I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ
II . Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển, hội nhập. Việc học ngoại
ngữ là một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng với xu thế phát triển chung của xã hội.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế đã, đang và sẽ được nhiều người theo học do
nhu cầu, giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Tiếng Anh trở thành một phương tiện
quan trọng trong quá trình giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế, văn hoá của khu vực
và của thế giới.
Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và cũng
là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các em học sinh rèn
luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở
chương trình phổ thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học
kĩ thuật hiện đại và kho tàn văn hoá phong phú của thế giới.
Xuất phát từ đối tượng là học sinh tiểu học thuộc vùng khó, việc học tiếng Anh
hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng
học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, các em còn
gặp nhiều khó khăn trong việc học từ vựng, dẫn đến phát âm chưa chính xác, sử
dụng từ chưa phù hợp ngữ cảnh….
Là một giáo viên Anh văn, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh học tốt
từ vựng. Qua đây tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp tôi đã tham khảo, áp
dụng vào quá trình giảng dạy.
2. Mục đích đề tài
Đề tài tập trung vào vấn đề mà quá trình học tập và thực tế giảng dạy nhằm giúp
các em hiểu thêm về cách học từ vựng và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học
Tiếng Anh.Vì vậy tôi chọn đề tài : “Một số phương pháp giúp học sinh rèn luyện
một số kĩ năng trong việc học và sử dụng từ vựng có hiệu quả”
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, tôi đã đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân
vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học và sử dụng từ vựng. Từ những
kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập và qua việc kiểm tra, đối thoại
trực tiếp với học sinh ở trên lớp. Tôi đã áp dụng một số phương pháp trong việc
dạy và sử dụng từ vựng đối với học sinh ở các lớp tôi đảm nhiệm. Kết quả cho thấy
các em có chuyển biến tốt trong việc học từ vựng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tôi chọn các lớp trực tiếp giảng dạy trong năm học này làm cơ sở thực tiễn
cùng với sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo. Bài viết dừng lại một số kỹ năng
giúp học sinh học tốt từ vựng.
********* 1 ********
- Phương pháp dạy từ vựng trong bài mới
- Phương pháp kiểm tra và ôn luyện củng cố từ vựng.
- Phương pháp giúp học sinh học từ vựng ở nhà.
III. Cơ sở lí luận
Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Học
sinh muốn giỏi tiếng Anh dù ở bất cứ kĩ năng nào nghe, nói, đọc, viết thì cũng cần
có một vốn từ vựng nhất định.
Hiện nay phương pháp dạy học môn Anh Văn được đổi mới theo hướng tích
cực, chủ động, sáng tạo trong việc học từ vựng. Giáo viên đóng vai trò là người
điều khiển, hướng dẫn giúp các em tiếp thu nhanh, nhớ lâu.
Trên thực tế sau thời gian áp dụng các biện pháp vào những lớp đảm nhiệm, tôi
thấy học sinh có những tiến bộ tích cực. Song việc lôi cuốn tất cả các em học sinh
tham gia vào hoạt động này là một quá trình công phu bởi vì thời gian giảng dạy và
trình độ học sinh còn nhiều hạn chế.
Từ nhận thức trên, bài viết này giúp học sinh nắm vững các phương pháp học từ
vựng, làm nền tảng cho việc học bộ môn Anh tốt hơn, đặc biệt là các em ở vùng
xa, điều kiện học còn nhiều khó khăn cụ thể như trường tôi đang giảng dạy.
IV. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất “sợ và ngại” học từ mới, việc sử
dụng từ còn nhiều hạn chế, viết sai chính tả, phát âm sai… Điều này không những
tồn tại ở các em có học lực trung bình, yếu mà ngay cả học sinh khá giỏi. Tuy
nhiên mức độ chênh lệnh ở các em h ọc sinh có khác nhau. Đa số các em có thói
quen học thuộc nghĩa của từ. Một số em chỉ học vẹt chống đối để xung phong lên
bảng viết từ mới. Sau đó khi cần sử dụng lại quên mất…Có nhiều em thì cứ học
thuộc từ mới mà các em gặp, nên thấy bài nào từ mới nhiều dẫn đến tâm lí ngại học
từ.
V. Nội dung thực hiện
1. Phương pháp dạy từ vựng trong bài mới:
Trong một đơn vị bài học môn tiếng Anh ở chương trình đổi mới hầu hết tiết
học nào cũng có phần “ giới thiệu từ vựng” dạy đầu tiên sau phần kiểm tra bài cũ,
là phần quan trọng của tiết học. Giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp phù
hợp với từng loại để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng.
1.1. Cách dẫn dắt vào từ, Giáo viên nên chọn một số thủ thuật gợi mở tập
trung sự chú ý của học sinh và buộc học sinh phải tư duy suy nghĩ.
1.1.1. Sử dụng vật thực (real Objective):
Example: Unit 6 Let’s learn English 1.
Giáo viên chỉ vào cây thước
This is a ruler (đây là cây thước).
1.1.2. Sử dụng tranh ( picture or flash eards)
Tranh chuẩn bị sẵn dể nhận biết, có thể lấy ở ngoài hoặc ngay trong sách giáo
khoa.
********* 2 ********
Example: Unit 2: Let’s l earn English 2.
Đưa bức tranh và hỏi đây là các gì?
Picture → th is is……………….
1.1.3. Vẽ( drawing)
Giáo viên vẽ các hình đơn giản và gần gũi với học sinh.
1.1.4. Dùng hành động(Action)
Dùng để dạy các tính từ, từ chỉ cảm giác, hay các động từ chỉ hành động.
Example: I’m singing ( tôi đang hát)
Giáo viên vừa hành động và nói.
1.1.5. Dạy theo chủ đề ( dùng net work)
Thường dùng cho danh từ chung, danh từ riêng kèm theo.
Example:
1.1.6. Đoán từ qua câu:
Giáo viên đưa ra từ và câu đơn giản mà học sinh dễ nghe và đoán
Example: She’s a student. She goes to the school.
1.1.7. Dịch ra tiếng Việt (translation)
Những từ khó, trừu tượng … giáo viên nên dịch ra Tiếng Việt kèm theo lời giải
thích.
1.1.8. Kết hợp các phương pháp(combination)
Gv có thể kết hợp các kĩ năng để khắc sâu thêm cho học sinh
Example: clock (n): đồng hồ
GV dùng tranh - vẽ - vật thật.
1.2. Trình bày bảng một cách logic để học sinh tiện theo dõi ghi nhớ.
1.2.1. Nên sắp xếp theo từng loại:
Example: Unit let’s learn English 1:
Sunny/ cloudy/ windy/ rainy.
1.2.2. Sắp xếp theo cách sử dụng:
Example:
Drink Food:
2. Phương pháp kiểm tra và ôn luyện, củng cố từ vựng.
Sau khi từ vựng đã được dạy ở phần giới thiệu dữ liệu mới, giáo viên cần tiến
hành kiểm tra mức độ hiểu từ và tiếp thu của học sinh. Qua một hình thức kiểm tra
********* 3 ********
Food
được hướng dẫn trong sách thiết kế bài giảng. Tôi còn áp dung một số phương
pháp.
2.1 Kiểm tra mức độ hiểu từ:
2.1.1. Sử dụng các bài tập ngữ nghĩa hoá khác nhau.
Thông thường để giới thiệu từ mới, Giáo viên hay dùng các hình thức như sau:
- Tranh ảnh, vật, trực quan.
- Điệu bộ.
- Định nghĩa.
- Tiếng mẹ đẻ.
Khi từ giới thiệu xong , tôi có thể kiểm tra mức độ hiểu từ bằng chính một trong
các hình thức trên, nhưng không lặp lại cách đã dùng để giới thiệu.
2.1.2. Multiple choice:(câu lựa chọn)
Giáo viên đưa ra nhiều câu khác nhau để diễn tả nghĩa, yêu cầu học sinh chọn định
nghĩa đúng.
Example: Monkey can _______
A. Jump B.Clim C.Dance.
2.1.3. True – False( chọn câu đúng sai)
Example: a teacher
He works in a hospital F
He takes care of patiens F
He work in a school T
2.1.4. Chain game( hoạt động móc xích)
Example: Đưa bức tranh :
I would like a humburger
2.1.5. Hỏi câu hỏi có liên quan đến từ vừa học
Example: Is this your school?
2.1.6. Gap – filling(điền từ)
Cho một đoạn văn trong sách, bỏ trống từ vừa giới thiệu, yêu cầu học sinh điền lại.
Example: I like_____ because they are ______.
2.1.7. Kim’s game:
- Dán poster ghi các từ vừa giới thiệu.
- Cho học sinh nhớ trong 2 phút
- Gọi học sinh lên bảng viết từ tiếp sức theo nhóm.
2.1.8. Guees the picture(đoán qua tranh)
********* 4 ********
Gọi một học sinh lên chọn tranh trong số các tranh có nội dung vừa học
Học sinh ở dưới lớp đoán từ qua tranh.
Học sinh nào đoán đúng thì sẽ được lên đưa tranh và tiếp tục.
2.1.9. Dictation lists:
Giáo viên đọc một số từ vừa giới thiệu, học sinh nghe và điền vào khung thích hợp
Example: Read: rice, water, banana, apple…
a an some
Banana apple rice
2.2. Thủ thuật ôn luyện, cũng cố từ:
Trong quá trình học tập, từ vựng không chỉ nhất thiết được ôn trong 1 tiết hcọ mà
phải được ôn luyện và cũng cố sau từng đơn vị bài học, trước khi kiểm tra định kỳ.
2.2.1 Ôn từ theo cụm(wordsets)
* Odd one out: cho 1 số từ trong số có 1 từ không nằm trong cụm về một ý nghĩa
nào đó. Yêu cầu học sinh chọn.
Example:
Meet read fine.
* Find related words: Tìm từ liên quan.
Bathroom living room
bedroom
kitchen
2.2.2 Observe and remember( quan sát và nhớ).
Giáo viên chuẩn bị 1 số đồ vật khác nhau trên bàn hoặc treo tranh vẽ cho học sinh
quan sát, sau đó yêu cầu học sinh viết từ chỉ các từ mà học sinh quan sát được.
2.2.3 Finding the righ words( tìm từ đúng)
Giáo viên đưa ra một câu hay 1 đoạn văn có chỗ trống. Yêu cầu học sinh điền từ
vào chỗ trống. Nếu học sinh không nhớ giáo viên có thể gợi ý bằng ký tự đầu.
Example: I’m Mi. I’m ten years old. This is my father. He’s a ______. And My
mother’s Lan. She’s a ______. I have a brother. He’s a _______.
2.2.4 Ordersing(sắp xếp)
- Giáo viên viết một số từ lên bảng không theo thứ tự
- Yêu cầu học sinh chép vào vở.
********* 5 ********
House