Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THẾ CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN – GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THẾ CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN – GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ THÚY NGA



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình hồn thành Luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các Thầy Cô giáo, các đơn vị triển khai nghiên cứu, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình.
Trước hết cho tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu sâu sắc
đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga, Trường Đại học Y tế Cơng cộng, người đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian trao đổi, chỉ dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, các Thầy giáo, Cơ giáo và các khoa/phịng liên quan của Trường Đại học Y tế
Công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An,
các cán bộ công chức, viên chức Bệnh viện và đặc biệt là Phòng Điều dưỡng Bệnh
viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo trong Hội đồng Bảo vệ Đề
cương, Hội đồng Phản biện Luận văn kín, Hội đồng Bảo vệ Luận văn đã có những ý
kiến góp ý hết sức q báu để tơi có thể hồn thiện Luận văn Tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ tấm chân tình, lịng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, những người bạn thân thiết gần xa đã dành nhiều thời gian chia sẻ
cùng tôi những kinh nghiệm, những khó khăn vất vả, cho tơi những tình cảm quý
báu và sự chăm sóc tốt nhất, đã động viện giúp đỡ, hỗ trợ rất lớn cho tôi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !



i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT……………………………… iii
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU ................................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Tổng quan về hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe và Điều dưỡng .....4
1.2. Thực trạng hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên
tại các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện..................................................................8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tư vấn – GDSK trong Bệnh viện 18
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ................................................................23
Chương 2 ..................................................................................................................28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................29
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................29
2.4. Cỡ mẫu ..........................................................................................................29
2.5. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................31
2.7. Các biến số và chủ đề nghiên cứu ...............................................................32
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ..........................................33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................33
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ...........................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................35

3.1. Thực trạng hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS BV Hữu
nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019 ......................................................................35
3.2.Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa
LS BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An ...................................................................49


ii

Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................54
4.1 Thực trạng hoạt động TV-GDSK tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ
An năm 2019 ........................................................................................................54
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ........................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
1. Thực trạng hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS BV Hữu nghị
Đa khoa Nghệ An năm 2019 ...............................................................................64
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS
BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019 .......................................................64
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 66
Phụ lục 1. Bảng biến số nghiên cứu .......................................................................71
Phụ lục 2: Nhóm chủ đề nghiên cứu định tính .....................................................77
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn ....................................................................................79
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu .....................................................................86
Phụ lục 5: Hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm ...............................................96


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT


BV

Bệnh viện

CLS

Cận lâm sàng

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HD

Hướng dẫn

LĐBV


Lãnh đạo bệnh viện

LĐK

Lãnh đạo khoa

LS

Lâm sàng

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

PHCN

Phục hồi chức năng

TLN

Thảo luận nhóm


TT-GDSK

Truyền thơng – Giáo dục sức khỏe

TV-GDSK

Tư vấn – Giáo dục sức khỏe


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Thông tin chung về NB được lựa chọn phỏng vấn

35

Bảng 3.2

Tư vấn, hướng dẫn cho NB về nội quy, quy định của

36


khoa, của BV và những điều cần thiết khi nhập viện.
Bảng 3.3

Hướng dẫn giải thích về bệnh mắc phải của NB của

38

điều dưỡng viên
Bảng 3.4

Hướng dẫn cách tự chăm sóc cho NB của điều dưỡng

39

viên
Bảng 3.5

Hướng dẫn tập luyện, PHCN cho NB của điều dưỡng

41

viên
Bảng 3.6

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho NB trong quá trình

44

điều trị của điều dưỡng viên

Bảng 3.7

Hướng dẫn cách dùng thuốc, tái khám

46


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Tỉ lệ NB được HD biết các nội quy, quy định khi vào

37

viện
3.2

Tỉ lệ NB được HD biết về bệnh mắc phải

39

3.3


Tỉ lệ NB được HD biết cách tự chăm sóc trong q

41

trình nằm viện
3.4

Tỉ lệ NB được HD biết cách tập luyện, PHCN

43

3.5

Tỉ lệ NB được HD biết về chế độ dinh dưỡng

45

3.6

Tỉ lệ NB được HD biết về sử dụng thuốc và tái khám

47

3.7

Đánh giá chung về hoạt động TV-GDSK

48



vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hoạt động tư vấn - giáo dục sức khỏe (TV-GDSK) trong bệnh viện ngày
càng được quan tâm hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với sự gia tăng của các
bệnh mãn tính và các bệnh lão khoa. Bên cạnh đó, TV-GDSK là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu trong 12 nhiệm vụ chuyên môn điều dưỡng được quy định tại
Thông tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế. Với mong
muốn mô tả thực trạng hoạt động TV-GDSK của điều dưỡng viên (ĐDV) tại các
khoa lâm sàng (LS) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TV-GDSK
của ĐDV tại các khoa LS Bệnh viện (BV) Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu: “Hoạt động TV-GDSK của điều dưỡng tại các khoa Lâm
sàng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019 và một số yếu tố ảnh
hưởng”.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp
nghiên cứu định lượng và định tính. Số liệu nghiên cứu định lượng được thu thập
thông qua phiếu phát vấn tự điền 358 người bệnh (NB) nội trú nằm điều trị trên 03
ngày có chỉ định ra viện tại các khoa LS. Nghiên cứu định tính thơng qua 15 cuộc
phỏng vấn sâu (PVS) và 02 cuộc thảo luận nhóm (TLN) với các đối tượng nghiên
cứu (LĐBV, TP ĐD, ĐDT, ĐDV, NB) nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS trong BV và làm rõ nghiên cứu định
lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB được hướng dẫn (HD) biết rõ và rất
rõ các kiến thức về TV-GDSK ở các nội dung đạt từ 79,4% đến 89,9%, tỷ lệ NB
nhận được kiến thức về TV-GDSK của ĐDV ở mức trung bình chiếm tỷ lệ khá cao
ở các nội dung, dao động từ 9,4% đến 14,7%. Vẫn cịn tình trạng NB khơng nhận
được các kiến thức TV-GDSK ở một số nội dung, cao nhất là nội dung HD chế độ
tập luyện PHCN với 3,5%. Kết quả từ nghiên cứu định tính khẳng định một số yếu
tố có ảnh hưởng tới hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS bao gồm:

Quản trị, nhân lực, môi trường, trong đó các yếu tố: Chưa có quy trình cụ thể hướng
dẫn hoạt động TV-GDSK cho các ĐDV, nguồn nhân lực hạn chế về số lượng và


vii

trình độ, nhân lực trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, quá tải về công việc và thiếu các
phương tiện, tài liệu hỗ trợ đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
TV-GDSK của điều dưỡng.
Để tiếp tục duy trì và cải thiện hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các khoa
LS, BV cần xây dựng và ban hành quy trình chuẩn TV-GDSK các mặt bệnh thường
gặp tại các khoa LS, đổi mới các phương thức kiểm tra giám sát, chú trọng vào các
cuộc kiểm tra đột xuất với trọng tâm là hoạt động TV-GDSK.Bên cạnh đó, BV cần
tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao đội ngũ điều dưỡng về số lượng và chất
lượng và xem xét việc trang bị đầy đủ các phượng tiện tài liệu phục vụ hoạt động
TV-GDSK.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tư vấn, giáo dục sức khỏe (TV-GDSK) được hiểu là q trình tác động có
mục đích, có kế họach đến người bệnh (NB), giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay
đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức
khỏe cá nhân và cộng đồng [18]. Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh, NB có quyền
được cung cấp thơng tin, được bác sĩ tư vấn, giải thích đầy đủ về tình trạng bệnh tật,
hướng điều trị, giải pháp thay thế, khả năng thành công, phục hồi, hậu quả nếu
không điều trị và những rủi ro có thể xảy ra, được thơng báo và giải thích đầy đủ về
các chi phí y tế ước tính [23]. Theo Thơng tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày
26/01/2011 của Bộ Y tế quy định: NB nằm viện được điều dưỡng viên (ĐDV), hộ

sinh viên TV-GDSK, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian
nằm viện và sau khi ra viện [14].
Hoạt động TV-GDSK là một hoạt động không thể thiếu trong chăm sóc điều
trị bệnh nhân tại bệnh viện (BV). TV-GDSK giúp NB nắm được những kiến thức về
tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh của chính bản thân mình trong thời gian nằm
viện và sau khi ra viện. Bên cạnh đó, TV-GDSK còn giúp NB hiểu rõ được nội quy
khoa phòng cũng như các quy định của BV. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là
các BV mới chỉ tập trung đến chẩn đoán, điều trị và khám bệnh mà chưa coi trọng
vai trò của hoạt động TV-GDSK trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt là
trong bối cảnh hiện nay, với sự gia tăng của các bệnh lão khoa và các bệnh mãn tính
thì hoạt động TV-GDSK càng phải được chú trọng hơn nữa [15].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về TV-GDSK cho NB điều trị nội trú tại các
khoa LS ở BV Y học cổ truyền Trung ương, BV Phổi Trung ương, BV tỉnh Bến
Tre…cho thấy hoạt động TV-GDSK của điều dưỡng đạt kết quả không cao và còn
nhiều hạn chế [20], [22], [29] .Tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An chưa có nghiên
cứu nào về hoạt động TV-GDSK của điều dưỡng.
BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là một BV đa khoa tuyến tỉnh hoàn chỉnh
hạng I trực thuộc Sở Y tế Nghệ An với quy mơ 1000 giường bệnh, 1549 nhân viên
trong đó có 272 điều dưỡng lâm sàng (LS) trực tiếp thực hiện hoạt động TV -


2

GDSK[4]. Trong những năm gần đây BV rất quan tâm đến hoạt động TV-GDSK
tại các khoa LS và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển
khai hoạt động TV-GDSK cịn gặp nhiều khó khăn như về hoạt động quản trị,
nhân lực thực hiện, kỹ năng, thái độ của điều dưỡng hay nhận thức của NB về TVGDSK trong BV.Qua đánh giá nhanh cho thấy một số nội dung TV-GDSK của
ĐDV cho NB còn chưa được chú trọng như: TV, HD về tập luyện PHCN hay HD
cách tự theo dõi chăm sóc trong q trình điều trị tại BV.Câu hỏi đặt ra là hoạt động
TV-GDSK của ĐDV tại các khoa LS BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đang ở mức

độ nào? Những yếu tố gì ảnh hưởng tới hoạt động TV-GDSK của ĐDV tại các
khoa LS? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Hoạt động TVGDSK của điều dưỡng tại các khoa LS BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019
và một số yếu tố ảnh hưởng với mong muốn mô tả thực trạng hoạt động TV-GDSK
của ĐDV tại các khoa LS và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TVGDSK của ĐDV.


3

MỤC TIÊU

1. Mô tả thực trạng hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức
khỏe của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
năm 2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe và Điều dưỡng
1.1.1. Hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe
1.1.1.1. Khái niệm Tư vấn – Giáo dục sức khỏe
Tư vấn là q trình trao đổi thơng tin giữa người cung cấp và khách hàng
nhằm hỗ trợ khách hàng, khẳng định thông tin giúp khách hàng tự đưa ra và thực
hiện những quyết định của họ [28].
GDSK: là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình
cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các
hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng

đồng [18].
TV-GDSK trong BV: là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho NB - người
nhà NB đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ. Giúp họ
hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao sức
khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ, hộ trỡ của NVYT cũng
như những người liên quan.Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất
để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được[17].
1.1.1.2. Mục đích của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe.
Giúp cho cá nhân và cộng đồng đủ kiến thức để xác định nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của họ và giới thiệu các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để
cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng hợp lý.
Hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao
sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ hỗ trợ của cán bộ y tế
cũng như những người liên quan.
Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe
mạnh, đạt đươc tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [17].


5

TV-GDSK góp phần thực hiện một trong những quyền của NB đó là quyền
được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [23] và giúp cho NB có trách nhiệm hơn trong
việc bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cộng đồng.
1.1.1.3. Vai trò của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe.
Vai trò của tư vấn
Tư vấn sức khỏe là một phần trong hệ thống các chương trình y tế cộng đồng
được xây dựng để nâng cao sức khỏe của cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ vể
thương tổn tâm thần trong cộng đồng [43]. Tư vấn đóng góp vào việc thay đổi hành
vi sức khỏe của NB bằng cách đưa ra những phân tích hữu ích, những cơng thức
chẩn đoán hay những lời khuyên trong điều trị. Tư vấn là một thành tố quan trọng

trong các dịch vụ y tế. Cung cấp thông tin về một loại thuốc mới, một phác đồ điều
trị mới, hay tư vấn cách chăm sóc NB, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng
cách….luôn là nhiệm vụ diễn ra hàng ngày tại mọi cơ sở y tế [28]. Như vậy người
tư vấn cần đưa ra các thơng tin quan trọng, chính xác để đối tượng có thể tự đánh
giá, thấy rõ được vấn đề của họ và họ có thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải
đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn để có thể giải quyết
vấn đề của họ một cách tốt nhất [18].
Vai trò của Giáo dục sức khỏe
GDSK là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế là một
chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ
trung ương đến cơ sở. GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y
tế. GDSK thông qua việc cung cấp các kiến thức, hướng dẫn và hỗ trợ thực hành
giúp mọi người có thể:
Hiểu biết và xác định vấn đề sức khỏe, nhu cầu cần chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của chính họ và cộng đồng.
Hiểu được những việc mà họ cần phải làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe,
bệnh tật của họ bằng chính nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Quyết định thực hiện hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức
khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, trong đó có việc biết và sử dụng đúng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sẵn.


6

1.1.1.4. Vị trí của Tư vấn – Giáo dục sức khỏe
Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để TT-GDSK
ở vị trí số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến y tế cơ sở. TTGDSK có liên quan mật thiết với tất cả các nội dung của các chương trình y tế.
Chính TT-GDSK đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và
củng cố các kết quả của các mặt hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Do đó TTGDSK cần phải được thực hiện trước, trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch,
chương trình y tế. Mặc dù khơng thể thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng TTGDSK bao giờ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ y tế đó đạt kết

quả vững bền hơn.
Tại BV, vị trí của TV-GDSK đóng vai trị quan trọng, ngồi việc cung cấp
các thơng tin cho NB về bệnh tật, phòng tránh lây nhiễm trong BV, quyền lợi của
NB hay các hướng dẫn đối với NB mà cịn cung cấp các thơng tin trong nội bộ BV
cho các cán bộ y tế về các chính sách, quy định pháp luật của nhà nước đến các quy
định về chuyên môn nghiệp vụ, những quy định, kế hoạch, báo cáo, văn bản của BV
hay các mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược... trong thời gian gần đây, vai trò của TVGDSK càng được khẳng định trong việc quảng bá hình ảnh của BV hay đối ngoại
với lực lượng báo chí, truyền thơng ngồi BV [25]
1.1.2. Điều dưỡng
1.1.2.1. Định nghĩa Điều dưỡng
Định nghĩa của Hội Điều dưỡng Mỹ năm 1965: Điều dưỡng là một nghề hỗ
trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức
khỏe [13].
Định nghĩa của Hội Điều dưỡng quốc tế năm 2002: Điều dưỡng bao gồm
chăm sóc tự chủ và hợp tác của các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng
đồng, bị bệnh hoặc tốt và trong tất cả các cơ sở. Điều dưỡng bao gồm tăng cường
sức khỏe, phịng ngừa bệnh tật và chăm sóc NB, tàn tật và người sắp chết. Vận
động, thúc đẩy mơi trường an tồn, nghiên cứu, tham gia vào việc định hình chính
sách y tế và quản lý hệ thống y tế và bệnh nhân, và giáo dục cũng là những vai trò
điều dưỡng quan trọng [44].


7

Tại Việt Nam, theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 4 năm
2005 của Bộ Nội vụ: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế,
thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng
chuyên khoa tại các cơ sở y tế [8].
1.1.2.2. Vai trò, chức năng của điều dưỡng
Vai trị của người Điều dưỡng:

Người chăm sóc: Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu
quả, chăm sóc là nền tảng cho mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản
của điều dưỡng [24].
Người truyền đạt thơng tin: Thơng tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi
nghề phục vụ, trong đó có nghề điều dưỡng.Sự truyền đạt thơng tin giữa người điều
dưỡng với NB, điều dưỡng với đồng nghiệp và những NVYT khác.Người điều
dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi giao ca,
chuyển khoa, chuyển viện, ra viện [24].
Người giáo viên: Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của NB
cũng ngày càng tăng lên, không đơn thuần chỉ là chữa bệnh khi họ đến BV, họ cần
có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc bản thân, rút ngắn thời gian điều trị.Vì
vậy người điều dưỡng có trách nhiệm rất quan trọng trong việc cung cấp các kiến
thức, kỹ năng CSSK cho NB [24].
Người tư vấn: Là người giúp đỡ NB để nhận biết và đương đầu với
những sang chấn về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ
giữa người với người và thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên quan
tới sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý. Người điều dưỡng khuyến khích NB
tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sự lựa chọn và xây dựng ý thức tự kiểm
sốt. Tư vấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc một nhóm người.Tư vấn địi hỏi
kỹ năng giao tiếp, bên cạnh đó,người điều dưỡng cịn phải có kỹ năng để phân tích
tình hình, tổng hợp thơng tin và đánh giá quá trình phát triển của NB sau khi đã
được tư vấn. Người điều dưỡng phải là một mơ hình mẫu để hướng dẫn những hành
vi mong muốn và phải thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của người khác, phải có suy


8

nghĩ sáng tạo và thái độ linh hoạt, hài hước khi tiếp xúc với các đối tượng khác
nhau [24].
Người biện hộ cho NB: NB phó thác tính mạng của họ cho các NVYT, điều

dưỡng là người tiếp xúc , chăm sóc NB từ lúc vào viện đến lúc ra viện, vì vậy phải
tận tình chăm sóc và bảo vệ quyền lợi cho NB [24].
Chức năng của Điều dưỡng:
Chức năng chủ động (chức năng độc lập): Chức năng chủ động của người
điều dưỡng bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức mà
người điều dưỡng đã được học và họ có thể thực hiện được một cách chủ động [24].
Chức năng phối hợp: Chức năng này liên quan đến việc thực hiện các y lệnh
của bác sỹ và báo cáo tình trạng NB cho bác sỹ. Chức năng phối hợp của người điều
dưỡng bao hàm cả việc người điều dưỡng cần có sự phối hợp của bạn bè đồng
nghiệp và các NVYT khác để hoàn thành cơng việc của mình [31].
1.1.2.3. Nhiệm vụ của Điều dưỡng
Ngày 26 tháng 01 năm 2011, Bộ Y tế đã có quy định cụ thể về 12 nhiệm vụ
của điều dưỡng về hoạt động CSNB trong BV như sau: (1) Tư vấn, hướng dẫn giáo
dục sức khỏe; (2) Chăm sóc về mặt tinh thần; (3) Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho
người bệnh; (4) Chăm sóc dinh dưỡng; (5)Chăm sóc phục hồi chức năng; (6) Chăm
sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; (7) Dùng thuốc và theo dõi dùng
thuốc cho người bệnh; (8) Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh
tử vong; (9) Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; (10) Theo dõi, đánh giá người
bệnh; (11)Đảm bảo an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm
sóc người bệnh; (12) Ghi chép hồ sơ bệnh án [14].
1.2. Thực trạng hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên
tại các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện.
1.2.1.Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện và các văn bản pháp lý liên
quan.
Khái niệm Bệnh viện: Cùng với thời gian, khái niệm BV cũng có nhiều thay
đổi.Trước đây, BV được coi là “Nhà tế bần” cứu giúp những người nghèo khổ.
Ngày nay, BV được coi là nới chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến


9


hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe và ở một
mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học [33].
Các tài liệu của WHO cũng đề cập nhiều đến khái niệm BV. Theo khái niệm
của WHO, BV là một phần không thể thiếu của một tổ chức y tế xã hội, có chức
năng cung cấp cho dân cư các dịch vụ chữa trị và phòng bệnh tồn diện, cũng như
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình; BV cũng là trung tâm đào tạo các
NVYT và trung tâm nghiên cứu y học [33].
Trong những năm vừa qua, nghành y tế nước ta đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, các dịch vụ chăm sóc y tế không ngừng được cải thiện và hoạt động TVGDSK trong BV ngày càng được chú trọng hơn bởi những lợi ích to lớn mà hoạt
động này mang lại, bên cạnh việc giúp NB, người nhà NB có được những thơng tin
về phịng bệnh chữa bệnh và giúp họ thay đổi hành vi sức khỏe, TV-GDSK cịn góp
phần giảm thiểu việc phát tán, lây lan bệnh tật ra cộng đồng và giảm gánh nặng xã
hội. Hoạt động TV-GDSK trong BV được thực hiện cũng nhằm đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ của NB khi đến khám, điều trị tại BV. Luật khám bệnh, chữa bệnh do
Quốc hội ban hành năm 2009 đã quy định rõ 07 quyền và 03 nghĩa vụ của NB khi
đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó tại điều 07 và điều 10 quy định:
“NB được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh”; “NB được cung cấp thơng tin, giải thích,
tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xẩy ra để lựa chọn phương
pháp chẩn đoán và điều trị” [23].
TV-GDSK trong Bệnh viện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, Thông tư số
07 của Bộ Y tế ban hành ngày 26/01/2011 đã chỉ rõ TV - GDSK là nhiệm vụ hàng
đầu trong hoạt động điều dưỡng về chăm sóc NB trong BV.Tại điều 04 của thơng
tư này quy định: (1)BV có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn
GDSK phù hợp;(2) NB nằm viện được ĐDV, Hộ sinh viên tư vấn, GDSK, hướng
dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện
[14].
Hoạt động TV-GDSK không thay thế được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
khác nhưng nó góp phần nâng cao hiệu quả cuả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác



10

trong BV.GDSK trong BV được thể hiện với mục đích là cung cấp kiến thức cơ bản
về bệnh tật cho NB để giúp cho họ hiểu rõ các vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang
và có nguy cơ sẽ mắc, đồng thời cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng
chống bệnh tật cũng như nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc hỗ trợ chăm
sóc NB tại BV hay cộng đồng.Hơn nữa, GDSK cịn tạo niềm tin và thái độ trong
việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi cho sức khỏe của NB và gián tiếp thông
qua NB đã được GDSK truyền tải các thông điệp về sức khỏe tới cộng đồng [16].
Để hoạt động TV-GDSK trong BV được thuận lợi và ngày càng đi vào chiều sâu thì
việc chun nghiệp hóa đội ngũ NVYT, người tham gia trực tiếp vào hoạt động
TV-GDSK là rất cần thiết, trong đó hoạt động giao tiếp ứng xử cũng như kiến thức
của NVYT trong vai trị chủ đạo trong việc quyết định sự thành cơng hay thất bại
của một buổi TV-GDSK cho NB. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới cũng như
từng bước tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ
sở y tế, ngày 25/02/2014 Bộ y tế ban hành thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định
về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao dộng làm việc trong các cơ
sở y tế. Sự ra đời của thông tư đã đưa ra những chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử
của các cán bộ, công chức, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế đó là những
quy định khi ứng xử với với đồng nghiệp hay với NB hay ứng xử khi thi hành các
nhiệm vụ. Đặc biệt là thông tư đã chỉ ra những nội dung cụ thể cần ứng xử với NB
khi họ đến khám bệnh, điều trị tại BV hay khi NB ra viện. Trong đó, khi NB điều trị
nội trú tại các mục a, b, c khoản 3 điều 6 của thông tư này quy định: “Khẩn trương
tiếp đón, bố trí giường cho NB, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của BV
và của khoa; Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải
quyết những nhu cầu cần thiết của NB; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc
của NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB; Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng
dẫn NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB thực hiện chế độ điều trị và chăm

sóc” [11]. Hay tại mục a khoản 4 điều 6 của thông tư này cũng quy định rõ ứng xử
của NVYT khi NB ra viện, chuyển viện: “Thông báo và dặn dò NB hoặc người đại
diện hợp pháp của NB những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp


11

chuyển tuyến cần giải thích lý do cho NB hoặc người đại diện hợp pháp của NB”
[11].
Với mục tiêu khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các BV tiến hành các
hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất
lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho NB, người dân và NVYT, đồng thời phù
hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước, “bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam”
đã ra đời. Sau hai lần tái bản với những sửa đổi bổ sung và nâng cấp, bộ tiêu chí
chất lượng BV Việt Nam đã thực sự trở thành một cơng cụ hữu ích trong việc
hướng dẫn các BV thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng nhằm đem đến sự hài
lòng cao nhất cho NB, người nhà NB và NVYT. Trong chương C6 về “hoạt động
điều dưỡng và chăm sóc NB” của bộ tiêu chí này có 03 tiêu chí thì Bộ y tế đã dành
riêng 01 tiêu chí C6.2 để đề cập về hoạt động TV-GDSK cho NB [12]. Điều này
một lần nữa đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TVGDSK trong hoạt động chăm sóc của điều dưỡng nói riêng cũng như hoạt động cải
tiến chất lượng BV nói chung.
Ngày 30 tháng 01 năm 2019, Bộ Y tế ban hành công văn số 521/BYT-TTKT về việc “hướng dẫn hoạt động truyền thông y tế năm 2019” đã nhấn mạnh:
“truyền thông y tế luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng trong việc
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ
biến kiến thức để người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật . Tăng cường hoạt động
truyền thông, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc điểm
từng vùng, miền và nhóm đối tượng để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi
cho sức khỏe”. Đối với hoạt động TV-GDSK trong BV, công văn cũng đã chỉ rõ:
“Năm 2019, căn cứ hướng dẫn của Trung ương, thực hiện mơ hình truyền thơng y tế
trong BV bao gồm: bộ phận truyền thông - chăm sóc NB, góc – điểm truyền thơng,

tư vấn cho NB. Các sản phẩm GDSK năm 2019 chú trọng các nội dung: đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng NB, phòng chống các yếu tố
nguy cơ bệnh, an toàn thực phẩm, hạn chế rủi ro và tại biến y khoa...” [2].
1.2.2. Những nội dung Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên tại các
khoa Lâm sàng trong Bệnh viện


12

Dựa trên bậc thang chất lượng mà bộ tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện(
phiên bản 2.0) [12] đã đưa ra kết hợp với các văn bản quy định liện quan đến hoạt
động TV-GDSK trong BV, các đề xuất hướng dẫn của Bộ y tế về việc thực hiện
kiểm tra đánh giá các tiêu chí chất lượng [9], tùy theo tình hình các BV viện mà có
những quy định về nội dung TV-GDSK cho phù hợp. Tuy nhiên có 06 nội dung cốt
yếu mà điều dưỡng cần phải thực hiện khi NB điều tri nội trú tại BV bao gồm:
hướng dẫn nội quy, quy định khi vào viện; Hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc
trong q trình điều trị; Giải thích các yếu tố nguy cơ và các biến chứng có thể xẩy
ra; Hướng dẫn chế độ tập luyện, sinh hoạt nâng cao sức khỏe; Hướng dẫn về chế độ
dinh dưỡng và phòng bệnh; hướng dẫn cách dùng thuốc/tái khám [25].
Hướng dẫn nội quy, quy định khi vào viện: là việc NB, người nhà NB khi
vào BV được tư vấn, hướng dẫn giải thích các thơng tin về nội quy, quy định của
khoa/phòng, của BV như về giờ thăm bệnh, giờ thay đổi đồ vải, các phòng chức
năng, phòng điều trị trong khoa lâm sàng hay hướng dẫn nội quy buồng bệnh và
cách sử dụng các phương tiện trong buồng bệnh [10].
Hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc trong q trình điều trị: NB vào viện
được ĐDV tư vấn, hướng dẫn GDSK về những việc nên và khơng nên trong sinh
hoạt, tự chăm sóc, được tư vấn, hướng dẫn về việc giữ gìn nếp sống, sinh hoạt điều
độ, được hướng dẫn, hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc vùng/bộ phận tổn
thương [14], [11].
Giải thích các yếu tố nguy cơ và các biến chứng có thể xảy ra: trong quá

trình điều trị tại BV, NB được ĐDV TV-GDSK về tình trạng bệnh hiện tại, các yếu
tố nguy cơ, biến chứng có thể xẩy ra với bệnh. Cách phát hiện và xử trí kịp thời các
biến chứng đó [23], [14].
Hướng dẫn chế độ tập luyện, nâng cao sức khỏe: là việc NB được ĐDV TVGDSK về các chế độ, phương pháp tập luyện nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến
chứng trong quá trình nằm điều trị tại BV cũng như sau khi ra viện[14].
Hướng dẫn dinh dưỡng và phòng bệnh: NB trong thời gian điều trị tại BV
được ĐDV tư vấn, hướng dẫn, cung cấp nhứng thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp


13

lý, các thực phẩm nên dùng hay hạn chế hoặc tránh, cách xây dựng khẩu phần ăn
phù hợp cũng như được hướng dẫn cách phòng bệnh hiệu quả [12], [14].
Hướng dẫn cách dùng thuốc, tái khám: NB trong qua trình nằm diều trị tại
BV cũng như khi ra viện được ĐDV hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, phát hiện và
xử lý các biến chứng do dùng thuốc, hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho người
bệnh khi ra viện, tái khám [11], [14].
1.2.3. Các phương pháp, phương tiện Tư vấn – GDSK trong Bệnh viện
1.2.3.1. Các phương pháp Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện
Có hai phương pháp TV-GDSK trong BV là phương pháp gián tiếp và
phương pháp trực tiếp.
TV-GDSK gián tiếp là phương pháp mà người làm TV-GDSK không tiếp
xúc trực tiếp với NB, người nhà NB, các nội dung được truyền tải đến họ thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng.Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta
cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường và bảo vệ và nâng cao sức khỏe NB
một cách có hệ thống, thường là GDSK về các mặt bệnh phổ biến hay phòng tránh
lây lan các loại dịch bệnh.Thông tin đại chúng giữ vai trị quan trọng trong TVGDSK có tính chất chiến dịch thơng qua các phương tiện nghe nhìn phong phú và
hấp dẫn. Phương pháp này có khả năng truyền tin nhanh, nhạy, rộng khắp những
khối lượng thơng tin lớn và có thể tiếp cận tối mọi đối tượng có mặt tại BV ở thời
điểm thông tin được truyền tải. Nhưng các phương tiện thơng tin đại chúng chỉ có

khả năng cung cấp về mặt kiến thức thuần tuý một chiều cho nên phương pháp này
ít làm thay đổi hành vi sức khỏe, đặc biệt ở khía cạnh thái độ và thực hành [17].
Phương pháp này sử dụng chủ yếu các phương tiện truyền thanh, truyền hình được
bố trí rộng khắp trong khuôn viên BV và các khu vực sảnh chờ, không gian sinh
hoạt chung của NB và các tài liệu tờ rơi được in ấn, bố trí tại các khoa phịng.
Phương pháp TV-GDSK trực tiếp là phương pháp tốt nhất để làm thay đổi
hành vi sức khỏe của NB, người nhà NB.Hay còn gọi là phương pháp mặt đối mặt,
người TV-GDSK tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được GDSK. Người giáo dục có
thể nhanh chóng nhận được các thơng tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính
điều chỉnh cao trong phuương pháp này. Thực hiện TV-GDSK trực tiếp thường có


14

hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. Nhưng
cũng có những khó khăn đó là khó có đủ số người có khả năng để sẵn sàng đáp ứng
với các yêu cầu của việc TV-GDSK. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất
nhiều vào người làm hoạt động TV-GDSK [18]. Các phương pháp TV-GDSK trực
tiếp thường được áp dụng bao gồm: Tổ chức nói chuyện sức khỏe, thơng qua các
cuộc họp hội đồng BV ; Tổ chức TV-GDSK thông qua thảo luận nhóm và Tư vấn
sức khỏe trực tiếp mặt đối mặt của các bác sỹ hoặc các ĐDV [25].
Tại các BV, cả hai phương pháp này đều được áp dụng. Hiện nay, hoạt động
TV-GDSK được thực hiện chủ yếu bới các điều dưỡng làm hoạt động chăm sóc tại
các khoa LS, ít có sự tham gia của các bác sỹ. TV-GDSK được kết hợp, lồng ghép
trong q trình chăm sóc, tiếp đón, thực hiện các y lệnh chun mơn, làm thủ thuật
hay đi buồng của điều dưỡng. Thời gian người điều dưỡng làm việc chủ yếu là bên
cạnh NB nên dễ tạo dựng được sự gần gũi và niềm tin đối với NB vì vậy họ dễ dàng
thổ lộ các điều riêng tư nhạy cảm hay những tâm tư nguyện vọng, điều này giúp cho
hoạt động TV-GDSK được thuận lợi và có hiệu quả hơn.
1.2.3.2. Phương tiện Tư vấn – Giáo dục sức khỏe trong bệnh viện

Có nhiều loại phương tiện TV-GDSK, tùy theo tình hình thực tế và nguồn
lực của từng BV mà trang bị các phương tiện cho phù hợp. Mỗi người làm hoạt
động TV-GDSK cần phải hiểu rõ các mặt lợi, mặt hạn chế của từng phương tiện để
lựa chọn và sử dụng được hiệu quả.Một số phương tiện TV-GDSK được sử dụng
phổ biến trong các BV:
Lời nói
Là phương tiện tốt nhất, đơn giản, khơng tốn kém, dễ làm, linh hoạt, có thể
thích ứng tuỳ theo sự cảm nhận của đối tượng TV-GDSK.Tuy nhiên dùng lời nói
cũng có mặt hạn chế là người nghe thường dễ quên, khó tiếp thu, khơng có cơ sở tra
cứu.Vì thế, muốn đạt được hiệu quả cao, địi hỏi người nói phải có lượng thơng tin
thiết thực vừa đủ và chắc, khi nói cần phải minh hoạ bằng dụng cụ trực quan, lời
nói phải đi đơi với việc làm thực tế, thiết thực.
Cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ thân thể)


15

Các cử chỉ và điệu bộ nhằm minh hoạ cho nội dung của lời nói, vì vậy địi
hỏi các động tác phải chính xác, thị phạm, thuần thục, mang tính giáo dục cao.
Các phương tiện trực quan và tác động qua thị giác
Có tác dụng minh hoạ, bổ khuyết cho lời nói, thích hợp với mọi đối tượng,
mọi nơi. Nhưng phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, nhiều khi tốn kém. Các phương
tiện trực quan thường dùng là: Mơ hình, hiện vật, mẫu vật; Bảng viết; Áp phích;
Tranh vẽ; Tờ rơi; Biểu ngữ, khẩu hiệu (Slogan).
Các phương tiện nghe nhìn
Các phương tiện nghe nhìn được sử dụng phổ biến trong BV bao gồm truyền
thanh và truyền hình.
Truyền thanh: Hệ thống âm thanh toàn viên hoặc một bộ phận trong BV có
thể sử dụng trong hoạt động truyền thơng, GDSK. Có thể kết hợp với đài truyền
thanh địa phương, đây là một phương tiện thơng tin nhanh, thuận tiện ít tốn kém,

rất thích hợp với điều kiện của tuyến cơ sở, thu hút được sự chú ý nghe của nhiều
người trong cùng một tời điểm. Yêu cầu nội dung phát thanh phải thiết thực, cụ
thể, ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với nhiều trình độ người nghe.
Truyền hình: Đây là loại phương tiện TV-GDSK sử dụng các kỹ thuật hiện
đại, là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện TV-GDSK khác với nhau.Phương tiện
này tác động trên cả hai cơ quan thị giác và thính giác vì thế nó gây được ấn tượng
sâu sắc cho đối tượng được giáo dục như phim, vơ tuyến truyền hình, những đoạn
video clip ngắn kịch hay múa rối.Phương tiện này thường gây hứng thú và lơi cuốn
sự tham gia của nhiều người. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương tiện này thường
tốn kém, sản xuất được phương tiện này cần nhiều kinh phí và khi sử dụng cần có
các điều kiện cần thiết như tivi, máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu hay hội
trường. Cần phải có người được đào tạo để sử dụng, vận hành và bảo quản các thiết
bị này [17].
1.2.4. Tổng quan về thực trạng hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe của
Điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện
1.2.4.1. Đánh giá chung về hoạt động Tư vấn – Giáo dục sức khỏe


×