Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chuyên đề 5 quan hệ các nước sau CT TG II 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.11 KB, 2 trang )

CHUYÊN ĐỀ V
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NĂM
2000
1 Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh
Nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn Đông - Tây
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc :
+ Liên Xơ chủ trương duy trì hồ bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ
nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh, Mĩ ra sức
chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, âm mưu đẩy lùi phong trào cách mạng
nhằm bá chủ thế giới.
2. Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh
a.Thời kì quan hệ gay gắt
*/ Những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa phe tư bản chủ nghĩa và
phe xã hội chủ nghĩa
- Ba “khúc dạo đầu” dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh :
+ Ngày 12-3-1947, tại Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman tuyên bố sự tồn tại của Liên Xô
là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ. “Học thuyết Truman” ra đời, nhằm củng cố chính quyền phản
động ở hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống
Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đơng Âu từ phía nam.
+ Tháng 6 -1947, “Kế hoạch Mácsan” ra đời, với khoản viện trợ 17 tỉ đôla giúp các nước
Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
+ Tháng 4-1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập. Đây là
liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên
Xơ và các nước XHCN Đơng Âu.
Trước tình hình đó:
- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để
hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
+ Tháng 5-1955, Tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời. Đây là một liên minh chính trị - qn
sự mang tính chất phịng thủ của các nước XHCN ở châu Âu.
Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục


diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
*/ Sự đối đầu Đông - Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ
-) Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954)
- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam,
đến cuối tháng 12-1946 chiến tranh lan rộng ra tồn Đơng Dương.
- Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công(10-1949), cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam có điều kiện liên lạc và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và
các nước XHCN. Từ sau năm 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh
Đơng Dương. Từ đó chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.

Chương trình đồng hành cùng thí sinh mùa Covid


- Hiệp định Giơnevơnăm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt
Nam, Lào và Campuchia, nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.
-) Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên bán đảo Triêu Tiên qn đội Liên Xơ chiếm đóng
miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến. Đến năm 1948,
ở hai miền Nam, Bắc hai chính quyền được thành lập riêng rẽ, đó là : Đại Hàn Dân quốc và
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, do Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.
- Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ từ năm 1950. Trong đó miền Bắc được
Trung Quốc chi viện, miền Nam có Mĩ giúp sức. Đến tháng 7-1953, Hiệp định đình chiến
mới được kí kết.
Chiến tranh Triều Tiên là một sản phẩm của Chiến tranh lạnh, là sự đụng đầu trực tiếp đầu
tiên giữa hai phe.
-) Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)
- Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
- Mĩ đã theo đuổi những tham vọng to lớn, muốn thông qua chiến tranh Việt Nam để làm
suy yếu phe xã hội chủ nghĩa và đẩy lùi phong traog giải phóng dân tộc thế giới.
- Mĩ đã thực thi phần lớn những chiến lược chiến tranh của chiến lược quân sự “Phản ứng

linh hoạt”.
- Kết cục, Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút quân về nước ; đến năm 1975, cuộc kháng chiến
chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi hồn tồn.
b/ Xu thế hồ hỗn và đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh
- Đầu những năm 70 của thế kỉ XX: xuất hiện những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ…
- Ngày 26-5-1972, Liên Xơ và Mĩ kí hiệp ước về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
- Ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hồ Liên bang Đức và Cộng hồ Dân chủ Đức kí Hiệp
định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, nhằm
đảm bảo an ninh châu Âu và hợp tác giữa các nước. Định ước Henxinki năm 1975 đánh dấu
sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở
châu Âu.
- Tháng 12-1989, tại đảo Manta, M.Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức cùng
tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
2. Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt
- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
- Tình hình thế giới thay đổi và phát triển theo các xu thế chính sau:
+ Xu hướng đa cực dần hình thành với sự vươn lên của Liên minh châu Âu, Nhật Bản,
Liên bang Nga, Trung Quốc.
+ Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế ; Mĩ có được
một lợi thế tạm thời ; hồ bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn nội
chiến, xung đột qn sự, khủng bố…

Chương trình đồng hành cùng thí sinh mùa Covid



×