Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vận dụng chuẩn mực tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp tại Thành phố Quy Nhơn (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.09 KB, 121 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN KỲ HÂN

NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG CHUẨN MỰC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Khôi Nguyên

Đà Nẵng, Năm 2012


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn


Trần Kỳ Hân


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 01
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 01
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 02
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 02
5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 02
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................. 03
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƯỜNG VÀ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH
NGHIỆP ................................................................................................................ 04
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC KẾ TỐN ................................................................ 04
1.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình......................................................... 04
1.1.2. Những ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn................................................. 06
1.2. CƠ SỞ GIÁ ĐỂ ĐO LƯỜNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH ................. 08
1.2.1. Giá gốc hay giá lịch sử........................................................................... 08
1.2.2. Giá thay thế ............................................................................................ 09
1.2.3. Giá trị có thể thực hiện được/Giá trị thanh lý ........................................ 10
1.2.4. Giá trị hiện tại hay hiện giá ................................................................... 11
1.3. ĐO LƯỜNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH............................................. 11
1.3.1. Đo lường tài sản cố định hữu hình tại thời điểm ghi nhận ban đầu
theo mơ hình giá gốc của kế toán Việt Nam .................................................... 11
1.3.2. Đo lường các chi phí sau ghi nhận ban đầu liên quan đến tài sản cố
định hữu hình ................................................................................................... 14

1.3.3. Khấu hao tài sản cố định hữu hình......................................................... 16


4

1.3.4. Đo lường tài sản cố định hữu hình tại thời điểm lập báo cáo tài
chính ...................................................................................................... 23
1.4. CƠNG BỐ THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LIÊN QUAN
ĐẾN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH ................................................................ 25
CHƯƠNG 2. THỰC TẾ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY
NHƠN.................................................................................................................... 27
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN
VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội tại thành phố Quy Nhơn........ 27
2.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn ........................... 28
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. THỰC TẾ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY
NHƠN .................................................................................................................... 32
2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình của các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Quy Nhơn ................................................................................. 32
2.2.2. Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc đo lường tài sản cố định
hữu hình tại các doanh nghiệp ở thành phố Quy Nhơn......................... 40
2.2.3. Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc trong việc công bố thông
tin về tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp tại thành phố
Quy Nhơn .............................................................................................. 77
2.3.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CÁC NỘI DUNG CỦA


CHUẨN MỰC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN
ĐƯỢC TÌM THẤY............................................................................................. 78
2.3.2. Những ưu điểm...................................................................................... 79
2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 80


5

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 84
3.1. CÁC KẾT LUẬN............................................................................................ 84
3.1.1. Những phát hiện mới của đề tài ............................................................ 84
3.1.2. Những nội dung khó hiểu trong chuẩn mực tài sản cố định hữu
hình với điều kiện Việt Nam ................................................................. 92
3.1.3. Thực tiễn về việc công bố thông tin về tài sản cố định hữu hình ở
các doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn và biện pháp hoàn
thiện ....................................................................................................... 92
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 94
3.2.1. Kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn về
vấn đề đánh giá lại tài sản cố định hữu hình ......................................... 94
3.2.2. Chuẩn hóa và làm rõ những nội dung khó hiểu trong chuẩn mực
Tài sản cố định hữu hình trong điều kiện Việt Nam ............................. 95
3.2.3. Các khuyến cáo về vấn đề khấu hao trong các doanh nghiệp ............... 96
3.2.4. Công tác kiểm tra từ các cơ quan chức năng......................................... 96
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN CHUẨN
MỰC KẾ TỐN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH............................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC.



6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area

DN

Doanh nghiệp

IAS

International Accounting Standards

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

WTO

World Trade Organization


7

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

2.1
2.2
2.3

2.4

Cách thức xác định hệ số điều chỉnh theo thời gian sử
dụng của TSCĐHH
Phân loại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn
Đặc trưng các doanh nghiệp trong mẫu điều tra
Đặc trưng cơ cấu tài sản cố định hữu hình qua các loại
tài sản
Đặc điểm sử dụng TSCĐHH theo những đặc trưng
khác nhau của DN

Trang

22

29
30
32


33

Cách thức xác định nguyên giá tài sản cố định hữu
2.5

hình mua sắm ở các DN trên địa bàn thành phố Quy

41

Nhơn
2.6

2.7

2.8
2.9

Sự ảnh hưởng của thâm niên công tác đến việc xác
định nguyên giá của TSCĐHH mua sắm
Sự ảnh hưởng của các đặc trưng DN đến việc xác định
nguyên giá TSCĐHH mua sắm
Cách thức xác định nguyên giá TSCĐHH tự xây dựng,
tự chế ở các DN
Xử lý chi phí sau ghi nhận ban đầu ở các doanh nghiệp

43

44


46
49


8

2.10

2.11

Phân tích cơng tác xử lý chi phí sửa chữa lớn phân loại
theo quy mô DN (phương án treo và phân bổ dần)
Phân tích cơng tác xử lý chi phí sửa chữa lớn phân loại
theo loại hình DN (phương án treo và phân bổ dần)

51

54

Phân tích cơng tác xử lý chi phí sửa chữa lớn phân loại
2.12

theo lĩnh vực hoạt động (phương án treo và phân bổ

56

dần)
2.13

2.14


2.15

2.16
2.17
2.18

2.19

2.20
2.21
2.22

Ảnh hưởng của đối tượng thu thập thông tin trong việc
treo và phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH
Phân tích nguyên nhân của việc trích trước chi phí sửa
chữa lớn TSCĐHH phân loại theo lĩnh vực hoạt động
Ảnh hưởng của quy mô và loại hình DN trong việc
trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH
Ảnh hưởng của đối tượng thu thập thông tin trong việc
trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH
Phương pháp khấu hao mà các doanh nghiệp lựa chọn
Lý do các DN lựa chọn phương pháp khấu hao đường
thẳng
Tỷ lệ các DN trích khấu hao cho những loại TSCĐHH
khơng được phép
DN sử dụng văn bản nào trong để trích khấu hao
TSCĐHH
Cách thức xử lý thanh lý TSCĐHH
Ảnh hưởng của đối tượng thu thập thông tin đến cách

thức xử lý thanh lý TSCĐHH

57

60

62

64
66
67

69

71
72
73


9

2.23

3.1
3.2

Cách thức công bố thông tin về TSCĐHH trong BCTC
của các DN
Kiến nghị về vấn đề đánh giá lại tài sản cố định hữu
hình

Các loại tài sản cố định hữu hình cần được đánh giá lại

77

94
94


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp
trên thị trường càng ngày phải càng hiểu biết các thông lệ quốc tế, các quy
định của các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội tự
do mậu dịch khối ASEAN (AFTA),… do đó vấn đề được đặt ra là hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống văn bản,
chuẩn mực trong lĩnh vực kinh tế nói riêng cũng phải được sửa đổi để ngày
một thích nghi hơn với tình hình hội nhập kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, từ
khi ra đời cho đến nay, hệ thống Chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói chung và
Chuẩn mực TSCĐHH nói riêng vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp với tình
hình phát triển của đất nước. Và hệ thống này đã ngày một bộc lộ rõ những
hạn chế, lạc hậu so với đà phát triển của đất nước. Do đó, vấn đề sửa đổi hệ
thống Chuẩn mực kế tốn hiện nay nói chung và Chuẩn mực TSCĐHH nói
riêng để các doanh nghiệp trên thị trường có thể định hướng sự phát triển, làm
căn cứ pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của mình,… ngày một cấp bách.
Bên cạnh đó, việc ra đời Chuẩn mực TSCĐHH nhưng từ trước đến nay
trong cả nước vẫn chưa có một nghiên cứu nào về việc vận dụng chuẩn mực
TSCĐHH trong thực tế các doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu vấn đề này
chúng ta có thể nhận thức được sự xa rời giữa lý thuyết và thực tế vận dụng

trong các doanh nghiệp về chuẩn mực TSCĐHH.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển ngày một mạnh
mẽ trong đó khu vực kinh tế duyên hải Miền Trung là một trong những khu
vực kinh tế đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà
trong đó tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn là một vùng kinh tế trọng
điểm của khu vực kinh tế duyên hải Miền Trung. Nhưng cũng giống như
phạm vi cả nước, tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng


2

vẫn chưa có một nghiên cứu hay đánh giá nào về vấn đề vận dụng các chuẩn
mực kế tốn nói chung và chuẩn mực TSCĐHH nói riêng. Vì những lý do đó,
tác giả xin chọn đề tài “Nghiên cứu vận dụng chuẩn mực Tài sản cố định hữu
hình ở các doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn” làm đề tài luận văn của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Đánh giá việc vận dụng chuẩn mực TSCĐHH ở các DN tại thành phố
Quy Nhơn.
– Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực
TSCĐHH trong các DN tại thành phố Quy Nhơn.
– Đưa ra các giải pháp nhằm vận dụng tốt chuẩn mực TSCĐHH ở các
DN trên địa bàn thành phố Qui Nhơn
– Đưa ra một số đề xuất trong vấn đề sửa đổi và đổi mới chuẩn mực
TSCĐHH
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các DN nằm trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn trong đó bao hàm tất cả các doanh nghiệp thuộc các lĩnh
vực hoạt động, loại hình DN và quy mơ DN khác nhau. Đề tài khơng nghiên
cứu các cơ quan hành chính nhà nước như kho bạc, ủy ban nhân dân, …

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành điều tra các DN về việc vận
dụng chuẩn mực TSCĐHH, sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với
các cơng cụ chính như thống kê tần suất, thống kê mơ tả, phân tích anova,…
từ đó đưa ra các kết luận và đề ra các hướng giải quyết.
5. Bố cục đề tài
Đề tài có kết cấu bao gồm 03 chương:


3

Chương 1: Cơ sở lý luận về đo lường và cơng bố thơng tin về tài sản cố
định hữu hình trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực tế việc vận dụng chuẩn mực tài sản cố định hữu hình tại
các doanh nghiệp ở Thành phố Quy Nhơn
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cho đến hiện nay, trong phạm vi cả nước chưa có bất kỳ một nghiên cứu
nào về việc vận dụng chuẩn mực TSCĐHH ở các doanh nghiệp trong một
tỉnh, thành phố hay một vùng miền cụ thể nào. Do đó đây là cơng trình đầu
tiên nghiên cứu về việc vận dụng chuẩn mực TSCĐHH ở các DN trong một
tỉnh, thành phố.


4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƯỜNG VÀ CƠNG
BỐ THƠNG TIN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ NHỮNG ẢNH

HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC KẾ TỐN
1.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình
a. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình:
Theo Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam số 03 (VAS số 03) thì tài sản cố định
hữu hình (tangible fixed assets) là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.
Thông tư số 203/2009/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định định nghĩa một cách cụ thể hơn. Theo đó, tài
sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất
thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc,
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Theo kế tốn Việt Nam, các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa
mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (hiện tại là 10.000.000
VND).
Tuy nhiên, theo chuẩn mực Kế tốn quốc tế thì hai điều kiện để ghi nhận
một khoản chi phí là tài sản cố định khi và chỉ khi khoản chi phí đó mang lại


5

lợi ích kinh tế trong tương lai và số tiền có thể xác định được một cách đáng
tin cậy (tiêu chuẩn ghi nhận ban đầu của bất động sản, nhà xưởng, máy móc
thiết bị).

Giữa quan điểm của kế tốn Việt Nam và kế tốn quốc tế có sự khác biệt
trong việc ghi nhận TSCĐHH. Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉ đưa ra hai tiêu
chuẩn (là hai tiêu chuẩn đầu tiên của kế tốn Việt Nam) trong khi đó kế tốn
Việt Nam có đưa thêm hai tiêu chuẩn về thời gian sử dụng ước tính và tiêu
chuẩn về giá trị. Sự khác biệt này thật sự cũng là điều dễ hiểu vì kế tốn quốc
tế được ban hành để áp dụng chung cho nhiều quốc gia trên thế giới mà giá trị
đồng tiền của các quốc gia là hoàn toàn khác nhau nên không thể xác định
một tiêu chuẩn chung về giá trị cho tất cả các quốc gia được. Quốc gia nào
vận dụng kế tốn quốc tế thì tùy tình hình thực tế của mình về đặc điểm kinh
tế - xã hội, giá trị đồng tiền, hệ thống pháp luật có liên quan, … mà đưa ra
một tiêu chuẩn giá trị về TSCĐHH cho quốc gia mình một cách hợp lý nhất.
Tương tự như thế, mỗi quốc gia có một quan điểm khác nhau về khái niệm
“năm tài chính” mặc dù rất nhiều quốc gia lựa chọn năm dương lịch trùng với
năm tài chính. Tuy nhiên, khái niệm này còn tùy thuộc rất nhiều vào các yếu
tố khác như đặc thù DN, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh,… Vì lý do
đó chuẩn mực kế tốn quốc tế không đưa ra một tiêu chuẩn về thời gian sử
dụng của TSCĐHH.
b. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình
Từ khái niệm về TSCĐHH, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những đặc
điểm của nó:
Một là, đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất của TSCĐHH là những tài
sản có hình thể vật chất cụ thể, rõ ràng mà chúng ta có thể nhận diện, phân
loại bằng mắt thường.


6

Hai là, tài sản cố định hữu hình có đặc điểm cơ bản nhất là có thời gian
sử dụng dài, nó đồng nghĩa với việc loại tài sản này sẽ tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, vì tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên giá trị của
TSCĐHH không chuyển dịch một lần vào giá trị của thực thể sản phẩm được
tạo ra trong một kỳ kinh doanh mà giá trị của TSCĐHH sẽ bị hao mòn dần
trong suốt quá trình sử dụng nó. Đặc điểm này dẫn đến một thuộc tính khác
mà chỉ tồn tại ở loại tài sản này đó là khấu hao. Khấu hao là cách thức chủ
quan của nhà quản lý để phân bổ giá trị của TSCĐHH vào chi phí của các chu
kỳ kinh doanh mà TSCĐHH đó tham gia.
Bốn là, theo Kế tốn Việt Nam thì tiêu chuẩn giá trị hiện hành của
TSCĐHH là từ 10.000.000 đồng trở lên do đó đơi khi nó được hình thành từ
một nguồn vốn hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau. Vấn đề này chưa được đề
cập trong kế toán quốc tế. Tất cả những đặc điểm này đều liên quan nhiều đến
cơng tác kế tốn của TSCĐHH trong các doanh nghiệp.
1.1.2. Những ảnh hưởng đến công tác kế toán
Do những đặc điểm cơ bản trên của TSCĐHH nên cơng tác kế tốn đối
với TSCĐHH bị ảnh hưởng rất lớn từ khâu xác định giá trị gốc ban đầu (xác
định nguyên giá) cho tới khâu xác định giá trị hao mòn cũng như việc theo
dõi chi tiết TSCĐHH.
Đầu tiên, từ khâu xác định giá trị gốc ban đầu (xác định nguyên giá) đã
có những nét khác biệt so với các tài sản khác của DN.
Do tài sản cố định hữu hình được phân thành nhiều loại khác nhau tùy
vào yếu tố hình thành nên TSCĐHH. Điều này dẫn đến việc nguyên giá của
TSCĐHH cũng sẽ được xác định theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như
TSCĐHH mua sắm sẽ có cách thức xác định nguyên giá khác với TSCĐHH
tự xây dựng hay tự chế,…


7

Bên cạnh đó như đã trình bày, TSCĐHH được hình thành từ một hoặc
nhiều nguồn vốn khác nhau dựa vào mục đích sử dụng của TSCĐHH đó nên

trong khâu hạch tốn tăng, chúng ta cịn có một bút tốn đặc biệt đó là bút
tốn kết chuyển nguồn để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm một
hoặc nhiều nguồn vốn khác.
Hai là, việc xác định giá trị hao mòn của TSCĐHH cũng ảnh hưởng đến
cơng tác kế tốn. Như đã nói, TSCĐHH có đặc điểm là tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất kinh doanh nên giá trị của nó được phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh trong kỳ theo các tiêu thức thích hợp. Do đó, việc xác định các
tiêu thức phân bổ để xác định giá trị hao mòn của TSCĐHH sao cho phản ánh
một cách hợp lý nhất tình hình tài sản của DN cũng là một vấn đề quan trọng.
Có 3 phương pháp khấu hao là khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều theo
thời gian sử dụng), khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo số lượng
sản phẩm. Tùy vào đặc điểm của TSCĐHH mà DN phải lựa chọn khấu hao
theo một phương pháp nào đó.
Ba là, theo dõi chi tiết TSCĐHH cũng là một công việc khá phức tạp.
Như đã nói, TSCĐHH được phân thành nhiều loại nên việc theo dõi từng
TSCĐHH riêng lẻ cũng như từng loại TSCĐHH làm cơng việc kế tốn trở
nên phức tạp hơn. Đầu tiên, ngay từ thời điểm tiếp nhận TSCĐHH, DN phải
phân loại một cách chính xác TSCĐHH đó thuộc loại nào, ghi vào sổ, thẻ tài
sản cố định một cách chính xác. Hằng năm, khi lập báo cáo tài chính doanh
nghiệp phải theo dõi chi tiết cho từng TSCĐHH cũng như từng loại ở 03 chỉ
tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Từ những ảnh hưởng của TSCĐHH đến cơng tác kế tốn như trên thì kế
toán TSCĐHH cần phải quán triệt những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất; xác định đối tượng ghi TSCĐHH hợp lý. Đối tượng kế toán
(ghi) TSCĐHH là từng TSCĐHH riêng biệt, có kết cấu độc lập và thực hiện


8

một chức năng nhất định hoặc có thể là một tổ hợp liên kết nhiều bộ phận

cùng thực hiện một chức năng. Trên cơ sở đối tượng đã xác định, cần xây
dựng số hiệu của từng đối tượng TSCĐHH nhằm thuận tiện và tránh nhầm lẫn
trong hạch toán và quản lý TSCĐHH.
Thứ hai; phân loại TSCĐHH một cách khoa học. Do TSCĐHH trong DN
có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, cơng dụng và tình
hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán
TSCĐHH cần sắp xếp TSCĐHH vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất
định như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thiết bị
truyền dẫn,…
Thứ ba; xác định giá trị ghi sổ TSCĐHH. Trong mọi trường hợp, tài sản cố
định hữu hình phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc
ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 03 chỉ tiêu về giá trị của TSCĐHH là
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị cịn lại. Trong đó, ngun giá TSCĐHH
được đánh giá một cách khác nhau tùy theo từng loại TSCĐHH cụ thể.
1.2. CƠ SỞ GIÁ ĐỂ ĐO LƯỜNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1.2.1. Giá gốc hay giá lịch sử (Historical cost)
Giá gốc (giá lịch sử) là giá thực tế phát sinh liên quan đến việc hình
thành tài sản, nợ phải trả ở doanh nghiệp. Đối với TSCĐHH, đo lường theo
giá gốc phản ánh số tiền hoặc tương đương tiền được chi ra để có được một
TSCĐHH tại thời điểm mà TSCĐHH đó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Giá gốc được sử dụng đến trong các trường hợp tiếp nhận tài sản (mua
sắm, đầu tư xây dựng,…), khi lập báo cáo tài chính (theo Kế tốn Việt Nam).
Vậy chung quy lại, theo tác giả thì giá gốc được sử dụng khi doanh nghiệp
đang hoạt động bình thường (khơng bị giải thể, phá sản, sáp nhập,…) và các
tài sản cũng đang được sử dụng đúng mục đích và doanh nghiệp khơng có u
cầu thanh lý, nhượng bán chúng.


9


Giá gốc có ưu điểm là loại giá được sử dụng phổ biến trong đo lường tài
sản và nợ phải trả vì tính khách quan và xác thực của nó giữa các bên có liên
quan đến một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thơng tin kế tốn được phản ánh
qua giá gốc đảm bảo được tính tin cậy do có những bằng chứng đáng tin cậy
(thể hiện qua chứng từ kế tốn), do vậy có ích đối với người sử dụng trong
việc ra quyết định.
Bên cạnh đó, giá gốc cũng có một số hạn chế. Trong điều kiện giá thị
trường của một số tài sản có sự biến động lớn trên thị trường, hoặc ở các nền
kinh tế có mức lạm phát cao, việc thoát ly quá lớn giữa giá gốc với giá thị
trường làm thơng tin kế tốn phản ánh khơng thực chất tình hình tài chính của
một tổ chức. Nghĩa là giá trị tài sản thực tế ở thời điểm lập báo cáo tài chính
có thể cao hơn rất nhiều so với giá trị trên báo cáo, hoặc ngược lại. Việc sử
dụng giá thay thế được xem như một giải pháp khắc phục hạn chế cơ bản này
của giá gốc.
1.2.2. Giá thay thế (Replacement cost)
Giá thay thế là loại giá mà nó phản ánh số tiền hoặc tương đương tiền
phải chi ra ở thời điểm hiện tại để có được một tài sản tương tự hay thanh lý
một khoản nợ tương tự.
Giá thay thế được sử dụng khi doanh nghiệp có những chuyển biến lớn
như định giá lại (để thay đổi hình thức sở hữu), giải thể, phá sản, sáp nhập,…
Nhà quản trị thường đề cập đến giá thay thế nhằm đánh giá khả năng duy trì
hoạt động bình thường trong tương lai của doanh nghiệp. Chẳng hạn giá mua
một TSCĐHH A của một doanh nghiệp vào ngày 01/01/2011 là 150.000.000
VND. Sang năm sau, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh nên mong muốn mua
thêm TSCĐHH A để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
để mua TSCĐHH A tương tự vào ngày 01/01/2012, đơn vị phải chi ra một số
tiền là 155.000.000 VND do sự tăng giá của mặt hàng này trên thị trường. Số


10


tiền 155.000.000 VND phải chi ra để có TSCĐHH A phục vụ sản xuất kinh
doanh cho năm sau gọi là giá thay thế cho những TSCĐHH A còn đang hoạt
động của doanh nghiệp.
Ưu điểm của giá thay thế là giá gần đúng nhất so với giá trị của tài sản
trên thị trường. Do vậy giá thay thế cung cấp thông tin về tình hình tài chính
của doanh nghiệp xác thực hơn trong điều kiện có biến động lớn về giá trong
nền kinh tế.
Tuy nhiên nhược điểm của loại giá này lại khơng đảm bảo tính tin cậy và
khách quan vì không tồn tại những chứng cứ minh bạch chứng minh: có một
số tiền hoặc tương đương tiền bỏ ra để tiếp nhận một tài sản tương tự đang có
ở DN. Điều này càng khó khăn hơn đối với những tài sản có chu kỳ sống của
sản phẩm ngắn, hay lạc hậu do những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
1.2.3. Giá trị có thể thực hiện được/Giá trị thanh lý (Realisable/
Settlement value)
Nếu giá thay thế được xem là giá đầu vào thì giá trị có thể thực hiện được
xem như giá đầu ra. Giá trị có thể thực hiện được hay giá trị thanh lý là số tiền
hay tương đương tiền mà đơn vị kỳ vọng có thể thu được từ bán những tài sản
hiện tại của đơn vị do yêu cầu thanh lý tài sản
Khác với 02 loại giá trên, loại giá này liên quan đến hoạt động bán một
số tài sản có nhu cầu thanh lý, như phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, các
tài sản của công ty phải bán khi ngừng hoạt động. Ưu điểm của loại giá này là
khi có những chứng cứ chắc chắn về doanh nghiệp phải thanh lý, cơ sở giá
này thường được quan tâm để những bên có liên quan đến lợi ích doanh
nghiệp (ngân hàng, nhà cung cấp hay người chủ DN) có thể ước tính khả năng
tiếp cận các phần vốn cịn lại của mình. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khi


11


vận dụng giả thuyết hoạt động liên tục, loại giá này ít được vận dụng trong
cơng tác kế tốn.
1.2.4. Giá trị hiện tại hay hiện giá (Present value)
Giá trị hiện tại là giá trị dự kiến của các dòng tiền trong tương lai có liên
quan đến một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả, được chiết khấu theo một
lãi suất nào đó. Theo cách đo lường này, giá trị của tài sản là giá trị chiết khấu
hiện tại của các dòng tiền thu vào trong tương lai dự kiến thu được từ tài sản
này. Tương tự, giá trị khoản nợ phải trả là giá trị chiết khấu hiện tại của các
ḍng tiền chi ra trong tương lai dự kiến phải trả để có được khoản nợ đó.
Giá trị hiện tại (hay hiện giá) được sử dụng khi DN muốn xác định lợi ích
kinh tế từ tài sản tạo ra trong tương lai. Kế toán sử dụng giá trị hiện tại để tính
ngun giá TSCĐHH hình thành qua hoạt động thuê tài chính. Do đặc điểm
của hoạt động thuê này là DN khơng phải thanh tốn ngay tiền mua và việc
thanh tốn sẽ diễn ra ở nhiều kỳ. Khi đó việc tính giá trị hiện tại như là cơ sở
cho việc xác định một cách hợp lý giá trị của TSCĐHH nhận được qua thuê
tài chính.
Đo lường theo hiện giá thực chất là dựa vào khái niệm lợi nhuận kinh tế.
Cách đánh giá này có một số ưu điểm vì đã quy đổi tài sản, nợ phải trả theo
một giá trị tương đương. Tuy nhiên, hạn chế của loại giá này liên quan đến
tính tin cậy khi xác định các yếu tố để hiện tại hóa như: rủi ro, tỷ lệ chiết
khấu, thay đổi tỷ lệ lãi suất và tính khơng chắc chắn của dịng tiền tương lai.
1.3. ĐO LƯỜNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1.3.1. Đo lường tài sản cố định hữu hình tại thời điểm ghi nhận ban
đầu theo mơ hình giá gốc của kế tốn Việt Nam
a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm
Theo Chuẩn mực Tài sản cố định hữu hình thì nguyên giá TSCĐHH mua
sắm được tính theo cơng thức sau:



12

Nguyên giá
TSCĐHH
mua sắm

=

Giá
mua

-

CKTM,
giảm giá

Các chi phí liên quan

Các khoản
+ thuế khơng
được hồn lại

+

đến việc đưa TS vào
trạng thái sẵn sàng sử
dụng

Trong đó, các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và

bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử; chi phí chuyên gia và các chi phí
liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐHH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao
thầu, nguyên giá là giá quyết tốn cơng trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên
quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền
sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi
nhận là tài sản cố định vơ hình.
Trường hợp TSCĐHH mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm, nguyên giá TSCĐHH đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời
điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả
ngay được hạch tốn vào chi phí theo kỳ hạn thanh tốn, trừ khi số chênh lệch
đó được tính vào ngun giá TSCĐHH (vốn hóa) theo quy định của chuẩn
mực kế tốn “Chi phí đi vay”.
Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản
xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực
tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì
khơng được tính vào nguyên giá TSCĐHH. Các khoản lỗ ban đầu do máy
móc khơng hoạt động đúng như dự tính được hạch tốn vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ.


13

b. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế
Theo Chuẩn mực Tài sản cố định hữu hình thì nguyên giá TSCĐHH tự
xây dựng hoặc tự chế được tính theo cơng thức sau:
Ngun giá
TSCĐHH tự xây
dựng, tự chế


Giá thành
=

thực tế của
TSCĐ

Chi phí lắp
+

đặt, chạy
thử

Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển
thành TSCĐHH thì ngun giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các
chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ khơng được tính vào
ngun giá của các tài sản đó. Các chi phí khơng hợp lý, như ngun liệu, vật
liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức
bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế khơng được tính vào
ngun giá TSCĐHH.
c. Tài sản cố định hữu hình th tài chính
Trường hợp đi th TSCĐHH theo hình thức th tài chính, thì theo VAS
số 03 nguyên giá TSCĐHH được xác định theo quy định của chuẩn mực kế
toán “Thuê tài sản”.
d.Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
Theo Chuẩn mực Tài sản cố định hữu hình thì nguyên giá TSCĐHH mua
dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH không tương tự hoặc tài sản khác
được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý
của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương

tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH
tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài


14

sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có cơng dụng tương tự, trong cùng
lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp
khơng có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi.
Nguyên giá TSCĐHH nhận về được tính bằng giá trị cịn lại của TSCĐHH
đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐHH tương tự như trao đổi máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐHH khác.
e. Tài sản cố địnhhữu hình tăng từ các nguồn khác
Nguyên giá TSCĐHH được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban
đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp khơng ghi nhận theo giá trị hợp lý
ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
1.3.2.

Đo lường các chi phí sau ghi nhận ban đầu liên quan đến tài

sản cố định hữu hình
a. Đặc trưng các loại chi phí sau ghi nhận ban đầu
- Chi phí sửa chữa thường xuyên
Chi phí sửa chữa thường xuyên là những chi phí sửa chữa tài sản cố định
hữu hình mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xun cho TSCĐHH đó. Chi
phí này thường nhỏ và thường xuyên xuất hiện, khối lượng cơng việc sửa
chữa khơng nhiều.
- Chi phí sửa chữa lớn mang tính phục hồi

Chi phí sửa chữa lớn mang tính phục hồi là những chi phí liên quan đến
việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong q trình sử
dụng mà nếu khơng thay thế, sửa chữa thì TSCĐHH đó sẽ khơng hoạt động
được hoặc hoạt động khơng bình thường. Chi phí sửa chữa lớn này khá cao,
thời gian sửa chữa thường kéo dài và cơng việc sửa chữa có thể tiến hành theo
kế hoạch định sẵn hay ngoài kế hoạch. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn mang
tính phục hồi được tập hợp riêng theo từng cơng trình hay từng TSCĐHH.


15

- Chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp
Chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp là những chi phí sửa chữa nếu
chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu
của tài sản đó, bao gồm các trường hợp sau:
Một là; thay đổi, bổ sung thêm các bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời
gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
Hai là; cải tiến bộ phận của TSCĐHH làm tăng đáng kể chất lượng sản
phẩm sản xuất ra;
Ba là; áp dụng quy trình cơng nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt
động của TSCĐHH so với trước.
b. Nguyên tắc xử lý chi phí sau ghi nhận ban đầu
Theo đặc trưng của 03 loại chi phí sau ghi nhận ban đầu đã trình bày thì
chúng ta cũng có 03 ngun tắc xử lý chi phí sau ghi nhận ban đầu, đó là: ghi
nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi nhận chi phí trả trước và
tiến hành phân bổ hoặc trích trước và vốn hóa (ghi tăng nguyên giá)
TSCĐHH.
- Ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận các khoản chi phí sửa chữa thường
xuyên vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Ghi nhận chi phí trả trước và tiến hành phân bổ hoặc trích
trước
Các loại chi phí sửa chữa lớn mang tính phục hồi được ghi nhận là chi
phí trả trước và tiến hành phân bổ hoặc trích trước. Khi đó các chi phí sửa
chữa TSCĐHH khơng được ghi tăng ngun giá (vốn hóa) TSCĐHH mà
được hạch tốn trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ,
nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì DN


16

được trích trước chi phí sửa chữa theo dự tốn vào chi phí hàng năm. Nếu số
thực chi sửa chữa TSCĐHH lớn hơn số trích theo dự tốn thì DN được tính
thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa
TSCĐHH nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch tốn giảm chi
phí kinh doanh trong kỳ.
Khi DN tiến hành trích trước chi phí điều đó cũng có nghĩa là tồn bộ chi
phí sửa chữa trong trường hợp này đều được tính vào chi phí kinh doanh trong
kỳ và đã được dự toán trước từ đầu năm. Việc làm này cho thấy DN đã chủ
động trong việc ghi nhận các khoản chi phí trên và lập kế hoạch dự tốn trong
kỳ. Tuy nhiên nếu số tiền phát sinh lớn th́ DN không nên sử dụng phương án
này vì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cuối kỳ cũng như ảnh hưởng đến
nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Ngược lại, khi DN tiến hành ghi nhận vào chi phí trả trước và tiến hành
phân bổ cũng có nghĩa là DN khơng có một dự tốn chi phí và lợi nhuận vào
đầu kỳ và thường DN sẽ chọn chính sách này khi khoản chi phí sửa chữa phát
sinh bất thường, khơng có tính chu kỳ hay khoản chi phí phát sinh này lớn.
- Vốn hóa (ghi tăng nguyên giá) tài sản cố định hữu hình
Các chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp thì doanh nghiệp khơng

được trích trước hay ghi nhận vào chi phí trả trước và tiến hành phân bổ mà
phải được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐHH đó. Từ đó làm thay đổi giá
trị khấu hao, thời gian sử dụng của TSCĐHH đó.
1.3.3. Khấu hao tài sản cố định
a. Khái niệm về khấu hao và hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình được sử dụng, dưới tác động của nhiều nguyên nhân
(môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật)
nên tài sản cố định bị hao mịn dần. Do đó, hao mòn là một hiện tượng khách


×