Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 124 trang )




1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



ĐẬU THỊ HẢI VÂN



GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
MÃ SỐ: 601410


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.VŨ QUANG HIỂN







HÀ NỘI - 2012



3
BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Đọc là
GV
HS
PPDH
SGK
THPT
GD&ĐT
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Giáo dục và Đào tạo






































4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Giới tính, học lực, hạnh kiểm
89
Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm
91

















































5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Đại Nam thống nhất bản đồ
66
Hình 2.2. Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỷ XVII
67
Hình 2.3. An Nam Đại Quốc họa đồ 1
68
Hình 2.4. An Nam Đại Quốc họa đồ 2
68
Hình 2.5. Tem hình “ Đội Hoàng Sa” thế kỷ XVII – VIII
69
Hình 2.6. Tem hình “Hoàng Sa và Trường Sa trong Bản đồ cổ”
70
Hình 2.7. Thuyền buồm của đội Hoàng Sa vào thế kỷ XVII-XVIII
70
Hình 2.8. Thuyền buồm dùng đi Hoàng Sa
71
Hình 2.9. Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
72
Hình 2.10. Ảnh mô phỏng chuẩn bị trận địa cọc trên Sông Bạch Đằng
73
Hình 2.11. Ảnh mô phỏng trận chiến Bạch Đằng năm 938
74
Hình 2.12. Cọc gỗ được trưng bày tại bảo tàng Hải Phòng
74
Hình 2.12. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
76
Hình 2.13. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
77
Hình 2.14. Ảnh mô phỏng trận chiến Bạch Đằng năm 1288
77

Hình 2.15. Ăn mừng chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
78
Hình 2.16. Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng ngày nay
78

















6
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục các chữ viết tắt
ii
Danh mục các bảng

iii
Danh mục các hình
iv
Mục lục
v
MỞ ĐẦU ………………………………………………………….
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO
DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG


13
1.1. Cơ sở lí luận
13
1.1.1. Một số khái niệm
13
1.1.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
17
1.1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh và việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

19
1.1.4. Môn Lịch sử với việc giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay

21
1.1.5. Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong
dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông


23
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

30
1.2. Cơ sở thực tiễn
33
1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

33
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
39
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO HỌC SINH LỚP 10 - TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM


43
2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp
10 (Chương trình chuẩn)

43
2.1.1. Mục tiêu
43
2.1.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình lịch sử Việt
Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ) để giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc.



45



7
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam

50
2.2.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục
50
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính tư tưởng.
50
2.2.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử
51
2.2.4. Phát huy tính tích cực của học sinh
54
2.3. Các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho
học sinh lớp 10 trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông.

55
2.3.1. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh
trong giờ học nội khóa

55
2.3.2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh
thông qua hoạt động ngoại khóa

81
2.4. Thực nghiệm sư phạm

87
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
87
2.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
88
2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
88
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
92
1. Kết luận
92
2. Khuyến nghị
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
PHỤ LỤC
100















8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đặt ra cho đất nước
những thách thức và vận hội mới trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát
triển. Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo những con người phát
triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngay từ những năm 1990, Đảng đã xác định rất rõ tầm quan trọng của việc
giáo dục và đào tào con người. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng (1991) đã xác định mục tiêu giáo dục đào tạo nhằm “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức
và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo
đức cách mạng và có tinh thần yêu nước ”[24, tr 205]. Đại hội Đảng lần thứ
X (2006) nhấn mạnh việc giáo dục cho học sinh, sinh viên “bản lĩnh, phẩm
chất lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”[24, tr 205]. Vì vậy nhà trường
phổ thông có vai trò quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo
dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn lịch sử với chức năng giáo dục
của mình đã “ góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng
yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các
năng lực tư duy hành động, thái độ ửng xử đúng dắn trong đời sống xã hội”
[24, tr 67]. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng việc giáo dục
cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm chất cao quý và những
bài học lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thế kỉ XIX được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ đại dương”, bởi cùng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau
vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn

đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc gia biển
với 3.260 km bờ biển, tổng diện tích những vùng biển chủ quyền bao gồm
những đảo và quần đảo, những vùng đặc quyền kinh tế biển rộng gấp ba lần



9
đất liền. Và là một quốc gia đứng thứ 10 thế giới về tỷ lệ sở hữu biển (cứ
100km2 trên đất liền có 1km ven biển). Vì vậy biển Việt Nam không chỉ chứa
đựng tiểm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với
quốc tế; Biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn
chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá
trình xây dựng và phát triển của đất nước con người Việt Nam. Đặc biệt,
trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính
toàn cầu. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công
việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, nhất là trong tình hình hiện nay vấn đề bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy việc giáo dục ý
thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và
có ý nghĩa chiến lược.
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), đã nhấn
mạnh: biển Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, mật độ dân cư trên
biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên
biển, đảo còn chưa hoàn thiện, khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên
biển còn nhiều hạn chế. Do đó, cần phải đầu tư thích đáng về mọi mặt, đảm bảo
cho sự phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc
gia trên biển. Cần phải có một chiến lược tổng thể với các giải pháp mang tính
hệ thống như tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chủ quyền biển, đảo; tăng

cường Quốc phòng – An ninh giữ vững chủ quyền biển, đảo; phối hợp đồng bộ
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh
Như vậy, việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo là
một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối
hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và địa phương; đặc biệt là các địa
phương có biển.



10
Hải Phòng - vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông Bắc của
đất nước, Hải Phòng có vị thế chiến lược quan trọng trong toàn bộ tiến trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì vậy, Ban thường vụ Thành
ủy Hải Phòng đặc biệt quan tâm vấn đề tuyên truyền, giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo trong tình hình mới. Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa
tuyên truyền giáo dục được thực hiện đã góp phần nâng cao ý thức của các
tầng lớp nhân dân Hải Phòng về vị trí, vai trò và trách nhiệm bảo vệ biển, đảo
thiêng liêng của đất nước nói chung và thành phố nói riêng. Ở nhà trường phổ
thông, đặc biệt môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cần phải
tiếp tục góp phần quan trọng trong chiến lược chung của quốc gia về giáo dục
ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh – những người làm chủ
tương lai của đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề Giáo dục ý thức về
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp
10, trung học phổ thông (chương trình chuẩn) làm đề tài luận văn thạc sỹ sư
phạm lịch sử chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Vấn đề chủ quyền biển, đảo đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên
soạn.

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương Đảng
(khóa X), được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng
Hải quân, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị
Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn Biển và hải đảo Việt Nam xuất bản tại
Hà Nội, năm 2007. Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu, tài liệu về
biển, đảo Việt Nam và quốc tế. Tài liệu đã nhấn mạnh: “Việt Nam là một quốc
gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với
khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ



11
nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của
đất nước và con người Việt Nam” [1, tr 3]. Tài liệu đã khẳng định: “Biển có
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển
nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng
thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng
của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển
khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay
gắt” [1, tr 41]. Vì vậy “việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi
biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền
quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế” [1, tr 3].
Các tác giả biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc
phòng – an ninh do Vụ giáo dục quốc phòng và chương trình phát triển Giáo
dục phổ thông ban hành cho rằng để thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày
09/02/2007 tại Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
X), “Chúng ta phải tiến hành xây dựng và phát triển đồng bộ trên tất cả các

lĩnh vực của đất nước, củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, nhằm bảo vệ
vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển, đảo của Tổ
quốc. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức
quốc phòng – an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam cho toàn dân,
nhất là học sinh, sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện
nay” [38, tr 5]. Tài liệu nêu khái quát chung về biển, đại dương thế giới; trong
chương II, tài liệu đi sâu nghiên cứu về biển, đảo Việt Nam trong quá trình
dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt, trong chương IV khẳng định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà
nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển,



12
đảo Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một
vấn đề thiêng liêng nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi
có sự đóng góp về công sức, trí tuệ của nhân dân, của nhiều thế hệ người Việt
Nam; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước là trách nhiệm của toàn dân
và phải được tiến hành trên nhiều lĩnh vực và tổ chức tuyên truyền sâu rộng
cho mọi tầng lớp nhân dân để mỗi người dân nâng cao nhận thức, xác định
tốt nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa” [38, tr. 129].
Tác giả Trần Công Trục (2011) trong Dấu Ấn Việt Nam trên biển Đông đã
nhấn mạnh về vị trí vai trò của biển Đông trong lịch sử dân tộc, đồng thời tác
giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo đó, một quốc gia
ven biển như Việt Nam không chỉ có chủ quyền trên đất liền mà còn giữ chủ

quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ” – một dải biển ven
bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven
biển, có một chiều rộng nhất định (không quá 12 hải lý) được tính từ đường
cơ sở của quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển. Chủ
quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải, cũng
như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.
Tiếp tục khẳng định về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Người Việt với biển
của tác giả Nguyễn Văn Kim (2011) đã tập trung khai thác và lý giải mối
quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua
con đường biển. “Thế hệ nối tiếp thế hệ, các cộng đồng dân cư sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam đã khai phá đất đai, chinh phục biển cả, xác lập chủ
quyền, mở rộng giao thương, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ông
để lại. Cùng với quá trình “mở nước” về phương Nam, là những hành trình
giương buồm ra khơi làm chủ nhiều quần đảo, nhiều vùng biển” [17, tr 10].
Từ đó, tài liệu nhấn mạnh “chủ quyền và an ninh biển là chủ đề được quan



13
tâm xuyên suốt theo dòng chảy của lịch sử đất nước…việc bảo vệ chủ quyền
giữ gìn an ninh phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu
dài” [15, tr. 11].
Trong Những điều cần biết về Đất – Biển – Trời Việt Nam của tác giả Lưu
Văn Lợi (2010) đã khẳng định rằng: “Trên chặng đường bốn mươi thế kỉ, dân
tộc ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra biển Đông, từ ven bờ tiến ra biển
gần, rồi biển xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn. Biển
có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt an ninh và phát triển”
[29, tr. 49]. Theo tác giả, “đối với tất cả các quốc gia dù là Nhà nước – dân
tộc có lịch sử lâu đời hay Nhà nước mới giành được được độc lập và đang
phải xây dựng dân tộc, lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng,

trong đó có cả vấn đề về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” [29, tr. 59].
Trong bài viết Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát
triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986-2007), tác giả Vũ Quang
Hiển đã nhấn mạnh đến những giá trị chiến lược của biển đảo Việt Nam: “Biển,
đảo có vị trí rất quan trọng, không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội, mà cả với
quốc phòng - an ninh. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo không chỉ mang ý nghĩa bảo
vệ một địa bàn sống, địa bàn phát triển kinh tế, mà còn là bảo vệ một địa bàn
chiến lược lợi hại, nằm trong thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc” [14, tr. 3]. Tác giả đưa ra những chủ trương lớn của Đảng Cộng
sản Việt Nam về việc tổ chức tốt việc bảo vệ chủ quyền, và giữ vững an ninh các
tuyến biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành cuốn Tài liệu hướng dẫn dạy học nội
dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học
phổ thông nhằm bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho học sinh những hiểu
biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc. Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoại



14
khóa theo nhiều chủ đề khác nhau để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc trong nhà trường phổ thông.
2.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục học và phương pháp dạy học
Tiến sĩ N.G.Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào (1973);
N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1 (1983); B.P.Êxipôp, Những cơ sở của lý luận
dạy học, tập 3 (1971)…các tác giả đã khẳng định hoạt động nhận thức tích
cực độc lập của học sinh là điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức
một cách khoa học và có hiệu quả. Đồng thời các tác giả cũng nêu ra vấn đề
làm thế nào khơi gợi được hoạt động nhận thức tích cực của học sinh và

những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử do Trần Văn Trị,
Phan Ngọc Liên (chủ biên) (xuất bản năm 1992); Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn tập 1, 2 (xuất bản năm 2002, tái bản có sửa
chữa bổ sung năm 2009, 2010): các tác giả đề cập đến chức năng giáo dục của
bộ môn lịch sử và các phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh. Cụ thể, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1
của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010) đã dành một
chương nói về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ
thông và nêu rõ “nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã
hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn
Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc
này” [24, tr 205]. Các tác giả đã khẳng định “với tính đa dạng, phong phú của
bộ môn, nội dung các khóa trình lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo
dục nhiều mặt cho học sinh” [24, tr. 209]. Từ đó các tác giả đã đưa ra những
nguyên tắc và biện pháp giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng cho học sinh trong
dạy học lịch sử. Theo các tác giả, giáo dục thái độ, tình cảm tư tưởng chính trị,
truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinh qua dạy học lịch sử ở
trường phổ thông là điều rất cần thiết, quan trọng. Song việc giáo dục phải chú
trọng ở tính hiệu quả giáo dục, phải xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói



15
chung, từ mục tiêu đào tạo của trường, nội dung, chức năng, nhiệm vụ bộ môn
để lựa chọn các biện pháp sư phạm có hiệu quả giáo dục cao.
Nghiên cứu chuyên đề Giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử, tác giả
Trần Vĩnh Tường trong bài nghiên cứu Khai thác nội dung truyền thống yêu
nước qua khóa trình lịch sử dân tộc để giáo dục cho học sinh phổ thông đã nêu
rõ giáo dục lòng yêu nước là ưu thế của bộ môn lịch sử và khẳng định “mỗi quốc

gia, dân tộc đều có cương vực lãnh thổ riêng, đều gắn liền với những yếu tố địa
lý, khí hậu, thời tiết, đặc biệt là có lịch sử của mình. Trong quá trình xây dựng
quốc gia, dân tộc, xây dựng cộng đồng, gia đình, con người gắn bó với nhau,
trước hết bằng tình cảm và thông qua tình cảm. Người dân nước nào cũng có
lòng yêu nước. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là tinh thần đấu tranh bảo
vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc” [22, tr. 263]. Theo tác giả, để giáo dục tư tưởng,
tình cảm, thái độ, ý thức cho học sinh qua dạy học lịch sử cần: khai thác nội
dung khóa trình lịch sử để giáo dục, tránh tình trạng chỉ nói lý luận chung chung
hời hợt; đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt
nguyên tắc giáo dục bộ môn; phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác của học sinh,
tránh sự áp đặt, công thức; tích cực hóa việc học tập của học sinh để vừa tiếp
nhận việc giáo dục của thầy, vừa giúp đỡ nhau và tự giáo dục; kết hợp học tập
với thực hành; tiến hành nhiều hình thức giáo dục phong phú, sinh động thông
qua bài nội khóa và các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài viết trong các tạp chí như tạp chí
nghiên cứu giáo dục, các tạp chí nghiên cứu Lịch sử đều đã đề cập đến vấn đề
này. Trong bài viết “Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn
lịch sử” của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi
đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử (số 2 – 1992) đã khẳng định giá trị to lớn
của giáo dục truyền thống dân tộc, ưu thế, sở trường của bộ môn trong việc
giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. Bài viết đã phân tích cấu tạo
chương trình với các đặc điểm nổi bật, thuận lợi cho việc tiến hành giáo dục
truyền thống cho học sinh và đưa ra một số vấn đề có tính chất nguyên tắc



16
(phương pháp luận và lý luận dạy, học) trong tiến hành giáo dục truyền thống
cho học sinh qua môn Lịch sử.
Tác giả Phan Ngọc Liên trong bài viết “Một số vấn đề giáo dục lịch sử

Việt Nam” đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục (số 6 - 1994) đã khẳng định
vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử trong nền giáo dục quốc dân, đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông.
Trong tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 350, chuyên đề quí IV – 2004
đăng bài “Bộ môn lịch sử với việc hình thành và phát triển nhân cách ở học
sinh” của tác giả Trịnh Đình Tùng, khẳng định ưu thế môn lịch sử trong việc
hình thành giá trị nhân cách con người và giáo dục cho học sinh những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Một số luận án, luận văn của nghiên cứu sinh, học viên cao học trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến nội dung giáo dục tư tưởng, đạo dức
tình cảm cho học sinh trong dạy học lịch sử như: “Giáo dục lòng yêu quê
hương cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học lịch sử địa phương ở
Nghĩa Bình” của Trần Quốc Tuấn – 1986; “Giáo dục truyền thống đoàn kết
dân tộc cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa
đầu thế kỷ XIX ở lớp 10, trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Thu Hương –
2009; “Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh khi dạy học phần lịch sử
Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ XV ở lớp 10, trung học phổ thông”
của Trần Thị Bích Ngọc – 2009. Mặc dù các luận văn trên đã tập trung khai
thác nội dung khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến nửa đầu thế kỉ
XIX để giáo dục lòng yêu nước, giáo dục truyền thống yêu nước và truyền
thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Song các
luận văn đều chưa khai thác những nội dung nhằm giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh – một bộ phận thiêng liêng của chủ
quyền lãnh thổ Tổ quốc.
Do đó, trên cơ sở thành tựu của các công trình nghiên cứu, được sự hướng
dẫn và giúp đỡ của thầy PGS.TS Vũ Quang Hiển, chúng tôi đã tiến hành nghiên



17

cứu, sưu tầm, khai thác tài liệu để tổ chức dạy học lịch sử nhằm giáo dục ý thức
về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu vào việc giáo dục ý thức về chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 (từ
nguyên thủy đến nửa đầu thế kỷ XIX)
4.2. Phạm vi địa bàn thực nghiệm
Trường trung học phổ thông Ngô Quyền – Hải Phòng
5. Mục đích và nhiệm vụ đề tài
5.1. Mục đích
Đề tài không chỉ nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức về chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam,
mà còn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
5.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
và việc giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử Việt Nam.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương
trình chuẩn) qua đó xác định nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc cho học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguyên thủy
đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Xác định những yêu cầu phải thực hiện và đề xuất một số biện pháp
sư phạm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung học phổ
thông trong dạy học Lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.




18
- Tiến hành khảo sát thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi
của đề tài nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
- Dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo
dục và Đào tào.
- Dựa trên những thành tựu nghiên cứu mới về lí luận giáo dục, tâm lí
học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà nghiên cứu khoa học, giáo dục
lịch sử, nghiên cứu lịch sử.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Bộ
GD&ĐT, của các cấp ngành có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các công trình của các tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp
chí, internet về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (lớp 10 –
chương trình chuẩn) và vấn đề ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong
chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, điều tra thu thập thông tin về vấn đề giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học
lịch sử Việt Nam : điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh ở trường
trung học phổ thông Ngô Quyền.
- Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Thực nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam (lớp 10), việc giáo dục ý

thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh đảm bảo tính khoa học,
thực tiễn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử,



19
phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường trung học phổ thông Hải Phòng
thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
8. Ý nghĩa của luận văn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận,
khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử. Đồng thời, đề
tài đề xuất những phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử Việt
Nam cho học sinh lớp 10 nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu của đề tài là tài tiệu tham khảo đối với các đồng nghiệp,
đặc biệt đối với giáo viên dạy môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông
nói chung, ở Hải Phòng nói riêng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
Chƣơng 2: Các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
cho học sinh lớp 10 - Trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử Việt Nam.




20
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm “Ý thức”, “Giáo dục ý thức”
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó
là hình thức cao của sự phản ánh, của hiện thực khách quan, hình thức mà
riêng con người mới có.
Theo từ điển Tiếng Việt:
- Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ hành động cần
phải có (ý thức được việc làm của mình) [31, tr. 1486-1487].
- Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [31, tr. 510].
Như vậy, giáo dục ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan,
hình thức thông qua quá trình giáo dục con người. Như ý thức về chủ quyền
lãnh thổ tổ quốc, ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc Giáo dục ý thức
chính là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách
quan cho con người, làm con người nhận thức đúng đắn, ý thức được thái độ
hành động của mình.
1.1.1.2. Khái niệm “chủ quyền biển, đảo”
Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền lãnh
thổ quốc gia.
Theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông: “chủ quyền quốc gia là
quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất




21
đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này
được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là
nguyên tắc cơ bản cần tuân theo” [27, tr.104].
“Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối
cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc
gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có
quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà
nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua
hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp
và tư pháp” [5, tr. 30].
Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam :
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng
biển và vùng trời” [5, tr. 30].
Theo công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được
gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-
tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và
hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là
Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và
Bru-nây. Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính
lãnh hải của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ
quy chế pháp lý của từng vùng biển.
* Nội thủy (Internal Waters) : Điều 8 của Công ước Luật Biển năm

1982 quy định, nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm
phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy,



22
quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ
đất liền của mình.
* Lãnh hải (Territorial Sea) : Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài
đường cơ sở. Theo luật biển quốc tế cho đến những năm 60 của thế kỷ 20,
chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có 03 hải lý (mỗi hải lý
bằng 1.852m). Theo luật biển quốc tế hiện đại, cụ thể là điều 3 của Công ước
Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý. Lãnh hải
Việt Nam bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo.
Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ
quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối.
Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên,
chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội
thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác
được quyền qua lại không gây hại.
Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và
giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong
một số vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các
thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống
dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của
quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển;
nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa,
nhập cư, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua .
* Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone):Vùng tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh

hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm
soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan,
thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc
gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp
giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra
trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.



23
* Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) : Đó là vùng biển
nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì
lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Đây là
một chế định pháp lý hoàn toàn mới vì theo luật biển quốc tế cho đến những
năm 50 của thế kỷ 20, các quốc gia ven biển không có vùng biển này.
Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm 1982, trong vùng đặc quyền
kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Cho đến
nay, tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế mà các quốc gia ven
biển đang khai thác chủ yếu là tôm, cá.
Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác
như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ
gìn môi trường biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định các quốc gia
khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền
nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự
do hàng hải, quyền tự do hàng không.
* Thềm lục địa (Continental Shelf) : Thềm lục địa của quốc gia ven
biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của

quốc gia ven biển. Trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa ở các khu vực có
khác nhau: Có nơi hẹp, không đến 200 hải lý; nhưng có nơi rộng đến hàng
trăm hải lý. Điều 76 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ ràng.
Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm
lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải
lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350
hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Tuy nhiên, để
mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển liên quan phải trình
cho Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ



24
bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Sau đó, Ủy ban
Thềm lục địa của Liên hợp quốc sẽ xem xét và ra khuyến nghị.
Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa
của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò,
khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Hiện
nay, các nước ven biển đang khai thác dầu và khí để phục vụ phát triển đất
nước. Sau này, khi các nguồn tài nguyên ở trên đất liền khan hiếm thì các
quốc gia ven biển sẽ khai thác các tài nguyên khác ở thềm lục địa của mình.
Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ
nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai
thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Điều cần nhấn mạnh là, một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các
quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt
khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác.
1.2.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Ở trường phổ thông, môn Lịch sử có ưu thế giáo dục rất lớn, nhằm giúp
cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và

lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo
dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi
dưỡng năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã
hội. Theo Luật giáo dục đươc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X thông qua ngày 25/12/2001 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe,
thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23, tr. 66 - 67].
Vì vậy, mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cần hướng tới
cho học sinh phải đạt:



25
Về giáo dưỡng: bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp những
kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, bao
gồm: sự kiện cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ, tên đất, tên người, niên đại,
những hiểu biết về quan điểm lý luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp
nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh. Trên cơ
sở giúp học sinh nắm được cơ bản, toàn diện về tiến trình phát triển của lịch
sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc.
Về kĩ năng: dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải rèn cho học sinh
những kĩ năng cần thiết cho học tập Lịch sử, từ việc có quan điểm lịch sử như
xem xét sự kiện và nhân vật, làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử
liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát , có năng lực tự học, phát
hiện, đề xuất, giải quyết vấn đề, học sinh nâng cao hơn năng lực tư duy và
thực hành. Cụ thể là bồi dưỡng: tư duy trong nhận thức và hành động ; kĩ
năng học tập và thực hành bộ môn: tự “làm việc” với sách giáo khoa và các
tài liệu khác có liên quan, nâng cao năng lực trình bày nói và viết, làm và sử

dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào học tập,
tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoại khóa của môn học; Vận dụng các
kiến thức lịch sử đã học vào cuộc sống hiện tại. Trong Luật Giáo dục đã
khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn” [22, tr.11].
Về giáo dục: Dạy học lịch sử nhằm thực hiện việc “dạy chữ để dạy
người”. Dạy học lịch sử phải giáo dục cho học sinh những quan điểm tư
tưởng, lập trường, phẩm chất đạo đức, nhân cách tình cảm đứng đắn, góp
phần đào tạo con người Việt Nam toàn diện. Đó là trên cơ sở nhận thức đúng
đắn về sự phát triển khách quan hợp quy luật về sự phát triển của xã hội loài
người và dân tộc, giáo dục cho học sinh tình cảm, niểm tin vững chắc vào sự
phát triển của lịch sử dân tộc trong lao động sản xuất cũng như trong đấu



26
tranh giành độc lập dân tộc tộc, bảo vệ Tổ quốc và thắng lợi tất yếu của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, thông qua kiến thức lịch sử giáo dục cho các em lòng biết
ơn, noi gương theo các thế hệ cha anh, phấn đấu trong học tập và lao động có
ý thức làm nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quốc tế Bồi dưỡng phẩm chất đạo
đức, tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho
độc lập dân tộc, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ; hình thành
những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng
Các mục tiêu như trên còn được thể hiện ở mục tiêu của chương trình lịch
sử ở từng cấp học, là cơ sở xác định mục tiêu cụ thể cho từng bài học trong
chương trình và định hướng cho việc dạy học lịch sử đạt kết quả cao nhất.
Tóm lại, mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông là cung

cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân
tộc và xã hội loài người, rèn kĩ năng tư duy và thực hành qua học tập bộ môn.
Trên cơ sở đó, giáo dục thái độ, tình cảm đúng đắn với các sự kiện, nhân vật
lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
1.1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh và việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Quá trình nhận thức của học sinh cũng như quá trình nhận thức của loài
người bao giờ cũng diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy
trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng
của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”[18, tr.179].
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo
quy luật đó. Học sinh cũng phải trải qua các giai đoạn từ nhận thức cảm tính
(tri giác về sự kiện, quá trình lịch sử cụ thể để có các biểu tượng) đến nhận
thức lí tính (bằng hoạt động tư duy tích cực, độc lập, hình thành tri thức trìu
tượng, khái quát) rồi liên hệ thực tiễn để kiểm tra nhận thức. Nhưng do đặc
trưng của bộ môn lịch sử là dạy cho học sinh biết và hiểu những sự kiện, hiện

×