Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thực trạng kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.44 KB, 34 trang )

Thực trạng kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP
XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hà Nội
2.1. Đặc điểm hàng hóa và hình thức tiêu thụ hàng hóa của Chi nhánh
Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật
Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO là một doanh nghiệp thương
mại hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, chuyên nhập khẩu và kinh doanh tổng
hợp các loại mặt hàng mà pháp luật không cấm và phù hợp với tiêu chuẩn quy định
trong luật doanh nghiệp 2005 bao gồm các mặt hàng như trang thiết bị khoa học kỹ
thuật, điện tử, kim khí, dây chuyền công nghệ, hóa mỹ phẩm, các thiết bị điện tử
công nghiệp và dân dụng…(đã được nêu cụ thể ở phần 1.3 chương 1) từ thị trường
quốc tế và cả thị trường trong nước để cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu với
phương châm “ giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất”. Như vậy có thể nói mặt hàng kinh
doanh và thị trường thu mua của công ty là hết sức đa dạng.
Là một đơn vị thuộc Tổng Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật cho nên các mặt
hàng kinh doanh của Chi nhánh cũng như Tổng công ty chủ yếu phục vụ cho các tổ
chức kinh doanh trong ngành sản xuất và nghiên cứu kỹ thuật. Hàng hóa nhập khẩu
của Công ty thường là các mặt hàng chuyên dụng nhằm phục vụ cho các dự án
nghiên cứu triển khai và phục vụ sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu là các thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực an ninh, quốc
phòng, khoa học kỹ thuật…
Đối với một doanh nghiệp thương mại, lợi nhuận tính trên cơ sở công thức
kinh doanh T - H - T’, nên ngoài vấn đề giá cả thu mua cũng như giá bán ra, Chi
nhánh Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO còn hết sức chú ý đến vấn đề chi phí,
bao gồm chi phí bảo quản, chi phí thu mua, chi phí bán và các chi phí liên quan
đến marketing sản phẩm.
Đặc điểm chung của hàng hóa công ty thu mua là những vật tư kỹ thuật chứa
đựng yếu tố vật lí, hóa học và sinh học cao nên dễ bị hao mòn vô hình như các
phương tiện kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, phần mềm ứng dụng…ví dụ Cân
phân tích vi lượng, Thiết bị phân tích độ ẩm, Hệ thống lọc nước siêu sạch, Thiết bị
sắc ký khí HPLC 1200, Thiết bị thử độ rung vật liệu; dễ hư hỏng trong quá trình
bảo quản như vật tư nông nghiệp, hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu… ví dụ hóa


chất tinh khiết dùng trong PTN và dễ xảy ra mất mát nên việc vận chuyển và bảo
quản để tránh xảy ra va đập hư hỏng thiết bị, tránh tình trạng nguyên vật liệu hao
mòn phẩm chất là rất khó.
Do đó vấn đề về chất lượng sản phẩm thu mua và bảo quản được doanh
nghiệp đặc biệt chú trọng. Cụ thể đó là doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ thuật
với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ nước ngoài nên trong vấn đề kiểm
định chất lượng sản phẩm được thực hiện rất tốt. Hàng hóa không những được
kiểm định ngay khi mua hàng tại nhà cung cấp mà còn trải qua một số lần kiểm
định trước khi về nhập kho công ty hay bán cho khách hàng. Có thể nói trong khâu
kiểm soát hàng hóa, nhân viên công ty thực hiện rất nghiêm túc và chuyên nghiệp,
nhằm đảm bảo tốt nhất về chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó vấn đề bảo quản hàng
mua cũng được cán bộ và nhân viên công ty quán triệt thực hiện một cách tốt nhất.
Như đã đề cập ở trên, công ty có cả thị trường thu mua trong nước và quốc
tế, đối với thị trường thu mua trong nước được thực hiện như những doanh nghiệp
thương mại khác đó là thu mua hàng hóa từ các nhà sản xuất kinh doanh trong
nước theo phương thức mua trực tiếp và theo đơn đặt hàng thông qua các hợp đồng
kinh tế đã được kí kết, đối với thị trường thu mua quốc tế được thực hiện theo
phương thức nhập khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư theo hợp đồng thương mại kí
kết giữa công ty và nhà cung cấp.
Công ty có mối quan hệ thương mại với các nhà sản xuất có uy tín trên thế
giới ở các quốc gia đứng hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyên cung
cấp các vật tư kỹ thuật hiện đại nhất như Đức, Nhật Bản, Hoa kì, Anh, Pháp, Italy,
Australia, Hà Lan, Canada. Đây là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công
ty.Vì vậy Công ty có thể lựa chọn và cung cấp cho khách hàng những thiết bị tốt
nhất. Bên cạnh đó thị trường thu mua trong nước của Công ty cũng bao gồm những
nhà cung cấp có uy tín như Cty TNHH Thiết bị KH Việt Anh, Cty Công nghệ Điện
tử cơ khí và môi trường EMECO, Cty CP phòng cháy chữa cháy ASEAN, Cty
TNHH Tbị KHKT STS…
Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh các biện pháp để
tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh mới với cả thị trường quốc tế và thị trường

trong nước.
2.2. Thực tế kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty cổ
phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO
2.2.1. Đặc điểm về hình thức kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh
Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO
Hình thức kinh doanh nhập khẩu của công ty là nhập khẩu trực tiếp ngoài
nghị định thư, đây là phương thức kinh doanh mà Công ty trực tiếp tham gia giao
dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp nước ngoài, trực tiếp
nhận hàng và thanh toán tiền hàng do đó Công ty tự cân đối về tài chính, thỏa
thuận giá cả và xác định phạm vi kinh doanh phù hợp với quy mô hoạt động.
Hình thức thanh toán mà Công ty sử dụng trong thanh toán quốc tế là thư tín
dụng (L/C). Tiến trình mở thư tín dụng là do Ngân hàng mà Công ty có tài khoản
mở thực hiện theo yêu cầu của Công ty. Ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền cho nhà
cung cấp trên cở sở kiểm tra mức độ phù hợp của chứng từ với L/C đã mở. Đối với
nhà cung cấp trong nước thì hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản qua
Ngân hàng, hoặc có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Nguồn hàng phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Công ty là hàng
nhập khẩu, hàng mua trong nước chiếm tỉ trọng nhỏ hơn. Trình tự và thủ tục nhập
khẩu hàng hóa được thực hiện theo phương thức gom hàng là chủ yếu, tức là mỗi
lần nhập cho nhiều hợp đồng trong cùng một thời gian, địa điểm ví dụ như khi
Công ty kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp như
Altamira;GenomicSolutions;SEInternational;Hettich;Aurora;Eijkelkamp…mà
cùng một thời gian giao hàng thì Công ty sẽ gom hàng của tất cả các hãng lại sau
đó chuyên chở một lần về kho Công ty. Theo phương thức này Công ty sẽ tiết kiệm
được chi phí vận chuyển cho mỗi lần nhập do đó giá bán sẽ cạnh tranh hơn.
Trong vấn đề tiêu thụ hàng hóa Cán bộ cũng như nhân viên Công ty thực
hiện rất tốt, luôn chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với rất
nhiều khách hàng, xác định thị trường tiêu thụ là thị trường trong nước bao gồm
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các viện nghiên cứu và các trường ĐH…
Không ngừng đẩy mạnh các biện pháp Marketing để nâng doanh số bán. Hàng mua

thường được chuyển về kho công ty sau đó bán cho khách hàng hoặc bán thẳng
không qua kho.
Công ty không có hình thức bán kí gửi tại đại lí. Trong đó hình thức bán hàng qua
kho chiếm tỉ trọng doanh số bán lớn hơn. Khách hàng có thể đến tận kho công ty
để nhận hàng hoặc Công ty sẽ cử người chở hàng đến cho khách hàng tuỳ vào sự
thỏa thuận trong bản hợp đồng kí kết giữa Công ty với từng khách hàng cụ thể.
Hai hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn và bán lẻ không có hình thức gửi
bán hàng tại đại lí. Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty là tổ chức bán buôn,
bán lẻ và kinh doanh tổng hợp.
Với hình thức bán buôn, hàng hóa thường được xuất bán ra từ kho và bán
theo lô tức với số lượng lớn. Khách hàng chủ yếu trong hình thức bán buôn là các
cơ sở sản xuất kinh doanh như Cty CP hóa chất và thiết bị Miền bắc, Cty CP công
nghệ Biển đông, Cty TM Vật tư KHKT, Cty CP Trung tín…và rất nhiều công ty
sản xuất kinh doanh khác; với hình thức bán lẻ là các trường đại học, học viện và
viện nghiên cứu có nhu cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu và thí nghiệm của
các Giáo sư, sinh viên như: ĐH Bách khoa HN, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y
Hải Phòng, ĐH dược HN, Viện hóa học CN, Viện KHCN Xây dựng, Viện chăn
nuôi…. Phương thức bán lẻ chủ yếu là bán lẻ thu tiền trực tiếp. Các trường Đại
học, học viện cần một số thiết bị hoặc vật liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu
hoặc thí nghiệm nên liên hệ với phòng kinh doanh công ty và mua hàng ngay tại
trụ sở.
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy công tác bảo quản vật tư thiết bị và vấn
đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ được thực hiện rất tốt với đội ngũ nhân viên năng
động nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc.
2.2.2. Phương pháp xác định giá hàng hóa.
Phương pháp kế toán mà Công ty áp dụng để hạch toán hàng tồn kho là
phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ, sử dụng
giá thực tế đích danh để ghi nhận cả hàng nhập kho và xuất kho.
a. Phương pháp xác định giá trị thực tế hàng nhập khẩu.
Công ty nhập khẩu hàng hóa theo phương thức trực tiếp và tính giá trị hàng

nhập khẩu theo giá CIF. Giá CIF là giá giao nhận hàng tại biên giới hải quan nước
ta khi mà hàng mua của Công ty nhập cảng. Trong đó giá CIF bao gồm giá thực tế
hàng mua tại nước bạn cộng bảo hiểm hàng hóa cộng cước phí vận chuyển, CIF là
từ viết tắt của Cost + Insurance + Freight.
Giá hàng hóa trong Công ty được tính theo từng lô hàng nhập, hàng hóa nhập theo
lô nào thì kế toán căn cứ vào giá mua, các loại thuế phải nộp và các chi phí phát
sinh liên quan đến lô hàng đó để tính ra giá thực tế của hàng nhập. Hàng mua của
Công ty không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nên trong giá thực tế
hàng mua không bao gồm thuế TTĐB.
Cụ thể như sau:
Giá thực tế hàng NK = Giá mua( giá CIF)+Thuế NK +Chi phí thu mua - Chiết khấu
TM, giảm giá hàng mua.
Trong đó các loại thuế được xác định như sau:
Thuế NK = Giá mua( giá CIF) x Thuế suất thuế nhập khẩu.
Em xin đưa ra một ví dụ cụ thể về mặt hàng nhập khẩu của công ty trong tháng 3
năm 2009 như sau:
Ngày 28/3/2009 Công ty nhập khẩu một máy quang phổ phát xạ từ nhà cung
cấp Analytical theo hợp đồng kinh tế số 03.09, giá trị theo giá CIF là 12000 USD.
Thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. tỉ
giá thực tế trong ngày là 17780 đ/USD. Tỉ giá tính thuế hải quan là 17560 đ/USD.
Chi phí bốc xếp dỡ và vận chuyển hàng về kho là 115000 đ.
Thuế nhập khẩu phải nộp và giá thực tế hàng mua được xác định như sau:
_ Thuế nhập khẩu của máy quang phổ = 12000 x 17560 x 20%
= 42.144.000 đ
_ Giá thực tế của máy quang phổ = 12000 x 17780 + 42144000 + 115000
= 255.619.000 đ
b. Phương pháp xác định giá trị hàng mua trong nước.
Giá trị thực tế hàng mua ở thị trường trong nước được tính trên cơ sở hóa đơn
GTGT do bên bán cung cấp và các chi phí thu mua liên quan. Cụ thể:
Giá thực tế hàng mua = Giá mua(theo HĐ) + Chi phí thu mua - Chiết khấu TM

,giảm giá hàng mua…
Ngày 20/3/2009 Công ty thu mua 4 chai hóa chất tinh khiết dùng trong PTN
về nhập kho Công ty, đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT chưa có thuế 10% là
750.000 đ/chai. Chi phí thu mua là 45.000 đ.
_ Giá thực tế của 4 chai hóa chất = 4 x 750000 + 45000 = 3045000 đ
c. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán (giá trị hàng xuất kho).
Do hình thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của công ty là bán hàng theo từng lô
hàng đã nhập khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng nên giá vốn hàng xuất kho
cũng được kế toán ghi nhận theo giá thực tế đích danh của hàng nhập.
Với mỗi nghiệp vụ bán hàng, Công ty xuất hóa đơn GTGT cho lô hàng xuất
bán, kế toán vật tư căn cứ vào hóa đơn lập phiếu xuất kho cho lô hàng, sau khi
được Ban giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt phiếu xuất kho sẽ được chuyển
xuống kho để thủ kho làm thủ tục xuất kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho ghi
thẻ kho sau đó chứng từ được chuyển lên kế toán vật tư ghi biến động nhập xuất
hàng hóa cả về hiện vật và giá trị vào sổ chi tiết hàng hóa.
d.Phương pháp xác định giá bán hàng hóa.
Giá bán hàng hóa được xác định trên cơ sở thõa thuận trong Hợp đồng kinh tế
kí kết giữa Công ty và khách hàng. Trong công tác định giá bán, Công ty thực hiện
dựa trên nghiên cứu thị trường của cán bộ phòng Marketing đó là tham khảo giá
bán thị trường của cùng một sản phẩm, dựa trên chi phí và giá thu mua do phòng
kế toán cung cấp và quyết định giá bán do phòng kinh doanh duyệt khi xem xét
chất lượng sản phẩm tương xứng với giá bán đưa ra.
Giá bán được Cán bộ Công ty đưa ra là khác nhau đối với các sản phẩm khác
nhau, tùy theo tính chất hàng hóa và khác nhau đối với từng khách hàng cụ thể.
Đối với những hàng hóa mang tính chất vô hình cao, có tính công nghệ thì giá
thường cao vì đối thủ cạnh tranh trong những mặt hàng này ít, Công ty hầu như là
độc quyền, ví dụ như các dây chuyền công nghệ, các phương tiện kỹ thuật. Đối với
những khách hàng quan hệ lâu năm với Công ty, có nhiều Hợp đồng với Công ty
thì Công ty có chính sách ưu đãi về giá bán như giảm giá, chiết khấu hoặc với
những khách hàng mua hàng với số lượng lớn và đảm bảo thời gian thanh toán

trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng thì cũng được Công ty đưa ra chính sách
ưu đãi như trên.
Tóm lại tùy vào tính chất hàng hóa và khách hàng mà Công ty có chiến lược
giá thích hợp để vừa đảm bảo mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp vừa có
thể cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế đã chứng minh những năm qua, khách hàng
của Công ty ngày càng nhiều, Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ với những hợp
đồng kinh tế lớn với doanh số bán tăng cao. Điều này chứng tỏ chiến lược
Marketing nói chung, chiến lược giá nói riêng của Công ty là có hiệu quả. Đây
cũng là thành quả của sự chỉ đạo đúng đắn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán bộ
và nhân viên trong vấn đề thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
2.2.3. Kế toán hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật.
Hoạt động của Chi nhánh Công ty gồm hai thị trường thu mua hàng hóa là thị
trường nhập khẩu và thị trường trong nước. Tùy vào từng thị trường thu mua mà
công tác hạch toán kế toán lại được tiến hành khác nhau.
Tài khoản sử dụng để hạch toán Công nợ phải trả các nhà cung cấp nước ngoài là
Tk 3311 và chi tiết đến từng đối tượng nhà cung cấp.
Tài khoản sử dụng để hạch toán Công nợ phải trả các nhà cung cấp trong nước là
Tk 3312 cũng được chi tiết đến từng đối tượng cụ thể.
Quy trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty là tuân thủ
theo các quy định, hướng dẫn của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. Công tác
kế toán đã thực sự cung cấp những thông tin cần thiết cho việc quản lí kinh doanh
tại Chi nhánh cũng như Tổng Công ty và cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh
nghiệp.
2.2.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ thu mua hàng hóa trong nước.
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, Phòng kinh doanh tiến hành lựa chọn
nhà cung cấp và trình duyệt đơn đặt hàng lên Ban Giám đốc Chi nhánh kí duyệt
sau đó Trưởng phòng kinh doanh tiến hành kí kết các hợp đồng mua hàng hóa. Khi
công việc trao đổi hàng hóa thực hiện xong, các chứng từ liên quan được chuyển
đến Phòng kế toán để tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các tài
khoản chính được sử dụng trong nghiệp vụ mua hàng trong nước là tài khoản Tk

1561(giá mua hàng), TK 632 và các tài khoản tiền, tài khoản công nợ 3312. Doanh
nghiệp không có hình thức bán hàng kí gửi.
Để làm rõ quy trình hạch toán các nghiệp vụ thu mua hàng hóa ở thị trường
trong nước tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO, em xin nêu ra
một số nghiệp vụ thu mua phát sinh trong tháng 2/2009 tại Công ty như sau:
+ Ngày 15/2 Công ty thu mua một máy chụp X- Quang về nhập kho với giá
thanh toán ghi trên hóa đơn là 22.000.000 đ, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh
toán cho nhà cung cấp 18.000.000 đ bằng chuyển khoản, và được hưởng chiết khấu
thương mại 1% tổng giá thanh toán trừ vào số nợ còn lại.
+ Ngày 21/2 Công ty mua 890 m vải chống đạn từ nhà cung cấp sau đó bán
thẳng cho khách hàng mà kho qua nhập kho công ty với gía mua trên hóa đơn là
470.000/m đ chưa có thuế GTGT. Công ty thanh toán toàn bộ tiền hàng cho nhà
cung cấp bằng tiền mặt và được hưởng chiết khấu thanh toán 1%.
+ Ngày 23/2 Công ty nhập kho một bộ thiết bị sắc khí HPLC 1200 kì trước về
kho Công ty.Giá trị hàng nhập được ghi nhận trên tài khoản hàng mua đang đi
đường là 725.115.000 đ.
+ Ngày 25/2 Công ty thu mua 350kg vật tư nông nghiệp, đơn giá trên hóa đơn
GTGT đã có thuế GTGT 10% là 59400 đ/kg chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Tỉ
lệ hao hụt trong định mức cho phép là 2%.Nhưng khi hàng về nhập kho, bộ phận
kiểm nhận thấy vật tư hao hụt là 5%. Sau khi tìm nguyên nhân, Công ty yêu cầu bộ
phận thu mua bồi thường số thiếu hụt.
+ Ngày 27/2 Công ty thu mua 321 chai hóa chất dùng trong thí nghiệm, đơn giá
115000 đ/chai (giá chưa có thuế GTGT 10%) chưa thanh toán. Trước khi hàng
nhập kho, bộ phận kiểm nhận thấy có 322 chai hóa chất, lô hàng được nhập kho và
chờ xử lí hàng thừa.
Quy trình hạch toán chung của các nghiệp vụ thu mua trên được khái quát trong sơ
đồ trang sau:
112,3312X 1561 3312X
Tk 133
151

1-a1
1-a1
3
3
1-a1
111 632
133
2a
2a
2a
1-b1 1-b1
515
111
2b 2b
642,1388
4 4
3312Y
1-a2
1-a21-a2
3312Z,3381
1-a3
1-a3
1-a3
Ghi chú:
Các nghiệp vụ được hạch toán chi tiết tới từng nhà cung cấp và khách hàng. Kế
toán định khoản như sau:
1.a1- Mua máy X- Quang nhập kho ngày 15/2 :
Nợ TK 1561: 20000000
Nợ TK 133 : 2000000
Có TK 112 : 18000000

Có TK 3312 : 4000000
1.a2- Mua vật tư nông nghiệp ngày 25/2:
Nợ TK 1561: 350 x 54000 = 18900000
Nợ TK 133: 1890000
Có TK 3312: 20790000
1.a3- Thu mua hóa chất dùng trong thí nghiệm và xử lí hàng nhập thừa so với hóa
đơn ngày 27/2:
Đối với trường hợp hàng thừa so với hóa đơn doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập
kho bình thường và xử lí hàng thừa qua tài khoản 3381_hàng thừa chờ xử lí.
Nợ TK 1561: 322 x 115000 = 37030000
Nợ TK 133 : 3703000
Có TK 3312: 40606500
Có TK 3381: 1x (115000 + 11500) = 126500
1b- Chiết khấu thương mại được hưởng của máy X- Quang. Khi được hưởng chiết
khấu thương mại kế toán ghi giảm giá trị hàng mua và công nợ phải trả nhà cung
cấp.
Nợ TK 3321: 1% x 22000000 = 220000
Có TK 1561: 220000
2 – Mua vải chống đạn bán trực tiếp cho khách hàng không nhập kho hàng hóa:
Khi doanh nghiệp mua hàng mà bán trực tiếp cho khách hàng không qua nhập kho
sản phẩm thì giá trị hàng mua được hạch toán ngay vào tài khoản giá vốn 632.
2a. Nợ TK 632: 890 x 470000 = 418300000
Nợ TK 133: 41830000
Có TK 111:460130000
Do doanh nghiệp thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng nên được nhà cung cấp
cho hưởng chiết khấu thanh toán 1%, phần chiết khấu này được kế toán hạch toán
vào doanh thu hoạt động tài chính.
2b. Nợ TK 111: 4601300
Có TK 515: 4601300
3- Nhập kho thiết bị đang đi đường về kho công ty:

Nợ TK 1561: 725115000
Có TK 151: 725115000
4- Hàng kiểm nhận thiếu so với hóa đơn: Khi hàng mua về kiểm nhận thiếu, kế
toán căn cứ vào định mức thiếu hụt cho phép để ghi sổ nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nếu thiết trong định mức thì ghi tăng chi phí quản lí tk 642, nếu thiếu ngoài định
mức thì treo vào tài khoản 1388 – hàng mua thừa chờ xử lí. Cụ thể nghiệp vụ trên
được kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 642: 2% x 350 x 59400 = 415800
Nợ TK 1388: 3% x 350 x 59400 = 623700
Có TK 3312: 1039500
Số vật tư thực tế vẫn tiến hành nhập kho bình thường, kế toán căn cứ vào khối
lượng hàng nhập kho thực tế để ghi sổ:
Nợ TK 1561: (350 – 350 x 5%) x 54000 =17955000
Nợ TK 133 :1795500
Có TK 3312: 19750500
( 54000 là giá 1 kg vật tư chưa có thuế GTGT 10%)
Đối với hàng hóa mà Công ty bán thẳng cho khách hàng hoặc hàng hóa đang
đi đường mà có phát sinh chi phí thu mua thì chi phí này được kế toán hạch toán
vào TK 1562 _ Chi phí thu mua hàng hóa để cuối kì phân bổ một lần cho hàng tiêu
thụ. Chi phí này bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp dỡ, chi phí thuê kho
bãi…
Kế toán xác định tổng chi phí thu mua của hàng tồn đầu kì và mua trong kì,
sau đó chia cho tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu thụ và tồn cuối kì rồi nhân với
tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu thụ trong kì để tính ra chi phí thu mua phân
bổ cho hàng tiêu thụ trong kì (A). Tổng tiêu thức phân bổ mà Công ty lựa chọn để
xác định chi phí thu mua là giá trị hàng thực tiêu thụ và tồn cuối kì. Kế toán căn cứ
vào sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa do kế toán vật tư lập
để lấy ra giá trị hàng thực tiêu thụ và tồn cuối kì.

A =


Trong kì hạch toán khi có phát sinh chi phí thu mua, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,3312…
Vào thời điểm cuối kì kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua trong kì vào giá
vốn:
Nợ TK 632
Có TK 1562.
2.2.3.2. Hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa.
Chi nhánh Công ty Cp XNK vật tư kỹ thuật lựa chọn hình thức nhập khẩu
thống nhất với Tổng Công ty là nhập khẩu trực tiếp ngoài Nghị định thư theo Hợp
đồng thương mại kí kết giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nước ngoài; mà không
có hình thức nhập khẩu ủy thác.
Tổng tiêu
thức phân
bổ của hàng
hóa tiêu thụ
trong kì
CP thu mua của hàng hóa tồn ĐK và phát sinh TK
x
Tổng tiêu thức phân bổ của hàng hóa tiêu thụ TK và
hàng hóa tồn CK

×