Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các dạng đề tác phẩm vợ nhặt (kim lân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.59 KB, 26 trang )

VỢ NHẶT
KIM LÂN
Đề 1:Phân tích ý nghĩa hình ảnh kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
MỞ BÀI
“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in
trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 nhưng cảm
hứng chủ đạo của tác phẩm là khẳng định và ngợi ca khát vọng về mái ấm gia đình,
về sự đổi đời của người lao động Việt Nam nhờ cách mạng. Vì thế mà mở đầu tác
phẩm là buổi chiều chạng vạng gắn với khơng khí tan thương của dân tộc trong
năm đói nhưng kết thúc tác phẩm lại là buổi sáng thanh bình đầy niềm vui và đặc
biệt là hình ảnh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới”.
THÂN BÀI
Hình ảnh này xuất hiện ở cuối tác phẩm cũng là hình ảnh kết thúc tác phẩm.
Đây là hình ảnh nâng tư tưởng của tác phẩm lên một cấp độ mới cao hơn. Trong
hồn cảnh đói kém khủng khiếp, giữ cho được tình cảm tốt đẹp và lối sống nhân ái
quả là điều rất đáng quí nhưng người lao động Việt Nam cần phải hướng tới tương
lai, cần phải có những hành động để đổi thay cuộc đời.
Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi nhắc đến việc
Tràng đã từng chứng kiến cảnh trên đê Sộp những người nơng dân đi phá kho thóc
của Nhật dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.
Hình ảnh trên gợi lên những suy nghĩ: cách mạng xa mà gần, trừu tượng mà
cụ thể. Hiện thực khắc nghiệt vẫn cịn, cái đói, cái rét, cái chết đang hoành hành,
tiếng trống thúc thuế đang dồn dập, nhưng những người như Tràng vẫn tin tưởng,
hi vọng vào một tương lai tốt đẹp, vào một sự đổi thay lớn đến với họ. Rồi một

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


ngày khơng xa cách mạng sẽ tràn đến xóm ngụ cư và những người như Tràng sẽ đi


theo cách mạng và trở thành lực lượng tiêu biểu.
Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” thể hiện cái nhìn mới
mẻ của nhà văn Kim Lân về cuộc đời, số phận của người lao động Việt Nam. Nhà
văn đã dự báo cho họ về một cuộc đổi đời. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
tác phẩm vì thế mà có nét khác biệt so với các tác phẩm văn học hiện thực phê phán
giai đoạn 1930 – 1945.
KẾT BÀI
Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện sự khác biệt cơ bản của “Vợ
nhặt” với những sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố... trước cách mạng.
Đề 2: Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Mở bài
Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài là cây bút tiêu biểu
của văn học hiện đại Việt Nam. Các sáng tác của ông không nhiều nhưng để lại ấn
tượng hết sức sâu sắc trong lòng độc giả. Kim Lân có sở trường về truyện ngắn.
Ơng chun viết về nông thôn và những thú vui ở chốn quê nghèo. Những người
nông dân trong tác phẩm của Kim Lân tuy nghèo khổ nhưng rất thật thà, chất phác,
hóm hỉnh, hồn nhiên yêu đời. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân. Để
hiểu sâu sắc về tác phẩm này, khơng thể khơng tìm hiểu hồn cảnh ra đời của nó.
Thân bài
Mùa xuân năm 1945 từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, người lao động Việt Nam
lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử. Hơn hai triệu người chết đói thê thảm.
Nỗi đau này làm xúc động nhiều văn nghệ sĩ. Nhà văn Kim Lân đã đóng góp truyện
ngắn thành công về sự kiện này - “Vợ nhặt”.
“Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi
cách mạng tháng tám thành công. Bối cảnh câu chuyện là nạn đói năm Ất Dậu năm

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


1945. Tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” chưa hồn thành vì bản thảo bị mất trong kháng

chiến. Sau khi hịa bình lặp lại, Kim Lân dựa một phần vào cốt truyện cũ để viết
truyện ngắn này. Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962.
KẾT BÀI
Như vậy trên nền bối cảnh năm đói, Kim Lân có điều kiện khắc họa tính
cách nhân vật qua đó bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm. Truyện ngắn phản ánh thân
phận rẻ rúng của con người trong nạn đói 1945, tố cáo xã hội thực dân phát xít đã
đầy đọa con người đến cuộc sống điêu đứng, đồng thời cũng ca ngợi phẩm chất tốt
đẹp của con người: giàu lòng trắc ẩn, khát vọng sống mãnh liệt...
Đề 3: Anh chị hãy nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực
trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống độc đáo trong tác phẩm “Vợ
nhặt” của Kim Lân
MỞ BÀI
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm thành công của cây bút truyện ngắn
Kim Lân. Tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc thể hiện qua thái độ
khá rõ rệt của tác giả. Tình huống truyện giữa lúc nạn đói gay gắt nhất, anh cu
Tràng chỉ vì một câu nói đùa mà được cô gái theo về làm vợ: cảnh tượng mừng mà
hóa lo, hóa tủi chính là một yếu tố quan trọng để làm nên những giá trị đó.
THÂN BÀI
1.Thái độ đồng cảm xót thương của tác giả đối với người lao động nghèo
Thứ nhất qua tình huống Tràng nhặt được vợ, Kim Lân thể hiện thái độ xót
xa, ái ngại trước cảnh con người bị rẻ rúng, đói khổ và cái chết bủa vây. Truyện
dựng vợ gả chồng là chuyện trọng đại trong đời một con người nhưng trong tác
phẩm này như một trò đùa của số phận. Người nhặt được vợ không phải là anh
chàng hào hoa, đẹp trai, giàu có mà lại là một người lao động thơ kệch, nghèo, dân
ngụ cư, đặc biệt hơn nữa là nhặt được vợ chỉ với một câu hò vu vơ, một câu nói

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


tầm phơ tầm phào, bốn bát bánh đúc, một cái thúng con, một bữa cơm no ở chợ.

Còn người vợ nhặt thì vì cái đói miếng ăn mà trở nên đanh đá, chua ngoa, chỏng
lỏn, gợi chuyện ăn uống lộ liễu, đánh mất lịng tự trọng theo khơng một người đàn
ông xa lạ. Sự kiện anh cu Tràng nhặt được vợ khiến cho bà cụ Tứ già nua, lọng
khọng, nghèo đói, dân ngụ cư hết sức buồn tủi khơng dám tin là sự thật. Dân xóm
ngụ cư vừa tươi nét mặt một chút lại tối sầm lại vì họ băn khoăn khơng biết rằng
hai vợ chồng Tràng có nuối nổi nhau vượt qua cơn đói khát này khơng.
2. Thái độ trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người lao động
Thứ hai, qua tình huống này, nhà văn khẳng định những phẩm chất đáng trân
trọng của người lao động: dù đói khổ, giữa lúc cái chết bủa vây gay gắt, họ vẫn
khao khát có được tổ ấm gia đình, vẫn hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Mẹ
con bà cụ Tứ gia cảnh nghèo đói nhưng với lịng trắc ẩn và tinh thần “lá rách ít đùm
lá rách nhiều” họ vẫn dang tay ra cứu vớt người vợ nhặt. Tuy là “vợ nhặt” nhưng
họ rất trân trọng không hề rẻ rúng người vợ nhặt. Thương con trai, con dâu, bà cụ
Tứ nói tồn những chuyện vui để khích lệ động viên các con vượt qua ngày đói.
Anh cu Tràng thì thấy mình có trách nhiệm với gia đình hơn. Người vợ nhặt dù đói
khổ nhưng khơng đầu hàng vẫn bám lấy cơ hội dù là nhỏ nhất để được sống. Nếu
đặt việc làm hành động trên của ngườì vợ nhặt trong hồn cảnh bình thường của
đời sống thì khơng chấp nhận được nhưng đặt trong bối cảnh năm đói ta hồn tồn
cảm thơng và trân trọng. Chị đanh đá, chỏng lỏn là để được sống. Và khi về làm
dâu bà cụ Tứ chị bộc lộ những phẩm chất rất đáng trân trọng: đảm đang tháo vát, tế
nhị kín đáo, lạc quan, cử xử lễ phép đúng mực...
3. Thái độ phê phán tố cáo xã hội
Thứ ba, thơng qua tình huống Tràng nhặt được vợ, tác giả thể hiện thái độ
phê phán sâu sắc xã hội lúc bấy giờ. Dưới sự đàn áp bóc lột của thực dân Pháp và
phát xít Nhật, người dân điêu đứng, lầm than dẫn đến hơn hai triệu người chết đói ở

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


miền bắc. Một xã hội cùng cực, ở đó con người khơng kiếm đủ cái ăn, đầy rẫy cảnh

chết chóc đói khát. Hạnh phúc của con người cũng bị thóa mạ. Một xã hội khơng
cịn đảm bảo được giá trị cho con người: giá trị người phụ nữ và hạnh phúc bị rẻ
rúng, người ta có thể nhặt được giữa đường giữa chợ. Bao trùm lên số phận bất
hạnh là khung cảnh tiêu điều, tan thương của ngày đói: tiếng hờ khóc của gia đình
có người chết, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết, tiếng trống thúc thuế, mùi gây của
xác người, mùi đốm rấm khét lẹt, người chết đói nằm ngổn ngang la liệt khắp các
lều chợ, người đói bồng bế dắt díu nhau đi như những bóng ma...
KẾT BÀI
Cách phát hiện và miêu tả tình huống truyện độc đáo đã thể hiện đầy đủ thái
độ của nhà văn, qua đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo khá sâu sắc của tác
phẩm. Đó cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Kim Lân.
Đề 4: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong “Vợ nhặt”
MỞ BÀI
Trong nghệ thuật viết truyện, các nhà văn thường đặc biệt chú ý đến việc tạo
dựng một tình huống truyện đặc sắc, độc đáo để có thể làm nổi bật chủ đề của tác
phẩm, khắc họa tính cách nhân vật và diễn tả thế giới nội tâm đầy bí ẩn của con
người. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng đã xây dựng được một tình
huống truyện độc đáo như vậy - Tràng nhặt được vợ. Với tình huống này, nhà văn
đã thể hiện một cách ám ảnh tình cảnh bi đát của con người trong nạn đói; những
khát vọng sống và hạnh phúc đến độ đau đớn của họ trong cảnh ngộ tuyệt vọng và
từ đó thể hiện những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp của các nhân vật.
THÂN BÀI
1, Tình huống lạ lùng, ngạc nhiên, thú vị
Tình huống truyện độc đáo trong “Vợ nhặt” trước hết được bộc lộ ngay từ
nhan đề của tác phẩm. Xưa nay ngồi Kim Lân chưa ai nói nhặt được vợ bao giờ.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Người phương Đông vốn coi chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện hệ trọng. Ca dao

từng nói: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà – Trong ba việc đó thật là khó thay”. Vậy nên
nhan đề “Vợ nhặt” cũng đã gợi lên sự tò mò. Người ta cảm thấy lạ lùng hết sức vì
nhặt được vợ chỉ bằng một câu hị vu vơ, bốn bát bánh đúc, một cái thúng con đựng
những đồ lặt vặt, một bữa cơm no ở chợ; và người nhặt được vợ cũng không phải là
người đào hoa, giỏi giang, thơng minh, phong lưu trí tuệ hơn người mà chỉ là một
gã dân quê cục mịch, xấu xí, nghèo khổ, lại là dân ngụ cư vốn bị khinh bỉ trong xã
hội ngày trước. Sức hấp dẫn của tình huống truyện chính là ở đó. Giống như một
nghịch lí, nó khiến cho tất cả mọi người đều lấy làm ngạc nhiên.
A, Dân xóm ngụ cư
Khi thấy Tràng và người đàn bà “lủi thủi” về trong ánh chiều chạng vạng.
Dân xóm ngụ cư cảm thấy ngạc nhiên hết sức. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn
theo bàn tán. Những lời thì thào của họ đã cho thấy tâm trạng ngạc nhiên cao độ.
Đến khi suy đoán người phụ nữ lạ mặt kia là vợ anh cu Tràng, mọi người cười lên
“rung rúc”, khuôn mặt hốc hác, u tối của họ rạng rỡ lên một chút.
B, Bà cụ Tứ
Người sửng sốt hơn cả trước sự kiện Tràng nhặt được vợ là bà cụ Tứ. Đây
quả là một chấn động tâm lí đối với bà bởi nó đã vượt xa sức tưởng tượng của
người mẹ nghèo. Bà lão đã đứng sững người lại khi thấy có người phụ nữ trong nhà
mình. Trong đầu bà cụ dồn dập những câu hỏi: “Quái! Sao lại có người đàn bà nào
ở trong ấy nhỉ. Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế
kia? Sao lại chào mình bằng u? Ai đấy nhỉ?... Ơ hay thế là thế nào?” Bà lão khơng
cịn tin vào tai vào mắt mình nữa, bà khơng nhận ra đó là ai. Bao nhiêu câu hỏi hiện
lên trong tâm trí bà đã thể hiện tâm trạng sửng sốt tột cùng của bà. Tơ đậm tâm
trạng bàng hồng, ngạc nhiên của bà mẹ nghèo, Kim Lân đã làm bật lên tình cảnh
éo le, trớ trêu trong việc Tràng có vợ. Khơng phải bà lão thiếu nhạy cảm nhưng

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


hồn cảnh q bi đát đã khiến bà cụ khơng dám tin đó là sự thật. Theo sự suy lí

thơng thường thì vào lúc người chết đói đầy đường, chẳng một ai dám mạo hiểm
nhặt vợ. Nhất là bản thân mình cũng đang đói quay, đói quắt. Rước thêm về nhà
một miệng ăn lúc này khác nào tự đào hố chơn mình. Vả lại nghèo khổ, xấu xí, hèn
kém như con bà thì ai người ta thèm lấy mà có vợ được.
C, Anh cu Tràng
Câu chuyện càng trở nên khôi hài khi chính người trong cuộc cũng ngạc
nhiên. Nhìn người đàn bà ngồi ngây giữa nhà mình, Tràng vẫn ngờ ngợ khơng dám
tin đó là sự thật. Một câu hỏi bất ngờ bật ra trong tâm trí Tràng một cách hài hước:
“Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?” Sáng hôm sau Tràng vẫn cứ thấy ngỡ ngàng như
không phải. Mặc dù lúc ấy người vợ nhặt vẫn đang mau mắn quét tước nhà cửa với
tất cả sự đảm đang hiện thực.
>>Tâm trạng ngạc nhiên sửng sốt của tất cả các nhân vật đã phần nào thể
hiện sự éo le trớ trêu của số kiếp con người trong nạn đói. Người ta khơng dám tin
vào sự việc bình thường của đời sống con người.
2, Tình huống éo le
Sự kiện Tràng nhặt được vợ trong ngày đói thật lạ lùng nhưng khi hiểu ra rồi
thì lại chẳng có gì đáng ngạc nhiên, thậm chí cịn rất buồn tủi và tội nghiệp. Có thể
một người xấu xí, nghèo hèn khơng có khả năng lấy được vợ như Tràng bỗng nhiên
có vợ theo sẽ là một điều lạ lùng khơng gì tưởng tượng được nếu như đặt trong
hồn cảnh bình thường của đời sống. Nhưng vào lúc tất cả mọi người đều bị đẩy
xuống vực thẳm của cái đói, cái chết thì chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Chắc chắn khi ấy lại chẳng có người đàn bà nào lại liều lĩnh theo không Tràng theo
kiểu một kẻ sắp chết đuối bỗng nhiên vớ được cọc. Ở phía Tràng thì đây là vợ theo
khơng phải cưới xin gì, xóm giềng cũng thể tất cho nên người đàn ông khốn khổ
như Tràng mới có được vợ. Kim Lân đã rất tinh tế và sâu sắc khi dựng lên một tình

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


huống éo le trớ trêu không biết nên cười hay nên khóc, buồn hay vui. Tất cả mọi

người đều sống trong tâm trạng đó.
A, Dân xóm ngụ cư
Dân xóm ngụ cư vừa mới tươi nét mặt được một chút thì đã lại thở dài: “Ơi
chao! Giời đất này cịn rước cái nợ đời về, biết có ni nổi nhau sống qua cái cơn
đói khát này khơng?” Chẳng một ai có thể trả lời câu hỏi đó. Bởi thế tất cả đều nín
lặng. Trong cái im lặng của họ đủ thấy tâm trạng ngột ngạt, nặng nề.
B, Bà cụ Tứ
Nghịch cảnh quá éo le trong việc Tràng có vợ đã gây nên một cú sốc về tâm
lí đối với bà cụ Tứ. Lúc đầu bà lão bàng hoàng ngạc nhiên cho đến khi Tràng giải
thích thì bà cụ hiểu ra cơ sự. Đáng nhẽ phải mừng vui trước sự kiện này nhưng khi
thần chết đã đe dọa cuộc sống của từng gia đình thì bà lão khơng thể mừng vui cho
được. Trong tâm hồn bà mẹ nghèo đã dâng lên một niềm cảm xúc đối nghịch: vừa
buồn tủi, lo âu, vừa ai ốn xót thương cho số kiếp của đứa con mình, bà lão cũng
cúi đầu nín lặng. Trong cái lặng im của bà cụ chứa đựng cả một cơn bão tố. Ngòi
bút của Kim Lân đã lách sâu vào những biến thái tâm tư của bà cụ để đồng cảm với
bao chua xót, đắng cay của một kiếp người nghèo bị dồn đẩy vào bước đường
cùng: “Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con vào lúc gia đình ăn lên làm nổi
cịn mình thì…”. Nỗi tủi hờn đã chặn dứng dịng suy tư của bà cụ. Những tình cảm
đối nghịch xung đột với nhau khiến bà lão đau đớn. Nỗi đau đã biến thành nước
mắt “Từ trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Trong
tâm trí của bà cụ lại cháy lên một nỗi lo âu: “Khơng biết rằng chúng nó có ni nổi
nhau sống qua được cơn đói này khơng?” Bà cụ thở dài. Sự từng trải của cả một
đời làm bạn với cái nghèo dường như đã mách bảo bà rằng mối dun kiếp này lẽ
ra là khơng nên có. Đang ngắc ngoải vì đói khát, hai cuộc đời nghèo khổ gắn bó với
nhau khác nào tự sát. Nhưng dù muốn hay khơng thì người con dâu đã đứng ở phía

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


trước, mặt cúi xuống tay vân vê tà áo đã rách bợt. Tình thương dâng lên trong tâm

hồn bà cụ. Ý nghĩ của bà mẹ nghèo nhân hậu đã có sự chuyển hướng, bà cố nghĩ
rằng biết đâu đây lại là cơ may. Bà đã chấp nhận người phụ nữ là dâu con của mình
với tất cả tâm hồn đơn hậu: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta
mới lấy đến con mình, mà con mình mới lấy được vợ. Thơi thì bổn phận bà là mẹ
bà đã chẳng lo lắng được cho con… may mà qua khỏi được tao đoạn này thì thằng
con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”. Để động viên con và dâu, bà đã khơi dậy ở họ
niềm hi vọng ở cái ngày “May mà ông giời cho khá, ai giàu ba họ, ai khó ba đời.”
Cho dẫu thế thì hiện thực quá bi đát cũng khiến cho bà cụ chẳng thể nào vui ngay
được. Bà nhìn “đăm đăm” ra ngồi “bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Mùi đống rấm
khét lẹt từ nhà có người chết bay tới khiến bà nghĩ tới ông lão, nghĩ đến đứa con
gái xấu số, nghĩ đến cuộc đời đau khổ dài dằng dặc của bà, nghĩ đến tương lai ảm
đạm của đứa con trai. Nỗi lo âu đã bóp nghẹt trái tim bà cụ, khiến nước mắt bà lại
tn xuống rịng rịng. Nước mắt của người già vốn rất hiếm hoi “Tuổi già hạt lệ
như sương – Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” (Nguyễn Khuyến). Nhưng sự thê
thảm của hoàn cảnh, nỗi đau của người mẹ đã đạt đến tột độ và tất cả đã chuyển
hóa thành nước mắt.
Có thể nói bà cụ Tứ đã trải qua một quá trình tâm lí phức tạp trong một cảnh
ngộ quá éo le. Kim Lân khi diễn tả tâm trạng của bà cụ Tứ đã rất chú ý đến niềm hi
vọng về tương lai của bà mẹ này. Bà nghĩ đến việc lấy một cái phên ngăn riêng chỗ
ở cho vợ chồng Tràng. Sáng hôm sau bà dậy sớm cùng cô con dâu thu dọn quét
tước nhà cửa với một ý nghĩ: “Thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời
có thể khác đi, lầm ăn có cơ khấm khá hơn.” Trong bữa ăn bà nghĩ đến chuyện:
“Khi nào có tiền ta mua lấy đơi gà, chả mấy mà có ngay một đàn gà cho mà xem.”
Với những suy nghĩ của bà mẹ về ngày mai, Kim Lân muốn khẳng định một điều:

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


để chống chọi với cái đói khủng khiếp, người ta phải có một ý chí sống mãnh liệt,
một niềm hi vọng về ngày mai tốt đẹp hơn.

Trong tác phẩm có chi rất đáng để ý: đó là chi tiết về nồi cháo cám của bà
mẹ. Bà lão đã mang nồi cháo cám lên khi bữa ăn kết thúc như là món quà dành
riêng cho con trai, con dâu. Nhưng hóa ra món quà bất ngờ ấy cũng chỉ là nồi cháo
cám. Bà cụ bảo: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.” Cháo cám làm sao có thể ngon
nhưng niềm vui và hi vọng hạnh phúc đã khiến cho bà cụ biến đắng chát thành ngọt
ngào. Có điều niềm vui của bà cụ cũng chỉ là niềm vui tội nghiệp. Bởi lẽ món q
ấy cũng khơng sao khiến cho đơi mắt của người con dâu sáng lên. Cịn mặt Tràng
thì chun ngay lại. Một nỗi hờn tủi đã dâng lên trong lòng mọi người. Tiếng trống
thúc thuế đã đưa bà lão trở về thực tại. Bà ngoảnh vội ra ngoài để con dâu khơng
biết mình đang khóc.
C, Anh cu Tràng
Tràng do ít từng trải nên Tràng lo ít vui nhiều. Lúc đầu hắn cũng chợn “Thóc
gạo này đến cái thân cịn khơng ni nổi lại cịn đèo bịng”. Nhưng đây là cơ hội
duy nhất để Tràng có vợ. Thế là hắn đã chậc lưỡi đánh cược cùng cái đói để nhặt
vợ. Hạnh phúc đến quá bất ngờ khiến chàng quên cả lo âu. Hắn trở nên phởn phơ ra
mặt. Hắn cứ tủm tỉm cười một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh. Hắn khơng sao hiểu
được vì sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc. Hạnh phúc vừa lặng vào tâm linh vừa tỏa ra
khiến Tràng ngỡ ngàng và thấy người lửng lơ êm ái như vừa đi ra từ giấc mơ. Hắn
thấy yêu thương ngôi nhà của hắn và nẩy sinh ra ý thức về bổn phận về trách nhiệm
của bản thân.
D, Chị vợ nhặt
Trong số các nhân vật trong tác phẩm thì người buồn tủi nhất là “thị”.
Chuyện lấy chồng vốn được xem là chuyện hệ trọng trong cuộc đời người phụ nữ.
Ngày bước chân về nhà chồng cũng là ngày vui trong cuộc đời người con gái.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Nhưng với người vợ nhặt của Tràng không phải thế. Chị đã bị đẩy đến bước đường
cùng. Hầu như mọi cơ hội được sống đã khép lại trước mắt người phụ nữ này. May

sao lại có một người đàn ơng xuất hiện và chị đã bám lấy cơ hội ấy miễn là được
sống. Chị phải vội vã theo không Tràng chỉ sau hai lần gặp gỡ, bốn bát bánh đúc,
một bữa cơm no ở chợ và một cái thúng con đựng những đồ lặt vặt. Chị đánh liều
theo không Tràng để thốt khỏi cái đói, cái chết. Nhưng sự thực lại không giống
như tưởng tượng của chị. Ngôi nhà rách nát của Tràng, bữa tiệc cưới thảm hại đã
khiến cho đơi mắt của chị tối lại vì đau buồn và hờn tủi. Tất cả đã làm rõ nét hơn
nghịch cảnh của con người trong nạn đói.
3, Ý nghĩa của tình huống
Với một tình huống truyện độc đáo, Kim Lân đã phản ánh một cách chân
thực bức tranh cuộc sống bi đát của con người trong nạn đói, sự thảm hại của giá trị
con người do cái đói xơ đẩy. Từ đó tác phẩm đanh thép kết án tội ác của bọn thực
dân, phát xít. Sự bóc lột thậm tệ, chính sách bắt dân nhổ lúa trồng đay đã đẩy dân
vào cuộc sống khốn cùng bi đát.
Điều đáng trân trọng là với tình huống truyện này, nhà văn đã khẳng định
những tình cảm tốt đẹp của những con người khốn khổ: lịng trắc ẩn, sự đùm bọc
cưu mang “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, đặc biệt là thái độ trân trọng, khát vọng
sống, niềm hi vọng vào ngày mai của những con người cùng khổ.
KẾT BÀI
Tình huống truyện phải nói là độc nhất vô nhị của “Vợ nhặt” đã tạo nên sức
hấp dẫn cho tác phẩm. Với tình huống truyện này, Kim Lân khơng những có cơ hội
thể hiện bức tranh đời sống một cách ám ảnh mà còn bộc lộ rõ nét tư tưởng chủ đề
của tác phẩm, tạo ra cơ hội đột phá vào thế giới nội tâm phức tạp của con người và
diễn tả một cách cảm động.
Đề 5: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


MỞ BÀI
“Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Qua tình huống

truyện độc đáo – Tràng nhặt được vợ, tác phẩm đã phản ánh cuộc sống bi đát khốn
cùng của người nơng dân trước nạn đói, tố cao đanh thép tội ác của bọn thực dân
phát xít. Đồng thời đề cao khát vọng sống, hạnh phúc con người. Bên cạnh sự
thành công về mặt cốt truyện, tác phẩm còn hấp dẫn người đọc bởi cách xây dựng
nhân vật độc đáo của tác giả. Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật có sức ám ảnh lớn
đối với bạn đọc và để lại trong ta ấn tượng sâu sắc.
THÂN BÀI
1. Tác giả, tác phẩm
Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh.
Ông là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam. Các sáng tác
của ông không nhiều nhưng để lại ấn tượng hết sức sâu sắc trong lịng độc giả. Kim
Lân có sở trường về truyện ngắn. Ơng chun viết về nơng thơn và những thú vui ở
chốn quê nghèo. Những người nông dân trong tác phẩm của Kim Lân tuy nghèo
khổ nhưng rất thật thà, chất phác, hóm hỉnh, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời. “Vợ
nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng
tháng tám thành cơng. Bối cảnh câu chuyện là nạn đói năm Ất Dậu năm 1945. Tiểu
thuyết “Xóm ngụ cư” chưa hồn thành vì bản thảo bị mất trong kháng chiến. Sau
khi hịa bình lặp lại, Kim Lân dựa một phần vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn
này. Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Trên nền bối cảnh
năm đói, qua tình huống Tràng nhặt được vợ, Kim Lân có điều kiện khắc họa tính
cách nhân vật qua đó bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm. Truyện ngắn phản ánh thân
phận rẻ rúng của con người trong nạn đói 1945, tố cáo xã hội thực dân phát xít đã
đầy đọa con người đến cuộc sống điêu đứng, đồng thời cũng ca ngợi phẩm chất tốt
đẹp của con người: giàu lòng trắc ẩn, khát vọng sống mãnh liệt...

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


2. Phân tích
1, Số phận bất hạnh

Cũng giống như biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ, vợ của Tràng là một
người đàn bà chịu nhiều bất hạnh. Thân phận của chị cũng là thân phận và cảnh
ngộ của vơ vàn phụ nữ khác trong năm đói 1945. Bị cái đói xơ đẩy vào bức đường
cùng, thân phận của họ nào có khác chi cái rơm cái rác bị nước lũ trơi dạt vào
những xó xỉnh của cuộc đời mà ai cũng có thể nhặt được hoặc chà đạp một cách
phũ phàng.
Người đọc thật sự cảm thấy chua xót trước tình cảnh khốn cùng của người
phụ nữ đói khổ. Người đàn bà không tên, không tuổi, không nhan sắc, khơng nghề
nghiệp, khơng gia đình đã thực sự lâm vào đường cùng.
Cái đói đã khiến chị ta có bộ dạng thảm hại của một con ma đói. Gặp thị lần
thứ hai ở cổng chợ, Tràng không nhận ra. Bởi lẽ thị tiều tụy quá “rách quá”: quần
áo như tổ đỉa, mặt lưỡi cày xám xịt, trên mặt chỉ thấy hai con mắt, ngực lép kẹp.
Cái đói cũng làm cho tính cách của thị bị biến dạng. Thị trở nên cong cớn,
chua ngoa, chỏng lỏn, xưng xỉa. Thị liếc mắt cười tít, gợi ý chuyện ăn uống một
cách lộ liễu rồi cuối cùng đánh mất lịng tự trọng theo khơng Tràng. Tất cả xét cho
cùng là vì thị q đói. Chính vì đói mà người phụ nữ khốn khổ đã tìm cách vùng
vẫy để thốt khỏi vịng vây đang xiết chặt lấy mình.
Cái đói cịn biến một chuyện trọng đại trong đời người con gái trở thành một
trò đùa. Ngày lấy chồng phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời một cơ gái. Ngày
đó, mỗi cơ gái sẽ được cha đưa, mẹ đón, được nhận sự chúc phúc của gia đình,
người thân, bạn bè. Trong tác phẩm thị chỉ là vợ nhặt. Chuyện tình u của thị như
một trị đùa: Hị hẹn có hai bận, cầu hơn chỉ 4 bát bánh đúc, tân hôn cũng chỉ hai
hào dầu, tiệc cưới chỉ là cháo cám thảm hại.
2, Vẻ đẹp tâm hồn

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


*Khát vọng sống mãnh liệt
Nếu chỉ phán xét những hành động bề ngồi của người đàn bà thì ta khơng

thể dễ dàng cảm thơng. Đặt trong hồn cảnh bình thường của đời sống thì việc làm
của người phụ nữ kia là bất bình thường và khơng chấp nhận được. Nhưng đặt vào
bối cảnh năm đói – hồn cảnh bất bình thường thì những hành động kia lại trở
thành bình thường, có thể hiểu và cảm thơng được. Với một tấm lịng đơn hậu, đầy
thương cảm đối với những con người khốn khổ, Kim Lân đã tỏ ra rất tinh tế khi
nhận thấy những động lực xui khiến và thúc đẩy mọi hành động của người vợ nhặt:
đó chính là khát vọng sống vô cùng mãnh liệt của chị. Thật là tội nghiệp biết bao
khi người đàn bà này gạt phắt lời mời trầu của Tràng để nói đến chuyện ăn uống
một cách sắc sảo: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Bốn bát bánh đúc của Tràng đã
khiến cho hai con mắt của người đàn bà sáng lên. Không những thế thị cịn kín đáo
thăm dị gia cảnh của Tràng: “Hà! Ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Cịn
Tràng thì đã thật thà lộ bí mật “Làm đếch gì có vợ”. Anh cịn đùa “Nói đùa chứ có
về với tờ thì ra khn hàng rồi cùng về”. Rõ ràng là người vợ đã tạo ra cơ hội để
Tràng nói đùa câu này, và chị đã bám vào câu nói đùa ấy để theo anh ta về xóm ngụ
cư. Xét cho cùng thì khi bị rơi vào hoàn cảnh quẫn bách, người vợ nhặt đã nỗ lực
bằng mọi giá thoát khỏi bàn tay tử thần, kể cả việc đánh mất lịng tự trọng để theo
khơng người đàn ông xa lạ.
*Tế nhị, kín đáo
Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì ta vẫn chưa thể cảm nhận được một
cách sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Kim Lân. Lòng yêu thương con người, lòng tin
vào phẩm chất đạo đức của người lao động đã đưa đẩy ngòi bút của Kim Lân khi
ông miêu tả sự đổi thay tốt đẹp của người phụ nữ. Có thể nói ơng đã trả lại bản tính
tốt đẹp vốn có trong người vợ nhặt.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Lủi thủi theo Tràng về trong ánh chiều nhập nhoạng, cho dù khơng được đưa
đón tử tế, khơng có nghi thức của một đám cưới (vì là vợ theo) nhưng người vợ
nhặt của Tràng cũng có dáng vẻ thèn thẹn, ngượng ngùng: “Chân nọ ríu vào chân

kia”, “Cái nón rách tàng che nghiêng nửa khuôn mặt”. Rõ ràng chị ta đang sống
trong cảm giác của một cô dâu mới trên con đường về nhà chồng.
Khơng cịn vẻ cong cớn, xưng xỉa, chỏng lỏn, thị trở nên kín đáo và ý tứ hơn.
Nhìn túp lều rúm ró, thảm hại nhà Tràng, biết là khơng thể tránh khỏi cái đói nhưng
chị cũng đã biết nén lại một tiếng thở dài.
Ở trong nhà, thị ngồi ở mép giường, tay ôm khư khư cái thúng con trong
lòng, thỉnh thoảng vân vê tà áo rách bợt. Bà cụ Tứ về, thị đã chào bà cụ Tứ lễ phép.
Khi bà cụ Tứ đưa cho bát “chè khốn” (kì thực là cháo cám), dù hai con mắt
đã thoáng tối lại nhưng thị vẫn điềm nhiên và vào miệng vì sợ làm tủi lịng bà mẹ
nghèo. Thiếu sự ý tứ, kín đáo người ta khơng thể làm được điều đó.
*Đảm đang, tháo vát
Chị trở nên đảm đang, tháo vát. Sáng hôm sau chị đã dậy sớm cùng bà cụ
Tứ, thu dọn, quét tước nhà cửa: Đống rác tung hoành ở lối đi đã được dọn sạch, cái
sân cỏ mọc nham nhở đã được dẫy sạch, hai cái ang nước vốn khơ cong đã được
kín đầy, đống quần áo rách như tổ đỉa vắt khươm mươi niên trong góc nhà đã được
đem phơi. Ngơi nhà trống tuyềnh, trống tồng của Tràng đã trở nên ngăn nắp, gọn
gàng nhờ đôi bàn tay của người vợ thảo hiền.
*Lạc quan, tin tưởng
Sự thay đổi của người mới đã khiến cho Tràng ngạc nhiên. Người vợ nhặt đã
đem đến một sức sống mới cho gia đình bà cụ Tứ. Tràng lần đầu tiên được biết đến
cái cảm giác êm đềm, hạnh phúc. Bà cụ Tứ chuyển từ âu lo, buồn tủi sang hi vọng.
Chính người vợ nhặt đã nói đến chuyện trên Thái Nguyên người ta phá kho thóc
của Nhật chia cho dân nghèo. Câu chuyện ấy đã khơi dậy liên tưởng trong Tràng về

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới đi trước đoàn người trên đê Sộp. Niềm hi
vọng về tương lai đã được khơi nguồn từ đây.
KẾT BÀI

Nhân vật người vợ nhặt là một trong những hình tượng để lại ấn tượng khó
quên với người đọc. Từ nhân vật này độc giả có thể cảm thấy thấm thía tấn bi kịch
của người lao động nghèo trong nạn đói Ất Dậu. Với khát khao được sống, với ý
chí sống mãnh liệt, những người nông dân khốn khổ đã chiến thắng tử thần và có
thể đi theo cách mạng để giành sự sống cho mình. Đó là điều mà Kim Lân muốn
nói qua nhân vật người vợ nhặt.
Đề 6: Cảm nhận của anh chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt trong “Vợ nhặt” (Kim Lân) và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu ).
MỞ BÀI
“Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là
hai tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dù hai tác phẩm được
viết ở những giai đoạn khác nhau, ở những đề tài khác nhau nhưng đều gặp gỡ
nhau ở điểm khám phá những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn người phụ nữ Việt
Nam. Nhân vật người vợ nhặt và nhân vật người đàn bà hàng chài là hai nhân vật
thể hiện rất rõ vẻ đẹp khuất lấp qua đó thể hiện cách nhìn, cách đánh giá của nhà
văn về con người và đời sống.
THÂN BÀI
1.Vài nét về tác giả tác phẩm
Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh, là
nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam. Ông chuyên viết về nông thôn và
đời sống của người dân quê. Những người nông dân trong tác phẩm của Kim Lân
mặc dù cuộc đời nghèo khổ nhưng rất chân thật, hóm hỉnh, lạc quan, u đời. Kim

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Lân có sở trường về truyện ngắn. “Vợ nhặt” là truyện ngắn viết về tình huống nhặt
vợ độc đáo, qua đó thể hiện tình trạng thê thảm và thân phận rẻ rúng của con người
nạn đói 1945. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp

của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm đó.
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu – Nghệ An là một trong
những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của
Nguyễn Minh Châu chia làm hai thời kì trước và sau 1975. Trước 1975, Nguyễn
Minh Châu đã từng khốc ba lơ, lăn lộn trong chiến trường để khám phá phát hiện
cuộc sống của con người và dân tộc trong chiến tranh. Sau 1975 Nguyễn Minh
Châu quan tâm và tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ơng là một trong nhiều cây
bút tiên phong của văn học Viêt Nam thời kì đổi mới và được mệnh danh là:
“Người mở đường tinh anh và tài năng”. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
sáng tác 1983 in đậm phong cách tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngơn
từ dung dị đời thường, truyện kể về lần giáp mặt của của người nghệ sĩ với cuộc
sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài qua đó thể hiện lịng xót thương, nỗi
lo âu đối với con người với những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
2. Phân tích
A. Giải thích vẻ đẹp khuất lấp
Vẻ đẹp khuất lấp là những vẻ đẹp khơng được nhìn trực tiếp bằng mắt thường
phải có q trình tìm hiểu, tiếp xúc với đối tượng. Theo ý hiểu này thì nhân vật
người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều có vẻ đẹp khuất lấp. Muốn
hiểu về các nhân vật này, người đọc phải giải mã tác phẩm, dõi theo tác phẩm từ
dòng đầu đến dòng cuối cùng.
B. Nhân vật người vợ nhặt

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba
nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống động theo lối
đối lập giữa vẻ ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
Ở nhân vật này có một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu sau: phía sau tính cách trơi

dạt, vất vưởng là một lịng ham sống mãnh liệt. Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng là
một người biết điều ý tứ. Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn là một người phụ nữ
hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
*Số phận bất hạnh
Cũng giống như biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ, vợ của Tràng là một
người đàn bà chịu nhiều bất hạnh. Thân phận của chị cũng là thân phận và cảnh
ngộ của vô vàn phụ nữ khác trong năm đói 1945. Bị cái đói xô đẩy vào bức đường
cùng, thân phận của họ nào có khác chi cái rơm cái rác bị nước lũ trơi dạt vào
những xó xỉnh của cuộc đời mà ai cũng có thể nhặt được hoặc chà đạp một cách
phũ phàng.
Người đọc thật sự cảm thấy chua xót trước tình cảnh khốn cùng của người
phụ nữ đói khổ. Người đàn bà không tên, không tuổi, không nhan sắc, không nghề
nghiệp, khơng gia đình đã thực sự lâm vào đường cùng.
Cái đói đã khiến chị ta có bộ dạng thảm hại của một con ma đói. Gặp thị lần
thứ hai ở cổng chợ, Tràng không nhận ra. Bởi lẽ thị tiều tụy quá “rách quá”: quần
áo như tổ đỉa, mặt lưỡi cày xám xịt, trên mặt chỉ thấy hai con mắt, ngực lép kẹp.
Cái đói cũng làm cho tính cách của thị bị biến dạng. Thị trở nên cong cớn,
chua ngoa, chỏng lỏn, xưng xỉa. Thị liếc mắt cười tít, gợi ý chuyện ăn uống một
cách lộ liễu rồi cuối cùng đánh mất lịng tự trọng theo khơng Tràng. Tất cả xét cho
cùng là vì thị q đói. Chính vì đói mà người phụ nữ khốn khổ đã tìm cách vùng
vẫy để thốt khỏi vịng vây đang xiết chặt lấy mình.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


Cái đói cịn biến một chuyện trọng đại trong đời người con gái trở thành một
trò đùa. Ngày lấy chồng phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời một cô gái. Ngày
đó, mỗi cơ gái sẽ được cha đưa, mẹ đón, được nhận sự chúc phúc của gia đình,
người thân, bạn bè. Trong tác phẩm thị chỉ là vợ nhặt. Chuyện tình u của thị như
một trị đùa: Hị hẹn có hai bận, cầu hơn chỉ 4 bát bánh đúc, tân hôn cũng chỉ hai

hào dầu, tiệc cưới chỉ là cháo cám thảm hại.
*Vẻ đẹp tâm hồn
+Khát vọng sống mãnh liệt
Nếu chỉ phán xét những hành động bề ngoài của người đàn bà thì ta khơng
thể dễ dàng cảm thơng. Đặt trong hồn cảnh bình thường của đời sống thì việc làm
của người phụ nữ kia là bất bình thường và không chấp nhận được. Nhưng đặt vào
bối cảnh năm đói – hồn cảnh bất bình thường thì những hành động kia lại trở
thành bình thường, có thể hiểu và cảm thơng được. Với một tấm lịng đơn hậu, đầy
thương cảm đối với những con người khốn khổ, Kim Lân đã tỏ ra rất tinh tế khi
nhận thấy những động lực xui khiến và thúc đẩy mọi hành động của người vợ nhặt:
đó chính là khát vọng sống vơ cùng mãnh liệt của chị. Thật là tội nghiệp biết bao
khi người đàn bà này gạt phắt lời mời trầu của Tràng để nói đến chuyện ăn uống
một cách sắc sảo: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Bốn bát bánh đúc của Tràng đã
khiến cho hai con mắt của người đàn bà sáng lên. Khơng những thế thị cịn kín đáo
thăm dị gia cảnh của Tràng: “Hà! Ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Cịn
Tràng thì đã thật thà lộ bí mật “Làm đếch gì có vợ”. Anh cịn đùa “Nói đùa chứ có
về với tờ thì ra khuân hàng rồi cùng về”. Rõ ràng là người vợ đã tạo ra cơ hội để
Tràng nói đùa câu này, và chị đã bám vào câu nói đùa ấy để theo anh ta về xóm ngụ
cư. Xét cho cùng thì khi bị rơi vào hồn cảnh quẫn bách, người vợ nhặt đã nỗ lực
bằng mọi giá thoát khỏi bàn tay tử thần, kể cả việc đánh mất lòng tự trọng để theo
khơng người đàn ơng xa lạ.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


+Tế nhị, kín đáo
Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì ta vẫn chưa thể cảm nhận được một
cách sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Kim Lân. Lòng yêu thương con người, lòng tin
vào phẩm chất đạo đức của người lao động đã đưa đẩy ngòi bút của Kim Lân khi
ông miêu tả sự đổi thay tốt đẹp của người phụ nữ. Có thể nói ơng đã trả lại bản tính

tốt đẹp vốn có trong người vợ nhặt.
Lủi thủi theo Tràng về trong ánh chiều nhập nhoạng, cho dù khơng được đưa
đón tử tế, khơng có nghi thức của một đám cưới (vì là vợ theo) nhưng người vợ
nhặt của Tràng cũng có dáng vẻ thèn thẹn, ngượng ngùng: “Chân nọ ríu vào chân
kia”, “Cái nón rách tàng che nghiêng nửa khuôn mặt”. Rõ ràng chị ta đang sống
trong cảm giác của một cô dâu mới trên con đường về nhà chồng.
Khơng cịn vẻ cong cớn, xưng xỉa, chỏng lỏn, thị trở nên kín đáo và ý tứ hơn.
Nhìn túp lều rúm ró, thảm hại nhà Tràng, biết là khơng thể tránh khỏi cái đói nhưng
chị cũng đã biết nén lại một tiếng thở dài.
Ở trong nhà, thị ngồi ở mép giường, tay ôm khư khư cái thúng con trong
lòng, thỉnh thoảng vân vê tà áo rách bợt. Bà cụ Tứ về, thị đã chào bà cụ Tứ lễ phép.
Khi bà cụ Tứ đưa cho bát “chè khoán” (kì thực là cháo cám), dù hai con mắt
đã thống tối lại nhưng thị vẫn điềm nhiên và vào miệng vì sợ làm tủi lịng bà mẹ
nghèo. Thiếu sự ý tứ, kín đáo người ta khơng thể làm được điều đó.
+Đảm đang, tháo vát
Chị trở nên đảm đang, tháo vát. Sáng hôm sau chị đã dậy sớm cùng bà cụ
Tứ, thu dọn, quét tước nhà cửa: Đống rác tung hoành ở lối đi đã được dọn sạch, cái
sân cỏ mọc nham nhở đã được dẫy sạch, hai cái ang nước vốn khơ cong đã được
kín đầy, đống quần áo rách như tổ đỉa vắt khươm mươi niên trong góc nhà đã được
đem phơi. Ngơi nhà trống tuyềnh, trống tồng của Tràng đã trở nên ngăn nắp, gọn
gàng nhờ đôi bàn tay của người vợ thảo hiền.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


+Lạc quan, tin tưởng
Sự thay đổi của người mới đã khiến cho Tràng ngạc nhiên. Người vợ nhặt đã
đem đến một sức sống mới cho gia đình bà cụ Tứ. Tràng lần đầu tiên được biết đến
cái cảm giác êm đềm, hạnh phúc. Bà cụ Tứ chuyển từ âu lo, buồn tủi sang hi vọng.
Chính người vợ nhặt đã nói đến chuyện trên Thái Nguyên người ta phá kho thóc

của Nhật chia cho dân nghèo. Câu chuyện ấy đã khơi dậy liên tưởng trong Tràng về
hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới đi trước đoàn người trên đê Sộp. Niềm hi
vọng về tương lai đã được khơi nguồn từ đây.
C. Nhân vật người đàn bà hàng chài
Người đàn bà hàng chài là nhân vật chính có vai trị quan trọng trong việc thể
hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét theo lối tương
phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phong cách. Ở nhân vật người
đàn bà hàng chài có một số vẻ đẹp khuất lấp sau: Bên trong ngoại hình xấu xí, thơ
kệch là một tấm lịng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. Phía sau vẻ cam
chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm cứng cỏi. Phía
sau vẻ quê mùa, thất học là một người thấu hiểu sâu sắc lẽ đời .
*Người đàn bà hàng chài, một cuộc sống, một số phận bất hạnh
Xuất hiện trong khung cảnh buổi sáng ở vùng biển, người đàn bà bước ra từ
chiếc thuyền sau một đêm lao động cực nhọc, ngoại hình được khắc họa với dáng
vẻ lam lũ và mệt mỏi. Người phụ nữ chạc ngồi 40 tuổi có ngoại hình cao lớn, thơ
kệch, khn mặt rỗ, “tái ngắt” lộ rõ vẻ mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới,
lưng áo : “bạc phếch, rách rưới”. Tất cả cho thấy một người phụ nữ xấu xí, thơ
kệch, hiện thân của cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, nhọc nhằn giữa biển khơi khiến
người đọc khơng khỏi xót xa, ái ngại.
Khơng chỉ có ngoại hình xấu xí, mà chị cịn có một số phận bất hạnh. Cuộc
sống nghèo khổ, khốn khó, khiến chị phải vật lộn với sóng gió biển khơi ni đàn

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


con. Chị là nạn nhân của của cảnh bạo hành gia đình, bị người chồng đưa vào bờ để
đánh một cách tàn nhẫn. Chị thường xuyên bị đánh “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng” mà vẫn cắn răng chịu đựng.
=> Với những gì mà Phùng chứng kiến và câu chuyện của chị ở tòa án huyện cho
thấy cuộc đời với nhiều bất hạnh, đắng cay : kém nhan sắc, cuộc sống cơ cực, đông

con và gánh nặng mưu sinh khiến chị trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia
đình. Cuộc đời người đàn bà ấy có thể là câu chuyện của nhiều cuộc đời nhiều số
phận bé nhỏ, khuất lấp giữa cuộc sống đời thường.
*Người đàn bà hàng chài – con người giàu đức hi sinh, nhẫn nhịn vị tha, yêu
chồng thương con, thấu hiểu lẽ đời
Chị rất thương chồng, hiểu chồng và cảm thông với người chồng bất hạnh. Chị
hiểu chồng vốn là người hiền lành nhưng cục tính: “lão chồng tơi khi ấy là một anh
con trai cục tính nhưng hiền lành lắm khơng bao giờ đánh tôi”. Và hơn ai hết chị
hiểu cuộc sống lam lũ nghèo khổ, lại đông con đã biến anh thành người đàn ông vũ
phu, tàn nhẫn: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn
ông thuyền khác uống rượu…”. Khi bị chồng đánh vẫn cắn răng chịu đựng vì chị
hiểu đó là cách giải thốt giải tỏa tâm lí khổ đau, bế tắc cho chồng. Chị yêu chồng
với trái tim của người đàn bà chịu ơn. Thời con gái chị sống trong gia đình khá giả
nhưng xấu xí và sau một dịch đậu mùa khuôn mặt chị bị rỗ, chị đã xấu lại càng xấu
nên khơng ai để ý. Chị có mang với một anh con trai một nhà hàng chài hay đến
nhà chị mua bả về đan lưới. Người con trai ấy chính là chồng chị bây giờ. Và cũng
nhờ có anh ta mà chị đã ni nấng được đàn con: “đám đà bà hàng chài ở thuyền
chúng tôi cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn
nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Và trong cái đám
con cái đông đúc đang sống dưới thuyền chị không yêu một đứa nào bằng thằng
Phác - cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như được lột ra từ người chồng

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


vũ phu đã hành hạ chị. Như vậy chị luôn biết ơn chồng vì nhờ có anh ta mà chị có
một gia đình, có những đứa con mà chị rất mực yêu thương.
Chị rất mực yêu con. Thương các con khơng muốn để các con bị tổn thương
khi nhìn thấy cảnh cha đánh đập mẹ, chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh. Chị
đã chấp nhận nỗi đau đớn, nhục nhã một mình để các con được sống trong bình

yên, hy sinh tất cả cho con. Thật xúc động khi nghe chị nói : “Đàn bà ở thuyền
chúng tơi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”.
Khi thằng Phác lao đến đánh bố nó để bảo vệ chị, chị đau đớn và nhục nhã ơm
chầm lấy con mà khóc, vái lấy vái để. Chị khơng muốn bỏ chồng vì chị muốn các
con được sống trong một gia đình đầy đủ có cả cha lẫn mẹ. Hạnh phúc lớn nhất của
chị khi thấy đàn con được no đủ “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi, chúng nó
được ăn no”.
Người đàn bà hàng chài cũng là một phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Lúc
đầu khi đến tòa án huyện, chị “sợ sệt”, “lúng túng” xưng là “con” và gọi Đẩu là
“quý tòa” với thái độ nhún nhường, khúm núm. Khi Đẩu khuyên “chị không sống
nổi với gã đàn ông vũ phu ấy đâu”, chị đã lạy và van xin “quý tịa đừng bắt con bỏ
nó”. Cách cư xử lạ lùng của chị khiến Đẩu, Phùng đều ngạc nhiên. Sau đó chị thay
đổi thái độ, chị khơng cịn sợ sệt nữa và bắt đầu giải thích về sự cam chịu của mình.
Chị kiên quết khơng bỏ chồng vì những lí do sau : gia đình người hàng chài cần có
một người đàn ông khỏe mạnh, vững chắc để chống chọi với phong ba, bão táp,
kiếm sống để nuôi dạy các con; chị mong các con được sống trong một gia đình
trọn vẹn. Dẫu cuộc sống có mn vàn khó khăn nhưng chị ln cố gắng vượt qua
vì chị ln biết chắt chiu hạnh phúc nhỏ bé của gia đình từ niềm vui bình dị, coi đó
là ý nghĩa sống của cuộc đời mình: “Cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi sống
hịa thuận , vui vẻ” và vui nhất là lúc “nhìn đàn con tơi , chúng nó được ăn no”.

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


=>Như vậy đằng sau vẻ ù lì, tăm tối, nhẫn nhục, người đàn bà hàng chài còn là con
người từng trải, sâu sắc và hiểu đời. Lặng lẽ cam chịu một mình, khơng chạy trốn,
khơng kêu la cũng khơng chấp nhận giải pháp li hôn bởi với sự thấu trải của một
đời người, chị biết cần phải có một người đàn ơng để gánh vác gia đình dẫu người
đàn ơng ấy có cục cằn, thơ lỗ. Sự nhẫn nhịn hi sinh của chị là để gia đình tồn tại.
Câu chuyện của chị khiến Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra rất nhiều điều .

* Người đàn bà hàng chài – nhân vật gửi gắm nhiều phát hiện của nhà văn về
con người và đời sống, nghệ thuật
Với ngôn ngữ kể chuyện giản dị, gần gũi như chính cuộc sống thường ngày
lam lũ, nghệ thuật đối lập: (giữa ngoại hình xấu xí, thô kệch với tâm hồn nhân hậu,
giàu đức hi sinh; giữa số phận bất hạnh với tấm lòng nhân hậu bao dung, thương
con hơn tất cả mọi thứ trên đời), Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân
vật người đàn bà hàng chài. Cách ứng xử cùng những lời lẽ từ gan ruột của người
phụ nữ giúp Phùng và Đẩu vỡ lẽ, ngộ ra bao điều về cuộc sống, về con người về
nghệ thuật .
Về cuộc sống : Nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện cái nhìn khám phá
mới của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống. Cuộc sống không hề đơn giản mà vô
cùng phức tạp, chứa đầy nghịch lí. Cần phải khám phá các tầng đáy sâu của cuộc
sống, ở nhiều góc độ, phương diện mới có thể hiểu được. Phải nhìn bằng tấm lịng
bao dung, nhân hậu, trân trọng con người. Khơng thể nhìn cuộc đời bằng cách giản
đơn mà phải là cái nhìn khám phá, đa điện, nhiều chiều mới thấy những bất ngờ,
thấy cả những uẩn khúc, khuất lấp ở bên trong.
Về con người : Nhiều người dân còn phải sống trong cảnh vất vả, khó nhọc.
Người đàn bà nghèo khó lam lũ, ít học lại là người thấu hiểu lẽ đời. Còn Phùng và
Đẩu là những người lính có học tưởng như hiểu biết rộng lại là người nơng cạn, hời

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


hợt, nặng về lí thuyết. Cần phải quan tâm đến những vấn đề cá nhân, những số
phân bé nhỏ, khuất lấp giữa đời thường.
Về nghệ thuật : Nghệ thuật phải gắn với cuộc sống của con người, coi cuộc
sống là cốt lõi của nghệ thuật, con người là đối tượng phản ánh của nghệ thuật. Nhà
văn ngoài tài năng cần có cái tâm trong sáng, nhân hậu.
3. Sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật này
a) Tương đồng

Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị cuộc sống cơ cực, lam lũ làm cho
khuất lấp. Cả hai đều được khắc họa bằng những chi tiết chân thực.
b) Khác biệt
Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất
của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị, hóm hỉnh, trong nạn đói
thê thảm.
Vẻ đẹp được khắc họa ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một
người mẹ nặng gánh mưu sinh hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính trong tình
trạng bạo lực gia đình.
KẾT BÀI
Như vậy vẻ đẹp khuất lấp là những vẻ đẹp khơng được nhìn trực tiếp bằng
mắt thường phải có q trình tìm hiểu, tiếp xúc với đối tượng. Qua vẻ đẹp khuất lấp
của người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và người đàn bà hàng
chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhà văn muốn gửi tới
bạn đọc một bức thông điệp cần phải nhìn con người một cách sâu sắc, tồn diện .

Chương trình đồng hành cùng học sinh mùa Covid


×