NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT.
1.1.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn
gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản, mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên
giá thành sản phẩm. Vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện để giảm giá
thành sản phẩm.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng nhiều
công cụ quản lý kinh tế khác nhau trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quan
trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm đang là vấn đề then chốt thì kế toán càng có ý nghĩa thiết thực
đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
* Chi phí sản xuất.
Nền sản xuất xã hội của bất kì phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với
sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách
khác đó là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động,
và sức lao động. Như vậy để tiến hành sản xuất người sản xuất phải bỏ thù lao lao
động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi
phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của người sản xuất.
Quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghịêp sản xuất công nghiệp chính
là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí cho sản xuất. Hoạt động sản xuất ở
doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp có đầy đủ ba yếu tố: tư liệu lao
động, đối tượng lao động và sức lao động. Chi phí sản xuất sẽ phát sinh khi doanh
nghiệp sử dụng các loại yếu tố trên. Đó là chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao
tài sản cố định (hao phí bằng tiền của lao động vật hoá), chi phí nhân công (hao phí
bằng tiền của lao động sống), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Để xác định và tổng hợp được các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kì hoạt
động thì mọi chi phí đều phải biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Trong quá trình sản
xuất doanh nghiệp còn bỏ ra nhiều chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lí
doanh nghiệp nhưng chỉ những chi phí nào phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
của doanh nghiệp mới được coi là chi phí sản xuất.
Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất
trong một thời kì nhất định được biểu hiện bằng tiền.
Như vậy, bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó là điều kiện bắt buộc. Để tồn tại
và phát triển tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, tức là phải thu được lợi nhuận. Biện pháp
quan trọng nhất để tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là làm sao quản lý tốt và
tiết kiệm được chi phí .
* Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao
động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa
mang tính khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu
quản lý của donh nghiệp giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử
dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn
của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp
chi phí, tăng cao lợi nhuận. Bản chất của giá thành là việc chuyển dịch giá trị của
các yếu tố chi phí sản xuất vào sản phẩm công việc hoàn thành. Vì vậy sự tiết kiện
hay lãng phí về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm giá thành
sản phẩm cho nên quản lý như thế nào, ra làm sao là một vấn đề mà các doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm.
1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm trong doanh
nghiệp.
Để đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có lãi thì bất kì
một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng ý thức được một nguyên tắc hết
sức căn bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo thu nhập phải bù
đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi,
Đứng trên góc độ quản lý, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định đúng đắn.
Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không đầy đủ các nhà quản trị
sẽ gặp khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Yêu cầu đặt ra là làm sao, bằng cách nào để tính toán đánh giá một cách
chính xác nhất những chi phí đã bỏ vào sản xuất. Muốn vậy phải tiến hành phân
loại chi phí và giá thành sản phẩm nhằm quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết
kiệm chi phí để phát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh và các mối quan hệ mật
thiết với doanh thu, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý
và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm.
Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp,
ở từng bộ phận từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao
động, tiền vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
-Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với
các bộ phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế
toán chi phí và kế toán tính giá thành.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản
xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản
lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng của kế toán
chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương
án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp .
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm ,
khả năng yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá
thành cho phù hợp .
- Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành
cho phù hợp và khoa học.
-Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng nhu
cầu thu nhận.
-xử lý hệ thống hoá thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp
lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong
kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
-Tổ chức lập và báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những
thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng phù hợp với quá trình sản
xuất-tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ
khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng
như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh
cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng
kinh tế.
- Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chức năng- công dụng của chi phí,
các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
+ Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động
vật hoá và lao động cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc
tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng
tiền.
Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
- Chi phí khác là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài sản
hoạt động xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp; chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí hoạt động tài chính.
+ Chi phí bất thường.
Phân loại theo cách này giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của từng loại
chi phí từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại nhằm phục vụ cho
yêu cầu quản lý chi phí theo định mức. Ngoài ra, kết quả thu được còn giúp cho việc phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo cho công tác lập định
mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Nghiên cứu chi phí theo yêú tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì
toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban
đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
- Chi phí ban đầu là các chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm,
chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình
phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với
quản trị doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để
lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, là
cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng
như ở từng doanh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập
quốc dân cho ngành, toàn bộ nền kinh tế.
1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí
với các khoản mục trên báo cáo tài chính(theo mối quan hệ giữa chi phí với từng
thời kỳ tính kết quả kinh doanh)
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi
phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí
sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ là các chi phí để phụ vụ cho hoạt động kinh doanh, không
tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích trong kỳ mà chúng
phát sinh. Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.1.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
- Chi phí khả biến- gọi là biến phí: đó là chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ
hoạt động của đơn vị. Trong doanh nghiệp sản xuất biến phí tồn tại khá phổ biến
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, chi phí năng lượng….
+ Biến phí tỷ lệ là loại biến mà tổng chi phí quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ
hoạt động, còn chi phí của đơn vị thì không thay đổi.
+ Biến phí không tỷ lệ thuận.
- Chi phí bất biến (định phí): Là chi phí mà tổng không thay đổi khi có sự
thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Cần phân biệt các loại định phí sau:
+ Định phí tuyệt đối.
+ Định phí tương đối (cấp bậc).
+ Định phí bắt buộc.
+ Định phí không bắt buộc.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phi chí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố
của định phí và biến phí.
1.2.1.5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
Theo tiêu thức lựa chọn này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí
cơ bản và chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra còn có các nhận diện khác về chi phí như:
+ Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
+ Các loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án bao gồm:
chi phí chênh lệch, chi phí chìm và chi phí cơ hội.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí khác nhau đều có một mục đích chung
đó là làm sao quản lý được tốt nhất chi phí sản xuất và qua đó thực hiện nhiệm vụ
tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp.
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm.
Cũng như chi phí sản xuất tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán
cụ thể mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau:
1.2.2.1. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí:
Theo tiêu thức này, cần phân biệt các loại giá thành sau đây:
- Giá thành sản xuất toàn bộ.
- Giá thành sản xuất theo biến phí.
- Giá thành có phân bổ hợp chi phí cố định.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm của sản phẩm tiêu thụ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo tiêu thức này gồm có các loại giá thành:
- Giá thành kế hoạch.
- Giá thành định mức.
- Giá thành thực tế.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện của hai mặt của quá
trình sản xuất kinh doanh. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối
quan hệ mật thiết với nhau một bên chi phí sản xuất là đầu vào là nguyên nhân dẫn
đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Vì vậy tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được
giá thành sản phẩm.
Cũng giống nhau về bản chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí
về lao động sống lao động vật hoá bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Do bộ
phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện:
- Về mặt phạm vi: khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một
thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay
chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất
nhất định, tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành.
- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi
có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm
hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một
phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối
quan hệ này thể hiện ở công thức giá thành tổng quát sau đây:
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Trong trường hợp đặc biệt khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí
sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc không có sản phẩm làm dở thì tổng giá thành bằng
tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí
tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm
tính toán xác định chi phí, doanh thu, kết quả, cũng như định của chế độ quản kinh
tế- tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
sản phẩm.
1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất theo các phạm vi giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính
giá thành. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên
trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất.
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là xác định
nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Nơi phát sinh chi phí đó như: Phân
xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, còn nơi gánh chịu chi
phí là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó, hoặc các bộ phận chi tiết của
sản phẩm .
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, gian đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
Như vậy, xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất một cách khoa học
hợp lý là cơ sở tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu
đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh
nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc được xác định là đối
tượng tính giá thành.
- Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm khác nhau là một đối
tượng tính giá thành.
- Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành
sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ.
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp kiểu chế biến liên
tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành
phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng.
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá
thành có thể là sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết
của sản phẩm.
Trên thực tế khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế, các bộ phận một
chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không, cần phải nhắc đến các
mặt như: Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có phải
là hàng hoá hay không, để xác định cho phù hợp.
1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành.
Về bản chất thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành đều là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và
cùng phục cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra, chi phí, giá thành sản phẩm.
Tuy vậy, giữa chúng vẫn có sự khác nhau nhất định.
- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn
tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí
liên quan đến kết quản sản xuất đã hoàn thành của quá trình sản xuất.
- Trong thực tế, có những trường hợp có một đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất nhưng lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá hành và ngược lại.
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng hai phương pháp tập
hợp chi phí sản xuất đó là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ
gián tiếp. Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp.
+ Phương pháp trực tiếp: Được áp dụng với các chi phí trực tiếp đó là chi
phí chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.