Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của đối tượng đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại trung tâm y tế quận tây hồ, hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN KHẮC HƯNG

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY
THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN KHẮC HƯNG

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY
THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ ANH TUẤN

Hà Nội, 2019


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Đại cương về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ..................4
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................4
1.1.2. Giới thiệu về chương trình điều trị methadone ..........................................6
1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone ............................................................9
1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone trên thế giới .................................9
1.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone ở Việt Nam ...............................10
1.3. Tuân thủ điều trị methadone và đánh giá việc tuân thủ điều trị .....................11
1.4. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị methadone ..........................................14
1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân ................................................................14
1.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng .............................................18
1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở điều trị ........................................................18
1.5. Khung lý thuyết ..............................................................................................19
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................23

2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu...........................................24
2.5.1. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................24
2.5.2. Tổ chức triển khai nghiên cứu ..................................................................24
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................26


ii

2.7. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................26
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị .............................................................27
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
3.1. Các đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu ...............................................29
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học .....................................................................29
3.1.2. Đặc điểm hành vi của đối tượng. .............................................................31
3.1.3. Quá trình điều trị methadone của đối tượng. ...........................................35
3.1.4. Đặc điểm về yếu tố gia đình, cộng đồng của đối tượng. ..........................37
3.1.5. Đặc điểm về các yếu tố của cơ sở điều trị ................................................41
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng .....................................................44
3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng ...............................46
3.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân .........................................................46
3.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng .......................................52
3.3.3. Nhóm các yếu tố về cơ sở điều trị ............................................................52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................54
4.1. Các đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu ...............................................54
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ..........................................................................54
4.1.2. Đặc điểm hành vi của đối tượng ..............................................................55
4.1.3. Đặc điểm điều trị của đối tượng ...............................................................56

4.1.4. Đặc điểm gia đình, cộng đồng của các đối tượng ....................................58
4.1.5. Đặc điểm về cơ sở điều trị ........................................................................59
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ............................................................................60
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị methadone của đối tượng .......62
4.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân ...................................................................62
4.3.2. Các yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng .................................................65
4.3.3. Các yếu tố về cơ sở điều trị ......................................................................66
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
1. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone .............................................................68


iii

2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị methadone..................................68
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................................................................75
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng đang điều trị methadone ...................75
Phụ lục 2: Thông tin lấy từ bệnh án .......................................................................85
Phụ lục 3: Biến số nghiên cứu chi tiết ...................................................................87


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDTP

Chất dạng thuốc phiện


CSĐT

Cơ sở điều trị

ĐTV

Điều tra viên

HIV

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người

LHQ

Liên hợp quốc

NCMT

Nghiện chất ma tuý

PNBD

Phụ nữ bán dâm

PVS

Phỏng vấn sâu

TCMT


Tiêm chích ma t

TLN

Thảo luận nhóm

TTĐT

Tn thủ điều trị

TTYT

Trung tâm Y tế

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................26
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng ................................................29
Bảng 3.2: Đặc điểm nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng ................................30
Bảng 3.3: Hành vi sử dụng rượu/bia, thuốc lá của đối tượng ................................31
Bảng 3.4: Hành vi sử dụng ma túy của đối tượng .................................................33
Bảng 3.5: Đặc điểm sử dụng ma túy của đối tượng ..............................................34
Bảng 3.6: Đặc điểm quá trình điều trị của đối tượng ............................................35

Bảng 3.7: Người có sự giúp đỡ cần thiết nhất với đối tượng ................................39
Bảng 3.8: Đánh giá mức chi trả của đối tượng cho quá trình điều trị ...................41
Bảng 3.9: Sự hài lòng của đối tượng về cơ sở điều trị ..........................................42
Bảng 3.10: Đặc điểm bỏ uống thuốc của đối tượng ..............................................45
Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ chất lượng cuộc sống sau khi tham gia điều trị .............46
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tuân thủ điều trị......46
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nghề nghiệp, mức thu nhập với TTĐT ................47
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa sử dụng rượu/bia, thuốc lá với TTĐT ..................49
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa sử dụng ma túy với tuân thủ điều trị ....................50
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị với tuân thủ điều trị..................51
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, xã hội với tuân thủ điều trị .........52
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa đặc điểm cơ sở điều trị và tuân thủ điều trị .........52


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone .5
Hình 1.2. Độ bao phủ điều trị methadone trên thế giới [35] ...................................7
Hình 1.3. Khung lý thuyết các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị methadone .......21
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ tác đối tượng gặp tác dụng phụ ...................................36
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ các loại tác dụng phụ trong quá trình điều trị .............36
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người thân/bạn bè sống cùng với đối tượng ............................37
Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ người sống cùng có sử dụng ma túy ...........................38
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đối tượng có sự hỗ trợ trong q trình điều trị ........................38
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ các loại hình hỗ trợ cần thiết cho đối tượng ............................39
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỷ lệ đối tượng có bảo hiểm y tế ..........................................40
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đối tượng được bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán ......................40
Biểu đồ 3.9: Khả năng chi trả cho điều trị methadone của đối tượng ...................41
Biểu đồ 3.10: Các yếu tố đối tượng muốn thay đổi khi sử dụng dịch vụ ..............43

Biểu đồ 3.11: Sự hài lòng chung của đối tượng với cơ sở điều trị ........................43
Biểu đồ 3.12: Kết quả xét nghiệm ma túy lần gần nhất của đối tượng .................44
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ tuân thủ điều trị của đối tượng ...............................................44
Biểu đồ 3.14: Phân bố tỷ lệ nguyên nhân bỏ uống thuốc của các đối tượng (n=85)
................................................................................................................................45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhằm hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS
vào năm 2030, Việt Nam đang tích cực hành động làm giảm số lượng nhiễm
mới HIV và số tử vong do AIDS hàng năm với quy mơ tồn quốc gia, một
trong những hoạt động quan trọng nhất chính là việc thực hiện các chương
trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone.
Năm 2018, cả nước phát hiện nhiễm mới HIV gần 7500 trường hợp, số đối
tượng chuyển sang giai đoạn AIDS là hơn 2500, nâng số lượng người nhiễm
HIV tại Việt Nam lên hơn 250 nghìn trường hợp [52]. Trong số đó có 23% là
người nghiện chích ma t; tiêm chích ma tuý, bao gồm cả việc sử dụng
chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích vẫn là đường lây truyền HIV
chủ yếu tại Việt Nam [53]
Điều trị bằng thuốc thay thế nghiện các CDTP methadone là một cách
tiếp cận dựa trên bằng chứng để hỗ trợ phòng ngừa, điều trị và chăm sóc cho
những người tiêm chích ma túy được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) [53]. Phương pháp điều trị này được thực hiện có kiểm sốt, q
trình điều trị lâu dài với chi phí thấp. Thuốc dùng điều trị là dạng siro, dùng
theo đường uống nên có thể dự phịng ngừa các bệnh lây truyền qua đường
máu như viêm gan B, C, HIV. Phương pháp này có nhiều ích lợi khác như cải
thiện chất lượng cuộc sống (CLCS), cải thiện tâm lý, giúp đối tượng tái hoà
nhập cộng đồng [3].

Tuân thủ điều trị (TTĐT) methadone là yếu tố quyết định đảm bảo đạt
được các mục tiêu của chương trình, thực tế cho thấy khi người được điều trị
bằng methadone với liều thích hợp sẽ chấm dứt nhu cầu sử dụng ma túy. Qua
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời gian tỷ lệ TTĐT của đối tượng
thường được duy trì cao trong giai đoạn đầu điều trị, nhưng giảm dần theo


2

thời gian và cần có nhiều hỗ trợ từ phía cơ sở điều trị, xã hội, bạn bè, gia đình,
người cùng uống methadone [8], [12], [20], [40].
Chương trình điều trị methadone đã được triển khai tại quận Tây Hồ từ
năm 2015. Vào thời điểm 30/6/2018 cơ sở điều trị methadone – Trung tâm Y
tế (TTYT) Tây Hồ đang quản lý, điều trị cho 345 đối tượng. Qua 2 năm điều
trị thì tại phịng khám có 98 đối tượng từ bỏ điều trị chiếm tỷ lệ 27,0% [23,
24]. Tỷ lệ đối tượng bỏ điều trị methadone tại Tây Hồ cao hơn nhiều so sánh
với tỷ lệ đối tượng từ bỏ điều trị Methandone tại Hải Phịng và Hồ Chí Minh
theo nghiên cứu của FHI năm 2014 là 17,1% [13]. Ngồi tình trạng bỏ điều
trị, các vấn đề như đối tượng đi uống hàng ngày không đều, đối tượng vẫn sử
dụng CDTP cũng là các khó khăn trong q trình điều trị [25].
Nghiên cứu thực trạng TTĐT methadone và xác định yếu tố nào liên
quan đến tình trạng bỏ điều trị methadone trên địa bàn quận Tây Hồ là vấn đề
cần thiết để có từ đó xây dựng những biện pháp cải thiện nhằm tăng cường
TTĐT và hiệu quả chương trình. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng tn thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của đối tượng
đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại
Trung tâm y tế quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2019”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng đang điều trị
methadone tại Trung tâm Y tế quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng
đang điều trị methadone tại Trung tâm Y tế quận Tây Hồ, Hà Nội năm
2019.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone
1.1.1. Một số khái niệm
Chất dạng thuốc phiện là tên gọi chung cho nhiều chất như thuốc
phiện, ma túy, heroin, morphine, thedadone, buprenonrphine, pethidine,
codein, fentanyle [7].
Người nghiện các chất dạng thuốc phiện là người sử dụng CDTP và
bị lệ thuộc vào các chất này [7].
Hội chứng cai là trạng thái cơ thể của người nghiện khi thiếu (do cắt
giảm) chất ma túy đang sử dụng. Mỗi loại ma túy khác nhau có các biểu hiện
lâm sàng của hội chứng cai khác nhau [7].
Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người
nghiện thường sử dụng. Việc cai nghiện sẽ dẫn tới đối tượng xuất hiện hội
chứng cai nên cần được điều trị [7].
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như
các CDTP khác (đồng vận), nghĩa là có tác dụng tương tự các CDTP như
heroin và morphin, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và
khơng gây khối cảm ở liều điều trị [54]. Methadone được hấp thu nhanh và

hoàn toàn qua đường uống và có hiệu quả sau uống khoảng 30 phút và sau
khoảng 3-4 giờ thì đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc có thời gian bán hủy
trung bình là 24 giờ nên liều sử dụng chỉ cần mỗi ngày một lần. Methadone
khơng có xu hướng tăng liều cho người sử dụng như những CDTP khác [6].
Điều trị thay thế các CDTP bằng methadone là hoạt động điều trị
cho người nghiện các CDTP sử dụng methadone. Điều trị methadone được
thực hiện có kiểm sốt, q trình điều trị lâu dài với chi phí thấp. Thuốc dùng
điều trị là dạng siro, dùng theo đường uống nên có thể dự phòng ngừa các
bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, C, HIV. Phương pháp này
có nhiều ích lợi khác như cải thiện CLCS, cải thiện tâm lý, giúp đối tượng tái


5

hồ nhập cộng đồng [7]. Q trình điều trị thay thế này sử dụng thuốc kết hợp
với các hoạt động tư vấn, hướng dẫn thay đổi hành vi để điều trị cho những
người nghiện CDTP. Đây là biện pháp điều trị thành công và hiệu quả nhất
cho các đối tượng này. Trước đây, trong thời gian đầu, người ta coi phương
pháp điều trị này chỉ là quá trình điều trị tạm thời, đầu ra cuối cùng là giảm
liều và chấm dứt hoàn toàn sử dụng methadone. Hiện nay, quan điểm điều trị
này đã có sự thay đổi, lệ thuộc vào CDTP được xem như là một hội chứng
mãn tính, rối loạn suy giảm chức năng, và yêu cầu dùng thuốc điều trị trong
cả cuộc đời còn lại [31].
Việc điều trị methadone hướng tới 3 mục đích chủ chốt, bao gồm: giảm
thiểu các tác hại như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do nghiện các CDTP gây
ra bởi các hành vi tiêm chích, giảm tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và
hoạt động tội phạm. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm
chích ma túy. Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện ổn định cuộc sống lâu
dài, duy trì việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội [14].
Cơ sở điều trị nghiện các CDTP bằng methadone (sau đây gọi tắt là

cơ sở điều trị - CSĐT) là đơn vị điều trị nghiện CDTP bằng methadone cho
người nghiện CDTP, bao gồm cả việc cấp phát thuốc methadone [11].
Các giai đoạn điều trị methadone
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế ban hành năm 2010, quy trình
điều trị thay thế CDTP bằng methadone gồm các giai đoạn: khởi liều, dò liều,
điều chỉnh liều và giai đoạn duy trì liều, giảm liều tiến tới ngừng điều trị [7].

Hình 1.1. Các giai đoạn điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng
methadone
Ngừng điều trị. Đối tượng có thể hồn tồn ngừng điều trị methadone
tự nguyện sau một khoảng thời gian điều trị. Sau đó, đối tượng vẫn cần được
hỗ trợ tâm lý xã hội và chăm sóc tâm lý ít nhất trong 06 tháng tiếp theo. Đối


6

tượng chỉ ngừng điều trị bắt buộc khi không tuân thủ quy định chuyên môn,
vi phạm nội quy của CSĐT, ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên y tế , và
an ninh tại CSĐT. Một số trường hợp ngừng điều trị bắt buộc hiếm gặp khác
là khi đối tượng có các biểu hiện chống chỉ định với thuốc methadone.
Điều trị lại methadone: cần được thực hiện sớm đối với đối tượng có
biểu hiện thèm, nhớ và nguy cơ tái sử dụng CDTP sau khi ngừng điều trị
methadone. Trong một số trường hợp việc điều trị lại có thể tiến hành kể cả
khi họ chưa sử dụng lại heroin.
Bỏ liều: Là khi đối tượng không tới CSĐT uống đầy đủ liều thuốc.
Bỏ trị: là khi đối tượng không tới CSĐT methadone đầy đủ mỗi ngày.
Trong trường hợp đối tượng bỏ uống từ 1 ngày tới 30 ngày ngày sẽ có cách
xử lý liều cho từng trường hợp cụ thể. Nếu đối tượng không uống thuốc >30
ngày được coi là rời khỏi chương trình điều trị, phải làm thủ tục mới nếu
muốn quay lại điều trị.

1.1.2. Giới thiệu về chương trình điều trị methadone
Lệ thuộc CDTP là một vấn đề nghiêm trọng trên tồn thế giới. Vào
năm 2010 đã có khoảng 15,9 triệu người, tương đương với 0,4% dân số thế
giới, với độ tuổi từ 15 trở lên đang nghiện các CDTP [18]. Điều trị thay thế
nghiện các CDTP bằng thuốc methadone đã được triển khai trên quy mô rộng
lớn trên 70 quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan,
Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông… điều trị cho khoảng 580.000 đối tượng
tại khu vực Châu Âu và hơn 200.000 đối tượng tại khu vực Châu Á. Tại
những nước đã triển khai, chương trình đã góp phần đáng kể giúp giảm tội
phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm NCMT và từ nhóm NCMT ra cộng
đồng [4]. Ở khu vực khu vực Châu Á, một số nước đã bắt đầu điều trị bằng
methadone từ rất sớm Hồng Kơng (1972), Thái Lan (1979), chương trình hầu
như được phổ biến hơn từ những năm 2000 (Singapore), Indonexia (2003),
Malaysia (2005), Đài Loan (2006), Campuchia (2010)... [18].


7

Hình 1.2. Độ bao phủ điều trị methadone trên thế giới [33]
Ở Việt Nam, từ trước năm 2008 sử dụng mơ hình cai nghiện tập trung
mà ở đó người NCMT được cách ly và cắt cơn đơn thuần trong trại cai nghiện
Nhưng mơ hình này có tỷ lệ tái nghiện cao trên 90% do bản chất nghiên là
một bệnh lý mãn tính [22]. Hình thức cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hiệu
quả nhưng chưa có cơ chế đầu tư phù hợp nên khó nhân rộng [7].
Theo Quy định số 3509/QĐ-BYT, quản lý điều trị thay thế các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc
phiện bao gồm các hoạt động sau [59]:
- Lập kế hoạch chung cho chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng
Methadone cho người nghiện các CDTP
- Tổ chức thực hiện hoạt động điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone,

và duy trì hoạt động theo quy trình lặp lại hằng ngày
(1): Tiếp nhận đối tượng, kiểm tra thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân của
đối tượng [59].
(2): Cấp thuốc theo đơn thuốc được ghi trong Sổ khám bệnh của đối tượng.
Trước khi cấp thuốc, cần tư vấn cho đối tượng khám, xét nghiệm, đánh giá
tình trạng sức khỏe, đánh giá tuân thủ điều trị của đối tượng. Trường hợp


8

khơng có dấu hiệu bất thường, đối tượng tn thủ điều trị tốt, cấp thuốc uống
hàng ngày theo đơn. Ghi rõ tên thuốc, số lượng thuốc đã cấp và hướng dẫn sử
dụng thuốc vào Sổ khám bệnh của đối tượng. Trường hợp có dấu hiệu bất
thường thì xử trí trong phạm vi chuyên môn. Nếu vượt quá khả năng chuyên
môn thì chuyển tuyến theo quy định [59].
(3): Nhắc lịch đối tượng đến khám lại định kỳ tại CSĐT theo lịch hẹn trên Sổ
khám bệnh và Giấy chuyển tuyến [59].
Mơ hình điều trị sử dụng methadone đã được bắt đầu tiến hành từ năm
2008 tại Hải Phòng và TPHCM. Chương trình thí điểm thể hiện hiệu quả đáng
kể về kiểm sốt nghiện, và sau đó được nhân rộng ở nhiều địa bàn trong nước
[13]. Trong những năm qua, chương trình có nhiều mở rộng và phát triển từ 6
CSĐT với 1.735 đối tượng đến hơn 52 nghìn đối tượng được điều trị tại 294
CSĐT từ năm 2009 đến năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2017, chương
trình tiếp tục mở rộng cấp phát thuốc tại 23 tỉnh với 216 điểm, cấp phát thuốc
cho 22% tổng số đối tượng đang điều trị methadone, các tỉnh miền núi Điện
Biên, Lai Châu, Sơn La, có đến 40-50% đối tượng uống thuốc methadone tại
xã. So với cuối năm 2016, số đối tượng điều trị methadone tăng thêm là 1.288
đối tượng, số CSĐT tăng thêm 9 và số cơ sở cấp phát thuốc tăng thêm 35
điểm [9].
Chi phí dành cho chương trình khám sức khỏe và điều trị methadone

được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, tùy theo từng trường hợp cụ thể
theo Thông tư số 73/2017/TT-BTC. Bảo đảm tồn bộ chi phí khám chữa bệnh
và điều trị methadone theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định và giá dịch vụ khám bệnh, chứa bệnh, giá dịch vụ điều trị do các cơ quan
thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, cơ sở điều trị
nghiện cửa nhà nước cho các đối tượng nghiện CDTP tự nghiện tham gia điều
trị trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc: trại giam, tạm giam,… Hỗ trợ tối thiểu
95% chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện cho các đối tượng nghiện các


9

CDTP tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
methadone tại CSĐT [58].
1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone
1.2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone trên thế giới
TTĐT methadone là yếu tố quyết định đảm bảo đạt được các mục tiêu
của chương trình, thực tế cho thấy khi đối tượng không TTĐT, không đến
uống thuốc theo quy định thì nguy cơ tất yếu là tái sử dụng các CDTP, tiếp
tục tham gia các hoạt động phạm pháp. Các nghiên cứu cho thấy có sự khác
nhau về tình trạng tuân thủ điều trị methadone giữa các quốc gia và các khu
vực trên thế giới. Tỉ lệ tuân thủ điều trị tại Mỹ 83,0% [44], tỷ lệ này ở các
nước Châu Âu thấp hơn, nghiên cứu tại Anh cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị là
58% [34]. Nghiên cứu của Roux (2014) tại Pháp cho thấy sau 12 tháng điều
trị, tỉ lệ tuân thủ của đối tượng là 35,2% trong khi đó tỉ lệ khơng tn thủ và
rất không tuân thủ là 55,9% và 9% tương ứng [49].
Tại Châu Á, các nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ đối tượng
tuân thủ điều trị kém từ 36,3% đến 88,2% [50], [57]. Theo Gu (2012) nghiên
cứu tại Quảng Châu, Trung Quốc, tỉ lệ bỏ điều trị là 51,3% và có 62% đối
tượng là tuân thủ điều trị kém trong vòng 6 tháng điều trị [32]. Nghiên cứu

của Ramli năm 2012 tại Malaysia theo dõi trong vòng 2 năm (2007-2009) cho
thấy có 31,0% đối tượng bỏ điều trị [45]. Nghiên cứu 7181 đối tượng ngoại
trú nhận MMT ở Thượng Hải. Cho thấy tỷ lệ duy trì điều trị ổn định ở mức
khá tốt trên 80% kể từ năm 2010 [37]. Tỷ lệ duy trì điều trị ở Thượng Hải cao
hơn nhiều khi so sánh với một nghiên cứu khác tại Tây An (Trung Quốc),
trong số 10.398 đối tượng, 52,2% đã từ bỏ MMT, chỉ 11,8% thường xuyên
đến phòng khám methadone hàng ngày (> 90% ngày sử dụng methadone)
trong suốt thời gian điều trị [57].
Một nghiên cứu sự tiến triển tuân thủ methadone và các yếu tố ảnh
hưởng trước và trong điều trị trên 145 đối tượng đã được chọn để nghiên cứu
tuân thủ methadone lúc 3, 6 và 12 tháng (M3, M6 và M12) sử dụng bảng câu


10

hỏi đa chiều sử dụng câu hỏi về sự hiện diện của đối tượng tại TTYT, uống
thuốc và sử dụng ma tuý và biến số 3 "tuân thủ"/"không tuân thủ"/"không
tuân thủ cao". Kết quả đến M12, 35,2% số người tham gia vẫn tuân thủ,
55,9% và 9% không tuân thủ và không tuân thủ cao [49].
1.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị methadone ở Việt Nam
Tại Việt Nam theo kết quả các nghiên cứu, tỷ lệ TTĐT có nhiều sự
khác biệt. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu 965 đối tượng trong thời gian 24
tháng tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy một số kết quả sau 2
năm điều trị tại 2 địa điểm điều trị thử nghiệm ở Việt Nam: Tỷ lệ duy trì và
TTĐT trong suốt 2 năm triển khai nghiên cứu là 82,3%. Sau 2 năm theo dõi
có 171 đối tượng (17,7%) đã dừng và ra khỏi chương trình điều trị, tỷ suất ra
khỏi chương trình dao động trong khoảng từ 7 đến 10,8 trường hợp trên 1000
đối tượng-tháng [13].
Một nghiên cứu khác cũng tại Hải Phòng năm 2016 cho thấy kết quả
cho thấy kết quả tuân thủ thấp hơn khi có tới 55,2% đối tượng không TTĐT

[19]. Tại Cần Thơ sau 4 năm điều trị, tỷ lệ bỏ điều trị tích lũy là 44,0% (từ
2010 đến 2014) [42]. Nghiên cứu của FHI (2014) cho thấy tỷ lệ duy trì và
TTĐT trong suốt 2 năm triển khai nghiên cứu là 82,3% [13].
Nghiên cứu hồi cứu qua sổ theo dõi điều trị toàn bộ 2.638 đối tượng
đăng ký tại 6 cơ sở MMT tỉnh Thái Nguyên từ 30/9/2011 đến 31/8/2015. Kết
quả cho thấy tỉ lệ bỏ điều trị liên tục 30 ngày là 18,2% và có sự khác biệt giữa
các cơ sở MMT (cao nhất là 40,7% ở Đồng Hỷ và thấp nhất là 8,5% tại Túc
Duyên) [12]. Một nghiên cứu khác của Phạm Minh Khuê (2017) tại Hải
Phòng cho thấy trong 1055 đối tượng tham gia điều trị, có 10,5% đối tượng
bỏ điều trị và 3,0% bỏ liều trên 5 ngày liên tiếp trong năm đầu tiên điều trị.
Trong số 944 đối tượng điều trị ở năm thứ hai, tỉ lệ bỏ điều trị và bỏ liều trên
5 ngày liên tiếp lần lượt là 13,1% và 3,4%. Sang năm thứ ba có 819 đối tượng
được theo dõi, có 14,0% là bỏ điều trị và 8,3% bỏ liều trên 5 ngày liên tiếp.
Tổng số bỏ điều trị lũy tích trong 3 năm là 33,2% [43].


11

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2017) [40] cho thấy 9,1% đối
tượng có bỏ liều điều trị MMT trong 4 ngày qua; 4,6% đối tượng quên đến
uống thuốc trong tuần qua và 37,3% đối tượng báo cáo không đến CSĐT
trong vòng 3 tháng qua. Tỉ lệ tuân thủ tuyệt đối (khi không bỏ liều trong cả 3
mốc 4 ngày qua, 1 tuần qua và trong 3 tháng qua) là 34,4%; nhóm còn lại là
chưa tuân thủ chiếm 65,6% [40].
Nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ ra khỏi chương trình là
12,1% với các lý do bị bắt (44,0%), tử vong (16,4%) và chuyển đi cơ sở khác
(11,0%). Tỉ lệ quay lại điều trị sau một thời gian bỏ điều trị hoặc ra khỏi
chương trình là 8,9%, riêng trong những đối tượng bỏ điều trị là 13,3%; riêng
trong nhóm đối tượng ra khỏi chương trình là 2,2% [12].
1.3. Tuân thủ điều trị methadone và đánh giá việc tuân thủ điều trị

Điều trị methadone là một hình thức điều trị cần thời gian dài, thường
là suốt đời, giống như đối với một bệnh mạn tính. Việc khơng tn thủ điều trị
dẫn tới việc nồng độ methadone trong huyết tương không được duy trì, tác
dụng dung nạp chéo vs heroin giảm, làm giảm tác dụng của quá trình điều trị
tới các vấn đề về giảm sự hưng phấn của heroin dẫn tới xuất hiện các hội
chứng cai, dấu hiệu them heroin trở lại, khả năng tái nghiện cao. Chính vì
vậy, đối tượng phải uống thuốc methadone hàng ngày dưới sự giám sát của
cán bộ y tế để đảm bảo hiệu quả điều trị và an tồn. Tuy nhiên, việc kiểm sốt
và phân tích những yếu tố dẫn đến đối tượng thỉnh thoảng có một đợt dùng lại
heroin (hoặc các chất ma túy khác) hoặc không tuân thủ các nguyên tắc điều
trị hoặc bỏ điều trị là hết sức cần thiết. Tuy nhiên hiện nay chưa có tiêu chuẩn
chung để xác định hành vi TTĐT methadone. Việc đánh giá tình trạng TTĐT
methadone tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, chương trình điều trị methadone
tại từng quốc gia và đặc điểm điều trị của đối tượng.
Bỏ trị được tính khi đối tượng tới CSĐT uống methadone đảy đủ hàng
ngày. Nghiên cứu của Lê Thị Hường (2016) cho biết việc sử dụng chất gây
nghiện trong 3 tháng trở lại thời điểm nghiên cứu có liên quan tới việc tuân


12

thủ điều trị, đối tượng không sử dụng chất gây nghiện thì thực hành tuân thủ
điều trị tốt hơn những người có sử dụng chất gây nghiện, liều điều trị cũng có
liên quan tới tình trạng tn thủ, đối tượng có liều điều trị > 60mg thì thực
hành tn thủ điều trị tốt hơn những đối tượng có liều ≤ 60mg [16], đối với
trường hợp có liều điều trị cao có thể được chia uống làm 2 lần trong ngày.
Nguyễn Thị Thắm (2016) đã tiến hành nghiên cứu bệnh trứng nhằm xác định
tỷ lệ bỏ trị và các yếu tố liên quan tới việc vấn đề bỏ trị lại xác định theo việc
bỏ uống methadone trên 5 ngày được coi là bỏ trị, bỏ uống quá một tháng coi
là rời chương trình. Trong nghiên cứu này, chúng tơi xét trong hai trường

hợp: (1) bỏ 1 liều thuốc. Đối tượng chỉ bỏ 1 liều thuốc trong quá trình điều trị
và (2) bỏ ≥2 liều: là khi đối tượng không tới cơ sở điều trị uống thuốc từ 2
liều trở lên làm cơ sở mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng tham
gia nghiên cứu.
Nghiên cứu của FHI năm 2014 về “Đánh giá hiệu quả chương trình thí
điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại thành phố Hồ
Chí Minh và Hải Phòng” đã đưa ra khái niệm tuân thủ điều trị như sau: tuân
thủ điều trị methadone được xác định là: “tốt” (good) nếu đối tượng không bỏ
bất cứ một ngày điều trị nào trong khoảng thời gian nghiên cứu, “trung bình”
(moderate) nếu đối tượng bỏ liều từ 1-4 ngày, và “tuân thủ kém” (poor) nếu
đối tượng bỏ liều 5 ngày liên tục hoặc nhiều hơn [13].
Nghiên cứu của Raffa năm 2007 tại Mỹ, xác định tình trạng tuân thủ
methadone dựa trên đánh giá tỉ lệ số ngày tham gia điều trị methadone [44].
Nghiên cứu của Roux (2014), đánh giá tình trạng tuân thủ methadone bằng sử
dụng bộ câu hỏi đa chiều và đánh giá 3 mức độ (tuân thủ, không tuân thủ, rất
không tuân thủ) [49].
Nghiên cứu của Zhou (2017) về tình trạng tuân thủ điều trị tại Trung
Quốc, đánh giá tình trạng tuân thủ methadone qua hai tiêu chí (i) xếp loại BN
(bỏ điều trị hay còn duy trì) và (ii) phần trăm số ngày điều trị methadone


13

>90%; 50%-90% và <50% tương ứng với 3 mức độ tốt, trung bình và kém
[57].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hường tại Phú Thọ định nghĩa không
tuân thủ điều trị methadone khi: (i) Bỏ bất kể liều điều trị nào trong suốt liệu
trình điều trị và/hoặc (ii) Bị phát hiện sử dụng ma túy trong giai đoạn điều trị
duy trì liều (bằng XN nước tiểu) [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Long
(2017) tại Tun Quang đánh giá tình trạng tn thủ điều trị methadone qua 3

câu hỏi: (i) Số ngày bỏ liều trong 4 ngày qua; (ii) Có bỏ liều trong tuần qua
hay khơng; (3) Có bỏ liều trong 3 tháng qua. Đối tượng sẽ được xếp vào tình
trạng tuân thủ khi trả lời không với cả 3 câu hỏi trên [40]
Trong hướng dẫn “Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone” được ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày
30/8/2010 của Bộ Y tế [7] có đưa ra TTĐT là người bệng phải uống thuốc
methadone hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ Y tế để đảm bảo điều trị
hiệu quả và an toàn. Tài liệu tập huấn hướng dẫn cho tư vấn viên điều trị
methadone đã đưa ra khái niệm TTĐT với các hoạt động rộng hơn, bao gồm
cả việc tuân thủ các quy định về chuyên môn khác: TTĐT là việc hàng ngày
đến phòng khám và điều trị methadone để được uống thuốc đúng liều, đúng
giờ mỗi ngày trong suốt quá trình điều trị bằng methadone. Đến đúng lịch hẹn
để bác sĩ khác tư vấn, xét nghiệm và một số lịch hẹn khác [5]. Dựa vào những
nguyên tắc điều trị và hướng dẫn điều trị methadone kèm theo Quyết định số
3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ Y tế [7] đối tượng được coi là tuân thủ
điều trị methadone khi không bỏ thuốc ngày nào trong 01 tháng qua. Cách
đánh giá dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế có ưu điểm là định nghĩa TTĐT
đơn giản, dễ đánh giá, không cần phải hồi cứu hoặc theo dõi liên tục trong
thời gian dài. Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng có nhược điểm có khả năng
sai số khi đối tượng cố tình trả lời khơng đúng thực tế, và cần phải có đối
chiếu với thơng tin bệnh án để giảm thiểu sai sót.


14

1.4. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị methadone
Qua tổng hợp các tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trước đây, một
số yếu tố có mối liên quan với tuân thủ điều trị methadone bao gồm
1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân
Đặc điểm nhân khẩu

Tuổi: Yếu tố tuổi của đối tượng nghiên cứu là một trong những yếu tố
ảnh hưởng tới việc tuân thủ của đối tượng đã được chứng minh qua rất nhiều
nghiên cứu. Nghiên cứu của Rhoades tại Mỹ (1999) và nghiên cứu của Jiang
(2014) [36, 47] cho thấy những người trẻ ra khỏi chương trình sớm hơn
những người già. Nghiên cứu của Jinma (2013) cũng chỉ ra những người trẻ
có tỉ lệ bỏ điều trị cao hơn (<30 tuổi với >=50 tuổi ; HR = 1,41 ; 95% CI:
1,16–1,71) [46]. Nghiên cứu của Zang (2015) cho thấy khi tuổi tăng lên 10
năm thì tình trạng bỏ điều trị sẽ tăng lên 20,6% có ý nghĩa thống kê [56].
Nghiên cứu của Shen (2016) tại Vân Nam, Trung Quốc cho thấy người trẻ có
liên quan đến tình trạng tuân thủ điều trị kém (OR=1,04; 95%CI=1,01-1,05)
[50]. Nghiên cứu tại Vân Nam năm 2016 cũng cho thấy tuổi trẻ cũng là một
yếu tố dự báo đáng kể về tuân thủ kém (OR 1,04; OR 95%, 1,01-1,05; giá trị
p <0,01) [50].
Giới tính: Nghiên cứu của Li Li (2012) cho thấy trong số những đối
tượng có cả gia đình và bạn bè nghiện chất thì tỉ lệ sử dụng heroin ở nữ
(71,4%) cao hơn nam (50,0%). Còn trong số những đối tượng khơng có cả gia
đình và bạn bè nghiện chất thì tỉ lệ sử dụng heroin ở nam (34,8%) cao hơn nữ
(20,8% [39].
Tình trạng hơn nhân: Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê (2017) tại
Hải Phòng cho thấy đối tượng có tình trạng hơn nhân là độc thân, ly dị và góa
có nguy cơ khơng tn thủ điều trị (bỏ liều <5 ngày) chỉ bằng 0,67 lần
(95%CI=0,24-1,86) so với đối tượng có tình trạng kết hơn; đối tượng có con
có nguy cơ khơng tn thủ điều trị gấp 2,84 lần (95%CI=0,88-9,14) [43].


15

Trình độ học vấn: Nghiên cứu của Jinma (2013) cho thấy người có
trình độ học vấn thấp hơn có tỉ lệ bỏ điều trị cao hơn (HR = 1,48 ; 95% CI:
1,17–1,87) [46]. Theo Zang (2015) cũng cho thấy trình độ giáo dục từ tiểu

học trở xuống có nguy cơ bỏ điều trị gấp 1,21 lần (HR: 1,21 ; 1,05–1,40) [56].
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2017) tại Tuyên Quang cho thấy trình
độ học vấn THPT trở xuống có nguy cơ bỏ liều trong 4 ngày qua cao gấp 3,81
lần (95%CI=1,04-13,94) so với trên THPT [40].
Nghề nghiệp: Các nghiên cứu tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy những
người có cơng việc và cơng việc ổn định thường có kế hoạch điều trị và thành
cơng trong duy trì điều trị hơn những người thất nghiệp hoặc có cơng việc
khơng ổn định, phải xa nhà [28], [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long
(2017) tại Tun Quang cho thấy đối tượng có cơng việc thì nguy cơ bỏ liều
chỉ bằng 0,28 lần (95%CI=0,08-0,97) đối tượng thất nghiệp [40].
Thu nhập: Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hường tại Phú Thọ cho thấy
đối tượng có thu nhập dưới 3 triệu đồng một tháng có khả năng không tuân
thủ gấp 1,5 lần (95%CI=1,01-2,4) so với đối tượng thu nhập từ 3 triệu trở lên
[21]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2017) tại Tuyên Quang cho thấy
đối tượng có thu nhập thấp có nguy cơ bỏ liều trong 4 ngày cao gấp 5,56 lần
(95%CI=1,09-28,35) so với đối tượng thu nhập trung bình và cao. Và khả
năng tuân thủ điều trị chỉ bằng 0,33 lần (95%CI=0,13-0,88) so với nhóm thu
nhập cao [40].
Chỗ ở: Nghiên cứu năm 2014 tại Pháp cho thấy những đối tượng
khơng có chỗ ở ổn định là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ bỏ điều
trị sau 12 tháng [49].
Hành vi
Thâm niên sử dụng ma tuý: Một số nghiên cứu tại Trung Quốc cho
thấy những đối tượng sử dụng CDTP sớm hơn, thường xuyên hơn và thời
gian sử dụng CDTP trước khi điều trị nhiều hơn thì có nguy cơ bỏ điều trị cao
hơn [36], [51].


16


Hành vi sử dụng ma tuý trong quá trình điều trị: Nghiên cứu của
Rafa (2007) cho thấy những đối tượng chỉ sử dụng Amphetamin hoặc chỉ sử
dụng benzodiazepins hoặc liều methdone cao thì có tỉ lệ tn thủ điều trị cao
hơn nhưng sử dụng heroin lại làm tăng nguy cơ không tuân thủ điều trị [44].
Nghiên cứu của Mahmood (2015) cho thấy các đối tượng sử dụng cùng lúc
nhiều các CDTP khác ngồi heroin thì có khả năng duy trì trong chương trình
cao hơn so với các BN khơng sử dụng [41]. Nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế
năm 2017 cho thấy sử dụng CDTP trong 3 tháng qua với OR=10,03, 95%CI
(5,4 – 18,5) có nguy cơ bỏ TTĐT cao hơn [17]. Nghiên cứu của Phạm Minh
Khuê (2017) tại Hải Phòng cho thấy đối tượng có sử dụng heroin trong 1
tháng qua có nguy cơ khơng tn thủ điều trị gấp 12,4 lần (95%CI=4,1936,75) so với nhóm khơng sử dụng heroin [43].
Hành vi sử dụng bia, rượu; thuốc lá: Nghiên cứu của Xin Li (2013)
cho tỉ lệ bỏ điều trị thấp hơn ở đối tượng thích sử dụng rượu hơn các CDTP
khác (OR=0,72; 95%CI 0,53-0,99) [64]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long
(2017) tại Tuyên Quang cho thấy đối tượng có hút thuốc thì nguy cơ bỏ liều
điều trị trong 1 tuần chỉ bằng 0,16 lần (95%CI=0,03-0,79) [40].
Bị bắt vào tù: Nghiên cứu tại Trento, Italia năm 2012 cũng cho thấy
những người chưa có tiền sử bị bắt đi tù thì dễ đạt được thành cơng trong việc
duy trì điều trị hơn những người có tiền sử đi tù [48].
Q trình điều trị
Thời gian điều trị methadone: Nghiên cứu của Li Li (2012) cho thấy
đối tượng dưới 2 năm điều trị MMT có nguy cơ cao sử dụng heroin thêm
trong q trình điều trị methadone hơn người có thời gian điều trị trên 2 năm
[39].
Liều điều trị methadone: Liều điều trị methadone là một trong những
yếu tố quyết định đến việc duy trì đối tượng trong chương trình. Phân tích liều
điều trị liên quan đến duy trì đối tượng trong điều trị MMT, trên thế giới
khuyến cáo rằng liều điều trị tối đa cho phép là từ 60-100mg/ngày [55], [30].



17

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị methadone ở liều từ 60 đến
100mg/ngày mang tính hiệu quả cao hơn trong duy trì đối tượng trong chương
trình so với việc áp dụng methadone liều thấp khoảng 40mg/ngày [60], [30],
[26]. Nghiên cứu của Shen (2016) tại Vân Nam, Trung Quốc cho thấy liều
methadone hàng ngày thấp (<60mg) có liên quan đến tình trạng tuân thủ điều
trị kém (OR=4,07; 95%CI=2,88-5,74) [50]. Nghiên cứu tại Trung Quốc
(2014) [36], Malaysia (2012) [45] và Pháp (2014) [49] đều chỉ ra rằng liều
điều trị methadone thấp làm đối tượng vẫn tiếp tục sử dụng CDTP và đây là
yếu tố ảnh hưởng tới bỏ điều trị của đối tượng. Nghiên cứu tại Hải Phòng năm
2016 cho thấy yếu tố liên quan đến bỏ trị là liều methadone < 120 mg (OR =
3,12, CI = 1,19 – 8,22) [20]. Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê (2017) tại Hải
Phòng cho thấy đối tượng có liều methadone hàng ngày là 60-119 mg bằng
0,4 lần (95%CI=0,17-0,94) và liều 120-380 mg bằng 0,28 lần (95%CI=0,090,86) so với liều <60 mg [43].
Tác dụng phụ của điều trị methadone: Khi điều trị methadone, các tác
dụng phụ phổ biến của methadone bao gồm táo bón, khơ miệng và tăng tiết
mồ hơi.Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây
ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ơng, rối loạn chức
năng tình dục, giữ nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể khơng liên quan đến
methadone. Hầu hết những người nghiện CDTP có ít tác dụng khơng mong
muốn, tuy nhiên triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ
hơi, có thể vẫn tồn tại trong quá trình điều trị. Nghiên cứu của Nguyễn Thu
Hường tại Phú Thọ cho thấy nguy cơ bỏ TTĐT methadone cao hơn ở các đối
tượng có gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị OR=5,8 [21].
Sức khoẻ của bản thân
Nghiên cứu của Yin W cho thấy sự gián đoạn trong điều trị MMT của
đối tượng thường do có vấn đề sức khỏe như nhiễm HIV, viêm gan C và các
nhiễm trùng khác [60]. Nghiên cứu của Xin Li (2013) tại Australia cho thấy tỉ
lệ bỏ điều trị cao hơn ở nhóm có HCV (OR=4,91; 95%CI: 2,43-9,94) [54].



×