Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Công tác hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán nvl tại chi nhánh công ty cổ phần vật tư tổng hợp đà nẵng tại quảng nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.02 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời mở đầu
Nhằm để củng cố và bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn
sau 2 năm học tại trường. Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng
em tiếp xúc với thực tế trogn thời gian hai tháng thực tập có thể nói
là ngắn ngủi để tìm hiểu một chuyên đề báo cáo tốt nghiệp với đề
tài:
"HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU"
Có thể nói rằng nền kinh tế nước ta qua những thăng trầm từ
nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự tăng
trưởng mỗi ngành đều quan trọng góp phần tăng trưởng nền kinh tế
nước nhà. Trong sự thăng trầm và phát triển đó nguyên vật liệu sẽ
đóng vai trò quan trọng để góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước
nhà dựa trên sự phát triển đó có sự quản lý của Nhà nước. Điều này
chứng tỏ sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp phải hoà mình
vào dòng thay đổi cơ chế kinh tế của đất nước và cả thế giới. Cũng
có nghĩa là giành cho mình một chỗ đứng vững chắc trước sự cạnh
tranh khắc nghiệt mà đầy hấp dẫn của một cơ chế được coi là tất
yếu qua nhiều thời đại. Thật ra đây không phải là một điều đơn
giản đối với các công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nhưng các
công ty, doanh nghiệp thậm chí cũng như các nhà đầu tư kinh
doanh cần phải nắm bắt mọi nhu cầu cần thiết một cách kịp thời
nhằm đáp ứng đầy đủ mọi thông tin trong việc kinh doanh của
công ty, doanh nghiệp mình.
Đối với công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp thành phố Đà Nẵng
chi nhánh tại tỉnh Quảng Nam việc hạch toán Nguyên vật liệu cũng
không kém phần quan trọng như các bộ phận khác. Hạch toán
nguyên vật liệu trong công trình để biết là bao nhiêu để nhà đầu tư
hay nhà cung cấp cần bao nhiêu nguyên vật liệu hay thiếu giúp cho
các nhà kinh doanh hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu trong khi
xây dựng.


Với những nhận thức như vậy trong thời gian thực tập tại
Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp với mong muốn được học hỏi
thêm. Cho nên với năng lực của bản thân em chọn đề tài "Hạch
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
toán Nguyên vật liệu" làm đề tài nghiên cứu. Nội dung đề tài chia
làm 3 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận của chuyên đề Hạch toán nguyên vật
liệu.
Phần II. Thực trạng công tác hoạt động kinh doanh và công
tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp
Đà Nẵng tại Quảng Nam.
Phần III. Những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán tại Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Đà Nẵng tại
Quảng Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CỦA ĐỀ TÀI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm vật chất đều được
caúa thành từ vật liệu, nó là yếu tố cơ bản đầu tiên không thể thiếu của quá trình
sản xuất. Đất nước bước sang giai đoạn mở cửa của cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp sản xuất nói chung đều phải ra sức cạnh tranh bằng cách không ngừng
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở tồn
tại và phát triển. Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây lắp vấn đề nâng cao chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành được đặc biệt quan tâm và đặc ra hàng đầu. Vì
vậy hiện nay trong xây dựng cơ bản Nhà nước quy định các công trình phải thực
hiện cơ chế đấu thầu để bình chọn các nhà thầu có đủ tư cách năng lực về mọi
mặt trong quản lý và thi công để thực hiện công trình một cách tốt nhất. Năm
2005 này cơ chế quản lý của Nhà nước sẽ đặt ra một bộ luật riêng cho bộ xây
dựng sẽ áp dụng vào tháng 7 này, có công tác quản lý trong xây dựng sẽ tốt hơn

và thất thoát trong ngành này sẽ giảm đi đáng kể so với những năm trước đây.
Muốn đạt được điều này một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tập
trung quản lý chặt chẽ đối với nguyên vật liệu ở tất cả các phương diện như chất
lượng, giá cả... bảo quản và sử dụng có hiệu quả hợp lý và tối ưu, tổ chức hoàn
toàn tốt phù hợp với điều kiện của công ty việc kiểm tra quản lý và hạch toán
giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu vô ích, lãng phí trong thu mua và dự trữ nâng
cao được hiệu quả sản xuất.
Có thể nói rằng quản lý chặt chẽ trong quản lý nguyên vật liệu là một
công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập - xuất - tồn bảo quản, dự trữ, thúc
đẩy kịp thời và đồng bộ NVL cần thiết cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sdk.
Luôn tận dụng hết năng suất máy móc thiết bị và năng lực quản lý. Người lao
động tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Xuất phát từ nhận thức trên em đã chọn đề tài thực tập "Hạch toán nguyên
vật liệu" làm báo cáo tốt nghiệp từ đó có thể nâng cao trình độ thực tế qua kiến
thức ở trường giúp cho công việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN NVl"
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA NVL:
1. Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới
dạng vật hoá là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tư liệu lao động.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đối tượng lao động.
- Lao động.
2. Đặc điểm:
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất
định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật liệu bị tiêu hao toàn
bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên hình thể của sản
phẩm. Còn xét về mặt giá trị nguyên vật liệu kết chuyển hết một lần vào giá
thành sản phẩm.
Yêu cầu của nguyên vật liệu: trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu

chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản lưu động, mặt khác trong tổgn chi phí và
giá thành sản phẩm tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm đáng kể do đó việc sử dụng
tiết kiệm và có hiệu quả nguyên liệu, vật liệu trong kinh doanh là một biện pháp
quan trọng để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ:
Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh một cách trung thực chính xác và
kịp thời về số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của từng loại từng thứ vật
liệu nhập kho và xuất kho. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ sử
dụng vật liệu, nguyên liệu, kiểm tra tình hình xuất nhập vật liệu phát hiện ngăn
ngừa và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thừa thiếu ứ đọng hay kém phẩm chất.
Tính toán xác định đúng giá trị vật liệu tiêu hao cho các đối tượng sử dụng.
Tham gia kiểm kê đánh giá vật liệu theo chế độ quy định, lập báo cáo các vật tư,
nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU:
1. Phân loại nguyên vật liệu:
Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng một khối lượng vật
liệu lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại mỗi loại có tác dụng khác nhau trong quá
trình sản xuất. Trong điều kiện đó đòi hỏi doanh nghiệp phải phân loại vật liệu
một cách hợp lý thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán vật liệu.
- Có nhiều cách phân loại nguyên liệu theo tiêu thức khác nhau. Hiện nay
chủ yếu phân loại theo vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất của các
doanh nghiệp như sau:
a. Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong
doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm
mới. Như sắt, thép trong công nghiệp cơ khí, gạch ngói, ximăng trong xây
dựng...
b. Vật liệu phụ: Vật liệu phụ cũng là đối tượng lao động nưnh vật liệu
phụ không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới vật liệu
phụ thường được sử dụng kết hợp với vật liệu chính nâng cao chất lượng sản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phẩm, hoàn thiện sản phẩm. Như màu sắc, hình dáng, mùi vị, hay dùng để bảo
quản phục vụ hoạt động của tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công
nhân viên chức.
c. Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất
kinh doanh, nhiên liệu gồm có: xăng, dầu, khí đốt, củi...
d. Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là những chi tiết phụ tùng máy móc, thiết
bị mà doanh nghiệp mua sắm dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máu móc thiết
bị.
e. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị
<cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...> mà doanh nghiệp mua
vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
f. Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay
thanh lý tài sản có thể dùng hay bán ra ngoài, phế liệu đã mất hết giá trị sử dụng
ban đầu như (sắt vụn, gỗ vụn, gạch ngói vỡ, phôi bào...)
g. Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn phải ngoài các thứ chưa kể
tên trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng...
+ Trên thực tế việc xây lắp nguyên liệu , vật liệu theo từng loại như đã
trình bày ở trên là căn cứ vào công cụ chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu ở từng
đơn vị cụ thể, vì có thể nguyên liệu, vật liệu ở đơn vị này là nguyên vật liệu
chính nhưng đơn vị khác là nguyên vật liệu phụ. Để phục vụ tốt hơn yêu cầu
quản lý chặt chẽ. Nguyên liệu, vật liệu cần phải biết được một cách đầy đủ, cụ
thể rõ hiện cả và tình hình biến động từng thứ nguyên vật liệu được sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên liệu vật
liệu cần phải phân chia một cách chi tiết hơn theo tình năng lý, hoá học theo quy
cách phân cấp của nguyên liệu, vật liệu. Công việc đãđược thực hiện trên cơ sở
xây dựng và lập số doanh điểm. Nguyên liệu, vật liệu, trong đó nguyên liệu, vật
liệu được chia thành từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên liệu, vật liệu. Sổ
danh điểm nguyên liệu vật liệu được xây dựng trên cơ sở số hiệu vật liệu của
loại nguyên liệu, vật liệu, nhóm nguyên liệu vật liệu, thứ nguyên liệu vật liệu.
Tùy theo số lượng nhóm thứ nguyên liệu vật liệu để xây dựng số hiệu gồm 1,2

hoặc 3,4 chữ số.
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Loại: nguyên liệu, vật liệu chính - Ký hiệu 1521
Ký hiệu
Nhóm
Danh điểm
NL,VL
Tên, nhãn
hiệu quy
cách NL,VL
Đơn vị
tính
Đơn giá
hạch toán
Ghi chú
1 2 3 4 5 6
1521-01 1521-01-01
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1521-01
1521-99
1521-01-02
1521-01-99
1521-02-01
1521-02-02
1521-02-99
1521-99-01
2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu:
Đánh giá nguyên vật liệu là một vấn đề quan trọng trong việc tổ chức
hạch toán. Đánh giá nguyên vật liệu dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng.
Trong công tác hạch toán vật liệu ở các doanh nghiệp như sau:

2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho:
- Với vật liệu mua ngoài: giá trị thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn
người bán cộng thuế nhập khẩu (nếu có) với các chi phí thu mua thực tế "chi phí
vận chuyển bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua) trừ các khoản giảm giá hàng mua
được hưởng.
- Với vật liệu, nguyên liệu tự sản xuất: tính theo giá thành thực tế (giá trị
vật liệu xuất chế biến và chi phí chế biến)
- Với vật liệu thuê mua gia công chế biến: giá thực tế gồm giá vật liệu
xuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công chế biến, chi phí vận
chuyển bốc dỡ)
- Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị tổ chức cá nhân tham gia liên
doanh: giá thực tế = giá thoả thuận + chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Với phế liệu: giá ước tính thực tế có thể sử dụng hay giá trị thu hồi tối
thiểu.
- Đối với vật liệu tặng thưởng: giá thực tế tính theo giá thị trường tương
đương + chi phí tiếp nhận (nếu có)
2.2. Đánh giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
- Tuỳ theo hoạt động của từng doanh nghiệp yêu cầu vào trình độ quản lý
có thể sử dụng một trong các phương pháp sau và được sử dụng nhất quán trong
kỳ kế toán.
a. Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính
theo giá bình quân.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giá thực tế vật
liệu xuất dùng
=
Số lượng vật
liệu xuất dùng
x

Đơn giá bình
quân
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản dể làm, độ
chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh
hưởng công tác quyết toán nói chung.
Giá đơn vị bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế VL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lương thực tế VL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước mắt dù khá đơn giản và phản
ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì
không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu kỳ này.
Đơn giá BQ
cuối kỳ trước
=
Giá trị thực tế VL tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ
Lương thực tế VL tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại, khắc phục nhược
điểm của 2 phương pháp trên tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này lại tốn
nhiều thời gian tính toán.
Giá đơnvị BQ
sau mỗi lần
nhập lại
=
Giá trị vật liệu Giá thực tế của
tồn trước khi nhập số nhập
Lượng thực tế VL Lượng thực
tồn trước khi nhập tế nhập
b. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này số vật liệu nào nhập trước thì ưu tiên xuất trước,
xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng
xuất. Hay nói cách khác giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá
để tính giá thực tế và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của
vật liệu mua vào sau cùng.
c. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất
trước tiên, phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát.
d. Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này nguyên liệu, vật liệu được xác định theo giá trị
đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng khi
xuất vật liệu nào thì tính theo vật liệu đó. Phương pháp này còn gọi là phương
pháp đích danh.
e. Phương pháp giá hạch toán:
Phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá
hạch toán.
+
+
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giá thực tế vật
liệu xuất dùng
=
Giá hạch toán vật liệu xuất
dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ)
x
Hệ số giá
vật liệu
III. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU:
Việc quản lý nguyên liệu, vật liệu nói chung và hàng tồn kho nói riêng
nhiều đơn vị và bộ phận trong doanh nghiệp tham gia việc quản lý tình hình

nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu chủ yếu do bộ phận kho và phòng kế toán
của doanh nghiệp thực hiện.
1. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng:
a. Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo
dõi và phản ánh tình hình thực hiện có biến động tăng giảm hàng tồn kho nói
chung và vật liệu nói riêng một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản
phản ánh từng loại. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo
phương pháp này tại bất cứ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được
lượng nhập xuất tồn kho, từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu
nói riêng...
b. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu kế toán sử dụng loại: Tài
khoản 152 (nguyên vật liệu)
Tác dụng: Dùng phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại
nguyên vật liệu.
TK 152
Giá trị NVL nhập kho mua
ngoài, nhập kho thuê gia công
chế biến... tồn kho đầu kỳ, tồn
kho cuối kỳ, phát hiện thừa khi
kiểm kê.
- Giá trị thực tế NVL dùng cho
sản xuất thuê ngoài gia công hay
góp vốn liên doanh, giá trị vật
liệu thiết hụt khi kiểm kê.
SD:
+ TK 152 còn có 6 tài khoản cấp 2 như sau:
. TK 1521: Vật liệu chính
. TK 1522: Vật liệu phụ

. TK 1523: Nhiên liệu
. TK 1524: phụ tùng thay thế
. TK 1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
. TK 1528: Phế liệu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Để theo dõi các loại vật liệu hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hay
chấp nhận mua đã được quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập
kho kế toán sử dụng TK 151 :"Hàng mua đang đi đường".
+ Kết cấu TK 151
TK 151
- Nguyên vật liệu đi trên đường
còn đầu kỳ.
- Nguyên vật liệu đi trên đường
phát sinh trong kỳ.
+ NVL đi trên đường còn cuối
cùng.
- Hàng đi trên đường đã về nhập
kho.
SDCK:
- Tài khoản sử dụng TK 331 "Phải trả người bán"
Tác dụng: dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả
của doanh nghiệp cho người bán theo hợp đồng. Tài khoản này cũng phản ánh
cho người đấu thầy xây dựng cơ bản.
+ Nội dung kết cấu TK 331
TK 331
- Số tiền đã trả cho người bán
người cung cấp, người nhận thầu
cơ bản
- Số tiền ứng trước cho người
bán, người cung cấp, người

nhận thầu chấp nhận giảm giá.
- Số tiền còn phải trả người bán,
người cung cấp, người nhận
thầu.
SDCK: Thể hiện số tiền ứng
trước cho DN
SDCK: Số tiền còn phải trả cho
người bán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Hạch toán tình hình nhập vật liệu trong doanh nghiệp:
a. Hàng về hoá đơn cùng về:
Nợ TK 152: giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền thanh toán
+ Giảm giá :
Nợ TK 111,112,331: Tổng giá được giảm
Có TK 152
Có TK 153
+ Chiết khấu
Nợ TK 111,331 : số tiền chiết khấu
Có TK 711: Thu nhập khác
b. Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn
- Nhập toàn bộ
Nợ TK 152 : Giá trị toàn bộ số hàng
Nợ TK 133: GTGT tính theo hoá đơn
Có TK 331 : Giá trị thanh toán theo hoá đơn
Có TK 338 : Giá trị số hàng thừa (không thuế)
- Nếu nhập theo số hoá đơn
+ Xử lý số hàng thừa ghi
Có TK 002 : nhận giữ hộ

+ Đồng ý mua hàng thừa:
Nợ TK 338 : Giá trị hàng thừa
Nợ TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 111,112,331 : số tiền thanh toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nếu không rõ nguyên nhân:
Nợ TK 338 :Giá trị hàng thừa
Có TK 711 : Số thừa không rõ nguyên nhân
c. Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn:
- Chấp nhận nhập:
Nợ TK 152 :Giá trị số thực nhập kho
Nợ TK 138 : Giá trị số thiếu
Nợ TK 133 :GTGT theo hoá đơn
Có TK 331: Giá trị thanh toán theo hoá đơn
- Xử lý:
+ Người bán giao tiếp số hàng còn thiếu:
Nợ TK 152 : Số thiếu đã nhận
Có TK 138 : Xử lý số thiếu
+ Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường:
Nợ TK138,334 : Người làm mất bồi thường
Có TK133 : Thuế GTGT số hàng thiếu
Có TK 1381: Xử lý số thiếu
+ Nếu người bán không còn hàng:
Nợ TK331 : Ghi giảm số tiền phải trả cho người bán
Có TK 138 : Xử lý số thiếu
Có TK 133: Thuế GTGT của số hàng thiếu
+ nếu hàng thiếu không xác định rõ nguyên nhân:
Nợ TK 632: Số thiếu không rõ nguyên nhân
Có TK 138 : Xử lý số thiếu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

d. Trường hợp hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách không đảm bảo chất
lượng như hợp đồng:
Nợ TK 111,112,331
Có TK 152: Chi tiết vật liệu
Có TK 133: Thuế GTGT số hàng giao đủ
e. Hàng về hoá đơn chưa về :
Nợ TK 152 : giá chưa thuế
Nợ TK 133 : thuế GTGT
Có TK 111,112,331 : Hình thức thanh toán
f. Trường hợp tăng NVL khác:
Nợ TK 152
Có TK411 : Nhà nước cấp, các tổ chức tài trợ
Có TK 412 : đánh giá tăng NVL
Có TK 642 : Thừa trong định mức
Có TK 338: Thừa ngoài định mức chưa rõ nguyên nhân
Có TK 128,222,241: Nhận góp vốn LD, phế liệu thu hồi từ XD
1.3. Hạch toán tình hình xuất nguyên vật liệu:
a. Xuất NVL dùng cho sản xuất kinh doanh căn cứ vào phiếu xuất kho kế
toán ghi:
Nợ TK 621: Dùng cho sản xuất
Nợ TK 641 : Xuất cho bán hàng
Nợ TK 642: Xuất phục vụ cho quản lý
Có TK 152 : Giảm nguyên vật liệu
b. Góp vốn liên doanh bằng NVL:
Nợ TK 128,222: giá trị góp vốn liên doanh dài hạn (ngắn hạn)
Nợ (hoặc Có) TK412 : Phần chênh lệch
Có TK 152 : Giá thực tế
c. Vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê:
Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK152

d. Xuất gia công, chế biến
Nợ TK 154 : Giá thực tế vật liệu xuất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có TK 152 : Giá thực tế
e. Vật liệu thiếu khi kiểm kê: tuỳ theo trường hợp quản lý
Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Nợ TK 138 (1388) : phải thu khác
Có TK 152
- Chờ xử lý
Nợ TK 1381
Có TK 152
- Xử lý
Nợ TK 632
Nợ TK 1388
Có TK 152
- Thiếu trong định mức
Nợ TK 642 : hao hụt trong định mức
Nợ TK 1388,111,334: Cá nhân bồi thường
Có TK 152
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 111,112,,331
TK 151
TK 154
TK 128,222
TK 411
TK 333(3333)
TK 152 TK 611,627,641,642
Vật liệu mua ngoài
NVL về nhập kho

đang đi trên đường
NVL gia công chế biến
Nhận lại góp vốn liên doanh
Nhận VGLD, viện trợ biếu tặng
Thuế nhập khẩu (nếu có)
Xuất vật liệu cho các
bộ phận sử dụng
NVL mua vào trả lại
cho người bán
Góp vốn liên doanh
bằng NVL
NVL thiếu trong định mức
Xuất NVL gia công chế biến
Trả lại vốn góp liên doanh
TK 111,112,331
TK 128,222
TK 642
TK 154
TK 411
Vật liệu thiếu chờ xử lý
TK 3381
Vật liệu thừa chờ xử lý
TK 412
Đánh giá tăng NVL
TK 133
TK 133
TK 138(1381)
Đánh giá giảm NVL
TK 412
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
2.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng:
a. Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kiểm tra theo
dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư,
hàng hoá, sản phẩm, trên các tài khoản, phản ánh từng loại giá trị tồn kho đầu kỳ
và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ xác định lượng tồn kho thực tế
và lượng xuất d ùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 611 (Mua hàng)
Tác dụng: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu mua vào
TK 611
- Phản ánh giá trị thực tế NVL
tồn kho đầu kỳ và tăng thêm
trong kỳ.
- Phản ánh giá trị thực tế NVL
xuất dùng, xuất bán... trong kỳ
và tồn kho cuối kỳ.
SD:
+ TK 152 nguyên vật liệu.
Tác dụng: Dùng để phản ánh giá trị NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
TK 152
- Kết chuyển giá trị thực tế NVL
tồn kho cuối kỳ.
- Kết chuyển giá trị thực tế NVL
đầu kỳ sang TK 611.
SD: Giá trị thực tế NVl tồn kho
- TK 151 : hàng mua đang đi trên đường
Tác dụng: Phản ánh số hàng mua đang đi trên đường hay đang giữ lại cho
người bán.
TK 151

- Giá thực tế hàng đi trên đường
cuối kỳ .
- Kết chuyển giá thực tế hàng
đang đi trên đường đầu kỳ.
SD: Giá trị thực tế hàng đang đi
trên đường.
2.2. Phương pháp hạch toán:
a. Hạch toán nguyên vật liệu:
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại
Nợ TK 611
Có TK 152 : Nguyên vật liệu tồn kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Trong kỳ căn cứ vào hoá đơn mua hàng
Nợ TK 611 : giá thực tế vật liệu thu mua
Nợ T 133: GTGT khấu trừ
Có TK 111,112,331: tổng giá thanh toán
- Nhận vốn góp liên doanh hoặc Nhà nước cấp bằng nguyên vật liệu:
Nợ TK 611
Có TK 411
- Vật liệu thừa chờ xử lý
Nợ TK 611
Có TK 338
- Kết chuyển giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 152
Có TK 611
- Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ
Nợ TK 621
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642

Có TK 611
- Các trường hợp khác
Nợ TK 111,334 : cá nhân bồi thường
Nợ TK 642: Thiếu hụt trong định mức
Nợ TK 111,331 : giảm giá hàng bán bị trả lại
Có TK 611
- Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111,331
Có TK 711
Sơ đồ hạch toán
TK 152
TK 111,112,331
TK 611 TK 111,112,331
NVL nhập kho trong kỳ
Xuất NVL không đảm bảo chất
lượng trả lại ho người bán
Kết chuyển tồn kho NVL
TK 152
Tồn kho cuối kỳ
TK 621,627,641,642
Xuất kho trong kỳ
TK 133
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
IV. HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU
1. Khái niệm:
Mỗi loại vật liệu có vai trò nhất định đối với quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt một loại vật liệu nào đó có thể làm cho
quá trình sản xuất bị ngưng trệ. Việc hạch toán và cung cấp đầy đủ kịp thời các
thông tin về tình trạng và sự biến động của từng thứ vật liệu là yêu cầu đặt ra
cho kế toán chi tiết vật liệu. Đáp ứng được các yêu cầu này sẽ giúp cho việc

quản lý, cung cấp và sử dụng vật liệu đạt hiệu quả cao. Hạch toán chi phí vật
liệu được thực hiện ở kho và phòng kế toán. Tại kho mỗi loại vật liệu được quy
định một số hiệu riêng giống như đối với TSCĐ gọi là "Sổ danh điểm vật liệu".
Mỗi danh điểm vật liệu được theo dõi trên mỗi thẻ kho. Thẻ kho do kế toán lập
và phát cho thủ kho sau khi ghi vào sổ "Đăng ký thẻ kho" các thẻ kho được sắp
xếp trong hàm thẻ theo từng loại từng nhóm vật liệu để tiện cho việc tìm kiếm.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho hoặc xuất kho vật liệu thủ kho ghi chép
tình hình biến động của từng danh điểm vật liệu vào thẻ kho. Việc kiểm tra đối
chiếu của kế toán với thủ kho được tiến hành theo một trong những phương
pháp sau:
2. Các phương pháp hạch toán:
2.1. Phương pháp thẻ song song:
a. Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi
chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu bằng thước đo
hiện vật theo số thực nhập. Cuối ngày hay sau mỗi lần xuất nhập kho, thủ kho
phải tính toán và đối chiếu số lượng vật liệu tồn kho thực tế so với trên sổ sách.
Hàng ngày hay định kỳ thủ kho phải chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán.
b. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm
vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Hàng ngày hay định kỳ, khi nhận
chứng từ nhập xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán phải kiểm tra ghi đơn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giá tính thành tiền và phân loại chứng từ. Sau khi phân loại chứng từ song kế
toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng danh điểm vật liệu bằng cả
thước đo hiện vật và giá trị vào sổ (thẻ) chi.
Cuối tháng sau khi ghi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập xuất kho
lên sổ hoặc thẻ chi tiết, kế toán tiến hành cộng và ghi số tồn kho cho từng danh
điểm vật liệu. Số hiệu này phải khớp với số liệu tồn kho của thủ kho trên thẻ kho
tương ứng. Một sai sót phải được kiểm tra, phát hiện và điều chỉnh kịp thời theo
thực tế.
* Nhược điểm của phương pháp này:

Việc ghi chép trùng lặp vì mỗi loại vật liệu phải lập riêng một thẻ kho ở
cả kho và phòng kế toán. Trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều công sức ghi
chép, đối chiếu, kiểm tra.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp thẻ song song
2.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển:
a. Tại kho: Thủ kho mở thẻ và ghi chép như phương pháp thẻ song song.
b. Tại phòng kế toán: thay cho sổ (thẻ) chi tiết kế toán chỉ mở sổ "đối
chiếu luân chuyển" để ghi chép sự luân chuyển về số lượng và giá trị của từng
danh điểm vật liệu trong kho.
Trên sổ "Đối chiếu luân chuyển" kế toán không ghi theo chứng từ nhập,
xuất kho mà ghi một lần sự thay đổi của từng danh điểm vật liệu trên cơ sở tổng
hợp các chứng từ phát sinh trong tháng của loại vật liệu này. Mỗi danh điểm vật
liệu được ghi một dòng trên sổ "Đối chiếu luân chuyển". Cuối tháng số liệu ghi
trên sổ "Đối chiếu luân chuyển" được đối chiếu với số tiền trên thẻ kho và số
liệu của kế toán tổng hợp bằng thước đo giá trị.
* Ưu điểm: Phương pháp này giảm bớt số lần ghi chép của kế toán. Tuy
vậy công việc ghi chép lại dồn vào cuối tháng nên việc báo cáo thông tin bịn
chậm trễ.
Phiếu nhập (xuất) kho
Thẻ kho Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp nhập xuất,
tồn kho NVL
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
2.3. Phương pháp sổ số dư:

a. Tại kho: Thủ kho ghi chép trên thẻ kho giống các phương pháp hàng
ngày thủ kho tính và ghi ngay số dư trên thẻ kho sau mỗi lần nhập xuất. Thủ kho
phải tập hợp phân loại và lập phiếu gia nhận chứng từ nhập (xuất) cho từng loại
vật liệu để định kỳ giao cho phòng kế toán . Cuối tháng thủ kho phải căn cứ vào
thẻ kho để lập "Sổ số dư" và tính số của từng danh điểm vật liệu sau đó đối
chiếu với sổ chi tiết vật liệu do phòng kế toán ghi chép.
b. Tại phòng kế toán: sau khi nhận được các chứng từ do thủ kho giao nộp
kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kiểm tra và đối chiếu với các
chứng từ liên quan. Sau khi kiểm tra xong kế toán tính tiền cho từng phiếu và
tổng số tiền nhập (xuất) kho của từng loại vật liệu rồi ghi vào bảng "luỹ kế nhập
(xuất) kho vật liệu". "Bảng luỹ kế nhập (xuất) kho vật liệu" được mở cho từng
kho. Số liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu trên sổ luỹ kế được
đối chiếu với số liệu trên số dư và số liệu của kế toán tổng hợp.
+ Ưu điểm: Phương pháp này tránh được sự ghi chép trùng lặp về mặt số
lượng của thủ kho và kế toán. Việc kiểm tra đối chiếu được chặt chẻ hơn nhưng
đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của các thủ kho và kế toán thành thạo hơn.
Sơ đồ hạch toán theo phương pháp sổ số dư
Thẻ kho
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho
Sổ đối chiếu luân
chuyển
Bảng kê xuất vật

Bảng kê nhập vật

Thẻ kho

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
Bảng tổng hợp
nhập, xuất, tồn kho
vật liệu
Bảng luỹ kế xuất
kho
Bảng luỹ kế
nhập kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phần II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI
NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP ĐÀ NẴNG
TẠI QUẢNG NAM
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH:
1. Sự ra đời của chi nhánh công ty:
Chi nhánh Công ty Vật tư tổng hợp Đà Nẵng tại Quảng Nam là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Tổng hợp Đà Nẵng, được thành lập theo
quyết định số 47/QĐ-CT ngày 26/7/1997 trụ sở chính đặt tại 12 Phan Bội Châu -

Tam Kỳ - Quảng Nam. Chi nhánh hoạt động theo cơ chế hoạt động độc lập có
con dấu riêng. Đến ngày 20/11/2003 Chi nhánh công ty đã chuyển thành Cổ
phần hoá có tên gọi Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Đà Nẵng tại
Quảng Nam .
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là mua vào và bán ra các
loại hàng hoá như: Xi măng, sắt, thép, đà xây dựng, dầu và một số mặt hàng
trang trí nội thất và các mặt hàng khác...
Ngay sau khi thành lập chi nhánh đã tiến hành tổ chức các mạng lưới thu
mua nhằm tạo nguồn hàng bằng nhiều hình thức như khai thác, đặt hàng, ký kết
hợp đồng ... với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đồng thời chi nhánh cũng đã tổ
chức các khâu dự trữ của cửa hàng , các quầy hàng hợp lý nhằm đẩy mạnh tiêu
thụ đem lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
Trong thời gian đầu hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh mang
lại cũng khá khả quan. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp trên thị trường, chi nhánh đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư
cho hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thời gian hoạt động với nhiều nỗ lực, hiện nay chi nhánh đã tạo được
chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường và đang được tiếp tục phấn đấu
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh đưa chi nhánh ngày càng phát triển
đi lên.
2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh:
a. Đặc điểm:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Đà Nẵng tại Quảng Nam ra
đời nhằm mục đích kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho các ngành xây dựng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cơ bản. Trong quá trình hoạt động để giải quyết vấn đềvề vốn, chi nhánh đã thiết
lập mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương tỉnh Quảng Nam.
Về các mặt hàng kinh doanh, trong thời gian đầu khi mới thành lập, mặt
hàng kinh doanh của chi nhánh còn hạn hẹp. Nhưng cho đến nay với sự nổ lực
vươn lên hoạt động kinh doanh chi nhánh đã mở rộng ngành nghề, mặt hàng

kinh doanh cả về mặt chất lượng lẫn chủng loại phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng.
b. Chức năng và nhiệm vụ :
Chi nhánh đã tổ chức mạng lưới thu mua các kho dự trữ, các cửa hàng,
quầy hàng nhằm đảm bảo cung cấp vật tư, hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ,
kịp thời, đồng bộ cả về chất lượng và số lượng cho người tiêu dùng.
Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh mua và bán.
Tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả lao động nhằm ổn định và nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Những năm qua trong hoàn cảnh còn khó khăn, cán bộ
công nhân viên của chi nhánh đã cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để
thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH:
Chi nhánh là một đơn vị kinh doanh độc lập, bộ máy quản lý được tổ chức
như sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Giám đốc: là người đứng đầu và trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ
hoạt động kinh doanh ban hành các quy định và quyết định cuối cùng và là
người nắm vững chấp hàng các chủ trương, chính sách của Nhà nước giao phó.
+ Phó giám đốc kinh doanh: là người tham mưu cho giám đốc về các hoạt
động diễn ra hằng ngày ở chi nhánh.
+ Phó giám đốc tổ chức hành chính: là người xộng sự cho giám đốc về
việc chỉ đạo kiểm tra công tác nội chính.
+ Phòng kinh doanh: Có chức năng và nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh,
giao dịch với khách hàng trong khâu mua bán hàng hoá tổ chức mạng lưới thu
mua, bán trong trong phạm vi hoạt động của chi nhánh phù hợp với thực tế của
đơn vị. Nắm được thông tin thị trường để tham mưu với giám đốc nhằm đem lại

hiệu quả kinh doanh cao nhất.
+ Phòng tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức lao động,
tiền lương trong công tác quản lý lao động, thực hiện chế độ trả lương, trả
thưởng hàng năm. Kiến nghị với giám đốc trong công tác xử lý, kỷ luật đối với
những vi phạm trong kết luận của thanh tra nhằm han chế tiêu cực phát sinh.
+ Phòng tiêu thụ: phải thường xuyên nắm bắt thị trường về giá cả cũng
như đối thủ cạnh tranh.
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp các nhiệm vụ
kinh tế phát sinh vào sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính, phân tích các hoạt
động kinh tế tham mưu cho giám đốc về quyết định liên quan đến tình hình tài
chính của chi nhánh.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:
Giám đốc
P. Giám đốc
TL-HC
P. Giám đốc
kinh doanh
P.
Kế toán
P. Kinh
doanh
P.
Tổ chức
P.
Tiêu thụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ yêu cầu quản lý, quy mô, đặc điểm kinh doanh như đã trình bày ở
trên, bộ máy kế toán của chi nhánh được tổ chức theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phòng kế toán chi nhánh,
tổ chức khoa học và hợp lý công tác hạch toán kế toán của đơn vị, tạo điều kiện
đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho lãnh đạo trong hoạt
động kinh doanh. Đảm bảo việc thực hiện chức năng và những yêu cầu kế toán
của chi nhánh, khắc phục những hạn chế yếu kém và công tác hạch toán kế toán
ở đơn vị.
Kiểm tra ký duyệt báo cáo kế toán, ngoài ra còn tham gia với bộ phận liên
quan nhằm xây dựng định mức giá cả tiêu thụ và ký kếy hợp đồng kinh tế.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các bộ phận kế toán
cung cấp, ghi sổ các tài khoản, lập báo cáo kế toán. Mặt khác kế toán tổng hợp
còn chịu trách nhiệm theo dõi tình hình biến động TSCĐ, khấu hao TSCĐ hằng
tháng.
- Kế toán tiền lương: theo dõi tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ
và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên từ các bảng chấm công của các
bộ phận gởi lên, phiếu BHXH... kế toán tiến hành tính lương cho từng người.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ đối với người mua và
người bán.
- Kế toán thanh toán: có trách nhiệm thanh toán các khoản thu chi tiền
mặt, tiền gửi.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi khi có sự đồng ý của giám đốc và kế toán
trưởng, bảo quản tiền mặt, phát lương cho cán bộ công nhân viên, ghi sỏ quỹ và
lập báo cáo quỹ hằng ngày.
IV. HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH :
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
công nợ
Kế toán

thanh
toán
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp

×