Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá sự chấp hành quy định hành nghề y tế tư nhân tại thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRƯƠNG BÁ QUÂN

ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH
HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRƯƠNG BÁ QUÂN

ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH
HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. PHAN VĂN TƯỜNG
2. TS. ĐẶNG VĂN CHÍNH


HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi thực
hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Trương Bá Quân


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn chuyên khoa 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Chánh Thanh tra Sở Y tế Tiền
Giang đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học
tập và cơng tác.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế Tiền Giang, Phòng Y
tế thành phố Mỹ Tho và đặc biệt là các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho đã tạo điều kiện và cho phép tôi được tra tại thực địa và sử dụng
số liệu để làm đề tài luận văn chuyên khoa 2.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cám ơn GS.TS.
Phan Văn Tường và TS. Đặng Văn Chính – Hai người Thầy đã dành nhiều thời gian

trực tiếp hướng dẫn và quan tâm, giúp đỡ tôi suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bố/mẹ, vợ/con, anh/chị/em,
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi cả vật chất và tinh thần để tôi yên tâm
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Trương Bá Quân


iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BS

:

Bác sĩ

BV


:

Bệnh viện

CCDV

:

Cung cấp dịch vụ

CSSK

:

Chăm sóc sức khoẻ

DVYT

:

Dịch vụ y tế

HNYTN

:

Hành nghề y tư nhân.

HNYHCTTN


:

Hành nghề y học cổ truyền tư nhân

HNYDTN

:

Hành nghề y dược tư nhân

KCB

:

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

:

Kế hoạch hố gia đình

PHCN

:

Phục hồi chức năng

PK


:

Phòng khám

PKCK

:

Phòng khám chuyên khoa

PKCK TMH

:

Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng

PKCK RHM

:

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt

SDDV

:

Sử dụng dịch vụ

XN


:

Xét nghiệm

YTTN

:

Y tế tư nhân.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ix
TĨM TẮT ḶN VĂN .......................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Y tế tư nhân - quá trình hình thành và phát triển ............................................... 4
1.1.1. Khái niệm về y tế tư nhân............................................................................... 4
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của y tế tư nhân ........................................... 4
1.1.3. Hoạt động cung cấp dịch khám chữa bệnh của cơ sở hành nghề y tư nhân trên

thế giới và ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6
1.1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 9
1.4. Công tác quản lý hành nghề y tư nhân ............................................................ 20
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................ 20
1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 20
1.4.3. Một số văn bản pháp quy sử dụng để đánh giá việc chấp hành các quy định,
quy chế chuyên môn của các cơ sở HNYTN ........................................................... 23
1.5. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu......................................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 27
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 27


v

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ................................................................. 27
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................. 28
2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu .................................................... 33
2.4. Sai số và biện pháp khắc phục ........................................................................ 34
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 34
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 36
3.1. Thực trạng chấp hành các quy định của các cơ sở hành nghề y tư nhân thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến (2016-2018) ..................................................... 36
3.1.1. Một số đặc điểm chung của các cơ sở hành nghề y tư nhân .......................... 36

3.1.2. Chấp hành các quy định trong hoạt động của các cơ sở HNYTN ................. 40
3.1.3. Một số kiến thức của người cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động hành
nghề y tư nhân ....................................................................................................... 46
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chấp hành các quy định trong hành nghề
của người cung cấp dịch vụ tại cơ sở hành nghề y tư nhân..................................... 47
3.2.1. Vị trí cơng tác và mức độ hiểu biết về Luật KCB, các quy định hành nghề của
người cung cấp dịch vụ và vi phạm các quy định chung trong HNYTN .................. 48
3.2.2. Một số kết quả nghiên cứu định tính ............................................................ 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 51
4.1. Thực trạng chấp hành các quy định của các cơ sở hành nghề y tư nhân thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến (2016-2018) ..................................................... 51
4.1.1. Một số đặc điểm chung của các cơ sở hành nghề y tư nhân ......................... 51
4.1.2. Về chấp hành các quy định trong hoạt động của các cơ sở HNYTN ............. 57
4.1.3. Một số kiến thức của người cung cấp dịc vụ hành nghề y tư nhân ................ 61
4.1.4. Về kiến thức lien quan đến quản lý HNYTN của cán bộ quản lý ................... 62


vi

4.2. Về một số yếu tố ảnh hưởng đến chấp hành các quy định trong hành nghề của
người cung cấp dịch vụ tại cơ sở HNYTN ............................................................. 63
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 66
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 71


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Bảng biến số nghiên cứu ............................................................................ 28
Bảng 3. 1. Cơ cấu các loại hình HNHYTN ở Thành phố Mỹ Tho (n = 216)............... 36
Bảng 3. 2. Số ngày làm việc của các cơ sở HNYTN ................................................... 37
Bảng 3. 3. Đặc điểm nhân lực theo chức danh chuyên môn và theo giới (n=682)........ 37
Bảng 3. 4. Thâm niên hoạt động y tế của người HNYTN (n=682) .............................. 38
Bảng 3. 5. Phân loại người HNYTN theo hệ thống làm việc (n=682) ......................... 38
Bảng 3. 6. Nơi công tác của người HNYTN đương chức (n=270)............................... 39
Bảng 3. 7. Số lượt người bệnh đến KCB trung bình trong 1 năm ................................ 39
Bảng 3. 8. Tình hình chấp hành phạm vi hành nghề cho phép của các cơ sở HNYTN 40
Bảng 3. 9. Chấp hành quy định về tủ thuốc cấp cứu (n=216) ...................................... 40
Bảng 3. 10. Chấp hành quy định về phác đồ chống sốc (n=216) ................................. 41
Bảng 3. 11. Chấp hành quy định về hộp thuốc chống sốc (n=216) .............................. 41
Bảng 3. 12. Chấp hành quy chế chống nhiễm khuẩn tại cơ sở HNYTN (n=216) ......... 42
Bảng 3. 13. Chấp hành quy định xử lý rác thải/chất thải tại cơ sở HNYTN (n=216) .. 42
Bảng 3. 14. Chấp hành quy định về sổ sách ghi chép (n=216) .................................... 42
Bảng 3. 15. Chấp hành quy định về biển hiệu phòng khám (n=216) ........................... 42
Bảng 3. 16. Chấp hành quy định về quảng cáo (n=216) .............................................. 43
Bảng 3. 17. Chấp hành quy định về niêm yết giá dịch vụ (n=216) .............................. 43
Bảng 3. 18. Chấp hành quy định về có văn bản pháp quy, tài liệu hướng dẫn tra cứu
chuyên môn nghiệp vụ ................................................................................................ 43
Bảng 3. 19. Chấp hành quy định về tham gia tập huấn, phổ biến quy định NHYNT
trong năm (n=216) ...................................................................................................... 44
Bảng 3. 20. Tình hình vi phạm quy định chung theo từng loại hình hành nghề ........... 44
Bảng 3. 21. Phân bố tỷ lệ vi phạm quy định chung theo các loại hình hành nghề ........ 45
Bảng 3. 22. Hiểu biết của người cung cấp dịch vụ về Luật khám bệnh, chữa bệnh và
các quy định về NHYTN (n=216) ............................................................................... 46


viii


Bảng 3. 23. Hiểu biết chung của người cung cấp dịch vụ về Luật khám bệnh, chữa
bệnh và các quy định về NHYTN (n=216).................................................................. 46
Bảng 3. 24. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý HNYTN (n=14) .............................. 46
Bảng 3. 25. Thời gian tham gia công tác quản lý HNYTN của cán bộ quản lý HNYTN
(n=14) ........................................................................................................................ 47
Bảng 3. 26. Vị trí cơng tác của người cung cấp dịch vụ với vi phạm các quy định chung
trong HNYTN ............................................................................................................ 48
Bảng 3. 27. Hiểu biết về Luật KCB và các quy định hành nghề với vi phạm các quy
định chung của chủ cơ sở HNYTN .............................................................................. 48


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Sơ đồ hệ thống quản lý các cơ sở HNYTN ................................................. 21
Hình 1. 2: Khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................................... 26


x

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài: Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng phát triển và lớn mạnh về
mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chấp hành các quy định pháp luật trong hành
nghề của các cơ sở hành nghề y tư nhân. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả thực
trạng chấp hành các quy định của các cơ sở hành nghề y tư, đồng thời phân tích một số
yếu tố ảnh hưởng tới việc chấp hành quy định của các cơ sở hành nghề y tư nhân tại
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2016 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, phân tích số liệu thứ cấp, kết hợp nghiên
cứu định lượng và định tính.

Kết quả nghiên cứu: cho thấy, các quy định về diện tích phịng ốc, trang thiết bị kỹ
thuật, quy chế chống nhiễm khuẩn, xử lý rác thải/chất thải, được 100% cơ sở có chấp
hành đúng quy đinh; các quy định về phạm vi hành nghề, thuốc cấp cứu và chống số
được các cơ sở chấp hành đúng quy định với tỷ lệ cao (98,6%; 90,7% và 84,7%); các
quy định về có sổ sách ghi chép, niêm yết giá dịch vụ, có các văn bản pháp quy, tài liệu
hướng dẫn tra cứu được các cơ sở chấp hành đúng quy định với tỷ lệ không cao
(72,7%; 69,0% và 88,9%); các quy định về biển hiệu, biển quảng cáo và tập huấn, phổ
biến quy định hành nghề được các cơ sở chấp hành đúng quy định với tỷ lệ thấp và rất
thấp (59,7% và 9,6%). Một số yếu tố ảnh hưởng đến chấp hành các quy định hành nghề
gồm: vị trí hiện cơng tác của người cung cấp dịch vụ hiện đang hay không làm việc tại
cơ sở y tế công; hiểu biết đầy đủ hay không hiểu biết đầy đủ Luật Khám bệnh, chữa
bệnh, cơ chế thị trường/lợi nhuận của người cung cấp dịch vụ và tình hình tập huấn về
luật hành nghề và cập nhật các quy định về hành nghề y tư nhân.
Khuyến nghị: Tăng cường hơn nữa công tác quản lý hành nghề y tư nhân. Tăng cường
hơn nữa số lần, số đợt tập huấn, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn
liên quan đến hành nghề y tư nhân bằng các hình thức khác nhau.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến năm 2017, tồn quốc đã có 206 bệnh viện tư
nhân và hơn 30 nghìn phịng khám tư nhân. Các cơ sở y tế tư nhân đã đóng góp một
phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân, góp
phần giảm tải cho các bệnh viện công lập và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có
nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp với hoàn cảnh thực tế [1]. Sau
hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết số 90/CP về chủ trương xã hội hóa các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hóa của Chính phủ ban hành ngày 21/8/1997 [2]; nhiều doanh nhân
và doanh nghiệp đã tích cực đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng bệnh viện, phòng
khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân... Đến nay, các cơ sở y tế tư nhân đã không ngừng

phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân.
Trong những năm vừa qua Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều cơ chế chính
sách cho y tế tư nhân phát triển, nhưng khối kinh tế này vẫn chưa phát triển như kỳ
vọng, ví dụ ở các nước Mỹ La Tinh y tế tư nhân chiếm 20% - 30%, Anh 10%, Thái
Lan 24%, Ấn Độ 93%... Tuy nhiên ở Việt Nam, tỷ lệ y tế tư nhân rất thấp, chiếm 5,4%
[1].
Bên cạnh những đóng góp tích cực khơng thể phủ nhận về cung cấp dịch vụ
khám, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân là những hạn chế, tiêu cực và bất cập
trong quản lý và khó kiểm sốt tại các cơ sở y tế tư nhân. Theo số liệu báo cáo của
Thanh tra Bộ y tế năm 2017 đã triển khai thanh tra, kiểm tra công tác khám, chữa bệnh
của 9.332 cơ sở hành nghề y tư nhân, trong đó có 2.580 cơ sở vi phạm, đã xử lý vi
phạm hành chính 2.580 cơ sở (27,6%), cảnh cáo 52 cơ sở. Đình chỉ hành nghề khơng
phép 28 phịng khám đa khoa, 16 phịng khám chuyên khoa; 03 bác sĩ Trung Quốc;
tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động thời hạn 4 - 5 tháng 03 cơ sở; đình chỉ hoạt
động có thời hạn 51 cơ sở; Xử phạt vi phạm hành chính 549 cơ sở với số tiền là


2
14.728.550.000 đồng. Các sai phạm tuy không nghiêm trọng nhưng khá phổ biến ở các
địa phương trong cả nước làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người bệnh, vi
phạm đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành y tế [3], [4].
Thành phố Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang là khu vực có nền kinh tế xã hội
phát triển kèm theo các dịch vụ y tế tư nhân cũng khá phát triển mạnh những năm gần
đây. Theo thống kê của Phòng Y tế Thành phố Mỹ Tho, tính đến năm 2017, tổng số cơ
sở y tế tư nhân là 532, trong đó: hành nghề y tư nhân là 216 (40,22%), hành nghề y học
cổ truyền tư nhân là 49 (9,21%) và hành nghề dược tư nhân là 269 (50,57%) [5].
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chấp hành các quy định pháp luật trong hành
nghề của các cơ sở hành nghề y tư nhân những mặt được và chưa được để làm bằng

chứng khách quan nhằm đưa ra một số khuyến nghị cụ thể để quản lý các cơ sở hành
nghề y tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn trên địa bàn nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
sự chấp hành quy định hành nghề y tư nhân tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2016 - 2018".


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể:
1) Mô tả thực trạng chấp hành các quy định của các cơ sở hành nghề y tư nhân
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chấp hành quy định của các cơ sở
hành nghề y tư nhân tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Y tế tư nhân - quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Khái niệm về y tế tư nhân
- Khu vực dịch vụ y tế tư nhân (YTTN) bao gồm toàn bộ các chủ thể cung cấp
dịch vụ không thuộc sở hữu của Nhà nước. Khu vực này có thể hoạt động vì mục đích
lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận [6].
- Y tế tư nhân có thể là hoạt động với sự cung cấp tài chính hay cung cấp các dịch
vụ của tư nhân có liên quan đến sức khoẻ [6]. Có 3 loại dịch vụ liên quan đến YTTN:
+ Tư nhân cấp vốn và cung cấp dịch vụ: Những người sử dụng tư nhân của các
dịch vụ tư nhân, hay còn gọi là tư trong tư.
+ Tư nhân cấp vốn và Nhà nước cung cấp dịch vụ: Như phí tổn của người sử
dụng cho các dịch vụ của Nhà nước hay còn gọi là tư trong công.

+ Nhà nước cấp vốn và tư nhân cung cấp dịch vụ: Các dịch vụ đặc hiệu của tư
nhân được Nhà nước cho phép sử dụng, hay cịn gọi là cơng trong tư.
Ở nước ta, Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 [7] và Nghị định 73/1999/
N§-CP, ngày 19/8/1999 của Chính phủ [8] vỊ chính sách khuyến khích xã hội hóa
đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đã quy định các hình
thức ngồi cơng lập gồm bán cơng, dân lập, tư nhân, trong đó tư nhân là cơ sở do cá
nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Như vậy, theo quy định của Chính phủ, y tế tư nhân là tổ chức không sử dụng ngân
sách hoạt động thường xuyên và chủ yếu của Nhà nước, nguồn tài chính là do các cá
nhân, gia đình lập ra. Nó mang dáng dấp của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế
tư bản tư nhân. Một số cơ sở hoạt động như các cơng ty tư nhân.

1.1.2. Q trình hình thành, phát triển của y tế tư nhân
Ở các nước phát triển Tây Âu, Mỹ, sau đại chiến Thế giới (đầu thập niên 50 thế
kỷ 20), Chính phủ đã quốc hữu hố một loạt các ngành cơng nhiệp mang lại lợi ích


5
kinh tế cao của các nhà tư bản quốc tế và trong nước, bên cạnh đó là nhiều chương
trình an sinh xã hội được thành lập. Tuy nhiên đến những năm đầu của thập kỷ 70, suy
thoái kinh tế và biến động xã hội ngày càng gia tăng, Chính phủ không thể đảm bảo
cuộc sống “bao cấp” cho tất cả mọi người. Để chống suy thoái kinh tế và giảm gánh
nặng cho ngân sách Quốc gia, nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển bằng
cách đưa ra các chính sách sử dụng tài chính tư nhân và khuyến khích khu vực tư nhân
phát triển, trong đó có YTTN [9].
Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển những năm đầu của thập kỷ 80
(thế kỷ 20), khi một loạt nước giành được độc lập dân tộc sau thời kỳ thuộc địa, Chính
phủ mới thường cam kết CSSK cho toàn dân bằng cách đảm bao cấp hoàn tồn phí
dịch vụ dự phịng và KCB. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn và xã hội có nhiều

biến động, dẫn đến sự thay đổi chính sách từ phía chính phủ trong CSSK cho người
dân. Nhà nước khơng đủ khả năng bao cấp các dịch vụ CSSK cho người dân và lại
càng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng CSSK của của người
dân ngày càng gia tăng, do đó các dịch vụ YTTN đã có cơ hội phát triển [9]. Giai đoạn
này, nhiều nước tại Châu Phi, cận sa mạc Sahara và Mỹ la tinh, ngân sách Nhà nước
dành cho y tế trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đã giảm tới 50% [6]. Vì vậy, ngành
Y tế thậm chí khơng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản và thiết
yếu cho người dân. Các quốc gia đó đã tìm đến khu vực tư nhân như là một giải pháp
cơ bản để bổ sung các dịch vụ y tế thiếu hụt của Nhà nước. Trong khi đó là Ngân hàng
Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… ra điều kiện để nhận được sự hỗ trợ ngắn hạn,
dài hạn về tài chính, viện trợ, đầu tư vào lĩnh vực y tế, các nước đang phát triển phải
giảm bớt tác động của y tế Nhà nước, thay vào đó là tăng cường vai trị cung cấp dịch
vụ CSSK của khu vực YTTN, tạo ra thị trường CSSK cạnh tranh. Tất cả những yếu tố
này mở đường, kích thích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch
vụ y tế để bớt đi gánh nặng và áp lực tài chính cho hệ thống y tế công.
Trong những năm của thập kỷ 80 và 90 (thế kỷ 20), nhiều nước nới lỏng việc
cấp giấy phép hành nghề và quy định với những người làm dịch vụ YTTN, luật pháp


6
cho phép cơng chức Nhà nước làm dịch vụ ngồi giờ hành chính như Malaysia,
Indonesia...[10]. Điều này dẫn đến sự hợp pháp hóa và xúc tiến khu vực YTTN như
Zambia [11]. Các nước Uganda, Tanzania, và Modambic cịn có chính sách tạo điều
kiện và hỗ trợ cho HNYTN hoạt động và phát triển, đồng thời loại bỏ dần sự điều
hành, kiểm sốt hoạt động HNYTN (thả nổi) vì họ quan niệm lĩnh vực CSSK như một
thị trường. Ở một số nước, HNYTN vẫn tồn tại với những hình thức phổ biến như là
lang y, bà đỡ dân gian, người bán thuốc rong, thầy mo [12].
Có quan điểm cho rằng, sự phát triển ngày càng gia tăng của khu vực YTTN
trong bối cảnh dịch vụ y tế cơng xuống cấp có ảnh hưởng xấu đến yếu tố cơng bằng,
bởi vì khu vực YTTN phát triển tạo ra hệ thống y tế hai cấp ở một quốc gia. Theo đó,

người giàu được hưởng dịch vụ tư nhân chất lượng cao, trong khi người nghèo phải sử
dụng dịch vụ công chất lượng thấp [13]. Thực tế cho thấy, tại các vùng nông thôn,
YTTN phục vụ cả người giàu và người nghèo. Do không nhận thấy hết vai trò và tầm
quan trọng của YTTN nên Chính phủ một số nước thường đánh giá thấp khả năng cung
cấp dịch vụ của khu vực YTTN đối với các vùng xa xôi hẻo lánh [9].
Đối với các nước đang phát triển, YTTN chủ yếu cung cấp dịch vụ KCB ngoại
trú. Ở ấn Độ, có đến 80% số lượt người bệnh đến KCB tại các cơ sở HNYTN [13],
[14]; Ai Cập, tỷ lệ này là 50%. Đối với lĩnh vực điều trị nội trú Y tế Nhà nước vẫn
đóng vai trị chủ đạo [13], [15], [16].

1.1.3. Hoạt động cung cấp dịch khám chữa bệnh của cơ sở hành nghề y tư nhân
trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1. Trên thế giới
Trung Quốc: Trước năm 1949, có khoảng 520 bệnh viện tư nhân (chủ yếu là bệnh
viện của các nhà Thờ, của Hội truyền giáo), chỉ có khoảng 248 bệnh viện cơng. Ngồi
ra, có 200.000 người HNYTN tại các phòng mạch tư [13]. Giai đoạn 1980 – 2000:
Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách hệ thống kinh tế theo hướng đổi mới và YTTN
đã được phép hoạt động chính thức vào năm 1982. Năm 1987, các cơng chức Nhà
nước cũng đã được phép HNYTN ngồi giờ hành chính, trong khi đó các bệnh viện tư


7
nhân vẫn bị giới hạn. Năm 2000, Trung Quốc đã ban hành quy chế đầu tiên về
HNYTN [17]. Từ khi cải cách và đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường,
khu vực YTTN ngày càng ổn định và phát triển rất nhanh về số lượng cơ sở. Năm 1984
chỉ có khoảng 80.000 người HNYTN, đến năm 2002 đã tăng lên hơn 200.000 người
HNYTN. Phần lớn những người HNYTN ở các khu vực nông thôn. Năm 1998 cho
thấy 41% cán bộ y tế "hợp tác xã" chuyển sang HNYTN. Lý do đến khám, chữa bệnh
tại các cơ sở HNYTN: 53,66% đến cơ sở HNYTN vì giá rẻ hơn, 15,38% do người
quen giới thiệu, 11,06% do gần nhà, chỉ có 1,05% cho rằng chất lượng tốt hơn [16]. Có

60% số người ở vùng nông thôn khi bị bệnh thường đến các cơ sở HNYTN, tỷ lệ này ở
khu vực thành thị là 23% [17]. Tuy nhiên, chất lượng khám, chữa bệnh của YTTN
không cao, đặc biệt là HNYTN tại nơng thơn ít trang bị các phương tiện, thiết bị, kỹ
thuật y tế. YTTN thường lạm dụng kê đơn thuốc đắt tiền và dịch vụ cận lâm sàng do đó
chi phí về thuốc điều trị trong các khu vực YTTN thường nhiều gấp 2 lần so với khu
vực y tế công. HNYTN tại các vùng nông thôn thiếu sự giám sát của các cơ quan quản
lý y tế Nhà nước. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra, giám sát, trình độ, năng lực
khơng cao, thiếu các phương tiện, kỹ thuật và thiếu các chế tài để xử lý…
Ấn Độ: Mặc dù hệ thống y tế cơng cộng có nhiệm vụ cung cấp tất cả các dịch vụ
KCB và phòng bệnh cho người dân, song hệ thống y tế cơng chỉ đảm nhận khoảng
dưới 25% dịch vụ CSSK, cịn lại trên 75% là do hệ thống HNYTN đảm nhận [18]. Khi
mới giành được độc lập (1947), các cơ sở HNYTN chỉ chiếm 8% tổng số cơ sở y tế
trong toàn quốc, năm 1960 YTTN chi tiêu khoảng 2,4% GDP, tốc độ tăng trưởng
YTTN những năm 1960-1970 là 11,3%, thập kỷ 1990 là 18% mỗi năm [19]. Năm
2001, có 93% các bệnh viện, 64% số giường, 85% các bác sĩ, 80% bệnh nhân điều trị
ngoại trú và 57% bệnh nhân điều trị ngoại trú là thuộc khu vực YTTN [14]. YTTN cịn
tham gia vào nhiều chương trình y tế Quốc gia bao gồm các lĩnh vực như khống chế
tiến tới xố bỏ bại liệt, mở rộng chương trình tiêm chủng, điều trị Lao theo phác đồ
DOTs, điều trị và chăm sóc HIV/ALDS, phịng và điều trị bệnh phong, sốt rét và một
số trong các lĩnh vực y tế dự phòng quan trọng khác [13], [14].


8
Về chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn trong hành nghề: sự phát triển
tràn lan của khu vực YTTN cũng gây ra những sai sót như là khơng tuân thủ các hướng
dẫn quốc gia, phương pháp chẩn đoán và điều trị chưa đúng, kê đơn thuốc với số
lượng, liều dùng và thời gian sử dụng quá quy định, lạm dụng thuốc trong điều trị là
khá phổ biến và rất khó kiểm sốt [18].
Hàn Quốc: Sự phát triển của YTTN chủ yếu theo định hướng lợi nhuận. Các bác
sĩ tư là những nhà cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) chủ yếu, chiếm khoảng gần 90% thị

phần CSSK và chủ yếu là lĩnh vực KCB. Các bác sĩ công chiếm thành phần rất nhỏ, chỉ
khoảng trên 10% thị phần và chủ yếu ở lĩnh vực dự phòng [19]. Nhà nước bắt đầu định
hướng chính sách tư nhân hố y tế từ những năm đầu của thập kỷ 80 (thế kỷ 20). Lúc
đầu là việc giảm tỷ lệ bệnh viện công từ 14% (1982) xuống 5% (1984). Các động lực
cho chính sách phát triển YTTN gồm 4 yếu tố chính (yếu tố chính phủ, yếu tố nhu cầu,
yếu tố yêu cầu và yếu tố BHYT) [19]:
Về chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn trong hành nghề KCB ở Hàn
Quốc: Luật hành nghề KCB ở Hàn Quốc cho phép các bác sĩ HNYT tư nhân vừa khám
bệnh, kê đơn vừa bán thuốc, do đó, ngành y tế khơng kiểm soát được giá cả cũng như
chất lượng thuốc, mức độ lạm dụng thuốc trong điều trị tại các cơ sở HNYTN, đây
cũng là những vi phạm nhiều nhất tại các cơ sở HNYTN tại Hà Quốc.
Thái Lan: Do tác động của kinh tế thị trường, dó đó khu vực YTTN cạnh tranh
khốc liệt và có sự bất cập trong phân bố cơ sở y tế công và YTTN chủ yếu tập trung ở
thủ đô Băng Cốc và các thành phố lớn. Năm 1998, có 45% bác sĩ cơng và tư tập trung
ở Băng Cốc chỉ cung cấp dịch vụ cho 14% dân số của cả nước. Trung bình ở Băng
Cốc, 1 Bác sĩ/999 dân, lớn gấp 10 lần so với vùng Đông Bắc: 1 Bác sĩ /10.085 dân
[20]. Điều này gây nên sự mất công bằng về phân bố nguồn lực y tế giữa các vùng, ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận DVYT có chất lượng cho người nghèo, vùng sâu,
vùng xa.
Malaysia: Tồn tại song hành một hệ thống y tế hỗn hợp công lập và tư nhân trong
việc cung cấp tài chính và các dịch vụ CSSK. Đặc điểm chung của các nước này là vai


9
trị của Chính phủ trong cung cấp các dịch vụ CSSK công giảm dần và khu vực YTTN
ngày càng mở rộng. Khu vực y tế công chiếm 78% tổng số giường bệnh trong toàn
quốc nhưng số lượng bác sĩ trong khu vực y tế cơng chỉ chiếm 58%. Chính phủ
Malaysia kỳ vọng số giường bệnh trong khu vực YTTN sẽ chiếm 50% [21], [15].
Indonesia: trong năm 1990 đã thông qua một chính sách là hạn chế việc xây
đựng mới các bệnh viện công. Số lượng bệnh nhân nội trú của khu vực YTTN chiếm

ưu thế hơn so với khu vực công, bệnh viện tư nhân chiếm 67% trong tổng số bệnh viện
trong toàn quốc, các bệnh viện tư nhân phát triển nhanh chóng trong thập niên 19801990, từ 32% năm 1988 tăng lên 55% năm 1997. Chi tiêu tài chính trong khu vực
YTTN chiếm 2/3 tổng số kinh phí dành cho chăm sóc y tế trong tồn quốc.
Singapore: tổng số giường bệnh tại các bệnh viện tư nhân mở rộng nhanh chóng
trong thập niên 1980 và đầu những năm 1990 do các chính sách miễn trừ cho các
khoản thuế thu nhập thuế kinh doanh dịch vụ y tế và hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện
tư nhân mới. Hiện nay có số bệnh viện tư nhân là 13 bệnh viện trên tổng số 23 bệnh
viện trong toàn quốc, tổng chi tiêu tài chính trong khu vực YTTN là 66,9% vào năm
2006, chiếm 2,1% GDP [22].
Philippines: vào những năm 1990, Chính phủ có chủ trương tư nhân hố một số
cơ sở y tế công hoạt động kém hiệu quả, để giảm áp lực tài chính [18]. Hiện nay 3/5 số
bệnh viện, khoảng 50% số giường bệnh và 3/5 số bác sĩ tập trung trong khu vực
YTTN; hàng năm có khoảng 52,4% khách hàng sử dụng dịch vụ y tế công: 41,1% sử
dụng dịch vụ YTTN (phòng khám tư: 22,80 % và bệnh viện tư: 18.30%) và số người
bệnh còn lại (6,5%) sử dụng dịch vụ CSSK tại nhà.

1.1.3.2. Ở Việt Nam
Trước năm 1989, mọi người dân được CSSK miễn phí bởi hệ thống y tế công của
Nhà nước. Khi KCB, người bệnh chi trả tiền thuốc theo giá bao cấp. Dịch vụ YTTN
khơng được thừa nhận, mặc dù vẫn có hiện tượng nhân viên y tế nhà nước về nhà vẫn
KCB ngồi giờ nhưng khơng được cơng nhận. Từ năm 1989, một loạt chính sách đổi
mới về y tế đã được thực hiện theo nhịp đổi mới toàn diện của nền y tế được bắt đầu từ


10
năm 1986. Lần đầu tiên ở Việt Nam có sự cơng nhận chính thức về mặt pháp lý hoạt
động YTTN. Tình hình cung cấp và sử dụng DVYT ở Việt Nam sau đổi mới đã có sự
thay đổi mạnh mẽ. Khu vực YTTN phát triển nhanh chóng và ngày càng trở nên đa
dạng. Số lượng YTTN trên toàn quốc năm 1996 là 17.701. Đến năm 1999, số cơ sở
YTTN ở 44 tỉnh/thành phố là gấp đôi con số trên (36.442). Số liệu công bố của Hội

hành nghề YTTN Việt Nam năm 2014 cho biết: “Cả nước có 157 bệnh viện tư nhân,
hơn 30 nghìn phịng khám tư nhân và cơ sở DVYT. Đội ngũ y bác sĩ tham gia vào
HNYTN cũng khá hùng hậu với gần 250 nghìn người, trong đó bác sĩ là gần 65 nghìn
[23]. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến năm 2017, toàn quốc đã có 206 bệnh viện tư
nhân và hơn 30 nghìn phịng khám tư nhân. Khu vực YTTN gồm nhiều loại hình đa
dạng, từ những bệnh viện liên doanh lớn đến các phòng khám đa khoa, phòng khám
chuyên khoa [1]. Trước những năm 2000, số lượng cơ sở không đăng ký ước tính cũng
khá lớn và số cơ sở hoạt động đơn lẻ, khơng đặt phịng khám cố định, các cơ sở dịch vụ
y học cổ truyền, thuốc nam không thống kê hết được. Thời kỳ này, khơng có gianh giới
rõ ràng giữa hai khu vực y tế công và YTTN. Từ năm 1989, ngồi giờ làm việc chính
thức, cán bộ y tế được phép cung cấp dịch vụ có thu phí tại cơ sở y tế cơng lập. Theo
ước tính 80% người HNYT tư nhân đồng thời cũng là người đang làm việc trong khu
vực y tế cơng lập. Có nhiều cán bộ y tế bị phản ảnh là đưa bệnh nhân từ cơ sở y tế công
ra điều trị tại cơ sở y tế ngồi giờ của mình. Đây là vấn đề khó khăn trong cơng tác
quản lý [23].
1.2. Các quy định về hành nghề y tế tư nhân
1.2.1. Khái niệm về quy định, quy chế
- Quy định: Là quy phạm định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc
hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật; điều lệ của doanh nghiệp, quy
chế doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn,
nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.
- Quy chế: Là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách,
công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền


11
hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra u cầu cần đạt được và có
tính định khung mang tính nguyên tắc.
1.2.2. Một số quy định, quy chế về hành nghề y tế tư nhân ở Vit Nam
- Giai đoạn từ 1989 - 2009:


Trc nm 1989, ở Việt Nam

chưa cho phép thành lập các cơ sở HNYDTN. Sau Nghị quyết Đại hội VI (1986) của
Đảng, với chính sách đổi mới về kinh tế - xã hội, Việt nam bắt đầu cho phép HNYDTN
hoạt động. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-BYT ngày 29/4/1989 V/v Ban
hành quy chế về tổ chức hoạt động các bệnh viện, nhà hộ sinh, phòng khám bệnh, phòng xét
nghiệm, phòng thăm dò chức năng và dịch vụ YTNT. Nội dung chủ yếu của văn bản này
quy định về hoạt động chun mơn trong HNYTN. Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh HNYDTN
được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1993 và sau đó thay bằng Pháp lệnh
HNYDTN năm 2003, cho đến nay YTTN đã phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước và
trở thành một bộ phận trong hệ thống y tế Việt Nam [25], [26].
Về hình thức tổ chức hoạt động của YTTN theo Pháp lệnh HNYDTN năm 1993 và
2003, các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, hình tổ chức gồm 3 lĩnh vực: HNYTN,
HNDTN và HNYD cổ truyền tư nhân. Về hình thức hoạt động của HNYTN: đối tượng
hành ngheevaf hoạt động là các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế đủ điều kiện tiêu chuẩn quy
định đang thuộc biên chế nhà nước làm thêm ngồi giờ, có địa điểm, trang thiết bị, tự
hành nghề riêng, tự chủ về tài chính, nộp thuế theo pháp luật, hưởng lãi, thu nhập theo
khả năng hoạt động [25], [26].
Sau khi có pháp lệnh HNYDTN, Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân, sở Y tế các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạp
pháp luật để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và thực hiện các quy định
trong hoạt động hành nghề. Các quy định trong HNYTN gồm: điều kiện thành lập/mở
cơ sở, đăng ký, cấp phép hoạt động, điều kiện hoạt động (con người/nhân lực, cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị, chứng chỉ hành nghề, phạm vi hành nghề, sử dụng thuốc, chống số,
chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, xử lý rá thải/chất thải y tế, số sách thống kê,
báo cáo, ghi chép, biển hiệu, quảng cáo, niêm yết giá dịch vụ, xử phạt hành chính, các


12

quy định về bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, tập huấn về pháp luật, quy chế, quy định
trong hành nghề, quy định về quản lý, tham gia phòng chống dịch bệnh với y tế địa
phương...
- Giai đoạn từ 2009 đến nay: Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 23/11/2009 [27],
nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của luật khám chữa bệnh [28] và Thông tư số 41/2011/TT- BYT ngày
14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề
và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [29]. Nghị định số
109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám ,chữa bệnh [30]. Quy định các tổ
chức HNYTN tại Việt Nam bao gồm: (1) Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa;
(2) Phòng khám đa khoa; (3) Phòng khám chuyên khoa; (4) Cơ sở dịch vụ y tế: răng
giả, tiêm chích thay băng, kính thuốc, dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra
nước ngoài.
Sau khi có Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và Luật Dược năm 2005 và
năm 2016 được ban hành và có hiệu lực đã thay thế các Pháp lệnh HNYDTN năm
1993 và năm 2003. Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân, Sở
Y tế các địa phương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực
hiện, đồng thời cũng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực, nội dung trong hoạt động
HNYTN.
Về hình thức tổ chức cơ sở HNYTN: được phân loại theo các quy định của Luật
khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Nghị định 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Thông
tư số 41/2011/TT- BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành
nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định cấp chứng chỉ
hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở KCB.
Các loại hình thức tổ chức của các cơ sở HNYT được phân loại như sau:
1. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tư nhân (nếu có).



13
2. Phòng khám đa khoa (PK đa khoa)
3. Phòng khám chuyên khoa Nội (PKCK nội)
4. Phòng khám chuyên khoa ngoại (PKCK ngoại)
5. Phòng khám chuyên khoa Nhi (PKCK nhi)
6. Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng (PKCK TMH)
7. Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt (PKCK RHM)
8. Phòng khám chuyên khoa Mắt (PKCK mắt)
9. Phòng khám Sản phụ khoa - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)
10. Phịng khám chun khoa Giải phẫu thẩm mỹ.
11. Phòng khám chuyên khoa Da liễu (PKCK da liễu)
12. Phòng khám Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu
13. Phòng khám chuyên khoa chẩn đốn hình ảnh
14. Phịng khám chun khoa xét nghiệm
15. Phịng khám bác sĩ gia đình
16. Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm
mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ CSSK tại nhà; cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ
trợ vận chuyển người bệnh; cơ sở dịch vụ làm răng giả.
1.3. Thực trạng tuân thủ các quy định về hành nghề y tư nhân và yếu tố ảnh
hưởng
Nghiên cứu của Trung tâm Nhân lực y tế và UNICEF ở 7 vùng sinh thái
Việt Nam (1993) [81] cho biết: Trong số 116 ngời HNYTN ở 230 xã/phờng: có gần 2/3
ngời HNYTN (65,.25%) khơng có giấy phép hành nghề, tỷ lệ ngời hành nghề không
am hiểu quy chế và luật hành nghề là 78,71%; có 1,21% ngời hành nghề khơng có ống
nghe tim, phổi; 6,03% khơng có cặp nhiệt độ; 23,50% khơng có huyết áp kế; 23,40%
khơng có phơng tiện băng rửa vết thơng thông thờng; 65,87% không có đơn thuốc thờng; 72,29% khơng có sổ khám bệnh; 76,51% khơng có bộ đồ khám ngũ quan; 40,97%
cơ sở khơng có một số thuốc cấp cứu thơng thờng theo quy định của Bộ Y tế.



×