Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố bắc ninh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ KIM ANH
Mã sinh viên: 1101030

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ BẮC NINH NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ KIM ANH
Mã sinh viên: 1101030

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THÀNH PHỐ BẮC NINH NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
2. Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh



HÀ NỘI – 2016


Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phó
trưởng bộ môn Quản lí và Kinh tế Dược TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, trường Đại
học Dược Hà Nội là người trực tiếp dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới DSCKI. Lại Thị Nguyệt, Giám đốc Trung
tâm y tế Thành phố Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu
đồng thời chỉ bảo tôi trong thời gian nghiên cứu tại Trung tâm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ và các anh chị nhân viên tại Trung
tâm y tế Thành phố Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu tại Trung tâm.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy
và truyền tải rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn
bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Kim Anh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Error! Bookmark not defined.


Chương 1

Error! Bookmark not defined.

TỔNG QUAN

Error! Bookmark not defined.

1.1

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc

Error! Bookmark not defined.

1.1.1

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giớiError! Bookmark not defined.

1.1.2

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.

1.2

Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú

Error! Bookmark not defined.

1.2.1


Kê đơn thuốc

Error! Bookmark not defined.

1.2.2

Một số quy định về kê đơn thuốc

Error! Bookmark not defined.

1.2.3

Nguyên nhân có thể gây sai sót trong quá trình kê đơn:Error! Bookmark not defined.

1.2.4

Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc

1.3

Vài nét về cơ sở nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

1.3.1

Chức năng, nhiệm vụ


Error! Bookmark not defined.

1.3.2

Cơ cấu tổ chức

Error! Bookmark not defined.

1.3.3

Quy mô nhân sự

Error! Bookmark not defined.

1.3.4

Mô hình bệnh tật của TTYT TP Bắc Ninh năm 2014Error! Bookmark not defined.

Chương 2

Error! Bookmark not defined.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.

2.1

Đối tượng nghiên cứu:


Error! Bookmark not defined.

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

2.3

Phương pháp nghiên cứu:

Error! Bookmark not defined.

2.3.1

Thiết kế nghiên cứu:
Cỡ mẫu và chọn mẫu:

Error! Bookmark not defined.

Các biến số trong nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

2.3.2
2.4
2.4.1

Error! Bookmark not defined.


Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn trong điều

trị ngoại trú
Error! Bookmark not defined.


Các biến số trong khảo sát một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại

2.4.2
trú

Error! Bookmark not defined.
Các chỉ số trong nghiên cứu

2.5

Error! Bookmark not defined.

Khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại

2.5.1

trú tại TTYT TP Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

Khảo sát một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại TTYT

2.5.2


TP Bắc Ninh

Error! Bo

2.6

Phương pháp quản lí, phân tích và xử lí số liệuError! Bookmark not defined.

2.7

Đạo đức trong nghiên cứu

Chương 3

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
26
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.

Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại

3.1.1


trú tại Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

3.1.1.1

Mô tả chỉ tiêu về thủ tục hành chính

3.1.1.2

Mô tả chỉ tiêu về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng trong

Error! Bookmark not defined.

đơn thuốc
Error! Bookmark not defined.
Phân tích một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại Trung

3.1.2

tâm y tế Thành phố Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

3.1.2.1

Số thuốc kê trong đơn

3.1.2.2


Thực trạng kê đơn kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm, chế phẩm YHCTError! Bookm

3.1.2.3

Tỷ lệ thuốc được kê thuộc danh mục thuốc TTYT

32

3.1.2.4

Tình hình chi phí TB cho một đơn thuốc

33

3.2
3.2.1

Error! Bookmark not defined.

BÀN LUẬN

34

Về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại

TTYT TP Bắc Ninh

34

3.2.1.1 Thực trang thực hiện các thủ tục hành chính khi kê đơn


34


3.2.1.2 Việc thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn và thông tin thuốc kê đơn 35
3.2.2Về các chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại TTYT TP Bắc Ninh 37
3.2.2.1

Số thuốc trong đơn

37

3.2.2.2

Thực trạng kê đơn kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và chế phẩm YHCT

38

3.2.2.3

Thuốc kê trong danh mục thuốc TTYT

39

3.2.2.4

Chi phí cho một đơn thuốc

39


3.2.3

Các ưu điểm và hạn chế của đề tài

39

3.2.3.1

Các ưu điểm của đề tài

39

3.2.3.2

Các hạn chế của đề tài

39

KẾT LUẬN
41
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BS YHCT

Bác sĩ y học cổ truyền

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

BSĐK

Bác sĩ đa khoa

BV TWQĐ


Bệnh viện Trung ương quân đội

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ y tế

CK

Chuyên khoa

CLS - TTB

Cận lâm sàng – Trang thiết bị

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản


ĐD

Điều dưỡng

DMT

Danh mục thuốc

ĐTĐ

Đái tháo đường

DVYT

Dịch vụ y tế

EU

European Union


INN

Liên minh Châu Âu
Hợp đồng

International Nonproprietary

Tên chung quốc tế


Names
INRUD

International Network for the

Mạng lưới quốc tế cho việc sử

Rational use of Drugs

dụng thuốc hợp lí

KCB

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên


MVR

Maldivian Rufiyaa

Đồng Rufi

NCV

Nghiên cứu viên


PGĐ

Phó giám đốc

RUM

Rational use of medicines

Sử dụng thuốc hợp lí

SEARO

South-East Asia Regional Office

Văn phòng khu vực Đông - Nam Á

TB

Trung bình

TH

Trung học

THA

Tăng huyết áp

TP


Thành phố

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

WHO
YHCT

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới
Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Kê đơn thuốc tại một số quốc gia Đông – Nam Á


5

1.2

Kê đơn thuốc ngoại trú tại một số cơ sở y tế

7

1.3

Các chỉ số kê đơn của WHO

11

1.4

Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại khoa khám bệnh trung tâm

14

năm 2014
2.1

Phân loại đơn thuốc theo nhóm bệnh lí

16

2.2


Các biến số trong mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn trong

17

điều trị ngoại trú
2.3

Các biến số trong phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú

19

2.4

Các chỉ số về mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn trong

20

điều trị ngoại trú
2.5

Các chỉ số về kê đơn thuốc ngoại trú

21

3.1

Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc

23


3.2

Thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc

25

3.3

Số thuốc kê trong đơn thuốc ngoại trú

26

3.4

Sự phân bố số thuốc trong 1 đơn thuốc BHYT theo nhóm bệnh lí

28

3.5

Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm, chế phẩm

29

YHCT
3.6

Sự phân bố số kháng sinh trong đơn thuốc theo nhóm bệnh lí

29


3.7

Sự phối hợp 2 kháng sinh trong đơn thuốc

30

3.8

Sự phân bố đơn thuốc có vitamin hoặc chế phẩm YHCT theo

31

nhóm bệnh lí
3.9

Tỷ lệ thuốc thuộc danh mục thuốc TTYT

32

3.10

Chi phí TB cho một đơn thuốc

32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT


Tên hình

Trang

1.1

Cơ cấu tổ chức của TTYT TP Bắc Ninh

13

3.1

Đơn thuốc không ghi cụ thể địa chỉ BN

24

3.2

Đơn thuốc ghi tắt chẩn đoán

24

3.3

Đơn thuốc không gạch chéo phần đơn trắng

25

3.4


Đơn thuốc không có chữ ký bác sĩ

25

3.5

Sự phân bố số thuốc trong một đơn

27

3.6

Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lí

33


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Error! Bookmark not defined.

Chương 1

Error! Bookmark not defined.

TỔNG QUAN

Error! Bookmark not defined.


1.1

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc

Error! Bookmark not defined.

1.1.1

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giớiError! Bookmark not defined.

1.1.2

Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.

1.2

Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú

Error! Bookmark not defined.

1.2.1

Kê đơn thuốc

Error! Bookmark not defined.

1.2.2

Một số quy định về kê đơn thuốc


Error! Bookmark not defined.

1.2.3

Nguyên nhân có thể gây sai sót trong quá trình kê đơn:Error! Bookmark not defined.

1.2.4

Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc

1.3

Vài nét về cơ sở nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

1.3.1

Chức năng, nhiệm vụ

Error! Bookmark not defined.

1.3.2

Cơ cấu tổ chức

Error! Bookmark not defined.


1.3.3

Quy mô nhân sự

Error! Bookmark not defined.

1.3.4

Mô hình bệnh tật của TTYT TP Bắc Ninh năm 2014Error! Bookmark not defined.

Chương 2

Error! Bookmark not defined.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.

2.1

Đối tượng nghiên cứu:

Error! Bookmark not defined.

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.


2.3

Phương pháp nghiên cứu:

Error! Bookmark not defined.

2.3.1

Thiết kế nghiên cứu:
Cỡ mẫu và chọn mẫu:

Error! Bookmark not defined.

Các biến số trong nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

2.3.2
2.4
2.4.1

Error! Bookmark not defined.

Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn trong điều

trị ngoại trú
Error! Bookmark not defined.


Các biến số trong khảo sát một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại


2.4.2
trú

Error! Bookmark not defined.
Các chỉ số trong nghiên cứu

2.5

Error! Bookmark not defined.

Khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại

2.5.1

trú tại TTYT TP Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

Khảo sát một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại TTYT

2.5.2

TP Bắc Ninh

Error! Bo

2.6

Phương pháp quản lí, phân tích và xử lí số liệuError! Bookmark not defined.


2.7

Đạo đức trong nghiên cứu

Chương 3

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
26
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.

Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại

3.1.1

trú tại Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

3.1.1.1

Mô tả chỉ tiêu về thủ tục hành chính


3.1.1.2

Mô tả chỉ tiêu về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng trong

Error! Bookmark not defined.

đơn thuốc
Error! Bookmark not defined.
Phân tích một số chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại Trung

3.1.2

tâm y tế Thành phố Bắc Ninh

Error! Bookmark not defined.

3.1.2.1

Số thuốc kê trong đơn

3.1.2.2

Thực trạng kê đơn kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm, chế phẩm YHCTError! Bookm

3.1.2.3

Tỷ lệ thuốc được kê thuộc danh mục thuốc TTYT

32


3.1.2.4

Tình hình chi phí TB cho một đơn thuốc

33

3.2
3.2.1

Error! Bookmark not defined.

BÀN LUẬN

34

Về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại

TTYT TP Bắc Ninh

34

3.2.1.1 Thực trang thực hiện các thủ tục hành chính khi kê đơn

34


3.2.1.2 Việc thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn và thông tin thuốc kê đơn 35
3.2.2Về các chỉ số kê đơn và chi phí đơn thuốc ngoại trú tại TTYT TP Bắc Ninh 37
3.2.2.1


Số thuốc trong đơn

37

3.2.2.2

Thực trạng kê đơn kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và chế phẩm YHCT

38

3.2.2.3

Thuốc kê trong danh mục thuốc TTYT

39

3.2.2.4

Chi phí cho một đơn thuốc

39

3.2.3

Các ưu điểm và hạn chế của đề tài

39

3.2.3.1


Các ưu điểm của đề tài

39

3.2.3.2

Các hạn chế của đề tài

39

KẾT LUẬN
41
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là nhiệm vụ quan trọng trong ngành y tế [2]. Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người
bệnh phải nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng lâm sàng của họ, với
liều lượng phù hợp, trong một khoảng thời gian thích hợp, với chi phí thấp nhất cho
họ và cộng đồng. [28], [30]
Sử dụng thuốc hợp lý là một vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc sử dụng thuốc không hợp lý như bệnh nhân sử dụng quá nhiều loại thuốc, sai
liều lượng thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng không do

vi khuẩn, sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi thuốc uống có thể thích hợp hơn, kê đơn
thuốc không phù hợp với hướng dẫn điều trị và tự điều trị. [30]
Các nghiên cứu cho thấy hơn 50% các loại thuốc trên toàn thế giới được kê đơn
hoặc bán không chính xác và 50% bệnh nhân không sử dụng chúng đúng cách. Sử
dụng thuốc không hợp lý có thể làm gia tăng nhu cầu thuốc không thích hợp của
bệnh nhân, gây mất lòng tin của họ vào hệ thống y tế [30]. Chi tiêu cho thuốc chiếm
10% đến 20% ngân sách y tế quốc gia ở các nước phát triển so với 20% đến 40% ở
các nước đang phát triển. Như vậy, việc sử dụng thuốc không hợp lý là một vấn đề
quan trọng cần được giải quyết. [19]
Tại Việt Nam, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở là một ưu tiên trong chính sách
phát triển y tế, là yếu tố quyết định tạo nên những thành tựu về y tế trong nhiều năm
qua. Những năm gần đây khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng nhanh, cơ cấu bệnh tật
thay đổi và trước tình trạng mất cân đối của mạng lưới cung ứng dịch vụ, Đảng,
Quốc hội và Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường mạng lưới y tế cơ
sở trong đó Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã đề ra nhiệm vụ: khắc
phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố
mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện các giải pháp nâng cấp và cải thiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài chính giúp người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng nhiều hơn
dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của tuyến y tế cơ sở, đặc
biệt là tại các trạm y tế xã vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng kê đơn, sử dụng thuốc
không hợp lí tại các trạm y tế xã là một vấn đề cần quan tâm. Theo một nghiên cứu


2

được thực hiện năm 2012 về tình hình sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân có bảo
hiểm y tế tại trạm y tế xã cho thấy tỷ lệ đơn được kê kháng sinh cho trẻ em không
đúng dạng bào chế cao tới 21% đặc biệt ở các tỉnh vùng Tây Nguyên là 37,7% [2].
Vì vậy, nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng kê đơn thuốc tại tuyến y tế cơ sở, chúng
tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị

ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh năm 2015” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại
Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố
Bắc Ninh năm 2015
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả tại
trung tâm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc
1.1.1 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Trong thập kỷ qua, các loại thuốc đã có tác dụng tích cực chưa từng có đối với
sức khỏe, dẫn đến giảm gánh nặng tử vong và bệnh tật, từ đó cải thiện chất lượng
cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng một tiềm năng lớn của thuốc
đã mất do cách mà chúng được sử dụng [28]. Trên toàn thế giới, hơn 50% tất cả các
loại thuốc được kê đơn, cấp phát, hoặc bán không phù hợp, 50% bệnh nhân không sử
dụng chúng đúng cách. Hơn nữa, khoảng một phần ba dân số thế giới thiếu tiếp cận
thuốc thiết yếu. Các trường hợp phổ biến của việc sử dụng thuốc không hợp lý bao
gồm:
• Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân;
• Sử dụng kháng sinh không hợp lý, thường ở liều lượng không đủ hay dùng để điều
trị các bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn;
• Sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi thuốc uống sẽ thích hợp hơn;
• Kê đơn không theo hướng dẫn điều trị;
• Tự điều trị không phù hợp, tự sử dụng thuốc phải kê đơn. [30]

Sử dụng thuốc không hợp lý gây ra nhiều hậu quả như: gây bệnh nghiêm trọng
thậm chí tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và một số bệnh mạn tính;
kháng kháng sinh; sử dụng không hiệu quả nguồn lực làm vượt quá khả năng chi trả
của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, làm mất lòng tin ở bệnh nhân [30].
Tổng chi y tế đang tăng nhanh hơn so với thu nhập ở các nước thu nhập cao, trung
bình và các nước thu nhập thấp. Trong thực tế, các thị trường mới nổi tại các nước
đang phát triển được dự kiến sẽ vượt qua 5 nước EU (Pháp, Đức, Anh, Ý và Tây Ban
Nha) về chi tiêu thuốc trên toàn cầu, và sẽ chiếm 30% chi tiêu toàn cầu vào năm
2016 (so với 13% của EU) [10], [28]. WHO đã tạo ra một cơ sở dữ liệu của các
nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trong chăm sóc ban đầu ở các nước đang phát
triển. Các số liệu cho thấy trong khi sử dụng các loại thuốc generic và thuốc thiết yếu
có thể tăng nhẹ trong vòng 20 năm qua, tổng số các loại thuốc được sử dụng đã tăng


4

mạnh và tuân thủ các guideline hướng dẫn điều trị vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, có thể
nhận thấy việc sử dụng kháng sinh thường không thích hợp như trong điều trị nhiễm
trùng đường hô hấp trên cấp tính và tiêu chảy cấp tính đang tăng [29]. Thuốc generic
được coi là giải pháp hiệu quả cho các nước đang phát triển. Trước năm 2000, thuốc
generic chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu dược phẩm toàn cầu. Tuy
nhiên, trong vài năm gần đây, với sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi (chiếm 50%
dân số thế giới), công nghiệp sản xuất thuốc generic đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Vào năm 2004, tỷ trọng thuốc generic toàn cầu chỉ chiếm 5.9% tổng giá
trị sử dụng thuốc. Tỷ trọng này đã tăng mạnh trong một thời gian ngắn lên mức 10%
vào năm 2013. [10]
Tổ chức Y tế thế giới ở khu vực Đông và Nam Á (WHO/SEARO) đã thực hiện
các chiến lược khu vực để thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý (RUM), được cập nhật tại
các cuộc họp vào tháng 7 năm 2010, đề nghị thực hiện phân tích tình hình sử dụng
thuốc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm đưa ra kế hoạch phối hợp để cải thiện

tình hình sử dụng thuốc, với việc thông qua hai Nghị quyết SEA / RC64 / R5 và SEA
/ RC66 / R7, các quốc gia thành viên đã tiến hành phân tích việc sử dụng thuốc bởi
một đội chính phủ đa ngành trong khoảng thời gian 2 tuần, sử dụng một công cụ
được thiết kế sẵn, và kết thúc với một hội thảo quốc gia để lập kế hoạch hành động
trong tương lai. Dữ liệu thu thập đủ để gợi ra các vấn đề về sử dụng thuốc nhưng
không thể cho thông tin khái quát toàn quốc gia. [27]
120 đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở CSSKBĐ của Maldives năm 2014, 120
đơn thuốc ngoại trú của BN viêm đường hô hấp trên tại các trung tâm y tế nông thôn
Myanmar năm 2014, 90 đơn thuốc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp từ sổ khám
bệnh ngoại trú tại các cơ sở y tế huyện của Nepal năm 2014, 150 đơn thuốc ngoại trú
tại các bệnh viện công tuyến huyện Bhutan 2015 (tất cả đều giới hạn trong những
trường hợp CSSKBĐ) đã được thu thập và phân tích, từ đó cho ta bảng dữ liệu sau:


5

Bảng 1.1 Kê đơn thuốc tại một số quốc gia Đông – Nam Á
Maldives

Myanmar

Nepal

Bhutan

2014

2014

2014


2015

Số thuốc kê TB/1 đơn

3,02

2,2

2.77

2,5

% đơn kê kháng sinh

24,2

54,2

40.4

41,9

% đơn kê thuốc tiêm

17,5

10,0

0.0


2,9

% đơn kê vitamin

46,7

30,9

29.6

27,1

% thuốc kê theo tên gốc

16,8

75,9

66.0

95,2

69,5

83,1

90.4

98,8


48,2

88,9

71.3

42,0

Chỉ số

% thuốc thuộc DMT
thiết yếu
% BN viêm đường hô
hấp trên được kê kháng
sinh
Chi phí trung bình đơn

93,96
MVR
[23], [24], [25], [26]

Sử dụng kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên còn ở mức cao tại
Nepal [26] và Myanmar. Trong một nghiên cứu về thực hành kê đơn và sử dụng
thuốc thiết yếu tại huyện Shimoga - Ấn Độ năm 2012, 600 đơn thuốc từ 20 cơ sở
CSSKBĐ được thu thập và phân tích đã cho kết quả: số thuốc kê trung bình trong
một đơn là 3,43 với SD= 1,53 và khoảng dao động là từ 1 đến 9 thuốc, 94% thuốc
được kê thuộc danh mục thuốc thiết yếu và 84% thuốc được kê theo tên gốc. Số đơn
kê kháng sinh và số đơn kê thuốc tiêm lần lượt chiếm tỷ lệ là 49% và 61% trên tổng
số đơn khảo sát. Kết quả này được đánh giá là tốt, nhất là việc đảm bảo tính sẵn có

của thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu [21]. Trong một nghiên cứu khác đánh giá
thực hiện kê đơn trong các cơ sở CSSKBĐ tại các tỉnh miền Đông Ả rập Saudi năm
2010, 1000 đơn thuốc từ 10 cơ sở CSSKBĐ đã được thu thập trong khoảng thời gian
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010 bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết
quả cho thấy số thuốc kê trung bình trong một đơn là 2.4 (tối ưu ≤ 3), tỷ lệ thuốc
được kê theo tên chung quốc tế là 61,2% (tối ưu 100%), tỷ lệ đơn kê kháng sinh là


6

32,2% (tối ưu ≤ 30%), tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm chiếm 2% (tối ưu ≤ 10%) và tỷ lệ
thuốc kê thuộc danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục thuốc tại cơ sở y tế là 99,2%
(tối ưu 100%). Từ đó nghiên cứu đã đưa ra căn cứ để xếp hạng các cơ sở CSSKBĐ
và có chính sách đào tạo phù hợp thúc đẩy việc kê đơn hợp lý, đặc biệt trong việc sử
dụng kháng sinh và kê đơn thuốc theo tên generic. [32]
1.1.2 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày
càng được quan tâm hơn. Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm trên toàn
quốc tăng từ 1,263 triệu/người năm 2009 lên 2,184 triệu/người năm 2012 [2], trong
đó tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2010 là 13,7 nghìn tỷ đồng tăng 26,7% so với
năm 2009 [15]. Tỷ lệ dân số KCB/ 1 năm tăng từ 34,2% năm 2008 lên 39,2% năm
2012, trong đó tỷ lệ người KCB ngoại trú tăng từ 31% năm 2008 lên 36% năm 2012
[2]. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý nói chung (trong đó có sử dụng thuốc trong điều
trị ngoại trú nói riêng) là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế [2]. Tuy nhiên tình
hình sử dụng thuốc hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa thật sự hợp lý. Mức độ sử dụng
kháng sinh tại Việt Nam tương đối cao so với các nước khác trên thế giới, tình trạng
kháng kháng sinh cũng cho thấy mức độ đáng báo động tại tất cả các bệnh viện. Mức
độ kháng kháng sinh phổ biến trong nhóm vi khuẩn Gram-âm bao gồm:
Acinetobacter sp, Pseudomonas, E.coli và Klebsiella sp. Nhìn chung, khoảng 3070% vi khuẩn Gram âm kháng các kháng sinh cephalosporin thệ hệ 3 và 4, xấp xỉ 4060% kháng với các kháng sinh nhóm aminoglycosides và fluoroquinolones. Thực
trạng này là hậu quả tất yếu của mức độ sử dụng kháng sinh cao cả trên người và

trong nông nghiệp, mà đa phần là tình trạng sử dụng không hợp lý [5]. Theo một
nghiên cứu tại cộng đồng năm 2006 cho thấy tình trạng sử dụng kháng sinh không
cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thể nhẹ ở trẻ dưới 5 tuổi tại
khu vực nông thôn Việt Nam: 63% trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thể nhẹ đã
được điều trị với kháng sinh [22]. Nhóm thuốc vitamin cũng đang bị lạm dụng.
Lượng thuốc trung bình được kê trong một đơn thuốc tại một số cơ sở được tổng
quan đều cao hơn khuyến cáo của WHO (khoảng 2 thuốc [20]). Việc thực hiện quy
chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú cũng còn nhiều sai phạm. Tình trạng kê đơn


7

theo tên biệt dược vẫn diễn ra phổ biến, tỷ lệ thuốc kê theo tên gốc thấp (chỉ chiếm
25,8% trên tổng số thuốc được kê tại BV TWQĐ 108 năm 2015 và 14,7% trên tổng
số thuốc được kê tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015). Hướng dẫn sử dụng thuốc
cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng. Trong các nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú tại BV TWQĐ 108, BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015, BVĐK huyện Vĩnh
Cửu tỉnh Đồng Nai năm 2014, 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú có thẻ BHYT đã được
thu thập. Trong một nghiên cứu khác về tình hình sử dụng thuốc BHYT trong điều trị
ngoại trú tại BVĐK Bỉm Sơn, Thanh Hóa năm 2014, 1000 đơn thuốc cũng đã được
thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn và phân tích. Tổng hợp kết quả từ các
nghiên cứu cho ta bảng số liệu sau:
Bảng 1.2 Kê đơn thuốc ngoại trú tại một số cơ sở y tế:

Cơ sở

BV TWQĐ
108
BVĐK tỉnh

Bắc Giang

%

% đơn

thuốc

ghi liều

ghi

dùng

hàm

(1 lần -

lượng

24h)

Số thuốc

% đơn

kê trung




bình/

kháng

đơn

sinh

3,39

32,5

30,5

25,83

89,59

3,2

42,7

23,3

14,7

100

100


77,3

4,2

44,6

50,6

100

100

100

4,5

44,8

49,8

100

100

100

% đơn

vitamin


%
thuốc
kê theo
tên gốc

% đơn
ghi thời

86,75 92,25

điểm
dùng

88,25

BVĐK Bỉm
Sơn Thanh
Hóa
BVĐK
huyện Vĩnh
Cửu tỉnh
Đồng Nai
[6], [9], [13], [18]


8

Về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong kê đơn: tại BV TWQĐ 108 năm
2015, do đã áp dụng phần mềm quản lí kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú nên các
quy định về thủ tục hành chính trong kê đơn như ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính

bệnh nhân; chẩn đoán rõ ràng, đầy đủ họ tên và chữ ký bác sĩ, gạch phần đơn trắng
đều được thực hiện đủ 100%. Tuy nhiên địa chỉ bệnh nhân lại không được ghi đầy đủ
và chính xác với 93,5% số đơn ghi cụ thể đến xã phường và không có đơn nào ghi số
nhà của bệnh nhân. Điều này rất quan trọng khi cần thông tin đến bệnh nhân sau kê
đơn như: hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị tại nhà, thông báo thu hồi thuốc khi
có vấn đề về chất lượng hay tác dụng phụ mới được ghi nhận [9]. Tương tự với
BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015, mặc dù 100% đơn thuốc ngoại trú BHYT đều
được ghi đầy đủ thông tin họ tên bệnh nhân, chẩn đoán rõ ràng và đầy đủ họ tên, chữ
ký bác sĩ nhưng lại không có đơn thuốc nào ghi địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số
nhà, đường phố hoặc thôn [13]. Tại BVĐK Bỉm Sơn, Thanh Hóa tỷ lệ đơn ghi địa
chỉ bệnh nhân đạt 92% mặc dù đã áp dụng phần mềm kê đơn điện tử [18]. Điều này
cho thấy việc tuân thủ quy định về thủ tục hành chính khi kê đơn cần được chú trọng
hơn nữa.
Nước ta có nền y học dân tộc cổ truyền phong phú, lại có nguồn dược liệu dồi
dào từ thực vật, động vật và khoáng vật. Từ lâu, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra
đường lối xây dựng nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa bằng cách thừa kế, phát
huy, phát triển y học dân tộc cổ truyền và kết hợp y học dân tộc cổ truyền và y học
hiện đại [11]. Trong chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược đến 2020 và tầm
nhìn đến 2030, nhà nước ta đã đưa ra chính sách ưu đãi, hỗ trợ nuôi trồng dược liệu,
bảo đảm lưu giữ và phát triển nguồn gen dược liệu, hiện đại hóa sản xuất thuốc từ
dược liệu, từ đó đã khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng thuốc y học cổ truyền.
Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang) là thuốc
có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có
dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. Thuốc thành phẩm y học cổ truyền (thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu) là dạng thuốc y học cổ truyền đã qua tất cả các giai đoạn
sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn, bao gồm: thuốc dạng viên, thuốc dạng nước,


9


thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác [1]. Năm
2010, tại BVĐK khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, tổng số tiền thuốc y học cổ
truyền đã được dùng điều trị chiếm 3,67% so với tổng số tiền thuốc điều trị trong
toàn viện [14]. Năm 2012, tỷ lệ đơn kê chế phẩm YHCT tại các cơ sở YHCT tư nhân
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 37% trong tổng số 818 đơn khảo sát [7].
1.2 Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
1.2.1 Kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động y tế được thực hiện bởi nhân viên y tế có thẩm quyền.
Người kê đơn phải đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt
nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh.
Người kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh và
thực hiện các quy định sau:
1. Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh
hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh;
3. Không kê đơn thuốc các trường hợp sau:
a) Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh;
c) Thực phẩm chức năng. [4]
1.2.2 Một số quy định về kê đơn thuốc
Luật KCB có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, người
thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm lượng,
liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với
chẩn đoán bệnh, tình trạng người bệnh. Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng
mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả [16]. Để quản lí việc kê đơn thuốc điều trị
ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” kèm
theo Quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế. Trong Quy chế có một số quy định về ghi đơn thuốc như sau:

1. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế;


10

2. Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
4. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
5. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên
biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều
hoạt chất);
6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc;
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía
trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê
đơn.
Đối với bệnh mạn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì kê đơn vào
sổ điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong một tháng hoặc theo hướng
dẫn điều trị của mỗi bệnh. [4]
1.2.3 Nguyên nhân có thể gây sai sót trong quá trình kê đơn:
Nghiên cứu về quá trình sử dụng thuốc trong cơ sở y tế Pháp – sai sót và giải
pháp của Đào Thu Trang và Võ Thị Hà đăng trên tạp chí Nhịp cầu Dược lâm sàng đã
tổng kết những nguyên nhân sau có thể gây sai sót trong quá trình kê đơn:
- Bác sĩ kê đơn bằng miệng và CBYT khác ghi chép
- Không rõ người kê đơn
- Không rõ bệnh nhân
- Đơn khó đọc
- Đơn điện tử bị sai

- Viết tắt
- Ghi không chính xác hoặc lỗi: Tên, dạng bào chế, liều dùng, chế độ liều, thời gian
dùng, thời điểm dùng, đường dùng
- Chọn thuốc sai
- Không tuân thủ chống chỉ định


11

- Có tương tác thuốc
- Không cân nhắc đến bệnh mắc kèm
- Không nêu rõ cách thức giám sát, theo dõi điều trị. [8]
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc
Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1993) đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau:
Bảng 1.3 Các chỉ số kê đơn của WHO
Ý nghĩa

Chỉ số
Số thuốc trung bình trong một đơn

Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc.

Tỷ lệ phần trăm của các thuốc được kê Để đo lường xu hướng kê đơn theo tên
theo tên generic

generic.

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh

Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử

dụng hai loại thuốc quan trọng, nhưng

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm

thường bị lạm dụng và tốn kém trong chi
phí điều trị bằng thuốc.
Để đo mức độ thực hành phù hợp với

Tỷ lệ phần trăm của các thuốc được kê chính sách thuốc quốc gia, bằng việc chỉ
thuộc danh mục thuốc thiết yếu hoặc ra việc thực hiện kê đơn từ danh sách
danh mục thuốc chủ yếu

thuốc thiết yếu hoặc thuốc chủ yếu đối với
từng loại hình cơ sở khảo sát.
[31]

Ngoài ra, theo Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của
hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cũng đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc
WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu, bao gồm:
1. Các chỉ số kê đơn:
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;


12

e) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y

tế ban hành.
4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện:
a) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
b) Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
c) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
g) Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
h) Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan. [3]
1.3

Vài nét về cơ sở nghiên cứu
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
Theo báo cáo Kết quả công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 của Trung tâm y tế

Thành phố Bắc Ninh, chức năng nhiệm vụ của trung tâm là :
Thực hiện công tác y tế dự phòng, công tác cấp cứu, khám chữa bệnh ngoại trú
trên địa bàn, đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Trọng tâm là khám và điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân có thẻ BHYT đăng
ký khám chữa bệnh ban đầu tại trung tâm và các trạm y tế xã/phường trên địa bàn
Thành phố.[12], [17].


×