Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố hòa bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ DUY TÂN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT
ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HỊA
BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ DUY TÂN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT
ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HỊA
BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN MINH


Hà Nội, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng tới
PGS.TS Hồng Văn Minh đã tận tình hướng dẫn khoa học và truyền đạt cho tôi
nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Y
tế thành phố Hịa Bình, lãnh đạo các phịng chun mơn thuộc Trung tâm Y tế thành
phố Hịa Bình, các cộng tác viên cũng như các đối tượng nghiên cứu đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thơng tin tại Trung tâm Y tế thành phố Hịa
Bình.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Kế hoạch – Trung tâm Y tế thành
phố Hịa Bình cùng tồn thể cơng chức, người lao động trong đơn vị đã động viên
và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các
phòng chức năng của trường Đại học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi học tập để có thể hồn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình cùng tồn thể anh chị em,
bạn bè luôn ủng hộ và là nguồn động viên to lớn giúp tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng

năm 2020


ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1. Một số vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp .................................................. 4
1.2. Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp .................................................................5
1.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ......................................................................7
1.4. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan
11
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 14
1.6. Khung lý thuyết ......................................................................................... 15
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 17
2.4. Biến số, chỉ số và chủ đề nghiên cứu .......................................................... 18
2.5. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá dùng cho nghiên cứu .......................... 19
2.6. Công cụ, kỹ thuật thu thập số liệu .............................................................. 21
2.7. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu ........................................ 22
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................. 24
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................................................. 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................ 32



iii

Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 47
4.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú
tại Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình năm 2019 ............................................ 47
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng
nghiên cứu ........................................................................................................ 51
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 57
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 64
Phụ lục 1........................................................................................................... 64
Phụ lục 2........................................................................................................... 70
Phụ lục 3........................................................................................................... 85
Phụ lục 4........................................................................................................... 88
Phụ lục 5........................................................................................................... 90
Phụ lục 6........................................................................................................... 92
Phụ lục 7........................................................................................................... 94


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CBYT


Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

(Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc)
HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA


Tăng huyết áp

TTĐT

Tuân thủ điều trị

TTYT

Trung tâm Y tế

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp .............................................................................. 4
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ thay đổi lối sống ..................................... 21
Bảng 3.1. Thông tin về cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=300) ...................... 24
Bảng 3.2. Thông tin về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=300) ..... 25
Bảng 3.3. Thông tin về biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=300)
26
Bảng 3.4. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh tăng huyết áp theo thang
đo Morisky (n=300) .............................................................................................. 26
Bảng 3.5. Tuân thủ chế độ ăn (n=300) .................................................................. 28
Bảng 3.6. Tuân thủ sử dụng chất kích thích .......................................................... 29
Bảng 3.7. Tuân thủ chế độ sinh hoạt và tập thể dục – thể thao .............................. 30
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, hỗ trợ của gia đình – xã hội

và sự tuân thủ điều trị thuốc (n= 300) ................................................................... 32
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thông tin về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên
cứu và sự tuân thủ điều trị thuốc (n=300).............................................................. 33
Bảng 3.10. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp (n=300) ................ 34
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thay đổi lối sống và sự tuân thủ điều trị thuốc
(n=300)................................................................................................................. 36
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh, chế độ điều trị tăng huyết áp và
sự tuân thủ điều trị thuốc (n=300) ......................................................................... 36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các yếu tố thông tin cá nhân, hỗ trợ của gia đình – xã
hội và sự tuân thủ điều trị thay đổi lối sống (n=300) ............................................. 36
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thông tin về bệnh tăng huyết áp của đối tượng
nghiên cứu và sự tuân thủ thay đổi lối sống (n=300) ............................................. 38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thông tin về dịch vụ điều trị tăng huyết áp ngoại trú
và sự tuân thủ thay đổi lối sống (n=300) ............................................................... 38
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp và
sự tuân thủ thay đổi lối sống (n=300).................................................................... 40


vi

Bảng 3.17. Mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế điều trị tăng huyết
áp ngoại trú tại Trung tâm y tế (n=300) ................................................................ 41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thông tin về dịch vụ điều trị tăng huyết áp ngoại trú
và sự tuân thủ điều trị thuốc (n=300) .................................................................... 42
Bảng 3.19. Thông tin về hỗ trợ của gia đình – xã hội (n=300) .............................. 45


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đánh giá sự tuân thủ điều trị thuốc (n=300) ...................................... 28
Biểu đồ 3.2. Mức độ thường xuyên đo và ghi chỉ số huyết áp định kỳ hàng ngày của
ĐTNC (n=300) ..................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.3. Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp (n=300) .......................... 32
Biểu đồ 3.4. Đánh giá kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp (n=300) . 35


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề bệnh lý mạn tính phổ biến nhất trên thế
giới. Bệnh THA không chỉ gây ra nhiều biến chứng khác nhau ở tim, mắt, não, thận
và các mạch máu lớn, với biến chứng nặng và xảy ra một cách đột ngột có thể gây
đe dọa đến tính mạng con người mà còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Người mắc THA bắt buộc phải điều trị suốt đời. Nếu người
bệnh THA không tuân thủ điều trị (TTĐT) sẽ có có thể bị tàn phế hoặc tử vong.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, TTĐT bao gồm cả việc TTĐT thuốc theo chỉ định
của bác sĩ và thay đổi lối sống về chế độ ăn uống, sinh hoạt và cần đo huyết áp định
kỳ hàng ngày [2]. Chính vì thế, nắm được thực trạng TTĐT và những yếu tố ảnh
hưởng tới TTĐT là hết sức quan trọng, giúp cho cơng tác chăm sóc và điều trị cho
người bệnh THA đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng TTĐT người bệnh THA chưa nhiều, đặc biệt là tại thành phố
Hịa Bình chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng và định tính thực hiện
trên tồn bộ 300 người bệnh mắc THA đang có hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú tại
Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình năm 2019. Nghiên cứu
định lượng thực hiện thông qua phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn, định tính
thơng qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Các kiểm định thống kê được thực
hiện nhằm đo lường mối liên quan giữa TTĐT và các biến độc lập. Thơng tin định
tính được gỡ băng và trích dẫn theo chủ đề.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA chung đạt
56%, trong đó tuân thủ thuốc đạt 72%, có 86,3% người bệnh đã thay đổi chế độ ăn
uống, 76,3% đã từ bỏ không uống rượu/bia, 75,3% thường xuyên luyện tập thể dục
– thể thao và 67% người bệnh đã tuân thủ đo và ghi chỉ số đo huyết áp định kỳ hàng
ngày.
Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu
bao gồm: tình trạng việc làm, kiến thức về TTĐT bệnh, sự tuân thủ thay đổi lối
sống, chế độ điều trị THA và được CBYT giải thích rõ về bệnh THA và những nguy
cơ.


ix

Căn cứ kết quả thu được, nhằm tăng cường tỷ lệ TTĐT của người bệnh THA
đnag được điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình, nghiên cứu
cũng đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho Trung tâm trong việc phân công hợp lý
cán bộ điều trị bệnh THA đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Bản thân người bệnh
cần nghiên túc thực hiện tự đo và ghi số đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Bên
cạnh đó người nhà bệnh nhân cũng cần quan tâm, giúp đỡ để từ đó thúc đẩy sự
TTĐT của họ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140
mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [2]. Tăng huyết áp (THA) là một
bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau
ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn, với biến chứng nặng và xảy ra một cách
đột ngột có thể gây tử vong cho người bệnh. Hơn 20% dân số trưởng thành ở Mỹ

mắc THA, dẫn đến khoảng 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm [27]. Theo dự tính của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), số mắc THA sẽ tăng lên 1,56 tỷ người (29,2% dân số)
vào năm 2025 [1]. Năm 2014, WHO công bố tỷ lệ chung trên tồn thế giới là 22%,
có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển [29]. Tại Việt Nam, báo cáo điều tra
quốc gia về yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm (điều tra Steps) năm 2015
trên đối tượng từ 18-69 tuổi trên tồn quốc có tới 18,9% người mắc THA, trong đó
nma giới là 23,1% và nữ giới là 14,9%. Nếu khơng có các biện pháp dự phịng và
quản lý hữu hiệu thì dự báo đến năm 2025 tại Việt Nam sẽ có khoảng 25 triệu người
bị THA [28].
Người mắc THA bắt buộc phải điều trị suốt đời. Nếu người bệnh THA khơng
TTĐT sẽ có có thể bị tàn phế hoặc tử vong. Mặt khác nếu người bệnh được phát
hiện bị bệnh này phải được theo dõi và điều trị suốt đời để phòng tránh các biến
chứng của bệnh gây ra. Việc TTĐT giúp huyết áp được kiểm sốt tốt sẽ phịng ngừa
được những những biến chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy điều trị THA tốt có thể giảm 40% nguy
cơ mắc tai bến mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [26]. Do đó, việc
TTĐT của người bệnh THA là yếu tố rất quan trọng trong điều trị. Theo khuyến
nghị của Bộ Y tế, TTĐT bao gồm cả việc TTĐT thuốc theo chỉ định của bác sĩ và
thay đổi lối sống về ăn uống, sinh hoạt và cần đo huyết áp định kỳ hàng ngày [2].
Một số nghiên cứu đã cho biết tình trạng TTĐT của người bệnh THA chưa cao [13],
[14]. Yếu tố có liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị THA bao gồm: giới tính,
trình độ học vấn, được cán bộ y tế (CBYT) hướng dẫn về điều trị bệnh và kiến thức
về TTĐT bệnh [13], [14].


2

Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hịa
Bình được thành lập từ năm 2019 với quy mô 130 giường bệnh. Phòng khám THA
của đơn vị thuộc Khoa Khám bệnh hiện đang quản lý điều trị ngoại trú cho 300

bệnh án THA. Đây là số lượng bệnh án tương đối lớn trong khi đó nhân lực y tế của
Khoa khám bệnh cịn thiếu, buồng khám THA chỉ có một bác sĩ và một điều dưỡng.
Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến việc truyền thơng, bác sĩ khơng có thời gian tư
vấn, hướng dẫn việc TTĐT của người bệnh dẫn đến việc giám sát hỗ trợ tuân thủ
điều trị cho người bệnh THA gặp khó khăn. Qua khảo sát thực tế tại Trung tâm Y tế
thành phố, đã có nhiều người bệnh THA khơng kiểm sốt được huyết áp mục tiêu
do không hiểu hoặc hiểu không đúng về bệnh, việc TTĐT còn hạn chế ảnh hưởng
đến kết quả điều trị bệnh. Một số người bệnh từ điều trị ngoại trú đã phải nhập viện
để điều trị nội trú hoặc chuyển lên tuyến trên do biến chứng nặng hơn mà nguyên
nhân chủ yếu là không TTĐT.
Câu hỏi thực tế đặt ra cho cán bộ quản lý, điều trị bệnh THA và Ban lãnh đạo
Trung tâm là: thực trạng TTĐT của người bệnh THA đang được quản lý tại Trung
tâm như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến việc TTĐT trị THA? Để cung cấp
bằng chứng khoa học cho Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình trong cơng tác theo
dõi, quản lý và tư vấn cho người bệnh THA trong q trình điều trị chúng tơi thực
hiện nghiên cứu “Thực trạng TTĐT bệnh THA và một số yếu tố liên quan ở người
bệnh điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị
ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh
tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hịa Bình năm
2019.


4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về huyết áp và tăng huyết áp
1.1.1. Huyết áp
Khái niệm: Huyết áp là áp lực lên thành mạch. Huyết áp mà chúng ta thường
nói là huyết áp động mạch, là áp lực của máu lên thành động mạch mà ta đo được.
Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất gọi là huyết áp tối đa hay còn
gọi là huyết áp tâm thu (HATT). Khi tim nghỉ, cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính
trong các buồng tim để hút máu về. Lúc này áp lực máu lên động mạch là thấp nhất
gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương (HATTr). Huyết áp được tính bằng
đơn vị mmHg. Khi ghi chỉ số huyết áp ta thường ghi HATT/HATTTr (ví dụ 120/80
mmHg).
Huyết áp có đặc điểm thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu
tố khác [6].
1.1.2. Tăng huyết áp và phân loại tăng huyết áp
1.1.2.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140
mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [2].
1.1.2.2. Phân loại tăng huyết áp
Theo Bộ Y tế, phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo
được (Bảng 1.1) [2]
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp
Phân độ HA

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

< 120


< 80

HA bình thường

120 – 129

80 – 84

Tiền THA

130 – 139

85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

THA độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180


≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

HA tối ưu


5

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khơng cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân theo các mức
biến động của huyết áp tâm thu.
1.1.3. Hậu quả, biến chứng của tăng huyết áp
THA ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc
biệt là tim mạch, não, thận, phổi, mắt, mạch ngoại vi. Các biến chứng của THA
nguy hiểm vì có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến
mạch máu não, suy tim, suy thận…) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh và là gánh nặng của gia đình và xã hội [5].
- Đối với tim mạch: THA gây to tim, suy tim. Áp lực cao của dòng máu làm
cho lớp trong cùng của thành mạch bị rạn nứt, từ đó mỡ máu và bạch cầu chui qua
những lỗ rạn nứt để lọt xuống thành mạch máu, làm thành mạch bị dày lên, hẹp đi
và mất tính đàn hồi, làm giảm lượng oxy đến nuôi tim. Hậu quả là xuất hiện loạn
nhịp, cơn đau thắt ngực, suy tim và nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử.
- Đối với não: THA gây ra tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhũn não,
thiếu máu não)
- Đối với thận: THA làm hỏng màng lọc của tế bào thận, làm hẹp động mạch

thận, gây suy thận.
- Đối với mắt: THA làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và
cứng làm hẹp động mạch lại. THA còn gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác
làm giảm thị lực gây mù lòa [14].
1.2. Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Có một số yếu tố nguy cơ được nhắc đến trong y văn như: tuổi; gia đình có
tiền sử có người bị THA, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, chế độ ăn rau quả, chế độ ăn
mặn; lạm dụng rượu/bia; hút thuốc lá; thừa cân béo phì; hoạt động thể lực; tình
trạng tâm lý [6][3][8].
Tuổi: Tuổi càng cao huyết áp càng tăng, mức độ THA song song với mức độ
xơ cứng thành mạch [31]. Trước hết các động mạch lớn đàn hồi, làm chúng mất tác
dụng, giảm lao động vì thế khi tuổi cao, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng. Nhiều


6

nghiên cứu dịch tễ trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người trên
60 tuổi khoảng 50% [19][21].
Tiền sử gia đình có người bị THA: nhiều nghiên cứu cho thấy THA có thể có
yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ơng, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có
nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn.
Chế độ ăn nhiều mỡ động vật: Mỡ động vật có nhiều Cholesterol cần thiết cho
cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh. Hơn nữa, các axit béo
no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải có tác dụng làm bền vững các
mao mạch máu, bảo vệ tuần hồn của cơ thể, dự phịng tai biến mạch máu não và
các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều mỡ động vật là nguy cơ trực tiếp
của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm
sàng đánh giá tác động của chất béo bão hòa đến tăng huyết áp cho thấy sự tương
quan này là không rõ. Chế độ ăn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thu nhập,
thói quen ăn uống.

Chế độ ăn rau quả: Chế độ khẩu phần ăn đủ lượng rau quả sẽ tốt cho huyết
áp. Những người ăn ít rau quả sẽ có tỷ lệ THA cao hơn. Báo cáo WHO/FAO gần
đây về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và phịng ngừa các bệnh mạn tính, đặt ra mục
tiêu dinh dưỡng khuyến cáo dân số ăn ít nhất 400g trái cây và rau quả mỗi ngay để
phịng ngừa các bệnh mạn tính.
Chế độ ăn mặn: Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây THA, làm
tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận. Các thử nghiệm cho rằng ăn 14 gram
muối/ngày gây THA. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một biện pháp
đề phòng THA và là cách điều trị mà không cần dùng thuốc.
Lạm dụng rượu bia: Uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ của THA, có thể
gây đề kháng với điều trị tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu
não, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ gan, hội chứng dạ dày. Nhưng nếu uống
rượu ở mức vừa phải có lợi cho phịng chống bệnh tim mạch, nhất là loại rượu vang
đỏ.
Hút thuốc lá/thuốc lào: Hút thuốc lá/thuốc lào bao gồm thuốc lá có điếu đầu
lọc, thuốc lào hoặc thuốc giồng. Thuốc lá có chất nicotin kích thích thần kinh giao


7

cảm, kích thích co mạch gây tăng huyết áp. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu
tăng lên 11 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 9 mmHg kéo dài 20 – 30 phút.
Thuốc lá làm tăng nhịp tim và chất CO trong khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy
mơ tế bào, cùng với áp lực dịng máu tăng làm tổn thương theo tế bào nội mạc động
mạch, tạo điều kiện xơ vữa động mạch hình thành.
Thừa cân, béo phì: Người có BMI cao hơn sẽ có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn.
Người béo phì có khối lượng tổ chức mỡ tăng, lòng động mạch mở rộng, lưu lượng
máu trong hệ thống tuần hồn tăng do đó nhịp tim tăng gây THA.
Hoạt động thể lực: Ít vận động thể lực được coi là một nguy cơ của bệnh
THA. Việc vận động hàng ngày đều đặn từ 30 – 45 phút mang lại lợi ích rõ ràng

trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng.
Tình trạng tâm lý: Các trạng thái tâm lý lo âu, xúc động, căng thẳng đều ảnh
hưởng đến huyết áp. Tất cả những yếu tố tác động đến tâm lý tùy mức độ được xem
như là stress. Khi bị stress làm tăng tiết Cathecholamine vào máu gây co mạch làm
THA.
1.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
1.3.1. Điều trị tăng huyết áp
1.3.1.1. Nguyên tắc chung
Theo Bộ Y tế, tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi, điều trị đúng
và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài [2].
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch” [2].
Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh
vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu
cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt được huyết áp mục tiêu, cần duy trì
phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp
thời [2].
Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích.
Khơng nên hạ áp q nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ
tình huống cấp cứu [2].


8

1.3.1.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Được áp dụng cho mọi người bệnh để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết
áp, giảm số thuốc cần dùng…. bao gồm:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: +
Giảm ăn mặn (< 6g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày)


+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi;
+ Hạn chế thức ăn có nhiều Cholesterol và các axit béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu q cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2;
- Cố gắng duy trì vịng bụng dưới 90cm ở nam và 80cm ở nữ;
- Hạn chế uống bia, rượu: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (ở nam) và ít hơn
2 cốc chuẩn/ngày (ở nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (ở nam), ít hơn 9
cốc chuẩn/tuần (ở nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia
hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi
hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột [2].
Tác dụng can thiệp thay đổi lối sống làm giảm được HA được thể hiện ở bảng
1.3 [8]
Bảng 1.2. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp
Cách thức
Giảm cân nặng

Khuyến nghị

Khoảng HA hạ

Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) lý

5 – 10 mmHg khi

tưởng 20 – 22,9 kg/m2


giảm mỗi 10 kg

Chế độ ăn Dietary
Approaches to Stop
Hypertension (DASH)

Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm
chất béo tồn phần và loại bão hịa)

8 – 14 mmHg


9

Giảm lượng muối ăn < 10
Hạn chế muối ăn

mmol/ngày (<2,4g natri hoặc <6g

2 – 8 mmHg

muối)
Tập thể dục nhịp điệu mức độ vừa
Vận động thân thể

phải như đi bộ lắc lư 30 – 60

4 – 9 mmHg


phút/ngày
Uống chất có cồn điều

Nam: < 21 đơn vị/tuần

độ

Nữ: < 14 đơn vị/tuần

2 – 4 mmHg

1.3.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Tuân thủ điều trị (TTĐT) là việc rất quan trọng để người bệnh duy trì được sự
kiểm sốt huyết áp, giảm tình trạng bệnh tật, các hậu quả, biến chứng và cải thiện
chất lượng cuộc sống cũng như giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.
Theo WHO, “Tuân thủ là mức độ mà người bệnh thực hiện theo các hướng
dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị”. Ranial và Morisky cũng đưa ra định
nghĩa về tuân thủ điều trị như sau: “Tuân thủ là mức độ hành vi của người bệnh đối
với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/hoặc thay đổi lối sống tương ứng
với khuyến cáo của nhân viên y tế” [14].
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm
2010”. Tuân thủ điều trị THA bao gồm: tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ các biện
pháp thay đổi lối sống (Hạn chế ăn mặn và thức ăn có chứa nhiều Cholesterol, acid
béo no; hạn chế uống rượu/bia; không hút thuốc lá/lào; luyện tập thể dục; đo và ghi
số đo huyết áp thường xuyên 5 – 7 lần/tuần) [2][6].
1.3.2.1. Tuân thủ điều trị thuốc
Là sử dụng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng hướng
dẫn của cán bộ y tế, kể cả khi huyết áp bình thường. Không được tự ý thay đổi
thuốc và liều lượng thuốc
1.3.2.2. Tuân thủ thay đổi lối sống

- Thay đổi chế độ ăn: Hạn chế ăn mặn (< 6g muối/ngày) và thức ăn có chứa
nhiều Cholesterol, acid béo no. Nên dùng các thức ăn có chứa nhiều kali, tăng
cường ăn rau và hoa quả tươi.


10

- Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (ở nam) và ít hơn 2
cốc chuẩn/ngày (ở nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (ở nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (ở nữ) (1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc
120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh).
- Không hút thuốc lá/lào.
- Chế độ tập luyện thể dục: tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên (5 – 7
lần/tuần) khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày (Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình
trạng bệnh tật của người bệnh. Nếu HA chưa được kiểm sốt và bạn ln ở tình
trạng THA nặng thì khơng nên tập thể dục hoặc nên hỗn lại cho đến khi được điều
trị hiệu quả).
- Theo dõi huyết áp: đo và ghi lại số đo huyết áp thường xuyên (5 – 7 lần/tuần)
vào sổ theo dõi của người bệnh THA [6]
1.3.3. Thang đo tuân thủ điều trị tăng huyết áp được sử dụng
Có nhiều phương pháp đánh giá về tuân thủ điều trị đối với bệnh không lây
nhiễm trong đó có bệnh tăng huyết áp. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
phương pháp tự khai báo, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn của Morisky (MAQ –
Medication adherence questionare – Morisky 8) là một thang đo được áp dụng rộng
rãi hơn cả trong rất nhiều nghiên cứu tuân thủ điều trị các bệnh mãn tính, đặc biệt là
tăng huyết áp. Thang đo gồm 8 mục để đo lường tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp.
Bao gồm 8 câu hỏi về hành vi uống thuốc của người bệnh được đưa ra để người
bệnh tự trả lời. Nguyên tắc của biện pháp này là người bệnh được coi là tuân thủ
thuốc khi không quên uống thuốc, không qn mang thuốc đi xa nhà, khơng khó
khăn khi nhớ uống thuốc, khơng cảm thấy phiền tối vì ngày nào cũng phải uống

thuốc hạ huyết áp, không tự ý ngừng thuốc do tác dụng phụ hoặc khi huyết áp được
kiểm soát [20].
Thang đo này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để đánh giá TTĐT ở
người bệnh tăng huyết áp. Hiện nay, bộ công cụ này cũng đã được chuẩn hóa và
một số nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị thuốc huyết áp tại Việt Nam đã áp
dụng thang đo của Morisky. Trong đó có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh
Phương năm 2011 về thực trạng TTĐT tăng huyết áp tại bốn phường của thành phố


11

Hà Nội [15]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan về Đánh giá sự TTĐT của các
người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện C, tỉnh Thái Nguyên năm 2012
[13]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Huyền về Thực trạng TTĐT của người
bệnh THA đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương năm 2018 [9]. Qua đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng thang đo này để
đánh giá việc tuân thủ điều trị thuốc
1.4. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan
1.4.1. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới
Các nghiên cứu đánh giá tuân thủ dùng thuốc thường dựa vào các bảng hỏi để
hỏi và sử dụng 2 thang điểm đã được chuẩn hóa là Hill – Bone và Morisky. Nghiên
cứu trên 94 người bệnh cao tuổi (trên 65 tuổi) người Mỹ gốc Hoa tại cộng đồng năm
2010 đánh giá tuân thủ thuốc của người bệnh sử dụng thang điểm Hill – Bone cho
thấy 54% người bệnh đạt mức tuân thủ dùng thuốc tốt, 3% người bệnh được ghi
nhận là hoàn tồn khơng TTĐT [22]. Một nghiên cứu khác của Krousel – Wood
trên 239 người Mỹ tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc là 70% [32].
Một số nghiên cứu tại Châu Á cũng đã áp dụng thang điểm Morisky để đánh
giá tuân thủ điều trị. Nghiên cứu trên 380 người bệnh THA tại Malaysia năm 2009
cho thấy mức độ tuân thủ điều trị là 48,7%. Nghiên cứu trên 438 người bệnh THA

tai Pakistan năm 2007 cho thấy có 76,7% người bệnh tuân thủ dùng thuốc [23].
Nghiên cứu của Uzun S. và cộng sự (2009) thực hiện trên người bệnh khám và
điều trị THA ngoại trú bằng phương pháp tự ghi nhận dựa trên 44 câu hỏi. Nghiên
cứu đưa ra tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là 65% khi thực hiện chế độ ăn ít chất béo và ít
muối; tuân thủ liên quan đến tập thể dục là 30 – 60 phút/ngày, ít nhất 3 lần/tuần là
31%; tuân thủ không hút thuốc lá/lào là hiện không hút thuốc đạt 83%; tuân thủ đo
huyết áp và ghi lại số đo huyết áp ít nhất 1 lần/ngày là 63% [26].
Nghiên cứu năm 2011 của Osamor Pauline và Owumi Bernanrd về các yếu tố
liên quan tới TTĐT THA ở Tây nam Nigeria cho thấy chỉ có 51% đối tượng nghiên
cứu đạt TTĐT cao với các yếu tố như: đi khám thường xuyên, có hỗ trợ xã hội của
các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè trong việc nhắc nhở uống thuốc [25].


12

Harington JM, Fitzgerald AP, Keaney PM, McCarthy VJ, Madden J, G
Browne, Dolan E, Perry IJ, nghiên cứu liên quan giữa chế độ ăn uống DASH (ít
muối, chất béo và thực phẩm chế biến; nhiều rau củ quả và trái cây) trên 2047 người
đàn ông và phụ nữ THA (HA ≥ 140/90 mmHg) vào năm 2013. Kết quả cho thấy có
sự khác biệt về huyết áp tâm thu là 7,5 mmHg và 5,1 mmHg ở nam và nữ giữa 2
nhóm tuân thủ chế độ ăn kiêng và nhóm khơng ăn kiêng. Các tác giả kết luận cần
triển khai một chế độ ăn uống lành mạnh cho cộng đồng sẽ có tác động đáng kể đến
sức khỏe cộng đồng trong việc kiểm soát huyết áp [24].
1.4.2. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Phương đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng tuân thủ
điều trị THA ở cộng đồng và các yếu tố liên quan của người bệnh từ 25 – 60 tuổi ở
4 xã của Hà Nội năm 2011 với cỡ mẫu là 250 phiếu đủ tiêu chuẩn đưa vào phân
tích. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 44,8%. Ngồi ra, có 32,8%
ĐTNC khơng uống thuốc; 43,6% uống thuốc đầy đủ; cịn 23,6% uống thuốc khơng
đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu do công việc bận nên quên uống thuốc là 10,8%, hoặc

do một số quan niệm sai lầm trong điều trị như cho rằng không quan trọng là 6,4%,
huyết áp bình thường thì khơng cần uống tiếp là 6,4%. Tuy nhiên có một số nguyên
nhân khác như do tác dụng phụ của thuốc nên không uống tiếp là 6% và không ai
nhắc nhở là uống thuốc là 4%. Và có đến 54,4% ĐTNC khơng đi khám định kỳ và
đều đặn. Nguyên nhân do bận công việc không đi khám định kỳ là 21,2%; cho rằng
không cần thiết là 12,5%; ngại đi và không thuận tiện là 14%; lịch khám không phù
hợp là 12,4% [15].
Theo tác giả Trần Văn Tuấn và cộng sự tiến hành nghiên cứu 189 người bệnh
THA và CBYT của phòng khám ngoại trú khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa
thành phố Bắc Giang. Kết quả cho thấy người bệnh THA ở tuổi dưới 61 chiếm tỷ lệ
cao 46,56%; tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau; Có 74,07% người bệnh đến khám
đúng lịch, cịn lại 25,93% đến khám khơng đúng lịch bao gồm cả người bệnh bỏ
điều trị; có 66,66% người bệnh uống thuốc đều, 27,51% uống thuốc không đều,
5,83% ngừng uống thuốc vì HA bình thường; Có 50,46% người bệnh biết đủ 4 biến
chứng nguy hiểm của bệnh THA; Có 32,58% người bệnh không biết tác hại của


13

thuốc lá trên bệnh THA và 51,69% người bệnh không biết ít vận động làm ảnh
hưởng đến THA [10].
Tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều
trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013”. Kết quả cho thấy tỷ lệ TTĐT tăng huyết áp
chung đạt mức thấp (33,4%). Trong đó, TTĐT bằng thuốc đạt 56,3%; tuân thủ chế
độ ăn đạt 27,4%; tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào đạt 84,7%; tuân thủ đo huyết
áp và tái khám định kỳ đạt 31,3%; tuân thủ chế độ sinh hoạt tập luyện đạt 28,9%;
tuân thủ hạn chế uống bia, rượu đạt 82,6%. Nghiên cứu cũng đã cho thấy việc
TTĐT có liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố được CBYT giải thích về chế độ
điều trị THA. Những người được CBYT giải thích rõ có xu hướng đạt TTĐT bằng

thuốc cao gấp hơn 3,5 lần. Việc tuân thủ chế độ ăn liên quan có ý nghĩa thống kê
với yếu tố thời gian điều trị, kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA. Các yếu tố
như nhóm tuổi, nghề nghiệp, thời gian điều trị, tiền sử bản thân có biến chứng, trình
độ của cán bộ y tế và hỗ trợ của cơ quan hay đoàn thể trong xã hội có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với việc tuân thủ điều trị [7].
Tác giả Phạm Hoài Nam đã thực hiên nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều
trị THA và một số yếu tố liên quan đối với trên 210 ĐTNC bị THA tuổi từ 25 trở
lên được chẩn đoán, quản lý tại TTYT huyện Lương Tài và TYT xã Bình Định đã
cho thấy kết quả tỷ lệ tuân thủ điều trị THA chung chỉ đạt 33,3% trong đó tỷ lệ tuân
thủ dùng thuốc đạt < 50%. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến
việc tuân thủ điều trị THA. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của những người bệnh khơng ăn
mặn cao hơn những người bệnh có thói quen ăn mặn 2,89 lần (p<0,05). Tỷ lệ tuân
thủ điều trị của những người hoạt động thể lực, thể thao hàng ngày cao hơn những
người không hoạt động 5,12 lần [14].
Tác giả Kiên Sóc Kha đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị
tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu trên 175
ĐTNC cho thấy tỷ lệ TTĐT chung là 48,6% trong đó tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc đạt
94,9%; tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn giảm mặn đạt 72,6%; tỷ lệ tuân thủ hạn chế rượu,


14

bia đạt 92,8%; tỷ lệ tuân thủ bỏ thuốc lá đạt 70,4%; tỷ lệ người bệnh có chế độ tập
luyện mỗi ngày từ 30 – 60 phút đạt 89,7%; tỷ lệ tuân thủ việc theo dõi huyết áp
hằng ngày tại nhà đạt 28% [10]
Tác giả Đặng Thị Thu Huyền đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng tuân thủ
điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi,
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương năm 2018 trên 218 ĐTNC. Kết quả cho thấy tỷ
lệ người bệnh TTĐT chung đạt 39,9% trong đó tuân thủ điều trị thuốc đạt 91,7% và

tuân thủ điều trị bằng thay đổi lối sống chỉ đạt đạt 43,6%. Nghiên cứu cũng cho
thấy một số yếu tố liên quan tới việc tuân thủ điều trị thuốc. Cụ thể, những người
sống một mình, trong gia đình khơng có người mắc bệnh THA, khơng hài lịng với
CBYT ở cơ sở điều trị THA ngoại trú có xu hướng khơng tn thủ điều trị thuốc
cao hơn so với những người bệnh sống cùng gia đình, trong gia đình có người mắc
THA và hài lòng với thái độ của CBYT (p<0,05). Về yếu tố liên quan tới tuân thủ
thay đổi lối sống: nhóm những người bệnh là nam giới có xu hướng khơng tn thủ
thay đổi lối sống cao hơn so với nữ giới (p<0,05) [9].
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hịa Bình là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hịa Bình,
có diện tích tự nhiên là 133,34 km2 và dân số là 189.210 người, nằm trên tuyến
đường Quốc lộ 6, cách thủ đô Hà Nội 73 km. Đơn vị hành chính của thành phố Hịa
Bình được chia thành 8 phường (Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm,
Tân Hịa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang) và 7 xã (Dân Chủ, Hịa Bình, Sủ
Ngịi, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Minh, n Mơng)
Địa giới hành chính của thành phố Hịa Bình: phía Đơng giáp huyện Kỳ Sơn
và huyện Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc, phía Nam
giáp huyện Cao Phong và phí Bắc giáp huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Kinh tế thành phố Hịa Bình ngày càng phát triển, tích lũy xã hội ngày càng
tăng, tạo điều kiện mở rộng quy mô và xây dựng mới các cơ sở y tế, mua sắm nhiều
trang thiết bị kỹ thuật cao. Thu nhập của người dân ngày càng tăng, xuất hiện thêm
nhiều nhu cầu mới về khám chữa bệnh, trong đó có bệnh tăng huyết áp.


×