Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Sáng kiến Tiếng Anh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.51 MB, 38 trang )

MỤC LỤC
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát..........................................................................3
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5
1.6.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................5
2.1.1. Ý thức là gì?......................................................................................................6
2.1.2. Các vấn đề mà tồn cầu đang đối mặt hiện nay.................................................6
2.1.3. Giáo dục ý thức như thế nào?............................................................................7
3.1.1. Nội dung...........................................................................................................32
3.1.2. Ý nghĩa.............................................................................................................32
3.1.3. Hiệu quả...........................................................................................................32
3.2.1. Đối với học sinh...............................................................................................35
3.2.2. Đối với giáo viên..............................................................................................35

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là
tăng cường giáo dục đạo đức và ý thức trách nhiệm về các vấn đề mà con
người đang phải đối mặt như sự suy thoái về đạo đức của giới trẻ, môi
trường bị ô nhiễm trầm trọng, nhiều căn bệnh nan y xuất hiện và sự lạm
dụng công nghệ thơng tin vào những mục đích sai trái. Điều này đã xác định
trong Luật giáo dục 2005: ‘’Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con người việt Nam Chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân”.
Hiện nay một số bộ phận học sinh có dấu hiệu sa sút về đạo đức và có
lối sống thờ ơ, khơng quan tâm đến mọi người xung quanh mình hay những
gì đang và sắp xảy ra, có sự phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ


cộng đồng, thiếu niềm tin vào cuộc sống, ý chí kém phát triển dễ bị lơi cuốn
vào những việc xấu.
Tuy nhiên,giáo viên giảng dạy trên lớp chủ yếu cung cấp kiến thức bộ
môn chứ chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức và chưa nâng cao
nhận thức cho học sinh về các vấn đề mà xã hội đang gặp phải. Là một giáo
viên tiếng Anh, bản thân tôi nhận thấy việc lồng ghép, giáo dục nâng cao ý
thức về các vấn đề mà toàn cầu đang đối mặt hiện nay cho học sinh thông
qua những tiết dạy của mình trên lớp là vơ cùng cần thiết.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy, áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực lồng ghép giáo dục đạo đức, nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân , gia đình và xã hội trong các tiết
dạy với hy vọng không những giúp các em u thích bộ mơn Tiếng Anh hơn
mà cịn tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa cơ và trị, làm cho các em cảm thấy
mình đã trưởng thành hơn sau mỗi tiết học và chất lượng bộ môn cũng sẽ
được cải thiện hơn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Nâng cao ý thức học sinh về các vấn đề toàn cầu đang đối mặt thông qua
một số bài học trong sách Tiếng Anh, đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là giúp học sinh hiểu hơn về mơi trường
chúng ta đang sống hiện nay, tình hình thực tế về đạo đức, sự ảnh hưởng của
cơng nghệ hiện đại và nhiều căn bệnh nan y mà con người đang chịu đựng.
Giúp học sinh nhận thức được các tình huống có trong thực tiễn để
giúp các em có được kỹ năng sống tốt đẹp và có thể thấy được trách nhiệm
vô cùng quan trọng của chúng trước các vấn đề này.
Hơn nữa, học sinh có thêm được vốn từ vựng liên quan đến chủ đề và
học thêm các cấu trúc câu giúp cho việc học Tiếng Anh được tốt hơn; cung
cấp thêm cho giáo viên Tiếng Anh những thơng tin và hoạt động bổ ích để
giúp họ giáo dục được kỹ năng sống tốt đẹp cho học sinh qua các giờ học
Tiếng Anh. Từ những bài học này, giáo viên có thể nâng cao được nhận thức
2



của học sinh để giúp các em có được những suy nghĩ và hành động đúng đắn
để có thể chuyển đổi được thực trạng xấu này trở nên tốt đẹp hơn khi các em
là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. “Khơng có gì là khơng
thể” và “Cuộc sống là do ta quyết định”
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu các tài liệu về các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt
hiện nay như: sự suy thối đạo đức của giới trẻ, mơi trường ơ nhiễm, thuận
lợi và bất lợi của công nghệ thông tin hay các thiết bị điện tử tiên tiến và
những việc liên quan đến sức khỏe con người.
- Nghiên cứu một số biện pháp cơ bản để giáo dục nâng cao ý thức
cho học sinh trong mỗi giờ học một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Tìm hiểu kĩ các bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10, 11,
12 đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
80 học sinh (thuộc 2 lớp 10A1, 11A1) của trường THPT Bình Dương.
1.5. Các biện pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của ngành trong các dịp
bồi dưỡng chuyên môn.
- Tham khảo các bài viết trên mạng về việc tích hợp dạy đạo đức và kĩ
năng sống trong nhà trường.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu tài liệu.
1.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Để có những nhận xét đánh giá tương đối chính xác về thực trạng vấn
đề, biết được hiệu quả giảng dạy của mình và mức độ u thích mơn Tiếng
Anh của học sinh như thế nào, đầu năm học 2017-2018 tôi tiến hành cho học
sinh làm bài phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:

Lớp

TS
HS

10A1

40

11A1

40

Tổng
cộng

80

Mức độ u thích Tiếng Anh
Rất
Bình
Thích
thích
thường
SL
SL
SL
tỉ lệ % tỉ lệ %
tỉ lệ %
2

10
12
5.0%
25.0%
30.0%
2
9
13
5.0%
22.5%
32.5%
4
19
25
5.0% 23.7% 31.3%

Khơng
thích
SL
tỉ lệ %
16
40.0%
16
40.0%
16
20.0%

Bài kiểm tra tiếng Anh cuối năm
Điểm
Điểm

Điểm Điểm
9-10
7-8
5-6
dưới 5
SL
SL
SL
SL
tỉ lệ % tỉ lệ % tỉ lệ % tỉ lệ %
2
8
12
18
5.0% 20.0 % 30.0% 45.0%
2
7
14
17
5.0%
17.5% 35.0% 42.5%
4
15
26
35
5.0% 18.7% 32.5% 43.8%

Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta thấy đa số học sinh chưa thể hiện
sự u thích mơn tiếng Anh và kết quả bài kiểm tra cuối năm không cao.
3



Điều đó cho thấy việc khắc sâu kiến thức của các em là rất thấp và hầu như
các em rất thụ động trong các tiết học
Hơn nữa, với tình hình nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội
cịn rất thấp như đã đề cập ở trên, tơi đã tiến hành một bài khảo sát và thống
kê kết quả của học sinh 2 lớp 10A1, 11A1 đầu năm 2017-2018 ở trường tôi
như sau:
Phiếu khảo sát
Questions
1. Do you love your mom and help her do the
household chores?
2. Have you ever taken part in volunteer work?
3. Will you help the old or the sick people?
4. Will you sympathize with difficulties of the
disadvantaged people and help them overcome their
difficulties?
5. Do you always take part in planting the trees or
cleaning up the school yard ?
6. Do you often use the water properly?
7. Do you remember to turn off the lights or lock the
door before you go out?
8. Do you remember put the rubbish in the dustbin?
9. Do you often do morning exercises?
10. Do you often eat vegetables or fruits?
11. Do you often use the smartphone to look up the
documents for learning?
12. Do you know what to do to be healthy?
13. Do you know how to use your smartphone
effectively?

14. Do you think that our environment is seriously
polluted?
15. Do you know the causes of the global warming?

Yes

No

Kết quả khảo sát
Lớp

Sĩ số

10A1
11A1
TC

40
40
80

Số lượng học sinh có
câu trả lời “Yes”
12
30,0%
13
32,5%
25
31,2%


Số lượng học sinh có câu
trả lời “No”
28
70,0%
27
67,5%
55
68,8%

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh trả lời “No” (68,8%)
nhiều hơn gấp đôi câu trả lời “Yes”(chỉ chiếm 31,2%). Điều đó cho thấy khả
năng nhận thức của các em còn rất hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế này, tôi thử nghiệm việc giảng dạy theo
hướng lồng ghép giáo dục đạo đức và giúp các em ý thức được các vấn đề xã
hội nan giải này ở một số tiết học. Một số hoạt động tình huống sát với thực
4


tế cuộc sống đã thực sự thu hút sự chú ý của học sinh, gây cho các em sự tò
mò muốn khám phá. Đó chính là lý do vì sao học sinh lại rất tích cực trong
các tiết học này. Thêm vào đó, đa số các em đều có thể tham gia đóng góp ý
kiến nhờ những hiểu biết các em nắm được ở những môn học bằng tiếng
Việt. Giúp các em có cơ hội để trải nghiệm trong cuộc sống xung quanh. Do
vậy, các em có thể tự mình phát hiện ra vấn đề và rồi nắm chắc kiến thức
hơn. Tất cả những ý tưởng này sẽ được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu tài liệu có liên quan đến các vấn đề
mà xã hội đang quan tâm như : môi trường , công nghệ thông tin, đạo đức và
sức khỏe con người.

Các hoạt động trong sáng kiến này chỉ liên quan đến một vài bài học
trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10, Tiếng Anh 11, Tiếng Anh 12, đề án
Ngoại Ngữ 2020.
Hơn nữa. tôi nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy đạo đức và kỹ
năng sống cho học sinh
1.6.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài của tôi đã được thực hiện trong năm học 2017-2018 cùng với
học kỳ 1 của 2018-2019 như sau:
- Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2017: Tôi thu thập và tiến hành một
nghiên cứu về các tài liệu liên quan về tích hợp và giáo dục đạo đức. Chọn
đề tài và tiến hành bài khảo sát ở khối lớp 10 để lấy số liệu làm minh chứng
trong quá trình dạy học áp dụng phương pháp mới trong đề tài.
- Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017: tôi dự giờ đồng nghiệp giảng
dạy môn tiếng Anh cũng như các môn học khác để thu thập kiến thức và
kinh nghiệm.
- Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018 tôi bắt đầu khảo sát, dạy thử
nghiệm và áp dụng giải pháp mới cho 80 học sinh khối lớp 10 ,11.
Sau đó, tơi cho học sinh làm bài kiểm tra, lấy kết quả đạt được so sánh
đối chiếu với kết quả năm học trước.
- Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018, tôi tiến hành viết bản
thảo đề tài của mình.
- Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 tôi đã thu thập ý kiến
và có những điều chỉnh để hồn thành đề tài.

5


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Ý thức là gì?

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song
song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo.
2.1.2. Các vấn đề mà toàn cầu đang đối mặt hiện nay
Không thể phủ nhận rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của
con người ngày càng đầy đủ và hiện đại, nhưng đi kèm với đó là nhiều hệ luỵ
cho mơi trường ,cho hệ sinh thái và con người, đe dọa cuộc sống con người
trong tương lai.
Theo các chuyên gia, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề
rất cấp bách:
- Suy thái về đạo dức của một bộ phận giới trẻ
Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; khơng kính
trọng thầy cơ, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo
với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử
vì games; … Từ đó làm suy thối những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
- Sự phát triển công nghệ thông tin và sự sử dụng chúng vào những
mục đích khơng chính đáng
Cơng nghệ thơng tin mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.
Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng chúng không khoa học và hợp lý thì sẽ gây
ra tác hại vô cùng nghiêm trọng. Học sinh thường sử dụng máy tính, điện
thoại để giải trí khơng lành mạnh như xem những bộ phim không phù hợp
với lứa tuổi, chơi các trị chơi vơ bổ hay xem các trang web có những bài
viết tuyên truyền các tư tưởng chống phá cách. Điều này dẫn đến học sinh
mất phương hướng mất đi lí tưởng sống.
- Mơi trường ơ nhiễm,động vật q hiếm có nguy cơ tiệt chủng, tài
nguyên thiên nhiên bị khai tác cạn kiệt
Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường nhưng tình trạng ơ nhiễm môi
trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng; con người đã săn bắt quá

mức động vật; khai thác, phá hủy môi trường sống. Điều này đã ảnh hưởng
tiêu cực đến cuộc sống con người.
- Nhiều bệnh tật xuất hiện đe dọa đến cuộc sống con người
Vậy thách thức mà chúng ta đang đối mặt chính là nhận thức của con
người đối với các vấn đề nêu trên ,liệu chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết để
đem lại cuộc sống tươi đẹp hơn?

6


2.1.3. Giáo dục ý thức như thế nào?
Giáo dục ý thức trách nhiệm để sống và làm việc là một khâu rất quan
trọng trong công cuộc trồng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì
lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, việc giáo dục ý
thức cho con người cần phải có thời gian dài, với sự tham gia của mọi người,
mọi nhà, thuộc mọi thành phần và tầng lớp xã hội khác nhau.
Người xưa có câu “ Dạy con từ thuở cịn thơ,…”, việc giáo dục ý thức
cũng đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu từ rất sớm. Giáo dục cơ bản bao gồm 2
phần: Lý thuyết và Thực hành. Phần thực hành được xem là những sự vật,
hiện tượng, những công việc cụ thể hay nói nơm na là người thật, việc thật.
Người thật, việc thật ở đây chỉ những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy, những
người đi trước phải luôn là tấm gương về ý thức trách nhiệm trong cuộc
sống, sinh hoạt hàng ngày để con em mình và các thế hệ sau noi theo.
Con người ta sinh ra và lớn lên đều chịu sự tác động của giáo dục. Đó
là giáo dục gia đình (ơng, bà, cha, mẹ…) và giáo dục xã hội (trường, lớp…).
Bằng những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc cùng với sự giáo dục
dần dần con người ta mới hình thành được ý thức.
2.1.3.1. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản của
giáo viên, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, có

những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá
nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.
Giáo dục cho học sinh hiểu được mục đích hành động biết được cần
phân biệt cái tốt cái xấu, cung cấp cho các em tri thức về chuẩn mực đạo
đức.Trên cơ sở đó giúp các em rèn luyện trong đời sống thực tế hình thành
thói quen góp phần tạo nên lối sống lành mạnh.
Giúp cho học sinh biết được trách nhiệm của mình trong các mối quan
hệ xã hội.Yêu thương, tơn trọng, chăm sóc, giúp đỡ người thân trong gia
đình.Giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khăn hoạn nạn. Yêu quê hương
đất nước…
2.1.3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe
Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là q trình tác động có
mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng
cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ
và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Giáo viên phải cung cấp cho học sinh : kiến thức về sức khỏe, các kỹ
năng thực hành bảo vệ và nâng cao sức khỏe chẳng hạn như:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, nên và không nên ăn thực phẩm gì.
Cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng hàng ngày từ thức ăn. Do đó, nếu
khơng có kiến thức về thực phẩm, rất dễ rơi vào tình huống: “Ăn thì thừa,
khơng ăn thì thiếu”.
7


- Vận động khoa học Chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích,
tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe, tập vừa sức. Phải luôn cảm thấy
thoải mái, khỏe khoắn với cách vận động của mình.
- Giảm stress Để tránh stress nên vận động thường xuyên, kết hợp với
ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh; gần gũi với môi trường thiên nhiên, xây
dựng mối quan hệ thân thiện với môi người xung quanh; dành thời gian cho

bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí.
2.1.3.3. Giáo dục ý thức sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại
Công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử hiện đại và Internet đã và
đang trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con người.
Nó đem lại rất nhiều lợi ích giá trị như cung cấp những ứng dụng cho cuộc
sống hàng ngày, cung cấp thông tin, trao đổi công việc…bên cạnh những lợi
ích to lớn đó thì cũng gây ra những tác hại khơng hề nhỏ.
Vì vậy, giáo viên phải giúp cho học sinh biết được thuận lợi và bất lợi
mà công nghệ thông tin hay Internet mang lại bằng cách cung cấp cho các
em những trang Web phục vụ tốt cho việc học tiếng Anh hoặc mơn học khác.
Bên cạnh đó cũng nhắc nhở tuyên truyền các em về tác hại của việc lạm
dụng Internet hay các các thiết bị điện tử hiện đại để các em biết và biến nó
trở thành công cụ hiệu quả phục vụ trong công việc, học tập và giải trí .Giúp
các em sử dụng internet một cách hợp lý và khoa học.
2.1.3.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ
nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn
đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh
có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có
các ý tưởng sáng tạo tái chế rác…
Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài
giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ mơi trường,
khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó
nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi
trường. Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ
cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú… đưa ý
thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên,
học sinh, sinh viên.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong
những biện pháp quan trọng, giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được

tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm
sóc, giữ gìn hành tinh xanh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc THPT. Đây là một chủ
trương cần thiết và đúng đắn.
8


Tuy nhiên nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên
trong trường, Hội cha mẹ học sinh, ban ngành đoàn thể địa phương chưa
đúng mức về vị trí vai trị, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, nâng
cao ý thức của học sinh về các vấn đề xã hội và rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh. Cụ thể:
- Đối với giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn chỉ chú trọng đến việc giảng dạy kiến thức môn
học chưa chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh về những
việc mà chúng phải đối mặt trong cuộc sống.
- Đối với học sinh
Học sinh trong trường về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn
nhiều học sinh lười học, trốn học bỏ tiết đi chơi game online, chưa tham gia
vào các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khỏe, chưa có ý thức gìn giữ vệ
sinh chung.Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích
cực trong học tập và rèn luyện đạo đức phẩm chất để trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước.
2.3. Mơ tả giải pháp
2.3.1. Giáo dục đạo đức
Sống khơng có đạo đức là không thể thành người được. Bản chất con
người được khẳng định là bởi chúng ta sống có đạo đức, tuân thủ đạo đức và
lấy đó làm nguyên tắc để duy trì mối quan hệ với người khác. Tuổi trẻ phải

rèn luyện đạo đức của mình phù hợp với dân tộc và thời cuộc. Đó khơng chỉ
là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng đối với dân tộc, đối với tương
lai của đất nước.
Giáo dục đạo đức lí tưởng sống là một trong những vấn đề nổi bật
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Người luôn quan tâm đến việc giáo
dục đạo đức trong sự nghiệp trồng người. Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay đang cần những thế hệ công dân tốt và đội ngũ cán bộ có đủ cả đức lẫn
tài. Cho nên, việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một
trong những yêu cầu cấp bách.
Tuy nhiên có thể thấy, đạo đức của một số bạn trẻ ngày nay đang
xuống cấp đến mức đáng báo động. Tuổi trẻ ngày nay chạy đua theo lối sống
vật chất và tự do cá nhân, xem thường các giá trị đạo đức nền tản, xem
thường văn hóa và thiếu sự tôn trọng con người và xã hội. Một bộ phận
không nhỏ học sinh ngày nay sống ích kỷ, thờ ơ, vơ cảm, thiếu tình thương
u trước cuộc sống, khơng quan tâm đến trách nhiệm của mình đối với gia
đình, xã hội và đất nước.
Vì vậy, qua mỗi bài học bổ ích, giáo viên giúp học sinh hình thành và
rèn luyện được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát triển thành những
con người hữu ích trong xã hội.

9


2.3.1.1. Giáo dục lòng nhân ái
Ngày nay học sinh bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và những
quan hệ ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho họ xa lánh
với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con
người. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỷ, khơng quan tâm
đến nhu cầu của người khác, Họ cần phải học cách trở nên tử tế với những
người xung quanh. Thật không dám tưởng tượng xã hội sẽ như thế nào nếu

chỉ tồn những người ích kỷ, bàn quang, thờ ờ với mọi thứ. Có lẽ chúng ta
nên ngăn ngừa dần điều này bằng những biện pháp khác nhau. Riêng tôi
nhận thấy thật là cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho học sinh ngay từ
trên ghế nhà trường, trong từng tiết dạy nếu có thể.
Ví dụ: Bài 4: (lớp 11) CARING FOR THOSE IN NEED – tiết
Reading
Pre-reading: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. Có 5 biểu
tượng trên màn hình học sinh quan sát và phải đoán và trả lời các biểu tượng
này thay thế cho cái gì/ nói đến những người như thế nào?
There are five symbols of people with disabilities on the screen.
You have to guess what are these symbols stand for.
If you have the correct answer you will receive a small gift.

1.

2.

3.

4.

5.

Keys:
1. People with mobility disabilities

2. People with visual disabilities

3. People with hearing disabilities


4. People with speech disabilities

5. People with cognitive disabilities
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “What should we do to help the disabled
to overcome the difficulty ?”
Gợi ý trả lời:
- Lắng nghe những tâm sự của họ.
- An ủi họ.
- Thường xuyên gặp gỡ và trị chuyện.
- Chăm sóc họ khi đau ốm.
- Chơi trị chơi với họ.
- Đưa họ đến các địa điểm ưa thích.
- Cho tiền.
10


- Dọn dẹp nhà cửa.
- Mua sắm của họ.
- Nấu ăn.

Qua hoạt động, tơi muốn giáo dục học sinh lịng yêu thương con
người và có tinh thần tương thân tương ái, thơng cảm, chia sẻ với họ những
khó khăn về vật chất lẫn tinh thần
2.3.1.2. Giáo dục lòng hiếu thảo
Lòng hiếu thảo là một đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Tuy
nhiên trong cuộc sống hiện đại, xô bồ lại có khơng ít các biểu hiện tiêu cực
đi ngược lại với lòng hiếu thảo. Pháp luật và xã hội lên án vô cùng gay gắt
đối với những trường hợp con cái đối xử bất hiếu đối với cha mẹ, nào là hắt
hủi; đuổi đánh; ngược đãi cha mẹ…Hay gần hơn nữa, đó là một bộ phận
khơng nhỏ các bạn trẻ khơng chịu khó học hành, khơng giúp đỡ bố mẹ suốt

ngày chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi làm bố mẹ phiền lịng Vì vậy, qua mỗi bài
học giáo viên phải giáo dục học sinh ý thức học tập, phụ giúp cha mẹ những
công việc trong nhà ; không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện lối sống
lành mạnh để bố mẹ, ơng bà vui lịng.
Ví dụ: Unit 6: GENDER EQUALITY phần Writing
Sau khi các em học về những bất lợi của người mẹ đang đi làm, tôi
muốn giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng hiếu thảo ,sự quan tâm
yêu thương của các em đối với người mẹ của chính mình trong gia đình, nên
trong phần “Post –writing” tôi đã tổ chức một hoạt động“ Take a survey”,
yêu cầu các em trả lời các câu hỏi sau:
Questions
YES NO
Do you love your mother?
Do you remember your mother’s birthday?
Do you give your mother any present on her birthday?
Do you feel happy when helping your mother with the
housework?
11


Do you feel annoyed when your mother always pays
attention to you?
Do you feel worried when your mother is ill?
Are you interested in your mother’s feeling?
Do you know your mother’s hobby?
Do you often share everything with your mother?
Do you have problems when your mother doesn’t stay
with you?
Sau khi các em hoàn thành bài khảo sát, tôi sẽ tuyên dương những học
sinh với số lượng câu trả lời “YES” cao và tiếp đó là hướng đến việc giáo

dục những điều tốt đẹp thơng qua bài khảo sát về tình u và lịng hiếu thảo
của các em đối với người mẹ của mình.
2.3.1.3. Giáo dục lịng u nước
Người có đạo đức tốt là người có lịng u q hương u đất nước và
có ý thức bảo vệ quê hương đất nước của mình. Lịng u nước khơng phải
là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi
con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lịng u nước giúp con người xích
lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Thế
nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản
động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Hoặc có những con người
sống vơ cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc
sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải
được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.Chính vì
thế tơi thấy việc giáo dục lịng u nước cho học sinh là thật sự cần thiết.
Ví dụ 1: Tơi đã đưa tấm gương Bác Hồ vào bài học để giáo dục học
sinh.
Bác Hồ- một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, phong cách
làm việc, lối sống giản dị và lịng u thương con người vơ bờ bến .Giáo dục
lòng yêu quê hương yêu đất nước cho học sinh bằng cách nêu những tấm
gương cho học sinh noi theo cũng là cách giáo dục mang lại hiệu quả cao.
Trong bài 4 (Lớp 10):For a better community phần Culture.
Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động 2 trong sách giáo khoa tôi đưa
một số tranh và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi:
1. Who is he? Can you tell something about him?
2. What lessons did he teach the young people to nurture morality?

12


Gợi ý trả lời:

1. Ông ấy là Bác Hồ. Hồ Chí Minh sinh ngày 2 tháng 9 năm 1890 tại
huyện Nam Tỉnh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Ông tuyệt đối trung thành với đất
nước và hết lịng vì dân. Bác là một người rất tình cảm. Ơng có tình cảm sâu
sắc và xót thương cho người dân đã chịu nhiều đau khổ của mình.
2. Bác Hồ đã dạy

Biểu dương những học sinh có câu trả lời đúng và khuyến khích các
em nên làm theo những lời dặn của bác Hồ để trở thành một cơng dân có
phẩm chất đạo đức tốt.
Ví dụ 2 :Bài 5: (lớp11) BEING A PART OF ASEAN tiết Đọc
Hoạt động 1
Pre-reading: Nối với các quốc gia với quốc kì cho phù hợp
Trong hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh chơi một trò chơi
mang tên Bông hoa may mắn. Đầu tiên giáo viên sẽ chia lớp thành 2 nhóm A
và B. Sau đó giáo viên giới thiệu các quy tắc của trò chơi. Trong trò chơi này
có 10 bơng hoa với mười câu hỏi cho học sinh để tìm ra câu trả lời. Học sinh
của mỗi nhóm sẽ chọn bong hoa và trả lời câu hỏi " Which country does
belong to each flag?”
13


Nếu học sinh trả lời đúng, họ sẽ nhận được 10 điểm. Nếu họ chọn
bong hoa may mắn và trả lời đúng, họ sẽ nhận được 20 điểm. Vào cuối trị
chơi, nhóm có nhiều điểm hơn nhóm cịn lại sẽ trở thành người chiến thắng.
Giáo viên sẽ tặng một món quà nhỏ để chúc mừng họ.
1.

Câu hỏi của trò chơi: Which country does belong to each flag?.
2.
3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

10.

* Đáp án
Những bông hoa may mắn là số 1 và số 10.
1. Mã Lai

2. Xinh-ga-po

3. Thái Lan

4. Phi-líp-pin

6. Bru-nây

7. In-đơ-nê-xi-a

8.Cam-pu-chia 9. Lào

5. My-an-ma

10. Việt Nam

Như vậy qua phần này, giáo dục học sinh ý thức về tinh thần yêu nước
qua tìm hiểu về một số quốc gia trong khu vực; từ đó nêu cao tinh thần bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ Việt nam.
Hoạt động 2
Sau khi hoàn thành hoạt động 4 trong sách giáo khoa tôi yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi:
- Do you love your country?
Khi các em đã trả lời “Yes”, tôi yêu cầu các em trả lời câu hỏi với các
hoạt động cho sẵn.
- What should you (not)do to show your patriotism?
Làm việc theo cặp, đánh dấu (√) vào ô tướng ứng với câu trả lời của
em. Sau đó, tơi nhận xét và tun dương những em có sự lựa chọn đúng
ACTIVITIES

YES

1. Break the law
2. Wear patriotic colors, flags, historic figures, or
images
3. Fly your country's flag
4. Attend a national pride parade
5. Be an active citizen
6. Believe in articles against Vietnamese government
7. Conserve natural resources
8. Study the history of your country.
9. Drive carelessly
10. Research and memorize the National Anthem
14


NO













11. Buy national goods

12. Care for the weak and the poor

13.Visit a cemetery

14. Commmunicate with foreigners rudely

15. Join the military

Sau khi làm xong hoạt động này, các em biết rằng có rất nhiều cách để
thể hiện lịng u nước. Là người Việt nam, chúng ta cần có trách nhiệm làm
những việc tốt đẹp để làm cho đất nước tươi đẹp hơn, bền vững hơn và giàu
mạnh hơn.
2.3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe

Xã hội hiện đại kèm theo những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, áp
lực công việc, con người ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý đã làm
ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người, ngày càng nhiều căn bệnh nan y xuất
hiện có thể dẫn đến tử vong.Do đó giáo viên cùng chung tay với mọi người
giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và học cánh
sống lành mạnh.
Ví dụ 1: Sau khi học xong tiết PROJECT. UNIT 2. YOUR BODY
AND YOU, để giúp học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe thơng qua thói quen
ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày, tôi cho các em một bài tập nhỏ như
sau:
- Yêu cầu các em quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
“What should (not) we do to keep healthy?
What we should do
What we should not do

a. watch less TV

d. Eat healthy food

b. watch too much TV

e. Eat fast food
15

c. somke cigarrets

f. Do exercises regularly


g. Play games too much


h. Drink beer, alcohol

Sau khi học sinh làm xong bài tập, tơi cho các em tóm tắt những điều
nên và khơng nên làm để có thể được khỏe mạnh bằng sơ đồ tư duy như
sau:

Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ học cách rèn luyện cơ thể, bảo
vệ mắt, Ngoài ra, học sinh học cách phân biệt những thứ khỏe mạnh và
không lành mạnh. Họ biết cách ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sự phát triển
của cơ thể.
Ví dụ 2: Bài 10 (lớp 11): HEALTHY LIFESTYLE AND LONGEVITY –
tiết Nghe (Hoạt động 4)
Trong hoạt động này giáo viên trước hết hỏi học sinh câu hỏi “Which
of activities do you enjoy doing most? Why?”

Sau đó giáo viên gọi một số học sinh trả lời câu hỏi theo ý kiến riêng
của họ. Sau đó giáo viên sẽ chia lớp thành 4 nhóm theo sở thích thể thao của
họ.
Nhóm 1: Thảo luận về một số lợi ích và những lưu ý khi đi bộ thể dục.
Nhóm 2: Nói về một số lợi ích và những lưu ý khi tập thể dục aerobic.
Nhóm 3: Nói về một số lợi ích và những lưu ý khi tập yoga.
16


Nhóm 4: Thảo luận về một số lợi ích và những lưu ý khi bơi lội.
Giáo viên cho học sinh 5 phút để thảo luận theo nhóm. Cuối cùng giáo
viên mời đại diện của mỗi nhóm đứng lên nói trước lớp và yêu cầu học sinh
của các nhóm khác đặt câu hỏi.
* Gợi ý đáp án

- Những lợi ích của mơn bơi lội
Cải thiện tình trạng tim mạch.
Phát triển cơ bắp tồn thân.
Giúp giảm cân.
Thích hợp cho những người đang bị suy sụp tinh thần.
Tăng tính dẻo dai cho cơ thể.
Giúp bạn chơi các môn thể thao khác tốt hơn.
- Những lưu ý khi thực hiện môn bơi lội.
Không bơi lúc có sấm chớp.
Sử dụng thiết bị cứu hộ phù hợp.
Khơng đi bơi một mình.
Khơng lặn ngập đầu khi bơi lần đầu tiên.
Giám sát trẻ em khi bơi.
Chỉ bơi khi có nhân viên cứu hộ đang làm nhiệm vụ.
- Những lợi ích của mơn yoga.
Giữ thân hình cân đối.
Giải tỏa căng thẳng.
Bảo vệ cột sống và xương của bạn.
Khiến bạn thấy vui vẻ và thoải mái.
Giúp bạn ngủ ngon.
Làm dịu cơn đau nhức.
Mang đến sự bình yên về tinh thần.
- Những lưu ý khi thực hiện mơn yoga
Kiên trì.
Tập đúng kĩ thuật.
Tập đủ thời gian.
Không ăn trước khi tập.
Như vậy qua hoạt động này học sinh có thể biết lựa chọn môn thể thao
phù hợp để luyện tập và biết cách chăm sóc tốt cho bản thân, tránh được một
số căn bệnh do lười vận động.

17


2.3.3. Giáo dục ý thức sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại
Công nghệ là một trong những công cụ đánh giá sự phát triển của một
xã hội tiến bộ. Mà những phát minh tiến bộ của nó điện thoại di động, máy
vi tính, iPad, truyền hình cáp, Internet, video game… Chúng mang đến cho
mọi người nhiều niềm vui và kiến thức giúp chúng ta đến gần nhau hơn, học
hỏi được nhiều hơn những điều kỳ bí, những điều kỳ thú trong cuộc sống
hiện nay. Điều này sẽ mang về những kiến thức khơng chỉ cho người lớn mà
cịn cho cả những đứa trẻ đang lần đầu tiên bước vào cuộc sống bên
ngồi.Tuy nhiên,các cơng nghệ này dần dần trở thành một chất "gây nghiện"
cho thanh thiếu niên . Nhiều thanh thiếu niên không được bố mẹ hoặc người
lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của "kẻ săn mồi" internet và một số trẻ
khác thì nghiện video game, làm cho chúng khơng có thời gian để tiếp xúc,
kết thân, vui chơi với các trẻ khác – điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm
ngày càng tăng tỷ lệ các trẻ bị trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp bên
ngồi xã hội.Thêm vào đó ,nguy hiểm hơn nữa là các thế lực thù địch lợi
dụng việc nghiện Internet hay các mạng xã hội của các em để lơi kéo và
tun truyền văn hóa đồi trụy cũng như tư tưởng chống phá công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.Như vậy giáo viên và phụ huynh phải có những sự
uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho con trẻ.
Chính vì thế tôi cho rằng giáo dục học sinh ý thức sử dụng các thiết bị
này thông qua bài học là cần thiết.
Ví dụ 1: Bài 5 : lớp 10 INVENTIONS tiết Writing
Tơi đưa một số hình ảnh và u cầu học sinh trả lời câu hỏi “Which
one do you like most? Why?”Học sinh trả lời: I like a smartphone most
(picture a) because it has a lot of useful features.

a.


b.

c.

d.
Sau đó yêu cầu học sinh tìm hiểu về thuận lợi và bất lợi của chiếc điện
thoại thông minh bằng cách chọn lựa một số cụm từ đúng để hoàn thành
bảng sau đây:
Advantages
Disadvantages

1. Pay bills of electricity.
2. Buy something on the Internet from using the phone’s browser.
3. Spending too much time on using it influence on study results,
makes students distraction.
18


4. Find the way with maps applications.
5. Contact easily with other people by calling or sending messages.
6. Find out many source of reference on internet which is useful for
studying.
7. Look for words when you are learning foreign languages.
8. Upload the data to the Internet.
9. Become to addicted their mobile phone if they are too depends on
it.
10. Only focus on their phone without communicating.
11. Spend too much time on listening to music and playing games on
mobile phone.

12. Check our profile in social networks.
13. Cause of disease about eyes.
Gợi ý trả lời
Advantages
Pay bills of electricity

Disadvantages
Spending too much time on using it
influence on study results, makes
students distraction
Buy something on the Internet Become to addicted their mobile
from using the phone’s browser phone if they are too depends on it
Find
the
applications

way

with maps Only focus on their phone without
communicating.

Find out many source of
reference on internet which is
useful for studying
Look for words when you are
learning foreign languages
Upload the data to the Internet
Contact easily with other people
by calling or sending messages
Check our profile in social

networks

Spend too much time on listening to
music and playing games on mobile
phone
Cause of disease about eyes.

Khen ngợi những em có lưa chọn chúng.Thơng qua đó giáo dục các
em nên sử dụng điện thoại vào những mục đích chính đáng và hữu ích như
tìm kiếm tài liệu cho việc học tập hoặc học tiếng anh và giải trí lành mạnh.
Sau đó u cầu học sinh sử dụng những cụm từ gợi ý trên để viết về
thuận lợi và bất lợi của điện thoại thông minh.Học sinh có thể viết đúng văn
đúng.
19


Ví dụ 2: Bài 8: NEW WAYS TO LEARN

tiết Listening phần Lead

in.
Tôi đưa 2 bức tranh yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
1. What are they doing?
2. Do you think spending a lot of time on playing games is good or
bad?
3. What purposes should you use computers? (look for the documents
for your study, watch films, play games, learn English, chat with your
friends…)
Bức tranh 1


Bức tranh 2

Gợi ý trả lời:
Bức tranh 1: They are playing games on the computer.
Bức tranh 2: The gilr is learning English on the computer.
I think spending a lot of time on playing games is not good.
I use computers for looking for the documents for my study, learning
English.
Khen ngợi những em có câu trả lời hay và đúng với gợi ý.Sau đó giáo
viên dẫn vào bài mới.
Sau khi các em hoàn thành các hoạt động trong tiết Listening trong
sách giáo khoa tôi cung cấp cho các em một số trang web hay phục vụ tốt
cho việc học tiếng Anh cho các em. Thơng qua đó giáo dục cho các em việc
sử dụng máy tinh vào việc học và nghiên cứu, tránh sử dụng máy tính vào sử
dụng các mạng xã hội vô bổ.
Một số Websites giúp các em học tiếng Anh hiệu quả:
1. Elllo.org />2. VocabSushi />3. Learn English Free Online (LEO) />4. Spotlightenglish />5. Manythings.org />6. Soarative />7. Lang-8 />8. TalkEnglish
20


9. Learning English free online />10. Duolingo />11. EngVid />12. Vocabshushi />13. Oxford dictionary />14. Into the book />15. Voaspecialenglish />16. Writefix.com
/>Ví dụ 3: Bài 8: NEW WAYS TO LEARN (lớp 10): tiết Speaking
Thảo luận cách các thiết bị điện tử có thể giúp chúng ta học hỏi
Trong phần này, giáo viên sẽ phân chia lớp thành 2 nhóm là nhóm A
và B. Sau đó giáo viên đưa ra một số hình ảnh về thiết bị điện tử và yêu cầu
học sinh của 2 nhóm trả lời câu hỏi "Theo bạn, thiết bị nào mà bạn cho là
hiệu quả trong việc học tập của bạn? "Dưới đây là một số hình ảnh của các
thiết bị điện tử:

Trong câu hỏi này, học sinh trong mỗi nhóm sẽ trả lời theo ý kiến của

chúng. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận
“Làm thế nào các thiết bị điện có ích cho việc học của các em?”. Giáo viên
lưu ý học sinh sử dụng cách diễn đạt trong Hoạt động 2.
Đáp án
Tôi nghĩ rằng các thiết bị điện tử có thể giúp học sinh phát triển những
kỹ năng kỹ thuật. Thiết bị điện tử giúp cuộc sống học đường dễ dàng hơn và
thú vị hơn. Học sinh lười biếng có thể vui vẻ khi làm bài tập về nhà trên máy
tính bảng. Thiết bị điện tử giúp học sinh tra cứu thông tin và ghi chép dễ
dàng. Cách hiệu quả nhất để sử dụng điện tử là chúng khuyến khích học sinh
tích cực hơn trong lớp học.
Qua bài học này giáo dục học sinh ứng dụng kỹ năng về cơng nghệ
thơng tin để truy cập, tìm hiểu và sử lý thông tin một cách hiệu quả và có ích
hơn trong cuộc sống hàng ngày và ứng phó thích hợp với mọi tình huống
trong thời đại cơng nghệ.
2.3.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Hiện nay, mơi trường là vấn đề nóng của tồn nhân loại. Chúng ta có
thể thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ
quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô
21


nhiễm mơi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về mơi trường
mà tồn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến
môi trường, đã gây ra hậu quả rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, hệ
sinh thái, môi trường Kinh tế – Xã hội. Nói tóm lại, mơi trường sống của
chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Do đó trách nhiệm bảo vệ
mơi trường là trách nhiệm của tồn xã hội.Giáo viên cũng phải có những
biện pháp hữu hiệu giáo dục học sinh bảo vệ mơi trường.
Ví dụ 1: Bài 6 (lớp 11) GLOBAL WARMING tiết Nghe (Hoạt động
1)

Trong hoạt động này giáo viên sẽ yêu cầu học sinh chơi một trò chơi
mang tên Bức tranh bí ẩn. Đầu tiên giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A và B.
Sau đó giáo viên giới thiệu các quy tắc của trị chơi. Có một bức tranh tồn
cảnh về sự nóng lên tồn cầu với 6 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 6. Học
sinh của mỗi nhóm sẽ chọn một số tùy ý và trả lời câu hỏi của trò chơi “Tên
của mỗi thảm hoạ là gì?” Nếu học sinh trả lời đúng, họ sẽ nhận được 10
điểm. Vào cuối trị chơi, nhóm có nhiều điểm hơn nhóm cịn lại sẽ trở thành
người chiến thắng. Giáo viên sẽ tặng một món quà nhỏ để chúc mừng họ.
* Hình ảnh của sự nóng lên tồn cầu:

Đáp án
1. Hạn hán

2. Nạn đói

3. Lũ lụt

4. Cháy rừng

22


5. Thiếu nước

6. Băng tan

Cuối cùng giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và thảo
luận về câu hỏi:
1. Nguyên nhân chung của tất cả các thảm hoạ được mơ tả trong
những hình ảnh ở trên là gì?

2. Chúng ta làm gì để làm giảm sự ấm lên tồn cầu?
Đáp án
1. Sự nóng lên tồn cầu là do con người gây ra khí thải CO2 từ các
hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu, khí đốt…) cùng các
loại khí thải khác từ các nhà máy, xe cộ, đốt phá rừng...)
2. Chúng ta nên hạn chế việc đốt nhiên liệu và hạn chế thải các khí
độc hại vào khơng khí.

Nội dung cốt lõi của hoạt động này là mong muốn học sinh hiểu được
sự nguy hiểm của vấn đề ấm lên toàn cầu và học sinh phải biết cách bảo vệ
hành tinh của chúng ta bằng những hành động thiết thực.
Ví dụ 2: Bài 6 (lớp 12): ENDANGERED SPECIES - tiết Đọc (Hoạt
động 1)
Trong hoạt động này, đầu tiên giáo viên cho học sinh chơi một trò
chơi mang tên “Ghi nhớ”. Tiếp theo giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A và B.
Sau đó giáo viên giới thiệu các quy tắc của trị chơi. Có mười hình ảnh về
động vật hoang dã. Giáo viên đưa nhanh cho học sinh thấy 10 bức tranh
trong 30 giây để hai nhóm nhớ tên của những động vật trong tranh. Sau khi
thời gian kết thúc, học sinh của hai nhóm lần lượt sẽ ghi tên các con vật lên
bảng. Mỗi câu trả lời chính xác nhóm sẽ nhận được 10 điểm. Nếu nhóm có
câu trả lời chính xác hơn người kia sẽ là người chiến thắng và nhận được
một món quà nhỏ từ giáo viên.
23


Các hình ảnh của trị chơi

a

b


c

d

e

f

g

h

i

j

Đáp án
a. gấu trúc khổng lồ

b. voi

c. tê giác

d. khỉ

e. Con ếch

f. hổ


g. báo

h. sao la

i. rùa biển

j. cá heo

Sau đó giáo viên yêu cầu HS tiếp tục xem xét các hình ảnh và trả lời các câu
hỏi:
1. Động vật nào nằm trong danh sách các lồi động vật có nguy cơ
tuyệt chủng?
2. Bây giờ bạn có thể tìm thấy chúng ở Việt Nam khơng?
3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ chúng?
Đáp án
1. Hổ, sao la, voi, rùa biển, khỉ, tê giác, báo và gấu trúc khổng lồ nằm
trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
2. Những con hổ, sao la, voi, khỉ, tê giác, báo và rùa biển vẫn cịn
được tìm thấy ở Việt Nam, nhưng với số lượng rất nhỏ.
3. Một số biện pháp bảo vệ động vật trước nguy cơ tiệt chủng.
- Tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ động vật.
- Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động
vật khác.
- Không phá nơi ở của chúng.
- Không ăn thịt và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý
hiếm.
Tuyên dương những học sinh trả lời đúng .Qua hoạt động này tơi
muốn giúp học sinh biết lồi nào là lồi có nguy cơ tuyệt chủng ,nơi chúng
sinh sống và biện pháp bảo vệ chúng trước nguy cơ tiệt chủng.
Giáo dục học sinh có tình u thiên nhiên,động vật hoang dã và có

nhiệm vụ bảo vệ nó.Thêm vào đó giúp học sinh biết được động thực vật
đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái, sự đa dạng
sinh học, góp phần bảo vệ sự sinh tồn cho hành tinh chúng ta.
24


Ví dụ 3: Bài 8 (lớp 11) OUR WORLD HERITAGE SITE tiết
Nghe (Hoạt động 4)
Nghe chương trình phát thanh về Vườn Quốc Gia Phong NhaKẻ Bàng để hoàn thành các câu với không quá ba từ
Trong hoạt động này giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nghe lại và chơi
một trò chơi mang tên Hái táo. Đầu tiên giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A
và B. Sau đó giáo viên giới thiệu các quy tắc của trò chơi. Mỗi nhóm sẽ lần
lượt chọn một quả táo và trả lời câu hỏi. Nếu học sinh trả lời đúng, nhóm sẽ
nhận được 10 điểm. Nếu học sinh chọn quả táo có chữ "Táo lớn", nhóm sẽ
nhận được 20 điểm mà khơng trả lời câu hỏi. Kết thúc trị chơi, nhóm có
nhiều điểm hơn nhóm cịn lại sẽ là người chiến thắng.

Câu hỏi của trò chơi:
1. Phong Nha- Ke Bang National park is about _____________ of Ha
Noi.
2. Phong Nha- Ke Bang can be compared to
.________________ because of its complex geological structure.

a

huge

3. A lot of valuable information about the Earth’s geological
development can be obtained from its ___________________
4. In spite of the region’s

__________________ can be seen here.

hige

average

rainfall,

few

5. With a height of 200 m, a width of 200 m and a length of at least
8.5 km, Son Dong Cave is considered to be the largest one
_______________
6. In addition , exploring the caves and grottos, and seeing its flora
and fauna, visitors can als enjoy _____________ in the steep mountains.
Đáp án:

Big apple

1. 500 km south.

2. geological museum.

3. mountains.

4. rivers and streams.

5. in the world.

6.mountain climbing.


Sau khi học sinh hoàn thành xong hoạt động này giáo viên đưa ra câu
hỏi:
“Do you think that it is necessary to conserve this heritage site?”
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×