Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.58 MB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



Lời cam đoan ... i


Lời cảm ơn ... ii


Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ... v


<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1</b>


<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1</b>


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI, TÀI LIỆU LIÊN QUAN ... 2</b>


<b>3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 5</b>


3.1. Mục tiêu chung... 5


3.2. Mục tiêu cụ thể ... 5


<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 6</b>


4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 6


4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 6


<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 7</b>


<b>6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ... 8</b>


<b>CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG </b>


<b>HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ </b>
<b>CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ... 9</b>


<b>1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 9</b>
1.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại ... 9


1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại ... 12


<b>1.2. HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH </b>
<b>HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG </b>
<b>QUYỀN THƯƠNG MẠI ... 14</b>


1.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh ... 14


1.2.2. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại ... 16


1.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại .. 18


<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG </b>
<b>HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 27</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.1.1. Thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ ... 28
2.1.2. Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền ... 34


<b>2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ </b>
<b>THỐNG LĨNH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ... 40</b>


2.2.1. Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền ... 40
2.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách


hàng ... 42
2.2.3. Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng ... 44


<b>CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HẠN </b>
<b>CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG </b>
<b>MẠI Ở VIỆT NAM ... 51</b>


<b>3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỎA </b>
<b>THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG </b>
<b>QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 51</b>


3.1.1. Đối với hành vi thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ ... 53
3.1.2. Đối với hành vi thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền ... 54


<b>3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THUỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH </b>
<b>VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG </b>
<b>QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 57</b>


3.2.1. Đối với hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền ... 58
3.2.2. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu ... 59
3.2.3. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng ... 60


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>



Nhượng quyền thương mại là một loại hình kinh doanh mới và hiện đang phát
triển rất mạnh mẽ, đưa nhiều thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng. Đây là
phương thức kinh doanh có thể hạn chế rủi ro cho bên nhận quyền. Bởi vì, theo
phương thức kinh doanh này bên nhận quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn
hiệu, phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền theo thỏa thuận giữa các bên. Do
đó, bên nhận quyền khơng phải tốn chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng thương hiệu và
tận dụng được lượng khách hàng có sẵn do bên nhượng quyền khai thác trước đó. Tuy
nhiên, yêu cầu của phương thức kinh doanh này là bên nhận quyền phải kinh doanh
theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng với bên nhượng quyền, cung cấp sản phẩm với
chất lượng và dịch vụ đồng nhất với bên nhượng quyền, đảm bảo khách hàng khi sử
dụng sản phẩm sẽ không thể phân biệt được sự khác biệt giữa sản phẩm của bên nhận
quyền với sản phẩm của bên nhượng quyền và các cơ sở nhận quyền khác. Chính vì
vậy, khi tham gia vào phương thức kinh doanh này, cả bên nhượng quyền và bên nhận
quyền đều đứng trước những rủi ro nhất định. Bên nhượng quyền đứng trước nguy cơ
mất uy tín thương hiệu bởi những vi phạm của bên nhận quyền làm mất tính đồng bộ
của hệ thống nhượng quyền, chỉ cần một trong các bên nhận quyền cung cấp sản phẩm
kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống nhượng quyền. Về phía bên nhận
quyền, họ rất có thể gặp khó khăn trong kinh doanh khi bên nhượng quyền nhượng lại
quyền thương mại cho quá nhiều bên nhận quyền trong một khu vực địa lý mà sự cạnh
tranh của bên nhận quyền lại khơng thể diễn ra bình thường như các quan hệ thương
mại khác vì yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chính vì đặc trưng này của quan hệ nhượng quyền thương mại, pháp luật điều
chỉnh về hành vi hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại phải đặt trong
mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh. Bởi vì, sự điều chỉnh tuyệt đối
của Luật thương mại hay Luật cạnh tranh đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ không phù hợp với những đặc trưng vốn
có của quan hệ này. Hiện nay, các quy định trong pháp luật cạnh tranh vẫn chưa tính
đến những đặc thù trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định không
phù hợp bản chất, đặc trưng của cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại.


Do đó, việc nghiên cứu pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại là cần thiết, giúp hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại, đảm bảo cho sự phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chính vì vậy,
tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn là "Pháp luật về hạn về chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay".


<i><b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI, TÀI LIỆU LIÊN QUAN </b></i>


Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhượng quyền thương
mại bao gồm: đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn,
luận án, các bài tạp chí, bài tham luận tại hội thảo khoa học, cụ thể như sau:


<i>- Về các bài viết, nghiên cứu: </i>


Một số tác giả nghiên cứu về nhượng quyền thương mại từ góc độ kinh tế như:
<i>tác giả Phạm Thị Thu Hà với bài viết: “Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp </i>


<i>Việt Nam”, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 - 2005; bài viết </i>
<i>“Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại” đăng trên Tạp chí Nghiên </i>


<i>cứu Lập pháp, số 8/2007. Tác giả Lý Quý Trung có bài viết: “Franchise - Bí quyết </i>


<i>thành cơng bằng mơ hình nhượng quyền kinh doanh” (Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005). Qua </i>


các bài viết, các tác giả đề cập khái niệm về nhượng quyền thương mại từ khía cạnh
kinh tế, so sánh với các hoạt động thương mại khác qua đó làm rõ các đặc trưng của
nhượng quyền thương mại so với các hoạt động thương mại khác.


Bên cạnh các bài viết trên, một số tác giả khác có cách tiếp cận khác khi nghiên


cứu đối với hoạt động nhượng quyền thương mại như:


<i>+ Tác giả Nguyễn Thanh Tú qua bài viết “Nhượng quyền thương mại dưới góc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhượng quyền thương mại theo hướng đặt nhượng quyền thương mại trong mối quan
hệ với pháp luật cạnh tranh, đưa ra khái niệm nhượng quyền thương mại, ưu điểm,
nhược điểm của hoạt động này. Và trên cơ sở phân tích, đánh giá sự điều chỉnh của pháp
luật Mỹ, EU qua pháp luật thực định và các án lệ, tác giả đã đưa ra những ưu điểm, cũng
như sự hạn chế của sự điều chỉnh này. Qua đó, tác giả bài viết đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam. Tuy nhiên, bài viết này mới đề cập đến mối liên hệ giữa hoạt động nhượng
quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh điều chỉnh đối với hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh mà chưa phân tích đến pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong
quan hệ nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.


<i>+ Tác giả Hoàng Thị Thanh Thủy qua bài viết“Điều khoản bảo mật thông tin và </i>


<i>điều khoản cấm cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại” (Tạp chí </i>


Luật học số 02/2011) đã đề cập đến thỏa thuận về cấm cạnh tranh trong quan hệ
nhượng quyền thương mại qua việc nghiên cứu những điều khoản cấm cạnh tranh
trong giai đoạn thực hiện hợp đồng và sau khi chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, tác
giả chỉ ra sự tác động của các thỏa thuận này đối với môi trường cạnh tranh và quan
điểm giải quyết trong pháp luật EU và Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, pháp
luật của EU xác định tính hợp pháp của các thỏa thuận này dựa trên ba tiêu chí: Thời
hạn hiệu lực của các điều khoản cấm cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng; hạn chế
về lãnh thổ và nghĩa vụ đền bù.


<i>+ Tác giả Ngô Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thành qua bài viết Mối quan hệ giữa </i>



<i>pháp luật nhượng quyền thương mại và cạnh tranh đăng trên Tạp chí Tài chính số </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trong việc áp dụng pháp luật cạnh tranh vào quan hệ nhượng quyền, do các quy định
của pháp luật cạnh tranh hiện nay chưa thực sự phù hợp với bản chất của quan hệ
nhượng quyền và cần phải có quy định hướng dẫn chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, bài viết mới
chỉ đề cập tới sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hành
vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, mà chưa đưa ra giải pháp
cần thiết để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.


Nhìn chung, các bài viết chủ yếu nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong
quan hệ nhượng quyền thương mại và tìm hiểu kinh nghiệm điều chỉnh hành vi này
thông qua pháp luật thực định và một số vụ án điển hình ở Châu Âu và Mỹ. Các bài
viết đều có điểm chung là thể hiện sự đánh giá của các tác giả đối với việc điều chỉnh
hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, chỉ ra được những điểm
bất hợp lý của sự điều chỉnh này. Qua đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và
phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.


- Về luận án Tiến sỹ: đã có hai luận án Tiến sỹ điển hình nghiên cứu về hoạt
động nhượng quyền thương mại của các tác giả Vũ Đặng Hải Yến và Nguyễn Bá
Bình:


<i>(1) Tác giả Vũ Đặng Hải Yến với đề tài“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về </i>


<i>pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội - </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>(2) Luận án Tiến sỹ “The Role and Influence of Vietnames Franchise Law on the </i>


<i>Development of Franchising: a Multiple Case Study”, tác giả Nguyễn Bá Bình </i>



(University of New South Wales, Australia) đã có cơng trình nghiên cứu khá tồn diện
về vai trị của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại đối với quá
trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Thông qua việc
nghiên cứu các thương vụ nhượng quyền cụ thể, Luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng to lớn đến quá trình phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam như các yếu
tố về văn hóa, xã hội và điều kiện kinh tế của Việt Nam; những lĩnh vực nhượng quyền
phù hợp với điều kiện Việt Nam và cuối cùng, Luận án đã khái qt hóa và có nghiên
cứu tồn diện về thực trạng pháp luật nhượng quyền thương mại nói chung ở Việt Nam
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn thiện để nâng
cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Như vậy,
Luận án của tác giả Nguyễn Bá Bình mặc dù đã giải quyết được rất nhiều vấn đề nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhưng
cũng không tập trung nghiên cứu về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.


<b>3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1. Mục tiêu chung </b>


Mục tiêu chung của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở
Việt Nam. Qua đó góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về
hạn chế cạnh tranh và nhượng quyền thương mại nói riêng.


<b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b>


Để thực hiện mục tiêu chung nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau đây được xác
định trong luận văn:



<i>Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương </i>


mại ở các khía cạnh như: khái niệm, bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thơng qua đó, chỉ rõ các đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối
quan hệ với pháp luật hạn chế cạnh tranh.


<i>Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hành vi hạn chế cạnh tranh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, lý giải nguyên nhân của xu
hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và nhận
diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.


<i>Thứ ba, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật hạn chế </i>


cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: khái niệm pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại; xác định nội dung của pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại


<i>Thứ tư, phân tích thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động </i>


nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, so sánh với pháp luật của Hoa Kỳ
và Liên minh Châu Âu ở các nội dung như: (1) thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, (2) thực trạng pháp luật điều
chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Thông qua đó, làm sáng tỏ mức độ can thiệp và cách thức xử lý của pháp luật Việt
Nam hiện nay đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền
thương mại và phát hiện những bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam
hiện hành trong việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.



<i>Thứ năm, nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện </i>


pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
hiện nay trên cở sở kế thừa kinh nghiệm từ pháp luật của một số nước về hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, đảm bảo vừa phù hợp với thông lệ
quốc tế, vừa phù hợp với đặc thù của Việt Nam.


<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: các quan điểm, tư tưởng luật học và pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.


<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>


Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả nghiên cứu pháp luật về hành vi
hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với các bên nhận quyền, giữa các bên nhận
quyền với nhau trong cùng một hệ thống nhượng quyền thương mại bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

(iii) Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền;
(iv) Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
cho bên nhận quyền;


(v) Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng.


Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ các quan điểm khi điều chỉnh hành vi hạn
chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại theo pháp luật của các quốc gia, học
hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như tạo nên những căn cứ thuyết phục cho
các lập luận khi kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh ở


Việt Nam hiện nay, tác giả nghiên cứu pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới, chủ
yếu là pháp luật của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, rút ra những kết
luận, kinh nghiệm cho q trình hồn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay


<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp mơ tả, tổng hợp, phân tích, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương
pháp nghiên cứu trong Luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy
vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể:


- Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phác họa nội dung
của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến pháp luật hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại


- Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích được sử dụng để chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia
khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến luận văn.


- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của các
quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung


luận văn gồm ba chương:


Chương 1. Lý luận chung về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại


Chương 2. Thực trạng pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Hiến pháp 2013


2. Luật cạnh tranh 2004 (Luật số: 27/2004/QH11) ngày 03/12/2004.
3. Luật Cạnh tranh 2018 (Luật số: 23/2018/QH14) ngày 12/6/2018.
4. Luật thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005.
5. Luật đầu tư 2014 (Luật số: 67/2014/QH13) ngày 26/11/2014.


6. Nghị định số 08/2018/NĐ–CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
Nhà nước của Bộ Công thương.


7. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.


8. Nghị định số 71/2014/NĐ–CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
9. Nghị định số 116/2005/NĐ–CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số


điều của Luật Cạnh tranh.



10. Nghị định số 119/2011/NĐ–CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
thủ tục hành chính tại Nghị định số 116/2005/NĐ – CP ngày 15/9/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
11. Bộ Công thương (2018), Bản thuyết minh chi tiết dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
12. Bùi Ngọc Cường (2007), “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng


<i>quyền thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. </i>


<i>13. CIDA - Bộ Thương mại Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh Canada và bình </i>


<i>luận, Hà Nội. </i>


<i>14. Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam - EU (MUTRAP), Sổ tay hạn chế </i>


<i>cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của Châu Âu. </i>


15. Đặng Vũ Huân (2006), “Một số giải pháp nhằm thực thi các quy định về kiểm
<i>soát hành vi hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (01). </i>
<i>16. Hằng Nga (2005), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

17. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), “Điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm
<i>cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Luật học, </i>
(02).


<i>18. Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Cạnh Tranh, Nxb Dân trí, </i>
Hà Nội


19. Ngơ Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thành (2014), “Mối quan hệ giữa pháp luật nhượng
<i>quyền thương mại và cạnh tranh”, Tạp chí Tài chính, (02). </i>



20. Nguyễn Hữu Huân (2004), Luật Cạnh Tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu,
NXB. Tư Pháp, Hà Nội


<i>21. Nguyễn Thanh Tịnh (2004), Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và </i>


<i>quy chế miễn trừ trong luật cạnh tranh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (7). </i>


22. Nguyễn Thanh Tú (2007), “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ Luật
<i>Cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (03). </i>


<i>23. Nguyễn Thị Tình, Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền </i>


<i>thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Luật Hà Nội </i>


24. Nguyễn Thị Tình (2015), “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá bán hàng hóa,
<i>dịch vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Dân chủ & </i>


<i>Pháp luật, (5). </i>


<i>25. OEDC-WB (2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi Luật và chính </i>


<i>sách cạnh tranh, Sách dịch, Hà Nội. </i>


<i>26. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Pháp luật </i>


<i>về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb Hồng Đức - </i>


Hội luật gia Việt Nam.



<i>27. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều </i>


<i>chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, </i>


Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội


28. Vũ Đặng Hải Yến (2005), “Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam – Những vấn
<i>đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, (3). </i>


<i>29. Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Sách dịch, </i>
Nxb Thống kê, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>31. Charles Jourdan Decision 89/94/EEC, of 2 December 1988 OJ EEC L35/31 of </i>
7 January 1989.


<i>32. Chicago Board of Trade v US, 246 U.S. 231, 238 (1918). </i>


<i>33. Collins v International Dairy Queen, Inc., 939 F.Supp. 875 (M.D.Ga. 1996). </i>


<i>34. Commission Regulation (EC) No. 2790/99 on the applicat ion of Art81(3) of </i>


<i>the Treaty to categories of verticalagreements and concerted practices </i>
<i>(Vertical Restraints Block Exemption Regulation) [1999] OJ L 336/25. </i>


<i>35. Computerland decision, of 13 July 1987 OJ EEC L 222/12 </i>
of 10 August 1987.


<i>36. Continental T.V. Inc. v GTE Sylvania, 433 U.S. 36, 40 & 50-59 (1977). </i>
<i>37. De Jesus v Sears Roebuck & Co., 87 F.3d 65, 70 (2 </i>nd Cir. 1996).



<i>38. Eastman Kodak v Image Technical Services, 504 U.S. 451, 461 -462 (1992). </i>
<i>39. Forter Enterprises, Inc v. US Steel Corp., 394 U.S. 495, 503 (1969). </i>


40. Substantive Possible Elements for a competition law, commentaries and
alternative approaches in existing legislations,
7rev3_en.pdf (UNCTAD, Model
Law on Competition, Mục I, Chương III, Phần I, truy cập ngày: 16/5/2018.


41. Nhượng quyền thương mại,


truy cập
ngày: 16/5/2018.


42. Các thỏa thuận Hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại,
truy cập
ngày: 29/12/2017


</div>

<!--links-->

×