Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường tại thành phố vĩnh yên – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.74 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĨNH THẠCH
Tên đề tài:
“ĐÁNH

GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VÂN

ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2012”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Được thực tập là quãng thời gian quý báu và cần thiết của mỗi sinh
viên,nó không những đem lại cho sinh viên những kinh nghiệm,trải nghiệm
quý giá mà còn là những buổi thực hành rất cần thiết cho công việc của mỗi
người sau này.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân
công về thực tập tại trung tâm tài nguyên và bảo vệ môi trường, với đề tài
nghiên cứu: " Đánh giá công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường tại
Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2012 ”.
Sau khi kết thúc khoảng thời gian thực tập,em xin cám ơn tất cả các
thầy,cô giáo trong khoa Môi trường cùng toàn thể các anh,chị em trong trung
tâm tài nguyên và bảo vệ môi trường đã giúp đỡ nhiệt tình để em có thể hoàn
thành đề tài một cách tốt nhất.
Và em xin cảm ơn thầy hướng dẫn thực tập là thầy Nguyễn Minh
Cảnh,cho dù em kiến thức có hạn nhưng thầy vẫn hướng dẫn và nhắc nhở,chỉ ra
những sai sót trong đề tài của em.
Em xin cảm ơn!
Vĩnh Yên, ngày 17 tháng 8 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Vĩnh Thạch


DANH MỤC VIẾT TẮT

QLMT


: Quản lý môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

UNEP

: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

WEF

: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

WWF

: Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã

CKBVMT

: Cam kết bảo vệ môi trường

EIA, ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường


WB

: Ngân hành thế giới

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

UBND

: Ủy ban nhân dân

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

QCMT

: Quy chuẩn môi trường

HĐND

: Hội đồng nhân dân

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

QL

: Quốc lộ

VSMT

: Vệ sinh môi trường

HTX

: Hợp tác xã


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 2.1 . Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường ..................... 11
Việt Nam ...................................................................................................... 11
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế Tp Vĩnh Yên ......................................................... 22
Bảng 4.2: Lượng chất thải và nước thải y tế trên địa bàn .............................. 24
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất................................ 27
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong một số sông, hồ, đầm
..................................................................................................................... 29
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ..................................... 30
Bảng 4.6: Chất lượng môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu của ............... 31
Bảng 4.7: Mức thu phí VSMT trên địa bàn .................................................... 35
Bảng 4.8: Một số văn bản UBND Tp đã ban hành, chỉ đạo giai đoạn 2010 – 2012
..................................................................................................................... 36

Bảng 4.9:Danh mục một số các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ....... 38
Bảng 4.10: Chỉ số thực hiện kết quả CKBVMT giai đoạn 2010 – 2012 ........ 39
Bảng 4.11: Chỉ số thực hiện kiểm soát BVMT TP giai đoạn 2010 – 2012 .... 41


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................... 1
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu ............................................................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu ................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường ........................................ 3
2.1.1. Khái niệm quản lý môi trường .............................................................. 3
2.1.2. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ................................................. 3
2.1.3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường ............ 4
2.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường ............................................... 5
2.1.5. Cơ sở kinh tế trong quản lý môi trường ................................................ 9
2.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam ............................ 9
2.3. Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường ................................ 12
2.3.1. Công tác đánh giá tác động môi trường .............................................. 12
2.3.2. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ............................................. 12
2.3.3. Các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường ............................... 13
2.3.4. Hoạt động quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường ............................... 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 15

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 15
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện .......................................... 15
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của TP Vĩnh Yên ......... 15
3.2.2. Thực trạng môi trường trên địa bàn TP Vĩnh Yên............................... 15
3.2.3. Đánh giá công tác QLNN về môi trường Thành phố giai đoạn 2010 - 2012 .... 16


3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
3.3.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định có
liên quan....................................................................................................... 16
3.3.2. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 17
3.3.3. Phương pháp điều tra, so sánh ............................................................ 17
3.3.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp ......................................................... 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 18
4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội Tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc ............................................................................................................. 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 20
4.1.3. Đánh giá các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội đến các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ............................. 23
4.2. Hiện trạng môi trường trên địa bàn. ....................................................... 23
4.2.1 Hiện trạng xả thải ................................................................................ 23
4.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên ......................................... 26
4.3. Đánh giá công tác Quản lý môi trường TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2010 – 2012 ......................................................................................... 32
4.3.1. Đánh giá công tác tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở TP Vĩnh
Yên .............................................................................................................. 32

4.3.2 Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường Tp Vĩnh Yên .................... 36
4.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa
bàn Thành phố trong những năm qua ........................................................... 43
4.4. Đánh giá chung, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
Quản lý môi trường trong những năm qua .................................................... 44
4.4.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường .... 44
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về BVMT của Thành phố Vĩnh Yên ............................................................. 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 47
5.1. Kết luận ................................................................................................. 47
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 48


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong cuộc sống ngày này mọi thứ,mọi hoạt động của con người đều ít
nhiều ảnh hưởng tới môi trường,xã hội càng phát triển càng kéo theo những
vần đề về môi trường đáng báo động và tác động không nhỏ đến con người,và
trên thế giới những ảnh hưởng của môi trường kéo theo những hệ lụy đáng
buồn như thiên tai,thảm họa sóng thần…gây thiệt hại cực kì lớn đến đời
sống,kinh tế,xã hội.
Môi trường đã và đang luôn là vấn đề đáng báo động không chỉ nhiệm
vụ của toàn dân và của mỗi chúng ta,ý thức của từng người có làm tốt hay
không,trong luật bảo vệ môi trường(1993) luật bảo vệ môi trường 2005 về
công tác môi trường thì ở nước ta vấn đề này đã có chút khởi sắc,người
dân,chính quyền,doanh nghiệp đã quan tâm đến môi trường và có những hành
động bảo về môi trường cấp thiết

Ở Vĩnh Phúc,một tỉnh công nghiệp khá chủ đạo với nhiều nhà máy lớn
như Honda,Toyota,Piagio…mỗi năm ngân sách của tỉnh đạt hàng nghìn tỉ
đồng tiền thuế,và đem lại cuộc sống,phúc lợi của người dân được tốt hơn
nhiều,tuy nhiên,mọi thứ đều có 2 mặt của nó,sự phát triển,ấm no,hạnh phúc
luôn kéo theo vấn đề sự gia tăng ô nhiễm môi trường đất,nước,không khí..rồi
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân
Vì tác động tới môi trường ngày càng lớn không chỉ ở Tỉnh Vĩnh Phúc
nói chung và Tp Vĩnh Yên nói riêng nên các vấn đề quản lí môi trường cần
cấp bách hơn và đề bảo vệ sự bền vững môi truơng không chỉ cho hiện tại và
tương lai mai sau thật tốt hơn
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và được sự thống nhất
của thầy giáo,khoa môi trường nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:’’Đánh
giá công tác quản lí Nhà nước về vấn đề môi trường tại TP Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc trong năm 2010 và 2 năm tiếp theo sau đó’’
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được tình hình thực hiện công tác quản lý môi trường của
Tp Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2012;


2

- Tìm ra những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác quản lý môi
trường của thành phố;
- Phân tích những nguyên nhân, đề xuất những biện pháp phù hợp với
điều kiện của huyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường một
cách khoa học và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu
- Tìm hiểu được thực trạng quản lí nhà nước về môi trường tại Thành
phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 – 2012;

- Tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa bàn;
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý bảo vệ môi trường;
- Tìm hiểu được mức độ quân tâm của người dân đến công tác quản lí
nhà nước về môi trường.
1.2.3. Yêu cầu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố và đánh giá
được ảnh hưởng của nó đến môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế của cơ sở.
- Thông tin, số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, chi tiết.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học được trên nhà trường vào thực tế.
- Bổ sung tư liệu cho hoc tập và tốt nghiệp
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường và sau này
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh có được phương
pháp khả thi và đạt hiệu quả cao.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội


3

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường

2.1.1. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước. Đó
là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để
tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường (PGS.TS.Đặng Kim Chi và cs, 2007)
Quản lý môi trường là hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan tới con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và
sử dụng hợp lý tài nguyên (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)
2.1.2. Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của cuộc cách mạng công nghiệp, cách
mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá
trình công nghiệp hóa trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và
sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên. Những biến đổi
đó đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ giai đoạn lịch sử
nào trước đây, nhưng cũng đang làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa một bên
là thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của loài người trong việc làm
chủ thiên nhiên với một bên là bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng
ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con
người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó
trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con
người, xã hội và tự nhiên đó là:
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người
và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – con người – xã hội”, trong
đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng



4

2.1.3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường
* Cơ sở khoa học
- Việc hình thành các Bộ môn khác nhau của khoa học môi trường,
công nghệ môi trường, thông tin môi trường, kỹ thuật môi trường. Kết quả
nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực hóa học, sinh
học, địa học, vật lý, toán học, tin học,... Tuy nhiên vấn đề môi trường thông
thường khá phức tạp, liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội
nên không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa
học nào đó. Do vậy, quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học
ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa
học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường
do phát triển đặt ra.
- Sự nâng cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động
phát triển kinh tế, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi
trường quy mô hành tinh: biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ozon, dâng cao mực
nước biển, ô nhiễm biển,... Tất cả nhận thức thu được trên cho phép kết luận:
hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt khả năng chịu tải của
Trái đất, và duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên Trái đất. Hay nói
cách khác, loài người cần phải quản lý môi trường sống của mình thông qua
các hoạt động phát triển bền vững.
- Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để
đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên, tiêu chuẩn môi
trường,... cho phép con người có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát các tác
động tiêu cực của phát triển đến môi trường. Hay nói cách khác, loài người đã
có những công cụ có hiệu lực để quản lý chất lượng môi trường sống của
chính mình. ( PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006 ).
* Cơ sở kỹ thuật – công nghệ

- Sự phát triển của công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lý chất thải
(xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, nước) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Về lý thuyết tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn
hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động


5

sản xuất. Tuy nhiên, bản thân các dạng ô nhiễm môi trường tự nhiên luôn là
một cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục, kể cả khi chưa xuất hiện
loài người. Do vậy, cần phải có các phương thức quản lý tối ưu dựa trên các
khả năng trên của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
- Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đặc, đánh
giá các thông số môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng do nhiều nguyên
nhân, giá thành của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay đổi. Trong đó, hoạt động
sản xuất thường phát triển theo các xu thế của thị trường dẫn đến chỗ chỉ
những loại công nghệ và thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế thuần túy mới
được sử dụng. Vì vậy, cần có hoạt động quản lý môi trường để điều tiết khả
năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn
nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai.
- Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường: GIS, mô hình
hóa, quy hoạch môi trường, EIA, kiểm toán môi trường. Các ứng dụng trên
không nằm trong hệ thống các ngành khoa học và công nghệ đã có, liên quan
tới nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác. Các giải pháp tối ưu có được
từ các nghiên cứu trên, chỉ có thể triển khai ra thực tế thông qua các biện pháp
quản lý tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và quốc
tế. (PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)
Tất cả những nhận xét trên đây cho phép kết luận rằng: ngày nay có đủ
điều kiện để xem quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi
trường có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người,

đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người cùng
các sinh vật trên Trái đất, hiện tại cũng như tương lai.
2.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
- Luật quốc tế về môi trường:
Khái niệm là : tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh
mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tê trong việc
ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi


6

trường ngoài phạm vi tàn phá ngoài quốc gia ( PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông
và cs, 2006).
Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách
chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “ Môi trường con người ” tổ chức năm
1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị Thượng Đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản
về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các
văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ
Việt Nam tham gia ký kết như sau :
- Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944.
- Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các Ấn Độ dương - Thái bình
dương, 1948.
- Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967.
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).
- Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
(19/10/1982).

- Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi
trùng và công việc tiêu huỷ chúng.
- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có
nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).
- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).
- Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).
- Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các
cuộc xung đột vũ trang.
- Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).
- Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.
- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).
- Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).
- Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu
phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987).


7

- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987
(26/1/1984).
- Thoả thuận về mang lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái
bình dương, 1988 (2/2/1989).
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải
độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
(16/11/1994).
- Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
- Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều
bộ luật. Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản mới có liên

quan tới vấn đề bảo vệ môi trường như:
* Các văn bản chung về môi trường:
+ Luật bảo vệ môi trường 2005
+ Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị (khóa
9) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước
+ Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ
môi trường
+ Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về việc sử
đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của
chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật bảo vệ môi trường
+ Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của chính phủ về việc quy
định chi tiết một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường
+ Nghị định 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về việc
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường


8

+ Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
+ Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của nghị định
29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về việc đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

+ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại
+ Thông tư 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/1/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
+ Thông tư 20/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc
môi trường không khí...
+ Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm
tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường
+ Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
* Các văn bản luật có liên quan khác
+ Luật hàng hải
+ Luật đất đai
+ Luật dầu khí
+ Luật khoáng sản
+ Luật tài nguyên nước
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng
+ Bộ Luật hình sự ( chương XVII các tội phạm về môi trường)
+ Luật lao động
+ Các tiêu chuẩn môi trường
+ Các quy chuẩn môi trường


9

2.1.5. Cơ sở kinh tế trong quản lý môi trường
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường, được hình thành trong bối cảnh

của nền kinh tế thị trường và các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường,
được điều tiết qua các công cụ kinh tế.
- Hoạt động sản xuất của xã hội thường được điều hòa bằng số lượng
tối ưu nào đó của sản phẩm theo quan hệ nhu cầu.
- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất ra của
cải vật chất diễn ra dưới sức ép của cạnh tranh về chất lượng và loại giá. Loại
hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được ưu tiên tiêu thụ. Trong đó,
loại ngược lại không có chỗ đứng. Tuy nhiên, đôi khi giá cả thị trường không
phản ánh hoạt động của những người sản xuất hay những người tiêu dùng, do
tồn tại những ngoại ứng và hàng hóa công cộng.
Ngoại ứng là những tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị
trường. Ngoại ứng có thể là tích cực, khi tạo ra lợi ích cho các bên khác, hoặc
tiêu cực khi áp đặt các chi phí cho các bên khác. Hàng hóa công cộng là hàng
hòa được dùng cho nhiều người, khi chúng được cung cấp cho một số người
thì những người khác có thể sử dụng chúng được. Môi trường là loại hàng hóa
công cộng có hai thuộc tính không cạnh tranh và không loại trừ.
- Ngoại ứng tiêu cực của hoạt động sản xuất ở một xí nghiệp hoặc một
ngành có thể hạn chế khi chi phí biên của xã hội bằng lợi ích biên xã hội để
sản xuất ra hàng hóa. Nhà nước với chức năng điều hành tổng thể các hoạt
động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, thông qua các biện pháp và công cụ
kinh tế của mình. Vì vậy, nếu dùng các biện pháp và công cụ kinh tế, chúng ta
có thể định hướng được sản xuất và tiêu thụ, hay nói cách khác, chúng ta điều
khiển được các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường.
- Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên rất
đa dạng, gồm: các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, ký
quỹ hoàn trả, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO.
2.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và
có tính đa dạng cao. Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của
sự phát triển kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên, giảm đa



10

dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường. Song ngay
từ đầu Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường (BVMT) nên đã đã chú trọng đến nhiều công tác tổ chức quản lý, đưa
công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm
nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý và
BVMT.
Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam
đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và phát
triển bền vững, đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch quốc gia về môi trường và
phát triển bền lâu 1991 – 2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra sự phát triển
tuần tự của khuôn khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường, gồm các
nội dung: tổ chức, xây dựng chính sách và pháp luật môi trường... Đặc biệt là
vào tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên của nước ta đã ra
đời gồm 7 Chương với 55 điều khoản, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản
lý và BVMT giúp công tác này đạt những hiệu quả tích cực. Song cùng với
quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi trường đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập
chưa thực sự phù hợp với sự phát triển trong nước, trong khu vực và biên
giới. Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý và BVMT, ngày 29/12/2005 Luật bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ
sung đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006,
Luật gồm 15 chương và 136 điều khoản. Cùng với các hoạt động bảo vệ môi
trường trong nước Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế có liên quan
đến môi trường.
Công tác quản lý môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh
vực BVMT .Vì vậy, tổ chức công tác QLMT là nhiệm vụ quan trọng nhất của
công tác Bảo vệ môi trường, bao gồm các công việc sau :

+ Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định luật
pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trường.
+ Bộ phận quan trắc, giám sát đánh giá định kỳ chất lượng môi trường.
+ Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ.
+ Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa
phương ở các cấp các ngành.


11

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập ngày 05/08/2002 trên cơ
sở hợp nhất các đơn vị : Tổng cục địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn,
Cục môi trường (Bộ khoa học công nghệ và môi trường), Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam và Bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý
nước và công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

UBND Tỉnh

Sở
TN &
Môi
trường

Các
sở
khác

Bộ tài nguyên
& môi trường


UBND
huyện

Các
tổng
cục
khác

Cục
BVMT

Chi cục
BVMT

Các
phòng
chuyên
môn

Tổng
cục
MT

TT
Quan
trắc MT

Phòng
TN &
MT


Các bộ khác

Vụ
KHCN
& MT

Các
vụ
khác

Các
phòng
chuyên
môn

UBND
các xã

Cán bộ
địa chính

Hình 2.1 . Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường
Việt Nam


12

Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao cho nhiệm vụ
thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước, Hội đồng đánh giá trữ

lượng khoáng sản, Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa
học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về
cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của chính phủ thực hiện chức
năng của Nhà nước về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, môi trường, khí hậu thủy văn, đo đặc, bản đồ, biển và đảo trong
phạm vi cả nước, quản lý nhà nước về các dịch vụ công cộng và thực hiện đại
sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh
vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí
tượng thủy văn, đo đặc, bản đồ, biển và đảo theo quy định của pháp luật.
2.3. Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
2.3.1. Công tác đánh giá tác động môi trường
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì
việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong công tác đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng ở cấp độ trung ương và địa
phương. Thông qua thẩm định báo cáo định giá tác động môi trường, hầu hết
các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải và cam kết đảm
bảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành công trình và thực hiện công
trình giám sát môi trường, đồng thời một số trường hợp phải thay đổi công
nghệ sản xuất, thay nguyên, nhiên liệu, thậm chí kiến nghị không cấp phép
đầu tư xây dựng.
2.3.2. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
Hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chất thải rắn
đang là một vấn đề nóng bỏng. Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về
quản lý chất thải rắn và quy chế quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên tỷ lệ
thu gom hiện nay mới chỉ đạt 50% và chỉ có một vài thành phố lớn như: Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở chế biến rác thành phân bón. Trong
khi đó số lượng thống kê lượng chất thải sinh ra hàng ngày như sau:
- Chất thải công nghiệp 10.162 tấn/ngày
- Chất thải bệnh viện 212 tấn/ngày



13

- Chất thải sinh hoạt 8.665 tấn/ngày
Trước tình trạng trên để thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải sản
sinh ra hang ngày, giữ gìn môi trường đô thị bảo vệ sức khỏe con người góp
phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính đã ban hành chỉ
thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác
quản lý chất thải rắn trong khu đô thị và khu công nghiệp.
Trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định ( Điều 94 – 97) về
tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, công trình quản lý
môi trường, đến nay Việt Nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động, mở rộng
và đầu tư theo mạng lưới quan trắc quốc gia về môi trường, thu được nhiều cơ
sở dữ liệu có giá trị của hầu hết các thành phần môi trường và bao gồm hết
các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam kể cả trên đất liền lẫn trên biển.
Ngoài các trạm thuộc mạng lưới quốc gia, hiện nay đã có nhiều địa
phương đầu tư xây dựng trạm quan trắc và các trạm này đã đi vào hoạt động
(Lê Đăng Khoa, 2006).
2.3.3. Các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính chất cộng đồng và quần
chúng cao, thời gian qua các cơ quan QLMT các cấp đã chú trọng phối hợp
với toàn thể nhân dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ, Hội nông dân, Công đoàn và các cơ quan thông tin đại chúng để tiến
hành một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, tổ chức hoạt
động quần chúng để nhân dân tham gia, thông qua các chiến dịch như:
- Chiến dịch làm sạch thế giới
- Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường
- Tuần lễ hoạt động chào mừng ngày môi trường thế giới
- Phố, phường, làng, xã “ xanh- sạch- đẹp ”

Ngoài những hoạt động trên thì ở Việt nam còn rất nhiều các hoạt động
khác trong lĩnh vực hoạt động môi trường như: Công tác thanh tra môi
trường, giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường, bảo tồn thiên nhiên
hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường...


14

2.3.4. Hoạt động quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Việt Nam, sớm đã có những quan hệ
quốc tế về bảo vệ môi trường, đã tranh thủ sụ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
( WB, UNDP, WWF, UNEF,... ) và Việt Nam đã phê chuẩn tham gia các
công ước sau :
- Hiệp ước về khoảng không vũ trụ (1967)
- Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi môi trường (26/08/1990)
- Công ước về sự giúp đỡ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hoặc cấp
cứu phóng xạ (1986)
- Công ước về sự thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA (1987)
- Công ước RAMSAR (1988)
- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tài nguyên (1982)
- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy
cơ bị đe dọa (20/01/1994)
- Công ước về bảo vệ tầng ôzôn, 1985 (26/04/1994)
- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc
hại và việc loại bỏ chúng (13/05/1995)
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
(16/11/1994).(Lưu Đức Hải và cs,2005).


15


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác QLNN về môi trường trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý
nhà nước về môi trường tại địa bàn Tp Vĩnh Yên
- Về thời gian : Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2012
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện : Trung tâm tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Thời gian thực hiện : tháng 5 đến tháng 8/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của TP Vĩnh Yên
Điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lý :
* Đặc điểm địa hình, địa chất :
* Khí hậu, thuỷ văn :
Điều kiện kinh tế - xã hội
* Đặc điểm chung về phát triển văn hoá xã hội
* Dân số,lao động và việc làm :
* Cơ sở hạ tầng :
3.2.2. Thực trạng môi trường trên địa bàn TP Vĩnh Yên
* Hiện trạng xả thải
* Hiện trạng chất lượng môi trường đất
* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí



16

* Hiện trạng chất lượng môi trường nước
* Một số điểm nóng về môi trường cần giải quyết.
3.2.3. Đánh giá công tác QLNN về môi trường Thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010
- 2012
- Tổ chức công tác quản lý môi trường
- Đánh giá việc ban hành kèm theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính
sách, chương trình, kế hoạch BVMT
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ BVMT
- Tổ chứ đăng ký, kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT
- Các hoạt động về bảo vệ môi trường trên địa bàn
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVMT
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà
nước về BVMT
3.2.4. Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về BVMT của TP
- Giải pháp cơ chế chính sách
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Hợp tác quốc tế
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định
có liên quan
Quá trình nghiên cứu các luật, nghị định và các văn bản pháp luật có
liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp
cho các thao tác, các công việc trong quá trình thưc hiện đúng theo các quy
định, làm tăng độ chính xác và độ tin cậy cho khóa luận
Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà
nước (Luật BVMTVN 2005, NĐ117, các văn bản dưới luật khác...) làm tiêu

chí đánh giá công tác quản lý cũng như các hoạt động BVMT.


17

3.3.2. Phương pháp kế thừa
Sử dụng các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài
nguyên... Bằng cách thu thập số liệu ở các cơ quan như: Phòng Tài nguyên
Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, chi cục bảo vệ môi trường, Trung
tâm quan trắc môi trường và các cơ quan liên quan
3.3.3. Phương pháp điều tra, so sánh
Đánh giá xem công tác quản lý nhà nước về môi trường đã thực hiện
đúng theo các văn bản pháp luật chưa.
3.3.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Từ các số liệu thu thập được, tôi tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc,
các thông tin nhằm xác định độ tin cậy. Đồng thời định hướng một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. Từ các
số liệu thu thập được, tổng hợp thành các bảng để dễ so sánh.


18

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên
tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý
- Về vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, phía Tây giáp

huyện Yên Lạc, phía Bắc giáp huyện Tam Dương, phía Nam giáp huyện Yên
Lạc, thành phố Vĩnh Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng
miền kinh tế khu vực.
Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường
sắt Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với
các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25km về phía
Nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây ), tạo điều kiện cho thành phố
Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận
nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp
Khai Quang và khu công nghiệp Lai Sơn. Đây là những khu công nghiệp có
điều kiện thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng
tương đối hoàn thiện và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
phát triển công nghiệp. Ngoài ra thành phố đang triển khai 2 dự án là khu đô
thị Nam đầm Vạc và khu đô thị Nam Hà Tiên. Đây là các dự án rất khả quan
góp phần xây dựng và phát triển thành phố Vĩnh Yên.
Thành phố Vĩnh Yên cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ
thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa
dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng
trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.


19

b. Địa hình, địa mạo
+ phần lớn là trung du bao trùm cả Thành phố Vĩnh Yên, Quỹ đất đồi
của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây

công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc,trong vùng có nhiều hồ lớn như
Đầm Vạc có thể phát triển khu du lịch và là nguồn cung cấp nước cho hoạt
động sản xuất cải tạo môi sinh
c. Khí hậu, thủy văn
+ Khí hậu
Vĩnh Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, khí
hậu được chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; thực tế mùa xuân và mùa
thu là hai mùa chuyển tiếp
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 - 250C, tuy nhiên chênh lệch
nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28 – 34,40C;
mùa đông từ 13 - 160C tối thấp có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm
cao nhất vào tháng 6,7,8 thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi
chênh lệch nhau đến 5 - 7oC.
Lượng mưa tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa
đã chiếm 50% lượng mưa cả năm. Mưa ít vào tháng 12, 1
Số giờ nắng bình quân 1.400 – 1.700 giờ/năm, thường các tháng có
sốgiờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Thủy văn
Có Đầm Vạc và hệ thống sống ngòi không nhiều nhưng cũng cung cấp
đủ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng,ngoài ra còn cung cấp cho đồng
ruộng,hệ thống máy bơm nước được dồi dào,
d. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Chủ yếu gồm đất Feralitic màu nâu vàng ( đất thường chua,cấu tạo viên
tới xốp,thành phần cơ giới từ nhẹ tới trung bình) và đất cát gió (đất được hình
thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi,thành phần cơ giới là cát
và cát pha)



×