Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.5 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ LIỄU PHƯƠNG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI ............................................................................................................... 7
1.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại ..... 7
1.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại và những đặc trưng của hoạt
động nhượng quyền thương mại ..................................................................... 7
1.1.1.1. Khái nhiệm nhượng quyền thương mại .............................................. 7
1.1.1.2. Những đặc trưng chung của hoạt động nhượng quyền thương mại .... 9


1.1.2. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại ................................................................................................... 12
1.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ................................. 15
1.2.1. Hành vi hạn chế cạnh tranh ................................................................ 15
1.2.2. Phân loại hành vi hạn chế cạnh tranh ................................................ 17
1.2.3. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ................................................................... 21
1.2.3.1. Nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường của các thương
nhân trong hệ thống nhượng quyền ............................................................. 21
1.2.3.2. Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền ...... 22
2.3.3. Bản chất kinh tế của mối quan hệ ..................................................... 23
1.3. Mối quan hệ giữa pháp luật về hạn chế cạnh tranh với hoạt động nhượng
quyền thương mại và nội dung pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại. .................................................................. 24
1.3.1. Tác động của pháp luật hạn chế cạnh tranh đối với hoạt động nhượng
quyền thương mại và ngược lại .................................................................... 24
1.3.2. Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại ......................................................................................... 28
1.3.2.1. Những hành vi hạn chế cạnh tranh được phép ................................. 28


1.3.2.2. Những hành vi hạn chế cạnh tranh không được phép ...................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH
TRANH VÀO HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................. 36
2.1. Thực trạng pháp luật về hạn chế cạnh tranh đối với hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam ..................................................................... 36
2.2.1. Nhận diện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam ............................. 37

2.2.2. Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam............... 40
2.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hạn chế cạnh tranh vào hoạt động
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. ...................................................... 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 53
3.1. Xây dựng các quy định miễn trừ cho các hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại. .......................................................... 54
3.2. Xây dựng quy định áp dụng cho việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường
của bên nhượng quyền thương mại ............................................................... 56
3.3. Xem xét hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật hạn
chế cạnh tranh .............................................................................................. 58
3.3.1. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (ràng buộc bán kèm) .......... 59
3.3.2. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu .. 61
3.3.3. Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ ............................. 63
KẾT LUẬN ................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới đã tới
Việt Nam bằng con đường nhượng quyền như KFC, BBQ... Mặt khác, nhiều
thương hiệu Việt cũng tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường thông qua
việc nhượng quyền thương mại như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24... Có thể
nói, dù còn nhiều mới mẻ nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại đã
được nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Nhiều

doanh nghiệp đã gặt hái thành công khi xây dựng cho mình một hệ thống
nhượng quyền đông đảo khắp cả nước.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam thì các khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động này cũng được
xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn. Ở Việt Nam, pháp luật về nhượng
quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.
Hiện nay, các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại đang
được quy định rải rác trong Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh
tranh trong hệ thống nhượng quyền nói riêng và trong hoạt động nhượng
quyền thương mại nói chung hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có những quy
định riêng để điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù trong quan hệ
nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo và
thiếu tính cụ thể cũng như chưa tính đến những đặc thù quan trọng là bản
chất của hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây là một trong số những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng pháp luật cạnh tranh và pháp luật
về nhượng quyền thương mại chưa đạt được những hiệu quả như mong
muốn của các nhà làm luật và các cơ quan quản lý nhà nước của Việt
Nam. Nếu tiếp tục duy trình tình trạng như hiện nay, các quyền lợi và
nghĩa vụ các các bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền sẽ không được


2

đảm bảo. Mặt khác, với xu hướng phát triển của hoạt động nhượng quyền
thương mại như hiện nay, cần phải xây dựng quy định điều chỉnh những
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, có
như thế mới đảm bảo khả năng phát triển bền vững cho các hệ thống
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu các quy

định pháp luật về cạnh tranh khi thực hiện hoạt động nhượng quyền
thương mại là rất cần thiết nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra ngày một sôi động
trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và làm rõ các quy
định pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
cũng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tránh được các kiện tụng liên
quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, giúp các cơ quan quản lý nhà
nước trên lĩnh vực này có những hiểu biết đầy đủ, từ đó có hướng để hoàn
thiện pháp luật về nhượng quyền nói riêng và pháp luật thương mại nói
chung, đáp ứng xu thế hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đã được
nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn, trong đó liên quan tới vấn đề
pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
cũng đã có những công trình khoa học nghiên cứu, phải kể đến như:
Trước hết, các giáo trình, bài giảng của các trường đại học đào tạo
chuyên ngành Luật có viết về nội dung hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại như: “Giáo trình Luật thương mại” của Trường
Đại học Luật Hà Nội do Nguyễn Viết Tý chủ biên, Nxb Công an Nhân dân
phát hành năm 2014; “Giáo trình Luật thương mại Việt Nam” của Trường
Đại học Luật Hà Nội do Nguyễn Viết Tý chủ biên, Nxb Công an Nhân dân
phát hành năm 2001; “Giáo trình Luật thương mại” do Bùi Ngọc Cường (chủ
biên); Đồng Ngọc Ba; Lê Đình Vinh; Đoàn Trung Kiên biên soạn; Nxb Giáo
dục phát hành năm 2008…


3

Các luận án, luận văn viết về đề tài này bao gồm:
- Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp

luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Nguyễn Thị Kim Huệ (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Bùi Ngọc Cường (2007), Các điều khoản độc quyền trogn hợp đồng
nhượng quyền thương mại, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước
pháp luật;
- Nguyễn Thanh Tú (2007), Nhượng quyền thương mại dưới góc độ
pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội;
- Vũ Đặng Hải Yến (2008), Mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền
thương mại và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Tạp chí Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Nguyễn Thị Tình (2015), Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Nguyễn Bá Bình, The Role và Influence of Francise Law on the
Development of Franchising: a Multiple Case Study, Luận văn tiến sỹ luật
học, University of New South Wales, Australia.
Mặc dù đã khai thác và nghiên cứu dưới nhiều góc độ nhưng còn nhiều
vấn đề tồn tại đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn cả về mặt lý
luận và thực tiễn để góp phần hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng và pháp luật về nhượng
quyền thương mại nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu những hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại, những hành vi hạn chế cạnh tranh được


4


phép, những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trong phạm vi bài viết, tác
giả trình bày những vấn đề lý luận chung về hành vi hạn chế cạnh tranh và
phát luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó
tập trung đi sâu phân tích nội dung những quy định của pháp luật về hạn chế
cạnh tranh tại Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên
cạnh đố, người viết có đưa vào bài viết quy định pháp luật của một số nước
trên thế giới về điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại để làm rõ thêm các nội dung trong bài viết và là cơ
sở cho các đề xuất, kiến nghị của mình.
4. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại” nhằm tiến
hành nghiên cứu về nội dung cũng như vai trò cần thiết của pháp luật điều
chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại; phân tích, đánh giá tình hình thực trạng pháp luật về hạn chế cạnh tranh
đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra
một số kiến nghị, đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
nhượng quyền thương mại nói chung và pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, các tài liệu,
công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại, luận văn được triển khai nhằm làm sáng tỏ
các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Về khía cạnh lý luận:
Câu hỏi nghiên cứu: Nhượng quyền thương mại là gì? Những hành vi
nào được coi là hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại? Những yếu tố nào làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Pháp luật hạn chế cạnh tranh



5

trong hoạt động nhượng quyền thương mại cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại.
(2) Về khía cạnh pháp luật thực định:
Câu hỏi nghiên cứu: Hiện nay, các quy định về hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định trong những văn bản
nào? Nội dung của các quy định này ra sao? Trong quá trình thực tiễn thi
hành, có những vướng mắc, bất cập gì? Những quy định về hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam có tương đồng
với các quy định của các quốc gia khác trên thế giới về vấn đề này và có phù
hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại hay chưa?
(3) Kiến nghị:
Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết những bất cập, vướng mắc còn đang
tồn tại nêu trên thì phương hướng và giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật về
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Về mặt phương pháp luận, trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật về
hạn chế cạnh tranh và pháp luật nhượng quyền thương mại.
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng
hợp... qua đó làm nổi bật những đặc trưng riêng của pháp luật về hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh nói
chung, qua đó đặt ra sự cần thiết phải xây dựng những quy định riêng về hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phương diện sau đây:

- Ý nghĩa khoa học: Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền Việt Nam được nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và
tương đối toàn diện.


6

- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề
xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một vài quy định pháp luật về
hạn chế cạnh tranh trọng hoạt động nhượng quyền thương mại.
8. Kết cấu đề tài
Về bố cục, đề tài được bố cục thành 3 chương, cụ thể:
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong mỗi chương đều được triển khai thành các tiểu mục nhỏ để làm rõ
các nội dung được nêu, giữa các chương có sự gắn kết hợp lý, chương 3 là sự
tổng hợp các nội dung đã phân tích tại Chương 1 và Chương 2, Chương 3
được phân tích trên cơ sở những nội dung đã được trình bày ở Chương 1.
Do kiến thức còn hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


7


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại
1.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại và những đặc trưng của hoạt
động nhượng quyền thương mại
1.1.1.1. Khái nhiệm nhượng quyền thương mại
Có rất nhiều khái niệm về nhượng quyền thương mại đã được xây dựng.
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế là Hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và
thế giới (The International Franchise Association) đã nêu ra khái niệm về
nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan
hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất
hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên
các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên
nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh
doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang hoặc sẽ tiến
hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
Theo bộ quy chế của Châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp hội
Châu Âu về Nhượng quyền thương mại ban hàng và có hiệu lực từ ngày
01/01/1992, hoạt động này được gọi bằng một tên khác: chuyển nhượng
quyền sử dụng thương hiệu và được định nghĩa như sau: “Chuyển nhượng
quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa là một hệ thống thương mại hóa
các sản phẩm và/hoặc các dịch vụ và/ hoặc các công nghệ được xây dựng
dựa trên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa
các doanh nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau, giữa một bên là
người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và một bên là những người
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, trong đó, người chuyển
nhượng quyền sử dụng thương hiệu chấp nhận cho những người nhận chuyển



8

nhượng quyền sử dụng thương hiệu quyền và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối
tượng chuyển nhượng của người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu”.
Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại được ghi nhận lần đầu
tiên năm 1999 tại Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ.
Tại Mục 4.1.1(a) đoạn 5 của Thông tư này đã đề cập đến cụm từ “hợp
đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là
“franchise”. Theo Thông tư này đ â y là việc chuyển giao độc quyền khai
thác quyền sở hữu trí tuệ, tức là, loại hợp đồng này được hiểu là hợp đồng
với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá kèm theo các bí quyết
sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có
giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000USD. Thông tư này không
coi “nhượng quyền thương mại” là một hoạt động kinh doanh và cũng
không đưa ra một khái niệm rõ ràng cụ thể về hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ đã thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP
bằng việc ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về
chuyển giao công nghệ và Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN hướng dẫn
một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ- CP quy định chi tiết về chuyển
giao công nghệ đã quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó,
hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh chỉ được coi là một hoạt động
chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy hoạt động nhượng quyền thương
mại đã có ở Việt Nam trên thực tế, nhưng hoạt động này được tiếp cận dưới
góc độ của chuyển giao công nghệ, chưa phản ánh được bản chất thực sự
của hoạt động thương mại đặc thù này.
Cho đến năm 2005, hoạt động nhượng quyền thương mại mới được
pháp luật Việt Nam ghi nhận như là một hoạt động thương mại độc lập

trong Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2006 từ Điều 284 đến Điều 291. Điều 284, Luật Thương mại 2005 đã quy


9

định: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, với cách định nghĩa này, nhượng quyền thương mại không
phải là hoạt động chuyển giao công nghệ đơn thuần như trước đây. Đây là
phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh của một chủ thể kinh doanh
đã thành công trước đó, bằng việc chuyển giao quyền được kinh doanh
theo chính mô hình, cách thức, các dấu hiệu nhận biết thương nhân (nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo) cho một thương nhân khác.
Một hoạt động được coi là nhượng quyền thương mại khi có đầy đủ
các yếu tố sau:
(i) Là hành vi của các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp,
(ii) Là hoạt động nhằm hướng tới việc chuyển giao quyền thương mại
(quyền kinh doanh theo một phương thức thống nhất của bên nhượng quyền),
(iii) Hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền luôn
phải đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống.
1.1.1.2. Những đặc trưng chung của hoạt động nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đặc biệt,
đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày
31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về nhượng quyền thương
mại, “quyền thương mại” được hiểu là một, một số hoặc toàn bộ các quyền
sau đây: (i) Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên

nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa
hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn
với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii) Quyền được bên nhượng quyền
cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; (iii) Quyền được bên


10

nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại chung và (iv) Quyền được bên nhượng quyền cấp
cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền
thương mại.
Có thể hiểu, quyền thương mại trong hợp đồng nhượng quyền là một
“gói quyền”, bao gồm các quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
logo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác. Các quyền này có sự
liên kết chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Bên nhận quyền
có quyền sử dụng toàn bộ “gói quyền” này của bên nhượng quyền để tiến
hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng
quyền
Thứ hai, các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại là
các thương nhân
Đối với Bên nhượng quyền, theo quy định tại Điều 5, Nghị định
35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng
quyền thương mại, bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương
mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, hệ thống kinh doanh
dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm. Nếu
thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền
nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức

nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành
cấp lại quyền thương mại; Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng
được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Đối với Bên nhận quyền, Theo quy định tại Điều 6 Nghị định
35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng
quyền thương mại, bên nhận quyền phải là thương nhân và chỉ được


11

phép kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại khi có đăng
ký kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại được chuyển
nhượng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Do hoạt động nhượng quyền thương mại là một hoạt động rất phức tạp,
chứa đựng nhiều rủi ro, yêu cầu chủ thể thực hiện phải đáp ứng rất nhiều điều
kiện cả về năng lực kinh doanh lẫn năng lực tài chính. Bên cạnh đó, khi
đã thực hiện việc chuyển giao quyền thương mại, trước hết bên nhượng
quyền phải là chủ thể đã và đang thực hiện hoạt động kinh doanh; đối với bên
nhận quyền, khi tiếp nhận quyền thương mại cũng đồng nghĩa với việc
thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua phương
thức mà bên nhượng quyền đã chuyển giao. Chính vì thế, hoạt động nhượng
quyền thương mại cần phải được thực hiện bởi các thương nhân - những chủ
thể kinh doanh chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, hoạt động nhượng quyền thương mại hướng tới tính đồng bộ,
thống nhất trong cả hệ thống
Hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ được thiết lập từ hoạt động
nhượng quyền và hoạt động “cùng kinh doanh” của bên nhận và nhượng
quyền thương mại. Chính những điều này đã tạo cho hệ thống nhượng quyền

nét đặc trưng riêng: đó là tính đồng bộ, thống nhất gần như tuyệt đối của hệ
thống. Vì các bên nhận quyền thương mại thông qua hợp đồng nhượng quyền
thương mại sẽ cùng được nhận gói “quyền thương mại” giống nhau và cùng
kinh doanh chung một thương hiệu, sản phẩm. Và bên nhượng quyền cũng
thông qua hợp đồng nhượng quyền ràng buộc bên nhận quyền vào những quy
định chung bắt buộc hay nghĩa vụ phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng
quyền để đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống. Tính đồng bộ của hệ thống
nhượng quyền thương mại đòi hỏi rất cao, thể hiện ở mục tiêu luôn mang tới
cho khách hàng cảm nhận giống nhau tại những địa điểm nhận quyền khác
nhau trong cùng hệ thống - điều mà ngay cả các hệ thống đại lý lớn cũng
không thể có được. Có thể nói chính tính đồng bộ đã làm nên bản sắc riêng


12

cho hệ thống nhượng quyền thương mại và giúp phát triển, mở rộng thương
hiệu cho bên nhượng quyền.
Thứ tư, hoạt động nhượng quyền thương mại chứa đựng nhiều yếu tố
dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh
Tuy nhiên, chính những nét đặc trưng nêu trên của hệ thống nhượng
quyền có thể “nuôi dưỡng” những hành vi hạn chế cạnh tranh phát triển nếu
không được kiểm soát tốt. Bởi trong hoạt động nhượng quyền thương mại thì
các các bên trong hệ thống nhượng quyền là các chủ thể độc lập nhau
về mặt tư cách pháp lý và tài chính, trong khi họ lại cùng kinh doanh một
loại sản phẩm giống nhau, với phương thức như nhau và cùng tiếp cận đến
một hoặc một số khách hàng tương tự nhau. Để thu hút khách hàng về phía
mình, các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tìm mọi cách cạnh tranh với
nhau trên mọi phương diện (như: giá cả, chất lượng, phương thức cung ứng
dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng…), khi đó tính đồng bộ trong hệ
thống nhượng quyền thương mại có khả năng bị phá vỡ. Chính vì vậy, nếu

giữa các bên không có ràng buộc nhằm cấm hoặc hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống thì đương nhiên hành vi cạnh tranh giữa các bên trong hệ
thống nhượng quyền sẽ tất yếu phát sinh và tính đồng bộ của hệ thống
nhượng quyền theo đó cũng không giữ vững được.
1.1.2. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại
Do đặc trưng riêng của hệ thống nhượng quyền thương mại nên một số
hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể trong hệ thống có dấu hiệu hạn chế
cạnh tranh. Ví dụ như những thỏa thuận về độc quyền lãnh thổ, thỏa thuận
ngăn cản, kìm hãm các đối thủ cạnh tranh không thuộc hệ thống… Tuy nhiên,
ở một mức nhất định, sự tồn tại của những hành vi này là cần thiết để đảm
bảo duy trì tính đồng bộ của hệ thống và đảm bảo quyền lợi cho các bên trong
quan hệ nhượng quyền. Nhưng nếu các bên trong quan hệ nhượng quyền đặt
ra những quy định, điều kiện đi quá xa mục đích trên thì những hành vi này


13

không chỉ mang dấu hiệu mà thực sự thật sự đã gây cản trở cho sự cạnh tranh
nói chung và cho lợi ích của hệ thống nhượng quyền nói riêng. Ví dụ như
thỏa thuận ấn định sản lượng cung cấp, thỏa thuận ấn định giá mua bán bất
hợp lý… Như vậy có thể nói, trong hệ thống nhượng quyền thương mại luôn
tồn tại song song hai dạng hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh.
- Dạng thứ nhất là những hành vi có nội dung hạn chế cạnh tranh nhưng
xét trên khía cạnh cân bằng lợi ích thì việc hạn chế cạnh tranh này chỉ trong
giới hạn cần thiết để tạo điều kiện duy trì và phát triển hệ thống, từ đó làm
tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cùng hệ thống với các đối thủ
cạnh tranh ngoài hệ thống nhượng quyền. Ví dụ về một số thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại được chấp nhân: Một là, bên nhận
quyền không được thiết lập quan hệ trong cùng một lĩnh vực thương mại với

bên thứ ba nếu quan hệ này có khả năng gây ra cạnh tranh giữa bên thứ ba và
bên nhượng quyền thương mại; Hai là, các bên có thể cùng nhau thỏa thuận
giao kết một hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền, Ba là, các bên
có quyền từ chối giao dịch thương mại với các bên thứ ba nếu như việc thực
hiện giao dịch này có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nhượng
quyền thương mại, Bốn là, các bên phải thực hiện một cách tốt nhất những
phương pháp, cách thức để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền
thương mại.
- Dạng thứ hai là các hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh. Đối với
dạng hành vi này, mặc dù bên thực hiện lấy lý do để duy trì cầu trúc và đảm
bảo sự hoạt động đồng bộ của hệ thống nhưng về bản chất, hành vi hạn chế
cạnh tranh không tác động tới hệ thống nhượng quyền mà gây tổn hại trực
tiếp cho các chủ thể trong hệ thống đồng thời có thể ngăn cản, kình hãm cả
các đối thủ nằm ngoài hệ thống. Như vậy, đây là các hành vi làm hạn chế
cạnh tranh và không mang lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Các hành vi
dạng này có thể được nhận biết một cách rõ ràng và cấm tuyệt đối như: cấm
giao hàng cho người tiêu dùng ngoài lãnh thổ được quy định trong hợp đồng;


14

cấm bên nhận quyền có khả năng mua hàng hóa thay thế của người khác trong
một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ, trong trường hợp bên nhận quyền hết hàng
dự trữ, tuy nhiên bên nhượng quyền không có hàng hóa để cung cấp cho họ…
Bên cạnh đó, một số hành vi trong hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ
có thể gây hạn chế cạnh tranh nếu hành vi đó được thực hiện bởi các chủ thể
có thị phần đáng kể xác định trên thị trường liên quan. Trong nhiều trường
hợp, những hành vi hạn chế cạnh tranh này rất khó nhận biết. Ví dụ như trong
trường hợp các thỏa thuận bán kèm trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Đây có thể được các bên viện dẫn lý do để đảm bảo tính đồng bộ của hệ

thống nhượng quyền thương mại, đảm bảo việc duy trì một hình ảnh, mẫu mã
hay mùi vị, chất lượng, sản phẩm thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên,
có những thỏa thuận bán kèm được cho rằng không liên quan tới tính đồng bộ
của hệ thống. Đơn cử: Trong án lệ Siegel v Chicken Delight, Inc (2), Chicken
Delight đã tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại thiết lập các cửa
hàng bán thức ăn mang thương hiệu Chicken Delight cho các bên nhận quyền,
và không thu phí nhượng quyền cũng như phí bản quyền. Tuy nhiên Chicken
Delights yêu cầu các bên nhận quyền phải mua các dụng cụ nấu ăn, bao bì
đóng gói thức ăn và một số vật liệu khác của Chicken Delight với giá cao hơn
giá các sản phẩm cùng loại mà các nhà cung cấp khác bán ra. Tòa án phúc
thẩm liên bang cho rằng điều khoản ràng buộc bán kèm trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại của Chicken Delight là vi phạm pháp luật cạnh
tranh. Việc xem xét đánh giá tính bất hợp lý của một thỏa thuận bán kèm phải
được xem xét trên nhiều yếu tố, từ đó mới có thể kết luận đây có phải hành vi
hạn chế cạnh tranh.
Do tính chất đặc biệt về tổ chức và cách thức hoạt động nên việc xem
xét, đánh giá và nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách mềm dẻo,
linh hoạt để đảm bảo cho sự vận hành tốt của hệ thống đồng thời không làm
ảnh hưởng tới sức cạnh tranh chung của thị trường.


15

1.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Theo nghĩa rộng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại bao gồm hai nhóm hành vi: (i) Hành vi hạn chế cạnh
tranh được thiết lập giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền với các đối
thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống và (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh được

thiết lập từ hoặc giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Trong phạm
vi luận văn này, tác giả tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại thuộc nhóm thứ hai, dưới khía cạnh là hành
vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong một hệ thống nhượng quyền xác
định, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với bên
nhận quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên nhận quyền với
nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền.
1.2.1. Hành vi hạn chế cạnh tranh
Có thể nói, đối với nền kinh tế nói chung, một thị trường nuôi dưỡng được
cạnh tranh, có nghĩa nền kinh tế đó đang trên đà phát triển. Nói một cách khác,
cạnh tranh là một động lực không thể thiếu cho sự đi lên của một nền kinh tế.
“Định nghĩa chung nhất, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường được dùng để
chỉ một hoàn cảnh trong đó các doanh nghiệp hoặc người bán cổ gắng một
cách độc lập dành được sự quan tâm chú ý của người mua để đạt được một
mục tiêu kinh doanh nhất định như lợi nhuận,doanh thu, thị phần.”
Tuy nhiên, theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt
giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”, có nghĩa, sự tồn tại
của các đối thủ cạnh tranh luôn là mối đe dọa tới nguồn lợi nhuận của các nhà
kinh doanh. Điều này dẫn tới việc hình thành các hành vi hạn chế cạnh tranh
và cạnh tranh không lành mạnh với mục đích triệt hạ các đối thủ cạnh tranh
giành lấy thị trường, khách hàng… và lợi nhuận.


16

Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam tại Khoản 3, Điều 3, Luật
Cạnh tranh 2004, hành vi hạn chế cạnh tranh là “hành vi của doanh nghiệp
làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả
thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị

trí độc quyền và tập trung kinh tế”.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ là hành vi đơn độc
của doanh nghiệp, ít có được sự đồng thuận từ các đối tác và chỉ áp dụng tới
một vài đối thủ, khách hàng và trong một phạm vi nhất định. Ngược lại, hành
vi hạn chế cạnh tranh mang tính chất khống chế thị trường nhằm mục đích
hạn chế đi tới triệt tiêu cạnh tranh. Vì vậy, đối với loại hành vi này, các chủ
thể thực hiện hành vi phải có vị trí và thị phần đáng kể, có khả năng gây ảnh
hưởng tới các đối thủ khác. Việc xác định thị phần của các doanh nghiệp hoặc
nhóm doanh nghiệp căn cứ trên việc xác định được thị trường liên quan. Luật
mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc
định nghĩa “thị trường liên quan dùng để chỉ những điều kiện chung theo đó
người bán và người mua trao đổi hàng hoá, và cũng có nghĩa chỉ ra phạm vi
về mặt không gian để xác định những nhóm người bán và người mua hàng
hoá trong đó cạnh tranh có thể bị hạn chế”. Như vậy, một kết luận chung có
thể rút ra từ định nghĩa trên, đó là:
Thứ nhất, thị trường sản phẩm liên quan được xác định trong một phạm vi
mà ở đó hàng hoá, dịch vụ có những đặc tính, hình dạng, mục đích sử dụng và giá
cả tương tự, có khả năng thay thế cho nhau một cách hợp lý. Tính chất tương tự
giữa những hàng hoá, dịch vụ này phải được xét trong tổng thể các yếu tố nói trên,
không ngoại trừ yếu tố nào. Nổi bật lên giữa các yếu tố đó chính là giá cả. Chỉ
được coi là nằm trong một thị trường sản phẩm liên quan nếu như sự tương đồng
về đặc tính, mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đi đôi với sự tương đồng về
giá cả. Một sản phẩm được xác định là có liên quan đến một sản phẩm khác trong
một thị trường nhất định khi có sự tăng giá nhẹ đối với sản phẩm thứ nhất, khách
hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm thứ hai.


17

Thứ hai, thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể có thể là

một thành phố, một tỉnh, một miền, một quốc gia, một khu vực kinh tế, thậm
chí là toàn cầu mà ở đó hàng hoá, dịch vụ có khả năng thay thế được cho nhau
một cách hợp lý với các điều kiện cạnh tranh tương tự, đặc biệt, khu vực địa
lý này phải có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận khác về hàng rào
kiểm soát thương mại, phương tiện phân phối, chi phí vận chuyển và ngôn
ngữ thương mại.
Hành vi hạn chế cạnh tranh được biểu hiện rất da dạng nhưng dù dưới
hình thức nào, mục đích cuối cùng của hành vi hạn chế cạnh tranh là cản trở
cạnh tranh phát triển, áp đặt sự thống trị duy nhất của doanh nghiệp hoặc một
nhóm doanh nghiệp lên thị trường. Ví dụ như thỏa thuận ấn định giá mua bán
hướng tới hạn chế đi tới triệt tiêu cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp,
thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ hoặc thị trường cung cấp nguyên vật
liệu… buộc người mua không có sự lựa chọn từ đó áp đặt sự thống trị của
doanh nghiệp trong những phạm vi nhất định, gây cản trở và làm hạn chế
cạnh tranh…
Các hành vi hạn chế cạnh tranh thường rất khó nhận biết vì nó liên quan
mật thiết tới các nguyên tắc của Luật dân sự. Đó là quyền tự do thỏa thuận,
giao kết hợp đồng, quyền tự nguyện ràng buộc mình vào những nghĩa vụ của
hợp đồng cho nên để xác định một hành vi gây hạn chế cạnh tranh thường
phải phân tích nhiều yếu tố và thường phải kéo dài. Nhiều thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh đã được hình thành từ những thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ giữa các
doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại hành vi hạn chế cạnh tranh
Các hành vi hạn chế cạnh tranh tồn tại phổ biến dưới các dạng: thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lợi dụng vị trí
độc quyền.
a. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự tham gia bàn bạc và cùng thống
nhất ý chí, cùng hành động giữa các chủ thể nhằm mục đích hạn chế cạnh



18

tranh giữa chính các chủ thể này với nhau hoặc nhằm mục đích liên kết lại để
triệt tiêu đối thủ, xóa bỏ cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có nhiều
nội dung, đó có thể là những thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, thị
trường nguyên liệu, là thỏa thuận nhằm ấn định giá hoặc cách tính chiết khấu,
thỏa thuận trong đấu thầu… Tuy nhiên để nhận dạng một thỏa thuận có
thực sự mang tính phản cạnh tranh hay không không phải là điều dễ dàng.
Vì trên thực tế, các thỏa thuận giữa các đối thủ canh tranh với nhau diễn ra
tương đối nhiều, có những thỏa thuận thực sự cần thiết đối với doanh
nghiệp nói chung và đối với nền kinh tế quốc gia nói riêng. Những thỏa
thuận này có biểu hiện hạn chế cạnh tranh nhưng xét trên diện rộng lại là
một thỏa thuận ủng hộ cạnh tranh. (Ví dụ những thỏa thuận liên doanh, hợp
tác giữa các doanh nghiệp để chuyên môn hóa sản xuất có thể làm tăng chất
lượng và sản lượng sản phẩm, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển
có số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong nền kinh tế thì những
thỏa thuận này có tác động thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển…). Để đánh
giá một thỏa thuận là tăng cường hay hạn chế cạnh tranh có thể sử dụng
phương pháp phân tích với năm bước sau:
“+ Liệu sự ràng buộc có thể làm hạn chế sản lượng và tăng giá cả không?
+ Liệu sự ràng buộc có trắng trợn hay có liên quan đến việc kết hợp các
nguồn lực kinh tế vì mục đích cạnh tranh không?
+ Liệu sự ràng buộc sẽ hạn chế sản lượng, tăng giá hay sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thi hành sức mạnh thị trường hay không?
+ Liệu sự ràng buộc có cần thiết để đạt được những mục tiêu ủng hộ
canh tranh hay không?
+ Liệu những lợi ích ủng hộ cạnh tranh của sự ràng buộc đó có lớn hơn
so với những rủi ro mang tính phản cạnh tranh không?”
(Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi Luật và chính sách cạnh
tranh; Ngân hàng thế giới WB và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OECD;2004)


19

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là những thỏa thuận giữa các tác
nhân kinh tế nằm ở vị trí ngang nhau trong chu trình sản xuất hoặc phân phối
(các nhà sản xuất với nhau hoặc các nhà phân phối với nhau) - thỏa thuận theo
chiều ngang, hoặc là thỏa thuận giữa các tác nhân kinh tế nằm ở vị trí khác
nhau trong một chu trình sản xuất hoặc lưu thông (thỏa thuận giữa nhà sản
xuất và người phân phối) - thỏa thuận theo chiều dọc. Nếu thỏa thuận ngang
được tiến hành giữa các đối thủ canh tranh thì thỏa thuận dọc thường được
tiến hành giữa các chủ thể có quan hệ liên kết và đôi khi là phụ thuộc lẫn
nhau. Vì vậy, có câu hỏi đặt ra ở đây là liệu các thỏa thuận theo chiều dọc có
thể là các thỏa thuận làm hạn chế cạnh tranh. Thông thường do tính chất của
các quan hệ theo chiều dọc, sự cạnh tranh giữa các chủ thể trong cùng hệ
thống bị hạn chế để đảm bảo tính liên kết và xuyên suốt của hệ thống. Tuy
nhiên, các thỏa thuận theo chiều dọc vẫn có thể có những tác động không
mong muốn, ví dụ như một doanh nghiệp giữ vị trí thống trị trên thị trường có
thể ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh bằng các thỏa
thuận độc quyền với các kênh phân phối… Vì vậy, khi xem xét các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc phải hết sức cẩn trọng và không thể áp đặt
một nguyên tắc tuyệt đối cho các thỏa thuận này.
b. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng ví trí độc
quyền là việc một chủ thể chiếm một thị phần ưu thế, lợi dụng vị thế của mình
để áp đặt các điều khoản phụ thuộc cho các đối thủ nhỏ hơn. Việc xác định
một chủ thể hoặc một nhóm chủ thể có vị trí thống lĩnh thị trường liên quan
mật thiết tới khái niệm thị trường liên quan. (Khái niệm thị trường liên quan
được trình bày trong mục 1.1.1) Tùy theo việc xác định thị trường liên quan
rộng hay hẹp mà có thể tính được thị phần của một chủ thể kinh doanh và xác

định đối thủ kinh doanh của chủ thể đó. Để xác định thị trường liên quan, các
phép thử thường được sử dụng. Đó là việc giả định tăng giá hàng hóa của
doanh nghiệp và xem xét sự chuyển dịch sức mua sang các đối thủ cạnh tranh
khác hoặc sang một mặt hàng khác có khả năng thay thề đặc tính và giá cả,


20

hoặc xem xét việc chuyển dịch sức mua của người tiêu dùng giới hạn trong
phạm vi địa lý ra sao để từ đó xác định được thị trường liên quan và xác định
được thị phần doanh nghiệp.
c. Tập trung kinh tế cũng được xem xét dưới góc độ hạn chế cạnh
tranh. Tập trung kinh tế là hiện tượng số lượng các doanh nghiệp nhỏ và
vừa giảm xuống và biến mất, thay vào đó là việc hình thành những doanh
nghiệp lớn có sức mạnh đáng kể trên thị trường thông qua các hình thưc:
sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh ngiệp, liên
doanh giữa các doanh nghiệp…, trong đó hành vi sáp nhập của hai hay
nhiều doanh nghiệp để mở rộng và tăng sức cạnh tranh là hiện tượng tập
trung kinh tế phổ biến và dễ có tác động làm hạn chế cạnh tranh. Mục tiêu
cụ thể của các hình thức khác nhau của tập trung kinh tế suy cho cùng là
tạo ra những doanh nghiệp lớn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều
doanh nghiệp sẵn có trên thương trường. Tập trung kinh tế có thể được
thực hiện qua các liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết thành một khối.
Liên kết ngang là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành
nghề, cùng lĩnh vực kinh doanh. Liên kết dọc là hình thức liên kết giữa các
doanh nghiệp theo các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh. Liên kết thành một khối là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp
thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành một tổ chức
để duy trì lợi ích chung. Tập trung kinh tế ở một mức độ nhất định có thể
giúp kinh tế quốc gia phát triển, nhưng nếu không có cơ chế giám sát, đến

một giai đoạn nào đó, tập trung kinh tế sẽ phá vỡ sự cân bằng của cơ cấu
thị trường dẫn tới sự thao túng của một hoặc một số tập đoàn kinh tế lớn, từ
đó hạn chế và giết chết cạnh tranh.
Các hành vi hạn chế cạnh tranh tùy theo từng dạng hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ có cách biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện đúng và ngăn
cản những hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại là một
điều cần thiết.


21

1.2.3. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại
1.2.3.1. Nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường của các thương
nhân trong hệ thống nhượng quyền
Bất kỳ một thương nhân nào khi gia nhập thị trường đều mong muốn
“lôi kéo” được khách hàng về phía mình và thu về thật nhiều lợi nhuận. Để
mở rộng thị trường, hai yếu tố cơ bản sẽ được sử dụng chủ yếu để chi phối sự
lựa chọn của khách hàng, đó là yếu tố về giá và chất lượng sản phẩm.
Theo đó, nếu một sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng sẽ dễ
dàng được khách hàng chấp nhận. Việc tạo dựng năng lực thị trường có thể
xuất phát từ việc tác động vào từng yếu tố (chất lượng tăng hoặc giá giảm)
hoặc có thể vừa tăng chất lượng vừa giảm giá thành sản phẩm để tăng tính
hấp dẫn đối với khách hàng.
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, các bên nhượng quyền
và nhận quyền đều là những thương nhân độc lập, lại cùng kinh doanh một
loại sản phẩm theo cùng một phương thức như nhau, chính vì vậy khi mà
sản phẩm là giống nhau, nhu cầu chiếm lĩnh thị trường về phía mình lớn thì
khả năng thực hiện các hành vi cạnh tranh để giành lợi thế cạnh tranh, thu
hút khách hàng về phía mình là điều luôn luôn tồn tại trong ý thức của các

bên trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, do kinh doanh cùng một sản
phẩm theo một phương thức như nhau, việc sáng tạo trong quá trình kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền là điều không thể tồn tại trong hoạt
động nhượng quyền, chính vì vậy, các hành vi hạn chế cạnh tranh dưới
dạng phân chia thị trường tiêu thụ thường xuất hiện như một nhu cầu tất
yếu trong hoạt động nhượng quyền.
Chính vì vậy, có thể khẳng định, hành vi cạnh tranh là hành vi tồn tại
tất yếu, khách quan trong bất kỳ một quan hệ thương mại nào, trong đó,
nhượng quyền thương mại không phải là một ngoại lệ.


22

1.2.3.2. Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền
Tính đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại thể hiện ở chỗ
mặc dù các bên là các thương nhân độc lập với nhau về mặt tư cách pháp
lý và tài chính, sở hữu các cơ sở kinh doanh khác nhau nhưng lại kinh
doanh cùng một sản phẩm như nhau, với việc cùng sử dụng tất cả các dấu
hiệu nhận biết thương nhân (tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật,
khẩu hiệu kinh doanh…). Do vậy, nếu một bên trong hệ thống nhượng
quyền cung cấp sản phẩm kém chất lượng (so với yêu cầu của bên nhượng
quyền) sẽ làm cho khách hàng đánh giá sản phẩm của toàn bộ hệ thống
nhượng quyền đó không tốt, làm ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử
dụng sản phẩm trong tương lai của khách hàng.
Để hạn chế rủi ro trên cũng như nhằm tăng mức độ thành công của
phương thức kinh doanh nhượng quyền, trong quan hệ nhượng quyền bên
nhượng quyền thường có những hành vi nhằm kiểm soát chất lượng và giá
cả của các bên nhận quyền trong hệ thống, bởi đây là hai yếu tố chủ yếu có
khả năng làm chệch hướng tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Theo
đó, bên nhượng quyền thường buộc bên nhận quyền phải chấp nhận những

điều khoản nhất định khi giao kết hợp đồng, như: giới hạn về địa điểm kinh
doanh, hạn chế về giá, buộc bên nhận quyền phải mua các nguyên vật liệu
đầu vào từ bên nhượng quyền hay bên thứ ba được chỉ định… Xét trên bình
diện pháp luật hạn chế cạnh tranh thì những điều khoản này chính là những
điều khoản hạn chế cạnh tranh.
Về nguyên lý chung, hành vi hạn chế cạnh tranh ở một mức độ nhất
định sẽ có khả năng triệt tiêu cạnh tranh, đi ngược lại với quy luật chung
của thị trường. Tuy nhiên, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nếu
không thừa nhận hành vi hạn chế cạnh tranh ở một số trường hợp nhất định
sẽ làm cho các bên không dám giao kết hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Chính vì vậy, sự tồn tại của hành vi hạn chế cạnh tranh trong một số
trường hợp nhất định sẽ giúp cho các bên trong quan hệ nhượng quyền yên


×