BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐỖ THỊ LAN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TUÂN THỦ QUY TRÌNH THAY BĂNG VẾT THƯƠNG CỦA
ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: : 8720802
Hà Nội, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐỖ THỊ LAN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TUÂN THỦ QUY TRÌNH THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: : 8720802
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GS.TS PHAN VĂN TƯỜNG
Hà Nội, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là kết quả đóng góp cơng sức của rất nhiều cá
nhân và đơn vị.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn GS.TS Phan Văn Tường đã tận tình giúp đỡ và theo sát tơi trong tồn
bộ q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường; Các thầy giáo, cơ
giáo; Các ban phịng trường Đại học Y tế cơng cộng đã góp phần cơng sức đào tạo,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn và
các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và nhiệt tình cộng tác với tơi trong q trình triển
khai nghiên cứu tại Trung tâm.
Tôi xin cảm ơn các điều tra viên, các điều dưỡng trưởng khoa tại trung tâm
về việc hỗ trợ thu thập số liệu. Đề tài này không thể hồn thành nếu khơng có sự
đóng góp của các đối tượng nghiên cứu tại trung tâm, tôi xin chân thành cảm ơn họ.
Sau cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã ln dành cho tơi những tình cảm q báu, chia sẻ khó khăn, chăm
sóc động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2020
Tác giả
Đỗ Thị Lan
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.2. Quy trình thay băng vết thương (TBVT) tại Trung tâm Y tế huyện Kinh Mơn ..6
1.2.1. Mục đích............................................................................................................6
1.2.2. Chỉ định .............................................................................................................7
1.2.3. Lưu đồ các bước của quy trình TBVT ..............................................................7
1.2.4. Nguyên tắc ........................................................................................................9
1.2.5. Địa điểm ..........................................................................................................10
1.2.6. Những vật tư tiêu hao làm bằng vải, gạc sử dụng trong TBVT ......................11
1.2.7. Dung dịch rửa, sát khuẩn ................................................................................11
1.3. Thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương..........................................13
1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................13
1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................14
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình TBVT ....................................16
1.5. Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn ......................................20
1.6. Khung lý thuyết ..................................................................................................23
Chương 2 ...................................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................25
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................26
2.6. Nhóm biến số chính ...........................................................................................30
iii
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có) .....................................32
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................34
Chương 3 ...................................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................35
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................35
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS .............................................36
3.2.1. Trước thay băng ..............................................................................................36
3.2.2. Trong thay băng ..............................................................................................39
3.2.3. Sau thay băng ..................................................................................................40
3.2.4. Tỷ lệ tuân thủ chung quy trình TBVT của ĐD, HS ........................................41
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS tại Trung
tâm Y tế huyện Kinh Môn năm 2019 ........................................................................43
3.3.1. Yếu tố về đặc điểm cá nhân của ĐD, HS ........................................................43
3.3.2. Các yếu tố về cơ sở vật chất ............................................................................46
3.3.3. Nhóm yếu tố về quản lý ..................................................................................49
Chương 4 ...................................................................................................................57
BÀN LUẬN ..............................................................................................................57
4.1. Thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh tại
Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn ..............................................................................57
4.1.1. Thực hiện các bước trước thay băng vết thương ............................................57
4.1.2. Thực hiện các bước trong thay băng ...............................................................59
4.1.3. Thực hiện các bước sau thay băng ..................................................................60
4.1.4. Thực trạng tuân thủ chung quy trình thay băng vết thương ............................62
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tuân thủ quy trình thay băng vết thương của điều
dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn năm 2019 ...............................63
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................70
KẾT LUẬN ...............................................................................................................73
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75
iv
PHỤ LỤC 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH THAY
BĂNG VẾT THƯƠNG.............................................................................................80
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................83
PHIẾU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO ...........................83
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................85
PHIẾU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN ................................................85
TRƯỞNG KHOA, ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG ........................................................85
PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................87
PHIẾU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN TRƯỞNG KHOA DƯỢC,
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN ...................................................................87
PHỤ LỤC 5 ...............................................................................................................89
PHỤ LỤC 6 ...............................................................................................................91
PHỤ LỤC 7 ...............................................................................................................93
QUY TRÌNH THAY BĂNG VẾT THƯƠNG .........................................................93
PHỤ LỤC 8: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ...................................95
PHỤ LỤC 9: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................................................96
PHỤ LỤC 10: SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN KINH MÔN........................................................................................101
PHỤ LỤC 11: DỰ TRÙ KINH PHÍ .......................................................................102
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐD
Điều dưỡng
ĐDT
Điều dưỡng trưởng
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐTV
Điều tra viên
HS
Hộ sinh
NB
Người bệnh
NKVT
Nhiễm khuẩn vết thương
PVS
Phỏng vấn sâu
TBVT
Thay băng vết thương
TLN
Thảo luận nhóm
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=68) ................................... 35
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tuân thủ từng bước chuẩn bị người bệnh của ĐD, HS ................ 36
(n=204 lượt quan sát TBVT) ..................................................................................... 36
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tuân thủ từng bước chuẩn bị nhân viên y tế của ĐD, HS............ 37
(n=204 lượt quan sát TBVT) ..................................................................................... 37
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tuân thủ từng bước chuẩn bị dụng cụ của ĐD, HS ..................... 38
(n=204 lượt quan sát TBVT) ..................................................................................... 38
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tuân thủ từng bước kỹ thuật TBVT .............................................. 39
của ĐD, HS (n=204 lượt quan sát TBVT) ................................................................ 39
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ về tuân thủ đúng từng bước thu dọn dụng cụ và ghi chép hồ sơ
bệnh án của ĐD, HS (n=204 lượt quan sát TBVT) .................................................. 40
Bảng 3.2. Tỷ lệ tuân thủ chung từng phần của quy trình TBVT của ĐD, HS ........... 41
(n=204 lượt quan sát) ............................................................................................... 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ tn thủ chung tồn bộ quy trình TBVT của ĐD, HS ...................... 41
(n=204 lượt quan sát) ............................................................................................... 41
Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ đúng theo số lượt quan sát ................................................ 42
của một ĐD, HS khi TBVT (n=68) ............................................................................ 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS theo từng đối tượng ............. 42
tại Trung tâm Kinh Môn năm 2019 ........................................................................... 42
Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS theo giới .............................. 43
tại Trung tâm Kinh Môn năm 2019 ........................................................................... 43
Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS theo nhóm tuổi ..................... 44
tại Trung tâm Kinh Mơn năm 2019 ........................................................................... 44
Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS theo trình độ chun mơn
tại Trung tâm Kinh Môn năm 2019 ........................................................................... 45
Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ quy trình TBVT của ĐD, HS theo thâm niên công tác ...... 46
tại Trung tâm Kinh Môn năm 2019 ........................................................................... 46
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình
thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương năm 2019” với hai mục tiêu:1.Mơ tả thực trạng tn thủ quy trình
thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh. 2.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến tuân thủ quy trình thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh. Phương pháp
nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và
định lượng được thực hiện trên tổng số 68 điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm Y tế
huyện Kinh Môn. Số liệu thu thập thông qua quan sát trực tiếp 68 điều dưỡng, hộ
sinh, mỗi người thực hiện 3 lần thay băng vết thương với tổng số 204 lượt quan sát
trực tiếp và 09 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm. Thời gian nghiên cứu từ
01/2019 đến 08/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân
thủ quy trình là 44,6%; chuẩn bị người bệnh đúng 53,4%, chuẩn bị nhân viên y tế
đúng đạt tỷ lệ cao nhất là 85,8%, chuẩn bị dụng cụ đúng đạt 77,9%, mức độ đạt thực
hành kỹ thuật thay băng vết thương đạt 53,9%, thực hành xử lý chất thải và ghi chép
phiếu chăm sóc sau thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh viên đạt 67,6%.
Qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
tuân thủ quy trình thay băng vết thương bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm quan tâm,
cán bộ được đào tạo về quy trình, tổ chức kiểm tra, giám sát và có sự giám sát của
điều dưỡng trưởng, tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của điều dưỡng,
hộ sinh và quy trình của trung tâm. Nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực bao gồm:
phương tiện, vật tư y tế cịn thiếu, cơng tác kiểm tra, giám sát chưa đảm bảo, chế tài
khen thưởng, xử phạt cụ thể cho tuân thủ quy trình. Nghiên cứu cũng đưa ra một số
khuyến nghị: có kế hoạch cụ thể tổ chức kiểm tra, giám sát và đưa hình thức giám
sát chéo giữa những người trực tiếp thay băng, đào tạo, tập huấn lại về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp ứng xử, hướng dẫn cách ghi
chép phiếu chăm sóc trong hồ sơ bệnh án, duy trì hội thi tay nghề điều dưỡng, hộ
sinh, đưa nội dung tuân thủ thực hành quy trình thay băng vết thương vào bình thi
đua hàng tháng tại khoa.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi lựa chọn cơ sở y tế để khám, chữa bệnh đặc biệt là có liên quan đến phẫu
thuật, có chấn thương, có vết thương phải thay băng người bệnh đã đặt niềm tin và
giao tình trạng sức khỏe của mình cho đội ngũ nhân viên y tế, đổi lại người bệnh
luôn luôn mong muốn và kỳ vọng được điều trị, chăm sóc khỏi bệnh, an tồn và
tránh những tổn hại sức khỏe khác. Vì vậy đảm bảo an tồn trong điều trị, chăm sóc,
tránh nhiễm khuẩn với những bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân có vết thương là
trách nhiệm của các cơ sở y tế, các nhà lãnh đạo và toàn bộ nhân viên y tế. Trung
tâm Y tế huyện Kinh Môn xác định đây là nhiệm vụ và cố gắng hoàn thành sứ mệnh
trên. Trung tâm rất quan tâm đến 2 chuyên khoa mũi nhọn là ngoại - sản, phát triển
những danh mục kỹ thuật mới đi đơi đảm bảo an tồn người bệnh. Một trong những
biện pháp để đảm bảo an toàn là tuyệt đối tuân thủ đúng các phác đồ điều trị, quy
trình chun mơn kỹ thuật trong đó có tn thủ đúng quy trình thay băng vết
thương. Hiện nay tại các đơn vị y tế việc xây dựng và ban hành áp dụng các quy trình
kỹ thuật dựa trên tài liệu của Bộ Y tế đang là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng
chuyên môn. Để giải quyết vấn đề cấp thiết trên, Bộ Y Tế ban hành Hướng dẫn quy
trình chăm sóc người bệnh tập I, II áp dụng cho các bệnh viện trong tồn quốc và
Thơng tư 07/2011/TT-BYT về công tác Điều dưỡng trong bệnh viện [2].
Thay băng vết thương là một trong những quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
trong Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh của Bộ Y tế nhằm giữ cho vết thương
sạch sẽ, thúc đẩy quá trình liền thương. Thay băng vết thương đúng quy trình có tác
dụng phịng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát, giúp vết thương chóng hồi phục. Trong chăm
sóc, điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật, người bệnh có vết thương, thủ thuật thay băng
vết thương giữ một vai trị nhất định trong thành cơng kết quả điều trị [7] [9].
Thay băng vết thương không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật có thể là một trong các
ngun nhân dẫn đến nhiễm khuẩn vết thương, để lại nhiều hậu quả như tăng thời gian,
tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ cho người bệnh, tăng gánh nặng làm việc cho nhân
viên y tế [7].
Kết quả một số nghiên cứu về thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết
thương cho thấy tỷ lệ tuân thủ đúng còn chưa cao. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện
2
Việt Đức của Ngơ Thị Huyền năm 2012 chỉ có 38,9% điều dưỡng thực hành đúng toàn
bộ các bước quy trình thay băng vết thương [15]. Nghiên cứu của Phùng Thị Huyền và
cộng sự tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2012 cho kết quả điều dưỡng thực hành
quy trình thay băng đạt điểm giỏi là 51,6%, khá là 43,0% [14]. Nghiên cứu của Đỗ
Hương Thu và cộng sự cho thấy 79% thực hành đúng toàn bộ các tiêu chí đánh giá quy
trình thay băng; 10% thực hành đúng từ 70%-80% các tiêu chí đánh giá [32].
Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đơn vị y tế công lập hạng
II, với quy mô 255 giường kế hoạch, 365 giường thực kê, trực thuộc Sở Y tế Hải
Dương. Cùng với sự phát triển của Trung tâm, khoa Ngoại và Phụ Sản cũng ngày
càng lớn mạnh với số lượng người bệnh phẫu thuật, người bệnh có thủ thuật thay
băng trong những năm gần đây ngày một tăng và đây cũng là hai khoa tập trung gần
như toàn bộ thủ thuật thay băng của toàn Trung tâm. Cụ thể: Năm 2016, có tổng số
1066 ca phẫu thuật và 2982 ca thủ thuật có thay băng. Năm 2018, có tổng số 1210
ca phẫu thuật và 5840 ca thủ thuật có thay băng vết thương [25], [26], [27]. Mặc dù
đã được chú trọng quan tâm trong công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong
đó có đánh giá tuân thủ quy trình kỹ thuật điều dưỡng nói chung, quy trình thay
băng vết thương nói riêng, tuy nhiên mọi đánh giá, báo cáo về công tác này mới chỉ
dừng lại ở việc đi giám sát và kiểm tra thường quy chứ chưa có đánh giá nào cụ thể
về thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình thay băng vết
thương. Thực trạng trên đang tồn tại ở Trung tâm chúng tôi, nhưng chúng tôi thiếu các
dữ liệu đánh giá cụ thể và chưa có nghiên cứu nào cơng bố về vấn đề này . Chính vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến
tuân thủ quy trình thay băng vết thương của điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm Y tế
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương năm 2019. Nghiên cứu này tạo tiền đề cho sự
phát triển, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống quản lý điều dưỡng,
nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm của điều dưỡng trong thời
gian tới.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương của điều dưỡng,
hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình thay băng vết
thương của điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương năm 2019.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Vết thương: Là dạng thương tổn khi da bị rách, cắt hoặc đâm thủng (vết
thương hở) hoặc bị tác động bởi một lực gây ra chấn thương (vết thương đóng).
Trong bệnh lý, nó được xem là vết thương mạnh gây tổn hại lớp biểu bì da [7].
Phân loại vết thương
* Theo cơ chế vết thương
– Vết thương do rạch: do dụng cụ sắc, bén, nhọn, có tổn thương giải phẫu
như đứt cơ, mạch máu… nhưng nguy cơ chính là nhiễm khuẩn [7].
– Vết thương bầm giập: do vật tù, đặc trưng như tổn thương phần mềm có
chảy máu, tổn thương giải phẫu nhiều, sưng, nhiễm trùng, có nhiều mơ giập nát [7].
– Vết thương rách nát: là vết thương bờ lởm chởm không đều, tổn thương
giải phẫu nhiều, nhiễm trùng tăng cao, lành vết thương chậm và sẹo xấu [7].
– Vết thương thủng: do dao đâm, đạn bắn, lỗ vào nhỏ nhưng lỗ ra lớn và
tổn thương giải phẫu nhiều [7].
* Theo mức độ nhiễm khuẩn
– Vết thương sạch: là vết thương ngoại khoa không bị nhiễm khuẩn. Vết
thương không nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu [7].
– Vết thương sạch nhiễm: là vết thương nằm trong vùng của hô hấp, bài
tiết, sinh dục, tiết niệu nhưng có sự kiểm sốt nhiễm trùng, vết thương khơng có
dấu hiệu nhiễm khuẩn [7].
– Vết thương nhiễm: vết thương nhiễm khuẩn, vết thương do tai nạn, vết
thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước mổ. Ví dụ: viêm phúc mạc, chấn thương
ruột…[7].
– Vết thương bẩn: vết thương có mủ và có nguồn gốc bẩn trước [7].
* Theo nguyên nhân
- Phẫu thuật: do vết rạch hay cắt lọc.
- Chấn thương: do cơ học, do nhiệt độ, do hoá chất [7].
5
* Theo thời gian
– Vết thương cấp tính: là vết thương do chấn thương, do phẫu thuật. Chăm
sóc vết thương cấp tính với mơi trường tốt thì khả năng lành vết thương sau 4 –
14 ngày. Vết thương cấp tính thường nhiễm khuẩn, chảy máu, vết thương nứt nẻ,
vết thương hở, rị sẽ có nguy cơ chậm lành vết thương [7].
– Vết thương mạn tính: loét do nằm lâu, bàn chân tiểu đường, rò vết thương
do lao thường kéo dài thời gian lành vết thương. Nguyên nhân chậm lành vết
thương do tiểu đường, tuần hồn kém, tình trạng dinh dưỡng kém, giảm sức đề
kháng [7].
– Vết thương mạn tính thường có nhiều mơ hoại tử, vì thế việc điều trị
thường kèm theo cắt lọc vết thương và chăm sóc tốt [7].
* Tại Trung tâm: Trong thực tế tại Trung tâm tiếp nhận và điều trị người
bệnh có thủ thuật thay băng vết thương đối với người bệnh sau phẫu thuật, người
bệnh có vết thương, mỗi loại có một biểu hiện tính chất khác nhau. Ta có thể chia ra
các loại sau:
- Vết thương sạch: Là vết thương không nhiễm khuẩn, trong vết thương sạch
ta lại chia làm 2 loại:
+ Vết thương mới khâu biểu hiện:
Mép vết thương phẳng.
Các chân chỉ khơng có dấu hiệu sưng tấy, khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn (
sưng, nóng, đỏ, đau, khơng sốt ) [28].
+ Vết thương không khâu: Là vết thương mới bị tổn thương nhưng nhỏ, hoặc
những vết thương trong quá trình điều trị tiến triển tốt. Biểu hiện:
Mép vết thương phẳng, không có hiện tượng sưng tấy, khơng có mủ hoặc
dịch mủ [28].
Nếu là vết thương cũ thì có tổ chức hạt phát triển tốt.
- Vết thương nhiễm khuẩn: Cũng chia làm 2 loại:
+ Vết thương khâu
Biểu hiện: sưng tấy, đỏ xung quanh vết thương và chân chỉ.
6
Bệnh nhân có các triệu trứng nhiễm khuẩn: Tại chỗ có biểu hiện sưng, nóng,
đỏ, đau; Tồn thân thường có sốt [28].
+ Vết thương khơng khâu: Có biểu hiện: Xung quanh tấy đỏ, trong vết
thương có nhiều mủ, hoặc có tổ chức hoại tử, thối [28].
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn: là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng dẫn
tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là
một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc [5].
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế thế giới nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa là những
nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh (NB) điều trị tại bệnh viện và
nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại
thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi
người bệnh nhập viện [4], [5].
Nhiễm khuẩn vết thương
Nhiễm khuẩn vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Nhiễm khuẩn
có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần
vết thương [8].
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm khuẩn có thể thay đổi phạm vi từ tại
chỗ đến tồn thân. Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị
nhiễm khuẩn là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường
gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cho bệnh nhân. Các biến chứng
tồn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da), viêm tủy
xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện
của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm tồn thân) [8].
1.2. Quy trình thay băng vết thương (TBVT) tại Trung tâm Y tế huyện
Kinh Mơn
Quy trình TBVT là cơng việc làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn
và làm vết thương chóng lành cho NB [7], [28].
1.2.1. Mục đích
7
- Đánh giá mức độ tổn thương, tiến triển của vết thương.
- Rửa, thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử, đắp thuốc vào vết thương.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
- Tạo điều kiện tốt nhất để vết thương nhanh chóng hồi phục [7], [28].
1.2.2. Chỉ định
- NB sau phẫu thuật, NB có vết thương.
- Vết thương bị sưng tấy, đỏ và dính dịch tiết.
- Vết thương được tạo ra trong điều kiện không vô khuẩn như: tai nạn giao
thông, tai nạn nghề nghiệp,… [7], [28].
1.2.3. Bảng các bước của quy trình TBVT
TT
1
2
3
4
Trình tự
Diễn giải từng bước cụ thể
Người
thực
hiện
Chuẩn bị người bệnh (NB):
Điều
- - Thực hiện 5 đúng.
Chuẩn bị
dưỡng,
- - Khai thác tiền sử dị ứng.
người bệnh
hộ
- - Thơng báo và giải thích cho
sinh
NB về cơng việc sắp tiến hành.
Chuẩn bị nhân viên y tế:
- ĐD, HS mặc đúng trang phục Điều
dưỡng,
Chuẩn bị nhân viên y y tế, đội mũ, đeo khẩu trang.
Rửa
tay
thường
quy
hoặc
sát
hộ
tế
khuẩn tay nhanh bằng dung sinh
dịch chứa cồn.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Xe thay băng
- Dụng cụ thay băng: 1 kéo, 1
pank khơng mấu, 1 pank có
mấu, 2 kẹp phẫu tích.
- Dịch/thuốc thay băng: 1 lọ
Điều
NaCl 0.9%, 1 lọ Povidone
Chuẩn bị dụng cụ
dưỡng,
10%.
hộ
- Vật tư tiêu hao: Bơng, băng,
sinh
gạc, băng dính, túi nilon, tấm
lót nilon.
- Xơ đựng chất thải: 02 chiếc
màu vàng
- Hộp đựng dung dịch khử
nhiễm: 01 hộp màu vàng
Các bước tiến hành kỹ thuật:
Điều
Thời
gian
5 phút
5 phút
5 phút
5 – 10
8
dưỡng,
- Điều dưỡng đi găng tay sạch
hộ
- Sắp xếp dụng cụ thuận tiện
sinh
cho việc thay băng.
- Trải tấm nilon lót dưới vùng
thay băng.
- Đặt khay quả đậu hoặc túi
nilon đựng gạc bẩn.
- Dùng tay hoặc pank khơng
mấu nhẹ nhàng bóc băng bẩn
tùy theo nhận định của vết
thương, sau đó bỏ pank bẩn vào
chậu có dung dịch khử nhiễm.
- Đánh giá tình trạng vết
thương và thơng báo cho NB.
- Điều dưỡng rửa tay thường
quy hoặc sát khuẩn tay nhanh.
- Rửa vết thương bằng nước
muối sinh lý NaCl 0.9%
+ Dùng gạc củ ấu (bông) thấm
nước muối bắt đầu chấm từ bờ
mép vết thương theo hình xốy
trơn ốc ra ngồi (miết sát gạc
ấu vào da để lấy hết bẩn) theo:
* Phía đối diện
* Phía bên điều dưỡng
* Trực tiếp trên vết thương
Lưu ý: Làm như vậy cho đến
khi quan sát gạc củ ấu sạch Rửa
đến khi sạch.
- Sát khuẩn vết thương bằng
Povidone, kỹ thuật như rửa vết
thương bằng nước muối sinh
lý(tùy theo tình trạng vết
thương mà thay pank hay
khơng, giữa các thì phải thay
gạc củ ấu mới).
- Thấm khô Povidone.
- Đặt miếng gạc vơ khuẩn lên
trên vết thương, băng kín bằng
băng dính hay băng cuộn.
- Cho NB nằm tư thế thoải mái.
Thu dọn dụng cụ và ghi chép
5
Thu dọn dụng
Điều
phút
5 phút
9
hồ sơ bệnh án
dưỡng,
- Phân loại và thu gom chất
hộ
thải đúng quy định
sinh
- Tháo bỏ găng tay, rửa tay
thường quy hoặc sát khuẩn tay
nhanh bằng dung dịch chứa
cồn.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án:
Ghi trong phiếu chăm sóc của
điều dưỡng: Ngày giờ làm thủ
thuật, tình trạng cụ thể của vết
thương (số lượng dịch, màu
sắc, tính chất) và ký tên người
thay băng.
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện quy trình thay băng vết thương
Trong thực hiện các quy trình kỹ thuật việc tuân thủ từng thao tác trong từng
bước của quy trình là rất quan trọng. Trong quy trình TBVT tuân thủ quy trình là rất
cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự lành vết thương, sự tiến triển vết thương
của NB. Để phòng tránh các biến chứng vết thương người điều dưỡng (ĐD), hộ sinh
(HS) khi thực hiện quy trìnhTBVT cần lưu ý:
- Tại chỗ: Thẩm định thường xuyên các dấu hiệu nhiễm khuẩn vết thương
như màu sắc niêm mạc tái, nhiều mủ trên vết thương, có mùi hơi hơn, có mơ hoại tử
nhiều hơn. Để đẩy nhanh q trình lành vết thương, ĐD phải áp dụng thay băng
đúng kỹ thuật vô khuẩn, dẫn lưu mủ tốt, lấy hết dị vật, cắt lọc mơ hoại tử theo y
lệnh. Nhận định tình trạng vết thương trước khi thay băng. ĐD cần nhẹ nhàng khi
tháo băng, cần làm ướt băng trước khi tháo để tránh tạo vết thương mới. Chọn dung
dịch và sử dụng dung dịch thích hợp, thực hiện y lệnh về dung dịch rửa nếu có.
Khơng làm chảy máu khi thay băng. Khi rửa vết thương tránh để lại dị vật trên vết
thương như: gịn, chỉ, bột phấn... vì nếu cịn sót lại ở vết thương thì chính chúng cản
trở sự lành vết thương. Cách băng vết thương cũng ảnh hưởng đến tình trạng vết
thương như nếu băng chặt làm máu tới nuôi kém, nếu băng quá hẹp cho phép vi
khuẩn xâm nhập vào vết thương [11].
10
- Toàn thân: NB cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
Theo dõi nhiệt độ để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn của NB. Stress cũng làm
chậm lành vết thương, vì thế ĐD giúp người bệnh thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Thực
hiện thuốc giảm đau khi cần thiết, tránh làm người bệnh đau khi thay băng. Thực
hiện kháng sinh theo y lệnh. Cần theo dõi tác dụng phụ thuốc steroid, thuốc kháng
đông, kháng sinh phổ rộng, chống ung thư là những thuốc làm chậm lành vết
thương. Giáo dục hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc vết thương. Vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, nhất là vùng da gần vết thương [11].
- Thực hiện đảm bảo vô trùng tuyệt đối trong từng thao tác kỹ thuật.
- Áp dụng 1 khay dụng cụ thay băng vô khuẩn cho một bệnh nhân.
- Chuẩn bị người bệnh chu đáo trước khi tiến hành thay băng vết thương, vô
khuẩn triệt để dụng cụ, vật tư tiêu hao và tay thủ thuật viên.
- Rửa vết thương theo chiều từ trên-xuống, trong – ngoài và rộng xung quanh
vết thương 5cm.
- Thứ tự rửa: vết thương vô trùng – vết thương sạch – vết thương nhiễm.
- Che chở vết thương bằng gạc vơ trùng, đảm bảo che kín rộng 5cm vùng
ngồi vết thương. Dùng băng dính hoặc băng cuộn băng cho gạc không bung.
- Nếu vùng xung quanh vết thương có lơng hoặc tóc cần cạo sạch
- Đảm bảo thời gian bộc lộ vết thương khi chăm sóc càng ngắn càng tốt.
- Sau khi thay băng điều dưỡng phải ghi vào phiếu chăm sóc trong hồ sơ
bệnh án tình trạng của vết thương, phương pháp xử trí, thuốc, dung dịch rửa đã sử
dụng và ghi tên người thay băng [7], [11], [28].
1.2.5. Địa điểm thay băng vết thương
- TBVT được thực hiện riêng trong phòng thủ thuật của khoa. Buồng TBVT
phải đảm bảo các tiêu chuẩn: sạch sẽ, dễ lau rửa hàng ngày, thống khí, có đủ ánh
sáng và thuận tiện cho việc tiệt khuẩn định kỳ.
- Trong trường hợp người bệnh người bệnh không thể đến được phòng thay
băng ta tiến hành thay băng cho người bệnh tại giường, trong trường hợp phải có
bình phong che để kín đáo cho người bệnh [7], [11], [28].
11
1.2.6. Những vật tư tiêu hao làm bằng vải, gạc sử dụng trong TBVT
- Gạc miếng:
Gạc miếng được làm bằng vải gạc trắng (khơng hoặc ít hồ vải), có thể kết
hợp với một lớp bông thấm nước mỏng ở giữa. Sau khi tiệt khuẩn, gạc được sử
dụng để đắp lên bề mặt vết thương đã rửa sạch, có tác dụng thấm hút dịch, máu, bảo
vệ vết thương. Tùy theo yêu cầu của vết thương mà người ta tạo nên những miếng
gạc có kích thước khác nhau để đảm bảo phát huy được hết tính năng tác dụng của
miếng gạc và sử dụng tiện lợi.
+ Gạc miếng có kích thước lớn:
Là những mảnh gạc có kích thước khoảng 30 x 40cm có thể gấp được 2 ÷ 3
lượt. gạc lớn được sử dụng đắp lên các vết thương rộng, có nhiều dịch tiết (vết
thương bỏng).
+ Gạc miếng có kích thước vừa:
Là loại gạc có kích thước vừa phải 15 x 20cm có thể gấp được 2 ÷ 3 lượt,
được sử dụng đắp lên các vết thương vừa.
+ Gạc miếng có kích thước nhỏ:
Là miếng gạc hình vng, có kích thước nhỏ, chiều dài mỗi cạnh khoảng 5 x
10 cm được sử dụng đắp lên các vết thương nhỏ để thâm hút máu, dịch.
- Gạc củ ấu:
Gạc củ ấu là gạc làm bằng vải màn (gạc) gấp thành những viên gạc nhỏ có
hình như củ ấu gọi là gạc củ ấu. Gạc củ ấu được sử dụng thấm hút dung dịch rửa, để
rửa và làm sạch vết thương [7], [28].
- Băng:
+ Băng cuộn: Làm bằng vải gạc mềm, trắng, rộng 4cm, dài 2 ÷ 3 mét được
cuộn trịn lại. Sử dụng để băng vết thương chảy máu hoặc có nhiều dịch tiết.
+ Băng dính: Làm bằng vải gạc mềm có một mặt tráng keo dính, rộng 4cm
dài 2 ÷ 3 mét được cuộn tròn lại. Sử dụng để băng vết thương đã khơ hoặc có ít dịch
tiết [7], [28].
1.2.7. Dung dịch rửa, sát khuẩn sử dụng trong TBVT
- Dung dịch rửa vết thương chuyên dụng là nước muối sinh lý 0.9% .
12
- Dung dịch sát khuẩn vết thương hay dùng là loại povindin, là phức hợp của
iốt với polyvilronlidon chứa 9 đến 12 iốt, dễ tan trong nước và cồn có tác dụng sát
khuẩn vết thương [7], [28].
13
1.3. Thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương
1.3.1. Trên thế giới
Thay băng vết thương là một thủ thuật không những ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tiến triển vết thương, kết quả điều trị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của NB. Tại Anh có khoảng 11 triệu ca phẫu thuật hay các can thiệp y học
được thực hiện mỗi năm trong đó Chi phí dành cho chăm sóc vết thương chiếm
khoảng 3% tổng chi ngân sách cho dịch vụ y tế tương đương khoảng 2,3 đến 3,1 tỷ
bảng Anh mỗi năm. Đây là chi phí khơng bao gồm các chi phí khơng tính được như
biến chứng, giảm đau hay trầm cảm cho NB [36].
Nghiên cứu tại Mỹ cho kết quả có khoảng hơn 5,7 triệu người có vết thương
mãn tính mà có thể can thiệp được bởi nhân viên y tế nếu đánh giá, nhận định, chăm
sóc, điều trị dựa trên thực tế lâm sàng của vết thương, bên cạnh đó cịn có một số
vết thương của người bệnh bị biến chứng nhiễm khuẩn, cắt cụt chi, loét do tỳ đè có
thể được giảm thiểu nếu được tuân thủ đúng quy trình TBVT [39].
Thay băng vết thương được coi là một bước quan trọng trong việc phòng
ngừa biến chứng nhiễm khuẩn vết thương (NKVT). Nhiều nghiên cứu khơng chỉ
đánh giá tình trạng NKVT mà cịn đánh giá tác động của con người về kiến thức
thực hành thay băng của nhân viên y tế. Trong quy trình TBVT việc nhận định vết
thương có vai trị rất quan trọng, từ đó đánh giá được sự liền vết thương hoặc tiên
lượng những biến chứng có thể xảy ra để chủ động trong việc phòng ngừa. Tuy
nhiên trên thực tế không phải nhân viên y tế nào cũng ý thức và tuân thủ đúng quy
trình TBVT mà thường bỏ qua một số bước. Năm 2012 Geraldine đã nghiên cứu
với 150 đối tượng là điều dưỡng kết quả có đến 23,4% là không thực hiện bước
nhận định vết thương [40]. Sanjees Singh (2014) nghiên cứu trên1189 NB tại 10 bệnh
viện của 6 thành phố Ấn Độ cho thấy NKVT chiếm từ 4.3% đến 8.35% theo từng loại
phẫu thuật [49]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có nhiều yếu tố liên quan đến NKVT, trong
đó nhấn mạnh vai trị quan trọng của tuân thủ quy trình TBVT của điều dưỡng và
khuyến cáo cần nâng cao năng lực điều dưỡng trong tuân thủ thực hành TBVT [49].
14
Tornvall E và Wilhelmsson S qua phỏng vấn người bệnh có vết loét ở chân
cho thấy người bệnh đánh giá chất lượng chăm sóc vết thương củađiều dưỡng rất
cao, tuy nhiên người bệnh cho rằng họ cần được chăm sóc liên tục và giảm đau tốt
hơn khi thực hiện thay băng [53].
Tại Canada qua nghiên cứu của HuynhT cho thấy tầm quan trọng của điều
dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự liền vết thương và cần tuân thủ vô khuẩn trong
TBVT [48]. Theo tác giả Irena.Gribovskaja-Rupp chăm sóc da tại chỗ đã có biến
chứng viêm nhiễm khuẩn là một khâu quan trọng góp phần thành cơng q trình
điều trị biến chứng NKVT thông qua việc nhận định tổn thương da, nguyên nhân từ
đó lập kế hoạch chăm sóc cụ thể [54].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân ĐD, HS có vai
trị nhất định. Để có thể làm tốt cơng việc đó cũng như nâng cao chất lượng chăm
sóc NB thì những kỹ năng đưa ra quyết định, tự tin, không ngừng học tập để trau
dồi năng lực chuyên môn của điều dưỡng không thể thiếu [18]. Tác giả Phan Thị
Dung từ năm 2013 đến năm 2016 nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức cho thấy thực
hành thay băng chưa đảm bảo chất lượng do điều dưỡng chưa có quy trình chuẩn về
quy trình thay băng từ đó đề xuất đưa ra khung đào tạo theo năng lực để nâng cao
chất lượng chăm sóc vết thương trong đó có tuân thủ quy trình TBVT [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm (1999) cho thấy việc quản lý tuân thủ
thực hiện quy trình TBVT đóng một vai trị rất quan trọng cũng như việc nâng cao kiến
thức chẩn đoán, điều trị, sử dụng kháng sinh hợp lý [20].
Điều dưỡng khi tiến hành thay băng sẽ kết hợp giữa kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm khi sử dụng các dụng cụ, vật tư tiêu hao trong TBVT như gạc
miếng, băng cuộn, các dung dịch rửa, dung dịch sát khuẩn... tạo điều kiện liền
thương thuận lợi cho q trình liền thương [54].
Đối với NB có vết thương thì thủ thuật TBVT chiếm một phần rất quan trọng
đối với kết quả điều trị của người bệnh. Vì vậy tuân thủ quy trình TBVT là nhiệm
vụ của ĐD, HS góp phần vào kết quả điều trị NB sau phẫu thuật, NB có vết thương.
Thơng qua TBVT người ĐD, HS nhận định được quá trình liền vết thương. Trong
15
trường hợp vết thương bị thấm dịch nhiều có thể tiến hành thay băng nhiều hơn 1
lần/ngày tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh [11].
Theo nghiên cứu của Lê Minh Luân (2006) tại Bệnh viện Việt Đức về phẫu
thuật tiêu hóa cho thấy tỷ lệ NKVT sau mổ là 6,5% trong đó có 39,3% NKVT sâu
và 54.5% là NKVT nơng [17]. Sau đó Bệnh viện Việt Đức cùng với sự giúp đỡ của
tổ chức JICA Nhật Bản đã tiến hành đánh giá tỷ lệ NKVT qua 1004 bệnh nhân cho
kết quả tỷ lệ NKVT chung là 8,5% trong đó có 35,3% là NKVT sâu, 64,7% là
NKVT nơng [24].
Một số nghiên cứu khác về NKVT cho kết quả tương đồng. Nghiên cứu của
Tống Vĩnh Phú trên 456 bệnh nhân sau phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam
Định có 10,1% bệnh nhân NKVT sau mổ [22]. Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị
Ninh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định ở khoa Ngoại thần kinh thì tỷ lệ này là
6.3% [21]. Theo báo cáo của Cao Văn Vinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn tỷ lệ NKVT
sau mổ là 5,5% [34]. Nghiên cứu của Đặng Hồng Thanh trên 500 người bệnh tại
khoa ngoại có phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình có 5.1% có NKVT
[30]. Tại Bạch Mai qua nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng tìm hiểu về một số nguy
cơ nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến phẫu thuật từ đó có các biện pháp để giảm
tỷ lệ NKVT như cải tiến qui trình chăm sóc NB cũng như cơ sở vật chất [13].
Trong một nghiên cứu khác của Lê Đại Thanh và cộng sự tại Bệnh viện đa
khoa Chương Mỹ về tuân thủ quy trình TBVT qua quan sát trực tiếp 200 lần thực
hành quy trình TBVT với 30 tiêu chí cho thấy khơng có lần nào ĐD thực hiện đúng
100% các tiêu chí trong quy trình TBVT, thực hiện đúng > 90% tiêu chí đạt 77.5%
và 22.5% số lần thực hiện đúng gần 80% các tiêu chí đưa ra. Trong các bước của
quy trình đặc biệt bước tiến hành rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh lần
2 trước khi tiến hành kỹ thuật TBVT thì 100% khơng thực hiện đúng, đủ và có
10% khơng thực hiện rửa tay sau khi kết thúc quy trình[31].
Nghiên cứu đánh giá tuân thủ quy trình TBVT của Đỗ Hương Thu và cộng
sự được thực hiện quan sát trên 200 lần thực hành quy trình TBVT kết quả: thực
hành đúng tồn bộ các tiêu chí đánh giá quy trình thay băng đạt 77.9%; có 90%
thực hành đúng >80% các tiêu chí đánh giá, 10% thực hành đúng từ 70-80% các
16
tiêu chí đánh giá, và 1,5% thực hành đúng <70% các tiêu chí đánh giá quy trình
thay băng [32].
Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn số bệnh nhân
phẫu thuật tăng lên đáng kể, từ 1066 ca năm 2016 lên đến 1210 ca năm 2018, bệnh
nhân có thực hiện thủ thuật TBVT tăng từ 2982 ca năm 2016 lên 5840 ca năm 2018
[27].
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình TBVT
Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả về kiến thức, kỹ năng, thực hành
chăm sóc điều dưỡng cũng như tuân thủ quy trình TBVT có một số yếu tố tác động
hoặc ảnh hưởng như: tuổi, giới tính, thâm niên cơng tác, trình độ chun mơn, cơng
tác kiểm tra, giám sát, các văn bản hướng dẫn quy trình, hình thức khen thưởng, kỷ
luật…có thể kể đến như sau:
* Giới tính
Ở nước ta ngành điều dưỡng đặc thù đa số là nữ, tuy nhiên nếu so sánh với
cùng một môi trường làm việc kết quả cho thấy điều dưỡng nam làm việc hiệu quả
hơn. Nghiên cứu về kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn tại phòng mổ của Angelillo
của điều dưỡng nam giới là cao hơn nữ giới [37]. Tác giả Mohammad YNSaleh et
al. (2012) tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc vết
thương do tỳ đè, kết quả cho thấy điều dưỡng nam có điểm kiến thức và thực hành
cao hơn so với điều dưỡng nữ, nhưng điều dưỡng nữ có điểm dự định cao hơn [50].
* Thâm niên công tác
Về thâm niên công tác cũng là một yếu tố có tác động đến chất lượng chăm
sóc của điều dưỡng. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều dưỡng có nhiều năm
kinh nghiệm thực hành kỹ thuật thay băng trong chăm sóc vết thương tốt hơn so với
nhóm điều dưỡng ít năm kinh nghiệm. Theo Hadcock (2002), có một số lượng lớn
điều dưỡng có kiến thức về chăm sóc vết thương, đặc biệt là các điều dưỡng lâu
năm có nhiều kinh nghiệm tốt hơn khơng chỉ lĩnh vực chăm sóc vết thương [38].
Hassan H và cộng sự (2009) khi tiến hành nghiên cứu nhận thức của 92 điều dưỡng
về những thiếu sót trong thực hiện thuốc ở Malaysia kết quả có 93.75% điều dưỡng