Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Lịch sử báo quốc ngữ ở Sài Gòn: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 94 trang )










BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP. HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN
General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Trần Nhật Vy, 1956        Báo quấc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19 / Trần Nhật Vy. - Tái bản lần thứ 1. - T.P. Hồ Chí Minh
: Trẻ, 2015.
        276 tr. ; 20 cm.
                
        1. Báo chí -- Việt Nam -- Nam Việt Nam -- Thế kỷ 19.
và tập quán -- Thế kỷ 19 -- Báo. I. Ts.

2. Nam Việt Nam -- Đời sống xã hội

1. Press -- Vietnam -- Vietnamese, Southern --19th century. 2. Vietnamese, Southern -- Social
life and customs -- 19th century -- Newspapers.
079.5977 -- ddc 23
T772-V99




NHÀ XUẤT BẢN TRẺ




MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
5
BỐI CẢNH
8

GIA ĐỊNH BÁO
Tờ báo chữ quấc ngữ đầu tiên
17
THƠNG LOẠI KHĨA TRÌNH
- Tờ báo của nhiều cái đầu tiên
93
NAM KỲ
135
PHAN YÊN BÁO
249
KẾT
260
THAM KHẢO
269




LỜI GIỚI THIỆU
Đến năm 2015, báo “quấc ngữ viết theo mẫu tự Langsa” vừa
đúng 150 tuổi, gần phân nửa số tuổi của Sài Gòn, của miền Nam.
Số tuổi ấy so với lịch sử của đất nước chẳng đáng kể vào đâu. Thế
nhưng cho tới nay, chúng ta chưa hề có một nghiên cứu nào đầy

đủ về lịch sử báo quốc ngữ của đất nước lẫn lịch sử báo quốc ngữ
ở Sài Gòn, nơi khai sinh ra báo quốc ngữ.
Lịch sử báo quốc ngữ ở Sài Gịn khơng chỉ là lịch sử của báo
chí, của nghề báo, nhà báo mà cịn là lịch sử phát triển chữ quốc
ngữ, lịch sử văn học của nước nhà. Do thiếu nghiên cứu đầy đủ,
do khơng được ngó tận mặt những tờ báo thuở chữ quốc ngữ cịn
phơi thai, khơng được đọc những tiểu thuyết đăng báo ngày xưa,
tới nay chúng ta và lớp em cháu vẫn cịn mơ hồ nhiều điều về báo
chí lẫn văn học quốc ngữ. Tỉ dụ, cho tới nay, trong các nghiên cứu,
trong sách giáo khoa, sách lịch sử, thư tịch vẫn còn ghi tờ Nam Kỳ
(thường được ghi nhận là Nam Kỳ Nhựt Trình), tờ tuần báo của ơng
Schreiner, ra đời năm 1883 là bản tiếng Việt của báo Pháp. Thật ra
đây là tờ tuần báo được ghi rõ dưới măng-sét “nhựt trình mỗi tuần
lễ in một lần nhằm ngày thứ năm”, số đầu tiên ra ngày 21-10-1897.
Và bản tiếng Pháp ra đời sau bản tiếng Việt 2 năm. Trong trang



5




nhứt số 94 ra ngày 17 Aỏt 1899 có cáo bạch:1 “Kể từ ngày mồng
1 septembre tới đây, thời mỗi ngày thứ sáu trong tuần lễ đều có phát
nhựt trình Nam Kỳ chữ Langsa. Ở dưới nhựt trình ấy có in một khúc
nói về “các thể lệ người Annam tại Nam Kỳ trước khi người Langsa đến
trị” của ông A.Schreiner làm ra”. Báo tên là Nam Kỳ và nhựt trình là
cách gọi một tờ báo của người miền Nam. Hay nhiều tài liệu trước
nay cứ lặp đi lặp lại là Phan Yên Báo do ông Diệp Văn Cương làm

chủ nhiệm. Khơng, ơng Cương khơng liên quan gì đến tờ Phan n
Báo, vì khi tờ báo này ra đời, ơng cịn là một thơng ngơn tùng sự ở
Vĩnh Long! Ơng Cương khơng thể ba đầu sáu tay mà ở Vĩnh Long
có thể điều hành tờ báo hằng tuần ở Sài Gòn trong điều kiện giao
thông và thông tin của thế kỷ 19. Hoặc chúng ta vẫn lầm lẫn khi nói
rằng “tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu bằng quyển Tố Tâm của Hồng
Ngọc Phách in năm 1925”. Hẳn cũng có người nghĩ, chữ quốc ngữ
thông dụng ở miền Nam, ở Nam Kỳ từ năm 1865 lẽ nào không thể
sanh ra một người viết văn nào mà phải đợi tới năm 1925 mới có
ơng nhà văn, mới có tác phẩm? Nhưng nghĩ và thấy là một chuyện
khác nhau. Và khi thấy rồi thì việc tin lại là một khoảng cách cịn xa.
Đã có nhà nghiên cứu xác định, tiểu thuyết đầu tiên bằng văn xuôi
chữ quốc ngữ là quyển Thầy Lazaro Phiền của ông Nguyễn Trọng
Quản in năm 1887. Thế nhưng trong nhiều nghiên cứu, trong sách
giáo khoa đây đó vẫn chưa điều chỉnh! Và khơng chỉ có ơng Nguyễn
Trọng Quản. Trong thế kỷ 19, báo chí quốc ngữ Sài Gịn đã đăng
nhiều truyện dịch, nhiều tiểu thuyết văn xuôi như truyện “Đố ngộ
cố nhân, tương đàm thục ký” của ông Nguyễn Dư Hoài đăng liên
tục 6 kỳ trên báo Nam Kỳ vào tháng 4-1899. Dù chưa tuyệt vời, văn
chương không gọt giũa, tình tiết cịn đơn giản, câu chữ cịn thơ sơ
1 Cáo bạch: lời rao báo.

6

BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19




nhưng đó là những tiểu thuyết mở đường khơng thể chối cãi được

của văn học Việt Nam. Thế nhưng...
Mới chỉ có 150 năm trơi qua, mà tất cả những gì người đi trước
để lại, đã bị thất thoát khá nhiều. Từ thư khố cho tới các tủ sách tư
nhân, chiến tranh, thay đổi thể chế chính trị đã khiến tài liệu về báo
chí quốc ngữ Sài Gịn trở thành hàng hiếm. Sài Gòn đã từng cho ra
đời bao nhiêu tờ báo? Những tờ báo này ra đời và chết ra sao? Khổ
báo ra sao? Địa chỉ tòa soạn ở đâu?... Tới nay chưa có thống kê nào
tương đối đầy đủ. Tờ báo như vậy thì nhà báo chắc gì có thể tìm
biết cho đủ, cho hết!
Nhiều tờ báo chỉ có tên nhưng khơng thể tìm thấy như trường
hợp tờ Phan Yên Báo. Và không chỉ vậy, nhiều tờ ra đời trong thế
kỷ 20 cũng đã trở thành vật khó kiếm. Và dĩ nhiên, với tình trạng
như vậy, việc nghiên cứu đầy đủ dù chỉ là thống kê, cũng là công
việc khơng dễ dàng.
Báo quấc ngữ ở Sài Gịn cuối thế kỷ 19 là một cố gắng hết mực của
chúng tôi. Đây cũng là lời đính chánh nhiều điều về báo chí và văn
học quốc ngữ mà lâu nay người ta vẫn lầm tưởng. Chúng tơi khơng
mong rằng những lời đính chánh này sẽ “thấu” đến những ai có trách
nhiệm sửa chữa các sai sót về lịch sử báo chí và văn học. Mà chỉ hy
vọng những gì viết ra đây sẽ được ghi nhận để bổ khuyết dần khi
có một cuốn lịch sử báo chí, ít ra là riêng của Sài Gòn, đúng nghĩa.
TRẦN NHẬT VY
Tháng 11-2014



7





BỐI CẢNH

T

hế kỷ 19, bộ mặt thế giới đã thay đổi khi máy hơi nước
được phát minh.

Nếu phát minh ra máy móc cơ khí giúp cho năng suất lao
động tăng lên nhiều lần với hàng hóa dồi dào, thì phát minh
ra máy hơi nước khiến tốc độ sản xuất vượt hẳn lên và thế giới
như nhỏ lại. Kết hợp những phát minh này lại với nhau, các
loại máy công nghiệp, đầu máy xe lửa, máy tàu... có mặt, góp
phần vào một xã hội công nghiệp. Và một nền công nghiệp
mới với hàng hóa dồi dào buộc những nước phương Tây phải
đi tìm thị trường mới khi thế giới đang nhỏ lại, gần lại.
Thế kỷ 19, Việt Nam là một quốc gia sống khép kín bởi chánh
sách “bế quan tỏa cảng” và chỉ biết thế giới bên ngoài duy
nhứt là Trung Hoa dù từ hai thế kỷ trước đó đã có nhiều nhà
truyền giáo phương Tây đến và đi. Nhà cầm quyền coi thường
việc buôn bán với quan niệm “thương buôn” là lớp người thấp
kém nhứt trong xã hội. Không chỉ vậy, nhà cầm quyền còn cự
tuyệt những đề nghị, những mời mọc bn bán, giao lưu với
thế giới bên ngồi với những lo sợ âm ỉ về sự mất mát quyền
lực. Kèm theo đó là việc cấm đạo quyết liệt hơn.
8

BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19





Với chánh sách như vậy, nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam được
ngủ yên dưới thời Gia Long, Minh Mạng. Đến thời Tự Đức
thì sự thể thay đổi. Quân Pháp tới, cuối cùng đã đánh chiếm
Sài Gòn và ba tỉnh miền Đơng là Biên Hịa, Gia Định và Định
Tường, một dải đất từ giáp Bình Thuận đến bên này sơng Tiền
bằng những cuộc tiến công. Với hiệp định Nhâm Tuất 1862,
vua quan nhà Nguyễn đã chấp nhận mất ba tỉnh miền Đơng
vào tay Pháp.
Thế kỷ 19, Sài Gịn hơm nay chỉ là những làng xóm với vài
thị tứ Bến Nghé, Chợ Quán và Sài Gòn (nay là Chợ Lớn) nằm
dọc theo rạch Bến Nghé. Phụ trợ thêm vào đó là Phú Lâm
nằm bên bờ rạch Lị Gốm, Cầu Bơng - khu vực từ cầu Bơng
tới đường Nguyễn Đình Chiểu - nằm ven rạch Nhiêu Lộc, Xã
Tài (nay là Phú Nhuận) nằm bên bờ rạch Nhiêu Lộc, Bà Chiểu
nằm ven Cầu Bơng... Phần cịn lại của Sài Gịn là đồng khơng
mơng quạnh, là nghĩa địa, là sình lầy,... ngồi tịa thành Gia
Định rộng lớn đã mấy lần đổi tên.
Ngay sau khi chiếm ba tỉnh, Pháp bắt tay vào xây dựng
một thành phố Sài Gòn mới trên nền thị tứ Bến Nghé. Họ đắp
đường, đào kinh thông nước, giăng dây thép (điện tín), cất nhà
thờ, lập nhà in... trong lúc chiến trường Chí Hịa cịn tanh mùi
máu và các cuộc phản kháng của người Nam Kỳ vẫn diễn ra
hầu như hằng ngày.
Người Pháp tìm cách “cắt đứt quan hệ tinh thần” giữa người
Nam Kỳ và các vùng khác của đất nước bằng một thứ chữ khác
thay thế cho chữ Nho. Và chữ quốc ngữ được chọn vì có sẵn,
dễ học. Đây là thứ chữ mà các nhà truyền giáo đã phát minh ra
từ thế kỷ 17 để giao tiếp, truyền đạo giữa các nhà truyền giáo



9




và người Việt. Nhưng suốt hai thế kỷ, chữ quốc ngữ chỉ phát
triển và phổ biến âm thầm trong các nhà thờ và trong giáo
dân. Thế rồi trường dạy chữ quốc ngữ được xây dựng dưới sự
điều hành của các nhà truyền giáo và tiền bạc của người Pháp.
Người ta nhận thấy, nơi đâu người Pháp sống tập trung
thì nơi đó phải có “nhà thờ, quán cà phê và nhà in”. Quả vậy,
từ năm 1862-1863, Sài Gịn đã có nhà thờ (nay là khu cao ốc
Sunwah), quán cà phê trên đường Catinat (Đồng Khởi) và nhà
in ở góc đường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng. Rồi những tờ báo
bằng tiếng Pháp, tiếng Hán ra đời. Tờ báo chữ quốc ngữ đầu
tiên của Sài Gịn ra đời trong tình thế ấy!
Ngày 15-4-1865, tờ báo in bằng “chữ quấc ngữ viết bằng
mẫu tự Langsa” đầu tiên ra đời tại Sài Gòn sau ba năm chuẩn
bị bộ chữ in, đó là Gia Định Báo. Tờ báo ra đời khi máu trên
các chiến trường vẫn còn bốc mùi tanh và các cuộc nổi dậy của
dân quân đánh đuổi quân xâm lược diễn ra hầu như mỗi ngày
ở Nam Kỳ. Nhưng lòng người và giáo mác, đao kiếm không thể
ngăn nổi đại bác, súng dài.
Sự ra đời của tờ báo đã đưa tiếng Việt, người Việt sang một
con đường khác của lịch sử. Thời điểm Gia Định Báo ra đời,
là dấu chấm hết của chữ tượng hình và dân tộc Việt đã từ đó
dần thốt khỏi vịng tay ơm ấp ngàn năm của chữ Nho và tự
mình đứng thẳng lưng đi tới. Trong “Báo cáo vắn tắt về tiếng

An Nam hay Đông Kinh” của Alexandre de Rhodes, người đầu
tiên in bộ tự điển tiếng Việt vào năm 1651, viết “những chữ
mà người Đông Kinh hay An Nam sử dụng trong những trước
tác của họ, thứ chữ rất khó cả hầu như vơ số, đặc biệt là thứ
chữ họ sử dụng để viết sách, cũng là thứ chữ y như người Trung

10

BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19




Hoa, và người ta nói có thể tới 80 ngàn chữ: các dân tộc này bỏ
trọn đời mình để học những chữ đó mà chẳng một ai làm quen
được để đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn hết mọi chữ. Vậy chúng
tôi sử dụng những thứ chữ của xứ sở chúng ta vừa ít vừa dễ
hơn nhiều”1. Tờ Gia Định Báo đã viết bằng thứ chữ ấy, thứ chữ
“chẳng có chia động từ, chẳng có thì, chẳng có thức; nhưng tất
cả những thứ chữ đó hoặc được cắt nghĩa nhờ thêm vào một số
phụ từ, hoặc được suy đoán nhờ những tiếng đi trước hay theo
sau, khiến người thông thạo tiếng, nhận đúng ra thì, hoặc thứ
và số, được giải nghĩa trong chính câu nói”. Thứ chữ ấy, chữ
quốc ngữ, chữ Việt ngày nay, đã được gieo xuống mảnh đất
màu mỡ là báo quốc ngữ và nhanh chóng lớn lên thành chữ
của dân tộc chúng ta.
Tờ báo không chỉ giúp cho người Việt có thêm một nghề nghề báo - tới nay trở thành nghề có chỗ đứng trang trọng trong
xã hội và quốc tế, giúp người Việt học và phát triển mạnh chữ
quốc ngữ, đồng thời trở thành thứ chữ chánh thức của người
Việt trên toàn cầu. Tờ báo cịn dẫn người Việt đi xa hơn ngơi

nhà văn vần, văn biền ngẫu để viết tiểu thuyết, viết tổng luận,
viết phóng sự, ký sự, triết học, khoa học..., hịa nhập vào thế
giới bên ngoài, nơi mà ngàn năm trước bị coi là “thấp kém”.
Mặt khác, tờ báo cũng có những tác động mạnh mẽ đến nhận
thức xã hội của người Việt từng chìm trong u tối, chìm trong sự
mù chữ kinh niên. Tờ báo cũng làm sản sinh thêm một nghề
“cơ khí” mới trong xã hội: đó là nghề sắp chữ in, nghề in bằng
1 Alexandre de Rhodes, Tự điển Annam-Lusitan-Latinh, Báo cáo vắn tắt,
NXB KHXH, 1991, tr.5.



11




máy đồng thời phát triển thêm nghề khác như phát hành sách
báo, quảng cáo...
Về mặt xã hội, đời sống, tờ báo giúp cho người Việt tiếp cận
nhiều hơn với thông tin, biết nhiều hơn về thế giới chung quanh
mình một cách nhanh chóng, điều mà trước đó có lẽ phải mất
nhiều thời gian tính bằng tháng, năm và có thêm những hiểu
biết nhứt định về khoa học để giải thích những hiện tượng thiên
nhiên, bịnh tật... diễn ra chung quanh hằng ngày và nhờ đó mà
có cách nhìn mới, cách nghĩ mới về cuộc sống. Nhờ dễ học, dễ
viết, dễ nhớ, tiếng Việt trên báo ban đầu đã giúp những người
Việt học quốc ngữ dễ dàng hơn và số người “có học”, “biết chữ”
ngày càng nhiều hơn so với trước đó. Nếu trước đó, cả làng chỉ
một vài hoặc một ít người biết chữ Nho thì từ sau khi tờ báo ra

đời số người biết chữ, biết đọc chữ Việt tăng lên, số người mù
chữ giảm đi, đồng thời việc học chữ cũng trở nên nhẹ nhàng
hơn, dù còn nhiều e sợ, lo lắng! Tờ báo cũng chuyên chở nhiều
hơn các câu chuyện xảy ra đây đó, nhưng rất xa chỗ ở của người
đọc, các truyện dịch... để người Việt thấy rằng ngồi Trung Hoa
cịn có “thế giới khác”, có hiểu biết khác, có nền văn hóa khác
và đang phát triển rất mạnh mẽ. Tờ báo còn là bàn đạp, là vùng
đất tốt để văn học chữ quốc ngữ, chữ Việt phát triển. Có thể
nói được rằng, nếu khơng có chữ quốc ngữ, khơng có tờ báo
đầu tiên này, thì nền văn học chữ Việt của chúng ta hiện nay
đã đi theo một hướng khác.
Gần 20 năm đầu, dưới thời cai trị của quân đội Pháp, báo
quốc ngữ chỉ có tờ Gia Định Báo. Đến năm 1888, thì Trương
Vĩnh Ký đã cho xuất bản tờ nguyệt san Thơng Loại Khóa Trình,
tờ báo tư nhân đầu tiên ở Sài Gịn. Và gần 10 năm sau, năm

12

BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19




1897 tuần báo Nam Kỳ (thường được gọi là Nhựt Trình Nam Kỳ
hoặc Nam Kỳ Nhựt Trình) của Schreiner xuất hiện, rồi khoảng
cuối năm 1898 hoặc đầu 1899 là tờ Phan Yên Báo.
Thời gian đầu, do chưa có luật lệ nên báo quốc ngữ xuất
bản “thoải mái” nhưng thị trường hẹp, người biết quốc ngữ
không nhiều nên không ai ra báo. Tới năm 1881, Luật tự do
báo chí mới được Tổng thống Pháp ban hành, và điều khoản

quan trọng của Luật 1881 là tờ báo chỉ cần “thông báo trước
24 giờ cho biện lý cuộc tên tờ báo, địa chỉ tòa soạn và tên người
chủ nhiệm” là được phát hành, không hạn chế là ở Pháp hay
thuộc địa. Song tới cuối năm 1898, có lẽ do áp lực từ Tồn
quyền Đông Dương, Tổng thống Pháp đã ban hành sắc lệnh
ngày 30-12-1898 “sửa luật” và buộc “những tờ báo không phải
tiếng Pháp ở thuộc địa phải xin phép Toàn quyền” để hạn chế
tự do báo chí theo luật 1881. Việc làm này nhằm bóp nghẹt tự
do báo chí ở Đơng Dương, đồng thời hạn chế quyền làm báo,
viết báo và đọc báo quốc ngữ của người Việt. Điều đó đã khiến
Nguyễn Ái Quốc đã viết trong bài Đông Dương và Triều Tiên,
một sự so sánh thú vị trên báo le Populaire ngày 4-9-1919: “Về
mặt báo chí xuất bản bằng tiếng phương Đơng, chính phủ giành
lấy cái quyền bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi
mình và sau khi đã có kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái
đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng Việt theo ý
mình, được hưởng trợ cấp bí mật của nhà nước và chuyên việc
làm quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ và thường kỳ viết
những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa”1.
1 Hồng Chương, Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Sách Giáo khoa
Mác-Lê Nin, Hà Nội, 1987.



13




Trước khi có Luật 1898 thì người Việt khơng mấy ai quan

tâm đến “làm báo quốc ngữ” vì ít người đọc và có lẽ nghề báo
cũng “chưa sống được”. Sang thế kỷ 20 nghề báo mới thực sự
được quan tâm và phát triển mạnh thì... Song phải nói rằng,
dù có hay khơng luật, thì báo chí quốc ngữ ở Nam Kỳ và Việt
Nam sau này, cũng bị chánh quyền thực dân hạn chế tự do
thông tin, nhứt là thông tin về chánh trị, kinh tế và những sai
lầm, tham nhũng, hiếp đáp dân chúng... của quan lại, viên
chức chánh quyền. Có lẽ vì “nói những điều cấm” mà tờ Phan
n Báo bị đóng cửa và trở thành tờ báo bị đình bản đầu tiên
trong lịch sử báo chí Sài Gịn. Trong mục Tiểu Tự số 94 ngày
17-8-1899, chủ báo Nam Kỳ đã tâm sự với ông MVH ở Mỹ Tho:
“Đều (điều - BTV) ơng xin đó xem ra phải lẻ (lẽ) lắm, song rũi
(rủi) ta khơng nói đặng nhà nước trong nhựt trình quấc ngữ
này, dầu phải là viên quan bổn quấc (bản quốc) cũng vậy. Sự
đó nhà nước có cấm rồi. Song xin ơng phải đợi khởi làm nhựt
trình Nam Kỳ chữ Langsa, lúc ấy ta mới lo đặng các đều như vậy
và bia danh cho thiên hạ biết những kẻ nào lấy quyền thế mình
mà ép uỗng (uổng) người nghèo khổ. Ta xin ông phải nhớ đều
nầy, là ta lo lắng những việc nào có cớ rõ ràng mà thơi, bởi vì
một mình ta làm đều ấy, thì ta muốn gánh vác một mình khơng
đỗ (đổ) thừa cho ai ráo. Có phải là ơng Tổng, ơng Huyện hay là
ơng Phủ thì ta cũng cáo khơng dung, song trước khi ta làm đều
như vậy, ta phải xem xét đã, bỡi (bởi) chưng ta không muốn
đến sau ông hay là mấy người hoạn nạn phải vương đều thiệt
hại bởi sự báo cừu của kẻ độc dữ mà ra”. Tâm sự này nói rõ,
báo quốc ngữ bị “cấm nói đến chuyện xấu của chánh quyền,
của quan viên” hay nói cách khác là bị bịt miệng. Và cũng vì

14


BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19




muốn được tự do thông tin mà những người Việt yêu nước
đầu thế kỷ 20 đã ra báo bằng tiếng Pháp để được hưởng tự do
theo luật 1881 như trường hợp tờ La Cloché Fêlée của Nguyễn
An Ninh, tờ La Lutte và những tờ khác. Song trong thiên khảo
cứu nhỏ này, chúng tơi chỉ nói tới báo quốc ngữ và không đề
cập tới báo bằng tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn.
150 năm là thời gian dài đối với một đời người và con người
chưa có ai sống hết quãng thời gian ấy để thấy hết những gì
đã diễn ra. Suốt thời gian ấy, biết bao nhiêu chuyện, biết bao
thăng trầm thay đổi diễn ra ở Sài Gòn mà “báo chí” phải chịu
đựng, phải nói, phải rượt theo! Biết bao tờ báo ra đời rồi chết
đi. Biết bao thay đổi về kỹ thuật. Để có cái nhìn “thấu” một
thế kỷ rưỡi ấy cần có con mắt lịch sử thẳng thắn, trung thực
tới mức có thể.



15








GIA ĐỊNH BÁO
- TỜ BÁO CHỮ QUẤC NGỮ
ĐẦU TIÊN




G

ia Định Báo ra đời tại Sài Gòn ngày 15-4-1865 do Ernest
Potteaux, một thông ngôn người Pháp, làm việc trong bộ
phận thơng ngơn của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, làm Chánh
Tổng tài. Ernest Potteaux được coi là người Pháp biết tiếng Việt
nhiều nhứt thời ấy, phụ trách bộ phận thơng ngơn ở Sối phủ
Nam Kỳ. Ơng cũng là người viết “niên giám” hàng năm tên
là “Lịch Annam sáu tỉnh Nam Kỳ” bằng tiếng Việt và Pháp từ
năm 1869 đến cuối thế kỷ 19. Chưa rõ tiểu sử ông này ra sao
nhưng chắc chắn ông không thể là người “rành chữ Việt” bằng
người Việt cùng thời kỳ. Và để làm được tờ báo hẳn ông phải
cần đến một đội ngũ người Việt đông đảo giúp sức. Người ta
đã đề cập tới các ông Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Tôn
Thọ Tường là những người cộng tác với Gia Định Báo ngay từ
những số đầu tiên. Song có thể có nhiều hơn ba người này.
Và ngay những số báo năm 1865 cịn lưu trữ được thì thấy có
nhiều cái tên như Paulus Toi, Phủ Ka...
Tòa soạn của báo nằm trong bộ phận thơng ngơn của Nha
Nội vụ Nam Kỳ (cịn được gọi là Nha Nội chính, dinh Thượng
thơ, Lại bộ Thượng thơ đường). Theo thư của Paulin Vial, giám
đốc Nha Nội vụ Nam Kỳ, gởi ơng Maucher (có lẽ là giám đốc
Nha Tạo tác tức xây dựng) ngày 22-12-1864: “Xin hân hạnh

gởi đến ơng danh sách các cơng trình mà ngài Đô đốc muốn
cho đấu thầu trong năm 1865 như sau: 1 tòa nhà cho Nhà Nội

18

BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19




Trang 1 Gia Định Báo số 2 ngày 20-1-1881, một trong những
số báo ít người có và đọc được.

GIA ĐỊNH BÁO - Tờ báo chữ quấc ngữ đầu tiên

19







Bản đồ Sài Gòn khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ghi rõ Nha Nội vụ
(direction de l’Intérieur) nằm trong khu vực số 19 trên đường Lagrandière.




chính,... Địa điểm Nha Nội chính đã được chỉ định ở góc quảng

trường đồng hồ và đường Catinat, mặt tiền hướng về đường
phố”1. Quảng trường đồng hồ cuối thế kỷ 19 được xác định là
khu vực thư viện Khoa học xã hội số 34 Lý Tự Trọng, quận 1
và các khu nhà chung quanh. Khu vực này đến năm 1870 thì
bỏ qui hoạch. Và Nha Nội vụ là khu nhà nằm sau lưng Ủy ban
Nhân dân thành phố hiện nay, ở hai số 59 và 61 Lý Tự Trọng
góc Đồng Khởi. Bản đồ Sài Gòn thế kỷ 19 dưới đây ghi rõ vị trí
Nha Nội vụ nằm trong khu vực số 19.
Tờ Gia Định Báo sớm nhứt còn lưu giữ được hiện nay là tờ
số 4 ra ngày 15-7-1865 có 4 trang. Đây là báo ra hằng tháng,
sau này được gọi bằng cái tên văn hoa là “nguyệt san”. Ngay
bên dưới măng-sét ở trang 1 báo ghi rõ “mỗi tháng tây nhằm
ngày rằm in ra một lần” với giá “cả năm là 6 góc tư”2. Như vậy,
nếu tính lùi lại thì số Gia Định Báo đầu tiên ra ngày 15-4-1865.
Đến năm 1872 thì chuyển thành bán nguyệt san, rồi 3 kỳ tháng
và năm 1881 thì trở thành tuần báo. Số trang báo cũng không
nhứt định mà dao động từ 4 đến 20 trang tùy theo tình hình.
Từ năm 1874 có phụ trang và tới năm 1881 thì có quảng cáo.
Với nhiều nhà nghiên cứu thì “Gia Định Báo là tờ công
báo” không đáng để nghiên cứu sâu. Song sau khi đọc nhiều
số Gia Định Báo, chúng tôi cho rằng cách nghĩ trên chưa hoàn
toàn đúng.

1 Trịnh Tri Tấn, Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Tuấn, Sài Gòn từ khi thành
lập đến giữa thế kỷ XIX, NXB TP.HCM, 1999.
2 Góc tư: tiền quan Pháp (franc) theo cách gọi thời xưa. 5 franc bằng một
đồng tiền Đơng Dương.

22


BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GỊN CUỐI THẾ KỶ 19




Về mặt hình thức, Gia Định Báo là cơng báo với đề mục
ghi rõ “Công vụ” thường chiếm hết trang 1 mỗi số báo. Nhưng
ngồi phần cơng vụ, báo cịn có phần “Tạp vụ” và nhiều mục
khác mang tính thơng tin, quảng cáo “rặt báo chí” chứ khơng
chỉ thuần cơng vụ.
Ví dụ “ngày 1-6 Annam cũng là ngày 26 tháng tây, nơi phủ
Bình Long có bắt đặng một con cọp lớn lắm. Khi đi săn có các
quan Phú Langsa ở Thuận Kiều cùng đồn Tây Thới đi với quan
phủ, lại có ơng Tổng Bà Điểm cùng đi (với các) ơng Tổng khác
nữa, mà ông Tổng kia thấy cọp lớn làm vậy lại trèo lên cây
mà liện (liệng) xuống. Ai ngờ quan phủ bảo dân đuổi đàng
nầy cùng tấn khại tới. Chẳng ngờ con cọp ấy trong rừng nhảy
ra cùng hộc lên lên một tiếng lớn lắm, thì ơng Tổng ngồi trên
cây nghe tiếng ấy liền té xuống đất chết ngay cán cuốc. Rồi đó
ơng Tổng ở Bà Điểm thấy sẵn giầm liền phát lên một mồi đạn
đi ngay trong cổ thì con cọp ấy quay chuồn chuồn. Khi ấy các
quan thầy bồi hai mồi đạn nữa đi ngang qua trái tim thì con
cọp ấy ngả (ngã) xuống nằm đó. Cũng một khi ấy quan phủ dạy
phải khiêng xuống Saigon mà nạp cho quan Bố mà lãnh phần
thưởng nội tháng này. Quan phủ Bình Long đã nạp được hai
con cọp cùng lãnh phần thưởng đã được 60 quan rồi.” PAULUS
TOI, kẻ làm nhựt trình tại nhà in (số tháng 8 năm 1865).
Hay “Bài sanh ý là bài riêng cho mỗi một người hể (hễ) phát
ra cho ai thì người nấy dùng. Bài sanh ý phát ra cho hiệu cơng
ty nào thì cả người làm trong công ty ấy hoặc làm việc buôn

bán, hoặc làm nghề nghiệp đều đặng dùng. Mỗi một vợ chồng,
phân chia của cải, mà ở chung cùng buôn bán làm ăn một chỗ,
lãnh một cái bài cũng đủ việc”. KRANTZ (số ra ngày 15-5-1874).

GIA ĐỊNH BÁO - Tờ báo chữ quấc ngữ đầu tiên

23




×