PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưng
hiện nay vẫn còn khoảng hơn 60% dân số sống bằng nghề nông, trong đó
chăn nuôi là một trong những ngành trọng điểm để phát triển nông nghiệp ở
nước ta. Thực hiện chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, giá trị sản phẩm trong chăn nuôi ngày càng tăng lên, năm 2007
đã đạt 57.741 nghìn tỷ đồng gấp 3.75 lần giá trị sản phẩm chăn nuôi của năm
1995. Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp đã tăng từ 18.9% lên 24.4% [14]. Ngành chăn nuôi từng
bước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn trong sản
xuất nông nghiệp và được coi là ngành mũi nhọn trong công tác xóa đói
giảm nghèo cho nông dân.
Trong chăn nuôi con lợn được coi là con vật dễ nuôi và được bà con
nông dân chăn nuôi nhiều. Lợn được xếp là loại ăn tạp, thích ứng với mọi
hoàn cảnh chăn nuôi, khả năng tăng trọng cao thời gian nuôi ngắn nên quay
vòng sản phẩm nhanh. Thịt lợn cẩn thiết cho nhu cầu dinh dưỡng, không chỉ
phù hợp với người dân Việt Nam mà còn phù hợp với nhiều nước trên thế
giới. Mức tiêu thụ thịt lợn tính trên đầu người ở nhiều nước trên thế giới
chiếm tỉ lệ cao so với các loại thịt khác.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng
khá về tổng đàn, chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất,… Tuy nhiên, so
với yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn khiêm tốn, chưa thực sự đi vào
sản xuất hàng hóa, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế hiện nay. Nghề chăn
nuôi lợn là nghề truyền thống, nhiều nơi còn mang tập quán lạc hậu. Nhiều
vùng nông thôn chăn nuôi còn theo hình thức quảng canh, phân tán ở hộ gia
đình, không có điều kiện tăng quy mô, tổ chức và quản lý trong sản xuất còn
yếu, chủ yếu mang tính tự phát,… kết hợp với sự tác động của các yếu tố
bên ngoài như thị trường, dịch bệnh…làm cho hiệu quả chăn nuôi của các
nông hộ chưa cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra giải
pháp thích hợp thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn phát triển, tạo chỗ đứng trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
1
Xã Diễn Phong với điều kiện tự nhiên về khí hậu rất phù hợp với chăn
nuôi lợn. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nay ở xã có xu hướng giảm về
số lượng, chỉ dừng lại ở mức nông hộ, chăn nuôi theo phương thức lấy công
làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong
sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy
năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, thậm chí còn lỗ.
Vì vậy, để biết được tình hình chăn nuôi lợn ở xã như thế nào, hiệu
quả kinh tế ra sao và yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt
động chăn nuôi lợn thịt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
ở nông hộ tại xã Diễn Phong – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng chăn nuôi lợn của các nhóm hộ tại xã Diễn
Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các nhóm hộ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn của các nhóm hộ tại xã Diễn Phong.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về hoạt động chăn nuôi lợn tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi lợn ở một số vùng trong cả nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp
cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Truyền thống,
kinh nghiệm chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho lợn có thể
dễ dàng kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những
điều kiện thuận lợi đối với người nông dân. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi
mà hộ gia đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân
đã biết tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi lợn đang
được coi là mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu.
Thời gian qua tổng đàn lợn trong cả nước luôn có sự tăng trưởng
nhưng không nhiều, tổng đàn từ 26,9 triệu con năm 2006 tăng lên 27,6 triệu
con năm 2009.
Bảng 1: Sản lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam năm 2006-2009
ĐVT: con
Vùng Năm
2006 2007 2008 2009
Cả nước 26855330 26560651 26701598 27627729
ĐBSH 7168775 6890453 6971850 7095707
Hà Nội 347128 349661 427378 1681953
Đông Bắc 4498272 4720265 4988258 5289789
Tây Bắc 1144398 1196020 1301479 1375584
Bắc Trung Bộ 3804678 3803649 3551052 3445825
DH Nam TB 2052053 2015792 2000169 2099099
Tây Nguyên 1386261 1451302 1557225 1636052
Đông Nam Bộ 2819010 2698274 27001575 2954846
ĐBSCL 3981883 3784896 362990 3730827
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lợn tăng nhanh ở một số vùng
như Hà Nội tăng từ 347 nghìn con năm 2006 lên 1,68 triệu con năm 2009,
vùng Đông Bắc tăng từ 4,498 triệu con lên 5,23 triệu con…Nhìn chung, số
3
lượng lợn ở một số vùng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên một số vùng thì
vẫn giảm nhưng với số lượng ít như ĐBSCL giảm từ 3,98 triệu con năm
2006 xuống còn 3,73 triệu con năm 2009, Bắc Trung Bộ giảm từ 3,80 triệu
con xuống còn 3,44 triệu con. Nguyên nhân là do thời tiết, dịch bệnh xảy ra
ở nhiều vùng trong cả nước làm cho số lượng đàn lợn của một số vùng bị
giảm. [10]
Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực. hầu hết các
giống lợn có năng suất cao, chất lượng trên thế giới đã được nhập vào việt
nam như lanndrace, Yorkshire, pietrain, … Mặt khác, sản lượng thịt hơi
cũng tăng mạnh qua cac năm gần đây. Theo nguồn thống kê của FAO thì
Việt Nam đã đứng thứ 7 về số lượng lợn từ năm 1990. hiện nay Việt Nam
chỉ đứng sauTrung quốc, Brazin, Ba lan, Tây ban nha và đứng đầu các nước
Đông Nam Á, thứ 2 của châu Á.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
kỹ thuật hiện đại và các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều
kiện cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là trong sản
xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng
việc cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và
là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Trong chăn nuôi, nước ta cũng
đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Hiện mỗi năm
nước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn. Tham gia vào hệ thống sản xuất
thịt lợn gồm các trang trại Nhà nước, tư nhân và trang trại thuộc các doanh
nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu cung cấp con giống. Các
công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn ở nước ta dưới dạng liên kết sản
xuất với bà con nông dân bằng cách cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y,
bao tiêu sản phẩm.
Trong hơn chục năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng vượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt siêu nạc ngày
càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chăn nuôi lợn đang chuyển
từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi trong các nông hộ mở
rộng theo hướng trang trại với quy mô lớn, không những cung cấp đủ nhu
cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước như
4
Nhật Bản, Hàn Quốc…
2.1.2 Tổng quan về hoạt động chăn nuôi lợn ở tỉnh nghệ an
Diễn biến đàn lợn của tỉnh Nghệ An tăng giảm theo từng năm từ 2006
đến nay. Nhìn chung đàn lợn của tỉnh tăng nhẹ và cũng giảm nhẹ cả về số
lượng và sản lượng thịt và thay đổi cả cơ cấu đàn. Những năm trước đây
ngành chăn nuôi lợn còn theo hình thức quảng canh, quy mô nhỏ của hộ gia
đình phân tán nhỏ lẻ là chủ yếu. Với hình thức chăn nuôi như vậy, sản phẩm
thịt lợn của tỉnh mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà chưa
phục vụ nhu cầu cho xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các
chương trình dự án phát triển chăn nuôi như cải tạo đàn lợn, chương trình siêu
nạc, phát triển trang trại có ảnh hưởng tích cực đến phát triển chăn nuôi lợn
của tỉnh. Ngoài ra, các chính sách về hỗ trợ khác như thú y, cho vay tín dụng,
công tác khuyến nông chăn nuôi cũng được tăng cường và mở rộng kết hợp
với các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi đã góp phần lớn vào thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển. Mặc dù vậy, hiện nay nhưng ngành chăn nuôi của
tỉnh cũng không tránh những ảnh hưởng của dịch bệnh như bệnh tai xanh, lở
mồm long móng…Do đó số lượng đàn lợn của tỉnh đang có xu hướng giảm.
Bảng 2: Diễn biến đàn lợn từ năm 2006-2010 của tỉnh Nghệ An
Danh mục Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng đàn (con) 1184580 1182885 1171269 1218314 1169574
Sản lượng thịt hơi (tấn) 94982 104018 111300 112799 130193
Số lượng lợn thịt (con) 1007590 994963 911128 966676 937177
Số lượng lợn nái (con) 176208 186944 259151 250470 230975
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng đàn lợn của tỉnh Nghệ An từ
năm 2006 đến năm 2010 tăng giảm theo từng năm, nhưng sự tăng giảm này
là không đáng kể, cụ thể là năm 2006, tổng đàn lợn toàn tỉnh là 1,18 tỉ con
sang năm 2009 tăng lên 1,21 tỷ con và giảm còn 1,16 tỷ con vào năm 2010.
Nhìn chung số lượng đàn lợn thịt, và lợn nái đang có xu hướng giảm. Điều
này chứng tỏ rằng số lượng đàn lợn bị ảnh hưởng lớn của thời tiết, dịch bệnh
và điều đó cũng nói lên rằng công tác thú y, các chương trình, chính sách
5
của tỉnh chưa có tác động mạnh mẽ để khuyến khích sự phát triển trong chăn
nuôi lợn trong thời gian gần đây. Về sản lượng thịt nhìn chung là có tăng từ
năm 2006 đến 2010, năm 2006 có sản lượng là 94982 tấn và đến năm 2010
tăng lên 130193 tấn. Điều đó cũng nói lên được các giống địa phương năng
suất thấp đã dần thay thế bởi các giống lợn ngoại, lợn lai có năng suất cao
hơn và việc chăm sóc nuôi dưỡng của người dân cũng tốt hơn. [11]
Tuy ngành chăn nuôi lợn cũng đã có những bước phát triển nhưng
hiện nay vẫn gặp nhiều hạn chế. Đó là vấn đề kiểm soát dịch bệnh, thị
trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ chưa được chú trọng, giá cả không ổn định, thị
trường ở nông thôn còn rất bấp bênh, ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn
nuôi. Đó là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển trong chăn nuôi lợn của
tỉnh, cũng như trong cả nước.
2.1.3 Đặc điểm của ngành chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ
2.1.3.1 Quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu là chăn nuôi tận dụng
Đây là đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam. Nhìn
chung quy mô chăn nuôi của hộ còn rất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng.
Chăn nuôi công nghiệp mặc dù cũng có xu thế phát triển mạnh nhưng còn
chiếm tỷ lệ thấp.
Hiện nay, trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn, từ 50-60 con
đang phát triển mạnh. Đây là những trang trại chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, áp dụng giống mới (giống lai, ngoại…), kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên
sản lượng thịt sản xuất tại các trại chăn nuôi chỉ chiếm 10% sản lượng thịt
toàn quốc.
Do chăn nuôi nhỏ, các gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, thức ăn
xanh, thức ăn thô là chủ yếu. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp chất
lượng cao cho chăn nuôi còn thấp và chủ yếu là cho giống lai, ngoại. Do quy
mô sản xuất chưa lớn, chăn nuôi công nghiệp còn ở mức độ phát triển thấp
nên hầu hết các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sử dụng lao động trong
gia đình là chủ yếu. Theo điều tra của IFPRI/Bộ NN&PTNT có từ trên 92%
hộ chỉ sử dụng lao động gia đình cho hạt động chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi
có quy mô lớn hơn thì tỷ lệ này thấp hơn khoảng 66% ở mức tạm bợ chưa
đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. [17]
6
2.1.3.2 Mức độ phổ biến giống ngoại còn thấp.
Theo điều tra của IFPRI/Bộ NN&PTNT, 1999, khoảng 75% số hộ
chăn nuôi có nuôi lợn lai hoặc lợn ngoại, tỷ lệ này giao động từ 69%,ở các
hộ sản xuất quy mô nhỏ đến 90% các quy mô lớn. Việc nuôi lợn ngoại phụ
thuộc vào quy mô sản xuất và vùng lãnh thổ. Chỉ có khoảng 10% số hộ nuôi
quy mô nhỏ có lợn ngoại trong khi đó hơn 55% số hộ quy mô lớn có nuôi
lợn ngoại.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phổ biến các giống vật
nuôi nhập nội không phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các hộ chăn nuôi sản
xuất nhỏ. Các hộ chăn nuôi nhỏ thường sử dụng các loại thức ăn thô(55,5%),
xanh(42%), có bổ sung thêm thức ăn tinh trong khẩu phần(2,4%).[17]
2.1.3.3 Điều kiện chuồng trại
Các giống khác nhau, quy mô khác nhau thì điều kiện chuồng trại
cũng khác nhau. Ở nước ta chăn nuôi lợn theo quy mô lớn thì khâu đầu tư
đầu tiên là điều kiện chuồng trại phải đảm bảo nhưng vẫn đang chiếm số ít.
Các hộ nuôi quảng canh quy mô nhỏ, giống địa phương, nuôi theo cách tận
dụng thì chuồng trại đa số
2.1.3.4 Hộ chăn nuôi còn thiếu thông tin.
Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán, chưa có thị trường
bán buôn thực thụ nên các hộ chăn nuôi thường phải bán các sản phẩm cho
thương lái và các chủ thu gom trung gian, dễ bị ép giá. Bên cạnh đó, thông
tin đại chúng chưa cung cấp tốt thông tin về thị trường chăn nuôi, trên 80%
nguồn thông tin chủ yếu của người chăn nuôi về giá cả thị trường do các
thương lái cung cấp và liên lạc cá nhân không tránh khỏi thông tin bị bóp
méo.
2.1.3.5 Giá thành Chăn nuôi ở Việt nam còn cao
Thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại chi phí
trong sản xuất chăn nuôi. Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng này chiếm khoảng
70% tổng chi phí chăn nuôi, trong khi đó chi phí giống chiếm từ 18-25% và
chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 2-5%. Chính vì thế việc tăng giảm giá
thức ăn ảnh hưởng tới chi phí sản xuất chăn nuôi.
Giá thức ăn gia súc ở Việt Nam cao so với giá cả của các loại tương
7
ứng ở các nước châu Á khác. Giá thức ăn cao một phần là do giá các loại
nguyên liệu thô cao. Nguyên nhân nữa là do thuế nhập khẩu áp dụng cho các
nguyên liệu thô giàu dinh dưỡng phục vụ cho chăn nuôi cao. Thêm vào đó
tổng sản lượng sản xuất trong nước của các nguyên liệu này dường như
không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc,
mặc dù hiện tại sản lượng trong nước đang gia tăng mạnh. [17]
Chăn nuôi lợn ở nước ta của các trang trại lớn mới có thu nhập cao do
chủ trang trại biết hạch toán kinh tế, lập kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Tuy
nhiên tỷ lệ các trang trại đạt được như trên còn ít mà đa số các hộ chăn nuôi
theo kiểu tận dụng thì chưa biết hoạch định kinh tế, lập kế hoạch sản xuất
nên chưa chú trọng đầu tư dẫn đến năng suất thấp, chưa có lợi nhuận thậm
chí còn lỗ.
2.1.3.6 Dịch vụ thú y còn yếu kém
Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương. Mặc
dù mạng lưới thú y được quan tâm phát triển nhưng số lượng nhân viên thú
y còn thiếu và yếu, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tại các xã cũng có nhân viên thú y xã, tuy nhiên trình độ còn hạn chế, chưa
đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.
Thời gian qua dịch bệnh lan rộng mạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của người dân. Hơn thê nữa loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng vẫn
còn tồn tại ở Việt Nam. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nên việc
phòng dịch gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc
thú y không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, việc quản lý thị
trường thốc thú y là rất hạn chế và khó khăn. Chính vì vậy, hiện nay trên thị
trường vẫn xuất hiện rất nhiều thuốc lậu, thuốc giả gây ảnh hưởng lớn đến
công tác phòng và chữa bệnh cho gia súc. [17]
2.1.3.7 Đặc tính kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Thịt lợn là sản phẩm chính của chăn nuôi lợn thịt, nhu cầu về thịt nạc
ngày càng cao, chênh lệch giữa thịt nạc và thịt mỡ ngày càng lớn. Trình độ
khoa học kỹ thuật cũng như khả năng đầu tư ngày càng cao. Vì vậy, để chăn
nuôi lợn thịt đạt kết quả cao cần chọn giống tốt để nuôi và phải áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi. Đồng thời cần chú ý đến nhu cầu thị
8
trường, thị hiếu của khách hàng. Để phục vụ xuất khẩu phải chăn nuôi lợn
ngoại thuần, lợn lai và lợn có tỷ lệ máu ngoại cao, thị trường nội địa có thể
nuôi lợn lai kinh tế.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi lợn.
Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn
có bộ máy tiêu hóa tốt, do đó có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau
như thức ăn tinh, thô, rau các loại… Nguồn thức ăn của lợn rất đa dạng, có
thể tận dụng các phụ phế phẩm trồng trọt, ngành công nghiệp chế biến nông
sản, thủy sản, lương thực thực phẩm… Khả năng tiêu hóa tốt nên ít tiêu tốn
thức ăn cho 1kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi nông hộ.
Lợn dễ bị bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu thời tiết, thiên tai, bão lụt,
hạn hán…ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Mặt khác, giá cả đầu
vào, đầu ra luôn biến đổi mạnh do cạnh tranh thị trường và cung cầu thị
trường.
Sản xuất hàng hóa lượng thức ăn công nghiệp cao đòi hỏi có nguồn
vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại. Vốn ở đầu mỗi chu
kỳ sản xuất là rất cần thiết, khi sản xuất thâm canh chu kỳ sản xuất ngắn nên
thu hồi vốn nhanh.
Nhìn chung đối với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ
thích hợp, lợn phải được tiêm phòng trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không
phải tiêm bổ sung để bảo vệ an toàn khỏi dich bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi
khá nhanh về trọng lượng do đó nhu cầu dinh dưỡng thức ăn cần thay đổi
cân đối cho phù hợp với từng giai đoạn. Cũng như các sản phẩm nông
nghiệp khác, lợn thịt còn khó khăn về vấn đề đầu ra. Muốn phát triển chăn
nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản và chế biến sản
phẩm xuất khẩu…
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi lợn
* Nhóm nhân tố tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng lớn
bởi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ) tác động trực tiếp và gián
tiếp tới vật nuôi.
- Nếu nhiệt độ cao quá tác động tới trao đổi chất của lợn như: kém ăn,
9
ăn không ngon vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ con vật. Nếu
nhiệt độ thấp quá làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của lợn, vì thế người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23-33
0
C là
lợn phát triển tốt nhất.
- Ẩm độ cao cũng cản trở sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn vì
vậy càng làm tăng thân nhiệt trung tâm ảnh hưởng tới sự phát triển của
lợn…Từ đó người chăn nuôi phải có biện pháp phù hợp điều hoà nhiệt độ,
độ ẩm cho từng giống lợn để chúng tăng trưởng phát triển bình thường.
- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển đàn lợn, vì có đất thì mới
mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hoá. Do đó đất
đai là khâu then chốt cho việc phát triển quy mô.
*Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
Hình thức tổ chức chăn nuôi lợn
Hình thức tổ chức chăn nuôi là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến
hiệu quả chăn nuôi lợn. Chăn nuôi theo quy mô: lớn, vừa, nhỏ, chăn nuôi
theo phương thức có chăn nuôi truyền thống, bán công nghiệp, công nghiệp.
Tuỳ theo hình thức tổ chức chăn nuôi khác nhau mà mức đầu tư về vốn, lao
động, thức ăn, chuồng trại… cho con lợn khác nhau. Với hình thức chăn
nuôi theo phương thức truyền thống tận dụng các phụ phẩm của nông
nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt gia đình thì chất lượng thức ăn không đảm
bảo, lợn tăng trọng không cao, chất lượng sản phẩm kém. Ngược lại, chăn
nuôi theo phương thức công nghiệp, hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiệu quả kinh
tế thu được của các phương thức chăn nuôi khác nhau là khác nhau. Do đó
hình thức tổ chức chăn nuôi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn.
Thị trường
Đối với người sản xuất vấn đề thị trường đầu ra là vấn đề có ý nghĩa
quyết định. Các sản phẩm của nông nghiệp muốn bảo quản lâu phải qua sơ
chế. Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, bởi vậy nó không có
khả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến. Mặt khác do chu kỳ chăn
nuôi rất ngắn nên không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả và hiệu quả chăn nuôi (tăng chi phí giảm chất lượng thịt). Do đó, thị
10
trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển
chăn nuôi không chỉ của hộ mà còn ảnh hưởng lớn đến cả một vùng sản xuất
chăn nuôi .
Vốn đầu tư
Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào thì vốn đầu tư ban
đầu cũng quan trọng. Trước đây bà con nông dân thường xuyên chăn nuôi
theo phương thức truyền thống tận dụng “cơm thừa canh cạn” thì vốn đầu tư
ban đầu không phải là yếu tố quan trọng. Nhưng ngày nay chăn nuôi ngày
càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn với quy mô ngày càng lớn thì vốn
đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi. Vốn đầu tư ban đầu để mua
giống, thức ăn, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, trang thiết bị cho sản xuất
chăn nuôi….
Lao động
Bất cứ một công việc gì được làm thì đều cần có sự tác động của con
người, dù là tác động ít hay nhiều. Trong chăn nuôi lợn thì vấn đề lao động
chính là trình độ kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm, hiểu biết của người chăn
nuôi. Với hình thức chăn nuôi tận dụng, quy mô nhỏ thì yêu cầu về trình độ
lao động không cao. Tuy nhiên trong chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy mô
lớn thì đây lại là vấn đề được quan tâm đến vì hình thức chăn nuôi này đòi
hỏi ở người phải có trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm, sự hiểu biết về từng loại
lợn thì chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao.
Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm
Như chúng ta đã biết đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng,
ôi thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời. Bởi vậy, sự phát triển
công nghiệp chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn.
Khi công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chăn
nuôi lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng
(từ thịt lợn) mang tính chất công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của
nhân dân, tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nước
nhờ xuất khẩu.
*Các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước
Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của nhà nước hết sức
11
quan trọng. Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một
ngành nào đó phát triển. Chăn nuôi lợn đã được xác định là rất quan trọng
nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước Việt Nam. Bởi vậy,
nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này phát
triển hơn nữa trong những năm tới.
*Nhân tố kỹ thuật
Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn con
giống đóng vai trò quan trọng là một trong những nhân tố tiên quyết để phát
triển. Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích
sản xuất.
Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau có năng suất và chất
lượng sản phẩm khác nhau. Đối với chăn nuôi lợn các giống lợn lai, lợn
ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn địa phương.
Do đó các loại giống có tác động đến nhu cầu thị trường khác nhau. Ở nước
ta hiện nay các hộ nông dân đang nuôi lợn nội là chủ yếu nên cần có phương
pháp tiến hành cải tạo nâng cao tầm vóc, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn để
vừa thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường hơn, từ đó tăng hiệu quả chăn
nuôi.
Thức ăn là nền tảng của phát triển chăn nuôi lợn. Tuỳ theo đặc tính
sinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách
chuyển hoá sản phẩm cũng khác nhau. Đối với chăn nuôi lợn, lượng thức ăn
với các thành phần dinh dưỡng khác nhau phải phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của con lợn.
Bên cạnh vấn đề thức ăn chúng ta còn phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc
và nuôi dưỡng. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả
của sản xuất chăn nuôi lợn, từ thời gian cho ăn, tuổi vận động, tuổi cai
sữa….phải phù hợp với con lợn trong các giai đoạn, thời kỳ, và mục đích
chăn nuôi khác nhau.
Công tác thú y có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nước ta có khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển mạnh,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh trên gia súc đang hoành hành.
Do đó dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi, đến thị trường
12
sản phẩm. Ở nước ta lợn thường bị một số bệnh như tụ huyết trùng, ỉa chảy
ở lợn con, phó thương hàn và hiện nay là bệnh tai xanh đã ảnh hưởng đến
năng suất và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Mặt khác,
mạng lưới thú y còn mỏng từ trung ương đến địa phương nên công tác
phòng bệnh chưa được thực hiện tốt là nguyên nhân dịch bệnh xảy ra, lan ra
diện rộng ở nhiều vùng trong nước gây thiệt hại lớn. Thực hiện tốt công tác
này sẽ tạo điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển đàn lợn. [14]
2.3. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
2.3.1 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được
với lượng hoa phí lao động của xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội. Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hang ngày
tăng cả về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi
thành viên trong xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm
đáng chú ý nhất:
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang
lại hiệu quả cao.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến.
Đối với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận
(thu nhập nhiều hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dung thì làm tăng
hiệu quả chính là họ được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượn cao và
giá thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vai
trò trung tâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến.
13
2.3.2 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệu
quả kinh tế trong nông nghiệp nói riêng là rất khó khăn. Nên khi đánh giá
hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh
doanh phải có một hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng
chỉ phản ánh được một mặt của một vấn đề, một hệ thống chỉ tiêu hoàn
chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể đánh giá hoàn chỉnh một hiện tượng
kinh tế đó.
a, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4
công thức cơ bản sau:
Công thức 1: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả, Q: Kết quả thu được,
C: Chi phí bỏ ra
Công thức 2: H = Q – C
Công thức 3: H= ∆Q / ∆C.
Trong đó H: Hiệu quả, ∆Q: Chênh lệch kết quả thu được, ∆C: Chênh
lệch chi phí bỏ ra
Công thức 4: H = ∆Q - ∆Q .
Mặc dù có 4 công thức tính nhưng mỗi công thức đều có ý nghĩa
riêng. Công thức so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa khi việc so sánh tương đối
ổn định. Nó phản ánh được quy mô của hiệu quả nhưng lại không cho biết
hiệu quả, không phản ánh được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Công thức so
sánh tương đối được sử dụng phổ biến hơn vì nó cho biết mức độ hiệu quả,
giúp chúng ta so sánh rộng rãi. Tuy nhiên nhược điểm của công thức này
không phản ánh được quy mô của hiệu quả.
Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trên
đều có ưu và nhược điểm riêng của nó. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tế
cần phải kết hợp cả hai công thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng
ưu điểm và hạn chế nhược điểm.
b, Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau.
* Kết quả có thể biểu hiện là: Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị
14
gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI.
*C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định
(FC), chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L),
hoặc mức đầu tư các yếu tố chi phí.
c, Để đánh giá hiệu quả kinh tế thường dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu
chính là: hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA). Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thống
tài khoản quốc gia SNA.
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại
sản phẩm của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.
GO = ∑(Qi*Pi) Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại I
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:
GO =
∑
=
n
i 1
Q
i
P
i
+ q
i
p
i
.
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm của các loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i
qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i
pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính
phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong
một kỳ sản xuất cố định.
IC = ∑Cj
Trong đó Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá được sản
xuất và chi phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị gia
tăng bao gồm phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành
cộng thêm vào giá thành của đầu ra.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao
gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ
sản xuất.
15
MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế tái sinh cần đóng góp cho nhà nước
Nhà nước bãi bỏ thuế tái sinh đối với chăn nuôi lợn, bởi vậy:
MI =VA – A
- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mòn
trong quá trình sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuất
hàng năm.
- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳ
sản xuất kinh doanh.
Pr = MI-∑(Li*Pi)
Trong đó: L: là số công lao động loại I đã sử dụng để sản xuất trong
một chu kỳ.
Pi: Giá thuê một công lao động loại i.
16
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở xã và cơ cấu hình thức
tổ chức chăn nuôi lợn ở hộ. Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi đã tiến hành điều tra các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn 2 thôn: Tây Hồ và
Đậu Vinh là những thôn có quy mô chăn nuôi lớn và khá lớn trên địa bàn xã.
Thôn Tây Hồ: Là thôn phát triển chăn nuôi lợn thịt mạnh nhất trong
toàn xã. (Điều tra 30 mẫu gồm: 10 hộ khá, 10 nghèo và 10 hộ trung bình)
Thôn Đậu Vinh: Là thôn phát triển kinh tế thuần nông, chủ yếu là
trồng trọt và chăn nuôi nên đa số các hộ nuôi theo phương thức kết hợp.
(Điều tra 30 mẫu gồm: 10 hộ khá, 10 nghèo và 10 hộ trung bình)
3.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp
+ Cấp huyện: Báo cáo kinh tế xã hội của huyện, niên giám thống kê
của các cấp, báo cáo của cơ quan chuyên ngành về chăn nuôi nhằm tìm hiểu
tình hình chăn nuôi của huyện, các chính sách, chương trình phát triển chăn
nuôi cho các xã.
+ Cấp xã: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, các tài
liệu về sản xuất chăn nuôi lợn và các văn bản chính sách phát triển của xã
về phát triển chăn nuôi lợn nhằm tìm hiểu về tình hình chăn nuôi của xã,
diễn biến đàn lợn, quy mô, số hộ nuôi lợn qua các năm.
+ Các thông tin thu thập trên đài báo, internet, các tạp chí, các quyển
luận án, luận văn nhằm tìm hiểu về tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn người am hiểu: Thu thập thông tin từ cán bộ khuyến
nông, các cán bộ thú y xã để tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi lợn của xã và
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở các nông
hộ.
+ Thảo luận nhóm: bao gồm 1 nhóm 10 người tham gia vào hoạt động
chăn nuôi lợn để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn, tình hình sử dụng thức ăn, mức độ sử dụng thức ăn cho
chăn nuôi nhằm kiểm tra lại các thông tin điều tra được và xác định ý kiến
17
của người dân về hoạt động chăn nuôi lợn ở xã.
+ Phỏng vấn hộ: phỏng vấn bán cấu trúc 60 hộ gồm: 20 hộ khá, 20 hộ
trung bình và 20 hộ nghèo để điều tra về tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn
Phong như: quy mô, loại giống, chi phí sản xuất, tổng thu nhập, và tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các nhóm
hộ.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập đã được mã hoá và xử lý trên máy vi tính bằng
phần mềm Excel.
18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cơ bản của xã Diễn Phong
4.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Diễn Phong là xã nằm ở vị trí trung tâm của Huyện Diễn Châu, gần
quốc lộ 1A, cách thành phố Vinh 45km về phía Bắc, do đó việc lưu thông
hàng hoá rất thuận tiện.
Phía Đông giáp với xã Diễn Mỹ và Biển Đông, phía Tây giáp với xã
Diễn Hồng và huyện Yên Thành, phía Bắc giáp với Diễn Yên và huyện
Quỳnh Lưu, phía Nam giáp với xã Diễn Vạn. Tổng diện tích đất tự nhiên
của xã là 411,51ha. [15]
Diễn Phong nằm ở khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai
màu mỡ nên cũng khá thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại cây lương thực
và cây hoa màu khác nhau.
Toàn xã có 7 thôn là: Đậu Vinh, Nha Nghi, Dương Tiên, Đông Tác,
Dương Đông, Dương Đoài và Tây Hồ. Xã có ba thôn giáp với sông Vách
Bắc, tuy nhiên giao thông đường thuỷ ở đây không phát triển. Nằm sát sông
rất thuận lợi cho công tác thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Khu
Chợ Dàn gần với nhiều nhà máy xí nghiệp thuận lợi cho buôn bán.
4.1.2 Về khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết của xã mang tính chất chung của thời tiết huyện Diễn
Châu là nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, quanh năm có gió mùa, nhận
được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời. Cân bằng bức xạ quanh năm đạt
đến 75 Kcalo/cm2/năm. Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng. Mùa đông
không kém 70 giờ. Độ ẩm bình quân trong năm từ 80-100%.
Do ở vào vị trí địa lý như đã nói trên, khí hậu Diễn Phong hình thành
hai mùa rõ rệt : mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập
của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Vào mùa nóng, tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 30
0
C có khi
lên tới 40
o
C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Gió Lào xuất
hiện trong mùa này làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của
người dân. [15]
19
Vì nằm gần biển đông nên mỗi năm người dân nơi đây chịu ảnh
hưởng rất lớn từ các cơn bão. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 9 dương lịch, về mùa này có những đợt bão và áp thấp nhiệt đới với
cường độ mạnh kèm theo mưa lớn gây ra không ít những khó khăn cho
người dân và đặc biệt làm gián đoạn mùa vụ. Nên hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở đây mang tính thời vụ sâu sắc, cụ thể là có hai vụ mùa chính: Đông
Xuân và Hè Thu.
Vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Mùa này
thường có gió mùa đông bắc gây ra mưa phùn có thể kéo dài 3-4 ngày, mặc
dù lượng mưa không đáng kể. Tuy lượng mưa ít nhưng bầu trời lại nhiều
mây, về sáng nhiều ngày có sương mù u ám đến 9h hoặc 10h mới tan. Mùa
này sâu hại dễ phát sinh làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông- xuân và xuân-
hè.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên, do xã nằm ở vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, dông, bão…
gây những trở ngại nhất định trong đời sống và sản xuất của người địa
phương. Đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chăn nuôi của
người dân như làm vật nuôi bị mắc bệnh, chết… hay mất mùa ảnh hưởng
đến nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi trong toàn xã.
4.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế
Mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển các
ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động sản xuất
chính ở đây vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với tổng thu nhập từ ngành
nông nghiệp năm 2010 ước đạt 26tỷ đồng chiếm 45,2% tổng thu nhập toàn
xã với 85% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, 15% ngành nghề dịch
vụ và buôn bán nhỏ.
Về trồng trọt, cây trồng chủ lực của địa phương là trồng lúa và cây hoa
màu như: lạc, dưa hấu, bí…, với năng suất bình quân của lúa đạt 6.8 tấn/ha,
lạc trồng 1 đến 2 vụ/năm với năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha. Đặc biệt trên địa
bàn xã có hợp tác xã sản xuất và cung cấp giống nên 100% nông dân đã sử
20
dụng giống lúa Hải Phong và QU14 và đưa vào các giống mới nên năng suất đã
được tăng lên và góp phần giúp ổn định đời sống của người dân.
Về chăn nuôi, tính đến thời điểm cuối năm 2010 tổng đàn trâu, bò là
559 con, giảm 44 con so với năm 2009 ; Tổng đàn lợn toàn xã là 3872 con
(trong đó, đàn lợn thịt là 2185 con, đàn lợn nái 1104 con) giảm 583 con so
với năm 2009, đàn gia cầm khoảng 16000 con. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây trên địa bàn xã nói riêng và huyện Diễn Châu nói chung dịch bệnh
liên tục xảy ra, do vậy về quy mô chăn nuôi đang có xu hướng giảm. Đây thật
sự là khó khăn rất lớn cho người chăn nuôi.
Về nuôi trồng thuỷ sản, toàn xã có diện tích ao hồ khoảng 13 ha; sản
lượng cá thu hoạch trong năm 2009 ước đạt 8 tấn.
Về công nghiệp xây dựng và dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
đang trên đà phát triển, nhất là ở các trục đường chính của xã. Tổng thu từ
hoạt động nay ước đạt trên 22 tỷ đồng (2010), so với năm 2009 đạt 118%.
Các ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề mộc, nề, thợ rèn…
đang được tiếp tục duy trì và phát triển.
Bảng 3: Các hoạt động kinh tế trên địa bàn
Hạng mục Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Thành
tiền(tr.đ)
I. TRỒNG TRỌT
- Lúa xuân 79 6,88 543,5 2500,2
- Lúa hè thu 110 2 220 1100,0
- Ngô đông 105 4 420 2520,0
- Ngô thuần xuân 110,5 6,5 321 1605,0
- Lạc xuân 109,3 2,27 297,3 4459,5
- Lạc đông 2,2 2 4,4 132,0
- Vừng hè thu 40,2 0,5 20,1 361,8
- Dưa hấu xuân 33,8 12 405,6 1014,0
- Dưa hấu hè thu 81,1 24 1946,4 5255,3
- Bí 1,4 25 40 137,5
- Mía và rau màu 6,9 60 414 1035,5
- Khoai tây 2,3 6 13,8 82,0
21
II. CHĂN NUÔI
- Bò - - - 799,0
- Lợn - - - 2012,6
- Gia cầm - - - 2126,0
III. THỦY SẢN
- Cá ao hồ 13 3,4 44,2 884,0
- Cá lúa 11 0,6 6,6 165,0
IV. CNXD & DV - - - 22400,0
V. LĐVL & XKLĐ - - - 21840,0
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế hàng năm của xã, năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ trồng trọt là rất lớn và mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Việc sản xuất nông nghiệp ở đây không chỉ cung
cấp đủ nhu cầu cho người dân trong xã, mà còn cung ứng ra thị trường ngoài
tỉnh, nhất là các sản phẩm từ rau màu và các cây có giá trị như dưa hấu, lạc
Hiệu quả kinh tế từ ngành trồng trọt cao là do đất đai ở đây khá màu
mỡ, đồng thời người dân áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ các
dự án của tỉnh đưa về.
Chăn nuôi là một trong những ngành có tiềm năng để phát triển, tuy
nhiên hiệu quả kinh tế từ ngành chăn nuôi của xã trong năm 2010 còn thấp.
Nhất là chăn nuôi lợn thịt.
Về thủy sản, công nghiệp xây dựng - dịch vụ và ngành xuất khẩu lao
động vẫn đang phát triển và đạt hiệu quả càng cao qua mỗi năm. Những
ngành này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Diễn Phong góp phần
vào sự phát triển chung của huyện.
Tình hình xã hội:
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Phong
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
SL % SL % SL %
Tổng số dân Người 4609 100 4673 100 4754 100
Tổng số hộ Hộ 1273 100 128
6
100 1295 100
22
Hộ nông nghiệp Hộ 1180 92,70 118
7
92.30 1196 92,33
Hộ phi NN Hộ 93 7,30 99 7,70 99 7,67
Tổng số lao động Hộ 3508 100 3542 100 3569 100
Bình quân nhân
khẩu/hộ
Khẩu/hộ 4,30 - 4,30 - 4,36 -
Bình quân lao
động/hộ
Lao
động/hộ
3,27 - 3,26 - 3,27 -
Nguồn: Thống kê xã Diễn Phong
Qua bảng số liệu trên ta thấy xã Diễn Phong có một nguồn nhân lực
khá dồi dào với tổng số dân là 4754 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,7%. Dân cư phân bố tương đối đồng đều, trung bình mỗi hộ có 4,36 khẩu,
3,27 lao động. Trong mấy năm gần đây tổng số hộ có tăng nhưng không
đáng kể, cụ thể là: năm 2010 so với năm 2008 số hộ tăng lên 18 hộ tương
ứng 1,56%. Số hộ sản xuất nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp cũng có sự
dao động nhẹ và vẫn đang ở mức cao. Do Diễn Phong là một xã thuần nông
nên số hộ phi nông nghiệp ít và chưa có xu hướng tăng lên.
Về đời sống dân cư, trong những năm qua đời sống dân cư ở xã Diễn
Phong đã có thay đổi rõ nét, mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người đạt
12,5 triệu đồng/người/năm, so với năm 2009 tăng 194.900đ/ người/ năm.
Toàn xã có 111 hộ nghèo chiếm 9,79% tổng số hộ và 183 hộ cận nghèo
chiếm tỷ lệ 16,49%.
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên ở Diễn Phong rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh… mà tình hình chăn nuôi của xã có xu
hướng giảm, nhất là chăn nuôi lợn, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc
phát triển kinh tế của người dân. Do đó họ thường chú trọng và trồng trọt
hơn là chăn nuôi. Mặc dù vậy nhưng xã cũng đã có những đóng góp đáng kể
vào sự phát triển chung của huyện Diễn Châu.
4.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã
4.2.1 Kết quả chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong qua các năm
23
Trong những năm qua vừa thực hiện chủ trương chính sách của Đảng
và Chính phủ, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, tình hình chăn nuôi của xã đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, đưa
chăn nuôi dần trở thành ngành nghề chính thúc đẩy phát triển nông thôn như
đóng góp 53,7% vào tổng GDP, giải quyết việc làm cho 35,2% tổng số lao
động trong toàn xã và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong một số
năm trở lại đây, tình hình chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn của xã có
nhiều biến động về số lượng và sản lượng.
Bảng 5: Tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
SL Tỷ lệ
(%)
SL Tỷ lệ
(%)
SL Tỷ lệ
(%)
1.Tổng số lợn Con 4381 100 3872 100 3289 100
- Lợn thịt Con 3205 73.1 2764 71.4 2285 69.5
- Lợn nái Con 1176 26.9 1108 29.6 1104 31.5
2.Sản lượng lợn hơi
XC
Tấn 240.4 100 215.6 100 201.6 100
3.GO của chăn
nuôi lợn thịt
Tr.đ 4893 - 4724.5 - 4188.
8
-
4.Tổng số hộ CN
lợn
Hộ 1107 100 1065 100 1024 100
- Hộ khá Hộ 390 35.2 392 36.8 388 37.9
- Hộ trung bình Hộ 530 47.9 531 49.9 525 51.3
- Hộ nghèo Hộ 143 12.9 129 12.1 111 10.8
Nguồn: Số liệu thống kê xã
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lượng đàn lợn trên địa bàn toàn
xã giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2008 tổng số lượng đàn lợn là
4381con, đến năm 2010 giảm xuống còn 3289 con. Trong đó số lượng đàn
lợn thịt năm 2008 là 3205 con, chiếm tỷ lệ 73,1% giảm còn 2185 con với tỷ
lệ còn 69.5% vào năm 2010. Như vậy, năm 2008 so với năm 2010 giảm 920
con trong vòng 2 năm.
24
Cùng với sự giảm số lượng đàn lợn thì sản lượng và tổng thu nhập
trong hoạt đông chăn nuôi lợn thịt cũng giảm theo, cụ thể là sản lượng lợn
hơi xuất chuồng trong toàn xã năm 2008 là 240,4 tấn xuống còn 201,6 tấn
vào năm 2010. Như vậy, từ năm 2008 đến 2010, mỗi năm giảm bình quân
khoảng trên 15 tấn thịt.
Việc giảm về sản lượng và số lượng đàn lợn thịt của xã Diễn Phong là
do quy mô chăn nuôi của hộ còn nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, chăn
nuôi công nghiệp mặc dù đang có xu thế phát triển mạnh nhưng còn chiếm
tỷ trọng thấp, đồng thời tình hình, giá cả dịch bệnh diễn biến phức tạp làm
ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi trong toàn xã.
Mặc dù có sự giảm về số lượng và sản lượng đàn lợn thịt, số hộ chăn
nuôi lợn thịt thì cũng có sự tăng giảm nhưng không đáng kể. Đối với hộ khá
và hộ trung bình thì số lượng hộ nuôi lợn tương đối ổn định qua các năm.
Năm 2008, có 390 hộ khá tham gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ
35,2% đến năm 2010 có 388 hộ chiếm tỷ lệ 37.2%. Và hộ trung bình là 530
hộ chiếm tỷ lệ 47,9 % trong năm 2008, đến năm 2010 giảm đi 5 hộ xuống
còn 525 hộ, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt
năm 2010.
Đối với hộ nghèo thì tất cả các hộ đều có hoạt động chăn nuôi lợn thịt.
Năm 2008, toàn xã có 143 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 12,9% tổng số hộ chăn nuôi
lợn, đến năm 2010 giảm còn 111 hộ nghèo và tất cả các hộ này đều chăn
nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ 10,8% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt.
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong trong một số
năm trở lại đây giảm sút nghiêm trọng về số lượng, sản lượng và cả về thu
nhập. Điều đó cũng cho chúng ta thấy được việc phát triển chăn nuôi đàn lợn
của xã chưa đúng hướng, công tác thú y chưa được chú trọng và hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn cũng không cao. Vì vậy, đây là một điều đòi hỏi
chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển đàn lợn
trong toàn xã nhằm góp phần đưa chăn nuôi trở thành ngành chính thức thúc
đẩy phát triển kinh tế cho người dân nói riêng và của xã nói chung.
4.2.2 Diễn biến tình hình chăn nuôi lợn thịt tại hai thôn qua các năm
25