Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________________________________________________________________________________

PHAN THỊ THANH HỒNG

GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ÐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGHỆ AN, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________________________________________________________________________________

PHAN THỊ THANH HỒNG

GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ÐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VIẾT QUANG

NGHỆ AN, 2017


1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Đào tạo Sau Đại học,
khoa Giáo dục chính trị, cùng tồnthể các thầy, cơ giáo Trường Đại học Vinh đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức lý luận chính trị quý
báu, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Viết Quangđã trực
tiếp hướng dẫn, chỉbảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Ba Đồn, các
trường THCS trên địa bàn Thị xã Ba Đồn, luôn chia sẻ, động viên, tạo điều kiện
cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và công tác.
Nghệ An, tháng 8năm 2017
Tác giả

Phan Thị Thanh Hồng


2
MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... 5
A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG...................................................................................................... 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................ 11
1.1.Một số kháiniệm liên quan đến đề tài....................................................... 11
1.2. Nội dung và phương thức giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho
học sinh trung học cơ sở ................................................................................. 15
1.3. Tầm quan trọng của giáo dục ý về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay ....................................................... 40
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 45
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN,
ĐẢO CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................. 47
2.1. Khái quát về các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................... 47
2.2. Ý thức về chủ quyền biển, đảo của học sinh các trường trung học cơ sở
trên địa bàn thị xã Ba Đồn hiện nay ............................................................... 55
2.3. Thực trạng công tác giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học
sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình................................................................................................................. 59
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 69


3
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH

QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................... 70
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn hiện nay ........................................................................ 70
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về chủ quyền
biển, đảo cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình..................................................................................... 76
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 97
C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100
E. PHỤ LỤC ...................................................................................................... 104


4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

TT

Từ viết đầy đủ

1.

BCHTƯ

Ban Chấp hành Trung ương

2.

BGH


Ban giám hiệu

3.

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

4.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

5.

CTQG

Chính trị quốc gia

6.

CTGDCTTT

Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng

7.

ĐTN


Đội thiếu niên

8.

GDCD

Giáo dục cơng dân

9.

GDĐT

Giáo dục đào tạo

10.

HTCT

Hệ thống chính trị

11.

NXB

Nhà xuất bản

12.

TCCSĐ


Tổ chức cơ sở đảng

13.

THCS

Trung học cơ sở

14.

UBND

Ủy ban nhân dân

15.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

16.

QP - AN

Quốc phòng an ninh


5
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (xác suất
3 tổ 10 trường /370 giáo viên) ............................................................. 58
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (xác suất
mỗi khối 1 lớp. 10 trường /1200 học sinh).......................................... 58
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về các khái niện về chủ quyền biển đảo (xác
suất mỗi khối 1 lớp. 10 trường /1200 học sinh) .................................. 58
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về các khái niện về chủ quyền biển đảo (xác
suất 3 tổ 10 trường /370 giáo viên) ..................................................... 59
Bảng 3.1. Kết quả câu hỏi 1 ................................................................................. 89


6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bên cạnh biên giới đất liền kéo dài hàng nghìn km, biển nước ta được ví
như cổng vào, cửa mở của quốc gia. Biển, đảo, thềm lục địa đã hình thành rào
dậu, thành lũy nhiều tầng nhiều lớp tạo nên hệ thống phòng thủ liên hoàn bảo vệ
Tổ quốc. Việt Nam là một quốc gia biển với bờ biển dài trên 3.260 km; diện tích
biển gấp ba lần diện tích đất liền (1.000.000 km2 biển/330.363 km2 đất liền).
Biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiểm năng kinh tế to lớn mà còn là cửa ngõ
để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế nên vai trị của biển là vơ cùng quan
trọng. Đảng, Nhà nước ta nhận thức tầm quan trọng của biển, đảo, chỉ rõ: Phát
triển mạnh kinh tế biển vừa tồn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm với những
ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển
gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế (...) nhanh chóng phát
triển kinh tế - xã hội ở các hải đảo gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Biển cịn đóng vai trị quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến
lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển ln gắn liền với q trình xây dựng và
phát triển của đất nước con người Việt Nam.

Trongkhi Bộ GDĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển đảo
vào chương trình giáo dục, nếu mỗi nhà trường chú trọng đến vấn đề này bằng
những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có
việc đưa vấn đề chủ quyền biển, đảo vào giáo dục lồng ghép trong giảng dạy,
trong các hoạt động cụ thể thì tin chắc rằng các em học sinh là những chủ nhân
tương lai của đất nước sẽ ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo
của đất nước, biến khát vọng “rừng vàng biển bạc” của dân tộc ta thành hành
động cụ thể.


7
Xuất phát từ những lý do trên và với cương vị là một giáo viên GDCD,
tác giả chọn vấn đề “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Liên quan đến vấn đề về biển, đảo, ýchủ quyền biển, đảo và giáo dục ý
thức về chủ quyền biển, đảo có nhiều cơng trình nghiên cứu như:
- Vấn đề về biển, đảo, về chủ quyền biển, đảo được đề cập đến trong các
văn bản của Đảng và Nhà nước, trong nhiều công trình nghiên cứu.Trung tâm
thơng tin cơng tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng Hải quân
biên soạn cuốn Biển và hải đảo Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2007. Tài liệu đãcung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủtrương,
chính sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu, tài liệu về biển, đảo Việt Nam và
quốc tế.
Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh, do Vụ
Giáo dục quốc phịng và chương trình phát triển Giáo dục phổ thông ban hành
đã khẳng định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các chứng
cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa
và Trường Sa. Tác giả Trần Cơng Trục (2011) trong Dấu ấn Việt Nam trên biển

Đông đã nhấn mạnh về vị trí vai trị của biển Đơng trong lịch sử dân tộc, đồng
thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo đó, một quốc gia
ven biển như Việt Nam khơng chỉ có chủ quyền trên đất liền mà còn giữ chủ
quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ”.
Tiếp tục khẳng định về chủquyền biển, đảo Việt Nam, cuốn Người Việt
với biển của tác giả Nguyễn Văn Kim (2011) đã tập trung khai thác và lý giải
mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài


8
qua con đường biển. Tác giả nhấn mạnh: chủ quyền và an ninh biển là chủ đề
được quan tâm xuyên suốt theo dòng chảy của lịch sử đất nước…việc bảo vệ
chủ quyền giữ gìn an ninh phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ mang tính chiến
lược lâu dài.
Trong cuốn Những điều cần biết về Đất - Biển - Trời Việt Nam của tác giả
Lưu Văn Lợi (2010) đã khẳng định rằng trên chặng đường bốn mươi thế kỉ, dân
tộc ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra biển Đông, từ ven bờ tiến ra biển gần,
rồi biển xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn. Chủ trương
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo (1986-2007), tác giả Vũ Quang Hiển đã nhấn mạnh đến
những giá trị chiến lược của biển đảo Việt Nam. Tác giả đưa ra những chủ
trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tổ chức tốt việc bảo vệ chủ
quyền, và giữ vững an ninh các tuyến biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức về biển, đảo cho mọi tầng lớp nhân dân
nói chung và học sinh THCS nói riêng là một nội dung quan trọng trong hoạt
động, tuyên truyền, giáo dục ở nước ta hiện nay. Vấn đề này được được đề cập
đến trong văn bản, tài liệu, các cơng trình nghiên cứu như: Bộ giáo dục và Đào
tạo đã ban hành cuốn Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên

và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học cơ sởnhằm bổ sung thêm thông
tin và giáo dục cho học sinh những hiểu biết về tiềm năng, sự cần thiết phải khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc. Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt
động ngoại khóa để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc trong nhà trường trung học.
Trong năm 2017 thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương về
việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về biển đảo, nhằm nâng cao nhận
thức trong mọi tầng lớp nhân dân về vai trị, vị trí chiến lược của biển đảo Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời cổ vũ, động viên


9
mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự
cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển
kinh tế biển đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ
quốc, NXB. Giáo dục Việt Nam đã và đang biên soạn bộ sách chuyên đề về biển
đảo Việt Nam.
2. Mục đích
Từ lý luận và thực tiễn giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học
sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển,
đảo cho học sinh THCS.
- Khảo sát, thực trạng giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học
sinh các trường THCS trên địa bàn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục về
chủ quyền biển, đảo cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về chủ quyền biển, đảo và giáo dục ý
thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh THCS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trungkhảo sátviệc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn
hiện nay.
5.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên các quan điểmcủa Đảng về giáo dục, cũng như các
cơng trình nghiên cứu về biển đảo Tổ quốc; dựa trên những thành tựu nghiên


10
cứu mới về lý luận giáo dục, tâm lý học, phương pháp dạy học liên quan tới giáo
dục học sinh THCS. Trong quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, lịch sử, lơgíc, điều tra xã hội học và các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lý luận, khẳng
định vai trò, ý nghĩa của giáo dục về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh
Trung học cơ sở. Đồng thời, đề tài đề xuất những giải pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục cho học sinh THCS nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học
sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý

thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị
xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.


11
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
VỀ CHỦ QUYỀNBIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Một số kháiniệmliên quan đến đề tài
1.1.1.Khái niệm cơ bản
“Chủ quyền”“quyền làm chủ một nước, một quốc gia về mọi mặt”
[39,tr.239].
Chủ quyền quốc gia” là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy
đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi
phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Tất cả các nước đều có
chủ quyền quốc gia. Tơn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia: không một quốc gia nào được can thiệp hoặc
khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
- Khái niệm biển:
“Biển” Vùng nước mặn rộng lớn bao quanh trái đất [35,tr.123]. Biển là hệ
thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại
dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng
Dương và Bắc Băng Dương. Từ "biển" được sử dụng trong tên của một vùng
nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ.
Khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng biển
nhỏ hơn, và là một phần hoặc toàn bộ giáp với đất liền. Tuy nhiên, biển
Sargasso khơng có bờ biển và nằm trong một dòng chảy Bắc Đại Tây Dương.



12
Biển nói chung là lớn hơn so với hồ và chứa nước mặn, nhưng biển
Galilee là một hồ nước ngọt. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển khẳng định
tất cả các đại dương là "biển".
- Khái niệm đảo:
“Đảo”Khoảng đất đá lớn nổi lên giữa sơng, biển [39, tr.359]cịn Điều
121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa "đảo" cụ
thể hơn, theo đó đảo "là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ
triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước"[2, tr.138]. Có thể phân loại đảo
tự nhiên thành hai nhóm chính là đảo lục địa và đảo đại dương. Ngồi ra cịn
có đảo nhân tạo.
1.1.2. Chủ quyền biển, đảo
Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền lãnh thổ
quốc gia. Theo TS. Trần Công Trục, chủ quyền quốc giagồm 2 nội dung: quyền
tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc
gia trong quan hệ quốc tế, là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc
lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình.
Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản
pháp luật quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo.
Cịn khái niệm “lãnh thổ” có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng đầy đủ
và đúng đắn được chấp nhận rộng rãi ngày nay là: “Lãnh thổ là một diện tích
mặt đất trong đó Nhà nước áp dụng và thực hiện một hệ thống quy tắc pháp lý.
Nói một cách khác, lãnh thổ là phạm quy không gian của Nhà nước, cái khung
thẩm quyền của Nhà nước[19, tr.63]. Như vậy, chủ quyền lãnh thổ gắn với thẩm
quyền nhất định về.những con người sống trên lãnh thổ của mình, đối với những
cái ở lãnh thổ đó và những sự kiện xãy ra trên lãnh thổ đó.
Nhà nước ta có chủ quyền về:
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất

của đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia. Đây là bộ phận


13
quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng
trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều
rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn
tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính
phủ nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và cơng bố.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế
độ pháp lý như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc
gia trên biển.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn
tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời
quốc tế. Ví dụ: Trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
Vùng trời quốc gia là khoảng khơng gian phía trên lãnh thổ quốc gia, là
bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và phụ thuộc chủ quyền hồn tồn của quốc
gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt
được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế
Thực tế cho thấy dù trong bất cứ hồn cảnh nào đất nước ta ln bảo vệ
sự hịa bình và tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam thân yêu. Trong Tuyên ngôn Độc lập
ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ ràng: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa năm 1946 ghi trong lời nói
đầu:“Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành
độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Và trong điều
2: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung - Nam- Bắc không thể

phân chia”.


14
Trong Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam có cả một chương dành cho nhiệm vụ “Bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam” và ghi trong điều 1, chương I: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ
bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”.
Vì vậy, “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn
toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề
của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lý đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ
sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ
thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền,
thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và
vùng trời”. Điều này tiếp tục được khẳng định trongHiến pháp 2013 (sửa đổi) ở
điều 12:“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc
tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp
vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tn thủ Hiến chương
Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.



15
“Đường biên giới” là đường ngăn cách hai quốc gia, nói cách khác nó là
giới hạn thẩm quyền của quốc gia. Đường biên giới được kéo dài theo 2 hướng:
ra biển (biên giới biển) và theo hướng thẳng đứng (biên giới vùng trời).
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ba mặt là đất liền, một mặt là
Biển Đông. Về đất liền nước ta giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Về biển,
nước ta giáp với Trung Quốc, Philippin, Malayxia, Indonesia, Thái Lan,
Campuchia. Trong nội dung luận văn này người nghiên cứu chỉ đi sâu vào vùng
biên giới biển để thực hiện đúng yêu cầu mà luận văn đã đề ra.
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ba mặt là đất liền, một mặt là
Biển Đông. Về đất liền nước ta giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Về biển,
nước ta giáp với Trung Quốc, Philippin, Malayxia, Indonesia, Thái Lan,
Campuchia. Trong nội dung luận văn này người nghiên cứu chỉ đi sâu vào vùng
biên giới biển để thực hiện đúng yêu cầu mà luận văn đã đề ra.
1.2. Nội dung và phương thức giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trung học cơ sở
1.2.1.Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trung học cơ sở
1.2.1.1. Trang bị kiến thức về biển, đảo Việt Nam cũng như vị trí, vai trị
của biển, đảo đối với quốc gia ven biển
Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trung học cơ sở,
trước hết cần làm cho học sinh hiểu về vị trí, vai trị của biển, đảo đối quốc gia
ven biển. Việc truyền đạt nội dung một cách rõ ràng và đầy đủ về biển, đảo có
vai trị quan trọng trong giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trung học cơ sở, chúng ta không thể “cắt xén” truyền đạt một cách “nửa vời” cho
học sinh vì nó sẽ làm cho học sinh mơ hồ và rối rắm.
Trước hết chúng ta cần phải biết biển là mỏ muối, nguồn hải sản và một
đường giao thông ven bờ; biển đã như thế từ thời thượng cổ trong suốt bao



16
nhiêu đời. Từ thế kỷ XV, nhờ sự phát minh và cải tiến la bàn, bánh lái thuyền
và kỹ thuật đóng những thuyền cỡ lớn có sức chịu sóng to, gió lớn, có khả
năng đi ra đại dương, con người đã tổ chức những chuyến đi xa và dài ngày,
phát hiện những đất mới, chinh phục trái đất và các vùng biển. Từ đây nảy sinh
vấn đề kiểm soát các vùng biển trong cuộc chạy đua giành những nguồn tài
nguyên mới.
Tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo trong trường học là một hoạt
động có ý nghĩa lớn, khơi gợi sự quan tâm của học sinh, giúp các em biết chia sẻ
khó khăn với cán bộ, chiến sĩ đang canh giữ biển đảo của Tổ quốc, giúp các em
có động cơ học tập tốt và có suy nghĩ, hành động đúng đắn để góp phần bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước. Tuy nhiên, để công tác giáo dục chủ quyền
biển đảo trong nhà trường đạt hiệu quả cần được chú trọng quan tâm hơn nữa.
Bên cạnh việc mở rộng phạm vi tích hợp vào nhiều mơn học thuộc khoa học xã
hội, với những nội dung, thời lượng cụ thể, cần bổ sung nội dung giáo dục chủ
quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh bằng những tiết học chính khố riêng
biệt. Đối với nhà trường, bên cạnh việc xen kẽ vào chương trình giáo dục ngồi
giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học và các hoạt động văn hóa văn nghệ trong
nhà trường rất cần nhiều hơn nữa những buổi tổ chức ngoại khóa chủ quyền
biển, đảo. Do đó nội dung chính của luận văn này là một nghiên cứu nhằm làm
tốt công tác giáo dục ý thức biển đảo cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là
cần thiết.
Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trung học cơ sở là
giúp họ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của biển, đảo đối quốc gia ven biển.
Ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 đã
có hiệu lực sau khi được 60 nước phê chuẩn. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5
của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Nghị quyết phê
chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Ngày 23 tháng 6

năm 1994, nước ta là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước này. Ngày 28 tháng 7


17
năm 1994, Hội nghị toàn thể lần thứ 101 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện phần XI của Công ước
1982 và Việt Nam cũng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết và hiệp định
này.Công ước 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là
văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp tồn diện, bao qt tất cả các vấn đề quan
trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả
các nước thành viên Liên hợp quốc. Việc thơng qua Cơng ước 1982 có thể xem
là một bước đi quan trọng trong việc thiết lập trật tự trên biển.
Với Việt Nam, Cơng ước 1982 có một ý nghĩa đặc biệt. Công ước đã xác
nhận và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của nước ta đối với các vùng
biển và thềm lục địa phù hợp với các Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 và
ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về các vùng biển Việt Nam, phù hợp với chính sách nhất quán của
Nhà nước nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa
với các nước láng giềng thông qua thương lượng hồ bình, trên tinh thần bình
đẳng, hiểu biết và tôn trọng nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đơng, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ
biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung
bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế
giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ
có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với
diện tích khoảng l.700 km2, trong đó, có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, 23
đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng
trên l.400 đảo chưa có tên. Vì vậy, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi

trường của mọi miền đất nước. Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng
lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia,


18
Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đơng
có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân của các nước và
vùng lãnh thổ này.
Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại
quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường
thơng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng
hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên
thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển
Đơng. Biển Đơng (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và
chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong
Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn
của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng
dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này.
Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và
hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
giữa châu Âu, Trung Cận Đơng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong
khu vực. Biển Đơng đóng vai trị là chiếc ''cầu nối'' cực kỳ quan trọng, là điều
kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các
nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn
của thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là ''mặt tiền'' quan trọng của
đất nước để thơng ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. So
với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đơ thị lớn có kết
cấu hạ tầng khá tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu

tư phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số
loại có thể trở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ
thống giao thơng đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện; là môi trường hết


19
sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, tiếp thu
cơng nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan
toả ra các vùng khác trong nội địa. Có thể nói, vùng ven biển là vùng có nhiều
lợi thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh.
Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt
dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường
xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải
hàng hố xuất, nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng
Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Hiện nay, các nước trong khu vực đang tích cực khởi động chương trình
phát triển Tiểu vùng Mê Công, ta và Trung Quốc đang hợp tác xây dựng và thực
hiện chương trình Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, coi đó là một cực tăng trưởng
mới trong khuôn khổ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
(CAFTA).
+ Biển, đảo với đời sống con người.
Nhờ có 71% diện tích biển và đại dương bao phủ bề mặt mà mơi trường
Trái đất có những điểm khác cơ bản so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống
trên trái đất. Khơng có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hơm nay có
thể khơng tồn tại (Seibol và Berger, 1989). Bởi lẽ, biển và đại dương có nhiều
chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của trái đất. Nó hoạt động với tư
cách là một "cỗ máy điều hồ nhiệt độ" và "cỗ lị sưởi" khổng lồ có tác dụng
điều chỉnh cân bằng các cực trị nhiệt độ thịnh hành trên trái đất và làm dịu các
ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn,... Thiếu biển và

đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn và môi trường sống trên
trái đất sẽ khắc nghiệt hơn.
Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những
tác động khơn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại


20
chứng tỏ vai trị quan trọng tồn cầu của nó. Hiện nay, đại dương và biển có khả
năng thu và lưu giữ được 30% lượng CO2 thừa trong nhóm khí nhà kính từ bầu
khí quyển của trái đất và nếu làm cho đại dương lành mạnh hơn thì khả năng này
tiếp tục tăng lên.
* Việt Nam là một quốc gia ven biển
Là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về
chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục
địa rộng lớn, diện tích vượt quá một triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền;
có hơn 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới
vịnh Thái Lan. Những vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển
nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc
tế. Tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển nước ta có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước...”, điều đó ta thấy rằng: Biển nước
ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài
ngun đó thì làm cho nước ta ngày càng giµu và mạnh lên từ biển. Đây là một
vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cơng cuộc phát triển đất nước, trong
đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi), ngồi ra cịn
nhiều loại khống sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh..., hải sản
có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị năng
lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển
và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu,

Trung Cận Đơng, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực. Có thể
nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la, nhằm chủ động
hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
Vùng biển, đảo nước ta khơng những có vị trí quan trọng về kinh tế mà
cịn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với các nước trong khu vực và


21
trong chiến lược của các nước lớn, nó là biên giới phía Đơng, là đường tiếp cận,
bàn đạp tiến cơng, uy hiếp, phong toả và phá hoại nhiều mặt của các thế lực xâm
lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối
với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. Ngày nay, biển Đơng cùng
các đảo vẫn cịn diễn ra các tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa
các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc khó lường, đang là thách thức đe doạ
đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của nước ta trên biển và từ hướng biển
Thực tế cho thấy, biển, đảo có vị trí, vai trị rất quan trọng đối với đời
sống con người, với sự tồn tại và phát triển của quốc gia ven biển. Biển Việt
Nam trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và
xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm sốt và làm chủ vùng biển.
Quần đảo Hồng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa
kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý(1 hải lý =
1,853km), từ 1705’ xuống 1545’ độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là
độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.Quần đảo
Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và
một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần với đất liền
Việt Nam hơn cả: Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 vĩ độ
B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách cù
lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa

tới 140 hải lý (đảo Hoang Sa Pattle: 16 độ vĩ B 111 độ 6’ Đ và Ling-Sui hay
Leing Soi: 18 độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa
thì cịn xa hơn nhiều, tổi thiểu là 235 hải lý.
Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các
đảo Hồng Sa ln hứng gió Mùa Đơng Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường
tiếp nhận các thuyền hư hại bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa. Các vua


22
chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền ấy về nước nên họ
thường bảo nhau tìm cách dạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính
vì vậy Hồng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng
xác lập và thực thi chủ quyền của mình.
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hịn trên, hiện có 23 đã được đặt tên,
gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hịn. Các đảo trên khơng cao, nhất là đảo Hịn
Đá(50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tơn (10 feet). Các đảo chính gồm hai
nhóm:Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam.
Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đơng Bắc.
Quần đảo Trường Sa:
Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là
Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan
Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hồng Sa tính đến đảo gần nhất là
khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các
Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan
Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 62’ vĩ B, 11128’ vĩ B, từ kinh độ
112Đ, 115Đ1.4) trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000 km2.
Biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ
tổng cộng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiễn sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển

thuộc Ban Biên giới Chính phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không
kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân,
Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính là các đảo, đá, bãi
phụ cận. Philipines đã liệt kê mộ danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao
trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục


23
Bản đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam),
quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm chín cụm chính kể từ Bắc xuống Nam:
1. Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, 2 bãi:
2. Cụm đảo Thị Tứ
3. Cụm Loai Ta
4. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia.
5. Cụm đảo Sinh Tồn
6. Cụm đảo Trường Sa.
7. Cụm đảo An Bang
8. Cụm đảo Bình Nguyên.
+ Biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphòng của
nước ta.
* Biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Biển Đơng cịn là nơi chứa đựng nguồn tài ngun thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là
nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khống sản). Biển
Đơng được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các
khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba,
Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu
Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí cịn lại chưa khai thác là khu vực
thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục

địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được
kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu
thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đơng
khoảng 213 tỷ thùng.
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật


×