Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI NGỌC HẠNH

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60.72.03.01

Hà Nội-2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI NGỌC HẠNH

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60.72.03.01

TS. Nguyễn Hùng Vĩ

ThS. Đỗ Thị Hạnh Trang


Hà Nội-2016


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng thành kính, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại
học Y tế công cộng Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy, cô của
Trƣờng, đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận
văn. Trong quá trình học tập, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và nhiều cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả tập thể
và cá nhân đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hùng Vĩ và ThS. Đỗ Thị
Hạnh Trang, cám ơn Thầy, Cô đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Y tế
dự phòng Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, Phòng Giáo dục và Đào
tạo thành phố Mỹ Tho, Ban Giám hiệu, giáo viên và cán bộ y tế 10 trƣờng tiểu học
thực hiện nghiên cứu, tập thể cán bộ viên chức khoa Kiểm soát bệnh không lây
nhiễm và Dinh dƣỡng-Trung tâm Y tế dự phòng Tiền Giang và các bạn cùng lớp đã
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ việc thu thập số liệu, điều tra thực
hiện đề tài, hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trnhf học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi đến tất cả mọi ngƣời lòng biết ơn sâu sắc.
Học viên Thái Ngọc Hạnh


i

MỤC LỤC
Trang

Mục lục ......................................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii
Danh mục các hình ảnh, biểu đồ ................................................................................ iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. THỪA CÂN, BÉO PHÌ: ..................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa: ............................................................................ 4
1.1.2. Đánh giá thừa cân, béo phì: ................................................................................ 4
1.2. THỰC TRẠNG TCBP Ở TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. ...6
1.2.1. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới ......................................................... 6
1.2.2. Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam ....................................................... 7
1.3. HẬU QUẢ CỦA THỪA CÂN, BÉO PHÌ: .....................................................8
1.3.1. Ảnh hƣởng tới sức khoẻ:...................................................................................... 8
1.3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong: ................................................................. 9
1.3.3. Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch: ............................................ 9
1.3.4. Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đƣờng: ............................... 10
1.3.5. Liên quan thừa cân, béo phì và tăng huyết áp: ............................................ 10
1.3.6. Liên quan thừa cân, béo phì và rối loạn lipid máu: .................................... 10
1.3.7. Liên quan thừa cân, béo phì và hội chứng chuyển hoá: ............................. 11
1.3.8. Liên quan thừa cân, béo phì và đột quỵ: ....................................................... 11
1.3.9. Liên quan thừa cân, béo phì và rối loạn các hormon nội tiết ảnh hƣởng
tới chức năng sinh sản:................................................................................................... 11
1.3.10. Liên quan thừa cân, béo phì và viêm xƣơng khớp mạn tính và gout:.... 12
1.3.11. Liên quan thừa cân, béo phì và ung thƣ: ...................................................... 12
1.3.12. Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh đƣờng tiêu hoá: .............................. 12
1.3.13. Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì: ......................................................... 12



ii

1.3.14. Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: ......................................... 13
1.4. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TC, BP Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƢỜNG .14
1.4.1. Khẩu phần và thói quen ăn uống: ................................................................... 14
1.4.2. Hoạt động thể lực: ............................................................................................... 14
1.4.3. Yếu tố gia đình: .................................................................................................... 15
1.4.4. Những yếu tố nguy cơ khác gây thừa cân, béo phì: ..................................... 15
1.5. THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................16
1.5.1. Thông tin chung: ................................................................................................. 16
1.5.2. Nguồn lực y tế tại thành phố M Tho ............................................................. 17
1.5.3. Số trƣờng và số trẻ đƣợc quản lý ở thành phố M Tho ............................. 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................19
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................ 19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: .......................................................................................... 19
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................................19
2.4. CỠ MẪU...........................................................................................................19
2.5. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU: ......................................................................20
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU: ........................................................22
2.7. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................................23
2.8. CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ BIẾN SỐ .................................23
2.9. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................25
2.10. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .............................................................25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................26
3.1.

THÔNG TIN CHUNG: ..................................................................................26


3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học: ...............................................................................26
3.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình: ........................................................................28
3.2.

ĐẶC ĐIỂM TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ ...................................28

3.3.

THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN: ..........................30

3.3.1. Mối liên quan giữa TCBP của trẻ với các yếu tố liên quan đến trẻ: ..............30
3.3.2. Mối liên quan giữa TCBP ở trẻ với các yếu tố liên quan đến gia đình trẻ: ...35


iii

3.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với TCBP của cha và mẹ: ...........37
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................38
4.1.

TỈ LỆ TCBP Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO ........38

4.2.

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG TCBP Ở TRẺ .........39

4.2.1. Mối liên quan giữa giới tính và thừa cân, béo phì .........................................39
4.2.2. Mối liên quan giữa nơi cƣ trú và thừa cân, béo phì .......................................39
4.2.3. Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và thừa cân, béo phì ............................40

4.2.4. Mối liên quan giữa thứ tự con và thừa cân, béo phì ......................................40
4.2.5. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc và TCBP .............40
4.2.6. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của ngƣời chăm sóc và TCBP....................41
4.2.7. Mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và TCBP ..........................................41
4.2.8. Mối liên quan giữa TCBP của cha, mẹ và TCBP của trẻ ..............................41
4.2.9. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ và TCBP ................................42
4.2.10. Mối liên quan giữa chế độ vận động của trẻ và TCBP ...............................44
4.3.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................45

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................46
5.1.

TỈ LỆ THỪA CÂN, BÉO PHÌ: ......................................................................46

5.2.

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG TCBP ......................46

KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................54
PHỤ LỤC 2: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ......................................................61


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI


Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BP

Béo phì

CC

Chiều cao



Cao đẳng

CN

Cân nặng

CNSS

Cân nặng sơ sinh

CHCB

Chuyển hóa cơ bản

ĐH

Đại học


ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

HĐTT

Hoạt động tĩnh tại

SD

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SDD

Suy dinh dƣỡng

TC

Thừa cân

TDTT

Thể dục, thể thao

TP.

thành phố

WHO


World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang

Hình 1.1. Tỉ lệ trẻ em TC, BP ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ (1990 – 2010) ....... 6
Hình 1.2. Số trẻ TC, BP ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ (1990 – 2010) ................ 6
Hình 1.3. Bản đồ thành phố Mỹ Tho ........................................................................ 16
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chọn mẫu ........................................................................................ 21
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ thừa cân và béo phì theo nhóm tuổi ............................................. 29


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thông tin về nhân khẩu học của trẻ .......................................................... 26
Bảng 3.2. Thông tin về nhân khẩu học của ngƣời chăm sóc chính của trẻ ............... 27
Bảng 3.3. Thông tin về kinh tế hộ gia đình ............................................................... 28
Bảng 3.4. Tỉ lệ thừa cân, béo phì chung.................................................................... 28
Bảng 3.5. Tỉ lệ thừa cân, béo phì theo giới ............................................................... 29
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với đặc điểm nhân khẩu học .. 30
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với thứ tự sinh của trẻ............ 31
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với CNSS của trẻ ................... 31
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa TC, BP ở trẻ với thói quen ăn uống của trẻ .............. 32
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa TCBP ở trẻ với chế độ vận động của trẻ ................. 34

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa TCBP ở trẻ với thời gian ngủ trung bình hàng ngày
của trẻ ....................................................................................................................... 35
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với kinh tế hộ gia đình, tuổi,
mối quan hệ với trẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp của ngƣời chăm sóc chính ....... 36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP ở trẻ với TCBP của cha, mẹ......... 37


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây
đe dọa sức khỏe và tuổi thọ con ngƣời. Đặc biệt là đối với trẻ em 6 – 11 tuổi, thừa
cân béo phì ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vì vậy nghiên cứu
“Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho năm
2016” nhằm xây dựng biện pháp can thiệp và phòng ngừa thừa cân, béo phì ở trẻ.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ TCBP và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại
thành phố Mỹ Tho. Phương pháp: Nghiên cứu với thiết kế cắt ngang mô tả và
phân tích đƣợc tiến hành trên 593 học sinh tiểu học cùng ngƣời chăm sóc chính
đang học tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Sử dụng bộ câu
hỏi điều tra, cân đo nhân trắc, sau đó sử dụng phần mềm Epidata 3.1, WHO
AnthroPlus, SPSS 19.0 để nhập và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ TCBP ở học sinh tiểu học là 43,2%, trong đó tỉ lệ thừa cân là 19,1% và tỉ lệ béo
phì là 24,1%. Tỉ lệ TCBP của trẻ nam (50,2%) cao hơn trẻ nữ (36,1%). Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tình trạng TCBP của trẻ với: tình trạng
thừa cân của cha và mẹ v ới O R lần l ƣ ợ t là 1,6; 2, 0; trình độ, nghề nghiệp
ngƣời chăm sóc chính (với p = 0,01 và 0,001); trẻ có gia đình có thu nhập từ trên 5
triệu đồng/tháng (OR = 1,5); trẻ nam (OR = 1,79), trẻ sống ở khu vực thành thị (OR
= 1,78), trẻ ăn 3 bữa và trên 3 bữa chính trong ngày (OR = 2,2 và 3,4), trẻ ăn 3 bữa
và trên 3 bữa ăn phụ, ăn vặt trong ngày (OR = 1,8 và 3,9); trẻ ăn nhanh, ăn bình
thƣờng (OR = 8,6 và 4,6); trẻ thích ăn thức ăn ngọt (OR = 2,4); trẻ thích thức ăn béo

(thích/không thích OR = 2,7; bình thƣờng/không thích OR = 1,9) và thức ăn nhanh
(thích/không thích OR = 4,2; bình thƣờng/không thích OR = 3,7); trẻ ở bán trú (p =
0,002, OR = 1,7); , trẻ đƣợc đƣa đón đến trƣờng (p = 0,002) và trẻ bắt đầu đi ngủ từ
sau 22 giờ (OR = 4,5) có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn. Kết luận: tỉ lệ TCBP
ở học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho rất cao, đây là vấn đề sức khỏe cần quan
tâm, cần có biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dƣỡng hợp lý và chế
độ vận động cho học sinh và phụ huynh nhằm góp phần dự phòng và kiểm soát một
số bệnh không lây nhiễm khi trƣởng thành.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển, chất lƣợng cuộc
sống đƣợc cải thiện, nhu cầu sinh hoạt lẫn mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao
đã và đang dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì trong xã hội ngày càng gia tăng [6].
Thừa cân, béo phì ngày nay không còn là căn bệnh của những nƣớc giàu mà đã trở
thành vấn nạn của toàn cầu.
Với xu hƣớng gia tăng ngày càng nhanh tỉ lệ thừa cân, béo phì sẽ gây ra
nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau về sau, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các
bệnh mạn tính không lây nhƣ tim mạch, tăng lipid máu, đái tháo đƣờng týp 2, ung
thƣ, …đe dọa sức khỏe và tuổi thọ con ngƣời [16],[39].
Sức khỏe của trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của gia đình cũng nhƣ
xã hội, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn 6 – 11 tuổi. Giai đoạn này là lứa tuổi chuyển tiếp
từ trẻ em thành trẻ vị thành niên, trẻ thƣờng có những chuyển biến về mức tăng
trƣởng thể chất cũng nhƣ tinh thần và là tiền đề quan trọng cho giai đoạn phát triển
tiếp theo. Béo phì còn gây ra hệ quả tâm lý cho trẻ[16]. Nếu không có sự quan tâm
đúng mức và kịp thời về tình trạng dinh dƣỡng của trẻ nhất là trẻ bị thừa cân, béo
phì sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho trẻ khi trƣởng thành.
Trong 15 năm gần đây, vấn đề về thừa cân và béo phì ở học sinh tiểu học

mới đƣợc các nhà nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm. Các nghiên cứu ở một số
thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học khá cao và đang
gia tăng nhanh. Tại Hà Nội, năm 2003, tỉ lệ TC, BP ở trẻ em từ 8 – 11 tuổi ở nội
thành TP. Hà Nội là 7,5% [27], năm 2009 đã tăng lên là 12,9% [11] và năm 2013 tỉ
lệ thừa cân, béo phì đã tăng lên 39,3%[10]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ thừa
cân-béo phì ở học sinh từ 9,4% năm 2002 tăng lên 38,5% năm 2013 [8],[9].
Thừa cân và béo phì có thể phòng ngừa đƣợc nhƣng việc điều trị lại rất khó
khăn, tốn kém và hầu nhƣ không có kết quả. Do đó phòng ngừa đƣợc béo phì ở trẻ
em sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ béo phì ở ngƣời lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh
mạn tính không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [16],[39].
Nền kinh tế của thành phố Mỹ Tho ngày càng phát triển làm cho phát sinh
nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng TCBP. Theo đánh giá sơ bộ về tình trạng dinh


2

dƣỡng học sinh tại thành phố Mỹ Tho năm cho thấy tỉ lệ TCBP rất cao [28]. Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ đánh giá tình trạng dinh dƣỡng chung và dừng lại ở một số ít
yếu tố liên quan, chƣa có sự quan tâm đúng mức đối với trẻ thừa cân, béo phì.
Nhằm xây dựng biện pháp can thiệp và phòng ngừa thừa cân, béo phì ở trẻ
kịp thời, tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố
liên quan ở học sinh tiểu học tại thành phố M Tho năm 2016” để có những đề
xuất thích hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em học sinh tiểu học.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho
tỉnh Tiền Giang năm 2016.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh
tiểu học tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2016.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THỪA CÂN, BÉO PHÌ:
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
-

Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vƣợt quá cân nặng "nên có" so

với chiều cao.
-

Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thƣờng một cách

cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ.
-

Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) là một chỉ số đánh giá cân

nặng theo chiều cao, thƣờng đƣợc sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì
ở ngƣời lớn. Nó đƣợc định nghĩa là trọng lƣợng của một ngƣời chia cho bình
phƣơng chiều cao của ngƣời đó (kg/m2) [41].
1.1.2. Đánh giá thừa cân, béo phì:
Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng là một kỹ thuật vô cùng quan trọng của dinh
dƣỡng học. Tình trạng dinh dƣỡng ngƣời có thể đƣợc đánh giá thông qua biểu hiện

lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và số đo nhân trắc. Lƣợng mỡ trong cơ thể sẽ
cho biết chính xác mức độ gầy béo của ngƣời. Ngƣời ta còn dùng nhiều phƣơng
pháp khác để xác định một cách chính xác lƣợng mỡ trong cơ thể nhƣ đo tỉ trọng cơ
thể, đo độ dẫn điện của cơ thể, đo độ khuyếch tán các chất khí tan trong chất béo,
chụp cắt lớp vi tính, cộng hƣởng từ hạt nhân… Tuy nhiên, những phƣơng pháp trên
đều đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp, tốn kém và chỉ sử dụng đƣợc trong phòng thí
nghiệm [18]. Hiện nay, có thể sơ bộ tính tỉ lệ mỡ của cơ thể dựa vào cân nặng, giới,
lớp mỡ dƣới da cơ tam đầu và lớp mỡ dƣới da dƣới xƣơng bả vai [20]. Vì vậy, trong
nghiên cứu cộng đồng ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, bề
dày lớp mỡ dƣới da để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì [15],[20].
Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh [4],[30]:
Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng học sinh thƣờng sử dụng số đo cân nặng và
chiều cao để tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và sau đó xác định tháng tuổi của học
sinh để so với quần thể tham khảo của WHO.


5

Cách tính tuổi: dựa vào ngày cân đo và ngày tháng năm sinh để tính tròn tuổi
và tròn tháng: tuổi của trẻ đƣợc tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi
ngày tháng năm sinh của trẻ.
Tháng tuổi = (năm điều tra - năm sinh) x 12 + (tháng điều tra - tháng sinh)
Nhóm 6 tuổi: từ 72 tháng đến 83 tháng 29 ngày
Nhóm 7 tuổi: từ 84 tháng ngày đến 95 tháng 29 ngày
Nhóm 8 tuổi: từ 96 tháng đến 107 tháng 29 ngày
Nhóm 9 tuổi: từ 108 tháng đến 119 tháng 29 ngày
Nhóm 10 tuổi: từ 120 tháng đến 131 tháng 29 ngày
Nhóm 11 tuổi: từ 132 tháng đến 143 tháng 29 ngày
Thừa cân, béo phì đƣợc đánh giá dựa vào BMI gồm 3 giá trị: béo phì, thừa
cân, bình thƣờng. BMI đƣợc tính bằng công thức:

Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)2 (m)
Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh 6 -11 tuổi: thông qua
chỉ số Z – SCORE (đơn vị độ lệch chuẩn) về chỉ số khối cơ thể của trẻ. Theo WHO
năm 2007 [4][30], thừa cân béo phì đƣợc đánh giá nhƣ sau:
Chỉ số Z-Score BMI theo tuổi

Đánh giá

- 2SD < Z-Score < +1SD

Trẻ bình thƣờng

+1 SD < Z-Score < + 2SD

Trẻ thừa cân

Z-Score > + 2 SD

Trẻ béo phì

Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của của cha, mẹ [30]:
Bình thƣờng khi BMI của cha, mẹ từ: 18,5-25
Thừa cân khi BMI của cha, mẹ  25
Béo phì khi BMI của cha, mẹ  30


6


1.2. THỰC TRẠNG TCBP Ở TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
1.2.1. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới
Thừa cân, béo phì là một trong các tác nhân hàng đầu gây tử vong có thể
phòng ngừa, với tỉ lệ ngày càng tăng đã và đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Ngƣời ta quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi
thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trƣởng thành.
Điều đáng lo ngại là sự gia tăng TC, BP ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn
cầu với tỉ lệ trung bình hàng năm là 10%. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450
cuộc điều tra cắt ngang về TC, BP của trẻ em ở 144 nƣớc trên thế giới cho thấy có
khoảng 43 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị TC, BP (35 triệu trẻ em từ các nƣớc đang phát
triển, 8 triệu từ các nƣớc đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỉ lệ
TC, BP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vào năm 2010.
Với xu hƣớng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1%, tƣơng đƣơng với khoảng
60 triệu trẻ em bị TC, BP. Tỉ lệ TC, BP của trẻ em Châu Phi là 8,5% năm 2010, ƣớc
tính năm 2020 sẽ là 12,7%. Tỉ lệ béo phì ở các nƣớc phát triển cao gấp 2 lần các
nƣớc đang phát triển [32].
Trong 2 thập kỷ qua, tỉ lệ TC, BP dƣờng nhƣ đã không tăng ở Châu Mỹ (ƣớc
tính khoảng 4 triệu trẻ vào năm 1990, 2000 và 2010). Trong khi đó tỉ lệ này tăng rất
cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên 6,7% năm 2000 và 8,6% năm 2010), số lƣợng
trẻ em bị mắc TC, BP tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻ vào năm 2010. Ở Châu Á, tuy
tỉ lệ TC, BP không cao nhƣ Châu Phi, nhƣng số lƣợng trẻ bị TC, BP thì cao (tăng từ
13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao nhất trong 3 Châu lục [40].


7

Tại các nƣớc phát triển đây thực sự là một vấn đề sức khoẻ trầm trọng. Năm
2008, một cuộc nghiên cứu tại Úc đƣợc tiến hành trên 2685 trẻ từ 4 - 13 tuổi của 23
trƣờng tiểu học tại thành phố Melbourne (Úc) cũng cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì
là 31% [38]. Theo thống kê mới nhất của “Hiệp hội quốc tế nghiên cứu béo phì”

năm 2011 thì Hy Lạp là quốc gia có tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì cao nhất là 37% ở
trẻ gái và 45% ở trẻ trai, Hoa Kỳ đứng thứ 2 với 35,9% trẻ gái, 35% trẻ trai thừa
cân, béo phì, tại một số quốc gia khác nhƣ Mexico, New Zealand, Chile, Anh,
Canada, Hungary tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đều trên 25% [35].
Vấn nạn béo phì không chỉ của riêng các nƣớc phát triển mà đang có xu
hƣớng tăng cao ở cả các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu của Amin và cộng sự tại
một số trƣờng tiểu học ở Al Hassa, Ả Rập cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì của học
sinh là 14,2% [31], còn tại Malaysia tỉ lệ thừa cân, béo phì trong độ tuổi 9 đến 12 là
17,9% ,[36]. Theo kết quả điều tra tại Trung Quốc vào năm 2014 của Xue Y và
cộng sự ở 814 trẻ em ở độ tuổi 7-12 tuổi thì tỉ lệ thừa cân là 22,88% và béo phì là
9,09% [42]. Theo kết quả nghiên cứu của Lozano- Rojas G và các cộng sự về tỉ lệ
TC-BP ở trẻ vị thành niên tại một khu đô thị của Lima-Peru năm 2012, tỉ lệ thừa
cân là 33,7% và tỉ lệ béo phì là 14,4% [34].Con số này cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo
phì tại các nƣớc đang phát triển đang dần áp sát các nƣớc phát triển và sẽ trở thành
vấn nghiêm trọng nếu không đƣợc can thiệp kịp thời.
1.2.2. Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam
Tại Việt Nam, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng
đồng. Tình trạng TC, BP ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố
lớn, khởi đầu là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tại TP. Hà Nội, năm 2003, tỉ lệ TC, BP
ở trẻ em từ 8 – 11 tuổi ở nội thành TP. Hà Nội là 7,5% [27], năm 2009 đã tăng lên
là 12,9% [11] và năm 2013 tỉ lệ thừa cân, béo phì đã tăng lên 39,3% [10]. Tại TP.
Hồ Chí Minh, điều tra ở học sinh tiểu học năm học 2002 – 2003 thấy tỉ lệ TC, BP là
9,4%[8], nhƣng tới năm học 2008 – 2009 thì tỉ lệ này đã lên tới 20,8% và 7,7% ở 2
trƣờng thuộc quận 10 [24] và tăng lên 38,5% năm 2012 [9]. Nghiên cứu cắt ngang
năm 2007 tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ở học sinh từ 9 – 11 tuổi tại 2 quận
nội thành (quận 1 ở TP. Hồ Chí Minh, quận Đống Đa ở TP. Hà Nội) và 2 quận


8


ngoại thành (quận 7 ở TP. Hồ Chí Minh và huyện Đông Anh ở TP. Hà Nội) thấy tỉ
lệ BP tại các trƣờng ở trung tâm thành phố cao hơn các trƣờng ở ngoại thành. Cụ
thể, tỉ lệ BP của trƣờng Kết Đoàn ở quận 1 cao nhất trong 4 trƣờng (41,1%), trƣờng
Đinh Bộ Lĩnh ở quận 7 có tỉ lệ là 10,8%, trƣờng Văn Chƣơng ở quận Đống Đa là
7,1% và trƣờng Kim Chung ở huyện Đông Anh là thấp nhất (1,1%) [5].
Nghiên cứu ở học sinh tiểu học TP. Thái Nguyên năm 2002, tỉ lệ học sinh
thừa cân, béo phì là 7,3% [29] và năm 2012 là 18,1% [22].. Nghiên cứu tại thành
phố Quy Nhơn vào năm 2006, tỉ lệ BP ở học sinh tiểu học là 8,33% [6]. Nghiên cứu
tại TP. Huế năm 2009 ở trẻ từ 6 – 10 tuổi thấy tỉ lệ TC, BP là 7,07% [23]. Kết quả
nghiên cứu năm 2009 tại trƣờng tiểu học Kim Đồng, tỉnh Tây Ninh của tác giả
Vƣơng Thuận An và cộng sự cho thấy tỉ lệ thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [1].
Theo đánh giá sơ bộ của Tạ Văn Trầm và Ngô Trọng Khánh, tỉ lệ thừa cân,
béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho là 42% (22,7% thừa cân và 19,3%
béo phì), một con số đáng báo động. Đây là nghiên cứu đầu tiên của tỉnh về tình
trạng dinh dƣỡng của học sinh tiểu học, đối tƣợng mà các Chƣơng trình chăm sóc
sức khỏe của ngành y tế chƣa có sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ dừng lại ở ở một số ít yếu tố liên quan đến 3 tình trạng dinh dƣỡng là suy dinh
dƣỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi và thừa cân, béo phì [28].
Chiến lƣợc Quốc gia về dinh dƣỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm
2030 khẳng định nhiệm vụ cải thiện dinh dƣỡng là trách nhiệm của các ngành, các
cấp và mọi ngƣời dân. Cần phấn đấu bảo đảm dinh dƣỡng cân đối, hợp lý là yếu tố
quan trọng nhằm hƣớng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của
ngƣời Việt Nam và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Nội dung cụ thể của Chiến lƣợc
bao gồm 6 mục tiêu cụ thể trong đó mục tiêu thứ tƣ là từng bƣớc kiểm soát có hiệu
quả tình trạng thừa cân - béo phì [3].
1.3. HẬU QUẢ CỦA THỪA CÂN, BÉO PHÌ:
1.3.1. Ảnh hƣởng tới sức khoẻ:
Thừa cân và béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con ngƣời.
Trọng lƣợng dƣ thừa ở bất kỳ lứa tuổi nào đều không tốt cho sức khoẻ. Nhiều nghiên
cứu cho thấy có sự tiến triển trực tiếp từ một trẻ béo tới một ngƣời lớn béo. Ngƣời ta



9

nhận thấy 50% phụ nữ trƣởng thành mắc béo phì có béo phì ở tuổi thanh thiếu niên,
30% ngƣời lớn béo đã béo trong suốt thời kỳ trẻ em, 80% thanh thiếu niên sẽ tiếp tục
béo khi trƣởng thành và mức độ béo càng nghiêm trọng ở trẻ thì béo càng dai dẳng
tới tuổi trƣởng thành. Do sự gia tăng các nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội,
ngƣời béo phì trung bình sẽ giảm 6 – 10 năm tuổi thọ [16].
1.3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong:
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính
không lây nhƣ bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xƣơng khớp, sỏi mật, bệnh đái
tháo đƣờng týp 2 không phụ thuộc insulin. Béo phì thƣờng kết hợp với tăng tỉ lệ
bệnh tật và tử vong [16],[39].
Béo phì thời thơ ấu có thể dẫn đến mắc bệnh mạn tính không lây nhƣ rối
loạn dung nạp glucose, kháng insulin, đái tháo đƣờng týp 2, tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hoá, cơn ngừng thở khi ngủ và buồng trứng
đa nang khi trƣởng thành. Đặc biệt, nếu BP lúc còn nhỏ tuổi sẽ có nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đƣờng týp 2, bệnh mạch vành khi lớn lên. Nghiên cứu cho thấy trẻ
mắc BP bắt đầu từ khi bé và kéo dài cho đến tuổi trƣởng thành, sẽ có nguy cơ cao
mắc các rối loạn trong cuộc sống.
Cần quan tâm đến các hậu quả nhiều mặt của BP ở trẻ em. Nguy cơ của béo
phì ở trẻ em là khả năng kéo dài BP đến tuổi trƣởng thành với các hậu quả của nó,
đặc biệt là các bệnh tim mạch và tiểu đƣờng. Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ về
thừa cân ở thanh thiếu niên đã chỉ ra: trẻ có cân nặng/chiều cao cao, hay BMI cao
có nguy cơ gia tăng đối với một số bệnh mạn tính ở ngƣời lớn và nguy cơ tử vong
tăng. Các nghiên cứu theo chiều dọc cũng cho thấy BMI tăng ở thanh thiếu niên sẽ
dự đoán xảy ra sớm những nguy cơ của các bệnh mạn tính, và BP khởi phát sớm có
ảnh hƣởng lớn đến bệnh tim mạch hơn là khởi phát muộn [16].
1.3.3. Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch:

Béo phì có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.
Bệnh tim bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi. Béo phì là
một yếu tố dự đoán nguy cơ của bệnh mạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn
chuyển hoá lipid. Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng. Hơn thế nữa,


10

tử vong do bệnh mạch vành đã tăng lên khi thừa cân, dù chỉ 10% so với trung bình.
Nghiên cứu của Freedman DS cho thấy BP ở trẻ em có liên quan đến yếu tố nguy
cơ bệnh mạch vành ở tuổi ngƣời lớn [16],[19].
1.3.4. Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đƣờng:
Có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và bệnh ĐTĐ không phụ thuộc
Insulin. Nguy cơ ĐTĐ không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và
giảm đi khi cân nặng giảm. Một nghiên cứu cho thấy cứ tăng từ 5 - 8 kg thì nguy cơ
ĐTĐ týp 2 tăng gấp 2 lần ngƣời không tăng cân, còn khi tăng 20 kg thì nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 tăng gấp 4 lần. Các nguy cơ đó tiếp tục tăng lên khi
BP ở thời kỳ trẻ em và thiếu niên, tăng cân liên tục hoặc béo bụng. Khi cân nặng
giảm, khả năng dung nạp glucoza tăng, sự kháng lại insulin giảm[16],[19].
1.3.5. Liên quan thừa cân, béo phì và tăng huyết áp:
Ngƣời béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 2,9 lần so với ngƣời không
béo. Tăng 7,5 mmHg huyết áp tâm trƣơng dẫn tới tăng 29% nguy cơ bệnh mạch
vành và 46% nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu của Dirk De Bacquer cho thấy ngƣời
béo phì có tăng huyết áp thƣờng xuyên hơn ngƣời không béo phì và cholesterol
cũng tăng cao hơn. Nghiên cứu của Stamler (1978) và Dyer và Elmadfa (2001) cho
thấy có mối liên quan mật thiết giữa tình trạng béo phì và huyết áp. Giảm cân sẽ
làm giảm huyết áp. Nghiên cứu trên ngƣời Nhật cũng cho thấy nguy cơ tăng huyết
áp ở nhóm ngƣời có BMI > 25 kg/m2 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với
nhóm ngƣời có BMI là 22 kg/m2. Béo phì ở trẻ em có thể gây tăng huyết áp, tăng
nguy cơ béo phì và tăng huyết áp ở ngƣời trƣởng thành [16],[19].

1.3.6. Liên quan thừa cân, béo phì và rối loạn lipid máu:
Béo phì có liên quan với rối loạn lipid máu bao gồm tăng triglycerid, tăng
cholesterol và LDL. Khi các acid béo không đƣợc sử dụng sẽ tập hợp ở mô mỡ. Tại
các mô mỡ này, các acid béo kết nối tạo thành triglycerid. Khi lƣợng triglycerid quá
nhiều sẽ tràn vào máu gây triglycerid máu cao. Khi tập thể dục, các triglycerid phân
huỷ thành các acid béo vào máu và đi đến cơ để đốt cháy tạo năng lƣợng. Quá trình
đốt cháy này sẽ làm giảm lƣợng triglycerid ở mô mỡ và trong máu. Nhiều nghiên
cứu cho thấy các rối loạn lipid máu cũng có thể trở về bình thƣờng sau khi giảm


11

cân. Nếu giảm 1 kg trọng lƣợng ƣớc tính giảm đƣợc 1% LDL - C. Nếu giảm 10 kg
có thể giảm 10% tổng hàm lƣợng cholesterol, 15% hàm lƣợng LDL, 30%
triglycerid và tăng 8% HDL-C. Nghiên cứu trên ngƣời Nhật cho thấy đối tƣợng có
BMI > 25 kg/m2 có nguy cơ tăng triglycerid, tăng cholesterol và giảm HDL-C hơn
so với đối tƣợng có BMI = 22 kg/m2. Trẻ em béo phì cũng có nguy cơ rối loạn mỡ
máu [16],[19].
1.3.7. Liên quan thừa cân, béo phì và hội chứng chuyển hoá:
Hội chứng chuyển hoá bao gồm ba hay nhiều hơn các dấu hiệu sau:
+ Dung nạp glucose kém
+ Tăng huyết áp
+ Tăng triglycerid máu và giảm HDL - C
+ Kháng insulin
+ Béo trung tâm
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá nhƣ tăng nguy cơ tăng
huyết áp, tăng triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp
glucose. Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc bệnh BP và các bệnh mạn tính
không lây dẫn đến hội chứng chuyển hoá ở ngƣời trƣởng thành [16].
1.3.8. Liên quan thừa cân, béo phì và đột quỵ:

Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ chết do đột quỵ ở ngƣời Nhật có
BMI ≥ 30 kg/m2. Nguy cơ gia tăng đột quỵ có khả năng xảy ra ở ngƣời có BMI từ
25 – 29,9 kg/m2 khi có sự hiện diện của các bệnh khác nhƣ đái tháo đƣờng týp 2,
cao huyết áp và rối loạn lipid máu. Ngƣời bị béo phì mắc hội chứng chuyển hoá có
nguy cơ bị đột quỵ so thiếu máu não cục bộ cấp là 36,2%, cao hơn rất nhiều so với
ngƣời không mắc hội chứng chuyển hoá (2,4%) [16].
1.3.9. Liên quan thừa cân, béo phì và rối loạn các hormon nội tiết ảnh hƣởng
tới chức năng sinh sản:
Nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi hormon của ngƣời béo phì, đặc biệt với
những ngƣời tích lũy mỡ trong ổ bụng nhƣ là giảm nồng độ progesterol ở phụ nữ, giảm
nồng độ testosteron ở nam, tăng sản xuất cortisol, giảm nồng độ hormon tăng trƣởng.


12

Béo phì có liên quan đến các bệnh phụ khoa nhƣ hội chứng buồng chứng đa
nang, vô sinh và rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng hiếm muộn và đẻ non cũng tìm
thấy ở những ngƣời béo phì. Các yếu tố nguy cơ này không chỉ xảy ra ở ngƣời thừa
cân, béo phì ở tuổi trƣởng thành mà có thể xảy ra trong trƣờng hợp béo phì thời thơ
ấu và thanh niên [16].
1.3.10.Liên quan thừa cân, béo phì và viêm xƣơng khớp mạn tính và gout:
Ngƣời béo phì nhất là phụ nữ dễ có nguy cơ bị đau lƣng do béo phì làm gia
tăng gánh nặng cho cột sống.
Béo phì có liên quan với sự hình thành bệnh viêm khớp xƣơng mãn tính và
bệnh gout. Phụ nữ béo phì sau thời kỳ tiền mãn kinh dễ có nguy cơ bị đau khớp gối.
Nghiên cứu cho thấy có nồng độ acid uric máu tăng cao tỉ lệ thuận với sự tăng BMI
ở ngƣời Nhật [16],[19].
1.3.11.Liên quan thừa cân, béo phì và ung thƣ:
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tƣơng quan giữa thừa cân, béo phì và tỉ lệ mắc
bệnh ung thƣ, đặc biệt là ung thƣ phụ thuộc hormon và ung thƣ đƣờng ruột. Ở phụ

nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thƣ túi mật, ung thƣ vú, ung thƣ tử cung, buồng trứng
và cổ tử cung tăng lên ở những ngƣời béo phì; còn ở nam giới bị béo phì thì thƣờng
gặp bệnh ung thƣ thận và tuyến tiền liệt hơn.
Trong các bệnh không lây nhiễm, ung thƣ là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong
(sau bệnh tim mạch) chiếm tỉ lệ 13%. Tỉ lệ tử vong do ung thƣ ngày càng có xu
hƣớng gia tăng [16],[19].
1.3.12.Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh đƣờng tiêu hoá:
Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3 - 4 lần,
nguy cơ này cao hơn khi mỡ tập trung quanh bụng. Ở ngƣời BP, cứ 1 kg mỡ thừa
làm tăng tổng hợp 20 mg cholesterol/ngày. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng
mức bão hoà cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới
bệnh sỏi mật [16],[19].
1.3.13.Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì:
Thừa cân, béo phì ở thanh thiếu niên có liên quan đến vấn đề kinh tế và xã
hội sau này. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân trong thời thanh


13

thiếu niên và trong thời trẻ hầu hết thu nhập gia đình thấp hơn, tỉ lệ nghèo cao hơn
và tỉ lệ lập gia đình thấp hơn so với phụ nữ không thừa cân.
Ngƣời trƣởng thành bị béo phì thƣờng không cảm thấy thoải mái, kém lanh
lợi trong cuộc sống, năng suất lao động kém hơn ngƣời bình thƣờng: ngƣời béo phì
thƣờng có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống
cách nhiệt. Ngƣời BP cũng thƣờng xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay
nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Ngƣời BP làm việc
chóng mệt nhất là ở môi trƣờng nóng. Mặt khác do khối lƣợng cơ thể quá lớn nên
để hoàn thành một công việc trong lao động, ngƣời BP mất nhiều công sức hơn.
Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với ngƣời bình thƣờng. Ngƣời BP
thƣờng phản ứng chậm chạp hơn so với ngƣời bình thƣờng nên dễ bị tai nạn xe cộ

cũng nhƣ tai nạn lao động [16].
Hậu quả kinh tế có thể chia làm 2 loại: hậu quả trực tiếp và hậu quả gián tiếp.
Hậu quả trực tiếp phản ánh giá trị có thể không bị mất đi nếu không có bệnh
béo phì. Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc chữa trị bệnh và các bệnh
liên quan.
Hậu quả gián tiếp là việc giảm năng lực sản xuất do những căn bệnh xuất
phát từ BP nhƣ cao huyết áp, đái tháo đƣờng.
1.3.14.Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em:
Trẻ béo phì thƣờng bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cô độc, thậm chí
có những biểu hiện tiêu cực. Các tổn thƣơng tâm lý này nếu không đƣợc phát hiện
và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trƣởng thành làm cho trẻ trở nên khó hoà
nhập cộng đồng, có tƣ tƣởng nổi loạn, thậm chí có ý định tự vẫn.
Trẻ BP phải trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ không BP, trẻ nữ
có nguy cơ cao hơn trẻ nam và nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi.
Strauss cho biết 34 % trẻ nữ BP ở độ tuổi 13 - 14 tuổi có tính tự trọng kém hơn so
với trẻ không bị béo phì (8 %), chúng dƣờng nhƣ kém nhanh nhẹn và đôi khi còn
xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao [16].


14

1.4. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TC, BP Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƢỜNG
Béo phì là hậu quả của sự mất cân bằng giữa năng lƣợng ăn vào và năng
lƣợng tiêu hao trong thời gian dài song song với giảm hoạt động thể lực trong một
lối sống tĩnh tại. Sự mất cân bằng này có thể do tăng năng lƣợng ăn vào hay giảm
năng lƣợng tiêu hao hoặc cả hai. Một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân còn có
thể do yếu tố duy truyền. Có tới 75% các trƣờng hợp béo phì ở trẻ em kéo dài, tồn
tại đến tuổi trƣởng thành và khó điều trị [16]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra
một số yếu tố nguy cơ chủ yếu nhƣ sau:
1.4.1. Khẩu phần và thói quen ăn uống:

Theo J. O. Hill, thức ăn của chúng ta ngày nay có lƣợng mỡ rất cao và chế độ
ăn nhiều mỡ đƣợc xem nhƣ là nguyên nhân thúc đẩy béo phì bằng cách tăng năng
lƣợng ăn vào dẫn đến một cân bằng năng lƣợng dƣơng và gây tăng cân [33].
Theo Tanasescu và cộng sự, trẻ béo phì uống nƣớc ngọt nhiều hơn so với
nhóm không béo phì 2,38  1,42 lần/ngày so với 1,41  1,15 lần/ngày [37]. Theo
Hoàng Thị Đức Ngàn, tỉ lệ trẻ tiêu thụ nƣớc giải khát và các thực phẩm giàu đƣờng,
mật có nguy cơ tăng thừa cân, béo phì gấp 2 – 6 lần [21].
Theo Vũ Hƣng Hiếu [12], 75,3% trẻ dƣ cân ăn trên 3 bữa trong ngày so với
7,8% trẻ có cân nặng bình thƣờng.
1.4.2. Hoạt động thể lực:
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lƣợng
tiêu hao và năng lƣợng ăn vào do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng
thừa cân, béo phì. Mặc khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực.
Giảm hoạt động thể lực là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng lƣợng tiêu
hao gây béo phì. Ngày nay, sự thay đổi trong cuộc sống gia đình với đầy đủ tiện
nghi, tăng thời gian sử dụng máy vi tính, xem tivi, di chuyển bằng xe máy, giảm
hoạt động thể lực ở trƣờng và công việc đã làm hạn chế tiêu hao năng lƣợng.
Ngày nay thay vì chơi những trò chơi vận động dân gian thì trẻ thƣờng xem
tivi hoặc chơi trò chơi điện tử, ipad, smartphone... Theo Hoàng Thị Đức Ngàn, trẻ
không đạt khuyến nghị về hoạt động tĩnh tại (HĐTT) có nguy cơ TC-BP cao gấp
2,4 lần so với những trẻ đạt khuyến nghị (HĐTT không quá 2 giờ một ngày) [21].


15

1.4.3. Yếu tố gia đình:
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ TCBP có liên quan đến môi trƣờng sống của
gia đình, trẻ bị ảnh hƣởng những hành vi không có lợi cho sức khỏe từ cha, mẹ.
Theo Tanasescu, BMI trung bình của bà mẹ có con bị béo phì là 31,97 so với nhóm
chứng là 26,7 [37].

Theo Nguyễn Quang Dũng, trẻ có cha và mẹ với BMI > 25 có nguy cơ thừa
cân, béo phì gấp 5,96 lần so với trẻ có cha và mẹ với BMI < 25 [5]. Kết quả này
cũng tƣơng tự một số các nghiên cứu khác [2],[7],[12],[14].
1.4.4. Những yếu tố nguy cơ khác gây thừa cân, béo phì:
Cân nặng sơ sinh: nhiều nghiên cứu cho thấy trọng lƣợng lúc sinh cao làm
tăng nguy cơ béo phì khi lớn [1], [6], [14]. Tanasescu M. nghiên cứu 53 trẻ 7-10
tuổi ở Puerto Rican cho thấy cân nặng lúc sanh trung bình ở nhóm béo phì là
3,42±0,57 kg so với nhóm không béo phì là 3,08±0,53 kg [37].
Trẻ là con trai, con một, con cƣng: bị béo phì nhiều hơn [14], [17]. Điều này
đƣợc lý giải do trẻ trai ít đƣợc quan tâm về vóc dáng hơn trẻ gái. Trẻ con một, con
cƣng đƣợc ƣu tiên ăn nhiều, cha mẹ chú ý chăm sóc hơn và ít phải làm việc hơn.
Tình trạng kinh tế gia đình: trẻ ở trong gia đình có kinh tế cao thì có nguy cơ
béo phì nhiều hơn do mức chi phí cho ăn uống của trẻ béo phì cao hơn trẻ bình
thƣờng [7],[21] và các phƣơng tiện sinh hoạt hiện đại hơn, ít tiêu hao năng lƣợng
hơn. Ngƣợc lại, ở các nƣớc đã phát triển thì nguy cơ béo phì ở nhóm có tình trạng
kinh tế xã hội thấp cao hơn ở nhóm có tình trạng kinh tế xã hội cao [39].
Nơi cƣ trú: trẻ sống ở thành thị béo phì nhiều hơn ở nông thôn. Nghiên cứu
của Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân thấy tỉ lệ béo phì tại các trƣờng ở trung tâm
thành phố cao hơn các trƣờng ở ngoại thành. Cụ thể, tỉ lệ BP của trƣờng Kết Đoàn ở
quận 1 cao nhất trong 4 trƣờng (41,1%), trƣờng Đinh Bộ Lĩnh ở quận 7 có tỉ lệ là
10,8%, trƣờng Văn Chƣơng ở quận Đống Đa là 7,1% và trƣờng Kim Chung ở huyện
Đông Anh là thấp nhất (1,1%)[5]. Điều này đƣợc giải thích do trẻ ở thành phố
thƣờng ăn những thức ăn làm sẵn, giàu năng lƣợng đồng thời ít có không gian để
chơi những trò chơi vận động hơn trẻ ở nông thôn (thay vào đó là xem tivi và chơi
trò chơi điện tử) [39].


×