Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.8 KB, 8 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST
1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST.
Công ty Nhựa Y tế được thành lập theo quyết định số 3424/1998/BYT- QĐ ngày
05/12/1998 của Bộ Y tế, là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Thiết bị y
tế Việt nam thuộc Bộ Y tế.
Ngày 10 tháng 11 năm 2006 công ty chính thức đấu giá phát hành cổ phiếu và
chuyển sang công ty cổ phần. Hình thức cổ phần hóa là bán một phần vốn Nhà nước hiện
có tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày
16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần với tên
gọi chính thức là Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST viết tắt là MEDIPLAST. Hiện
nay để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như để thuận lợi cho việc kinh doanh trên thị
trường quốc tế công ty sử dụng tên giao dịch quốc tế là MEDIPLAST MEDICAL
PLASTIC JOIN STOCK COMPANY. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 89 phố Lương
Định Của, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tính đến nay, công ty mới đi vào hoạt động được gần 10 năm với số lượng công nhân
viên là 195 người. Trong đó có trên 23 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Số còn
lại là cán bộ trình độ trung cấp và cao đẳng, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Trong
suốt quá trình hoạt động của mình, quy mô của công ty không ngừng được mở rộng. Tổng
tài sản và vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng trong các năm. Với phương châm không ngừng
đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm công ty cải tiến máy móc thiết
bị, nhà xưởng với tổng diện tích toàn công ty hiện nay là 11.189m2 trong đó diện tích nhà
xưởng: 4.050 m2.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên
thị trường. Sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi cả ở thị trường trong nước và thị
trường quốc tế. Các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Thụy Điển,
Bệnh viện Việt Đức,… là các khách hàng thường xuyên của công ty. Các sản phẩm này
còn được xuất khẩu sang Nigiêria, Đài Loan, Lào, Ucraina, Công ty còn cung cấp sản
phẩm cho các chương trình quốc gia về y tế như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương


trình phòng chống lao, các tổ chức phi chính phủ như HELM, DKT với số lượng lớn bơm
tiêm, hộp đựng an toàn…
Biểu 1: Sản lượng bơm kim tiêm quy đổi sản xuất và tiêu thụ hàng năm.
Năm Đơn vị Sản xuất Tiêu thụ
2004 Triệu cái 84,52 79,20
2005 Triệu cái 100,47 96,13
2006 Triệu cái 88,542 75,61
2007 Triệu cái 102,65 98,33
2008 Triệu cái 100,45 97,22
Biểu 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Y tế
MEDIPLAST.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
1 Vốn kinh doanh Tr.đồng 71.233 79.827 75.187 78.962 76.127
2 Số lao động(người) Người 237 226 206 192 195
3 Thu nhập bình quân Tr.đồng 1.041 1.320 1.570 1.675 2.120
4 Doanh thu Tr.đồng 33,402 50,232 37,996 55.427 41.985
5 Tổng chi phí Tr.đồng 33.223 49.692 43.665 54.291 44.419
6 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 179 540 (5,669) 1.136 (2.434)
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh.
Với đặc điểm của lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế từ nhựa, sản xuất qua nhiều
giai đoạn theo một quy trình liên tục, hàng loạt, kết cấu phức tạp, quá trình sản xuất một
sản phẩm nhiều công đoạn và phân xưởng…nên Công ty đã bố trí phương thức tổ chức bộ
máy quản lý theo kiểu trực tuyến.
Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông, quyết định các
vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu
ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong đó Hội đồng quản trị là cơ quan thực hiện
các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và
điều lệ của công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt
Hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng giám đốc. Và Ban kiểm soát là cơ quan giám
sát hoạt động của Hội đồng quản trị và báo cáo lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Số

lượng quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của ban kiểm soát được quy định tại Luật doanh
nghiệp và Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị bầu ra Tổng giám đốc, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp việc trực tiếp cho Tổng giám đốc bao gồm bốn người với chức danh phó Tổng
giám đốc và điều phối viên, cụ thể:
Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về
chỉ đạo và tiến hành các phương án kinh doanh, điều hành sản xuất ở các phân xưởng, trực
tiếp điều hành và quản lý phòng kinh doanh.
Phó tổng giám đốc tài chính: là người trực tiếp theo dõi, quản lý tình hình tài chính
của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và Hội đồng quản trị, trực tiếp quản lý
phòng tài chính kế toán của công ty.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kỹ
thuật, mẫu mã, quy cách, định mức và chất lượng của sản phẩm tại các phân xưởng, trực
tiếp quản lý phòng kỹ thuật.
Điều phối viên chất lượng: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kiểm
soát quy trình sản xuất từ đầu vào NVL đến sản xuất và đầu ra của sản phẩm toàn công ty.
Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ đảm bảo vốn hoạt động cho sản xuất kinh
doanh, tham mưu cho giám đốc về tài chính, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán
và phân phối lợi nhuận , tổ chức hạch toán kế toán. Lập báo cáo, phân tích tình hình tài
chính, báo cáo thuế và tư vấn cho nhà quản trị đua ra các quyết định đúng đắn.
Phòng kỹ thuật: có chức năng kiểm tra theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ
đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định tiêu chuẩn định mức tiêu dùng NVL, nghiên cứu
cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
Phòng tổ chức hành chính: giải quyết các vấn đề mang tính hành chính thủ tục, bố
trí, sắp xếp và theo dõi nhân lực…
Phòng kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh( ngắn
hạn và dài hạn), cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư
sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thu mua vật tư thiết bị, tiêu thụ
sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lập

phương án phát triển công ty.
Phân xưởng ép nhựa – cơ điện: tiến hành sản xuất theo kế hoạch của phòng kinh
doanh và phòng kỹ thuật, chịu sự quản lý của giám đốc phân xưởng.
Phân xưởng thành phẩm: hoàn thiện các bán thành phẩm của phân xưởng ép nhựa
chuyển sang, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc phân xưởng.
Như vậy công ty đã xây dựng phương thức tổ chức bộ máy quản lý tương đối hợp
lý, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của các bộ phận, phòng ban được xác định rõ ràng, cụ
thể và được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Phòng TC - HC
Phòng tài chính
Tổng giám đốc
Phó TGĐ tài chính
Phó TGĐ kinh doanh
Phó TGĐ kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng ép nhựa- cơ điện
Phân xưởng thành phẩm
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Điều phối viên CL
Trong đó:
Quản lý điều hành chung
Quản lý chất lượng
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA Y TẾ MEDIPLAST.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Để thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn hóa của cán

bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý và tổ chức công tác kế
toán, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Nhựa Y tế MEDIPLAST được tổ chức theo
phương thức tổ chức trực tuyến. Một bộ máy kế toán làm việc hiệu quả sẽ đảm bảo phán
ánh đầy đủ, kịp thời các thông tin, từ đó tham mưu cho cho các cấp quản lý trong việc đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Để đáp ứng yêu
cầu thông tin kế toán kịp thời chính xác, công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối
hợp lý theo mô hình tổ chức tập trung.
Do vậy bộ máy kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán bao gồm các
thành viên: Kế toán trưởng là cấp quản lý cao nhất của phòng kế toán, phụ trách toàn bộ
công tác kế toán của công ty.
Giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng gồm có các nhân viên trực tiếp theo dõi và
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là các kế toán phần hành bao gồm: kế toán hàng
tồn kho; kế toán thanh toán và thuế; kế toán chi phí, giá thành và TSCĐ; thủ quỹ. Cụ thể
chức năng và nhiệm vụ của mỗi cá nhân được xác định như sau:
Kế toán trưởng: phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng trực
tiếp chỉ đạo hoạt động của từng nhân viên đồng thời đảm nhận công tác kế toán tổng hợp,
thực hiện chức năng nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và quy định của Pháp luật.
Kế toán hàng tồn kho: một nhân viên, theo dõi quá trình nhập xuất tồn hàng tồn
kho của đơn vị. Chịu trách nhiệm nhập số liệu từ các phiếu nhập kho, xuất kho của công ty.
Kết chuyển phân bổ cuối tháng.

×