Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành trường hợp tại công ty sự kiện và du lịch quốc tế HASU, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ KIỀU VÂN
Tên đề tài:
KẾT NỐI KHÁCH DU LỊCH VỚI CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH:
TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY SỰ KIỆN VÀ DU LỊCH
QUỐC TẾ HASU, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: K48 - PTNT
: Kinh tế & PTNT
: 2016 - 2020
: ThS. Vũ Thị Hải Anh

Thái Nguyên, năm 2020


i



LỜI CẢM ƠN
Với sự quan tâm tận tình của nhà trường, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, các thầy cô trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo cơ hội thực tế cho sinh viên chúng em thực tập
cuối khoá, đây là một cơ hội tốt để em học hỏi, được thực hành các kỹ năng đã
học trên lớp và rút kết từ những trải nghiệm trực tiếp giúp ích rất lớn để em
ngày càng hồn thiện bản thân mình hơn.
Em xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận này, lời đầu
tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Vũ Thị Hải Anh Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Cô đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thiện
luận văn này.
Em xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty Sự kiện & Du lịch quốc tế
HASU và các anh chị nhân viên của công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu giúp em
hồn thành khóa luận. Anh chị đã tận tình giúp đỡ, em được trau dồi kiến thức
về chuyên ngành lẫn trái chuyên ngành, những thủ thuật làm việc hiệu quả để
giúp ích cho cơng việc sau này.
Trong suốt q trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả
năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên khóa luận khơng tránh khỏi
những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong được nhận được sự góp
ý chân thành của các thầy giáo, cơ giáo và tồn thể các bạn để khóa luận này
hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Hà Kiều Vân


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.4.1. Nội dung .................................................................................................. 4
1.4.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 6
2.1. Về cơ sở lí luận .......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 6
2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng ..... 8
2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng ................................................................ 11
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 14
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới .......................... 14
2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam ............................................... 17
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 22

3.1. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của cơng ty HASU ......................... 22
3.1.1. Tìm hiểu chung về cơng ty HASU ........................................................ 22
3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty HASU............................................ 31


iii

3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của cơng ty HASU 35
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 35
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 36
3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
cộng đồng của HASU...................................................................................... 38
3.3.1. Giải pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
cộng đồng ........................................................................................................ 38
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hình ảnh doanh
nghiệp ...................................................................................................... 42
3.3.3. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng....43
3.3.4. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá ............................... 45
3.3.5. Giải pháp với đối thủ cạnh tranh ........................................................... 46
3.4. Nội dung thực tập ..................................................................................... 48
3.4.1. Công việc cụ thể tại nơi thực tập .......................................................... 48
3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 57
3.4.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 59
3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 59
3.4.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 61
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
4.1. Kết luận .................................................................................................... 62
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
4.2.1. Với nhà nước, tổng cục du lịch ............................................................. 63
4.2.2. Với chính quyền địa phương ................................................................. 63

4.2.3. Với Công ty Sự kiện & Du lịch Quốc tế HASU ................................... 64
4.2.4. Với sinh viên ......................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm vừa qua ..................... 34
Bảng 3.2. Một số công việc tự nghiên cứu tài liệu tại công ty ....................... 48
Bảng 3.3. Một số công việc liên quan đến nhập mặt vé ................................. 49
Bảng 3.4. Một số công việc liên quan đến Thiết kế Tour du lịch, tính giá Tour .....51
Bảng 3.5. Một số công việc tại công ty liên quan đến đăng tải quảng cáo Tour
du lịch, tư vấn khách hàng online ................................................... 53


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Logo biểu trưng của cơng ty Du lịch & Quốc tế HASU ................ 23
Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự cơng ty ................................................................... 27
Hình 3.3: Vé điện tử xác nhận hành trình ....................................................... 50
Hình 3.4: Tour du lịch Ba Bể tự thiết kế ......................................................... 52
Hình 3.5: Đăng tải Tour trên mạng xã hội ...................................................... 54
Hình 3.6: Phản hồi khách hàng trên mạng xã hội ........................................... 55


vi


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT

Diễn giải



Cộng đồng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

Công ty HASU

Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU

DLCĐ

Du lịch cộng đồng



Giám đốc

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH


Khách hàng

TNHH

Công ty Trách nghiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang
nộidung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân
dân và du khách quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo an sinhxã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ
mơi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. “Du lịch trở thành một
trong ba ngành công nghiệp tạo ra việc làm lớn nhất trên thế giới. Du lịch thúc
đẩy sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và phần lớn trong số đó hỗ trợ một cách tích

cực cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương. Du lịch cũng
mang lại nguồn thu đáng kể từ thuế thu nhập. Những nghề nghiệp mới nhất
trong du lịch cũng được tạo ra ở các nước đang phát triển giúp cho họ cân
bằng cơ hội kinh tế và tránh khỏi việc di cư tự do từ các vùng quê lên các thành
phố lớn” [13].
Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu
hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh
tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du
lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết. Chú trọng phát triển du
lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của nhiều quốc
gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực
đang khai thác loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) để thu hút khách du lịch,


2

được coi là hoạt động kinh tế cơ bản vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa mang
lại lợi ích cho cộng đồng (CĐ) địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về
cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập
tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát
triển mạnh loại hình DLCĐ. DLCĐ khơng chỉ giúp người dân bảo vệ tài ngun
mơi trường sinh thái, mà cịn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo
của địa phương.
Trước xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, đặc biệt là DLCĐ đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát
huy thế mạnh văn hóa bản địa. Đã có rất nhiều các cơng ty, doanh nghiệp… ra
đời và phát triển nhanh chóng. Cơng ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU
(Công ty HASU) ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những công

ty bạn. Tuy nhiên Công ty HASU lại tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu
để từ đó rút kết được nhiều ý tưởng hay để có cách điều chỉnh hợp lý. Nhờ vậy
mà hiện nay cơng ty HASU đã có được niềm tin tưởng trong lòng du khách.
Những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên phát triển, tự khẳng định
mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, công ty đã chú
trọng phát triển loại hình DLCĐ: Xây dựng và cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm du lịch là các tour, tuyến, chương trình du lịch hấp dẫn, phong phú
cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong
lòng du khách tứ phương.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Kết nối
khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh
nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU,
tỉnh Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu tình hình hoạt động và phát triển DLCĐ của cơng ty nhằm
kết nối khách du lịch với các điểm đến DLCĐ, tăng thu nhập người dân giúp
đời sống được cải thiện, phong tục tập quán được lưu giữ và quảng bá đến với
khách du lịch trên phạm vi trong tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm tăng lượng khách DLCĐ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên mơn
- Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh (HĐKD) của cơng ty HASU.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong HĐKD DLCĐ của công
ty HASU.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công

ty HASU.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa đồng và cởi mở với mọi người trong
cơng ty.
- Có trách nhiệm và hồn thành mọi cơng việc được giao.
- Chủ động học hỏi, sẵn sàng hỗ trợ mọi người trong các công việc; chủ
động đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người trong cơng ty.
- Biết lắng nghe góp ý của các anh chị trong cơng ty, từ đó sửa đổi và
hoàn thiện bản thân hơn.
- Giao tiếp, ứng xử lịch sự phù hợp với từng hoàn cảnh.


4

* Kỹ năng làm việc
- Biết cách lên kế hoạch thực hiện cơng việc khoa học, hợp lý.
- Hồn thành cơng việc đúng thời hạn.
- Có khả năng quan sát, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện công việc được giao.
- Chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức và kỹ năng làm việc còn thiếu sót
qua q trình thực tập tại cơng ty.
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 10 tháng 5 năm 2020.
- Địa điểm: Tầng 2 tịa nhà Đơng Á 1 số 142, đường Hoàng Văn Thụ, TP
Thái Nguyên.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.4.1. Nội dung

- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơng ty.
- Tìm hiểu các sản phẩm - dịch vụ của cơng ty.
- Tìm hiểu các HĐKD của công ty.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn HĐKD DLCĐ của cơng ty HASU.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao kết quả HĐKD DLCĐ của công
ty HASU.
1.4.2. Phương pháp thực hiện
1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
*Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thơng qua hồ sơ năng lực; báo cáo theo
q, theo năm của công ty; qua trang Web bán hàng của cơng ty; qua bộ phận
bán hàng, kế tốn,…


5

*Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ giám đốc công ty là ông Nguyễn
Văn Phong để lấy những thơng tin có liên quan như: Sản phẩm - dịch vụ công
ty cung cấp; khách hàng mục tiêu; xu hướng du lịch hiện nay;…
Được thu thập qua phỏng vấn Trưởng các bộ phận và nhân viên trong
cơng ty.
1.4.2.2. Phương pháp phân tích thơng tin
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm phân tích lợi
nhuận, doanh thu và phương pháp so sánh để làm rõ xu hướng du lịch và tình
hình phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động.


6


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm Công ty
Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia
cho thấy:
Theo Pháp:“Cơng ty là một hợp đồng thơng qua đó hai hay nhiều người
thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động
chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó” [19].
Theo luật của bang Georgia - Mỹ: “Công ty là một pháp nhân được
tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về
thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định
trong điều lệ” [19].
Theo luật của bang Lousiana - Mỹ: “Công ty là một thực thể được tạo
ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những
thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế cơng ty là một khối thống nhất.Tuy
nhiên sự thay đổi của những các thể trong cơng ty cho một mục đích cụ thể nào
đó được xem xét như một con người cụ thể” [19].
Tổng quan lại:
“Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân)
bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản
hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”
[19].
2.1.1.2. Khái niệm Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Công ty Trách nghiệm hữu hạn (TNHH): là loại hình doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể


7


sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật cơng ty là pháp nhân, chủ sở hữu công
ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Theo khoản 4 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu
hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty TNHH hai thành viên trở
lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp. Pháp luật quy định: Cơng ty TNHH 2 thành viên trở
lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ
phiếu [15].
2.1.1.3. Khái niệm Công ty du lịch lữ hành
- Công ty du lịch lữ hành: là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương
trình du lịch trọn gói cho du khách.
Ngồi ra cơng ty lữ hành cịn có thể tiến hành các hoạt động trung gian
là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt
động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ
khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các
công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và
doanh nghiệp lữ hành nội địa. Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được
hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp
lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa [9].


8


2.1.2. Khái niệm du lịch, thị trường, khách hàng, sản phẩm, du lịch cộng đồng
2.1.2.1. Khái niệm du lịch, các loại hình du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp
hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới
vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch
đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật
ngữ du lịch đã trở nên khá thơng dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý
nghĩa là đi một vịng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn
cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau
nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con người đến
và ở tại những nơi ngồi mơi trường hàng ngày của họ trong một thời gian
nhất định với mục đích giải trí, cơng vụ hay những mục đích khác”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc khơng kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.
Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, du lịch là việc di chuyển của con người giữa các vị trí địa lý vì một
số mục đích và trong một khoảng thời gian nhất định, với sự trợ giúp của
các phương tiện di chuyển hoặc khơng nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh.
*Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế; Du lịch nội địa.
 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du
lịch nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá.



9

 Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu
hỏa; Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không.
 Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ;
Du lịch cắm trại.
 Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du
lịch đô thị; Du lịch đồng quê.
 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; Du lịch cá nhân.
 Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu; Du khách
bình dân.
 Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; DLCĐ; Du lịch nông nghiệp.
 Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền [16].
2.1.2.2. Khái niệm thị trường, thị trường du lịch
Có thể hiểu Thị trường theo nghĩa sau:
Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt
động mua bán giữa người mua và người bán [18].
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua
và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán
nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên
mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan
hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp
giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá [18].
Thị trường theo quan điểm Maketing, được hiểu là bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có
khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó [18].
Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một
loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị [18].



10

Khái niệm thị trường du lịch:
Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du
lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua
hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du
lịch” [11].
Theo nghĩa rộng: "Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan
hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ
bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm
du lịch” [11].
2.1.2.3. Khái niệm khách hàng.
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng
các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm.
Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản
phẩm hoặc dịch vụ [17].
Trong điều kiện kinh tế phát triển, cạnh tranh khốc liệt thì KH trở nên có
vai trị hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Là yếu tố quyết định đến
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
2.1.2.4. Khái niệm sản phẩm, sản phẩm du lịch
Định nghĩa sản phẩm:
- Theo Từ điển Tiếng Việt:
+ Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra.
+ Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên.
Định nghĩa sản phẩm du lịch:
Theo quan điểm Marketting: "Sản phẩm du lịch là những hàng hố và
dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du
lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm
và tiêu dùng của khách du lịch" [16].



11

Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích
từ ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [16].
Tóm lại, sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu
cầu du lịch của con người. Trong đó, nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con
người đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được những xúc cảm mới,
trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi
sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần.
2.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ DLCĐ xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay từ những
năm 1970 ở các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khách du lịch tham
quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám
phá hệ sinh thái của vùng núi non. Các cuộc du ngoại này thường được tổ chức
tại những vùng rừng núi, mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, thưa dân
cứ, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc như vậy
du khách rất cần có sự giúp đỡ của người dân bản địa như: dẫn đường khỏi bị
lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống,… khách du lịch thường gọi những chuyến đi đó
là những chuyến đi hỗ trợ của người dân địa phương. Đây chính là tiền đề cho
phát triển loại hình DLCĐ. Năm 1980, một tổ chức phi lợi nhuận về trao đổi
giáo dục nên có tên gọi “Cultural Homestay International” được thành lập để
giúp những người có nhu cầu, đặc biệt là những cựu học sinh đến được với các
gia đình ưng ý và qua đó xúc tiến, thúc đẩy tinh thần đồn kết, tăng cường sự
hiểu biết quốc tế thông qua các chương trình homestay của họ. Năm 1995
DLCĐ homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi
có chưng trình tàu Thanh niên Đơng Nam Á cập cảng lần đầu tiên ở thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1997, du lịch cộng đồng dần phát triển ở nước ta. Trải qua

hơn một thập kỷ phát triển du lịch cộng đồng đã dần khẳng định được vị thế


12

của mình trong ngành du lịch nước nhà. Năm 2006 DLCĐ tại Việt Nam bắt đầu
trở thành loại hình được đông đảo du khách du lịch tham gia, mang lại lợi ích
kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà và khẳng định được nhiều địa điểm
du lịch được thiên nhiên ưu đãi vô cùng.
*) Du lịch cộng đồng được các tổ chức định nghĩa như sau:
Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa: “Du lịch dựa vào
cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham
gia vào quá trình phát triển và quản lí, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng
đồng”. Theo định nghĩa này, cộng đồng được nêu bật lên với vai trò tuyệt đối
trong du lịch dựa và cộng đồng. Họ cũng chính là nhân tố thu lợi trực tiếp từ
hoạt động du lịch [7].
Theo Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn Miền Núi (thuộc hội
Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra định nghĩa du lịch dựa vào
cộng đồng “Là hoạt động du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch đơng khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng
khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế
tạo các cơ hội cho cộng đồng”. Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu phát
triển Miền Núi, định nghĩa này cho ta thấy cái nhìn rộng hơn về du lịch dựa vào
cộng đồng, hiểu được mục tiêu của hình thức du lịch này [7].
Tóm lại, Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng
đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế
và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các
nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hố…) sống tại đó trong một
khoảng thời gian nhất định [7].
Xét về bản chất, DLCĐ là một loại hình du lịch do chính CĐ người dân

phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được
môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của


13

địa phương (phong cảnh, văn hố…). Mơ hình DLCĐ tạo điều kiện cho du
khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời
thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngồi ra, mơ hình du
lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo
ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trị của người dân bản địa trong việc hình
thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương.
Đặc điểm của du lịch cộng đồng:
 Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững.
 Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng.
 Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng.
 Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính
phủ và cơ quan nhà nước [9].
Nguyên tắc của du lịch cộng đồng:
1. Cộng đồng phải tham gia trực tiếp và được trao quyền để đảm bảo
quyền sở hữu và minh bạch trong quản lý.
2. Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên liên quan.
3. Đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan ban ngành và
tổ chức có liên quan.
4. Cải thiện phúc lợi xã hội và đảm bảo về nhân phẩm.
5. Đảm bảo sự công bằng và cơ chế phân chia lợi ích minh bạch.
6. Tăng cường kết nối với nền kinh tế địa phương và khu vực.

7. Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
8. Đóng góp vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.


14

9. Cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc tăng
cường những hoạt động tương tác có ý nghĩa giữa cộng đồng địa phương và
khách du lịch.
10. Tác nghiệp hướng tới việc tự chủ về tài chính [9].
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
 Hồ sơ năng lực của công ty.
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên Thế Giới
2.2.1.1. Lào
Hiện nay Lào có trên 50 sản phẩm DLCĐ tại 11 tỉnh trong cả nước, gồm
những sản phẩm chính như: khám phá đường mịn (trekking); homestay; tham
quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các loài chim; bán sản phẩm thủ cơng; cắm
trại; biểu diễn văn hóa;
Bài học điển hình của DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên
bảo tồn động vật hoang dã Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm
trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương
trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với
14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5 nhóm cơng tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi
nhóm khoảng 5 - 10 người, gồm nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn,
cắm trại và sản xuất thủ cơng.
Cơ chế tài chính: Thu nhập được chia đều cho 14 bản và quỹ đóng góp
trực tiếp cho bảo vệ rừng, bảo tồn và các chương trình phát triển kinh tế dựa
trên hoạt động du lịch của các bản.

Kết quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN: Lào đã thực hiện
2 khóa tập huấn cho đào tạo viên, các hội thảo phổ biến Tiêu chuẩn, đánh giá
các cộng đồng mục tiêu; 2 CĐ đã nhận được giải thưởng DLCĐ ASEAN năm


15

2017. Trong tương lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức về
DLCĐ và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa chọn và phát triển các CĐ mục tiêu
đáp ứng đủ tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN [8].
2.2.1.2. Nhật Bản
Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh việc ban hành các chính
sách về du lịch (Luật cảnh quan, Luật qui hoạch thành phố lịch sử, …), Nhật
Bản tích cực phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển du lịch qua phương
châm “Thương hiệu của lối sống”, qua đó đưa ra một khái niệm mới “nơi khách
du lịch muốn ghé thăm” là “nơi mà người dân địa phương đang tích cực sống”,
xây dựng các điểm đến độc đáo (lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn), và khai
thác một cách sáng tạo những nét văn hóa của mình (lĩnh vực ẩm thực).
Trong nông nghiệp - nông thôn: nông nghiệp Nhật Bản tuy chỉ chiếm 1%
GDP nhưng lại là một trong những ngành đặc trưng và mang lại hiệu quả kinh
tế cao - không chỉ cung cấp đầy đủ cái ăn chất lượng cho hơn 127 triệu dân (dù
nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 3% dân số) mà còn tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Ví dụ: những cánh đồng lúa “đẹp như tranh”
ở Hirosaki (Aomori), những cánh đồng hoa rực rỡ ở Furano (Hokkaido), vương
quốc trái cây Yamanashi,… Từ cái gốc của ngành nơng nghiệp vốn có, cộng
đồng người Nhật đã tạo ra những sản phẩm du lịch ấn tượng và đầy tính nghệ
thuật bằng cách áp dụng các kĩ thuật của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
vào nông nghiệp như: sử dụng các phần mềm thiết kế trên máy tính để vẽ và
tính tốn hình ảnh để làm sao có thể nhìn thấy từ xa (kể cả trên máy bay) nhằm
mục đích tăng tính quảng cáo thương mại, sau đó khi thời vụ đến người ta chọn

ra các giống lúa/giống hoa/giống trái cây (loại chuyển đổi gen) để tạo ra nhiều
gam màu khác lạ như đỏ đậm, vàng và trắng, và pha trộn với các giống cây
truyền thống để làm ra các thiết kế như đã vẽ trên máy vi tính, biến những ruộng


16

lúa/vườn cây thành những bức tranh đẹp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn khơng
thể bỏ qua.
Trong văn hóa ẩm thực: ẩm thực truyền thống Nhật Bản vốn nổi tiếng
bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn.
Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với khơng khí thiên
nhiên của mỗi mùa và mang đậm bản sắc riêng. Đặc biệt những món ăn này là
đã tạo điểm riêng biệt cho mỗi vùng, điểm DLCĐ, thu hút khách du lịch đến
với vùng nông thôn tại Nhật Bản. Sau quá trình lựa chọn các món ăn tiêu biểu
đại diện cho từng vùng miền, họ tổ chức các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch
tại nước ngồi - trong đó chú trọng các hoạt động biểu diễn chế biến món ăn
đặc trưng và có sự trải nghiệm của KH, giới thiệu về văn hóa ẩm thực truyền
thống Nhật Bản qua việc trình chiếu các phim phóng sự, băng hình và sử dụng
các hình ảnh tĩnh về văn hóa ẩm thực.
Nhật Bản đã rất thành công trong việc khai thác sức mạnh cộng đồng để
phát triển ngành du lịch nói chung, DLCĐ nói riêng trong bối cảnh của cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0 [8].
2.2.1.3. Thái Lan
Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững (DASTA Development Designated Areas for Sustainable Tourism Administration). Đây
là một cơ quan thuộc nhà nước chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể phát
triển bền vững các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược vềDLCĐ, du
lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Cho tới nay, DASTA đã xây dựng
được 14 mơ hình DLCĐ với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có
sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên.

Bài học điển hình của bản Baan Nam Chieo: CĐ cùng thảo luận và chia
sẻ quan điểm về phát triển CĐ, đi đến kết luận là phát triển DLCĐ theo hướng
bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; Tổ chức


17

các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên
gia về DLCĐ kể từ năm 2006 để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Xây dựng
quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy
mô, sức chứa của các cơ sở; Phân chia trách nhiệm để đạt được sự quản lý hiệu
quả. Các hoạt động được khách du lịch đánh giá cao đặc biệt là các hoạt động
du lịch, ẩm thực và an toàn; Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan
tham giaDLCĐ, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người
dân địa phương; Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho phát triển DLCĐ.
Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản
đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày
cho người già hoặc các dịp lễ khác [8].
2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền
vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển
nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy
sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu
phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm
đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, hiêṇ đại, có chất lượng, có thương
hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện mơi
trường. Đến năm 2020 đón 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế; 32 - 35 triệu lượt
khách nội địa; thu nhập trực tiếp du licḥ đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6%
GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm

2020 phấn đấu đón 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế; 45 - 48 triệu lượt khách
nội địa; thu nhập trực tiếp du licḥ đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP,
tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị
trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch


18

sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc
mang bản sắc văn hóa Việt nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề,
du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái
đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: “Tăng cường đầu tư phát triển các
khu du lịch,đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa..."[3].
Những năm gần đây tại Việt Nam, DLCĐ đang phát triển ở nhiều địa
phương như: Hịa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Lai Châu, Quảng Ninh,… Tại
Việt Nam có 3 điểm DLCĐ đã được trao giải thưởng DLCĐ ASEAN là điểm
DLCĐ xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình; điểm
du lịch Thanh Tồn, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế;
điểm DLCĐ làng Triêm Tây, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
2.2.2.1. Tình hình phát triển DLCĐ tại Mai Châu (Hịa Bình)
Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển DLCĐ từ những năm
1990, nhưng chỉ sau ba năm (1993), DLCĐ tại đây đã vào "khuôn khổ" khi
ngành du lịch Hịa Bình đưa ra những định hướng phát triển cụ thể và du khách
đến đây đã rất yên tâm khi sử dụng các dịch vụ homestay (nhà ở của người dân
có phịng cho khách du lịch th). Đến thời điểm hiện tại, DLCĐ Bản Lác phát
triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan,
nghỉ lại.
Tỉnh Hịa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch các điểm DLCĐ, đẩy mạnh
công tác bảo tồn văn hóa bản địa, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng
dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách

du lịch đến với Hịa Bình [6].
2.2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ tại Lai Châu
Lai Châu sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong
lành, mát mẻ, đa dạng bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc nên có tiềm
năng lớn để phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ. Những năm qua, tỉnh đã đầu


×