng trình khơng đạt như dự kiến như các nghiên
cứu của Ayman H. Al-Momani (2000) [2], Wu và ccs (2005) [3], Hwang (2009)
[4], Thắng (2003) [16]... Hầu hết các nghiên cứu trước đề cập đến vấn đề thay đổi
thiết kế dẫn đến việc chậm tiến độ thi cơng cơng trình. Các nguyên nhân gây ra sự
thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công cũng đã được làm rõ trong nghiên cứu của
Tín (2010) [17]. Đề tài này phát triển thêm cho các nghiên cứu trước là đánh giá sự
thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hồi Long



2
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Lý do hình thành nghiên cứu
Ngành xây dựng được xem là một trong những ngành quan trọng nhất trong
nền kinh tế. Bên cạnh việc tăng quy mô và vốn đầu tư như đã đề cập ở trên thì vấn
đề chậm trễ tiến độ, vượt chi phí trong giai đoạn thi cơng đang là một vấn đề rất
được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân gây tác động xấu đến dự án, trong đó sự thay
đổi thiết kế trong giai đoạn thi công rất thường xảy ra.
Đã có những nghiên cứu về vấn đề thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở
các dự án xây dựng ở Việt Nam:
 Long Le-Hoai và ccs (2008) [5] đã nghiên cứu về chậm tiến độ và vượt chi
phí trong các dự án xây dựng có quy mơ lớn ở Việt Nam.
 Tạp chí xây dựng (tháng 01, 2011) [18] đã có bài: Xác định các nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình.
Những nghiên cứu trên đã xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng lớn
đến sự thay đổi thiết kế trong các dự án xây dựng ở Việt Nam. Khi đã nhận diện
được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi cơng một
cách rõ ràng, thì đây chính là cơ sở để các kỹ sư quản lý dự án xây dựng các mơ
hình đánh giá và kiểm sốt các ngun nhân này một cách chặt chẽ hơn. Từ đó có
thể làm giảm nguy cơ vượt chi phí, chậm trễ tiến độ giúp nâng cao hiệu quả thực
hiện dự án.
1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Làm thế nào xây dựng mơ hình đánh giá mức độ thay đổi thiết kế trong giai
đoạn thi công và kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế?
- Làm thế nào để thu thập dữ liệu cần thiết, xử lý và phân tích dữ liệu thu thập
được để đưa ra kết quả?

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh


GVHD: TS. Lê Hoài Long


3
1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Khảo sát, thu thập dữ liệu để định lượng mối quan hệ giữa các nguyên nhân.
- Xây dựng cấu trúc AHP và ứng dụng lý thuyết mờ để xử lý, phân tích dữ
liệu thu thập được để đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công ở các dự
án xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Đưa ra nhận xét và kiến nghị một số giải pháp để hạn chế sự thay đổi thiết
kế trong giai đoạn thi công của dự án.
- Áp dụng cấu trúc AHP xây dựng được vào dự án cụ thể.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đồng thời cũng để tập trung vào vấn đề
nghiên cứu nên phạm vi nghiên cứu như sau:
- Không gian: các công trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp tại khu vực
Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
- Thời gian: các công trình xây dựng thi cơng từ năm 2000 đến 2011.
- Đối tượng khảo sát: là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
trong lĩnh vực xây dựng. Bao gồm:
 Chủ đầu tư / các thành viên trong BQLDA.
 Tư vấn thiết kế / giám đốc, giám sát.
 Nhà thầu thi cơng / giám đốc điều hành, trưởng các phịng ban, chỉ
huy trưởng cơng trình.
Đối tượng khảo sát được lựa chọn theo một số tiêu chí nhất định như sau:
- Loại dự án đã tham gia: cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Số năm kinh nghiệm: trên 8 năm.
Với những điều kiện như vậy, dữ liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu
từ các đối tượng khảo sát sẽ có tính khách quan, được đánh giá gần với thực tế và

có mức độ tin cậy cao.

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


4
1.4 Đóng góp của nghiên cứu
1.4.1 Đóng góp của đề tài về mặt học thuật
Nghiên cứu này góp phần đánh giá sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi
công ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam bằng cách ứng
dụng AHP và Lý thuyết mờ. Sự kết hợp ứng dụng AHP và Lý thuyết mờ trong
nghiên cứu này cũng giúp cho các đề tài sau có thể tự tin áp dụng cho các đề tài liên
quan.
1.4.2 Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn
Dựa vào cấu trúc AHP thiết lập được, các bên tham gia dự án có thể dựa vào
đó đánh giá, dự báo sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công đối với dự án xây
dựng dân dụng và cơng nghiệp cụ thể. Từ đó, có thể lường trước được mức độ thay
đổi thiết kế để giảm thiểu tối đa sự thay đổi thiết kế giúp cho các dự án được thực
hiện đúng tiến độ, chi phí và đạt chất lượng như dự kiến. Mặt khác, có thể kiểm sốt
được các rủi ro và có biện pháp xử lý, ứng phó thích hợp trong trường hợp cơng
trình phải có sự thay đổi thiết kế.

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


5

1.5 Cấu trúc luận văn

Hình 1.1 – Cấu trúc luận văn
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


6
1.6 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu

Giai đoạn 1
Xác định mối tương quan giữa các
nguyên nhân và giữa các nhóm
nguyên nhân

Giai đoạn 2
Đánh giá mức độ tác động của
các nguyên nhân ở một số dự án
cụ thể

Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu thu thập được
trong giai đoạn 1

Phân tích dữ liệu thu thập được

trong giai đoạn 2

Mơ hình đánh giá

Kết luận và kiến nghị
Hình 1.2 – Quy trình thực hiện nghiên cứu

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


7

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chương
Trong Chương 1, lý do hình thành nghiên cứu cùng với các câu hỏi, mục tiêu
nghiên cứu,… đã được xác định. Chương 2 sẽ trình bày tổng quan một số nghiên
cứu trước đây có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, các lý
thuyết được áp dụng và định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu cũng được
giới thiệu.
Hình 2.1 bên dưới thể hiện lược đồ cấu trúc Chương 2:

Hình 2.1 – Lược đồ cấu trúc Chương 2
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long



8
2.2 Các khái niệm
2.2.1 Thay đổi thiết kế
Thay đổi thiết kế là những thay đổi liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, bản
vẽ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi cơng cơng trình. Hwang và
ccs (2009) [4] đã định nghĩa thay đổi thiết kế (design change) là kết quả dẫn đến các
sự thay đổi đã được làm trong thiết kế của dự án hoặc các yêu cầu (requirement).
Những thay đổi này diễn ra trong giai đoạn cơng trình đang được thi cơng xây dựng
và đã làm thay đổi tiến độ thi công dự kiến của cơng trình.
2.2.2 Giai đoạn thi cơng
Giai đoạn thi cơng là giai đoạn hình thành nên sản phẩm xây dựng đảm bảo
đúng như bản vẽ thiết kế với các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra. Giai đoạn thi công
xây dựng có thể sau khi thiết kế đã hồn thành (phương pháp thực hiện dự án thiết
kế-đấu thầu-thi công) hoặc sau khi hoàn thành 1 phần của thiết kế (phương pháp
thực hiện dự án thiết kế-thi công).
2.2.3 Thiết kế-đấu thầu-thi công và thiết kế-thi công
a)

Thiết kế-đấu thầu-thi công
Theo truyền thống, hoạt động xây dựng thực tế sẽ không bắt đầu cho đến khi

bản vẽ thiết kế cuối cùng được hoàn thành (Hale và ccs, 2009) [6]. Đây là một
phương thức thực hiện truyền thống có sự phân chia giữa các nhóm liên quan trong
việc thực hiện dự án: nhóm thiết kế và nhóm thi cơng.
-

Nhóm thiết kế gồm: kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia khác chuẩn bị thiết kế,
các bản vẽ và các tài liệu hợp đồng.


-

Nhóm thi công gồm: nhà thầu, thầu phụ xây dựng và nhà thầu cung cấp vật tư,
máy móc thiết bị cần thiết cho cơng trình.

b)

Thiết kế-thi cơng
Thiết kế-thi cơng là phương thức thực hiện dự án do một nhà thầu hoặc liên

danh các nhà thầu chịu trách nhiệm theo hợp đồng cả về thiết kế lẫn thi cơng cho
tồn bộ dự án (Hale và ccs, 2009) [6].
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


9
2.2.4 Cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp
Nghị định 209/2004/NĐ-CP nêu rõ khái niệm này như sau:
a)

Cơng trình dân dụng
Nhà ở gồm: nhà chung cư và nhà riêng lẻ.
Cơng trình cơng cộng gồm: cơng trình văn hóa; cơng trình giáo dục; cơng

trình y tế; cơng trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;
nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát
thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; cơng trình thể thao các loại.

b)

Cơng trình cơng nghiệp
Gồm: cơng trình khai thác than, khai thác quặng; cơng trình khai thác dầu,

khí; cơng trình hố chất, hóa dầu; cơng trình kho xăng, dầu, khí hố lỏng và tuyến
ống phân phối khí, dầu; cơng trình luyện kim; cơng trình cơ khí, chế tạo; cơng trình
cơng nghiệp điện tử - tin học; cơng trình năng lượng; cơng trình cơng nghiệp nhẹ;
cơng trình cơng nghiệp thực phẩm; cơng trình cơng nghiệp vật liệu xây dựng; cơng
trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
2.3 Các lý thuyết, mô hình ứng dụng trong nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process)
a)

Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP
AHP là một phương pháp định lượng được đề xuất bởi Saaty vào năm 1977

nhằm giải quyết những vấn đề khơng có cấu trúc trong hoạt động kinh tế, xã hội và
khoa học quản lý. Nó cung cấp một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn đơn
giản, nhưng có cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá các phương án. Nó giúp phân
loại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ
lệ (I.M. Mahdi và K. Alreshaid, 2005) [7]. Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của
người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đốn đó, cũng như tính nhất
quán trong việc so sánh các phương án trong q trình ra quyết định. Hiện nay,
phương pháp AHP có thể được ứng dụng để đánh giá và chọn lựa các phương án

HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long



10
dựa vào tỉ số sắp hạng cho mỗi phương án quyết định theo các tiêu chí được thiết
lập trước.
Theo Bevilacqua, AHP là công cụ ra quyết định linh hoạt và đủ sức mạnh để
giải quyết những vấn đề phức tạp mà cần xem xét cả khía cạnh định lượng cũng như
định tính. AHP giúp phân tích để tổ chức những tiêu chuẩn thành một thứ bậc giống
như cấu trúc cây thư mục. Tiếp tục phát triển những nghiên cứu của Belton, Golden,
Murahdar; Taylor đã miêu tả AHP là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn
dựa trên phân tích sử dụng cấu trúc thứ bậc cho các vấn đề. Phương pháp giúp định
lượng các nhân tố định tính để lựa chọn phương án tốt nhất. Trong thời gian qua, đã
có nhiều tranh luận về những ưu khuyết điểm của phương pháp AHP. Waste and
Freeling, suy luận ra các trọng số (weights) của các tiêu chuẩn bằng phương tiện
dùng một thang đo tỉ lệ. Phương pháp AHP có thang đo tiêu chuẩn là từ 1÷9 tương
ứng với 9 cấp độ quan trọng; từ nhân tố A quan trọng bằng nhân tố B đến nhân tố A
vô cùng quan trọng hơn so với nhân tố B. Trong khi đó, Dyer và Wendel đã nghiên
cứu phương pháp AHP dựa vào biện minh lý lẽ rằng nó thiếu một cơ sở lý thuyết
vững chắc. Tuy nhiên, nhà toán học người Mỹ đã phản hồi những lời phê bình này
bằng cách hiệu chỉnh và đề nghị một mơ hình AHP lý tưởng, trong đó mỗi cột của
ma trận ra quyết định được chia bằng tổng giá trị các số trong cột. Và ngày nay
phương pháp AHP đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới vào các lĩnh vực khác
nhau và được xem là một phương pháp ra quyết định đáng tin cậy. (trích Cường,
2010) [19]
AHP là kỹ thuật ra quyết định dựa trên phương pháp quyết định đa tiêu
chuẩn (Saaty, 2008) [8]. Nó xem xét sự phán đoán, kiến thức, kinh nghiệm của con
người trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu này áp dụng mơ hình AHP nhằm
xây dựng một cấu trúc thứ bậc phù hợp và vectơ về mức độ quan trọng. AHP được
lựa chọn cho nghiên cứu này bởi các lý do:
- AHP có khả năng thống nhất các nhân tố định tính và định lượng trong
một hệ thống nhất.


HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


11
- AHP có khả năng giải quyết những vấn đề trong việc ra quyết định hoặc
đánh giá trong ngành xây dựng. Bằng cơng cụ AHP, vấn đề được phân tích một
cách logic từ những phần tử lớn (nhóm nguyên nhân) đến những phần tử nhỏ hơn
dựa trên cơ sở xây dựng cấu trúc thứ bậc phù hợp với từng dạng bài tốn và tình
huống khác nhau.
- Kết quả tính tốn của mơ hình áp dụng AHP dựa trên các phán đoán của
người ra quyết định và để kiểm soát mức độ hợp lý bằng cách đo mức độ nhất quán
của những phán đốn này.
- Phương pháp AHP có thể tích hợp với phương pháp logic mờ trong việc
đánh giá và ra quyết định trong những trường hợp mà điều kiện đánh giá không rõ
ràng. Đây là ưu điểm lớn để giải quyết những bài toán đánh giá, dự báo bằng cách
tích hợp các phương pháp trong những bước đánh giá khác nhau cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
b)

Ưu điểm của phương pháp định lượng AHP
Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mơ hình ra quyết định duy

nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định hình.
Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức tiếp
cận hệ thống trong việc giải quyết vấn đề.
Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các
nguyên nhân trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý.

Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của
con người trong việc lựa chọn những nguyên nhân của hệ thống thành những mức
độ khác nhau và các nhóm tương đồng.
Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vơ hình và một phương
pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên.
Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của
những sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên.
Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng mục
đích thay thế.
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


12
Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên
của các nguyên nhân trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt
nhất trên mục tiêu của họ.
Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP khơng phụ thuộc vào sự nhất trí
nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược.
Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những khái
niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh giá
thông qua việc lặp lại.
c)

Các tiên đề của phương pháp AHP
Việc thiết kế mơ hình trên cơ sở áp dụng phương pháp AHP phải đáp ứng

được mục tiêu của việc xây dựng mơ hình, đó là nhận ra được mức độ tác động của
các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công của dự án

cũng như đánh giá sự thay đổi này ở mức độ nào so với kế hoạch ban đầu. Từ đó,
tìm ra mơ hình để quản lý các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế tốt hơn.
Trong đó, mơ hình AHP giúp chúng ta xây dựng được cấu trúc thứ bậc cho các
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế và vectơ trọng số cho từng nguyên nhân,
từng nhóm nguyên nhân một cách định lượng. Các nguyên nhân của các vấn đề
trong nền công nghiệp xây dựng là vô số và mối liên hệ của chúng là vô cùng phức
tạp. Tuy nhiên theo Saaty, trong bất kỳ mơ hình nào xây dựng bởi mơ hình AHP,
người xây dựng và sử dụng mơ hình cần phải nhận dạng được mục tiêu nghiên cứu
và các vấn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu đó. Holden đã đề nghị bốn
giả thiết sau, được phát biểu thành những tiên đề, giúp cho phương pháp AHP có
giá trị trong việc thiết kế mơ hình ứng dụng. (trích Cường, 2010) [19]
- Tiên đề 1: Đối với 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A cho trước,
người ra quyết định phải đưa ra giá trị một sự so sánh cặp, gọi aij là trọng số các
phương án đối với một tiêu chuẩn nào đó trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một
thang đo tỉ lệ thuận nghịch (recipprocal ratio scale); nghĩa là: aij 

1
, với mọi i, j
a ji

thuộc tập A.
HVTH: Phạm Võ Duy Thanh

GVHD: TS. Lê Hoài Long


×